Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHÓM KINH TẾ ĐẦU TƯ

ĐỀ TÀI: BÁO CÁO PHÂN TÍCH KINH TẾ NGÀNH VÀ TỔNG QUAN VỀ


3 NGÀNH

Giảng viên hướng dẫn : GV Ngô Ngọc Quang


Lớp : MES307_232_1_D02
Thành viên nhóm 06

Trần Phương Tịnh


Nguyễn Thị Bé Thơ
Nguyễn Hoàng Minh Thư
Huỳnh Thị Thu Thương
I. PHÂN TÍCH KINH TẾ
Chu kỳ kinh tế của Việt Nam cũng trải qua các giai đoạn thăng trầm như các nền kinh tế
khác, bao gồm:
Giai đoạn 1. Suy thoái
• Nền kinh tế hoạt động chậm lại, sản xuất giảm sút.
• Doanh nghiệp cắt giảm đầu tư, sa thải nhân công.
• Mức thất nghiệp tăng cao, thu nhập giảm sút.
Giai đoạn 2. Phục hồi
• Nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng trở lại sau khi chạm đáy ở giai đoạn suy thoái.
• Sản xuất tăng, đầu tư được đẩy mạnh.
• Mức thất nghiệp giảm, thu nhập dần hồi phục.
Giai đoạn 3. Phát triển
• Nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, đạt tốc độ cao nhất trong chu kỳ.
• Nhu cầu tiêu dùng tăng cao, thị trường sôi động.
• Lợi nhuận doanh nghiệp tăng, thu nhập người dân cải thiện.
Giai đoạn 4. Bùng nổ
• Nền kinh tế đạt đỉnh điểm, có thể xuất hiện bong bóng tài sản.
• Lạm phát tăng cao, rủi ro kinh tế gia tăng.
Theo các nhà kinh tế, chu kỳ kinh tế Việt Nam thường có chu kỳ khoảng 10 năm. Giai
đoạn suy thoái thường xảy ra vào những năm cuối thập niên.
Các chuyên gia nhận định rằng, sau khi trải qua giai đoạn khó khăn nhất vào cuối năm
2022 và đầu năm 2023 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện nay kinh tế Việt Nam đang
trong giai đoạn phục hồi.
Dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi:
• GDP tăng trưởng: GDP quý 1/2024 tăng 6,73% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn
dự báo.
• Sản xuất công nghiệp: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5/2024 tăng 9,1% so với
cùng kỳ năm trước.

1
• Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5/2024 tăng 13,2% so với cùng
kỳ năm trước.
• Lượng khách du lịch: Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 5 tháng
đầu năm 2024 tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, vẫn còn một số rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến đà phục hồi của nền kinh
tế, như:
• Biến động kinh tế toàn cầu: Nguy cơ suy thoái ở một số nền kinh tế lớn có thể ảnh
hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam.
• Lạm phát: Lạm phát đang có xu hướng tăng cao, có thể ảnh hưởng đến sức mua
của người tiêu dùng và chi tiêu của doanh nghiệp.
• Dịch Covid-19: Dịch Covid-19 vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại, có thể ảnh
hưởng đến hoạt động kinh tế.
II. PHÂN TÍCH NGÀNH
1. Ngành CNTT
1.1. Lịch sử hình thành ngành CNTT
- Thời kì Sơ khai (Trong khoảng 3000 trước CN  1400 sau CN)
Đây được coi là thời kì đầu tiên của công nghệ thông tin. Đây cũng là khoảng thời gian
chiếc bảng tính nguyên thủy nhất ra đời sau khi xuất hiện hệ thống chữ số.
- Thời kì Công cụ hóa (Khoảng từ 1450 - 1840)
Thời kì này ngành Công nghệ thông tin đã có một vài bước tiến rõ ràng hơn, điểm nhấn
chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới dùng để tính toán các phép tính cơ bản được
phát minh bởi Blaise Pascal vào những năm 1640.
- Thời kì Điện tử (Từ 1840 - 1940)
Đây là thời kì đặt nền móng vững chắc cho ngành công nghê thông tin, khoa học máy
tính với chiếc máy vi tính điện tử số đầu tiên (ENIAC – Electronic Numerical Integrator
And Computer).
- Thời kì hiện đại ( 1940 - nay)
Máy tính đã phát triển cực kì mạnh mẽ bây giờ chúng ta đã có chiếc máy tính nhỏ gọn
hơn rất nhiều.

2
Internet được trình làng vào năm 1969. Nhưng nó chính thức được bùng nổ vào năm
1991 khi World Wide Web ra đời khiến Internet trở nên dễ tiếp cận hơn rất nhiều.
Hiện nay công nghệ đang ngày một phát triển với tốc độ chóng mặt. Có thêm rất nhiều
lĩnh vực đầy tiềm năng xuất hiện, điển hình có thể kể đến cryptocurrency, AI ( trí tuệ
nhân tạo), Big Data đều là những lĩnh vực dẫn đầu kỉ nguyên công nghệ 4.0.
1.2. Chu kỳ sống ngành CNTT
 Giai đoạn tăng trưởng
- Công nghệ được chứng minh tiềm năng, thu hút đầu tư mạnh mẽ, bắt đầu được
thương mại hóa.
- Thị trường hình thành, sản phẩm/dịch vụ CNTT dần phổ biến, cạnh tranh gay gắt.
 Giai đoạn bão hòa
- Công nghệ đạt đến độ trưởng thành, thị trường bão hòa.
- Lợi nhuận giảm dần, tối ưu hóa chi phí, doanh nghiệp cần đổi mới, sáng tạo để
duy trì vị thế.
 Giai đoạn suy thoái
- Công nghệ lỗi thời, xuất hiện thay thế mới, thị trường thu hẹp.
- Doanh nghiệp cần chuyển đổi sang lĩnh vực mới hoặc đối mặt với nguy cơ phá
sản.
1.3. Phân tích các yếu tố trong ngành CNTT
1.3.1. Môi trường cạnh tranh trong ngành
Tính đến cuối năm 2023, lượng doanh nghiệp công nghệ số đăng ký hoạt động tại
nước ta ước đạt 70.800, tăng 300 doanh nghiệp so với tháng 1 - 2023. Theo số liệu từ Cục
Công nghiệp CNTT và Truyền thông, 92% doanh nghiệp CNTT ở nước ta là doanh
nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 0,3% (còn lại là doanh nghiệp vừa và nhỏ).
Tuy nhiên, 92% doanh nghiệp siêu nhỏ lại chỉ nắm 2,64% doanh thu toàn ngành công
nghệ số, trong khi 0,3% doanh nghiệp lớn nắm đến 58,25% doanh thu toàn ngành.
Gia nhập ngành công nghệ thông tin đòi hỏi vượt qua nhiều rào cản về vốn đầu tư,
công nghệ, thị trường, quy định pháp lý, nhân lực, và thương hiệu. Mặc dù những rào cản

3
này tạo ra thách thức lớn, nhưng với chiến lược đúng đắn, sáng tạo và khả năng thích
ứng, các công ty mới vẫn có thể tìm được cơ hội thành công trong ngành CNTT.
1.3.2. Phân tích cung cầu thị trường

 Cung sản phẩm và dịch vụ ngành CNTT

- Số lượng công ty: Hiện nay, có rất nhiều công ty CNTT lớn nhỏ hoạt động tại
Việt Nam, từ các công ty đa quốc gia như FPT, VNG, Vingroup đến các start-up
mới nổi.

- Nhân lực: Số lượng kỹ sư và chuyên gia CNTT ngày càng tăng nhờ vào các
chương trình đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng và trung tâm đào tạo.

- Công nghệ và sáng tạo: Các công ty CNTT tại Việt Nam đã và đang phát triển
các sản phẩm và dịch vụ tiên tiến như AI, blockchain, big data, và các giải pháp
phần mềm quản lý doanh nghiệp.

 Cầu về Sản Phẩm và Dịch Vụ CNTT


- Doanh nghiệp: Nhu cầu về các giải pháp CNTT trong quản lý, vận hành, và
marketing của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao để đáp ứng với xu hướng
chuyển đổi số.
- Người tiêu dùng: Sự gia tăng sử dụng các thiết bị công nghệ, dịch vụ internet, và
các ứng dụng di động tạo ra nhu cầu lớn về các sản phẩm và dịch vụ CNTT chất
lượng cao.
- Chính phủ: Chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy mạnh mẽ việc áp dụng CNTT
trong quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho các dự án CNTT lớn được triển khai.

1.3.3. Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô lên ngành


Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến việc phát triển của ngành công nghệ thông tin

4
 Chuyển đổi số: Chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong Cách mạng công
nghiệp 4.0.Ở Việt Nam, một số doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới như: Big
Data,IoT, Cloud,… nhằm mục đích thay đổi cách thức điều hành, quy trình
làmviệc, văn hóa của công ty. Theo nghiên cứu của Microsoft, năm 2017 tácđộng
mà chuyển đổi số mang lại là 15%, cho tới năm 2020 lên tới 21%;còn ở khu vực
Châu Á Thái Bình Dương, năm 2017 GDP đạt khoảng 6%,năm 2019 là 25% và
năm 2021 là 60%. Tốc độ chuyển đổi số ở các khuvực, quốc gia khác nhau phụ
thuộc vào sự phát triển công nghệ và chuyểnđổi mô hình doanh nghiệp.
 Nguồn nhân lực: Để phát triển bất cứ ngành nghề nào thì con người luôn là một
yếu tố cực kỳ trọng yếu. Vì vậy cần phải tận dụng được tốt tiềm lực của mỗi
cánhân nếu muốn thành công. Nguồn cung việc làm trong lĩnh vực công nghệ
thông tin đang phát triển mạnh mẽ, với những số liệu hứa hẹn tỷ lệ thất nghiệp
thấp hơn và triển vọng việc làm cao hơn trong tương lai. Nhưng cũng chính ngành
công nghệ thông tin sẽ tác động rất lớn đến việc làm, áp dụng tự động hóa vào quá
trình sản xuất, thay thế các công nhân bằng robot,… và cũng đồng thời tạo ra
nhiều việc làm mới. Chính vì vậy các doanh nghiệp tuyển dụng nguồn nhân lực có
tay nghề cao, dễ thích nghi với tình hình biến đổi, thêm cả việc giỏi tiếng anh vì
ngành này là một ngành mang tính toàn cầu nên tiếng anh rất quan trọng. Công
nghệ thông tin đóng vai trò không nhỏ trong phương pháp quản lí, tổ chức bộ phận
nhân sự. Ứng dụng công nghệ thông tin trongquản lí nhân sự sẽ nâng cao trình độ
của người quản lý và của cả ngườilao động trong doanh nghiệp, giúp tăng cường
được các mối quan hệ giữa người quản lí với người lao động và cả với khách hàng
của doanh nghiệp.
 Dịch Covid: Dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại cho con người mà còn ảnh hưởng
nghiêm trọng đến kinh tế và ngành công nghệ. Trong thị trường chứng khoán, giá
trị cổ phiếu của nhiều công ty bị thiệt hại lớn. Vì nhiều hãng công nghệ còn phụ
thuộc vào Trung Quốc, nơi từng lâm vào tâm dịch. Sau này cho đến Mỹ, là nơi có
công nghệ hiện đại, đình đám nhất trên thế giới. Các sự kiện công nghệ bị hủy bỏ
như MWC 2020, CP+ (Triển lãm ảnh và thiết bị ngành ảnh 2020) và các hội nghị
5
như hội nghị F8 của Facebook, Google I/O,… Đối với nền kinh tế, hàng loạt các
công ty công nghệ đang gặp khó khăn: Apple hạ mục tiêu doanh thu; Foxconn
năm 2020 dự đoán tài chính giảm tới 39%; hãng điện tử Hàn Quốc – Samsung
cũng không thoát khỏi tình hình này;… Đại dịch làm cho nguồn cung bị trì trệ,
thiếu hụt sản phẩm công nghệ tiêu dùng như máy tính, Iphone, tivi bởi vì những
sản phẩm này hầu hết đều sản xuất ở Trung Quốc. Nhiều thành phố của Trung
Quốc bị phong tỏa, buộc các công ty, doanh nghiệp dừng hoạt động vì thiếu nguồn
nhân công. Mặt khác, dịch bệnh làm cản trở công việc làm ăn của con người làm
cho sức mua cũng bị giảm. Vì vậy, yếu tố dịch bệnh là vô cùng quan trọng, ảnh
hưởng lớn tới ngành công nghệ thông tin.
 Bong bóng dotcom: Điều quan tâm nhất chính là “Bong bóng dotcom vỡ” gây
ảnh hưởng rất lớn tới ngành công nghệ thông tin. Vào ngày 10/03/2000, chỉ số
NASDAQ đạt mức 5048, cao gấp đôi so với năm ngoái. Xảy ra sự hoảng loạn lệnh
bán giữa các nhà đầu tư kho các công ty như Dell, Cisco đặt lệnh bán lớn cho cổ
phiếu của họ. Vài tuần sau, thị trường chứng khoán bị mất 10% giá trị, vốn đầu tư
cạn kiệt, các công ty thiếu hụt lợi nhuận.
1.4. Tiềm năng ở ngành CNTT
Trong số các lĩnh vực kinh doanh, CNTT là một trong những ngành mở rộng nhanh nhất
ở Việt Nam, được đánh giá là có tiềm năng phát triển rất lớn trong những năm tới.
- Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, tăng trưởng GDP và sự
phát triển kinh tế tổng thể ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ
CNTT. Ngoài ra, chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho việc phát triển
ngành CNTT, lượng đầu tư nước ngoài vào ngành CNTT có thể thúc đẩy sự phát
triển của ngành thông qua việc cung cấp vốn, công nghệ tiên tiến và kiến thức
quản lý.
- Sự gia tăng về số lượng người dùng internet và điện thoại thông minh ở Việt Nam
đã tạo ra một thị trường tiêu dùng công nghệ rất lớn. Điều này thúc đẩy nhu cầu về
các sản phẩm và dịch vụ công nghệ, từ phần mềm ứng dụng đến thương mại điện
tử và dịch vụ trực tuyến.
6
- Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, năng động và có trình độ cao. Các trường đại
học và trung tâm đào tạo CNTT đang không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo để
đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Doanh nghiệp và tổ chức ở Việt Nam ngày càng nhận thức được tầm quan trọng
của xu hướng chuyển đổi số. Việc áp dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo
(AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), và điện toán đám mây (Cloud
Computing) đang gia tăng, tạo ra nhu cầu lớn về nhân lực và dịch vụ CNTT.
- Nhiều công ty công nghệ lớn như FPT, Viettel, và VNG đang dẫn đầu trong việc
phát triển các sản phẩm và dịch vụ công nghệ. Bên cạnh đó, các công ty công nghệ
quốc tế như Samsung, Intel, và LG cũng đã đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam, tạo ra
môi trường cạnh tranh và cơ hội học hỏi.
- Việt Nam đang trở thành một trong những trung tâm khởi nghiệp công nghệ năng
động nhất Đông Nam Á. Sự xuất hiện của nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm, các chương
trình hỗ trợ khởi nghiệp, và các vườn ươm công nghệ giúp thúc đẩy đổi mới sáng
tạo trong ngành CNTT.
- Việt Nam đang trở thành một trung tâm gia công phần mềm và dịch vụ IT hấp
dẫn, cạnh tranh với các quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc. Các công ty Việt
Nam đã và đang cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng quốc tế, mở ra cơ hội lớn
trong việc xuất khẩu phần mềm và dịch vụ CNTT.
- CNTT càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong nhiều ngành, thấy
được tầm quan trọng của CNTT trong việc hỗ trợ các hoạt động quản lý, sản xuất
và kinh doanh. Đối với các ngành kinh tế khác nhau thì mức độ sử dụng CNTT
cũng khác nhau.
Với những tiềm năng này, ngành CNTT ở Việt Nam không chỉ có triển vọng phát triển
mạnh mẽ trong nước mà còn có khả năng vươn ra thị trường quốc tế, đóng góp vào sự
phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.
2. Ngành Sản xuất hóa chất
2.1. Lịch sử hình thành ngành Sản xuất hóa chất

7
- Năm 1954, nền công nghiệp sản xuất hóa chất bắt đầu được xây dựng trên quy mô lớn.
Trải qua hơn một thập kỷ, nền công nghiệp hóa chất ngày càng phát triển mạnh mẽ và
dần trở thành 1 ngành kinh tế về kỹ thuật độc lập.
- Những năm 1980 – 1985, nó dần chiếm được vị thế cao trong toàn bộ ngành công
nghiệp Việt Nam.
- Năm 1985, bắt đầu thời kỳ đổi mới, nền công nghiệp hóa chất nước ta phát triển ổn
định.
- Từ năm 1992 – 1995, nó đạt mức độ tăng trưởng cao nhất – 20% / năm.
- Những năm cuối thế kỷ XX đến nay, công nghiệp sản xuất hóa chất nước ta cũng tăng
trưởng ở tất cả các thành phần kinh tế
2.2. Chu kỳ sống ngành Sản xuất hóa chất
 Giai đoạn tăng trưởng

Sản xuất Hóa chất duy trì tốt sự tăng trưởng bằng những điểm sáng cả trong sản xuất
và tiêu thụ. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hóa chất của Việt Nam đã có sự chuyển dịch
rõ rệt khi thị phần xuất khẩu sang Trung Quốc tăng lên và thị phần của Ấn Độ, Nhật
Bản giảm xuống. Một số mặt hàng hóa chất xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đạt tốc
độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của thế giới trong cùng giai
đoạn.
 Giai đoạn bão hòa

Hóa chất sử dụng cho ngành công nghiệp không đáp ứng được nhu cầu nội địa và cạnh
tranh về giá bởi các đối thủ trong và ngoài nước, đặc biệt là Trung Quốc. Trong khi đó,
hệ thống máy móc kỹ thuật của ngành hóa chất phần lớn chỉ ở mức độ trung bình khá so
với một số nước trong khu vực nên năng suất của ngành chưa cao và giá trị gia tăng còn
thấp.
Nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất chất khan hiếm nên còn phụ thuộc vào nhập
khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, dẫn đến khó kiểm soát chi phí đầu vào khi giá nguyên
vật liệu nhiều biến động.
 Giai đoạn suy thoái

8
Ngành đứng trước những thách thức chu kỳ như dư thừa công suất, áp lực giảm giá,
những bất ổn thương mại và chính sách về môi trường, đại dịch đã mang đến những thay
đổi mang tính cấu trúc và đột biến. Do nhu cầu thị trường giảm mạnh nên sự giảm sút
trong doanh thu và lợi nhuận được thể hiện rõ rệt. Đối mặt với thách thức này, các công
ty cần phải cắt giảm quy mô sản xuất và chi phí.

2.3. Phân tích các yếu tố trong ngành Sản xuất hóa chất
2.3.1. Môi trường cạnh tranh trong ngành

Báo cáo của Cục Hóa chất – Bộ Công Thương cho thấy, tính đến năm 2020, toàn ngành
hóa chất có khoảng 1.818 doanh nghiệp sản xuất phân bổ trên 6 vùng trong cả nước trong
đó 894 doanh nghiệp sản xuất phân bón (chiếm 49%), 106 doanh nghiệp sản xuất hóa
chất bảo vệ thực vật (chiếm 6%), 14 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hóa dầu (chiếm
1%), 68 doanh nghiệp sản xuất hóa chất cơ bản (chiếm khoảng 4%)… với khoảng 2,7
triệu lao động trong đó có 725.000 lao động trực tiếp tham gia sản xuất hóa chất và các
sản phẩm hóa chất. Các doanh nghiệp này không chỉ cạnh tranh về giá cả mà còn về chất
lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng và khả năng cung ứng. Sự cạnh tranh có thể dẫn đến
sự giảm giá và biên lợi nhuận thấp, buộc các doanh nghiệp phải tìm cách tối ưu hóa chi
phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Sự phát triển của các sản phẩm thay thế, đặc biệt là các sản phẩm thân thiện với môi
trường và công nghệ mới, có thể gây ra mối đe dọa đáng kể đối với ngành công nghiệp
hóa chất truyền thống. Các sản phẩm sinh học và công nghệ nano đang ngày càng được
ưa chuộng, đòi hỏi các công ty hóa chất phải đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để duy
trì khả năng cạnh tranh.
Rào cản gia nhập ngành: Ngành sản xuất hóa chất có rào cản gia nhập cao do yêu cầu về
vốn đầu tư lớn, công nghệ phức tạp và quy định nghiêm ngặt về môi trường và an toàn.
Các doanh nghiệp mới cần đầu tư đáng kể vào nghiên cứu và phát triển, xây dựng nhà
máy và thiết lập hệ thống phân phối. Tuy nhiên, khi đã gia nhập thành công, những rào
cản này cũng giúp bảo vệ các doanh nghiệp hiện tại khỏi sự cạnh tranh mới.

9
2.3.2. Phân tích cung cầu thị trường
 Cung thị trường
- Ngành công nghiệp sản xuất hóa chất của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với
sự gia tăng đáng kể trong sản lượng và đa dạng hóa sản phẩm. Các sản phẩm chính
bao gồm hóa chất cơ bản, hóa chất tiêu dùng, và hóa chất chuyên dụng. Việt Nam
có nhiều nhà máy hóa chất lớn, tập trung tại các khu công nghiệp lớn như Khu
công nghiệp Phú Mỹ, Khu công nghiệp Tân Bình, và các khu công nghiệp ở miền
Bắc và miền Nam. Vì vâỵ nên sẽ tạo ra một lượng cung lớn.
- Đầu tư nước ngoài vào ngành hóa chất của Việt Nam tăng lên, đặc biệt từ các quốc
gia có nền công nghiệp hóa chất phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, và các nước
châu Âu. Công nghệ sản xuất được cải tiến, nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm.
 Cầu thị trường:
- Nhu cầu trong nước: Nhu cầu về các sản phẩm hóa chất ở Việt Nam tăng mạnh do
sự phát triển của các ngành công nghiệp khác như dệt may, da giày, chế biến thực
phẩm, và xây dựng. Hóa chất là nguyên liệu đầu vào quan trọng trong nhiều ngành
công nghiệp, do đó, sự tăng trưởng của các ngành này kéo theo nhu cầu lớn về hóa
chất.
- Nhu cầu ở ngoài nước: Việt Nam cũng xuất khẩu một lượng lớn hóa chất sang các
thị trường quốc tế, bao gồm các nước trong khu vực ASEAN, Nhật Bản, Hàn
Quốc, và châu Âu. Các sản phẩm hóa chất của Việt Nam được đánh giá cao về
chất lượng và giá cả cạnh tranh, nhờ vào chi phí sản xuất thấp và năng suất cao.
- Xu hướng tiêu dùng: Người tiêu dùng và doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến
các sản phẩm hóa chất thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe. Điều
này thúc đẩy các công ty hóa chất tại Việt Nam đầu tư vào nghiên cứu và phát
triển các sản phẩm mới, đáp ứng xu hướng tiêu dùng bền vững.
 Phân tích thách thức cung – cầu thị trường:

10
Mặc dù sản xuất hóa chất tại Việt Nam tăng, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong
nước và xuất khẩu. Nhiều nguyên liệu hóa chất vẫn phải nhập khẩu do công nghệ sản
xuất trong nước chưa đủ tiên tiến hoặc chưa sản xuất được. Các doanh nghiệp cần đầu tư
vào công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và phát triển sản phẩm mới. Chính phủ cũng
cần tiếp tục hỗ trợ ngành thông qua các chính sách ưu đãi và đầu tư vào cơ sở hạ tầng để
đảm bảo ngành sản xuất hóa chất phát triển bền vững và hiệu quả.
2.3.3. Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô lên ngành
 Kinh tế chính trị:

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đang gia tăng, sự rạn nứt giữa hai nước đã gây ra
một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn trên toàn cầu. Nga và Ukraine cung cấp nhiều loại
hàng hóa cho thị trường đặc biệt là cung cấp phần lớn nguyên liệu thô cho các thị trường
trên toàn thế giới. Cuộc xung đột dẫn đến giá của khí đốt tự nhiên cũng như dầu thô tăng
chóng mặt ở các quốc gia khác trên thế giới. Điều này đẩy giá của các sản phẩm tăng cao
hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác ở Mỹ, châu Á,… Việt Nam đã liên tục chịu chi
phí tăng cao trong việc nhập khẩu xăng dầu cũng như bị gián đoạn chuỗi cung ứng các
sản phẩm nhập khẩu và xuất khẩu từ Nga.
 Văn hóa xã hội:

Xu hướng tiêu dùng xanh đã và đang nhận được sự đồng thuận rất lớn trong cộng đồng,
từ các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất, cung ứng sản phầm cho đến người tiêu dùng.
Không những vậy, người tiêu dùng còn có động thái thực hiện việc quay lưng, tẩy chay
sử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường khi doanh nghiệp bị
người dân tố cáo hoặc bị các cơ quan chức năng công bố.
 Công nghệ:

Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng phổ biến trong tất cả các hoạt động xử lý dữ liệu, chẳng
hạn như sản xuất, tiếp thị hay R&D,… Thông tin sẵn có theo thời gian thực (real-time) có
khả năng thay đổi quá trình ra quyết định. Điều này giúp quyết định được chắc chắn,
chính xác hơn. Từ đó, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

11
Sự phát triển của các sản phẩm hóa chất mới với các đặc tính được cản thiện hoặc giảm
khả năng tác động đến môi trường cũng như công nghệ hiện đại trong việc xử lý các chất
thải độc hại sau sản xuất.
 Môi trường

Các loại chất thải của ngành công nghiệp sản xuất hóa chất hầu như đều độc hại, gây
nguy hiểm cho môi trường tự nhiên và con người không chỉ trong hiện tại mà còn ảnh
hưởng lâu dài. Ngành công nghiệp sản xuất hóa chất gây ô nhiễm môi trường, gây ra hiệu
ứng nhà kính,… Điều này gây ra sức ép cực kì lớn đối với ngành công nghiệp hóa chất
trong việc giảm thiểu tác động nhất đến môi trường.
 Lạm phát

Lạm phát có thể làm tăng chi phí nguyên vật liệu và năng lượng, từ đó làm tăng chi phí
sản xuất hóa chất. Điều này có thể dẫn đến việc các doanh nghiệp phải tăng giá bán sản
phẩm hoặc chấp nhận giảm biên lợi nhuận, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị
trường.
 Tỷ giá hối đoái

Sự biến động của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá trị nhập khẩu nguyên liệu và xuất
khẩu sản phẩm hóa chất. Đồng tiền mạnh hơn giúp giảm chi phí nhập khẩu nguyên liệu
nhưng lại làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Ngược lại, đồng tiền
yếu hơn có thể làm tăng chi phí nhập khẩu nhưng cải thiện vị thế xuất khẩu.
Các yếu tố vĩ mô như: kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ và môi trường đều có ảnh
hưởng sâu rộng đến ngành sản xuất công nghiệp hóa chất. Để phát triển bền vững và duy
trì sức cạnh tranh, các doanh nghiệp trong ngành cần linh hoạt thích ứng với những thay
đổi từ các yếu tố này, đồng thời đầu tư vào công nghệ mới, tuân thủ quy định pháp luật
và phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường.
2.4. Tiềm năng ở ngành Sản xuất hóa chất
Ngành sản xuất hoá chất phục vụ công nghiệp, nông nghiệp được xem là một trong
những ngành chủ chốt của nền kinh tế. Hơn nữa, Chính phủ đã và đang tạo điều kiện cho

12
ngành hoá chất có cơ hội được đầu tư và phát triển hơn. Hiện giá trị xuất khẩu hoá chất
đứng thứ 12 trong tổng các mặt hàng xuất khẩu của nước ta, năm 2022, kim ngạch xuất
khẩu hoá chất đã tăng lên 23.1%.
Ngành công nghiệp sản xuất hóa chất của Việt Nam sẽ có tiềm năng phát triển mạnh mẽ
trong tương lai nhờ vào tăng trưởng kinh tế ổn định và quá trình đô thị hóa, tạo ra nhu
cầu lớn về các sản phẩm hóa chất. Sự tiến bộ công nghệ và đầu tư vào nghiên cứu phát
triển (R&D) sẽ giúp cải thiện hiệu quả sản xuất và phát triển các sản phẩm mới, đáp ứng
xu hướng tiêu dùng xanh. Chính sách hỗ trợ của chính phủ như ưu đãi đầu tư và quy định
môi trường khắt khe cũng thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ sạch và phát
triển bền vững. Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, cùng với sự tham gia vào các
hiệp định thương mại tự do (FTA), tạo điều kiện thuận lợi cho ngành hóa chất Việt Nam
cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Cuối cùng, nguồn nhân lực chất lượng cao và các
chương trình đào tạo, hợp tác giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục, nghiên cứu sẽ
nâng cao năng lực sản xuất và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, giúp ngành hóa chất phát triển
bền vững và hiệu quả.
3. Ngành Bán buôn dầu khí
3.1. Lịch sử hình thành ngành Bán buôn dầu khí
- Cách đây hơn 5 nghìn năm, con người đã sử dụng dầu khí trong đời sống, nhưng chỉ
đến giữa thế kỷ XIX, sau khi công nghệ lọc dầu và chế tạo động cơ đốt trong ra đời, dầu
khí mới trở thành yếu tố quan trọng trong các cuộc cách mạng công nghiệp.
- Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã tìm kiếm và thăm dò dầu khí tại Việt Nam nhưng
chỉ phát hiện được một số vết lộ dầu. Ngành than và điện có mặt ở Việt Nam cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX; còn ngành dầu khí đến giữa thế kỷ XX vẫn chưa ra đời.
- Năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến lĩnh vực dầu khí, với sự giúp đỡ của
Liên Xô. Ngày 27/11/1961, Tổng cục Địa chất Việt Nam thành lập Đoàn Thăm dò dầu
lửa 36, đơn vị đầu tiên tìm kiếm thăm dò dầu khí, sau này phát triển thành Liên đoàn địa
chất 36, phát hiện các vỉa khí thiên nhiên tại Thái Bình năm 1975.
- Ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn được giải phóng. Ngày 9/8/1975, Bộ Chính trị
ban hành Nghị quyết triển khai thăm dò dầu khí trên cả nước. Ngày 3/9/1975, Hội đồng

13
Chính phủ thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam. Ngày 9/9/1977, thành lập
Công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam (Petrovietnam).
- Năm 1980, Việt Nam và Liên Xô ký Hiệp định hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí ở
thềm lục địa phía Nam. Năm 1986, khai thác tấn dầu thô đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ, đưa
Việt Nam vào danh sách các nước sản xuất dầu khí. Năm 1988, khai thác dầu từ tầng đá
móng mỏ Bạch Hổ, đóng góp vào tri thức khoa học thế giới.
- Năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng nâng cấp Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt. Năm 1995,
thành lập Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Luật Dầu khí ban hành năm 1993, Chiến lược
phát triển ngành Dầu khí đến năm 2015 được phê duyệt năm 2006. Các công ty dầu khí
lớn trên thế giới tham gia thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt Nam, sản lượng khai thác
tăng mạnh, đóng góp 20-25% tổng ngân sách nhà nước.

- Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam. Năm 2009, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vận hành, đánh dấu Việt Nam có ngành
dầu khí hoàn chỉnh.
3.2. Chu kỳ sống ngành Bán buôn dầu khí
 Khởi đầu (Expansion): Giai đoạn khi nhu cầu dầu khí tăng, giá cả tăng, và các
công ty đầu tư mạnh vào sản xuất và phát triển.
 Đỉnh điểm (Peak): Giai đoạn khi giá dầu đạt đỉnh cao, cung và cầu cân bằng.
 Suy giảm (Contraction): Giai đoạn khi cầu giảm, giá dầu giảm, và các công ty bắt
đầu giảm sản xuất.
 Đáy (Trough): Giai đoạn khi giá dầu ở mức thấp nhất, sản xuất giảm mạnh, và
ngành công nghiệp gặp khó khăn
3.3. Phân tích các yếu tố trong ngành Bán buôn dầu khí
3.3.1. Môi trường cạnh tranh trong ngành
Các đối thủ chính: Lĩnh vực phân phối xăng dầu hiện nay vẫn là một trong những lĩnh
vực được Nhà nước bảo hộ và chi phối thông qua 2 tập đoàn kinh tế Nhà nước lớn là
PLX và PV Oil. Bên cạnh đó, số lượng các công ty đầu mối được cấp phép phân phối và
kinh doanh xăng dầu hiện tại không nhiều, chỉ có 29 doanh nghiệp nội địa. Đặc biệt, lĩnh
14
vực này hiện tại hầu như chưa có sự xuất hiện của các đối thủ nước ngoài do theo quy
định hiện hành, nhà đầu tư nước ngoài chỉ có quyền tham gia mảng bán lẻ xăng dầu
thông qua mua cổ phiếu trong công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối nếu có tham gia đầu
tư vào nhà máy lọc dầu. Đây cũng chính là lý do, JX NOE đã mua lại 8% cổ phần của
PLX và đồng ý góp vốn hợp tác vào dự án tổ hợp lọc dầu Nam Vân Phong cùng
Petrolimex. Trong tương lai gần, đối thủ nước ngoài đầu tiên của PLX trong lĩnh vực
phân phối xăng dầu sẽ là Idemitsu Q8 khi doanh nghiệp này đã được cấp phép phân phối
và bán lẻ xăng dầu tại thị trường Việt Nam hồi tháng 4/2016. Đây là liên doanh do Tập
đoàn Idemitsu Kosan và Công ty dầu khí quốc tế Kuwait (KPI) thành lập. Idemitsu Kosan
và KPI đang nắm tổng cộng hơn 70% vốn tại dự án lọc dầu Nghi Sơn. Theo đó, Idemitsu
Q8 dự kiến sẽ bán xăng từ dự án lọc dầu Nghi Sơn từ giữa năm 2017.
Vị thế doanh nghiệp trong ngành:
Trong lĩnh vực xăng dầu, PLX được Chính phủ giao nhiệm vụ giữ vai trò chủ đạo trên thị
trường nội địa, đảm bảo đầy đủ và kịp thời các chủng loại xăng dầu phục vụ sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng và nhu cầu tiêu
dùng của nhân dân... Do vậy, từ khi thành lập tới nay, PLX luôn là doanh nghiệp đứng
đầu lĩnh vực phân phối xăng dầu tại thị trường Việt Nam với thị phần chiếm từ 48% -
50% sản lượng tiêu thụ cả nước.
So sánh với đối thủ cạnh tranh lớn thứ 2 của PLX là PV Oil, PLX cũng đang sở hữu
nhiều lợi thế cạnh tranh vượt trội hơn:
Petrolimex PV Oil
Hệ thống phân phối xăng dầu:
 PLX:

- 2.352 cửa hàng trực thuộc;


- Hơn 2.800 cửa hàng thuộc đại lý, tổng đại lý.
- Có mặt cả ở các tỉnh vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo...
 PV oil:

- 500 cửa hàng trực thuộc;

15
- Hơn 2.500 cửa hàng thuộc đại lý, tổng đại lý.
Hệ thống kho bể:
 PLX:

- 2.200.000 m3
- Có đường ống dẫn xăng dầu
- Có kho quan ngoại để tàu lớn cập cảng
 PV oil:

- 800.000 m3
- Không có đường ống dẫn
xăng dầu
- Không có kho quan ngoại
Nhờ vậy, thương hiệu Petrolimex cũng có được uy tín và chỗ đứng nhất định trên thị
trường bán lẻ, được người tiêu dùng tin tưởng hơn các thương hiệu phân phối xăng dầu
khác trên thị trường.
Mối đe doạ từ các đối thủ cạnh tranh tiềm năng: KHÔNG CAO
- Rào cản gia nhập ngành cao: Chính phủ yêu cầu rất nhiều điều kiện để được cấp phép
kinh doanh xăng dầu (Nghị định số 83/2014/NĐ-CP)
Khả năng thương lượng giá của khách hàng: KHÔNG CAO
- Do đã bị khống chế bởi giá bán lẻ xăng dầu quy định bởi giá cơ sở của Nhà nước
Khả năng thương lượng giá của các nhà cung cấp: KHÔNG CAO
- Có nhiều nguồn cung cấp khác nhau: ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga...
- Do PLX mua xăng dầu với trữ lượng lớn nên có khả năng đàm phán được giá
tốt
Mối đe doạ từ các sản phẩm thay thế: KHÔNG CAO
- Các sản phẩm thay thế chạy bằng điện, có pin sạc như ô tô điện, xe máy điện, xe đạp
điện... vẫn chưa đa dạng, điều kiện sử dụng chưa thuận lợi
Áp lực cạnh tranh trong ngành: KHÔNG CAO

16
PLX không chịu quá nhiều áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong ngành do số
lượng doanh nghiệp xăng dầu đầu mối được cấp phép kinh doanh không nhiều, chỉ có 29
doanh nghiệp trên toàn quốc. Trong đó, PLX chiếm tới 48% thị trường tiêu thụ nội địa,
tiếp đó là PV Oil với khoảng 20%, còn lại là các doanh nghiệp khác.

3.3.2. Phân tích cung cầu thị trường


Cung cầu của thị trường dầu mỏ đang biến động. Diễn biến giá dầu trong năm 2023 và
các thông tin quan trọng. Giá dầu tăng cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến vĩ mô Việt Nam.
Các kịch bản giá dầu Brent và ảnh hưởng đến vĩ mô Việt Nam cùng ngành Dầu khí.
Nguồn cung dầu năm 2023 liên tiếp ghi nhận các thông tin về cắt giảm sản lượng đến từ
nhóm OPEC+, cụ thể là 2 lần cắt giảm sản lượng của khối này vào tháng 2 và tháng 9
năm nay. Cuộc chiến giữa Israel và Palestine cũng tạo nên lo ngại về nguồn cung khu vực
Trung Đông bị thu hẹp.
 Nhu cầu: Theo IEA, nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ trong năm 2023 chịu ảnh hưởng lớn
từ việc gia tăng nhu cầu của các quốc gia khu vực Đông Á, trong đó lớn nhất là sự
hồi phục của kinh tế Trung Quốc giai đoạn mở cửa sau Covid. Tuy nhiên đến hiện
tại đà hồi phục của kinh tế Trung Quốc đã chậm hơn các dự báo, rủi ro nhu cầu
tiêu thụ của quốc gia này sẽ thấp hơn kì vọng trước đó.
 Cả yếu tố cung và cầu hiện nay đều đang trong trang thái biến động, tuy nhiên yếu
tố cắt giảm nguồn cung là hiện hữu nên kì vọng giá dầu sẽ khó chịu áp lực giảm
mạnh.

3.3.3. Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô lên ngành


Cán cân thương mại: Theo Tổng cục Thống kê, tháng 7/2023 Việt Nam xuất
khẩu 350.000 tấn dầu thô, đạt 224 triệu USD, tăng 52,2% về lượng và7,2% về trị giá so
với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 1,76 triệu tấn
dầu thô, thu về 1,16 tỷ USD, tương ứng tăng 19,7% về lượng và giảm 10,4% về trị giá.
Ngược lại, trong tháng 7/2023, Việt Nam nhập khẩu 1,5 triệu tấn dầu thô với 862 triệu
USd, tăng lần lượt 120,6% và 49,3%. Tính chung 4 tháng đầu năm, cả nước nhập khẩu
17
3,26 triệu tấn xăng dầu với tổng kim ngạch đạt 2,77 tỷ USD, giảm 4,8% về lượng và
16,3%về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022. 4 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập
khẩu xăng dầu từ Hàn Quốc dẫn đầu với 1,25 triệu tấn; tiếp đến là Singapore với 825.715
tấn; Malaysia với 500.302 tấn; Trung Quốc với 353.003 tấn… Chiều ngược lại, tháng 4,
Việt Nam xuất khẩu 185.208 tấn xăng dầu với kim ngạch đạt 153,81 triệuUSD, giảm
21,7% về lượng và giảm 22,8% về kim ngạch so với tháng 3/2023. So với cùng kỳ năm
2022, lượng và kim ngạch xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam giảm lần lượt 7,4% và
23,8%.=> Cán cân XNK tạo động lực để PVN tìm kiếm đa dạng đầu ra thịtrường, tăng
giá trị và sản lượng xuất khẩu, đồng thời gia tăng lượng nhập khẩu để phục vụ cho nhà
máy Dung Quất
Đầu tư nước ngoài: Trong giai đoạn vừa qua, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) gặp nhiều khó khăn khách quan và chủ quan khác nhau.
Đó là, dự án đầu tư cần được điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm tình hình của dự án
chậm được phê duyệt do quá trình thẩm định kéo dài; các dự án cần được hoàn thành các
thủtục để kết thúc dự án thì không hoàn thành được và nhóm khó khan thứ ba là dự án
đầu tư mới, đầu tư mở rộng cũng chưa được phêduyệt do quá trình thẩm định kéo dài.Cụ
thể, dự án đầu tư hiệu chỉnh Nhenhetski là dự án rất hiệu quả,có dòng tiền dương từ năm
2016 nhưng cũng phải mất hơn 3 năm mới được phê duyệt đầu tư điều chỉnh sau khi có
rất nhiều kiến nghị.Với dự án đầu tư hiệu chỉnh của dự án Algeria, hiện chủ đầu tư
làTổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (PVEP) - đơn vị thànhviên của PVN đã
trình gần 4 năm rồi nhưng đến nay cũng chưa hoànthành thẩm định và phê duyệt. Tương
tự như vậy, dự án đầu tư mớitận dụng cơ sở hạ tầng của dự án Nhenhetski ở Liên bang
Nga được PVN trình đã 4 năm nhưng vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận đầutư ra nước
ngoài.Thậm chí, Dự án thăm dò khai thác dầu khí SK305 ở Malaysia đã kết thúc từ nhiều
năm trước nhưng đến giờ vẫn chưa hoàn thành cácthủ tục kết thúc dự án từ Việt Nam dẫn
tới các nghĩa vụ của nhà đầutư (PVEP) chưa thể thực hiện được. Dự án đang đối mặt với
nguy cơbị phạt do các bên đối tác và các công ty dịch vụ liên quan khởi kiệnra Tòa trọng
tài.Qua thống kê, đến thời điểm này, ngành dầu khí có 32 dự án đầutư ra nước ngoài đã
ký kết, gồm 5 dự án tìm kiếm dầu khí, 21 dự ánthăm dò dầu khí, 6 dự án mua mỏ và mua

18
trữ lượng. Tổng trữ lượngdầu đã phát hiện và mua quyền sở hữu khoảng 145 triệu tấn dầu
thô. Tổng số tiền đã đầu tư ra nước ngoài khoảng 3,6 tỷ USD tínhđến 31/12/2022. Tổng
số tiền đã chuyển về nước khoảng 2,5 tỷ USDtính đến 31/12/2022
Lạm phát: Lạm phát là hiện tượng giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng lên trongmột khoảng
thời gian nhất định, làm giảm giá trị của tiền tệ và mua sắm của người tiêu dùng. Lạm
phát gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với thị trường, tác động rất lớn đến việc thu
lợi nhuận cũng như là quá trình đầu tư của các doanh nghiệp.Theo Cơ quan thống kê Liên
minh châu Âu (Eurostat), lạm phát tháng 10/2022 ở châu Âu đạt mức 2 con số và lập kỷ
lục mới ở mức10,7%, tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1997. Lạm phát ở nhiều quốc gia Khu
vực đồng tiền chung châu Âu đã tăng lên hai con số. Có11/19 nước ghi nhận lạm phát ở
mức hai con số (11 - 22%), cao nhất là Estonia (22,4%), Lithuania (22%) và Latvia
(21,8%). Tại Đức, lạm phát đã tăng cao nhất trong hơn 50 năm khi lập mức kỷ lục
11,6%trong tháng 10/2022, chủ yếu do giá năng lượng và thực phẩm tăng. Giá cả tiếp tục
tăng cao đang làm xói mòn sức mua của người tiêu dùng. Khi lạm phát tăng thì đồng
nghĩa với việc giá dầu khí sẽ tănglên nhanh chóng đây cũng là yếu tố giúp các doanh
nghiệp dầu khígia tăng doanh thu. Nhưng bên cạnh đó sẽ có những ảnh hưởng tiêucực
không chỉ đối với các doanh nghiệp dầu khí nói chung mà còn cảđối với Petro Việt Nam.
Cụ thể:
 Giá thành sản xuất: Khi lạm phát tăng cao khiến giá thành sảnxuất, bao gồm giá
thành các nguyên liệu dầu khí và các chi phíkhác liên quan đến việc khai thác và
vận chuyển sẽ tăng cao.Điều này ảnh hưởng đến việc sản xuất và khai thác của
doanhnghiệp.
 Nhu cầu tiêu thụ: bên cạnh đó khi lạm phát tăng cao sẽ làmgiảm sức mua của
người tiêu dùng, giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Sẽ làm giảm đi doanh thu của
tập đoàn.
 Chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ liên quan đến lạm phátcó thể ảnh hưởng đến
tỷ giá hối đoái và chi phí vay, ảnh hưởngtrực tiếp đến hoạt động kinh doanh của
tập đoàn dầu khí. Đứng trước những tác động của lạm phát gây ra thì đòi hỏi Petro
Việt Nam cần tận dụng cơ hội và đối mặt với những thách thức đặt ra.
19
Trình độ phát triển kinh tế:
Trong 60 năm xây dựng và phát triển, ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đã có đóng
góp quan trọng cho nền kinh tế, đặc biệt là giúp đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng về
năng lượng, thiếu hụt ngân sách trong thập niên 90 của thế kỷ trước. Tính đến cuối năm
2020, tổng sản lượng khai thác của Việt Nam đạt trên 424 triệu tấn dầu và condensate,
trên 160 tỷ m3 khí, có thời điểm đóng góp gần 30% cho ngân sách Nhà nước và 22 - 25%
cho GDP. Đặc biệt, việc hình thành các khu công nghiệp dầu khí ven biển quan trọng và
các công trình dầu khí trên thềm lục địa đã góp phần bảo đảm chủ quyền quốc gia và an
ninh quốc phòng. Nhu cầu dầu khí trong cân đối năng lượng tăng nhanh theo tốc độ phát
triển kinh tế xã hội. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP của Việt Nam
trong Quý I/2022 ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng
4,72% của Quý I/2021 và 3,66% của Quý I/2020 nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,85%
của Quý I/2019. Tốc độ tăng trưởng GDP mấy năm gần đây vẫn giữ được mức ổn định
đã tạo niềm tin cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào ViệtNam nhiều hơn, đặc biệt
là các công ty về dầu khí. Các công ty dầu khí nước ngoài ngày càng quan tâm và tăng
cường đầu tư thăm dò và khai thác các mỏ dầu khi mới ở nước ta. Đây vừa là cơ hội vừa
là thách thức đối với PVN và các công ty liên quan đến dầu khí và sử dụng dầu khí nói
riêng vì sự tham gia ngày càng nhiều của các công ty dầu khí lớn của nước ngoài, công ty
liên doanh dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.

3.4. Tiềm năng ở ngành Bán buôn dầu khí


Tiềm năng đầu tư cổ phiếu của ngành bán buôn dầu khí Việt Nam trong tương lai là tích
cực, nhờ vào các yếu tố hỗ trợ từ kinh tế vĩ mô, sự bảo hộ của nhà nước, và triển vọng
tăng trưởng từ nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cần chú ý
đến những biến động về giá dầu và tình hình địa chính trị toàn cầu.

III. TỔNG QUAN VỀ BA NGÀNH NHÓM CHỌN


1. Lí do chọn ngành CNTT

20
CNTT là ngành kinh tế mũi nhọn được Nhà nước ưu tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến
khích phát triển. Đây là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ,
hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng
trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động.
Thị trường công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam đang trên đà biến đổi từng
ngày, có tốc độ phát triển nhanh chóng, thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư, doanh
nghiệp và người lao động, kéo theo đó là nhu cầu về ứng dụng CNTT vào mọi lĩnh vực
ngày càng tăng cao. Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều các công ty đa quốc gia
trong lĩnh vực CNTT, tìm kiếm các nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị
trường.
2. Lí do chọn ngành Sản xuất hóa chất
Sản phẩm hóa chất là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp, bao
gồm dược phẩm, công nghiệp chế biến, nông nghiệp và công nghiệp sản xuất. Do đó,
ngành này mang lại một cơ sở khách hàng ổn định và đáng tin cậy, giúp tăng cường lợi
nhuận và ổn định trong dài hạn.
Đầu tư vào ngành sản xuất hóa chất có thể hấp dẫn do nhu cầu ổn định và tăng trưởng từ
nhiều ngành công nghiệp, lợi thế cạnh tranh nhờ công nghệ độc quyền, và sự đa dạng của
sản phẩm. Ngành này cũng có khả năng đổi mới liên tục, chiến lược toàn cầu hóa mạnh
mẽ, và thường có chính sách trả cổ tức ổn định. Xu hướng chuyển đổi sang sản xuất bền
vững và các hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) thêm vào tiềm năng tăng trưởng và
giá trị cổ phiếu.
3. Lí do chọn ngành Bán buôn dầu khí
Sau đại dịch, nền kinh tế và sức mua phục hồi nhanh chóng, ngành bán buôn, bán lẻ
Việt Nam cũng có nhiều chuyển biến đáng kể. Năm 2022, các doanh nghiệp bán buôn
trong nước và nước ngoài đã tích cực nắm bắt cơ hội tăng quy mô và mở rộng thị
phần. Theo dự báo, xu hướng phát triển của ngành bán buôn trong năm 2023 và các
năm tới vẫn dựa trên những thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng sau
đại dịch và sự áp dụng số hóa trên diện rộng toàn ngành. Những thay đổi gần đây của

21
ngành bán buôn, từ hành vi mua hàng, công nghệ, mô hình lao động, sự kết hợp các
kênh bán hàng đến sự hình thành mô hình kinh doanh khác nhau dưới tác động của
Covid-19, tạo nên diện mạo mới cho ngành bán buôn với những trải nghiệm mua sắm
mới trong tương lai.
Về ước tính tiêu dùng của người dân Việt Nam thì các chuyên gia dự đoán, 6 tháng
đầu năm 2023, tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ và dần hồi phục trong quý 3/2023
nhờ vào việc Fed dần hạ nhiệt tốc độ tăng lãi suất và tình hình vĩ mô tại Việt Nam dần
ổn định.
Số lượng người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh ở Việt Nam mang
lại triển vọng tích cực cho ngành bán buôn, đặc biệt thị trường nông thôn còn nhiều
dư địa phát triển khi 2/3 dân số Việt Nam sinh sống ở khu vực này. Quy mô dân số
vàng của Việt Nam cũng mang lại dư địa phát triển to lớn cho ngành.
Các khu vực EU và Hoa Kỳ cũng dần hồi phục sẽ giúp tỷ lệ đơn hàng ở Việt Nam ổn
định trở lại. Ngoài ra, tình hình lương cũng sáng sủa hơn khi Nhà Nước quyết định
tăng lương cơ sở lên 20.8% thông qua Nghị quyết về Dự toán ngân sách Nhà nước
2023.
Nhóm ngành hàng xa xỉ đạt 976 triệu USD trong năm 2021 và vẫn tiếp tục đà tăng
trưởng đạt mức 1 tỷ USD vào năm 2025.
Ở góc nhìn của ACBS, công ty chứng khoán này nhìn nhận triển vọng ngành bán buôn sẽ
cải thiện hơn về cuối năm với dự phóng tình hình kinh tế tốt hơn. Chi tiêu của người tiêu
dùng được kỳ vọng sẽ cải thiện nhờ lãi suất đã có điều chỉnh giảm có thể khôi phục hoạt
động tài chính tiêu dùng, thuế VAT giảm và các biện pháp của chính phủ nhằm giải quyết
một số vấn đề của lĩnh vực bất động sản và tài chính….

Ngoài ra, mô hình dân số đông và đang tăng trưởng kéo theo nhu cầu các sản phẩm thiết
yếu vẫn được chú trọng, trong khi tầng lớp trung lưu mở rộng có thể hỗ trợ tăng trưởng
cho nhóm hàng xa xỉ như hàng công nghệ thông tin. Nhìn chung, về dài hạn, nền kinh tế
đang phát triển, dân số lớn và ưa thích kết nối, quá trình đô thị hóa, thu nhập gia tăng và

22
mức sống cao hơn chính là những yếu tố thuận lợi hỗ trợ tăng trưởng thị trường bán buôn
Việt Nam nói chung, ngành hàng công nghệ thông tin nói riêng

23

You might also like