Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH

BÀI TẬP THẢO LUẬN


MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 1
Chủ đề:
Trình bày và phân tích các chế độ tỷ giá và đánh giá chế độ tỷ giá của
Việt Nam từ 2014 đến nay.

Nhóm thực : Nhóm 9


hiện
Lớp học phần : NHQT1102(223)_04-Tài chính
quốc tế 1
Giảng viên : PGS. TS. Nguyễn Thị Diệu Chi
hướng dẫn
STT Họ và tên Mã sinh
viên
1 Nguyễn Thu Hà 11221952
2 Phạm Minh Hằng 11222114
3 Võ Gia Linh 11223833
4 Trần Thị Thùy Linh 11223808
5 Lê Hồng Ngọc 11224673
6 Lương Phương Thảo 11225893
7 Lê Thị Yến Nhi 11224922
HÀ NỘI – 12/2023

I. MỞ ĐẦU
Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của
mỗi nước, là công cụ để đo lường giá trị giữa các đồng tiền và do vậy có tác động như
một công cụ cạnh tranh trong thương mại quốc tế, một công cụ quản lý kinh tế, có ảnh
hưởng mạnh mẽ tới giá cả, tới mọi hoạt động kinh tế - xã hội của nước đó và các nước có
liên quan. Do đó việc lựa chọn và điều hành chế độ tỷ giá là điều kiện tiên quyết cho quá
trình phát triển nền kinh tế của Việt Nam.
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Khái niệm tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tiền với nhau, khoản
5 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 định nghĩa: “Tỷ giá hối đoái là giá
của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam”. Ví dụ: tỷ giá
hối đoái giữa USD và VND là 24.25 USD/VND, có nghĩa là một đô la Mỹ có thể trao đổi
được với 24.25 VND.
2. Các chế độ tỷ giá
a. Chế độ tỷ giá cố định
Tỷ giá cố định được xác định và duy trì ổn định trong một khoảng thời gian dài thông
qua can thiệp của Ngân hàng Trung ương (NHTW). Đây là cơ quan được ủy quyền để
điều chỉnh và bảo vệ giá trị của đồng tiền quốc gia. Tỷ giá này được áp dụng cho các giao
dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường chính thức.
Chế độ tỷ giá cố định có những ưu và nhược điểm riêng. Một trong những lợi ích rõ
ràng nhất của hệ thống này là khả năng kiềm chế sự biến động của tỷ giá, giúp hạn chế
tình trạng phải dự phòng cho rủi ro tỷ giá. Điều này giúp cho chính phủ và NHTW có thể
dễ dàng đạt được các mục tiêu kinh tế liên quan mà không gặp phải những biến động đột
ngột từ thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, chế độ tỷ giá này cũng tồn tại những hạn chế. Thị
trường ngoại hối không phát triển, tạo ra tình trạng mất cân đối cung cầu và hạn chế tính
linh hoạt của thị trường. Ngoài ra, sự khan hiếm ngoại tệ thường xuyên xuất hiện, ảnh
hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thương mại quốc tế. Chi phí can thiệp và quản lý dự
trữ ngoại hối cũng tăng lên đáng kể, tạo áp lực tài chính lớn đối với chính phủ và NHTW.
b. Chế độ tỷ giá thả nổi:
Đây là chế độ tỷ giá trong đó tỷ giá được xác định một cách linh hoạt và được điều
chỉnh một cách tự động theo cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
Về ưu điểm, chế độ tỷ giá thả nổi tạo điều kiện cho thị trường ngoại hối phát triển theo
quan hệ cung cầu ngoại tệ, đồng thời tránh được tình trạng khan hiếm ngoại tệ trên thị
trường và không có sự can thiệp của Chính phủ vào tỷ giá. Bên cạnh đó, chế độ này có
những nhược điểm như: tỷ giá biến động khó lường theo cung cầu trên thị trường ngoại
hối và dễ gặp phải các rủi ro do sự biến động tỷ giá gây nên.
c. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết:
Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết (hay chế độ đa tỷ giá) là sự kết hợp giữa bàn tay vô
hình của thị trường và bàn tay hữu hình của Chính phủ. NHTW có thể can thiệp thông
qua chính sách tỷ giá bao gồm các công cụ trực tiếp và gián tiếp. Chế độ này khắc phục
được những nhược điểm và phát huy ưu thế của cả hai chế độ tỷ giá cố định và thả nổi.
III. ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM TỪ 2014 ĐẾN NAY
Từ 2014 đến nay, Việt Nam đã trải qua hai chế độ tỷ giá chính:
1. Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý (2014-2015):
Trước năm 2014, Việt Nam áp dụng chế độ tỷ giá cố định, trong đó tỷ giá VND/USD
được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xác định và duy trì ổn định trong một biên độ hẹp
(±1%). Trong bối cảnh tín dụng VND tăng trưởng chậm, NHNN nới lỏng đối tượng được
vay ngoại tệ theo chủ trương của Chính phủ. Do tín dụng ngoại tệ tăng, giá mua bán USD
được duy trì ở mức cao, kỳ vọng về khả năng NHNN sẽ sớm điều chỉnh tăng tỷ giá.
Trong năm 2014, NHNN đã quyết định nâng tỷ giá chính thức thêm 1% lên 21.246
VND/USD, có hiệu lực từ 19/6/2014. Quyết định điều chỉnh tỷ giá thêm 1% đã góp phần
ổn định thị trường và hỗ trợ xuất khẩu trong những tháng cuối năm, hỗ trợ tăng trưởng
kinh tế. Sang năm 2015, NHNN đã linh hoạt, kịp thời điều chỉnh biên độ tỷ giá giữa
VND và USD tăng từ +/-1% lên +/-2%. Tiếp đó, ngày 19/8/2015, NHNN điều chỉnh tỷ
giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD thêm 1%, đồng thời mở rộng biên độ tỷ
giá từ +/-2% lên +/-3%.Theo chế độ tỷ giá này, tỷ giá VND/USD được xác định trên cơ
sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường, nhưng NHNN vẫn có thể can thiệp để điều chỉnh tỷ
giá theo định hướng của chính sách tiền tệ. Cụ thể, NHNN sử dụng các công cụ như:
Tăng hoặc giảm lãi suất, bán hoặc mua ngoại tệ trên thị trường,…
Ưu điểm:
 Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý giúp tăng cường linh hoạt cho tỷ giá đồng Việt Nam,
cho phép nó biến động tự do hơn dưới tác động của thị trường ngoại hối.
 Chế độ cho phép các biện pháp can thiệp từ Ngân hàng Nhà nước để điều chỉnh tỷ
giá trong trường hợp cần thiết, giúp ổn định thị trường và tránh những biến động đột
ngột.
 Tăng linh hoạt tỷ giá có thể giúp kích thích xuất khẩu, vì khi tỷ giá giảm, hàng hóa và
dịch vụ của Việt Nam trở nên giá trị thấp hơn trên thị trường quốc tế.
 Chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý có thể được sử dụng để kiểm soát lạm phát thông
qua việc điều chỉnh tỷ giá và tác động lên giá hàng hóa nhập khẩu.
Nhược điểm:
 Mặc dù có quản lý, nhưng chế độ tỷ giá thả nổi vẫn có khả năng biến động do áp lực
từ thị trường quốc tế và các sự kiện không dự đoán được,…
 Nếu tỷ giá biến động mạnh, có thể gây ra áp lực lên doanh nghiệp và người tiêu
dùng, đặc biệt là trong việc quản lý chi phí và giá cả.
 Nếu thị trường ngoại hối quốc tế trở nên bất ổn, chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý cũng
có thể chịu áp lực từ các yếu tố toàn cầu.
2. Chế độ tỷ giá trung tâm (2016-nay):
Từ ngày 28/01/2016, NHNN đã chuyển sang áp dụng chế độ tỷ giá trung tâm. Theo
chế độ này, tỷ giá trung tâm được xác định hàng ngày dựa trên các thông tin về cung cầu
ngoại tệ, diễn biến kinh tế vĩ mô, lãi suất và các yếu tố khác. Tỷ giá giao dịch trên thị
trường được xác định theo nguyên tắc cung cầu, nhưng không được vượt quá biên độ tỷ
giá ±3% so với tỷ giá trung tâm. Từ năm 2017, NHNN duy trì ổn định tỷ giá để phù hợp
với cung - cầu ngoại tệ trên thị trường, vừa ứng biến với tác động tiêu cực từ thị trường
quốc tế và từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung. Cuối 2017, tỷ giá trung tâm là
22,425 VND/USD, tăng 1.2% so với hồi đầu năm. Năm 2018, tỷ giá trung tâm tăng 1.6%,
tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tăng 2.7% so với mức đầu năm. Năm 2019,
tỷ giá trung tâm là 23,155 VND/USD, tăng 1.4% so với mức cuối năm 2018. Năm 2020,
tỷ giá trung tâm ở mức 23,131 VND/USD, giảm 0,1% so với thời điểm cuối năm 2019.
Năm 2021, tỷ giá trung tâm được điều chỉnh 3 lần. Năm 2022, tỷ giá trung tâm vào cuối
năm là 23,730 VND/USD, so với tỷ giá đầu năm là 22,920 VND/USD, tăng 3.41%. Năm
2023 tỷ giá trung tâm là 23,898 VND/USD.
Ưu điểm:
 Tăng cường tính tự chủ trong điều hành chính sách tiền tệ, hỗ trợ xuất nhập khẩu
giúp tỷ giá biến động theo cung cầu ngoại tệ, phản ánh chính xác hơn giá trị của đồng
VND, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được hưởng lợi khi tỷ giá VND/USD giảm và
ngược lại.
 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Nhược điểm:
 Tỷ giá có thể biến động mạnh, gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân trong
việc dự báo và tính toán chi phí.
 Có thể dẫn đến tình trạng đầu cơ ngoại hối.
 Nếu đồng tiền tiêu chuẩn gặp vấn đề, đặc biệt trong trường hợp khủng hoảng tài
chính toàn cầu, có thể gây ra rủi ro lớn cho các quốc gia kết nối với hệ thống này.
IV. KẾT LUẬN
Tỷ giá là một biến số kinh tế, vừa là sản phẩm cung cầu của thị trường, vừa chịu tác
động chính sách của chính phủ. Việc đồng nội tệ được định giá cao hay thấp có thể tạo ra
ưu thế hay bất lợi trong cạnh tranh thương mại quốc tế. Việt Nam là nước đang phát triển,
có nền kinh tế thị trường với độ mở cửa cao, do đó, tỷ giá trở thành nhân tố quan trọng,
tác động nhanh và mạnh đến hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động xuất
khẩu nói riêng. Chính vì vậy cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện chế độ tỷ giá để ổn định thị
trường ngoại hối, nâng cao vị thế của đồng nội tệ VND, từ đó góp phần quan trọng vào
ổn định nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

You might also like