Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 105

MỤC LỤC

TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU


Tại sao cần có tài liệu này? 01
Giáo viên có thể học được gì ở tài liệu này? 01
Sử dụng tài liệu này như thế nào? 02
Một số thuật ngữ cơ bản 03
TẦM NHÌN VỀ HỌC THÔNG QUA CHƠI Ở VIỆT NAM 04

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỌC THÔNG QUA CHƠI 05


1.1. Thế nào là Học thông qua Chơi? 06
1.2. Đặc điểm của Học thông qua Chơi 08
1.3. Lợi ích của Học thông qua Chơi 11
1.4. Loại hình Chơi 14
1.5. Học thông qua Chơi với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 19
1.5.1. Học thông qua chơi góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung và yêu cầu cần đạt
của Chương trình Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 19
1.5.2. HTQC đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. 21
1.5.3. HTQC đáp ứng yêu cầu về đổi mới đánh giá học sinh. 23

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG HỌC THÔNG QUA CHƠI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 24
2.1. Các nguyên tắc vận dụng Học thông qua Chơi 27
2.1.1. Kết nối hoạt động Học thông qua Chơi với mục tiêu học tập 27
2.1.2. Khuyến khích sự tự chủ của học sinh 27
2.1.3. Quản lý lớp học hiệu quả 28
2.1.4. Sắp xếp không gian học tập tích cực, cởi mở 29
2.2. Làm thế nào để vận dụng Học thông qua Chơi? 30
2.2.1. Thiết kế kế hoạch dạy học theo hướng Học thông qua Chơi. 30
a. Xác định mục tiêu dạy học theo hướng tiếp cận Học thông qua Chơi. 30
b. Lựa chọn nội dung phù hợp với mục tiêu đã xác định. 31
c. Lựa chọn và vận dụng phương pháp/kĩ thuật tổ chức HTQC. 33
2.2.2. Tổ chức thực hiện 34
a. Làm thế nào để hoạt động có ý nghĩa? 34
b. Làm thế nào để tăng cường sự tham gia của trẻ? 38
c. Làm thế nào để tăng cường tương tác xã hội cho học sinh 45
d. Làm thế nào để học sinh có nhiều cơ hội thử nghiệm (lặp đi lặp lại)? 49
e. Làm thế nào để tạo vui vẻ trong hoạt động HTQC? 52
2.2.3. Đánh giá-phát triển 59
a. Học sinh tự đánh giá 59
b. Đánh giá đồng đẳng giữa các học sinh 60
c. Giáo viên đánh giá học sinh 60
d. Giáo viên tự đánh giá để rút kinh nghiệm 61

CHƯƠNG 3: GIÁO VÊN TỰ BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN VỀ HỌC THÔNG QUA CHƠI 65
3.1. Phát triển chuyên môn của giáo viên về Học thông qua Chơi 68
3.2. Tự học 69
3.3. Học từ đồng nghiệp, cán bộ quản lý 70

PHỤ LỤC 71
Phụ lục 1: Các ví dụ minh họa về Học thông qua Chơi 72
Phụ lục 2: Ví dụ về bảng kiểm học sinh tự đánh giá/đánh giá đồng đẳng 94
Phụ lục 3: Ví dụ về bảng kiểm giáo viên đánh giá học sinh khi áp dụng HTQC 95
Phụ lục 4: Các nguồn tài liệu trực tuyến 96

Tài liệu tham khảo 97


BẢNG VIẾT TẮT

Từ viết tắt Diễn giải

GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

GDPT Giáo dục phổ thông

HTQC Học thông qua Chơi

GV Giáo viên

HS Học sinh

NL Năng lực

PC Phẩm chất

TN-XN Tự nhiên- Xã hội


TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU…

1 Tại sao cần có tài liệu này?

Việc học có thể rất vui. Học sinh luôn thích được chơi và qua Chơi các em có thể học được
những điều mới mẻ. Đối với học sinh, chơi là việc hết sức tự nhiên. Vì vậy, tại sao chúng ta
không tận dụng những lợi thế của Chơi để giúp học sinh học tập dễ dàng hơn ở trường? Để
giúp các em đạt kết quả học tập tốt hơn?

Giáo viên có thể học được gì ở tài liệu này?

Khi cầm cuốn tài liệu Học thông qua Chơi, có thể giáo
viên sẽ có một số câu hỏi sau:
- Thế nào là Học thông qua Chơi?
- Tại sao giáo viên cần áp dụng Học thông qua
Chơi trên lớp?
- Học thông qua Chơi gắn kết với Chương trình
giáo dục phổ thông mới (2018) như thế nào?
- Làm thế nào để tổ chức Học thông qua Chơi?

Hy vọng rằng, giáo viên sẽ có được các câu trả lời cho các câu hỏi trên và tìm được nhiều
thông tin bổ ích trong tài liệu này.
Tài liệu giới thiệu một cách tổng quan về Học thông qua Chơi, mối quan hệ giữa Học thông
qua Chơi và Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nội dung trọng tâm của tài liệu là hướng
dẫn giáo viên cách thức vận dụng Học thông qua Chơi trong quá trình dạy học. Giáo viên sẽ
được hướng dẫn cách tạo ra môi trường áp dụng Học thông qua Chơi hiệu quả. Để vận dụng
Học thông qua Chơi, giáo viên cần tìm hiểu từ lý thuyết đến thực hành, từ đó có thể suy ngẫm
và áp dụng vào công việc dạy học của mình. Các nội dung trong tài liệu đều được giải thích
một cách dễ hiểu kèm theo các ví dụ cụ thể, các hướng dẫn gợi ý và các câu hỏi định hướng,
giúp giáo viên suy ngẫm và liên hệ với các quá trình dạy học trên lớp. Giáo viên cần đọc kỹ và
thử nghiệm các hướng dẫn gợi ý trong tài liệu. Sau khi thử nghiệm, giáo viên sẽ biết cách tự
điều chỉnh hoạt động dạy học một cách phù hợp và hiệu quả hơn.
Chúng tôi mong muốn, qua nghiên cứu tài liệu này, giáo viên sẽ hiểu rõ và sẵn sàng vận dụng
Học thông qua Chơi, để từ đó giúp học sinh có thêm hiểu biết, phát triển được các phẩm chất
và năng lực cần thiết như mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặt ra.

01
Sử dụng tài liệu này như thế nào?

Rất đơn giản, hãy đọc và cảm nhận tài liệu này một cách vui vẻ, thoải mái! Hãy mở từng mảnh
ghép, từng khung cửa, lật từng trang, tài liệu sẽ dẫn dắt các thầy cô đến các nội dung về Học
thông qua Chơi.

Dưới đây là là một vài biểu tượng được sử dụng trong tài liệu:

Suy ngẫm: Bài tập:


Hãy dành thời gian để Hãy thực hiện theo
nghiền ngẫm từng câu hướng dẫn và tìm ra đáp
hỏi và cố gắng tự tìm ra án đúng.
câu trả lời.

Gợi ý: Ví dụ:
Đưa ra hướng dẫn hoạt Minh họa cho các
động, các kỹ thuật; qui phương pháp/kĩ thuật
trình thực hiện và sử được áp dụng trong tình
dụng công cụ một cách huống cụ thể để giáo
dễ hiểu, dễ làm để giáo viên hiểu rõ hơn về
viên có thể áp dụng phần lý thuyết….?
trên lớp.

02
Một số thuật ngữ cơ bản

Trong tài liệu có Các kĩ năng của thế kỷ 21: bao gồm các kĩ năng và
nêu một số thuật thiên hướng học tập. Đây là những yếu tố tiên quyết
ngữ mới hoặc ít giúp thế hệ trẻ thành công trong công việc và xã hội
người biết đến. ở thế kỷ 211. Thế hệ trẻ cần các kĩ năng như kĩ năng
Nếu giáo viên giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, tự chủ,
chưa biết các kĩ năng học tập, tư duy phản biện để sẵn sàng thích
thuật ngữ này? ứng trong thế kỷ 21.
Không sao, phần
giải thích các
thuật ngữ này sẽ Tự chủ: Trong khoa học xã hội, tự chủ được định nghĩa
giúp giáo viên là năng lực của cá nhân để hành động độc lập và tự đưa
hiểu rõ hơn. ra các lựa chọn của riêng mình. Để tham gia vào Học
thông qua Chơi, học sinh cần được lựa chọn, được chủ
động và tự quyết định với hành động của mình.

Cách tiếp cận trong giáo dục: là chiến lược hoặc phương pháp mà giáo viên và hệ thống
giáo dục tác động lên việc học của người học. Cách thức này tạo ra tương tác giữa người
dạy với người học và với các yếu tố của môi trường học tập2. Tài liệu có sử dụng một số
các thuật ngữ như "phương pháp tiếp cận", "chiến lược dạy học", và "phương pháp sư
phạm", các thuật ngữ này đều có nghĩa tương đồng và có thể thay thế cho nhau.

Phát triển toàn diện: Trong tài liệu, phát triển toàn diện được hiểu là sự phát triển các
kĩ năng của học sinh, bao gồm nhận thức, xã hội, tình cảm, sáng tạo và thể chất.

Nếu trong tài liệu còn có những thuật ngữ khó hiểu, các thầy cô hãy viết
những từ đó xuống phần dưới đây và thử tự tìm ra cách giải thích cho các
thuật ngữ đó bằng cách hỏi chuyên gia, đồng nghiệp, tra từ điển, tham khảo
trên mạng hoặc trong thư viện của trường.

____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________

1 https://en.wikipedia.org/wiki/21st_century_skills 03
2 Siraj-Blatchford, Sylva, Muttock, Gilden & Bell, 2002
TẦM NHÌN VỀ HỌC THÔNG QUA CHƠI Ở VIỆT NAM
Giáo dục tiểu học ở Việt Nam đang bước vào một kỷ nguyên mới. Một chương trình giảng
dạy mới, dựa trên năng lực của người học là động thái chuyển đổi từ một hệ thống giáo dục
tập dựa trên kiến thức sang một hệ thống giáo dục thực sự coi trọng sự phát triển toàn diện
của người học, “để chuẩn bị cho trẻ thích ứng được với sự thay đổi nhanh chóng và phức tạp của
xã hội tương lại” (Chương trình giáo dục phổ thông 2018). Điều này đòi hỏi cần chuyển mô hình
từ việc dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang thực hành lớp học mà ở đó học sinh có thể
đóng vai trò chủ động và tích cực, tự chủ trong quá trình học tập của mình. Việc áp dụng Học
thông qua Chơi giúp giáo viên ở Việt Nam tạo ra sự thay đổi căn bản này.
Chơi là nền tảng cho cách chúng ta học, vì vậy chơi và học không thể và không nên tách rời.
Thông qua chơi, học sinh không ngừng học hỏi và kết nối với môi trường xung quanh. Chơi là
giáo dục khi học sinh vui vẻ, có ý nghĩa, thúc đẩy trẻ tích cực tham gia, tạo nhiều cơ hội trải
nghiệm và tăng cường tương tác xã hội3. Không chỉ là trò chơi và các hoạt động vui chơi, Học
thông qua Chơi là sự lĩnh hội một cách tiếp cận mới về việc học của học sinh thông qua các
hoạt động mang tính chơi. Học thông qua chơi hướng tới việc học diễn ra khi học sinh được
thực hành, được trải nghiệm và điều này giúp các em hiểu biết và tham gia nhiều hơn, thúc
đẩy sự sáng tạo và khơi dậy trí tò mò của mình.
Học sinh tham gia học Tiểu học năm 2020 có nghĩa sẽ tham gia lực lượng lao động năm 2035.
Giống như chúng ta hiện nay, các thế hệ hiện tại và tương lai thì kĩ năng đọc và tính toán vẫn
rất quan trọng. Mặc dù không thể dự đoán chính xác thế giới tương lai sẽ như thế nào, nhưng
có nhiều khả năng lực lượng lao động tương lai sẽ cần có nhiều khả năng hơn để học được
cách học, cách hợp tác và cách giao tiếp giúp bản thân lựa chọn con đường sự nghiệp linh
hoạt hơn. Các em sẽ phải có các kĩ năng đổi mới, giải quyết vấn đề và tư duy phản biện, đồng
thời phải kiên cường đối mặt với những thay đổi công nghệ đang diễn ra nhanh chóng cũng
như các tình huống khẩn cấp về sức khỏe và biến đổi khí hậu4. Với việc học thông qua chơi,
giáo viên Việt Nam sẽ giúp học sinh phát triển những kĩ năng cần thiết trong thế kỷ 21 theo
kịp toàn cầu hóa, tạo ra một thế hệ học tập suốt đời.

Hãy nghĩ về học sinh của mình khi các em tốt nghiệp trong 10-15 năm nữa.
Các em sẽ làm việc gì? Liệu các em chỉ làm một công việc trong 5, 10 hay 15
năm không? Làm thế nào để giáo viên có thể hỗ trợ học sinh chuẩn bị cho
những hoàn cảnh luôn thay đổi như vậy?
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________

3 Zosh et al, 2018 04


4 OECD,2018
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ
HỌC THÔNG QUA CHƠI

05
1.1
Thế nào là Học thông qua Chơi?

Học thông qua Chơi được hiểu theo nghĩa rộng là hướng tiếp cận giáo dục, ở đó học sinh
được tương tác, trải nghiệm, khám phá và giải quyết vấn đề trong môi trường học tập vui vẻ.
Giáo viên kết nối mục tiêu học tập với hoạt động chơi nhằm thúc đẩy sự tham gia và tự chủ
của học sinh, từ đó góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của người học.

Học không chỉ đơn thuần là việc ghi


“Học và Chơi như hai cánh bướm
nhớ các nội dung kiến thức. Nếu học
– Cánh này không thể tồn tại nếu thiếu cánh kia.”
sinh có nhiều cơ hội chia sẻ ý kiến,
thực hành và được lựa chọn học gì và
Carla Rinaldi, President of Reggio Children
học như thế nào thì các em sẽ học sâu
hơn và có được các kĩ năng phục vụ
cho cuộc sống.
Chơi không chỉ là chơi các trò chơi hay các hoạt động vận động. Có rất nhiều loại hoạt động
và trải nghiệm mà học sinh được tự do khám phá, tìm tòi cũng được hiểu là Chơi. Các hoạt
động đó thường có sự định hướng của giáo viên.
Giáo viên cần tin tưởng vào khả năng của học sinh
và tạo cơ hội để các em phát huy khả năng tư duy, Hãy tạo cho học sinh cơ hội 'chơi'
chủ động trong hoạt động thay vì được hướng dẫn trong khi học phân số thông qua '
chi tiết, dẫn dắt cụ thể và giải thích cặn kẽ. Như vậy, cắt trái cây thành nhiều phần bằng
Học thông qua Chơi cần được hiểu như một cách nhau'; thực hành viết nhật ký; và
tiếp cận trong giáo dục, không chỉ là phương pháp tìm hiểu các khái niệm liên quan
hay kỹ thuật dạy học cụ thể như phương pháp tổ đến khoa học và thế giới tự nhiên,
chức trò chơi, phương pháp đóng vai… Với cách tiếp như 'vòng đời của hạt giống’, vai
cận trong tài liệu này, giáo viên sẽ hiểu Học thông trò của côn trùng…
qua Chơi là gì, nhận biết được giá trị của Chơi và sử
dụng nó như một công cụ hữu hiệu để vận dụng (Block et al., 2012, p. 424)
trong dạy học; từ đó thay đổi nhận thức về Học
thông qua Chơi.

Bạn hiểu gì về Học thông qua Chơi?

____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________

06
07
1.2
Đặc điểm của Học thông qua Chơi

Mặc dù khá quen thuộc với câu “Học mà Chơi, Chơi mà Học”, nhưng để hiểu rõ Học thông qua Chơi
không chỉ là các trò chơi thì chúng ta cần nắm được các đặc điểm của Học thông qua Chơi. “Chơi”
được nói đến trong tài liệu này có nghĩa là khi hoạt động học tập giúp học sinh thấy vui vẻ, có ý nghĩa,
thúc đẩy các em tích cực tham gia, có nhiều cơ hội thử nghiệm và tương tác xã hội5.

5 Zosh et al., 2017 08


1.2
Đặc điểm của Học thông qua Chơi

Mặc dù khá quen thuộc với câu “Học mà Chơi, Chơi mà Học”, nhưng để hiểu rõ Học thông qua Chơi
không chỉ là các trò chơi thì chúng ta cần nắm được các đặc điểm của Học thông qua Chơi. “Chơi”
được nói đến trong tài liệu này có nghĩa là khi hoạt động học tập giúp học sinh thấy vui vẻ, có ý nghĩa,
thúc đẩy các em tích cực tham gia, có nhiều cơ hội thử nghiệm và tương tác xã hội5.

5 Zosh et al., 2017 08


Vui vẻ: đây là đặc trưng điển hình của Chơi – học sinh hứng thú được tham gia chơi,
được trải nghiệm những khoảnh khắc hồi hộp, ngạc nhiên, phấn khích hay vui sướng khi
mình vượt qua các thử thách. Ví dụ như học sinh có thể rất vui khi nối đúng từ với tranh
phù hợp khi các em học về nghĩa của từ (Tiếng Việt - Lớp 1).

Tham gia tích cực: Học thông qua Chơi luôn đòi hỏi học sinh phải được tham gia vào
quá trình hoạt động. Tính tích cực được thể hiện khi các em say sưa và tập trung cao độ
vào hoạt động học tập. Ví dụ, học sinh cùng bạn say mê làm một chiếc đồng hồ từ các
nguyên vật liệu tái chế như giấy, bìa các-tông, chai nhựa, que khi các học về các đơn vị
thời gian: giờ-phút để đo thời gian (Toán - Lớp 3) … mà quên cả giờ ra chơi.

Có ý nghĩa: trong quá trình học, học sinh có cơ hội liên hệ những điều em đã biết, đã trải
qua với những gì em đang học. Thông qua trải nghiệm, thực hành học sinh có cơ hội thể
hiện và mở rộng hiểu biết của mình qua nhiều hình thức như thuyết trình, vẽ tranh, kể
chuyện, xếp hình… Ví dụ, học sinh ở vùng nông thôn sẽ rất tự hào chia sẻ những điều các
em biết về cây cọ khi học bài Tập đọc về “Mặt trời xanh của tôi” (Tiếng Việt - Lớp 3).

Có nhiều cơ hội thử nghiệm (có cơ hội được lặp đi lặp lại): có nghĩa là học sinh có thể
thử nghiệm nhiều khả năng khác nhau để trả lời câu hỏi mà em đang tìm hiểu và đưa ra
các giả thuyết, tiếp tục đặt câu hỏi tiếp theo. Cách học này sẽ giúp các em tìm ra nhiều
phương án giải quyết cho một vấn đề, từ đó hình thành tư duy đa chiều. Ví dụ, học sinh
có nhiều cơ hội để gấp một chiếc máy bay với các kích cỡ và loại giấy khác nhau. Sau
cùng học sinh sẽ tìm ra được kiểu, loại máy bay nào sẽ có thể bay cao và bay xa nhất
(Hoạt động trải nghiệm).

Tương tác xã hội: đây là một công cụ hữu ích cho cả học và chơi. Thông qua thể hiện
suy nghĩ mình, qua tương tác trực tiếp, học sinh sẽ được chia sẻ và hiểu ý tưởng của bạn
bè, thầy cô. Từ đó, các em không chỉ cảm thấy thoải mái mà còn cảm thấy gắn kết và tạo
mối quan hệ thân thiết với các bạn trong lớp. Ví dụ, hai học sinh sẽ có nhiều cơ hội trao
đổi, tương tác với nhau khi thảo luận xem mình sẽ đóng vai gì? Diễn cảnh nào khi tham
gia hoạt động đóng kịch (Môn Đạo đức).

Các đặc điểm của Học thông qua Chơi có thể thể hiện ở mức độ khác nhau trong một hoạt
động và không nhất thiết hoạt động học nào cũng phải hội tụ đủ cả 5 đặc điểm trên. Tuy
nhiên, trong quá trình dạy học, giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm các thời
khắc vui vẻ và bất ngờ, kết nối có ý nghĩa, hứng thú tham gia, thử nghiệm nhiều lần và gắn
kết với bạn bè, thầy cô trong các hoạt động Học thông qua Chơi.

09
Hãy kiểm tra sự hiểu biết của bạn về Học thông qua Chơi bằng cách đọc các
ví dụ cụ thể của từng đặc điểm và nối với tranh phù hợp dưới dây:

1
A
Vui vẻ

B
2
Có ý nghĩa

C
A
3
Tham gia
tích cực

D
4
Nhiều cơ hội
thử nghiệm

E
5
Tương tác
xã hội
Đáp án: 1c, 2a, 3e, 4d, 5b

10
1.3
Lợi ích của Học thông qua Chơi là gì?

Nhờ Học thông qua Chơi, học sinh sẽ trở nên độc lập, tự chủ, tích cực tương tác xã hội, sáng
tạo, thích ứng tốt với mọi hoàn cảnh và có khả năng giải quyết vấn đề tốt6. Đây là những kĩ
năng được xác định là cần thiết trong thế kỷ 21, tạo nền móng vững chắc cho học tập suốt
đời. Học thông qua Chơi góp phần vào sự phát triển toàn diện: nhận thức, xã hội, cảm xúc,
sáng tạo và thể chất của học sinh với các kĩ năng cụ thể sẽ được tập trung vào từng lĩnh vực
phát triển:

6 Briggs & Hansen, 2012. 11


1.3
Lợi ích của Học thông qua Chơi là gì?

Nhờ Học thông qua Chơi, học sinh sẽ trở nên độc lập, tự chủ, tích cực tương tác xã hội, sáng
tạo, thích ứng tốt với mọi hoàn cảnh và có khả năng giải quyết vấn đề tốt6. Đây là những kĩ
năng được xác định là cần thiết trong thế kỷ 21, tạo nền móng vững chắc cho học tập suốt
đời. Học thông qua Chơi góp phần vào sự phát triển toàn diện: nhận thức, xã hội, cảm xúc,
sáng tạo và thể chất của học sinh với các kĩ năng cụ thể sẽ được tập trung vào từng lĩnh vực
phát triển:

6 Briggs & Hansen, 2012. 11


Học thông qua Chơi góp phần phát triển nhận thức của học sinh. Khi học sinh chơi với
các thẻ chữ, que đếm, thực hiện các hoạt động phân loại; sử dụng vốn từ vựng phong
phú, luyện viết…các em sẽ có nhiều cơ hội hình thành và phát triển năng lực nhận thức
khoa học và các kĩ năng phục vụ cho việc học.

Học thông qua Chơi góp phần phát triển kĩ năng sáng tạo của học sinh. Các hoạt động
như sắm vai, vẽ tranh, đóng kịch, kể chuyện, trò chơi và hoạt động sáng tạo cũng như
thử nghiệm sẽ tạo cho học sinh một không gian rộng mở để các em tưởng tượng và đưa
ra những ý tưởng mới. Bằng cách cho học sinh cơ hội hỏi "Nếu ... thì?", giáo viên sẽ giúp
học sinh tưởng tượng những khả năng mới, xác định vấn đề và đưa ra các cách giải
quyết. Không có gì ngạc nhiên khi những học sinh ham chơi hơn thì sáng tạo hơn7.

Học thông qua Chơi góp phần phát triển kĩ năng xã hội cho học sinh. Khi Học thông
qua Chơi, học sinh thường cùng chơi, cùng học với bạn từ đó hiểu rõ nhau hơn8. Học
sinh học cách đọc tín hiệu từ bạn mình qua ánh mắt, hành vi, cử chỉ; lắng nghe và nhìn
nhận quan điểm của người khác - tất cả điều này giúp phát triển sự đồng cảm của các
em. Học sinh học cách chia sẻ ý tưởng, thể hiện bản thân, thương lượng và đạt được
thỏa hiệp khi chơi với bạn. Khi chơi, học sinh biết cách cân bằng giữa sự tự chủ và sự
phụ thuộc lẫn nhau giữa nhóm bạn chơi cùng9.

Học thông qua Chơi góp phần phát triển kĩ năng cảm xúc của học sinh. Bước vào cấp
tiểu học, học sinh phải học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân. Học thông qua Chơi
sẽ giúp học sinh có động lực, biết tuân thủ các quy tắc và tập trung vào nhiệm vụ được
giao. Khi chơi, các em tự chịu trách nhiệm, tự xác định thời gian, đưa ra cách chơi, luật
chơi… Học thông qua Chơi giúp học sinh khám phá và tìm hiểu về kiến thức đồng thời
giúp phát triển khả năng tự điều chỉnh và tự chủ của các em.

Học thông qua Chơi góp phần phát triển thể chất cho học sinh. Chơi hỗ trợ cho sự phát
triển thể chất của học sinh vì sức khỏe và tinh thần là nền tảng cho học tập. Khi chơi,
các em có cơ hội phát triển khả năng kiểm soát cơ vận động, khả năng phối hợp, phản
xạ và nhận thức được khả năng và giới hạn của cơ thể mình10. Hơn nữa, chơi - cho dù là
leo trèo, chạy, nhảy hay chơi trò đuổi bắt, đều là có cơ hội giúp các em thử những điều
mới và đạt đích mới.

7 Bateson & Martin, 2013 12


8 Shonkoff & Phillips, 2000.
9 Mraz, Porcelli, & Tyler, 2016
10 Frost, 2015; Manning, 1998.
Có nhiều bằng chứng rõ ràng về vai trò và lợi ích của việc Học thông qua Chơi đối với học
sinh tiểu học:

• Nghiên cứu của Parker đã chỉ ra rằng: Chơi góp phần phát triển các kĩ năng và kiến thức
nền tảng, bao gồm hỗ trợ việc học đọc viết, toán học và khoa học11. Ví dụ, trong khi chơi
các em học các khái niệm khoa học như nguyên nhân và kết quả và các khái niệm toán
học như số lượng, phân loại, thứ tự sẽ nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Qua các hoạt động thử
nghiệm, quan sát, so sánh để tìm hiểu về sắc thái, kích thước và số lượng sẽ tạo cơ sở cho
trẻ hiểu toán học, khoa học và tư duy bậc cao12.

• John Hattie (2014) đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu tổng hợp và phát hiện ra ảnh hưởng
tích cực của việc chơi đối với kết quả học tập của trẻ. Bên cạnh tác dụng đối với kết quả
học tập, chơi còn cải thiện các kĩ năng: (1) Tương tác xã hội; (2) Đối phó với thách thức;
(3) Theo đuổi và thực hiện theo mục tiêu.

• Nghiên cứu tổng hợp của Fisher (1992) cho rằng chơi dẫn đến kết quả tốt hơn trong lĩnh
vực nhận thức-ngôn ngữ và trong các lĩnh vực tình cảm-xã hội. Chơi cũng ảnh hưởng đến
tính độc đáo của tư duy, tính linh hoạt trong liên kết, khả năng đồng cảm gắn với hành vi
hợp tác và kĩ năng xã hội.

Tóm lại, khi áp dụng Học thông qua Chơi, học sinh sẽ có cơ hội thực hành các kĩ năng khác
nhau trong bối cảnh khác nhau và trong các môn học khác nhau. Những điều này chắc chắn
góp phần vào nâng cao kết quả học tập của học sinh.

11 Parker & Thomsen, 2019, trang 18 13


12 Ginsberg, Inoue & Seo, 1999; Ginsberg, 2006; Wyver & Spence, 1999.
Hãy nối 5 nhóm kĩ năng với phần giải thích phù hợp?

a. Đưa ra ý tưởng, thể hiện các ý tưởng và vận dụng ý


1. Các kĩ năng về cảm xúc tưởng vào giải quyết vấn đề thực tiễn.

b. Hợp tác, giao tiếp và hiểu quan điểm của người khác
2. Các kĩ năng nhận thức thông qua chia sẻ ý tưởng, thỏa thuận về các quy định
và chia sẻ sự cảm thông.

c. Hoạt động thể chất tích cực, hiểu về di chuyển và


3. Các kĩ năng vận động không gian thông qua thực hành các kĩ năng vận động
thô và phát triển một cơ thể khỏe mạnh.

d. Tập trung cao độ, có tư duy giải quyết vấn đề, tư duy
linh hoạt thông qua việc phân tích và giải quyết các
4. Các kĩ năng xã hội
nhiệm vụ phức tạp và có chiến lược hiệu quả để tìm ra
giải pháp.

e. Hiểu, quản lý và thể hiện cảm xúc thông qua việc tự


nhận thức về cảm xúc của mình, quản lý được cảm xúc
5. Các kĩ năng về sáng tạo
trong mọi trường hợp, luôn bình tĩnh và tự tin ứng phó
với khó khăn.
Đáp án: 1e, 2d, 3c, 4b, 5a

14
1.4
Loại hình Chơi

Khi học sinh (hoặc chúng ta) chơi sẽ luôn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài như môi
trường chơi (ví dụ: các nguyên vật liệu luôn có sẵn cho chơi ở trong lớp, ở ngoài sân, ở môi
trường thành thị, ở môi trường nông thôn, v.v.), người chơi cùng (ví dụ: bạn chơi cùng lứa tuổi,
người lớn…). Học thông qua Chơi được thể hiện với các loại hình hoạt động gắn với học tập
vui vẻ, trong đó nhấn mạnh loại hình Chơi có định hướng. Điều đó được thể hiện theo mô
hình dưới đây.

15
Học thông qua chơi tự do hoàn toàn do học sinh khởi xướng, tổ chức và điều khiển,
không có sự tham gia của giáo viên. Với chơi tự do, học sinh sẽ tự tìm hiểu, chơi và khám
phá với ít ràng buộc và giới hạn. Ví dụ các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi.

Học thông qua chơi có định hướng do học sinh chủ động thực hiện, giáo viên chỉ hỗ trợ,
hướng dẫn. Giáo viên sẽ hướng dẫn và hỗ trợ học sinh thực hiện hoạt động và giúp các
em kiểm soát quá trình học của mình. Giáo viên có thể hỗ trợ bằng cách thiết lập môi
trường chơi, tham gia chơi cùng học sinh, đặt các câu hỏi, gợi ý, đưa ra các ví dụ… Với
chơi có định hướng, giáo viên có thể giúp học sinh có nhiều trải nghiệm học tập với mục
tiêu học tập cụ thể.

Học thông qua trò chơi được thiết kế sẵn với các quy tắc và luật chơi nhưng học sinh
vẫn cảm thấy vui vẻ khi chơi. Ví dụ là các trò chơi xếp hình tangrams, sudoku, Uno, cờ
vua, chơi bài, trò chơi được lập trình mang tính giáo dục (như Scratch) và các ứng dụng
giáo dục (như Kahoot) v.v…

Học thông qua hướng dẫn chi tiết, cụ thể và kiểm soát của giáo viên, do giáo viên thiết
kế với cấu trúc nhất định. Giáo viên đặt mục tiêu học tập, đưa ra khuôn khổ, hướng dẫn
rõ ràng, chi tiết để học sinh thực hiện theo. Học sinh chủ yếu làm theo sự hướng dẫn,
kiểm soát trực tiếp mà không có nhiều cơ hội đưa ra các ý tưởng, quan điểm của cá
nhân mình.

Điều khác biệt giữa chơi tự do và chơi có định hướng là gì?

Hãy tưởng tượng một nhóm trẻ đang xây dựng một ngôi nhà khi Học về bài “Ngôi nhà
của em” _ Lớp 1 _Môn TN-XH. Khi chơi tự do, các em chỉ sử dụng các nguyên vật liệu
sẵn có như lá, vải, giấy, que nhỏ, bìa cát tông, sỏi, đá, khối gỗ nhỏ… để xây căn nhà theo
cách các em muốn, không có bất kỳ sự can thiệp nào của Giáo viên. Nhưng khi chơi có
định hướng, Giáo viên sẽ cùng tham gia với em, có thể đặt những câu hỏi mở vào
những thời điểm quan trọng (ví dụ: “Em nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu em thử đặt khối gỗ
này làm mái nhà?” Hoặc “Tại sao em lại chọn nguyên viện này?”) Hoặc ra các dạng
nguyên vật liệu làm mái nhà, khung nhà để các em so sánh xem loại nào sẽ chắc hơn?
dùng được lâu dài hơn?

16
Việc phân loại các loại hình chơi chỉ mang tính tương đối, tùy thuộc vào bối cảnh, mục đích tổ
chức và thực hiện hoạt động, có thể có mối quan hệ giao thoa giữa các loại hình chơi. Chẳng
hạn trò chơi tangrams thuộc loại hình trò chơi nhưng khi được giáo viên sử dụng trên lớp gắn
với mục tiêu của một bài học/chủ đề cụ thể, thì có thể coi là chơi có định hướng. Cho dù loại
hình chơi nào gắn với mục tiêu học tập cụ thể, quan trọng nhất là học sinh phải được tự chủ,
được hỗ trợ hơn là được chỉ dẫn, dẫn dắt chi tiết.
Kết quả Khảo sát về việc áp dụng Học thông qua Chơi được thực hiện trong tháng 6/2020
cho thấy, hiện nay giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong các tiết học.
Các trò chơi thường được dùng để vào bài/chủ đề ở đầu hoặc để củng cố và ôn tập bài học
vào cuối giờ học. Về cơ bản, các trò chơi thường mang lại sự vui vẻ. Giáo viên thường nghĩ
Học thông qua Chơi có nghĩa là sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong tiết học. Tuy
nhiên, Học thông qua Chơi không chỉ là vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi mà còn có
cả các cách thức tổ chức hoạt học tập khác nhau đáp ứng được các đặc điểm của Học thông
qua Chơi và mục tiêu học tập.
Tự chủ của học sinh ở đây được hiểu là sự hài hòa giữa ý tưởng của học sinh và giáo viên. Để
khuyến khích học sinh có ý tưởng, giáo viên cần tự hỏi mình có biết sở thích của học sinh
không? Có tham khảo ý kiến của học sinh về các quyết định liên quan tới các em không? Liệu
các em có thể khởi xướng hoạt động và mời giáo viên tham gia cùng chơi và cùng ra quyết
định không?

Trường hợp nào dưới đây thể hiện sự tự chủ của trẻ? Hãy tích dấu vào tình
huống mà bạn cho rằng trẻ có sự tự chủ.

Khi học sinh đang chơi trò chơi ghép hình. Tình huống có thể xảy ra
là Giáo viên đưa cho trẻ từng miếng ghép hình và chỉ cho trẻ chỗ lắp
các mảnh ghép này lại với nhau.

Học sinh chơi ghép hình, Giáo viên hỗ trợ trẻ trong trường hợp cần
thiết, còn để tự trẻ suy nghĩ lắp các mảnh ghép. Hỗ trợ có thể đưa ra
gợi ý như hãy tìm mảnh ghép khác nếu chưa đúng hoặc tìm những
mảnh ghép tương đối giống nhau thì sẽ lắp dễ dàng hơn.

17
Học sinh học tốt nhất khi có sự cân bằng giữa các loại hình chơi khác nhau và các loại hình
chơi được sử dụng một cách linh hoạt và phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục13.

Giáo viên chịu trách nhiệm và kiểm soát những gì xảy ra trong lớp học. Nhưng với những hoạt
động phù hợp, giáo viên hãy tạo cơ hội cho học sinh chủ động và tự chủ trong việc học của
mình. Trong phạm vi phù hợp, học sinh có thể đưa ra lựa chọn và quyết định về nội dung học
tập hoặc tiến trình học tập mà mình mong muốn. Hướng dẫn trực tiếp có thể là cách tốt để
dạy và giải thích điều gì đó. Đôi khi, việc cho phép học sinh tự khám phá một số nội dung nhất
định hoặc cho các em được lựa chọn cách tìm hiểu về một chủ đề nhất định cũng là một cách
làm hiệu quả. Điều này không có nghĩa để tự học sinh tìm hiểu kiến thức trong suốt quá trình
học tập, mà giáo viên hãy hỗ trợ các em bằng những câu hỏi hoặc gợi ý có chủ đích. Giáo viên
cần xác định thời điểm phù hợp để tạo cơ hội cho học sinh tự chủ và cách thức hỗ trợ học sinh
tự chủ trong các hoạt động học tập khác nhau.

Khi nghĩ về các loại hình chơi, bạn nghĩ rằng bạn đã và đang sử dụng hoại hình
chơi nào? Bạn chủ yếu đưa ra các hướng dẫn chi tiết, cụ thể hay bạn sử dụng
trò chơi hay các hoạt động chơi mang tính định hướng? Bạn hãy viết ra những
ví dụ về trò chơi và các hoạt động chơi có định hướng mà bạn đã áp dụng hiệu
quả tại lớp của mình?
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________

13 Marbina, Church & Tayler, 2011 18


1.5
Học thông qua Chơi với Chương trình
giáo dục phổ thông 2018
1.5.1. Học thông qua chơi góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung và yêu cầu cần đạt của
Chương trình Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018
Chương trình GDPT 2018 chú trọng vào đổi mới phương pháp giáo dục, chuyển mạnh quá
trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất
người học. Mục tiêu của Chương trình GDPT tổng thể đã được xác định rõ:
• Học sinh làm chủ được kiến thức phổ thông, vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học
vào đời sống và biết tự học suốt đời;
• Có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp;
• Xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội;
• Có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có
• ý nghĩa;
Đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

Cụ thể hơn, ở cấp Tiểu học:


• Học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển
hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực;
• Định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói
quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
Với các mục tiêu nói trên, Chương trình GDPT tổng thể đã xác định những nội dung giáo dục
căn bản, đồng thời chỉ rõ những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi cần hình thành, rèn
luyện và phát triển cho học sinh, theo hình dưới đây:

19
Trung thực Chăm chỉ

Trách nhiệm
Nhân ái

Yêu nước

Năng lực
ngôn ngữ

Tự chủ
và tự học Năng lực
toán học

Giao tiếp

Năng lực
hợp tác
khoa học

Giải quyết
vấn đề và Năng lực
sáng tạo công nghệ

Năng lực Năng lực


thể chất Năng lực tin học
thẩm mỹ

Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo

20
Những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực nói trên được thể hiện rõ nét trong quá trình
vận dụng HTQC:
• Thông qua việc “học mà chơi, chơi mà học”, học sinh có cơ hội hình thành kiến thức, kĩ
năng, thực hành, vận dụng có hiệu quả kiến thức, kĩ năng môn học/hoạt động giáo dục
vào giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học tập, trong thực tiễn cuộc sống;
• Qua các hoạt động chơi, học sinh có cơ hội thể hiện tình yêu thiên nhiên, có những việc
làm thiết thực bảo vệ môi trường, thiên nhiên; yêu thương, quan tâm, chăm sóc và có
trách nhiệm đối với người thân trong gia đình; yêu quý, tôn trọng bạn bè, thầy cô; ý thức
thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập… phát triển nhân cách và các mối quan hệ xã
hội – lớp học, nhà trường.
Tóm lại, áp dụng HTQC sẽ góp phần tích cực thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của chương
trình GDPT 2018.

1.5.2. HTQC đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

Định hướng về phương pháp giáo dục


Đóng góp của HTQC
theo chương trình GDPT tổng thể

Các môn học và hoạt động giáo dục trong Một trong những đặc điểm của HTQC là
nhà trường áp dụng phương pháp thúc sự tham gia tích cực của học sinh. Khi áp
đấy các hoạt động của học sinh, trong đó dụng HTQC, giáo viên đóng vai trò là
giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn người hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ học
hoạt động cho học sinh, tạo môi trường sinh trong quá trình học. Để HTQC có
học tập thân thiện và tạo ra những tình hiệu quả, giáo viên cần tạo ra môi trường
huống có vấn đề để khuyến khích học sinh khuyến khích và mời gọi cho học sinh. Với
tham gia tích cực vào các hoạt động học HTQC, giáo viên luôn tạo cơ hội để học
tập, tự khám phá ra năng lực, ước vọng sinh tự đưa ra các sáng kiến, khám phá sở
của bản thân, rèn luyện các thói quen tích thích, mối quan tâm, năng khiếu và đam
cực và khả năng tự học, phát huy được mê của chính mình.
tiềm năng bản thân và tích lũy kiến thức,
kĩ năng để phát triển.

Hoạt động học tập của học sinh bao gồm Khi áp dụng HTQC, giáo viên có thể sử
các hoạt động khám phá vấn đề, luyện tập dụng các hoạt động học tập dựa trên vấn
và thực hành (ứng dụng những điều đã đề và dựa trên khám phá để đưa lý thuyết
học để phát hiện và giải quyết những vấn vào thực hành và cho phép học sinh trải
đề có thực trong đời sống). Các hoạt động nghiệm, thử nghiệm các nội dung khác
này được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết nhau từ các tình huống có thật trong
bị dạy học, đặc biệt là công cụ tin học và cuộc sống.
các hệ thống tự động hoá kĩ thuật số.

21
Định hướng về phương pháp giáo dục
Đóng góp của HTQC
theo chương trình GDPT tổng thể

Các hoạt động học tập nói trên được tổ HTQC khuyến khích giáo viên giảng dạy ở
chức trong và ngoài khuôn viên nhà ngoài phòng học. Khám phá và sử dụng
trường thông qua một số hình thức chủ môi trường trong và bên ngoài khuôn viên
yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, nhà trường.
thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án HTQC liên quan đến các bài tập, trải
nghiên cứu; tham gia hội thảo chuyên đề, nghiệm (lặp đi lặp lại), trò chơi, sắm vai,
tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt nghiên cứu…
tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.

Tuỳ theo mục tiêu, tính chất của hoạt Một trong những đặc điểm của HTQC là
động, học sinh được làm việc độc lập, làm tương tác xã hội. Nếu giáo viên muốn tạo
việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả ra tương tác xã hội, thì nên để học sinh
lớp nhưng phải bảo đảm mỗi học sinh đều làm việc theo cặp, hoặc làm việc theo
có cơ hội để tự thực hiện nhiệm vụ học nhóm nhỏ, hoặc thậm chí là làm việc tập
tập và trải nghiệm thực tế. thể. Đó là những cách tốt để tạo ra sự
tương tác xã hội.
HTQC cũng thúc đẩy sự tự chủ và tự lựa
chọn của học sinh, đảm bảo rằng mỗi học
sinh được khám phá, thể hiện cá nhân, thể
hiện bản thân cũng như tinh thần trách
nhiệm của mình.

Trong xu thế đổi mới căn bản, toàn diện, công tác bồi dưỡng và đào tạo theo hướng phát triển
phẩm chất và năng lực người học, việc tổ chức các hoạt động dạy học cần “đi từ học sinh đi
ra”. Đứng trước một kiến thức, kĩ năng nào đó mà học sinh sẽ lĩnh hội, người giáo viên phải
xác định được học sinh cần trải qua những hoạt động học tập nào, từ đó tổ chức cho các em
thực hiện lần lượt từng hoạt động đó để đạt được mục tiêu dạy học. HTQC tạo cơ hội cho
học sinh được trải nghiệm đa dạng loại hình chơi, đảm bảo các em được học thông qua hoạt
động và học qua trải nghiệm. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng tổ chức dạy học tập
trung vào người học. Vì thế, HTQC đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học.

22
1.5.3. HTQC đáp ứng yêu cầu về đổi mới đánh giá học sinh.

Xu hướng đổi mới trong đánh giá học sinh trong chương trình GDPT năm 2018 là chuyển từ
chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của người học, tức là chuyển trọng
tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức, … sang đánh giá khả năng vận dụng vào giải
quyết những vấn đề trong học tập và trong thực tiễn. Khi thực hiện HTQC, giáo viên sẽ phải:
• Xác định rõ những mục tiêu và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực ở mỗi bài học, xác
định rõ những tiêu chí cần đạt ở mỗi hoạt động chơi cụ thể;
• Kết nối các hoạt động chơi với các mục tiêu bài học, chú ý sao cho mọi học sinh đều đạt
được những tiêu chí, những yêu cầu đã đặt ra;
• Tổ chức cho học sinh tự nhận xét, tham gia đánh giá lẫn nhau về kết quả thực hiện nhiệm
vụ của mình dựa theo các tiêu chí đã xác định; trong đó, chú ý đến những sản phẩm của
học sinh.
• Nhận xét những gì học sinh đã hoàn thành, chỉ ra được những điểm cần cải thiện

Với cách đánh giá, áp dụng đồng thời cả hai phương pháp: theo qui trình và theo kết quả thì
học sinh thường xuyên được góp ý nhận xét, khích lệ, và có động lực cải tiến vì sự tiến bộ của
bản thân.

23
CHƯƠNG 2:
VẬN DỤNG HỌC THÔNG QUA CHƠI
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

24
THẾ NÀO LÀ MỘT GIÁO VIÊN VẬN DỤNG
HỌC THÔNG QUA CHƠI HIỆU QUẢ?
Hãy nhớ rằng: luôn áp dụng 5 đặc điểm và 4 nguyên tắc của Học thông qua Chơi khi bạn
chuẩn bị bài dạy:

• Vui vẻ, có ý nghĩa, tham gia tích cực, nhiều cơ hội thử nghiệm, tương tác xã hội.
• Kết nối hoạt động Học thông qua Chơi với mục tiêu học tập, khuyến khích sự tự chủ của
học sinh, quản lý lớp học hiệu quả và sắp xếp không gian lớp học tích cực, cởi mở.

• Sử dụng các kĩ thuật và • Hãy tin tưởng học sinh của mình.
phương pháp Học thông
• Hãy nhìn nhận các em luôn có
qua Chơi trong các tiết học
năng lực.
• Cùng học sinh sắp xếp lớp
• Tạo cơ hội cho các em thể hiện
học hấp dẫn và tạo hứng thú.
bản thân.
• Sử dụng các sản phẩm của
học sinh để trang trí lớp học.
• Hãy để học sinh trao đổi và
tương tác với nhau.

25
Thiết kế tiết Học thông qua Tổ chức tiết Học thông qua Đánh giá tiết Học thông
Chơi như thế nào? Chơi như thế nào qua Chơi như thế nào

Xác định mục tiêu dạy học Làm cho hoạt động học tập Học sinh tự đánh giá
theo hướng tiếp cận Học có ý nghĩa
thông qua Chơi
Đánh giá đồng đẳng giữa
Tăng cường sự tham gia các học sinh
Lựa chọn nội dung phù hợp của học sinh trong hoạt
với mục tiêu đã xác định động học tập
Giáo viên đánh giá học sinh

Lựa chọn và vận dụng Tăng cường tương tác xã


phương pháp/kỹ thuật tổ hội cho học sinh trong hoạt Giáo viên tự đánh giá để
chức HTQC phù hợp động học tập rút kinh nghiệm

Tạo cho học sinh nhiều cơ


hội thử nghiệm trong hoạt
động học tập

Tạo sự vui vẻ trong hoạt


động học tập

26
“Dạy học là một nghệ thuật”, để áp dụng Học thông qua Chơi thành công đòi hỏi giáo viên
phải linh hoạt và thể hiện năng lực sáng tạo của bản thân khi tổ chức hoạt động dạy học. Quá
trình vận dụng đó phải được thực hiện và thể hiện rõ ở các bước cơ bản của tiến trình dạy
học, đi từ giai đoạn chuẩn bị trước khi lên lớp đến giai đoạn tổ chức các hoạt động học trên
lớp và giai đoạn đánh giá sau khi kết thúc hoạt động học. Sau đây là những nguyên tắc và một
số gợi ý cơ bản cho giáo viên để có thể vận dụng Học thông qua Chơi một cách có hiệu quả.

2.1 Các nguyên tắc vận dụng Học thông qua Chơi

2.1.1. Kết nối hoạt động Học thông qua Chơi với mục tiêu học tập
a. Vì sao cần kết nối hoạt động Học thông qua Chơi với mục tiêu học tập.
Khi áp dụng Học thông qua Chơi, các hoạt động chơi
cần phải gắn với mục tiêu của bài học/chủ đề để trở
thành hoạt động học, nếu không chỉ là hoạt động chơi
đơn thuần, không phải là học. Khi giáo viên sử dụng
các hoạt động chơi có mục đích gắn với mục tiêu bài
học/chủ đề, học sinh sẽ có cơ hội để thực hành và trải
nghiệm các kĩ năng, năng lực mà khó đạt được khi
giáo viên dạy thông qua hướng dẫn trực tiếp.
b. Các yếu tố đảm bảo
• Giáo viên cần rà soát mục tiêu của chương trình, mục tiêu cần đạt của môn học và bài học,
từ đó xác định đặc điểm nào của Học thông qua Chơi sẽ được thực hiện trong tiến trình
bài học.
• Giáo viên phải hiểu rõ về các phương pháp, kĩ thuật vận dụng Học thông qua Chơi.
• Giáo viên linh hoạt xác định phương pháp, kĩ thuật, ý tưởng về Học thông qua Chơi phù
hợp với đối tượng học sinh và bối cảnh lớp học của mình để đạt mục tiêu.

2.1.2. Khuyến khích sự tự chủ của học sinh


a. Vì sao cần khuyến khích tự chủ của học sinh?
Để tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm vui vẻ, có ý
nghĩa, tương tác xã hội, tham gia tích cực và có cơ hội
thử nghiệm nhiều lần (lặp đi lặp lại), giáo viên cần
khuyến khích sự tự chủ của học sinh. Khi học sinh tự
chủ, các em sẽ thấy mình làm chủ quá trình học tập và
có trách nhiệm hơn với việc học, có sự hỗ trợ của giáo
viên. Việc này sẽ khuyến khích học sinh tìm ra những
cách mới để khám phá kiến thức và đưa ra các giải
pháp mới, sáng tạo để giải quyết các vấn đề thực tế.

27
b. Các yếu tố để đảm bảo học sinh được tự chủ.
• Giáo viên hãy tin rằng học sinh hoàn toàn có năng lực để thực hiện các hoạt động học tập.
Vì vậy, thay vì đưa ra các hướng dẫn chi tiết, cụ thể về cách làm thì hãy để cho các em chủ
động khám phá bài học/chủ đề.
• Các dấu hiệu về sự tự chủ của học sinh:

Học sinh có cơ hội đưa ra ý kiến và chia sẻ ý tưởng của mình;


Học sinh được lắng nghe;
Học sinh được tự thực hiện các hoạt động học tập theo cách
của mình với sự hỗ trợ của giáo viên;
Học sinh được thể hiện bản thân.
Giáo viên cần thiết kế các hoạt động để tạo cơ hội cho học sinh đưa ra ý tưởng, ý kiến cá nhân,
lựa chọn cách học phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân, chia sẻ và tự hào về những
điều mà các em học được.

2.1.3. Quản lý lớp học hiệu quả

a. Tại sao cần quản lý lớp học hiệu quả?


Khi áp dụng Học thông qua Chơi, giáo viên sẽ
thấy lớp học trở nên sống động hơn. Học sinh
có thể di chuyển nhiều hơn, nói chuyện và
tương tác nhiều hơn. Điều đó không có nghĩa là
lớp học trở nên mất trật tự vì học sinh di
chuyển và trao đổi. Khi quản lý lớp học tốt, giáo
viên hãy tạo ra văn hóa lớp học, trong đó mọi
học sinh đều làm việc hiệu quả, tôn trọng nhau,
vui vẻ. Lớp học đôi khi có những khoảnh khắc
cả lớp trật tự im lặng và tập trung. Lớp học cũng
có những khoảnh khắc cả lớp cùng bận rộn và
sôi nổi hoạt động để đáp ứng mọi nhu cầu học
tập của học sinh.
Giáo viên có thể huy động học sinh cùng tham gia một số hoạt động quản lý lớp học. Làm như
vậy, ngoài việc chia sẻ công việc với giáo viên sẽ giúp tăng tính tự chủ và hợp tác của học sinh
với giáo viên, học sinh với học sinh. Từ đó, lớp học được quản lý dễ dàng và hiệu quả hơn.

28
b. Các yếu tố cần đảm bảo lớp học được quản lý hiệu quả.
• Tạo không khí an toàn, thân thiện và quan tâm trong lớp học.
• Áp dụng kỉ luật tích cực trong lớp học.
• Giáo viên đưa ra hướng dẫn cụ thể, rõ ràng.
• Giáo viên cần có khả năng bao quát lớp học tốt.
Giáo viên cần lưu ý các học sinh có nhu cầu đặc biệt trong lớp như học sinh tăng động, giảm
chú ý, học sinh học chậm… để hỗ trợ nhiều hơn hoặc có thêm biện pháp phù hợp sao cho học
sinh tham gia được các hoạt động trong lớp học.

2.1.4. Sắp xếp không gian học tập tích cực, cởi mở

a. Tại sao cần sắp xếp không gian lớp học tích cực, cởi mở?
Lớp học tích cực, cởi mở là lớp học mà ở đó không gian lớp
học với các đồ dùng và thiết bị học tập được sắp xếp có chủ
đích. Việc sắp xếp này sẽ trở thành một yếu tố kích thích sự
tò mò của học sinh, khuyến khích học sinh tham gia học tập,
cho các gợi ý học sinh về cách chơi, cách học phù hợp.
Học sinh có thể tham gia cùng giáo viên sắp xếp không gian lớp
học, ngoài mục đích chia sẻ công việc với giáo viên, việc này
còn giúp cho lớp học được sắp xếp thân thiện với học sinh.

b. Các yếu tố đảm bảo lớp học được sắp xếp tích cực, cởi mở
• Cung cấp các thiết bị, dụng cụ và tài liệu học tập trong lớp học phong phú và đa dạng, phù
hợp với mục tiêu Học thông qua Chơi.
• Trang trí lớp học sinh động, hấp dẫn bằng tranh ảnh, bảng, khẩu hiệu, các sản phẩm mỹ
thuật của học sinh.
• Sắp xếp lớp học có mục đích phù hợp với hoạt động học diễn ra trên lớp.

Hãy nghĩ đến tiết học trong tuần sau, bạn sẽ áp dụng nguyên tắc nào trong
những phần trên? Là gợi ý cụ thể nào và bạn sẽ thực hiện như thế nào?

____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________

29
2.2 Làm thế nào để vận dụng Học thông qua Chơi?

2.2.1. Thiết kế kế hoạch dạy học theo hướng Học thông qua Chơi.

a. Xác định mục tiêu dạy học theo hướng tiếp cận Học thông qua Chơi.
Học thông qua Chơi không có nghĩa chỉ là chơi các trò chơi vui vẻ và hi vọng rằng trẻ sẽ tình
cờ học điều được gì đó trong quá trình chơi. Kể cả khi giáo viên có ý định cho học sinh chơi
tự do thì hoạt động chơi đó vẫn có mục tiêu học tập nhất định. Sau đây là những gợi ý cho
giáo viên để áp dụng Học thông qua Chơi hiệu quả trong lớp học
Một cách làm hiệu quả là “bắt đầu từ mục tiêu đã định trước”.
Giáo viên cần xác định mục tiêu học tập cho mỗi bài học cụ thể, mục tiêu này được xác định và
lựa chọn dựa trên nghiên cứu chương trình. Từ chương trình của môn học, giáo viên tìm hiểu
yêu cầu cần đạt của bài học/chủ đề; lựa chọn mạch nội dung để tổ chức Học thông qua Chơi,
xác định mục tiêu của bài học/chủ đề và dự kiến số tiết tương ứng với bài tập/chủ đề đó.
Nếu bài học/chủ đề đã được thiết kế trong sách giáo khoa, giáo viên cần nghiên cứu chương
trình để tìm hiểu yêu cầu cần đạt mà bài học hướng đến, từ đó, xác định mục tiêu của bài học.
Mục tiêu bài học phải bắt đầu bằng từ “học sinh” và thể hiện bằng các động từ chỉ hành động,
nhấn mạnh đến những việc làm mà học sinh đạt được qua bài học/chủ đề.

30
Mục tiêu bài học
Giáo viên có thể xác định mục tiêu bài học như sau:
Xác định mục tiêu của bài Sau bài học, học sinh:
học. Biết đặt và trả lời câu hỏi về nơi sống của thực vật
thông qua quan sát thực tế, tranh ảnh hoặc video.
Nêu và sắp xếp được môi trường sống của một số
cây xung quanh từ đó khái quát về môi trường
sống của thực vật.
Thực hiện phân loại cây theo môi trường sống và
củng cố kiến thức về môi trường sống của thực vật.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh có khả năng
phân chia nhiệm vụ, phối hợp với nhau để thực
hiện phân loại cây theo đội, nhóm và thuyết trình
trước lớp.
Phẩm chất: có trách nhiệm với môi trường sống
của thực vật xung quanh.

Mục tiêu hoạt động HTQC


Có thể chọn 2 mục tiêu sau để tổ chức hoạt động
Lựa chọn các mục tiêu HTQC:
của hoạt động HTQC Mục tiêu 1: Nêu và sắp xếp được môi trường sống
đóng góp vào mục tiêu của một số cây xung quanh từ đó khái quát về môi
của bài học trường sống của thực vật.
Mục tiêu 2: Thực hiện phân loại cây theo môi
trường sống và củng cố kiến thức về môi trường
sống của thực vật

Bước này sẽ giúp giáo viên xác định, lựa chọn và thiết kế các hoạt động HTQC cho học sinh
để đạt được các mục tiêu học tập gắn với bài học/chủ đề cụ thể.

b. Lựa chọn nội dung phù hợp với mục tiêu đã xác định.
• Dựa vào mục tiêu đã xác định, giáo viên phác thảo, lập dàn ý tiến trình bài lên lớp. Những
nội dung nào của bài học/chủ đề sẽ tổ chức HTQC? HTQC có thể được tổ chức gắn với
hoạt động học tập nào trong tiến trình bài học/chủ đề được tổ chức trên lớp học?

31
• Tuỳ theo đặc trưng của bài học/chủ đề trong các môn học, hoạt động giáo dục khác nhau
mà tiến trình tổ chức hoạt động trong bài dạy sẽ khác nhau. Khi dạy bài học/chủ đề theo
hướng phát triển năng lực, có thể thực hiện theo một số tiến trình như sau:
- Khởi động/Kết nối → Khám phá → Thực hành → Vận dụng.
- Nhận diện – Khám phá → Tìm hiểu – mở rộng → Thực hành- vận dụng → Đánh giá
- – phát triển.
Kết nối → Khám phá→ Giải thích → Xây dựng/Thiết lập → Đánh giá.
Học thông qua Chơi có thể được đưa vào bất kì bước nào của tiến trình bài dạy trên lớp, song
sẽ hiệu quả hơn khi giáo viên cân nhắc lựa chọn những nội dung phù hợp. Đó là những nội
dung vừa hướng đến mục tiêu đã chọn, vừa giúp học sinh đáp ứng và phát huy tốt nhất 5 đặc
điểm của Học thông qua Chơi một cách chủ động và tích cực.

Tương ứng với các với mục tiêu đã xác định ở 2.2.1 trong mạch nội dung:
Môi trường sống của thực vật:

Mục tiêu 1: Nêu và sắp xếp được môi trường sống của một số cây xung quanh từ đó khái quát
về môi trường sống của thực vật.

1. Mục tiêu tổ chức HTQC: giúp


HS bộc lộ hiểu biết ban đầu về các
2. Nội dung HTQC: Phân loại cây
môi trường sống của các loài cây
thành các nhóm tương ứng cùng
từ đó khái quát, hình thành năng
sống ở những nơi giống nhau và
lực nhận thức → Do đó, GV có thể
đặt tên cho môi trường sống đó.
chọn nội dung HTQC gắn với
bước Khám phá.

Mục tiêu 2: Thực hiện phân loại cây theo môi trường sống và củng cố kiến thức về môi
trường sống.

2. Nội dung HTQC:


1. Mục tiêu HTQC: HS vận dụng
*Trong thời gian nhất định, nối
kiến thức được học để phân loại
tiếp nhau gắn các cây vào môi
cây theo môi trường sống → GV
trường sống tương ứng: trên cạn,
có thể xác định nội dung HTQC
dưới nước, môi trường khác.
gắn với bước Thực hành hoặc
*Game trắc nghiệm: kéo hình ảnh
Vận dụng
cây với nơi sống phù hợp của chúng.

32
c. Lựa chọn và vận dụng phương pháp/kĩ thuật tổ chức HTQC.
Việc lựa chọn phương pháp/kĩ thuật dạy học không chỉ dựa vào mục tiêu học tập mà còn phải
chú ý đến nội dung dạy học; đặc điểm của học sinh; điều kiện cơ sở vật chất… của nhà trường,
địa phương. Hơn nữa, giáo viên cần chú ý đặc biệt tới 5 đặc điểm cơ bản của HTQC:
• Tạo sự vui vẻ trong học tập: sử dụng đa dạng phương pháp, kĩ thuật dạy học...
• Tăng cường sự tham gia của học sinh trong các hoạt động.
• Đảm bảo tính có ý nghĩa của HTQC: Học sinh có liên hệ được những gì đã biết với nội
dung học tập không?
• Đảm bảo học sinh có cơ hội thử nghiệm nhiều lần trong các hoạt động học: Khuyến khích
học sinh liên tục suy nghĩ, thử nghiệm các khả năng, đưa ra nhiều giải pháp khác nhau.
• Tạo ra môi trường tương tác xã hội tích cực cho học sinh.

Do đó, khi sử dụng phương pháp/kĩ thuật dạy học áp dụng HTQC, giáo viên nên:
• Sử dụng phương pháp/kĩ thuật dạy học gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống của
học sinh.
• Xây dựng các nhiệm vụ học tập phù hợp với năng lực và sở thích của học sinh.
• Phương pháp dạy học phải đảm bảo và kích thích tính hợp tác và thi đua của học sinh.
• Sử dụng các dụng cụ, đồ dùng học tập gần gũi với những đồ vật, hình ảnh gần gũi với
học sinh.
• Tạo ra sự cân bằng phù hợp giữa tham gia của giáo viên với quá trình học tập, khám phá
của học sinh.
• Thiết kế nội dung bài học thông qua một chuỗi các nhiệm vụ, câu hỏi, tình huống có vấn đề.
• Tăng cường sự tham gia của học sinh bằng cách xây dựng mối quan hệ hợp tác nhóm trong
học tập.

Hãy nghĩ đến một tiết học mà bạn sẽ dạy trong tuần tới. Hãy xác định mục tiêu
cho tiết học đó. Viết ra một hoạt động mà bạn sẽ tổ chức theo cách tiếp cận
HTQC để đạt được một mục tiêu trong tiết học?
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________

33
2.2.2. Tổ chức thực hiện

a. Làm thế nào để hoạt động có ý nghĩa?


Tính có ý nghĩa thể hiện ở việc học sinh kết nối kiến thức bài học với thực tiễn cuộc sống hàng
ngày. Để làm cho hoạt động dạy học trở nên có ý nghĩa đối với học sinh, khi thiết kế và tổ chức
hoạt động HTQC, giáo viên có thể:
Tạo cơ hội cho học sinh được vẽ, viết, phát biểu để bộc lộ những kiến thức, kĩ năng
và kinh nghiệm của bản thân nhằm kết nối với nội dung mới của bài học/chủ đề.

Khi học về các loại đường giao thông, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh vẽ
về một phương tiện giao thông mà em thích nhất, sau đó tổ chức triển lãm, quan
sát các tranh vẽ, phân loại các tranh theo nhóm các phương tiện giao thông và
giải thích → khái quát về các loại đường giao thông và phương tiện giao thông
tương ứng.

Đặt câu hỏi mở, tình huống có vấn đề.


• Thiết kế bài học/chủ đề với các nhiệm vụ đòi hỏi học sinh phải tham gia thông qua những
câu hỏi, tình huống có vấn đề nhằm tạo tính hấp dẫn, kích thích học sinh tìm hiểu,
khám phá thêm.

Học về Chăm sóc và bảo vệ cây trồng (lớp 1)


Tình huống: Cả nhà Nam phải về quê trong hai tuần, Nam rất lo lắng cho chậu
hoa của mình vì sợ nó sẽ bị chết.
Câu hỏi của giáo viên: Điều gì khiến Nam lo lắng rằng cây hoa sẽ bị chết? Làm
thế nào để giúp cây hoa của Nam không bị chết khi bạn phải vắng nhà trong một
thời gian dài?
Giải pháp của học sinh: Cây hoa thiếu nước có thể bị chết → Nam có thể hỏi và
nhờ sự giúp đỡ một người hàng xóm, cho nhiều nước trước khi bạn rời đi, …
Gợi ý của giáo viên: “Điều gì có thể xảy ra với mỗi giải pháp đó?”; “Làm thế nào
để giải quyết được điều đó?” (hướng dẫn cuộc trò chuyện) hoặc “Em có thể làm
gì khác?” hoặc “Em có thể thay đổi hoặc có cách làm khác như thế nào?”
Đưa ra thử thách cho học sinh: Chia nhóm và
các nhóm thảo luận để đưa ra các ý tưởng và
thiết kế ý tưởng cho giải pháp để cây có thể sống
được sau một thời gian dài không có nước.

34
Xây dựng các thao tác thực hành cụ thể gắn với đồ vật, hình ảnh gần gũi. Nội dung,
đối tượng học tập trong bài học/chủ đề cần được “hiện thực hoá”, gắn với những đồ
vật, hình ảnh gần gũi với học sinh để giúp các em dễ hiểu và hiểu sâu sắc bài học.

Khi dạy học hình thành biểu tượng số 5 trong môn Toán cho học sinh lớp 1, thay
vì việc giáo viên giới thiệu cho học sinh về số 5 và cho học sinh nói: “1, 2, 3, 4,
5” thì có thể đưa cho học sinh 5 cái kẹo hoặc 5 cái bút hoặc 5 cục tẩy… và yêu
cầu học sinh đếm xem có bao nhiêu đồ vật. Từ việc tham gia thực hành học tập
qua nhiệm vụ thực hành, đố và đoán, học sinh sẽ hiểu rõ hơn ý nghĩa của số 5.

Đưa ra hệ thống các câu hỏi, bài tập tích hợp giữa nội dung được học với những sự việc, hiện
tượng, tình huống xảy ra bên ngoài thực tiễn cuộc sống, từ đó có thể phát triển phẩm chất và
tăng cường kĩ năng sống cho học sinh.

Khi dạy học sinh thực hành xem lịch để nhận biết thứ, ngày, tháng trên lịch (môn
Toán), giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động thực hành gắn với thực
tiễn như sau:
Phát cho mỗi bạn một tờ lịch năm.
Nhớ lại ngày sinh nhật của các thành viên trong gia
đình mình.
Xem tờ lịch và khoanh màu vào những ngày đó.
Chỉ trên tờ lịch và chia sẻ với bạn bên cạnh về ngày
sinh nhật của người thân trong gia đình em.

Khi dạy cho học sinh về các đọc, viết các số trong phạm vi 100, giáo viên có thể
tổ chức cho học sinh nghe một đoạn thông tin về Dự báo thời tiết, trong đó có
chứa các số (nhiệt độ, số người bị bệnh do ảnh hưởng của thời tiết…), học sinh
vừa nghe bản tin, vừa viết ra phiếu học tập
những con số mà mình nghe được.

35
Sử dụng các kĩ thuật Tia chớp, kĩ thuật KWLH… để khơi gợi, huy động và kết nối kiến
thức, kinh nghiệm đã có với bài học/chủ đề.
Kĩ thuật tia chớp: Mở đầu bài học/chủ đề, giáo viên đưa ra một câu hỏi mở (có thể có nhiều
câu trả lời khác nhau) để học sinh nêu ra những quan điểm, ý kiến, kinh nghiệm cá nhân có
liên quan đến nội dung bài học mới. Học sinh sẽ lần lượt nêu một đến hai câu trả lời của mình
một cách nhanh chóng và ngắn gọn. Giáo viên có thể ghi nhanh các ý kiến của học sinh lên
bảng. Sau khi nêu tất cả các câu trả lời của học sinh, giáo viên cùng học sinh thảo luận, lựa
chọn một số câu trả lời, vấn đề nổi bật để kết nối với bài học/chủ đề sẽ học.

Ví dụ: Khi dạy bài đạo đức “Quan tâm, chăm sóc người thân”- (Lớp 1), giáo viên
có thể đưa ra câu hỏi: Mọi người trong gia đình em thường quan tâm, chăm sóc
nhau như thế nào? Trong một phút, học sinh lần lượt trả lời nhanh chóng và
ngắn gọn để bộc lộ những việc làm, hành động, tình cảm mà bản thân đã trải
qua, nhìn thấy… Dựa trên câu trả lời của học sinh, giáo viên nhấn mạnh đến một
số biểu hịện cụ thể của việc quan tâm, chăm sóc người thân và dẫn dắt để học
sinh tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân
trong gia đình của mình.

Kĩ thuật KWLH:

- Giáo viên viết một bảng lên bảng hoặc chia thành các nhóm (mỗi nhóm có một bảng) hoặc
cá nhân mỗi học sinh có một mẫu bảng:

W (What we H (How can


L (What we Learned)
K (What we Know) Want to learn) we learn more)
Những điều em
Những điều em biết Những điều em Làm thế nào để em có
học được
muốn biết thể học được nhiều hơn

- Học sinh động não nhanh và nêu ra các từ, cụm từ, ý tưởng liên quan đến chủ đề vào cột
K, ở cột này, ngoài việc nêu câu hỏi: “Hãy nói những gì các em đã biết về...” thì giáo viên
có thể khuyến khích học sinh giải thích các ý tưởng đó.
- Sau khi học sinh chia sẻ những điều bản thân đã biết có liên quan đến chủ đề/bài học và
ghi vào cột K, giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ những điều các em muốn biết thêm
về chủ đề/bài học và viết vào cột W.
- Trong hoặc sau khi thảo luận, tìm hiểu về những ý tưởng đã nêu ra, học sinh ghi những
điều các em học được vào cột L và so sánh với những gì các em đã viết vào cột W, đánh
dấu vào những ý tưởng trả lời cho câu hỏi ở cột W (không phải tất cả những câu hỏi ở cột
W đều được bài đọc trả lời hoàn chỉnh).

36
- Thảo luận những thông tin được ghi nhận ở cột L.
- Kết thúc hoạt động, khuyến khích học sinh tự tìm hiểu, nghiên cứu thêm về những câu
hỏi đã nêu ở cột W mà chưa tìm được câu trả lời, đề xuất những cách thức tìm hiểu,
nghiên cứu và ghi vào cột H.

Chủ đề: Bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật.

W (What we H (How can


L (What we Learned)
K (What we Know) Want to learn) we learn more)
Những điều em
Những điều em biết Những điều em Làm thế nào để em có
học được
muốn biết thể học được nhiều hơn

- Có nhiều loài thực - Nguyên nhân nào Mỗi loài thực vật, - Tìm hiểu trên
vật và động vật. làm thay đổi môi động vật phù hợp với - Internet.
- Thực vật và động vật trường sống của một môi trường sống Điều tra, quan sát
sống ở khắp nơi trên thực vật và động vật? nhất định. môi trường sống của
trái đất. - Môi trường sống thay Con người hiện đang thực vật, động vật
-
- Thực vật và động vật đổi sẽ ảnh hưởng tác động làm thay xung quanh.
có thể sống trên cạn, như thế nào đến thực đổi môi trường sống Đọc sách, báo,
dưới nước, có loài vật, động vật? của thực vật, động truyện.
vừa sống trên cạn - Bảo vệ môi trường vật: vứt rác bừa bãi,
vừa sống dưới nước. sống của thực vật, chặt phá rừng, xây
động vật sẽ mang lại dựng nhà máy, xả khí
lợi ích gì cho cuộc thải, sử dụng thuốc
sống của con người? trừ sâu…
- Liệu em có thể làm Em cần vứt rác đúng
được gì để bảo vệ nơi quy định, hạn
môi trường sống của chế rác thải, túi
thực vật, động vật? ni-lông, sử dụng các
đồ dùng tái chế…
Nhắc nhở bố mẹ,
người thân và những
người xung quanh
cùng bảo vệ môi
trường sống của
thực vật, động vật.

37
Hãy nghĩ đến tiết học sẽ thiết kế kế hoạch bài dạy, liệukĩ thuật KWLH có thể
áp dụng ở phần nào? Học sinh sẽ điền thông tin vào các cột như thế nào?

____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________

Lưu ý
• Giáo viên cần hiểu rõ học sinh: Học sinh của mình là ai? Điều gì đang diễn ra trong cuộc
sống của các em và điều gì khiến học sinh quan tâm?
• Mục tiêu, nội dung hoạt động không nên chỉ mang tính chất “chơi” đơn thuần, mà không
gắn với các mục tiêu, nội dung học tập cụ thể trong bài học/ chủ đề của môn học.
• Nội dung hoạt động HTQC không nên xa rời với hiểu biết thực tiễn của học sinh, đôi khi
các hoạt động được tổ chức theo cách “học vẹt”, học sinh chỉ nhớ tên nội dung qua đọc đi
đọc lại nhiều lần mà thật sự không hiểu ý nghĩa thực tế của nó là gì, vì thế học không sâu.
• Các nhiệm vụ trong hoạt động HTQC cần nằm trong “Vùng phát triển tiệm cận của trẻ”
để đảm bảo là khi có hoạt động tư duy, học sinh sẽ cố gắng được để thực hiện và hoàn
thành nhiệm vụ. Nhiệm vụ cần vừa sức, không quá khó hoặc quá dễ. Khi nêu ra câu hỏi và
nhiệm vụ học tập thì học sinh có thể trả lời rất nhanh, hoàn thành trong thời gian ngắn
hoặc học sinh mất quá nhiều thời gian để suy nghĩ và hoàn thành thì giáo viên nên xem lại
mức độ dễ/khó của nhiệm vụ/câu hỏi để điều chỉnh phù hợp.

b. Làm thế nào để tăng cường sự tham gia của trẻ?


• Học thông qua Chơi cần được hiểu rộng, đó không chỉ là sử dụng trò chơi trong các tiết
học. Khi Học thông qua Chơi, học sinh có cơ hội tham gia nhiều trải nghiệm và hoạt động
học tập vui vẻ với sự tự chủ cao.
• Trong Học thông qua Chơi, giáo viên cần thu hút học sinh tự nguyện tham gia, kích thích
và khuyến khích học sinh chủ động bày tỏ suy nghĩ và hành động; tạo cơ hội cho học sinh
tự tin, có trách nhiệm khi tham gia hoạt động thay vì ép buộc, chỉ đạo và giải thích mọi thứ
cho học sinh.
• Học sinh được lựa chọn - dù lớn hay nhỏ - về nội dung hoặc quá trình học tập của bản
thân và điều chỉnh hoạt động học khi tham gia làm việc cá nhân hay nhóm.
• Học sinh sẽ tham gia tích cực khi cùng phối hợp với các bạn khác và cùng hỗ trợ nhau
trong học tập hợp tác.
• Một số phương pháp/kĩ thuật mà giáo viên có thể sử dụng để tăng cường sự tham gia của
học sinh:

38
Nhóm chuyên gia:

- Lớp học được chia thành các nhóm, mỗi nhóm đóng vai trò là một nhóm chuyên gia để
nghiên cứu, thảo luận về một phần hoặc một chủ đề trong bài học.
- Sau thảo luận, các nhóm chuyên gia sẽ ngồi ở khu vực phía trên lớp, giáo viên yêu cầu
nhóm chuyên gia trình bày nội dung, vấn đề đã tìm hiểu, các nhóm còn lại đặt câu hỏi rồi
mời nhóm chuyên gia trả lời, giải thích…

Khi cho học sinh ôn tập về chu vi , diện tích các hình, giáo viên có thể chia lớp
thành 4 nhóm chuyên gia: 1 nhóm về chu vi, diện tích hình vuông; 1 nhóm về
chu vi, diện tích của hình chữ nhật; 1 nhóm về chu vi, diện tích hình tam giác;
1 nhóm về chu vi, diện tích hình tròn.
Dành khoảng 10 phút cho các nhóm
chuyên gia nghiên cứu và thảo luận trong
từng nhóm, giáo viên mời lần lượt từng
nhóm chuyên gia sẽ trình bày trước lớp và
giải đáp các câu hỏi của nhóm khác liên
quan đến nội dung nhóm đã nghiên cứu.

Khơi dậy trí tò mò:

- Đây là cách để thu hút học sinh tham gia bài học và kích thích sự tò mò của học sinh. Giáo
viên tạo cơ hội, khuyến khích trẻ em tự trải nghiệm thế giới qua các hoạt động mở mà
không cần có sự hướng dẫn của giáo viên. Mục đích là khuyến khích trẻ suy nghĩ độc lập
bằng cách dựa trên những sở thích của trẻ và khám phá những sở thích đó.
- Một số cách đơn giản để khơi dậy trí tò mò của học sinh như sau:

o Sử dụng một bức tranh, hoặc ảnh hoặc một quyển sách hấp dẫn, có điểm đặc biệt;
o Sử dụng một số vật dụng và mẫu vật từ tự nhiên;
o Trưng bày các vật liệu cũ theo một cách mới lạ;
o Sử dụng đồ dùng theo sở thích của trẻ (ví dụ cọ vẽ hay khủng long đồ chơi)
o Đặt các câu hỏi nêu vấn đề;
o Nói về một sự kiện nổi tiếng/đang diễn ra (ví dụ một buổi thuyết trình hoặc
một lễ hội).

39
Khi dạy bài Ngôi nhà của em, giáo viên có thể đặt
một bức tranh/hoặc mô hình ngôi nhà bên cạnh là
một số đồ dùng có thể tái chế như bìa cát tông,
nilon, chai nhựa hoặc nguyên vật liệu từ tự nhiên
như rơm rạ, cành cây, lá cây, sỏi, đá…; Dạy về Bảo
vệ môi trường sống của thực vật và động vật có
thể đưa ra hai bức tranh tương phản về cùng một
khu vực nhưng có sự thay đổi về cây cối, động vật
xung quanh…

Nhìn thấy – Suy nghĩ – Băn khoăn

- Thói quen tư duy: Thấy- Suy nghĩ – Băn khoăn bao gồm 3 câu hỏi đơn giản:

» Em đã nhìn thấy gì?


» Em suy nghĩ gì khi nhìn thấy?
» Điều gì làm em ngạc nhiên/băn khoăn?
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một đối tượng — có thể là tác phẩm nghệ thuật, hình
ảnh, hiện vật hoặc chủ đề — và theo dõi xem học sinh liên tưởng tới các cái gì đang xảy ra
hoặc quan sát thấy cái gì?
- Tiếp theo, giáo viên khuyến khích học sinh trình bày các suy nghĩ của mình và giải thích
vì sao lại có suy nghĩ đó. Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ xem mình có băn khoăn gì
khi quan sát đồ vật đó hoặc khi nói về chủ đề đó. Để tạo thói quen tốt cho học sinh, tốt
nhất là học sinh khi trả lời thì sử dụng 3 mẫu câu sau:
- Cách tốt nhất là sử dụng
» “Em nhìn thấy…”
» “Em nghĩ…”
» “Em tự hỏi …”.
- Học sinh có thể viết hoặc vẽ trên giấy câu trả lời, hoặc chia sẻ trước cả lớp. Sau khi học
sinh bày tỏ sự băn khoăn của mình, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tìm kiếm câu trả
lời bằng cách đặt các câu hỏi tiếp theo cho các học sinh khác và cứ làm như vậy sẽ giúp
tư duy của học sinh liên tục được kích thích và giáo viên chỉ dừng lại khi nào đạt được mục
tiêu của hoạt động. Các câu trả lời lần lượt của học sinh cần được ghi chép lại, giúp mô tả
các quan sát, các diễn giải và băn khoăn của lớp. Giáo viên sẽ sử dụng những ghi chép này
trong suốt quá trình cùng học sinh nghiên cứu

40
Biểu đạt sáng tạo:

- Đây là một kĩ thuật có thể giúp học sinh phát huy năng lực sáng tạo của bản thân và tập
thể đối với nội dung bài học.
- Mỗi nhóm học sinh sẽ chọn một cách sáng tạo riêng của nhóm để trình bày thông tin về
một bài học nhất định (kể một câu chuyện, diễn kịch, hát, chơi trò chơi hoặc làm áp phích).
Sau đó, từng nhóm sẽ tự lựa chọn hình thức thể hiện phù hợp (đôi khi giáo viên có thể chỉ
định một hình thức nào đó). Các thành viên nhóm chuẩn bị phần trình bày theo cách riêng
của mình.

Học về các mùa trong năm, lớp học được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm sẽ
chọn một mùa và biểu thị các đặc điểm của mùa đó theo cách riêng của mình: có
thể kể một câu chuyện về mùa xuân; có thể đóng kịch về mùa đông; vẽ tranh
mùa thu; hát bài hát về mùa hè…

Tham quan phòng trưng bày:

- Sử dụng kỹ thuật Tham quan phòng trưng bày sẽ tạo cơ hội cho học sinh tham gia tích cực
vào nhiệm vụ học tập. Học sinh đi lần lượt đến từng nhóm để cùng nhau chia sẻ ý tưởng
và trả lời các câu hỏi, tài liệu, hình ảnh, các phương án giải quyết tình huống,…

41
- Cách thực hiện:
• Viết: Chia Một bài học/chủ đề thành nhiều nội dung với các câu hỏi, bài tập khác nhau
(có thể kèm theo những gợi ý bằng hình ảnh, tài liệu, trích dẫn). Nếu là cùng một nội
dung, giáo viên thiết kế thành nhiều nhiệm vụ và hình thức khác nhau để học sinh tìm
hiểu về nội dung đó. Tùy theo nội dung, giáo viên có thể chia lớp thành 4-6 nhóm hoạt
động ở 4-6 khu vực, mỗi khu vực sẽ có các nhiệm vụ, câu hỏi riêng. Viết các câu hỏi,
bài tập, gợi ý này trên giấy A0 hoặc bảng phụ và treo ở các góc trong lớp.
• Phân chia nhóm: Chia học sinh thành các nhóm từ 4 đến 6 học sinh, tùy thuộc vào
quy mô của lớp. Phân công từng nhóm vào một khu vực đã chuẩn bị sẵn. Phát cho các
bút màu khác nhau để các nhóm bắt đầu làm việc, thảo luận và trả lời câu hỏi/nhiệm
vụ ở một khu vực được phân công.
• Bắt đầu: Giáo viên đưa ra hiệu lệnh, các nhóm luân chuyển sang nhóm tiếp theo phía
trên trái/bên phải (hoặc đằng trước/đằng sau), đảm bảo rằng nhóm nào cũng phải
thay đổi vị trí của mình. Mỗi nhóm cử một người ở lại khu vực của mình để trình bày
và ghi chép các ý kiến góp ý/bổ sung của nhóm khác. Khi đi đến khu vực mới, từng
nhóm sẽ đọc phần trả lời của nhóm trước đã làm, bổ sung thêm gợi ý, thông tin bằng
cách ghi câu trả lời, nhận xét, suy nghĩ lên tờ giấy hoặc bảng phụ ở khu vực. Có thể cử
một học sinh đại diện tập hợp các ý kiến của nhóm hoặc để cho mọi thành viên trong
nhóm tự viết.
• Xoay vòng: Sau ba đến năm phút, giáo viên hô hiệu lệnh yêu cầu các nhóm tiếp tục di
chuyển đến khu vực tiếp theo. Học sinh đọc và thảo luận về câu trả lời của các nhóm
trước, bổ sung thêm nội dung, nhận xét của nhóm mình. Quá trình này được lặp lại
cho đến khi tất cả các nhóm đi đến và đọc tất cả các khu vực. Để tất cả các thành viên
trong nhóm có thể tham gia hoạt động, giáo viên nên yêu cầu các nhóm đổi người ghi
chép của mình.
• Giám sát: Giáo viên theo dõi quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ tại các khu vực.
Giáo viên có thể làm rõ hoặc gợi ý thêm nếu học sinh không hiểu hoặc hiểu sai yêu
cầu nhiệm vụ ở từng khu vực.
• Nhận xét và phản hồi: Giáo viên yêu cầu học sinh quay lại khu vực xuất phát đầu tiên
của nhóm, đọc tất cả những gì đã được bổ sung vào phần trả lời ban đầu của nhóm.
Sau đó giáo viên tập hợp cả lớp lại để thảo luận về những gì đã học và đưa ra nhận xét,
kết luận cuối cùng về những gì học sinh đã quan sát thấy và thảo luận.

42
Khi học về viết đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) tả con người và cảnh vật vào mùa
xuân cho học sinh lớp 3.

• Viết: Giáo viên có thể chọn 4 bức tranh về mùa xuân dán lên 4 tờ giấy A0 và treo ở 4
góc lớp.

43
• Phân chia nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm học sinh, phát cho mỗi nhóm một bút dạ có màu
mực khác nhau. Các nhóm có nhiệm vụ quan sát 1 bức tranh ở mỗi góc và viết một đoạn
văn ngắn khoảng 3 đến 5 câu mô tả hoạt động của con người và cảnh vật trong mỗi
bức tranh.
• Bắt đầu: Mỗi nhóm, sẽ cử 1 học sinh đại diện viết đoạn văn của nhóm lên trên tờ giấy.
• Xoay vòng: Sau 5 – 7 phút, các nhóm sẽ dừng viết và di chuyển sang nhóm khác, đọc đoạn
văn của nhóm trước và gạch chân dưới những từ, cụm từ hoặc câu văn tốt, thích thú;
khoanh tròn vào những từ, cụm từ hoặc câu và đưa ra gợi ý cụ thể chỉnh sửa để câu văn
hoặc đoạn văn hay hơn. Quá trình này lặp lại cho đến khi học sinh các nhóm đi hết cả 4
khu vực.
• Giám sát: giáo viên theo dõi quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ tại các khu vực. Giáo
viên cần giúp học sinh làm rõ hoặc gợi ý thêm nếu học sinh không hiểu hoặc không biết
cách viết đoạn văn theo yêu cầu.
• Nhận xét và phản hồi: Các nhóm quay lại vị trí xuất phát đầu tiên của nhóm, đọc các góp
ý của các nhóm bạn, chọn lọc các góp ý và chỉnh sửa để đoạn văn được tốt hơn. Sau đó,
lần lượt 4 nhóm sẽ chia sẻ đoạn văn cuối cùng của nhóm mình trước lớp.

Một số lưu ý:
- Không hướng dẫn quá cụ thể, chi tiết về cách thức tổ chức và sự tham gia của học sinh.
- Không can thiệp và áp đặt suy nghĩ của giáo viên vào hoạt động học tập của học sinh.

Trong 5 kĩ thuật thúc đẩy sự tham gia tích cực nêu trên, bạn thích kĩ thuật nào
nhất? Bạn sẽ áp dụng kĩ thuật đó vào tiết học nào? Bạn sẽ tổ chức thực hiện
kĩ thuật đó như thế nào?
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________

44
c. Làm thế nào để tăng cường tương tác xã hội cho học sinh
• Khi thực hiện HTQC, quá trình tương tác xã hội thể hiện ở việc học sinh chủ động trao đổi
ý kiến cá nhân với các bạn trong nhóm và lớp; lắng nghe và phản hồi tích cực; cùng nhau
thống nhất và hợp tác tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề hiệu quả.
• Dưới đây là gợi ý một số cách giúp giáo viên xây dựng và tạo ra môi trường tương tác xã
hội tích cực trong HTQC:

Thiết lập và duy trì cách ứng xử dựa trên sự tôn trọng giữa giáo viên với học sinh,
giữa học sinh với học sinh trong HTQC.
- Mối quan hệ này có thể được thiết lập thông qua những cử chỉ thân thiện, khuyến khích
học sinh phát biểu ý kiến, sử dụng nhiều lời khen ngợi, không chê bai; tạo tiếng cười trong
mỗi tiết dạy.

Khi một học sinh hoặc nhóm học sinh không tìm ra được phương án trả lời cho
câu hỏi hoặc đưa ra câu trả lời không chính xác, thay vì trách móc, chỉ trích học
sinh thì giáo viên có thể động viên học sinh khác trả lời câu hỏi: “Có bạn nào có
thể giúp bạn trả lời câu hỏi này không?; rèn luyện cho học sinh cách bày tỏ ý
kiến cá nhân, nhận xét, tranh luận một cách khéo léo, ví dụ: nếu không đồng tình
thì có thể dùng cách diễn đạt tích cực như: “Mình nghĩ khác bởi vì….”; “Mình
nghĩ cần phải cân nhắc lại câu trả lời này….”; “Theo ý kiến của mình thì ,…”…

- Thay đổi bối cảnh, hình thức học tập mới mẻ, khác lạ như: học ngoài trời, học qua đi
thực tế hoặchoạt động thử nghiệm... Các hình thức này giúp mở rộng kết nối học sinh
với xã hội và xóa bỏ rào cản giữa các cá nhân và các nhóm. Những cơ hội này thúc đẩy
các kĩ năng giao tiếp giữa các cá nhân và kĩ năng xã hội cho học sinh.
- Tổ chức cho học sinh cùng làm việc theo nhóm: Việc chia nhóm và yêu cầu học sinh ngồi
theo nhóm để hợp tác là chưa đủ, giáo viên cần phải tạo ra các quy tắc, điều kiện để các
nhóm làm việc hiệu quả và phù hợp. Để tất cả các học sinh tham gia tích cực và tương tác
có chất lượng, giáo viên cần đưa ra các hướng dẫn và kết quả mong cụ thể (mục tiêu và
yêu cầu) cho từng hoạt động để học sinh biết và cùng nhau chia sẻ trách nhiệm thực hiện.

45
- Các kĩ thuật dạy học phát huy tính tương tác:

Suy nghĩ - Cặp đôi - Chia sẻ:

- Giáo viên nêu một câu hỏi hoặc bài tập về chủ đề;
- Mỗi học sinh tự suy nghĩ về nhiệm vụ trong 2- 5 phút (suy nghĩ);
- Sau đó học sinh quay sang bạn bên cạnh để cùng thảo luận (Thảo luận cặp đôi);
- Hai học sinh cùng trình bày trước lớp (Chia sẻ).

Cho học sinh dự đoán xem điều xảy ra trong một tình huống cụ thể liên quan
đến bảo vệ cơ quan hô hấp (môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2); học sinh nêu ý nghĩa
của một bài đọc hoặc của câu chuyện (môn Tiếng Việt); chia sẻ các cách giải một
bài toán (môn Toán)… t

Tranh luận:

- Có thể áp dụng hình thức tranh luận chính thức hoặc không chính thức, cá nhân hoặc
theo nhóm, chấm điểm hoặc không chấm điểm. Tranh luận khuyến khích học sinh nêu
quan điểm riêng và thu thập thông tin, lý giải để chứng minh cho quan điểm đó.
- Giáo viên đưa ra một câu hỏi hoặc một chủ đề cụ thể.
- Học sinh trình bày quan điểm riêng về câu hỏi hoặc chủ đề đó.
- Tìm các bạn cùng quan điểm tạo thành một nhóm;
- Nhóm cùng xây dựng lập luận để tranh luận với nhóm có quan điểm đối lập.

Tìm hiểu đặc điểm của làng quê và đô thị,


giáo viên tổ chức cho học sinh tranh luận
câu hỏi: “Bạn thích sống ở làng quê hay đô
thị hơn? Vì sao?”. Các nhóm cùng tranh luận
để biện luận cho quan điểm của mình.

46
Mảnh ghép: Gồm 2 vòng:

- Vòng 1 Nhóm chuyên gia: Lớp học chia thành các nhóm với 4-6 học sinh, mỗi nhóm được
giao 1 nhiệm vụ với nội dung học tập cụ thể. Các thành viên nhóm cùng thảo luận để tìm
hiểu và trình bày được nội dung học tập của nhóm.
- Vòng 2 Nhóm mảnh ghép: các thành viên trong nhóm chuyên gia sẽ di chuyển, ghép với
các nhóm khác để tạo thành nhóm mới, trao đổi các nội dung đã thảo luận ở nhóm chuyên
gia với các thành viên nhóm mới, sau đó trình bày trước lớp.
- Cách phân nhóm và cách tiến hành kĩ thuật Mảnh ghép được thể hiện tóm tắt qua sơ đồ
dưới đây:

Vòng 1
A1 A2 An B1 B2 Bn C1 C2 Cn
(chuyên gia)

Vòng 2
A1 B1 C1 A2 B2 C2 An Bn Cn
(mảnh ghép)

Bài về bão, lũ, lụt, hạn hán (môn Tự nhiên và Xã hội).


- Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 4 học sinh, từng nhóm tìm hiểu
một trong các hiện tượng thiên tai (có thể viết, vẽ, làm bộ sưu tập tranh…).
- Tiếp theo, cho học sinh sẽ đếm theo thứ tự từ 1 đến 4, những học sinh có cùng
số đếm sẽ ngồi cùng nhau tạo thành nhóm mới, các thành viên nhóm mới chia
sẻ với nhau về những nội dung mình đã tìm hiểu được từ nhóm ban đầu.
- Các thành viên nhóm mới tổng hợp các ý kiến và trình bày trước lớp về cả 4
hiện tượng thiên tai; so sánh, tìm mối quan hệ giữa các hiện tượng thiên tai.

47
Ổ bi (vòng tròn xoay):

- Chia lớp thành 2 nhóm ngồi theo 2 vòng tròn đồng tâm; học sinh ở hai vòng tròn quay mặt
vào nhau để tạo thành các cặp đôi. Một lớp có thể có nhiều cặp ngồi theo 2 vòng tròn đồng
tâm khác nhau.
- Giáo viên đặt câu hỏi hoặc nêu một tình huống cụ thể.
- Các cặp thảo luận với nhau trong thời gian ngắn, sau đó một trong hai vòng sẽ di chuyển
sang trái hoặc phải một hoặc dịch lên/xuống hai vị trí để tạo thành các cặp đôi mới.
- Tiếp tục như thế cho đến khi giáo viên muốn dừng nội dung thảo luận
- Kĩ thuật Ổ bi được thể hiện qua sơ đồ sau:
HS1

HS6 HS5
HS10
HS2 HS7

HS9
HS8

HS4
HS3

48
Khi thực hành đặt câu “Ai là gì?” (Tiếng Việt lớp 2)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh đứng thành hai vòng tròn đồng tâm và quay mặt vào nhau
tạo thành các cặp đôi.
- Sau 10 giây suy nghĩ, các học sinh ở vòng tròn bên trong chia sẻ một câu mà mình đã đặt
với bạn đối diện ở vòng tròn bên ngoài, sau đó vòng tròn bên ngoài sẽ chia sẻ lại ý kiến với
vòng trong.
- Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh vòng ngoài bước sang trái 1 bước để tạo cặp mới, để
thảo luận và đưa ra một câu mới.

Trong các kĩ thuật tăng cường tương tác xã hội giữa học sinh, bạn thích kĩ
thuật nào nhất? Bạn sẽ áp dụng kĩ thuật đó vào tiết học nào? Bạn sẽ tổ chức
thực hiện kĩ thuật đó như thế nào?
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________

d. Làm thế nào để học sinh có nhiều cơ hội thử nghiệm (lặp đi lặp lại)?
• Khi tổ chức các hoạt động HTQC, giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh khám phá, tìm
hiểu các khái niệm mới qua các hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu, thử đi thử lại các giả
thuyết để tìm ra câu trả lời thỏa đáng, như vậy học sinh sẽ khám phá và hiểu nội dung bài
học sâu hơn.
Khi cho học sinh học về cách giải quyết vấn đề, giáo viên có thể thực hiện các bước theo
qui trình sau: giáo viên nêu vấn đề cần giải quyết → học sinh làm việc cá nhân hoặc chia
sẻ ý tưởng của mình với bạn để đưa ra một số giải pháp → lựa chọn giải pháp khả thi →
Phân tích, chọn khả năng thực hiện giải pháp đó → chia sẻ với bạn để bạn góp ý → điều
chỉnh theo góp ý của bạn và cân nhắc xem liệu có phương án nào khác nữa không → thử
nghiệm giải pháp. Quá trình này khuyến khích sự lặp đi lặp lại trong HTQC, cho phép học
sinh có cơ hội tự khám phá và học sâu hơn do được thử nghiệm thực tế, nếu thất bại sẽ
thử đi thử lại cho đến khi tìm ra được kết quả. Giáo viên có thể khuyến khích việc lặp lại
thông qua hướng dẫn học sinh bằng các mục tiêu, câu hỏi, các gợi ý và mô hình.

49
• Dưới đây là một số gợi ý cho giáo viên cách tạo nhiều cơ hội thử nghiệm (lặp đi lặp lại) cho
học sinh:

Thiết kế hoạt động học tập thông qua chuỗi các nhiệm vụ, câu hỏi, tình huống
có vấn đề để kích thích các ý kiến trái chiều nhau; đòi hỏi học sinh phải thử
nghiệm; đặt ra nhiều giả thuyết; có nhiều cơ hội thử đi thử lại thực hiện các hoạt
động với kết quả mở.

Khi tổ chức dạy học về tính chất của không khí, thay vì việc giáo viên đưa ra nhận
định: không khí là vật chất và nó tồn tại xung quanh chúng ta, giáo viên A tổ chức
dạy học như sau:

- Chia lớp thành các nhóm từ 4 đến 6 học sinh; Phía trên khu vực lớp học có để
một số đồ dùng học tập: những chiếc chậu nhỏ, những chiếc tăm nhọn, xô
đựng nước, bơm tay…
- Giáo viên giơ 1 cái túi bóng cho học sinh quan sát và đưa ra tình huống có vấn
đề: Mỗi nhóm hãy lấy cho thầy/cô 1 túi không khí và chứng minh cho cả lớp
biết rằng trong túi đó chứa không khí.
- Các nhóm thảo luận từ 5 đến 10 phút để viết, lập ra phương án giải quyết
nhiệm vụ học tập của giáo viên.
- Sau đó, giáo viên mời một nhóm trình bày. Nếu nhóm đó trình bày được một

cách chứng minh tốt, giáo viên có thể hỏi học sinh làm thế nào để có cách
chứng minh hay hơn?. Nếu nhóm trình bày không chứng minh được là trong
túi có không khí, giáo viên có thể đưa thêm các câu hỏi gợi ý để nhóm tiếp tục
tìm ra cách chứng minh có không khí trong túi.
-
Các nhóm khác đưa ra nhận xét, đặt câu hỏi và nêu gợi ý cụ thể giúp nhóm
trình bày có thể cải tiến cách làm của nhóm, hoặc thử nghiệm một cách làm.
Quá trình này có thể lặp lại và cuối cùng là học sinh tìm được cách chứng minh
không khí có trong chiếc túi bóng.

Khuyến khích học sinh liên tục suy nghĩ bằng cách luôn đặt ra các câu hỏi sau mỗi
hoạt động học tập. Ví dụ: Tại sao em lại trình bày theo cách này? Điều gì khiến em
băn khoăn? Em có muốn thử làm theo cách khác không?... Để khuyến khích học
sinh liên tục suy nghĩ và rèn thói quen tư duy liên tục để cải tiến các biện pháp khi
giải quyết nhiệm vụ học tập thì kĩ thuật “Nhìn thấy – suy nghĩ- băn khoăn” có
nhiều ưu điểm. Đứng trước một nhiệm vụ học tập, học sinh rèn luyện và hình
thành thói quen tư duy để trả lời cho 3 câu hỏi: Em nhìn thấy gì? Em có suy nghĩ,
nhận xét gì? Điều gì khiến em còn băn khoăn.

50
Chia sẻ cùng bạn
Làm việc theo cách chia sẻ cùng bạn trong lớp (chia sẻ đồng đẳng) là một cách
làm hữu hiệu để kích thích sự lặp lại trong lớp học. Cách làm này đều có thế áp
dụng trong mọi hoàn cảnh như làm việc nhóm, bài tập viết và bài tập sáng tạo.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách đưa ra các góp ý, phản hồi hữu ích và
mang tính xây dựng bằng cách áp dụng các 03 nguyên tắc vàng sau:
- Tích cực: Các ý kiến phản hồi cần mang tính xây dựng.

- Cụ thể: Các ý kiến phản hồi cần liên quan đến những điều học sinh nhìn thấy,
đọc được, nghe được...
- Có tính hỗ trợ: Các ý kiến phản hồi cần đưa ra các gợi ý về cách thực hiện cải
tiến như thế nào, cần những gì để thực hiện và dẫn chứng các ví dụ cụ thể về
cách làm.

Trong tiết học Mĩ thuật: Bài học vẽ con bướm.


Đối với bài học này, bạn A phải vẽ một con bướm. A đã chọn
hình mẫu là hình ảnh một con bướm ‘Bướm hổ đuôi én’. Loài
bướm này có hình dáng và màu sắc khá đặc biệt.

- Bức vẽ đầu tiên của A giống một con bướm nhưng nó không giống hình
bướm hổ đuôi én, Các bạn cùng lớp đã đưa ra những nhận xét, góp ý để
A hoàn thiện bức vẽ của mình.
Bản nháp 1
- Đầu tiên, các bạn cùng lớp đưa ra lời khuyên rất cụ thể về hình dạng của
đôi cánh như: “bạn ấy có thể vẽ lại cho đôi cánh ‘nhọn hơn’, thay đổi góc
của cánh, làm cho chúng dài hơn, làm cho đôi cánh giống hình
tam giác hơn.
Bản nháp 2
- Với lời khuyên này, A quay lại bàn vẽ và thực hiện bức vẽ thứ hai.
- Hình vẽ thứ hai trông giống một con bướm hổ đuôi én hơn, A đã lắng
nghe phản hồi của các bạn cùng lớp nhưng hình vẽ vẫn chưa thực sự tốt.
- Các bạn đã tiếp tục cho A nhiều góp ý và phản hồi về hình vẽ. Khi bản vẽ đẹp
hơn, phản hồi của các bạn thậm chí còn cụ thể hơn.
- A đưa ra bản thảo thứ ba và một bản thảo thứ tư. Bạn ấy đã lắng nghe phản hồi Bản nháp 3 và 4
và hình dạng bản vẽ của bạn trở nên thực sự tốt.
- Cuối cùng, A vẽ thêm các hoa văn trên cánh bướm, tô màu với sự giúp đỡ của
những người bạn cùng lớp và A đã tạo ra bản vẽ thứ năm đúng mẫu và bản vẽ thứ
sáu với màu sắc đẹp. Bản nháp 5

51
- Cuối cùng, với sự giúp đỡ, góp ý của các bạn trong lớp, bạn A đã có thể vẽ một
con bướm trông giống hệt như một con bướm hổ đuôi én. Các bạn đã đưa ra
phản hồi rất cụ thể và hữu ích cho A mà không hề chê bai, chỉ trích. Và A đã lắng
nghe, kiên trì, tiếp tục lặp lại và thành công. Bản hoàn thiện

Như vậy, trong hoạt động này, 3 nguyên tắc vàng để đưa ra các góp ý/phản hồi hữu ích
bao gồm:
• Tích cực: Các ý kiến góp ý rất cụ thể và hữu ích cho học sinh A mà không hề chê bai, chỉ
trích. Và A đã lắng nghe, kiên trì và tiếp tục lặp lại.
• Cụ thể: Các góp ý đều phải rất cụ thể liên quan đến những điểm chưa hoàn thiện trên bức
vẽ hình con bướm của bạn A.
• Có tính hỗ trợ: Các giải pháp gợi ý đã giúp bạn A điều chỉnh bức tranh vẽ của mình để
giống với con bướm hổ đuôi én hơn.

Trong 3 cách tạo nhiều cơ hội thử nghiệm cho học sinh nêu trên, bạn thích ý
tưởng nào nhất? Bạn sẽ áp dụng các cách đó vào tiết học nào? Bạn sẽ thực
hiện như thế nào?
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________

e. Làm thế nào để tạo vui vẻ trong hoạt động HTQC?


• Vui vẻ trong HTQC được hiểu theo nghĩa rộng: là niềm vui, sự thích thú, động lực, hồi hộp
và cảm xúc tích cực - cho dù nó xảy ra trong một khoảnh khắc ngắn hay trong suốt tiết
học. Niềm vui có thể xuất hiện ngay khi bắt đầu các hoạt động học tập, thông qua các biểu
hiện của học sinh như thích thú, tò mò, mong muốn, khám phá tìm hiểu các hoạt động học
tập. Niềm vui có thể xuất hiện trong quá trình hoặc sau khi kết thúc hoạt động học tập,
khi được tham gia các hoạt động trải nghiệm, được khám phá, học sinh được trải qua các
cung bậc cảm xúc hồi hộp, thấu hiểu hơn hoặc cảm giác thành tựu khi đã vượt qua được
thách. Trong dạy học, cho dù niềm vui xuất hiện trong một thời gian ngắn hay kéo dài
trong toàn bộ tiết học thì đó cũng là một trong những đặc trưng cơ bản của HTQC.
• Học thông qua Chơi là phải vui, nhưng không nghĩa là không có những cảm xúc tiêu cực
hoặc thờ ơ của học sinh. Đôi khi cảm giác thất vọng khi chưa hoàn thành nhiệm vụ là cần
thiết để khi vượt qua được thách thức thì học sinh sẽ có được niềm vui vỡ òa. Hơn nữa,
ngạc nhiên hay hồi hộp xảy ra khi có được kết quả bất ngờ sẽ làm cho học sinh vui vẻ kể
cả là với một hoạt động chưa thực sự thú vị.

52
• Một số cách giáo viên có thể tạo ra sự vui vẻ trong HTQC như: làm cho các hoạt động trở
nên mới lạ, đặt câu hỏi khó, tạo thử thách và cung cấp nguyên liệu kích thích sự tò mò
của trẻ. Thiết kế các bài học vui vẻ đặc biệt hữu ích với những bài học cần xây dựng kĩ
năng và cần thiết phải lặp đi lặp lại (ví dụ: đánh vần, bảng cửu chương hoặc luyện tập một
nhạc cụ)14. Ngoài ra, còn một số cách khác như:

Nêu các câu hỏi hoặc tình huống có vấn đề chứa yếu tố dự đoán, đố vui, trò
chơi mang tính thử thách và gắn với nội dung bài học.

Khi dạy so sánh các số trong phạm vi 10, thay vì việc cho học sinh thực hành làm
bài tập trong vở hoặc phiếu bài tập, giáo viên có thể tổ chức hoạt động mang
tính chất vui vẻ như sau:
- Chia lớp thành các đội chơi (mỗi tổ là một đội) (thời gian từ 5 đến 10 phút)
- Mỗi đội sẽ được phát một tờ giấy A3, trên tờ giấy A3 có ghi sẵn các dấu “>, <,
=” và một bút dạ.
- Các bạn ở mỗi đội sẽ chuyền tay nhau tờ giấy từ đầu đến cuối tổ, mỗi bạn khi
cầm tờ giấy sẽ ghi nhanh một con số phù hợp ở trước hoặc sau dấu >, <, =
(mỗi bạn chỉ được viết một lần).
- Khi ngôi nhà đến tay bạn cuối cùng, bạn đó sẽ nhanh chóng mang tờ giấy của
mình và treo lên bảng.
- Tổ nào viết được đúng và nhiều nhất các phép so sánh thì tổ đó thắng cuộc.

Khi dạy về “Cơ quan vận động”, giáo viên có thể mở một đoạn nhạc, để học sinh
tự do nhảy theo đoạn nhạc đó. Khi đoạn nhạc dừng thì ngay lập tức học sinh
cũng dừng và giữ nguyên tư thế đó. Sau khi hoạt động kết thúc, giáo viên đặt
câu hỏi: khi chơi trò chơi này thì những bộ phận nào của cơ thể em hoạt động?
Nhờ có cơ quan nào mà chân, tay, đầu… của chúng ta có thể cử động và di
chuyển được?

Xây dựng các nhiệm vụ học tập phân hoá để phù hợp với năng lực và sở thích
của học sinh; tạo cơ hội để học sinh có sự lựa chọn và tham gia các nhiệm vụ học
tập phù hợp với bản thân theo các mức độ khác nhau.

14 Nguồn: https://www.popatplay.org/ 53
Trong tiết trải nghiệm để tìm hiểu về “Nghề nghiệp xung quanh em”, giáo viên
chia lớp thành các nhóm và đưa ra các nhiệm vụ ở mức độ khác nhau:

Nhiệm vụ 1: Quan sát các tranh, ảnh sau và viết tên công việc, nghề nghiệp dưới mỗi
bức tranh.

.............................................. .............................................. .............................................. ..............................................


.............................................. .............................................. .............................................. ..............................................

.............................................. .............................................. .............................................. ..............................................


.............................................. .............................................. .............................................. ..............................................

54
Nhiệm vụ 2: Đọc và viết tên những công việc, nghề nghiệp phù hợp ở phía dưới mỗi ô chữ.

Tìm hiểu về xu
Yêu âm nhạc
Yêu thương Yêu quý, dạy dỗ hướng thời trang
và luyện giọng
bệnh nhân học sinh và sở thích của
hằng ngày
khách hàng

Nhiệm vụ 3: Chọn một công việc, nghề nghiệp mà em biết và thiết kế trang phục phù hợp với
công việc, nghề nghiệp đó. Giải thích sự phù hợp của trang phục mà em thiết kế.

Tạo ra sự vui vẻ thông qua những trò chơi vui nhộn có tính thi đua theo
đội, nhóm.

Trò chơi “Tính số người trên xe buýt”


Mục tiêu: Để học sinh thực hành cộng trừ trong phạm vi 10.

Cách tiến hành:


- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 10 học sinh.
- Đặt 10 chiếc ghế thành 5 hàng ngang, mỗi hàng 2 ghế.
- Giáo viên kể một câu chuyện: 3 bạn đang ở trên xe buýt (3 học sinh ngồi vào chỗ). Họ đang
lái xe đến bãi biển! Trên đường đi, họ đang đón thêm 4 bạn nữa (thêm 4 học sinh ngồi vào
chỗ). Vậy bây giờ có bao nhiêu bạn trên xe buýt? Xe buýt dừng lại để nghỉ, có 2 bạn đi vệ
sinh (2 học sinh rời khỏi chỗ ngồi). Vậy, bây giờ có bao nhiêu bạn trên xe buýt? v.v ...
- Học sinh tham gia câu chuyện của giáo viên.
- Sau đó, các nhóm có thể tự tạo ra câu chuyện riêng và cùng thực hành trong nhóm
của mình.

Trò chơi “Hạt tiêu”

Mục tiêu: tạo sự hứng khởi, vui vẻ để bắt đầu bài học mới hoặc củng cố kiến thức, kĩ năng ở
cuối tiết học hoặc trong tiết ôn tập; đánh giá tốc độ trả lời, phản ứng nhanh của học sinh.

55
Cách tiến hành:
- Giáo viên chuẩn bị một danh sách các câu hỏi tập trung vào một chủ đề hoặc nội dung đã
được học (các câu hỏi ngắn gọn). Ví dụ: Các câu hỏi về các thiên tai và đặc điểm, tác hại
của các thiên tai (môn Tự nhiên và Xã hội); Hoặc các câu hỏi về kết qủa của các phép tính,
bài toán (môn Toán); Hoặc các câu hỏi phát triển, mở rộng vốn từ liên quan đến chủ điểm
(môn Tiếng Việt)… giáo viên đọc câu hỏi và chỉ định học sinh trả lời nhanh.
- Nếu học sinh trả lời chưa đúng hoặc không trả lời, giáo viên sẽ chuyển quyền trả lời sang
cho người khác.
- Tiếp tục đặt câu hỏi cho đến khi hết các câu hỏi.

Sử dụng kĩ thuật “Trộn lẫn và Kết nối”

Kĩ thuật “Trộn lẫn và kết nối” có thể được thực hiện trong thời gian 10 - 15 phút và có thể
được áp dụng cho tất cả các khối lớp và với các môn học. Việc sử dụng kĩ thuật này có thể
giúp học sinh ôn lại các khái niệm đã học hoặc giới thiệu các khái niệm mới bằng cách kết nối
với các kiến thức trước đây của mình.
Cách tiến hành:
- Chuẩn bị: Giáo viên cần chuẩn bị một số thẻ tranh hoặc thẻ chữ, trong đó có một nửa số
thẻ chứa câu hỏi, một nửa số thẻ chứa câu trả lời tương ứng (mỗi thẻ chỉ chứa duy nhất
một câu hỏi hoặc duy nhất một câu trả lời). Ví dụ: một nửa số thẻ vẽ hình các phương tiện
giao thông; một nửa số thẻ ghi tiện ích hoặc đặc điểm của phương tiện giao thông (môn
Tự nhiên và Xã hội); hoặc khi học về câu ghép (môn Tiếng Việt) một nửa số thẻ ghi một vế
của câu ghép, một nửa ghi vế còn lại; hoặc khi học về phép cộng krông nhớ trong phạm vi
100, một nửa số thẻ ghi phép tính; nửa số thẻ còn lại ghi kết quả (môn Toán)…
Thực hiện hoạt động:
- Chia lớp thành 2 nhóm.
- Giáo viên trộn lẫn các thẻ lại với nhau, sau đó phát cho mỗi học sinh một thẻ.
- Học sinh là đi quanh phòng, quan sát/đọc câu hỏi và câu trả lời của nhau và tìm người có
thẻ phù hợp với thẻ của mình
- Khi học sinh tìm thấy người có thẻ phù hợp với mình thì sẽ đứng cạnh nhau tạo thành
một cặp.
Kiểm tra:
- Từng cặp chia sẻ câu hỏi và câu trả lời của mình.
- Cả lớp đưa ra biểu tượng thích hoặc không thích để thể hiện rằng các em cho rằng câu trả
lời của mỗi cặp là đúng hay sai.
- Giáo viên cũng có thể mở rộng câu hỏi, thảo luận về lý do tại sao câu trả lời đúng hay sai
hoặc mở rộng thông tin cho học sinh.

56
Sử dụng kĩ thuật: “Hoàn tất một nhiệm vụ”

Cách tiến hành:


Giáo viên đưa ra một câu chuyện/một vấn đề/một bức tranh/một thông điệp… mới được giải
quyết một phần và yêu cầu học sinh/ nhóm học sinh hoàn tất nốt phần còn lại. Ví dụ: Đưa ra một
tình huống mà học sinh còn băn khoăn chưa biết cách giải quyết (môn Đạo đức); Đưa ra một câu
văn và học sinh phải phát triển, viết tiếp câu văn đó thành một đoạn văn (môn Tiếng Việt)…
- Học sinh/nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Học sinh/nhóm học sinh trình bày sản phẩm.
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp cùng bình luận, đánh giá.

Trong 6 kĩ thuật tạo sự vui vẻ nêu trên, bạn thích kỹ thuật nào nhất? Bạn sẽ áp
dụng kỹ thuật đó vào tiết học nào? Bạn sẽ tổ chức thực hiện kĩ thuật đó như
thế nào?
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________

Một số lưu ý:
- Giáo viên cần tìm hiểu rõ đối tượng học sinh để thiết kế các tình huống học tập trải
nghiệm hứng thú và thu hút.
- Giáo viên chuẩn bị và thiết kế các hoạt động học tập theo các mức độ, nội dung khác nhau
để phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh khác nhau.
- Giáo viên lựa chọn và thiết kế các trò chơi phù hợp với thời gian và mục đích của từng
hoạt động học tập trong bài học.
- Một số yếu tố có thể tác động đến niềm vui của học sinh khi tham gia các hoạt động học
tập: Không tự nguyện tham gia; Người khác chê bai; Bất đồng quan điểm với bạn.
- Giáo viên xây dựng luật chơi rõ ràng; tôn trọng và huy động tất cả học sinh cùng tham gia.

57
Những khó khăn giáo viên thường gặp phải và gợi ý cách giải quyết.

Những vấn đề thường gặp Gợi ý cách giải quyết

» Giáo viên bị chi phối bởi » Chương trình GDPT 2018 đã đề ra những yêu cầu rất mở,
những nguyên tắc, quy định có giáo viên có nhiều sự linh hoạt hơn trong hoạt động dạy học.
sẵn về chương trình, nội dung, Hơn ai hết, giáo viên phải thay đổi, năng động hơn để tận dụng
yêu cầu của bài học/hoạt động. những lợi thế của chương trình giáo dục phổ thông 2018.

» Giáo viên không tin tưởng » Tất cả trẻ em đều có tư duy sáng tạo một cách tự nhiên. Và
học sinh có khả năng sáng tạo. tư duy đó sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nếu giáo viên biết cách
khích lệ và rèn luyện cho chúng. Hãy tin rằng học sinh có thể
làm tốt và sáng tạo hơn những gì chúng ta nghĩ.

» Học sinh lúng túng khi thực » Giáo viên đặt một số câu hỏi gợi ý cho học sinh để học sinh
hiện các hoạt động HTQC. tự suy nghĩ và hiểu rõ nhiệm vụ của mình.

» Giáo viên phải tuân thủ qui » Xác định rõ mục tiêu của bài học/hoạt động để chọn lựa
trình và thời gian quy định cho phương pháp/kĩ thuật phù hợp để phát huy tối đa sự sáng tạo
mỗi bài học/hoạt động nên e và tham gia của học sinh.
ngại không đủ thời gian cho
học sinh tham gia và sáng tạo.

» Thiếu nguyên liệu, dụng cụ » Giáo viên có thể khuyến khích học sinh sáng tạo dựa trên
học tập làm hạn chế các cơ hội nguyên liệu sẵn có mà không cần theo khuôn mẫu của bài học.
sáng tạo của học sinh. » Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị các nguyên liệu, dụng cụ
thay thế có sẵn ở nhà hoặc các nguyên liệu, dụng cụ sẵn có.

» Học sinh xảy ra xung đột khi » Yêu cầu học sinh tự thảo luận với nhau và tìm cách giải
tham gia các hoạt động nhóm. quyết trước. Giáo viên chỉ can thiệp khi học sinh không thể
giải quyết.

» Học sinh không tuân thủ » Yêu cầu học sinh nhắc lại nội quy của lớp
hướng dẫn của giáo viên. » Đưa ra biện pháp kỉ luật mang tính giáo dục mà không trừng
phạt học sinh.

» Không gian lớp học chật hẹp » Tận dụng không gian ngoài trời như sân trường, hoặc thư
với số lượng học sinh quá đông. viện cho các hoạt động HTQC.
» Ứng dụng công nghệ thông tin khi áp dụng HTQC.
» Sử dụng các kĩ thuật hoặc phương pháp khác không cần
nhiều không gian.

» Thiếu trang thiết bị, đồ dùng » Tận dụng các nguyên liệu sẵn có, nguyên liệu tái chế.
phục vụ cho việc áp dụng » Yêu cầu học sinh chuẩn bị các nguyên liệu sẵn có tại nhà
HTQC. hoặc địa phương.

58
2.2.3. Đánh giá-phát triển

a. Học sinh tự đánh giá


- Mục đích: học sinh tự đánh giá để nhận biết trình độ hiện có của bản thân, xem xét mình
đang ở đâu trong quá trình học tập. Tự đánh giá giúp người học tự điều chỉnh phương
pháp học tập hiệu quả, đáp ứng ứng mục tiêu & yêu cầu cần đạt của môn học/hoạt động
giáo dục.

Kĩ thuật đánh giá

• Đánh giá bằng bảng kiểm


- Giáo viên phát cho học sinh một bảng kiểm như bên dưới và hướng dẫn học sinh: Tô màu
vào biểu tượng cảm xúc của em sau khi tham gia tiết học

• Cách đánh giá theo tiến trình học tập


- Học sinh có thể tự đánh giá theo các giai đoạn, tiến trình của hoạt động học tập trên lớp.

Ví dụ: Đánh giá ở giai đoạn Khởi động hay Tham gia các hoạt động, dựa trên 1
số tiêu chí (hoặc tự đặt ra câu hỏi cho bản thân) như:
- Em có hứng thú với nội dung bài học/cách tổ chức hoạt động của giáo viên?
- Em có tham gia tích cực vào thảo luận nhóm/phát biểu ý kiến xây dựng bài?
- Em đóng góp có hiệu quả vào hoạt động chung của nhóm?
- Em có thường xuyên trả lời chính xác các câu hỏi của giáo viên?

- Tích biểu tượng (trái tim, ngôi sao…) ứng với mức độ hài lòng/thực hiện các hoạt động
trên lớp….)

Tự đánh giá sản phẩm – kết quả của hoạt động


Sản phẩm của hoạt động/tiết dạy có thể là bức tranh, bài viết, câu chuyện hay
bài thuyết trình về sản phẩm. giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đưa ra các
tiêu chí để học sinh tự đánh giá hoặc học sinh đánh giá đồng đẳng.

59
b. Đánh giá đồng đẳng giữa các học sinh
- Mục đích: Đánh giá đồng đẳng là người học tham gia vào việc đánh giá sản phẩm, công
việc của những người cùng học khác. Đây chính là quá trình cá nhân học sinh trong lớp
học cùng tham gia một hoạt động/chương trình học tập đánh giá lẫn nhau.
- Học sinh quan sát các bạn trong quá trình học tập, vì vậy, thông tin mà các em có về hoạt
động của nhau mang tính chi tiết, cụ thể hơn là thông tin thầy cô thu được. Do đó, học
sinh phải nắm rõ những nội dung mà các em dự kiến sẽ đánh giá trong sản phẩm công việc
của bạn học.
- Đánh giá đồng đẳng không tập trung vào đánh giá kết quả học tập mà nhằm mục đích hỗ
trợ học sinh trong suốt quá trình học tập của các em. Điều này có nghĩa là học sinh sẽ
đánh giá lẫn nhau dựa trên các tiêu chí đã được định trước.

Kĩ thuật đánh giá đồng đẳng:


Giáo viên có thể sử dụng Bảng kiểm tự đánh giá (nêu ở trên) để dùng cho
đánh giá đồng đẳng: như được trình bày ở bảng kiểm bên trên

Cách thực hiện:


- Cách học sinh thực hiện đánh giá đồng đẳng: Giáo viên hướng dẫn học sinh có thể yêu
cầu bạn đánh giá việc thực hiện các nội dung như đã tự mình đánh giá như bảng kiểm mà
học sinh tự đánh giá ở trên.
- Hướng dẫn học sinh đánh giá dựa vào những gì em quan sát được trong quá trình cùng
học, cùng tham gia với bạn trong các hoạt động HTQC.

c. Giáo viên đánh giá học sinh


- Mục đích: Trong quá trình áp dụng HTQC, giáo viên đánh giá học sinh là quá trình giáo
viên thu thập thông tin liên quan quá trình học tập, tham gia, sự tiến bộ của học sinh, hoặc
xác định sở thích của học sinh trong quá trình áp dụng HTQC, nhằm:
o Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách
học; nâng cao năng lực giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
o Kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát
hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa
ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có
giải pháp kịp thời.
o Nhưng quan trọng nhất, trong HTQC, giáo viên đánh giá học sinh sẽ giúp giáo viên
điều chỉnh việc áp dụng HTQC ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học,
giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học
sinh, góp phần thực được mục tiêu giúp học sinh phát triển toàn diện.

60
Công cụ:
- Bảng kiểm đánh giá học sinh (xem hướng dẫn ở phụ lục)
- Các kĩ thuật đánh giá khác: kĩ thuật đặt câu hỏi. Căn cứ vào mục tiêu & yêu
cầu cần đạt, cũng như đặc điểm tâm sinh lí (trình độ nhận thức của học sinh,
kinh nghiệm…) giáo viên có thể đưa ra các dạng câu hỏi theo các mức độ
khác nhau để đánh giá mức độ hoàn thành so với chuẩn đầu ra hoặc mức độ
hình thành NL, PC của học sinh trong HTQC.
1. Em cảm thấy thế nào khi tham gia tiết học ngày hôm nay? (vui vẻ, hồi hộp, háo
hức….).
2. Em đánh giá thế nào về mức độ tham gia của bản thân vào các hoạt động/
nhiệm vụ cô giáo giao? (tích cực/hiệu quả hay không tích cực/không hiệu quả?)

d. Giáo viên tự đánh giá để rút kinh nghiệm


- Mục đích:
o Việc giáo viên tự đánh giá sẽ giúp giáo viên biết được những nội dung nào mình đã
thực hiện tốt trong quá trình áp dụng HTQC. Những nội dung nào cần điều chỉnh, để
việc áp dụng HTQC trên lớp mang lại hiệu quả tốt hơn đối với việc học của học sinh.
o Giúp nâng cao chuyên môn của giáo viên về HTQC, từ đó đáp ứng yêu cầu về đổi mới
phương pháp dạy học, phù hợp với chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

Kỹ thuật tự đánh giá:

• Bảng kiểm tự đánh giá

Cách thực hiện:


- Giáo viên tự đánh giá việc áp dụng HTQC của mình bằng cách đánh dấu vào ô mà mình
đã lồng ghép trong kế hoạch bài giảng.
- Điền vào ô trống bên cạnh chúng để mô tả cách mà giáo viên đã thực hiện hoạt động trong
bài học.

61
CÓ Ý NGHĨA
Tích hợp kinh nghiệm và kiến thức của học sinh từ nhà và trường học vào
các hoạt động của bài học. Đối với điều này, giáo viên có thể…

Những nhiệm vụ có liên quan và hấp dẫn

Câu hỏi khám phá

Một vấn đề hay dự án kích thích sự tò mò

Nhận xét, phản hồi của nhóm về việc học

Mở rộng

Câu hỏi thăm dò

Các ví dụ, mẫu, và cấu trúc

Thêm ý tưởng và thực hành của riêng bạn để khuyến khích những bài học ý nghĩa.

TƯƠNG TÁC XÃ HỘI


Bằng cách truyền đạt suy nghĩ của mình, thấu hiểu người khác thông qua
tương tác trực tiếp và chia sẻ ý tưởng, trẻ không chỉ có thể tận hưởng
niềm vui khi ở bên người khác mà còn xây dựng sự hiểu biết sâu sắc hơn
và các mối quan hệ bền chặt hơn. Đối với điều này, giáo viên có thể…
Làm việc theo cặp, theo nhóm nhỏ
hoặc cả lớp

Chiến lược học tập hợp tác cụ thể

Học tập ngoài trời hoặc các chuyến


trải nghiệm
Làm việc nhóm về một hoạt động
hoặc thí nghiệm

Thêm ý tưởng và thực hành của riêng bạn để khuyến khích những bài học ý nghĩa.

62
THAM GIA TÍCH CỰC
Say sưa và khả năng tập trung đặc biệt của học sinh khi học thông qua chơi.
Đối với điều này, giáo viên có thể…

Cho học sinh chọn lựa về nội dung

Cho học sinh chọn lựa về quá trình

Học tập hợp tác

Đưa ra gợi ý và câu hỏi thay vì giảng bài

Khơi dậy trí tò mò của trẻ

Học thông qua thực hành

Thảo luận nhóm và nhận xét tích cực

Thêm ý tưởng và thực hành của riêng bạn để khuyến khích những bài học ý nghĩa.

CÓ NHIỀU CƠ HỘI THỬ NGHIỆM (LẶP ĐI LẶP LẠI)


Có nhiều cơ hội thử nghiệm (Lặp đi lặp lại) là khi học sinh thử các khả năng,
sửa đổi các giả thuyết và khám phá câu hỏi tiếp theo. Nhiều cơ hội thử
nghiệm dẫn đến tăng cường học tập. Đối với điều này, giáo viên có thể …

Thử nhiều khả năng, dám thất bại và


thử lại
Những nhận xét, góp ý tích cực từ bạn
cùng lớp

Những câu hỏi mang tính khuyến kích và


những lời khuyên

Làm mẫu và đưa bài mẫu

Tự đánh giá

Thêm ý tưởng và thực hành của riêng bạn để khuyến khích những bài học ý nghĩa.

63
VUI VẺ
Vui vẻ là đặc trưng của trò chơi - cả việc tận hưởng một nhiệm vụ vì lợi ích
của hoạt động và cảm giác hồi hộp nhất thời của sự ngạc nhiên, hiểu biết
sâu sắc hoặc thành công sau khi vượt qua thử thách. Đối với điều này,
giáo viên có thể
Tương tác tích cực giữa học sinh-học sinh,
học sinh và giáo viên

Có cơ hội chọn lựa

Học trong các môi trường khác nhau

Thử thách và các câu đố

Những điều ngạc nhiên

Những tài liệu kích thích trí tò mò của trẻ

Các hoạt động thu hút mọi giác quan


của trẻ

Trò chơi, bài hát, nhảy

Cơ hội để chia sẻ, thể hiện và trưng bày


những sản phẩm do học sinh tạo ra

Thêm ý tưởng và thực hành của riêng bạn để khuyến khích những bài học ý nghĩa.

Lưu ý:
- Việc đánh giá trong HTQC không nhằm để đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên
mà là để giúp giáo viên tự đánh giá việc áp dụng HTQC và có những điều chỉnh phù hợp
để đạt được mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.
- Đánh giá, phản hồi là một quá trình có thể diễn ra sau mỗi bài học/hoạt động, hoặc sau một
chủ đề.
- Sau đánh giá, giáo viên sẽ tiếp tục điều chỉnh, phát triển việc áp dụng HTQC trên lớp.
Hướng đến mục tiêu cuối cùng là: việc áp dụng HTQC trở thành một tư duy, một thói
quen trong giáo dục của mỗi giáo viên.

Công cụ đánh giá/phản hồi nào bạn cho là hữu ích nhất đối với bạn? Vì sao?

____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________

64
CHƯƠNG 3:
GIÁO VÊN
TỰ BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN

CHƯƠNG 3
VỀ HỌC THÔNG QUA CHƠI

65
Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Ban hành quy định chuẩn
nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông” có nhiều tiêu chuẩn, tiêu chí về chuyên môn,
nghiệp vụ của giáo viên gắn liền với việc áp dụng HTQC.

66
Việc hiểu đúng và đầy đủ về HTQC để áp dụng HTQC trong tổ chức các hoạt động dạy học,
góp phần giúp giáo viên phát triển các khả năng:
- Lập kế hoạch bài học có các hoạt động gắn với HTQC;
- Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, phương tiện công nghệ thông tin hỗ trợ
thiết kế, tổ chức hoạt động dạy học;
- Linh hoạt trong áp dụng các phương pháp, hình thức tổ chức HTQC;
- Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển nghiệp vụ bản thân;
- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, văn hóa, an toàn;
- Xây dựng các mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội;
Như vậy, vận dụng HTQC trong dạy học ở tiểu học đáp ứng được các yêu cầu về phát triển
chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.

HTQC với cách hiểu là một tiếp cận mới trong giáo dục theo quan điểm lấy hoạt động học của
người học làm trung tâm, xác định các vai trò cụ thể của người giáo viên như sau:
- Thiết kế các nhiệm vụ học tập cho học sinh.
- Xây dựng môi trường lớp học thân thiện cởi mở
- Tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia vào các hoạt động, để thực hiện các nhiệm vụ đó;
- Cố vấn, trọng tài, giúp học sinh đánh giá lại những kết quả hoạt động của mình.
Vận dụng HTQC tạo nhiều cơ hội cho giáo viên tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản
thân mình. Giáo viên có thể tự đọc và tự nghiên cứu tài liệu để hiểu rõ hơn về Học thông qua
Chơi. Theo lý thuyết, sau khi nghiên cứu xong tài liệu, giáo viên hoàn toàn có thể áp dụng Học
thông qua Chơi trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng có thể
nghiên cứu tài liệu và áp dụng được ngay. Dưới đây là một vài gợi ý giúp giáo viên có thể tự bồi
dưỡng chuyên môn về Học thông qua Chơi:

67
3.1 Phát triển chuyên môn của giáo viên
về Học thông qua Chơi
Song song với tài liệu “Hướng dẫn Học thông qua Chơi” dành cho giáo viên, còn có tài liệu
“Bồi dưỡng chuyên môn cho Giáo viên về Học thông qua Chơi” (dành cho cán bộ quản lý và
giáo viên cốt cán). Cuốn tài liệu “Bồi dưỡng chuyên môn cho Giáo viên về Học thông qua
Chơi” sẽ đưa ra một vài hướng dẫn và gợi ý cụ thể giúp các cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán,
có thể hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ giáo viên áp dụng Học thông qua Chơi.

Quá trình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về Học thông qua Chơi diễn ra trong suốt
năm học, ngay đầu năm học sẽ có một khóa tập huấn ngắn (2 ngày) nhằm giới thiệu các nội
dung cơ bản của Học thông qua Chơi cho giáo viên trong trường; sau đó là nhà trường cùng
giáo viên lập kế hoạch triển khai các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về học
thông qua chơi, lồng ghép với kế hoạch năm học của nhà trường. Kế hoạch này chủ yếu được
triển khai thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn thường kỳ dưới góc độ phân tích theo
quan điểm của Học thông qua Chơi. Qua sinh hoạt chuyên môn, các giáo viên đều có cơ hội
học hỏi, trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp về phương pháp, kỹ thuật tổ chức các hoạt động
Học thông qua Chơi hiệu quả trên lớp.
Giáo viên nên tích cực tham gia Cộng đồng học tập trong nhà trường. Khi tham gia Cộng đồng
học tập, giáo viên cùng với đồng nghiệp trao đổi, chia sẻ và tìm hiểu về Học thông qua Chơi
theo cách riêng của mình. Giáo viên cần tin tưởng rằng, giáo viên cốt cán hoặc cán bộ quản
lý các cấp sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ mình trong quá trình học hỏi và áp dụng Học thông qua
Chơi. Người hỗ trợ sẽ không làm thay giáo viên nhưng họ sẽ hướng dẫn giáo viên tự tm ra
cách áp dụng Học thông qua Chơi một cách phù hợp.

68
3.2 Tự học

Nghiên cứu tài liệu này giúp cho giáo viên hiểu rõ hơn về Học thông qua Chơi. Bên cạnh đó,
giáo viên cần đọc kỹ phần phụ lục của tài liệu để thêm hiểu biết về việc áp dụng Học thông
qua Chơi áp dụng trong từng môn/hoạt động học cụ thể. Trong phụ lục có gợi ý một số đường
link đến các tài liệu trực tuyến về Học thông qua Chơi của The LEGO Foundaton và Harvard’s
Project Zero. Giáo viên có thể truy cập thông tin từ các trang web này để tự học, tự nghiên
cứu về Học thông qua Chơi, giáo viên có thể tìm thấy rất nhiều công cụ trực tuyến hỗ trợ cho
Học thông qua Chơi như Kahoot, Padlet hoặc Duolingo. Như chúng ta đều biết, cách học tốt
nhất là qua thực hành. Nếu như lần thử nghiệm đầu tên không thành công, giáo viên có thể
học và rút kinh nghiệm, tếp tục lại thử lại cho đến khi thành công. Đây chính là một trong các
đặc điểm của Học thông qua Chơi: Nhiều cơ hội thử nghiệm (lặp đi lặp lại).

69
3.3 Học từ đồng nghiệp, cán bộ quản lý

Tự học rất thú vị và hiệu quả nhưng giáo viên cũng cần học cùng và học từ đồng nghiệp.
Tương tác xã hội là một đặc điểm quan trọng của Học thông qua Chơi; đặc điểm này cũng cần
được áp dụng trong bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về Học thông qua chơi. Thầy cô hãy
hỏi ý kiến đồng nghiệp của mình. Hãy cùng nhau xây dựng các ý tưởng, nhờ đồng nghiệp quay
phim bài giảng của mình; cùng đồng nghiệp suy ngẫm và phản hồi về giờ dạy; trong nhà
trường, giáo viên có thể lập nên một số nhóm Cộng đồng học tập theo các chuyên đề khác
nhau về HTQC để cùng nhau hình thành nên thư viện (mở) cho Học thông qua Chơi.

Cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán có thể hỗ trợ giáo


viên trong quá trình triển khai Học thông qua Chơi, kể từ
bước đầu tiên áp dụng vì họ đã được tập huấn về nội
dung này. Tuy nhiên, giáo viên cần xác định: Học tập là
một quá trình và cần có thời gian; giáo viên vẫn phải là
người chủ động trong việc áp dụng Học thông qua Chơi
vào quá trình dạy học của mình, điều chỉnh linh hoạt việc
dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện
dạy học hiện có. Cán bộ quản lý có thể giúp giáo viên qua
hướng dẫn, cùng suy ngẫm phản hồi, đặt câu hỏi và đôi
khi cũng cần “cầm tay chỉ việc” cho giáo viên. Với giáo
viên, áp dụng Học thông qua Chơi cũng có thể mang lại
niềm vui cho chính mình. Thầy cô hãy yêu thích công việc
giảng dạy của mình! Chúng tôi tin rằng các thầy cô sẽ vô
cùng hứng thú áp dụng HTQC để đem lại niềm vui trong
học tập cho học sinh.

Bạn hãy đưa ra một ví dụ về việc áp dụng HTQC có thể góp phần phát triển
chuyên môn của cá nhân bạn? Những khó khăn nào bạn có thể gặp phải khi
phát triển chuyên môn về HTQC? Giải pháp có thể là gì?
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________

70
PHỤ LỤC

71
Phụ lục 1: Các ví dụ minh họa về Học thông qua Chơi

Ví dụ về Học thông qua Chơi

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3


LUYỆN TỪ VÀ CÂU TUẦN 25
Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?

I Mục tiêu

Giúp học sinh:

• Nhận ra hiện tượng nhân hóa, nêu được cảm nhận bước đầu về cái hay của những hình
ảnh nhân hóa, bước đầu viết được câu có sử dụng phép nhân hóa.
• Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao”, trả lời đúng các câu hỏi Vì sao?
• Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu thiên nhiên, khả năng làm việc nhóm,…

II Thiết bị dạy học

• Giáo viên: máy chiếu (nếu có), phiếu học tập.


• Học sinh: Sách giáo khoa, vở, bút, thẻ ý kiến để thực hiện trò chơi “Ô cửa bí mật” (a, b, c).

III Các hoạt động dạy học

72
Tiến trình dạy học Phân tích, giải thích
Khởi động Loại hình: Trò chơi
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh khi bước vào bài Đặc điểm nổi bật:
mới, kết nối kiến thức học sinh đã học (nhân hóa, cách + Tạo sự vui vẻ: học sinh được hát/
đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?) với kiến thức sẽ học trong nghe hát.
bài mới. + Tham gia tích cực: thu hút sự chú ý
* Cách tiến hành: và tham gia của học sinh vào bài học.
» Học sinh hát tập thể bài hát “Hoa lá mùa xuân” hoặc + Có ý nghĩa: học sinh được liên hệ
nghe băng bài hát này. những kiến thức, hiểu biết đã có với
» Học sinh nêu các sự vật được nhân hóa trong bài hát. những kiến thức sẽ học hoặc ôn tập
» Học sinh giải thích vì sao biết các sự vật đó được nhân trong bài học.
hóa. + Tương tác xã hội: học sinh cùng hát
» Học sinh nhận xét câu trả lời của bạn. với nhau, được chia sẻ trước lớp suy
» Giáo viên giới thiệu bài học. nghĩ của mình về nội dung có liên
quan đến bài học trong bài hát.

Khám phá – Thực hành Đặc điểm nổi bật:


Hoạt động 1: Luyện tập về phép nhân hóa + Có ý nghĩa: học sinh được thực
Bài tập 1 hành nhận biết phép nhân hóa, vận
*Mục tiêu: học sinh nhận ra hiện tượng nhân hóa, nêu dụng viết câu có sử dụng phép
được cảm nhận bước đầu về cái hay của những hình nhân hóa.
ảnh nhân hóa, bước đầu viết được câu có sử dụng phép + Tham gia tích cực: học sinh được
nhân hóa. chủ động thực hiện hoạt động trong
*Cách tiến hành: nhóm hoặc cá nhân.
» 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập, trả lời câu hỏi: bài + Tương tác: học sinh được trao đổi,
tập 1 yêu cầu làm gì? làm việc trong nhóm, nhận xét sản
» Học sinh thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu trong phẩm của bạn.
phiếu học tập. + Có nhiều cơ hội thử nghiệm: thông
» Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các qua hoạt động viết câu có sử dụng
nhóm khác nhận xét hoặc bổ sung. phép nhân hóa, học sinh có cơ hội
» Học sinh thực hành viết câu lại câu có sử dụng phép vận dụng những hiểu biết về phép
nhân hóa (Câu: “Gà trống có bộ lông sặc sỡ.”). học sinh nhân hóa đã học, để từ đó viết đoạn
trao đổi kết quả với bạn (theo cặp). Một số học sinh văn tả, kể tốt hơn.
trình bày kết quả trước lớp.

73
Tiến trình dạy học Phân tích, giải thích
Hoạt động 2: Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? Loại hình: Chơi có định hướng
* Mục tiêu: học sinh tìm được bộ phận câu trả lời cho Đặc điểm nổi bật:
câu hỏi Vì sao? trả lời đúng các câu hỏi Vì sao? + Tạo sự vui vẻ: học sinh được thực
* Cách tiến hành hiện hoạt động theo cá nhân, nhóm
Bài tập 2 (hỏi-đáp trong nhóm), chơi “Truyền
» Học sinh đọc và thực hiện yêu cầu theo cá nhân. Trao điện”.
đổi kết quả với bạn (theo cặp). + Tham gia tích cực: thu hút sự chú ý
Một số học sinh trình bày kết quả trước lớp. Hoặc giáo và tham gia của học sinh vào bài học.
viên có thể chuẩn bị bảng phụ, 3 học sinh tiếp nối nhau + Có ý nghĩa: học sinh được ôn luyện
lên bảng trình bày kết quả (gạch dưới bộ phận câu trả cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
lời câu hỏi Vì sao?). bằng nhiều hình thức khác nhau.
» Các học sinh khác nhận xét. + Tương tác xã hội: học sinh được
» Giáo viên có thể giải thích thêm về cách nhận diện bộ trao đổi, làm việc trong nhóm, nhận
phận câu trả lời câu hỏi Vì sao? xét sản phẩm của bạn.
Bài tập 3 + Có nhiều cơ hội thử nghiệm: thông
» Học sinh đọc và thực hiện yêu cầu của bài tập trong qua việc lặp đi lặp lại cách đặt và trả
nhóm. lời câu hỏi Vì sao? học sinh sẽ có điều
Giáo viên hướng dẫn học sinh luân phiên hỏi – đáp kiện vận dụng trong nói, viết câu.
trong nhóm (1 học sinh hỏi – 1 học sinh trả lời và đổi
lại). Ví dụ:
Học sinh 1: Vì sao người tứ xứ đổ về xem hội rất đông?
Học sinh 2: Người tứ xứ đổ về xem hội rất đông vì ai
cũng muốn xem tài đấu vật của ông Cản Ngũ.
» Trình bày kết quả bằng cách chơi trò chơi “Truyền điện”.
» Giáo viên có thể giải thích thêm về cách trả lời câu hỏi
Vì sao?

Vận dụng
Trò chơi “Ô cửa bí mật” (Trò chơi có 3 -4 ô cửa, sau mỗi
ô cửa là 1 câu hỏi vui vẻ có liên quan đến nội dung đã
học, mỗi câu hỏi có 3 đáp án, học sinh sẽ lựa chọn đáp
án đúng bằng cách giơ thẻ ý kiến).

74
Ví dụ về Học thông qua Chơi trong môn
Tự Nhiên-Xã Hội_ Lớp 3

Bài 20: BỘ XƯƠNG VÀ HỆ CƠ

I Mục tiêu

1. Phẩm chất
Bài học góp phần phát triển ở học sinh phẩm chất trách nhiệm với bản thân; ý thức chăm
sóc, bảo vệ cơ quan vận động.

2. Năng lực
a. Năng lực chung
• Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện các hoạt động cùng nhóm và báo cáo kết
quả, thuyết trình trước lớp về các bộ phận của cơ quan vận động.
• Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Huy động kiến thức, kinh nghiệm đã có để tái
hiện và thể hiện sáng tạo các xương và cơ của cơ quan vận động trên hình vẽ, sơ đồ.

b. Năng lực khoa học


• Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan vận động (các xương, cơ, khớp
xương) trên sơ đồ, tranh ảnh.

II Thiết bị dạy học

• Giáo viên: Tranh phóng to hoặc máy chiếu.


• Học sinh: Sách giáo khoa, vở, bút máy, giấy A0, bút dạ.

III Tiến trình dạy học

75
Tiến trình dạy học Phân tích, giải thích
Hoạt động khởi động Loại hình: Trò chơi
* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết Đặc điểm nổi bật:
đã có của học sinh về cơ quan vận động; Nêu được cơ + Tạo sự vui vẻ: trẻ nhảy múa theo
quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ. nhạc.
* Cách tiến hành: + Có ý nghĩa: Nêu vấn đề vào bài học;
» Giáo viên bật một đoạn nhạc bất kì, học sinh thực huy động kiến thức và kinh nghiệm
hiện sáng tạo điệu nhảy tự do theo đoạn nhạc. đã có về các bộ phận của cơ quan vận
» Học sinh trả lời câu hỏi: Nhờ có bộ phận nào mà tay động (xương, cơ, khớp xương).
và chân các em cử động và múa được? + Tham gia tích cực: thu hút sự chú ý
» 2 -3 học sinh trả lời. và tham gia của người học vào hoạt
» Giáo viên nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học “Bộ động bài học.
xương và hệ cơ” Sản phẩm của học sinh: Vận động
theo nhạc và nói được (đúng hoặc
sai) một số bộ phận của cơ quan
vận động.

Khám phá Loại hình chơi: Chơi có định hướng


Hoạt động 1: Tìm hiểu tên gọi, vị trí của một số xương, Đặc điểm nổi bật:
cơ, khớp xương của cơ quan vận động + Có ý nghĩa: mở rộng hiểu biết về
* Mục tiêu: học sinh nêu tên gọi và xác định vị trí của tên gọi và vị trí của một số xương, cơ,
một số xương và cơ trên cơ thể con người. khớp xương của cơ thể thông qua
* Thảo luận nhóm: hoạt động vẽ, thảo luận với bạn
» Học sinh chia thành các nhóm 4 -6 học sinh trong nhóm, thuyết trình về sản
» Giáo viên cung cấp cho mỗi nhóm một bức tranh cơ phẩm của mình.
thể người. + Tham gia tích cực: thu hút học sinh
làm việc nhóm, đòi hỏi sự tham gia
của từng cá nhân để tái hiện lại
những hiểu biết, kinh nghiệm đã có
thông qua các hình thức vẽ, viết đơn
giản, phù hợp với học sinh lớp 2.
+ Vui vẻ: thông qua hoạt động vẽ,
sáng tạo.
+ Tương tác: học sinh làm việc cùng
nhóm, tranh luận với bạn và đàm thoại
cùng giáo viên để thể hiện ý tưởng
sáng tạo về xương, cơ của cơ thể.

76
Tiến trình dạy học Phân tích, giải thích
» Yêu cầu học sinh trong nhóm quan sát bức tranh cơ + Có nhiều cơ hội thử nghiệm: thông
thể người; trao đổi trong nhóm và trả lời câu hỏi trong qua các góp ý của các bạn trong lớp
10 phút: và câu hỏi gợi ý dẫn dắt của giáo viên
+ Các xương và cơ của cơ quan vận động sẽ ở các vị trí nào học sinh có cơ hội lặp đi lặp lại để
trên cơ thể? hoàn thiện bản vẻ của mình và thể
+ Chúng có hình dạng như thế nào? hiện nhiều ý tưởng sáng tạo về các
+ Tự vẽ và viết tên các xương, cơ của cơ thể lên vị trí phù xương và cơ của cơ thể theo các mức
hợp trên hình vẽ? độ khác nhau.
» Giáo viên quan sát các nhóm thảo luận.
» Sau 10 phút, giáo viên yêu cầu một nhóm lên trình
bày (nhóm có nội dung trả lời còn thiếu hoặc sai, chưa
đúng);
» Các nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi và đưa ra gợi ý
để nhóm trình bày hoàn thiện;
Áp dụng kĩ thuật “Thấy-Suy nghĩ- Tự hỏi”
» Giáo viên tổ chức cho các nhóm khác bày tỏ ý kiến và
giới thiệu hình vẽ của mình theo các gợi ý:
+ Nhóm mình thấy….
+ Nhóm mình nghĩ….
+ Nhóm mình tự hỏi….
» Sau khi các nhóm nhận xét và chia sẻ, giáo viên phát
lại cho các phiếu hình vẽ ban đầu, yêu cầu các nhóm có
thể vẽ lại các xương và cơ lên hình vẽ đó. (10 phút)
* Trong quá trình các nhóm làm việc lần 2, giáo viên
quan sát và nhận thấy nhóm cần hỗ trợ, sẽ đặt các câu
hỏi gợi ý để học sinh vẽ trên bức tranh về xương và cơ.
Ví dụ: Tất cả các xương có thẳng, tròn không? Giữa các
xương kết nối với nhau bằng cách gì? Tất cả các xương
có dài bằng nhau không? Cơ có gắn với xương không?
Tên của xương đó là gì? Tên của cơ đó là gì?... (Với các
nhóm hoạt động tốt, thực hiện tốt nhiệm vụ thì giáo
viên để các em chủ động).
Áp dụng kĩ thuật Phòng tranh:
» Các hình vẽ lần 2 được treo xung quanh lớp học;
» Học sinh tham quan các hình vẽ về xương, cơ của cơ
thể người và bình chọn hình vẽ mô tả về vị trí và tên gọi
của xương và cơ mà mình thấy đúng, thích nhất; các
hình vẽ mà mình cảm thấy chưa đúng…

77
Tiến trình dạy học Phân tích, giải thích
» Mời một số một học sinh chia sẻ theo:
+ Em thấy….
+ Em suy nghĩ rằng….
+ Em tự hỏi rằng….
» Giáo viên cho học sinh quan sát sơ đồ về bộ xương và cơ
của cơ thể.
» Giáo viên chỉ trên sơ đồ và chính xác hoá các thuật
ngữ: cơ, xương, khớp xương.
* Kết luận: Cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ
cơ. Bộ xương gồm nhiều xương: xương sọ, xương mặt,
xương tay, xương chân... Các xương kết nối với nhau
bởi các khớp xương; trong cơ thể người có nhiều cơ
khác nhau: cơ mặt, cơ bụng, cơ lưng…

Thực hành: Loại hình chơi: Trò chơi


Hoạt động 2: Trò chơi “Đố bạn” Đặc điểm nổi bật:
* Mục tiêu: học sinh củng cố, vận dụng kiến thức về tên + Tương tác và vui vẻ: tạo sự trao
và vị trí của các xương, khớp xương và cơ của cơ thể đổi, làm việc vui vẻ cặp đôi khi tham
người. gia hoạt động chơi.
* Cách tiến hành: + Tham gia tích cực: Tất cả các học
* Làm việc cặp đôi: sinh đều có cơ hội tham gia và thực
» Học sinh chơi theo bàn, từng cặp học sinh quay sang hiện hoạt động chơi cùng nhau.
chỉ vào các vị trí trong cơ thể để bạn còn lại nói tên của
xương, cơ hoặc khớp xương ở vị trí đó.
* Làm việc toàn lớp:
» 2 đến 3 cặp học sinh lên thực hiện trò chơi trước lớp.
» Giáo viên nhận xét về thái độ tham gia và hoạt động
của học sinh trong trò chơi.

Vận dụng:
Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà thực hiện:
» Đặt bàn tay lên trang giấy và vẽ lại bàn tay của mình.
» Tưởng tượng và vẽ xương, cơ cho bàn tay của em.

78
Ví dụ về Học thông qua Chơi trong hoạt động trải nghiệm
theo chủ đề - lớp 2

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM


CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG CỦA EM – LỚP 2

I Mục tiêu

Sau khi học xong chủ đề này, học sinh:


• Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi
thể hiện sự quan tâm chăm sóc, lòng biết ơn đến các
thành viên trong gia đình (năng lực thích ứng).
• Trao đổi được với người thân về một số hoạt động

chung trong gia đình (năng lực thiết kế và tổ chức



hoạt động).
Làm được một số sản phẩm thể hiện được sự khéo léo,

• cẩn thận của bản thân (năng lực thích ứng).
Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho
học sinh.
Phẩm chất nhân ái: thể hiện thông qua những việc làm
thể hiện sự quan tâm, chăm sóc những người thân
trong gia đình và những người phụ nữ em yêu quý.
Năng lực:
• Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc chia sẻ được những hoạt động chung của gia đình,
trao đổi với người thân về hoạt động chung và kế hoạch hoạt động.
• Năng lực thẩm mĩ: thể hiện qua việc làm được sản phẩm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc,
lòng biết ơn với người thân.

Năng lực thích ứng: điều chỉnh, sắp xếp các công việc của bản thân và phối hợp với các
thành viên trong gia đình để lập và thực hiện kế hoạch hàng tuần của gia đình; làm được
những sản phẩm thể hiện sự khéo léo, cẩn thận của bản thân.

Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: tìm hiểu về những hoạt động yêu thích của các
thành viên trong gia đình; lập được kế hoạch hoạt động hàng tuần của gia đình.

II Chuẩn bị:

• Giáo viên: Giấy A4, A0, giấy màu, bút màu, keo/hồ dán; phiếu thảo luận; các bộ thẻ tranh
– chữ về những hoạt động chung của gia đình.
• Học sinh: Bút màu, giấy màu, kéo, hồ dán...; ảnh/tranh vẽ về hoạt động chung; thông tin
về thời gian biểu hoạt động của các thành viên trong gia đình.

79
Nhận diện – Khám phá
Hoạt động 1: Nhận diện những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, lòng biết ơn với người
thân trong gia đình.
• Chia học sinh làm 02 nhóm
• Giáo viên chuẩn bị gồm 1 bộ thẻ tranh: gồm các tranh vẽ em nam đang phơi quần áo cùng
mẹ; tranh vẽ bạn nữ đỡ túi xách giúp mẹ; tranh vẽ bạn nam quàng khăn cho em gái; tranh
vẽ bạn nam mang thuốc cho bà uống; tranh vẽ bạn nữ bưng đĩa hoa quả đưa cho bố bày
lên ban thờ; tranh vẽ bạn nam đang đấm lưng cho bà) và 01 bộ thẻ chữ ( “giúp mẹ phơi
quần áo; xách túi giúp mẹ; mang thuốc cho bà; quàng khăn cho em đỡ lạnh; cùng bố bày
hoa quả để thắp hương cho ông bà; đấm lưng cho bà). Lưu ý, chuẩn bị số thẻ tranh tương
ứng với số học sinh (các thẻ tranh có thể lặp lại để đảm bảo số lượng đủ cho học sinh
• trong nhóm) trong 1 nhóm và số thẻ chữ tương ứng với nhóm còn lại các thẻ tranh có thể
lặp lại để đảm bảo số lượng đủ cho học sinh trong nhóm).
Các thẻ tranh được phân cho 1 nhóm và các thẻ chữ được đưa cho nhóm còn lại. Nhiệm
• vụ các em là căn cứ vào thẻ tranh/thẻ chữ mình đang có, đi tìm thẻ chữ/thẻ tranh phù hợp
với thẻ mình đang có. Và khi tìm được thì hãy đứng với nhau thành 1 cặp.
Khi học sinh đã tìm thấy và tạo thành cặp. Mời một số cặp chia sẻ sau khi chơi: “Những
• việc làm trên cho thấy các bạn nhỏ thể hiện tình cảm với người thân bằng cách nào?”

(chăm sóc, giúp đỡ người thân, tưởng nhớ tới người đã khuất).
Hoạt động theo cặp sẵn có, thảo luận với nhau về việc minh đã thể hiện sự quan tâm chăm
sóc, lòng biết ơn của mình với các thành viên trong gia đình như thế nào, theo 3 câu hỏi:
- Em đã làm gì? Em làm việc đó khi nào?
- Em cảm thấy như thế nào?
- Người thân của em cảm thấy thế nào?

• Giáo viên dành thời gian cho một số học sinh chia sẻ, qua đó nói lên những cảm nhận, suy
nghĩ của mình khi thực hiện những việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc và lòng biết
ơn với người thân trong gia đình.
• Giáo viên nhận xét, tổng kết hoạt động.

Tìm hiểu – Mở rộng


Hoạt động 2: Tìm hiểu những hoạt động chung của gia đình

• Học sinh làm nhóm để chia sẻ những về những hoạt động mà gia đình em thường làm
cùng nhau. Các nhóm sử dụng phiếu thông tin, tranh/ảnh... để chia sẻ những hoạt động
chung của gia đình với các bạn trong nhóm.
• Viết tên các hoạt động hoặc dán tranh/ảnh về những hoạt động chung của gia đình

vào phiếu.

80
Gợi ý: giáo viên có thể sử dụng phiếu thảo luận theo mẫu sau:

PHIẾU THẢO LUẬN

Cùng làm việc nhà Mua sắm


………………………….………………………….………………………….… ………………………….………………………….………………………….…
……………………….………………………….………………………….…… ……………………….………………………….………………………….……

Vui chơi giải trí Hoạt động khác


………………………….………………………….………………………….… ………………………….………………………….………………………….…
……………………….………………………….………………………….…… ……………………….………………………….………………………….……

• Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Từ đó học sinh tổng hợp được hoạt động nhóm
hoạt động mà gia đình có thể làm cùng nhau.
• Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, chia sẻ về cảm xúc khi tham gia những hoạt động
chung cùng gia đình.

Lưu ý:
Giáo viên khuyến khích học sinh chia sẻ, chú ý lắng nghe cả những cảm xúc tích cực và tiêu cực.
Nếu được, có thể hỏi thêm vì sao em lại cảm thấy như vậy? Khi đó người thân của em cảm thấy
như thế nào?
Hoạt động 3: Tìm hiểu về thời gian biểu của các thành viên trong gia đình
Giáo viên cho học sinh quan sát về thời gian biểu của các thành viên trong gia đình của
bạn An.

BẢNG THỜI GIAN BIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA GIA ĐÌNH BẠN AN

Các thành
Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Thứ bảy Chủ nhật
viên

Chiều:
Bố Chơi bóng
bàn

Sáng:
Mẹ
Đi bơi

Tối: Sinh
Chị Bình
nhật bạn

Chiều:
An
đi đá bóng

81
• Học sinh làm việc nhóm (4-6 em), trao đổi về những thông tin có trong thời gian biểu;
cách trình bày bảng thời gian biểu hoạt động.
Câu hỏi gợi ý:
- Có những thông tin nào trong bảng thời gian biểu hoạt động?
- Bảng thời gian biểu của bạn An được trình bày như thế nào? (dùng chữ hay dùng
hình ảnh biểu tượng hay dùng kết hợp cả hai)
- Theo em, có thể dùng cách trình bày nào khác?
• Giáo viên gợi ý học sinh có thể trình bày kết quả thảo luận theo sơ đồ tư duy, vẽ hoặc tả
cách các em muốn trình bày bảng thời gian biểu.
• Một số đại diện nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình và từ đó nhận xét,
tổng kết hoạt động.
Thực hành – Vận dụng
Hoạt động 4: Xác định thời gian các thành viên trong gia đình có thể làm việc và vui chơi cùng nhau.
• Hoạt động cá nhân: Học sinh lập thời gian biểu về các hoạt động của người thân trong
tuần và xác định ngày các thành viên có thể làm việc và vui chơi với nhau.
Câu hỏi lưu ý học sinh:
- Khi trao đổi với người thân cần chọn thời điểm như thế nào là phù hợp? (nên chọn
lúc họ vui vẻ, không bị bận công việc).
- Em sẽ hỏi người thân như thế nào để có thông tin? (xưng hô đúng vai, lễ phép, vui vẻ...)

• Mời một số học sinh chia sẻ kết quả tìm hiểu về thời gian biểu hoạt động của các thành
viên trong gia đình với cả lớp.
Sau khi học sinh chia sẻ, giáo viên có thể hỏi thêm:
- Đó có phải là hoạt động em đề xuất từ việc tìm hiểu thời gian biểu của gia đình không?
- Em cảm thấy thế nào khi hoạt động mà em đề xuất được cả nhà cùng thực hiện?

• Các bạn khác và giáo viên nhận xét và chuyển tiếp sang hoạt động sau.
Hoạt động 5: Xây dựng kế hoạch một hoạt động chung của gia đình
• Học sinh làm việc cá nhân, viết tên hoạt động chung mà em muốn gia đình làm cùng
nhau.Tiếp theo các em sẽ làm thế nào? (Liệt kê các công việc chung theo thứ tự ưu tiên:
việc cả nhà cùng thích trước, việc đa số người cùng thích sau và công việc yêu thích của
• cá nhân xếp sau cùng).
Học sinh quan sát “Bảng kế hoạch hoạt động chung” và đưa ra những thông tin cần trình
bày trong bảng kế hoạch; cách trình bày những thông tin để tham khảo và các em tự xây
• dựng kế hoạch hoạt động chung của gia đình theo hướng dẫn.
• Giáo viên quan sát và hỗ trợ học sinh khi cần thiết.
Mời một số học sinh chia sẻ Chia sẻ về kế hoạch hoạt động chung của gia đình. (Nếu có điều
• kiện, giáo viên sử dụng máy chiếu vật thể để học sinh trình bày bản kế hoạch của mình).
Các bạn và cô giáo nhận xét hoạt động và yêu cầu học sinh về trao đổi với các thành viên
trong gia đình để thống nhất kế hoạch hoạt động và xác định nhiệm vụ của từng người.

82
Đánh giá – Phát triển
• Giáo viên phát phiếu đánh giá cho từng học sinh và hướng dẫn học sinh điền lựa chọn của
mình thông qua vẽ biểu tượng cảm xúc của bản thân và mọi người khi em thực hiện những
việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc, lòng biết ơn với người thân trong gia đình.
• Giáo viên yêu cầu học sinh tự đánh giá và vẽ ngôi sao tương ứng với những việc các em
• đã làm.

Giáo viên tổ chức cho học sinh đánh giá đồng đẳng, trao đổi để xin ý kiến của bạn về

những hoạt động mình đã tham gia trong chủ đề.

Giáo viên yêu cầu học sinh về xin ý kiến người thân và ghi vào mục 3 trong phiếu đánh giá.
Giáo viên ghi ý kiến đánh giá, nhận xét vào phiếu.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ


Họ và tên………………………………Lớp……..Trường………………….
Tự đánh giá và bạn đánh giá em
• Vẽ biểu tượng cảm xúc khi em thực hiện việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc, lòng
biết ơn với người thân.

Em Bố Mẹ Anh Chị Ông Bà

• Tự đánh giá việc thực hiện các hoạt động của mình và xin ý kiến đánh giá của bạn.

1. Tô màu vào hình ngôi sao theo mức độ thực hiện:


Tốt: Đạt: Cần cố gắng:

STT Nội dung Em đánh giá Bạn đánh giá

Chia sẻ được việc em đã làm thể hiện sự quan tâm chăm


1
sóc, lòng biết ơn với người thân

2 Lập được thời gian biểu của gia đình

3 Xây dựng được kế hoạch hoạt động chung của gia đình

Làm được sản phẩn thể hiện tình cảm với người thân
4
trong gia đình.

5 Diễn đạt rõ ràng, tự tin, nhìn vào người đối diện khi nói

83
2. Ý kiến người thân về những việc em đã thực hiện:

Mức độ
STT Nội dung đánh giá
Bình
Tốt Khá
thường
1 Chủ động chuẩn bị đồ dùng để làm sản phẩm trên lớp

2 Diễn đạt rõ ràng, tự tin, nhìn vào người đối diện khi nói

Trao đổi với người thân để lập được thời gian biểu và kế
3
hoạch hoạt động chung của gia đình
Thực hiện cácviệc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc,
4
lòng biết ơn với người thân trong gia đình

3. Giáo viên đánh giá


.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................

84
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HỌC THÔNG QUA CHƠI
Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề: Gia đình yêu thương của em -Lớp 2

• Qui trình thiết kế chủ đề: 4 pha (Nhận diện- Khám phá; Tìm hiểu – Mở rộng; Thực hành –
Vận dụng; Đánh giá – Phát triển) với 5 hoạt động và hoạt động đánh giá.
• Loại hình chơi: Chơi có định hướng. Trong chủ đề, giáo viên có thiết kế các hoạt động sử
dụng trò chơi ở pha 1 và pha 3 để học sinh khai thác kinh nghiệm, khám phá và vận dụng
những điều đã học vào thực tế.
Dưới đây là phần 1 hoạt động để thấy rõ đặc điểm cũng như cách thức lựa chọn, sử dụng phương
pháp/kĩ thuật cho HTQC trong thiết kế và tổ chức Hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học.
Hoạt động 1: Nhận diện những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, lòng biết ơn với người
thân trong gia đình.
• Trong hoạt động này giáo viên thiết kế trò chơi “Mảnh ghép hoàn hảo” để giúp học sinh
nhận biết được những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, lòng biết ơn với người
• thân trong gia đình.
Hoạt động này đáp ứng 5 đặc điểm của học qua chơi. Cụ thể:
- Vui vẻ: các em thấy vui vẻ, thú vị khi phải tìm và ghép đúng mảnh ghép tranh và chữ
tương ứng. Thêm nữa trò chơi theo dạng tiếp sức nên thu hút và thúc đẩy mỗi học
sinh làm nhanh, làm đúng để góp phần vào thắng lợi của cả đội. Mặt khác, với những
học sinh theo dõi, các em cũng hồi hộp và tham gia cổ động cho các đội chơi, tạo
không khí phấn khích, vui vẻ cho lớp học.
- Tham gia tích cực: cách thiết kế trò chơi dưới dạng tiếp sức thúc đẩy học sinh tham
gia tích cực trong hoạt động học tâp. Các em tập trung vào việc tìm đúng và nhanh
các mảnh ghép hình – chữ để có được kết quả chính xác theo yêu cầu của trò chơi.
- Có ý nghĩa: Với trò chơi này, các em có điều kiện kết nối kinh nghiệm, hiểu biết của
các em về những việc làm thể hiện tình cảm với người thân trong gia đình với những
điều mới các em tự khám phá ra: những việc làm nào là thể hiện sự chăm sóc, quan
tâm? Những việc làm nào thể hiện lòng biết ơn…Và từ đó các em có thêm kiến thức
để chủ động thực hiện những việc làm cụ thể thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn
với người thân trong cuộc sống.
- Có nhiều cơ hội trải nghiệm/hoạt động lặp đi lặp lại: khi tham gia trò chơi này, học sinh
có nhiều cơ hội thử ghép các mảnh ghép hình và chữ với nhau để tìm ra đáp án đúng.
- Tương tác xã hội: học sinh có cơ hội tương tác với nhau khi trao đổi để tìm ra các cặp
mảnh ghép đúng.
Với hoạt động này, giáo viên đã sử dụng phối hợp các phương pháp/kĩ thuật:
• Kĩ thuật “Trộn lẫn và Ghép”: giáo viên đưa ra nhiệm vụ yêu cầu học sinh phải ghép thẻ tranh
với thẻ chữ tương ứng để nhận diện những việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc, biết
ơn với người thân → Sử dụng kĩ thuật đưa nhiệm vụ hoạt động dẫn dắt từ những tình
• huống, hình ảnh quen thuộc
Kĩ thuật “Suy nghĩ- Thảo luận cặp đôi- Chia sẻ”: Học sinh suy nghĩ về cách thể hiện sự quan
tâm của mình đối với ngươi thân và thảo luận với bạn trong cặp rồi chia sẻ với cả lớp.

85
Ví dụ về Học thông qua Chơi trong môn Thủ công

MÔN THỦ CÔNG LỚP 2


Bài 33, 34: Ôn tập, thực hành làm sản phẩm theo ý thích

I Mục tiêu

1. Phẩm chất
Phát triển phẩm chất trách nhiệm với bản
thân; sự kiên trì và tỉ mỉ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
• Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Huy động các kỹ năng thủ công như gấp, cắt,
dán, thắt dây, xỏ dây để tạo ra sản phẩm theo ý thích cá nhân.
• Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận để trả lời các câu hỏi, chia sẻ ý tưởng của
mình cho mọi người.
b. Năng lực thẩm mỹ
• Nhận biết đặc điểm của các nguyên vật liệu để sử dụng chúng trong việc thiết kế sản
• phẩm riêng.
Tạo ra sản phẩm theo ý tưởng riêng.

II Thiết bị dạy học

• Giáo viên: Tranh phóng to hoặc máy chiếu, các nguyên liệu như giấy màu, cuộn len, cuộn
dây cước, cuộn dây vải, bó dây tim, kéo, khay chứa các vật trang trí như hột chữ cái, hột
số, hoa, ngôi sao, hình tròn, hình vuông, trái tim, hột cườm, kim tuyến, bút chì màu, sáp
• màu, keo dán…
Học sinh: kéo, keo dán, giấy màu, các vật liệu có thể tìm thấy theo ý thích như hạt cườm,
dây đeo tay, hạt xỏ vòng, nơ vải, dây vải…

III Tiến trình dạy học

86
Tiến trình dạy học Phân tích, giải thích
Hoạt động khởi động Loại hình: chơi có định hướng
* Mục tiêu: Tạo hứng thú và ôn tập lại các nội dung đã Đặc điểm nổi bật:
học trong chương trình Thủ công lớp 2. + Tạo sự vui vẻ: trẻ hào hứng thi đua.
* Cách tiến hành: + Có ý nghĩa: Ôn tập lại các kiến thức
» Giáo viên chia lớp thành các nhóm, thi đua trả lời các cũ, khơi gợi ý tưởng cho học sinh
câu hỏi đố vui bằng cách ghi câu trả lời ra bảng nhóm. + Tham gia tích cực: kích thích tư
Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu trả lời là 10 giây. duy và sự tham gia của học sinh
» Giáo viên sử dụng file trình chiếu hoặc là câu hỏi + Lặp lại: Học sinh có cơ hội trả lời lại
được in sẵn/viết sẵn lên khổ giấy lớn. Nội dung câu hỏi nếu trả lời sai
về các sản phẩm đã học trong lớp 2 như gấp tên lửa,
máy bay, làm đồng hồ, vòng đeo tay, thiệp chúc
mừng…các kỹ thuật, nguyên liệu để làm ra các sản
phẩm đó.
» Giáo viên tổng kết kết quả

Khám phá Loại hình: chơi có định hướng


Hoạt động 1: Em là nhà thiết kế Đặc điểm nổi bật:
* Mục tiêu: học sinh nêu được ý tưởng và phác thảo + Có ý nghĩa: học sinh cần huy động
được hình ảnh sản phẩm dự định làm các kỹ năng tổng hợp để hoàn thành
* Cách tiến hành: bản vẽ sản phẩm và chọn được
» Giáo viên trình chiếu hoặc dán lên bảng các sản phẩm nguyên vật liệu.
mà học sinh từng được học cách làm trong năm học. + Tham gia tích cực: tự thiết kế sản
» Giáo viên đề nghị học sinh hãy chọn làm bất cứ sản phẩm và tự chọn nguyên liệu làm ra
phẩm nào mà học sinh muốn, có thể không là một sản phẩm.
trong số các sản phẩm trên bảng và vẽ hình sản phẩm + Vui vẻ: học sinh đóng vai như
định làm lên giấy, dự định dùng các vật liệu hoặc tô những nhà thiết kế và người đi chợ để
màu gì. mua sắm nguyên, vật liệu mình cần.
Áp dụng kỹ thuật “Thấy-Suy nghĩ- Tự hỏi”: + Tương tác: học sinh làm việc cùng
+ Em thấy các sản phẩm như thế nào? nhóm, tranh luận với bạn và đàm
+ Em muốn làm sản phẩm của mình là gì? thoại cùng giáo viên để thể hiện ý
+ Em nghĩ mình sẽ làm sản phẩm này bằng cách nào? tưởng sáng tạo về sản phẩm.
Áp dụng kỹ thuật Phòng tranh + Có nhiều cơ hội thử nghiệm: thông
» Học sinh dán hình vẽ sản phẩm dự định làm lên các qua các góp ý của các bạn trong lớp
bảng/ tường quanh lớp. và câu hỏi gợi ý dẫn dắt của giáo viên
» Học sinh đi tham quan một vòng quanh lớp và chọn học sinh có cơ hội lặp đi lặp lại để
các sản phẩm mình yêu thích. hoàn thiện bản vẽ của mình và thể
» Học sinh được phát các tờ giấy note nho nhỏ để dán hiện nhiều ý tưởng sáng tạo về các
ý kiến đóng góp của mình cho bạn. sản phẩm dự định làm.
» Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc các góp ý của bạn,
chỉnh sửa bản vẽ của mình nếu cần thiết.

87
Tiến trình dạy học Phân tích, giải thích
Hoạt động 2: Mua sắm nguyên vật liệu
* Mục tiêu: học sinh chọn được nguyên liệu để làm ra
sản phẩm dự định làm
* Cách tiến hành:
» Giáo viên để các vật liệu ở các bàn khác nhau
» Học sinh chia thành các nhóm 4 -6 học sinh luân
phiên đi qua các bàn để quan sát các vật liệu được cung
cấp. Mỗi học sinh có một chiếc hộp nhỏ làm bằng giấy,
có thể nhặt các nguyên vật liệu mình muốn dùng
vào hộp

Thực hành, Vận dụng:


» Học sinh quay trở về bàn của mình, sử dụng các vật
liệu đã chọn, làm ra sản phẩm theo ý thích của mình.
» Trong khi học sinh làm các sản phẩm, giáo viên có thể
đi vòng quanh để góp ý hoặc trợ giúp.
» Học sinh viết tên sản phẩm của mình lên một tờ giấy
nhỏ, có thể đặt tên theo ý thích.

88
Ví dụ về Hoạt động Học thông qua Chơi- môn Toán- lớp 3

GÓC VUÔNG. GÓC KHÔNG VUÔNG. (Toán 3 trang 41)

I Mục tiêu

Sau bài học này, HS cần đạt được:


• Có được biểu tượng về góc vuông, góc không vuông;
• Phát triển tính cẩn thận, nhanh nhẹn, chính xác, phát triển hứng thú, tính tích cực, niềm
tin trong học toán;
• Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng

lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và
phương tiện học toán.

II Chuẩn bị

• Giáo viên:
Đoạn nhạc về thể dục buổi sáng dùng cho phần ổn định lớp.
Các mặt đồng hồ cho phần khởi động, thước kẻ, ê ke.
• Học sinh: thước kẻ, ê ke

III Các hoạt động dạy học

89
Tiến trình dạy học Phân tích, giải thích
1, Ổn định lớp Loại hình chơi: Chơi có hướng dẫn
Trò chơi vận động Đặc điểm nổi bật:
*Mục tiêu: tạo tâm thế thoải mái trước khi vào học, tạo + Tạo sự vui vẻ, thoải mái
điều kiện cho học sinh liên hệ với kiến thức vừa học + Thể hiện sự lặp đi lặp lại các hành
trong thực tiễn động của các bộ phận của cơ thể
Nội dung: giáo viên cho học sinh đứng theo hàng, giãn + Ý nghĩa: Sau khi kết thúc bài học sẽ
cách hợp lí giữa các lối đi, mở 1 đoạn nhạc thể dục. liên hệ được những hoạt động vận
Hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động: động này với các kiến thức vừa được
» Hai chân dang rộng bằng vai, dang hai tay thẳng sang học.
ngang, gập từ từ các cánh tay cho đến khi gập hét cỡ,
sau đó duỗi từ từ ra lại.
» Giơ chân trái lên và duỗi thẳng, gập đầu gối từ từ cho
đến khi không thể gập được nữa, sau đó duỗi ra lại cho
đến khi thẳng chân. Đổi chân thực hiện tương tự.
» Hai chân dang rộng bằng vai, giờ hai tay lên cao, gập
từ từ toàn thân, cho đến khi không gập được nữa, sau
đó từ từ trờ lại đến tư thế ban đầu.

2. Khởi động Loại hình chơi: Chơi có định hướng.


Chơi trò chơi: Ai nhanh - Ai đúng? Đặc điểm nổi bật:
Học sinh chơi trò chơi theo nhóm 3. Mỗi nhóm chuẩn + Tạo sự vui vẻ, thoải mái
bị 3 mặt đồng hồ (giáo viên có thể lấy 3 mặt đồng hồ + Thể hiện sự tương tác giữa các cá
lớn, đưa sẵn cho 3 nhóm, mỗi nhóm 1 cái, mỗi mặt nhân trong nhóm.
đồng hồ được dùng cho 1 câu). + Thể hiện tính tích cực trong hoạt
Phiếu học tập: Xoay kim đồng hồ để có: động thực hành tạo giờ trên mặt
a) 3 giờ. đồng hồ.
b) 3 giờ 5 phút. + Thể hiện sự lặp đi lặp lại các hành
c) 3 giờ kém 10 phút. động thực hành điều chỉnh kim đồng
*Luật chơi: Mỗi học sinh trong nhóm theo thứ tự thực hồ để tạo ra các giờ theo yêu cầu.
hiện một nhiệm vụ. Nhóm nào thực hiện chính xác, + Ý nghĩa: học sinh có cơ hội tái hiện
nhanh thì thắng cuộc. lại các kiến thức, kĩ năng đã học về
Kết thúc trò chơi, học sinh nhận xét kết quả của mỗi đồng hồ, thời gian, từ đó làm cơ sở
nhóm, sau đó giáo viên kết luận về quá trình thực hiện cho việc khám phá kiến thức mới.
nhiệm vụ của mỗi nhóm

90
Tiến trình dạy học Phân tích, giải thích
3. Phân tích, khám phá bài mới Đặc điểm nổi bật:
Hoạt động 1. Giới thiệu biểu tượng về góc + Tạo sự vui vẻ, thoải mái.
Từ sản phẩm của mỗi nhóm, tổ chức cho học sinh trả lời + Thể hiện sự tương tác giữa các cá
các câu hỏi: nhân trong nhóm, với giáo viên.
» Ở đồng hồ đầu tiên, vì sao biết đó là 3 giờ? (vì kim giờ + Thể hiện tính tích cực trong hoạt
chỉ số 3, kim phút chỉ số 12). Giáo viên lấy mặt đồng hồ động thực hành.
lớn trong trường hợp này của một nhóm đính lên bảng. + Thể hiện sự lặp đi lặp lại các hành
» Ở đồng hồ thứ hai, vì sao biết đó là 3 giờ 5 phút? (vì động thực hành nhận biết góc, dùng
kim giờ chỉ số 3, kim phút chỉ số 5). Giáo viên lấy mặt ê ke để kiểm tra góc vuông, góc
đồng hồ lớn trong trường hợp thứ hai này của một không vuông.
nhóm đính lên bảng.
» Ở đồng hồ thứ ba, vì sao biết đó là 3 giờ kém 10 phút?
(vì kim giờ chỉ số 3, kim phút chỉ số 10). Giáo viên lấy mặt
đồng hồ lớn trong trường hợp còn lại này của một nhóm
đính lên bảng (xem hình dưới).

12 12 12
11 1 11 1 11 1

10 2 10 2 10 2

9 3 9 3 9 3

8 4 8 4 8 4

7 5 7 5 7 5
6 6 6

» Muốn biết một giờ cụ thể nào đó chúng ta phải dựa


vào những gì? (ta phải dựa vào kim chỉ giờ và kim chỉ
phút trên mặt đồng hồ).
Trên cơ sở đó, giáo viên vẽ lại phía dưới các mặt đồng
hồ hình ảnh của kim chỉ giờ, kim chỉ phút của các đồng
hồ ở vị trí tương ứng. Rồi giới thiệu, hai kim đồng hồ
tạo với nhau thành một góc (chỉ vào các hình tường
ứng và giới thiệu đây là góc).

91
Tiến trình dạy học Phân tích, giải thích
Hoạt động 2: Giới thiệu góc vuông, góc không vuông
Từ kết quả của hoạt động 1, giáo viên đặt tên các điểm
vào hình rồi giới thiệu với học sinh lần lượt theo như
hình dưới đây:

A
E M

O B D G P N

Góc đỉnh O, Góc đỉnh D, Góc đỉnh P,


cạnh OA, cạnh DE, cạnh PM,
cạnh OB cạnh DG cạnh PN

Góc vuông Góc không vuông


Hoạt động 3. Làm quen với ê ke. Dùng ê ke để kiểm tra
góc vuông
» Giáo viên giới thiệu với học sinh về cái ê ke, học sinh lấy
ê ke trong bộ đồ dùng và tìm hiểu về cấu tạo của ê ke.
» Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng ê ke để kiểm tra
góc vuông.
H

I K
Cái ê ke Dùng ê ke để kiểm tra góc vuông

4, Thực hành Đặc điểm nổi bật:


Học sinh thực hiện các bài tập thực hành: + Tạo sự vui vẻ, thoải mái
Bài tập 1. Trong các hình dưới đây: + Thể hiện sự tương tác giữa các cá
» Nêu tên các đỉnh, cạnh của góc vuông; nhân, cá nhân với nhóm, cá nhân,
» Nêu tên đỉnh, cạnh của gióc không vuông. nhóm với giáo viên.
D + Thể hiện tính tích cực trong hoạt
G I
động thực hành luyện tập.

A E B H C K

D E X G
Q
N
M
P Y

Học sinh thực hiện cá nhân. Chia sẻ với bạn bên cạnh
về kết quả.
Lưu ý học sinh dùng ê ke để kiểm tra.

92
Tiến trình dạy học Phân tích, giải thích

Bài tập 2

Trong hình tứ giác M N


MNPQ, góc nào là
góc vuông? Góc nào
là góc không vuông?
Q P

Học sinh hoạt động nhóm đôi, trao đổi và thống nhất
kết quả

Bài tập 3. Thực hành vẽ góc:

Học sinh chia sẻ kết quả và giáo viên nhận xét, kết luận.

5. Vận dụng Loại hình chơi: Chơi tự do.


» Học sinh liên hệ với hình ảnh các góc vừa học trong Đặc điểm nổi bật:
thực tiễn cuộc sống. + Tạo sự vui vẻ, thoải mái
» Liên hệ các động tác gập, duỗi tay, chân trong hoạt + Thể hiện sự tương tác giữa các cá
động vận động đầu giờ với hình ảnh của các góc đã học. nhân trong nhóm đôi.
» Chơi trò chơi: “Cùng bạn tạo góc”. + Thể hiện tính tích cực trong hoạt
Hai bạn cùng bàn, có thể ra khỏi vị trí ngồi, dùng các 1 động thực hành tạo góc.
cánh tay của mình và của bạn để tạo ra các loại góc + Thể hiện sự lặp đi lặp lại các hành
đã học. động thực hành tạo góc, nhận
Kết thúc trò chơi, giáo viên cho học sinh chia sẻ, nhận biết góc.
xét kết quả chơi của các nhóm. + Ý nghĩa: Học sinh có cơ hội liên hệ
Giáo viên nhận xét, đánh giá việc thực hiện các nhiệm kiến thức, kĩ năng đã học trong
vụ học tập của học sinh. Kết thúc giờ học. thực tiễn.

93
Phụ lục 2: Ví dụ về bảng kiểm học sinh tự đánh giá/đánh giá đồng đẳng

• Tô màu vào hình trái tim với mỗi nội dung em tự đánh giá bản thân (1 là mức thấp nhất,
3 là mức cao nhất)

Ví dụ về bảng kiểm dành cho học sinh tự đánh giá cuối mỗi tiết học/hoạt động giáo viên có áp dụng
HTQC:

STT Nội dung Tự đánh giá

Tham gia tích cực và có hiệu quả vào các hoạt động hoặc nhiệm vụ mà
1
giáo viên giao

2 Tập trung suy nghĩ, chú tâm vào các hoạt động

3 Khám phá ra nhiều cách mới cho cùng 1 hoạt động

4 Biết điều chỉnh cách làm khi nghĩ ra ý tưởng mới

5 Tự trải nghiệm và thử nghiệm các ý tưởng mới

6 Chia sẻ ý tưởng, có sự tương tác, hợp tác với các bạn trong nhóm

7 Chia sẻ ý tưởng, có sự tương tác, giao tiếp với giáo viên

8 Hăng hái phát biểu trong giờ học và được thầy/cô khen

Hứng thú khi giáo viên mở rộng chủ đề hoặc hoạt động dựa trên các trò
9
chơi, các nhân vật trong truyện…

10 Làm được các sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên

11 Phân tích được ý tưởng tác phẩm/sản phẩm học tập của mình

Nêu được ý kiến của mình về sản phẩm yêu thích (so sánh với sản phẩm
12
của các bạn khác trong lớp)

13 Nói rõ ràng, tự tin, nhìn vào người đối diện khi nói

94
Phụ lục 3: Ví dụ về bảng kiểm giáo viên đánh giá học sinh khi áp dụng HTQC

Cách giáo viên đánh giá học sinh: Sau khi áp dụng HTQC cho một tiết học/hoạt động, giáo
viên đánh giá mức độ thực hiện các nội dung sau của học sinh bằng cách khoanh tròn vào các
số thể hiện các mức độ (mức 1: mức thấp nhất và mức 3: mức cao nhất)

Bảng kiểm giáo viên dùng để đánh giá học sinh

STT Nội dung đánh giá GV đánh giá


Học sinh được trải nghiệm các cảm giác vui vẻ, hồi hộp, háo hức...
1 1 2 3
trong giờ học
Học sinh tham gia tích cực và có hiệu quả vào các hoạt động hoặc
2 1 2 3
nhiệm vụ mà giáo viên giao

3 Học sinh duy trì sự tập trung suy nghĩ, chú tâm vào các hoạt động 1 2 3

4 Học sinh khám phá ra nhiều cách mới cho cùng 1 hoạt động 1 2 3

5 Học sinh có sự điều chỉnh cách làm khi nghĩ ra ý tưởng mới 1 2 3
Học sinh tích cực tự trải nghiệm và thử nghiệm các ý tưởng mới
6 1 2 3
của bản thân cũng như ý tưởng của nhóm

Học sinh tích cực, chủ động chia sẻ ý tưởng, có sự tương tác, hợp
7 1 2 3
tác với các bạn trong nhóm

8 Học sinh chia sẻ ý tưởng, có sự tương tác, giao tiếp với giáo viên 1 2 3
Học sinh hăng hái phát biểu trong giờ học và nhận được phản hồi tích
9 1 2 3
cực từ giáo viên
Học sinh thích thú khi giáo viên mở rộng chủ đề hoặc hoạt động
10 1 2 3
dựa trên sở thích của các em (trò chơi, các nhân vật yêu thích…)
Học sinh nắm được nội dung bài dạy và biết vận dụng trong nhiều
11 1 2 3
dạng bài tập, hoạt động khác nhau

12 Học sinh làm được các sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên 1 2 3
Học sinh tự tin trình bày ý tưởng tác phẩm/sản phẩm học tập của
13 1 2 3
mình và nhận được phản hồi tích cực từ giáo viên và các bạn
Học sinh nêu được ý kiến của mình về sản phẩm yêu thích (so
14 1 2 3
sánh với sản phẩm của các bạn khác trong lớp)
Học sinh tạo được mối liên kết giữa kinh nghiệm/nội dung bài học
15 1 2 3
với những kiến thức, kinh nghiệm đã biết của bản thân

95
Phụ lục 4: Các nguồn tài liệu trực tuyến

Các trang web cung cấp ý tưởng và phương pháp, kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập:
• https://www.legofoundation.com/en/learn-how/
• https://vimeo.com/legofoundation
• https://pz.harvard.edu/thinking-routines
• https://www.popatplay.org/
• https://www.theteachertoolkit.com/
• https://www.responsiveclassroom.org/

Các công cụ công nghệ thông tin có thể sử dụng trong giảng dạy:
• https://kahoot.com/
• https://quizlet.com/
• https://quizizz.com/
• https://info.flipgrid.com/
• https://bookcreator.com/
• https://storybird.com/
• https://padlet.com/
• http://mrkempnz.com/2014/11/what-is-mystery-skype-8-steps-to-get-started
• https://languagedrops.com/
• https://schools.duolingo.com/

Ngoài ra giáo viên có thể tìm thấy hàng ngàn ví dụ trên Google, YouTube and Pinterest khi tìm
kiếm về:
“Learning through play activities’ or ‘play-based learning activities”

96
Tài liệu tham khảo

Parker, R. & Thomsen, B.S. (2019). Học thông qua Chơi ở trường học. Một nghiên cứu về
phương pháp sư phạm tích hợp học có tính chơi nhằm thúc đẩy sự phát triển kỹ năng toàn
diện của trẻ trong lớp học ở trường tiểu học (Sách trắng của The LEGO Foundation). ISBN:
978-87-999589-6-2 https://www.legofoundation.com/en/learn-how/knowl-
edge-base/learning-through-play-at-school/

Siraj-Blatchford, I., Sylva, K., Muttock, S., Gilden, R., & Bell, D. (2002). Nghiên cứu phương
pháp sư phạm hiệu quả trong những năm đầu (Báo cáo nghiên cứu số 356, tr. 147). Nor-
wich, Vương quốc Anh: Bộ Giáo dục và Kỹ năng

Larkins, C. (2019). Chuyến du ngoạn với tư cách là thay đổi: Một bản mô tả hiện thực quan
trọng về cơ quan về trẻ em https://journals.sagepub.com/-
doi/10.1177/0907568219847266

VVOB (2018). Đưa mục tiêu phát triển bền vững số 04 vào thực thế: Học thông qua Chơi
(Báo cáo kỹ thuật số 03) https://www.vvob.org/sites/belgium/files/2018_vvob_techni-
cal-brief_learning-through-play_web.pdf

Phụ lục 1: Chương trình giáo dục phổ thông – Khung chương trình (Đính kèm với thông tư
số 32/2018/TT-BGDDT ngày 26 tháng 12, 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

https://en.wikipedia.org/wiki/21st_century_skills

Quỹ The LEGO Foundation (2017). Cách nhìn của chúng tôi về: Học thông qua Chơi
https://www.legofoundation.com/media/1062/learningthroughplay_leaflet_june2017.pdf

Block, K., Gibbs, L., Staiger, P. K., Gold, L., Johnson, B., Macfarlane, S.,… & Townsend, M.
(2012). Phát triển cộng đồng học tập: Tác động của Chương trình Vườn bếp Stephanie
Alexander đối với môi trường xã hội và học tập ở các trường tiểu học. Giáo dục sức khỏe và
hành vi, 39(4), 419–432
https://doi.org/10.1177/1090198111422937

97
Briggs, M., & Hansen, A. (2012). Học thông qua Chơi ở trường tiểu học (pp. 1-37). https://-
doi.org/10.4135/9781446254493

Zosh, J. M., Hopkins, E. J., Jensen, H., Liu, C., Neale, D., Hirsh-Pasek, K., Solis, S. L., & White-
bread, D. (2017). Học thông qua Chơi: xem xét các bằng chứng. The Lego Foundation web-
site: https://www.legofoundation.com/media/1063/learning-through-play_web.pdf

Marbina, L., Church, A., & Tayler, C. (2011). Khung phát triển và học tập những năm đầu của
bang Victoria: Tài liệu minh chứng: Nguyên tắc thực hành 6: Phương pháp dạy và học tích
hợp. Lấy từ Bộ Giáo dục và Đào tạo Bang Victoria, ở website at: https://www.educa-
tion.vic.gov.au/Documents/childhood/providers/edcare/eviintegteac.pdf

McBride, A. M., Chung, S., & Robertson, A. (2016). Ngăn chặn sự sa sút trong học tập thông
qua một chương trình học tập xã hội và cảm xúc dựa trên cấp trung học cơ sở. Tạp chí Giáo
dục Trải nghiệm, 39 (4), 370–385.

https://doi.org/10.1177/1053825916668901

Johnson, D. W., & Johnson, R. T. (1991). Học cùng nhau và một mình: Học tập hợp tác, cạnh
tranh và cá nhân (3rd ed.). Boston, MA: Allyn and Bacon.

Lemov, D. (2010). Dạy như một nhà vô địch. Kỹ thuật đưa học sinh vào đại học. https://tea-
chlikeachampion.com/.

98

You might also like