[QTTC]_C8_Rủi ro và Lợi nhuận

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 26

CHƯƠNG VIII

RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN

1 Quản Trị Tài Chính 11/13/18


I. GIỚI THIỆU
1. Khái niệm:
! Rủi ro là điều gì đó không tốt, không mong đợi xảy ra.
! Biến cố xảy ra một cách ngẫu nhiên, không ai biết trước.
! Phân biệt 3 loại rủi ro trong đầu tư:
! Rủi ro đầu tư vào 1 loại tài sản duy nhất: đo lường bằng độ
biến động của lợi nhuận kỳ vọng.
! Rủi ro trong phạm vi doanh nghiệp (rủi ro phi hệ thống):
đo lường độ biến động thu nhập của doanh nghiệp.
! Rủi ro thị trường và hệ số β rủi ro (rủi ro hệ thống): đo
lường bằng hệ số β rủi ro của dự án.

2 Quản Trị Tài Chính 11/13/18


I. GIỚI THIỆU
2. Phân phối xác suất:
! Sự liệt kê tất cả các khả năng có thể hoặc không thể
xảy ra của 1 hiện tượng, 1 biến cố.
! Xác suất ấn định dành cho mỗi biến cố khả năng đó:

Hiện tượng Xác suất (Pi)


Lời 0.4
Lỗ 0.6
1.0

3 Quản Trị Tài Chính 11/13/18


I. GIỚI THIỆU
Ví dụ 1:
Công ty Toàn Thịnh Phát, công ty tư nhân, chuyên sản xuất máy tính, hoạt
động theo chu kỳ nên lợi nhuận cũng tăng giảm theo chu kỳ. Hơn nữa, thị
trường cạnh tranh rất khốc liệt, khi có các công ty mới phát triển thị trường
tốt hơn sẽ là nguyên nhân khiến công ty TTP phá sản.
Công ty Tia Chớp, công ty Nhà nước, chuyên cung cấp các dịch vụ bưu chính
viễn thông, được sự bảo trợ của Nhà nước nên doanh thu và lợi nhuận ổn
định, có thể dự đoán được.
Xem xét lợi nhuận nhận được từ khoản tiền đầu tư 100 triệu đồng vào cổ
phiếu của 2 công ty trong năm tới với thông tin phân phối xác suất như sau:

Tình trạng Xác suất Suất sinh lời của Suất sinh lời của
kinh tế phân phối (Pj) Toàn Thịnh Phát Tia Chớp
Tăng trưởng 0.3 120% 40%
Bình thường 0.4 30% 30%
Suy thoái 0.3 -60% 20%

4 Quản Trị Tài Chính 11/13/18


II. SUẤT SINH LỜI KỲ VỌNG
! Suất sinh lời kỳ vọng là tổng giá trị của các khả năng
sinh lời với xác suất xuất hiện các khả năng (biến
cố) đó.
! Công thức tính:
n
K = p1k1 + p2k2 +...+ pnkn = Σ
i=1
p ik i

! Trong đó:
! K: suất sinh lời kỳ vọng
! pi: xác suất phân phối cho biến cố (i=1,n)
! ki: giá trị khả năng khi biến cố I xảy ra

5 Quản Trị Tài Chính 11/13/18


II. SUẤT SINH LỜI KỲ VỌNG
Ví dụ:
Dùng dữ liệu của ví dụ 1, tính suất sinh lời kỳ vọng của 2
công ty.
Tình trạng Xác suất Suất sinh lời của Suất sinh lời của
kinh tế phân phối (Pj) Toàn Thịnh Phát Tia Chớp
Tăng trưởng 0.3 120% 40%
Bình thường 0.4 30% 30%
Suy thoái 0.3 -60% 20%

Hướng dẫn:
KTTP = 0.3*120% + 0.4*30% + 0.3*(-60%) = 30%
KTC = 0.3 * 40% + 0.4*30% + 0.3*20% = 30%
Nhận xét: Suất sinh lời kỳ vọng của 2 công ty bằng nhau

6 Quản Trị Tài Chính 11/13/18


II. SUẤT SINH LỜI KỲ VỌNG

Đồ thị phân phối xác suất


7 Quản Trị Tài Chính 11/13/18
II. SUẤT SINH LỜI KỲ VỌNG
1. Phương sai và độ lệch chuẩn:
! Độ lệch bình phương (σ2):
! đo lường độ phân tán của phân phối xác suất
! Công thức:

σ2 = Σ (ki – K)2 Pi

8 Quản Trị Tài Chính 11/13/18


II. SUẤT SINH LỜI KỲ VỌNG
1. Phương sai và độ lệch chuẩn (tt):
! Độ lệch chuẩn:
! căn bậc 2 của độ lệch bình phương
! dùng để đo sự phân tán của phân phối xác suất
! độ lệch chuẩn càng nhỏ, phân phối xác suất càng thu
hẹp, dự án càng ít rủi ro
! Công thức:
n

σ= Σ(k – K)
i=1 i
2 Pi

9 Quản Trị Tài Chính 11/13/18


II. SUẤT SINH LỜI KỲ VỌNG

Ví dụ:
Dùng dữ liệu của ví dụ 1, tính độ lệch bình phương và độ
lệch chuẩn của 2 công ty.

Tình trạng Xác suất Suất sinh lời của Suất sinh lời của
kinh tế phân phối (Pj) Toàn Thịnh Phát Tia Chớp
Tăng trưởng 0.3 120% 40%
Bình thường 0.4 30% 30%
Suy thoái 0.3 -60% 20%

10 Quản Trị Tài Chính 11/13/18


II. SUẤT SINH LỜI KỲ VỌNG
Hướng dẫn:
! Công ty Toàn Thịnh Phát:

σ2TTP= 0.3*(120% - 30%)2 + 0.4*(30% - 30%)2 + 0.3*[(-60%) –


30%)]2 = 48.6 %
σTTP = 48.6% = 69.7%
! Công ty Tia Chớp:
σ2TC= 0.3*(40% - 30%)2 + 0.4*(30% - 30%)2 + 0.3*(20% –
30%)2 = 0.6 %
σTC = 0.6% = 7.7%
! Nhận xét:
σTC < σTTP ! TC có mức độ rủi ro nhỏ hơn TTP
11 Quản Trị Tài Chính 11/13/18
II. SUẤT SINH LỜI KỲ VỌNG
! Hệ số biến thiên (CV):
! đo lường rủi ro trên 1 đơn vị lợi nhuận trung bình
! là cơ sở cho việc so sánh suất sinh lợi kỳ vọng của 2
dự án không giống nhau.
! Công thức:
Cv = σ
K
! CV: hệ số biến thiên
! σ: độ lệch chuẩn
! K: suất sinh lời kỳ vọng của phân phối

12 Quản Trị Tài Chính 11/13/18


II. SUẤT SINH LỜI KỲ VỌNG
Ví dụ:
Dùng dữ liệu của ví dụ 1, tính hệ số biên thiên.

Hướng dẫn:
CvTTP = 69.7% / 30% = 2.32
CvTC = 7.7% / 30% = 0.26

Nhận xét:
TTP có mức rủi ro gấp 9 lần so với TC

13 Quản Trị Tài Chính 11/13/18


II. SUẤT SINH LỜI KỲ VỌNG
2. Lợi nhuận và rủi ro: (Tham khảo tài liệu)

Tổng thu nhập - Chi phí


Suất sinh lời kỳ vọng =
Chi phí

14 Quản Trị Tài Chính 11/13/18


III. RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ VÀ MÔ
HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN ĐẦU TƯ
1. Rủi ro và lợi nhuận của tập danh mục đầu tư:
! Để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, nhà đầu tư sẽ không
đầu tư vào 1 loại tài sản duy nhất mà đầu tư vào nhiều loại tài
sản khác nhau, gọi là tập danh mục đầu tư.
Vd: NĐT A đầu tư vào 3 mã BMP, VCB, VIC. Như vậy danh mục đầu tư cổ
phiếu của NĐT bao gồm 3 loại chứng khoán khác nhau.
! Suất sinh lợi kỳ vọng của tập danh mục đầu tư là suất sinh lời
kỳ vọng của các danh mục đầu tư có tính đến tỉ trọng của nó
trong tập danh mục đầu tư. n

Kp = w1*k1 + w2*k2 + ... + wn*kn = Σ


i=1
w i*k i
wi: tỉ trọng của danh mục đầu tư i trong tập danh mục
ki: suất sinh lời kỳ vọng của danh mục đầu tư i

15 Quản Trị Tài Chính 11/13/18


III. RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ VÀ MÔ
HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN ĐẦU TƯ
! Rủi ro của tập danh mục đầu tư P:

σP = σ(i+j) = wi2σi2 + wj2σj2 + 2wiwjσiσjrij

! σP : độ lệch chuẩn của tập danh mục đầu tư P


! wi & wj : tỉ trọng của danh mục i và j trong tập DMĐT P
! σi & σj : độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư i và j
! σ(i+j) : độ lệch chuẩn khi kết hợp 2 danh mục đầu tư i và j
! rij : hệ số tương quan giữa 2 danh mục đầu tư i và j

16 Quản Trị Tài Chính 11/13/18


III. RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ VÀ MÔ
HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN ĐẦU TƯ
Xét hệ số tương quan rij:
! có giá trị từ [-1,1]
! xác định sự liên kết tuyến tính giữa 2 biến:
! rij = 1: tương quan thuận hoàn hảo (khi kết hợp 2 chứng khoán,
rủi ro sẽ không giảm bớt mà bằng đúng tổng rủi ro của 2 chứng
khoán).
! rij = -1: tương quan nghịch hoàn hảo (khi kết hợp 2 chứng khoán,
rủi ro sẽ giảm gần như hoàn toàn).
! rij = 0: không tương quan/ độc lập (2 chứng khoán không tương
quan với nhau).
! -1 < rij < 1: khi kết hợp 2 chứng khoán, rủi ro sẽ chỉ giảm bớt một
phần

17 Quản Trị Tài Chính 11/13/18


III. RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ VÀ MÔ
HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN ĐẦU TƯ
Ví dụ:
Tính độ lệch chuẩn của tập danh mục đầu tư chứng khoán
của 1 NĐT gồm 2 loại chứng khoán A và B với thông tin như
sau:
Chứng khoán σ w
A 10% 60%
B 30% 40%

Hướng dẫn:
Độ lệch chuẩn của tập danh mục:

σ(A+B) = 0.120.62 + 0.320.42 + 2*0.4*0.6*0.1*0.3*rAB

= 0.018 + 0.0144*rAB
18 Quản Trị Tài Chính 11/13/18
III. RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ VÀ MÔ
HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN ĐẦU TƯ
Hướng dẫn:
Xét hệ số rAB :
- rAB = 1 ! σ(A+B) = 18%: bằng tổng rủi ro 2 chứng khoán
A và B
- rAB = -1 ! σ(A+B) = 6% : rủi ro giảm
- rAB = 0 ! σ(A+B) = 13.4% : rủi ro giảm 1 phần

19 Quản Trị Tài Chính 11/13/18


III. RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ VÀ MÔ
HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN ĐẦU TƯ
2. Rủi ro có thể tránh và rủi ro không thể tránh:
! Rủi ro có thể tránh (rủi ro riêng biệt): phần rủi ro có
thể loại trừ bằng cách đa dạng hoá danh mục đầu tư
(tập danh mục đầu tư)
! Rủi ro không thể tránh (rủi ro thị trường): phần rủi
ro không thể loại trừ bằng cách đa dạng hoá.
Tổng RR = RR có thể tránh + RR không thể tránh

20 Quản Trị Tài Chính 11/13/18


III. RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ VÀ MÔ
HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN ĐẦU TƯ
3. Mô hình định giá tài sản vốn đầu tư (CAPM):
a. Hệ số β rủi ro:
! đo lường mức độ biến động lợi nhuận kỳ vọng của 1 chứng khoán
riêng biệt so với mức độ biến động lợi nhuận kỳ vọng của thị trường.
! là thành phần cơ bản của mô hình CAPM
Vd: FPT có hệ số β = 1.41 cho biết lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu FPT
biến động gấp 1.41 lần lợi nhuận kỳ vọng của thị trường.
! Nhận xét:
! β > 1 (chứng khoán năng nổ): khi giá thị trường tăng lên sẽ thu được giá trị
thặng dư cao hơn giá trung bình.
! β < 1 (chứng khoán phòng thủ): khi giá thị trường giảm, sẽ giảm giá ít hơn chỉ
số giá trung bình.
! β = 1: mức rủi ro trung bình của thị trường.

21 Quản Trị Tài Chính 11/13/18


III. RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ VÀ MÔ
HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN ĐẦU TƯ
3. Mô hình định giá tài sản vốn đầu tư (CAPM):
a. Hệ số β rủi ro (tt):
! Công thức :
σrE
β= σ
rM
! σrE : rủi ro của vốn chủ sở hữu

! σrM : rủi ro của thị trường

22 Quản Trị Tài Chính 11/13/18


III. RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ VÀ MÔ
HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN ĐẦU TƯ
3. Mô hình định giá tài sản vốn đầu tư (CAPM):
b. Hệ số βP rủi ro của tập danh mục:
! Công thức: n

βP = w1β1 + w2β2 + ... + wnβn = Σw β


i=1
i i
! wi : tỉ trọng chứng khoán i trong danh mục
! βi : hệ số rủi ro chứng khoán i

! Nhận xét:
! βP = 1 : rủi ro bằng với rủi ro trung bình thị trường
! βP = 0.5 : rủi ro bằng 1/2 rủi ro trung bình thị trường
! βP = 2 : rủi ro gấp 2 lần rủi ro trung bình thị trường

23 Quản Trị Tài Chính 11/13/18


IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN
! Đường thị trường chứng khoán (SML):
! là đường biểu diễn mối quan hệ giữa suất sinh lời kỳ
vọng và hệ số rủi ro β.
! Phương trình:

ri = rf + (rM – rf) β
! ri : suất sinh lời khi đầu tư vào chứng khoán i
! rf : suất sinh lời của chứng khoán ít/ phi rủi ro (thường là trái
phiếu KBNN)
! rM : suất sinh lời kỳ vọng của thị trường
! β: hệ số rủi ro của chứng khoán i (hệ số góc của đường SML)

24 Quản Trị Tài Chính 11/13/18


IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN
Ví dụ:
Giả sử trái phiếu chính phủ có suất sinh lời rf = 9%.
Suất sinh lời của thị trường rM = 13%.
Hệ số βA = 0.5; βB = 1; βC = 2.0
Tính suất sinh lợi của chứng khoán A,B,C.
Hướng dẫn:
Áp dụng phương trình SML:
- βA = 0.5 ! rA = 9% + (13% - 9%)*0.5 = 11%
- βB = 1 ! rB = 9% + (13% - 9%)*1 = 13%
- βC = 2.0 ! rC = 9% + (13% - 9%)*2 = 17%

25 Quản Trị Tài Chính 11/13/18


IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN

26 Quản Trị Tài Chính 11/13/18

You might also like