Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Công nghệ xe điện

I.Khái niệm
a.Công nghệ xe điện
- Công nghệ xe điện là sự kết hợp giữa công nghệ điện tử và công nghệ ô tô để tạo ra các
phương tiện di chuyển sử dụng năng lượng điện. Thay vì sử dụng động cơ đốt trong như xe
hơi truyền thống, xe điện sử dụng một hoặc nhiều động cơ điện để cung cấp sức mạnh cho xe.
b.Xe điện
- Xe điện là phương tiện giao thông đường bộ sử dụng động cơ điện như xe đạp điện, xe máy
điện và ô tô điện.
Link: https://vinfastauto.com/vn_vi/xe-may-dien-thong-minh-la-gi

(Kèm ảnh minh họa và link trích dẫn)


II.Lịch sử ra đời và phát triển
a.Trên thế giới
1.1. Lịch sử xe điện từ những năm 1859
Xe điện có lịch sử ra đời từ năm 1859 với hình thái ban đầu khá thô sơ, đơn giản nhưng đặt
một nền móng quan trọng giúp thay đổi diện mạo thị trường xe điện hiện nay. Các từ khóa
như chiếc xe điện đầu tiên là gì hay tên người phát minh ra xe điện đầu tiên là ai… đang được
rất nhiều người quan tâm.
– Năm 1859: Nhà vật lý học Gaston Planté sáng chế ra pin sạc giúp tích trữ trên xe điện.
– Năm 1880: Nhà phát minh Gustave Trouvé đã gắn pin sạc vào xe ba bánh, tạo ra chiếc xe
chạy điện đầu tiên.
– Năm 1884: Thomas Parker tạo ra chiếc ô tô điện đầu tiên trên thế giới tại Anh.
– Năm 1890-1891: William Morrison chế tạo ra chiếc xe điện đầu tiên ở Mỹ với 6 chỗ ngồi
và tốc độ tối đa 23km/h.
– Năm 1897: Walter Bersey chế tạo ra đội taxi điện hoạt động trên đường phố London. Sau
đó, loại taxi điện được sử dụng rộng rãi ở New York.
– Năm 1912: xe điện bùng nổ do được nhiều hộ gia đình ưa chuộng sử dụng. Có tới 33.842
chiếc tại Mỹ.
– Đến những năm 1920: hãng Ford sản xuất xe xăng với giá rẻ khiến xe xăng trở nên phổ
biến hơn, tác động rất lớn tới xe điện. Thời điểm đó, xăng dầu cũng bớt đắt đỏ, trạm xăng
mọc lên nhiều hơn, tiện lợi cho người dùng. Do đó, xe điện bị đưa vào dĩ vãng và ít được ưa
chuộng hơn xe xăng.
1.2. Lịch sử ra đời xe máy điện và sự phát triển
Xe máy điện là loại xe điện được sử dụng ngày càng rộng rãi hiện nay. Lịch sử của xe máy
điện có phần không được rõ ràng. Lịch sử ghi nhận, trước năm 1911 có nhiều đơn xin cấp
bằng sáng chế cho xe đạp điện nhưng xe máy điện thời điểm đó vẫn chưa được nhắc đến.
– Năm 1911: Tạp chí Cơ học Phổ biến đã đề cập đến sự ra đời của một chiếc xe máy điện với
khả năng đi được 121km-160km/lần sạc và tốc độ tối đa có thể đạt là 56km/h.
– Năm 1919: Công ty Ransomes, Sims & Jefferies đã chế tạo ra chiếc xe máy điện nguyên
mẫu có pin được lắp dưới yên xe.
– Năm 1936: hai anh em nhà Limelette thành lập công ty xe máy điện có tên là Socovel.
– Vào thế chiến thứ 2: California đã phát minh ra chiếc mô tô điện hai bánh có thể kéo một
chiếc xe moóc một bánh. Năm 1946, Williams thành lập Công ty Marketeer sản xuất rất
nhiều loại xe điện khác nhau.
– Năm 1967: Karl Kordesch đã chế tạo một chiếc xe máy điện lai pin nhiên liệu với khả năng
đi được 320km/lần sạc và tốc độ tối đa là 40km/h.
– Năm 1974: Nhà sản xuất Auranthic Corp ở California, đã sản xuất một chiếc mô tô nhỏ có
tên là Charger. Nó có khả năng đi được tốc độ tối đa 48km/h và quãng đường 80km/lần sạc.
– Năm 1988: ông chủ của Công ty Eyeball Engineering đã thử nghiệm chiếc mô tô kéo điện
của mình ở Bonneville.
– Năm 1996: chiếc mô tô điện EMB Lectra được chế tạo bởi Electric Motorbike Inc sử dụng
động cơ biến trở. Nó có khả năng đi được 72km/h và quãng đường 56km/lần sạc.
– Vào năm 2006, Vectrix đã giới thiệu chiếc xe tay ga điện hiệu suất cao đầu tiên được bán
trên thị trường.
– Tháng 2 năm 2009: Công ty Mission Motors ở San Francisco do một cựu kỹ sư Tesla
Motors dẫn đầu, đã trình làng Mission One, một chiếc xe máy điện có tốc độ 150 dặm/ giờ,
trở thành chiếc xe điện được sản xuất nhanh nhất trên thế giới.
Những năm sau đó, xe máy điện liên tục được ra đời, phá vỡ những kỷ lục về tốc độ và quãng
đường tối đa đi được của các siêu phẩm trước đó.
– Vào năm 2020, Ola Electric Mobility, một bộ phận của Ola Cabs, đã lên kế hoạch xây dựng
nhà máy sản xuất xe điện lớn nhất thế giới.
Cùng năm, giáo sư Juan Ayala đã thiết kế và phát minh ra hệ thống xe điện cho thuê dựa trên
ứng dụng điện thoại thông minh.
b.Trong thị trường Việt Nam
– Ngày 2/9/2017: Tổ hợp sản xuất ôtô và xe máy điện VinFast được khởi công xây dựng.
Nhà máy sản xuất xe của VinFast có diện tích 335 hecta với tổng số vốn đầu tư đạt 3,5 tỷ
USD..
– Ngày 3/11/2018: Khánh thành nhà máy sản xuất xe máy điện thông minh và ra mắt dòng
sản phẩm đầu tiên là Klara. Nhà Máy Sản Xuất Vinfast Có Diện Tích 335 Hecta
– Ngày 20/11/2018: VinFast tổ chức Lễ ra mắt 3 dòng sản phẩm ô tô, xe máy điện tại Hà Nội,
trong đó bao gồm 2 mẫu xe máy điện: VinFast Klara A1 (Pin Lithium-ion), VinFast Klara A2
(Pin axit-chì). Sau đó 1 tuần, VinFast cũng tiếp tục giới thiệu tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày
26/11/2018.
– Ngày 14/6/2019: Khánh thành nhà máy sản xuất ô tô VinFast tại Cát Hải, Hải Phòng sau 21
tháng xây dựng.
– Ngày 12/09/2019: VinFast chính thức công bố bán ra hai dòng xe máy điện mới: VinFast
Ludo và VinFast Impes mang phong cách thể thao, cá tính đồng thời ra mắt hệ thống trạm đổi
pin tiện dụng, rộng khắp trên cả nước. Xe Máy Điện Vinfast Impes Được Giới Trẻ Rất Ưa
Chuộng
– Ngày 26/12/2019: Giới thiệu phiên bản nâng cấp xe máy điện VinFast Klara S.
– Ngày 1/6/2020: VinFast chính thức khai trương văn phòng tại Melbourne, Australia.
– Ngày 9/9/2020: VinFast đã ký thỏa thuận mua lại Trung tâm thử nghiệm xe hơi lâu đời và
hiện đại bậc nhất thế giới Lang Lang, bang Victoria, Australia.
– Ngày 21/01/2021: VinFast giới thiệu 2 mẫu mới là xe máy điện VinFast Theon công nghệ
cao và xe máy điện VinFast Feliz, khẳng định năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ
hàng đầu tại thị trường xe điện thông minh. Vinfast Theon Hiện Đang Là Chiếc Xe Máy
Điện Vinfast Cao Cấp Nhất
– Ngày 24/3/2021: VinFast chính thức công bố nhận đặt hàng ô tô điện thông minh VF e34 –
mẫu xe điện đầu tiên mở bán tại Việt Nam, đánh dấu cuộc cách mạng trong ngành công
nghiệp xe điện Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung.
– Ngày 8/4/2021: VinFast đưa vào vận hành tuyến xe buýt điện thông minh đầu tiên tại Việt
Nam tại khu vực Vinhomes Ocean Park và dự kiến sẽ khai thác thêm nhiều tuyến ở những
thành phố lớn.
Đến nay, VinFast đã và đang làm nên lịch sử xe điện Việt Nam và không ngừng tham vọng
vươn xa hơn nữa.
III. Cấu tạo
1. Cấu tạo
Cấu tạo xe ô tô điện
Cấu tạo của xe ô tô điện đơn giản hơn rất nhiều so với xe ô tô xăng. Các thành phần chính
của một chiếc xe điện bao gồm:

Cấu tạo xe ô tô điện, nguyên lý và cách hoạt động của ô tô điện


1 Ắc quy xe điện (pin lưu trữ năng lượng): Hoạt động như một hệ thống lưu trữ điện, pin
cung cấp năng lượng cho các động cơ điện trên xe. Nó sẽ lưu trữ năng lượng dưới dạng dòng
điện một chiều DC.
Bộ chuyển đổi DC/DC: Chuyển đổi điện áp cao từ ắc quy xe điện thành điện áp thấp (12V)
để cung cấp cho các phụ kiện trên xe và sạc lại ắc quy phụ.
Động cơ điện: Là thành phần chính của xe điện, động cơ chuyển đổi năng lượng điện thành
động năng và làm quay các bánh xe. Ngoài ra, động cơ điện còn một tính năng quan trọng
khác là tái tạo năng lượng nhờ cơ chế phanh. Khi phanh xe, dòng điện xoay chiều sẽ chuyển
thành dòng điện một chiều để lưu trữ lại trong pin và sử dụng trong tương lai.
Bộ biến tần: Có chức năng biến đổi dòng điện một chiều (DC) trên ắc quy thành dòng điện
xoay chiều (AC) để sử dụng cho động cơ điện. Ngoài ra, biến tần còn thực hiện chuyển đổi
dòng điện xoay chiều khi phanh thành dòng điện một chiều để sạc lại cho ắc quy.
Cổng sạc: Cho phép sạc điện cho ắc quy với nguồn điện bên ngoài.
Bộ sạc trên bo mạch: Bộ sạc này được tích hợp trên xe để chuyển đổi dòng điện xoay chiều
(AC) từ cổng sạc thành dòng điện một chiều (DC) để sạc cho ắc quy.
Bộ điều khiển: Điều chỉnh năng lượng điện từ pin đến động cơ điện. Nó xác định tốc độ của
ô tô khi người lái đạp chân ga và tần số biến thiên của điện áp được đưa vào động cơ. Nó
cũng kiểm soát mô-men xoắn được tạo ra.
Ắc quy phụ: Cung cấp nguồn năng lượng điện cho các phụ tùng trong xe điện. Trong trường
hợp không có ắc quy chính, các ắc quy phụ sẽ tiếp tục nạp điện cho xe.
Hệ thống nhiệt (làm mát): Hệ thống này duy trì nhiệt độ thích hợp cho động cơ điện, các
thiết bị điện tử và các bộ phận khác.
Truyền động (điện): Truyền năng lượng cơ học từ động cơ điện đến các bánh xe.
2. Nguyên lí hoạt động
Về nguyên lý xe ô tô điện, xe sẽ nhận năng lượng từ pin là dòng điện một chiều (DC). Dòng
điện một chiều được chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều nhờ bộ biến tần trong xe. Khi đó
dòng điện xoay chiều sẽ làm quay động cơ và quay bánh xe.

Bộ điều khiển lấy và điều chỉnh năng lượng điện từ pin và biến tần
Với bộ điều khiển được thiết lập, biến tần sau đó sẽ gửi một lượng năng lượng điện nhất định
đến động cơ (theo độ sâu của áp lực lên bàn đạp)
Động cơ điện chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ học (quay)
Vòng quay của roto động cơ làm quay bộ truyền động để các bánh xe quay và sau đó ô tô
chuyển động.
IV.Ưu nhược điểm
*So sánh giữa xe điện và xe xăng
V.Vai trò của xe điện trong nền kinh tế
VI.Các hãng xe sử dụng xe điện
1. BYD: 1.857.549 xe; đạt 18,4% thị phần (9,1%)
2. Tesla: 1.314.330 xe; đạt 13,0% thị phần (16,0%)
3. Volkswagen: 831.844 xe; đạt 8,2% thị phần (13,0%)
4. SAIC (bao gồm SAIC-GM-Wuling): 724.911 xe, đạt 7,2% thị phần (10,5%)
5. Geely-Volvo: 606.114 xe; đạt 6,0% thị phần.
VII. Các câu hỏi về xe điện, thách thức và hướng khắc phục  tạo câu hỏi cuối bài
Lưu ý: Tất cả các đề mục đều phải tìm hình ảnh có liên quan và phù hợp, có phần thông tin
mở rộng và có nguồn trích dẫn. Riêng phần cấu tạo cố gắng tìm video thuyết minh. Tìm
thông tin có chọn lọc và liên quan đến chủ đề.

You might also like