Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

văn hoá nghệ thuật

1. Trình bày khái niệm nghệ thuật.


- Nghệ thuật là cái đẹp, mang tính chân, thiện, mỹ
- Nghệ thuật là sự khéo léo
- Nghệ thuật là sản phẩm của con người thông qua hoạt động con người mà có.
- Nghệ thuật là hình thức bắt chước
- Nghệ thuật là sự tái hiện cuộc sống của con người
- Nghệ thuật là bắt chước âm thanh màu sắc, do đó mà có các loại hình nghệ thuật
âm nhạc, múa, sân khấu, hội họa…
-Nghệ thuật là hình thức biểu hiện tái tạo cuộc sống
2. Nghệ thuật biểu diễn là gì? Trình bày điểm khác biệt cơ bản giữa nghệ thuật
biểu diễn với nghệ thuật tạo hình.
- Biểu diễn là hành động nhằm thể hiện một ý tưởng một tri thức, bằng một cách
thức nào đó trước sự chứng kiến của những người khác
- Nghệ thuật biểu diễn là một lĩnh vực nghệ thuật
- Các hình thức nghệ thuật chỉ hiện ra khi có hành động biểu diễn trực tiếp của con
người
- Thực hiện trong thời gian nhất định
+ Điểm khác biệt cơ bản giữa nghệ thuật biểu diễn với nghệ thuật tạo hình là gì?
- Cấu trúc hình thức
- Trạng thái tồn tại
- Nghệ thuật biểu diễn có cấu trúc hình thức vận động theo thời gian
- Nghệ thuật tạo hình có cấu trúc hình thức tĩnh tại trong không gian
3. Âm nhạc là gì? Nghệ thuật biểu diễn âm nhạc là gì?
- Nghệ thuật âm nhạc là cấu trúc chất liệu âm thanh theo những qui luật/công thức
nhất định.
- Những cấu trúc âm thanh theo các qui luật khác nhau sẽ trở thành những hình
thức âm nhạc khác nhau.
- Ngôn ngữ: Âm thanh
- Âm thanh mang tính nhạc (cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc)
- Âm nhạc là nghệ thuật dùng âm thanh để thể hiện những ấn tượng về cuộc sống,
những tư tưởng, tình cảm của con người
Nghệ thuật biểu diễn âm nhạc là:
- Kỹ năng sử dụng giọng người
- Kỹ năng sử dụng nhạc cụ để biểu diễn các hình thức âm nhạc.
4. Âm nhạc có các phương tiện biểu diễn đặc thù nào? Giọng người và nhạc cụ
được phân loại như thế nào?
+ Nghệ thuật biểu diễn âm nhạc có hai phương tiện cơ bản là:
- Giọng người
- Nhạc cụ
+ Giọng người được phân biệt thành:
- Giọng nam (nam trầm; nam trung; nam cao; phản nam cao)
- Giọng nữ (nữ cực trầm; nữa trầm; nữ trung; nữ cao)
- Nhạc cụ được phân chia thành 4 họ khác nhau
- Họ dây
- Họ hơi
- Họ màng rung
- Họ thân vang
- Căn cứ vào nguồn phát âm
5. Phương tiện biểu diễn, âm nhạc có các thể loại, hình thức nào? Cho ví dụ về mỗi
thể loại âm nhạc?
+ Thể loại thanh nhạc với các hình thức
- Ca khúc
- Hợp ca
- hợp xướng ...
+ Thể loại khí nhạc với nhiều các hình thức từ nhỏ đến lớn:
- đoạn nhạc
- tổ khúc
- sonat
- giao hưởng ...;
- phương thức: độc tấu, song tấu, tam tấu, dàn nhạc...
+ Kể tên một vài ca khúc Việt Nam
+ Kể tên một bản nhạc đàn của tác giả Việt Nam
6. Múa là gì? Nghệ thuật biểu diễn múa là gì?
+ Nghệ thuật múa là hình thức cấu trúc:
- Chất liệu động tác
- Hình thể
- Chuyển động theo những qui luật nhất định
- Cấu trúc chất liệu động tác, hình thể, chuyển động theo những qui luật khác nhau
sẽ trở thành những hình thức múa khác nhau.
+ Ngôn ngữ: động tác, chuyển động trong âm thanh, đội hình và tuyến đi
+ Nghệ thuật biểu diễn múa là:
- Kỹ năng phối hợp động tác tay, chân, hình thể người,
- Chuyển động theo nhịp điệu
- Không gian nhất định
7. Các phương tiện cơ bản của nghệ thuật biểu diễn múa gồm những gì? Các công
cụ phụ trợ nghệ thuật biểu diễn múa gồm những gì? Lấy ví dụ trong 1 tác phẩm cụ
thể.
+ Phương tiện
- Cơ thể người với tất cả các bộ phận có thể chuyển động được
- Âm nhạc (nhịp điệu)
+ Các công cụ phụ trợ nghệ thuật biểu diễn múa gồm
- Không gian diễn (sân khấu, nơi diễn)
- Trang phục
- Đạo cụ + Ví dụ
+ Phân tích ví dụ
8. Trình bày các thể loại múa, đặc trưng của nghệ thuật múa? Hãy phân tích các
đặc trưng đó trong 1 tác phẩm cụ thể.
+ Thể loại
- Múa dân gian
- Múa cung đình
- Múa giải trí
- Kịch múa
- Múa nghi lễ tôn giáo + Đặc trưng:
- Cách điệu
- Tượng trưng
- Tạo hình
- Khái quát
+ Phân tích đặc trưng trên tác phẩm
9. Nghệ thuật sân khấu là gì? Nghệ thuật biểu diễn sân khấu là gì?
+ Sân khấu là loại hình nghệ thuật tổng hợp
- Ở đó, có cả văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, múa
- Nghệ thuật biểu diễn của diễn viên
- Tham gia trực tiếp của khán giả
+ Nghệ thuật sân khấu là hình thức cấu trúc một câu chuyện/sự kiện thành kịch bản
để biểu diễn trên sân khấu.
+ Biểu diễn nghệ thuật sân khấu là nghệ thuật diễn xuất đóng vai kể chuyện trên
sân khấu theo kịch bản.
+Kịch bản là hình thức sắp xếp trình tự của sự phối hợp tương tác:
- Các hành động, lời thoại nhân vật Trình tự các sự việc, sự kiện... để diễn viên
diễn trên sân khấu
10. Trình bày nguồn gốc ra đời của nghệ thuật sân khấu. Trong quá trình hình
thành nghệ thuật sân khấu thì yếu tố nào là yếu tố quyết định.
Lao động
Thiên - địa – nhân - ngoại
Diễn xướng dân gian
Trò diễn
Nghệ thuật sân khấu dân gian
Nghệ thuật sân khấu bác học
- Nghệ thuật sân khấu hiện đại
- Yếu tố quyết định:Trò diễn
- Xuất hiện nhân vật
- Hành động của nhân vật, Diễn xuất của diễn viên
11. Trình bày các đặc trưng của nghệ thuật sân khấu?
+ Đặc trưng:
- Sân khấu là loại hình nghệ thuật tổng hợp
- Ngôn ngữ: hành động
- hành động hình thể;
- hành động tâm lý;
- hành động ngôn ngữ
- Diễn xuất
- Kịch bản là cái cốt của tác phẩm sân khấu.
12. Nghệ thuật sân khấu có các phương tiện biểu diễn nào? Nêu các công cụ phụ
trợ biểu diễn nghệ thuật sân khấu?
+ Nghệ thuật sân khấu có các phương tiện biểu diễn
- Vai diễn trực tiếp: diễn viên trên sân khấu
- Vai diễn gián tiếp: con người điều khiển bóng, hoặc con rối trong những không
gian sân khấu đặc thù.
+ Công cụ phụ trợ biểu diễn nghệ thuật sân khấu
- Sân khấu,
- âm nhạc,
- phông cảnh,
- ánh sáng,
- tiếng động,
- phục trang,
- đạo cụ, công nghệ.
13. Nghệ thuật sân khấu được phân loại theo các tiêu chí nào? Nghệ thuật sân khấu
Việt Nam có các thể loại tiêu biểu nào?
+ Nghệ thuật sân khấu được phân loại theo các tiêu chí
- Theo phương tiện biểu diễn có, các sân khấu rối, sân khấu người diễn (kịch nói,
kịch hát...)
- Theo phương thức biểu diễn có kịch nói, kịch hát, kịch múa, kịch câm...
+ Nghệ thuật sân khấu Việt Nam có các thể loại tiêu biểu
- Sân khấu Chèo
- Sân khấu Tuồng
- Sân khấu Cải lương
- Ca kịch cổ điển (Opera)
- Kịch nói
14. Việt Nam có những dòng tranh dân gian nào? Nêu vắn tắt đặc điểm của từng
dòng tranh?
+ Nghệ thuật dân gian Việt Nam ghi nhận 4 dòng tranh:
- Đông Hồ,
- Hàng Trống,
- Kim Hoàng,
- Làng Sình
+ Khái quát đặc điểm của từng dòng tranh
- Tranh Đông Hồ in trên giấy điệp, hoàn toàn sử dụng kỹ thuật in, cả nét và màu.
Tranh có bao nhiêu màu thì có bấy nhiêu ván khắc.
- Tranh Hàng Trống in trên giấy dó. Chủ yếu in nét và tô màu bằng tay tạo nên sắc
độ đậm nhạt của màu.
- Tranh Kim Hoàng in trên giấy đỏ nên còn gọi là tranh đỏ. Nghệ nhân vừa sử
dụng ván khắc, vừa dùng bút vẽ tỉa nét và tô màu.
- Tranh làng Sình phục vụ nhu cầu thờ cúng dân gian của người dân xứ Huế.
- Do tranh dùng để thờ cúng, sau đó hoá, đốt nên nghệ nhận không quan tâm nhiều
tới kỹ thuật và tính thẩm mỹ. Tranh in nét bằng ván khắc, tô màu bằng tay.
15. Trình bày sự giống và khác nhau giữa tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống?
+ Giống nhau:
- Tranh in trên giấy dó.
- Cùng dùng bản khắc để in nét.
+ Khác nhau:
- Kích thước:
- Tranh Đông Hồ thường có khổ nhỏ,
- Tranh Hàng Trống có kích thước lớn.
Tranh Đông Hồ hoàn toàn sử dụng kỹ thuật in, cả nét và màu
- Tranh Hàng Trống chỉ in nét, còn màu tô bằng bút lông.
- Tranh Đông Hồ có màu đơn sắc,
- Tranh Hàng Trống có màu chuyển sắc.
- Nét trong tranh Đông Hồ theo kỹ thuật đơn tuyến bình đồ (nét to đều bao viền kín
hình)
- Nét của Hàng Trống tỉa bằng bút lông nên nhỏ mảnh.
16. Ý nghĩa của tranh dân gian Việt Nam? Nêu một vài tác phẩm tranh dân gian?
+ Ý nghĩa
- Tranh dân gian Việt Nam phản ánh khát vọng cuộc sống của người làm nông
nghiệp.
- Ước mơ về sự “phồn thực” mùa màng bội thu, con đàn cháu đống
- Ước mơ về sự thịnh phát, đại cát, đại lợi
- Ước mơ về sự hiển vinh học hành khoa cử
- Ước mơ về một xã hội văn minh qua sự phê phán thói hư, tật xấu
+ Tác phẩm
- Gà đàn, lợn đàn, cá đàn, thất đồng
- Gà Đại cát
- Cá chép vượt vũ môn, vinh hoa phú quý
- Đánh ghen, đám cưới chuột
17. Hội hoạ là gì? Ngôn ngữ, đặc điểm của hội họa?
+ Hội họa:
- Nghệ thuật dùng đường nét, màu sắc, kỹ thuật để phản ánh thế giới hình thể ba
chiều lên trên mặt phẳng hai chiều.
- Xuất hiện vào giai đoạn giao lưu văn hoá phương Tây qua văn hoá Pháp
- Hội hoạ là lĩnh vực áp dụng thành tựu khoa học trong lĩnh vực tạo hình: luật xa
gần, khoa học về ánh sáng, giải phẫu học.
+ Ngôn ngữ:
- đường nét,
- hình mảng,
- màu sắc,
- bố cục,
- ánh sáng,
- nhịp điệu
+ Đặc điểm
- Loại hình nghệ thuật không gian 2 chiều
- Thị giác
18. Nêu những hiểu biết về tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Bút
Tháp?
- Pho tượng gỗ thế kỷ XVII phản ánh tín ngưỡng thờ Quan Âm của người Việt.
- Tên gọi Phật bà thể hiện tính nữ của pho tượng.
- Tâm thức thờ nữ thần trong văn hoá truyền thống của người Việt đã bản địa hoá
hình tượng Phật giáo vốn có nguồn gốc bên ngoài quốc gia.
- Tạo hình tượng thuộc dòng nhiều tay, 42 tay lớn gắn với thân tượng
- Tạo hình 789 tay nhỏ kết thành vòng hào quang phía sau. Trong mỗi tay nhỏ có
một con mắt.
- Nghìn mắt nghìn tay là con số phiếm chỉ, thể hiện sự lắng nghe và thấu hiểu, nhìn
khắp thế gian, là sự kết hợp của trí và hành (hiểu thấu và cứu khổ chúng sinh)
- Phật Quan Âm ngồi toạ thiền trên đài sen, phía dưới có đầu quỷ đội để vượt biển
19. Đặc điểm tạo hình và ý nghĩa của biểu tượng rồng thời Lý?
Khi dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, vua Lý Công Uẩn nhìn thấy rồng bay lên, vì
vậy đã đặt tên cho kinh đô mới là Thăng Long (rồng bay).
+ Tạo hình rồng thời Lý:
- Theo chiều nhìn nghiêng,
- Gồm nhiều khúc uốn hình thắt túi, nhỏ dần về phía đuôi.
- Khúc uốn thắt túi tạo cảm giác bung bật, giúp cho rồng bay lên.
- Đầu rồng có mào lửa lớn,
- Có bờm dài bay uốn lượn về phía sau,
- Thân dài và mảnh giống loài rắn,
- Không có vảy,
- Trên lưng và bụng đều có vây,
- Chân rồng có 3 móng, khuỷu chân có dải mây bay đồng điệu với bờm và thân
mình.
20. Đặc trưng tạo hình của nghệ thuật chạm khắc đình làng châu thổ Bắc Bộ?
+ Đề tài: đời sống thôn dã
+ Nội dung tác phẩm
- Đánh cờ, gánh con,
- Voi đi cày, tắm sen,
- Săn bắn, chèo thuyền,
- Cho lợn ăn, trai gái nô đùa,
- Tình tự, thi cử, mả táng hàm rồng …
- Hướng tới gợi tả, chú ý biểu cảm hơn hình thức đẹp, xấu, đúng, sai.
- Thủ pháp nhiều điểm nhìn: nhìn từ trên xuống, nhìn nghiêng (đánh cờ) nhìn
xuyên thấu (chèo thuyền).
- Sai về tỷ lệ nhưng không dị dạng,
- Tạo cảm giác hồn nhiên, mộc mạc.
21. Đặc điểm kiến trúc truyền thống Việt Nam?
- Kiểu nhà gian lợp ngói, không chia gian bằng tường vách, chia gian bằng cột.
- Gian chính là gian thờ, phát triển đăng đối sang hai bên tạo thành số gian lẻ: 3
gian, 5 gian, 7 gian
- Chất liệu: gỗ
- Kết cấu: vì kèo cột.
- Có nhiều loại kết cấu vì kèo: chồng rường, chồng rường giá chiêng, chồng rường
giả thủ…
- Vì kèo kết hợp với xà ngang, xà dọc, cột tạo thành bộ khung nhà vững chãi giằng
lực theo nhiều chiều ngang, dọc, trên, dưới, xô không đổ.
- Các cấu kiện kiến trúc gắn với nhau bằng mộng, chốt đinh, chốt tre. Khi cần có
thể tháo lắp.
- Các cột đặt trên đá tảng, không có móng. Kiến trúc đứng vững nhờ sức nặng đè
xuống của bộ mái và khung nhà.
- Kiến trúc dân dụng thường trang trí đơn giản.
- Kiến trúc đình thường có trang trí ngoại thất (hình rồng, phượng, lân trên bờ nóc,
bờ mái) và trang trí nội thất (nhiều đề tài phong phú phản ánh cuộc sống, con
người nơi làng xã)
22. Nêu một số đặc điểm của kiến trúc Đông Dương?
+ Chất liệu và kỹ thuật mới:
- Nhà có móng,
- Hệ khung cột bê tông cốt thép.
- Sàn nhà lát gỗ, gạch bông.
- Cầu thang gỗ
+ Giải pháp kiến trúc:
- Mái bằng hoặc mái ngói, đua ra để che nắng mưa
- Hệ cửa: cửa sổ dày đặc, cửa vòm, cửa 2 lớp (trong kính ngoài chớp), có ô văng
chống hắt, cửa thoáng trên mái.
- Hành lang rộng, tránh nắng xiên, mưa hắt
- Tường dầy: chống nóng
- Trần cao: tạo không gian thoáng mát.
+Trang trí: Hoa văn hoa lá đắp nổi bằng nề vữa trên tường, trần, trán nhà, sắt uốn ở
cánh cửa, lan can ban công, hệ cột soi rãnh,
+ Hình khối: nhấn mạnh khối lập thể, đường nét vuông vắn, ngang bằng sổ thẳng.
- Màu sắc: tường nhà vàng nhạt, vàng kem, trắng, cửa xanh
23. + Kiến trúc là nghệ thuật xây dựng nhà cửa và công trình với tính chất là một
hoạt động sáng tạo của con người
+ Kiến trúc nhằm tạo ra một môi trường thích nghi và phục vụ tốt cho mọi điều
kiện sinh hoạt vật chất cũng như tinh thần của con người
+Kiến trúc được tạo dựng thông qua hình khối; đường nét; các tỷ lệ; nhịp điệu và
kiểu dáng cao – thấp; rộng – hẹp; cong – thẳng; mau – thưa
+ Loại hình NT không gian 3 chiều
+ Kiến trúc bao gồm nhiều thể loại được phân theo chức năng của công trình như:
- Kiến trúc dân dụng
- Kiến trúc công cộng
- Kiến trúc tôn giáo
- Công viên
- Kiến trúc công nghiệp
24. Trình bày các thể loại của nghệ thuật hội họa? Tiêu chí phân loại các thể loại
nghệ thuật hội họa?
+ Thể loại:
- tranh trên giá
- tranh hoành tráng;
- tranh chân dung;
- tranh phong cảnh;
- tranh “bố cục”;
- tranh tĩnh vật…
+ Tiêu chí phân loại
+Phân loại theo chất liệu:
-Tranh kí họa chì: Tranh mực nho; Tranh màu nước; Tranh bột màu Tranh sơn
dầu; Tranh sơn mài (trên gỗ ); Tranh lụa…
+ Phân loại theo đối tượng /chủ đề:
- Tranh phong cảnh (cảnh tự nhiên); Tranh tĩnh vật (cảnh bố trí, sắp đặt); Tranh
chân dung; Tranh thờ; Tranh cổ động; Tranh affix, quảng cáo; Tranh minh họa
sách báo .v.v…
+ Phân loại theo phương thức sáng tác:
- - Tranh cổ điển; Tranh ấn tượng; Tranh siêu thực; Tranh hiện thực/tả thực; Tranh
tượng trưng; Tranh biểu tượng
25. Điêu khắc là gì? Ngôn ngữ, đặc điểm của điêu khắc
+ Phương Tây:
Điêu khắc là một thể loại của NT tạo hình:
- Sáng tạo theo nguyên tắc về thể tích hình khối phần vật chất
- Không gian ba chiều (tượng tròn)
- Không gian hai chiều (phù điêu, chạm nổi…)
- Chịu sự chi phối của những quy luật tạo hình.
 Bản chất đặc điểm tạo hình
+ Phương Đông (Việt Nam):
- Điêu, Chạm khắc; Khắc: lấy dao vạch để tạo hình.
- ĐK chính là dùng dụng cụ cứng như đục, dao,… Tác động vào vật liệu để tạo
nên tác phẩm nghệ thuật
 Cách hình thành nên tác phẩm
- Ngôn ngữ: khối, hình, mảng, đường nét, bố cục, ánh sáng
- Loại hình nghệ thuật không gian 3 chiều
26. Trình bày điểm giống nhau và khác nhau giữa nghệ thuật sân khấu và điện ảnh
+ Nghệ thuật sân khấu
- Tổng hợp các loại hình NT
- Kịch bản
- Hành động diễn xuất của diễn viên
- Tham gia của khán giả
+ Nghệ thuật điện ảnh
- Tổng hợp các loại hình NT
- Kịch bản
- Hành động diễn xuất của diễn viên
- Kỹ xảo
+ Giống nhau:
- Tổng hợp các loại hình NT
- Kịch bản
- Hành động diễn xuất của diễn viên
+ Khác nhau:
- Điện ảnh : kỹ xảo, diễn xuất diễn viên không trực tiếp
không có sự tham gia trực tiếp của khán giả
- Sân khấu: không sử dụng kỹ xảo
- diễn xuất của diễn viên trực tiếp cùng với sự tham gia của khán giả
27. Nghệ thuật văn chương có vai trò quan trọng như thế nào với các loại hình
nghệ thuật khác?
+ Ngôn ngữ văn chương là ngôn từ
+ Có khả năng phản ánh linh hoạt; nhanh nhạy và đầy đủ; chính xác đến mọi góc
cạnh tính cách của nhân vật hoặc của cuộc sống xã hội
+ Văn chương giữ một vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống các loại hình nghệ
thuật
+ Ngôn ngữ của văn chương làm cơ sở biểu hiện cho nhiều loại hình nghệ thuật
- Làm kịch bản cho sân khấu;
- Làm kịch bản cho điện ảnh;
- Phần lời cho âm nhạc; vũ điệu;
- Lời bình cho cho việc đánh giá các tác phẩm nghệ thuật khác
28. Trình bày các thể loại của nghệ thuật văn chương
+ Văn xuôi
- Ký sự
- Truyện ngắn
- Truyện vừa
- Tiểu thuyết
+ Thơ
- Thơ sử thi
- Thơ trữ tình…
+ Kịch
- Kịch tự sự (kịch văn xuôi)
- Kịch thơ
29. Nghệ thuật được phân loại thông qua những tiêu chí nào?
Phân loại dựa vào trạng thái tồn tại của nghệ thuật
Nghệ thuật không gian: Hội họa, điêu khắc, kiến trúc
Nghệ thuật thời gian: âm nhạc, múa...
Phân loại dựa vào phương pháp sáng tạo
Nghệ thuật dân gian,
Nghệ thuật bác học
Phân loại dựa vào cảm nhận của các giác quan của con người
Nghệ thuật thính giác,
Nghệ thuật thị giác
Nghệ thuật xúc giác – cơ (thể thao, vũ)
30. Nêu các phương pháp diễn tả trong âm nhạc
+ Cao độ: Là độ cao thấp của âm thanh tạo thành giai điệu
+ Tiết tấu:
- Là độ dài ngắn của âm thanh
- Yếu tố có tác dụng trực tiếp đến tính tạo hình với sự cấu tạo của giai điệu
- Tiết luật:Là sự luân phiên của các phách mạnh, nhẹ. Trừ những trường
hợp thay đổi trọng âm sẽ tạo nên đảo phách
+ Âm sắc: Là mầu sắc của âm thanh.
- Âm sắc giọng hát của người
- Âm sắc của các nhạc cụ
+ Cường độ:
- Độ to nhỏ của âm thanh
- Cường độ có liên quan chặt chẽ đến hướng chuyển động của giai điệu
31. Trình bày đặc điểm khác nhau giữa điêu khắc phương Tây với điêu khắc
phương đông (Việt Nam). Lấy ví dụ.
+ Phương Tây:
Điêu khắc là một thể loại của NT tạo hình:
- Sáng tạo theo nguyên tắc về thể tích hình khối phần vật chất
- Không gian ba chiều (tượng tròn)
- Không gian hai chiều (phù điêu, chạm nổi…)
- Chịu sự chi phối của những quy luật tạo hình.
 Bản chất đặc điểm tạo hình
+ Phương Đông (Việt Nam):
- Điêu, Chạm khắc; Khắc: lấy dao vạch để tạo hình.
- ĐK chính là dùng dụng cụ cứng như đục, dao,… Tác động vào vật liệu để tạo
nên tác phẩm nghệ thuật
 Cách hình thành nên tác phẩm
+ Lấy ví dụ:
- Điêu khắc phương tây
- Điêu khắc phương đông (Việt Nam)
32. Quy trình và kỹ thuật làm tranh dân gian Đông Hồ (tranh điệp). Lấy ví dụ
+ Quy trình
- Sáng tác mẫu và tạo bản khắc gỗ (ván in)
- Chuẩn bị giấy dó
- In tranh
- Phơi tranh
+ Kỹ thuật
- In tranh theo phương thức sấp ván (cầm ván in dập xuống hố màu)
- In mảng trước, in nét sau
- In màu theo thứ tự: đỏ, xanh, vàng, trắng (mỗi lần chỉ in 1 màu)
- Cuối cùng mới in ván nét đen
- + Ví dụ: Đại cát nghinh xuân, Ông táo, Hứng dừa, Cá chép trông trăng
33. Trình bày các in ấn và vẽ tranh dân gian Hàng Trống (tranh trắng). Lấy ví dụ
- Nửa in nửa vẽ, chỉ in ván nét lấy hình
- Màu là thuốc nước, tô tranh theo kỹ thuật vờn màu
- Tô tranh bằng bút lông
- Màu là mực truyền thống dung chất liệu dân giã
- In trên giấy dó
- Ván khắc làm bằng gỗ thị
- VD: Tranh thờ Hoàng Hổ, Ngũ hổ, Sơn trang, Tứ bình, Tố nữ…
34. Phim truyền hình là gì? Trình bày các đặc điểm chung của phim truyền hình?
Lấy ví dụ một vài bộ phim truyền hình.
- Phim truyền hình được sản xuất đại trà
- Phát song trên các kênh truyền hình
- Thu hình trên bang từ, đĩa kỹ thuật….
+ Đặc điểm chung:
- Khuôn hình hẹp
- Giới hạn về độ lớn và chiều sâu cũng như độ nét
- Kỹ thuật chế tác đơn giản
- + Ví dụ
35. Trình bày các in ấn và vẽ tranh dân gian Kim Hoàng (tranh đỏ). Lấy ví dụ
- Tranh Kim Hoàng (tranh đỏ)
- Làm giấy dó, ngâm vỏ cây dó với phèn chua để làm bớt độ loang nhòe của giấy
- Nhuộm giấy
- Phơi giấy
- Khắc tranh trên gỗ thị
- In tranh: In nét bằng ván rồi tô màu hoặc 1 bản khắc nét và 1 bản khắc mảng màu
- VD: Tranh lợn, Gà trống….
36. Trình bày các in ấn và vẽ tranh dân gian làng Sình. Lấy ví dụ
- Bút vẽ làm từ thân cây dứa hoang
- Màu lấy trong tự nhiên
- Khuôn gỗ: dung mực đen tạo khuôn tranh trên bản mộc
Quy trình
- Cắt giấy
- Quét sò điệp lên giấy dó
- In tranh trên giấy mộc (gỗ mít)
- Phơi tranh
- Pha màu
- Đổ màu
- Điểm nhãn tranh
- VD: Tượng Bà, Ông Điệu, 12 con giáp…..
37. Trình bày chất liệu và các thể loại của nghệ thuật điêu khắc? Lấy ví dụ cho
từng thể loại
- Chất liệu: Đá, gỗ, đồng, đất nung, xi măng, … và vật liệu tổng hợp.
- Phần lớn để nguyên màu sắc tự nhiên của chất liệu.
- Một số tượng tôn giáo tô màu, có lẽ nhằm phục vụ quần chung bình dân
+ Tượng tròn: thể hiện trong không gian ba chiều, nghĩa là tồn tại giống như thật.
+ Phù điêu: còn gọi là điêu khắc nổi, đắp nổi , tồn tại trong không gian hai chiều
rưỡi.
- Tượng đài kỉ niệm: tượng tròn đặt cố định ở ngoài trời hay một nơi công cộng.
- Tượng trang trí: tượng tròn hoặc phù điêu gắn liền vào một công trình kiến trúc,
có thể ở mặt trong hoặc ngoài công trình.
- - Lấy ví dụ
38. Trình bày chất liệu và phương pháp tạo hình của thể loại tượng tròn? Lấy ví dụ.
+ Tượng tròn: Là dạng tác phẩm có không gian đa chiều
+ Các phương pháp tạo hình:
- Tạc.
- Nặn,
- Đúc,
- Gò,
- Gọt,
- Đẽo,
- Đắp,…
+ Chất liệu:
- Chất liệu rắn: Gỗ, đá, kim loại, ngà, xương, tre, vàng, ...
- Chất liệu mềm: Đất sét, đất nung, giấy,…
- Chất liệu đun chảy/ lỏng: Xi măng, thạch cao, đồng, …
- Chất liệu mới: Thủy tinh, pha lê, nhựa tổng hợp, sứ, …
39. Trình bày các vật liệu làm tranh phù điêu.
-Tranh phù điêu xi măng
- Nhựa composite
- Tranh phù điêu bằng đồng
- Tranh phù điêu bằng thạc cao
- Tranh phù điêu sứ
- Tranh phù điêu thủy tinh
- Tranh phù điêu đất sét
- Tranh phù điêu đá
- Tranh phù điêu gỗ
- Tranh phù điêu gốm
40. Trình bày các loại tranh được phân loại theo chất liệu của nghệ thuật hội họa?
Lấy ví dụ cho từng loại.
-Tranh kí họa chì
-Tranh mực nho
- Tranh màu nước
- Tranh bột màu
- Tranh sơn dầu
- Tranh sơn mài (trên gỗ )
- Tranh lụa…
+ Ví dụ:
- Tranh kí họa chì;Tranh mực nho; Tranh màu nước
- Tranh bột màu; Tranh sơn dầu; Tranh sơn mài (trên gỗ );Tranh lụa…
41. Trình bày các loại tranh được phân loại theo đối tượng/chủ đề của nghệ thuật
hội họa? Lấy ví dụ cho từng loại.
- Tranh phong cảnh (cảnh tự nhiên)
- Tranh tĩnh vật (cảnh bố trí, sắp đặt)
- Tranh chân dung
- Tranh thờ
- Tranh cổ động
- Tranh affix, quảng cáo
- Tranh minh họa sách báo...
+ Ví dụ:
- Tranh phong cảnh; Tranh tĩnh vật;Tranh chân dung; Tranh thờ
- Tranh cổ động; Tranh affix, quảng cáo; Tranh minh họa sách báo...
42. Trình bày các loại tranh được phân loại theo phương thức sáng tác của nghệ
thuật hội họa? Lấy ví dụ cho từng loại.
- Tranh cổ điển
- Tranh ấn tượng
- Tranh siêu thực
- Tranh hiện thực/tả thực
- Tranh tượng trưng
- Tranh biểu tượng
- Tranh dân gian…
+ Ví dụ:
- Tranh cổ điển; Tranh ấn tượng; Tranh siêu thực; Tranh hiện thực/tả thực
- - Tranh tượng trưng; Tranh biểu tượng; Tranh dân gian…
43. Trình bày đặc điểm của múa dân gian.
- Tên điệu múa: thường gắn với tên địa phương, đạo cụ hoặc tộc người
- Khuyết danh
- Các điệu múa thể hiện tâm tư tình cảm của nhân dân không đặt ra nhiều chuẩn
mực.
- Múa dân gian mang tính đơn giản
Trang phục: phong phú, không quy định chặt chẽ
Đạo cụ: Tre, trúc...
Âm nhạc dân gian
- Hình thức:
Thường là múa tập thể
Động tác đơn giản, kết cấu ngắn, nhịp chẵn (2/4),
Đội hình thường là hàng ngang và vòng tròn.
44. Trình bày đặc điểm của múa tín ngưỡng tôn giáo. Lấy ví dụ.
- Chất liệu bắt nguồn từ múa dân gian
- Mục đích, nội dung sử dụng phản ánh rõ ràng
- Trang phục khắt khe
- Động tác điêu luyện bài bản
- Âm nhạc được lựa chọn
- Thường là múa 1 người động tác phức tạp
+ Một bài múa chia làm hai phần:
- Múa của thần thánh: là múa của người mà thần thánh nhập vào
- Múa trước thần thánh
- VD: “Múa hầu đồng” “múa quạt ma”
45. Trình bày đặc điểm của múa cung đình. Lấy ví dụ một vài tác phẩm.
- Chất liệu bắt nguồn từ múa dân gian
- Nội dung ca ngợi chế độ xã hội phong kiến
- Trang phục khắt khe
- Kỹ thuật múa cao
- Âm nhạc được lựa chọn
+ Các loại múa cung đình:
- Múa sinh hoạt cung đình
- Múa biểu diễn cung đình
- VD:
3 TP Múa sinh hoạt cung đình
3 TP Múa biểu diễn cung đình
46. Trình bày các hình thức thể loại múa. Lấy ví dụ cho mỗi thể loại
- Múa đơn
- Múa đôi
- Múa 3 người
- Múa 4 người
- Múa tập thể
- Tổ khúc múa
- Thơ múa
- Kịch múa
- Ví dụ
47. Trình bày những đặc trưng của nghệ thuật sân khấu chèo. Nêu tên một số tác
phẩm chèo truyền thống.
- Hình thành từ trò nhại
- Nghệ thuật tổng hợp
- Nghệ thuật sân khấu cổ truyền
- Mang tính quần chúng
- Chủ đề : miêu tả cuộc sống bình dị của người dân nông thôn
- Giàu tính ước lệ, cách điệu
- Nhân vật: chuẩn hóa và rập khuôn (Sing, đào, lão, mụ, hề )
- Vũ đạo: yếu lĩnh múa dân tộc Việt
- Âm nhạc truyền thống (trống đế, nhị, nguyệt, bầu, sáo...)
- Một số tác phẩm truyền thống
48. Trình bày những đặc trưng của nghệ thuật sân khấu cải lương. Nêu tên một số
tác phẩm truyền thống.
- Hình thành từ đờn ca tài tử
- Nghệ thuật tổng hợp
- Nghệ thuật sân khấu truyền thống
- Phản ánh hiện thực xã hội (1.0)
- Giàu tính hiện thực thông qua cách thiết kế sân khấu và đạo cụ
- Vũ đạo mang hơi hướng võ, được sử dụng như 1 yếu tố phụ
- Trang phục lộng lẫy
- Dàn nhạc cổ ( đàn nguyệt, song loan,, đàn tranh, đàn nhị, sến, sáo..)
- Dàn nhạc tân (kèn đồng, trống jazz, ghi -ta... )
- Một số tác phẩm truyền thống
49. Trình bày những đặc trưng của nghệ thuật sân khấu tuồng. Nêu tên một số tác
phẩm truyền thống.
- Hình thành từ diễn xướng dân gian + Hí kịch
- Đề tài: cung đình...
- Nghệ thuật tổng hợp
- Nghệ thuật sân khấu truyền thống
- Mang âm hưởng hùng tráng
- Giàu tính ước lệ
- Vũ đạo thiên về múa võ
- Hóa trang: thể hiện rõ tuyến nhân vật (vẽ mặt)
- Trang phục: vua quan
- Đạo cụ: kiếm, đao, thương, búa, cờ, roi ngựa, đuốc, bầu rượu...
- Âm nhạc truyền thống (trống chiến, kèn, nhị...)
- Một số tác phẩm truyền thống
50. Trình bày những đặc trưng của nghệ thuật sân khấu rối nước. Nêu tên một số
tác phẩm truyền thống.
- Nghệ thuật tổng hợp
- Nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống
- Mang tính quần chúng
- Dùng mặt nước làm sân khấu (thủy đình)
- Chất liệu khắc rối: gỗ sung
- Giàu tính hài, tượng trưng cao
- Máy điều khiển rối: máy sào và máy dây
- Âm nhạc sử dụng các làn điệu chèo
- Một số tác phẩm truyền thống

You might also like