THUYET-MINH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 61

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU
THIẾT KẾ SƠ BỘ


GVHD: NGUYỄN THẠC QUANG

SVTH: NGUYỄN HUY HOÀNG

LỚP : CẦU ĐƯỜNG BỘ 2-K56

MSV : 5651014049

TP. HỒ CHÍ MINH -2018

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 1


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

A: PHẦN THUYẾT MINH, TÍNH TOÁN


PHẦN I :LÊN PHƯƠNG ÁN CẦU:
1) Vẽ lại mặt cắt ngang sông
2) Chọn sơ bộ Lcầu, Lnhịp
- Chiều dài toàn cầu được lựa chọn theo công thức kinh nghiệm dựa vào MNCN.
Ở đây ta chọn sơ bộ Lcầu= 176,7 m
- Xác định nhịp thông thuyền: Thiết kế với sông cấp V: Theo tiêu chuẩn TCN TCVN11823-
2017 ta có khổ thông thuyền như sau:
+ Bề rộng khổ thông thuyền Btt = 25m
+ Tĩnh không dưới cầu : H tt =3,5m

+ Tĩnh không dây điện : h = 8m


- Xác định chiều dài nhịp giữa:
+ Chọn bề rộng trụ: Btrụ =1,75 m
+ Khi đó chiều dài nhịp giữa được xác định như sau:
B trụ
Lgiữa ≥ Btt + 2×2+2× = 25+4+ 1.75= 30.75 m
2
 Chọn chiều dài nhịp giữa: Lgiữa = 33 m

Chọn chiều dài nhịp biên: Lbiên ≤ Lgiữa

 Chọn chiều dài nhịp biên: Lbiên = 33 m

- Xác định cao độ đáy dầm: Cao độ đáy dầm xác định dựa vào những điều kiện sau:
+ Dựa vào MNTT: CĐĐD ≥ MNTT+ H tt =52.13+3.5=55.63m (1)
+ Dựa vào MNCN: CĐĐD ≥ MNCN+0.5 =54.00+0.5=54.5m (sông không có cây trôi đá
lăn, đồng bằng) (2)
 CĐĐD = Max ((1);(2)) = 55.63m ( so với mốc so sánh là +0.0m)
- Chọn bán kính đường cong đứng : R
Theo yêu cầu thiết kế: V tk =60 Km/h
- Dựa vào TCVN 4054-2005 ta có bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu:
Bán kính đường cong đứng lồi tối thiều giới hạn : R= 2500 m
Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu thông thường: Chiều dài đường cong đứng tối
thiểu: L= 50m
 Chọn bán kính đường cong đứng lồi R=5500m
3.Lên phương án cầu

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 2


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

a) Phương án cầu dầm bê tông cốt thép dự ứng lực căng sau
- Thuyết minh giới thiệu chung về phương án

Phương án cầu dầm bê tông cốt thép dự ứng lực có những ưu điểm sau:
+) Giảm được tiếng ồn.
+) Chịu dao động tốt.
+) Dễ thi công ( Vật liệu có tính phổ biến, tạo hình)
+) Giá thành rẻ
+) Cho phép sử dụng cốt thép cường độ cao với bê tông cường độ cao để chế tạo dầm nên
tận dụng được sự làm việc của vật liệu
- Đề xuất bố trí chung phương án, cấu tạo kết cấu nhịp kết cấu mố trụ
+ Cầu dầm giản đơn BTCT dự ứng lực gồm 5 nhịp, chiều dài mỗi nhịp Ln=33m.
Bố trí theo sơ đồ :5×33m.
+ Có tổng chiều dài toàn cầu LCầu = 5×33+0,05×6+5,7×2=176,7 m
+ Lựa chọn kích thước mặt cắt ngang cầu
 Số lượng dầm chủ N b =6

 Khoảng cách giữa 2 dầm chủ S=2000mm


 Lề người đi bố trí cùng mức với mặt đường xe chạy, được ngăng cách với đường xe chạy
bằng vạch sơn.
 Bố trí dầm ngang tại các vị trí gối cầu; L/2; L/4; Gồm 5 mặt cắt
 Số lượng dầm ngang N n = ( N b -1)×5= 25 (dầm)

 Phần cánh hẫng Sk = 1000 mm

 Chiều dày bản mặt cầu h f = 180 mm

 Chiều dày lớp phủ t 1 = 100 mm


 Chọn độ dốc ngang cầu i = 2%
 Chọn trụ thân hẹp có các kích thước như trong bản vẽ.
 Chọn mố chữ U có kích thước như trong bản vẽ.

b) Phương án cầu thép liên hợp bản bê tông cốt thép.


SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 3
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

- Thuyết minh giới thiệu chung về phương án.


Phương án cầu thép liên hợp bản bê tông cốt thép có những ưu điểm sau:
+) Vật liệu thép có khả năng chịu lực lớn, có độ tin cậy cao.
+) Kết cấu nhịp cầu thép có trọng lượng bản thân nhẹ và thanh mảnh hơn nhiều so với kết
cấu nhịp cầu bê tông do đó khả năng vượt nhịp lớn.
+) Kết cấu nhịp cầu thép có tính linh động cao, dễ chế tạo, dễ tháo lắp thi công lắp ghép do
đó giảm được thời gian thi công.
+) Thích hợp trong việc tiêu chuẩn và định hình hoá trong chế tạo do đó hạ được giá thành
sản phẩm.
+) Kết cấu nhịp cầu thép dễ kiểm tra, tăng cường khi cần thiết.
- Đề xuất bố trí chung phương án, cấu tạo kết cấu nhịp kết cấu mố trụ
+ Cầu dầm giản đơn BTCT dự ứng lực gồm 5 nhịp, chiều dài mỗi nhịp Ln=33m.
Bố trí theo sơ đồ :5×33m.
+ Có tổng chiều dài toàn cầu LCầu = 5×33+0,05×6+5,5×2=176,3 m
+ Lựa chọn kích thước mặt cắt ngang cầu
 Số lượng dầm chủ N b =6

 Khoảng cách giữa 2 dầm chủ S=2000mm


 Lề người đi bố trí cùng mức với mặt đường xe chạy, được ngăng cách với đường xe chạy
bằng vạch sơn.
 Phần cánh hẫng Sk = 1000 mm

 Chiều dày bản mặt cầu h f = 180 mm

 Chiều dày lớp phủ t 1 = 100 mm


 Chọn độ dốc ngang cầu i = 2%
 Chọn trụ thân hẹp có các kích thước như trong bản vẽ.
 Chọn mố chữ U có kích thước như trong bản vẽ.

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 4


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

PHẦN II: PHƯƠNG ÁN CẦU DẦM BÊ TÔNG DƯL CĂNG SAU


I. CHỌN KÍCH THƯỚC DẦM CHỦ,KÍCH THƯỚC DẦM NGANG ĐẶC TRƯNG
HÌNH HỌC CỦA MẶT CẮT.XÁC ĐỊNH TĨNH TẢI TÁC DỤNG LÊN DẦM CHỦ.
1) Thiết kế dầm chủ
Kích thước dầm chủ được lựa chọn như sau:
- Chiều cao dầm chủ H = 1600 mm
- Chiều cao bầu dưới H 1 = 250mm
- Chiều cao vút dưới H 2 = 200 mm
- Chiều cao sườn H 3 = 870 mm
- Chiều cao vút trên H 4 = 110mm
- Chiều cao gờ trên H 5 = 120mm
- Chiều cao gờ trên cùng H 6= 50mm
- Bề rộng bầu dưới dầm b 1 = 650mm
- Bề rộng sườn dầm b 2 = 200mm
- Bề rộng bản cánh trên b 3 = 850 mm
- Bề rộng gờ trên cùng b 4 =650 mm
- Bề rộng vút dưới b 5 =225 mm
- Bề rộng vút trên b 6 = 325mm
- Chiều cao dầm liên hợp h= H+h f =1800mm

Mặt cắt ngang dầm vị trí L/2

 Mặt cắt quy đổi:

- Nguyên tắc quy đổi:

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 5


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

Chiều cao dầm H không được quy đổi, chiều cao các bộ phận cấu tạo thành hi có thể thay
đổi.
Thay đổi chiều dày bản cánh
F c + F Vc 2× 50250+2× 17875
h’c= = = 210 mm
b c −b w 850−200
Thay đổi chiều dày bầu dầm
F b + F Vb 2 ×56250+ 2× 22500
h’b= = = 350 mm
bb−bw 650−200
Thay đổi chiều cao sườn dầm
h’c = H-h’c- h’b =1600-210-350=1040 mm

Mặt cắt ngang của dầm đã quy đổi tại vị trí L/2

- Chọn kích thước dầm ngang


+ Chiều cao dầm ngang Hn =200+870+110+120=1300mm
+ Bề rộng dầm ngang bn = 2000mm
+ Chiều dài dầm ngang In = 300mm
- Dầm được chế tạo theo công nghệ kéo sau. Chiều cao dầm H= 1.6 m
- Bê tông dầm có cường độ chịu nén f ' c =45 Mpa, Bê tông dầm ngang, bản mặt cầu có
cường độ chịu nén f ' c = 35Mpa
- Thép cường độ cao sử dụng là thép tự chùng ứng suất, loại bó 7 tao 15.2 mm theo tiêu
chuẩn của ASTM A416-85
SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 6
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

- Dầm được thi công theo phương pháp lắp ghép, bê tông bản mặt cầu được thi công bằng
phương pháp đổ tại chỗ.
- Dọc theo chiều dài nhịp bố trí dầm ngang có kích thước thi công theo phương pháp
đúc tại chỗ.

2. Tính toán đặc trưng hình học của dầm

a) Xác định bề rộng bản cánh có hiệu:

- Không phải toàn bộ bản cánh sẽ tham gia làm việc với dầm chủ mà chỉ 1 phần bản

cánh sẽ cùng tham gia làm việc với dầm chủ.

- Do đó ta phải xác định bề rộng bản cánh có hiệu: Bef

+)Bề rộng bản cánh có hiệu của dầm trong ( dầm giữa ): Bề rộng bản cánh có hiệu ở dầm

trong được xác định là giá trị nhỏ nhất trong 4 giá trị sau:

1
 L = (33-0.6)/4 = 8.1 m
4 tt

 12t s+t w = 12×180+200=2360mm

bc
 12t s+ = 12×180+850/2= 2585 mm
2

 S= 2000 ( S là khoảng cách trung bình của các dầm chủ liền kề nhau)

 Bề rộng bản cánh có hiệu của dầm trong là Bi =2000mm

+ Bề rộng bản cánh có hiệu ở dầm ngoài được xác định như sau:

Bi
Be = + min (…)
2

1
 1/8 Chiều dài nhịp tính toán 8 Ltt = (33-0.6)/8= 4.05 mm

 6t s+t w =6×180+ 200=1280 mm

 6t s+b c/4 = 6×180+850/4=1292.5 mm

 Bề rộng phần hẫng Sk = 1000m


SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 7
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

 Be= Bi/2+1000= 2000 mm

Vậy bề rộng bản cánh có hiệu ở dầm ngoài là Bef =2000 mm

Mặt cắt ngang dầm đã quy đổi

b) Tính toán các đặc trưng hình học :

Giai đoạn chế tạo

- Xét mặt cắt trên gối x0=0

b1−b2
Chiều cao sườn H3’= H1+H2+H3 + H4
b3−b2

650−200
= 250+200+870+ ×110 = 1396mm
850−200

Bề rộng sườn b3’= 650mm

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 8


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

Mặt cắt ngang dầm vị trí trên gối

Diện tích mặt cắt ngang


A=b1 × H ' 3+( b 1+b 3 ¿ ×a 3'/2+b 3 × H 5 + H 6 ×b 4
= 1067400 m m2
Tọa độ trọng tâm mặt cắt:
2 '
b × H /2+100 × H 5 ×(H −H 6−H 5 /2)+100 ×a 3 ' ×(H 3 +2 /3 × a3 ')
Yc = 1
A
= 800,73 mm
Mô men quán tính của mặt cắt ngang đối với trục trung hòa:
Jc= (J - Yc2×A) = 2,63×1011 mm4
- Xét mặt cắt giữa dầm :

.
Mặt cắt hưu hiệu giữa dầm

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 9


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

Trong tâm của mặt cắt :


Yc = 794,186 (mm)
Diện tích mặt cắt:
A =614000 mm2
Mô men quán tính đối với trục X:
I = 1,966×1011 mm4
3. Hệ số phân bố hoạt tải đối với mô men :
Dựa vào tiêu chuẩn TCVN 11823-2017 với bề rộng làn xe chạy 8m thì bố trí 2 làn xe.
 Xác định tham số độ cứng dọc :

2
K g=n .(I + A . e g)
- Tỷ lệ mô đun đàn hồi giữa dầm và bản
+ Cường độ chịu nén của bê tông làm dầm: f’c1=45Mpa
+ Mô đun đàn hồi của dầm
Ecdầm = 0.0017 × K1 ×Wc2×f’c0.33
K1 : Hệ số điều chỉnh cốt liệu thường được lấy bằng 1
Wc = 2240 + 2,29×45 = 2.343×103 (kg/m3)
Ecdầm = 0,0017 × 1 ×(2,343×103)2×450.33 = 3.278×104 (MPa)
+ Cường độ chịu nén của bê tông làm bản mặt cầu f’c2=35Mpa
+ Mô đun đàn hồi của bản mặt cầu
EcBMC= 0.0017 × K1 ×Wc2×f’c0.33
= 0,0017 ×1× 23202 × 350,33 = 2,956×104
4
E cdam 3,278 ×10
n= = 4 = 1,109
E cban 2,956 ×10
- Diện tích mặt cắt:
A =649750 mm2
- Mô men quán tính đối với trục X:
I = 2,087×1011 mm4
- Khoảng cách của trọng tâm dầm không liên hợp tới trọng tâm bản mặt cầu:

eg= 794,186+ 90 = 884,186(mm)


Xác định tham số độ cứng dọc :
11 2
K g=1,109.(1,966 x 10 +614000 . 884,186 ) = 7,504. 1011 (mm4)

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 10


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

 Hệ số phân bố momen
- Đối với dầm giữa:

+ Kiểm tra hệ số phân bố mô men thỏa mãn điều kiện TCVN 11823-2017 đối với phạm vi
áp dụng:
 1100¿ S=2000 ¿ 4900mm
 110¿ t s=180< ¿ 300 mm
 6000¿ Ltt =32400< ¿ 73000 mm
 Số dầm chủ trên mặt cắt ngang N b = 6
 4.109 ≤ K g =¿ 7,504. 1011 ≤ 3.1012
+ Với dầm chữ I hệ số phân bố ngang được tính theo công thức sau:
Với một làn chịu tải thiết kế chịu tải.
S 0.4 S 0.3 Kg
mgg1= 0.06+ ( ) ×( L ) ×( 3
¿0.1
4300 tt Ltt × t s

2000 0.4 2000 0.3 7,504 × 1011 0.1


= 0.06+ ( ) ×( ) ×( ¿
4300 32400 32400× 180
3

= 0,426
Hệ số phân bố ngang 2 hoặc nhiều làn chịu tải:
S 0.4 S 0.2 Kg
mgg2 = 0.075+ ( ) ×( L ) ×( 3
¿0.1
4300 tt L tt × t s

2000 0.4 2000 0.2 7,504 × 1011 0.1


= 0.075+ ( ) ×( ) ×( ¿
4300 32400 32400× 180
3

= 0,559
Chọn giá trị cực đại làm hệ số phân bố mô men cho dầm giữa :
mgg = max(mgg1, mgg2) = 0,559
- Đối với dầm biên:

 1 làn chịu tải :

+Lấy hệ số làn m = 1,2

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 11


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

+Sử dụng qui tắc đòn bẩy: Ta vẽ đường ảnh hưởng dầm biên rồi xếp tải để tính.

+Do cự ly theo chiều ngang cầu của xe tải thiết kế và xe 2 trục thiết kế bằng nhau là

1800mm nên ta có sơ đồ xếp tải chung cho cả 2 xe.

9.3 KN/m

P /2 P /2

0.05

0.5

1 0.95
1.25
1.5

Xếp tải trọng bất lợi lên ĐAH phản lực gối.

Tính hệ số phân ngang đối với xe tải và xe 2 trục thiết kế :

1
∑Yi
+ Công thức tính : mg = 2

Với xe tải thiết kế mgLL = m× ½× ( 0,95+0,05) = 0,6

- Hệ số PBN đối với tải trọng làn dải đều :


1 Y 3+ Y 4 1 1, 25+0
mg =∑
làn
× × ( S +d e −0 , 5 ) × m= × × ( 2+1−0 ,5 ) × 1, 2
blan 2 3 2
¿ 0,625

- Hệ số PBN đối với tải trọng người dải đều :


1 Y 1 +Y 2 1 , 25+0 , 5
mg =∑
PL
× × b¿ ×m= ×1 , 2=0,875
b¿ 2 2
+ ble : Bề rộng của lền người đi bộ.
+ y1: Tung độ ĐAH tại mép ngoài của ĐAH phản lực khi xếp tải trọng người.

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 12


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

+ y2: Tung độ ĐAH tại mép trong của ĐAH phản lực khi xếp tải trọng người.

 Nhiều làn chịu tải :

+ Điều kiện áp dụng -300<de=500< 1700 mm

+ Vậy de= 500mm thỏa mãn điều kiện trên

mgb = e× mgdầm trong


de 500
trong đó e= 0.77+ = 0.77+ = 0.949
2800 2800
mgb = 0.949×0,559= 0,53

mgb= max (mg1lan, mg≥2 lan) = max(0,6; 0,53) = 0,6

 Hệ số phân bố ngang tính toán :

Kí hiệu Hệ số phân bố ngang

mgxe = max ( mgb,mgg) mglàn mgng


mg 0,6 0,625 0,875

4. Hệ số điều chỉnh tải trọng :


Hệ số điều chỉnh tải trọng
Hệ số điều chỉnh tính dẻo : η D
Đối với các bộ phận và liên kết thông thường η D=1
Hệ số xét đến tính dư thừa : η R
Đối với các kết cấu và bộ phận có mức dư thừa thông thường η R=1
Hệ số xét đến tầm quan trọng công trình trong khai thác η I
Đối với cầu thiết kế là quan trọng η I = 1.05
Hệ số điều chỉnh tải trọng
η = η I × η D ×η R= 1.05

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 13


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

5. Xác định tĩnh tải :

5.1 Tĩnh tải giai đoạn 1:

5.1.1 Tĩnh tải do dầm chủ.

-Tỷ trọng bê tông dầm chủ


γ c = 2343 kg/m3

- Xét đoạn dầm từ đầu dầm đến mặt cắt thay đổi tiết diện
+ Lấy diện tích mặt cắt đầu dầm :
A0 = 1067400 mm2
+Trọng lượng đoạn dầm:
A 0 + A1
DCd0= γ c ×(A0×(a+1)+0.5× )×2 = 8472,147 ( kg)
2
a : Khoảng cách từ đầu dầm đến tim gối
- Lấy diện tích mặt cắt giữa dầm A1= 614000mm2
Xét đoạn dầm còn lại:
Cd =γ c ×A1×(Ltt - 2×1.5)= 42294,899 kg
SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 14
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

+ Tĩnh tải dầm chủ coi là trọng lượng rải đều trên suốt chiều dài dầm
DC do + DC d −3
DCdc= ×9 , 81 ×10 = 15,371 KN/m
L
5.1.2 Tĩnh tải bản mặt cầu:
H bmc ×b bmc ×l tt 0 ,18 × 12× 32, 4 −3
DCbmc=γ c × = 2320 × × 10 ×9 , 81 = 8,193 KN/m
N b × Ltt 6 × 32.4

5.1.3 Tĩnh tải dầm ngang


H n × bn ×l n × N n 1.3× 0.3 ×2 ×25 −3
DCdn=γ c × = 2343× ×9 , 81 ×10 = 2,306kg/m
N b × Ltt 6 ×32.4

5.1.4 Tĩnh tải ván khuôn láp ghép


DCvk=γ vk ×(S-b4)×H6 = 650×(2-0.5)×0.05×9,81×10-3=0,478 KN/m
 Tĩnh tải giai đoạn I tác dụng lên dầm

DCI= DCdc+DCdn+DCvk+DCbmc
= 15,371 +8,193+2,036+0,478 = 26,078 KN/m
5.2 Tĩnh tải giai đoạn II :
5.2.1 Tĩnh tải do lan can, tay vịnh

Trọng Trọng lượng


Thể tích Thể tích trên Trọng lượng
TT Hạng mụcDiện tíchChiều dài Số lượng lượng thép trên 1m dài
(m2) (m) (m3) 1 nhịp (m3) bê tông (kg)
(kg) (DC) (KN/m)

1 Tay vịn 0.016 33


0.528 2 1.056 8289,6 2,464
2 Cột lan can 0.074 0.2
0.015 36 0.54 4239 1,26
3 Bệ lan can 0,194 33
6,402 2 12,804 0 29705,28 8,831
Tổng cộng: DClc 12,555
Chú thích: Khối lượng riêng của thép 7850 kg/m3
5.2.2 Tĩnh tải do lớp phủ mặt cầu :

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 15


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

- Lớp bê tông asphant có chiều dày t= 50mm γ = 2250 kg/m3


- Lớp phòng nước có chiều dày t= 10mm γ =1800 kg/m3
- Lớp bê tông bảo vệ t= 40 mm γ =2320 kg/m3
- Bỏ qua trọng lượng vạch sơn ngăn cách lề người đi và bề rộng xe chạy
H lp × Blp × γ lp (2250 × 0 ,05+ 1800× 0 , 01+2320 ×0 , 04) ×(12−0 , 4 × 2)
DWlp = = ×9 , 81 ×10−3
N dầm 6
= 4,089 (KN/m)

5.3. Tổng cộng tĩnh tác dụng lên các dầm dọc chủ
Tĩnh tải giai đoạn I
DCI = 26,078 KN/m
Tĩnh tải giai đoạn II
DCII=12,555 KN/m
DW=4,089 (KN/m)

+)Tổng hợp tĩnh tải tác dụng


DC = DCI+ DCII = 38,633 (KN/m)
DW = 4,089 (KN/m)

II TỔ HỢP TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN DẦM CHỦ TẠI MẶT CẮT GIỮA NHỊP
Hoạt tải 0.65HL93 +3KN/m
0.65 Xe tải thiết kế+ tải trọng làn.(1)
0.65 Xe 2 trục thiết kế + tải trọng làn.(2)
Lấy hiệu ứng max(1:2)
- Xe tải thiết kế

Cấu tạo xe tải thiết kế

- Xe 2 trục thiết kế

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 16


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

Cấu tạo xe 2 trục thiết kế

32400

9.3 KN/m

4.3m 4.3-9m

35KN 145KN 145KN


1.2m

110KN 110KN

y1 y2

y3
8100

1. Tính mômen do tĩnh tải tác dụng lên dầm giữa và dầm biên :
MDC= DC×ω M

MDC= 38,633 × 131,22= 5069,422 (KN.m)

MDW = DW×ω M
MDW = 4,089 × 131,22= 536,559 (KN.m)

2. Tính mômen do tải trọng xe :

Xếp tất cả các trường hợp xếp xe rồi lấy giá trị lớn nhất trong các trường hợp đó :

16200−4300
y 1= y 2= ×8100=5950(m)
16200

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 17


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG
16200−1200
y 3= ×8100=7500
16200

M 3 truc =35. y 1+145.8 , 1+145. y 3=35×5,95+145×8,15+145×5,95


=2252,75 (KN.m)
M 2 truc=110.y4+110.8,1 = 110×7,5 + 110×8,1=1716 (KN.m)

M HL 93=max ( M 3 truc , M 2 truc ) = 2252,75 (KN.m)

3. Nội lực do hoạt tải gây ra


Mô men do hoạt tải 0.65 HL93 tác dụng tại mặt cắt giữa nhịp có tính đến làn
MLL= 0.65×mgxe×(1+IM)×Mxetk ×m×n+ mglan×Mlan×m×n
+ Tại các mặt cắt giữa nhịp :
IM= 33%/
MLL = 0,65×0,6×(1+0,33) ×2252,75 ×1× 2 + 0,625×9,3× 131,22 × 0,65 × 4

= 4320,066 ( KN.m )

3. Nội lực do tải trọng bộ hành gây ra :


MPL= 2×1×0,875×3×131,22 = 688,905 (KN.m)
4. Tổ hợp nội lực theo trạng thái giới hạn I tại các mặt cắt giữa nhịp :
Dựa vào tiêu chuẩn TCVN 11823-2017 :
MucđI = η×(1.75×MLL +1,75×MPL +1.25×MDC+1.5MDW)
=1,05×(1,75×4320,066 +1,75×688,905 +1,25×5069,422+1,5×552,667)
= 16728,05 (KN.m)
III. CHỌN BÓ CÁP DỰ ỨNG LỰC
1. Đặc trưng vật liệu cáp dự ứng lực.
- Sử dụng cáp DƯL có độ tự trùng thấp loại: 7 tao 15.2 mm (7k15)
• Bó 7 tao 12.7mm, 7 tao 15.2mm, 12 tao 12.7, 12 tao 15.2mm được sử dụng trong
công nghệ căng sau, theo tiêu chuẩn của ASTM A416 – 85 cấp 270.
• Diện tích 1 tao đơn 15.2mm: Aps = 1,40 cm2 (tra bảng), diện tích 1 bó 7k15) là
Fps =7 x 1,40 = 9,8 cm2
- Các chỉ tiêu của cáp DƯL:
• Mô đun đàn hồi của thép Ep = 197 000 Mpa
• Cường độ chịu kéo fpu = 1860 Mpa
• Cường độ chảy fpy = 90%.fpu Mpa , fpy = 1670 Mpa

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 18


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

2. Sơ bộ chọn bó cáp DƯL


a) Theo trạng thái giới hạn cường độ
Mu Mu
- Bỏ qua lượng cốt thép thường, do đó: Aps= φ × f × j = φ ×0.95 × f × 0.9 ×h
ps d pu

Trong đó:
+ : Hệ số sức kháng =1
f ps= (0.9÷0.95) f pu

+ h: Chiều cao dầm liên hợp


+ Mu: Mômen uốn do tổ hợp tải trọng ở TTGHCI Mu = 15887,157 kN.m
+ fpu: Cường độ chịu kéo của thép DƯL fpu = 1860 Mpa
=> Diện tích thép DƯL cần bố trí theo TTGHCĐ là
11
1,673 ×10
Aps = = 59101,279 mm2
0.95 ×1860 ×0.9 ×1780
b) Sơ bộ chọn cáp DƯL, bố trí.
- Diện tích cáp DƯL cần bố trí: Aps=59101,279 mm2

59101,279
- Số bó cáp DƯL = 9800 = 6,03

- Chọn số bó cáp DƯL như sau: ncap = 7 bó


=> Diện tích cáp DƯL chọn: Aps = 68600 mm2

IV . TỔ HỢP TẢI TRỌNG CƯỜNG ĐỘ I Ở ĐÁY BỆ TRỤ, MỐ

1 Hệ số phân bố lực cắt :


- Đối với dầm giữa
+ Điều kiện áp dụng
 1100≤S= 2000≤4900mm : Khoảng cách giữa các tim dầm chủ
 110 ≤ts= 180 ≤300 mm : Chiều dày bản mặt cầu
 6000≤Ltt= 33000≤ 73000 : Chiều dày nhịp tính toán
 Nb = 6 dầm
 Thỏa mãn điều kiện áp dụng
+ Đối với một làn chất tải
S 2000
mgv1= 0.36+ = 0.36+ =0,623
7600 7600
+ Đối với 2 hoặc nhiều làn chất tải
S S 2 2000 2000 2
mgv2= 0.2+ –( ) = 0.2+ –( ) = 0,721
3600 10700 3600 10700
SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 19
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

Chọn giá trị cực đại làm hệ số phân bố lực cắt cho dầm trong :
mgg= max(mgv1,mgv2)= 0,721
- Đối với dầm biên:
+ Đối với một làn chất tải: Tính theo phương pháp đòn bẩy (mục 3)
mgxe = 0,6 ; mglàn = 0,625 ; mgPL = 0,875
+Đối với 2 hoặc nhiều làn chất tải :
Điều kiện áp dụng -300<de=500< 1700 mm (thỏa mãn điều kiện)

mgb = e× mgdầm trong


de 500
trong đó e= 0.6+ = 0,6+ = 0,767
3000 3000
mgb = 0.767×0,721= 0.553

mgb= max (mg1lan, mg≥2 lan) = max(0,6; 0,553) = 0,6

 Hệ số phân bố ngang tính toán :

Kí hiệu Hệ số phân bố ngang

mgxe = max ( mgb,mgg) mglàn mgng


mg 0,721 0,625 0,875

2 Tính tổ hợp tải trọng của trụ, chọn số lượng cọc và bố trí cọc :
2.1.Kích thước trụ :
- Mũ trụ:
+ Chiều rộng mũ trụ (theo phương dọc cầu)
b = b3 + b2 + b’2+ bo + 2×(150÷200) + 2×b1

Kích thước mũ trụ theo phương dọc cầu


Trong đó:
b3=50 mm: khoảng cách giữa hai đầu dầm cạnh nhau
b2 ;b2': khoảng cách từ tim gối dầm đến đầu dầm của nhịp biên và nhịp bên phải và bên trái
trụ. b2= 300 mm, b’2=300 mm
b1= 250 mm: khoảng cách từ mép bệ kê gối đến mép mũ trụ theo phương dọc cầu.
b0 =200 mm: kích thước thớt gối
 b = b3+b2+b’2+bo+ 2×100+2×b1 =50+300+300+200+2×200+2×250 =1750mm

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 20


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

+ Chiều dài mũ trụ: (Theo phương ngang cầu):

Kích thước mũ trụ theo phương ngang cầu

a = (n-1)a2 + a0 + 2× (150÷200) + 2×a1


Trong đó:
n = 6 dầm : số lượng dầm chủ
a2=2000 mm : khoảng cách giữa tim các dầm kề nhau
a0 =300mm : kích thước thớt gối
a1 : khoảng cách từ mép bệ kê gối đến mép mũ trụ: a1 = 500mm
=>a=(n-1)a2+a0+2×(150÷200)+2×a1=(6-1)×2000+300 +2×150+2×500
= 116000 mm
- Chọn kích thước trụ cầu: Sử dụng trụ thân hẹp
+ Chiều rộng bệ trụ: 4 m
+ Chiều cao bệ trụ : 1,2 m
+ Chiều dài bệ trụ : 10 m
+ Chiều cao thân trụ : 8 m
+ Bề rộng thân trụ theo phương ngang cầu. tính phần bo tròn : 8 m
+ Bề rộng trụ theo phương dọc cầu :1,5 m
+ Thân trụ phần bo tròn có R = 0,75 m
+ Chiều cao xà mũ: 1,4 m
+ Chiều rộng xà mũ theo phương ngang cầu: 11,6 m
+ Chiều dài xà mũ theo phương dọc cầu: 1,75 m

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 21


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

Kích thước trụ


2.2.Tĩnh tải
Tĩnh tải tiêu chuẩn bản thân trụ tính theo công thức: Ptrụ =
c : Dung trọng riêng của bê tông: c = 2320 kg/m

Chiều cao
2
Tên cấu kiện Diện tích (m ) hoặc chiều số lượng Thể tích (m3) Trọng lượng(KN)
rông (m)

Xà mũ 8.12 1,75 1 14.210 323.408


Xà mũ 7.28 1,75 1 12.740 289.952
Thân trụ 10.634 8 1 85.072 1936.171
Bệ móng 12 4 1 48.000 1092.442
Gối Kê 0.01 0.05 12 0.006 0.137
Đá Kê Gối 0.25 0.2 6 0.300 6.828
Tổng : 3648,937 (KN)

- Tĩnh tải kết cấu phần trên và thiết bị phụ:


RDC= DC L n = 38,633 33 6 = 7649,334 KN
- Trọng lượng lớp phủ: Rw= 4,089 ×33×6 = 809,622 KN
- Tĩnh tải kết cấu phần dưới (xét trụ T1)
Pacimet =V×γn =128,22×1000×9,81×10-3=1257,838 KN

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 22


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

2.3 Hoạt tải :

32400 50 32400

9.3 KN/m 9.3 KN/m

3 KN/m 3 KN/m

4.3m 4.3m 4.3m 4.3m


15000

145KN 145KN 35KN 145KN 145KN 35KN

4.3m 4.3m

145KN 145KN 35KN


1.2m

110KN 110KN

0.272 0.405 0.537 0.868 0.735


0.868 0.964

Rxe 2 trục =110.1 + 110.0,964 = 216,04 (KN)


Rxe 3 trục = 145.1 + 145.0,868 + 35.0,868 =301,24 (KN)
R2 xe 3 trục=35.0,735 + 145.0,868 +145.1 + 35.0,537 + 145.0,405 + 145.0,272
= 413,545 (KN)
Rlàn = 9,3× (0,5×1×32,4×2 + 0,05×1) = 301,785 (KN)
RHL93 = max (Rxe 2 trục + Rlàn; Rxe 3 trục+ Rlàn ; (R2 xe 3 trục+ Rlàn)×0,9 ) = 643,795 (KN)
Rngười = 3.(0,5×1×32,4×2 +0,05×1) = 97,35 (KN)
R1=(n.m.R2 xe 3 trục(1+IM).mgxe + n.m.mglàn.Rlàn).1,75.0,9 + n.m.mgPL.Rngười+ RDC.1,25
+RDW.1,5
=(1.2.413,545.(1+0,33).0,721+0,65.4.301,785.0,625).0,9.1,75+1.2.97,35.0,875.1,75
+7649,334.1,25+1,5. 809,622 = 12917,54 (KN)

 RCĐ1 = [R1 + Ptrụ .1,25 - Pđn.0.9].1,05


=1,05.( 12917,54 + 3648,937.1,25 – 1257,838.0,9) = 17164 KN

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 23


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

2.4 Tính toán bố trí sơ bộ cọc :

2.4.1. Chọn kích thước cọc:

- Kích thước mặt cắt ngang cọc là cọc vuông cạnh a = 400 mm
-Cường độ bê tông thân cọc f’c = 30 MPa
3
-Trọng lượng riêng bê tông γc = 2320 KG/m

- Cốt thép dọc chủ: ASTM A615M 8∅ 20 có fy=420 MPa


- Cao độ mũi cọc :
+ Độ sâu xuyên mũi cọc lấy tại vị trí có 25
+ Độ sâu > 15m
+ Các mặt phân lớp bên trên ≥ 2m

Chọn N= 30 , Độ Sâu = 25,1 m

2.4.2 Tính sức kháng dọc truc


2.4.2.1 Tính sức kháng dọc truc theo vật liệu
Rr = φRn
- Chọn bố trí cốt đai thường: Pn = 0,8[0,85.fc’.(Ag – Ast) +fy.Ast]
Trong đó: + Rr: sức kháng dọc trục tính toán (kN)
+ Rn: sức kháng dọc trục danh định (kN)
+ fc’ = 28 MPa (cường độ quy định của bê tông ở tuổi 28 ngày)
+ fy = 420 MPa (cường độ giới hạn chảy quy định của cốt thép)
+ Ag = 160000 (mm2) (diện tích mặt cắt nguyên)
+ Chọn cốt thép đường kính D=20 mm
+ Ast = 8×3,14x202/4 = 2512 (mm2) (diện tích nguyên của cốt thép)
+ φ = 0,75 (hệ số sức kháng)
- Nên sức kháng dọc trục tính toán theo vật liệu là:
Rvl = Rr = 0,75×0,8[0,85×28.(160000 – 2512) + 420×2512]
= 2881952,64 N ≈ 2881,952KN
2.4.2.2 Tính sức kháng dọc trục theo đất nền:
R R=φ R n
Hoặc :
R R=φ R n=φ sta × R p + φsta × R S
Trong đó :
R p =q p × A p
R S=q s × A S

Trong đó : φ sta : hệ số sức kháng nén cọc đơn

R p : sức kháng chống mũi cọc (N)


R S: sức kháng ma sát thành bên cọc (N)
q p: sức kháng chống đơn vị mũi cọc (Mpa)
q s: sức kháng ma sát đơn vị thành bên cọc (MPa)
A S: diện tích bề mặt thành bên cọc (mm2)

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 24


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG
A p : diện tích mũi cọc (mm2)
a)Tính sức kháng mũi cọc: R p =q p × A p
Sức kháng đơn vị mũi cọc trong đất sét bão hòa (Mpa) được tính như sau:
qp = 9 x Su
Trong đó: Su là cường độ kháng cắt không thoát nước của sét gần chân cọc (MPa);
=> qp = 9 x 126 x 10-3 = 1,134 MPa
Ap = 400 x 400 = 160000 mm2
Do đó sức kháng mũi cọc bằng:
Rp = qp x Ap = 1,134 x 160000 = 181440 N
b) Tính sức kháng thân cọc:
Các lớp đất đều là đất dính.
Dùng phương pháp α để tính ma sát bề mặt đơn vị danh định MPa:

Trong đó: là hệ số kết dính áp dụng cho (Theo API), ta có:

Su<25KPa

25KPa<Su<75KPa

Su>75KPa

Ta có bảng kết quả:

Chiều dài cọc Su αi qsi= αi.Su Asi = 4xDxLi


Lớp đất thứ i Loại đất Rsi= qsi.Asi (N)
trong lớp (m) (Mpa) (Mpa) (mm2)
1. 2,8 Sét pha 0.071 0,54 0,03834 4,48x106 171763,2

2. 12,8 Cát pha (chảy) 0.01 1 0,001 20,48x106 204800

3. 9,5 Sét pha 0,126 0,5 0.063 15,2x106 957600

Tổng RS 1334163,2

c) Sức kháng dọc trục của một cọc đơn :


– Hệ số sức kháng danh đinh của cọc đơn chịu nén theo phương pháp :
Hệ số sức kháng đối với sức kháng thân cọc.
trong đất sét với ta có:
trong đất sét với ta có:

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 25


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

Như vậy sức chịu tải dọc trục của cọc theo đất nền: R R=φ R n=φ sta × R p + φsta × R S = 0,56x
(1334163,2+181440) = 848737,792 N
= 848,738 kN
Sức chịu tải của cọc lấy giá trị nhỏ hơn trong 2 giá trị là sức chịu tải của cọc theo đất nền và
sức chịu tải của cọc theo vật liệu:
R0 = min(RVL; R R)
R0 = min(2881,952; 848,738)
R0 = 848,738 KN
=> Vậy sức chịu tải thiết kế là: R0 = 848,738 KN
2.4.3 Xác định số lượng cọc và bố trí cọc :
Công thức tính toán:
RCĐ 1
n=β ×
R0
Trong đó: n - Số lượng cọc tính toán
 - Hệ số kể đến độ lệch tâm của tải trọng ,  = 1
RCD1 - Tổng tải trọng tác dụng lên cọc tính đến đáy bệ móng (kN)
R0 - Sức chịu tải tính toán của cọc (kN)
17164
n=1. =20 , 22
848,738
Chọn n= 21 cọc

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 26


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

3 Tính tổ hợp tải trọng của mố, chọn số lượng cọc và bố trí cọc :
3.1.Kích thước mố :
- Mũ trụ:
+ Chiều rộng mũ trụ (theo phương dọc cầu)
b = b3 + b2 + b’2+ bo + 2×(150÷200) + 2×b1
b3 b2

ht
d

15-20

bo b1

bm

Kích thước mũ trụ theo phương dọc cầu


Trong đó:
b3: Khe hở giữa đầu dầm và tường đỉnh. chọn b3=50mm
b2: Khoảng cách từ đầu dầm tới tim gối cầu. chọn b2=300mm
bo: Bề rộng gối cầu theo phương dọc cầu. chọn bo= 200mm
b1: Khoảng cách từ mép ngoài đá kê gối tới mép ngoài mũ mố. chọn b1=250 mm
=> bm= b3 + b2 + bo /2+200 + b1=50+300+200/2+150+250 =850 mm
Chọn bm=850 mm
+ Chiều dài mũ trụ: (Theo phương ngang cầu):

Kích thước mũ trụ theo phương ngang cầu

a = (n-1)a2 + a0 + 2× (150÷200) + 2×a1


Trong đó:
n = 6 dầm : số lượng dầm chủ
a2=2000 mm : khoảng cách giữa tim các dầm kề nhau
a0 =300mm : kích thước thớt gối
a1 : khoảng cách từ mép bệ kê gối đến mép mũ trụ: a1 = 700mm
=>a=(n-1)a2+a0+2×(150÷200)+2×a1=(6-1)×2000+300 +2×150+2×700 = 12000 mm
- Kích thước tường đỉnh:
+ Chiều cao tường đỉnh: htđ= hdc+hđá kê+hgối + hbmc + hlop phu
Trong đó:
SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 27
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

hdc: Chiều cao dầm chủ. hdc=1780 mm


hđá kê: Chiều cao đá kê gối. hđá kê=200mm
hgối: Chiều cao gối cầu. hgối = 50 mm
hbmc: Chiều cao bản mặt cầu. hbmc = 180 mm
hlop phu: chiều cao lớp phủ hlop phu = 100 mm
=> htđ= 1780+200+50+180+100= 2310 mm
+ Chiều dày tường đỉnh:
Thông thường chọn chiều dày tường đỉnh từ 300-500mm. Chọn chiều dày tường
đỉnh 400mm
- Kích thước tường thân:
htt= 3870 mm
- Kích thước tường cánh:
+ Chiều dày tường cách: Thường được lấy bằng 350-500mm. Chọn chiều dày
tường cánh 500mm.
Trong đó:
Ls: Là chiều dài tường cánh
n : Là độ dốc ta tuy 1: n
bm là chiều rộng mũ trụ
H: Là chiều cao tường thân tường đỉnh
t : Là chiều dày tường đỉnh
H 6m thì S 0.65 m
H> 6m thì S 1 m

Kích thước chung mố


3.2.Tĩnh tải
Tĩnh tải tiêu chuẩn bản thân trụ tính theo công thức: Ptrụ =
c : Dung trọng riêng của bê tông: c = 2320 kg/m

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 28


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

Tổng thể tích


Tên cấu kiện Dài (m) Rộng (m) Cao (m) Thể tích (m3)Số lượng Trọng Lượng
(m3)

Tường cánh A = 18.59 m2 9.295 2 18.590 423.094

Thân mố 12 1.250 3.870 58.050 1 58.050 1321.172

Tường đỉnh 12 0.400 2.130 10.224 1 10.224 232.690


Bệ móng 13 4 1.2 62.400 1 62.400 1310.930
Bản quá độ 10 A=0.0583 m2 0.583 1 1.166 13.269
Gối kê 0.3 0.2 0.05 0.003 6 0.018 0.410
Đá kê gối 0.6 0.6 0.2 0.072 6 0.432 9.832
Tổng 3311.395

- Tĩnh tải kết cấu phần trên và thiết bị phụ:


RDC= DC L n = 38,633 33 6×1/2 = 3824,667 KN
- Trọng lượng lớp phủ: Rw= 4,089 ×33×6 ×1/2 = 404,811 KN

=> Tổng hợp tĩnh tải


RDC = PMỐ + RDC1 = 3311,395+ 3824,667= 7136,036 KN
RDW = 404,811 KN
Trọng lượng đất tác dụng lên mố theo phương thẳng đứng

V1 = S1 .(12-2.0,5) = 1,785.6.(12-2.0,5) -1.166 = 116,644 m3


V2 = S2.0,5= (1,785+1,285)/2.0,5.0,5.2=0,768 m3
V = V1 +V2 = 116,644 + 0,768 = 117,412 m3
ES = V *γđất = 117,412. 1925.9,81.10-3 = 2217,238 KN

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 29


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

3.3 Hoạt tải :

32400

9.3 KN/m

3 KN/m

4.3m 4.3m

145KN 145KN 35KN


1.2m

110KN 110KN

1 0,963 0,866 0,735

Rxe 2 trục =110.1 + 110.0,963 = 215,93 (KN)


Rxe 3 trục = 145×1 + 145×0,866 + 35×0,735 =296,295 (KN)
Rlàn = 9,3×0,5×1×32,4 = 150,66 (KN)
Rxe = max (Rxe 2 trục ; Rxe 3 trục) = 296,295 (KN)
Rngười = 3× 0,5×1×32,4 = 48,6 (KN)

RCĐ1= 1.05*[(1,75.1,33.Rxe.mgxe.m.n + Rlàn.1,75. mglàn.m.n )+ Rngười.1,75.mgPL.m.n +


RDC.1,25 + RDW.1,5+1,5.ES]
= 1,05×(1,75×1,33×296,295 ×2×1× 0,721+ 150,66×1,75×0,625×4× 0 ,65
+ 48,6 ×1,75×1×2 ×0,875+ 7136,036 ×1,25+404,811×1,5 +2217,238)
= 14457,866 (KN)

3.4 Tính toán bố trí sơ bộ cọc :


SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 30
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

3.4.1. Chọn kích thước cọc: (giống mục 2.4.1)

3.4.2 Tính sức kháng dọc truc (giống mục 2.4.2)

3.4.2.1 Tính sức kháng dọc truc theo vật liệu : (giống mục 2.4.2.1)

3.4.2.2 Tính sức kháng dọc trục theo đất nền:

Trong đó: n - Số lượng cọc tính toán


 - Hệ số kể đến độ lệch tâm của tải trọng ,  = 1
AP - Tổng tải trọng tác dụng lên cọc tính đến đáy bệ móng (kN)
Ptt - Sức chịu tải tính toán của cọc (kN)
14457,866
n=1. =17,034
848,738
Chọn n= 18 cọc

Bố trí cọc :

PHẦN III: PHƯƠNG ÁN CẦU THÉP LIÊN HỢP BẢN BÊ TÔNG CỐT THÉP

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 31


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

I. CHỌN KÍCH THƯỚC DẦM CHỦ,KÍCH THƯỚC DẦM NGANG ĐẶC TRƯNG
HÌNH HỌC CỦA MẶT CẮT.XÁC ĐỊNH TĨNH TẢI TÁC DỤNG LÊN DẦM CHỦ.
1. Thiết kế dầm chủ :
- Chiều cao dầm chủ được lựa chọn phụ thuộc vào:
+ Chiều dài nhịp tính toán.
+ Số lượng dầm chủ trên mặt cắt ngang.
+ Quy mô tải trọng khai thác.
- Xác định theo điều kiện cường độ.
- Xác định theo kinh nghiệm.
- Ngoài ra việc lựa chọn dầm thép cần phải phù hợp với bề rộng của các bản thép hiện có trên
thị trường để tránh việc phải cắt bản thép một cách hợp lý.
- Trong bước tính toán sơ bộ ta chọn chiều cao dầm thép theo công thức:
H sb 1 1
  H sb  .32.4  1.08m.
L 30 30
=> Chọn chiều cao dầm thép:
+ Chiều cao bản bụng: Dw = 1340 mm
+ Chiều dày bản cánh trên: tc = 30 mm
+ Chiều dày bản cánh dưới: tt = 30 mm
+ Chiều cao toàn bộ dầm thép: Hsb = 1340+ 30 + 30 = 1400mm

Cấu tạo mặt cắt ngang dầm chủ


- Cấu tạo bản bụng:
+ Chiều cao bản bụng: Dw = 1340 mm
+ Chiều dày bản bụng: tw = 20 mm

-Cấu tạo bản cánh trên hay bản cánh chịu nén:
+ Bề rộng bản cánh chịu nén: bc = 400 mm
+ Chiều dày t = 30 mm
+ Tổng chiều dày bản cánh chịu nén: tc = 30 mm

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 32


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

- Cấu tạo bản cánh dưới hay bản cánh chịu kéo:
+ Bề rộng bản cánh chịu kéo: bt = 600 mm
+ Chiều dày t = 30 mm
+ Tổng chiều dày bản cánh chịu kéo: tt = 30 mm
- Tổng chiều cao dầm thép: Hsb = 1400 mm
- Cấu tạo bản bêtông:
+ Chiều dày bản bêtông: ts = 180 mm
+ Chiều cao vút bản: th = 120 mm
- Chiều cao toàn bộ dầm liên hợp: Hcb = 1400+180+120= 1700 mm

2. Tính toán đặc trưng hình học của dầm

a. Xác định bề rộng bản cánh có hiệu:

- Không phải toàn bộ bản cánh sẽ tham gia làm việc với dầm chủ mà chỉ 1 phần bản

cánh sẽ cùng tham gia làm việc với dầm chủ.

- Do đó ta phải xác định bề rộng bản cánh có hiệu: Bef

+)Bề rộng bản cánh có hiệu của dầm trong ( dầm giữa ): Bề rộng bản cánh có hiệu ở dầm

trong được xác định là giá trị nhỏ nhất trong 4 giá trị sau:

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 33


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG
1
 L = (33-0.6)/4 = 8.1 m
4 tt

 12t s+t w = 12×180+200=2360mm

bc
 12t s+ = 12×180+850/2= 2585 mm
2

 S= 2000 ( S là khoảng cách trung bình của các dầm chủ liền kề nhau)

 Bề rộng bản cánh có hiệu của dầm trong là Bi =2000mm

+ Bề rộng bản cánh có hiệu ở dầm ngoài được xác định như sau:

Bi
Be = + min (…)
2

1
 1/8 Chiều dài nhịp tính toán 8 Ltt = (33-0.6)/8= 4.05 mm

 6t s+t w =6×180+ 200=1280 mm

 6t s+b c/4 = 6×180+850/4=1292.5 mm

 Bề rộng phần hẫng Sk = 1000m

 Be= Bi/2+1000= 2000 mm

Vậy bề rộng bản cánh có hiệu ở dầm ngoài là Bef =2000 mm

2000
180

400
30

20
1340
30

600

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 34


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

b) Tính toán các đặc trưng hình học

Mặt cắt dầm giai đoạn I


- Mặt cắt tính toán là mặt cắt dầm thép:
- Diện tích mặt cắt dầm thép (diện tích mặt cắt nguyên):
ANC = bc.tc + Dw.tw + bt.tt = 400x30 + 1340x20 + 600x30 = 56800mm2
-Xác định mômen tĩnh của mặt cắt đối với trục 0-0 đi qua đáy dầm thép:

(
So =bc . t c . H sb −
tc
2 )
+ Dw . t w . ( Dw
2 )
+t t + bt . t t .
tt
2

- Khoảng cách từ đáy dầm đến TTH mặt cắt giai đoạn I:

- Xác định mômen quán tính của mặt cắt dầm :


+ Mômen quán tính bản bụng:
t w . D3w
( )
2
Dw
I w= +t w . Dw +t −Y =
12 2 t 1
= 4150497319mm4
+ Mômen quán tính bản cánh chịu nén:

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 35


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

I cf =
b c t 3c
12 ( )t 2
+bc . t c H sb −Y 1− c =
2
= 6525297235 mm4
+ Mômen quán tính bản cánh chịu kéo:

= 6757249853 mm4
+ Mômen quán tính của tiết diện dầm thép:
INC = Iw + Icf + Itf = 4150497319 + 6525297235 + 6757249853
= 1,74x1010 mm4

3. Hệ số phân bố hoạt tải đối với mô men và lực cắt :


Dựa vào tiêu chuẩn TCVN 11823-2017 với bề rộng làn xe chạy 8m thì bố trí 2 làn xe. Ở
đây ta có nlàn=2
Hệ số làn: Dựa vào TCVN 11823-2017 ta có:
nlàn=2 thì mlàn=1
 Xác định tham số độ cứng dọc :

2
K g=n .(I + A . e g)
Trong đó:
+ EB: Môdun đàn hồi của vật liệu chế tạo dầm, EB = 200000 (MPa).
+ Cường độ chịu nén của bê tông làm bản mặt cầu f’c2=35Mpa
+ Mô đun đàn hồi của bản mặt cầu

EcBMC= 0.0017 × K1 ×Wc2×f’c0.33


= 0,0017 ×1× 23202 × 350,33 = 2,956×104
E cdam 200000
n= = 4 = 6,769
E cban 2,956 ×10
- Diện tích mặt cắt:
A =56800 mm2
- Mô men quán tính đối với trục X:
I = 1,74x1010 mm4
- Khoảng cách của trọng tâm dầm không liên hợp tới trọng tâm bản mặt cầu:

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 36


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

eg = 962,36 (mm)
Xác định tham số độ cứng dọc :
10 2
K g=6,769.(1 , 74 x 10 +56800 . 962 ,36 ) = 4,739. 1011 (mm4)
 Hệ số phân bố momen
- Đối với dầm giữa:

+ Kiểm tra hệ số phân bố mô men thỏa mãn điều kiện TCVN 11823-2017 đối với phạm vi
áp dụng:
 1100¿ S=2000 ¿ 4900mm
 110¿ t s=180< ¿ 300 mm
 6000¿ Ltt =32400< ¿ 73000 mm
 Số dầm chủ trên mặt cắt ngang N b = 6
 4.109 ≤ K g =¿ 4,739. 1011 ≤ 3.1012
+ Với dầm chữ I hệ số phân bố ngang được tính theo công thức sau: Với một làn chịu tải
thiết kế chịu tải.
S 0.4 S 0.3 Kg
mgg1= 0.06+ ( ) ×( L ) ×( 3
¿0.1
4300 tt Ltt × t s
2000 0.4 2000 0.3 4,739 ×1011 0.1
= 0.06+ ( ) ×( ) ×( ¿
4300 32400 32400× 180
3

= 0.41
Hệ số phân bố ngang 2 hoặc nhiều làn chịu tải:
S 0.4 S 0.2 Kg
mgg2 = 0.075+ ( ) ×( L ) ×( 3
¿0.1
4300 tt L tt × t s

2000 0.4 2000 0.2 4,739 ×1011 0.1


= 0.075+ ( ) ×( ) ×( ¿
4300 32400 32400× 180
3

= 0,537
Chọn giá trị cực đại làm hệ số phân bố mô men cho dầm giữa :
mgg = max(mgg1, mgg2) = 0,537
- Đối với dầm biên

 1 làn chịu tải :

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 37


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

+Lấy hệ số làn m = 1,2

+Sử dụng qui tắc đòn bẩy: Ta vẽ đường ảnh hưởng dầm biên rồi xếp tải để tính.

+Do cự ly theo chiều ngang cầu của xe tải thiết kế và xe 2 trục thiết kế bằng nhau là

1800mm nên ta có sơ đồ xếp tải chung cho cả 2 xe.

9.3 KN/m

P /2 P /2

0.05

0.5

1 0.95
1.25
1.5

Xếp tải trọng bất lợi lên ĐAH phản lực gối.

Tính hệ số phân ngang đối với xe tải và xe 2 trục thiết kế :

1
∑Yi
+ Công thức tính : mg = 2

Với xe tải thiết kế mgLL = m× ½× ( 0,95+0,05) = 0,6

- Hệ số PBN đối với tải trọng làn dải đều :


1 Y 3+ Y 4 1 1, 25+0
mg =∑
làn
× × ( S +d e −0 , 5 ) × m= × × ( 2+1−0 ,5 ) × 1, 2
blan 2 3 2
¿ 0,625

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 38


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

- Hệ số PBN đối với tải trọng người dải đều :


1 Y 1 +Y 2 1 , 25+0 , 5
mg =∑
PL
× × b¿ ×m= ×1 , 2=0,875
b¿ 2 2
+ ble : Bề rộng của lền người đi bộ.
+ y1: Tung độ ĐAH tại mép ngoài của ĐAH phản lực khi xếp tải trọng người.
+ y2: Tung độ ĐAH tại mép trong của ĐAH phản lực khi xếp tải trọng người.

 2 làn chịu tải

+ Điều kiện áp dụng -300<de=500< 1700 mm

+ Vậy de= 500mm thỏa mãn điều kiện trên

mgb = e× mgdầm trong


de 500
trong đó e= 0.77+ = 0.77+ = 0,949
2800 2800
mgb = 0,949×0,537= 0,51

mgb= max (mg1lan, mg≥2 lan) = max(0,6; 0,51) = 0,6

 Hệ số phân bố ngang tính toán :

Kí hiệu Hệ số phân bố ngang

mgxe = max ( mgb,mgg) mglàn mgng


mg 0,6 0,625 0,875

4. Hệ số điều chỉnh tải trọng :


Hệ số điều chỉnh tải trọng
Hệ số điều chỉnh tính dẻo : η D
Đối với các bộ phận và liên kết thông thường η D=1
Hệ số xét đến tính dư thừa : η R
Đối với các kết cấu và bộ phận có mức dư thừa thông thường η R=1
Hệ số xét đến tầm quan trọng công trình trong khai thác η I

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 39


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

Đối với cầu thiết kế là quan trọng η I = 1.05


Hệ số điều chỉnh tải trọng
η = η I × η D ×η R= 1.05

5.Xác định nội lực các mặt cắt đặc trưng :

5.1. Xác định tĩnh tải :

5.1.1 Tĩnh tải giai đoạn 1:

5.1.1.1Tĩnh tải do dầm chủ.

- Diện tích dầm chủ : A= 0,0568mm2

-Trọng lượng của thép γ t =7850 ( kgm )


- Tĩnh tải do dầm chủ gây ra :

( )
−3
0,0568 ×32 , 4 × 7850× 9 , 81× 10 KN
DC dc = =0,729
6 ×32 , 4 m
5.1.1.2 Tĩnh tải do dầm ngang :

5.1.1.2.1 Tĩnh tải dầm ngang tại vị trí gối :

2000 2000
180
1400
700

A A

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 40


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

Hệ liên kết ngang tại mặt cắt gối

- Cấu tạo của dầm ngang như sau:


+ Chiều cao dầm ngang: Hdn = 70 cm
+ Bề rộng bản cánh: bc = 30 cm
+ Chiều dày bản cánh: tc = 2,4 cm
+ Chiều dày bản bụng: tw = 1,3 cm
+ Diện tích mặt cắt ngang: Adn = 229 cm2
+ Trọng lượng trên 1m chiều dài dầm chủ: qdn = 1,815 kN/m
- Trọng lượng của dầm ngang trên một dầm chủ được tính bằng cách tính tổng trọng
lượng của tất cả các thanh của dầm ngang và chia đều cho mỗi dầm chủ nhân với chiều dài
dầm chủ:
+ Số mặt cắt có bố trí dầm ngang: n = 2 mặt cắt
+ Số dầm ngang trên mỗi mặt cắt: ndn = 5 dầm
+ Tổng số dầm ngang trên toàn cầu: = 2x5= 10 dầm
+ Chiều dài mỗi dầm ngang: Ldn = 1,914m
Vậy trọng lượng trên 1 m chiều dài dầm chủ của dầm ngang tại gối :
g 1,815× 10 ×1,914 KN
DC n = =0,179( )
6 ×32 , 4 m

5.1.1.2.1 Tĩnh tải hệ liên kết ngang tại mặt cắt trung gian
- Tại các mặt cắt trung gian nếu cấu tạo dầm ngang định hình sẽ rất tốn kém. Do đó
tại các mặt cắt trung gian thì hệ liên kết ngang thường được cấu tạo theo dạng hệ gồm có
các thanh thép góc. Chiều cao hệ liên kết ngang:
- Hệ liên kết ngang trung gian có thể làm bằng thép L
- Cấu tạo hệ liên kết ngang trung gian:

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 41


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

L100X100X10

L1 0 0
X1 0 0
X1 0

L100X100X10

HỆ LIÊN KẾT NGANG TẠI CÁC MẶT TRUNG GIANG


+ Khoảng cách giữa các hệ liên kết ngang: an = 2,7m.
+ Số hệ liên kết ngang theo phương dọc cầu là 13 hệ và số hệ liên kết ngang theo
phương ngang cầu là 5 hệ.
+ Tổng số hệ liên kết ngang trung gian toàn cầu là: 13x5 = 65 hệ.
+ Tại mỗi hệ liên kết ngang được cấu tạo gồm 6 thanh thép góc L =
, 2 thanh ở phía trên quay lưng vào nhau, 2 thanh ở phía dưới quay lưng vào nhau và 2
thanh thép xiên liên kết trực tiếp với sườn tăng cường bản bụng.
- Cấu tạo các thép góc làm thanh ngang:
+ Số hiệu thép góc: L100x100x10
+ Bề rộng cánh thép góc: ba = 100 mm
+ Chiều dày cánh thép góc: ta = 10 mm
+ Diện tích mặt cắt ngang: A = 1920mm2
+ Trọng lượng thanh trên 1m chiều dài: q = 0.15 kN/m2
+ Mô men quán tính của một mặt cắt thanh: I = 1790000mm4
+ Số thanh ngang trên: nnt = 2 thanh
+ Chiều dài thanh ngang trên: Lnt = 1,914 m
+ Số thanh ngang dưới: nnd = 2 thanh
+ Chiều dài thanh ngang dưới: Lnd = 1,914 m
+ Trọng lượng trên 1m chiều dài dầm chủ: qdn = 0,15 kN/m
=> Tổng trọng lượng các thanh ngang trong 1 hệ liên kết ngang:

Ptn =nnd × L nd × q+ nnt × Lnt ×q=2 × ( 2 ×1,914 × 0 , 15 )=1,148(KN )

- Cấu tạo thép góc làm thanh xiên:


+ Số hiệu thép góc: L100x100x10
+ Bề rộng cánh thép góc: ba = 100 mm
+ Chiều dày cánh thép góc: ta = 10 mm

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 42


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

+ Diện tích mặt cắt ngang: A = 1920mm2


+ Trọng lượng thanh trên 1m chiều dài: q = 0,15 kN/m2
+ Mômen quán tính của một mặt cắt thanh: I = 1790000mm4
+ Số thanh xiên: nx = 2 thanh
+ Chiều dài thanh xiên: Lx = 1,948 m

=> Tổng trọng lượng các thanh xiên trong 1 hệ liên kết ngang:
P x =n x × L x × q=2× 1,948× 0 ,15=0,584 ( KN )

- Trọng lượng hệ liên kết ngang trên 1m chiều dài dầm chủ:
tg
DC n =
∑ Plkn = (1,148+0,584) ×65 =0,578( KN )
n . Ltt 6 ×32 , 4 m

5.1.1.2 Tĩnh tải sườn tăng cường :


- Cấu tạo và trọng lượng của hệ sườn tăng cường:
+ Chiều cao sườn tăng cường: hs = 1340mm
+ Chiều dày sườn tăng cường: ts = 16 mm
+ Bề rộng sườn tăng cường: bs = 190 mm
+ Khoảng cách giữa các sườn tăng cường: do = 1 m
+ Diện tích mặt cắt ngang sườn tăng cường: as=190x16 = 3040mm2

( )
−9
3040 × 32 , 4 ×7850 × 9 ,81 ×10 KN
DC stc= =1,204
6 ×32 , 4 m

5.1.1.3. Tĩnh tải tại của hệ lien kết dọc :

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 43


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

- Cấu tạo chung:

CẤU TẠO HỆ LIÊN KẾT DỌC CẦU

+ Hệ liên kết dọc thường được cấu tạo từ thép góc L = .


+ Toàn cầu có 12 khoang hệ giữa các liên kết ngang, trên mỗi khoang chỉ cấu tạo
một thanh xiên có chiều dài 3,83m.
+ Các thanh xiên của hệ liên kết dọc được liên kết với sườn dầm chủ thong qua
các bản nút được hàn trực tiếp với dầm chủ.
- Cấu tạo thép góc làm hệ liên kết dọc cầu:
+ Số hiệu thép góc: L100x100x10
+ Bề rộng cánh thép góc: ba = 10 cm
+ Chiều dày cánh thép góc: ta = 1 cm
+ Diện tích mặt cắt ngang: A = 19,20cm2
+ Trọng lượng thanh trên 1m chiều dài: q = 0,15 kN/m2
+ Mômen quán tính của một mặt cắt thanh: I = 179,00cm4
+ Chiều dài 1 thanh xiên của hệ liên kết dọc: Lx = 3,83 m
+ Số thanh liên kết dọc trên 1 khoang: nt = 5 thanh
+ Số khoang của hệ liên kết dọc: nk = 12 khoang
+ Tổng số thanh xiên của hệ liên kết dọc: nx = 5x10 = 60 thanh
+ Trọng lượng trên 1m chiều dài dầm chủ: qdn = 0,15 kN/m

DC lkd =
∑ P lkd = 60 × 3 ,83 × 0 ,15 =0,177( KN )
n . Ltt 6 ×32 , 4 m

5.1.1.4 Tĩnh tải bản mặt cầu:


SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 44
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG
−3
0 ,18 × 12× 32, 4 ×2400 ×9 , 81 ×10 KN
DC bmc = =8,476( )
6 ×32 , 4 m

5.1.1.5 Tĩnh tải giai đoạn 1 tác dụng lên dầm :

DCI = DCdc + DC ng + DC tgn + DC stc+ DC lkd + DCbmc


= 0,729 + 0,179 +0,578 + 1,204 + 0,177 + 8,476 = 11,343 (KN/m)

5.1.2 Tĩnh tải giai đoạn 2 :


5.1.2.1. Tĩnh tải do lan can, tay vịnh

Trọng Trọng lượng


Thể tích Thể tích trên Trọng lượng
TT Hạng mụcDiện tíchChiều dài Số lượng lượng thép trên 1m dài
(m2) (m) (m3) 1 nhịp (m3) bê tông (kg)
(kg) (DC) (KN/m)

1 Tay vịn 0.016 33 0.528 2 1.056 8289,6 2,464


2 Cột lan can 0.074 0.2 0.015 36 0.54 4239 1,26
3 Bệ lan can 0,194 33 6,402 2 12,804 0 29705,28 8,831
Tổng cộng: DClc 12,555

Chú thích: Khối lượng riêng của thép 7850 kg/m


5.2.2 Tĩnh tải do lớp phủ mặt cầu :
- Lớp bê tông asphant có chiều dày t=50mm γ = 2250 kg/m3
- Lớp phòng nước có chiều dày t= 10mm γ =1800 kg/m3
- Lớp bê tông bảo vệ t=40 mm γ =2320 kg/m3
- Bỏ qua trọng lượng vạch sơn ngăn cách lề người đi và bề rộng xe chạy
H lp × Blp × γ lp (2250 × 0 ,05+ 1800× 0 , 01+2320 ×0 , 04) ×(12−0 , 4 × 2)
DWlp = = ×9 , 81 ×10−3
N dầm 6

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 45


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

= 4,089 (KN/m)

5.2.3 . Tổng cộng tĩnh tác dụng lên các dầm dọc chủ :
Tĩnh tải giai đoạn I
DCI = 11,343 (KN/m)
Tĩnh tải giai đoạn II
DCI =12,555(KN/m)
DW =4,089 (KN/m)
+)Tổng hợp tĩnh tải tác dụng
DC = DCI+ DCII = 11,343 + 12,555= 23,898 (KN/m)
DW = 4,089 (KN/m)

II.TỔ HỢP TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN DẦM CHỦ TẠI MẶT CẮT GIỮA NHỊP
Hoạt tải 0.65HL93 +3KN/m
0.65 Xe tải thiết kế+ tải trọng làn.(1)
0.65 Xe 2 trục thiết kế + tải trọng làn.(2)
Lấy hiệu ứng max(1:2)
- Xe tải thiết kế

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 46


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

Cấu tạo xe tải thiết kế

- Xe 2 trục thiết kế

Cấu tạo xe 2 trục thiết kế

32400

9.3 KN/m

4.3m 4.3-9m

35KN 145KN 145KN


1.2m

110KN 110KN

y1 y2

y3
8100

1. Tính mômen do tĩnh tải tác dụng lên dầm giữa và dầm biên :
MDC= DC×ω M

MDC= 23,898 × 131,22= 3135,896 (KN.m)

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 47


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

MDW = DW×ω M
MDW= 4,089 × 131,22= 536,559 (KN.m)

2. Tính mômen do tải trọng xe :

Xếp tất cả các trường hợp xếp xe rồi lấy giá trị lớn nhất trong các trường hợp đó :

16200−4300
y 1= y 2= ×8100=5950(m)
16200

16200−1200
y 3= ×8100=7500
16200

M 3 truc =35. y 1+145. 8 , 1+145. y3 =35×5,95+145×8,1+145×5,95 =2245,5 (KN.m)

M 2 truc=110.y4+110.8,1 = 110×7,5 + 110×8,1=1716 (KN.m)

M HL 93=max ( M 3 truc , M 2 truc ) = 2245,5 (KN.m)

3. Nội lực do hoạt tải gây ra


Mô men do hoạt tải 0.65 HL93 tác dụng tại mặt cắt giữa nhịp có tính đến làn
MLL= 0.65×mgxe×(1+IM)×Mxetk ×m×n+ mglan×Mlan×m×n
+ Tại các mặt cắt giữa nhịp :
IM= 33%/
MLL = 0,65×0,6×(1+0,33) ×2245,5 ×1× 2 + 0,625×9,3× 131,22 × 0,65 × 4

= 4312,544 ( KN.m )

4. Nội lực do tải trọng bộ hành gây ra :


MPL= 2×1×0,875×3×131,22 = 688,905 (KN.m)
5. Tổ hợp nội lực theo trạng thái giới hạn I tại các mặt cắt giữa nhịp :
Dựa vào tiêu chuẩn TCVN 11823-2017 :
MucđI = η×(1.75×MLL +1,75×MPL +1.25×MDC+1.5MDW)
=1,05×(1,75×4312,544 +1,75×688,905 +1,25×5069,422+1,5×552,667)
= 16714,229 (KN.m)

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 48


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

IV . TỔ HỢP TẢI TRỌNG CƯỜNG ĐỘ I Ở ĐÁY BỆ TRỤ, MỐ

4.1 Hệ số phân bố lực cắt :


- Đối với dầm giữa
+ Điều kiện áp dụng
 1100≤S= 2000≤4900mm : Khoảng cách giữa các tim dầm chủ
 110 ≤ts= 180 ≤300 mm : Chiều dày bản mặt cầu
 6000≤Ltt= 33000≤ 73000 : Chiều dày nhịp tính toán
 Nb = 6 dầm
 Thỏa mãn điều kiện áp dụng
+ Đối với một làn chất tải
S 2000
mgv1= 0.36+ = 0.36+ =0,623
7600 7600
+ Đối với 2 hoặc nhiều làn chất tải
S S 2 2000 2000 2
mgv2= 0.2+ –( ) = 0.2+ –( ) = 0,721
3600 10700 3600 10700

Chọn giá trị cực đại làm hệ số phân bố lực cắt cho dầm trong :
mgv= max(mgv1,mgv2)= 0,721
- Đối với dầm biên
+ Đối với một làn chất tải: Tính theo phương pháp đòn bẩy (mục 3)
mgxe = 0,6 ; mglàn = 0,625 ; mgPL = 0,875

+Đối với 2 hoặc nhiều làn chất tải :

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 49


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

Điều kiện áp dụng -300<de=500< 1700 mm

 de= 500mm thỏa mãn điều kiện trên

mgb = e× mgdầm trong


de 500
trong đó e= 0.6+ = 0,6+ = 0,767
3000 3000
mgb = 0.767×0,721= 0.553

mg = max (mgb, mgg) =0,6

 Hệ số phân bố ngang tính toán :

Kí hiệu Hệ số phân bố ngang

mgxe = max ( mgb,mgg) mglàn mgng


mg 0,721 0,625 0,875

4.2 Tính tổ hợp tải trọng của trụ, chọn số lượng cọc và bố trí cọc :
4.2.1.Kích thước trụ :
- Mũ trụ:
+ Chiều rộng mũ trụ (theo phương dọc cầu)
b = b3 + b2 + b’2+ bo + 2×(150÷200) + 2×b1

Kích thước mũ trụ theo phương dọc cầu


Trong đó:
b3=50 mm: khoảng cách giữa hai đầu dầm cạnh nhau
b2 ;b2': khoảng cách từ tim gối dầm đến đầu dầm của nhịp biên và nhịp bên phải và bên trái
trụ. b2= 300 mm, b’2=300 mm
b1= 250 mm: khoảng cách từ mép bệ kê gối đến mép mũ trụ theo phương dọc cầu.
b0 =200 mm: kích thước thớt gối
 b = b3+b2+b’2+bo+ 2×100+2×b1 =50+300+300+200+2×200+2×250 =1750mm

+ Chiều dài mũ trụ: (Theo phương ngang cầu):

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 50


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

Kích thước mũ trụ theo phương ngang cầu

a = (n-1)a2 + a0 + 2× (150÷200) + 2×a1


Trong đó:
n = 6 dầm : số lượng dầm chủ
a2=2000 mm : khoảng cách giữa tim các dầm kề nhau
a0 =300mm : kích thước thớt gối
a1 : khoảng cách từ mép bệ kê gối đến mép mũ trụ: a1 = 700mm
=>a=(n-1)a2+a0+2×(150÷200)+2×a1=(6-1)×2000+300 +2×150+2×500
= 11600 mm
- Chọn kích thước trụ cầu: Sử dụng trụ thân hẹp
+ Chiều rộng bệ trụ: 3 m
+ Chiều cao bệ trụ : 1,2 m
+ Chiều dài bệ trụ : 9 m
+ Chiều cao thân trụ : 8 m
+ Bề rộng thân trụ theo phương ngang cầu. tính phần bo tròn : 8 m
+ Bề rộng trụ theo phương dọc cầu :1,5 m
+ Thân trụ phần bo tròn có R = 0,75 m
+ Chiều cao xà mũ: 1,4 m
+ Chiều rộng xà mũ theo phương ngang cầu: 11,6 m
+ Chiều dài xà mũ theo phương dọc cầu: 1,75 m

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 51


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

Kích thước trụ


4.2.2.Tĩnh tải
Tĩnh tải tiêu chuẩn bản thân trụ tính theo công thức: Ptrụ =
c : Dung trọng riêng của bê tông: c = 23.2KG/m

Chiều cao
Tên cấu kiện Diện tích số lượng Thể tích Trọng lượng
hoặc

Xà mũ 8.12 1.75 1 14.210 323.408


Xà mũ 7.28 1.75 1 12.740 289.952
Thân trụ 1 11.517 8 1 92.136 2,096.942

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 52


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

Bệ móng 12 4 1 48.000 1,092.442


Gối Kê 0.01 0.05 12 0.006 0.137
Đá Kê Gối 0.25 0.2 6 0.300 6.828
Tổng : 3809,708 (KN)

- Tĩnh tải kết cấu phần trên và thiết bị phụ:


RDC= DC L n = 23,898 33 6 = 4731,804 KN
- Trọng lượng lớp phủ: Rw= 4,089 ×33×6 = 809,622 KN
- Tĩnh tải kết cấu phần dưới
Pacimet =V×γn =117,164×1000×9,81×10-3=1149,379 KN

4.2.3 Hoạt tải :

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 53


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

32400 50 32400

9.3 KN/m 9.3 KN/m

3 KN/m 3 KN/m

4.3m 4.3m 4.3m 4.3m


15000

145KN 145KN 35KN 145KN 145KN 35KN

4.3m 4.3m

145KN 145KN 35KN


1.2m

110KN 110KN

0.272 0.405 0.537 0.868 0.735


0.868 0.964

Rxe 2 trục =110.1 + 110.0,964 = 216,04 (KN)


Rxe 3 trục = 145.1 + 145.0,868 + 35.0,868 =301,24 (KN)
R2 xe 3 trục=35.0,735 + 145.0,868 +145.1 + 35.0,537 + 145.0,405 + 145.0,272
= 413,545 (KN)
Rlàn = 9,3× (0,5×1×32,4×2 + 0,05×1) = 301,785 (KN)
RHL93 = max (Rxe 2 trục + Rlàn; Rxe 3 trục+ Rlàn ; (R2 xe 3 trục+ Rlàn)×0,9 ) = 643,795 (KN)
Rngười = 3.(0,5×1×32,4×2 +0,05×1) = 97,35 (KN)

R1=(n.m.R2 xe 3 trục(1+IM).mg + n.m.mg.Rlàn).0,9 + n.m.mg.Rngười+ RDC.1,25 + RDW.1,5


=(1.2.413,545.(1+0,33).0,721+0,65.4.301,785.0,625).0,9.1,75+1.2.97,35.0,875.1,75
+4731,804.1,25+1,5. 809,622 = 9448,87 (KN)

 RCĐ1 = [R1+ Ptrụ .1,25 - Pđn.0.9]1,05


=1,05.(9448,87 + 3809,708.1,25 - 1149,379 .0.9) = 13835,392 KN

4.2.4 Tính toán bố trí sơ bộ cọc : (giống phương án 1 )

4.2.4.1. Chọn kích thước cọc: (giống phương án 1 )

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 54


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

4.2.4.2 Tính sức kháng dọc truc (giống phương án 1 )

4.2.4.2.1 Tính sức kháng dọc truc theo vật liệu (giống phương án 1 )

4.2.4.3 Xác định số lượng cọc và bố trí cọc :


A
n=β . p
Công thức tính toán: Ptt
Trong đó: n - Số lượng cọc tính toán
 - Hệ số kể đến độ lệch tâm của tải trọng ,  = 1
AP - Tổng tải trọng tác dụng lên cọc tính đến đáy bệ móng (kN)
Ptt - Sức chịu tải tính toán của cọc (kN)
13835,392
n=1. =1 6 ,3
848,738
Chọn n= 17 cọc

4.3 Tính tổ hợp tải trọng của mố, chọn số lượng cọc và bố trí cọc :
4.3.1.Kích thước mố :
- Mũ trụ:
SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 55
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

+ Chiều rộng mũ trụ (theo phương dọc cầu)


b = b3 + b2 + b’2+ bo + 2×(150÷200) + 2×b1
b3 b2

ht
d 15-20

bo b1

bm

Kích thước mũ trụ theo phương dọc cầu


Trong đó:
b3: Khe hở giữa đầu dầm và tường đỉnh. chọn b3=50mm
b2: Khoảng cách từ đầu dầm tới tim gối cầu. chọn b2=300mm
bo: Bề rộng gối cầu theo phương dọc cầu. chọn bo= 200mm
b1: Khoảng cách từ mép ngoài đá kê gối tới mép ngoài mũ mố. chọn b1=250 mm
=> bm= b3 + b2 + bo /2+200 + b1=50+300+200/2+150+250 =850 mm
Chọn bm=900 mm
+ Chiều dài mũ trụ: (Theo phương ngang cầu):

Kích thước mũ trụ theo phương ngang cầu

a = (n-1)a2 + a0 + 2× (150÷200) + 2×a1


Trong đó:
n = 6 dầm : số lượng dầm chủ
a2=2000 mm : khoảng cách giữa tim các dầm kề nhau
a0 =300mm : kích thước thớt gối
a1 : khoảng cách từ mép bệ kê gối đến mép mũ trụ: a1 = 700mm
=>a=(n-1)a2+a0+2×(150÷200)+2×a1=(6-1)×2000+300 +2×150+2×700
= 12000mm
- Kích thước tường đỉnh:
+ Chiều cao tường đỉnh: htđ= hdc+hđá kê+hgối + hbmc + hlop phu
Trong đó:
hdc: Chiều cao dầm chủ. hdc=1400 mm
hđá kê: Chiều cao đá kê gối. hđá kê=200mm
SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 56
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

hgối: Chiều cao gối cầu. hgối = 50 mm


hbmc: Chiều cao bản mặt cầu. hbmc = 180 mm
hlop phu: chiều cao lớp phủ hlop phu = 100 mm
=> htđ= 1400+200+50+180+100= 1930 mm
+ Chiều dày tường đỉnh:
Thông thường chọn chiều dày tường đỉnh từ 300-500mm. Chọn chiều dày tường
đỉnh 400mm
- Kích thước tường thân:
htt= 3870 mm
- Kích thước tường cánh:
+ Chiều dày tường cách: Thường được lấy bằng 350-500mm. Chọn chiều dày
tường cánh 500mm.
Trong đó:
Ls: Là chiều dài tường cánh
n : Là độ dốc ta tuy 1: n
bm là chiều rộng mũ trụ
H: Là chiều cao tường thân tường đỉnh
t : Là chiều dày tường đỉnh
H 6m thì S 0.65 m
H> 6m thì S 1 m

Kích thước chung mố

4.3.2.Tĩnh tải
Tĩnh tải tiêu chuẩn bản thân trụ tính theo công thức: Ptrụ =
c : Dung trọng riêng của bê tông: c = 23.2KG/m
SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 57
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

Tổng thể tích Trọng Lượng


Tên cấu kiện Dài (m) Rộng (m) Cao (m) Thể tích (m3) Số lượng
(m3) (KN)

Tường cánh A = 18.59 m2 9.295 2 18.590 423.094


Thân mố 12 1.250 3.870 58.050 1 58.050 1,321.172
Tường đỉnh 12 0.400 1.930 9.264 1 9.264 210.841

Bệ móng 12 3.5 1.2 50.400 1 50.400 1,147.064


Bản quá độ 10 A=0.0583 m2 0.583 1 0.583 13.269
Gối kê 0.3 0.2 0.05 0.003 6 0.018 0.410
Đá kê gối 0.6 0.6 0.2 0.072 6 0.432 9.832
Tổng 3125.680

- Tĩnh tải kết cấu phần trên và thiết bị phụ:


RDC= DC L n = 23,898 33 6/2 = 2365,902 KN
- Trọng lượng lớp phủ: Rw= 4,089 ×33×6/2 = 404,811 KN
=> Tổng hợp tĩnh tải
RDC = PMỐ + RDC1 = 2365,902 + 3125.680= 5491,582 KN
RDW = 404,811 KN

Trọng lượng đất tác dụng lên mố theo phương thẳng đứng

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 58


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

V1 = S1 .(12-2.0,5) = 1,785.5,8.(12-2.0,5) - 1.166 = 112,717 m3


V2 = S2.0,5= (1,785+1,285)/2.0,5.0,5.2=0,768 m3
V = V1 +V2 = 112,717 + 0,768 = 113,485 m3
ES = V *γđất = 113,485. 1925.9,81.10-3 = 2143,079 KN

4.3.3 Hoạt tải :

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 59


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

32400

9.3 KN/m

3 KN/m

4.3m 4.3m

145KN 145KN 35KN


1.2m

110KN 110KN

1 0,963 0,866 0,735

Rxe 2 trục =110.1 + 110.0,963 = 215,93 (KN)


Rxe 3 trục = 145×1 + 145×0,866 + 35×0,735 =296,295 (KN)
Rlàn = 9,3×0,5×1×32,4 = 150,66 (KN)
Rxe = max (Rxe 2 trục ; Rxe 3 trục) = 296,295 (KN)
Rngười = 3× 0,5×1×32,4 = 48,6 (KN)

RCĐ1= 1.05*[(1,75.1,33.Rxe.mgxe.m.n + Rlàn.1,75. mglàn.m.n )+ Rngười.1,75.mgPL.m.n +


RDC.1,25 + RDW.1,5+1,5.ES]
= 1,05×(1,75×1,33×296,295 ×2×1× 0,721+ 150,66×1,75×0,625×4× 0 ,65
+ 48,6 ×1,75×1×2 ×0,875+ 5491,582 ×1,25+404,811×1,5 +1,5. 2143,079)
= 12258,031 (KN)

4.3.4 Tính toán bố trí sơ bộ cọc :

4.3.4.1. Chọn kích thước cọc: (giống phương án 1)

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 60


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CẦU GVHD : NGUYỄN THẠC QUANG

4.3.4.2 Tính sức kháng dọc truc (giống phương án 1)

4.3.4.2.1 Tính sức kháng dọc truc theo vật liệu : (giống phương án 1)

4.3.4.2.2 Tính sức kháng dọc trục theo đất nền:

Trong đó: n - Số lượng cọc tính toán


 - Hệ số kể đến độ lệch tâm của tải trọng ,  = 1
AP - Tổng tải trọng tác dụng lên cọc tính đến đáy bệ móng (kN)
Ptt - Sức chịu tải tính toán của cọc (kN)
12258,031
n=1. =14,443
848,738
Chọn n= 15 cọc

Bố trí cọc :

SV NGUYỄN HUY HOÀNG- CDBO2 –K56 61

You might also like