NGUỒN NHÂN LỰC TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CS2)

KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC


----------*****---------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


HỌC PHẦN: NGUỒN NHÂN LỰC

TÊN ĐỀ TÀI:
CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỈNH LONG AN

SỐ BÁO DANH:
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
MSSV:
LỚP:
GV: Ths. Đoàn Thị Thủy

Điểm số Cán bộ chấm thi 1

Điểm chữ Cán bộ chấm thi 2

TP HCM, ngày 28 tháng 04 năm 2022


1. Đặt vấn đề
Có thể thấy nguồn nhân lực là một tài sản quý báu và quan trọng nhất
trong quá trình phát triển của địa phương. Nhưng khi nói tới vấn đề này thì cần
phải hiểu đó là những con người có tri thức, có tính sáng tạo, đầy nhiệt huyết,
tận tâm và trách nhiệm đối với việc vươn tới tầm nhìn cao của nguồn nhân lực
địa phương trong việc góp phần xây dựng và phát triển đất nước đi lên. Chất
lượng nguồn nhân lực sẽ quyết định sự thành hay bại trong cạnh tranh. Trong
điều kiện toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ của thế giới chuyển từ nền văn
minh công nghệ sang nền văn minh tri thức hiện nay, thì bối cảnh cạnh tranh
của thế giới đã và đang dần thay đổi. Hiện nay, trong điều kiện đẩy mạnh công
nghiệp hóa và hội nhập quốc tế việc phát triển nguồn nhân lực được coi là một
trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế xã
hội của đất nước. Đồng thời phát triển nguồn nhân lực đã trở thành nền tảng
phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia. Để đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội trong tình hình mới, Đảng và Nhà nước ta
đã đặt ra những yêu cầu cơ bản trước mắt và lâu dài trong việc sử dụng nguồn
nhân lực có hiệu quả nhất, khai thác tiềm năng trí tuệ, phát huy những yếu tố
tinh thần gắn liền với truyền thống văn hóa dân tộc. Xây dựng mối quan hệ gắn
bó chặt chẽ giữa khai thác và sử dụng với việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, coi chất lượng nguồn nhân lực là một tiền đề cơ bản
để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong điều kiện ngày nay, trí tuệ con người giữ vai trò quyết định sức
mạnh của mỗi quốc gia, đó là tài nguyên của mọi tài nguyên. Nguồn nhân lực
nếu được khai thác hiệu quả trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế sẽ là một giải pháp đột phá nhằm mục đích thực hiện thắng
lợi với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Tuy nhiên, trong điều
kiện hội nhập toàn diện và nền kinh tế toàn cầu có nhiều cơ hội mở ra thì song
song đó cũng phải đối mặt với những thách thức cũng như những nguy cơ.
Trong vòng 15, 20 năm nữa tỉnh Long An chắc chắn sẽ có những sự thay đổi
lớn như dân số phát triển, hạ tầng kinh tế kỹ thuật được mở rộng hơn, hình
thành và phát triển nên các cụm kinh tế kỹ thuật và khoa học công nghệ... tạo ra
nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư để đầu tư vào tỉnh. Do đó, tỉnh Long An rất cần
một nguồn nhân lực có chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển này. Mặc
khác, hiện nay nguồn nhân lực của Long An vẫn chưa thật sự đạt được so với
những yêu cầu về phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chưa dự báo được
nguồn nhân lực yêu cầu của từng lĩnh vực, từng ngành kinh tế trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh trong thời gian dài hạn. Nguồn nhân lực
có trình độ vẫn chưa được khai thác và phân bố phù hợp với từng khu vực trong
tỉnh. Đặc biệt trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay thì việc
phân bố hợp lý nguồn nhân lực để phát huy tối đa vai trò phát triển kinh tế xã
hội ngày càng được quan tâm hơn ở Long An. Chính vì thế, nên tôi quyết định
chọn đề tài “Chất lượng nguồn nhân lực tại tỉnh Long An” để nghiên cứu nhằm
đưa ra các giải pháp cụ thể về chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế xã hội và đời sống của lực lượng lao động tại tỉnh Long An.

1
2. Thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực tại tỉnh Long An
2.1 Tổng quan về vị trí địa lý và kinh tế-xã hội của tỉnh Long An
2.1.1 Về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, phía Đông
giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp Vương quốc
Campuchia, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp và phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang.
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là 4.491,87 km 2. Trên địa bàn tỉnh có 1
thị xã và 13 huyện, trong đó có 6 huyện nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười,
địa hình trũng bao gồm Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hoá, Tân Thạnh, Thạnh
Hoá và Đức Huệ với diện tích đất tự nhiên là 298.243 ha. Các huyện còn lại là
khu vực phát triển khá ổn định và đa dạng.
Long An có điều kiện thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Với 137,7
km biên giới, Long An có điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi hàng hoá với
Campuchia và các nước Đông Nam Á khác. Với cửa sông Soài Rạp hướng ra
biển Đông, Long An có khả năng phát triển công nghiệp, dịch vụ vận tải, xuất
nhập khẩu. Có thể thấy, với vị thế đặc thù và có hệ thống giao thông thủy - bộ
thuận lợi, nhiều tuyến quốc lộ, đường cao tốc đi qua, rất thuận lợi cho việc phát
triển hài hòa cả công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của tỉnh Long An. Địa
phương này tiếp giáp với TP Hồ Chí Minh, hành lang phát triển kinh tế kết nối
TP Hồ Chí Minh - Đông Nam bộ với các địa phương trong vùng Đồng bằng
sông Cửu Long rộng lớn theo hướng Bắc - Nam và kết nối cảng biển quốc tế
với cửa khẩu quốc tế theo hướng Đông - Tây.
Tỉnh Long An là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, cửa ngõ từ thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam
bộ đi các tỉnh/thành vùng đồng bằng sông Cửu Long; có biên giới, cửa khẩu
quốc tế, cảng biển, nhất là tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm
kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật lớn nhất cả nước. Phát huy những tiềm
năng, lợi thế to lớn đó, cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự
ủng hộ và hỗ trợ nhiệt tình của các bộ, ban, ngành Trung ương và các
tỉnh/thành, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Long An
đã nỗ lực, quyết tâm, tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
Khí hậu, Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp
giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính
đặc trưng cho vùng ĐBSCL lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng
miền Đông.Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 - 27,70C. Lượng mưa hàng
năm biến động từ 966 -1325 mm. Mùa mưa chiếm trên 70 - 82% tổng lượng
mưa cả năm. Mưa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh thành phố
Hồ Chí Minh xuống phía Tây và Tây Nam. Các huyện phía Đông Nam gần biển
có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao, đồng thời
mưa kết hợp với cường triều, với lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và
đời sống của dân cư. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần
suất 60 - 70%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất
70%.
Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ

2
dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong
năm thấp, ôn hòa. Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu như trên có ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp.
Đặc điểm địa hình, Long An có địa hình đơn giản, bằng phẳng nhưng có
xu thế thấp dần từ phía Bắc - Đông Bắc xuống Nam - Tây Nam. Địa hình bị
chia cắt bởi hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây với hệ thống kênh rạch
chằng chịt. Phần lớn diện tích đất của tỉnh Long An được xếp vào vùng đất
ngập nước. Ảnh hưởng lớn trong nông nghiệp và đời sống sinh hoạt.
Khu vực tương đối cao nằm ở phía Bắc và Đông Bắc (Đức Huệ, Đức
Hòa). Khu vực Đồng Tháp Mười địa hình thấp, trũng có diện tích gần 66,4%
diện tích tự nhiên toàn tỉnh, thường xuyên bị ngập lụt hàng năm. Khu vực tương
đối cao nằm ở phía Bắc và Đông Bắc (Đức Huệ, Đức Hòa). Khu vực Đồng
Tháp Mười địa hình thấp, trũng có diện tích gần 66,4% diện tích tự nhiên toàn
tỉnh, thường xuyên bị ngập lụt hàng năm. Khu vực Đức Hòa, một phần Đức
Huệ, Bắc Vĩnh Hưng, thị xã Tân An có một số khu vực nền đất tốt, sức chịu tải
cao, việc xử lý nền móng ít phức tạp. Còn lại hầu hết các vùng đất khác đều có
nền đất yếu, sức chịu tải kém gây nhiều khó khăn trong xây dựng và phát triển
đô thị.

2.1.2 Lợi thế phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh Long An
Về dân số
Theo kết quả điều tra dân số của Tổng cục thống kê năm 2020, Long An
có 1.713,70 nghìn người. Về mật độ dân số của tỉnh là 381 người/km2. Với lợi
thế về dân số, trong tương lai tỉnh Long An có tiềm năng trở thành nơi cung cấp
nguồn lao động lớn cho ngành công nghiệp.
Về tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên đất của tỉnh Long An có diện tích tự nhiên khoảng 4.493,8
km2 với 6 nhóm đất chính, nhưng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều
tạp chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua phèn và
tích tụ độc tố.
Tài nguyên rừng của tỉnh Long An có 44.481 ha diện tích rừng, cây trồng
chủ yếu là cây tràm, cây bạch đàn. Nguồn tài nguyên động thực vật của hệ sinh
thái rừng tràm trên đất trũng phèn ở Long An đã bị khai thác và tàn phá nặng
nề. Từ đó đã tạo ra những biến đổi về điều kiện sinh thái, gây ra ô nhiễm môi
trường, những đổi thay môi trường sống tự nhiên của sinh vật, tác động đến quá
trình phát triển bền vững. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc giảm sút rừng là do
quá trình tổ chức và khai thác thiếu quy hoạch, phần lớn diện tích đất rừng
chuyển sang đất trồng lúa.
Tài nguyên cát một phần của lưu vực ở Tây Ninh chảy qua Long An trên
dòng Sông Vàm Cỏ Đông, qua nhiều năm bồi lắng ở cuối lưu vực một lượng
cát xây dựng khá lớn. Theo điều tra trữ lượng cát khoảng 11 triệu m3 và phân
bố trải dài 60 km từ xã Lộc Giang giáp tỉnh Tây Ninh đến bến đò Thuận Mỹ
(Cần Đước). Trữ lượng cát này nhằm đáp ứng yêu cầu san lấp nền trong đầu tư
xây dựng của Tỉnh.
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Long An đã phát hiện thấy các mỏ than
bùn ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười như Tân Lập - Mộc Hóa, Tân Lập -

3
Thạnh Hóa (Tráp Rùng Rình), Tân Thạnh (Xã Tân Hòa), Đức Huệ (xã Mỹ Quý
Tây, Trấp Mốp Xanh). Trữ lượng than thay đổi theo từng vùng và chiều dày lớp
than từ 1,5 đến 6 mét. Cho đến nay chưa có tài liệu nghiên cứu nào xác định
tương đối chính xác trữ lượng than bùn nhưng ước lượng có khoảng 2,5 triệu
tấn.
Than bùn là nguồn nguyên liệu khá tốt để chế biến ra nhiều loại sản phẩm
có giá trị kinh tế cao. Theo kết quả phân tích đánh giá về chất lượng cho thấy
than bùn ở Long An có độ tro thấp, mùn cao, lượng khoáng cao, có thể sử dụng
làm chất đốt và phân bón.Việc khai thác than sẽ thúc đẩy quá trình oxy hóa và
thủy phân tạo ra acid sulfuric, đây là chất độc ảnh hưởng đến cây trồng và môi
trường sống.
Ngoài than bùn, tỉnh còn có những mỏ đất sét (trữ lượng không lớn ở khu
vực phía Bắc) có thể đáp ứng yêu cầu khai thác làm vật liệu xây dựng.
Tài nguyên nước trên lãnh thổ Long An có hệ thống sông ngòi, kênh rạch
chằng chịt nối liền với sông Tiền và hệ thống sông Vàm Cỏ là các đường dẫn
tải và tiêu nước quan trọng trong sản xuất cũng như cung cấp cho nhu cầu sinh
hoạt của dân cư.
Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia, qua tỉnh Tây Ninh và vào
địa phận Long An: diện tích lưu vực 6.000 km2, độ dài qua tỉnh 145 km, độ sâu
từ 17 - 21 m. Nhờ có nguồn nước hồ Dầu Tiếng đưa xuống 18,5 m3/s nên đã bổ
sung nước tưới cho các huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức và hạn chế quá
trình xâm nhập mặn của tuyến Vàm Cỏ Đông qua cửa sông Soài Rạp. Sông
Vàm Cỏ Đông nối với Vàm Cỏ Tây qua các kênh ngang và nối với sông Sài
Gòn, Đồng Nai bởi các kênh Thầy Cai, An Hạ, Rạch Tra, sông Bến Lức.
Sông Vàm Cỏ Tây độ dài qua tỉnh là 186 km, nguồn nước chủ yếu do
sông Tiền tiếp sang qua kênh Hồng Ngự, đáp ứng một phần nhu cầu nước tưới
cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho dân cư.
Sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây hợp lưu thành sông Vàm Cỏ dài
35 km, rộng trung bình 400 m, đổ ra cửa sông Soài Rạp và thoát ra biển Đông.
Sông Rạch Cát (Sông Cần Giuộc) nằm trong địa phận tỉnh Long An dài 32
km, lưu lượng nước mùa kiệt nhỏ và chất lượng nước kém do tiếp nhận nguồn
nước thải từ khu vực đô thị -TP Hồ Chí Minh, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất
và sinh hoạt của dân cư.
Nhìn chung nguồn nước mặt của Long An không được dồi dào, chất lượng
nước còn hạn chế về nhiều mặt nên chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời
sống.Trữ lượng nước ngầm của Long An được đánh giá là không mấy dồi dào
và chất lượng không đồng đều và tương đối kém. Phần lớn nguồn nước ngầm
được phân bổ ở độ sâu từ 50 - 400 mét thuộc 2 tầng Pliocene - Miocene. Tuy
nhiên tỉnh có nguồn nước ngầm có nhiều khoán chất hữu ích đang được khai
thác và phục vụ sinh hoạt dân cư trên địa bàn cả nước.
2.2 Phân tích thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực tại tỉnh Long An
2.2.1 Về thể lực nguồn nhân lực

Thể lực là một trong những yếu tố không thể thiếu trong việc đánh giá
chất lượng nguồn nhân lực. Nó không chỉ thể hiện sự quan tâm của Nhà nước
đối với người dân mà còn cho ta nhìn thấy rõ công tác chăm sóc sức khỏe của

4
người lao động các công ty. Tại Long An vấn đề cải thiện chất lượng cơ sở y tế,
khám và chữa bệnh đang được chú trọng đầu tư phát triển trong những năm gần
đây.
Theo Sở Y tế Long An, những năm gần đây, tỉnh đã triển khai đầu tư đồng
bộ hạ tầng, trang thiết bị y tế từ tuyến tỉnh đến tận cơ sở, góp phần giảm quá tải
cho các cơ sở điều trị, nhất là tuyến trên và nâng cao chất lượng khám, chữa
bệnh cho nhân dân. Ngoài y tế công lập thì hệ thống y tế tư nhân ở địa bàn tỉnh
cũng ngày càng phát triển, người dân có thêm nhiều sự lựa chọn khám, điều trị
bệnh.
Bên cạnh hạ tầng, để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh giai đoạn
2016-2020, tỉnh đã đào tạo 155 bác sĩ chính quy theo địa chỉ sử dụng. Đào tạo
500 bác sĩ, cử nhân hệ liên thông, hệ vừa làm vừa học và hệ sau đại học (sau đại
học 250 người).
Song song với công tác đào tạo nhân lực ngành y tế, UBND tỉnh đã triển
khai thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về quy định chế độ hỗ trợ kinh phí
đối với sinh viên, bác sĩ, dược sĩ về tỉnh công tác. Tính đến đầu năm 2021, toàn
tỉnh có gần 5.000 cán bộ, nhân viên y tế; trong đó, có 1.368 bác sĩ (riêng công
lập gần 1.113 bác sĩ), đạt tỉ lệ 8,04 bác sĩ/10.000 dân.
Theo đánh giá, với nguồn nhân lực ngành y tế như vậy đã được cải thiện
nhiều để tăng cường, bổ sung cho y tế các tuyến, đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, công
tác đào tạo, thu hút nhân lực y tế thời gian qua cũng có những mặt chưa đạt
được như mục tiêu đề ra.
Theo Sở Y tế Long An, việc thu hút lực lượng các bác sĩ, dược sĩ vào
công tác trong ngành y tế tỉnh thực hiện từ 2012 đến nay nhưng chỉ thu hút
được 52 bác sĩ, dược sĩ chính quy là còn khá ít. Mặt khác, trong giai đoạn 2016-
2020, số lượng đào tạo nhân lực y tế trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa
II, dược sĩ chính quy và cử nhân hệ chính quy vẫn ở mức còn thấp.
Bảng 2.1 Tuổi thọ trung bình tính từ lúc mới sinh ở tỉnh Long An
(ĐVT: tuổi)

Năm 2018 2019 2020


Tuổi trung bình 75,7 75,8 75,6

(Nguồn: Tổng cục thống kê)


Theo số liệu từ Tổng cục thống kê tuổi thọ trung bình tính từ lúc mới sinh
ở tỉnh Long An năm 2019 là 75,8 tuổi tăng 0,1 tuổi so với năm 2018 là 75,7
tuổi. Còn vào thời điểm năm 2019 đến năm 2020 tuổi thọ trung bình tính từ lúc
mới sinh lại giảm từ 75,8 tuổi xuống còn 75,6 tuổi tức 0,2 tuổi. Do sự xuất hiện
và lây lan của Covid-19 trên toàn cầu làm cho tỷ lệ tử vong tăng kiếm tuổi thọ
trung bình toàn tỉnh Long An cũng giảm xuống.
Theo nguồn tin từ trang “Báo Long An online”, cụ thể tính đến thời điểm
ngày 26 tháng 4 năm 2022, tổng số ca nhiễm 48.737 người, đang điều trị là 26
người, điều trị khỏi bệnh là 97,94% tức 47.729 người và số ca tử vong do
Covid-19 là 982 người. Cho thấy rằng công tác khám chữa bệnh tại Long An đã
đạt hiệu quả nhất định trong điều trị 97,94% trên tổng ca mắc Covid-19. Tuy số

5
lượng cơ sở vật, thiết bị và số lượng y bác sĩ có tăng nhưng vẫn không đáp ứng
tối đa trong công tác khám và chữa trị người dân. Đặc biệt tình hình dịch bệnh
mới khó lường và phức tạp đã gây không ít khó khăn cho đội ngũ y bác sĩ trong
công tác khám chữa bệnh. Song đó những di chứng về sức khỏe người dân do
hậu Covid gây ra như: mệt mỏi, khó thở, đau khớp, tức ngực, ho thay đổi khứu
giác hoặc vị giác, rối loạn nhận thức, khàn giọng,.. đã gây ảnh hưởng không
nhỏ đến sức khỏe người dân về lâu dài.
2.2.2 Về trí lực nguồn nhân lực
Trí lực của con người có thể là tài nguyên vô hạn nếu biết khai thác và bồi
dưỡng, sử dụng một cách hợp lý. Không giống với các tài nguyên khác có thể bị
cạn kiệt dần theo thời gian, trí lực có thể liên tục được nâng cao và không biến
mất dần theo năm tháng nếu ta biết cách tái sinh và thúc đẩy sự phát triển của
nó. Trong đó, trí lực được chia làm hai cấp đó là trình độ văn hóa và trình độ
chuyên môn kỹ thuật. Ở đây trình độ văn hóa được đánh giá qua tỷ lệ dân số từ
15 tuổi trở lên biết chữ. Thông qua bảng số liệu dưới đây, ta có thể thấy rõ hơn
về trình độ văn hóa của tỉnh Long An
Bảng 2.2 Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ của tỉnh Long An
(ĐVT: %)
Năm 2018 2019 Sơ bộ 2020
% 95,8 96,7 97,55
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Qua bảng số liệu 2.2 , ta thấy tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ của tỉnh
Long An tăng không đáng kể. Từ đó, tỉnh Long An cần có những chủ trương, chính
sách hợp lý hơn, xây dựng thêm nhiều cơ sở đào tạo giáo dục nhầm nâng cao tỷ lệ biết
chữ, nâng cao trình độ dân trí của người dân.
Còn trình độ chuyên môn kỹ thuật được hiểu là sự hiểu biết, kiến thức và
kỹ năng thực hành của một nghề nhất định. Nhìn vào đó, ta có thể thấy được sự
phát triển kinh tế xã hội của một tỉnh.
Bảng 2.3 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền
kinh tế đã qua đào tạo tại tỉnh Tây Ninh
(ĐVT:%)
Năm 2018 2019 2020
16 16,7 15,9
(Nguồn : Tổng cục thống kê)
Qua bảng số liệu 2.3, ta có thể thấy tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang
làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo tăng giảm không đồng đều với năm
2020 tỷ lệ lao động đã qua đào tạo giảm 0,8% so với năm 2019. Hiện trạng này
cho thấy tỉnh nên cần phải quán triệt các chính sách đưa ra và cần có những
biện pháp phù hợp để có thể ngày càng nâng cao tỷ lệ lao động có trình độ
chuyên môn kỹ thuật nhằm đạt được những mục tiêu chung của cả nước và góp
phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Long An. Một nguồn nhân lực thực sự
chất lượng không chỉ thể hiện ở trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật
mà còn thể hiện ở kỹ năng mềm. Một người lao động có kỹ năng mềm tốt thì sẽ
được ưu tiên hơn những người lao động khác với điều kiện có trình độ ngang
nhau. Phát triển và bồi dưỡng thêm nhiều các lớp kỹ năng để học sinh, sinh viên

6
sẽ có những bài học, những kỹ năng cần thiết để phục vụ cho quá trình học tập
cũng như quá trình làm việc sau này.
2.2.3 Về tâm lực nguồn nhân lực
Tâm lực là yếu tố thúc đẩy và điều chỉnh các hoạt động của người lao
động trong xã hội, góp phần phát huy vai trò của các yếu tố thể lực và trí lực.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi tuyển dụng một người lao động thì yếu tố tâm
lực chiếm đến 70 – 80% quyết định tuyển dụng của một doanh nghiệp. Vì một
người lao động thiếu trình độ chuyên môn thì có thể đào tạo bồi dưỡng trong
một khoảng thời gian ngắn nhưng các yếu tố về tâm lực như: tác phong công
nghiệp, ý thức kỷ luật, hợp tác, say mê nghề nghiệp, chuyên môn,... không cao
thì sẽ rất khó và rất lâu mới có thể đào tạo và hoàn thiện người lao động. Tương
tự như vậy, nếu tinh thần muốn phát triển thì mọi người dân đều cần phải tự
hoàn thiện bản thân để phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Có 6 chỉ số về tâm lực bắt buộc phải đo lường cho mọi nhân viên trong các công ty ở
mọi quy mô để đánh giá được chất lượng của nguồn nhân lực, bao gồm:
Có tác phong công nghiệp (Chỉ số tuân thủ mệnh lệnh cấp trên): Thể hiện
sự tự giác và tập trung vào thực hiện các mệnh lệnh được cấp trên giao cho của
người nhân viên. Đồng thời, nó cũng thể hiện mức độ tuân thủ của người nhân
viên đối với nội quy, quy định, quy trình làm việc của công ty
Có ý thức kỷ luật tự giác, hợp tác cao(Chỉ số chủ động trong công việc):
Nói lên mức độ làm chủ công việc của người nhân viên. Nó là sự kết hợp giữa
Lãnh đạo và quản lý công việc với Lãnh đạo và quản lý bản thân; hay nói đúng
hơn là nắm thế chủ động trong công việc.
Có niềm say mê nghề ngiệp, chuyên môn, hợp tác cao :Tổ chức được lập
ra là để thực hiện những công việc , có sự hợp tác và thống nhất ý chí hành
động của tất cả mọi người lại thành một, chính điều này tạo nên sức mạnh của
tổ chức. Nếu những thành viên trong một tổ chức chỉ toàn là những người làm
việc một mình, thiếu tinh thần đồng đội, thiếu sự hợp tác với đồng nghiệp thì
sức mạnh của sức mạnh của tổ chức sẽ bị suy yếu
Sáng tạo, năng động trong công việc (Chỉ số động lực làm việc): động
lực làm việc là yếu tố thúc đẩy người nhân viên làm việc. Nó chịu sự chi phối
của nhiều yếu tố thành phần khác như nhu cầu, giá trị, sự yêu thích công việc,
kết nối sứ mệnh với công ty, sự cảm phục với người lãnh đạo, mức độ thỏa
mãn công việc.
Có khả năng chuyển đổi công việc cao, thích ứng với những thay đổi
trong lĩnh vực công nghệ và quản lý (Chỉ số khả năng học hỏi và phát triển):
Thế giới luôn luôn thay đổi và phát triển, do vậy một tổ chức cũng phải luôn
luôn thay đổi và phát triển để bắt kịp xu thế của thời đại. Điều này có nghĩa là
từng thành viên trong tổ chức cũng phải luôn luôn thay đổi và phát triển. Nếu
một cá nhân trong tổ chức dừng lại thì sẽ biến thành vật cản cho sự phát triển
của tổ chức.
Ngày nay,Khi khoa học kỹ thuật phát triển quá nhanh, những hoạt động và
suy nghĩ nhanh chóng bị lỗi thời sẽ làm cho Long An dễ trở nên tụt hậu so với
những tỉnh khác. Vì vậy, chúng ta cần phải tiếp thu những cái mới, luôn sẵn
sàng xây dựng những hoạt động, các kế hoạch quản lý mới để thích ứng với
mọi sự thay đổi trong xã hội.

7
2.2.4 Về năng suất lao động
Bảng 2.4 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn(GRDP)
(ĐVT:%)
Năm 2018 2019 2020
% 10,59 9,66 5,62
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Theo tổng cục thống kê, năm 2019 kinh tế của tỉnh Long An phát triển
khá toàn diện . Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 9,66%,
GRDP bình quân đầu người so cùng kỳ năm 2018. Tốc độ tăng tổng sản phẩm
trên địa bàn (GRDP) năm 2020 tăng 5,62%, GRDP bình quân đầu người so
cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn năm
2019 thấp hơn tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2018 là 0,93%. Và
tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2020 cũng lại thấp hơn tốc độ tăng
tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2019 là 0,93%. Bởi giai đoạn từ năm 2019, tình
hình kinh tế thế giới có nhiều bất ổn do sự xuất hiện của dịch bệnh Covid-19.
Vì vậy kinh tế của Long An cũng bị ảnh hưởng nhất định.
Đến với năm 2022 được chọn là năm đột phá trong phát triển kinh tế
nhằm hoàn thành tốt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An đã đề
ra. Long An phấn đấu đến năm 2025, tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu về kinh tế
ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và đến năm 2030, trở thành tỉnh phát
triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tính từ đầu năm 2022 đến
nay, chỉ riêng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh này đã thu hút tổng vốn
đầu tư nước ngoài là trên 261 triệu USD và vốn doanh nghiệp trong nước là
8.863 tỷ đồng. Trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành và diễn biến phức tạp,
nhưng Long An vẫn có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đến đầu tư. Riêng
trong năm 2021, Long An thu hút đầu tư nước ngoài hơn 3,8 tỉ USD, đứng thứ
nhì cả nước.
Hiện, tỉnh có 16 khu công nghiệp và 21 cụm công nghiệp đi vào hoạt
động với tỷ lệ lấp đầy 85,26% đối với khu, 89,7% đối với cụm. Các khu, cụm
công nghiệp đều thuận lợi về đường bộ và đường sông, quy hoạch cảng biển
của tỉnh Long An có khả năng tiếp nhận tàu 70.000 tấn,…Trên địa bàn hiện có
hơn 11.000 doanh nghiệp về đầu tư và hoạt động ổn định với tổng vốn đăng ký
gần 300.000 tỷ đồng. Tỉnh có hơn 1.900 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký
trên 216.000 tỉ đồng; trên 1.000 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn
gần 6,2 triệu USD đến từ 38 quốc gia và vùng lãnh thổ.

8
3. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại tỉnh Long An
3.1 Nâng cao chất lượng về y tế, chăm sóc sức khỏe người dân
Tiếp tục nâng cao cơ sở hạ tầng, số lượng và chất lượng y bác sĩ trong
công tác khám, chữa bệnh tại Long An. Cần đề ra các chính sách nâng cao thể
lực cho người lao động hiện nay là một việc làm cần thiết và cấp bách nhất
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì khi có một thể lực tốt thì con
người mới có thể phát huy được hết trí lực và tâm lực một cách hiệu quả và tốt
nhất. Để làm được như vậy, Long An cần phải quan tâm và chú trọng đến chất
lượng đào tạo của y tế tại tỉnh. Không ngừng đề ra các phương pháp và đổi mới
các phương pháp để khám chữa bệnh, cần áp dụng tối ưu khoa học công nghệ
vào quá trình chữa bệnh cho người dân tại tỉnh. Đồng thời, các bệnh viện nên
thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, thực hành nâng cao tay nghề của các
cán bộ y tế tỉnh.
Với việc nâng cao chất lượng y tế , tỉnh cũng cần phải tuyên truyền với
người dân về phong trào đẩy mạnh rền luyện thân thể. Ngoài ra, cần tư vấn các
chế độ về dinh dưỡng phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi người chứ không phải chỉ
riêng ở trẻ em. Thường xuyên tổ chức các buổi tiêm phòng cho trẻ em và tuyên
truyền về các bệnh lây nhiễm, thực hiện có hiệu quả các chương trình chăm sóc
cho sức khỏe người dân. Phải Đề ra các biện pháp hợp lý, cụ thể và rõ ràng về
việc nâng cao tuổi thọ trung bình cho người dân toàn tỉnh. Đối với các doanh
nghiệp, nên tổ chức ít nhất 2 lần/ năm về việc cho người lao động kiêm tra sức
khỏe định kì. Chú trọng đến cả môi trường làm việc, trang bị các đồ bảo hộ
nhẳm giảm thiêu các tai nạn lao động cho người lao động.
3.2 Chú trọng đến chất lượng giáo dục, nâng cao tay nghề của người lao động
Giáo dục và đào tạo được xem là các yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng
sâu sắc đến chất lượng nguồn nhân lực ở hiện tại và tương lai. Để nâng cao
công tác giáo dục và đào tạo, cần phải đề ra những phương pháp giảng dạy cụ
thể, có mục đích gắn với thực tiễn xã hội. Thực hiện phương châm "học đi đôi
với hành" luôn tạo điều kiện để học sinh, sinh viên tiếp xúc với nhiều thực tiên
xã hội. Nên tổ chức các buổi tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh cấp 3 nhầm
giúp các bạn chọn được ngành nghê phù hợp với bản thân, tránh các việc sau
khi học xong đi làm lại trái nghề hoặc không tìm được việc làm cho bản thân.
Cùng với đó là những buổi hội thảo hoặc những buổi ngoại khóa để nâng cao
các kỹ năng mềm cần thiết cho học sinh, sinh viên như các kỹ năng thuyết trình,
tự học, giao tiếp và ứng xử,... Đối với đội ngũ giáo viên cần xây dựng đội ngũ
các giảng viên, giáo viên đạt chuấn quốc gia, tạo điều kiện cho giáo viên có cơ
hội được trải nghiệm thực tế, thu hút người giỏi có tay nghề cao tham gia công
tác dạy nghề và sắp xếp lại đội ngũ giảng viên, giáo viên không đáp ứng yêu
cầu giảng dạy. Có các chính sách ưu đãi cho giáo viên làm việc tại các vùng sâu
vùng xa gặp khó
khăn và không có đầy đủ điều kiện.

3.3 Cải thiện mức sống của người dân và thay đổi nền kinh tế - xã hội
Hiện nay, tuy Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách và chủ trương
nhằm nâng cao mức sống của người dân nhưng vẫn chưa có bước đột phá.
Nguyên nhân ở đây là do người dân ở vùng sâu vùng xa chưa tiếp cận cũng như

9
hiểu biểt về mặt giáo dục lẫn y tế. Thể nên cần phải đưa ra các chủ trương, kế
hoạch cụ thể và phù hợp với từng vùng. Từ đó, nâng cao trình độ dân trí của
người dân và tạo điều kiện về kinh tế để người dân phát triển hơn. Cần phải
quan tâm chăm sóc cũng như tuyên truyền về các bệnh lây nhiễm, cách phòng
chống bệnh, hỗ trợ hoặc khuyên người dân có bệnh thì đến các cơ sở y tế gần
nhất mà khám chữa bệnh không nên tin vào mê tín dị đoan. Giáo dục cũng nên
tạo điều kiện cho các em đên trường đi học, thường xuyên mở ra các lớp bồi
dưỡng, phụ đạo ngắn hạn để nâng cao tỷ lệ biết chữ của người đân. Qua đó sẽ
tạo được nhiêu cơ hội để mức sống của người dân được tốt hơn và góp phần
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Việc điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải phù hợp với
chiến lược phát triển đất nước, phát triển nguồn nhân lực theo hướng giảm dân
lao động không có bằng chuyên môn tham gia trong nền kinh tê, điều chỉnh
chiến lược và sách lược đào tạo nghề, thực hiện xây dựng lại cơ cấu giáo dục
nghề nghiệp. Cần thay đổi các chính sách đầu tư cho công tác dạy nghể, cơ chế
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào đào tạo nghể, hỗ trợ công tác giáo dục
nghề nghiệp theo huớng khuyến khích người học, đổi mới chính sách tiền
lương, chế độ bảo hiểm nâng cao cho các ngành lao động nặng nhọc, những
công nhân có tay nghề cao. Thực hiện khuyến khích, bắt buộc các công ty,
doanh nghiệp phối hợp với việc đào tạo, tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng
và năng lực nghề, mở rộng hình thức đào tạo nghề trong các doanh nghiệp.
Chất lượng nguồn nhân lực hiện nay có vai trò rất quan trọng đên sự
phát triển kinh tế. Các mô hình phát triển kinh tế đều khằng định điều này khi
cho rằng sự phát triển bền vững đòi hỏi phải tích luỹ vổn, phát triển kỹ thuật và
công nghệ. Đây là những nhân tố gắn liền và phụ thuộc vào e lượng nguồn nhân
lực khi chất lượng lao động thấp hay vốn nhân lực ít thì việc tạo ra và thực hiện
tích lũy vốn và phát triển kỹ thuật công nghệ khó mà thực hiện được. Các bằng
chứng cả vi mộ và vĩ mô đều cho thấy tầm quan trọng của chất lượng của nhân
tố này với sự phát triển kinh tế. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực rõ ràng rất
cần thiết. Muốn nâng cao chất lượng nhân tố này không những phải tập trung
nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn cho người lao động mà còn phải nâng
cao trình độ thể chất thông qua nâng cao sức khỏe và cải thiện điều kiện sống
của dân. Tuy nhiên làm gì để nâng cao học vấn, chuyên môn và thể chất của
nhân lực; câu trả lời trong nhiều nghiên cứu cho rằng phát triển hệ thống y tế,
giáo dục có vai trò quan trọng, nhưng cũng cần phải có chính sách sử dụng và
đãi ngộ lao động phù hợp. Ngoài ra hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội cũng có
ý nghĩa lớn trong việc thống y tế, giáo dục có vai trò quan trọng, nhưng cũng
cần phải có chính sách sử dụng và đãi ngộ lao động phù hợp. Ngoài ra hoàn
thiện hệ thống an sinh xã hội cũng có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực.

10
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, 20/04/2021, “Long An tạo điều kiện
thuận lợi nhất để nhà đầu tư, doanh nghiệp cùng phát triển”, được download tại địa chỉ:
https://dangcongsan.vn/kinh-te/long-an-tao-dieu-kien-thuan-loi-nhat-de-nha-dau-tu-
doanh-nghiep-cung-phat-trien-578828.html, truy cập vào ngày 20/4/2022.
2. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, 18/04/2022, “Long An tiếp tục đẩy
mạnh thu hút đầu tư”, được download tại địa chỉ: https://dangcongsan.vn/kinh-te/long-
an-tiep-tuc-day-manh-thu-hut-dau-tu-608251.html, truy cập vào ngày 22/4/2022.
3. Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 28/4/2022, được download
tại địa chỉ: https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinhthanhchitiet.aspx?idTinhThanh=16, truy
cập vào ngày 25/4/2022.
4. Lao động, 26/11/2021, “Long An đặt mục tiêu, có 10 bác sĩ/10.000 dân vào
năm 2025”, được download tại địa chỉ: https://laodong.vn/y-te/long-an-dat-muc-tieu-
co-10-bac-si10000-dan-vao-nam-2025-977893.ldo, truy cập vào ngày 26/4/2022.
5. Long An online, 26/04/2022, “Ngày 26/4, Long An ghi nhận 9 ca mắc
Covid-19 mới”, được download tại địa chỉ:https://baolongan.vn/ngay-26-4-long-an-ghi-
nhan-9-ca-mac-covid-19-moi-a134481.html, truy cập vào ngày 26/4/2022.

You might also like