XH011 Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

18:46 04/05/2024 XH011 Cơ sở văn hóa Việt Nam

Cơ sở văn hóa Việt Nam


XH011

Cô Huỳnh Thị Lan Phương (000142) - htlphuong@ctu.edu.vn

Đánh giá học tập


10% chuyên cần

30% giữa kỳ (TL)

60% cuối kỳ (TN)

Chương 1: Văn hóa học và văn hóa Việt Nam


Bài 1 Văn hóa và văn hóa học

1. Văn hóa và các khái niệm liên quan


Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua
quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội.

UNESCO: Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại.
Qua các thế kỉ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và
thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.

Theo Hồ Chí Minh: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công

about:blank 1/23
18:46 04/05/2024 XH011 Cơ sở văn hóa Việt Nam

cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát
minh đó tức là văn hóa

Đại từ điển tiếng Việt: Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch
sử.

Đặc trưng của văn hóa:

● Tính hệ thống
● Tính giá trị
● Tính nhân sinh
● Tính lịch sử

Chức năng của văn hóa:

● Thực được chức năng tổ chức xã hội


● Điều chỉnh xã hội
● Giao tiếp
● Giáo dục

Văn minh là trình độ phát triển nhất định của văn hóa về phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu
vực rộng lớn, một thời đại, hoặc cả nhân loại.

Văn hóa Văn minh

- Văn hóa có bề dày của quá khứ - Văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại
- Văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất - Văn minh chỉ thiên về khía cạnh vật
lẫn tinh thần chất, kỹ thuật
- Văn hóa mang tính chất dân tộc rõ rệt - Văn minh thường mang tính quốc tế

Văn hiến thiên về những giá trị tinh thần do những người có tài có đức chuyền tải, thể hiện tính dân
tộc, tình sử rõ rệt

Văn vật Văn hiến Văn hóa Văn minh

Thiên về giá trị vật Thiên về giá trị Chứa cả vật chất Thiên về giá trị vật
chất tinh thần tinh thần chất - kỹ thuật

Có bề dày lịch sử chỉ trình độ phát triển

Có tính dân tộc Có tính quốc tế

Gắn bó nhiều hơn Gắn bó nhiều hơn với


với phương Đông nông nghiệp Phương Tây đô thị

about:blank 2/23
18:46 04/05/2024 XH011 Cơ sở văn hóa Việt Nam

2. Cấu trúc văn hóa

3. Định vị văn hóa Việt Nam


Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp

❖ Ứng xử với môi trường tự nhiên: sống định canh định cư, tôn trọng và hòa hợp với thiên nhiên
❖ Nhận thức: tư duy tổng hợp và biện chứng
❖ Tổ chức cộng đồng: theo nguyên tắc trọng tình, coi trọng cộng đồng
❖ Ứng xử với môi trường xã hội: dung hợp trong tiếp nhận
4. Hoàn cảnh địa lí và không gian văn hóa Việt Nam
Khí hậu: nhiệt đới ẩm, mưa nhiều ⇨ thuận lợi cho nghề nông

Địa hình: có nhiều sông ngòi, kênh rạch ⇨ nền văn hóa nông nghiệp lúa nước phát triển

Vị trí địa lí: là giao điểm của các nền văn hóa, văn minh

5. Các vùng văn hóa Việt Nam (6 vùng)


● Vùng văn hóa Việt Bắc

about:blank 3/23
18:46 04/05/2024 XH011 Cơ sở văn hóa Việt Nam

○ Vị trí địa đầu của đất nước


○ Có hệ thống chữ viết riêng (Nôm Tày)
○ Sinh hoạt văn hóa đặc thù là văn hóa chợ (chợ phiên, chợ tình…)
○ Văn học dân gian: phong phú đa dạng
● Vùng văn hóa Tây Bắc
○ Địa hình khắc nghiệt
○ Văn hóa nông nghiệp: hệ thống tưới tiêu “Mương - Phai”
○ Văn hóa nghệ thuật: nhạc cụ bộ hơi, những điệu múa xòe và những bản trường ca bất hủ (Tiễn
dặn người yêu, Đẻ đất đẻ nước, Tiếng hát làm dâu..)
○ Nghệ thuật trang trí tinh tế trên trang phục, chăn màn...
● Vùng văn hóa Bắc Bộ
○ Đất đai trù phú, thời tiết bốn mùa tương đối rõ nét
○ Là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế
○ Cư dân chủ yếu là người VIệt (người Kinh)
○ Là cái nôi hình thành văn hóa Việt, bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa truyền thống
○ Văn hóa dân gian phát triển rực rỡ (truyện Trạng, hát quan họ, hát chèo…)
○ Là nơi phát sinh nền văn hóa bác học
● Vùng văn hóa Tây Nguyên
○ Nằm trên sườn đông của dãy Trường Sơn, các tỉnh KonTum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng
○ Cư dân: Khoảng 20 nhóm dân tộc, thuộc hai nhóm ngữ hệ Môn-Khmer và Mã Lai - Nam Đảo
○ Lưu giữ được truyền thống văn hóa bản địa đậm nét, gần gũi với văn hóa Đông Sơn (mang tính
chất hoang sơ, nguyên hợp, cộng đồng)
○ Âm nhạc: cồng chiêng, đàn t'rưng, đàn Klông Pút
○ Văn học dân gian: trường ca mang tính sử thi
● Vùng văn hóa Trung Bộ
○ Là vùng đất từ Đèo Ngang đến Bình Thuận, đất đai khô cằn, khí hậu khắc nghiệt
○ Là nơi giao lưu trực tiếp giữa người Việt và người Chăm
○ Chứa nhiều dấu tích văn hóa Chăm
○ Văn hóa dân gian: là quê hương của các điệu lí, điệu hò
○ Văn hóa Huế: tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam thế kỉ XIX
● Vùng văn hóa Nam Bộ
○ Nằm ở lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long, khí hậu có hai mùa: mùa khô - mùa mưa
○ Cư dân: Việt, Chăm, Hoa và cư dân bản địa Khmer, Mạ, Xtiêng, Chơro, Mnông.
○ Mang đậm dấu ấn sông nước
○ Đi đầu trong quá trình giao lưu hội nhập với văn hóa phương Tây
○ Âm nhạc: vọng cổ, cải lương, hát tài tử

about:blank 4/23
18:46 04/05/2024 XH011 Cơ sở văn hóa Việt Nam

○ Tôn giáo, tín ngưỡng khá đa dạng và có tính phức hợp


6. Tiến trình văn hóa Việt Nam
● Lớp văn hóa bản địa
○ Văn hóa tiền sử
■ Thời gian hình thành: cách đây 50 vạn năm đến 3000 năm TCN
■ Bước đầu hình thành nghề nông nghiệp lúa nước
■ Tổ chức xã hội: tiến từ bầy người thành bộ lạc (biết làm nhà, thuần dưỡng gia súc…)
○ Văn hóa Văn Lang - Âu Lạc
■ Khởi đầu khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN
■ Kế tục giai đoạn tiền sử cả về không gian văn hóa, thời gian văn hóa và thành tựu văn hóa
■ Thành tựu văn hóa chủ yếu sau nghề nông nghiệp lúa nước, chính là nghề luyện kim, đồng
● Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực
○ Văn hóa Việt Nam thời kì Bắc thuộc
■ Bối cảnh lịch sử
● Năm 179 TCN: Triệu Đà đánh bại An Dương Vương, chiếm nhà nước Âu Lạc
● Năm 111 TCN: nhà Hán chiếm nước Nam Việt, đặt ách đô hộ suốt 10 thế kỉ
● Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa với văn hóa Hán
● Tiếp xúc giao lưu tự nhiên với văn hóa Ấn
■ Ý thức đối kháng bất khuất và thường trực trước nguy cơ xâm lăng của phong kiến phương Bắc
■ Sự suy tàn của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc
■ Mở đầu cho quá trình giao lưu, tiếp nhận văn hóa Trung Hoa và khu vực
○ Văn hóa Việt Nam thời kì tự chủ (938 - 1858)
■ Bối cảnh lịch sử
● Các vương triều thay nhau xây dựng một quốc gia tự chủ
● Đất nước mở rộng về phía nam
■ Bối cảnh văn hóa
● Văn hóa dân tộc khôi phục và thăng hoa nhanh chóng với 3 lần phục hưng:
➢ Lý Trần
➢ Hậu Lê
➢ Nhà Nguyễn
■ Đặc trưng văn hóa
● Tư tưởng:
➢ Thời Lí: Phật giáo cực thịnh
➢ Thời Lê: Nho giáo cực thịnh
➢ Thời Nguyễn: Nho giáo dần mất vai trò độc tôn. Kitô giáo bắt đầu du nhập vào Việt Nam

about:blank 5/23
18:46 04/05/2024 XH011 Cơ sở văn hóa Việt Nam

● Ý thức dân tộc được khẳng định


● Văn hóa tinh thần:
➢ Thời Lý: hình thành luật pháp, sử học, y dược học, thiên văn…
➢ Thời Lê: chế độ đào tạo nho sĩ được xây dựng quy củ. 1483: Luật Hồng Đức ra đời. Các ngành
nghệ thuật phát triển mạnh (nhạc cung đình, chèo, tuồng)
➢ Thời Nguyễn: chữ Quốc ngữ xuất hiện. Văn hóa phát triển chuyên sâu trên từng lĩnh vực. Văn
học chữ Nôm phát triển rực rỡ
● Văn hóa vật chất
➢ Thời Lý: kiến trúc phát triển mạnh với nhiều công trình quy mô lớn (chùa, tháp). làng nghề thủ
công phát triển.
➢ Thời Lê: quan tâm đến đê điều và các công trình thủy lợi.
➢ Thời Nguyễn: xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ (kinh thành, lăng tẩm…). Nghệ thuật
tạc tượng đạt đến trình độ điêu luyện
○ Lớp văn hóa giao lưu với văn hóa phương Tây
■ Bối cảnh lịch sử văn hóa:
● Bối cảnh lịch sử:
➢ 1858: Pháp xâm lược Việt Nam
➢ 1884: Việt Nam trở thành thuộc địa Pháp
➢ 8/1945: Cách mạng tháng Tám thành công
● Bối cảnh văn hóa:
➢ Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hóa Việt - Pháp
➢ Giao lưu văn hóa tự nguyện với thế giới Đông Tây
■ Đặc trưng văn hóa
● Giai đoạn văn hóa Pháp thuộc (1858 - 1945)

Văn hóa phương Tây tác động toàn diện lên mọi lĩnh vực đời sống

➢ Hệ tư tưởng: trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản và tư tưởng Mác-Lênin. Các tư tưởng tự do, dân
chủ, bình đẳng được tiếp thu và phổ biến rộng rãi
➢ Văn hóa vật chất: đô thị phát triển, kéo theo sự phát triển của kiến trúc đô thị, giao thông vận
tải, khoa học kỹ thuật,...
● Giai đoạn văn hóa hiện đại (1945 - nay)
➢ Văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp phát triển mạnh mẽ
➢ Các giá trị văn hóa truyền thống được kế thừa và nâng cao
➢ Giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng

about:blank 6/23
18:46 04/05/2024 XH011 Cơ sở văn hóa Việt Nam

Chương 2: Văn hóa nhận thức


1. Triết lí âm dương

1.1. Bản chất và khái niệm

Tư duy lưỡng phân - lưỡng hợp của cư dân nông nghiệp: phân chia vũ trụ thành từng cặp biểu tượng
vừa đối lập vừa thống nhất.

Âm và dương được xem là hai tố chất cơ bản hình thành nên vũ trụ vạn vật

1.2. Hai quy luật của triết lí âm - dương

Quy luật về thành tố: không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương và trong
dương có âm

Quy luật về quan hệ: âm và dương luôn gắn bó mật thiết và chuyển hóa cho nhau: âm cực sinh dương,
dương cực sinh âm

2. Học thuyết tam tài - ngũ hành

2.1. Tam tài:

Là mô hình cấu trúc không gian gồm ba yếu tố:

- Thể thuần âm
- Thể thuần dương
- Thể kết hợp âm - dương

Mô hình tam tài trong văn hóa Việt Nam: thiên - địa - nhân, cha - mẹ - con….

2.2. Ngũ hành

Là mô hình cấu trúc không gian gồm năm yếu tố (Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ), có quan hệ tương sinh,
tương khắc:

- Tương sinh: Thủy → Mộc → Hỏa → Thổ → Kim → Thủy


- Tương khắc: Thủy ≠ Hỏa ≠ Kim ≠ Mộc ≠ Thổ ≠ Thủy

about:blank 7/23
18:46 04/05/2024 XH011 Cơ sở văn hóa Việt Nam

2.3. Hà đồ - Cơ sở của ngũ hành

Là một hệ thống gồm những chấm đen hoặc trắng sắp xếp theo những cách thức nhất định

3. Sự vận hành triết lí âm dương, ngũ hành trong văn hóa người Việt
Triết lí âm dương ⇨ Quan niệm lưỡng phân lưỡng hợp

Biểu hiện của tư duy lưỡng phân lưỡng hợp: Khuynh hướng cặp đôi

4. Nhận thức về con người tự nhiên


Con người là 1 tiểu vũ trụ => mang đặc điểm của vũ trụ

Con người có mối quan hệ với vũ trụ

★ Những quan điểm nhận thức cổ xưa đó còn được lưu giữ cho đến hiện đại? Nó thể hiện ở đâu?

Chương 3: Văn hóa tổ chức đời sống tập thể


1. Tổ chức nông thôn
1.1. Tổ chức nông thôn theo huyết thống: GIA ĐÌNH và GIA TỘC

Gia đình là tế bào của xã hội.

- Là nơi lưu giữ và chuyển giao các giá trị văn hóa truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác
- Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống
nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại..) cùng chung sống;
là cái nôi nuôi dưỡng cho cả một đời người; là môi trường văn hóa đầu tiên giáo dục nếp sống và
hình thành nhân cách; là nơi hội tụ, chọn lọc và sáng tạo văn hóa của con người và xã hội loài
người

Gia tộc

- Quan hệ huyết thống là quan hệ theo lối hàng dọc

-> Là cơ sở của tính tôn ti. Người sinh ra trước là bậc trên, người sinh ra sau là bậc dưới.

about:blank 8/23
18:46 04/05/2024 XH011 Cơ sở văn hóa Việt Nam

- Có tôn ti trực tiếp và tôn ti gián tiếp


1.2. Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú: XÓM và LÀNG
- Dựa trên quan hệ hàng ngang, theo không gian
- Đó là nguồn gốc của tính dân chủ
1.3. Tổ chức nông thôn nghề nghiệp và sở thích: PHƯỜNG và HỘI
- Phường vải, phường nón, phường đúc đồng
- Hội tổ tôm, hội phụ lão, hội cờ tướng
1.4. Tổ chức nông thôn theo truyền thống nam giới: GIÁP
- Đứng đầu giáp là cai giáp
- Giúp việc cho cai giáp là các ông lềnh (lềnh 1, lềnh 2, lềnh 3)
- Giáp chỉ có nam, cha truyền con nối
- Giáp có 3 mức tuổi: ti ấu, đinh, lão
- Giáp ra đời muộn, được tổ chức theo nguyên tắc trọng tuổi già.
- Giáp được tổ chức theo chiều dọc và theo chiều ngang
- Giáp vừa có tính tôn ti vừa có tính dân chủ
1.5. Tổ chức nông thôn theo đơn vị hành chính: THÔN và XÃ

Về mặt hành chính:

- Làng -> Xã
- Xóm -> Thôn
- Có sự phân biệt dân chính cư và ngụ cư

⇒ Phương tiện duy trì sự ổn định của lành xã

Dân chính cư có 5 hạng:

- Chức sắc ( những người từng thi đỗ đạt)


- Chức dịch (những người có chức)
- Lão
- Đinh
- Ti ấu

Quan viên hàng xã

- Kì mục ( ngoài Bắc có hội đồng kì mục, trong Nam có hội tề, hương cả đứng đầu)
- Kì dịch (Lí dịch)
- Kì lão (tư vấn cho hội đồng kì mục)

about:blank 9/23
18:46 04/05/2024 XH011 Cơ sở văn hóa Việt Nam

10

Lí dịch

- Trực tiếp làm việc, tiếp xúc với dân và quan trên
- Đối tượng quản lí chủ yếu chính là dân nằm trong ba lớp tuổi của giáp
- Đứng đầu là lí trưởng hay xã trưởng
- Dưới có phó lí giúp việc, hương trưởng lo việc công ích, trương tuần hay xã tuần lo việc an ninh,
tuần phòng
- Phương tiện quản lí: sổ đinh và sổ điền
1.6. Đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt Nam

Tính cộng đồng: sự liên kết trong làng, đặc trưng dương tính, hướng ngoại

Tính cộng đồng -> Tính tự trị -> Mỗi làng là một tiểu vương quốc

Hương ước làng: luật pháp

- Hội đồng kì mục: cơ quan lập pháp


- Lí dịch: cơ quan hành pháp

Biểu tượng của tính cộng đồng

- Sân đình
- Bến nước
- Cây đa

Biểu tượng của tính tự trị

- Lũy tre
- Cộng đồng

Ưu điểm và hạn chế của tính cộng đồng

- Sự đồng nhất -> hình thành tinh thần đoàn kết, tính tập thể, nếp sống dân chủ
- Ý thức về con người cá nhân bị thủ tiêu
- Tính dựa dẫm, ỷ lại; tư tưởng cầu an, cả nể, thói cào bằng
- Khái niệm giá trị trở nên tương đối

Ưu điểm và hạn chế của tính tự trị

- Tinh thần tự lập, nếp sống tự cấp tự túc


- Óc tư hữu, ích kỉ; óc bè phái địa phương cục bộ, óc gia trưởng, tôn ti

about:blank 10/23
18:46 04/05/2024 XH011 Cơ sở văn hóa Việt Nam

11

Cuộc sống nông nghiệp lúa nước + lối tư duy biện chứng -> hình thành nguyên lí âm dương, lối ứng xử
nước đôi

- Tinh thần đoàn kết + óc tư hữu, ích kỉ


- Tính tập thể + óc bè phái địa phương
- Nếu sống dân chủ, bình đẳng + óc gia trưởng, tôn ti
- Tinh thần tự lập + xem nhẹ vai trò cá nhân
- Nếp sống tự cấp, tự túc + thói dựa dẫm, ỷ lại
❖ NÔNG THÔN NAM BỘ
- Làng có tính mở, thôn ấp trải dài theo kênh rạch
- Thành phần dân cư hay biến động
- Giao thương buôn bán phát triển, không bị gò bó ở tình trạng tự cung tự cấp
- Tính tình người dân Nam bộ phóng khoáng, dễ chấp nhận những ảnh hưởng từ bên ngoài
2. Tổ chức quốc gia
Từ làng đến nước và việc quản lí xã hội:

Nước là đơn vị quan trọng thứ hai sau làng

Nhà nước

Làng nước

Người Việt có truyền thống coi trọng làng, mở rộng ra là nước. Vùng (tỉnh) là không quan trọng

Tên gọi của các đơn vị trung gian : Bộ, Quận, Châu, Lộ, Đạo, Thừa Tuyên, Tỉnh…

Chức năng của nước giống làng chỉ khác quy mô:

- Ứng phó với môi trường tự nhiên: thiên tai, lũ lụt…


- Ứng phó với môi trường xã hội: chống giặc ngoại xâm

Tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước:

- Ý thức cộng động trong làng → Ý thức cộng động trong phạm vi quốc gia
- Tính cộng đồng trong làng → tính đồng nhất: đồng tộc, đồng nghiệp, đồng môn → đồng bào ⇒
TINH THẦN ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN

Nước với truyền thống dân chủ:

Nước tuy có tổ chức chặt chẽ vẫn duy trì truyền thống dân chủ.

about:blank 11/23
18:46 04/05/2024 XH011 Cơ sở văn hóa Việt Nam

12

- Thể hiện qua mối quan hệ giữa lãnh đạo với dân
- Thể hiện qua truyền thống lãnh đạo tập thể
- Truyền thống lãnh đạo tập thể là sản phẩm của lối tư duy tổng hợp và biện chứng của người Việt
- Truyền thống lãnh đạo tập thể vẫn phát huy đến ngày nay: bộ tam, bộ tứ
- Tinh thần dân chủ còn thể hiện trong luật pháp
○ Người Việt thiên về tình cảm nên ý thức luật pháp kém
○ Luật quy định về xử phạt đồng thời cũng có quy định giảm tội
- Tinh thần dân chủ còn thể hiện trong việc tuyển chọn quan lại: Hương, Hội, Đình

Đặc điểm của quốc gia Việt Nam:

- Ý thức quốc gia và tinh thần dân tộc rất mạnh mẽ


- Có truyền thống dân chủ của văn hóa nông nghiệp, thể hiện ở:
○ Hình thức lãnh đạo tập thể
○ Cách tuyển chọn nhân tài
○ Coi trọng phụ nữ
3. Tổ chức đô thị
Cơ cấu tổ chức đô thị:

- Địa hình: chiếm những vị trí xung yếu về kinh tế, giao thông
- Thị dân: viên chức, thương dân, người làm nghề thủ công
- Tổ chức hành chánh: mô phỏng theo tổ chức nông thôn (phủ, huyện, tổng, thôn), có thêm đơn vị
phố, phường.

Thế kỷ XVI, Đại Việt chỉ có 1 đô thị là Thăng Long

Sau thế kỷ XVI có: Phố Hiền, Thanh Hà, Hội An, Nước Mặn, Sài Gòn

Đặc điểm đô thị Việt Nam:

- Do nhà nước lập nên, chủ yếu thực hiện chức năng hành chính, đều do nhà nước quản lí
- Chịu ảnh hưởng của nông thôn và mang đặc tính nông thôn khá đậm nét
- Luôn có nguy cơ bị nông thôn hóa

Chịu ảnh hưởng nông thôn và mang đặc điểm nông thôn

- Tổ chức hành chính sao phỏng tổ chức nông thôn

(phủ, huyện, tổng, thôn -> phường)

about:blank 12/23
18:46 04/05/2024 XH011 Cơ sở văn hóa Việt Nam

13

- Tính cộng đồng và tính tự trị

Quy luật chung của tổ chức đô thị Việt Nam truyền thống

❖ Tổng kết

Quy luật chung của tổ chức xã hội Việt Nam truyền thống là khả năng bảo tồn mạnh hơn khả năng
phát triển

- Ưu điểm: có sức mạnh để chống lại những âm mưu đồng hóa


- Nhược điểm: bảo thủ, kìm hãm sức vươn lên của xã hội

Chương 4: Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân


1. Tín ngưỡng
1.1. Khái niệm về tín ngưỡng của người Việt

Tín ngưỡng dân gian là những hình thức tôn giáo sơ khai, được hình thành từ nhận thức thế giới còn
hạn chế của người Việt cổ

Người Việt sùng bái những hiện tượng tự nhiên liên quan đến sản xuất nông nghiệp và thể hiện lòng
tôn kính với tổ tiên

1.2. Tín ngưỡng dân gian


❖ Tín ngưỡng phồn thực
- Biểu trưng cho ý nghĩa truyền sinh, cầu mong mùa màng và con người sinh sôi nảy nở
- Là tín ngưỡng phổ biến ở các nền văn hóa nông nghiệp
- Biểu hiện: - Thờ sinh thực khí nam nữ
- Thờ hành vi giao phối
❖ Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
○ Là sản phẩm của môi trường sống phụ thuộc, không giải thích được tự nhiên

about:blank 13/23
18:46 04/05/2024 XH011 Cơ sở văn hóa Việt Nam

14

○ Đối tượng được tôn thờ:


- Các sự vật hiện tượng thuộc về tự nhiên (trời, đất, nước, sấm, sét,..) và các nữ thần chiếm ưu
thế (tín ngưỡng thờ Mẫu)
- Thờ động vật (chim, rắn, cá sấu...), thực vật (lúa, cây đa,...)
❖ Tín ngưỡng sùng bái con người
○ Thờ cúng tổ tiên: là truyền thống đạo đức văn hóa của dân tộc
○ Thờ thần tại gia: Thổ công, thần tài, ông Táo…
○ Thờ những người có công với cộng đồng: làng xã (thờ Thành Hoàng), quốc gia (thờ Quốc Tổ -
Quốc Mẫu, thờ Tứ bất tử, thờ những người có công đánh giặc giữ nước…)
2. Phong tục
- Phong tục: là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đại đa số mọi người
thừa nhận và làm theo
- Phong tục thiên về ý nghĩa và giá trị tinh thần nên có tính bền vững và tính phổ quát.

2.1. Phong tục hôn nhân

Những quan niệm về quyền lợi trong hôn nhân

● Đáp ứng quyền lợi của gia tộc:


- Tạo lập mối quan hệ giữa 2 giai tộc -> quan niệm môn đăng hộ đối
- Duy trì nòi giống, phát triển nhân lực
● Đáp ứng quyền lợi của cộng đồng làng xã
● Đáp ứng nhu cầu riêng tư: sự phù hợp của đôi trai gái, quan hệ mẹ chồng - nàng dâu

2.2. Phong tục tang ma

Có hai quan niệm mang tính triết lí về sự chết -> hai quan niệm về tang ma

- Tang ma là việc đưa tiễn


- Tang ma thể hiện sự xót thương
● Tang ma như việc đưa tiễn
○ Bình tĩnh, yên tâm chờ đón cái chết
○ Chuẩn bị chu đáo cho cái chết: đặt tên hèm, lễ mộc dục, lễ phạn hàm, lễ khâm liệm, lễ cúng thần
coi sóc các ngả đường
● Tang ma thể hiện sự xót thương
○ Tục gọi hồn
○ Khóc than, mặc đồ tang, đầu bù tóc rối, chống gậy, lăn ra đường...

about:blank 14/23
18:46 04/05/2024 XH011 Cơ sở văn hóa Việt Nam

15

Ý nghĩa tang lễ

- Thể hiện sự tôn quý đối với sinh mạng con người
- Phản ánh đời sống tâm linh của người Việt trong mối quan hệ người sống và người chết: tin vào
thế giới bên kia..
- Thể hiện tình cảm của cộng đồng gia tộc và xóm làng với người đã khuất.

Triết lí âm dương Ngũ hành trong phong tục tang lễ

- Màu sắc: trắng, đen, đỏ, vàng -> theo thứ tự trong Ngũ hành
- Số: số chẵn (âm) -> số lạy linh cữu, số bông cúng người chết
- Đưa tang cha đi sang quan tài, chống gậy tre, mặc áo trở sống lưng ra

2.3. Lễ Tết và lễ hội

Đặc trưng văn hóa điển hình nhất của tết Nguyên Đán là Tính cộng đồng

Lễ Tết

Hệ thống các ngày lễ Tết

- Tết Xuân: Tết Nguyên Đán (1.1AL), Tết Thượng Nguyên (15.1AL), Tết Hàn thực (3.3AL), Tết Thanh
Minh (15.3AL)...
- Tết Hạ: Tết Đoan Ngọ (5.5AL)
- Tết Thu: Tết Trung Nguyên (15.7AL), Tết Trung Thu (15.8AL)
3. Giao tiếp

3.1. Nghệ thuật giao tiếp của người Việt


- Về chủ thể giao tiếp: coi trọng danh dự nên sĩ diện, sợ tin đồn, sợ dư luận…
- Cách thức giao tiếp: ưa sự tế nhị, ý tứ và tôn trọng sự hòa thuận
- Nghi thức lời nói: phong phú, thể hiện qua hệ thống xưng hô, nguyên tố xưng hô...

3.2. Nghệ thuật ngôn từ người Việt

Đặc điểm cơ bản:

- Tính biểu trưng cao: xu hướng ước lệ, trọng sự cân đối, hài hòa
- Giàu chất biểu cảm: giàu chất thơ, giàu âm điệu (từ ngữ, ngữ pháp)
- Tính động, linh hoạt -> khả năng khái quát hóa rất cao

about:blank 15/23
18:46 04/05/2024 XH011 Cơ sở văn hóa Việt Nam

16

3.3. Nghệ thuật thanh sắc

Nghệ thuật truyền thống:

- Chèo
- Hát bội
- Múa rối
- Cải lương: ra đời vào đầu thế kỉ 20 ở Tây Nam Bộ

Ca múa nhạc:

- Ca hát: hát quan họ, hát lí, ca trù, ca Huế, ca vọng cổ...
- Múa: múa cầu mùa, múa giã gạo, múa cung đình,...
- Âm nhạc: nhạc nhân gian, nhạc sân khấu, nhạc cung đình...
❖ Đặc điểm nghệ thuật thanh sắc:
● Tính biểu trưng

Thể hệ qua:

- Nguyên lí đối xứng hài hòa


- Thủ pháp ước lệ
- Thủ pháp mô hình hóa
● Tính biểu cảm
● Tính tổng hợp, linh hoạt

3.4. Nghệ thuật hình khối

Tính biểu trưng

- Nguyên tắc và mục đích: gợi nhiều hơn tả, chú ý nội dung tư tưởng hơn hình thức đẹp xấu, đúng
sai.
- Biện pháp: NHẤN MẠNH -> giảm thiểu, lược bỏ.
○ Diễn tả nội tâm, tâm lí, tình cảm nhân vật

Chương 5: Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên


1. Văn hóa ẩm thực
Quan niệm về ăn uống của người Việt:

about:blank 16/23
18:46 04/05/2024 XH011 Cơ sở văn hóa Việt Nam

17

- Người Việt coi trọng việc ăn uống, mọi hành động đều lấy “ăn” làm đầu
- Coi ăn uống là văn hóa, thể hiện nghệ thuật sống và phẩm giá con người

Cơ cấu bữa ăn

- Chuộng thực vật hơn động vật: cơm - rau - cá - thịt


- Kỹ thuật chế biến phong phú: sử dụng gia vị khéo léo, làm mắm, tương...

Đặc trưng văn hóa ẩm thực của người Việt

● Tính tổng hợp


● Tính cộng đồng và tính mực thước
○ Tính cộng đồng: ăn chung, thích trò chuyện khi ăn…
○ Tính mực thước: ăn uống phải tuân theo những cách thức, những phép tắc nhất định
● Tính linh hoạt
○ Thể hiện qua cách tổng hợp khác nhau về việc ăn uống
○ Thể hiện qua đôi đũa
● Tính biện chứng
○ Sự hài hòa âm - dương của thức ăn
○ Sự quân bình âm - dương trong cơ thể
○ Bảo đảm sự quân bình âm - dương giữa con người và môi trường

⇒ Ăn uống phải hợp thời tiết, đúng mùa

2. Văn hóa trang phục

2.1. Quan niệm về trang phục

Ứng phó với môi trường tự nhiên

Về thẩm mĩ: khắc phục nhược điểm của cơ thể

2.2. Dấu ấn nông nghiệp trong văn hóa trang phục


- Chất liệu: có nguồn gốc từ thực vật, mỏng nhẹ, thoáng, phù hợp với xứ nóng (tơ tằm, vải tơ chuối,
tơ đay, vải bông…)
- Màu sắc: âm tính, tế nhị, kín đáo
3. Văn hóa cư trú
Quan niệm về ngôi nhà của người Việt

about:blank 17/23
18:46 04/05/2024 XH011 Cơ sở văn hóa Việt Nam

18

Nhất dương cơ, nhì âm phần

❖ Đặc điểm nhà ở của người Việt


● Thể hiện sự gắn bó với môi trường sông nước:
○ Nhà bè, nhà thuyền, nhà sàn
○ Mái cong hình thuyền
● Hướng tới nhu cầu đối phó với môi trường tự nhiên: nắng, nóng, mưa nhiều, gió mùa
○ Nhà cao cửa rộng
○ Chọn đất, chọn hướng (cưới vợ hiền hòa, làm nhà hướng nam)
○ Chọn và sử dụng vật liệu xây dựng
● Cách kiến trúc của ngôi nhà truyền thống rất động và linh hoạt
○ Kĩ thuật ghép mộng
○ Sử dụng thước tầm
● Ngôi nhà Việt Nam là tấm gương phản ánh truyền thống văn hóa dân tộc
○ Coi trọng bên trái (đông), thích hướng nam
○ Coi trọng số lẻ
○ Coi trọng việc thờ cúng ông bà, hiếu khách, thể hiện tính cộng đồng ( nhà truyền thống)
4. Văn hóa giao thông
Thực trạng giao thông ở Việt Nam xưa, nay:

- Hoạt động đi lại: thời xưa, người Việt sống bằng nghề nông nghiệp chủ yếu đi gần

⇒ Dùng sức người để vận chuyển mọi thứ

⇒ Số lượng từ chỉ hoạt động vận chuyển trong khoảng cách gần đa dạng

cầm, nắm, xách, kéo, bốc, bê, bưng, ôm, bồng, ẵm, gũi, cõng,

địu, cắp, cặp, gánh, khiêng, đội...

Phương tiện đi lại trên sông nước: thuyền

Chương 6: Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội


1. Tiếp nhận văn hóa Ấn Độ

1.1. Văn hóa Chăm


- Người Chăm thuộc nhóm Nam Đảo, 1 bộ phận của nhóm loại hình Indonesien

about:blank 18/23
18:46 04/05/2024 XH011 Cơ sở văn hóa Việt Nam

about:blank 19/23
18:46 04/05/2024 XH011 Cơ sở văn hóa Việt Nam

about:blank 20/23
18:46 04/05/2024 XH011 Cơ sở văn hóa Việt Nam

about:blank 21/23
18:46 04/05/2024 XH011 Cơ sở văn hóa Việt Nam

about:blank 22/23
18:46 04/05/2024 XH011 Cơ sở văn hóa Việt Nam

about:blank 23/23

You might also like