Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Nhà mẹ Lê -Thạch Lam - Phân tích nhân vật bác Lê I.

Mở bài - Thạch Lam là


người đã có những phát biểu về quan điểm " Đối với tôi, văn chương không
phải là đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là
một thứ khí giới thanh cao mà đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo, thay đổi
cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú
hơn ". Ông quan niệm về thiên chức của nhà văn là phải phát hiện ra cái đẹp ở
chỗ không ngờ tới, tìm ra cái đẹp kín đáo và che lấp qua sự vật -Đọc truyện,
người đọc sẽ không thể nào quên được hình ảnh bác Lê- bác là điển hình cho số
phận đáng thương của những người mẹ nghèo đông con hay người nông dân
túng quẫn, nghèo đói vì gia đình đông đúc, khổ sở. II. Thân Bài 1. Khái quát
đầu - Tác giả: Thạch Lam là nhà văn lãng mạn, xuất sắc - Phong cách sáng tác..
- Tác phẩm " Nhà mẹ Lê " in trong tập truyện cùng tên + Lấy bối cảnh xã hội
Việt Nam trước cách mạng Tháng 8- năm 1937, đó là một xã hội chìm đắm
trong sự nghèo đói với những con người lam lũ cơ cực. Phải chăng đó chính là
hình ảnh chung cho những con người nhỏ bé bất hạnh trong những năm tháng
ấy của dân tộc ? + Nội dung: cái đói, cái khổ, sự túng quẫn được viết rõ từng
câu chữ trong tác phẩm khiến cho hình ảnh được hiện diện ngay trước mắt
người đọc về hình ảnh của một người mẹ lam lũ, vất vả, chạy ăn từng bữa cho
mươi một đứa con nheo nhóc. + Vị trí đoạn trích: đoạn trích nằm ở phần đầu
của cả tác phẩm chủ yếu khắc họa hình ảnh của người phụ nữ tần tảo, chịu
thương chịu khó và tình yêu thương vô bờ bến mà bác Lê dành cho những đứa
con. Từ đó nói lên giá trị hiện thực về sự cao cả của người mẹ 2. Phân tích LĐ1:
Bác Lê là một người nông dân nghèo khổ lam lũ LC1: Ngoại hình và hoàn cảnh
gia đình của bác Lê - Mở đầu đoạn chuyện được giới thiệu là " gia đình một
người mẹ với mười một người con " -> Hoàn cảnh đặc biệt, một gánh nặng quá
lớn đặt lên đôi vai của người mẹ. Trong cái bức tranh ảm đạm chung của xã hội
lúc bấy giờ, ta thấy được nhân vật bác Lê hiện lên có số phận bất hạnh nhất -
Tác giả không hề nhắc đến người chồng của bà Lê, chỉ biết bà hiện lên với hình
dáng là " một người đàn bà nhà quê thấp bé, da mặt và chân tay nhăn nheo như
một quả trám khô ": + Dường như những khó nhọc của cuộc đời đã in hẳn lên
khuôn mặt, trên dáng vẻ, hút cạn sinh lực của người mẹ khiến cho da mặt và
chân tay trở nên như vậy + Cách so sánh gợi sự lam lũng, đáng thương. Không
biết người đàn bà này đã phải chịu bao nhiêu vất vả mà lại có một bộ dạng như
vậy. Sự bần cùng hóa của xã hội dường như dồn hết vào bác Lê - Đáng chú ý
hơn là gia đình của bà " mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười một tuổi!
Đứa bé nhất hẵng còn bế trên tay ". Đặc điểm đói nghèo của xã hội lúc bấy giờ
đã xuất hiện. Đã nghèo lại đói khổ, nhưng mẹ Lê lại sinh đông con khiến cái
nghèo, cái khổ ấy còn gấp bội phần. -> Người đàn bà nhà quê thấp bé nặng trĩu
đôi vai gánh nặng mưu sinh nuôi đàn con dại LC2: Cuộc sống - Sự đói nghèo và
thiếu thốn còn được thể hiện qua hoàn cảnh sinh sống của nhà bác " căn nhà
cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp ": + Căn nhà: ta thấy cái nhìn độ lượng, thương
cảm của nhà văn khi miêu tả căn nhà tồi tần của mẹ Lê " chừng ấy người chen
chúc trong khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan
đã gãy nát" + Cuộc sống sinh hoạt: mùa rét phải rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng
nằm và tác giả so sánh cảnh tượng đó như "ổ chó". Đói nghèo và thiếu thốn
cùng với đó là lối miêu tả trào phúng về hai mẹ con bà Lê như “chó mẹ chó
con” chỉ đành cay đắng và đau khổ biết bao -> Vậy mà người mẹ ấy luôn âm
thầm chịu đựng những vất vả một mình, trong lam lũ, không một lời than vãn,
hối tiếc. Thậm chí còn lạc quan và coi sự nghèo túng đó là " tươm tất "? Bởi ai
nấy cũng đều biết mình nghèo khổ như nhau, đây chính là nét đẹp điển hình của
nhân vật trong các tác phẩm của Thạch Lam - Hoàn cảnh như vậy rồi, công việc
của bà Lê cũng không hề ổn định + Để đặc tả sự nghèo khổ của nhà mẹ Lê, tác
giả cho ta thấy "cách kiếm ăn" khổ cực và bấp bênh của bà mẹ này:" Từ buổi
sáng tinh sương mùa nực cũng như mùa rét bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho
những người có ruộng trong làng " + Mùa gặt may ra cuộc sống còn khấm khá
hơn một chút, đợi mùa rét tới, bác ta chỉ có thể chịu cảnh vô công dồi nghề,
mình và những đứa con đều phải nhịn đói -> Cái đói luôn rình rập người mẹ
khổ và những đứa trẻ nghèo. Tội nghiệp, xót xa cho thói đói rách, bần hàn =>
Những con người sống với nghề nghiệp bấp bênh ấy trở nên tội nghiệp hơn khi
những ngày mùa qua đi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ. Những khó khăn ấy
không chỉ đến với riêng mẹ Lê mà với tất cả những người dân trong xóm ngụ cư
nghèo khổ ấy. Liên Hệ: Gia đình nhà mẹ Lê còn gợi cho người đọc nhớ về gia
đình nhà bà Tú trong tác phẩm " Thương Vợ " của nhà thơ Tú Xương: " Quanh
năm buôn bán ở mon sông Nuôi đủ năm con với một chồng " Có thể nói, những
người phụ nữ như họ trên vai là hai đầu đòn gánh trĩu nặng cơ cực cuộc sống,
tấm thân lại nặng trĩu những lo toán vất vả của người phụ nữ đảm đang tháo vắt

LC2: Tình yêu thương dành cho các con


- Tuy rằng cuộc sống của cả gia đình bác Lê còn nhiều khó khăn nhưng niềm
vui từ những điều nhỏ bé vẫn luôn xuất hiện để xóa tan sự tù túng đó:
+ Những ngày hạ vẫn còn mấy đứa trẻ con đang nô đùa với nhau
+ Quan tâm lo lắng cho các đứa con mắc bệnh " lở đầu "
->Bà là một người phụ nữ kham khổ nhưng lại là một người mẹ rất yêu thương
con. Chỉ cần thấy con được vui đùa, khỏe mạnh thì bao nhiêu mệt nhọc cũng
qua đi hết.
- Hơn cả là cuộc trò chuyện với bác Đối:
+ Cách trả lời như thừa nhận cho nỗi vất vả khó khăn khi phải nuôi nấng không
xuể mười một đứa con
+ Vừa thể hiện một suy nghĩ tích cực, tình yêu thương dành cho đàn con
- Bà yêu thương nhất là đứa con thứ chín vì từ bé nó đã ốm yếu, xanh xao.
-> Tình yêu thương dành cho những đứa con luôn từ những điều nhỏ bé nhất
mà ra. Nó luôn hiện hữu trong chính cuộc sống của cái gia đình này và cũng chỉ
dành riêng cho những thân phận nhỏ bé cơ cực này
=> Tác phẩm vì thế được bao trùm bởi tình yêu thương. Đó không chỉ là tình
thương của những con người cùng cảnh ngộ trong truyện mà còn là tình thương
của độc giả dành cho nhân vật và của chính nhà văn với " đứa con tinh thần "

You might also like