Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

SỞ GD & ĐT NGHỆ AN ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2023 - 2024

TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1 MÔN: Hóa học. LỚP: 10


Thời gian làm bài: 45 phút (Không tính thời gian giao đề)

Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ............ Mã đề 102


Ghi chú: Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)


Câu 1. Nhóm nguyên tố gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có
A. cùng số lớp electron B. cùng điện tích hạt nhân nguyên tử
C. cấu hình electron tương tự nhau D. cùng cấu hình electron
Câu 2. Hình dạng của AO 3s là
A. Hình số 8 B. Hình cầu C. Hình số 8 nổi D. Hình tròn
Câu 3. Bảng tuần hoàn hiện nay không áp dụng nguyên tắc sắp xếp nào sau đây?
A. Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn
B. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột
C. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử
D. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng
Câu 4. Đường kính của của hạt nhân nguyên tử so với đường kính nguyên tử
A. Nhỏ hơn gấp nhiều lần (khoảng 10000 lần) B. Lớn hơn một vài lần
C. Lớn hơn gấp nhiều lần (khoảng 10000 lần) D. Bằng nhau
Câu 5. Mỗi lớp electron phân chia thành các phân lớp electron. Các electron trên cùng một phân lớp có
năng lượng
A. Chênh lệch nhiều B. Gần bằng nhau C. Cách xa nhau D. Bằng nhau
Câu 6. Khối lượng của electron so với khối lượng của neutron
A. Bằng nhau B. Nhỏ hơn rất nhiều lần
C. Lớn hơn một vài lần D. Lớn hơn rất nhiều lần

Câu 7. Kí hiệu một nguyên tử là . Nguyên tử aluminium (Al) có Z=13, A=27. Kí hiệu của nguyên tử
này là
A. B. C. D.
Câu 8. Phân lớp 3s có mấy orbital nguyên tử?
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Câu 9. Nguyên tử chlorine (Cl) có Z=17, A=35. Kí hiệu của nguyên tử này là
A. B. C. D.
Câu 10. Lớp thứ 2 (lớp L) có bao nhiêu orbital nguyên tử?
A. 3 B. 4 C. 8 D. 2
Câu 11. Một orbital nguyên tử có tối đa
A. 2 electron B. 1 electron C. 6 electron D. 5 electron
Câu 12. Nguyên tố X có Z=16. Electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X thuộc lớp
A. K B. M C. N D. L
Câu 13. Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố bằng
A. nguyên tử khối B. số neutron trong hạt nhân
C. số khối trong nguyên tử D. số proton trong hạt nhân
Câu 14. Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần
đơn vị khối lượng nguyên tử (amu). Một nguyên tử oxygen (O) nặng gấp 16 lần đơn vị khối lượng
nguyên tử. Nguyên tử khối của nguyên tử O đó là
A. 16 amu B. 17 amu C. 18 amu D. 8 amu

Mã đề 102 Trang 1/2


Câu 15. Theo mô hình của Rutherford – Bohr, trong nguyên tử các electron chuyển động xung quanh hạt
nhân
A. trên những quỹ đạo tròn hay bầu dục xác định B. rất nhanh, không theo một quỹ đạo xác định
C. trên quỹ đạo thẳng D. không theo một quỹ đạo xác định
Câu 16. Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng
A. số khối B. số neutron
C. điện tích hạt nhân D. nguyên tử khối
Câu 17. Bảng tuần hoàn hiện đại ngày nay các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự
A. Giảm dần điện tích hạt nhân nguyên tử B. Giảm dần khối lượng nguyên tử
C. Tăng dần khối lượng nguyên tử D. Tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử
Câu 18. Mô hình hiện đại khác mô hình của Rutherford – Bohr mô tả sự chuyển động của electron trong
nguyên tử là
A. Electron chuyển động trên những quỹ đạo tròn
B. Electron chuyển động trên những quỹ đạo thẳng.
C. Electron chuyển động trên những quỹ đạo elip
D. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân rất nhanh, không theo một quỹ đạo xác định.
Câu 19. Nhà hóa học phát minh ra định luật tuần hoàn là
A. Medvedev B. Mendeleev C. Lenin D. Putin
Câu 20. Hạt tạo nên lớp vỏ nguyên tử là
A. proton B. electron C. photon D. neutron
Câu 21. Đối tượng nghiên cứu của hóa học là:
A. Thành phần, cấu trúc của chất B. Chuyển động của các vật thể
C. Quần thể sinh vật D. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào
Câu 22. Trong nguyên tử, hạt không mang điện là
A. electron B. photon C. proton D. neutron
Câu 23. Nguyên tố X có Z=16. Cấu hình electron lớp ngoài cùng theo ô orbital của nguyên tử nguyên tố
X là

A. B. C. D.
Câu 24. Nguyên tử X có Z =17. Trong nguyên tử X, có tổng bao nhiêu electron phân bố trên phân lớp s?
A. 4 B. 6 C. 5 D. 8
Câu 25. Orbital nguyên tử là khoảng không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron
khoảng
A. 40% B. 10% C. 90% D. 50%
Câu 26. Đồng vị là những nguyên tử có
A. có cùng số neutron, cùng số khối B. cùng số proton, khác số neutron
C. có cùng số neutron, khác số proton D. có cùng nguyên tử khối
Câu 27. Lớp thứ 3 (Lớp M) có
A. 3 phân lớp B. 2 phân lớp C. 1 phân lớp D. 4 phân lớp
Câu 28. Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần
đơn vị khối lượng nguyên tử (amu). Một nguyên tử potassium (K) nặng gấp 41 lần đơn vị khối lượng
nguyên tử. Nguyên tử khối của nguyên tử K đó là
A. 40 amu B. 39 amu C. 41 amu D. 38 amu
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 29. Một nguyên tố X có số hiệu nguyên tử Z=19. Viết cấu hình electron của nguyên tử X từ đó xác
định vị trí của X trong bảng tuần hoàn (ô thứ, chu kì, nhóm?) và giải thích?
Câu 30. Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử Z=17. Nêu đặc điểm lớp electron ngoài cùng và dự đoán tính
kim loại, phi kim của nguyên tố X?
Câu 31. Nguyên tố X (Z=17). Viết cấu hình electron của ion sinh ra từ nguyên tử X. Viết công thức phân
tử oxide và hydroxide cao nhất của X? Chúng có tính chất gì (acid hay base)?

------ HẾT ------


Mã đề 102 Trang 2/2

You might also like