248-NGO-THI-THUONG-NNL

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CS2)

KHOA QUẢN LÍ NGUỒN NHÂN LỰC

-----****-----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN NGUỒN NHÂN LỰC

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG


NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH ĐỒNG NAI

SỐ BÁO DANH: 248


SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGÔ THỊ THƯƠNG
MSSV: 1653404040607
LỚP: Đ16NL1

Điểm số Cán bộ chấm thi 1

Điểm chữ Cán bộ chấm thi 2

TP HCM, ngày 20 tháng 4 năm 2018


1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong xu thế hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang đứng
trước rất nhiều thời cơ cũng như phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong hệ thống
các nguồn lực cấu thành hoạt động sản xuất kinh doanh thì chất lượng nguồn nhân lực
là một yếu tố chủ yếu và đặc biệt. Để phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu
của Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước cần đặc biệt quan tâm, chú ý đến việc
nâng cao chất nguồn nhân lực. Chính chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố thúc đẩy
sự phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, tạo lợi thế cho đất nước cạnh tranh với
các nước phát triển khác, đẩy nhanh quá trình phát triển của đất nước.
Đồng Nai thuộc miền Đông Nam Bộ, là đầu mối quan trọng, có vị trí chiến lược
phát triển kinh tế: Đồng Nai cũng là một trong 8 tỉnh, thành phố nằm trong vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam. Những thuận lợi này mang đến nhiều cơ hội cho Đồng Nai về
thu hút vốn đầu tư và đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước.
Trước yêu cầu đổi mới của tỉnh và để đáp ứng lộ trình xây dựng Đồng Nai trở
thành tỉnh công nghiệp, việc quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực đã được tỉnh đặt
lên hàng đầu và là một trong những nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát
triển xã hội, tạo nguồn nhân lực chất lượng cho địa phương đặc biệt là trong giai đoạn
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.

Thực tế thời gian qua chiến lược phát triển nguồn nhân lực còn nhiều bất cập,
chậm, chưa mang lại hiệu quả cao trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh
nhà, chưa bền vững. Theo thống kê của tỉnh Đồng Nai hiện có tới 88% lao động phổ
thông; không có trình độ năng lực, tay nghề chuyên môn, hoặc có tay nghề nhưng làm
việc không đúng chuyên môn. Thực tế này cho thấy Đồng Nai đang rất cần nguồn lao
động chất lượng cao.

Nhận thấy tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm
thu hút vốn đầu tư, khắc phục những hạn chế về vấn đề lao động tại tỉnh nhà, tôi quyết
định chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để giải quyết
vấn đề việc làm cho lao động tại tỉnh Đồng Nai”.

1
2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
TỈNH ĐỒNG NAI

Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, yếu tố quan trọng, năng động nhất của
tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực; là tố chất,
bản chất bên trong nguồn nhân lực, luôn có sự vận động và phản ánh trình độ phát
triển kinh tế xã hội cũng như mức sống, dân trí của dân cư. Nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực là một nội dung quan trọng của phát triển nguồn nhân lực, đó là hoạt
động nâng cao về thể lực, trí lực và tâm lực của người lao động. Qua đó nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, nâng cao giá trị, trình độ và kỹ năng của nguồn nhân lực.

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực

Sự phát triển kinh tế - xã hội tác động đến chất lượng nguồn nhân lực.
Tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe tác động đến chất lượng nguồn
nhân lực.
Phát triển của giáo dục, đào tạo tác động đến chất lượng nguồn nhân lực.
Các chính sách của Chính phủ và chất lượng nguồn nhân lực.

2.2. Tổng quan về tỉnh Đồng Nai

2.2.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với diện tích tự
nhiên là 5.907,2 km². Đồng Nai có tọa độ từ 10o30’03 đến 11o34’57’’B và từ
106o45’30 đến 107o35’00"Đ. Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình
Dương. Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía Đông Thành phố Hồ
Chí Minh và là một trung tâm kinh tế lớn của cả phía Nam, nối Nam Trung Bộ,
Nam Tây Nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam Bộ.
Với vị trí địa lí khá thuận lợi, Đồng Nai có tiềm năng to lớn trong phát triển kinh
tế từ đó giải quyết việc làm, nâng cao mức sống dân cư. Đồng Nai là một trong những

2
tỉnh đi đầu trong phát triển kinh tế theo chiều sâu, tạo môi trường làm việc hiện đại
cho người lao động có trình độ, vậy nên Đồng Nai sẽ là điểm đến lí tưởng cho người
lao động trình độ cao. Ngoài ra, vị trí địa lí nói trên góp phần đào tạo nhân lực và lưu
chuyển nguồn nhân lực trình độ cao từ các tỉnh trong vùng với nhau.

2.2.2. Tình hình kinh tế

Năm 2016 là năm thứ nhất thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X
và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2016 - 2020, các cấp, các
ngành, doanh nghiệp và Nhân dân toàn tỉnh đã tập trung vượt qua mọi khó khăn, thách
thức, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ đề ra. Ước thực hiện
tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2016 tăng 8,2% so với cùng kỳ, trong đó khu
vực công nghiệp - xây dựng tăng 9,06%, khu vực dịch vụ tăng 9,0%, khu vực nông,
lâm, thủy sản tăng 3,32%. Có 23/24 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh đạt mục tiêu Nghị quyết số 178/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của HĐND
tỉnh, trong đó có 03 chỉ tiêu vượt.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 75.292,7 tỷ đồng. Công nghiệp xây
dựng có nhiều chuyển biến tích cực, công tác quy hoạch được đẩy mạnh, cơ sở hạ tầng
kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư nâng cấp. Các đề án tái cơ cấu ngành nông
nghiệp, quy hoạch phát triển nông nghiệp, dự án cánh đồng lớn được đẩy mạnh triển
khai, chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được tập trung góp
phần cải thiện đáng kể diện mạo nông thôn, đời sống sinh hoạt của người dân có sự
chuyển biến rõ nét. Chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 4%, thị trường hàng hóa tương
đối ổn định. Công tác xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp, cải
cách thủ tục hành chính tiếp tục được đẩy mạnh, vốn đầu tư trong nước và ngoài nước
tăng cao, công tác quản lý tài nguyên môi trường được chú trọng. Thu, chi ngân sách
Nhà nước được quản lý chặt chẽ.

2.2.3. Tình hình dân số

Tỉnh Đồng Nai là địa bàn có thành phần dân tộc cộng cư khá đông đảo. Theo số
liệu thống kê, tại Đồng Nai theo thống kê trong những năm qua, có 31 dân tộc anh em
cùng sinh sống. Ngoài dân tộc Kinh (chiếm 92% dân số), còn lại đồng bào các dân tộc

3
thiểu số chiếm khoảng 8% dân số toàn tỉnh. Trong đó, 4 dân tộc bản địa là: Chơ Ro,
Mạ, STiêng và Cơ Ho; 3 dân tộc đã sinh sống lâu đời ở Đồng Nai là: Hoa, Chăm và
Khmer. Hiện nay đồng bào dân tộc thiểu số có lượng đông dân nhất ở Đồng Nai là dân
tộc Hoa, tiếp đến là các dân tộc Nùng, Chơ Ro, Tày, Khmer, Mường, Dao, Mạ, Chăm,
STiêng, Sán Dìu, Cơ Ho, Thái, Thổ, Ê Đê, Sán Chay, Ngái, Raglay, Gia Rai, Lào, Cơ
Tu, Xơ Đăng, Ba Na... Đồng bào các dân tộc sống xen kẽ rộng khắp các địa phương
trong tỉnh, nhưng tập trung chủ yếu là ở các huyện Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc,
Cẩm Mỹ, Trảng Bom và TX. Long Khánh. Trong những năm qua, đồng bào các dân
tộc thiểu số trên địa bàn toàn tỉnh đều rất phấn khởi, yên tâm tin tưởng vào sự lãnh đạo
của Đảng, Nhà nước. Đồng Nai là tỉnh có dân số khá đông, tổng dân số trung bình của
tỉnh năm 2016 là 2.963,8 nghìn người.
Dân số Đồng Nai có sự phát triển ngày càng tăng với tỷ suất nhập cư năm 2016
là 16,5 %.

2.3. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012 -2016

2.3.1. Số lượng lao động và khả năng gia tăng

Bảng 2.1 Mật độ dân số và tỷ lệ tăng dân số tại tỉnh Đồng Nai
Năm Mật độ dân số (người/km2) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%)
2012 458,4 2,56
2013 469,4 2,40
2014 481,0 2,38
2015 492,0 2,08
2016 505,0 2,28
Nguồn: Tổng cục thống kê
Dựa vào bảng 2.1, mật độ dân số của tỉnh Đồng Nai ngày càng tăng, trung bình
mỗi năm tăng 9,32 người/ km2 trong giai đoạn 2012 – 2016. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
có xu hướng giảm nhưng không đều, trung bình mỗi năm giảm 0,056%, trong đó đó,
giảm mạnh nhất( 0,3%) vào năm 2015 và có xu hướng tăng nhẹ (0,2%) vào năm 2016.
Đồng Nai là một trọng điểm công nghiệp miền Nam, với những khu công nghệ cao
ngày càng được mở rộng về quy mô và số lượng, người lao động nhập cư từ các khu

4
vực, tỉnh thành khác rất nhiều nên mật độ dân số của tỉnh ngày càng tăng, trong khi đó
tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên lại giảm.
Bảng 2.2 Cơ cấu dân số trung bình theo giới tính, thành thị nông thôn tỉnh Đồng Nai
Đơn vị: Nghìn người
Năm Tổng số Nam Nữ Thành thị Nông thôn
2012 2.707,8 1.327,8 1.380 918,8 1.788,9
2013 2.772,8 1.355,1 1.417,6 948,0 1.824,7
2014 2.838,6 1.383,3 1.4553 978,2 1.860,4
2015 2.897,6 1.407,9 1.489,7 1.006,4 1.891,2
2016 2.963,8 1.437,0 1.526,8 1.037,9 1.925,9
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhìn chung cơ cấu dân số trung bình theo giới tính, thành thị và nông thôn trong
giai đoạn 2012 – 2016 đều tăng. Xét về góc độ tổng thể cơ cấu dân số tăng 256 nghìn
người từ năm 2012 đến 2016, cơ cấu dân số trung bình theo giới tính nữ tăng mạnh
(tăng 146 nghìn người) từ năm 2012-2016, cơ cấu dân số tại nông thôn cũng tăng
mạnh từ 1.788,9 năm 2012 đến 1.925,9 năm 2016 (tăng 137 nghìn người). Điều này
tác động mạnh đến độ tăng dân số trung bình tổng thể.
Theo xu hướng phát triển toàn diện hiện nay, tại Đồng Nai đang đẩy mạnh xây
dựng và phát triển các khu Công nghiệp trên các khu vực ngoại thành, nông thôn nhằm
thu hút và phân bố dân cư hợp lí trên toàn tỉnh điều đó dẫn đến sự tăng mạnh về cơ cấu
dân số trung bình tại nông thôn.
Bảng 2.3 Cơ cấu lao động qua đào tạo tại tỉnh Đồng Nai
Lao động 15 tuổi trở lên đang Lực lượng lao đông Tỷ kệ lao đông 15 tuổi trở
Năm làm việc trong nền kinh tế đã qua 15 tuổi trở lên lên đang làm việc trong nền
đào tạo (ngàn người) (ngàn người) kinh tế đã qua đào tạo (%)
2012 220,315 1.585,0 13,9
2013 254,38 1.580,0 16,1
2014 244,125 1.627,5 15,0
2015 299,9752 1.630,3 18,4
2016 336,7482 1.634,7 20,6
Nguồn: Tổng cục thống kê
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, trên đà phát triển nền kinh tế tri
thức. Cùng với xu hướng phát triển của đất nước, Đồng Nai cũng phấn đấu xây dựng
đội ngũ lao động chất lượng để góp phần phát triển kinh tế đất nước, cũng là đáp ứng

5
quá trình nâng cấp lên thành tỉnh Công nghiệp. Sự tăng trưởng về chất lượng lao động
được thể hiện qua sự tăng mạnh của tỷ kệ lao đông 15 tuổi trở lên đang làm việc trong
nền kinh tế đã qua đào tạo, tăng 6,7 % giai đoạn 2012-2016. Tăng mạnh nhất trong
năm 2016 điều đó một phần thể hiện sự phát triển ngày càng cao về chất lượng lao
động tại Đồng Nai.

2.3.2. Trình độ văn hóa

Bảng 2.4 Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

Tỷ lệ dân số
15 tuổi trở lên 97,0 97,2 97,3 97,1 97,0
biết chữ (%)

Nguồn: Tổng cục thống kê


Qua bảng 2.4, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ khá cao (trên 97%), tuy
nhiên có sự biến động trong tỷ lệ này, tỷ lệ tăng nhẹ trong giai đoạn 2012 – 2014 (
0,3%) và giảm nhẹ trong giai đoạn 2014 – 2016 ( 0,3%). Nhờ vào những năm gần đây,
giáo dục được chú trọng, chính sách phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ được
triển khai rộng rãi, nên sự chênh lệch về tỷ lệ biết chữ luôn ở mức cao và ổn định.
Bảng 2.5 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông
Đơn vị: %
Năm 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016
Đồng Nai 98,76 99,98 94,24 95,34
Nguồn: Tổng cục thống kê
Dựa vào bảng 2.5, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông khá cáo, luôn
trên 95%. Tuy nhiên có sự giảm nhẹ về tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông, trung
bình 0,855% mỗi năm. Trong đó, năm học 2013 – 2014 đạt tỷ lệ cao nhất 99,98% và
năm 2014 – 2015 giảm còn 94,24%. Nguyên nhân của sự biến động này là do sự thay
đổi và cải cách của giáo dục trong đề án thi tốt nghiệp, học sinh chưa kịp thời nắm bắt
tính chất của sự cải cách dẫn đến tình trạng trên.

6
2.3.3. Trình độ chuyên môn kĩ thuật

Bảng 2.6 Cơ cấu lao động chia theo trình độ chuyên môn kĩ thuật
Đơn vị: %

2012 2013 2014 2015 2016


Tổng số 100 100 100 100 100
Chưa qua đào tạo 88,3 86,8 86,2 86,1 85,3
Tốt nghiệp sơ cấp 2,6 2,8 2,9 3,0 3,0
Tốt nghiệp trung cấp 4,2 4,7 4,8 4,7 4,5
Tốt nghiệp Cao đẳng 1,4 1,8 2,0 2,2 2,9

Tốt nghiệp Đại học trở lên 3,5 3,9 4,1 4,0 5,2
Nguồn: Tổng cục thống kê

Tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo giảm mạnh từ 2012 – 2016 giảm 3%,bên
cạnh đó lao động qua đào tạo tăng lên tăng nhiều ở trình độ đại học và cao đẳng. Do
những năm gần đây, chất lượng giáo dục, đào tạo ở Đồng Nai được nâng cao: các
trường học chủ động hơn trong việc tuyển sinh, cơ sở vật chất được cải thiện cũng như
chủ động mời các giảng viên về trường giảng dạy cho học viên, sinh viên. Ngoài
ra,trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa, đòi hỏi một nguồn nhân lực dồi dào,
chất lượng, được đào tạo và có trình độ chuyên môn kĩ thuật bọc lao động phải được
đào tạo hoặc các cơ quan doanh nghiệp đưa nhân lực của mình đi đào tạo.

Kinh tế ở địa phương ngày được cải thiện, do đó người dân cũng có điều kiện
nâng cao trình độ học vấn cũng như hiểu biết của mình.

2.3.4. Tình hình chăm sóc sức khỏe nguồn lực

Bảng 2.7 Số cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc sở Y tế tại Đồng Nai

2012 2013 2014 2015 2016


Tổng số 197 197 196 196 196
Bệnh viện 16 16 16 16 16
Phòng khám khu vực 9 9 8 8 ..

7
Bệnh viện điều dưỡng và
phục hồi chức năng .. .. .. .. 8

Trạm y tế xã, phường, cơ


quan, xí nghiệp 171 171 171 171 171

Nguồn: Tổng cục thống kê


Bảng 2.8 Số nhân lực ngành Y trực thuộc sở Y tế
Đơn vị: Người

2012 2013 2014 2015 2016

Bác sĩ 1.331 1.260 1.363 1.292 1.391

Y sĩ 1.106 1.021 966 1.004 1.148


Y tá 2.331 2.479 2.603 2.490 2.542
Hộ sinh 738 732 738 730 765
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhìn chung, tình hình chăm sóc sức khỏe tại tỉnh Đồng Nai ngày càng được quan
tâm và đầu tư. Xuất phát từ nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân trên địa bàn
tỉnh và các khu vực lân cận, các cơ sở y tế đã phát triển rất nhanh về cả chất lượng lẫn
số lượng. Số lượng cán bộ y tế tăng, cụ thể bác sĩ tăng 60 người, y sĩ tăng 42 người, y
tá tăng 211 người, hộ sinh tăng 27 người. Số cơ sở y tế hầu như không có biên động
nhưng được trang bị nhiều thiết bị tiến bộ, hiện đại hơn để phục vụ nhu cầu kham chữa
bệnh.
Bảng 2.9 Tỷ lệ trẻ dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin tại Đồng Nai
Đơn vị: %

2013 2014 2015 2016

Đồng Nai 97,1 99,4 97,6 98,4


Nguồn: Tổng cục thống kê
Tại Đồng Nai có 8/28 bệnh truyền nhiễm có số ca mắc tăng so với cùng kỳ, trong
đó có bệnh sốt xuất huyết, viêm gan virus, thủy đậu, cúm, quai bị, tay chân miệng,
viêm não virus, ho gà. Ngoài ra, còn có 5 ca bệnh do virus Zika.

Hiện nay, 2 bệnh: sốt xuất huyết và tay chân miệng đang có xu hướng tăng cao.
Tính từ đầu năm 2016 đến ngày 10-9, toàn tỉnh ghi nhận hơn 4 ngàn ca sốt xuất huyết,
trong đó có hơn 3,6 ngàn ca nhập viện điều trị nội trú, tăng 43% ca nhập viện điều trị
so với cùng kỳ năm 2015; ghi nhận 3 ca tử vong, tăng 1 ca so với cùng kỳ năm 2015.

8
Riêng bệnh tay chân miệng cũng có hơn 6,4 ngàn ca, trong đó có hơn 2,5 ngàn ca nội
trú, số ca nội trú tăng 74% so với cùng kỳ năm 2015.

Theo Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Đồng Nai, để phòng chống các loại bệnh
truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết, người dân cần thường xuyên vệ sinh môi
trường, diệt lăng quăng, phòng ngừa muỗi đốt; trong đó, diệt lăng quăng là giải pháp
bền vững nhất để phòng chống sốt xuất huyết, bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên
cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần vào cuộc, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao
nhận thức của người dân về cách phòng tránh bệnh truyền nhiễm.

Đối với bệnh thủy đậu và quai bị, khi mắc bệnh người dân cần đến các cơ sở y tế
để được khám và tư vấn cách điều trị kịp thời, phòng ngừa biến chứng. Những bệnh
nhân bị thủy đậu, ngoài việc uống và bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ, còn phải giữ
cho mụn nước không bị vỡ, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ phòng ngừa nhiễm trùng da. Đối
với bệnh tiêu chảy, những người bị tiêu chảy nhiều kèm nôn ói, sốt, tuyệt đối không
chủ quan, phải đến các cơ sở y tế để được khám và xác định rõ nguyên nhân mắc bệnh
để được điều trị, tránh mất nước kéo dài gây suy thận

2.3.5. Vấn đề đói nghèo và phát triển con người

Bảng 2.10 Tỷ lệ hộ nghèo tại Đồng Nai


Đơn vị: %

2012 2013 2014 2015 2016

Đồng Nai 2,3 1,8 1,2 0,8 0,5

Cả nước 11,1 9,8 8,4 7,0 5,8


Nguồn: Tổng cục thống kê
Tỉnh Đồng Nai xác định khó khăn về nhà ở đang là một trong những rào cản lớn
khiến người nghèo khó ổn định cuộc sống và vươn lên. Vì vậy, năm 2016, tỉnh phấn
đấu xây dựng và sửa chữa khoảng 450 căn nhà hư hỏng, dột nát phát sinh của hộ
nghèo. Các cấp, các ngành trong tỉnh đã tích cực vận động và tham gia xây dựng Quỹ
“Vì người nghèo”. Cùng với sự chung tay góp sức của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm
và của người dân nguồn quỹ huy động được đến nay đã lên đến gần 300 tỷ đồng.

9
Từ nguồn quỹ này, Đồng Nai đang hỗ trợ, giúp hộ nghèo xây dựng nhà tình
thương, trợ cấp khó khăn đột xuất, hỗ trợ cây, con giống, hỗ trợ học bổng... Việc xây
mới, sửa chữa nhà cho hộ nghèo ở Đồng Nai được tiến hành bài bản và minh bạch. Về
kinh phí, mỗi căn nhà xây mới có kinh phí khoảng 40 triệu đồng và sữa chữa 20 triệu
đồng. Ngoài ra còn có sự đóng góp thêm của chính hộ nghèo, họ hàng bà con trong
quá trình xây dựng, sửa chữa.

2.3.6. Vấn đề lương thực và dinh dưỡng

Bảng 2.11 Sản lượng lương thực tại Đồng Nai


Đơn vị: Nghìn tấn

2012 2013 2014 2015 2016

Lúa 342,7 332,5 337,3 337,2 328,2

Ngô 328,1 340,2 354,3 369,9 365,2

Sắn 366,8 373,6 385,2 399,2 399,7


Nguồn: Tổng cục thống kê
Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trẻ em và phòng chống Suy dinh dưỡng trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai có nhiều chuyển biến tích cực trong những năm qua. Trong đó,
đáng lưu ý là việc cân, đo, đánh giá tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi được
thực hiện định kỳ, đúng quy định; công tác tổ chức các hoạt động tư vấn dinh dưỡng
cho bà mẹ có thai và có con dưới 5 tuổi đảm bảo... Tính đến năm 2016, tỷ lệ suy dinh
dưỡng ở trẻ em trên địa bàn giảm xuống còn 13,7%.

2.4. Đánh giá về vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Đồng Nai.

2.4.1. Thành tựu

Đồng Nai luôn tiên phong trong cả nước về việc thành lập Quỹ hỗ trợ đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực. Đến nay, quy chế hoạt động của quỹ đã được hoàn thành và
đang khẩn trương xác định các đối tượng được vay, thời gian vay. Tỉnh hiện có 2
trường cao đẳng được Chính phủ Đức và Pháp tài trợ đào tạo các nghề đạt trình độ
quốc tế, đó là Trường cao đẳng nghề Lilama 2 (huyện Long Thành) và Trường cao

10
đẳng nghề cơ giới thủy lợi (huyện Trảng Bom). Tại 2 trường này đều có các chuyên
gia đào tạo nghề của Đức và Pháp trực tiếp giảng dạy.
Theo Sở LĐ-TBXH, trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 đã có hơn 91.000
người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề. Tỷ lệ học viên có việc làm sau
khi tốt nghiệp đạt hơn 90%. Đối với mục tiêu đào tạo nghề chất lượng cao, đạt chuẩn
quốc tế, tỉnh đã tổ chức được 2 khóa cho hơn 200 học viên tại Trường cao đẳng nghề
Lilama 2, nâng tổng số học viên được đào tạo lên gần 500 học viên. Hiện nay, khóa
học viên đầu tiên đang chuẩn bị tốt nghiệp và đều được các doanh nghiệp tuyển dụng
với mức lương thấp nhất là 6,5 triệu đồng/tháng. Học nghề với thời gian ngắn hơn học
đại học nhưng lại có mức lương cao. Đây thực sự là tín hiệu đáng vui mừng.

Đến nay, Đồng Nai đã đạt chuẩn quốc gia về chống mù chữ, phổ cập giáo dục trung
học cơ sở ở 100% đơn vị cấp xã, 100% đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn
quốc gia về chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục
trung học cơ sở. Hiện toàn tỉnh tỷ lệ người dân biết chữ trong độ tuổi từ 15-60 tuổi đạt
99,29%. Trong đó, số người đang học chương trình xóa mù chữ là 346 người. Số
người biết chữ trong độ tuổi từ 15-35 đạt tỷ lệ 99,79%. Số người đang học chương
trình xóa mù chữ là 195 người.
Với công trình sáng kiến mang tên “Tin học hóa quản lý đất đai”, tin học hóa
công tác quản lý đất đai của ngành Tài nguyên - môi trường tỉnh theo mô hình văn
phòng đăng ký đất đai thống nhất cả ba cấp tỉnh, huyện, xã là một trong những hiệu
quả mà hệ thống thông tin đất đai theo mô hình hiện đại, định hướng đa mục tiêu mang
lại. Hệ thống này cũng là sản phẩm sáng tạo của các đoàn viên hiện đang công tác tại
Sở Tài nguyên - môi trường. Sản phẩm hướng đến mục tiêu phục vụ công tác quản lý
nhà nước về đất đai một cách thống nhất trong đó có các phần mềm phục vụ công tác
chuyên sâu ở cấp tỉnh và huyện, phục vụ tra cứu chuyên ngành cho cấp xã. Đặc biệt,
phần mềm mobile đã cung cấp thông tin về đất đai từ cơ sở dữ liệu đất đai chính thức
của tỉnh đến tận mỗi người dân khi có nhu cầu tra cứu thông qua chợ ứng dụng miễn
phí Google Play và App Stote. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh có hệ điều
hành phổ biến hiện nay là Android và IOS, người dân đã có thể tra cứu thông tin về đất
đai một cách nhanh chóng và chính xác từ cơ sở dữ liệu nguồn bằng nhiều tiện ích tiên
tiến như GPS, tìm đường đi...

11
Năm 2016, Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi được triển khai tại 171 xã,
phường thuộc 11 huyện, thị xã Long Khánh, TP. Biên Hòa. Nhờ đó, người cao tuổi có
thêm nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp, biết tự chăm
sóc bản thân đúng cách, phòng tránh mắc các bệnh thường gặp, sống vui sống khỏe,
tăng tuổi thọ và nâng cao chất lượng dân số. Thực hiện 224 buổi tư vấn sức khỏe, phục
hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người cao tuổi với trên 12,4 ngàn người tham
gia. Tổ chức 70 lần khám sức khỏe cho người cao tuổi với gần 10,5 ngàn người được
khám. Đồng thời tổ chức thăm hỏi, tặng 557 phần quà cho những người cao tuổi có
hoàn cảnh khó khăn và nêu gương người cao tuổi điển hình trong tuyên truyền, vận
động người thân trong gia đình thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của
Đảng và Nhà nước.
Tỷ lệ người lao động được khám sức khỏe định kỳ là 89,3%, trong đó được khám
2 lần trở lên là 11,8%, được bệnh viện huyện hoặc bệnh viện tỉnh khám là chủ yếu
(75,0%). Tỷ lệ cán bộ y tế của doanh nghiệp cho rằng người lao động bị bệnh mạn
tính, có sức khỏe loại 4, 5 và người lao động bị bệnh nghề nghiệp được lập sổ theo dõi
sức khỏe, lập hồ sơ quản lý bệnh nghề nghiệp lần lượt là 56,0% và 50,0%.
Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Đồng Nai khẳng định, Đồng Nai đã đồng hành
cùng cả nước thực hiện chương trình bổ sung VitaminA cho trẻ em từ 6 đến 36 tháng
tuổi trên toàn cộng đồng dân cư; 15 tỉnh đồng hành thực hiện chương trình bổ sung
viên sắt cho phụ nữ trong thai kỳ tuổi từ 18 đến 35 và bổ sung iot cho nhân dân trên
địa bàn. Việc thực hiện tốt chương trình bổ sung Vitamin A trên địa bàn tỉnh đã cho
hiệu quả rõ rệt, trên địa bàn tỉnh đã không còn trường hợp trẻ bị khô da ở màng tiếp
hợp, giác mạc, thủng giác mạc và dẫn đến mù lòa, sừng hóa nang lông, bề mặt da
thường nổi gai, làm giảm tốc độ tăng trưởng và sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật...
do bị thiếu VitaminA.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 0,3 – 0,4%/năm (theo hướng những năm đầu
tỷ lệ giảm nhanh và giảm dần về những năm cuối; riêng các huyện vùng sâu, vùng xa
có tỷ lệ hộ nghèo cao (Tân Phú, Định Quán) giảm từ 1 – 1,2%/năm, các xã vùng sâu,
vùng xa có tỷ lệ hộ nghèo cao giảm từ 1,2 – 1,5%/năm).

12
2.4.2. Hạn chế

Việc đào tạo nguồn nhân lực tuy được quan tâm, có tăng về lượng và chất nhưng
vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh, đặc biệt là đào tạo nhân lực có tay nghề
cao; thiếu đội ngũ chuyên gia trình độ cao, giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý kinh
doanh giỏi, công nhân lành nghề ở các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sinh học;
Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa phát triển đồng đều ờ các cấp học, giữa các vùng,
giữa giáo dục hệ chính qui và không chính qui; Đầu tư cơ sở vật chất ngành giáo dục
đào tạo tuy có quan tâm nhưa chưa đáp ứng yêu cầu xã hội.
Công tác xóa mù chữ chưa được triển khai sâu rộng, do thiếu hụt về kinh phí từ
các mạnh thường quân, sự chung tay, góp sức từ các cấp lãnh đạo, chính quyền, đoàn
thể địa phương chưa đủ sâu sát. Hiện còn một số khu vực có tỉ lệ biết chữ mức độ 1
trong độ tuổi 15-60 luôn thấp hơn so với mặt bằng chung của toàn quốc. Công tác điều
tra cơ bản số người mù chữ hằng năm ở một số địa phương chưa được coi trọng, số
liệu báo cáo không cập nhật và sai thực tế. Một số địa phương khi tổng hợp chưa chính
xác dẫn đến tỉ lệ biết chữ độ tuổi 15-60 cao hơn tỉ lệ biết chữ độ tuổi năm 15-35. Tỉ lệ
huy động người mù chữ đi học xóa mù chữ chỉ khoảng 3% toàn quốc.
Đầu tư của tỉnh cho y tế mặc dù đã được quan tâm nhưng chưa đáp ứng được nhu
cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Bên cạnh đó, sự chênh lệch về
chất lượng các dịch vụ y tế giữa các vùng, miền đang là vấn đề lớn cần quan tâm; dịch
vụ y tế ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, biển, đảo còn ở mức độ thấp so với
vùng đồng bằng, thành thị. Các chỉ số về sức khỏe của đồng bào có sự chênh lệch lớn
giữa các vùng, miền dẫn đến tình trạng mất công bằng trong công tác chăm sóc sức
khỏe nhân dân nếu không được quan tâm giải quyết.
Trung bình tỷ lệ hộ nghèo tại Đồng Nai giảm 1,8 % mỗi năm, còn thấp hơn so
nhiều so với tỷ lệ giảm nghèo của đất nước. Do Nguồn lực của tỉnh có hạn, trong khi
phải thực hiện đồng thời nhiều mục tiêu nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nên mức độ
đầu tư và yêu cầu nguồn vốn cho các chương trình mục tiêu giảm nghèo nói chung và
tín dụng chính sách xã hội nói riêng còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Đồng Nai nằm trong khu vực phát triển nhưng việc đầu tư cho khoa học – công
nghệ chưa tương xứng với tiềm năng. Một trong những hạn chế của khoa học – công
nghệ Đồng Nai là việc kết nối vùng chưa tốt, vẫn còn phân khúc ở một số mảng, chưa

13
có giải pháp căn cơ để thu hút nhân tài khoa học – công nghệ, phát triển nông nghiệp
còn gặp nhiều khó khăn.

3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT


LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỈNH ĐỒNG NAI

Giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là coi trọng việc
phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực phải gắn với phát triển xã hội học tập. Cụ thể, tiến hành
phát hiện, bồi dưỡng, tuyển dụng, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài, phải
vừa khai thác được chất xám của họ trong nghiên cứu, chế tạo, ứng dụng thành quả
nghiên cứu, vừa khuyến khích họ tranh thủ học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ
năng; từ đó, xây dựng đội ngũ cán bộ đầu ngành, chuyên gia giỏi ở các lĩnh vực, tổ
chức, doanh nghiệp. Tập trung gắn kết việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân
lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, hội nhập kinh tế quốc tế; gắn quy hoạch phát triển nhân lực của mỗi bộ, ngành,
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đồng bộ với chiến lược, kế hoạch phát triển
chung của đất nước.

Bên cạnh đó, phương châm học tập suốt đời phải làm cho mỗi lao động thấu
hiểu, tự giác, chủ động học tập; tạo điều kiện cho người lao động học tập, bồi dưỡng
thường xuyên. Đồng thời, thông qua các hình thức đào tạo không chính quy, tạo điều
kiện để người lao động giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức và
kỹ thuật công nghệ mới ở các trung tâm đào tạo trong nước và trên thế giới.

Tăng cường đầu tư nâng cao năng lực cho hệ thống y tế cơ sở, tạo điều kiện cho
người cao tuổi được tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật chất lượng cao ngay tại quê nhà
nhằm giảm bớt chi phí khi tham gia khám chữa bệnh.

Củng cố các cơ sở giáo dục thường xuyên, đặc biệt là các Trung tâm văn hóa thể
thao - học tập cộng đồng, Trung tâm học tập cộng đồng nhằm đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu học tập của mọi người dân, biến việc học tập trở nên dễ dàng và thuận

14
tiện. Trong đó, việc dân vận từ cán bộ địa phương cũng đóng vai trò quan trọng và
được tăng cường nhiều hơn.
Cần tập trung tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Ủy đảng, chính quyền,
mặt trận và đoàn thể các cấp đối với công tác giảm nghèo bền vững; đẩy mạnh công
tác tuyên truyền về Chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh đa dạng về hình thức,
phong phú về nội dung và sâu rộng đến các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư và
người nghèo nhằm thay đổi, chuyển biến về nhận thức của người dân trong công tác
giảm nghèo; tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác
giảm nghèo, đảm bảo có đủ phẩm chất, năng lực thực tiễn, nhiệt tình và trách nhiệm
thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Ngày càng chú trọng hơn việc đầu tư, hoàn thiện, phát triển Khu công nghệ cao
công nghệ sinh học, có kế hoạch phát triển khoa học – công nghệ trên địa bàn, đặc biệt
là ở huyện Cẩm Mỹ. Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cần được đầu tư thêm để
có sự phát triển hài hòa giữa các lĩnh vực. Bên cạnh đó, cần tăng cường kết nối, phối
hợp với các đối tác nước ngoài trong phát triển khoa học – công nghệ; tạo thêm cơ
chế, chính sách nhằm phát huy vai trò của hoạt động tư vấn, phản biện xã hội để tập
trung sức mạnh của đội ngũ trí thức trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương và khu
vực.

Tiếp tục tổ chức điều tra khảo sát nhân lực hiện đang làm việc và nhu cầu nhân
lực trong các năm tới của các ngành kinh tế, vùng miền để có định hướng trong việc
phân bổ nhân lực hợp lý về trình độ, cơ cấu ngành nghề phù hợp quy hoạch phát triển
nhân lực của địa phương trong các giai đoạn.

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Đồng Nai đẩy mạnh đào tạo nguồn lao động chất lượng cao” được download
tại địa chỉ http://molisa.gov.vn/vi/Pages/ChiTiet.aspx?IDNews=177700 ngày
19/4/2018.

2. “Giới thiệu tỉnh Đồng Nai” được download tại địa chỉ:
http://depthanalysis.com/gioi-thieu-tinh-dong-nai/ ngày 19/04/2018.

3. Đồng Dao (18/07/2013), “Đồng Nai: Hướng đến nguồn lao động chất lượng
cao” Công Thương - cơ quan ngôn luận của Công Thương – Diễn đàn của
công thương Việt Nam, được download tại địa chỉ :
http://baocongthuong.com.vn/dong-nai-huong-den-nguon-lao-dong-chat-
luong-cao.htmll ngày 19/4/2018.

4. Hạnh Dung (25/9/2016), “Đầu tư hơn nữa cho Khoa học – Công nghệ”, Cơ
quan của Đảng Bộ Cộng Sản Việt Nam Tỉnh Đồng Nai, được download tại địa
chỉ http://www.baodongnai.com.vn/xahoi/201609/dau-tu-hon-nua-cho-khoa-
hoc-cong-nghe-2738351/ ngày 19/4/2018.
5. Hạnh Dung (30/8/2017) “Nỗ lực xóa mù chữ”, Cơ quan của Đảng Bộ Cộng
Sản Việt Nam Tỉnh Đồng Nai, được download tại địa chỉ :
www.baodongnai.com.vn/xahoi/201708/no-luc-xoa-mu-chu-2839348/ ngày
19/4/2018.
6. Lê Ngọc Phương Uyên (13/6/2017), “Đánh giá tổng quát thành tựu, hạn chế,
nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong thực hiện phát triển kinh tế nhanh
và bền vững trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, Trang Trung Tâm Đào Tạo Sở Khoa
học Đào Tạo Đồng Nai, được download tại địa chỉ :
http://skhdt.dongnai.gov.vn/Lists/TnTuc/DispForm.aspx?ID=1284&ContentTy
peId=0x0100D5CCE50C6D61304881985CB92426DC7En ngày 19/4/2018.
7. N.Thương (27-05-2015), Cổng thông tin điện tử Khoa học Công nghệ Đồng
Nai, được downoad tại địa chỉ https://dost-dongnai.gov.vn/Pages/noi-dung-
tin.aspx?NewsID=949&TopicID=9&CoLookup=1 ngày 19/4/2018.

16
8. Nguyễn Phú Cường (9/12/2016), Cơ sở dự liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Đồng Nai được download tại địa chỉ http://vbpl.vn/dongnai/Pages/vbpq-
toanvan.aspx?ItemID=116920 ngày 19/4/2018.
9. Thảo nguyên (24/10/2016), “Tuổi trẻ “tiến quân” vào khoa học công nghệ (Bài
1)”, Lao động Đồng Nai, được download tại địa chỉ :
http://laodongdongnai.vn/Thoi-su/chinh-tri/4B840D/tuoi-tre-tien-quan-vao-
khoa-hoc-cong-nghe-bai-1.aspx ngày 19/4/2018.

17

You might also like