Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 56

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




BÀI TẬP NHÓM 9


CÔNG TY THỰC TẾ: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI BQ
CÔNG TY ẢO: CÔNG TY TNHH HTV HOUSE GROUP
Môn học: Lý thuyết & thiết kế tổ chức
Lớp: MGT3010_1
GVHD: Ngô Xuân Thuỷ
Thành Viên: Trần Uông Việt Toàn (nhóm trưởng) – 100%
Nguyễn Mạnh Hữu – 100%
Phùng Thị Như – 100%
Nguyễn Thị Nhung – 100%
Trần Thị Linh Nga – 100%
Trần Thị Ánh Thắm – 100%

Năm học: 2023 – 2024


MỤC LỤC
A.CÔNG TY THỰC TẾ: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI BQ.....................3
I. Giới thiệu về công ty........................................................................................................................3
II. Chủ đề 1: “Trình bày cụ thể một khía cạnh/biến số thuộc chiều hướng cấu trúc tổ chức
của công ty.”.........................................................................................................................................4
III. Chủ đề 2: ” Hãy chọn & trình bày một phương pháp đánh giá về tính hữu hiệu của công
ty mà nhóm cho là phù hợp nhất.”.....................................................................................................7
IV. Chủ đề 3: “Nêu tóm tắt & chỉ ra loại chiến/hoặc kế hoạch kinh doanh hiện nay, đánh giá
sự ảnh hưởng của nó đến cấu trúc tổ chức của công ty.”...............................................................13
V. Chủ đề 4: “Giải pháp mà công ty TNHH sản xuất & thương mại BQ đã sử dụng để thích
nghi với tính không chắc chắn của môi trường. Nói rõ kết quả của giải pháp này.”..................16
VI. Chủ đề 5: “Trình bày cụ thể một giải pháp mà công ty đã sử dụng để thích nghi với sự
khan hiếm về nguồn lực của môi trường. Nói rõ kết quả của giải pháp này.”.............................23
VII. Chủ đề 6: “Hãy cho biết công nghệ của công ty thuộc loại nào và phân tích ảnh hưởng của
công nghệ đến cấu trúc tổ chức.”......................................................................................................24
VIII. Chủ đề 7: “Hãy đánh giá về quy mô của công ty và phân tích ảnh hưởng của quy mô
đến cấu trúc tổ chức của công ty.”....................................................................................................27
IX. Chủ đề 8: “Nghiên cứu, đánh giá những hình thức liên hợp thông tin dọc và ngang để phối
hợp hoạt động trong công ty.”..........................................................................................................30
X. Chủ đề 9: “Chỉ ra những hình thức công ty đã sử dụng khi nhóm gộp các hoạt động để
hình thành các bộ phận của công ty? Chỉ ra đâu là Bộ phận quản trị, Bộ phận trực tuyến, đâu
là bộ phận chức năng tham mưu của công ty.”...............................................................................30
XI. Chủ đề 10: “Xác định kiểu cấu trúc, vẽ sơ đồ tổ chức của công ty mà nhóm nghiên cứu,
chỉ ra ưu - nhược điểm của cấu trúc hiện nay.”................................................................................5
XII. Những đề xuất để hoàn thiện cấu trúc tổ chức của công ty.....................................................8
B. CÔNG TY ẢO: CÔNG TY TNHH HTV HOUSE GROUP........................................................9
I. Tổng quan công ty............................................................................................................................9
II. Chủ đề 11: “Trình bày nhữ̃ng nội dung sau về công ty ảo do nhóm thành lập: Nêu tên
pháp lý, loại hình doanh nghiệp, sản phẩm hay dịch vụ mà công ty kinh doanh, địa bàn kinh
doanh, trụ sở giao dịch của công ty. Những giả định về bối cảnh hoạt động của công ty: Quy
mô, môi trường, công nghệ, mục tiêu (Phải có số liêu minh chứng).”...........................................10
III. Chủ đề 12: “ Theo nhóm công ty cần thành lập những bộ phận thiết yếu nào để phục vụ
kinh doanh của mình? Giải thích lý do thành lập từng bộ phận đó.”...........................................12
IV. Chủ đề 13: “Nêu cụ thể chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong cấu trúc tổ chức
của công ty do nhóm thành lập.”......................................................................................................14
V. Chủ đề 14: “Vẽ sơ đồ cấu trúc tổ chức của công ty. Cho biết đây là kiểu cấu trúc tổ chức
cơ bản nào? Nêu những điểm mạnh & điểm yếu của kiểu cấu trúc tổ chức này.”......................18
VI. Chủ đề 15: “ Trình bày những nội dung sau về công ty ảo do nhóm thành lập: Theo nhóm
quyền hành trong tổ chức nên tập trung hay phân tán? Giải thích vì sao?.................................20
A. CÔNG TY THỰC TẾ: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI
BQ
I. Giới thiệu về công ty
1. Giới thiệu chung
Giày BQ là thương hiệu giày công sở nổi tiếng được thành lập từ năm 2005. Mỗi sản
phẩm của Giày BQ là tổng hoà của thiết kế thời thượng, đường nét trang nhã và
phom dáng chuẩn mực. Từng sản phẩm Giày BQ mang đến khách hàng không chỉ là
phụ kiện thời trang đơn thuần mà còn gởi gắm vào đó là tâm huyết của những bàn tay
Việt tài hoa với mong muốn được trở thành người đồng hành cùng khách hàng trong
những khoảnh khắc quan trọng trên hành trình chinh phục thành công.
Sứ mệnh: Thương hiệu giày BQ trân trọng được đem đến cho khách hàng những trải
nghiệm tự tin, khơi gợi cảm hứng và cùng đồng hành kiến tạo mái ấm gia đình Việt.
Giá trị cốt lõi:
SERVE (phụng sự): Luôn mang hết sức lực, trí tuệ để vượt qua mọi khó khăn, thử
thách bằng sự chính trực, cam kết & tận tâm trong suy nghĩ và hành động của mọi
người đúng với định hướng phục vụ “Lấy Khách hàng làm trung tâm”.
COLLABORATION (hợp tác): Tôn trọng & đảm bảo lợi ích hợp tác cho các bên
liên quan, là nền tảng trong mối quan hệ hợp tác theo từng giai đoạn sẽ được nâng
tầm dựa
trên định hướng tập trung thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
CREATIVE (sáng tạo): Luôn học hỏi, tìm tòi và chủ động đưa ra những giải pháp
nhằm ứng phó trước những cơ hội & thách thức, sáng tạo nâng cao giá trị mới về sản
phẩm, dịch vụ cho khách hàng.
SPEED (tốc độ): Phản ứng nhanh theo nhu cầu của thị trường. Tốc độ và hiệu quả
trong từng hành động của mọi người để thỏa mãn nhanh gọn nhu cầu khách hàng.
SHARE (sẻ chia): Trách nhiệm với cộng đồng xã hội, cho đi là nhận lại, càng phát
triển thì BQ càng nâng cao thực hiện trách nhiệm Xã Hội của Doanh nghiệp và đóng
góp để nâng bước, chia sẽ khó khăn với cộng đồng.
2. Các sản phẩm/dịch vụ kinh doanh của công ty
 Sản phẩm: Giày, dép Nam Nữ, Trẻ em và Phụ kiện.
- Hàng nam: giày tây, giày cỏ, sandal, giày thể thao, dép, sapo nam
- Hàng nữ: giày cao gót, giày bít, giày dây, giày búp bê, giày cỏ, sandal, giày thể
thao,
- dép, sapo, guốc nữ
- Hàng trẻ em: giày, dép trẻ em
- Các phụ kiện làm bằng da khác: ví, nịt.
3. Cơ cấu tổ chức
- Công ty gồm có Ban Giám đốc và các Phòng chuyên môn.
- Cơ cấu tổ chức, định biên nhân sự của Công ty có thể được thay đổi để phù hợp
với yêu cầu hoạt động của Công ty. Giám đốc là người có thẩm quyền quyết định
việc thay đổi cơ cấu tổ chức của Công ty.

II. Chủ đề 1: “Trình bày cụ thể một khía cạnh/biến số thuộc chiều hướng cấu
trúc tổ chức của công ty.”
Biến số nghiên cứu: Tính Chuyên môn hóa
Chuyên môn hóa là một dạng phân công lao động trong đó mỗi cá nhân hay một bộ
phận của doanh nghiệp tập trung năng lực của mình vào một loại hoạt động duy nhất
hay một vài hoạt động nào đó. Nếu một cá nhân chuyên môn hóa vào một nhiệm vụ
duy nhất, có khả năng người đó sẽ thực hiện nhiệm vụ đó hiệu quả hơn nhiều so với
trường hợp phải làm mọi việc. Các bộ phận tập trung vào công việc mà họ làm tốt
nhất: sự quen thuộc và lặp lại hàng ngày sẽ nâng cao kỹ năng lao động và tránh được
những tổn thất về thời gian do phải chuyển từ việc này sang việc khác. Vì những lý
do đó, chuyên môn hóa đem lại năng suất lao động và sản lượng cao hơn.
Ưu điểm của chuyên môn hóa:
 Nâng cao kỹ năng làm việc cho người lao động.
 Tăng năng suất sản xuất sản phẩm cho doanh nghiệp.
 Tận dụng yếu tố nguồn lực một cách triệt để.
 Thúc đẩy kinh tế của doanh nghiệp và xã hội
Nhận xét về tính chuyên môn hóa trong công ty :
 Cơ cấu bộ máy của Công ty được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu
hạn . Công ty được tổ chức gọn nhẹ để giảm thiểu và triệt tiêu những lãng phí
không cần thiết và hướng đến hiệu quả cao nhất cho cổ đông
 Tính chuyên môn hóa công việc trong cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Sản xuất
và Thương mại BQ khá cao, công việc của các phòng ban khá độc lập với nhau và
mang tính chuyên sâu, ít chồng chéo.
1. Đại hội đồng Cổ đông Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại BQ:
Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Quyết định chiến lược phát triển và kế
hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; quyết định giải pháp phát triển thị trường,
bầu miễn nhiệm chủ tịch Hội đồng thành viên, quyết định bỗ nhiệm, miễn nhiệm, kí
hoặc chấm dứt hợp đồng với thành viên Ban Tổng giám đốc; quyết định mức lương
thưởng và lợi ích khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên, các thành viên Ban Tổng
giám đốc,…
2. Hội đồng quản trị Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại BQ:
Là những người nắm giữ số cổ phần lớn nhất của công ty. Hội đồng quản trị là cơ
quan quản lý công ty cổ phần có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định mọi vấn
đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng Cổ đông.
3. Ban kiểm soát Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại BQ:
Đại diện cho Đại hội đồng cổ đông, kiểm soát hoạt đọng của Hội đòng quản trị.Nắm
giữ vai trò kiểm tra hợp lí, hợp pháp, trung thực và thận trọng trong quản lí điều hành
kinh doanh, công tác kế toán thống kê và lập báo cáo tài chính; kiểm soát toàn bộ hệ
thống tài chính cũng như việc thực hiện các quy chế của công ty; trách nhiệm báo
cáo, giải trình với Hội đồng thành viên khi được yêu cầu, tham mưu cho Hội đồng
thành viên Giám đốc.
4. Ban tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại BQ:
Giám đốc hoặc tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày
của công ty. Ban tổng giám đốc quản lí chuyên môn chịu trách nhiệm quản lí các
phòng nghiệp vụ, có chức năng trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách hàng, cụ thể
như sau:
4.1. Phòng Tổ chức Hành chính Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại BQ:
Có nhiệm vụ là tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc Công ty về công tác tổ chức
bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của
Công ty; Lập sổ Bảo hiểm xã hội cho CB.CNV; Tham mưu giải quyết hồ sơ thủ tục
về tuyển dụng lao động, đề xuất, bổ nhiệm các chức danh Trưởng, Phó các phòng và
các chức danh tương đương, Đội trưởng sản xuất, thuyên chuyển CB.CNV theo yêu
cầu hoạt động của Công ty; Xây dựng nội quy, quy chế Công ty và phổ biến đến
người lao động; Có kế hoạch đào tạo, kế hoạch nâng lương, bám sát các chế độ,
chính sách hiện hành; Kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề để phù hợp đáp ứng được
công việc được giao; Phối hợp với các phòng nghiệp vụ xây dựng quy định, quy chế
của Công ty; Xây dựng kế hoạch về tuyển dụng lao động, tập huấn về mạng lướt
ATVSV, ATLĐ và vệ sinh lao động cho CB.CNV; Trang bị dụng cụ phòng cháy
chữa cháy, phòng chống bão lụt, bảo hộ lao động; Thực hiện một số nhiệm vụ khác
theo sự phân công của Tổng giám đốc.
4.2. Phòng Kế hoạch Đầu tư Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại BQ:
Nghiên cứu, khảo sát tình hình thực tế về quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Theo dõi, giám sát và tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất sản phảm của công ty.
Lưu trữ các hợp đồng theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và của Công ty;
Tổng hợp kế hoạch các lĩnh vực do các phòng chuyên môn và các đơn vị lập để xây
dựng kế hoạch chung trong toàn công ty; Lập dự toán, tổ chức thực hiện, quyết toán
các kế hoạch, dự án ngoài danh mục đặt hàng; Lập và tổ chức thực hiện các thủ tục
pháp lý về quản lý đầu tư của Công ty; Báo cáo TGĐ trình HĐQT phê duyệt theo
Điều lệ Công ty; Giám sát, theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch và khối lượng, công
việc trong toàn Công ty theo quy chế khoán và báo cáo định kỳ cho Tổng giám đốc
Công ty; Lập các biểu mẫu, báo cáo, thống kê về công tác kế hoạch đầu tư trình Tổng
giám đốc Công ty và hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc thực hiện; Lập kế hoạch
quản lý và điều động các loại công cụ, dụng cụ và phương tiện để thực hiện nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh của Công ty.
Theo dõi cấp phát thanh toán nguyên nhiên liệu cho toàn bộ phương tiện hoạt động
sản xuất phục vụ của Công ty.
4.3. Phòng Kinh doanh Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại BQ:
Lập kế hoạch về kinh doanh các sản phẩm trong toàn Công ty; Quản lý, kiểm tra,
giám sát, đôn đốc và đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch và kinh doanh có hiệu
quả.
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng giám đốc Công ty giao theo yêu cầu
công việc của từng thời điểm hoặc công việc mới phát sinh có liên quan đến công tác
kinh doanh của Công ty.
4.4. Phòng Kế toán Tài vụ Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại BQ:
Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật
tư, tiền vốn; Quá trình và kết quả hoạt động SXKD và tình hình sử dụng kinh phí của
Công ty.
Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch SXKD; Kế hoạch thu, chi tài chính; Quy trình,
quy chế thu nộp, thanh toán. Kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, vật tư,
tiền vốn, kinh phí, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành động lãng phí, vi
phạm chính sách, chế độ, kỷ luật kinh tế, tài chính của Nhà nước.
Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động SXKD, kiểm tra và phân
tích hoạt động kinh tế, tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch,
phục vụ cho công tác thống kê và thông tin kinh tế.
Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc Công ty về việc chấp hành Luật
Kế toán, Luật thuế, chế độ kế toán và các văn bản hiện hành của Nhà nước (bao gồm
các khâu: cập nhập hệ thống sổ sách chứng từ, thực hiện chế dộ ghi chép ban đầu,
kiểm tra việc hạch toán, báo cáo kế toán định kỳ). Hướng dẫn và kiểm tra công tác
hạch toán kế toán - thống kê ở cơ sở, thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ cho kế
toán các đơn vị trực thuộc.
Tổ chức quyết toán tài chính theo định kỳ với các cơ quan liên quan theo quy định
Nhà nước; Báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm với các cơ quan hữu quan theo quy
định về tình hình nộp thuế, tình hình sử dụng vốn và kết quả hoạt động kinh doanh.
In ấn, cấp phát, thu hồi và quyết toán biên lai ấn chỉ phục vụ công tác thu phí, hướng
dẫn công tác nghiệp vụ và sử dụng biên lai ấn chỉ.
4.5. Phòng Kỹ thuật Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại BQ:
Quản lý và kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện cung cấp dịch vụ, sản
phẩm của công ty theo đúng quy trình kỹ thuật, bảo đảm chất lượng dịch vụ, sản
phẩm cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất.
Xây dựng và hướng dẫn thực hiện quy trình công nghệ các loại công việc, dịch vụ,
nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm của công ty để nâng cao chất lượng và hạ giá
thành; Giám định kỹ thuật thiết bị phương tiện vận chuyển xe, các phương tiện kỹ
thuật khác; Xây dựng và quản lý các định mức kinh tế kỹ thuật; Theo dõi, tổng hợp
và thực hiện các đề tài sáng kiến, cải tiến, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; Tham mưu cho
lãnh đạo trong việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề, thi nâng bậc, thi tay nghề giỏi, tập
huấn cho công nhân về an toàn lao động; Quản lý hồ sơ, hoàn thành các thủ tục đăng
ký, bảo hiểm phương tiện, tài sản khác; Thiết kế, lập dự toán duy tu, sửa chữa hoặc
nâng cấp các công trình xây dựng cơ bản thuộc Công ty quản lý; Lập kế hoạch sửa
chữa các loại phương tiện tài sản; Quản lý, cấp phát vật tư, theo dõi tiến độ sửa chữa,
kiểm tra chất lượng sửa chữa phương tiện cơ giới, thô sơ và các tài sản khác.
III. Chủ đề 2: ” Hãy chọn & trình bày một phương pháp đánh giá về tính hữu
hiệu của công ty mà nhóm cho là phù hợp nhất.”
- Phương pháp đánh giá tính hữu hiệu của công ty theo cách tiếp cận các bên hữu
quan.
1. Ông chủ

-Nguồn doanh thu chính của công ty là từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tổng
doanh thu công ty trong ba năm gần đây (2019-2021) có sự biến động mạnh do
ảnh hưởng của đại dịch COVID. Doanh thu bán hàng năm 2019 là khoảng 71 tỉ
đến năm 2020 giảm xuống còn 42 tỉ (giảm 40%) và tiếp tục giảm còn 39 tỉ vào
năm 2021. Nguồn doanh thu đến từ hoạt động tài chính đến từ việc công ty dùng
tiền để đầu tư tài chính như chứng khoán,cổ phiếu. Nguồn thu nhập khác đến từ
việc công ty đầu tư bất động sản, hay đầu tư chocác doanh nghiệp nhỏ khác. Số
tiền thu được từ năm 2019 đến năm 2022 lần lượt là 409triệu, 382 triệu và 40 triệu
Tình hình hoạt động của công ty có nhiều chuyển biến nhưng doanh thu vẫn giảm
so với năm trước dẫn đến vòng quay vốn của công ty thấp→tính hữu hiệu thấp.
2. Nhân viên
Chính sách đãi ngộ đối với nhân viên

Nguồn: T.V

- Đãi ngộ từ vật chất đến tinh thần


- Chế độ phúc lợi xứng đáng, không gian làm việc hiện đại ở Công ty TNHH Sản
xuất - Thương mại BQ giúp người lao động an tâm làm việc
- Có 18 năm làm việc tại Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại BQ, anh Bạch
Ngọc Toàn, chuyên viên công nghệ thông tin gắn bó cùng công ty từ ngày đầu
thành lập chỉ vài thành viên cho đến khi có chỗ đứng trên thị trường. Quyết định
đồng hành cùng BQ từng ấy năm, anh chưa bao giờ muốn rời bỏ để tìm công việc
khác, bởi chính sách đãi ngộ ở BQ là sự quan tâm và chăm sóc song hành từ đời
sống vật chất đến tinh thần cho người lao động."Lãnh đạo luôn xem tất cả chúng
tôi là thành viên thực thụ trong gia đình. Vì lý do đó nên tôi cũng như nhiều đồng
nghiệp luôn phấn đấu, tạo năng suất làm việc hiệu quả”, anh Toàn chia sẻ và cho
rằng yếu tố then chốt để giữ chân người lao động là doanh nghiệp cần tạo sự yên
tâm bằng chính sách phúc lợi và bảo đảm thu nhập hấp dẫn.
- Công ty không chỉ có chế độ đãi ngộ theo quy định mà còn kèm nhiều lợi ích khác
như tham gia bảo hiểm, xe đưa đón miễn phí, bữa ăn trong ngày, hoạt động vui
chơi, du lịch nước ngoài…
- Ngoài ra, doanh nghiệp phải có chế độ lương thưởng phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ từng vị trí, đề cao tinh thần học hỏi, mở rộng tư duy, phát triển chuyên
môn qua các chương trình đào tạo, tư duy rèn luyện để đáp ứng nhu cầu công việc.
Đồng thời, môi trường làm việc cũng là yếu tố quyết định đến tâm lý bỏ việc, vì
thế doanh nghiệp phải tạo cơ hội để nhân viên được đưa ra ý kiến, cùng góp ý,
lắng nghe, thấu hiểu một cách tốt nhất.
Đáp ứng nhu cầu thỏa mãn của nhân viên về tiền lương, thưởng và sự giám
sát→tính hữu hiệu cao.
3. Khách hàng
- Với mong muốn mang lại trải nghiệm mua sắm tốt hơn với nhiều ưu đãi hơn dành
cho Quý Khách hàng, Giày BQ cập nhật Chính sách Khách hàng thân thiết mới,
áp dụng từ ngày 1/1/2022 cho đến khi có thông báo mới. Với các chính sách chiết
khấu theo hàng thành viên, chế độ ưu đãi vào sinh nhật dành cho khách hàng,...
- Ngoài việc tạo ra các mẫu mã đẹp, bắt mắt, BQ luôn chú trọng đến chất lượng
hàng hóa của mình. Sản phẩm của Cty đáp ứng các quy định của Nhà nước về
quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa.Ngay từ đầu Cty đã đăng ký sở hữu trí tuệ,
nhãn hiệu hàng hóa. Tất cả các nguyên liệu tạo ra sản phẩm như da, đế, lót, chỉ
may... đều được lựa chọn kỹ lưỡng ngay từ khâu đầu vào và mỗi công đoạn trên
dây chuyền sản xuất đều được đặt trong qui trình kiểm tra chặt chẽ.
- Với phương châm tất cả các sản phẩm đến với người tiêu dùng phải là những sản
phẩm hoàn hảo. Mọi chi tiết trên mỗi sản phẩm đều gắn mác BQ bằng chất liệu
cao su và may trực tiếp trên nền của chúng, thương hiệu BQ được in nóng trên
quai dép để chống hàng giả. Ngoài ra khách hàng có thể nhìn thấy tem treo đặc
chủng của BQ trên mỗi sản phẩm và được hướng dẫn cách nhận biết da thật, da giả
khi mua hàng.
- Bên cạnh chất lượng và giá cả, một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên thương hiệu
cho nhà sản xuất chính là mẫu mã đẹp, phong phú, luôn phù hợp với thị hiếu người
tiêu dùng. Để giải quyết việc này, BQ đã thành lập riêng một bộ phận thiết kế
chuyên nghiên cứu nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng để cho ra đời những
mẫu giày dép phù hợp với mọi lứa tuổi, mức độ thu nhập và thời tiết các vùng
miền. Không chỉ có vậy, BQ còn thuê một đội ngũ chuyên gia giỏi về thiết kế thời
trang, kiểu dáng để tạo ra những sản phẩm mang thương hiệu BQ luôn mới và hợp
mốt cho khách hàng.
- Nhiều người đến với BQ đều tỏ ra rất hài lòng với cung cách phục vụ nơi đây. Đó
là sự khang trang cùng cách bài trí sang trọng, khoa học của hệ thống cửa hàng
bán lẻ; là thái độ tận tình, chu đáo của các nhân viên trẻ trung với những bộ đồng
phục lịch lãm, tạo cảm giác vui vẻ và thoải mái cho khách hàng.
- Nhờ có cách làm hiệu quả và luôn coi trọng quyền lợi của khách hàng mà sản
phẩm giày dép của BQ đang ngày được nhiều người ưa chuộng và tin dùng. Trong
vài năm qua, tốc độ tăng trưởng của BQ luôn đạt con số ấn tượng lên đến hơn
30%. Cty BQ cũng đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như Cúp vàng
Chất lượng Hội nhập, Cúp vàng Thương hiệu Việt, Huy chương vàng Bảo vệ
người tiêu dùng, Danh hiệu 500 thương hiệu uy tín... Nhãn hiệu BQ đã được đăng
ký độc quyền trên toàn quốc. Với phương châm “Quý khách hài lòng xin nói với
mọi người - chưa hài lòng xin nói với chúng tôi”.
 Cải thiện, nâng cao chất lượng hàng hóa một cách tốt nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng→tính hữu hiệu cao.
4. Nhà cung cấp
- Có thể thấy Nhà cung cấp là trợ thủ đắc lực của Công ty trong việc cung cấp
những sản phẩm tốt cho khách hàng, công ty phụ thuộc vào nhà cung cấp vậy nên
quyền lực của nhà cung cấp là cao. Vì vậy công ty cần phải xây dựng một mối
quan hệ tốt với nhà cung cấp, đưa ra những chính sách mua hàng hợp lí để tối
thiểu hóa chi phí nhằm đạt được lợi nhuận cao.
 Tính hữu hiệu cao
5. Nhà tín dụng
- Cam kết về các khoản tín dụng đối với nhà cung cấp và thực hiện các biện pháp tín
dụng đối với khách hàng thỏa mãn sự tin cậy về khả năng trả nợ.
6. Chính quyền
Hình 1. Cùng giày BQ “lan tỏa yêu thương”tại Trung tâm bảo trợ xã hội.

- Song song với việc phát triển kinh doanh, công ty còn thường xuyên tham gia các
công tác từ thiện, cứu giúp đồng bào nghèo khó, bị thiên tai bão lụt, điển hình là
các chương trình: Ủng hộ Bệnh viện ung bướu Đà Nẵng; tặng quà người nghèo
các huyện Hòa Vang, Đại Lộc, Tây Giang, Đà Nẵng, Tài trợ chương trình “Hành
hương về nguồn" cho đại diện ban chỉ huy Tiểu đoàn và Đại đội thuộc tiểu đoàn
232; Tặng quà cho học sinh nghèo hiếu học các trường thuộc Quảng Nam và Đà
Nẵng.
 Đóng góp tích cực vào các hoạt động của chính quyền, góp phần xây dựng và phát
triển xã hội→tính hữu hiệu cao.
7. Chính phủ
- Công ty luôn thực hiện nghiêm túc các chính sách Nhà nước quy định về thuế,
BHXH – BHYT... Cty nộp thay cho CBNV phần nộp bảo hiểm thất nghiệp, chế độ
lương thưởng tăng bình quân 25%, trích quỹ hỗ trợ khó khăn, đào tạo nghiệp vụ
cho nhân viên...
 Công ty thực hiện, tuân thủ, đảm bảo đúng với các quy định của pháp luật→tính
hữu hiệu cao.
Ø Kết luận về tính hữu hiệu của công ty: Với các đánh giá từ các chỉ tiêu đo lường
trên cho thấy công ty đã có các biện pháp xây dựng các chính sách, hoạt động làm
hài lòng các bên hữu quan và điều này cũng cho thấy công ty cũng đã thực sự quan
tâm đến địa vị, danh tiếng của mình. Từ đó cho thấy công ty đạt được tính hữu
hiệu tương đối cao.
IV. Chủ đề 3: “Nêu tóm tắt & chỉ ra loại chiến/hoặc kế hoạch kinh doanh hiện
nay, đánh giá sự ảnh hưởng của nó đến cấu trúc tổ chức của công ty.”
1. Các mục tiêu, chiến lược phát triển của công ty .
1.1. Chiến lược phát triển:
- Chiến lược phát triển của BQ luôn đặt chất lượng của sản phẩm lên hàng đầu. Với
chiến lược “ Best Quality” . Công ty đã xây dựng được một hình ảnh đáng tin cậy
và chất lượng trong mắt khách hàng, tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của
khách hàng. Luôn đặt khách hàng là trung tâm để định hướng cho mọi hoạt động
của công ty, GiàyBQ mang đến những dịch vụ khác biệt để đem lại cho khách
hàng những trải nghiệmthật sự hài lòng khi tin tưởng và lựa chọn BQ.
- BQ đặt sự chú trọng và việc thiết kế và phát triển sáng tạo. Không chỉ tạo ra những
sản phẩm đẹp mắt mà còn tập trung vào việc thiết kế tiên tiến, sử dụng các công
nghệ mới để đáp ứng xu hướng thị trường.
- BQ đẩy mạnh việc mở rộng kênh phân phối để tiếp cận đến nhiều khách hàng với
nhiều cửa hàng trên toàn quốc.
- BQ đặt sự chú trọng vào việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Cung
cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt và bảo hành hợp lý để đảm bảo sự hài lòng
của khách hàng. Lắng nghe phản hồi từ khách hàng và liên tục cải tiến dịch vụ của
mình.
1.2. Mục tiêu đối với thị trường:
- Công ty chủ yếu tập trung với thị trường ở miền Trung, với khách hàng tiêu dùng
sản phẩm công ty là những người thuộc tầng lớp trung lưu, sống tập trung ở các
thành phố, thị xã và biết về ưu diểm của sản phẩm công ty mang lại. Khách hàng
chủ yếu mà công ty hướng tới là nhân viên văn phòng, công sở, học sinh, sinh
viên.
2. Ảnh hưởng của chiến lược đến cấu trúc công ty
2.1. Sư phân quyền:
- Công ty TNHH sản xuất và thương mại BQ đã áp dụng sự phân quyền trong cấu
trúc tổ chức bằng cách phân chia quyền ra quyết định và hành động cho cấp dưới.
Cấu trúc tổ chức của công ty được thiết kế theo mô hình cấu trúc hỗn hợp trực
tuyến chức năng, trong đó giám đốc có quyền ra quyết định cho các đơn vị dưới sự
quản lý của họ.
- Tuy nhiên, mặc dù có sự phân quyền, nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế. Giám đốc
công ty vẫn giữ vai trò nắm quyền hành và quản lý toàn bộ công việc của công ty.
Điều này đồng nghĩa rằng quyền quyết định cuối cùng và quản lý chiến lược vẫn
nằm trong tay Giám đốc công ty.
- Sự phân quyền tại Công ty BQ đã tạo ra một môi trường cho sự tham gia và đóng
góp của nhân viên cấp dưới. Những giám đốc khu vực có quyền ra quyết định cho
cấp dưới của mình, giúp tăng cường sự linh hoạt và trách nhiệm của các đơn vị
trong công ty.
- Mặc dù giám đốc công ty vẫn đảm bảo quyền hành và quản lý toàn diện, sự phân
quyền vẫn mang lại lợi ích như khả năng thích ứng nhanh chóng và sáng tạo, tăng
cường động lực và tốc độ thực hiện công việc. Tuy nhiên, việc thiết lập một cơ chế
giám sát và giao tiếp hiệu quả là quan trọng để đảm bảo sự phân quyền được thực
hiện một cách hài hòa và hiệu quả trong cấu trúc tổ chức của công ty.
2.2. Nghi thức hóa:
- Công ty có tính nghi thức hóa cao trong việc quản lý thông tin và truyền đạt nội
dung. Đặc biệt, với quy mô lớn và nhiều phòng ban, công ty sử dụng văn bản để
thông báo về công việc, các thủ tục và điều lệ, nhằm đảm bảo rằng thông tin được
truyền tải một cách chính xác và rõ ràng.
- Việc sử dụng văn bản trong công ty giúp đảm bảo tính nhất quán và đồng nhất
trong cách truyền đạt thông tin. Các văn bản bao gồm các tài liệu như hướng dẫn
công việc, quy trình, chính sách và quy định. Nhờ vào văn bản, công ty có thể
cung cấp thông tin chi tiết và cụ thể cho nhân viên, đảm bảo rằng mọi người đều
hiểu rõ về công việc của mình và các yêu cầu được đặt ra.
- Sự sử dụng văn bản cũng giúp công ty xây dựng một nền văn hóa công việc
chuyên nghiệp và có trật tự. Các văn bản như điều lệ, quy chế và quy định nội bộ
giúp thiết lập các nguyên tắc, quyền và trách nhiệm của các cá nhân và phòng ban.
Điều này góp phần vào sự rõ ràng, minh bạch và công bằng trong môi trường làm
việc.
2.3. Chuyên môn hóa:
- Công ty có tính chuyên môn hóa cao trong việc quản lý công việc. Mỗi nhân viên
trong công ty được phân công và bổ nhiệm vào một vị trí cụ thể, với yêu cầu và
nhiệm vụ rõ ràng. Điều này giúp đảm bảo rằng mỗi nhân viên sở hữu kỹ năng
chuyên môn cao và có thể đóng góp một cách hiệu quả vào công việc của mình.
- Việc phân chia và bổ nhiệm nhân viên vào các vị trí chuyên môn cụ thể mang lại
nhiều lợi ích. Trước hết, nhân viên sẽ có cơ hội phát triển kỹ năng chuyên môn của
mình một cách toàn diện. Họ có thể tập trung vào lĩnh vực mà mình đã được đào
tạo và có kinh nghiệm, từ đó nắm vững và nâng cao kiến thức và kỹ năng của
mình. Điều này giúp tăng cường khả năng hoàn thành công việc một cách nhanh
chóng và chính xác.
- Thứ hai, tính chuyên môn hóa giúp giảm thiểu sai sót và tăng cường chất lượng
công việc. Nhân viên đã được đào tạo và có kỹ năng chuyên môn cao sẽ có khả
năng xử lý công việc một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Họ sẽ áp dụng những
quy trình và phương pháp tốt nhất trong lĩnh vực chuyên môn của mình, đồng thời
tránh được các sai sót có thể xảy ra do thiếu hiểu biết hoặc kỹ năng.
- Tuy nhiên, trong một môi trường công việc tính chuyên môn hóa cao, cần lưu ý
đến khả năng hợp tác và giao tiếp giữa các bộ phận và cá nhân. Điều này đảm bảo
rằng mọi người có thể làm việc cùng nhau một cách hiệu quả và tận dụng được sự
chuyên môn của nhau để đạt được mục tiêu chung của công ty.
3. Ưu điểm và nhược điểm của chiến lược khi ảnh hưởng đến cấu trúc công ty
3.1. Ưu điểm:
- Tính tập trung quyền hành tại các nhà quản trị cấp cao tạo ra sự thống nhất cho
toàn công ty trong việc thực hiện các mục tiêu và chiến lược. Điều này đảm bảo
rằng tất cả các phòng ban và bộ phận hoạt động theo hướng chung và hướng đến
cùng một mục tiêu. Quyền hành tập trung giúp định rõ vai trò và trách nhiệm của
từng nhân viên và phòng ban, tạo điều kiện cho sự phối hợp và làm việc hiệu quả.
- Sự phân chia và tập trung quyền hành cũng tạo điều kiện cho sự phát triển kỹ năng
và chuyên môn sâu cho từng bộ phận và phòng ban. Nhân viên được phân công
vào các vị trí chuyên môn cụ thể, giúp họ tập trung vào lĩnh vực mà họ đã được
đào tạo và có kinh nghiệm. Điều này giúp nâng cao chất lượng công việc, đảm bảo
các nhiệm vụ được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả. Sự chuyên môn hóa
cũng tạo cơ hội cho nhân viên phát triển và trở thành chuyên gia trong lĩnh vực
của mình.
- Mô hình quyền hành tập trung cũng giúp công ty duy trì sự linh hoạt trong việc
định hướng và điều chỉnh chiến lược. Như các quyết định quan trọng được đưa ra
tại cấp quản trị cao, công ty có thể nhanh chóng thích ứng với thay đổi trong môi
trường kinh doanh và thị trường. Quyền hành tập trung giúp đảm bảo tính nhất
quán trong việc thực hiện chiến lược và định hướng toàn bộ công ty.
3.2. Nhược điểm:
- Quá tải công việc cho các nhà quản trị cấp cao. Khi quyền hành tập trung vào một
số ít người, họ phải đảm nhận trách nhiệm quản lý và ra quyết định cho nhiều
phòng ban và bộ phận khác nhau. Điều này có thể gây áp lực và quá tải công việc
cho các nhà quản trị, ảnh hưởng đến hiệu suất và sự tập trung của họ.
- Mô hình tập trung quyền hành cũng có sự hạn chế về liên kết và giao tiếp giữa các
phòng ban. Khi quyền hành tập trung tại các cấp cao, có thể xảy ra hiện tượng mỗi
phòng ban hoạt động độc lập và thiếu sự tương tác. Điều này có thể làm mất đi sự
liên kết và hiệu quả trong việc làm việc nhóm và giao tiếp giữa các phòng ban, gây
trở ngại cho quá trình chia sẻ thông tin và hợp tác.
- Một vấn đề khác là nhân viên có thể chỉ tập trung vào mục tiêu và nhiệm vụ của
riêng mình mà không chú ý đến mục tiêu chung của tổ chức. Khi công việc được
chuyên môn hóa và phân chia rõ ràng, có thể xảy ra hiện tượng mỗi nhân viên chỉ
quan tâm đến công việc của mình mà bỏ qua tầm nhìn và mục tiêu chung của tổ
chức. Điều này có thể gây ra sự thiếu hòa nhập và đồng thuận trong toàn bộ công
ty.
V. Chủ đề 4: “Giải pháp mà công ty TNHH sản xuất & thương mại BQ đã sử
dụng để thích nghi với tính không chắc chắn của môi trường. Nói rõ kết quả
của giải pháp này.”
1. Giải pháp mà công ty tnhh sản xuất & thương mại BQ đã sử dụng để thích
nghi với tính không chắc chắn của môi trường.
1.1. Phân tích thị trường và dự báo nhu cầu
a. Dự báo nhu cầu
Ngành công nghiệp giày dép vận động không ngừng thay đổi với những xu hướng
mới nổi lên liên tục. Để duy trì vị thế dẫn đầu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng,
các thương hiệu như BQ cần theo dõi sát sao các xu hướng thời trang mới nhất:
- Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng: Bằng cách nắm bắt xu hướng, BQ có thể hiểu rõ
hơn về sở thích, nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu. Từ đó, công ty
có thể phát triển các sản phẩm phù hợp, đáp ứng thị hiếu của thị trường và thu hút
sự chú ý của khách hàng.
- Khảo sát khách hàng: BQ có thể thực hiện các khảo sát trực tiếp hoặc trực tuyến
để thu thập thông tin về nhu cầu, sở thích và hành vi mua sắm của khách hàng.
- Phân tích dữ liệu bán hàng: BQ có thể phân tích dữ liệu bán hàng trong quá khứ để
xác định các sản phẩm bán chạy, xu hướng theo mùa và sở thích của từng phân
khúc khách hàng.
- Nghiên cứu thị trường: BQ có thể thực hiện nghiên cứu thị trường để thu thập
thông tin về nhu cầu và xu hướng thị trường chung.
b. Theo dõi xu hướng thị trường
 Xu hướng thời trang:
- Theo dõi các sàn diễn thời trang và triển lãm thương mại: Tham gia các sự kiện
thời trang uy tín trong nước và quốc tế là cách trực quan nhất để cập nhật những
xu hướng mới nhất về kiểu dáng, chất liệu, màu sắc và họa tiết giày dép.
- Phân tích các tạp chí và ấn phẩm thời trang: Đọc các tạp chí thời trang hàng đầu và
theo dõi các blog thời trang uy tín để nắm bắt xu hướng giày dép của các nhà thiết
kế nổi tiếng và những người có ảnh hưởng trong ngành.
- Lắng nghe ý kiến khách hàng: Thu thập phản hồi của khách hàng thông qua khảo
sát, phỏng vấn và nhóm tập trung để hiểu rõ hơn về sở thích và nhu cầu của họ, từ
đó điều chỉnh sản phẩm phù hợp với xu hướng thị trường.
- Phân tích dữ liệu bán hàng: Theo dõi dữ liệu bán hàng để xác định các sản phẩm
bán chạy và xu hướng theo mùa, giúp BQ đưa ra dự báo chính xác về nhu cầu của
thị trường trong tương lai.
- Sử dụng công cụ phân tích mạng xã hội: Theo dõi các cuộc thảo luận về xu hướng
giày dép trên mạng xã hội và phân tích dữ liệu để xác định những gì mọi người
quan tâm và chia sẻ.
- Hợp tác với các nhà dự báo xu hướng: Thuê các chuyên gia dự báo xu hướng uy
tín để cung cấp cho BQ thông tin chi tiết về các xu hướng giày dép sắp tới và hỗ
trợ công ty đưa ra quyết định sáng suốt trong việc phát triển sản phẩm.
 Xu hướng công nghệ:
Ngành công nghiệp giày dép đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các ứng
dụng công nghệ, mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp như BQ để nâng cao
hiệu quả hoạt động, cải thiện trải nghiệm khách hàng và gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Việc nắm bắt và ứng dụng hiệu quả các xu hướng công nghệ tiên tiến sẽ đóng vai
trò then chốt trong việc thúc đẩy thành công của BQ trong tương lai.
 Các xu hướng công nghệ chính trong ngành giày dép:
Ø Thiết kế và sản xuất:
- Thiết kế 3D: Công nghệ thiết kế 3D giúp BQ tạo ra các mẫu giày dép mô phỏng
thực tế, cho phép điều chỉnh chi tiết và kiểm tra hiệu quả trước khi sản xuất, tiết
kiệm thời gian và chi phí.
- Sản xuất tự động: Áp dụng robot và hệ thống tự động hóa trong quy trình sản xuất
giúp BQ nâng cao năng suất, độ chính xác và nhất quán, đồng thời giảm thiểu sai
sót và lãng phí.
- Vật liệu tiên tiến: Sử dụng các vật liệu mới như da tổng hợp, vải tái chế, đế cao su
tổng hợp giúp BQ tạo ra sản phẩm nhẹ, bền, thân thiện với môi trường và đáp ứng
nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Ø Chuỗi cung ứng:
- Quản lý chuỗi cung ứng: Ứng dụng phần mềm quản lý chuỗi cung ứng giúp BQ
theo dõi và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, từ khâu nhập nguyên liệu đến sản xuất,
vận chuyển và phân phối sản phẩm.
- Internet vạn vật (IoT): Sử dụng cảm biến IoT để theo dõi hàng tồn kho, vị trí sản
phẩm và hiệu quả sản xuất giúp BQ kiểm soát tốt hơn chuỗi cung ứng và đưa ra
quyết định kịp thời.
- Blockchain: Áp dụng công nghệ blockchain giúp BQ đảm bảo tính minh bạch, truy
xuất nguồn gốc nguyên liệu và sản phẩm, tăng cường niềm tin của khách hàng vào
thương hiệu.
Ø Tiếp thị và bán hàng:
- Thương mại điện tử: Phát triển kênh bán hàng trực tuyến giúp BQ tiếp cận khách
hàng tiềm năng rộng rãi hơn, tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí vận hành.
- Marketing cá nhân hóa: Sử dụng dữ liệu khách hàng để phân tích sở thích và nhu
cầu, từ đó cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp, nâng cao trải nghiệm khách
hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
- Thực tế ảo và thực tế tăng cường: Ứng dụng VR/AR giúp khách hàng trải nghiệm
sản phẩm trực tuyến một cách sống động, tăng khả năng tương tác và thúc đẩy
quyết định mua hàng.
 Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ cho BQ:
- Tăng hiệu quả hoạt động: Các giải pháp công nghệ giúp BQ tối ưu hóa quy trình
sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng và hoạt động marketing, từ đó tiết kiệm thời
gian, chi phí và nâng cao năng suất.
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Ứng dụng công nghệ giúp BQ cung cấp dịch vụ
khách hàng tốt hơn, sản phẩm phù hợp hơn và trải nghiệm mua sắm thuận tiện
hơn, từ đó tăng độ hài lòng và lòng trung thành của khách hàng.
- Mở rộng thị trường: Kênh bán hàng trực tuyến và các chiến lược marketing kỹ
thuật số giúp BQ tiếp cận khách hàng tiềm năng trên toàn cầu, mở rộng thị trường
và tăng doanh thu.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh: Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp BQ tạo ra
sản phẩm sáng tạo, dịch vụ vượt trội và trải nghiệm khách hàng độc đáo, từ đó tạo
dựng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.
- Tăng cường tính bền vững: Sử dụng vật liệu tái chế, giảm thiểu rác thải và tối ưu
hóa quy trình sản xuất giúp BQ góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao hình ảnh
thương hiệu trong mắt khách hàng.
 Xu hướng kinh tế:
Xu hướng kinh tế vĩ mô có thể ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu mua sắm giày dép
của khách hàng, từ đó tác động đến doanh thu và lợi nhuận của công ty BQ. Việc
theo dõi và phân tích các xu hướng kinh tế chính như tăng trưởng kinh tế, thu nhập
bình quân đầu người, mức độ thất nghiệp và lạm phát giúp BQ đưa ra những quyết
định kinh doanh sáng suốt, hiệu quả và hạn chế rủi ro.
- Tăng trưởng kinh tế: Khi nền kinh tế tăng trưởng, người dân có xu hướng chi tiêu
nhiều hơn, bao gồm cả việc mua sắm giày dép. Điều này dẫn đến nhu cầu cao hơn
về sản phẩm của BQ và thúc đẩy doanh thu bán hàng.
- Thu nhập bình quân đầu người: Khi thu nhập bình quân đầu người tăng, người dân
có khả năng chi trả cho những sản phẩm cao cấp hơn, bao gồm cả giày dép. Điều
này mở ra cơ hội cho BQ phát triển các dòng sản phẩm cao cấp và tăng giá bán.
- Mức độ thất nghiệp: Khi tỷ lệ thất nghiệp cao, người dân có xu hướng thắt chặt chi
tiêu, dẫn đến giảm nhu cầu mua sắm giày dép. BQ cần có chiến lược phù hợp để
thu hút khách hàng trong giai đoạn này, ví dụ như giảm giá hoặc tung ra các
chương trình khuyến mãi.
- Lạm phát: Lạm phát cao dẫn đến tăng giá nguyên vật liệu và chi phí sản xuất, ảnh
hưởng đến lợi nhuận của BQ. Doanh nghiệp cần có biện pháp để kiểm soát chi phí
và điều chỉnh giá bán phù hợp để duy trì lợi nhuận.
 Lợi ích của việc theo dõi xu hướng kinh tế vĩ mô đối với BQ:
- Dự báo nhu cầu: Việc phân tích các xu hướng kinh tế giúp BQ dự báo nhu cầu
mua sắm giày dép trong tương lai, từ đó lên kế hoạch sản xuất, nhập hàng và
marketing hiệu quả.
- Giảm thiểu rủi ro: Nắm bắt các xu hướng kinh tế giúp BQ xác định và phòng ngừa
các rủi ro tiềm ẩn, ví dụ như suy thoái kinh tế hoặc biến động giá cả nguyên vật
liệu.
- Tăng hiệu quả hoạt động: BQ có thể tối ưu hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh và
marketing dựa trên các dự báo nhu cầu và xu hướng thị trường, từ đó nâng cao
hiệu quả và lợi nhuận.
- Mở rộng thị trường: Khi nắm bắt được xu hướng tiêu dùng của khách hàng ở các
thị trường khác nhau, BQ có thể phát triển sản phẩm và chiến lược phù hợp để mở
rộng thị trường và tăng doanh thu.
 Xu hướng xã hội
Xu hướng xã hội có thể ảnh hưởng đáng kể đến sở thích và hành vi mua sắm của
khách hàng, từ đó tác động đến doanh thu và lợi nhuận của công ty BQ. Việc theo
dõi và phân tích các xu hướng xã hội chính như mức độ quan tâm đến sức khỏe và
thể thao, mức độ quan tâm đến môi trường, phong cách sống và sở thích của các
nhóm khách hàng khác nhau giúp BQ hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu, từ đó
phát triển sản phẩm và chiến lược marketing phù hợp.
- Mức độ quan tâm đến sức khỏe và thể thao: Khi ngày càng nhiều người quan tâm
đến việc tập luyện thể thao và nâng cao sức khỏe, nhu cầu về giày dép thể thao và
giày dép tập luyện sẽ tăng cao. BQ cần tập trung phát triển các dòng sản phẩm đáp
ứng nhu cầu này, ví dụ như giày chạy bộ, giày tập gym, giày yoga, v.v.
- Mức độ quan tâm đến môi trường: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các
sản phẩm thân thiện với môi trường. BQ cần sử dụng vật liệu tái chế, giảm thiểu
rác thải trong sản xuất và bao bì sản phẩm để thu hút khách hàng tiềm năng này.
- Phong cách sống và sở thích của các nhóm khách hàng khác nhau: Sở thích và nhu
cầu mua sắm giày dép của mỗi nhóm khách hàng khác nhau, ví dụ như nam giới,
nữ giới, trẻ em, thanh thiếu niên, v.v. BQ cần nghiên cứu kỹ lưỡng từng nhóm
khách hàng để phát triển sản phẩm và chiến lược marketing phù hợp.
 Lợi ích của việc theo dõi xu hướng xã hội đối với BQ:
- Hiểu rõ khách hàng: Việc phân tích các xu hướng xã hội giúp BQ hiểu rõ hơn về
sở thích, nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu, từ đó đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của họ.
- Tăng doanh thu: Khi phát triển sản phẩm và chiến lược marketing phù hợp với xu
hướng xã hội, BQ có thể thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn và tăng doanh
thu bán hàng.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh: BQ có thể tạo dựng lợi thế cạnh tranh so với các
đối thủ khác bằng cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu và xu
hướng của thị trường.
- Xây dựng thương hiệu mạnh: Việc thể hiện cam kết với các vấn đề xã hội và môi
trường giúp BQ xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực và thu hút khách hàng có
cùng giá trị.
1.2. Tăng cường khả năng thích ứng
a. Xây dựng lực lượng lao động linh hoạt
Trong môi trường kinh doanh đầy biến động hiện nay, nơi công nghệ và xu hướng
thay đổi liên tục, việc sở hữu một lực lượng lao động linh hoạt có khả năng thích ứng
nhanh chóng là yếu tố then chốt dẫn đến thành công của doanh nghiệp.
 Dễ dàng thích ứng với những thay đổi:
- Thị trường: Nhu cầu khách hàng, xu hướng thời trang và công nghệ sản xuất
không ngừng thay đổi. Một lực lượng lao động linh hoạt có thể nhanh chóng tiếp
thu kiến thức mới, điều chỉnh kỹ năng và quy trình làm việc để đáp ứng những
thay đổi này, giúp BQ luôn dẫn đầu thị trường.
- Cạnh tranh: Sự xuất hiện của các đối thủ mới, thay đổi về luật pháp hoặc biến
động kinh tế có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của BQ. Nhân viên linh
hoạt có thể dễ dàng thích nghi với những thay đổi này, góp phần đảm bảo sự thành
công lâu dài cho công ty.
 Nắm bắt cơ hội mới:
- Sản phẩm/dịch vụ: Thị trường luôn tiềm ẩn những cơ hội mới cho các sản phẩm và
dịch vụ sáng tạo. Nhân viên linh hoạt với tư duy đổi mới có thể đưa ra ý tưởng
mới, thử nghiệm những cách tiếp cận mới và góp phần tạo ra sản phẩm/dịch vụ
đáp ứng nhu cầu thị trường, gia tăng doanh thu cho BQ.
- Mở rộng thị trường: Khi thị trường mở rộng sang khu vực mới hoặc tập khách
hàng mới, nhân viên linh hoạt có thể nhanh chóng học hỏi văn hóa, ngôn ngữ và
nhu cầu của thị trường mới, giúp BQ dễ dàng thâm nhập và thành công.
 Tăng năng suất và hiệu quả:
- Làm việc nhóm: Nhân viên linh hoạt có khả năng hợp tác hiệu quả với đồng
nghiệp từ các bộ phận khác nhau, chia sẻ ý tưởng, hỗ trợ lẫn nhau và cùng nhau
giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, giúp tăng năng suất lao động và hiệu quả hoạt
động chung.
- Giải quyết vấn đề: Khi gặp phải khó khăn hay thách thức, nhân viên linh hoạt có
thể linh hoạt trong cách tiếp cận, sử dụng tư duy sáng tạo và các kỹ năng giải
quyết vấn đề hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu, giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi
ích cho công ty.
 Nâng cao tinh thần và sự gắn kết:
- Công nhận đóng góp: Nhân viên linh hoạt luôn sẵn sàng đón nhận thử thách mới,
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Việc công ty ghi nhận và khen thưởng những
đóng góp của họ sẽ giúp họ cảm thấy được trân trọng, từ đó nâng cao tinh thần làm
việc và gắn kết với doanh nghiệp.
- Môi trường làm việc năng động: Một môi trường làm việc khuyến khích sự sáng
tạo, đổi mới và linh hoạt sẽ thu hút và giữ chân những nhân viên tài năng, góp
phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực và năng động, thúc đẩy sự phát triển
chung của BQ.
 Bằng cách xây dựng và phát triển một lực lượng lao động linh hoạt, thích ứng cao,
công ty BQ có thể củng cố vị thế dẫn đầu trong ngành giày dép, gia tăng hiệu quả
hoạt động, nắm bắt cơ hội mới và gặt hái thành công bền vững trong tương lai.
1.3. Quản lý rủi ro
Ngành giày dép, cũng như bất kỳ ngành kinh doanh nào khác, luôn tiềm ẩn những rủi
ro có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và sự thành công của doanh nghiệp. Do đó, việc
xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả là vô cùng quan trọng đối với công ty
BQ. Việc quản lý rủi ro hiệu quả sẽ giúp BQ:
- Xác định và đánh giá rủi ro: BQ có thể xác định các rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh
hưởng đến doanh nghiệp, chẳng hạn như rủi ro thị trường, rủi ro tài chính, rủi ro
hoạt động, v.v. Sau đó, đánh giá mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra của từng
rủi ro.
- Lập kế hoạch giảm thiểu rủi ro: BQ có thể lập kế hoạch để giảm thiểu hoặc loại bỏ
các rủi ro tiềm ẩn. Ví dụ, BQ có thể đa dạng hóa danh mục sản phẩm để giảm
thiểu rủi ro do biến động thị trường, hoặc áp dụng các biện pháp kiểm soát nội bộ
để giảm thiểu rủi ro gian lận.
- Chuyển giao rủi ro: BQ có thể chuyển giao một số rủi ro cho các bên khác, chẳng
hạn như mua bảo hiểm để bảo vệ mình khỏi các sự kiện rủi ro lớn.
- Chuẩn bị cho rủi ro: BQ có thể xây dựng quỹ dự phòng để giúp công ty vượt qua
những thời kỳ khó khăn do rủi ro gây ra.
2. Kết quả của các giải pháp mà công ty tnhh sản xuất & thương mại BQ đã áp
dụng.
 Kết quả kinh doanh:
- Năm 2021, doanh thu mà công ty TNHH sản xuất và thương mại BQ đạt được là
59,26 tỷ đồng. Đây là mức doanh thu cao nhất mà Công ty Giày BQ đạt được từ
trước đến nay. Tăng 7% so với năm 2020, mức tăng trưởng này cho thấy sự phát
triển ổn định của công ty trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến nhiều
ngành nghề.
- Lợi nhuận là 5,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt mức cao trong 3 năm
qua, tăng 10% so với năm 2020. Mức tăng trưởng lợi nhuận này cho thấy hiệu quả
hoạt động kinh doanh của công ty đang được cải thiện.
- Năng lực tài chinh là tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu ở mức 20%. Đây là mức tỷ
lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu an toàn, cho thấy khả năng thanh toán nợ của công ty tốt.
 Thị trường:
- Mở rộng thị phần: Với quy mô thị trường ngày càng tăng, công ty Giày BQ có
nhiều cơ hội để mở rộng thị phần của mình.
- Phát triển sản phẩm mới: Công ty đã phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu
và xu hướng của thị trường.
- Tăng cường kênh bán hàng: Công ty đã tăng cường kênh bán hàng trực tuyến để
tiếp cận khách hàng tiềm năng rộng rãi hơn.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu: Công ty đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang các
quốc gia mới.
 Kế hoạch phát triển:
- Công ty Giày BQ đang có kế hoạch mở rộng nhà máy sản xuất và tăng gấp đôi sản
lượng trong vòng 5 năm tới.
- Công ty cũng đang đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để cho ra đời các sản phẩm
mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
VI. Chủ đề 5: “Trình bày cụ thể một giải pháp mà công ty đã sử dụng để thích
nghi với sự khan hiếm về nguồn lực của môi trường. Nói rõ kết quả của giải
pháp này.”
1. Sự khan hiếm về nguồn lực của môi trường mà Công ty BQ phải đối mặt:
 Khan hiếm về nguồn nhân lực
- Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB-XH, thị trường lao động Việt Nam còn tồn tại một số
hạn chế, trong đó có vấn đề chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực chưa đáp ứng
được yêu cầu thị trường lao động. Trình độ và kỹ năng của lực lượng lao động
mặc dù được cải thiện trong thời gian qua, song vẫn còn thấp so với yêu cầu của
thị trường lao động và so với các nước trên thế giới, tiếp tục là điểm nghẽn cho
phát triển việc làm chất lượng và năng suất.
- Doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có chất lượng.
73% doanh nghiệp có báo cáo rằng họ gặp khó khăn trong tuyển dụng những lao
động cho vị trí quản lý, 61% gặp khó khăn để tuyển dụng người lao động có kỹ
năng phù hợp. Con số này cho thấy có khoảng cách lớn giữa cung và cầu lao động
Việt Nam.
 Nhận xét:
- Thiếu hụt nhân sự đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng tại công ty BQ, gây ra
những hậu quả đáng lo ngại. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến năng suất làm
việc mà còn làm giảm chất lượng dịch vụ và ảnh hưởng đến uy tín của công ty trên
thị trường.
2. Giải pháp mà công ty đã sử dụng để thích nghi với sự khan hiếm về nguồn lực
của môi trường:
- Để đảm bảo ngồn nhân lực luôn kịp thời thì Công ty BQ đã thực hiện việc ký kết
hợp đồng hợp tác đáng chú ý với nhiều công ty và các trường đại học để tìm kiếm
được nguồn nhân lực nhanh chóng và hiệu quả cao trong số đó có nhà cung ứng
nguồn nhân lực lớn như Công ty Cổ phần JobKey là đơn vị chủ quản của hệ thống
tuyển dụng hàng đầu Đà Nẵng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các thành phố lớn
khác. Các công việc mới nhất liên tục được cập nhật, cam kết thông tin xác thực từ
các đơn vị uy tín. Thông qua các dịch vụ đăng tin tuyển dụng và cung ứng nhân sự
chất lượng, giúp gắn kết người tìm việc và nhà tuyển dụng. Jobkey giải quyết tối
ưu vấn đề về nhân lực của nhà tuyển dụng.
- Đưa ra các chính sách đãi ngộ ở BQ là sự quan tâm và chăm sóc song hành từ đời
sống vật chất đến tinh thần cho người lao động. Lãnh đạo luôn xem tất cả nhân
viên là thành viên thực thụ trong gia đình. Yếu tố then chốt để giữ chân người lao
động là công ty cần tạo sự yên tâm bằng chính sách phúc lợi và bảo đảm thu nhập
hấp dẫn. Công ty có chế độ lương thưởng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ từng
vị trí, đề cao tinh thần học hỏi, mở rộng tư duy, phát triển chuyên môn qua các
chương trình đào tạo, tư duy rèn luyện để đáp ứng nhu cầu công việc. Đồng thời,
môi trường làm việc cũng là yếu tố quyết định đến tâm lý bỏ việc, vì thế BQ tạo
cơ hội để nhân viên được đưa ra ý kiến, cùng góp ý, lắng nghe, thấu hiểu một cách
tốt nhất.
3. Kết quả đạt được:
- Nhờ hợp tác với nhiều nhà cung ứng nhân lực mà công ty BQ đã trải qua giai đoạn
khó khăn về khan hiếm nguồn nhân lực để bứt phá mạnh mẽ, vươn lên phát triển
và đạt được kết quả đã tuyển dụng được hơn 2000 nhân viên có chuyên môn cao
trong năm 2023 cho nhiều vị trí tại các bộ phận như sản xuất, IT, bán hàng, kinh
doanh và nhiều bộ phận khác tại hơn 200 cửa hàng của BQ trên toàn quốc.
 Kết luận:
- Từ những kết quả cho thấy, Công ty BQ đã thực hiện thành công giải pháp ứng
phó với tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực đã xảy ra. Công ty đã chủ động hành
động trước những biến động của môi trường để đảm bảo nguồn nhân lực để duy trì
hoạt động sản xuất và kinh doanh được diễn ra liên tục, ổn định và ngày càng phát
triển hơn trong tương lai.
VII. Chủ đề 6: “Hãy cho biết công nghệ của công ty thuộc loại nào và phân tích
ảnh hưởng của công nghệ đến cấu trúc tổ chức.”
1. Công nghệ
- Công nghệ của tổ chức có 2 loại: công nghệ cấp toàn bộ tổ chức và công nghệ cấp
phòng ban
- Công nghệ cấp toàn bộ tổ chức có 2 loại cơ bản sau:
 Công nghệ chế tạo
 Công nghệ dịch vụ
- Công nghệ cấo phòng ban có các loại sau:
 Công nghệ thủ tục
 Công nghệ không theo thủ tục
 Công nghệ cơ khí
 Công nghệ thủ công
- Công ty hiện đang kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau nhưng có ngành nghề
kinh doanh chính là "Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các
cửa hàng chuyên doanh"
- Dịch vụ bán lẻ của công ty bao gồm các dịch vụ giao hàng, dịch vụ tư vấn, dịch vụ
stylist và một loạt các dịch vụ hỗ trợ khác.
- Công ty đã nỗ lực không ngừng để cải tiến, phát triển và mở rộng hệ thống phân
phối sản phẩm giày dép mang nhãn hiệu BQ với hệ thống 5 cửa hàng giới thiệu và
tiêu thụ sản phẩm tại Đà Nẵng.
- Sản phẩm của công ty được cung cấp theo yêu cầu của khách hàng, nhân viên sẽ tư
vấn cho khách hàng về kiểu dáng, sở thích, mẫu mã, giá tiền của các sản phẩm đáp
ứng nhu cầu đầu ra của khách hàng là sự thỏa mãn về sản phẩm
- Đầu vào là các sản phẩm giày dép, cửa hàng, cơ sở vật chất,…lao động là yếu tố
cốt lõi vì nhân viên trực tiếp tham gia vào hoạt động trao đổi với khách hàng, dựa
trên trình độ đào tạo và kinh nghiệm trong quá trình giao tiếp.
 Từ những yếu tố trên cho thấy công nghệ của công ty thuộc công nghệ dịch vụ vì
có những đặc điểm của công nghệ dịch vụ như đầu ra theo yêu cầu của khách
hàng, đầu vào là hữu hình, lao động là cốt lõi và yếu tố quyết định.
2. Ảnh hưởng của công nghệ đến cấu trúc tổ chức
2.1. Công nghệ cấp toàn bộ tổ chức
- Vai trò ranh giới tách biệt: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại BQ có ngành
nghề chính là “Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa
hàng chuyên doanh", các dịch vụ bán lẻ như dịch vụ tư vấn, dịch vụ giao hàng,…
do đặc thù nghành nghề nên kĩ năng giao tiếp rất quan trọng trong công việc, mỗi
nhân viên cần được đào tạo, phát triển khả năng làm việc độc lập, nhân viên sẽ
phải biết cách điều phải, quản lý cửa hàng, triển khai các hoạt động truyền thông
của công ty, các nhân viên bán hàng sẽ phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để
đáp ứng yêu cầu của mỗi khách hàng nên mỗi nhân viên cần có những hiểu biết
trong các loại giày dép khác nhau để tư vấn cho từng lứa tuổi, sở thích, giới tính,
…tùy vào từng trường hợp mà có cách xử lý khác nhau. Vì vậy mà vai trò ranh
giới trong công ty khá tách biệt.
- Sự chia rẽ địa lí: Hiện tại, BQ với hệ thống 5 cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản
phẩm tại Đà Nẵng, trên 200 cửa hàng, đại lý, hệ thống siêu thị Big C, Coop Mart
trên toàn quốc, với nhiều cửa hàng phân phối trên địa bàn khắp thành phố nhằm
đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Phân bố về mặt địa lý nhiều.
- Việc ra quyết định: Việc ra quyết định thường phân quyền. Người lao động là cốt
lõi phải có đủ kiến thức, nhận thức và có sự sáng tạo, khéo léo để có thể giải quyết
được những vấn đề phát sinh của khách hàng .Tùy vào trường hợp mà nhân viên
có những cách cư xử phù hợp.
- Sự chính thức hóa: Công việc được thực hiện dựa trên quy trình bán hàng rõ ràng
từ việc tiếp cận khách hàng, giới thiệu/ trình bày sản phẩm, dịch vụ, báo giá và
thuyết phục khách hàng, thanh toán, chăm sóc khách hàng sau bán, cho thấy công
việc được thực hiện theo một quy trình rõ ràng, tuy nhiên thì nhân viên vẫn tương
đối được tự chủ trong công việc của mình. Vì vậy sự chính thức hóa ở mức độ
tương đối.
- Trình độ kỹ năng của nhân viên: đội ngũ nhân viên có đầy đủ kiến thức, kĩ năng
đáp ứng yêu cầu của khách hàng, bảo đảm chất lượng công việc, tạo được sự uy
tín đối với khách hàng. Công việc của nhân viên chủ yếu là quản lý cửa hàng,
kiểm soát hàng tồn kho, triển khai công tác marketing của công ty đến cửa hàng,
và các nhân viên bán hàng như tư vấn, chăm sóc khách hàng, thu nhân,… nên cần
số lượng nhân viên khá nhiều cho mỗi cửa hàng, mỗi vị trí cần một yêu cầu trình
độ cụ thể cho công việc và được đào tạo bài bản.
- Sự chú trọng kỹ năng: nhân viên được coi là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong
quá trình dịch vụ từ khi bắt đầu đến khi dịch vụ kết thúc, vì đặc thù ngành nghề,
nên đòi hỏi người lao động phải có đủ sức khỏe, có khả năng giao tiếp tốt, có
ngoại hình ưa nhìn, có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng để đảm bảo quy
trình và chất lượng công việc, đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng.
2.2. Công nghệ cấp phòng ban (phòng Kế toán)
- Công nghệ cấp phòng ban được xác định dựa trên hai khía cạnh:
 Tính đa dạng của công việc
 Mức độ có thể phân tích
 Phòng kế toán có nhiều quyết định mang tính đột xuất và ngoài dự tính trong quá
trình thực hiện công việc. Phòng kế toán có tính đa dạng công việc cao, công việc
của phòng kế toán được phân chia theo từng bước rất cụ thể và với tiêu chuẩn cụ
thể, rõ ràng.
a. Định vị công nghệ cấp phòng ban
- Kỹ thuật định vị công nghệ cấp phòng ban được sử dụng theo phương pháp cho
điểm.
 Tính đa dạng của công việc: 18 điểm
 Mức độ phân tích được: 18 điểm
 Phòng ban kế toán có công nghệ cấp phòng ban là công nghệ cơ khí
- Đặc điểm của công nghệ cấp phòng ban của phòng kế toán:
 Nhân viên có tri thức cao
 Công việc phức tạp, đa dạng
 Xử lý trên nền tảng kỹ thuật số
 Tính tiêu chuẩn hóa trong công việc cao
b. Thiết kế phòng ban

Công nghệ phòng Thiết kế phòng ban Loại phòng ban


ban

Cơ khí Cơ giới Phòng kế toán

Mức độ thể chế hóa trung bình

Mức độ tập trung hóa trung bình

Huấn luyện là chính

Phạm vi trung bình

Truyền thông & phối hợp lời và văn bản

c. Mức độ tương thích của phòng kế toán đối với công ty


Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại BQ hoạt động theo mô hình hữu cơ nhưng
có nhiều đặc tính của cơ giới như có tính tiêu chuẩn hóa cao và có các tiến trình thực
hiện theo công thức, thủ tục nên mức độ tương thích với phòng kế toán là khá cao.
VIII. Chủ đề 7: “Hãy đánh giá về quy mô của công ty và phân tích ảnh hưởng của
quy mô đến cấu trúc tổ chức của công ty.”
1. Đánh giá
 Vốn điều lệ:
- Công ty TNHH Sản Xuất - Thương Mại B.Q có vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng.
- Sau 3 lần tăng vốn, vốn điều lệ hiện tại của công ty là 110 tỷ đồng.
 Số lượng lao động:
- Hiện nay, công ty BQ Đà Nẵng có hơn 1.000 lao động đang làm việc.
- Công ty thường xuyên tuyển dụng lao động mới để đáp ứng nhu cầu phát triển của
công ty.
Công ty có quy mô lớn
- Công ty xây dựng và ban hành các văn bản quy chế nghị quyết làm cơ sở để đánh giá
kiểm soát nhân viên.
- Cơ cấu tổ chức có tính chuyên môn hóa cao và tập trung quyền lực cao.
- Bên cạnh đó Công ty cũng phân quyền cho phép nhân viên ra quyết định, giao quyền
quyết định cho cấp dưới trong các hoạt động để tránh một số trường hợp quyết định
không kịp thời trong tổ chức.
- Trong tổ chức có sự liên kết, phối hợp giữa các phòng ban, giữa các cấp quản trị.
- Tỷ lệ nhà quản lý trên số nhân viên có tỷ lệ nhỏ hơn hợp lý hơn.
Mô hình quản lý của Công ty BQ Đà Nẵng là mô hình hỗn hợp, kết hợp giữa mô hình
cơ giới và mô hình phi cơ giới.
2. Phân tích
2.1. Sự chính thức hóa
Công ty có quy mô lớn, phòng ban nhiều nên các hoạt động của công ty mang tính
chính thức hóa cao với nhiều quy định, thủ tục, các văn bản viết, các nhân viên ít trao
đổi bằng lời thay vào đó dựa trên những quy định và tiêu chuẩn mà thực hiện công việc.
Các quy chế và nghị quyết thủ tục của Công ty:
 Quy chế nội bộ: Quy định về tổ chức và hoạt động của công ty, bao gồm:
- Quy định về quản lý nhân sự: Tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật,
Quyền lợi và nghĩa vụ của nhân viên.
- Quy định về quản lý tài chính: Lập kế hoạch, ngân sách, Kế toán, thu chi, Kiểm toán.
 Nghị quyết thủ tục: Quy định về các quy trình cụ thể trong hoạt động của công ty,
bao gồm:
- Quy trình mua hàng
- Quy trình bán hàng
- Quy trình sản xuất
- Quy trình quản lý chất lượng
- Quy trình bảo mật thông tin
 Các quy định khác:
- Quy định về an toàn lao động
- Quy định về bảo vệ môi trường
- Quy định về đạo đức kinh doanh
Hội đồng quản trị ban hành nghị quyết để: Phê duyệt kế hoạch kinh doanh và ngân sách
hàng năm của công ty. Đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty và đưa ra các quyết định
cải thiện. Phê duyệt các khoản đầu tư lớn của công ty. Tuyển dụng và sa thải CEO và các
giám đốc khác. Giải quyết các tranh chấp giữa cổ đông. Đảm bảo rằng công ty tuân thủ
các quy định về môi trường và an toàn lao động.
2.2. Sự phân quyền
Công ty giày BQ tổ chức tập trung quyền hành cao: các quyết định có khuynh hướng
được các vị trí cấp cao đưa ra, và vận hành từ trên xuống.
Các quyết định quan trọng được các nhà quản trị cấp cao đưa ra và các quyết định này lần
lượt đưa từ trên xuống. Nhà quản trị cấp cao sẽ thông báo quyết định được đưa cho các
phòng ban để các quyết định được đi đến các cấp dưới trong tổ chức và nhân viên.
Mỗi bộ phận chức năng thực hiện một công việc riêng biệt và chịu trách nhiệm quản lý,
kiểm tra hướng dẫn các thành viên thực hiện đúng quy định và đảm bảo kết quả hoạt
động của Công ty đúng chỉ tiêu đề ra. Đồng thời các phòng ban cũng được trao quyền để
giải quyết xử lý những vấn đề xảy ra mà yêu cầu cần phải giải quyết ngay giảm tải được
gánh nặng cho nhà quản trị cấp cao tăng thời gian cho các nhà quản trị cấp cao tập trung
vào các việc mang tính quyết định.
2.3. Sự liên kết
 Liên kết dọc: Công ty BQ áp dụng mô hình quản trị liên kết dọc với 4 cấp quản trị
chính:
- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, đại diện cho quyền
lợi của các cổ đông. Đại hội đồng cổ đông có trách nhiệm bầu ra Hội đồng quản trị và
quyết định các vấn đề quan trọng của công ty.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan đại diện cho Đại hội đồng cổ đông, chịu trách nhiệm
quản lý hoạt động của công ty. Hội đồng quản trị có trách nhiệm đề ra chiến lược phát
triển, quyết định các vấn đề quan trọng về tài chính, đầu tư, nhân sự, ...
- Ban Tổng giám đốc: Là cơ quan điều hành cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm tổ
chức thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị. Ban
Tổng giám đốc bao gồm Giám đốc điều hành (CEO) và các Phó Tổng giám đốc phụ
trách các lĩnh vực khác nhau.
- Phòng ban chức năng: Là các phòng ban chuyên môn tham mưu cho Ban Tổng giám
đốc trong các lĩnh vực như tài chính, kế toán, nhân sự, marketing, sản xuất, ...
 Mô hình liên kết dọc giúp công ty BQ:
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động: Việc phân chia cấp bậc rõ ràng giúp công ty dễ dàng
giám sát và kiểm soát hoạt động của các phòng ban và nhân viên.
- Tập trung nguồn lực: Mô hình này giúp công ty tập trung nguồn lực vào các mục tiêu
chiến lược và đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động.
- Truyền đạt thông tin hiệu quả: Việc truyền đạt thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới
diễn ra nhanh chóng và chính xác.
 Liên kết ngang:
Công ty BQ sở hữu quy mô lớn với 6 phòng ban, mỗi phòng ban đảm nhiệm nhiều chức
năng khác nhau và phối hợp chặt chẽ trong hoạt động chung của công ty. Do quy mô và
sự đa dạng chức năng này, nhu cầu chuyên môn hóa các phòng ban tại công ty ngày càng
cao.
 Lợi ích của chuyên môn hóa:
- Giảm tải cho nhà quản trị: Việc chia nhỏ các phòng ban theo chức năng chuyên môn
giúp các nhà quản trị tập trung vào lĩnh vực quản lý của mình, tránh tình trạng quá tải
và tăng hiệu quả quản lý.
- Kiểm soát hiệu quả: Chuyên môn hóa giúp phân chia trách nhiệm rõ ràng, tạo điều
kiện cho việc theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của từng phòng ban.
- Nâng cao năng lực chuyên môn: Khi tập trung vào một lĩnh vực cụ thể, nhân viên có
cơ hội đào sâu kiến thức, kỹ năng và nâng cao năng lực chuyên môn.
- Tăng cường sự phối hợp: Chuyên môn hóa giúp các phòng ban hiểu rõ vai trò, chức
năng của nhau, tạo điều kiện cho sự phối hợp hiệu quả trong công việc.
IX. Chủ đề 8: “Nghiên cứu đánh gia những hình thức liên hợp thông tin dọc và
ngang trong công ty TNHH sản xuất - thương mại BQ.”
1. Liên hợp thông tin dọc
- Hệ thống liên hợp dọc là để phối hợp hoạt động giữa cấp cao và cấp thấp trong tổ
chức. Sơ đồ tổ chức nhân sự theo mô hình quản lý và điều hành liên hợp thông tin
dọc từ trên xuống theo trình tự và không có sự vượt cấp hoặc bỏ cấp. Hệ thống phân
cấp dựa trên vai trò, trách nhiệm được xác định rõ ràng. Giám đốc có vị trí cao nhất
là người tổ chức điều hành, quản lí mọi hoạt động kinh doanh của công ty, ra quyết
định chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược để duy trì và phát triển tổ chức, họ sẽ
trao quyền hành cho những nhà lãnh đạo ở cấp thấp hơn.
- Trong công ty TNHH sản xuất-thương mại BQ thì đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông,
xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị và cổ đông công ty.
- Sau đó Đại hội đồng quản trị, giám sát, chỉ đạo giám đốc điều hành công việc kinh
doanh hằng ngày của công ty.
- Tiếp theo, Giám đốc dựa vào mục tiêu và cách thức hoạt động thì các mục tiêu tác
nghiệp cụ thể sẽ được đưa về các phòng ban để lập kế hoạch. Mỗi bộ phận sẽ cùng
phối hợp với nhau để hoàn thành mục tiêu đề ra.
- Sau mỗi kỳ kinh doanh, các phòng ban sẽ gửi báo cáo lên cho Giám đốc xem xét và
điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và gửi lên cho HĐQT xem xét và phê duyệt.
- Khi xảy ra vấn đề không giải quyết được, thì sẽ đưa lên các bộ phận cao hơn giải
quyết khi xảy ra sai sót thì các phòng ba sẽ liên hệ với Giám đốc để điều chỉnh.
truyền tải thông tin liên hợp dọc được thực hiện bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện
tử.
2. Thông tin liên hợp ngang
Công ty có mối liên hệ chặt chẽ, hộ trợ giữa các phòng ban với nhau để hoàn thành mục
tiêu đề ra.
 Phòng kinh doanh:
- Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với khách
hàng, đẩy mạnh doanh số bán hàng và tăng cường thị phần của công ty. Thông tin
liên hợp ngang giữa phòng kinh doanh và các phòng ban khác rất quan trọng. Cụ thể,
phòng kinh doanh cung cấp thông tin về thị trường, xu hướng mua hàng, yêu cầu của
khách hàng và phản hồi từ thị trường cho các phòng ban khác. Thông tin này giúp
phòng sản xuất hiểu được nhu cầu sản xuất, phòng nhân sự hiểu về yêu cầu nhân lực,
và phòng tài chính có thông tin để xây dựng dự báo tài chính và quản lý nguồn vốn.
 Phòng nhân sự:
- Phòng nhân sự đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc tuyển dụng, đào tạo và phát
triển nhân viên. Thông tin liên hợp ngang giữa phòng nhân sự và các phòng ban khác
giúp đảm bảo rằng công ty có đủ và đúng loại nhân lực để thực hiện các hoạt động
kinh doanh. Phòng nhân sự cần nhận thông tin từ phòng kinh doanh về nhu cầu nhân
sự trong việc mở rộng kinh doanh, phòng sản xuất về yêu cầu kỹ thuật và quy trình
sản xuất, và phòng tài chính về nguồn lực tài chính để đảm bảo việc tuyển dụng và
đào tạo nhân viên được thực hiện một cách hiệu quả.
 Phòng sản xuất:
- Phòng sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất giày dép với chất lượng cao, đáp ứng nhu
cầu của thị trường. Thông tin liên hợp ngang giữa phòng sản xuất và các phòng ban
khác rất quan trọng để đảm bảo quá trình sản xuất được điều chỉnh và tối ưu hóa.
Phòng sản xuất cần nhận thông tin từ phòng kinh doanh về dự báo sản xuất, yêu cầu
về chất lượng và thiết kế sản phẩm. Phòng sản xuất cũng cần liên hệ với phòng nhân
sự để đảm bảo có đủ lao động và kỹ năng phù hợp để thực hiện quy trình sản xuất.
 Phòng tài chính:
- Phòng tài chính chịu trách nhiệm quản lý tài chính và nguồn lực tài chính của công
ty. Thông tin liên hợp ngang giữa phòng tài chính và các phòng ban khác giúp đảm
bảo sự ổn định tài chính và quản lý nguồn vốn. Phòng tài chính cần nhận thông tin từ
phòng kinh doanh về dự báo doanh thu, phòng sản xuất về dừng lượng nguyên liệu
và chi phí sản xuất, và phòng nhân sự về thông tin lương, phúc lợi và chi phí nhân sự.
Thông tin này giúp phòng tài chính xây dựng ngân sách, quản lý dòng tiền và đảm
bảo rằng tài chính của công ty được sử dụng một cách hiệu quả.
 Chính vì vậy thông tin liên hợp ngang giữa các phòng ban trong công ty TNHH
sản xuất-thương mại BQ giúp tăng cường sự hiểu biết, tương tác và cộng tác giữa
các phòng ban. Điều này hỗ trợ quá trình ra quyết định, tối ưu hóa quy trình làm
việc và đảm bảo sự phát triển toàn diện của công ty trong lĩnh vực kinh doanh giày
dép.
X. Chủ đề 9: “Chỉ ra những hình thức công ty đã sử dụng khi nhóm gộp các hoạt
động để hình thành các bộ phận của công ty? Chỉ ra đâu là Bộ phận quản trị,
Bộ phận trực tuyến, đâu là bộ phận chức năng tham mưu của công ty.”
1. Những hình thức công ty đã sử dụng khi nhóm gộp các hoạt động để hình
thành các bộ phận của công ty
1.1. Nhóm gộp theo chức năng/chuyên môn
Nhóm gộp theo chức năng/chuyên môn có nghĩa là các công việc trong tổ chức có cùng
kiến thức, cùng kỹ năng thực hiện được nhóm thành các bộ phận chức năng chuyên môn
như: marketing, sản xuất, tài chính và nhân sự.
- Bộ phận Marketing: Bộ phận này có nhiệm vụ quản lý hoạt động tiếp thị và quảng bá
của công ty giày BQ. Đây là nơi tập trung các chuyên gia tiếp thị, nhân viên phân tích
thị trường và nhân viên quản lý thương hiệu. Bộ phận Marketing có thể đảm nhận các
nhiệm vụ như nghiên cứu thị trường, phát triển chiến lược tiếp thị, quảng cáo, quan
hệ công chúng và quản lý thương hiệu.
- Bộ phận Sản xuất: Bộ phận này tập trung vào quản lý hoạt động sản xuất và chế biến
sản phẩm giày. Đây là nơi có các chuyên gia thiết kế sản phẩm, kỹ sư sản xuất, quản
lý chất lượng và công nhân sản xuất. Bộ phận Sản xuất có thể chịu trách nhiệm cho
việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, quản lý quy trình sản xuất, kiểm tra chất
lượng sản phẩm và đảm bảo hiệu suất sản xuất cao.
- Bộ phận Tài chính: Bộ phận này quản lý và điều hành các hoạt động tài chính của
công ty giày BQ. Đây là nơi có các chuyên gia tài chính, kế toán và quản lý tài sản.
Bộ phận Tài chính có thể đảm nhận các nhiệm vụ như quản lý nguồn vốn, lập kế
hoạch tài chính, quản lý thu chi, kiểm soát ngân sách và báo cáo tài chính.
- Bộ phận Nhân sự: Bộ phận này chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động liên quan đến
nhân sự và quản lý nhân viên của công ty giày BQ. Đây là nơi có các chuyên gia
nhân sự, nhân viên tuyển dụng và quản lý nhân viên. Bộ phận Nhân sự có thể đảm
nhận các nhiệm vụ như tuyển dụng và thuê nhân viên, đào tạo và phát triển nhân
viên, quản lý chính sách và quy trình nhân sự, và xây dựng môi trường làm việc tích
cực.
a. Thuận lợi khi nhóm gộp theo chức năng/chuyên môn
- Thúc đẩy chuyên môn hóa các kỹ năng: Khi các nhân viên chỉ tập trung vào một
nghiệp vụ, một lĩnh vực chuyên môn sẽ giúp các nhân viên được học hỏi, đào sâu
hơn các kiến thức, kĩ năng chuyên môn
- Gia tăng hợp tác trong cùng lĩnh vực chuyên môn: bởi vì từ người đứng đầu trong bộ
phận là trưởng phòng đến các nhân viên cấp thấp đều có cùng một mục tiêu, từ đó họ
hỗ trợ, giúp đỡ nhau về các vấn đề chuyên môn để cùng đạt được mục tiêu chung.

1
- Thúc đẩy phát triển nghề nghiệp của nhân viên: Nhân viên được làm việc trong môi
trường chuyên môn hóa, sẽ định hình được chính xác về điều kiện phát triển nghề
nghiệp trong tương lai khiến nhân viên có động lực làm việc hơn.
- Ra quyết định tập trung, có chất lượng: Nhà quản trị chỉ ra quyết định dựa trên một
lĩnh vực chuyên môn, do đó đảm bảo tính đúng đắn, chính xác của các quyết định.
b. Khó khăn khi nhóm gộp theo chức năng/chuyên môn
- Chỉ nhấn mạnh vào những nhiệm vụ thường xuyên: Khi công ty có các công việc đột
xuất, mang tính thời vụ sẽ không có người đứng ra giải quyết.
- Hạn chế sự phối hợp, sự hợp tác và có thể xảy ra xung đột giữa các bộ phận trong tổ
chức: Các bộ phận khác nhau trong tổ chức sẽ có các mục tiêu khác nhau song chúng
vẫn liên quan, ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau nhưng bên cạnh đó có tính cạnh tranh về
nguồn lực giữa các bộ phận. Từ đó sẽ xảy ra các xung đột về tranh giành nguồn lực
cho từng bộ phận, bộ phận này đạt được mục tiêu nhưng có thể gây tổn hại đến bộ
phận khác
- Thủ tục liên kết khó khăn: Để có thể liên kết các hoạt động của các bộ phận chuyên
môn trong tổ chức đòi hỏi người quản trị phải có kiến thức tổng hợp, toàn diện; mới
có thể kết nối các hoạt động này thành một thủ tục logic, hiệu quả.
- Tập trung vào mục tiêu chức năng hơn là mục tiêu chung: Nhiệm vụ của người đứng
đầu hay các nhân viên là phải hoàn thành nhiệm vụ thuộc chức năng của mình, khiến
họ nổ lực để đạt được mục tiêu đó, do đó họ không quan tâm đến mục tiêu của các bộ
phận khác hay mục tiêu chung của tổ chức.
1.2. Nhóm gộp theo sản phẩm/đầu ra
- Bộ phận Sản phẩm A: Đây là bộ phận chịu trách nhiệm sản xuất, quảng bá và tiếp thị
sản phẩm A của công ty BQ. Bộ phận này bao gồm các chuyên gia thiết kế, kỹ sư sản
xuất, nhân viên tiếp thị và quản lý sản phẩm A. Nhiệm vụ của bộ phận này là nghiên
cứu và phát triển sản phẩm A, quản lý quy trình sản xuất, xây dựng chiến lược tiếp
thị và quảng cáo cho sản phẩm A.
- Bộ phận Sản phẩm B: Bộ phận này tập trung vào sản xuất, tiếp thị và phân phối sản
phẩm B của công ty BQ. Nó có các chuyên gia thiết kế, kỹ sư sản xuất, nhân viên
kinh doanh và quản lý sản phẩm B. Công việc của bộ phận này bao gồm nghiên cứu
và phát triển sản phẩm B, quản lý quy trình sản xuất, xây dựng chiến lược tiếp thị và
kinh doanh cho sản phẩm B.
- Bộ phận Sản phẩm C: Đây là bộ phận chịu trách nhiệm sản xuất, tiếp thị và phân phối
sản phẩm C của công ty BQ. Bộ phận này có các chuyên gia thiết kế, kỹ sư sản xuất,
nhân viên kinh doanh và quản lý sản phẩm C. Nhiệm vụ của bộ phận này bao gồm
nghiên cứu và phát triển sản phẩm C, quản lý quy trình sản xuất, xây dựng chiến lược
tiếp thị và kinh doanh cho sản phẩm C.

2
- Đáp ứng từng nhu cầu thay đổi nhanh của sản phẩm
- Khuyến khích quan tâm đến nhu cầu của khách hàng
- Cho thấy hiệu quả và tầm quan trọng của từng loại sản phẩm
- Xác định trách nhiệm rõ ràng
- Phát triển được nhà quản trị tổng quát
a. Khó khăn khi nhóm gộp theo sản phẩm/đầu ra
- Khó sử dụng các kỹ năng và nguồn lực một cách hiệu quả (trùng lặp)
- Khó hợp tác giữa các tuyến sản phẩm
- Gặp khó khăn khi phân bổ nguồn lực
- Chỉ giải quyết vấn đề trong từng sản phẩm
- Khó điều động và kết hợp nguồn lực
1.3. Nhóm gộp theo khu vực địa lý
- Theo quốc gia: Công ty có thể chia khu vực theo các quốc gia khác nhau mà công ty
hoạt động. Mỗi quốc gia được xem như một khu vực riêng biệt, và công ty có thể có
một đội ngũ quản lý và nhân viên chuyên trách cho từng quốc gia.
- Theo vùng miền: Công ty có thể nhóm gộp theo các vùng miền địa lý trong một quốc
gia. Ví dụ, trong một quốc gia có thể chia thành Bắc, Trung và Nam, và công ty có
thể có các đội ngũ quản lý và nhân viên phụ trách cho từng vùng miền.
- Theo thành phố hoặc tỉnh: Công ty có thể chia khu vực theo các thành phố hoặc tỉnh
trong một quốc gia. Điều này cho phép công ty tập trung vào từng thị trường địa
phương cụ thể và có một cơ cấu quản lý tương ứng.
- Theo quận/huyện: Trong một khu vực đô thị lớn, công ty có thể chia thành các quận
hoặc huyện. Điều này giúp công ty tập trung vào các khu vực nhỏ hơn và cung cấp
dịch vụ cận khu vực cho khách hàng.
- Theo vùng địa lý khác: Công ty có thể chia khu vực theo các tiêu chí địa lý khác như
miền núi, vùng biển, vùng đồng bằng, v.v. Tùy thuộc vào bản chất hoạt động của
công ty và yêu cầu thị trường, các tiêu chí này có thể được áp dụng để nhóm gộp và
quản lý khu vực.
a. Thuận lợi khi nhóm gộp theo khu vực địa lý
- Thỏa mãn tốt nhu cầu khách hàng ở mỗi khu vực
- Thấy được hiệu quả kinh doanh ở từng khu vực
- Phát triển nhà quản trị tổng quát, dễ tìm nhà quản trị cấp cao
b. Khó khăn khi nhóm gộp theo khu vực địa lý
- Có thể chỉ quan tâm đến mục tiêu từng xí nghiệp mà xem nhẹ mục tiêu của cả tổ
chức
- Khó khăn khi phân bổ nguồn lực
- Cấu trúc phức tạp, cồng kềnh, chi phí cho hoạt động quản trị cao

3
- Chỉ giải quyết vấn đề trong từng khu vực
2. Bộ phận quản trị, bộ phận trực tuyến, bộ phận chức năng tham mưu
 Bộ phận quản trị: Bộ phận quản trị trong công ty TNHH sản xuất và thương mại BQ
có trách nhiệm điều hành và quản lý tổng quát hoạt động của công ty. Bộ phận này
thường bao gồm các chức vụ quản lý cấp cao như:
- Giám đốc điều hành: Người đứng đầu công ty và có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý
toàn bộ hoạt động.
- Ban lãnh đạo: Bao gồm các thành viên khác trong ban lãnh đạo công ty, như Tổng
giám đốc, Phó Giám đốc, Giám đốc kinh doanh, Giám đốc tài chính, Giám đốc sản
xuất, v.v. Các thành viên trong ban lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong quyết định
chiến lược và quản lý các bộ phận khác trong công ty.
 Bộ phận trực tuyến: Bộ phận trực tuyến trong công ty TNHH sản xuất và thương mại
BQ chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh trực tuyến và quản lý các kênh
trực tuyến của công ty. Các vị trí trong bộ phận này có thể bao gồm:
- Quản lý truyền thông trực tuyến: Đảm bảo công ty có mặt trực tuyến thông qua việc
quảng cáo, quản lý nội dung trên trang web và các kênh mạng xã hội.
- Chuyên viên tiếp thị trực tuyến: Tạo và triển khai chiến lược tiếp thị trực tuyến,
quảng cáo trực tuyến, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), quảng cáo Google
AdWords, v.v.
- Quản lý kênh bán hàng trực tuyến: Điều hành và phát triển các kênh bán hàng trực
tuyến như website thương mại điện tử, ứng dụng di động, hoặc cửa hàng trực tuyến.
 Bộ phận chức năng tham mưu: Bộ phận chức năng tham mưu cung cấp hỗ trợ và tư
vấn cho bộ phận quản trị và các bộ phận chức năng khác trong công ty. Trong công
ty TNHH sản xuất và thương mại BQ, các bộ phận chức năng tham mưu có thể bao
gồm:
- Bộ phận Kế toán và Tài chính: Quản lý các hoạt động liên quan đến kế toán, quản lý
tài chính, kiểm toán, báo cáo tài chính, v.v.
- Bộ phận Nhân sự: Đảm nhận các nhiệm vụ liên quan đến tuyển dụng, đào tạo và phát
triển nhân viên, quản lý lương bổng và chính sách nhân sự.
- Bộ phận Luật pháp: Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật, xử lý các vấn đề liên
quan đến luật pháp, hợp đồng và bảo vệ quyền lợi pháp lý của công ty.

4
Hình 2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH sản xuất và thương mại BQ

XI. Chủ đề 10: “Xác định kiểu cấu trúc, vẽ sơ đồ tổ chức của công ty mà nhóm
nghiên cứu, chỉ ra ưu - nhược điểm của cấu trúc hiện nay.”
1. Xác định kiểu cấu trúc
 Cấu trúc chức năng
 Công ty BQ được chia thành các phòng ban chức năng theo chuyên môn, bao gồm:
- Phòng Phát triển hệ thống
- Phòng ICE
- Trung tâm phát triển mẫu
- Phòng Hậu cần
- Phòng Bán hàng
- Phòng HCNS
- Phòng TC-KT
 Mỗi phòng ban chịu trách nhiệm cho một chức năng cụ thể trong hoạt động của công
ty.
 Lợi ích:
- Chuyên môn hóa cao
- Hiệu quả trong việc quản lý các chức năng chuyên môn
- Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận cùng chức năng

5
 Hạn chế:
- Thiếu sự linh hoạt
- Khó khăn trong việc phối hợp giữa các bộ phận khác nhau
- Có thể dẫn đến sự quan liêu
2. Sơ đồ tổ chức

3. Ưu - nhược điểm của cấu trúc công ty


Cấu trúc này tạo được sự hài hòa giữa sự cố gắng cho từng đơn vị kinh doanh và cố
gắng cho mục tiêu chúng.
3.1. Ưu điểm:
 Chuyên môn hóa cao:
- Cấu trúc chức năng cho phép công ty BQ tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực
chuyên môn.
- Mỗi phòng ban được giao phó trách nhiệm cụ thể, giúp nhân viên phát triển chuyên
môn sâu và nâng cao hiệu quả công việc.
- Ví dụ, Trung tâm phát triển mẫu tập trung nghiên cứu, phát triển sản phẩm; phòng
ICE tập trung quảng bá thương hiệu, thu hút khách hàng, ...
 Hiệu quả trong việc quản lý các chức năng chuyên môn:
- Cấu trúc chức năng giúp đơn giản hóa hệ thống quản lý, tạo điều kiện cho việc giám
sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của từng phòng ban.
- Việc phân chia trách nhiệm rõ ràng giúp hạn chế sự chồng chéo, lãng phí nguồn lực.

6
- Lãnh đạo công ty dễ dàng theo dõi, đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận và
đưa ra quyết định phù hợp.
 Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận cùng chức năng:
- Cấu trúc chức năng tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và
phối hợp hoạt động giữa các bộ phận cùng chức năng.
- Ví dụ, phòng ICE và phòng Bán hàng có thể phối hợp chặt chẽ để triển khai các
chiến dịch marketing hiệu quả.
 Phù hợp với quy mô công ty nhỏ và vừa:
- Cấu trúc chức năng đơn giản, dễ vận hành, phù hợp với quy mô công ty nhỏ và vừa.
- Chi phí quản lý thấp, phù hợp với ngân sách hạn hẹp của công ty mới thành lập.
 Tạo cơ hội phát triển cho nhân viên:
- Cấu trúc chức năng giúp nhân viên chuyên môn hóa cao, có cơ hội phát triển chuyên
môn và thăng tiến trong lĩnh vực mình am hiểu.
- Môi trường làm việc chuyên nghiệp, khuyến khich học hỏi và sáng tạo.
3.2. Nhược điểm:
 Thiếu sự linh hoạt:
- Cấu trúc chức năng có thể khiến công ty BQ khó thích ứng với những thay đổi nhanh
chóng trong môi trường kinh doanh.
- Việc phân chia phòng ban theo chức năng có thể dẫn đến sự cứng nhắc, chậm trễ trong
việc điều chỉnh chiến lược và hoạt động kinh doanh.
 Khó khăn trong việc phối hợp giữa các bộ phận:
- Cấu trúc chức năng có thể tạo ra rào cản giữa các bộ phận, dẫn đến sự thiếu phối hợp
và thông tin liên lạc không hiệu quả.
- Ví dụ, phòng Marketing và phòng Bán hàng có thể gặp khó khăn trong việc phối hợp
để triển khai các chiến dịch marketing hiệu quả.
 Có thể dẫn đến sự quan liêu:
- Cấu trúc chức năng có thể dẫn đến sự quan liêu, chậm trễ trong việc giải quyết công
việc.
- Việc phân chia cấp bậc nhiều có thể khiến việc ra quyết định chậm chạp và thiếu hiệu
quả.
 Hạn chế sự sáng tạo:
- Cấu trúc chức năng có thể hạn chế sự sáng tạo và đổi mới trong công ty.
- Việc tập trung vào các chức năng chuyên môn có thể khiến nhân viên ít có cơ hội để
thử nghiệm những ý tưởng mới.
 Gây áp lực cho các nhà quản trị:
- Cấu trúc chức năng có thể gây áp lực cho các nhà quản trị do họ phải chịu trách nhiệm
quản lý một số lượng lớn nhân viên và nhiều chức năng khác nhau.

7
XII. Những đề xuất để hoàn thiện cấu trúc tổ chức của công ty
1. Tối ưu hóa quy chế và nghị quyết thủ tục:
Tiến hành đánh giá và cập nhật lại các quy chế nội bộ và nghị quyết thủ tục để đơn giản
hóa và tối ưu hóa chúng. Loại bỏ các quy định không cần thiết hoặc lặp lại, tạo điều
kiện cho việc thực hiện công việc một cách hiệu quả hơn.
Việc tái cấu trúc và cải thiện các quy trình giúp giảm bớt sự phức tạp và thúc đẩy sự
linh hoạt trong hoạt động của công ty. Đồng thời, việc loại bỏ các yếu tố không cần thiết
giúp tập trung nguồn lực vào những hoạt động quan trọng và mang lại hiệu quả kinh
doanh tốt hơn.
2. Thúc đẩy tính linh hoạt giữa các bộ phận:
Tổ chức các cuộc họp định kỳ giữa các phòng ban để thảo luận về các vấn đề mới và đề
xuất giải pháp. Khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới trong các quy trình làm việc, tạo
điều kiện cho việc thích nghi nhanh chóng với thay đổi. Tổ chức các hoạt động đa
phòng ban, dự án chung để tạo ra cơ hội cho sự giao tiếp và hợp tác giữa các phòng ban.
Xây dựng các quy trình làm việc chung để đảm bảo rằng thông tin và nguồn lực được
chia sẻ một cách hiệu quả.
3. Ngăn chặn sự quan liêu:
Thiết lập cơ chế đánh giá hiệu suất dựa trên các mục tiêu tổ chức chung, không chỉ là
các mục tiêu của từng phòng ban riêng lẻ. Khuyến khích tinh thần làm việc nhóm và ý
thức về lợi ích chung của toàn công ty. Tính linh hoạt giúp công ty đối phó tốt với sự
thay đổi và thích nghi với môi trường kinh doanh biến động. Các cuộc họp và hoạt động
sáng tạo giúp tạo ra giải pháp mới cho các thách thức. Sự phối hợp giữa các phòng ban
giúp tối ưu hóa nguồn lực và tạo ra giá trị cho khách hàng. Các dự án chung tạo ra cơ
hội cho việc học hỏi và chia sẻ kiến thức giữa các bộ phận.

8
B. CÔNG TY ẢO: CÔNG TY TNHH HTV HOUSE GROUP
I. Tổng quan công ty
Tên pháp lý: Công ty Trách nhiệm Hữu hạn House Group.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Địa bàn kinh doanh: Thành phố Đà Nẵng.
Trụ sở giao dịch: 125 Ngũ Hành Sơn, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố
Đà Nẵng.
Sản phẩm kinh doanh: Nước uống đóng chai.
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh nước uống đóng chai.
Ngành nghề kinh doanh
Mã Ngành
1104 Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng
Chi tiết: Sản xuất nước uống tinh khiết đóng chai, đóng bình.

Bán buôn đồ uống


4633 Chi tiết: Buôn bán nước tinh khiết đóng chai, đóng bình

Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh


4723 Chi tiết: Bán lẻ nước uống đóng chai, đóng bình

 Vốn điều lệ:


- Vốn điều lệ (Bằng số, VNĐ) 3.500.000.000 VNĐ
- Vốn điều lệ (Bằng chữ, VNĐ): Ba tỷ năm trăm triệu đồng chẵn
 Nguồn vốn điều lệ
Loại nguồn vốn Tỷ lệ (%)
Vốn ngân sách nhà nước 0 0
Vốn tư nhân 3.500.000.000 100
Vốn nước ngoài 0 0
Vốn khác 0 0
Tổng 3.500.000.000 100
Danh sách thành viên công ty và tỉ lệ vốn góp:

9
Trần Uông Việt Toàn (Giám đốc): 800 triệu đồng (chiếm 22,85 %)
Nguyễn Thị Nhung: 600 triệu đồng (chiếm 17,14%)
Nguyễn Mạnh Hữu: 600 triệu đồng (chiếm 17,14%)
Phùng Thị Như: 600 triệu đồng (chiếm 17,14%)
Trần Thị Linh Nga: 500 triệu đồng (chiếm 14,29%)
Trần Thị Ánh Thắm: 400 triệu đồng (chiếm 11,44%)
Người đại diện theo pháp luật:
- Họ và tên: Trần Uông Việt Toàn
- Giới tính: Nam
- Chức danh: Giám đốc
- Sinh ngày: 26/11/2002
- Dân tộc: Kinh
- Quốc tịch: Việt Nam
- Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú: K50/21 Bùi Tá Hán, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ
Hành Sơn, Đà Nẵng
- Chỗ ở hiện tại: K50/21 Bùi Tá Hán, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Đà
Nẵng
- Email: toantran@gmail.com
Chủ đề 11: “Trình bày nhữ̃ng nội dung sau về công ty ảo do nhóm thành lập:
Nêu tên pháp lý, loại hình doanh nghiệp, sản phẩm hay dịch vụ mà công ty
kinh doanh, địa bàn kinh doanh, trụ sở giao dịch của công ty. Những giả định
về bối cảnh hoạt động của công ty: Quy mô, môi trường, công nghệ, mục tiêu
(Phải có số liêu minh chứng).”
1. Bối cảnh hoạt động công ty
1.1. Quy mô: Quy mô nhỏ
1.2. Môi trường
a. Bên trong
 Nguồn nhân lực:
- Nhân viên giao hàng: 5 người
- Nhân viên sản xuất, vận hành máy: 4 người
- Nhân viên đóng gói: 2 người
- Nhân viên kinh doanh, chăm sóc khách hàng: 3 người
- Nhân viên kế toán, hành chính: 2 người
 Tài chính:
- Vốn điều lệ: 3.500.000.000 (3 tỷ 5 trăm triệu đồng)
- Mặt bằng 200 m2, tổng giá trị đầu tư xây dựng 3.5 tỷ đồng, địa chỉ K50/21Bùi Tá
Hán, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

10
- Cửa hàng kinh doanh tại Tp. Đà Nẵng.
 Văn hóa công ty: Chất lượng, an toàn, tin cậy, thân thiện, nhiệt huyết, lấy khách
hàng làm trung tâm.
b. Bên ngoài
- Khách hàng: Khách hàng lẻ + Phân phối (Khu vực Thành phố Đà Nẵng) Mini Mart
(Vin Mart, 24h Market,...), các tiệm tạp hóa
- Nhà cung cấp: Cung cấp chai nhựa: Công ty TNHH Đà Thành Lợi, cung cấp bao bì
đóng gói: Công ty TNHH bao bì Tân Long
- Đối thủ cạnh tranh: Các công ty sản xuất nước uống có thương hiệu lâu đời như
Lavie, Aquafina,...
1.3. Công nghệ
Đầu tư dây chuyền sản xuất nước uống đóng chai, đóng bình có 4 hệ thống là hệ thống
tiền xử lý, hệ thống chính là hệ thống R.O (viết tắt của Reverse Osmosis có nghĩa là
thẩm thấu ngược), hệ thống khử khuẩn và vi sinh, hệ thống dàn chiết rót và đóng bình.
Tuân thủ đúng các tiêu chuẩn mà trong quy trình sản xuất nước uống đóng bình đóng
chai:
 Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt GMP
Khu vực sản xuất được thiết kế theo tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice).
Khu vực sản xuất có lối ra vào riêng biệt cho người vận hành. Có lối vào, ra riêng biệt
dùng để chuyển nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa thành phẩm.
Lối vào, ra dành cho người có phận sự, được trang bị đèn diệt khuẩn. Khu vực sản xuất
đảm bảo thông thoáng, vô trùng.
 Quy trình vệ sinh công nghiệp SSOP
Trước khi vào khu vực sản xuất, công nhân bắt buộc qua các thao tác: thay trang phục,
khử trùng, vệ sinh tay, tiệt trùng ủng.
 Tiêu chuẩn quốc tế sqf 2000cm /HACCP/ISO 9001 “thực phẩm – chất lượng – an
toàn”
Là kỹ thuật được dùng để nhận dạng, ngăn ngừa và giảm thiểu các mối nguy hại về An
toàn thực phẩm đến một mức tối thiểu có thể chấp nhận được. Chú trọng đến những vấn
đề an toàn chất lượng thực phẩm, tương thích với tiêu chuẩn ISO 9001.
Quy trình dây chuyền sản xuất nước uống đóng bình đóng chai bao gồm các bước như
sau:
 Xử lý thô
- Loại bỏ cặn thô hoặc các chất lơ lửng, khử màu, khử mùi.
- Khử phèn sắt, mangan và mùi hôi của H2S, làm mềm nước.
- Lọc thô là công đoạn nhằm mục đích bảo vệ. Gia tăng tuổi thọ cho hệ thống màng
- RO trong công đoạn chính

11
 Lọc an toàn
- Giữ lại những chất cặn bẩn kích thước nhỏ hoặc các chất kết tủa trong quá trình xử
lý thô trước khi vào màng lọc tinh. Giúp tăng tuổi thọ và hoạt động xử lý của màng.
 Lọc tinh
- Nước được bơm cao áp qua màng RO, điều chỉnh sao cho nước qua màng ~ 50%.
Phần nước tinh khiết được tích trữ trong bồn chứa kín.
- Nhờ tính năng thẩm thấu, màng RO cho phép loại bỏ đến 99,9% muối và chất
nhiễm rắn. Loại bỏ hầu như hoàn toàn vi khuẩn.
 Diệt khuẩn
- Đèn UV tạo ra những dòng điện từ với độ bức xạ là 2.537 amgstroms giết chết
những bào tử, bào nang của vi khuẩn. Để chống nhiễm khuẩn và giúp nước có vị
ngọt tự nhiên.
 Chiết rót, đóng nắp
- Chiết rót bình 20 lít và chiết rót chai Pet 500ml,1500ml, 5 lít.
- Gồm 3 khâu: súc rửa bình, chiết rót và đóng nắp.
- QT chuẩn bị bình và vỏ nắp: Súc rửa -> Tiệt trùng -> Chuyển qua máy chiết rót và
đóng nắp.
 Dán nhãn, đóng thùng
- Bộ phận đảm bảo chất lượng kiểm tra lần cuối.
- Sản phẩm đạt chất lượng sẽ được dán nhãn và đóng thùng để ra thành phẩm.
- Đây là bước hoàn thiện thành phẩm.
 Bảo quản, lưu kho
- Các thùng thành phẩm được chuyển qua kho trung chuyển. Thực hiên thủ tục lưu
kho hoặc đưa đi phân phối thị trường.
 Kết thúc quy trình
1.4. Mục tiêu:
Tầm nhìn: Khẳng định vị thế nhà cung cấp nước uống đóng chai hàng đầu Đà Nẵng;
đẩy mạnh phát triển các sản phẩm để tiến vào thị trường miền Trung, từng bước vươn
tầm toàn quốc và thế giới.
Sứ mệnh: Mang đến những sản phẩm nước đóng chai tinh khiết nhất, an toàn nhất cho
mọi người, mọi nhà.
Slogan: House Group - Tinh khiết đến từng giọt.
Giá trị cốt lõi:
- Khách hàng là trọng tâm
- Trách nhiệm - An toàn - Hiệu quả

12
II. Chủ đề 12: “ Theo nhóm công ty cần thành lập những bộ phận thiết yếu nào
để phục vụ kinh doanh của mình? Giải thích lý do thành lập từng bộ phận
đó.”
Trong tổ chức, việc phân chia các bộ phận phòng ban sẽ giúp phân định rõ nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm riêng của từng thành viên. Việc phân định rõ ràng cũng sẽ giúp
tổ chức có một bộ máy quản lý rõ ràng, gia tăng hiệu quả công việc. Dưới đây là những
bộ phận thiết yếu mà theo nhóm cần thành lập và lí do cần thành lập để phục vụ kinh
doanh:
1. Bộ phận Sản Xuất
Bộ phận Sản xuất là bộ phận cốt lõi trong một công ty, có trách nhiệm quản lý và tổ
chức sản xuất, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm để cung ứng
trên thị trường, đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra thuận lợi và hiệu quả, thiết kế,
kiểm soát chất lượng của sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.
2. Bộ phận Tài Chính - Kế Toán
Bộ phận Tài chính-Kế toán tập trung vào các hoạt động tài chính của công ty. Không tổ
chức nào có thể hoạt động hiệu quả nếu không có đội ngũ kế toán. Nó là huyết mạch và
trung tâm của bất kỳ doanh nghiệp hoặc tổ chức nào.
Phòng kế Tài chính-Kế toán phụ trách việc lập báo cáo tài chính, duy trì sổ cái, thanh
toán hóa đơn, chuẩn bị hóa đơn khách hàng, bảng lương,…. Có trách nhiệm quản lý các
khía cạnh kinh tế tổng thể của công ty.
Giúp theo dõi doanh thu và chi phí, tính toán lợi nhuận từ đó biết được lãi/lỗ để cân
nhắc trong việc điều chỉnh phương án kinh doanh hợp lí.
3. Bộ phận Kinh doanh
Bộ phận kinh doanh là một trong những bộ phận không thể thiếu được đối với mỗi
doanh nghiệp hiện nay. Bộ phận kinh doanh chính là bộ phận “gương mặt vàng” của
công ty. Họ chính là cầu nối giữa công ty và khách hàng có trách nhiệm quản lý chiến
lược kinh doanh của công ty, đảm bảo tăng trưởng doanh số và lợi nhuận cho công ty
thông qua việc bán các sản phẩm hoặc dịch vụ tới khách hàng, chịu trách nhiệm tham
mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề liên quan đến việc bán các sản phẩm, dịch vụ của
công ty ra thị trường; tư vấn về việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm; mở rộng thị
trường; xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
4. Bộ phận Marketing
Trong thời đại ngày nay, khi mà Marketing đang bùng nổ. Mọi doanh nghiệp muốn
thành công thì đều phải biết cách truyền thông, biết cách làm marketing cho thương hiệu
của mình. Marketing là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, giúp cho doanh
nghiệp hiểu rõ khách hàng, xác định được thị trường mục tiêu và hơn hết là đưa được
hình ảnh của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng. Xây dựng các chiến dịch

13
marketing thành công sẽ thu hút được khách hàng biết đến thương hiệu của doanh
nghiệp, đem về doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính vì thế, một bộ phận
không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của công ty là bộ phận marketing.
5. Bộ phận Hành chính-Nhân sự
Nhân sự - nguồn lực con người là nguồn lực quý, hiếm, không thể bắt chước và rất khó
thay thế hoàn toàn của một tổ chức, là nguồn lực quý báu và là sức mạnh của tổ chức
đó. Chính vì thế, việc tìm kiếm, xây dựng cho trung tâm một đội ngũ mạnh từ công tác
quản lý, điều hành tới đội ngũ giảng viên là điều vô cùng quan trọng và đó cũng là nền
móng cho sự phát triển vững mạnh.Việc quản lý nhân sự đúng cách sẽ giúp công ty có
được đội ngũ nhân viên chất lượng, đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của khách hàng.
Phòng hành chính nhân sự sẽ là nơi giải quyết các vấn đề về tiền lương, các chế độ bảo
hiểm, ...đưa ra những chính sách lương thưởng, phúc lợi, những đãi ngộ tốt, những cơ
hội, chương trình đào tạo phát triển để thu hút được nhân tài và giữ chân họ lại đồng
hành với công ty.
III. Chủ đề 13: “Nêu cụ thể chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong cấu trúc
tổ chức của công ty do nhóm thành lập.”
1. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong cấu trúc tổ chức
1.1. Hội đồng thành viên
 Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên công ty, là cơ quan quyết định cao
nhất của công ty. Kỳ họp Hội đồng thành viên mỗi năm họp một lần.
 Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên
- Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty
- Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy
động thêm vốn
- Quyết định dự án đầu tư phát triển của công ty; giải pháp phát triển thị trường, tiếp
thị, chuyển giao công nghệ.
- Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và hợp đồng khác do Điều lệ công ty
quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài
chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác
nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bỏ nhiệm,
miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với giám đốc hoặc Tổng giám
đốc,...
- Quyết định mức lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng
thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, kế toán trưởng và người quản lý khác
theo quy định tại Điều lệ công ty

14
- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận
hoặc phương án xử lý lỗ của công ty
- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty
- Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện
- Sửa đổi, bổ sung, Điều lệ công ty
- Quyết định tổ chức lại công ty
- Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ
Công ty
1.2. Chủ tịch Hội đồng thành viên
 Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch
- Quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên:
- Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên
- Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý
kiến các thành viên
- Triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc
lấy ý kiến các thành viên
- Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng
thành viên
- Thay mặt Hội đồng thành viên ký nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ
công ty
1.3. Giám đốc
 Giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu
trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
mình.
 Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc:
- Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên
- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty
- Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy
định khác
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ chức danh thuộc
thẩm quyền của Hội đồng thành viên
- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch
Hội đồng thành viên

15
- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch
Hội đồng thành viên
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty
- Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên
- Kiến nghị phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh
- Tuyển dụng lao động
- Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định
của Hội đồng thành viên, hợp đồng lao động.
1.4. Các phòng chuyên môn
Ø Phòng Kinh doanh – Marketing:
 Phòng kinh doanh
 Chức năng:
- Tham mưu, đưa ra ý kiến, đề xuất các vấn đề liên quan đến hoạt động phân phối sản
phẩm, dịch vụ của công ty ra thị trường.
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phát triển thị trường cho sản phẩm Báo cáo kế
hoạch thường niên về các hoạt động của doanh nghiệp.
 Nhiệm vụ:
- Xây dựng chiến lược, định hướng phát triển trung và dài hạn cho công ty Thực hiện
việc tiếp cận và nghiên cứu thị trường khách hàng
- Thực hiện các lệnh sản xuất, để đảm bảo lượng sản phẩm cần thiết và có biện pháp
gia tăng nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu thị trường
- Lập báo cáo phân tích tổng hợp về tình hình sản xuất kinh doanh, chương trình hành
động phục vụ cho công tác quản lý điều hành và các cuộc họp định kì.
 Phòng marketing
 Chức năng:
- Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề liên quan đến phát triển thương hiệu, phát triển
kênh phân phối, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm mới,... Nghiên cứu, phát triển sản
phẩm, mở rộng thị trường
- Xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu
 Nhiệm vụ:
- Xây dựng hệ thống thu thập, tổng hợp thông tin về giá cả, sản phẩm, đối thủ cạnh
tranh
- Phân tích, đánh giá thông tin thu thập được, từ đó đưa ra quyết định cải tiến sản
phẩm hiện có hoặc phát triển sản phẩm hoàn toàn mới
- Đề xuất ý tương cho sản phẩm mới, định hướng thiết kế sản phẩm, nhãn hiệu, bao
bì sản phẩm

16
- Xây dựng chiến lược mở rộng thị trường phù hợp với mục tiêu phát triển Thiết kế
chương trình hậu mãi và bảo hành sản phẩm
- Tích cực tham gia tài trợ các hoạt động xã hội để quảng bá hình ảnh thương hiệu
Xây dựng và thực hiện các chiến lược Marketing
Ø Phòng Hành chính – Kế toán
 Phòng Kế toán tổng hợp:
 Chức năng:
- Quản lý các nghiệp vụ kế toán – tài chính, quản lý toàn bộ nguồn thu – chi tài chính
Tham gia tham mưu trong việc quản lý, tổ chức thực hiện các công tác tài chính kế
toán của công ty.
 Nhiệm vụ:
- Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ doanh nghiệp phát sinh trong kỳ
- Lập kế hoạch tài chính hàng tháng, quý, hàng năm đồng thời định kỳ báo cáo hoặc
báo theo yêu cầu của Giám đốc về tình hình tài chính của Công ty Tính toán các rủi
ro liên quan đến các hoạt động tài chính
- Đáp ứng các yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế hay cơ quan chức năng
liên quan khi có yêu cầu.
- Thực hiện thủ tục mua sắm vật tư thiết bị, sửa chữa tài sản Theo dõi, lập kế hoạch
và thu hồi công nợ của khách hàng.
Ø Phòng Hành chính – Nhân sự:
 Phòng nhân sự
 Chức năng:
- Tham mưu hỗ trợ cho Giám đốc các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tổ chức và quản
lý nhân sự, quản lý nghiệp vụ hành chính của công ty.
 Nhiệm vụ:
- Xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự cho các phòng ban trong doanh nghiệp
- Tiến hành xây dựng kế hoạch nhân sự và chiến lược phát triển nguồn nhân lực, tính
toán ngân sách liên quan đến chi phí lao động
- Xây dựng quy chế tiền lương, nội quy lao động, các quy chế làm việc và quy trình,
quy chế trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen
thưởng, kỷ luật, đánh giá đối với nhân viên trong công ty
- Tổ chức tiến hành các hoạt động nhân sự theo đúng quy định: tuyển dụng, đánh giá
kết quả công việc, thanh toán lương, chế độ phúc lợi..
- Xây dựng quy chế và thực hiện công tác văn thư, lưu trữ và quản lý hồ sơ pháp lý
Thực hiện các thủ tục hành chính pháp lý, soạn thảo văn bản hành chính (sắp xếp
lịch họp, lịch làm việc,...) và tổ chức các cuộc họp, sự kiện hàng năm của công ty
Bộ phận sản xuất.

17
 Phòng hành chính
 Chức năng:
- Tham mưu cho Giám đốc về công tác sản xuất, tồn trữ và bảo quản các thiết bị, máy
móc.
 Nhiệm vụ:
- Thực hiện quá trình sản xuất, bảo quản, đóng gói, vận chuyển, giao nhận hàng hóa.
- Quản lý chi phí sản xuất, đảm bảo sản xuất sản phẩm với chi phí thấp nhất.
- Quản lý và đánh giá chất lượng sản phẩm.
IV. Chủ đề 14: “Vẽ sơ đồ cấu trúc tổ chức của công ty. Cho biết đây là kiểu cấu
trúc tổ chức cơ bản nào? Nêu những điểm mạnh & điểm yếu của kiểu cấu
trúc tổ chức này.”
1. Sơ đồ cấu trúc của Công ty TNHH HTV House Group
Đây là kiểu cấu trúc theo chức năng: Người ta nhóm công việc trong tổ chức có cùng
chức năng lại với nhau từ bậc thấp đến cao. Ví dụ: Tất cả các kỹ sư thì làm việc tại
phòng kỹ thuật. Trưởng phòng kỹ thuật thì phải phụ trách chung mọi người đối với hoạt
động liên quan đến kỹ thuật; điều đó cũng đúng với phòng marketing, phong nghiên cứu
sản phẩm và phòng sản xuất.

2. Điểm mạnh & điểm yếu của cấu trúc chức năng

18
2.1. Điểm mạnh
- Tính kinh tế của quy mô ở phạm vi các phòng chức năng: Mỗi phòng chức năng
trong cấu trúc chức năng có thể tập trung vào nhiệm vụ và chuyên môn cụ thể của
mình. Điều này cho phép tận dụng tối đa nguồn lực và chuyên gia trong từng lĩnh
vực, giúp tăng hiệu suất và giảm chi phí. Thay vì mỗi phòng ban phải đảm nhận
nhiều chức năng khác nhau, cấu trúc chức năng tách biệt các chức năng để tập trung
vào chất lượng và hiệu suất của từng phòng ban.
- Cho phép phát triển kỹ năng chuyên sâu của phòng ban: Cấu trúc chức năng cho phép
nhân viên trong từng phòng ban tập trung vào các nhiệm vụ và chuyên môn cụ thể.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kỹ năng chuyên môn, kiến thức và kinh
nghiệm trong lĩnh vực cụ thể của mỗi phòng ban. Nhân viên có thể trở nên chuyên
sâu và thành thạo hơn trong lĩnh vực của mình, đồng thời cải thiện chất lượng công
việc.
- Cho phép tổ chức đạt được mục tiêu chức năng: Mỗi phòng ban trong cấu trúc chức
năng có mục tiêu và trách nhiệm cụ thể. Các hoạt động và quyết định được tập trung
vào đạt được mục tiêu chức năng đó. Điều này giúp tăng cường khả năng đo lường và
đánh giá hiệu quả của từng phòng ban, đồng thời tạo điều kiện để cải thiện và tối ưu
hóa hoạt động của từng chức năng.
- Hiệu quả trong tổ chức có quy mô nhỏ hoặc vừa: Cấu trúc chức năng thường hiệu
quả trong các tổ chức có quy mô nhỏ hoặc vừa, nơi các hoạt động và quyết định có
thể được tập trung vào từng phòng ban cụ thể. Điều này giúp tăng tính linh hoạt và
nhanh chóng trong quyết định, giảm thiểu sự phụ thuộc và thời gian đáp ứng.
- Hiệu quả khi doanh nghiệp chỉ sản xuất một hoặc ít sản phẩm: Cấu trúc chức năng
thường phù hợp cho các doanh nghiệp chỉ tập trung vào sản xuất một hoặc ít sản
phẩm. Mỗi phòng ban có thể tập trung vào các khía cạnh cụ thể của quá trình sản
xuất, từ nghiên cứu và phát triển, sản xuất, kiểm soát chất lượng đến vận hành và
quản lý kho hàng. Điều này giúp đảm bảo sự chuyên nghiệp và hiệu suất cao trong
sản xuất sản phẩm đó.
2.2. Điểm yếu
- Phản ứng chậm với những thay đổi của môi trường: Vì mỗi phòng ban trong cấu trúc
chức năng tập trung vào các chức năng cụ thể, việc thay đổi trong môi trường kinh
doanh có thể không được nhận biết và xử lý kịp thời. Các phòng ban có thể mắc kẹt
trong cách làm việc truyền thống và không linh hoạt để thích nghi với những thay đổi
nhanh chóng. Điều này có thể dẫn đến sự mất cơ hội và không cạnh tranh trong môi
trường kinh doanh động.
- Các quyết định đều tập trung ở cấp trên, quá tải hệ thống cấp bậc: Trong cấu trúc
chức năng, quyết định thường được đưa ra tại cấp trên, trong khi các phòng ban cấp

19
dưới thực hiện chỉ theo hướng dẫn. Điều này có thể dẫn đến sự quá tải cho cấp quản
lý cao cấp và làm giảm sự linh hoạt và khả năng phản ứng nhanh của tổ chức. Ngoài
ra, việc tập trung quá nhiều quyền lực và quyết định ở cấp trên cũng có thể gây ra sự
thiếu tự chủ và động lực cho nhân viên cấp dưới.
- Kém có sự liên kết hợp tác giữa các phòng ban: Mỗi phòng ban trong cấu trúc chức
năng thường tập trung vào nhiệm vụ và chuyên môn riêng của mình, đôi khi không
có sự liên kết và tương tác đủ lớn với các phòng ban khác. Điều này có thể gây ra sự
mất thông tin, khó khăn trong việc chia sẻ kiến thức và thông tin giữa các phòng ban.
Sự thiếu liên kết này có thể ảnh hưởng đến sự hợp tác và hiệu suất tổ chức trong việc
đạt được mục tiêu chung.
- Tổ chức ít có sự sáng tạo: Với sự tập trung vào các chức năng cụ thể, cấu trúc chức
năng có thể gây ra sự hạn chế sáng tạo. Các phòng ban có thể trở nên quá tập trung
vào việc duy trì và tuân thủ quy trình hiện có, trong khi thiếu sự khuyến khích và sự
khám phá cho các ý tưởng mới và sáng tạo. Điều này có thể giới hạn khả năng của tổ
chức để đổi mới và thích nghi với những thay đổi trong môi trường kinh doanh.
- Có tầm nhìn hạn chế với mục tiêu chung của tổ chức: Vì mỗi phòng ban trong cấu
trúc chức năng tập trung vào mục tiêu và trách nhiệm chức năng riêng của mình, có
thể xảy ra sự thiếu tầm nhìn toàn diện về mục tiêu chung của tổ chức. Các phòng ban
có thể không có cái nhìn rõ ràng về cách công việc của họ đóng góp vào mục tiêu
chung và có thể thiếu khả năng làm việc thevới các phòng ban khác để đạt được sự
đồng thuận và phối hợp hiệu quả.
V. Chủ đề 15: “ Trình bày những nội dung sau về công ty ảo do nhóm thành lập:
Theo nhóm quyền hành trong tổ chức nên tập trung hay phân tán? Giải thích
vì sao?
 Theo nhóm thì quyền hành trong công ty TNHH Hai thành viên HOUSE GROUP
nên được tập trung.
 Lý do là vì:
- Do quy mô của công ty nhỏ nên hầu hết quyền hành sẽ tập trung vào nhà quản trị
cấp cao trong việc ra quyết định và điều hành công ty. Sau khi quyết định được đưa
ra, các mệnh lệnh sẽ được chuyển xuống từ cấp cao nhất của tổ chức thông qua quá
trình ủy quyền, tức là cấp trên trao quyền cho cấp dưới để hoàn thành một số nhiệm
vụ nhất định. Cấp cao nhất vẫn nắm được kiểm soát và phối hợp, giám sát và đánh
giá tất cả các hoạt động cần thiết để tuân thủ mệnh lệnh.
1. Ưu, nhược điểm của việc tập trung quyền hành trong tổ chức:
1.1. Ưu điểm
- Chủ sở hữu công ty có quyền quyết định toàn bộ trong quản lý và điều hành công
ty, cơ cấu tổ chức đơn giản, dễ quản lý.

20
- Quản lý hiệu quả hơn: Việc tập trung quyền hành giúp cho quản lý được thực hiện
một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, đặc biệt trong các tình huống cần quyết
định một cách nhanh chóng.
- Cải thiện chất lượng công việc: Nhờ các quy trình được tiêu chuẩn hóa, do đó đầu
ra công việc tại công ty sẽ được đảm bảo tính thống nhất và chất lượng đồng đều.
- Tầm nhìn tập trung: Khi công ty cổ phần tuân theo cấu trúc quyền hành tập trung thì
có thể tập trung vào việc thực hiện tầm nhìn của nó một cách dễ dàng. Có những
đường dây truyền thông rõ ràng và giám đốc điều hành cấp cao của công ty có thể
truyền đạt tầm nhìn của tổ chức tới nhân viên và hướng dẫn nhân viên hướng tới
việc đạt được tầm nhìn. Chính vì vậy quyền hành thực hiện một cách nhất quán
trong việc truyền thông điệp.
- Giảm chi phí: Theo quyền hành tập trung sẽ tuân thủ các quy trình và phương pháp
tiêu chuẩn hướng dẫn của tổ chức, giúp giảm chi phí nhân sự, văn phòng. Ngoài ra,
công ty TNHH HTV HOUSE GROUP không cần phải chịu thêm chi phí để thuê
chuyên gia vì các quyết định quan trọng được đưa ra bởi người đứng đầu công ty.
- Quản lý rủi ro: Tập trung quyền hành giúp giảm thiểu được rủi ro trong quyết định
và hành động của công ty, vì các quyết định được đưa ra bởi một số người đứng đầu
được chọn lọc và được đào tạo kỹ lưỡng.
- Đồng nhất: Việc tập trung quyền hành giúp đảm bảo đồng nhất trong các chính sách
và quy trình của công ty, vì các quyết định được đưa ra bởi một số người đứng đầu
có thể đồng ý với nhau về cách thức thực hiện chúng.
- Trách nhiệm rõ ràng: Tập trung quyền hành giúp cho việc xác định trách nhiệm của
từng cá nhân trong công ty được rõ ràng hơn, vì các quyết định và hành động được
thực hiện bởi một số người đứng đầu trong công ty.
- Quyền hành tập trung là một phương tiện khá ổn đỉnh, nhất quán và nó dễ dự đoán
để quản lý cũng như tổ chức nhờ có ranh giới thẩm quyền rõ ràng. Nói cách khác,
rất dễ xác định được ai là người ra lệnh và ai là người tuân thủ mệnh lệnh đó.
1.2. Nhược điểm
- Quyền hành tập trung có thể cản trở sự linh hoạt trong công việc bởi vì việc ra quyết
định chỉ nằm trong tay một số ít người đứng đầu. Vì cấp dưới không đóng góp vào
việc ra quyết định, họ thường không được tham gia vào việc giải quyết vấn đề, ngay
cả khi họ có những kĩ năng và quan điểm có thể đưa ra quyết định quan trọng.
- Quyền hành tập trung khiến cho tổ chức trở nên thúc ép và đè nén nhân viên cấp
dưới, sự hài lòng và gắn bó với công việc của nhân viên thấp, sự cứng nhắc của
công việc vì vậy có thể dẫn đến rời bỏ tổ chức.
- Nói tóm lại, quyền hành tập trung trong một tổ chức là nơi mà việc ra quyết định và
mệnh lệnh được truyền từ nhà quản trị cấp cao nhất của tổ chức xuống. Quyền hành

21
tập trung là sự cần thiết đối với một công ty có quy mô nhỏ, giúp cho công ty có thể
hoạt động một cách đồng nhất. Tập trung quyền hành có thể giúp cho việc quản lý
dễ dàng hơn và quá trình ra quyết định nhanh chóng hơn bởi vì có ít người tham gia
vào quyết định, điều này giúp cho việc quản lý trở nên hiệu quả hơn và giảm thiểu
sự mâu thuẫn trong công việc.
- Tuy nhiên, nếu quyền hành được tập trung một cách quá mức thì có thể dẫn đến sự
suy giảm sáng tạo trong công việc và thiếu linh hoạt trong quản lý. Vì vậy, khi tập
trung quyền hành thì công ty cần phải đảm bảo được tính minh bạch và công bằng.
Họ cũng phải đảm bảo rằng những quyết định được đưa ra và các hoạt động được
thực hiện một cách rành mạch và công khai để mọi người được biết. Song song với
đó công ty phải đưa ra các chính sách và những quy trình thích hợp để có thể giám
sát, kiểm tra và đảm bảo tính rành mạch và công khai trong quá trình quản lý và vận
hành.
Ngoài ra, việc tập trung quyền hành cũng không có nghĩa là sẽ bỏ qua vai trò của
các bộ phận như: Nhân sự, Kỹ thuật – sản xuất, Marketing, Tài chính hay Kinh
doanh và các cá nhân trong tổ chức công ty. Các bộ phận và các cá nhân đóng một
vai trò cô cùng quan trọng trong việc thực hiện và đạt được những mục tiêu chung
của công ty. Vì vậy, công ty cần phải xây dựng môi trường làm việc vui vẻ, thúc
đẩy và tạo động lực cho nhân viên trong công ty. Con người cũng là một trong
những yếu tố cốt lõi của tổ chức. Khi tổ chức đạt được sự cân bằng giữa quyền hành
và trách nhiệm của họ một cách tốt nhất thì công ty sẽ được đạt các mục tiêu đã đề
ra và tạo nên sự phát triển bền vững.

22

You might also like