Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING


---🙞🕮🙜 ---

BÀI THU HOẠCH


Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
“Tham quan Bảo tàng Chứng tích chiến tranh”

ĐỀ TÀI: “TỘI ÁC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC”

Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Túy


Nhóm : 7
Lớp học phần: 2411101113718
Năm học: 2023-2024
TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 02 năm 2024
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 7

STT HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ PHẦN


TRĂM
1 Lê Ngọc Như Ý (nhóm trưởng) 2221002413 1.1+Tổng hợp 100%
2 Võ Thị Tường Vy 2221000210 2.2 100%
3 Nguyễn Thị Hồng Thắm 2221003239 3 100%

4 Nguyễn Trâm Anh 2221000015 1.2+Nguồn tham khảo 100%

5 Trần Y Quỳnh 2221000133 2.1 100%

2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: Tổng quan về bảo tàng và lý do chọn đề tài.............................................6
1.1. Tổng quan về bảo tàng:.......................................................................................6
1.2. Lý do chọn đề tài:.................................................................................................8
CHƯƠNG 2: Nội dung chuyên đề “Tội ác chiến tranh xâm lược”...............................9
2.1. Tội ác man rợ của Mỹ đã làm với đất nước ta:....................................................9
2.2. Các vũ khí sử dụng trong chiến tranh.............................................................15
2.2.1. Các loại vũ khí Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam................15
2.2.2. Các loại vũ khí Việt Nam đã sử dụng để chống lại Mỹ..........................18
Chương 3: Cảm nghĩ của nhóm sau khi tham quan bảo tàng.....................................19
Nguồn tham khảo.............................................................................................................20

3
LỜI MỞ ĐẦU

Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của lịch sử trong việc hiểu và học
hỏi từ quá khứ. Những cuộc chiến tranh đã gắn liền với lịch sử Việt Nam, và việc tìm
hiểu về chúng có thể mang lại những bài học quý giá cho chúng ta rút ra trong tương
lai.

Chúng em đã có cơ hội thăm viếng Bảo tàng Chứng tích chiến tranh và được
nghe những câu chuyện đau lòng về những nạn nhân và cảnh đau thương mà chiến
tranh đã mang lại.

Nên chúng em quyết định sẽ tìm hiểu và phân tích sâu hơn về sự tàn ác của
cuộc chiến, chúng em nhận thấy tội ác mà quân đội Mỹ đã gây ra cho dân tộc Việt
Nam. Và từ đó muốn lan truyền thông điệp về giá trị nhân loại và tình yêu thương,
mong muốn mọi người có thể học từ thất bại của quá khứ và cùng nhau xây dựng một
tương lai tốt đẹp hơn, không còn chứng kiến sự tồn tại của chiến tranh.

Chúng em vĩnh viễn tự hào và biết ơn đến những anh hùng đã hy sinh cuộc sống
và tâm huyết để bảo vệ đất nước. Sự dũng cảm và tình yêu đối với đất nước đã giúp
chúng ta có được đất nước Việt Nam tự do và phát triển như ngày hôm nay.

4
CHƯƠNG 1: Tổng quan về bảo tàng và lý do chọn đề tài

1.1. Tổng quan về bảo tàng:


Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh được thành lập ngày 04/9/1975, , ngay sau khi
chiến tranh Việt Nam kết thúc, đất nước thống nhất lập lại hòa bình. Bảo tàng được
xây dựng để tôn vinh những người đã hy sinh và cống hiến trong chiến tranh, và để
tạo ra một không gian giáo dục về lịch sử, và trân trọng sự hòa bình. Hiện là thành
viên hệ thống các Bảo tàng Việt Nam, các Bảo tàng vì Hòa bình thế giới (INMP) và
Hội đồng Quốc tế các Bảo tàng (ICOM). Bảo tàng chuyên nghiên cứu, sưu tầm, bảo
quản và trưng bày về chứng tích tội ác và hậu quả của các cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam. Qua đó Bảo tàng kêu gọi công chúng nêu cao ý thức chống chiến tranh phi
nghĩa, bảo vệ hòa bình và tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trên thế
giới. Là một tòa nhà với 3 tầng, bảo tàng này sở hữu diện tích sàn lên đến 4.522 mét
vuông và không gian trưng bày ngoài trời 3.026 mét vuông. Tổng cộng, bảo tàng lưu
trữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh. Mỗi khu vực trưng bày thường xuyên
giới thiệu hơn 1.500 tài liệu và hiện vật theo các chuyên đề cụ thể.

Bảo tàng hiện có 9 chuyên đề trưng bày thường xuyên, nhiều triển lãm ngắn
ngày và triển lãm lưu động, tổ chức đón tiếp, gặp gỡ, giao lưu giữa công chúng với
các nhân chứng chiến tranh. Bảo tàng tọa lạc tại địa chỉ 28 Võ Văn Tần, phường 6,
quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở vị trí trung tâm của thành phố, bảo tàng
Chứng tích Chiến tranh là điểm đến dễ dàng tiếp cận và thu hút nhiều du khách trong
và ngoài nước đến tham quan. Với gần 1 triệu khách tham quan hàng năm, Bảo tàng
đã trở thành một trong những địa điểm văn hóa - du lịch có sức thu hút đối với công
chúng Việt Nam và Quốc tế.
- Chuyên đề 1: Những sự thật lịch sử:

5
 Chuyên đề gồm 66 ảnh, 20 tài liệu, 153 hiện vật giới thiệu quá trình thực
dân Pháp, quân đội Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Sau gần 100 năm
anh dũng kháng chiến, nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi trong cuộc Cách mạng
Tháng Tám 1945, đập tan ách đô hộ của thực dân Pháp. Nhưng thực dân Pháp được
chính quyền Mỹ giúp đỡ tài chính và vũ khí, tiếp tục âm mưu khôi phục ách thống trị
ở Việt Nam. Sau khi thực dân Pháp thất bại, quân đội Mỹ trực tiếp can thiệp, phá hoại
Hiệp định Giơnevơ, tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở cả hai miền Nam và Bắc
Việt Nam, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam.

- Chuyên đề 2: Hồi niệm:

 Là bộ sưu tập ảnh về chiến tranh Việt Nam do 2 nhà báo ảnh người Anh là
Tim Page và Horst Faas thực hiện dưới sự giúp đỡ của Thông tấn xã Việt Nam. Bộ
sưu tập ảnh gồm 275 bức ảnh của 134 phóng viên, thuộc 11 quốc tịch đã chết trong
khi làm nhiệm vụ trên chiến trường ở Đông Dương. Hình ảnh chiếc máy ảnh của
phóng viên Nhật Bản Taizo Ichinnose bị đạn bắn thủng được xem là biểu tượng “sinh
nghề tử nghiệp” của các phóng viên chiến trường. Mỗi bức ảnh chụp ở chiến trường là
vô giá bởi vì để có được tác phẩm đó, các phóng viên phải đổi cả mạng sống của
mình.

- Chuyên đề 3: Việt Nam – Chiến tranh và hòa bình:

 Bộ sưu tập ảnh phóng sự: "Việt Nam- Chiến tranh và hoà bình" gồm
123 ảnh của nhà nhiếp ảnh Nhật Bản Ishikawa Bunyo. Là phóng viên của hãng Focus
Studio Hongkong, ông Ishikawa Bunyo đã sống và làm việc tại Việt Nam từ năm
1965 cho đến khi chiến tranh kết thúc. Ông Ishikawa Bunyo đã từng nói: "Ở Việt
Nam, thế hệ trẻ không biết gì về chiến tranh ngày càng nhiều. Tôi muốn cho họ biết
chiến tranh là gì, cho họ thấy giá trị của hoà bình và hoà bình chính là niềm vui của
nhân loại..."

- Chuyên đề 4: Chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam:

 Bộ sưu tập ảnh phóng sự gồm 42 ảnh của nhà nhiếp ảnh Nhật Bản Goro
Nakamura. Là phóng viên ảnh từ năm 1961, ông Goro Nakamura đã dành hầu hết tâm

6
sức của mình để ghi lại những hình ảnh về chiến tranh Việt Nam và đặc biệt là về
thảm họa chất độc da cam do quân đội Mỹ gây ra ở Việt Nam.

- Chuyên đề 5: Tội ác chiến tranh xâm lược:

 Chuyên đề gồm 125 ảnh, 22 tài liệu, 243 hiện vật giới thiệu những chứng
tích tội ác và hậu quả của chiến tranh xâm lược đối với đất nước và người dân Việt
Nam. Quân đội Mỹ đã thực hiện một cách có hệ thống việc bắt bớ, tra tấn, hãm hiếp,
bắn giết dân thường và tù binh, kể cả thực hiện những cuộc thảm sát hàng loạt (điển
hình là vụ thảm sát 504 thường dân ở Sơn Mỹ, Quảng Ngãi năm 1968). Ngoài ra quân
đội Mỹ còn sử dụng những phương tiện chiến tranh đã bị các công ước quốc tế
nghiêm cấm như: bom bi, bom lân tinh, chất độc hoá học, đặc biệt là chất độc da cam
dioxin...

- Chuyên đề 6: Hậu quả chất độc da cam:

 Chuyên đề gồm 100 ảnh, 10 tài liệu, 20 hiện vật. Trưng bày hình ảnh, tư
liệu, hiện vật về hậu quả chất độc hoá học do quân đội Mỹ gây ra và sự vượt khó
vươn lên của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.

- Chuyên đề 7: Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ:
 Chuyên đề gồm 100 ảnh, 145 tư liệu hiện vật giới thiệu phong trào nhân
dân thế giới (kể cả nhân dân Mỹ) đoàn kết ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến
chống chiến tranh xâm lược.
- Chuyên đề 8: Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược Việt Nam:
 Chuyên đề gồm 40 ảnh, 14 bảng trích, bản đồ, 21 hiện vật giới thiệu hệ
thống trên 200 nhà tù, do Mỹ và chính quyền Sài Gòn dựng lên nhằm đàn áp những
người Việt Nam yêu nước. Người xem được giới thiệu một số phương thức, hình cụ
cực kì dã man nhằm đàn áp tra tấn hành hạ tù chính trị và tù binh.
- Chuyên đề 9: Trưng bày ngoài trời:
 Đây là bộ sưu tập các loại phương tiện chiến tranh mà quân đội Mỹ đã sử
dụng trong quá trình xâm lược Việt Nam gồm: các loại máy bay, xe tăng, pháo, đạn
liên, trái bom 7 tấn, chiếc chuông hòa bình.
1.2. Lý do chọn đề tài:

7
Có lẽ đối với những người dân Việt Nam thì thế hệ cha ông ta cho đến thế hệ
của chúng em ngày nay, khi nhắc đến hai từ “chiến tranh” thì đều xuất hiện một cảm
giác đau đáu, quặng thắt nơi trái tim bởi đơn giản “chiến tranh” mang đến cho dân tộc
Việt Nam ta quá nhiều mất mác, mang đến nhiều hậu quả nặng nề và đồng thời để lại
những nỗi đau lớn cho người ở lại. Bởi vì thế, chẳng ai trên đời này yêu thích chiến
tranh mà không chuộng bình yên cả, chúng ta thường hay nói đùa rằng “ chiến tranh “
là những chuỗi chiến thắng huy hoàng rực rỡ, ở đó là những người lính anh hùng và
những người dân dũng cảm…Thế nhưng, có ai biết rằng “ chiến tranh” không chỉ có
những chiến thắng huy hoàng mà ở đó còn là nước mắt, xương máu, nỗi khổ tâm của
hàng triệu người dân Việt Nam, là cảnh nước mất nhà tan, là những người lính xa gia
đình, xa đứa con thơ, là những bà mẹ Việt Nam ngóng chờ tin con hằng ngày. Việt
Nam đã trải qua những cuộc bị xâm lăng của các nước đế quốc, các nước thực dân và
chúng ta không thể nào không nhắc tới Chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ, đó là
cuộc chiến tranh thảm khốc, độc ác và tàn đôc nhất trong lịch sử dân tộc ta. Mỹ đã để
lại trên đất nước Việt Nam ta những hình ảnh khủng khiếp và ám ảnh cho đến tận bây
giờ: giết chết những người dân vô tội, giết trẻ em, phụ nữ, ném bom, tàn sát, chất độc
da cam,...Tuy đã trải qua 45 năm chiến tranh, trải qua nhiều mất mác, đau đớn, nhưng
cũng từ đó chúng ta có thể thấy được ý chí quyết liệt chống lại kẻ thù, chống lại đế
quốc và đó cũng là một minh chứng cho thấy được tinh thần yêu nước, quả cảm và
khí thế hùng hồn cho dân tộc Việt Nam ta. Và nhóm chúng em đã rất vinh dự khi được
tham quan Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, được chứng kiến thực sự những hình ảnh
khủng khiếp, tàn bạo, rùng mình và không thể tưởng tượng được từ những tư liệu,
hình ảnh được ghi lại trong quá trình lịch sử của dân tộc. Chính bởi vì thế, chúng em
đã quyết định tìm hiểu, phân tích và làm rõ những tội ác mà Mỹ đã gây ra trong chiến
tranh Việt Nam nói chung và những người dân vô tội nói riêng. Cũng từ đó, chúng em
muốn ngợi ca, tôn vinh, và biết ơn những công lao, to lớn, hy sinh cao cả của bậc cha
ông ta, những người lính, những người dân anh hùng phải bỏ mạng,họ đã sẵn sàng hy
sinh và mang lại hòa bình cho đất nước ta.

CHƯƠNG 2: Nội dung chuyên đề “Tội ác chiến tranh xâm lược”

2.1. Tội ác man rợ của Mỹ đã làm với đất nước ta:


Được sinh ra trong một thời đại tự do, vô lo vô nghĩ, ắt hẳn trong đầu sẽ rất
khó phác họa ra những bức tranh khủng khiếp về chiến tranh. Nhưng khi bước vào
khu trưng bày những bức tranh được chụp lại từ
chiến trường, cảm giác nghẹn bứ ở cổ họng, sự
chua xót tràn ra khi đọc từng dòng chữ cũng
như xem kĩ những bức tranh được trưng bày ở
các gian phòng. Trong đầu tôi nghĩ thế này, làm

8
sao mà những con người nhỏ bé ấy có thể chịu đựng được những cú sốc về tinh thần
và thể xác ấy trong bao nhiêu năm.
Từ ngay trước cửa, căn phòng đã trưng bày những ảnh trắng đen, không khó để
nhận ra những đám khói trắng mù mịt thoát ra từ những vũ khí như súng ống, hay
thậm chí là khói từ bom do Mỹ thả từ máy bay xuống. Nơi đây chính là sự khởi đầu
cho cuộc khám phá lịch sử của nhóm chúng tôi.
Căn phòng trưng bày chuyên đề “Tội ác chiến tranh xâm lược” và “Hậu quả
chất độc màu da cam”. Trong đó, chuyên đề “Tội ác chiến tranh xâm lược” gồm 125
bức ảnh, 22 tài liệu và 243 hiện vật nêu bật những tội ác đáng sợ và hậu quả đau
thương của cuộc chiến đối với đất nước và người dân Việt Nam.
Ngoài ra, lầu 1 Bảo tàng Chứng tích chiến tranh còn mang đến cho khách
tham quan nhiều nỗi ám ảnh về cuộc thảm sát Mỹ Lai (Sơn Mỹ, Quảng Ngãi) và tội
ác chiến tranh qua tấm ảnh nổi tiếng “Em bé Napalm” của phóng viên Huỳnh Công
Út (Nick Út).

Câu chuyện về em bé Napalm


Bom napalm khiến cô bé tám tuổi Phan Thị Kim Phúc trở thành nhân vật được
quan tâm nhất trong bức ảnh của Nick Út - phóng viên trẻ Hãng Thông tấn Mỹ AP
(Associated Press) sau khi được đăng trên trang bìa của tờ The New York Times. “Em bé
Napalm” đã cho cả thế giới thấy sự thật về cuộc chiến mà Mỹ đang thực hiện tại Việt
Nam vào thời điểm đó, chiến tranh đã tấn công phụ nữ và
trẻ em như thế nào. Ngay lập tức, bức ảnh đã gây ra một
đám cháy lớn trong dư luận toàn thế giới. Bom Napalm
không chỉ thiêu cháy cả làng mạc, ruộng đất mà còn thiêu
cháy cả tuổi thơ của những em bé ở đó.
Có những cuộc chiến tranh, không phải chỉ riêng
chúng ta ám ảnh, mà suốt nửa thế kỉ quà, nhiều người
Mỹ vẫn chưa thoát ra được sự ám ảnh, đó chính là thảm
sát Mỹ Lai.
9
Thảm sát Mỹ Lai
Đó là sáng 16/3/1968, giữa mùa thu hoạch khoai lang ở làng Sơn Mỹ, huyện
Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Trên những con đường và gò đất ở thôn Mỹ Lai, phơi đầy khoai
lang mới xắt. 7h27, trực thăng Mỹ bay tới. Sau các loạt đạn dẹp đường, 100 lính đổ bộ
xuống Mỹ Lai. Bà Quý nhìn thấy lính Mỹ tiến về nhà mình, nhưng không chạy. "Vì nghĩ
không có Việt Cộng thì họ bắn làm gì?" - người phụ nữ 93 tuổi vẫn nhớ rõ cảm giác hồn
nhiên của mình 50 năm về trước.
Lính Mỹ không nghe bà nói. Họ đập ảng nước, lu đựng củ lang khô, rồi chĩa
súng vào 4 người trong nhà, ra lệnh phải theo họ ra đồng. Cô con gái 17 tuổi bám vào tay
mẹ lí nhí: "Chắc họ bắn chết mất mẹ ơi". Bà Quý cả quyết: "Cứ đi đi con, sống chết gì
cũng đến số rồi", với niềm hy vọng ngây thơ rằng bà đã gặp lính Mỹ nhiều lần. Nhưng rồi
bà bàng hoàng nhận ra: "Chưa có đội quân nào tàn bạo đến thế". Lính Mỹ tập hợp họ
thành hàng dài bên bờ mương và bắt đầu nã đạn. Đại đội Charlie tiến vào Mỹ Lai, trung
đội 1 mở đường, hai trung đội khác bao vây hai bên sườn, sau khi đã nã một loạt pháo và
đạn dội xuống từ trực thăng. Không có một người lính "Việt Cộng" nào trong làng. Lính
Mỹ bắt đầu bắn giết bừa bãi các dân thường, gồm trẻ em, phụ nữ và những ông già. Sau
khi các thường dân đầu tiên ngã xuống, chúng bắn vào bất cứ thứ gì chuyển động.
Với chính sách “đốt sạch, phá sạch, giết sạch”, chúng giết cả những người dân
vô tội, những người mà chúng chỉ vừa chạm mặt. Chỉ cần có xác chết, chúng chẳng
cần biết đó là người già, trẻ em, hay Việt Cộng. Chúng xả đạn vào từng người dân và
coi đó như “chiến tích” để được sự “khen thưởng” của cấp trên.

“Khi một ông lão và hai đứa trẻ gặp một nhóm lính Mỹ trên đường, họ nói:
“Không phải Việt Cộng, không phải Việt Cộng!” bằng tiếng Anh, tôi nghĩ những
người lính có thể khám xét đồ cá nhân và tra khảo họ. Người lính đứng cạnh tôi ngay
lập tức giết cả ba bằng khẩu M-16”

10
“ Họ châm lửa đốt cháy những túp lều, đợi
người dân chạy ra ngoài rồi bắn họ, chui vào
những túp lều rồi bắn chết những người đang ở
bên trong, dồn dân làng thành nhiều nhóm và
giết chết họ”. Những nạn nhân bị lính Mỹ tàn sát
đa số là phụ nữ và trẻ em, thậm chí là phụ nữ
đang mang thai ở những tháng cuối cùng.”
Thảm sát Thạnh Phong

11
Đây là ống cống nơi 3 em bé là cháu nội
của ông Bùi Văn Vát ẩn nấp những vẫn bị lính Mỹ
phát hiện. Hai cháu gái Bùi Thị Ánh (khoảng 10
tuổi) và Bùi Thị Nguyệt (khoảng 8 tuổi) bị bắt ra
và đâm chết tại chỗ. Cháu trai Bùi Văn Dân
(khoảng 6 tuổi) bị mổ bụng. Sau khi xông vào nhà
ông Bùi Văn Vát (66 tuổi) và bà Lưu Thị Cảnh (62
tuổi), toán lính này đã cắt cổ hai ông bà một cách
dã man. Ba đứa bé là cháu nội ông Vát đã ẩn nấp
trong chiếc ống cống này nhưng vẫn bị lính biệt
kích Mỹ bắt ra. Sau đó, những người lính Mỹ đã
đâm chết hai cháu Bùi Thị Ánh (khoảng 10 tuổi) và Bùi Thị Nguyệt (khoảng 8 tuổi), mổ
bụng cháu Bùi Văn Dân (khoảng 6 tuổi). Thực hiện xong tội ác ở nhà ông Vát, nhóm lính
tiếp tục tàn sát các gia đình khác, giết chết 15 dân thường, bao gồm cả phụ nữ đang mang
thai. Người sống sót duy nhất là một em gái 12 tuổi tên Bùi Thị Lượm bị thương ở chân.
Chuồng cọp – Địa ngục trần gian
Chuồng Cọp là nơi giam cầm và tra tấn tù nhân dã man và tàn bạo nhất của hệ
thống nhà tù. Tại đây, hàng ngàn tù nhân nam lẫn nữ đã bị hành hạ khổ sai, nhiều
chiến sĩ cách mạng, người yêu nước đã hi sinh vì những nhục hình ở nơi này. “Bây
giờ nhớ lại vẫn còn cảm giác rùng mình. Phụ nữ ở trong lao tù bao giờ cũng phải
chịu nhiều đau khổ hơn nam giới. Những đòn tra tấn dã man, tàn bạo xảy ra với các
chị em bị giam ở khu chuồng cọp tưởng như không thể xảy ra trong thế giớivvăn
minh, nhưng đã xảy ra, kinh hoàng”

12
Mùa nóng nhốt từ 5 - 14 người, ngược
lại mùa lạnh chúng tách ra để lại 1 - 2
người chân bị còng vào cột sắt. ăn uống,
tắm giặt, tiểu tiện đều trên không gian
chật chội và ngột ngạt đó. Rắc vôi bột
cho người tù ngạt thở, cưa chân, đóng
đinh vào đầu, khoét óc, giỏ nước làm
buốt óc, thông màng nhĩ, luộc người vào
chảo dầu, nước sôi làm chóc da, lột
xương, cho uống nước xà phòng, đá vào
bụng, mạng sườn để người tù nôn ra
máu...
Trước năm 1975, để đàn áp phong trào yêu nước, nhất là bẻ gãy ý chí đấu tranh
của những chiến sĩ cách mạng, chế độ cũ đã sử dụng máy chém - một công cụ xử tử tù
nhân từ thời trung cổ. Nhưng rồi, trước sự chống đối của nhân dân miền Nam ngày
càng quyết liệt, công cụ giết người dã man này đã phải xếp vào kho và trở thành một
chứng tích đau thương.
Hiện nay, chiếc máy chém đã từng giết hại những người yêu nước, những chiến
sĩ cách mạng được bảo tàng lưu giữ và trưng bày như là một chứng tích đau thương.
Ở đây, chúng ta không chỉ nhìn thấy cái kích thước vật chất của nó mà còn là chiều
sâu vết thương do chiếc máy chém này đã gây ra trong lòng dân tộc. Dưới lưỡi dao
oan nghiệt này, biết bao anh hùng liệt sĩ đã bị đứt ngang cuộc tranh đấu. Nhưng chính

13
những dòng máu bất diệt đã thấm vào lòng đất quê hương, làm ngọn lửa bất khuất
truyền cho bao thế hệ đứng lên tranh đấu vì độc lập, tự do của dân tộc cho đến ngày
toàn thắng.
Mặc dù đã hơn 50 năm trôi qua, hòa bình được lặp lại trên mảnh đất thân yêu
nhưng nỗi đau của những người ở lại vẫn còn đó. Làm sao thoát khỏi nỗi ám ảnh khi
thấy người thân của mình từng người, từng người ra đi trong sự uất ức và cay đắng.
Bỏ mặc quá khứ nhưng cũng đừng quên đi lịch sử mà cha ông ta đã kiên cường như
thế nào để bảo vệ đất nước.
2.2. Các vũ khí sử dụng trong chiến tranh
2.2.1. Các loại vũ khí Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam
Trong quá trình xâm lược Việt Nam, quân đội Mỹ
đã sử dụng các loại vũ khí hiện đại. Tuy nhiên, việc sử
dụng những phương tiện chiến tranh đã bị các công ước
quốc tế nghiêm cấm như: các loại máy bay chiến đấu,
máy bay ném bom, các loại bom : bom bi, bom lân
tinh, chất độc hoá học, đặc biệt là chất độc da cam
dioxin…

a) Vũ khí hóa học

Trong năm 1961 và 1962, chính quyền Kennedy được ủy quyền sử dụng hoá
chất để tiêu diệt thảm thực vật và cây lương thực ở Miền Nam Việt Nam. Giữa năm
1961 và năm 1967, quân đội Mỹ đã rải hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ, chứa chất độc da
cam dioxin (một chất độc nhất trong các chất độc mà loài người từng biết đến) xuống
1/4 diện tích đất tự nhiên ở miền Nam Việt Nam. Chất độc da cam này đã khiến nhiều
trẻ em sinh ra bị dị tật và chất độc này đã phá hủy nhiều tài nguyên đất đai cũng như
các loại động thực vật.

b) Vũ khí cá nhân

Các loại súng trường:


- Súng M1 Garand là một trong những loại súng
trường nổi tiếng và quan trọng nhất trong lịch sử quân
sự, được đặt tên theo nhà thiết kế người Canada là John
Garand. Súng được thử nghiệm lần đầu vào tháng 5 năm
1934 và bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào ngày 21
tháng 7 năm 1937. Đây là loại súng bắn tự động có thể
gắn thêm lưỡi lê và ống phóng lựu. Loại súng này chính
xác, đáng tin cậy, nạp đạn nhanh, dễ sử dụng và bảo
dưỡng. Chúng phù hợp với các hình thức tấn công ở

14
khoảng cách xa. Được trang bị cho các cảnh sát, dân vệ để đàn áp các người biểu tình,
tra tấn những người bị nghi là V.C.
- Súng trường M.14-7.62mm NATO M14E2 được phát triển dựa trên súng
trường M1 Garand với nhiều cải tiến như là kiểu súng hoàn toàn tự động, NATO
7,62x51mm là chuẩn T65. Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ bắt đầu sử dụng
súng trường M14 thay dần cho các súng M1 trong những năm 1962. Loại súng này có
uy lực lớn nên hiệu quả khả chiến đấu ở tầm xa do đó lính Mỹ có thể trang bị thêm
ống nhòm hồng ngoại tuyến Leatherwood Redfiel để bắn tỉa. Tại Việt Nam, M.14 là
vũ khí chính của bộ binh phía liên quân do Mỹ đứng đầu cho đến khi được thay thế
bởi khẩu M16.
- Súng trường M.16 là loại vũ khí tự vệ phổ biến của quân đội Mỹ, do hãng
Colt cải tiến từ súng AR-15 của hãng Armalite. Đây là loại súng tác chiến bắn đạn
5,56×45mm NATO. Ưu điểm của súng M16 là tốc độ bắn rất nhanh và cực kì chính
xác, sức xác thương do gia tốc gây ra rất lớn, trọng lượng khá nhẹ. Súng được chế tạo
từ hợp kim nhẹ có khả năng bắn từ 650 đến 850 viên đạn/phút.Trong quá trình thực
hiện chiến tranh ở Việt Nam đây có thể coi là loại súng hiện đại nhất, là vũ khí chuẩn
và được sử dụng rất phổ biến.
Các loại súng ngắn
Các loại súng Colt – 45
Colt 45 xuất hiện vào năm 1911 và được sử dụng trong hai cuộc chiến tranh thế
giới, chiến tranh Việt Nam cũng như những hoạt động quân sự khác Mỹ tham gia.
- Súng máy M60
Được coi là khẩu trung liên thành công nhất
trong lịch sử quân đội Mỹ. Cỡ nòng 7,62 mm, thường
được gắn trên phương tiện bọc thép hoặc trực thăng
và sử dụng để hỗ trợ bộ binh tốc độ bắn 600
viên/phút. Được dùng trong thiết bị xa vận và trực
thăng.

-Súng cối 60mm


Là một trong 4 loại hỏa pháo cơ bản của pháo
binh (pháo nòng dài, lựu pháo, pháo phản lực và
súng cối). Bộ binh thường mang súng cối đi theo
đội hình để làm hỏa lực đi kèm. Chúng rất hiệu quả
trong tầm đánh gần, có thể tiêu diệt các mục tiêu bị
che lấp bởi các vật cản. Không giống với các loại

15
súng khác, súng này thường nạp đạn từ phía trước nòng, cho phép thao tác bắn rất đơn
giản và nhanh.

Ngoài súng còn có các loại bom, mìn, đạn.


Các loại bom có tên gọi đặt biệt các tên được đặt theo hình dáng của quả bom
như là: bom bi quả dứa, bom cam, bom cam khía. Quân đội Mỹ đã ném một trái bơm
mẹt kích thước lớn hàng trăm trái bom con, các trái bom con đó sẽ nổ ra nhiều trái
bom bi nhỏ hơn nhiệt độ rất cao, tốc độ rất lớn.

Phương tiện
- Máy bay ném bom B52 Là loại máy bay ném bom chiến lược hạng nặng, tầm
xa, có lẽ là một cái tên đầy ám ảnh đối với người dân Việt Nam thời chiến tranh và tại
đây nó đã thể hiện được sức tàn phá rất ghê gớm của nó. Máy bay có vận tốc
500km/giờ với sức chứa lên tới 30 tấn bom và Mỹ đã ném khoảng 100.000 tấn bom
trong chưa đầy 3 tháng và đã gây ra tỷ lệ thương vong rất lớn.
-Máy bay AD6 (Máy bay Skyraider A-1)
Do hãng MC Donnell Douglass sản xuất, loại một động cơ có cánh quạt vừa để
chiến đấu vừa ném bom, được hải quân Hoa Kỳ sử dụng vào cuối thế chiến II. Máy
bay Skyraider A1 được đưa vào Việt Nam mùa hè 1964, được không lực Hoa Kỳ dùng
làm trinh sát cơ trong tác chiến chống xâm nhập của đối phương.
-Xe tăng M.41
Quân đội Mỹ đưa xe tăng M.41 vào miền Nam
Việt Nam từ năm 1964 để trang bị cho quân đội chính
quyền Sài gòn cũ dùng để bắn phá, hủy diệt, giết hại
nhân dân Việt Nam. Xe có vận tốc 64km/giờ súng đại
bác 76mm nòng dài bắn xa 4500m (mỗi phát 1 phút 65
viên). Xe tăng M.41 là một loại xe chiến đấu hoàn toàn
chạy bằng dây xích, được thiết kế để cung cấp hỏa lực
cơ động và sự an toàn trong chiến đấu, tấn công các
loại xe vận tải nhẹ và hỗ trợ cho việc vận chuyển
đường hàng không được thuận lợi.

16
2.2.2. Các loại vũ khí Việt Nam đã sử dụng để chống lại Mỹ
Hầu hết các loại vũ khí Việt Nam sử dụng trong thời kì này là các loại vũ khí
thô sơ tự chế và vũ khí tịch thu.
Súng Thompson rất được quân Việt Nam
yêu thích. Họ còn cố gắng sao chép nó với các
công cụ thô sơ trong rừng và tự chế tạo ra trong
chiến khu chiến trường Miền Nam Việt Nam.
Tiểu liên Thompson khá nặng, hơn 4,5 kg. Nhưng
nó vẫn là vũ khí phổ biến trong hoạt động trinh
sát, cho sĩ quan dự bị, biệt kích và lính dù. Khẩu
súng này có nhiều ưu điểm như tốc độ bắn nhanh,
thay đạn dễ dàng và bắn khá chính xác, tản nhiệt
nhanh.
Súng AK-47 là một loại súng gắn liền với người lính chống Mỹ ở Việt Nam
Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam những khẩu súng trường tự động AK-47 với sức
công phá cao và dễ dàng sử dụng.
Pháo phản lực ĐKB được cải tiến từ BM-21
sử dụng trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ của
quân và dân ta. Đây có thể nói là “cơn ác mộng” của
lính Mỹ. Các ống phóng này có khả năng bắn như các
dàn phóng trên BM-21. Tầm bắn của chúng có thể lên
tới 11 km. Bộ đội ta thậm chí còn sáng tạo hơn, khi
chế tạo được cơ cấu đánh lửa bên ngoài cho các quả
đạn pháo phản lực BM-21 và bắn trên cơ cấu ống tre
hoặc đắp ụ đất.
Ngoài các loại vũ khí được viện trợ hay tịch thu
của quân địch, nhờ vào sự cần cù sáng tạo trong chiến
đấu. Mà quân dân ta đã chế tạo ra các loại vũ khí, bom
hay bẫy để chống Mỹ rất hay.
-Hầm chông, hố đinh:
Đây là vũ khí thô sơ bất cứ người dân nào cũng làm được để đánh giặc. Các loại
chông được làm từ tre vót nhọn hay các thanh sắt cắm sâu xuống hố.
-Dùng tổ ong vò vẽ:
Sáng tạo hơn phải kể đến đó là dùng ong vò vẽ để đánh quân địch. Một du kích
ở Bến Tre đã khéo léo nuôi chúng.

17
Có thể thấy sự chênh lệch về lực lượng và vũ khí giữa quân địch và ta nhưng
bằng sự cần cù bất khuất kiên cường và đặt biệt là lòng yêu nước nồng nàn mà quân
dân ta đã có thể chiến thắng kẻ địch dù chỉ là từ vũ khí rất thô sơ.

Chương 3: Cảm nghĩ của nhóm sau khi tham quan bảo tàng

Sau chuyến tham quan tại bảo tàng chứng tích chiến tranh đã cho chúng em -
những đứa trẻ may mắn được sống trong thời kỳ không còn mưa bom đạn lạc, cảm
thấy vô cùng trân quý nền hòa bình ngày này. Qua những hình ảnh, đồ vật và câu
chuyện được trưng bày tại đây, chúng em còn tìm kiếm, thu thập thêm những tư liệu
để biết và thấu hiểu hơn những đau khổ, hi sinh và tàn phá do chiến tranh đã mang lại
cho dân tộc Việt Nam ta. Tuy chỉ được chứng kiến những hình ảnh và tư liệu còn sót
lại ở bảo tàng, nhưng đâu đó, chúng em vẫn cảm nhận rất rõ sự khốc liệt, mất mát
cùng những đau thương khôn xiết. Chúng em không thể ngừng suy nghĩ về những
người lính và dân thường đã hy sinh vì sự tự do và ước mơ về một thế giới hòa bình.
Khi đến gian phòng đầu tiên - chuyên đề Tội ác Chiến tranh Xâm lược Việt
Nam, chúng em không thể không bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những hiện vật và thông
điệp mà bảo tàng truyền đạt. Những nạn nhân vô tội, gia đình tan nát và những câu
chuyện bi thương, chúng em cảm thấy lòng tự hào về sự kiên trì và lòng yêu nước của
dân tộc mình, nhưng đồng thời cũng bị chấn động trước những hậu quả đau đớn của
chiến tranh. Nhìn thấy những bức tranh, hình ảnh về những nạn nhân vô tội và những
hồi ký của người sống sót, chúng em hiểu rõ hơn về sự mất mát, đau thương và hy
sinh mà những người đi trước chúng ta đã phải trải qua.
Để thực hiện được những hành động tàn bạo, nhẫn tâm không lòng người, xem
tánh mạng người như rác cỏ, bọn chúng – Mỹ đã sử dụng những loại vũ khí tân tiến,
hiện đại đánh chiếm dân tộc Việt Nam ta. Tái hiện rõ nhất là ở căn phòng chuyên đề
các loại vũ khí mà Mỹ và Việt Nam đã sử dụng trong chiến tranh. Những mô hình vũ
khí, hình ảnh minh họa và thông tin chi tiết tại bảo tàng đã mở ra trước mắt chúng em.
Nhìn thấy những mô hình bom, súng, máy bay chiến đấu và các loại vũ khí khác,
chúng em không thể không nhận ra quy mô khủng khiếp của cuộc chiến tranh và
những tác động nặng nề mà bọn chúng đã mang lại cho cả hai bên. Những vật dụng
này không chỉ là biểu tượng của sự tàn bạo, mà còn là minh chứng cho sức mạnh công
nghệ và những quyết định chính trị có thể có ảnh hưởng lớn đến số phận hàng triệu
người dân vô tội.
Bên cạnh đó, Bảo tàng chứng tích chiến tranh cũng cho thấy được sự tàn bạo và
đau thương của chiến tranh theo một cách trực quan và chân thực. Những hình ảnh
người chết như ngã rạ, những công cụ hủy diệt và những đồ vật tàn tích là những cảnh
tượng đau lòng mà chiến tranh mang đến và từ những cảnh tượng đau thương đó
18
chúng em thấu hiểu được những tổn thương và khổ cực mà người dân thường nói
chung và những người lính nói riêng phải trải qua trong cuộc chiến tranh đấy. Chúng
em cũng phải dành lời cảm kích với những nỗ lực của các nhà quản lý bảo tàng để giữ
cho những kỷ vật này tồn tại để chúng ta có thể học hỏi và không bao giờ quên được
dân ta phải trải qua những gì, mất những gì, hi sinh những gì để có được sự hòa bình
như ngày hôm nay.
Bảo tàng chứng tích chiến tranh là một bài học sống về lòng yêu nước, lòng
dũng cảm và sự đoàn kết của cộng đồng. Chúng em cảm nhận được sức mạnh của tình
người và lòng tự hào về lịch sử đầy bi thương nhưng cũng đầy niềm tin, ý chí đoàn
kết, lòng quyết tâm gìn giữ hòa bình của dân ta.
Tuy nhiên, điều mà chúng em rút ra từ tham quan này là hy vọng. Hy vọng rằng
chúng ta có thể học từ quá khứ để không phải tái diễn những lỗi lầm trong tương lai.
Hy vọng rằng tất cả chúng ta có thể sống hòa bình và tôn trọng nhau. Hy vọng rằng
nền hòa bình này sẽ được trường tồn mãi mãi. Bảo tàng chứng tích chiến tranh đã
khơi dậy cho chúng em một cái nhìn sâu sắc về giá trị của hòa bình và sự quan tâm
đến con người. Chúng em tin rằng thông qua việc giữ gìn và duy trì những bảo tàng
như vậy, chúng ta giữ lửa hi vọng và truyền đạt thông điệp quan trọng về hòa bình.

Nguồn tham khảo

Chương 1:
1.1 Tổng quan về bảo tàng:
1)https://www.klook.com/vi/blog/bao-tang-chung-tich-chien-tranh/
2)https://baotangchungtichchientranh.vn/
1.2 Lý do chọn đề tài:
1)https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-sai-gon/giao-duc-quoc-phong-
ii/bai-thu-hoach-qp4-bai-thu-hoach-bao-tang-chung-tich-chien-tranh/35241562
2)https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-nguyen-tat-thanh/lich-su-
dang/bai-thu-hoach-mon-lich-su-dang/37700458

Chương 2:
2.1 Tội ác man rợ của Mỹ đã làm với đất nước ta:
1)https://baodaklak.vn/chinh-tri/202309/may-chem-chung-tich-dau-thuong-mot-thoi-
5ea16fe/ (Báo Daklak)
2)https://vnexpress.net/tham-sat-my-lai-50-nam-kiem-tim-su-tha-thu-3723506.html (Báo
VnExpress)

19
3)https://nhandan.vn/mot-bieu-tuong-cua-tinh-yeu-va-su-tha-thu-post731421.html (Báo
Nhân Dân)
2.2 Các vũ khí sử dụng trong chiến tranh:
1)https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/60-nam-tham-hoa-chat-doc-mau-da-cam10-8-1961-
10-8-2021-noi-dau-van-luon-con-1491882180
2)https://vietnamnet.vn/can-canh-vu-khi-quan-doi-my-su-dung-trong-chien-tranh-viet-
nam-2136309.html
3)https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_v%C5%A9_kh%C3%AD_s
%E1%BB%AD_d%E1%BB%A5ng_trong_Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB
%87t_Nam

20

You might also like