Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHÓM KINH TẾ ĐẦU TƯ

ĐỀ TÀI: TỔNG QUAN VỀ 3 NGÀNH NHÓM CHỌN PHÂN TÍCH VÀ ĐI


THỰC TẾ ( NẾU CÓ)

Giảng viên hướng dẫn : GV Ngô Ngọc Quang


Lớp : MES307_232_1_D02
Thành viên nhóm 6

Trần Phương Tịnh


Nguyễn Thị Bé Thơ
Nguyễn Hoàng Minh Thư
Huỳnh Thị Thu Thương
I. Tổng quan về 3 ngành nhóm chọn phân tích và đi thực tế ( nếu có)
1. Công nghệ thông tin
1.1. Lí do chọn ngành CNTT
CNTT là ngành kinh tế mũi nhọn được Nhà nước ưu tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến
khích phát triển. Đây là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ,
hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng
trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động. Thị trường công
nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam đang trên đà biến đổi từng ngày, có tốc độ phát triển
nhanh chóng, thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp và người lao động,
kéo theo đó là nhu cầu về ứng dụng CNTT vào mọi lĩnh vực ngày càng tăng cao. Việt
Nam đang thu hút ngày càng nhiều các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực CNTT, tìm
kiếm các nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.
1.2. Tiềm năng của ngành CNTT
Trong số các lĩnh vực kinh doanh, CNTT là một trong những ngành mở rộng nhanh nhất
ở Việt Nam, được đánh giá là có tiềm năng phát triển rất lớn trong những năm tới.
- Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, và chính phủ đã có
nhiều chính sách hỗ trợ cho việc phát triển ngành CNTT, như chương trình chuyển
đổi số quốc gia và các chính sách khuyến khích khởi nghiệp công nghệ.
- Sự gia tăng về số lượng người dùng internet và điện thoại thông minh ở Việt Nam
đã tạo ra một thị trường tiêu dùng công nghệ rất lớn. Điều này thúc đẩy nhu cầu về
các sản phẩm và dịch vụ công nghệ, từ phần mềm ứng dụng đến thương mại điện
tử và dịch vụ trực tuyến.
- Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, năng động và có trình độ cao. Các trường đại
học và trung tâm đào tạo CNTT đang không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo để
đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Doanh nghiệp và tổ chức ở Việt Nam ngày càng nhận thức được tầm quan trọng
của xu hướng chuyển đổi số. Việc áp dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo
(AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), và điện toán đám mây (Cloud
Computing) đang gia tăng, tạo ra nhu cầu lớn về nhân lực và dịch vụ CNTT.
- Nhiều công ty công nghệ lớn như FPT, Viettel, và VNG đang dẫn đầu trong việc
phát triển các sản phẩm và dịch vụ công nghệ. Bên cạnh đó, các công ty công nghệ
quốc tế như Samsung, Intel, và LG cũng đã đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam, tạo ra
môi trường cạnh tranh và cơ hội học hỏi.
- Việt Nam đang trở thành một trong những trung tâm khởi nghiệp công nghệ năng
động nhất Đông Nam Á. Sự xuất hiện của nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm, các chương
trình hỗ trợ khởi nghiệp, và các vườn ươm công nghệ giúp thúc đẩy đổi mới sáng
tạo trong ngành CNTT.
- Việt Nam đang trở thành một trung tâm gia công phần mềm và dịch vụ IT hấp
dẫn, cạnh tranh với các quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc. Các công ty Việt
Nam đã và đang cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng quốc tế, mở ra cơ hội lớn
trong việc xuất khẩu phần mềm và dịch vụ CNTT.
- CNTT càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong nhiều ngành, thấy
được tầm quan trọng của CNTT trong việc hỗ trợ các hoạt động quản lý, sản xuất
và kinh doanh. Đối với các ngành kinh tế khác nhau thì mức độ sử dụng CNTT
cũng khác nhau.
Với những tiềm năng này, ngành CNTT ở Việt Nam không chỉ có triển vọng phát triển
mạnh mẽ trong nước mà còn có khả năng vươn ra thị trường quốc tế, đóng góp vào sự
phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.

Ngành CNTT Việt Nam nói chung và ngành dịch vụ CNTT có sự tăng trưởng tích cực trong 5
năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể. Từ gần 103 tỷ USD năm 2018 lên hơn 124,67 tỷ
USD năm 2020 và 136,15 tỷ USD năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử
năm 2022 đạt khoảng 136 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2021; xuất siêu hơn 26 tỷ USD.

Từ tháng 7/2023, tình hình kinh tế toàn cầu dần cải thiện đã giúp thị trường xuất khẩu phục hồi.
Kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử trong quý III/2023 đã tăng mạnh 10% so với cùng kỳ;
tỷ giá USD/VND tăng cao giúp thu hẹp đà giảm của doanh thu lũy kế năm 2023 so với cùng kỳ
năm 2022. Mảng xuất khẩu phần mềm chưa có dấu hiệu giảm tốc khi doanh thu CNTT nước
ngoài của FPT (chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu phần mềm) tiếp tục tăng trưởng
tích cực.

=> Đánh giá về triển vọng ngành: Năm 2024, KBSV cho biết, theo dự báo của Gartner, chi
tiêu cho lĩnh vực CNTT trong 2024 sẽ tăng trưởng ổn định ở mức 8%, đạt 5,1 nghìn tỷ USD. Sự
tăng lên này đến từ kỳ vọng đầu tư vào Cloud, bảo mật thông tin, AI và tự động hoá. Lĩnh vực
phần mềm và dịch vụ CNTT được cho là sẽ tăng trưởng lần lượt 13.8% và 10.4%.
2. Sản xuất nhựa – hóa chất
2.1. Lý do chọn ngành Sản xuất nhựa – hóa chất
a) Sản xuất nhựa
Trong những năm gần đây, ngành Nhựa Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, với mức
tăng hàng năm từ 16% - 18%/năm (chỉ sau ngành viễn thông và dệt may), có những mặt
hàng tốc độ tăng trưởng đạt gần 100%. Với tốc độ phát triển nhanh, ngành Nhựa đang
được coi là một ngành năng động trong nền kinh tế Việt Nam. Sự tăng trưởng mạnh mẽ
đó xuất phát từ thị trường rộng, tiềm năng phát triển còn lớn, bởi ngành Nhựa Việt Nam
mới chỉ ở bước đầu của sự phát triển so với thế giới và sản phẩm nhựa được phát huy sử
dụng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống.
b) Sản xuất hóa chất
Đầu tư vào ngành sản xuất hóa chất có thể hấp dẫn do nhu cầu ổn định và tăng trưởng từ
nhiều ngành công nghiệp, lợi thế cạnh tranh nhờ công nghệ độc quyền, và sự đa dạng của
sản phẩm. Ngành này cũng có khả năng đổi mới liên tục, chiến lược toàn cầu hóa mạnh
mẽ, và thường có chính sách trả cổ tức ổn định. Xu hướng chuyển đổi sang sản xuất bền
vững và các hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) thêm vào tiềm năng tăng trưởng và
giá trị cổ phiếu
2.2. Tiềm năng của ngành Sản xuất nhựa – hóa chất
a) Sản xuất nhựa
Trong các ngành kinh tế khác, các sản phẩm từ nhựa được sử dụng ngày càng phổ biến;
đặc biệt, trong một số lĩnh vực nhựa còn trở thành một nguyên liệu thay thế cho các
nguyên liệu truyền thống như xây dựng, điện - điện tử… Không chỉ khẳng định ở thị
trường trong nước, các sản phẩm nhựa của Việt Nam hiện nay đã có mặt tại hơn 150
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như: Nhật Bản, Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung
Quốc, Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi, EU, Mỹ…
b) Sản xuất hóa chất
Ngành sản xuất hoá chất phục vụ công nghiệp được xem là một trong những ngành chủ
chốt của nền kinh tế. Hơn nữa, Chính phủ đã và đang tạo điều kiện cho ngành hoá chất có
cơ hội được đầu tư và phát triển hơn. Hiện giá trị xuất khẩu hoá chất đứng thứ 12 trong
tổng các mặt hàng xuất khẩu của nước ta, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hoá chất đã
tăng lên 23.1%.
=> Đánh giá về triển vọng ngành: Hiện nay, thị giá nhóm cổ phiếu ngành Sản xuất
nhựa - hoá chất đang có những nhịp điều chỉnh được cho là rẻ so với tiềm năng nội tại
của doanh nghiệp. Nhìn về dài hạn, đây là nhóm ngành có sự tăng trưởng ổn định và bền
vững, mang lại lợi ích cho nhà đầu tư. Sự mở rộng của các công ty sản xuất nhựa - hóa
chất sang các thị trường mới nổi có thể mang lại cơ hội tăng trưởng đáng kể. Các công ty
có chiến lược toàn cầu hóa mạnh mẽ sẽ có khả năng tận dụng được tiềm năng này.

You might also like