Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Chương 3

3.1 Giới Thiệu ATS


Tủ ATS là một thiết bị khớp nối với một máy phát điện và hệ thống điện của tòa
nhà. Nó theo dõi các nguồn điện và chuyển tín hiệu khởi động đến máy phát điện
nếu nguồn điện xảy ra sự cố (mất pha, mất trung tính, thấp áp, quá áp,…) vượt quá
khả năng đáp ứng của thiết bị điện hoặc khi sự cố mất điện xảy ra.
Điện dự phòng ngay lập tức được cấp vào tủ điện đa dụng chính hoặc một tủ điện
khẩn cấp thông qua tủ ATS.

3.2 Cấu tạo

Tủ

điện ATS được cấu tạo bao gồm 5 bộ phận:

 Vỏ tủ: Được làm từ thép mạ kẽm, bên ngoài được phủ một lớp sơn tĩnh điện.
Kích thước của vỏ tùy thuộc vào nhu cầu và công suất sử dụng.
 Thiết bị chuyển mạch tự động: Bao gồm các chế độ chuyển mạch tự động hoặc
bằng tay.
 Bộ điều khiển tủ: Giúp điều khiển thiết bị chuyển mạch theo thời gian.
 Hệ thanh cái đồng phân phối điện: Được sử dụng tùy theo dòng điện định mức
của hệ thống.
 Các nút ẩn, hệ thống đèn, màn hình LCD: Hỗ trợ người vận hành linh hoạt các
chế độ hoạt động.
 Ngoài ra, tủ điện ATS còn được tích hợp thêm các chứng năng giúp giám sát và
điều khiển từ xa.

3.4 Một số ứng dụng tiêu biểu


Tủ điện ATS được sử dụng ở các khu công nghiệp như nhà máy, xưởng công
nghiệp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện, cảng,
sân bay… nơi có các phụ tải đòi hỏi phải cấp điện liên tục, hay những vùng hay
có sự cố mất điện lưới đột ngột.
3.5 Yêu cầu về điều Khiển

3.5.1 Về chức năng


Chức năng chính của tủ điện ATS là chuyển tải sang sử dụng nguồn điện dự
phòng như máy phát điện khi mất nguồn chính điện lưới. Ngoài ra, nó hường có
chức năng bảo vệ khi điện lưới và điện máy phát bị sự cố như: mất pha, mất
trung tính, quá áp, sụt áp,…

Tủ điện ATS sẽ tự động chuyển sang nguồn dự phòng và khi nguồn chính phục
hồi bộ ATS sẽ tự động chuyển nguồn trở lại. Thời gian chuyển nguồn dự phòng
có thể đặt được trong khoảng 5 -10s. Khi điện lưới phục hồi, tủ điện ATS chờ
một khoảng thời gian 10 - 30s để xác định sự ổn định của nguồn lưới.

Tủ điện ATS có 2 chế độ vận hành: tự động hoặc bằng tay. Trước mặt tủ có các
nút ấn, màn hình LCD và có hệ thống đèn chỉ thị để người vận hành điều chỉnh
được thời gian chuyển mạch, chế độ hoạt động.

Tủ điện ATS có cổng truyền thông để dễ dàng kết nối tại chỗ với máy tính để
hiệu chỉnh thông số, nó có sẵn mô đun truyền thông MODBUS. Tủ điện
ATS được thiết kế để đảm bảo các thiết bị đóng cắt như ACB/MCCB có sự ràng
buộc với nhau đảm bảo vận hành an toàn, có khả năng tích hợp với hệ thống tủ
phân phối tổng MSB và tủ bù công suất để nâng cao tính linh hoạt trong hệ
thống có nhiều nguồn, nhiều máy phát, để cung cấp điện liên tục cho các phụ tải
quan trọng.

3.5.1.1 sơ đồ đấu dây


3.5.1.2 Mạch động lục

3.5.2 Nguyên lí hoạt động của tủ điện ATS


Thông thường, tủ ATS có hai đầu vào và một đầu ra, đầu vào là một máy phát
điện dự phòng và nguồn điện. Tủ ATS sẽ tự động bật máy phát điện trong
trường hợp mất điện hoặc nó có thể được được bật bằng tay khi một cơn bão
đang đến gần hoặc để bảo trì cung cấp điện liên tục (UPS). Máy phát điện được
xem là một nguồn điện dự phòng đáng tin cậy và ổn định hơn các nguồn dự
phòng khác.
Quá trình chuyển mạch của tủ ATS khá giống với các thiết bị chuyển mạch
khác. Các quá trình chuyển mạch này có thể làm hỏng các thiết bị cuối. Sự bảo
vệ tăng áp luôn luôn được khuyến khích sử dụng cho các thiết bị cuối của ATS.

3.5.3 Chương trình


Giao diện trên cx-supervisor
Sơ đồ ladder
3.5.4 Kết quả và nhận xét
Qua bài học về điều khiển và vận hành hệ thống điện ATS trên cx-
progammer và cx-supervisor, chúng ta hiểu được cấu trúc của một hệ
thống ATS. Đồng thời có thêm kiến thức về việc vận dụng các ứng dụng
để mô phỏng hệ thống ấy trong thực tế.

You might also like