bài tập tự luyện tv

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

Họ Tên :………………………………….

Lớp :……………………………………..
Bài Tập Tự Luyện.
A: KIỂM TRA ĐỌC.
Phần I. ĐỌC THÀNH TIẾNG:
Đề 1: Người gác rừng tí hon (Sách Tiếng Việt 5 tập 1, trang 125)
Câu 1: Nêu nội dung chính của bài?
TL: Câu chuyện về tình yêu rừng và sự can đảm của bạn nhỏ. Ba bạn làm nghề gác
rừng, bạn có ý thức bảo vệ rừng cao. Khi thấy có lâm tặc, bạn đã báo ngay cho
công an. Bọn lâm tặc bị bắt, bạn nhỏ là người gác rừng dũng cảm.
Câu 2: Theo lối cha vẫn đi vào rừng, bạn nhỏ phát hiện ra điều gì?
TL: Bạn nhỏ phát hiện có những dấu chân người lớn in hằn trên mặt đất. Tiếp đến,
bạn còn tìm ra hơn chục cây đước to bị chặt ra từng khúc dài. Và qua khe lá, bạn
nhỏ thấy hai tên trộm đang bàn bạc cách đưa số gỗ đó ra đến bìa rừng.
Đề 2: Kì diệu rừng xanh (Sách Tiếng Việt 5 tập 1, trang 75)
Câu 1: Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rọi”?
TL: Rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi” vì có sự phối hợp của rất nhiều
sắc vàng ngời sáng, rực rỡ trong một không gian rộng lớn.

Câu 2: Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?
TL: Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có liên tưởng khá thú vị. Ông thấy vạt
nấm rừng như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì,
bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những
người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.
Đề 3: Cái gì quý nhất (Sách Tiếng Việt 5 tập 1, trang 85)
Câu 1: Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì?
TL: Theo Hùng, cái quý nhất là lúa gạo.
Theo Quý, cái quý nhất trên đời là vàng.
Theo Nam, cái quý nhất trên đời là thì giờ.
Câu 2: Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới quý nhất?
TL: Vì thầy giáo cho rằng: không có người lao động thì không có lúa gạo, không
có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một
cách vô vị.
Đề 4: Chuỗi ngọc lam
Câu 1: Chị của cô bé tìm gặp Pi-e làm gì?
TL: Chị của Gioan không tin em gái mình có tiền mua chuỗi ngọc nên tìm đến tiệm
hỏi xem có phải ngọc thật không và nó được bán với giá tiền là bao nhiêu.
Câu 2: Nêu nội dung chính của bài.
TL: Câu chuyện ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và
đem lại niềm vui cho người khác.
Đề 5: Buôn Chư Lênh đón cô giáo (Sách Tiếng Việt 5 tập 1, trang 144)
Câu 1: Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?
TL: Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để mở trường, dạy cho buôn làng, con
em buôn làng học chữ.
Câu 2: Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
TL: Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên: nguyện
vọng tha thiết muốn học chữ để hiểu biết hơn, thoát khỏi cái dốt, cái lạc hậu. Có
được cái chữ sẽ mỏ mang được trí tuệ, tiếp nhận được khoa học kĩ thuật, nhờ đó
mà thoát được cái nghèo, cái lạc hậu, buôn làng được ấm no, hạnh phúc.

Đề 6: Trồng rừng ngập mặn ( SGK/trang 128).


Câu 1: Nêu nguyên nhân của việc phá rừng ngập mặn.
TL: Do chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm…làm mất đi
một phần rừng ngập mặn.
Câu 2: Nêu hậu quả của việc phá rừng ngập mặn.
TL: Lá chắn bảo vệ đê biển không còn, đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão,
sóng lớn.
Phần I: Trắc nghiệm.
A: Đọc Hiểu.
Bài 1: Đọc, hiểu văn bản:
Đọc thầm bài văn sau:
Mưa phùn, mưa bụi, mưa xuân
Mùa xuân đã tới.
Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa
khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân,
mưa phùn, mưa bụi.
Mùa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn.
Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. Không phải
tại sương mù ngoài hồ toả vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn loăng quăng, li ti
đậu trên mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây, mưa rợ, mưa phơi phới
như rắc phấn mù mịt.
Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy
xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. Mầm
cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi
khác. Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế
mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành
những bọng nước bọt trắng ngần như thuỷ tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa
thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh. Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa
bụi, như được choàng mảnh voan trắng.
Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nẩy ra. Mưa bụi ấm áp.
Cái cây được uống nước.
(Theo Tô Hoài)
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn
thành các bài tập sau:
Câu 1:Ý nào sau đây giới thiệu các loại mưa khác nhau trong bốn mùa?
A. Mưa rào.
B. Mưa ngâu, mưa dầm.
C. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.
D. Mưa rào, mưa ngâu, mưa dầm, mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.
Câu 2: Mưa mùa xuân còn được gọi là gì?
A. Mưa rào
B. Mưa phùn.
C. Mưa phùn, mưa bụi.
D. Mưa bụi.
Câu 3:Hình ảnh nào không miêu tả mưa xuân ?)
A. Loăng quăng, li ti đậu trên mái tóc.
B. Mưa rào rào như quất vào mặt người qua đường.
C. Mưa dây, mưa rợ như rắc phấn mù mịt.
D. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh.
Câu 4: Ý nào sau đây miêu tả sự đổi thay của cây cối khi mưa phùn đến?
A. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây
cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao.
B. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông
thấy mỗi khác.
C. Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà
mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 5:Câu “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” Ý muốn nói điều gì?
A. Mưa phùn báo hiệu mùa xuân đến.
B. Mưa phùn chở theo mùa xuân.
C. Mưa phùn làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc, trăm hoa đua nở.
D. Mưa phùn và mùa xuân đến cùng một lúc.
Câu 6: Nội dung đoạn văn trên là gì?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Bài 2: Đọc bài văn sau :


CHUỖI NGỌC LAM

Chiều hôm ấy có một em gái nhỏ đứng áp trán vào tủ kính cửa hàng của Pi-e, nhìn
từng đồ vật như muốn kiếm thứ gì. Bỗng em ngửng đầu lên:
- Cháu có thể xem chuỗi ngọc lam này không ạ?
Pi-e lấy chuỗi ngọc, đưa cho cô bé. Cô bé thốt lên:
- Đẹp quá! Xin chú gói lại cho cháu!
Pi-e ngạc nhiên:
- Ai sai cháu đi mua?
- Cháu mua tặng chị cháu nhân lễ Nô-en. Chị đã nuôi cháu từ khi mẹ cháu mất.
- Cháu có bao nhiêu tiền?
Cô bé mở khăn tay ra, đổ lên bàn một nắm xu:
- Cháu đã đập con lợn đất đấy!
Pi-e trầm ngâm nhìn cô bé. Rồi vừa lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền, anh vừa hỏi:
- Cháu tên gì?
- Cháu là Gioan.
Anh đưa Gioan chuỗi ngọc gói trong bao lụa đỏ:
- Đừng đánh rơi nhé!
Cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi. Cô đâu biết chuỗi ngọc này Pi-e dành để tặng
vợ chưa cưới của mình, nhưng rồi một tai nạn giao thông đã cướp mất người anh
yêu quý.
Ngày lễ Nô-en tới. Khách hàng ai cũng vui làm cho Pi-e càng đau lòng. Khi người
khách cuối cùng bước ra, anh thở phào. Thế là qua được năm nay! Nhưng anh đã
lầm.
Cửa lại mở, một thiếu nữ bước vào. Cô lấy trong túi xách ra chuỗi ngọc lam:
- Chuỗi ngọc này có phải của tiệm ông không ạ?
- Phải.
- Thưa… Có phải ngọc thật không?
- Không phải thứ ngọc quý nhất, nhưng là ngọc thật.
- Ông có nhớ đã bán cho ai không?
- Một cô bé tên là Gioan mua tặng chị của mình.
- Giá bao nhiêu ạ?
- Tôi không khi nào nói giá tiền của quà tặng.
- Gioan chỉ có ít tiền tiêu vặt. Làm sao em mua nổi chuỗi ngọc này?
Pi-e gói lại chuỗi ngọc và đáp:
- Em đã trả giá rất cao. Bằng toàn bộ số tiền em có.
Hai người đều im lặng. Tiếng chuông từ một giáo đường gần đó bắt đầu đổ.
- Nhưng sao ông lại làm như vậy?
Pi-e vừa đưa chuỗi ngọc cho cô gái vừa nói:
- Hôm nay là ngày Nô-en. Tôi không có ai để tặng quà. Cho phép tôi đưa cô về nhà
và chúc cô một lễ Nô-en vui vẻ nhé!
Trong tiếng chuông đổ hồi, Pi-e và thiếu nữ cùng nhau sánh bước qua một năm
mới hi vọng tràn trề.
PHUN-TƠN O-XLƠ
(Nguyễn Hiến Lê dịch)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Bé Gioan mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?
A. Để tặng mẹ nhân dịp mừng sinh nhật mẹ.
B. Để tặng chị gái nhân lễ Nô - en.
C. Để tặng chị gái nhân lễ Nô - en vì chị đã thay mẹ nuôi em từ khi mẹ mất.
D. Để tặng chị gái nhân dịp mừng sinh nhật chị.
Câu 2: Chị của cô bé tìm gặp Pi-e để làm gì?
A. Để hỏi có đúng cô bé mua chuỗi ngọc lam ở tiệm Pi-e không.
B. Để hỏi chuỗi ngọc có phải ngọc thật không.
C. Để hỏi Pi-e bán chuỗi ngọc cho cô bé với giá tiền bao nhiêu.
D. Để hỏi có đúng cô bé mua chuỗi ngọc lam ở tiệm Pi-e không, chuỗi ngọc có
phải ngọc thật không và cô bé mua với giá tiền bao nhiêu.
Câu 3: Vì sao Pi-e lại bán chuỗi ngọc lam cho cô bé mặc dù số tiền không đủ?
A. Vì anh cảm động trước tấm lòng của cô bé.
B. Vì anh cho cô bé khất nợ sẽ trả sau.
C. Vì anh muốn bán cho xong để đóng cửa tiệm.
D. Vì đó là chuỗi ngọc lam giả nên giá rẻ.
Câu 4: Nội dung bài “Chuỗi ngọc lam” muốn nói với chúng ta điều gì?
A. Cả ba nhân vật trong bài đều là những người tốt.
B. Cả ba nhân vật trong bài đều là những người biết hy sinh để đem lại niềm vui
cho người khác.
C. Cả ba nhân vật trong bài đều là những người tốt, có lòng nhân hậu.
D. Cả ba nhân vật trong bài đều là những người tốt, có lòng nhân hậu, biết hy sinh
và đem lại niềm vui cho người khác.

Bài 3: Đọc thầm bài văn sau:


MỪNG SINH NHẬT BÀ
Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc
để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị
Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày
sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh
nhật thật rôm rả.
Năm nay bà đã sáu mươi lăm tuổi, thế mà chưa bao giờ có ai tổ chức tiệc
mừng sinh nhật cho bà. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà
một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì
điều ấy.
Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức
sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Bố mẹ nhà
nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua
thiệp mời. Chị Linh học lớp sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chị Vy
thì giở sách nấu ăn ra xem cách làm món bún chả. Sau đó, chúng tôi lấy cớ để bà ra
ngoài một ngày sao cho khi về, bà sẽ thấy bất ngờ. Chúng tôi cùng đi chợ và cùng
làm. Thế nhưng mọi chuyện xem ra không đơn giản. Mọi thứ cứ rối tung hết cả
lên: Chị Vy thì quên ướp thịt bằng gia vị cho thơm, em Chíp thì khóc nhè vì quên
thái dưa chuột để ăn ghém, em Hoa pha nước chấm hơi mặn .... Một lát sau, bà về
và hỏi: “Ôi các cháu làm xong hết rồi à? Còn gì nữa không cho bà làm với?”. Thú
thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà mà
mọi chuyện đâu đã vào đó. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui. Còn mấy chị
em chúng tôi đều thấy mình đã lớn thêm.
Theo Cù Thị Phương Dung

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:


Câu 1: Viết vào chỗ chấm để được ý đúng:
Nhân dịp sinh nhật bà nội, mấy chị em quyết định
……………………………………………………………………………………
Câu 2: Bố mẹ của mấy chị em đã làm gì để ủng hộ việc tổ chức sinh nhật cho
bà?
A. Chỉ cho mấy chị em các việc cần chuẩn bị cho bữa tiệc.
B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.
C. Viết thiệp mời giúp chị em.
D. Làm giúp mấy chị em món bún chả.
Câu 3: Vì sao năm nay mấy chị em lại muốn tổ chức sinh nhật cho bà?
A. Vì mấy chị em biết bà buồn vào ngày sinh nhật.
B. Vì từ trước tới giờ chưa ai biết sinh nhật bà.
C. Vì năm nay các bố mẹ của mấy chị em vắng nhà.
D. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui.
Câu 4: Vì sao bữa tiệc sinh nhật hôm đó rất vui?A. Vì hôm đó bà rất vui.
B. Vì hôm đó các cháu rất vui.
C. Vì hôm đó các bố mẹ rất vui. D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui.
Câu 5: Vì sao mấy chị em cảm thấy mình lớn thêm?
.....................................................................................................................................
...........................................................................................................................
Câu 6: Qua bài đọc trên em hiểu thêm được điều gì?
.....................................................................................................................................
...........................................................................................................................
.....................................................................................................................................
...........................................................................................................................
Bài 4:
Đọc thầm bài văn sau:
QUÀ TẶNG CỦA CHIM NON
Chú chim bay thong thả, chấp chới lúc cao lúc thấp không một chút sợ hãi, như
muốn rủ tôi cùng đi ; vừa mỉm cười thích thú, tôi vừa chạy theo. Cánh chim cứ xập
xoè phía trước, ngay sát gần tôi, lúc ẩn lúc hiện, cứ như một cậu bé dẫn đường tinh
nghịch. Vui chân, mải theo bóng chim, không ngờ tôi vào rừng lúc nào không rõ.
Trước mặt tôi, một cây sòi cao lớn phủ đầy lá đỏ. Một làn gió rì rào chạy qua,
những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ
nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sòi. Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ
thắm thả xuống dòng nước. Chiếc lá vừa chạm mặt nước, lập tức một chú nhái bén
tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phốc lên ngồi chễm chệ trên đó. Chiếc lá
thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ
thắm lặng lẽ xuôi dòng.
Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ
giọng. Tôi đưa tay lên miệng bắt đầu trổ tài bắt chước tiếng chim hót. Tôi vừa cất
giọng, nhiều con bay đến đậu gần tôi hơn. Thế là chúng bắt đầu hót. Hàng chục
loại âm thanh lảnh lót vang lên. Không gian đầy tiếng chim ngân nga, dường như
gió thổi cũng dịu đi, những chiếc lá rơi cũng nhẹ hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng
trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại… Đâu đó vẳng lại
tiếng hót thơ dại của chú chim non của tôi, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rất
rõ.
Theo Trần Hoài Dương
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi hoặc làm
theo yêu cầu bài tập:
Câu 1: Chú chim non dẫn cậu bé đi đâu?
A. Về nhà B. Vào rừng C. Ra vườn D. Ra biển
Câu 2: Những từ ngữ nào trong bài miêu tả âm thanh của tiếng chim hót?
A. líu ríu, ngân nga, vang vọng, hót đủ thứ giọng
B. kêu líu ríu, hót, ngân nga, vang vọng
C. líu ríu, lảnh lót, ngân nga, thơ dại
D. ngân nga, vang vọng, lơ lửng, loang loáng
Câu 3:Món quà chính mà chú chim non tặng chú bé là món quà gì?
A. Một cuộc đi chơi đầy lí thú.
B. Một chuyến vào rừng đầy bổ ích.
C. Bản nhạc rừng đầy tiếng chim ngân nga.
D. Một chuyến đi tham quan biển thật thú vị.
Câu 4: Đoạn văn đầu tiên của bài “Quà tặng của chim non” có những hình
ảnh so sánh nào?
A. Cánh chim cứ xập xoè phía trước.
B. Chú chim bay thong thả, chấp chới như muốn rủ tôi cùng đi.
C. Cánh chim lúc ẩn lúc hiện như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch.
D. Ý B và C đều đúng.
Câu 5: Em hãy tìm các từ láy có trong đoạn 2 của bài văn
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Câu 6: Em hãy nêu nội dung của bài văn.
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Bài 5. Đọc đoạn văn sau.
Những vết đinh
Một cậu bé nọ có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho
cậu một túi đinh rồi nói với cậu: “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra
sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ.”
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau
vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng trên
lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình còn
dễ hơn là phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào.
Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu đến
thưa với cha và ông bảo: “Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề nổi
giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào.”
Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện
tìm cha mình báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu
liền đến bên hàng rào. Ở đó, ông nhỏ nhẹ nói với cậu: “Con đã làm rất tốt, nhưng
con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không giống như
xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống
như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương rất khó lành trong lòng
người khác. Cho dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó
vẫn còn lại mãi mãi. Con hãy luôn nhớ: vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả
những vết thương thể xác. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá
quý. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở khi con gặp
khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lấy lời
cha...”

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Tính tình của cậu bé có gì đặc biệt ?
A. Đáng yêu, biết quan tâm người khác.
B. Tính tình ôn hòa, dễ chịu
C. Có tính xấu là hay nổi nóng
D. Nói năng dịu dàng, lễ phép
Câu 2. Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào?
A.Mỗi lần cáu ai, đóng một cái đinh lên hàng rào.
B. Mỗi lần cáu ai, nhổ một cái đinh trên hàng rào.
C. Mỗi ngày đóng một cái đinh lên hàng rào.
D. Mỗi ngày nhổ một cái đinh khỏi hàng rào.
Câu 3. Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày, đến
gặp cha, người cha lại khuyên con làm gì?
A. Chấm dứt việc đóng đinh lên hàng rào.
B. Tiếp tục đóng hết số đinh còn lại
C. Nhổ hết một lượt những cây đinh đã đóng trước đó ra khỏi hàng rào
D. Mỗi ngày không nổi giận với ai thì nhổ 1 cây đinh ra khỏi hàng rào.
Câu 4: Theo em, người cha trong truyện là người như thế nào?

A. Biết dạy con cách kiềm chế cơn tức giận.


B. Biết cách dạy con về lòng nhân hậu.
C. Biết cách tránh xúc phạm người khác.
Nắng chiều mỏng manh sợi chỉ Lúa bá vai nhau chạy miết
Chuồn kim khâu lá trong vườn Dừa cầm gió lọt kẽ tay
Hoa chuối rơi như tàn lửa Mây trốn đâu rồi chẳng biết
Đất trời được ướp bằng hương. Chiều lo đến tím mặt mày!
Con chim giấu chiều trong cánh Không gian lặn vào ngòi bút
Để rơi tiếng hót khi nào Bé ngồi phác họa mùa thu
Hoàng hôn say về chạng vạng Quê hương hiện lên đậm nét
Lục bình líu ríu cầu ao. Buổi chiều rung đậm tâm tư.
Dòng sông mát lành tuổi nhỏ Trương Nam Hương
Nước tung tóe ướt tiếng cười
Con bò mải mê gặm cỏ
Cánh diều ca hát rong chơi.
D. Biết cách chữa vết thương tinh thần.
Câu 5: điểm) Qua câu chuyện em đã rút ra được bài học gì cho bản thân?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Bài 6: Đọc bài văn sau :
Chiều thu quê em

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời
đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập :
Câu 1: Trong khổ thơ đầu, chiều thu được miêu tả bằng những hình ảnh nào ?
A. Nắng chiều mỏng manh như sợi chỉ, con chuồn chuồn kim đậu trên vòm lá.
B. Những bắp hoa chuối như những tàn lửa, đất trời được ướp hương thơm.
C. Cả a và b đều sai.
D. Cả a và b đều đúng.
Câu 2: Những gì được chọn để tả trong khổ thơ thứ ba và thứ tư ?
A. Tuổi thơ, tiếng cười, đêm văn nghệ, trò chơi trốn tìm.
B. Dòng sông, con bò, cánh diều, cây lúa, cây dừa, mây trời.
C. Nước sông, đôi bờ, niềm vui, cánh diều, cây dừa.
D. Nước sông, tuổi thơ, cánh diều, mây trời, niềm vui.

B: Luyện từ và câu:
Câu 1: Cặp quan hệ từ trong câu “Nhờ Hoa quan tâm giúp đỡ mà kết quả học
tập của Lan tiến bộ rất nhiều” biểu thị quan hệ gì?
A. Quan hệ tương phản. B. Quan hệ tăng tiến.
C. Quan hệ điều kiện – kết quả. D. Quan hệ nguyên nhân – kết quả
Câu 2:Từ “ăn” trong câu nào dưới đây dùng nghĩa chuyển?
A. Cả gia đình tôi cùng ăn cơm bữa tối rất vui vẻ.
B. Bạn Hà thích ăn cơm với cá.
C. Những chiếc tàu vào cảng ăn than.
D. Khi em bị sốt, mẹ cho em ăn cháo.
Câu 3 : Tiếng “ăn” nào được dùng theo nghĩa gốc?
A. ăn cưới B. ăn cơm C. da ăn nắng D. ăn ảnh
Câu 4: Câu nào dưới đây có từ “đứng” được dùng với nghĩa gốc ?
A. Em bé đứng chưa vững.
B. Đồng hồ đứng kim.
C. Từ sáng đến giờ, trời đứng gió.
D. Ông bố đứng ra bảo lãnh cho con trai của mình.
Câu 5: Gạch chân dưới cặp quan hệ từ trong câu sau:
Nếu em đạt kết quả cao trong cuối học kì I thì mẹ sẽ cho em đi du lịch.
Câu 6: Từ nào dưới đây là từ trái nghĩa với từ “chìm” trong câu: “Trăng
chìm vào đáy nước.” ?
A. nổi B. trôi C. lặn D. lội
Câu 7: Điền từ trái nghĩa với những từ in đậm để hoàn chỉnh các câu sau :
a. Lá cây mềm mại, mịn màng, còn thân cây lại .............................. gai góc.
b. Mẹ kể rằng ban đầu Linh nấu nướng cũng ............................ chứ không khéo léo
như bây giờ.
Câu 8: Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ “kêu” trong câu:
“Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng.”
................................................................................................................................
Câu 9: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Chiều chiều, trên triền đê, đám trẻ mục đồng chúng tôi thả diều.
................................................................................................................................
Câu 10:Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau :
a. Lục bình líu ríu cầu ao. b. Bé ngồi phác họa mùa thu.
……………………………………………………………………………
Câu 11: Xác định các thành phần của câu sau:
Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại.
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Câu 12: Đặt một câu có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết
quả:
................................................................................................................................
Câu 13: Đặt 1 câu có cặp quan hệ từ nói về việc học tập.
……………………………………………………………………………………
Câu 14: Đặt câu để từ “hay” được sử dụng với các nghĩa sau ?
a. Có nghĩa là “giỏi (thú vị):
……………………………………………………………………………………….
b. Có nghĩa là thường xuyên :
....................................................................................................................................
Câu 15: Tìm từ có tiếng “hữu” điền vào chỗ trống trong các câu sau sao cho thích
hợp :
a. Chúng ta cần cố gắng học tập để trở thành người .........................................
b. Tình ................................... giữa hai nước Việt - Lào ngày càng thắm thiết.

Phần II : TỰ LUẬN.
A. KIỂM TRA VIẾT.
1, PHẦN CHÍNH TẢ: NGHE-VIẾT.
Bài 1.
Mùa thảo quả ”
Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại
ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên
đất rừng , qua một năm, đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, từ một thân
lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy. Thoáng
cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn,
xòe lá, lấn chiếm không gian.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Đề 2

Con sẻ

Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu
bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép
vàng óng, trên đẩu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống.

Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức
đen nhánh lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm chó. Lông sẻ già dựng ngược,
miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm hả
rộng đầy răng của con chó.

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Đề 3

Tiếng sáo diều

Mỗi buổi chiều, khi những tia nắng chói chang tắt dần cũng là lúc tụi trẻ chúng
tôi ùa ra cánh đồng, tung lên trời những cánh diều nhỏ. Xếp lại những lo toan bài
vở, chúng tôi đau đáu nhìn theo những cánh diều trên bầu trời cao rộng. Thả điều
trong buổi chiều lộng gió, được lắng nghe tiếng sáo vi vu hòa lẫn tiếng reo hò của
bọn trẻ. Chẳng có bản nhạc của một nghệ sĩ thiên tài nào có thể so sánh nổi bản
nhạc ấy của đồng quê. Tiếng sáo ấy trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè, tiếng
gọi của những tâm hồn đi tìm về kí ức tuổi thơ.

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Đề 4

Cây đa làng

Cây đa tỏa rợp bóng mát. Thân cây chia thành nhiều múi, có chỗ trưởng như do
nhiều cây ghép lại. Những cái rễ lớn bắt đầu từ trên nửa thân cây, “vuốt nặn” cho
thân bành ra, rất nhiều góc cạnh, trông như cái cổ của một người khổng lồ gầy
guộc, già nua, đang nổi gân lên trong cuộc cãi vã. Rồi ai đó đắp lên đây những cái
mụn to như chiếc thủng, làm cho thân cây sần sùi, hang hốc. Trẻ em chui gọn vào
trong các hốc cây chơi trò trốn tìm, đánh trận giả.

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Đề 5.
Buổi sáng mùa hè trong thung lũng
Rừng núi còn chìm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ấm và lành lạnh,
mọi người đang ngủ ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng có một con gà
trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó rải rác
khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy
gáy te te.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Đề 6

Biển đẹp

Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những núi xa màu lam nhạt pha màu trắng
sữa. Không có gió, mà sóng vẫn đổ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh
đặc một màu bạc trắng, lăn tăn như bột phấn trên da quả nhót. Chiều nắng tàn, mát
dịu. Biển xanh veo màu mảnh chai. Núi xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ
liếm lên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào.

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
B. TẬP LÀM VĂN.

Đề 1: Em hãy tả một cô giáo em đã từng học mà em ấn tượng nhất.


Đề 2: Em hãy viết bài văn tả về mẹ của em.
Đề 3: Em hãy viết bài văn tả về bà của em.

You might also like