Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

NGHỆ THUẬT THỜI LÊ SƠ

a, Kiến trúc
- Kiến trúc cung đình:
+ Dưới thời Lê Sơ, đặc biệt là thời vua Lê Thánh tông, Kinh thành Thăng Long
và hệ thống cung điện được trùng tu, xây mới trên quy mô lớn. Trong số các
cung điện được xây dựng thời Lê sơ, điện Kính Thiên là công trình nổi bật
+ Bên cạnh việc xây dựng, trùng tu các cung điện ở Hoàng thành Thăng Long,
khu Văn Miếu, nhà Thái học và công đường của các cơ quan triều đình cũng
được tu bổ, mở rộng thêm
+ Ngoài Hoàng thành Thăng Long, thời Lê Sơ còn có quần thể kiến trúc Lam
Kinh được xây dựng từ năm 1433 ở Thanh Hóa. Khu quần thể kiến trúc Lam
Kinh bao gồm các điện, miếu và lăng mộ của các vua Lê

- Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian:


+ Dưới thời Lê sơ, việc xây chùa mới bị hạn chế. Một số chùa, tháp được trùng
tu như chùa Minh Độ (Hải Dương); chùa Thiên Phúc, chùa Kim Liên, chùa
Thúy Lai, tháp chùa Hoa Yên (Hà Nội); chùa Đại Bi (Bắc Ninh),…
+ Thời Lê sơ, các lăng mộ của vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử,.. nhìn
chung có quy mô nhỏ. Điển hình là lăng mộ vua Lê Thái Tổ tại quần thể kiến
trúc Lam Kinh. Lăng được xây dựng gần như là khối hình vuông. Phía trước
lăng có các tượng quan hầu và tượng nghê, ngựa, tê giác, hổ bằng đá, được
chạm khác đơn giản nhưng vẫn thể hiện rõ sự tôn nghiêm, trang trọng

b, Điêu khắc
- Sự phát triển của điêu khác thời Lê Sơ thể hiện qua hình tượng rồng, tượng
quan hầu, tượng thú, bia Vĩnh Lăng, bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám
(Hà Nội)…
- Khác với hình tượng rồng thời Lý – Trần, hình tượng rồng thời Lê sơ thể hiện
sự mạnh mẽ và có những nét dữ tợn, trở thành biểu thành cho sức mạnh, uy
quyền của nhà vua
- Bia tiến sĩ ở Văn miếu – Quốc Tử Giám là tác phẩm điêu khắc thời Lê Sơ còn
nguyên vẹn về hình dáng đến ngày nay. Bia khắc tên những người đỗ tiến sĩ các
khoa thi Đình thời Lê Sơ, thời Mạc và thời Lê trung hưng trong thời gian từ
năm 1442 đến năm 1779
- Nghệ thuật chạm khắc gỗ ở các đình làng chủ yếu miêu tả hoạt động của người
dân như đấu vật, đánh cờ, chèo thuyền,.. Bên cạnh đó, các dòng tranh khắc gỗ
như Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội),… thời kì này đã tạo ra những
bức tranh dân gian đặc sắc, trở thành tài sản quý giá trong kho tàng nghệ thuật
Việt Nam
- Nghệ thuật thời Lê sơ kế thừa những tinh hoa của nghệ thuật thời Lý- Trần,
đồng thời có những bước tiến mới cả về nội dung và hình thức thể hiện.

You might also like