Nhóm 20 - Chủ đề 1.1 - Lớp DL02 - ĐC môn THML - HK 231

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 27

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN


ĐỀ TÀI
NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC. LIÊN HỆ TÍNH
SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH
COVID-19 Ở VIỆT NAM
LỚP DL02 – NHÓM 20 – HK 223
Ngày nộp: 28/7/2023
Giảng viên hướng dẫn: TS. An Thị Ngọc Trinh

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số

Mai Hải Sơn

Nguyễn Hà Sơn

Lê Đức Tài

Lâm Hoàng Tân

Nguyễn Trung Tân


Thành phố Hồ Chí Minh - 2023
BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Nội dung Từ viết tắt

1 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ĐHQG-HCM

2 Phó giáo sư Tiến sĩ PGS. TS.

3 Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM

4 Tiến sĩ TS.

3
MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 6

1. Tính cấp thiết của đề tài và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài đối với thực tiễn 6

1.1 Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 6

1.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài đối với thực tiễn ...........................................6

2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................7

3. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................7

4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 7

5. Kết cấu đề tài ................................................................................................................ 7

B. PHẦN NỘI DUNG ..........................................................................................................8

CHƯƠNG 1. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC .................. 8

1.1 Nguồn gốc của ý thức ............................................................................................8

1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm ................................................................... 8

1.1.2 Quan điểm của chũ nghĩa duy vật siêu hình .....................................................8

1.1.3 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng ................................................. 8

1.2 Bản chất của ý thức ................................................................................................9

1.2.1 Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá
trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người .........10

1.2.2 Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội .. 10

1.3 Kết cấu của ý thức ................................................................................................11

CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG CÔNG TÁC
PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 Ở VIỆT NAM .................................................... 14

2.1 Khái quát về đại dịch COVID-19 .......................................................................14

4
2.2 Đánh giá sự sáng tạo của ý thức trong công tác phòng, chống dịch COVID-
19 tại Việt Nam .....................................................................................................14

2.2.1 Những kết quả đạt được thể hiện sự sáng tạo của ý thức trong công tác
phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam ...................................................14

2.2.2 Những hạn chế nhất định thể hiện sự sáng tạo của ý thức trong công tác
phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam ...................................................22

2.3 Những giải pháp khắc phục hạn chế thể hiện sự sáng tạo của ý thức trong
công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở Việt Nam ........................................ 23

C. PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................................... 25

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................26

5
A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài đối với thực
tiễn

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đại dịch COVID-19 đã trở thành chủ đề bàn luận của tất cả mọi người. Thông tin
về loại virus này và cách phòng tránh xuất hiện ở khắp mọi nơi. Nắm bắt thông tin xác
thực là chìa khóa giúp chúng ta chuẩn bị đúng cách cũng như bảo vệ bản thân và những
người thân yêu. Tuy nhiên, thực trạng đáng buồn là hiện nay tin giả tràn lan. Trong bối
cảnh khủng hoảng y tế, thông tin sai lệch có thể khiến người dân phòng ngừa không hiệu
quả và dễ bị tổn thương trước dịch bệnh, đồng thời lan truyền tâm lý sợ hãi và kì thị.

Hệ quả đại dịch đem lại cho xã hội là cực kì to lớn, do đó cần có một hướng nghiên
cứu về ý thức của con người trong đại dịch COVID-19. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt
Nam đã ghi nhận gần 11 triệu ca nhiễm trong khi toàn cầu đã gần đạt đến mức 700 triệu
ca nhiễm1, điều này nói lên sự cần thiết của đề tài này.

1.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài đối với thực tiễn

Tìm hiểu về ý thức của con người: Nghiên cứu nguồn gốc, bản chất và kết cấu của
ý thức giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách ý thức của mỗi cá nhân hình thành, hoạt động và
ảnh hưởng đến hành vi. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nắm bắt nhận thức của
người dân về tình hình dịch bệnh, công tác phòng, chống dịch bệnh và động cơ tham gia
công tác này.

Tạo nhận thức và thay đổi hành vi: Hiểu rõ nguồn gốc và bản chất của nhận thức
giúp chúng ta hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc thay đổi hành vi cá nhân trong việc
phòng, chống dịch COVID-19. Nghiên cứu về chủ đề này có thể đưa ra các phương pháp,
kỹ thuật và chiến lược nhằm thúc đẩy thay đổi hành vi, thúc đẩy mọi người thực hiện các
biện pháp phòng chống dịch một cách phù hợp và nâng cao nhận thức của cộng đồng.

1
Bộ Y tế Việt Nam, Số liệu thống kê trực tiếp Diễn biến dịch bệnh 2019–nCoV. Truy cập từ
https://analytics.tintuc.vn/corona/

6
Tạo ra một chiến lược thông tin và giáo dục: Hiểu biết về nhận thức giúp chúng ta
xác định các yếu tố cần thiết để tạo ra một chiến lược giáo dục và thông tin hiệu quả. Sử
dụng thông tin từ nghiên cứu này, chúng ta có thể xây dựng các thông điệp và phương
thức truyền thông phù hợp nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân
trong việc phòng chống dịch bệnh.

2. Mục đích nghiên cứu

Làm rõ được ý thức của mọi người trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Từ đó, đưa ra được biện pháp xử lí đối với từng trường hợp. Đồng thời nâng cao ý thức
của người dân hơn trong việc hiểu rõ được sự nguy hiểm của dịch bệnh và đưa ra những
giải pháp giúp mọi người cùng thực hiện.

Góp phần làm sáng tỏ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của tính sáng tạo của ý thức
trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, đặc biệt là sinh viên của Trường Đại
học Bách khoa, ĐHQG-HCM. Bài tập lớn này căn cứ từ thực tiễn việc giáo dục giá trị của
tính sáng tạo của ý thức và tác động của nó tới việc nghiên cứu khoa học của sinh viên.

3. Đối tượng nghiên cứu

Bài tập lớn hướng đến đối tượng chính là phạm trù ý thức của Triết học Mác –
Lênin và tính sáng tạo của ý thức trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt
Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử. Đồng thời, đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong
đó chủ yếu nhất là các phương pháp như phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu, phương
pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so sánh, phương
pháp lịch sử - logic,…

5. Kết cấu đề tài

7
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 02 chương và 07
tiểu tiết.

B. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC

1.1 Nguồn gốc của ý thức

1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm

Đối với quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, ý thức là nguyên thể đầu tiên, tồn tại
vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh thành, chi phối sự tồn tại, biến đổi của toàn bộ thế giới vật
chất. Ý thức của con người là do cảm giác sinh ra, nhưng cảm giác theo quan niệm của họ
không phải là sự phản ánh thế giới khách quan mà chỉ là cái vốn có của mỗi cá nhân tồn
tại tách rời, biệt lập với thế giới bên ngoài. Đó là những quan niệm hết sức phiến diện, sai
lầm của chủ nghĩa duy tâm, cơ sở lý luận của tôn giáo.

1.1.2 Quan điểm của chũ nghĩa duy vật siêu hình

Đối với quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình, các nhà duy vật siêu hình phủ
nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức, tinh thần. Họ xuất phát từ thế giới hiện thực để lý
giải nguồn gốc của ý thức. Họ đã đồng nhất ý thức với vật chất, coi ý thức cũng chỉ là một
dạng vật chất đặc biệt, do vật chất sản sinh ra.

1.1.3 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng

Xét về nguồn gốc tự nhiên, ý thức chỉ là thuộc tính của vật chất nhưng không phải
của mọi dạng vật chất, mà là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là
bộ óc người. Ý thức là chức năng của bộ óc người hoạt động bình thường. Sinh lý và ý
thức là hai mặt của một quá trình, là quá trình sinh lý thần kinh trong bộ óc người mang
nội dung ý thức, cũng giống như tín hiệu vật chất mang nội dung thông tin. Có thể nói, ý
thức xuất hiện là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên, của lịch sử trái
đất, đồng thời là kết quả trực tiếp của thực tiễn xã hội - lịch sử của con người.

8
Xét về nguồn gốc xã hội, ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan bởi bộ óc của
con người, nhưng không phải cứ có thế giới khách quan và bộ óc người là có ý thức, mà
phải đặt chúng trong mối quan hệ với thực tiễn xã hội. Ý thức là sản phẩm xã hội, một
hiện tượng xã hội đặc trưng của loài người. Do sự phản ánh đó mang tính xã hội, sự ra đời
của ý thức gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của bộ óc người dưới ảnh hưởng
của lao động, của giao tiếp và các quan hệ xã hội.

Để tồn tại, con người phải tạo ra những vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình.
Hoạt động lao động sáng tạo của loài người có nhiều ý nghĩa đặc biệt. Ph. Ăngghen đã chỉ
rõ những động lực xã hội trực tiếp thúc đẩy sự ra đời của ý thức: “Trước hết là lao động;
sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu đã
ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc
con người”2.

Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào thế giới tự nhiên
nhằm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người, là quá trình trong đó
bản thân con người đóng vai trò môi giới, điều tiết sự trao đổi vật chất giữa mình với giới
tự nhiên. Như vậy, sự ra đời của ý thức chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quan
thông qua quá trình lao động.

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức.
Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện. Do đó, sự ra đời của ngôn ngữ
gắn liền với lao động. Nhờ ngôn ngữ con người đã không chỉ giao tiếp, trao đổi mà còn
khái quát, tổng kết đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hệ
này sang thế hệ khác.

1.2 Bản chất của ý thức

Bản chất của ý thức đã được lý giải một cách khoa học dựa trên cơ sở nhận thức
đúng đắn, nguồn gốc xuất phát từ thuyết phản ánh và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Vật
chất và ý thức là hai hiện tượng chung nhất của thế giới hiện thực, mặc dù khác nhau về

2
C. Mác và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.654.

9
bản chất, nhưng giữa chúng luôn có mối liên hệ biện chứng. Do vậy, muốn hiểu đúng bản
chất của ý thức cần xem xét nó trong mối quan hệ qua lại với vật chất, mà chủ yếu là đời
sống hiện thực có tính thực tiễn của con người.

1.2.1 Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá
trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người

Khi xem xét ý thức về mặt bản thể luận thì ý thức chỉ là “hình ảnh” về hiện thực
khách quan trong óc người. Đây là đặc tính đầu tiên để nhận biết ý thức. Đối với con
người, cả ý thức và vật chất đều là hiện thực, nghĩa là đều tồn tại thực. Nhưng cần phân
biệt giữa chúng có sự khác nhau, đối lập nhau về bản chất: vật chất là hiện thực khách
quan; còn ý thức là hiện thực chủ quan. Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan, ý
thức không phải là sự vật, mà chỉ là “hình ảnh” của sự vật ở trong óc người. Ý thức tồn tại
phi cảm tính, đối lập với các đối tượng vật chất mà nó phản ánh luôn tồn tại cảm tính. Thế
giới khách quan là nguyên bản, là tính thứ nhất. Còn ý thức chỉ là bản sao, là “hình ảnh”
về thế giới đó, là tính thứ hai. Đây là căn cứ quan trọng nhất để khẳng định thế giới quan
duy vật biện chứng, phê phán chủ nghĩa duy tâm và duy vật siêu hình trong quan niệm về
bản chất của ý thức. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Về nội dung
mà ý thức phản ánh là khách quan, còn hình thức phản ánh là chủ quan. Ý thức là cái vật
chất ở bên ngoài “di chuyển” vào trong đầu óc của con người và được cải biến đi ở trong
đó.

Kết quả phản ánh của ý thức tùy thuộc vào nhiều yếu tố: đối tượng phản ánh, điều
kiện lịch sử - xã hội, phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm sống của chủ thể phản ánh. Nghĩa
là cùng một đối tượng phản ánh nhưng với các chủ thể phản khác nhau, có đặc điểm tâm
lý, tri thức, kinh nghiệm, thể chất khác nhau, trong hoàn cảnh lịch sử khác nhau thì kết
quả phản ánh đối tượng trong ý thức cũng rất khác nhau.

Ví dụ, ngày xưa con người quan niệm Trái Đất có dạng hình phẳng, còn bây giờ
dựa vào sự phát triển của khoa học – công nghệ thì chúng ta đều biết Trái Đất hình cầu.

1.2.2 Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội

10
Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo và gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội. Điều
này phân biệt ý thức của con người với trình độ phản ánh tâm lý động vật. Ý thức không
phải là kết quả của sự phản ánh ngẫu nhiên, đơn lẻ và thụ động với thế giới khách quan.
Nó là kết quả của quá trình phản ánh có định hướng và mục đích rõ ràng. Ý thức hình
thành và phát triển qua hoạt động thực tiễn xã hội, khi con người tác động vào thế giới và
cải tạo nó.

Sáng tạo là đặc trưng bản chất của ý thức. Nó là khả năng tạo ra những ý tưởng
mới và cải biến thế giới dựa trên tri thức và hiểu biết. Ví dụ, các nhà khoa học sáng tạo
thông qua quá trình phản ánh và nghiên cứu, tạo ra các phát minh và khám phá mới để
giải quyết các vấn đề trong xã hội.

Quá trình phản ánh ý thức thể hiện sự thống nhất của ba mặt: trao đổi thông tin
giữa chủ thể và đối tượng phản ánh, mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình
ảnh tinh thần và chuyển hóa mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan. Ví dụ, ngành
công nghiệp ô tô đã phát triển đáng kể nhờ sự sáng tạo của ý thức. Khi con người nhận
thấy nhu cầu di chuyển của mình, ý thức đã phản ánh và sáng tạo ra ý tưởng về việc tạo ra
phương tiện di chuyển tiện lợi và hiệu quả. Từ đó, ngành công nghiệp ô tô đã ra đời, và
qua những quá trình sáng tạo, các nhà khoa học và kỹ sư đã tạo ra các loại xe ô tô với
công nghệ ngày càng tiên tiến, tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường.

Tóm lại, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, phản ánh và tương
tác chặt chẽ với thực tiễn xã hội. Sáng tạo là đặc trưng căn bản nhất của ý thức, giúp con
người thấu hiểu và biến đổi thế giới theo ý muốn.

1.3 Kết cấu của ý thức

Để nhận thức được sâu sắc về ý thức, cần xem xét nắm vững tổ chức kết cấu của
nó và tiếp cận từ các góc độ khác nhau sẽ đem lại những tri thức nhiều mặt về cấu trúc,
hoặc cấp độ của ý thức.

Đối với các lớp cấu trúc của ý thức, theo C. Mác, “Phương thức tồn tại của ý thức
và của một cái gì đó đối với ý thức là tri thức... Cho nên một cái gì đó nảy sinh ra đối với

11
ý thức, chừng nào ý thức biết cái đó”3. Tri thức có nhiều lĩnh vực khác nhau như: tri thức
về tự nhiên, xã hội, con người và có nhiều cấp độ khác nhau như: tri thức cảm tính và tri
thức lý tính, tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức tiền khoa học và tri thức
khoa học. Tuy nhiên, không thể đồng nhất ý thức với sự hiểu biết, tri thức về sự vật.

Cùng với quá trình nhận thức về sự vật, trong ý thức còn nảy sinh thái độ của con
người đối với đối tượng phản ánh. Đầu tiên, tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự
phản ánh tồn tại, nó phản ánh quan hệ giữa người với người và quan hệ giữa người với
thế giới khách quan. Tiếp theo, niềm tin là sự hòa quyện giữa tri thức và tình cảm và trải
nghiệm thực tiễn đã tạo nên tính bền vững thôi thúc con người hoạt động vươn lên trong
mọi hoàn cảnh. Cuối cùng, ý chí chính là những cố gắng, nỗ lực, khả năng huy động mọi
tiềm năng trong mỗi con người vào hoạt động để có thể vượt qua mọi trở ngại, đạt mục
đích đề ra.

Bên cạnh đó, đối với các cấp độ của ý thức, khi xem xét theo chiều sâu của thế giới
nội tâm con người, chúng ta cần nhận thức được các yếu tố: tự ý thức, tiềm thức, vô
thức,... Tất cả những yếu tố đó cùng với những yếu tố khác hợp thành ý thức, quy định
tính phong phú, nhiều vẻ của đời sống tinh thần của con người.

Tự ý thức là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối quan hệ với ý
thức về thế giới bên ngoài, là thành tố rất quan trọng của ý thức, đánh dấu trình độ phát
triển của ý thức. Ví dụ, chị T giết người mà không bị ai phát hiện, tuy nhiên chị T lại tự
mình đi đầu thú. Ở đây chị T đã tự ý thức về hành vi sai trái của mình và tự ý đi đầu thú
để chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tiềm thức là những hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý thức, là
những tri thức mà chủ thể có từ trước bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp và gần như đã
thành bản năng, kỹ năng nằm trong tầng sâu ý thức của chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm
tàng. Do đó, tiềm thức có thể chủ động gây ra các hoạt động tâm lý và nhận thức mà chủ
thể không cần kiểm soát chúng một cách trực tiếp.

3
C. Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.236.

12
Vô thức là những hiện tượng tâm lý không phải do lý trí điều khiển, nằm ngoài
phạm vi của lý trí mà ý thức không kiểm soát được trong một lúc nào đó. Chúng điều
khiển những hành vi thuộc về bản năng, thói quen... trong con người thông qua phản xạ
không điều kiện.

Và ngày nay, khoa học và công nghệ hiện đại đã có những bước phát triển mạnh
mẽ, sản xuất ra nhiều loại máy móc không những có khả năng thay thế lao động cơ bắp,
mà còn có thể thay thế cho một phần lao động trí óc của con người. Song, điều đó không
có nghĩa là máy móc cũng có ý thức như con người. Ý thức và máy tính điện tử là hai quá
trình khác nhau về bản chất. “Người máy thông minh” thực ra chỉ là một quá trình vật lý.
Hệ thống thao tác của nó đã được con người lập trình phỏng theo một số thao tác của tư
duy con người. Do vậy, dù máy móc có hiện đại đến đâu chăng nữa cũng không thể hoàn
thiện được như bộ óc con người.

13
CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG CÔNG TÁC
PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 Ở VIỆT NAM

2.1 Khái quát về đại dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19 là một đại dịch với tác nhân là virus SARS-CoV-2. Khởi
nguồn vào khoảng cuối tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung
Quốc từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Hiện tại các biến thể của
nó đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.

Vào ngày 23 tháng 01 năm 2020, trường hợp đầu tiên mắc COVID-19 được xác
nhận tại thành phố Hồ Chí Minh là hai cha con mang quốc tịch Trung Quốc4. Đại dịch đã
kéo theo một hệ luỵ chưa từng có: đẩy nhiều người rơi vào tình trạng nghèo đói, thất
nghiệp; kinh tế - xã hội tăng trưởng âm; hệ thống y tế khủng hoảng trầm trọng ở những
nơi có tỉ lệ ca mắc phải gia tăng. Kể từ thời điểm đó, Việt Nam đã trải qua bốn lần bùng
phát dịch bệnh COVID-19. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ghi nhận 11.608.697
ca nhiễm COVID-19 và 43.206 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, số ca nhiễm thực tế ở một
số nơi có thể cao gấp nhiều lần so với số liệu của Bộ Y tế công bố5.

2.2 Đánh giá sự sáng tạo của ý thức trong công tác phòng, chống dịch COVID-
19 tại Việt Nam

2.2.1 Những kết quả đạt được thể hiện sự sáng tạo của ý thức trong công tác
phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam

Thứ nhất, là Nhà nước ta đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ bạn bè quốc tế như
vắc xin, thuốc, máy thở, khẩu trang. Theo Bộ Ngoại giao, chính nỗ lực ngoại giao vắc xin
đưa tới kết quả Chính phủ Mỹ quyết định hỗ trợ khẩn cấp 2 triệu liều Moderna trong tổng
số 80 triệu liều nước này cam kết chia sẻ thông qua cơ chế COVAX. Mỹ đã đưa Việt
Nam vào danh sách ưu tiên nhận viện trợ vắc xin. Thông qua hoạt động ngoại giao, Nhật
Bản cũng đã hỗ trợ Việt Nam 2 triệu liều vắc xin AstraZeneca (1 triệu liều đã giao ngày
4
Hoàng Lộc (23/01/2020), 2 ca nhiễm virút corona đầu tiên ở Việt Nam tại Bệnh viện Chợ Rẫy là người Trung Quốc.
Truy cập từ https://tuoitre.vn/2-ca-nhiem-virut-corona-dau-tien-o-viet-nam-tai-benh-vien-cho-ray-la-nguoi-trung-
quoc-2020012320171534.htm
5
Bộ Y tế, Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch COVID-19. Truy cập từ https://covid19.gov.vn/

14
16/06/2021, 400.000 liều giao ngày 02/07, 600.000 liều giao ngày 09/07/2021). Đất nước
Đông Á này sẽ viện trợ thêm cho Việt Nam 1 triệu liều trong thời gian tới, dự kiến
chuyển giao vào ngày 16/07/2021. Bên cạnh đó, Anh thì cam kết đưa Việt Nam vào danh
sách các nước ưu tiên khi xem xét phân bổ 100 triệu liều vắc xin Anh hỗ trợ các nước
thông qua COVAX và song phương. Cụ thể, tại hội đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao Việt
Nam Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Anh ngày 22/06/2021, Ngoại trưởng Anh cho biết
trong số 100 triệu liều vắc xin AstraZeneca dư thừa, Anh sẽ dành 80% cho COVAX và
20% còn lại sẽ tặng cho các nước bạn bè, đối tác chiến lược, trong đó ASEAN và Việt
Nam dự kiến được ưu tiên6.

Hình 1. Việt Nam và các bạn bè quốc tế

Thứ hai, là số lượng ca mắc cũng như tỉ lệ tử vong tại Việt Nam rất thấp so với
trung bình thế giới. Đến sáng ngày 10/07/2021, theo công bố của Bộ Y tế, Việt Nam đã

6
Thái Anh (14/07/2021), Việt Nam đã có bao nhiêu vắc xin phòng Covid-19, sẽ nhận tiếp bao nhiêu?. Truy cập từ
https://dantri.com.vn/xa-hoi/viet-nam-da-co-bao-nhieu-vac-xin-phong-covid19-se-nhan-tiep-bao-nhieu-
20210713224732126.htm

15
ghi nhận 26.608 ca mắc COVID-19 với 110 bệnh nhân tử vong, tỉ lệ này rất thấp so với
các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Điều đó cho thấy người dân ý thức được
tình hình dịch bệnh nguy hiểm, chấp hành tốt các quy định phòng, chống dịch. Tiếp theo
là đường lối, chủ trương đúng đắn của Nhà nước và không thể không kể đến chính là sự
hy sinh cực kì lớn lao của đội ngũ y bác sĩ nói riêng và ngành y tế nói chung. Bác sĩ
Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã nêu quan
điểm của mình về tỉ lệ tử vong của bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam vào ngày
10/07/2021: “Trong tất cả các đợt dịch xảy ra, chúng ta đều kiểm soát F0 ngay từ đầu,
khống chế được số bệnh nhân nặng không vượt quá khả năng chăm sóc của hệ thống hồi
sức. Việt Nam chưa từng để xảy ra tình trạng thiếu máy thở, thiếu oxy hay nhân viên y tế
kiệt sức, không chăm sóc nổi bệnh nhân. Do vậy, chúng ta đã giữ được tỷ lệ tử vong
chung do Covid-19 khá thấp so với nhiều nước trên thế giới”7.

Hình 2. Điều trị, cấp cứu bệnh nhân COVID-19 tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện
Bệnh Nhiệt đới Trung ương

7
Nguyễn Liên (10/07/2021), Lý do tỷ lệ tử vong của bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam thấp hơn thế giới. Truy cập từ
https://vietnamnet.vn/ly-do-ty-le-tu-vong-cua-benh-nhan-covid-19-tai-viet-nam-thap-hon-the-gioi-754595.html

16
Thứ ba, là tổ chức các cuộc thi và các nghiên cứu khoa học giúp hiểu biết sâu sắc
hơn về đại dịch, cùng như tìm kiếm những nhân tố, những tài năng từ các bạn trẻ. Một số
sản phẩm qua sự sáng tạo của sinh viện được đem thi dự thi, và một trong số đó đã ít
nhiều được áp dụng vào thực tiễn. Chẳng hạn như Đoàn trường Đại học Y Dược TP.HCM
vừa tổ chức phát động Cuộc thi Thiết kế sản phẩm truyền thông sức khỏe năm 2020 với
chủ đề "Phòng chống các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp". Hiện đã có hơn 25 tác
phẩm dự thi với các hình thức tranh vẽ, sản phẩm đồ họa, video clip. Các tác phẩm đều
nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía các bạn sinh viên và xã hội8. Kết quả nhận được là
sự hưởng ứng nhiệt tình từ cộng đồng truyền động lực phòng, chống dịch bệnh đến mọi
người xung quanh, đi đầu trong phong trào về cuộc thi liên quan đến phòng, chống dịch
bệnh COVID-19.

Hình 1. Sản phẩm tham dự cuộc thi thiết kế sản phẩm truyền thông

8
Tấn Lực (29/03/2020), Sinh viên Y Dược thi thiết kế poster tuyên truyền phòng chống COVID-19. Truy cập từ
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/33330

17
Bên cạnh đó, các đơn vị, cá nhân của Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM)
đã nỗ lực thiết kế, chế tạo, chuyển giao công nghệ và sản xuất hàng loạt các sản phẩm
phòng chống COVID-19. Trong bối cảnh Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được COVID-19
và đã nới lỏng giãn cách xã hội, Trường Đại học Bách khoa tổng kết và giới thiệu các sản
phẩm khoa học, công nghệ mà nhà nhà trường đã thiết kế, triển khai và hoàn thiện trong
suốt thời gian qua9.

Hình 2. Hệ thống khử khuẩn di động

9
Phòng Quản trị Thương hiệu & Truyền thông – Trường ĐH Bách khoa (04/05/2020), Trường ĐH Bách khoa chế
tạo thành công nhiều sản phẩm phòng chống SARS-CoV-2. Truy cập từ https://oisp.hcmut.edu.vn/tin-tuc/dhbk-che-
tao-thanh-cong-nhieu-san-pham-phong-chong-sars-cov-2.html

18
Hình 3. Máy thở đơn giản

Theo PGS. TS. Huỳnh Đại Phú – Trưởng Khoa Công nghệ Vật liệu cho biết trước
tình hình bùng phát dịch COVID-19 hiện nay, một trong những vấn đề cấp bách là tình
trạng thiếu vật tư trang thiết bị y tế toàn cầu. Đối với bệnh nhân COVID-19, ngoài việc
phải đeo khẩu trang, khi bệnh trở nặng thì cần phải thở bằng máy không xâm lấn.

Tuy nhiên, các phương pháp này vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ khi thực hiện các thủ
thuật điều trị như thủ thuật trên đường thở khi hít phải giọt bắn, hạt khí dung. Từ đó, nguy
cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế khi làm việc nhiều giờ liên tiếp trong môi trường không
có phòng áp lực âm. Đối với đội ngũ y bác sĩ điều trị, việc sử dụng các loại khẩu trang,
quần áo bảo hộ, mặt nạ kính bảo vệ, mặt nạ thở để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm là vô
cùng quan trọng.

19
Hình 4. Bộ sản phẩm sát khuẩn do nhóm giảng viên Bộ môn Hoá Hữu cơ - Khoa Kỹ
thuật Hoá học pha chế

20
Hình 5. Máy tự động tạo thân khẩu trang y tế và hàn quai siêu âm đơn điểm do nhóm
giảng viên khoa Cơ khí nghiên cứu thực hiện

Thành quả đạt được trong việc vận dụng sáng tạo là cực kì lớn lao, cho thấy ý thức
của sinh viên trong việc phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Đối mặt với một đại dịch
quy mô toàn cầu, việc sáng tạo và thực hiện các giải pháp là vô cùng quan trọng để bảo vệ
sức khỏe cộng đồng và ngăn chặn sự lây lan của virus.

Những nỗ lực sáng tạo và ý thức này không chỉ giúp cộng đồng đối phó hiệu quả
với dịch bệnh mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm và tình yêu thương đối với cộng
đồng xung quanh. Sự đóng góp của sinh viên trong việc phòng chống COVID-19 là một
mẫu gương đáng ngợi khen và đáng khích lệ cho cả xã hội.

21
2.2.2 Những hạn chế nhất định thể hiện sự sáng tạo của ý thức trong công tác
phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam

Bên cạnh những kết quả đạt được thể hiện sự sáng tạo của ý thức trong công tác
phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam giúp cộng đồng đói phó hiệu quả với dịch
bệnh, vẫn còn những hạn chế nhất định mà chúng ta không thể tránh khỏi.

Thứ nhất, là hạn chế về tài nguyên. Hiện nay, Nhà nước cũng như các nhóm
nghiên cứu đang trong quá trình sáng tạo thường gặp khó khăn về tài nguyên, bao gồm
kinh phí, thiết bị và nhân lực để triển khai các dự án, các giải pháp mới. Các dự án phúc
tạp thường đòi hỏi sự sáng tạo, chuyên môn cao và đòi hỏi sự đầu tư lớn có thể gặp khó
khăn trong việc thu thập tài trợ.

Thứ hai, là vấn đề nguồn lực còn hạn chế, trong quá trình triển khai các biện pháp
phòng chống dịch có thể thiếu nguồn lực, bao gồm vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực và
tài chính. Hạn chế này có thể ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhanh, hiệu quả trong
phòng, chống dịch.

Thứ ba, là vấn đề về công tác dự báo, xét nghiệm, điều trị khiến dịch bùng phát
mạnh. Chiều 30/10/2021, tại Hội nghị sơ kết công tác phòng, chống dịch COVID-19 của
ngành y tế thành phố, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu nói rằng:
“Hạn chế đầu tiên là công tác dự báo chưa theo kịp diễn biến thực tế của dịch bệnh”10.
Ông cho rằng, biến chủng Delta được ghi nhận, cảnh báo tại các nơi khác trên thế giới
như Indonesia, Ấn Độ nhưng quá trình phát hiện, dự báo tại TP.HCM vẫn chưa theo kịp
tốc độ lây lan để có những phương án tốt nhất trong quá trình phòng, chống dịch bệnh .

Thứ tư, là vấn đề các đoàn thể chính quyền địa phương chưa chỉ đạo người tham
gia phòng, chống dịch bệnh. Trong phòng, chống dịch bệnh đợt 4, báo cáo của Bộ Y tế đã
chỉ ra 5 điểm hạn chế, một trong số đó chính là: “Công tác an sinh xã hội nhiều nơi chưa
được bảo đảm, nhất là tại các địa phương thực hiện giãn cách”11. Bộ Y tế cho rằng bên

10
Lê Phương (31/10/2021), 10 bài học từ những hạn chế trong chống dịch của TP.HCM. Truy cập từ
http://dhannd.edu.vn/10-bai-hoc-tu-nhung-han-che-trong-chong-dich-cua-tp-hcm-a-1648
11
L.Anh (03/11/2021), Bộ Y tế chỉ ra 5 điểm hạn chế trong đợt dịch thứ 4. Truy cập từ https://tuoitre.vn/bo-y-te-chi-
ra-5-diem-han-che-trong-dot-dich-thu-4-20211103085931623.htm

22
cạnh chủng Delta gây dịch đợt này là chủng mới, lây lan nhanh, tỉ lệ tiêm chủng ở đầu đợt
dịch còn rất thấp, nguồn vắc xin phụ thuộc nhập khẩu..., còn có tình trạng chủ quan, lơ là,
mất cảnh giác khi chưa có dịch hoặc khi dịch đi qua. Ngược lại, khi có dịch lại hoang
mang, lo lắng, mất bình tĩnh.

Thứ năm, là vấn đề tin giả, tin sai sự thật về dịch bệnh. Từ khi dịch COVID-19
xuất hiện tại Việt Nam, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã chủ động, tích cực triển
khai có hiệu quả hàng loạt biện pháp phòng, chống dịch. Trong cuộc chiến với dịch bệnh,
nhiều thông tin chính xác, tích cực đã góp phần nhân lên quyết tâm chống dịch, lan tỏa
những thông điệp nhân văn, tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc cùng
chung sức, đồng lòng phòng, chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có
không ít tin giả, tin sai sự thật liên quan đến dịch COVID-19 được lan truyền một cách cố
ý, nhất là trên không gian mạng. Thời gian gần đây, trong khi dịch COVID-19 liên tục có
những diễn biến phức tạp, khó lường, thì trên không gian mạng, tình trạng phát tán tin giả,
sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch COVID-19 lại có dấu
hiệu gia tăng.

2.3 Những giải pháp khắc phục hạn chế thể hiện sự sáng tạo của ý thức trong
công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở Việt Nam

Mặc dù những hạn chế nêu trên cũng đã ảnh hưởng không ít đến công tác phòng,
chống dịch, nhưng chúng ta cũng đã triển khai những biện pháp để cùng nhau vượt qua
đại dịch. Để khắc phục được những hạn chế nêu trên, chúng ta cần có những giải pháp để
giảm tối thiểu những khó khăn và nâng cao công tác phòng, chống dịch COVID-19 để có
thể thúc đẩy nền kinh tế cũng như giáo dục, y tế,… hoạt động trở lại sớm nhất có thể.

Thứ nhất, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
ứng dụng các công nghệ mới trong giám sát, dự báo dịch bệnh, chăm sóc và điều trị F0 ở
các tầng.

Thứ hai, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực cho lĩnh vực y tế,
trong đó trọng tâm là nâng cao năng lực của hệ thống y tế dự phòng, hệ thống y tế cơ sở.

23
Đồng thời củng cố và kiện toàn nâng cao chất lượng, hiệu quả y tế cơ sở, hệ thống y tế dự
phòng, điều chỉnh, bổ sung chính sách phù hợp nhằm thu hút nhân lực, nhất là cho trạm y
tế phường, xã, thị trấn.

Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm thu thập, tổng hợp và
phân tích dữ liệu chính xác, kịp thời, để từ đó đánh giá cấp độ dịch thường xuyên ở từng
địa bàn. Xây dựng nguồn dữ liệu tin cậy, làm cơ sở dự báo để kịp thời khống chế dịch
hiệu quả. Triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng chống dịch,
phát huy hiệu quả của công nghệ tư vấn, sàng lọc từ xa giúp tạo sự an tâm cho người bệnh
và kịp thời kích hoạt hệ thống cấp cứu tại nhà khi người bệnh có dấu hiệu trở nặng.

Thứ tư, phát huy sự phối hợp hiệu quả của lực lượng quân đội, công an và ngành y
tế trong việc hỗ trợ cho các địa phương ngay từ đầu về bảo đảm an sinh xã hội, an ninh,
an toàn trật tự xã hội, tổ chức cách ly nghiêm ngặt, chăm sóc và điều trị tại nhà, tại các
bệnh viện dã chiến cho F0.

Thứ năm, theo dõi các nguồn thông tin từ các cơ quan có thẩm quyền và tìm hiểu
cũng như chọn lọc thông tin, các thông tin thường thấy trên các trang mạng xã hội dễ gây
mất lòng tin người dân trong quá trình phòng chống dịch. Do đó, chúng ta cần theo dõi tin
tức ở các trang báo chí uy tín, các cơ quan có thẩm quyền cũng như từ nhà trường, các hệ
thống y tế để đảm bảo quá trình phòng, chống dịch diễn ra suôn sẻ.

24
C. PHẦN KẾT LUẬN

Qua quá trình thực hiện bài tập lớn, chúng em thấy được ý thức là một phạm trù cơ
bản của triết học. Ý thức là hình thức phản ánh đặc trưng chỉ có ở con người và là hình
thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất. Thiếu sự tác động của các vật chất bên ngoài
lên các giác quan thì hoạt động ý thức sẽ không xảy ra. Tóm lại, sự xuất hiện của con
người và hình thành bộ óc của con người có năng lực phản ánh thế giới khách quan là
nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

Do đó, trong tình hình dịch bệnh COVID-19, ý thức đã được tác động một cách
mạnh mẽ. Mọi người ý thức được mối nguy hiểm tiềm tàng mà dịch bệnh mang đến,
không chỉ về mặt kinh tế - xã hội, mà còn về mặt sức khoẻ của chính bản thân. Từ đó, mọi
người ý thức được những biện pháp, những cách phòng, chống dịch bệnh. Bên cạnh đó,
sự sáng tạo của ý thức được phát triển một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Từ hoạt động
ngoại giao, cho đến sự hy sinh của đội ngũ y bác sĩ, hay tập thể sinh viên trường Đại học
Bách khoa – ĐHQG-HCM nói riêng cũng như sinh viên đến từ các trường đại học khắp
cả nước nói chung đã cho chúng ta thấy sự sáng tạo của ý thức không bao giờ dừng lại.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tốt đẹp do sự sáng tạo mang lại, vẫn có những
mặt hạn chế mà qua 4 lần chống dịch chúng ta thấy được. Nhà nước, cũng như các cơ
quan có thẩm quyền đã tiến hành khắc phục nhanh chóng để có thể đẩy lùi dịch bệnh hiệu
quả hơn.

25
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb. Chính trị
quốc gia Sự thật, Hà Nội.
[2] C. Mác và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật,
Hà Nội.
[3] C. Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật,
Hà Nội.
[4] Bộ Y tế, Số liệu thống kê trực tiếp Diễn biến dịch bệnh 2019–nCoV. Truy cập từ
https://analytics.tintuc.vn/corona/
[5] Bộ Y tế, Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch COVID-19. Truy cập từ
https://covid19.gov.vn/
[6] L.Anh (3/11/2021), Bộ Y tế chỉ ra 5 điểm hạn chế trong đợt dịch thứ 4. Truy cập từ
https://tuoitre.vn/bo-y-te-chi-ra-5-diem-han-che-trong-dot-dich-thu-4-
20211103085931623.htm
[7] Thái Anh (14/07/2021), Việt Nam đã có bao nhiêu vắc xin phòng Covid-19, sẽ
nhận tiếp bao nhiêu?. Truy cập từ https://dantri.com.vn/xa-hoi/viet-nam-da-co-
bao-nhieu-vac-xin-phong-covid19-se-nhan-tiep-bao-nhieu-
20210713224732126.htm
[8] Đại tá, PGS, TS, NGUT. Võ Hồng Công (01/09/2021), Phòng chống COVID-19
tại Việt Nam – sau 2 năm nhìn lại. Truy cập từ http://dhannd.edu.vn/phong-chong-
covid-19-tai-viet-nam-sau-2-nam-nhin-lai-a-1396
[9] TS. Tạ Quang Đạo (01/09/2021), Bài 1: Muôn kiểu tin giả, tin sai sự thật về dịch
COVID-19. Truy cập từ https://dangcongsan.vn/canh-bao-thong-tin-gia/bai-1-
muon-kieu-tin-gia-tin-sai-su-that-ve-dich-covid-19-589097.html
[10] Nguyễn Liên (10/07/2021), Lý do tỷ lệ tử vong của bệnh nhân Covid-19 tại Việt
Nam thấp hơn thế giới. Truy cập từ https://vietnamnet.vn/ly-do-ty-le-tu-vong-cua-
benh-nhan-covid-19-tai-viet-nam-thap-hon-the-gioi-754595.html

26
[11] Hoàng Lộc (23/01/2020), 2 ca nhiễm virút corona đầu tiên ở Việt Nam tại Bệnh
viện Chợ Rẫy là người Trung Quốc. Truy cập từ https://tuoitre.vn/2-ca-nhiem-
virut-corona-dau-tien-o-viet-nam-tai-benh-vien-cho-ray-la-nguoi-trung-quoc-
2020012320171534.htm
[12] Tấn Lực (29/03/2020), Sinh viên Y Dược thi thiết kế poster tuyên truyền phòng
chống COVID-19. Truy cập từ
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/33330
[13] Phòng Quản trị Thương hiệu & Truyền thông – Trường ĐH Bách khoa
(04/05/2020), Trường ĐH Bách khoa chế tạo thành công nhiều sản phẩm phòng
chống SARS-CoV-2. Truy cập từ https://oisp.hcmut.edu.vn/tin-tuc/dhbk-che-tao-
thanh-cong-nhieu-san-pham-phong-chong-sars-cov-2.html
[14] Lê Phương (31/10/2021), 10 bài học từ những hạn chế trong chống dịch của
TP.HCM. Truy cập từ http://dhannd.edu.vn/10-bai-hoc-tu-nhung-han-che-trong-
chong-dich-cua-tp-hcm-a-1648

27

You might also like