13. Khám Hệ Tiết Niệu Và Sinh Dục (2)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 66

KHÁM HỆ TIẾT NIỆU,

SINH DỤC NAM

TS.BS NGUYỄN THÀNH ĐỨC


MỤC TIÊU

1- Vận dụng được các kỹ năng khám thận, bàng quang


phát hiện bệnh lý.
2- Xác định được vị trí và cách khám điểm đau niệu quản.
3- Vận dụng được các kỹ năng khám bẹn, tinh hoàn,
dương vật, niệu đạo để phát hiện bệnh lý
4- Vận dụng được cách khám tiền liệt tuyến để phát hiện
bệnh lý
Khám hệ tiết niệu (nam và nữ)
• Khám thận.
• Khám niệu quản.
• Khám bàng quang.
NỘI DUNG
Khám hệ sinh dục nam
• Khám bẹn, bìu, tinh hoàn, dương
vật, niệu đạo
• Khám tiền liệt tuyến
CHUẨN BỊ KHÁM
❖ Mặc áo blouse, đội nón (y tế), mang khẩu trang, mang
găng tay sạch khi khám
❖ Tác phong: nghiêm túc, chuyên nghiệp
❖ Tư thế thăm khám: đứng hoặc ngồi trên ghế cạnh
giường bệnh (tùy theo độ cao của giường bệnh và
THẦY THUỐC tầm vóc người khám).
❖ Lưu ý:
. Khám bệnh nhân nữ cần có mặt thêm nhân viên
thứ 2 (môt nữ điều dưỡng kiêm phụ tá thăm khám).
. Khám bệnh nhân nữ chưa có quan hệ tình dục,
còn màng trinh, không được thăm âm đạo. Nếu cần
thiết thăm khám âm đạo, phải thông qua hội chẩn,
khám xong có ghi biên bản và chứng nhận trinh tiết
cho bệnh nhân.
Giải thích cho BN yên tâm về thăm khám.

Giúp BN bộc lộ vùng khám.

Giúp BN có tư thế khám đúng: tư thế có thể thay


BỆNH NHÂN đổi tùy theo quá trình khám

• Tư thế nằm ngửa chống chân, dạng hoặc không


dạng chân.
• Tư thế nằm nghiêng phải hay trái.
• Tư thế đứng.
• Tư thế ngồi.
• Tư thế sản phụ khoa.
PHÒNG KHÁM, PHƯƠNG TIỆN

Phòng khám kín Găng tay


đáo, trang nhã, đủ Đèn pin, máy soi sạch,tăm bông,
ánh sáng, nhiệt độ BQ (nếu cần) ống nghiệm cấy
thích hợp khuẩn
KHÁM THẬN
1. Nhìn:
❖ Bệnh nhân nằm ngửa, chân thẳng. Sau đó
cho bệnh nhân đứng, nhìn bụng và thắt
lưng thẳng, nghiêng. Quan sát hai bên và so
Khám thận sánh:
. Vùng thắt lưng có bị phù nề, viêm tấy,
vết mổ cũ, biến dạng một hoặc hai bên
…?
. Thành bụng nhô cao do khối u đội lên?
2. Sờ
. Bình thường không sờ được thận
. BN nằm ngửa, hai chân chống, thầy
thuốc có thể sờ thận bằng một hoặc hai
Khám thận bàn tay
. Thực hiện các dấu hiệu: chạm thận, bập
bềnh thận
Dấu hiệu chạm thận
• Đặt 1 bàn tay vào vùng hạ sườn (dùng tay phải khi khám
bên thận phải, bàn tay trái khi khám bên trái, người thuận
tay trái thì làm ngược lại)
• Bàn tay còn lại đặt vào hố thắt lưng (với các đầu ngón đặt
tại vùng góc sườn-sống lưng).
• Ấn sâu tay trên phối hợp với tay dưới nhẹ nhàng, đồng thời
Khám thận cho bệnh nhân hít sâu vào chầm chậm, cảm nhận sự di
chuyển của thận hoặc khối bướu xuống dưới.

+ Dấu hiệu chạm thận dương tính: khi cảm nhận chạm được thận
giữa hai bàn tay người khám

+ Dấu hiệu chạm thận âm tính: không có cảm giác chạm được
thận, cảm giác như giữa hai bàn tay là “khoảng trống’’.
Khám thận

Dấu hiệu chạm thận


Dấu hiệu bập bềnh thận

. Tư thế bệnh nhân và người khám như khám chạm thận .


. Một tay đặt phía hố thắt lưng, một tay để trên bụng, vùng
mạn sườn. Tay trên để yên, tay dưới dùng ngón tay ấn và
hất mạnh lên, làm khi người bệnh bắt đầu thở ra.
Khi có thận to, tay trên có cảm giác như có một cục đá
chạm vào rồi mất đi là bập bềnh thận dương tính.
3. Gõ (dấu hiệu rung thận)
• Tư thế bệnh nhân: ngồi lưng hơi cúi về phía trước,
thở đều hoặc nằm nghiêng, lưng cong. Giải thích
cách khám cho người bệnh (vì có trường hợp rung
thận nhẹ nhưng làm bệnh nhân rất đau, như trong
thận mủ).
• Cách khám:
Khám thận • Đặt bàn tay trái người khám tại vùng hố thắt lưng.
• Dùng nắm tay phải đấm nhẹ trên bàn tay trái của
người khám.
• Rung thận dương tính khi BN kêu đau tức bên
trong.
• Nếu đã có dấu chạm thận, bập bềnh thận dương tính
rõ, nhất là khi chạm thận bệnh nhân đã than đau, thì
không cần làm rung thận nữa.
Dấu hiệu rung thận
4. Nghe
 Đặt ống nghe tại vùng góc sườn-thắt
lưng và tại vùng ¼ trên bụng. Có thể nghe
Khám thận thấy tiếng thổi tâm thu. Tiếng thổi thường là
do hẹp hay phình động mạch thận, rò động -
tĩnh mạch thận. Bướu thận to cũng có thể
nghe thấy tiếng thổi do tăng sinh mạch máu.
KHÁM NIỆU QUẢN
Niệu quản ở sâu sau phúc mạc, nên khó phát hiện
các dấu hiệu lâm sàng. Vị trí các điểm đau có thể
khám thấy:
 Điểm đau niệu quản trên: giao điểm bờ ngoài cơ
thẳng bụng 2 bên và đường ngang rốn.
 Điểm đau niệu quản giữa:
Khám niệu quản . Bên (P): điểm nối đoạn 1/3 (P) và 2/3 (T)
đường nối hai gai chậu trước trên.
. Bên (T): điểm nối đoạn 1/3 (T) và 2/3 (P)
đường nối hai gai chậu trước trên.
 Điểm đau niệu quản dưới: điểm này nằm trong
tiểu khung, nên khám bằng cách thăm trực
tràng ở nam giới hay thăm âm đạo ở phụ nữ.
KHÁM BÀNG QUANG
Khám tìm dấu hiệu cầu bàng quang

Khám bàng quang


1. Nhìn

• Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa.


• Nếu có cầu bàng quang, vùng hạ vị nhô
lên 1 khối tròn có thể to lên tận rốn, ranh
giới rõ.
Khám bàng quang
2. Sờ
Phát hiện cầu BQ. Sờ được một khối tròn, nhẳn, có cảm giác
căng, không di động, ấn nhẹ khối cầu bàng quang BN đau tức.
3. Gõ

Gõ rất có giá trị trong Gõ đục, vùng đục hình


khám tìm dấu hiệu cầu tròn, đỉnh lồi lên phía trên.
bàng quang dương tính.

Khám bàng quang

4. Thông tiểu
Lấy được nhiều nước tiểu, khối u xẹp ngay. Đó là
phương pháp chắc chắn nhất để phân biệt cầu BQ với
các khối u khác (thao tác vô trùng)
Thông tiểu nam
KHÁM BẸN, HỆ SINH DỤC NAM
KHÁM VÙNG BẸN
KHÁM VÙNG BẸN

Nhìn:
 Quan sát lông mu
 Quan sát da vùng bẹn

Sờ:
 Hạch bẹn nông và sâu:
 Khám lỗ bẹn nông, sờ dọc ống bẹn tìm tinh hoàn ẩn, nang thừng tinh,
túi thoát vị....
Thoát vị bẹn
KHÁM BÌU, TINH HOÀN, DƯƠNG VẬT
Nhắc lại giải phẫu bìu

 Bìu là một túi có cấu trúc lỏng lẻo, chứa, nâng đỡ tinh hoàn bên
trong và treo vào gốc của dương vật. Nhìn bên ngoài, bìu như
một túi da nhăn nheo, có một gờ ở giữa, bên trong có một vách
chia thành hai túi, mỗi túi chứa một tinh hoàn.
 Về cấu trúc, bìu gồm có da, dưới da là lớp mạc nông và từng bó
cơ trơn xen vào nhau gọi là cơ bám da bìu..
 Bìu còn có lớp cơ vân là cơ bìu.
Giải phẫu bìu
Nhắc lại giải phẫu tinh hoàn

 Tinh hoàn phát triển ở vùng thắt lưng, phía sau phúc mạc, đến tháng
thứ bảy của thai kỳ, tinh hoàn đi xuống bìu xuyên qua ống bẹn.
 Màng tinh - lá tạng và lá thành.
 Bên trong của màng tinh là bao xơ chắc, màu trắng gọi là vỏ trắng.
 Trong tinh hoàn ở khoảng giữa các ống sinh tinh
 Trung bình tinh hoàn dài khoảng 3-4,5cm, khối lượng 15-20gr
Giải phẫu tinh hoàn
Nhắc lại giải phẫu dương vật
 Dương vật hình trụ chứa niệu đạo, gồm thân, gốc và quy đầu.
 Thân dương vật gồm 3 khối hình trụ được bao quanh bên ngoài một
bao xơ gọi là vỏ trắng. Hai khối ở lưng : vật hang có chức năng làm
cương dương vật; một khối nhỏ hơn ở dưới bụng dương vật: vật
xốp, chứa niệu đạo.
 Gốc dương vật cố định, gồm hành của dương vật, là phần rộng ra
phía sau của vật hang, và hai rễ dương vật
 Ðầu xa của vật xốp có hình tháp tròn là quy đầu dương vật, bờ của
quy đầu là rãnh quy đầu.
Giải phẫu dương vật
KHÁM BÌU, TINH HOÀN
Khám bìu
Nhìn:
 Quan sát da bìu: nếp nhăn, màu sắc bất thường, có sưng đỏ, phù nề
hay loét không.
 Bìu trái thường cao hơn bìu phải. Kích thước bình thường hay to
hoặc trống (không có tinh hoàn, teo tinh hoàn).
 Nghiệm pháp Valsalva
 Khám phản xạ bìu: dùng que có đầu hơi nhọn, kích thích nhẹ mặt
trước, sau bìu, bình thường sẽ có phản xạ co bìu của cơ nâng bìu
(cremaster) bìu tự kéo lên.
Sờ
 Sờ khám bìu dùng hai bàn tay. một bàn tay giữ bìu, bàn tay kia dùng
ngón cái và ngón trỏ để sờ tinh hoàn, mào tinh hoàn, thừng tinh, ống dẫn
tinh, các búi tĩnh mạch tinh.
 Đánh giá kích thước, mật độ, hình dạng, nhân cứng, viêm sưng phù nề,
đau…
 Sờ mào tinh hoàn: Làm dấu hiệu Chevassu (âm tính – không sờ thấy
mào tinh trong tràn dịch màng tinh hoàn; dương tính – sờ thấy mào tinh
trong u tinh hoàn) khi khám bìu to
 Sờ (kẹp) màng tinh hoàn: Làm dấu hiệu Sebileau (âm tính – không kẹp
được màng tinh trong tràn dịch màng tinh hoàn; dương tính – kẹp được
màng tinh hoàn trong u tinh hoàn) khi khám bìu to
 Sờ thừng tinh: sờ dọc theo chiều dài của thừng tinh tìm u, nang, độ
cứng của thừng tinh (viêm nhiễm cứng), búi tĩnh mạch tinh dãn
(varicocele).
Khám bìu bằng dụng cụ:
 Soi bìu bằng đèn pin, thực hiện khi cần phân biệt bướu đặc
tinh hoàn và tràn dịch tinh mạc, nang thừng tinh.
 Dùng đèn pin rọi thẳng vào bìu. Trường hợp bìu to do tràn
dịch màng tinh hoàn sẽ có hiện tượng tán quang (cần tắt đèn
trần trong phòng lúc khám).
Các bệnh có thể phát hiện qua thăm
khám bìu
U tinh hoàn
 Viêm tinh hoàn
 Tràn dịch màng tinh hoàn
 Giãn tĩnh mạch tinh: nhìn, sờ thấy búi tĩnh mạch
giãn mềm ở gốc bìu, dấu hiệu Curling dương tính
(khối phồng to từ dưới lên), nghiệm pháp Valsalva,
siêu âm Doppler
 Bìu không có tinh hoàn 1, 2 bên (ẩn tinh hoàn, tinh hoàn đã
cắt bỏ): nhìn, sờ thấy.
 Hoại tử Fournier
 Chứng bìu voi: trong bệnh tắc bạch mạch do giun chi, hoặc
do nạo hạch vùng bẹn và vùng đùi. Bìu rất to, dương vật có thể
to, phù nề.
 Nang thừng tinh: nang tròn, nhỏ nằm trên đường đi của
thừng tinh. Xác định bằng sờ, có thể soi đèn, siêu âm
Tràn dịch màng tinh hoàn
 Tinh lạc chỗ (tinh hoàn không xuống bìu): là dị tật bẩm sinh,
tinh hoàn không xuống bìu mà dừng lại ở ổ bụng, lỗ bẹn, ống
bẹn. Bệnh có thể hai bên hoặc một bên, tinh hoàn ẩn nếu
không được phẫu thuật về lâu dài có nhiều khả năng ung thư
hóa .
 Tinh hoàn lạc: chỗ thường thấy thể ống bẹn.
Tinh hoàn lạc chỗ
Giãn tĩnh mạch tinh
KHÁM DƯƠNG VẬT, NIỆU ĐẠO
Khám dương vật và niệu đạo
Nhìn
 Quan sát: bướu, viêm loét, hẹp da bao quy đầu, da bao quy đầu dài,
da bao quy đầu thắt; lỗ rò niệu đạo do hẹp niệu đạo, miệng niệu đạo
viêm loét, mủ… (cùng lúc vuốt dọc niệu đạo để xem có mủ không,
phết mủ và cấy).
Sờ
Sờ bằng 2 tay: một bàn tay nâng và một bàn tay sờ để có thể cảm
nhận những bất thường.
 Khám sờ doc thể hang có thể thấy: mảng cứng xơ hóa của bệnh
Peyronie điển hình, với triệu chứng dương vật cong.
 Đoạn niệu đạo bị xơ hóa do hẹp niệu đạo.
 Sờ thấy sỏi kẹt niệu đạo.
Các bệnh có thể phát hiện qua khám dương vật
 Hẹp da bao quy đầu (phimosis): Da bao quy đầu bị hẹp chít, không
kéo tuột để lộ quy đầu ra được trong trạng thái dương vật bình
thường và cả lúc cương.
 Da bao quy đầu dài: dài nhưng không hẹp, có thể tuột lên và bộc lộ
được quy đầu
 Quy đầu bị thắt (paraphimosis): là da bao quy đầu sau khi tuột lên
khỏi quy đầu mà không tuột xuống trở lại vị trí bình thường che phủ
quy đầu được, gây nên vòng thắt như “ga rô” quy đầu.
 Da bao quy đầu dính: có thể gặp ở trẻ em và người lớn nếu
chưa cắt da bao quy đầu, khi tuột da lên thấy miệng niệu đạo,
quy đầu nhưng không tách da ra khỏi quy đầu được, sờ thấy
dưới lớp da quy đầu là những hạt "smegma" (bựa quy đầu).
Hẹp bao quy đầu
 Ung thư dương vật
 U khác vùng quy đầu: bướu nhú, thường được trả lời là lành
tính sau sinh thiết
Sùi mào gà
 Miệng niệu đạo thấp (hypospadias): là bệnh bẩm sinh, miệng
niệu đạo đóng thấp ở vùng bụng dương vật có nhiều thể như thể
quy đầu, thể dương vật, thể bìu, thể hội âm kèm theo chứng cong
dương vật do dây xơ (cordee) làm co rút vùng niệu đạo bị thoái
hóa.
 Miệng niệu đạo trên lưng dương vật (epispadias): là bệnh bẩm
sinh it gặp, miệng niệu đạo đóng ở vùng lưng dương vật. Bệnh
thường kèm với bàng quang lộ ngoài
 Dị tật bàng quang lộ ngoài (vesical extrophy): Bàng quang bị hở
lộ niệm mạc, thường kèm với dị tật niệu dạo trên lưng dương vật,
Bàng quang lộ ngoài, lỗ tiểu cao (epispadias)
 Dương vật bé (micro-penis) hoặc chứng dương vật to (macro-
penis)
 Vùi dương vật
 Bệnh cương dương vật kéo dài (priapism
 Loét mềm do giang mai đầu dương vật; loét do ung thư, viêm
loét do virus Herpes simplex.
Lún dương vật, niệu đạo đóng thấp (hypospadias)
Khám cơ quan sinh dục trong: tuyến tiền liệt, túi tinh, qua
thăm khám trực tràng
 Tuyến tiền liệt, niệu đạo sau, túi tinh được kể là cơ quan sinh dục
trong của nam giới.
 Thăm khám trực tràng trong tiết niệu là kỹ năng quan trọng để
chẩn đoán các bệnh lý như: bướu lành tuyến tiền liệt, ung thư tuyến
tiền liệt, sỏi niệu đạo sau, viêm túi tinh... Hầu hết các trường hợp
bướu lành tuyến tiền liệt đều được chẩn đoán đơn giản bằng thăm
khám trực tràng.
THĂM TT KHÁM TIỀN LIỆT TUYẾN, TÚI TINH
 Chuẩn bị người bệnh
. Giải thích người bệnh hoặc người nhà người bệnh biết việc mình
làm để họ yên tâm và hợp tác.
. Bệnh nhân đi tiểu cho xẹp bàng quang trước khám.
. Tư thế người bệnh thích hợp: tư thế nằm ngửa chống hai chân
thường dùng, ngoài ra còn có thể dùng tư thế nằm nghiêng hoặc
đứng.
Chuẩn bị dụng cụ
. Phòng khám và bàn khám kín đáo lịch sự.
. 2 tấm trải sạch lót giường khám và che phần bụng bệnh nhân.
. Găng tay sạch.
. Chất bôi trơn tan trong nước (gel).
 Thăm trực tràng:
 Khám tuyến tiền liệt: hướng ngón tay về thành trước trực tràng
sẽ cảm nhận được tuyến tiền liệt ở mặt trước của trực tràng. Bình
thường, sờ thấy tuyến tiền liệt mềm chắc (như mô cái bàn tay),
không đau. Ngón tay cho sâu vào trực tràng có thể sờ được bờ
trên của tuyến tiền liệt.
 Sờ túi tinh: ở hai góc hai bên vùng đáy của tuyến tiền liệt có túi
tinh, trường hợp bình thường túi tinh mềm mại, nên khó cảm nhận
được khi thăm khám qua trực tràng. Chỉ sờ thấy túi tinh chắc và
không đau trong trường hợp bị thâm nhiễm lao hay thâm nhiễm
trong ung thư tuyến tiền liệt.
 Thăm khám tuyến tiền liệt qua trực tràng có thể xác
định được các trường hợp:
- Viêm tuyến tiền liệt.
- Tăng sinh tuyến tiền liệt .
- Tuyến tiền liệt có nhân cứng (nghi ung thư).
- Sỏi tuyến tiền liệt.
- Sỏi niệu đạo.
- Viêm túi tinh, bướu túi tinh.
Tài liệu học tập
Ngoại cơ sở tập 2 (GS.TS.BS Phạm Văn Lình , PGS.TS.BS Phạm Văn Năng)
Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ
(Thư viện Trường ĐHQT Hồng Bàng)
THANK YOU

You might also like