Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

I/ Kiến thức chung về thơ:

1. Khái niệm của thơ:


- Thơ (hay thơ ca, thi ca) là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống với
những cảm xúc chất chứa, cô đọng, những tâm trạng dạt dào, những tưởng
tượng mạnh mẽ, trong ngôn ngữ hàm xúc, giàu hình ảnh, và nhất là có nhịp
điệu.
- Thơ là dạng thức ban đầu của văn học. Ngoại trừ thần thoại thời nguyên thủy
tồn tại chủ yếu dưới các hình thức cúng tế, lễ hội, các hình thức thức văn học
ban đầu như sử thi, kịch, thơ trữ tình đều là thơ ca, tức là ngôn ngữ có nhịp
điệu. Với nhiều nền văn học, trong đó có văn học Việt Nam, thơ ca ra đời rất lâu
rồi văn xuôi mới xuất hiện. Trải qua quá trình lịch sử phát triển lâu dài, thơ ca
đã hình thành được những hình thức cực kì đa dạng, từ thơ sử thi dài hàng
chụcvạn câu đến những bài thơ rất ngắn, chỉ có hai, ba, bốn dòng như thơ tứ
tuyệt.
2. Đặc điểm của thơ:
- Thơ là một thể loại văn học thuộc phương thức biểu hiện trữ tình. Thơ tác
động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng
tượng phong phú; thơ được phân chia thành nhiều loại hình khác nhau, nhưng
dù thuộc loại hình nào thì yếu tố trữ tình vẫn giữ vai trò cốt lõi trong tác phẩm.
- Nhân vật trữ tình (cũng gọi là chủ thể trữ tình, cái tôi trữ tình) là người trực
tiếp cảm nhận và bày tỏ niềm rung động trong thơ trước sự kiện. Nhân vật trữ
tình là cái tôi thứ hai của nhà thơ, gắn bó máu thịt với tư tưởng, tình cảm của
nhà thơ. Tuy vậy, không thể đồng nhất nhân vật trữ tình với tác giả.
- Thơ là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước
cuộc đời. Lê Quý Đôn từng khẳng định: “Thơ phát khởi từ lòng người ta”, hay
như nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật
đầy”. Nhà thơ Pháp Alfret de Mussé chia sẻ: "Hãy biết rằng chính quả tim ta
đang nói và thở than lúc bàn tay đang viết", "nhà thơ không viết một chữ nào
nếu cả toàn thân không rung động" (dẫn theo PGS.TS Nguyễn Thị Thanh
Hương, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 01/2009). Nhưng tình cảm trong thơ
không tự nhiên mà có. Nói về điều này, nhà văn M. Gorki cũng cho rằng: “Thơ
trước hết phải mang tính chất tình cảm. Tình cảm trong thơ gắn trực tiếp với
chủ thể sáng tạo nhưng không phải là một yếu tố đơn độc, tự nó nảy sinh và
phát triển. Thực ra đó chính là quá trình tích tụ những cảm xúc, những suy nghĩ
của nhà thơ do cuộc sống tác động và tạo nên. Không có cuộc sống, không có
thơ” (theo PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương, sđd).
- Thơ tuy biểu hiện những cảm xúc, tâm sự riêng tư, nhưng những tác phẩm thơ
chân chính bao giờ cũng mang ý nghĩa khái quát về con người, về cuộc đời, về
nhân loại, đó là cầu nối dẫn đến sự đồng cảm giữa người với người trên khắp
thế gian này.
- Thơ thường không trực tiếp kể về sự kiện, nhưng bao giờ cũng có ít nhất một
sự kiện làm nảy sinh rung động thẩm mĩ mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ mà
văn bản thơ là sự thể hiện của niềm rung động ấy. Một miếng trầu đem mời,
một cái bánh trôi nước, một tiếng gà gáy canh khuya có thể là những sự kiện
gây cảm xúc cho Hồ Xuân Hương; sự kiện Dương Khuê qua đời trong "Khóc
Dương Khuê" (Nguyễn Khuyến); cuộc đời tài hoa mệnh bạc của nàng Tiểu
Thanh trong "Độc Tiểu Thanh kí" (Nguyễn Du),…
- Thơ thường có dung lượng câu chữ ngắn hơn các thể loại khác (tự sự, kịch).
Hệ quả là nhà thơ biểu hiện cảm xúc của mình một cách tập trung hơn thông
qua hình tượng thơ, đặc biệt thông qua ngôn ngữ nghệ thuật, qua dòng thơ, qua
vần điệu, tiết tấu... Nhiều khi, cảm xúc vượt ra ngoài cái vỏ chật hẹp của ngôn
từ, cho nên mới có chuyện “ý tại ngôn ngoại”. Do đó, thơ có thể tạo điều kiện
cho người đọc thực hiện vai trò “đồng sáng tạo” để phát hiện đời sống, khiến
người đọc phải suy nghĩ, trăn trở để tìm kiếm ý đồ nghệ thuật của tác giả cũng
như những điểm đặc sắc trong tư duy nghệ thuật của mỗi nhà thơ.
- Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống
khách quan. Vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do
ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dòng, và
hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu…làm tăng sức âm vang
và lan tỏa, thấm sâu của ý thơ. Bàn về đặc điểm này, nhà thơ Sóng Hồng viết:
“Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có tình
cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là có tình cảm, lí trí
kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy được
diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên
nhạc điệu khác thường ".
- Về cấu trúc, mỗi bài thơ là một cấu trúc ngôn ngữ đặc biệt. Sự sắp xếp các
dòng (câu) thơ, khổ thơ, đoạn thơ làm nên một hình thức có tính tạo hình. Đồng
thời, sự hiệp vần, xen phối bằng trắc, cách ngắt nhịp vừa thống nhất vừa biến
hóa tạo nên tính nhạc điệu. Hình thức ấy làm nên vẻ đẹp nhịp nhàng, trầm bổng,
luyến láy của văn bản thơ. Ngôn ngữ thơ chủ yếu là ngôn ngữ của nhân vật trữ
tình, là ngôn ngữ hình ảnh, biểu tượng. Ý nghĩa mà văn bản thơ muốn biểu đạt
thường không được thông báo trực tiếp, đầy đủ qua lời thơ, mà do tứ thơ, giọng
điệu, hình ảnh, biểu tượng thơ gợi lên. Do đó ngôn ngữ thơ thiên về khơi gợi,
giữa các câu thơ có nhiều khoảng trống, những chỗ không liên tục gợi ra nhiều
nghĩa, đòi hỏi người đọc phải chủ động liên tưởng, tưởng tượng, thể nghiệm thì
mới hiểu hết sự phong phú của ý thơ bên trong
3. Những yếu tố hình thức của bài thơ:
- Dòng thơ gồm các tiếng được xếp thành hàng, có thể giống nhau về độ dài,
ngắn
- Vần là phương tiện tạo nhạc tính cho thơ. Vần có vị trí ở cuối gọi là vần chân,
có vị trí ở giữa gọi là vần lưng.
- Nhịp là những điểm ngắt hơi khi đọc một dòng thơ.
4. Thơ trong mối quan hệ với hiện thực:
- Thơ là cuộc hôn phối giữa con người và vũ trụ. Thơ luôn tìm về với cuộc
sống, thơ ở trong cuộc sống nên “Nhà thơ tuy chẳng muốn, cũng thấy mình bị
ràng buộc vào cuộc biến chuyển của lịch sử” (Saint John Perse).
=> Dù ý thức hay vô thức, thơ vẫn chảy trong biển lớn cuộc đời và nhà thơ
không thể đứng ngoài dòng chảy ấy. Hơn ai hết, họ phải là người cảm nhận
cuộc sống mãnh liệt nhất, tế vi nhất.
“Thơ phản ảnh đời sống con người trên toàn diện sinh động của nó từ mặt tầng
(hành động) tới đáy tầng (tâm linh) qua hết mọi phương diện xã hội”.
5. Nhà thơ và quá trình sáng tạo:
- Nhà thơ sáng tạo ra các tác phẩm thơ ca nghệ thuật bằng cách sử dụng ngôn
ngữ và cách diễn đạt của mình. Thơ là sự kết hợp giữa cảm xúc và ngôn ngữ,
chỉ những người có năng khiếu đặc biệt mới có thể tạo ra được những tác phẩm
đặc biệt, đầy cảm xúc và ấn tượng. Để hiểu về nghệ thuật thơ, cần phải hiểu rõ
về những nhà thơ sáng tạo ra các tác phẩm đó.
- Nhà thơ không phải là người bình thường nhưng là người nghệ sĩ có phẩm
chất khác thường, vì quá trình sáng tạo thi ca là quá trình phức tạp và là sự kết
tinh của "hồn thơ". Để sáng tác thi ca, ngoài kỹ thuật và nội dung tư tưởng, cần
có cái hồn thơ, cái khả năng cảm hứng và diễn tả của nhà thơ để làm cho bài thơ
có sức sống linh diệu và đẹp nghệ thuật.
“Những chất thơ có được trong tác phẩm đều xuất phát từ một hồn thơ. Hồn
thơ là nguồn suối nguyên sinh của cái đẹp nghệ thuật tìm thấy trong một sáng
tạo đam mê” (Trần Nhựt Tân).
- Hồn thơ là yếu tố quan trọng trong việc sáng tạo thơ ca, là nguyên nhân, động
lực và tiếng gọi từ trong vô thức của người thơ. Trong khi chất thơ hướng đến
tác phẩm, hồn thơ là dư vang chưa thành hình còn ở trong trạng thái tiềm thức.
6. Ngôn ngữ và hình ảnh thơ
- Tác phẩm thơ được ví von như một nghệ thuật cứu cánh, bởi vì nó sử dụng
ngôn ngữ một cách tinh tế và chặt chẽ, tạo nên một tổ chức văn bản ở trình độ
cao. Đây là quan điểm của Jakobson - một nhà phê bình văn học. Nói đến thơ,
ngôn ngữ luôn được coi trọng và được xem là phần tinh lọc nhất của nó. Ngôn
ngữ thi ca là sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ và tư tưởng, và nhiệm vụ của thi
nhân là tạo ra những tác phẩm thơ có giá trị, mang lại cảm giác kỳ diệu cho
người đọc.
- Tư tưởng trong ngôn ngữ thơ như một chiếc dây diều vừa đưa thơ cất cánh
bay cao, bay xa trong bầu trời của thực và mộng vừa neo thơ lại với bầu khí
quyển đời sống. Ngôn ngữ thơ theo Phú Hưng “không phải là một thứ ngôn ngữ
xác ve sau mùa hè đã im bặt tiếng kêu mà đó là một thứ ngôn ngữ không ngừng
biến sinh mãnh liệt”. Song ngôn ngữ trong thơ không phải là ngôn ngữ nguyên
sinh của đời sống. Đó là ngôn ngữ có giá trị tạo nghĩa, là một thứ “bóng chữ”.
Nó có một “ma lực” riêng, nhiều khi vượt thoát khỏi ý thức của người cầm bút
để trở thành một thứ ám ảnh của vô thức. Như một “tiếng chim gọi đàn”, nó tràn
ra ngòi bút của thi nhân và phóng chiếu thành những cảm hứng sáng tạo. Ngôn
ngữ thơ vì thế “không những khác biệt ngôn ngữ nhật dụng, nó còn biệt lập với
người cầm bút, nó còn khả năng tự tồn, sinh sôi, nẩy nở “Chữ đẻ ra chữ và ra
nghĩa” (Bùi Hữu Sủng).
7. Quan niệm về nhạc tính và âm điệu trong thơ
- Âm nhạc và nhịp điệu trong thơ là một yếu tố quan trọng của thi pháp, tạo nên
vẻ đẹp và mỹ cảm cho người đọc. Thơ luôn kết hợp hài hòa giữa ý nghĩa và âm
thanh. Nhạc tính là tiếng nói linh diệu của thi ca, gợi thức trí tưởng tượng của
người đọc.
“Ly khai với nhạc tính, thơ chỉ còn là một nhan sắc trơ trẽn thiếu
duyên”(Tam Ích).
“Rơi vào cái vực ý thì thơ sẽ sâu nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực
nhạc thì thơ dễ làm say lòng người nhưng dễ nông cạn” (Chế Lan Viên).
- Âm điệu trong thơ là yếu tố không thể thiếu, đồng hành với ngôn ngữ và hình
ảnh. Nó giúp tạo ra những cung bậc thanh âm và giao cảm trong bố cục tiết nhịp
của thơ. Âm điệu cũng là một yếu tố hình thức nghệ thuật quan trọng trong thơ
và là chiếc cầu nối giữa thơ và người đọc, nói như Trần Nhựt Tân “âm điệu là
một cảm nghiệm thi tánh như một sinh khí hội thoại của thơ với người thưởng
lãm”.
- Lý luận phê bình văn học và thơ phương Tây và dân tộc có quan niệm tương
tự về ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu và nhạc tính trong thơ. Tuy nhiên, thơ vẫn
còn những ẩn số khác mà con người phải khám phá để thấu hiểu. Thơ là vần
điệu, ý nghĩa tác động lên tâm hồn người đọc và ẩn dụ nhằm gây rung động hay
cảm xúc. Có sự khác biệt trong quan niệm chú giải và phê bình thơ.

II/ Thơ trung đại:


1. Khái niệm thơ trung đại
- Thơ trung đại là hình thức thơ ca cổ điển, sáng tác trong thời kì phong kiến (từ
thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX)
+ Về ngôn ngữ và văn tự: Thơ trung đại sử dụng hai ngôn ngữ : Hán và Nôm,
trong đó thơ chữ Hán là chủ đạo. Thơ chữ Hán chủ yếu tập trung vào đề tài yêu
nưởc, nói chí, tỏ lòng, dùng trong hình thức thi cử, ngâm hoạ, sách vở. Thơ
Nôm ra đời muộn hơn (thế kỉ XV có thành tựu trong sáng tác của Nguyễn Trãi
– Quốc âm thi tập). Thơ Nôm chủ yếu vể những đề tài thế sự : tâm sự yêu nước,
thương dân, thơ về đời sống sinh hoạt, vui buồn trong con đường quan lộ hay
lúc ẩn dật… Thơ Nôm xuất hiện sau nhưng đạt nhiều thành tựu quan trọng và
kết tinh ở nhiều tác giả : Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương…
+ Về hình thức thơ: Thơ trung đại vay mượn hầu hết các hình thức thơ ca cổ
điển Trung Hoa. Tất cả các thể thơ Trung Hoa ra đời một thời gian đều có mặt
và được vận dụng ở Việt Nam. Thơ Đường luật (tứ tuyệt, thất ngôn bát cú), các
thể thơ cổ phong, ca, hành… đều có mặt trong bức tranh tổng thể thơ ca Việt
Nam.Tuynhiên, sự vận dụng các hình thức thể thơ này ở Việt Nam cũng hết sức
linh hoạt: Thơ thất ngôn của Nguyễn Trãi thường mở đầu có 6 tiếng, cách gieo
phần, phá luật cũng được sử dụng thường xuyên, để tạo nên diện mạo thơ Việt
có nét đặc sắc riêng.
2. Nội dung trong thơ trung đại
- Ca ngợi tư tưởng trung quân, ái quốc
+ Văn học trung đại quan niệm “văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí” (Văn dùng để
truyền đạt đạo lí, thơ để nói chí khí), các sáng tác đã thể hiện được tinh thần, tư
tưởng của thời đại. Đó là quan niệm về tư tưởng trung quân ái quốc, đề cao các
phạm trù đạo đức trung, hiếu, lễ, trí, tín… Thơ ca ra đời với chức năng tuyên
ngôn về tinh thần yêu nước.
- Ca ngợi phong cảnh quê hương đất nước, công tích của triều đại
+ Bên cạnh việc thể hiện tình yêu nước, tự hào về truyền thống anh hùng, thơ
thể hiện tình yêu với thiên nhiên, với cảnh vật của đất nước của mỗi miền quê,
bộc lộ niềm tự hào về những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc.
+ Tiêu biểu có các bài : “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”, “Bài
ca Côn Sơn”.
- Thơ thế tục phản ánh tâm sự của nhà thơ về thời cuộc, về vận nước, về
những điều mắt thấy tai nghe, về những thân phận bất hạnh
+ Tình yêu nước trong thời đại Lí – Trần, Lê mang âm vang hào sảng thì đến
giai đoạn sau lại sâu lắng, gắn với nỗi niềm đau đáu của thi sĩ trong cảnh nước
mất nhà tan. Đó là sự ngậm ngùi, là nỗi niềm nhớ nước thương nhà của Bà
huyện thanh quan trước cảnh mây trời, núi non hùng vĩ của dân tộc.
+ Nếu như thơ chữ Hán phù hợp với những tư tưởng chính thống, trung quân
ái quốc thì thơ chữ Nôm lại giàu giá trị nhân văn khi viết về cuộc sống đời
thường và thân phận con người. Thơ thể hiện niềm xót thương với cuộc đời và
số phận của con người, đặc biệt người phụ nữ. Truyện Kiều, thể loại ngâm khúc
(Cung oán ngâm, Chinh phụ ngâm) cùng với thơ Hồ Xuân Hương là những
thành tựu nổi bật của văn học chữ Nôm, thơ nôm. Người phụ nữ với phẩm chất
cao đẹp, thủy chung, son sắt, tràn đầy tình yêu thương lại là những nạn nhân
đau khổ nhất của chế độ phong kiến. Họ bị khinh rẻ, bị tước đoạt quyền sống,
quyền được yêu, được hạnh phúc. Những sáng tác thơ Nôm đã lên tiếng bảo vệ,
bênh vực cho những thân phận đó.
+ Bên cạnh đó, thơ thể hiện tình yêu với thiên nhiên, với cảnh vật của đất
nước của mỗi miền quê, bộc lộ niềm tự hào về những giá trị vật chất và tinh
thần của dân tộc.
3. Nghệ thuật trong thơ trung đại:
- Thơ trung đại mang tính ước lệ, tượng trưng trong thủ pháp miêu tả. Mỗi sự
vật, hiện tượng hiện lên trong thơ mang diện mạo, kích thước khác với sự tồn
tại của chúng trong đời sống. Chẳng hạn miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều “Làn
thu thuỷ nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, miêu tả Từ Hải
“Râu hùm hàm én mày ngài/ Vai năm thước rộng thân mười thước cao”.
- Thứ hai, thơ trung đại mang tính tập cổ, trong ngôn ngữ, sử dụng nhiều những
điển cố, điển tích. Chẳng hạn trong đoạn Sau phút chia li, những danh từ Tiêu
Tương và Hàm Dương được nhắc đi nhắc lại 3 lần, mang sức nặng của ngôn từ
để biểu hiện sự xa cách của hai vợ chồng. Việc sử dụng những từ Hán, điển cố
điển tích tạo nên cho thơ tính uyên bác, lời ít ý nhiều và do đó cũng đòi hỏi ở
người đọc sự hiểu biết về những ngữ liệu đó. Phần bài học thông qua các bản
dịch cho nên phải có hình thức đối chiếu với nguyên tác để có thể tìm hiểu ý
nghĩa, cách sử dụng từ ngữ của tác giả.
- Với những hình thức thơ cổ điển niêm luật chặt chẽ, thơ trung đại có sự hài
hoà, cân đối, bố cục chặt chẽ. Mỗi bài thơ tứ tuyệt 28 chữ hay thất ngôn 56 chữ,
toàn bộ nội dung, tư tưởng được dồn nén trong câu chữ nên rất sâu sắc.
III/ Nhà thơ Xuân Quỳnh:
1. Con người
- Nhà thơ Xuân Quỳnh (1942 - 1988)
- Quê quán: Xã La Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Đông, nay thuộc Hà Nội.
2. Cuộc đời
- Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công
tác xa gia đình, bà được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành.
- Năm 1955: Theo học múa tại Đoàn Văn Công Nhân Dân Trung Ương.
- Năm 1963: Học tại trường bồi dưỡng người viết văn trẻ khóa 1 của hội nhà
văn Việt Nam.
- Xuân Quỳnh chính thức trở thành hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam vào
năm 1967, và sau đó, cô được bầu là ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt
Nam vào khoá III.
-Từ năm 1978 cho đến khi qua đời, bà đã làm biên tập viên cho NXB Tác phẩm
mới.
- Năm 1973, bà kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ nổi tiếng Lưu Quang Vũ
- Xuân Quỳnh đã ra đi vào ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một vụ tai nạn giao
thông đáng tiếc tại Hải Dương
3. Sự nghiệp sáng tác
a, Các giải thưởng:
- Năm: 2001: Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
- Năm 2017, Chủ tịch nước ký quyết định truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh
về văn học nghệ thuật cho cố nhà thơ Xuân Quỳnh với 2 tập thơ đó là Lời Ru
mặt đất và Bầu trời trong quả trứng.
- Xuân Quỳnh là nhà văn nữ Việt Nam đầu tiên được google vinh danh năm
2019 nhân kỉ niệm 77 năm ngày sinh
b, Phong cách sáng tác:
- Nhà thơ Xuân Quỳnh thường viết về những chủ đề gần giũ với đời sống nội
tâm của mình, đó là những trải nghiệm về cuộc đời, những thứ mà chính bà đã
trải qua trong suốt cuộc đời của mình
- Thơ của bà là đời sống thực, đời sống của bà trong những năm đất nước còn
đang bị chiến tranh, nghèo đói, thơ của Xuân Quỳnh là những lo toan con cái,
cơm nước, cửa nhà của một người phụ nữ.
- Lời thơ cháy bỏng, dạt dào yêu thương từ chính trái tim của người phụ nữ giàu
tình cảm. Ngoài khai thác chủ đề gần gũi, thơ của Xuân Quỳnh còn độc đáo nhờ
vào đặc điểm ngôn ngữ ấn tượng. Xuân Quỳnh cũng rất thích sáng tác theo thể
thơ truyền thống, nhờ đó thơ của bà giàu nhạc tính.
- Ngoài những bài thơ về tình yêu, bà còn viết thơ cho thiếu nhi rất dịu dàng,
trong sáng và đằm thắm như: Tiếng gà trưa, …
- Nhà thơ Xuân Quỳnh ưu tiên sử dụng những từ ngữ gần gũi, mộc mạc nên thơ
có tính biểu cảm cao, dễ chạm đến xúc cảm của người đọc.
c, Các tác phẩm tiêu biểu:
- Tơ tằm - Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Sân ga chiều em đi
(1984), Thơ tình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ (1994), …
- Sóng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp của Xuân
Quỳnh
d, Những nhận định về nhà thơ Xuân Quỳnh:
+ “Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật rất
thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả tình yêu. Chị không
quanh co không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi
bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tư
của chị. Thành thật, đây là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh” (Võ Văn Trực)
+ “Không còn phân biệt được sóng tạo nên Xuân Quỳnh, hay Xuân Quỳnh đã
tạo nên sóng. Chỉ biết rằng chị sinh ra là để dành cho thơ. Dù đầu đời, vốn học
vấn còn chưa cao, nhưng hồn thơ ở người con gái đất La Khê – Hà Đông ấy đã
luôn dồi dào và dạt dào sức sống” (T.S Chu Văn Sơn.)

You might also like