Cách Mở Đầu Bài Thuyết Trình

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

CÁCH MỞ ĐẦU BÀI THUYẾT TRÌNH:

Việc dẫn dắt và tạo ấn tượng ban đầu là một bước quan trọng để thu hút sự quan
tâm của người nghe. Bạn hãy bắt đầu phần mở đầu một cách tự tin, to rõ, với tốc độ
bình thường và cố gắng không nhìn vào bài thuyết trình. Điều này sẽ giúp bạn xây
dựng không khí tự tin, cởi mở và lôi cuốn. Trước tiên, bạn nên cố gắng nhìn bao
quát toàn bộ người nghe để thu hút mọi người chú ý vào bài thuyết trình. Trong
nhiều trường hợp, thay vì một tác phong trang trọng, bạn hãy bắt đầu bằng cách nói
nên cảm nhận của mình khi đến với chương trình này. Những sự chia sẻ chân tình
của bạn sẽ kéo người nghe lại gần, đồng cảm và kết thúc là những tràng pháo tay
nồng nhiệt.
Trong phần mở đầu mục tiêu cần đạt được:
- Thu hút sự quan tâm, tập trung của người nghe.
- Tạo cảm giác thoải mái, sẵn sàng tiếp thu.
- Tạo niềm tin
- Hướng người nghe vào vấn đề và biến họ thành người chủ động lĩnh hội hay
giải quyết.
- Súc tích
Hoan nghênh khán/thính giả, giới thiệu đôi nét về bản thân hoặc những người tham
gia thuyết trình:
Giới thiệu đề tài:
Giới thiệu khái quát mục tiêu và nội dung chính:
Giới thiệu dàn ý bài thuyết trình:
Thỏa thuận cách thức trình bày:
Nguyên tắc 5C
Clear (rõ ràng): thông điệp truyền tải phải rõ ràng, dùng từ một nghĩa tránh dùng
những từ ngữ hoặc những cách mã hóa khác một cách mập mờ, và thỏa thuận cách
thức trình bày
Một giọng nói truyền cảm, rõ ràng, tự tin và một tác phong chuyên nghiệp
cũng là một lợi thế tuyệt vời nếu bạn mong muốn trở thành một nhà thuyết
trình chuyên nghiệp. Trước khi bước vào buổi tt, tôi có vài vấn đề cần chia sẻ
về cách thức trình bày,...
Complete (hoàn chỉnh): đầy đủ những thông tin , nội dung cần thiết, Giới thiệu
khái quát mục tiêu và nội dung chính sắp trình bày
Vd: Bài thuyết trình của tôi nhằm mục đích làm rõ tầm quan trọng của kỹ
năng mềm đối với sv, gồm 3 phần:
Phần 1: thực trạng knm của sv
Phần 2: vai trò của knm đv sv
Phần 3: biện pháp cải thiện kỹ năng mềm của sv
Concise (ngắn gọn, súc tích): chọn lọc thật kĩ lưỡng để có được những thông tin
vừa đủ mà bạn muốn truyền đạt.
Correct (chính xác): chính xác là nguyên tắc tối quan trọng để đảm bảo cho giao
tiếp thành công. “Chính xác” ở đây bao hàm cả việc dùng từ ngữ; nêu sự kiện và
con số chính xác đồng thời cả về khả năng thực hiện cam kết của mình.
Vd; khi trình bày về giải pháp tăng doanh thu của DN thì cần đưa ra các số
liệu thống kê về doanh thu quý vừa rồi để so sánh từ đó tìm ra các biện pháp
phù hợpSố liệu/ dẫn chứng đưa vào bài cần tính chính xác cao.
Courteous (lịch sự): Hình thức thể hiện và phương pháp truyền đạt thông tin cũng
rất quan trọng. Vì vậy, chọn cách truyền đạt lịch sự, nhã nhặn là thể hiện sự tôn
trọng khán thính giả. Hoan nghênh khán/thính giả, giới thiệu đôi nét về bản
thân hoặc những người tham gia thuyết trình
Một giọng nói truyền cảm, ấm áp, giàu sinh khí và một tác phong chuyên
nghiệp cũng là một lợi thế tuyệt vời nếu bạn mong muốn trở thành một nhà
thuyết trình chuyên nghiệp.
Các cách mở đầu:
▪ Mở đầu trực tiếp: giới thiệu trực tiếp vấn đề mà nội dung bài nói hướng đến
▪ Mở đầu gián tiếp: đưa ra một luận đề nào đó rồi dẫn dắt người nghe đến với chủ
đề chính của bài thuyết trình.
1. Đặt câu hỏi:
- Câu hỏi Yes/No:  luôn khiến người nghe trả lời Yes. Vì khi trả lời No,
người nghe sẽ không cần phải làm gì nữa, không chú ý vào bài thuyết
trình của mình nữa do không còn hứng thú. Ngược lại, khi trả lời Yes,
người nghe sẽ chú ý về mình, tạo sự hứng thú vì cùng chung quan điểm, ý
kiến,... (vd: trong khán phòng này, những ai thích đọc sách?
- Câu hỏi mở: đặt câu hỏi để người nghe trình bày các ý kiến, quan điểm
của bản thân để gợi mở về chủ đề sắp trình bày. (vd: Hãy kể tên quyển
sách mà bạn yêu thích nhất?)

2. Một câu chuyện: Một câu chuyện sẽ thay thế cho lời chào mở đầu màn bài
nói, hãy thử sử dụng một mẫu chuyện liên quan đến chủ đề mà bạn muốn chia
sẻ. Một câu chuyện ngắn gọn, rõ ràng, từ đó nêu lên kết luận của câu chuyện để
dẫn dắt vào chủ đề sẽ nói ở phần sau. Học cách lồng ghép câu chuyện vào là 1
cách mới mẻ và thú vị để người nghe tập trung chú ý lắng nghe vì câu chuyện
được thiết kế có cảm xúc, mạch câu chuyện, tình tiết, cách dẫn dắt,... để khiến
người nghe khi nghe khúc đầu sẽ muốn nghe khúc sau.khi nghe đến kết câu
chuyện sẽ là mở đầu cho bài thuyết trình. Tuy nhiên, câu chuyện cần phải có
chọn lọc để gây sự chú ý cho khán giả.
- bản thân: chia sẻ trải nghiệm, kinh nghiệm của cá nhân về chủ đề hoặc các
vấn đề liên quan( vd: khi chủ đề thuyết trình về an toàn phòng cháy chữa
cháy, bản thân em từng chứng kiến một vụ cháy lớn ở .... thì em nhận ra
hậu quả mà nó để lại quá lớn về người và của. Qua đó, em thấy rằng
mỗi người cần trang bị kiến thức về an toàn pccc là 1 điều cần thiết. Đây
là 1 cách để dẫn ng nghe vào chủ đề sắp tt)
- người khác: được nghe kể, hay chứng kiến câu chuyện của người khác về
vấn đề liên quan (vd: kể lại một vụ cháy nổi tiếng xuất hiện trên mxh thời
gần đây, như vụ cháy ở chung cư mini ở HN(9/2023) đã làm 56 người
thiệt mạng Nguyên nhân gây cháy được xác định do chập mạch đường dây
dẫn điện gợi lên sự đồng cảm, giúp ng nghe hứng thú hơn về chủ đề tt.
Qua đó, mn cần trang bị cho mình kiến thức đề pccc  chủ đề tt)

3. Số liệu/ hình ảnh/video liên quan:


- Việc dùng những số liệu/ hình ảnh/video để làm dẫn chứng cụ thể sẽ khiến
cho người nghe cảm thấy thú vị, tò mò hơn. Đây là kiểu thuyết trình “nói có
sách, mách có chứng” và là một trong những phương pháp thuyết phục người
nghe cực hiệu quả
- Bên cạnh những lời nói để mở đầu thì bạn có thể mở đầu bằng một video.
Cách này sẽ giúp cho người nghe chú ý và tập trung vào bài thuyết trình hơn.
Nhiều diễn giả sẽ chọn cách chiếu video trong lúc khán giả đang ổn định,
giúp người nghe suy ngẫm trong lúc chờ đợi bài thuyết trình.
(vd: khi bạn tt về tác hại của rượu bia, bạn có thể mở đầu bài thuyết
trình bằng cách đưa ra con số đã thống kê: 34% là số trung bình người
tử vong do uống rượu bia khi tham gia giao thông mỗi năm/ hình ảnh/
video về liên quan về rượu bia để thấy được tác hại to lớn mà rượu bia
mang lại.  chủ đề tt)

4. Câu trích dẫn: tục ngữ/ ca dao/ thành ngữ/ câu nói của ai đó
- Một trích dẫn hay và phù hợp sẽ giúp bạn thu hút ngay sự quan tâm của
khán giả và làm cho bài thuyết trình của bạn thêm ấn tượng. Do đó, bạn có
thể mở đầu bài thuyết trình của mình bằng việc đưa ra một trích dẫn nổi tiếng
và ý nghĩa.
- Tạo sự thu hút hơn đối với khán giả khi câu trích dẫn được lấy từ nhưngc
nhà văn, người nổi tiếng mà họ yêu thích sự tập trung vào bài nghe
Vd: Khi bạn trình bày về chủ đề tầm quan trọng của việc học , bạn có thể
trích dẫn câu nói của Lenin: “học , học nữa, học mãi” ,hay “ Có những
người không bằng cấp vẫn thành công, nhưng chưa từng có ai không
học mà lại thành công cả”_ Steve Jobs để thấy được vai trò và sức mạnh
to lớn của việc học chủ đề tt
5. Trò chơi:
Mở đầu bài thuyết trình ấn tượng đó là tổ chức một trò chơi nho nhỏ như giải
ô chữ để tìm ra tên chủ đề mà bạn sẽ trình bày. Trò chơi này sẽ không mất
nhiều thời gian nhưng có tác dụng trong việc thu hút sự chú ý của khán giả,
giúp họ nhớ và quan tâm đến bài thuyết trình của bạn, đồng thời, cách này
còn tạo không khí sôi nổi, tránh nhàm chán cho buổi thuyết trình.
Vd: khi bạn thuyết trình về chủ
đề...., có thể mở đầu bằng trò chơi
giải mã ô chữ đưa ra các câu hỏi để
giải mã các từ khóa liên quan đến
chủ đề

MẤY CÁCH MỞ ĐẦU GIÁN TIẾP CHỦ YẾU MÌNH SẼ ĐƯA HÌNH
ẢNH VÀO VỚI MẤY TỪ “ TÒ MÒ, THÍCH THÚ’ ĐỒ Á NÊN TUI KH
CÓ HIGHLIGHT, CHỦ YẾU LÀ VD NHIỀU PHẦN DÓ NHA, CÁI NÀO
HONG TÌM ẢNH ĐC THÌ MÌNH THÊM MẤY CÁI ICON GÌ ĐÓ LIÊN
QUAN Á
MÀU VÀNG LÀ ĐƯA VÔ SLIDE NHAA

You might also like