Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT KÌ 2 LỚP 2

Đề 1
Những con sao biển
Một người đàn ông đang dạo bộ trên bãi biển khi chiều xuống. Biển đông người,
nhưng ông lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt thứ gì đó lên rồi thả
xuống biển.
Tiến lại gần hơn, ông thấy cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thuỷ triều định
dạt lên bờ và thả chúng trở về với đại dương.
- Cháu đang làm gì vậy? – Người đàn ông hỏi.
Cậu bé trả lời:
- Những con sao biển này sắp chết vì thiếu nước, cháu muốn giúp chúng.
- Có hàng ngàn con sao biển như vậy, liệu cháu có thể giúp được tất cả chúng
không?
Cậu bé vẫn tiếp tục nhặt những con sao biển khác thả xuống biển và nói với người
đàn ông:
- Cháu cũng biết như vậy, nhưng ít nhất thì cháu cũng cứu được những con sao
biển này.
Người đàn ông trìu mến nhìn cậu bé và cùng cậu cứu những con sao biển.
(Theo Hạt giống tâm hồn – Phép màu có giá bao nhiêu?)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Vì sao biển đông người nhưng người đàn ông lại chú ý đến cậu bé?
A. Vì cậu bé cứ chạy nhảy trên cát.
B. Vì cậu bé có con diều rất đẹp.
C. Vì cậu bé cứ liên tục cúi người nhặt thứ gì đó rồi thả xuống biển.
D. Vì cậu bé ra biển chơi và đi dạo cùng bố mẹ.
Câu 2: Khi đến gần, ông thấy cậu bé đang làm gì? Vì sao cậu bé làm như vậy?
A. Cậu bé đang xả rác xuống biển. Vì cậu bé rất thích nghịch.
B. Cậu bé đang ăn hải sản cùng với gia đình. Vì cậu bé và gia đình đang đi dã
ngoại.
C. Cậu bé đang xây lâu đài cát cùng chị gái. Vì cậu bé rất thích chơi cát.
D. Cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh dạt lên bờ và thả chúng
trở về đại dương. Vì những con sao biển sắp chết do thiếu nước, cậu bé muốn giúp
chúng.
Câu 3: Người đàn ông nói gì về việc làm của cậu bé?
A. Người đàn ông đã nói rằng: Có hàng ngàn con sao biển như vậy, liệu cháu có
thể giúp được tất cả chúng không?
B. Người đàn ông đã nói rằng: Tại sao cậu bé lại vứt rác xuống đất?
C. Người đàn ông đã nói rằng: Cháu là con của ai tại sao ở đây một mình?
D. Người đàn ông đã nói rằng: Cháu có muốn ăn kẹo không ?
Câu 4: Những từ ngữ sau đây (Cúi xuống, dạo bộ, biển, thả, người đàn ông, cậu
bé, nhặt, sao biển, tiến lại) từ ngữ nào dưới đây chỉ hoạt động?
A. cúi xuống, thả, nhặt, dạo bộ, tiến lại.
B. cúi xuống, thả, nhặt, dạo bộ, người đàn ông.
C. cúi xuống, thả, biển, dạo bộ, tiến lại.
D. sao biển, thả, biển, dạo bộ, tiến lại.
Câu 5: Em hãy tìm và viết lại câu văn cho biết cậu bé nghĩ việc mình làm là có ích.
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Câu 6: Điền dấu chấm, dấu phẩy hoặc dấu chấm hỏi thích hợp vào ô trống trong
những câu sau:
Ngày xưa, Kiến Vàng và Kiến Đen là đôi bạn thân. Chúng thường cùng nhau kiếm
mồi ☐ cùng ăn và cùng nhau vui chơi ☐ Hai bạn gắn bó với nhau như hình với
bóng. Một hôm ☐ Kiến Vàng hỏi Kiến Đen:

- Kiến Đen này bạn có muốn cùng đi ngao du thiên hạ không☐


Câu 7: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B đề tạo thành câu giới thiệu:
Câu 8: Tìm các từ ngữ chỉ nghề nghiệp rồi viết vào chỗ trống:
Mẫu: Giáo viên
(1).................................................. (2).......................................................
(3).................................................. (4).......................................................

Đề 2
Chiếc ba lô
Trong những ngày sống ở Việt Bắc, một lần đi công tác, Bác đi với hai đồng chí.
Mỗi người mang một chiếc ba lô. Qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến
chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.
- Tại sao ba lô của chú nặng mà của Bác lại nhẹ? – Bác hỏi.
Sau đó, Bác mở cả ba chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có
chăn, màn. Bác không đồng ý và nói:
- Chỉ có lao động thực sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.
Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào ba chiếc ba lô.

* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Khi mọi người dừng chân, Bác đã làm gì?
A. Mở ba lô của mình ra xem.
B. Xách thử ba lô của đồng chí bên cạnh và mở cả ba chiếc ba lô ra xem.
C. Mở ba lô của hai đồng chí đi cùng ra xem.
Câu 2. Bác nhận thấy ba lô của Bác có gì khác so với ba lô của hai đồng chí kia?
A. Ba lô của Bác chỉ có chăn, màn nên nhẹ nhất.
B. Ba lô của Bác có thêm chăn, màn nên nặng hơn.
C. Ba lô của Bác không có chăn, màn như ba lô của hai đồng chí đi cùng.
Câu 3. Vì sao Bác lại muốn hai đồng chí san đều các thứ vào ba chiếc ba lô?
A. Vì như thế sẽ tiện hơn cho mỗi người khi dùng.
B. Vì bác sợ hai đồng chí đi cùng không mang nổi ba lô.
C. Vì Bác muốn mình cũng lao động thực sự như những đồng chí khác.
Câu 4. Tìm và viết lại câu trong bài có dùng dấu chấm hỏi.
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Câu 5. Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp: bác, xem, sách, đồng chí, dừng
chân, ba lô
Từ chỉ hoạt động Từ chỉ sự vật
............................................................. .............................................................
............................................................. .............................................................
Câu 6. Chọn từ ngữ trong ngoặc vào chỗ chấm trong các câu văn sau:
(đi xa, kính yêu, quan tâm)
Bác Hồ là vị lãnh tụ vô cùng …………………… của nhân dân Việt Nam. Sinh
thời, Bác rất …………………..… đến các cháu thiếu niên, nhi đồng. Ngày nay,
tuy Bác đã ……………… nhưng hình ảnh Bác vẫn còn sống mãi trong lòng mỗi
người dân Việt Nam.
Câu 7. Gạch chân dưới từ chỉ đặc điểm trong câu dưới đây:
Chỉ có lao động thực sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.
Câu 8. Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong câu sau?
Trên bầu trời cao rộng mây đen mây trắng đang rong ruổi theo gió.
Đề 3
CẢM ƠN ANH HÀ MÃ
Dê rủ cún vào rừng chơi, khi quay về thì bị lạc đường. Gặp cô hươu, dê hỏi:
- Cô kia, về làng đi lối nào?
- Không biết. - Hươu lắc đầu, bỏ đi.
Đi tiếp tới một con sông, thấy anh hà mã, dê nói to:
- Bọn tôi muốn về làng, hãy đưa bọn tôi qua sông!
Hà mã phật ý, định bỏ đi. Thấy vậy, cún nói:
- Chào anh hà mã, anh giúp bọn em qua sông được không ạ?
- Được chứ! Em ngoan quá! – Hà mã vui vẻ nói.
- Cảm ơn anh! – Cún đáp rồi quay sang nói nhỏ với dê:
- Cậu quên lời cô dặn rồi à? Muốn ai đó giúp, phải hỏi một cách lịch sự, còn khi
họ giúp mình, phải nói “cảm ơn”!
Dê con hơi xấu hổ. Sang bên kia sông, dê nói với hà mã:
- Cảm ơn anh đã giúp. Em biết mình sai rồi. Em xin lỗi ạ!
Hà mã mỉm cười:
- Em biết lỗi là tốt rồi. Giờ các em cứ đi theo đường này là về làng thôi.
(Theo Cùng con rèn thói quen tốt)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Dê rủ cún đi đâu chơi? Và chuyện gì đã sảy ra với hai bạn?
A. Dê rủ cún vào rừng chơi, khi quay về thì bị lạc đường.
B. Dê rủ cún công viên chơi , khi quay về thì bị lạc đường.
C. Dê rủ cún qua nhà chị hươu cho, khi quay về thì bị lạc đường.
D. Dê rủ cún vào rừng chơi, khi quay về hái rất là nhiều nấm.
Câu 2: Hươu đã làm gì khi nghe dê hỏi đường về làng?
A. Khi nghe dê hỏi, hươu đã dẫn hai bạn về làng.
B. Khi nghe dê hỏi, hươu đã trả lời là “không biết” rồi lắc đầu, bỏ đi.
C. Khi nghe dê hỏi, hươu đã trả lời là “ biết” rồi dẫn các bạn về làng.
D. Khi nghe dê hỏi, hươu chỉ đường cho hai bạn về làng.
Câu 3: Khi dê gặp anh hà mã yêu cầu anh hà mã cho mình sang sông về làng thái
độ của hà mã như thế nào?
A. Hà mã bực mình bỏ đi.
B. Hà mã bực mình nhưng đồng ý đưa qua sông.
C. Hà mã vui vẻ đồng ý đưa qua sông.
D. Hà mã phật ý, định bỏ đi.
Câu 4: Thái độ của hà mã như thế nào khi cún nhờ đưa qua sông?
A. “Được chứ! Em ngoan quá!” cho thấy thái độ của anh hà mã anh hà mã đã vui
vẻ đồng ý đưa qua sông.
B. Hà mã bực mình nhưng đồng ý đưa qua sông.
C. Hà mã không đồng ý và bỏ đi .
D. Hà mã bực mình nhưng cũng không đồng ý đưa qua sông.
Câu 5: Vì sao dê con thấy xấu hổ?
A. Dê con thấy xấu hổ bởi vì mình đã nói chuyện không được lịch sự với cô hươu
và anh hà mã.
B. Dê con thấy xấu hổ bởi vì mình không biếu quà cho cô hươu.
C. Dê con thấy xấu hổ bởi vì mình không biếu quà cho anh hà mã.
D. Dê con thấy xấu hổ bởi vì mình không kêu cô hươu và anh hà mã đến làng mình
chơi.
Câu 6: Dựa vào bài đọc, nói tiếp các câu dưới đây:
a. Muốn ai đó giúp, em cần phải.............................................................
b. Được ai đó giúp, em cần phải............................................................
Câu 7: Tìm và viết lại các từ chỉ đặc điểm có trong câu dưới đây:
“Đám mây xốp, nhẹ trông như một chiếc gối bông xinh xắn”
.....................................................................................................................................
Câu 8: Những từ ngữ nào dưới đây “không phải” từ ngữ chỉ người làm việc trên
biển?
A. Thợ lặn
B. Cảnh sát biển
C. Ngư dân
D. Lái xe
Câu 9: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp cho câu sau.
Các bạn nam bạn nữ lớp em đang chơi nhảy dây đá bóng trên sân trường rất vui.

Đề 4
Sơn Tinh, Thủy Tinh
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái đẹp tuyệt trần, tên là Mị
Nương. Nhà vua muốn kén cho công chúa một người chồng tài giỏi. Một hôm, có
hai chàng trai đến cầu hôn công chúa. Một người là Sơn Tinh, chúa miền non cao,
còn người kia là Thủy Tinh, vua vùng nước thẳm. Hùng Vương chưa biết chọn ai,
bèn nói:
- Ngày mai, ai đem lễ vật đến trước thì được lấy Mị Nương. Hãy đem đủ một trăm
ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng
mao.
Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và được đón dâu về. Thủy Tinh đến sau,
không lấy được Mị Nương, đùng đùng tức giận, cho quân đuổi đánh Sơn Tinh.
Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn. Nhà cửa, ruộng đồng chìm
trong biển nước. Sơn Tinh hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng
nước lũ. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại nâng đồi núi cao lên
bấy nhiêu. Cuối cùng, Thủy Tinh đuối sức, đành phải rút lui. Từ đó, năm nào Thủy
Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt khắp nơi nhưng lần nào Thủy Tinh
cũng chịu thua.

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. (0.5 điểm) Truyện kể về đời vua Hùng Vương thứ mấy ?
A. Vua Hùng Vương thứ mười tám
B. Vua Hùng Vương thứ tám.
C. Vua Hùng Vương thứ mười sá
Câu 2. (0.5 điểm) Người con gái của Hùng Vương tên gì?
A. Mị Châu B. Hằng Nga C . Mị Nương
Câu 3. (1 điểm) Viết lại các lễ vật mà Vua Hùng đã đưa ra?
Viết câu trả lời của em:
……………………………………………………………………………………
Câu 4. (0,5 điểm) Không lấy được Mị Nương, Thủy Tinh đã làm gì?
A. Dâng nước lên cuồn cuộn.
B. Hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn.
C. Hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ.
Câu 5. (1 điểm) Qua câu chuyện trên, em biết được điều gì?
A. Nói về công lao của vua Hùng, giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm.
B. Nói về công lao của vua Hùng, giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm, thể hiện
sức mạnh của dân ta khi phòng chống thiên tai.
C Nói về công lao của vua Hùng, thể hiện sức mạnh của dân ta khi phòng chống
thiên tai.
Câu 6. (0,75 điểm) Đặt một câu nêu đặt điểm để nói về Sơn Tinh

Viết câu trả lời của em:


………………………………………………………………………………………
Câu 7. (0,75 điểm) Nối từ ở cột A và cột B để tạo thành câu:

Câu 8. (1 điểm) Điền dấu phẩy, dấu chấm vào vị trí thích hợp trong câu sau:
Sáng hôm sau Sơn Tinh đem đến voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao
Thủy Tinh đến sau vô cùng tức giận.

Đề 5
Cây đa quê hương
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ
kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể.
Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất
thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá,
gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.
Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa
cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh
chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.
Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (0,5 đ)
Bài văn tả cái gì?
a. Tuổi thơ của tác giả.
b. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu.
c. Tả cây đa.
Câu 2. Đúng ghi Đ, Sai ghi S (0,5 đ)
Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa?
Lững thững - nặng nề □
Yên lặng - ồn ào □
Câu 3. Đánh dấu x vào ô trống của câu trả lời đúng (0,5đ)
Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
□ Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về
□ Bầu trời xanh biếc
□ Đàn trâu vàng đang gặm cỏ
Câu 4. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng ( 0,5 đ )
Tác giả miêu tả về cây đa quê hương như thế nào?
a. Cây đa gắn liền với thời thơ ấu; Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây
b. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình; Ngọn chót
vót giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ.
c. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình.
Câu 5: Đánh dấu x vào ô trống của câu trả lời đúng (0,5 đ)
Câu nào nói lên sự to lớn của thân cây đa?
Cành cây lớn hơn cột đình. □
Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài. □
Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. □
Câu 6. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu giới thiệu. (1đ)
Câu 7. Điền dấu câu thích hợp và mỗi ô trống (0,5 đ)
Một hôm □ Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ □
Câu 8. "Ngọn chót vót giữa trời xanh" thuộc kiểu câu nào? ( 1 đ )
a. Vì sao
b. Như thế nào?
c. Ai làm gì?
Câu 9. Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? ( 1đ )
.............................................................................................................
Đề 5
Cây Gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cậy gạo sừng sững
như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng
tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh
lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen…đàn đàn lũ lũ bay đi bay về.
Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ
mọng và đầy tiếng chim hót.

(Theo Vũ Tú Nam)
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:
Câu 1. (0.5đ ) Bài văn miêu tả cây gạo vào mùa nào?
a. Mùa xuân
b. Mùa hạ
c. Mùa thu
d. Mùa đông
Câu 2. (0.5đ) Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì?
a. Tháp đèn khổng lồ
b. Ngọn lửa hồng
c. Ngọn nến
d. Cả ba ý trên.
Câu 3. (0.5đ ) Những chú chim làm gì trên cây gạo?
a. Bắt sâu b. Làm tổ c. Trò chuyện ríu rít d. Tranh giành
Câu 4 . (1đ) Từ ngữ nào trong bài văn cho ta thấy cây gạo có những cử chỉ
giống như con người? Nối với đáp án em cho là đúng
Câu 5: ( M4) Cho các từ: gọi, mùa xuân, bay đến, hót, cây gạo, chim chóc, trò
chuyện. Em hãy sắp xếp các từ trên vào hai nhóm cho phù hợp:
a) Từ chỉ sự vật:
…………………………………………………………………………..
b) Từ chỉ hoạt
động: ……………………………………………………………………..
Câu 6: (0.5đ ) Câu “Cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” thuộc kiểu câu gì?
a. Ai là gì?
b. Ai thế nào?
c. Ai làm gì?
Câu 7: (0,5đ ) Bộ phận in đậm trong câu: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao
nhiêu là chim.” trảlời cho câu hỏi nào?
a. Làm gì? b. Là gì? c. Khi nào? d. Thế nào?
Câu 8: (0,5đ ) Hoàn thành câu văn sau để giới thiệu về sự vật:
1. Con đường này là…………………………………………………..
2. Cái bút này là ………………………………………………………
Câu 9: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong 2 câu văn sau:
Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn. Giống như thuở trước, cây gạo trở lại với dáng
vẻ xanh mát hiền hòa.
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
Đề 1: Viết 3-5 câu tả một đồ vật em cần dùng để tránh nắng hoặc tránh mưa
Mẫu 1:
Một đồ vật mà em luôn mang theo trong cặp sách, là chiếc ô nhỏ. Chiếc ô có phần
tay cầm bằng sắt, có thể tùy chỉnh độ dài. Phần ô che không quá rộng, chỉ đủ che
cho một người. Đặc biệt, ô có màu xanh dương, được tô điểm bằng các chấm tròn
màu trắng vô cùng đáng yêu. Dù là trời nắng hay là mưa, thì em cũng dùng ô để
che khi đi bộ đi trường, vì nó rất tiện lợi.
Mẫu 2:
Mỗi khi ra ngoài lúc trời có nắng, em sẽ đội chiếc mũ mà mẹ đã mua cho. Mũ có
màu be sáng, in hình một chú thỏ. Phần thân mũ có dáng như lõi nồi cơm điện, khi
đội khá thoải mái. Phần vành của chiếc mũ rộng chừng 10cm, giúp chắn nắng rất
tốt. Nhờ có chiếc mũ cói này, mà em không sợ bị nắng chiếu vào đầu gây đau đầu
mỗi khi trời nắng nữa.

Đề 2: Kể về hoạt động chăm sóc cây xanh ở trường học của em


Mẫu 1:
Hôm qua, trường em tổ chức tổng vệ sinh. Chúng em được phân công chăm sóc
các bồn cây trên sân trường. Em cùng các bạn đã nhặt sạch rác. Sau đó, chúng em
còn tưới nước cho cây xanh trong trường. Em cảm thấy rất vui vẻ khi làm xong
việc. Em mong rằng sẽ có nhiều buổi tổ chức chăm sóc cây xanh như thế này nhiều
hơn nữa.
Mẫu 2:
Thứ sáu hàng tuần, em và các bạn cùng nhau chăm sóc chậu cây trước lớp. Đầu
tiên, hai bạn sẽ bắt sâu, nhặt lá khô, lá héo. Tiếp theo, các bạn nam sẽ xới đất và
bón phân cho cây. Em được giao nhiệm vụ đi lấy nước để tưới cho cây. Sau khi
được chăm sóc, chậu cây như tươi tốt hẳn lên. Cành lá rung rinh trăng nắng như
thầm cảm ơn chúng em. Em rất vui vì tuần nào cũng được làm việc có ích này.
Đề 3: Viết 3 - 5 câu giới thiệu tranh (ảnh) về một con vật em yêu thích
Mẫu 1:
Em có một bức ảnh chụp hình chú gà trống. Chú có bộ lông xen kẽ hai màu vàng
và tía rất đẹp. Chiếc mỏ chú dài, cong để hàng ngày tìm kiếm thức ăn. Trên đỉnh
đầu, chiếc mào đỏ chót như một bông hoa mào gà càng tôn thêm vẻ oai hùng của
chú. Cả trong ảnh và ở ngoài chú gà trống này đều rất đẹp!
Mẫu 2:
Nhà em có một bức tranh treo tường do mẹ em tự thêu. Trong tranh là hai con chim
công đang khoe cái đuôi màu xanh đẹp tuyệt trần. Chúng có mào dài, phần mặt
màu vàng và xanh. Đuôi công xòe ra như hai cái nan quạt khổng lồ đủ màu sắc.
Hai con chim công quấn quýt nhau như đang múa. Em rất thích bức tranh con công
này, vì nó làm cho phòng khách nhà em thêm rực rỡ, sang trọng hơn.

Đề 4: Viết 3-5 câu kể lại hoạt động của một con vật mà em quan sát được
Mẫu 1:
Sau mấy hôm trời mưa liên miên, hôm nay cuối cùng cũng có nắng. Chú mèo
mướp khoái chí trèo lên mái nhà, nằm vươn mình trên tấm ngói để tắm nắng. Chú
nằm bẹp người ra, bốn chân duỗi thẳng để tắm nắng. Một lát sau, chú lại lật ngửa
người ra, khoe cái bụng béo trong cho ông mặt trời cùng xem. Đôi mắt chú lim
dim, cái đuôi thỉnh thoảng ve vẩy, thể hiện rằng chú ta đang vui vẻ lắm.
Mẫu 2:
Mùa xuân về, hoa cải nở vàng ươm thu hút một đàn bướm cánh trắng đến chơi.
Những chú bướm nhỏ xinh bay lượn vòng quanh luống hoa như đang lưỡng lự
không biết nên chọn đóa hoa nào. Chú nào chọn xong rồi, liền khe khẽ đậu xuống,
cúi đầu thưởng thức mật ngọt. Cứ xong đóa hoa này, chú bướm nhỏ sẽ lại bay sang
đóa hoa khác, sung sướng vô cùng. Cứ thế, cả đàn bướm thỏa thích bơi lội giữa
biển hoa.
Đề 5: Viết 4-5 câu kể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường Mẫu 10
Mẫu 1:
Chiều hôm nay, em cùng các anh chị lớp trên đã cùng nhau dọn vệ sinh ở bờ sông.
Các anh chị lớn dùng sào dài để kéo rác ở dưới sông lên bờ, rồi em và các bạn sẽ
đưa rác vào các túi lớn. Để bảo đảm an toàn chúng em đều mang khẩu trang và đeo
găng tay cao su. Sau suốt gần ba tiếng làm việc liên tục, chúng em đã trả lại cho
dòng sông vẻ đẹp sạch sẽ như lúc ban đầu. Ngắm nhìn dòng sông, em vừa vui lại
vừa hạnh phúc, đến mức quên hết mọi mệt nhọc.
Mẫu 2:
Chiều chủ nhật, các cô chú xóm em đã cùng nhau tổ chức dọn dẹp làng xóm.
Người nhổ cỏ, người dọn rác, người trồng hoa. Em đã tham gia cùng các cô chú,
nhổ sạch cỏ dại và nhặt lá khô trong các bụi hoa mười giờ dọc lối đi. Xong xuôi,
em về nhà lấy bình nước ra để tưới cho hàng hoa ấy. Nhìn con đường sạch sẽ, nhìn
luống hoa tươi xinh, em cảm thấy vui vẻ và tự hào về ý thức bảo vệ môi trường
sống của mọi người ở đây.

Đề 6: Giới thiệu về đồ dùng học tập


Mẫu 1:
Giờ toán, em không thể thiếu một chiếc thước kẻ. Thước kẻ của em làm từ nhựa
cứng, dài 20cm và rất mỏng, nhẹ. Toàn thân thước có màu hồng nhạt, dễ dàng nhìn
xuyên qua trang giấy phía dưới để đặt thước đúng vị trí. Góc phải của thước có
một mảnh giấy nhỏ để em viết tên của mình lên, tránh lấy nhầm thước của bạn
khác. Em rất yêu quý chiếc thước kẻ của mình, nên thường vệ sinh thước sạch sẽ
sau mỗi ngày học.
Mẫu 2:
Trong các giờ chính tả, em thường sử dụng bút máy để viết chữ. Chiếc bút máy của
em thuộc thương hiệu Hồng Hà, dài chừng một gang tay. Thân bút phình to ở giữa
và nhỏ dần về hai đầu. Giữa thân bút là khớp nối, có thể vặn để mở thân bút ra,
bơm thêm mực cho bút. Nhờ có chiếc bút máy mà em viết chữ đẹp và đều, nên em
yêu quý chiếc bút của mình lắm.
Đề 7: Tả một đồ dùng trong gia đình
Mẫu 1:
Phòng khác nhà em có một bộ bàn ghế làm từ gỗ hương rất đẹp. Bộ bàn ghế gồm
một chiếc bàn to và dài, một chiếc ghế dài bằng chiếc bàn và ba chiếc ghế đơn. Tất
cả đều ánh lên sắc đỏ sẫm đặc trưng của gỗ hương và được chạm trổ tinh xảo.
Ngày Tết, cả nhà em phải mất cả một buổi sáng để lau sạch sẽ các hoa văn trên bàn
ghế. Dù mệt là thế, nhưng cả nhà em ai cũng rất yêu quý và giữ gìn bộ bàn ghế
này.
Mẫu 2:
Trong bếp nhà em có một chiếc lò vi sóng. Lò có hình chữ nhật, lớn hơn chiếc nồi
cơm điện một chút. Phía trước là cánh cửa, chỉ cần bấm nút bên cạnh là có thể mở
ra. Phía trên nút bấm, là hai nút điều khiển mức thời gian và nhiệt độ để có thể hâm
nóng đồ ăn. Chiếc lò vi sóng giúp cho mọi người tiết kiệm nhiều thời gian hơn.

You might also like