Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

1.1.

1 Khái niệm hợp đồng lao động của bộ luật lao động 2012
- Hợp đồng lao động là sử thỏa thuận giữ người lao động và người sử dụng lao
động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ mỗi bên
trong quan hệ lao động.
- Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02
bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường
hợp công việc lao động tạm thời, ngắn hạn có thể thỏa thuận với nhau bằng lời
nói. Việc giao kết hợp đồng lao động phải đảm bảo các nguyên tắc tự nguyện,
bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực; tự do giao kết hợp đồng lao động
nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
- Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và
người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động. Nếu người lao động
từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự
đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
- Đối với lao động theo nhóm thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho
một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản và
hợp đồng lao động có hiệu lực như kí kết với từng người. Hợp đồng lao động
do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi,
giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.
- Ưu điểm của hợp đồng lao động:
+ Bảo vệ quyền lợi của người lao động: Hợp đồng lao động năm 2012
thường có các điều khoản bảo vệ quyền lợi của người lao động như điều
kiện làm việc, chế độ nghỉ phép, bảo hiểm xã hội, và các khoản tiền
thưởng, phụ cấp khác.
+ Quy định rõ ràng về nghĩa vụ và trách nhiệm của hai bên: Hợp đồng
cung cấp các quy định rõ ràng về nhiệm vụ, trách nhiệm của người lao
động và công ty, giúp tránh những tranh chấp phát sinh sau này.
+ Định rõ thời hạn và điều kiện chấm dứt hợp đồng: Hợp đồng lao
động năm 2012 thường có các quy định về thời hạn và điều kiện chấm
dứt hợp đồng, giúp cho cả hai bên có sự chuẩn bị và tính toàn vẹn về
mặt pháp lý.

- Nhược điểm: của hợp đồng lao động:


+ Mặc dù hợp đồng bảo vệ quyền lợi cho người lao động nhưng khả
năng bảo vệ ch được cao, trong một số trường hợp những quyền này vẫn
có thể bị bỏ qua hoặc vi phạm. ( VD: Những trường hợp làm việc trong
điều kiện đặc biệt, môi trường độc hại có thể không được quy định rõ
ràng trong hợp đồng, dẫn đến việc người lao động không được bảo vệ
đầy đủ.)
+ Còn hạn chế về bảo vệ cho người lao động không chuyên nghiệp: Đặc
biệt là trong các trường hợp lao động không chuyên nghiệp hoặc làm
việc trong các ngành nghề đặc biệt. Trong hợp đồng có thể không cung
cấp đầy đủ các quyền lợi cần thiết cho người lao động. ( thiếu những
định rõ ràng và cụ thể về những điều khoản bảo vệ người lao động
không chuyên nghiệp như thời gian làm việc, nghỉ ngơi, phúc lợi bảo
hiểm xã hội... mà Bộ luật lao động 2019 đã bổ sung )
+ Do thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động và các chính sách
mới, hợp đồng lao động năm 2012 có thể cần phải được cập nhật để phù
hợp với các thực tiễn mới nhất. ( VD: thời gian làm việc cần được thay
đổi linh hoạt để phù hợp với xu hướng thực tế và nhu cầu làm việc của
người lao động hiện nay)
( Nguồn tham khảo: https://thuvienphapluat.vn )
1.1.2 Khái niệm hợp đồng lao động của Bộ luật lao động 2019
- Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng
lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và
nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trong rường hợp hai bên thỏa
thuận nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự
quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì vẫn được coi là hợp đồng lao
động.
- Trong Bộ luật lao động năm 2019 tên gọi của “ Hợp đồng lao động “ vẫn rất
quan trọng. Bời vì tên gọi này sẽ đề cập tới tài liệu pháp lí quan trọng mà cả
người lao động và người sử dụng lao động ký kết với nhau để quy định quyền
và nghĩa vụ của nhau trong quan hệ lao động. Còn trong thỏa thuận trong lao
động nhường điều kiện, điều khoản được coi là cơ sở và những điều đó có thể
thay đổi bằng cách thương lượng giữa 2 bên và khi xảy ra tranh chấp chỉ có thể
dựa trên những điều kiện, điều khoản mà cả 2 đã thỏa thuận trước đó.
- Theo em hợp đồng lao động bắt buộc phải kí kết và là điều cần thiết để có thể
đảm bảo đủ các quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao
động. Việc kí kết hợp đồng lao động mới có thể đảm bảo các vấn đề pháp lí
cho cả người lao động và sử dụng lao động. Còn đối với việc thỏa thuận trong
lao động là sự đồng ý giữa 2 bên về các điều kiện, điều khoản cụ thể trong quá
trình làm việc và theo Bộ luật lao động 2019 thỏa thuận lao động thỏa thuận
không được coi là hợp đồng lao động chính thức bời tình tính pháp lí trong thỏa
thuận vẫn chưa cao hoặc chưa rõ ràng ( các điều khoản, điều kiện được coi là
cơ sở để xây dựng mối quan hệ lao động và hài lòng cho cả 2 bên ).
( Nguồn tham khảo: https://thuvienphapluat.vn )
1.3.1 Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
- Điều 18 của Bộ Luật lao động năm 2019 là một trong những điều cơ bản và
quan trọng của luật lao động, cung cấp các quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi
của người lao động và đảm bảo tính công bằng trong mối quan hệ lao động.
- Điều 18 của Bộ Luật lao động năm 2019 nhằm nhấn mạnh tính tự do và công
bằng trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng lao động giữa người lao
động và nhà tuyển dụng. Điều này sẽ giúp bảo vệ quyền lợi và đảm bảo sự
minh bạch, chính xác trong hợp đồng lao động của người lao động và nó cũng
là cơ sở để giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng lao động một cách
công bằng và hợp pháp. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động trong Điều 18
của Bộ Luật lao động năm 2019 là nền tảng quan trọng, giúp xây dựng mối
quan hệ lao động bền vững và công bằng giữa người lao động và nhà tuyển
dụng, đồng thời bảo vệ quyền lợi của cả hai bên trong quá trình làm việc.
( Nguồn tham khảo: https://thuvienphapluat.vn )
1.3.2 Vấn đề vi phạm thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
- Vi phạm quy định về thẩm quyền đại diện: Khi một bên không có thẩm
quyền pháp lý để đại diện cho mình trong quá trình giao kết hợp đồng lao động.
Ví dụ, người ký kết không có đủ năng lực pháp lý ( VD như người dưới 18 tuổi
không có sự cho phép của phụ huynh hoặc người giám hộ ), hoặc không có
thẩm quyền được ủy quyền
- Vi phạm về chế độ, chính sách và quyền lợi của người lao động: Khi không
đảm bảo đầy đủ các quyền lợi và chế độ đã được quy định bởi pháp luật làm
giảm quyền lợi của người lao động một cách không hợp pháp.
- Vi phạm pháp luật hay các quy định của nội bộ của nơi làm việc: Khi các tổ
chức, đơn vị không tuân thủ các quy chế, nội quy nội bộ mà chính họ đã đưa ra.
Việc này có thể dẫn đến xung đột và tranh chấp lao động trong công ty ( VD
như vi phạm các quy định của Bộ Luật lao động, Luật Doanh nghiệp hoặc các
quy định pháp luật khác liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao
động )
→ Những vi phạm này có thể dẫn đến tranh chấp pháp lý và cần phải được
giải quyết theo đúng quy trình pháp luật để đảm bảo tính công bằng và
bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. Việc nắm rõ các quy định pháp
luật và tuân thủ chúng là rất quan trọng trong quản lý và thực hiện hợp
đồng lao động hiệu quả.
( Nguồn tham khảo: https://thuvienphapluat.vn )

You might also like