Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Chủ đề: Năng lượng tái tạo và kế hoạch chuyển đổi năng lượng của các nước

Asean đến 2050.


1. Thực trạng:
ASEAN hiện là khu vực tiêu thụ năng lượng lớn thứ 4 thế giới. Trong cơ cấu
năng lượng của khối, nhiên liệu hóa thạch chiếm tới 83%. Trong đó phần lớn là
nhập khẩu, chủ yếu gồm dầu mỏ, khí đốt, than đá. Do vậy, những tác động từ giá
năng lượng cao đã ảnh hưởng đáng kể tới nhiều quốc gia trên thế giới và điển
hình là ở khu vực Đông Nam Á .
Nhiên liệu hóa thạch ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh vô cùng quan trọng như
kinh tế , môi trường và y tế . Việc lạm dụng các nguồn tài nguyên truyền thống
gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu , khí thải nhà kính ( chèn ảnh ) và các bệnh
về đường hô hấp và tim mạch ( chèn ảnh ). Ngoài ra đối với ngành điện , việc sử
dụng nhiên liệu hóa thạch làm nguồn cung cho các nhà máy nhiệt điện (chèn ảnh
nhà máy ) tiêu tốn một ngân sách khổng lồ để có thể duy trì hoạt động.
Chính vì thế, chuyển đổi năng lượng tái tạo đã trở thành yêu cầu tất yếu bởi
nhu cầu năng lượng tại khu vực dự báo sẽ tiếp tục gia tăng khi đây đang trở
thành trung tâm sản xuất của thế giới. Nhiều quốc gia Đông Nam Á đã đẩy mạnh
chuyển đổi năng lượng tái tạo( có thể liệt kê nhanh 1 số năng lượng tái tạo phổ
biến )(
2. Lộ trình của các quốc gia thành viên:
ASEAN :
Nhìn chung từ sau đại dịch , nhu cầu về năng lượng ở một số lĩnh vực như
nông nghiệp hay thương mại có sự sụt giảm nhẹ trong khi các nước ghi nhận
sự tăng trưởng đòi hỏi về năng lượng của các hộ gia đình tăng dần trong
những năm gần đây .
Do đó ,để khắc phục vấn đề thiếu hụt nguồn năng lượng , các nước thành
viên ASEAN đã lập nhiều quỹ phục hồi , tái đầu tư vào ngành năng lượng , đặc
biệt là năng lượng tái tạo kể từ sau đại dịch COVID . Điển hình như ở
Malaysia ,khoảng 2,9 tỉ USD đã được đầu tư cho các dự án về năng lượng vào
năm 2021 , họ tập trung chủ yếu vào nâng cao hiệu quả bóng đèn đường và
lắp đặt các tấm kính năng lượng mặt trời . Một ví dụ khác ở Đông Nam Á , tại
Thái Lan ( một đất nước cũng phụ thuộc vào rất nhiều vào nguyên liệu hóa
thạch ) đã chi 915 triệu USD cho chương trình Energy For All ; Đây là chương
trình tập trung vào việc sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo được trong sản
xuất và sinh hoạt hằng ngày .
(dẫn dắt )

Việt Nam:
Tháng 5/2023, Việt Nam đã công bố Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời
kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII), khẳng
định cam kết tăng cường phát triển năng lượng gió và khí đốt, đồng thời giảm sự
phụ thuộc vào than.
Theo đó, các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời dự kiến sẽ chiếm ít
nhất 31% nhu cầu năng lượng quốc gia vào năm 2030.
Theo Quy hoạch, tất cả các nhà máy điện than phải được chuyển đổi sang nhiên
liệu thay thế hoặc ngừng hoạt động vào năm 2050. Mặc dù than sẽ vẫn là nguồn
năng lượng quan trọng trong thời gian tới, ước tính chiếm khoảng 20% tổng
nguồn năng lượng của cả nước vào năm 2030, thấp hơn mức gần 31% vào năm
2020.
Ngoài ra , chính phủ nước ta cũng đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2050 , 50%
toàn nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu
( tự cung tự cầu ). Môi trường cũng là khía cạnh quan trọng trong quyết định Quy
hoạch điện 8 lần này . Với mục tiêu mức phát thải nhà kính vào năm 2030 giảm
xuống 204 – 254 triệu tấn và còn khoảng 27 -31 triệu tấn vào năm 2050 .
Malaysia:

Theo Bộ Kinh tế Malaysia, nước này đã đề ra lộ trình chuyển đổi năng


lượng quốc gia vào tháng 7 vừa qua, nhằm tăng cường công suất năng
lượng tái tạo và giảm sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào khí đốt tự
nhiên nhập khẩu.

Lộ trình trên của Malaysia đã xác định 10 dự án hàng đầu, bao gồm dự án
xây dựng nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á với công suất 1
gigawatt, có thể trực tiếp biến ánh sáng mặt trời thành năng lượng.( chèn
ảnh dự án / sơ đồ nhà máy )
Theo các nhà chức trách, năng lượng mặt trời vẫn là phân khúc đáng khích
lệ nhất trong lộ trình phát triển năng lượng tái tạo của Malaysia kể từ năm
2011, với tốc độ tăng trưởng gộp công suất lắp đặt hàng năm là 48%.

Malaysia cũng đã lên kế hoạch phát triển các dự án khác, bao gồm một khu
năng lượng tái tạo tích hợp, 5 công viên năng lượng mặt trời tập trung quy
mô lớn và 3 nhà máy sản xuất hydro xanh. Các dự án này sẽ tận dụng tiềm
năng năng lượng tái tạo kỹ thuật ước tính đạt 290 gigawatt để tạo ra một
hệ thống năng lượng ít carbon, linh hoạt hơn.

Singapore
Kế hoạch xanh 2023 của Singapore nhấn mạnh đến việc sử dụng năng lượng tái
tạo. Bộ Bền vững và Môi trường Singapore cho biết nước này đặt mục tiêu mở
rộng triển khai năng lượng mặt trời lên công suất đạt ít nhất 2 gigawatt vào năm
2030, đáp ứng khoảng 3% nhu cầu điện dự kiến.

Theo Bộ Bền vững và Môi trường Singapore, khoảng 95% điện năng của Singapore
được tạo ra từ khí đốt tự nhiên, một nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch.

Mặc dù những hạn chế về địa lý của Singapore gây khó khăn khi lựa chọn năng
lượng tái tạo, nhưng Kế hoạch xanh sẽ triển khai thực hiện các giải pháp như lắp
tấm pin mặt trời trên mái nhà cũng như nhập khẩu điện và hydro từ các nước
Đông Nam Á khác nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Năm ngoái, công ty Keppel Electric của Singapore đã ký thỏa thuận hai năm với
Lào để nhập khẩu tới 100 MW thủy điện tái tạo qua Thái Lan và Malaysia. Thỏa
thuận này đánh dấu hoạt động nhập khẩu năng lượng tái tạo đầu tiên của
Singapore cũng như hoạt động mua bán điện xuyên biên giới đa phương đầu tiên
có sự tham gia của 4 quốc gia thành viên ASEAN.

Philippines
Ông David Thoo, nhà phân tích năng lượng tại BMI Fitch Solutions, cho biết các
quốc gia Đông Nam Á cũng đang tìm cách thu hút các công ty nước ngoài để phát
triển lĩnh vực năng lượng tái tạo của họ.

"Năng lượng tái tạo [ở đây] khá kém phát triển so với các thị trường Trung Quốc
và phương Tây", ông Thoo đánh giá.

Vào tháng 11, Philippines đã bỏ quy định về quyền sở hữu của nước này đối với
một số nguồn năng lượng tái tạo, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu
hoàn toàn các dự án liên quan đến tài nguyên năng lượng mặt trời, gió, thủy điện
hoặc đại dương, theo công ty luật quốc tế Baker McKenzie. Trước đây, các công ty
nước ngoài chỉ có thể sở hữu tối đa 40% cổ phần tại các dự án năng lượng như
vậy.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, quyền sở hữu nước ngoài rất cần thiết
trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án điện gió ở Philippines - quốc gia
có tiềm năng lắp đặt 21 gigawatt điện gió ngoài khơi vào năm 2040. Con số này
tương đương khoảng 1/5 nguồn cung cấp điện của Philippines.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cũng chỉ ra rằng Philippines phụ thuộc nhiều vào
nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu, khiến nước này có nguy cơ gặp bất lợi về nguồn
cung và biến động giá.

Indonesia
Indonesia cũng đã nới lỏng một số hạn chế về sở hữu nước ngoài để tạo động lực
đầu tư vào năng lượng tái tạo. Đơn cử, Jakarta hiện cho phép 100% sở hữu nước
ngoài trong các dự án truyền tải, phân phối và sản xuất điện (có công suất trên 1
megawatt), theo Tạp chí luật linh doanh châu Á (ABLJ).

Ông Yurnaidi, giám đốc mô hình hóa năng lượng và hoạch định chính sách tại
Trung tâm Năng lượng ASEAN, bày tỏ lạc quan rằng sẽ có nhiều khoản đầu tư
nước ngoài đổ vào trong vài năm tới, giúp khu vực Đông Nam Á có thêm nhiều dự
án năng lượng tái tạo hơn.

Ngoài ra , chính phủ Indonesia đặt mục tiêu tham vọng vào năm 2050 , năng
lượng tái tạo sẽ chiếm 34% tổng sản lượng và đạt phát thải ròng bằng không .

You might also like