Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Đề cương ôn tập môn học Nguyên lý thống kê

1. Lý thuyết
Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của thống kê học; Một số khái niệm sử dụng trong thống kê; Các loại thang đo
trong thống kê.
1) Đối tượng nghiên cứu của thống kê học : là mặt lượng trong sự liên hệ chặt chẽ với mặt chất của hiện tượng và quá
trình kinh tế xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
-Thống kê học là một môn khoa học xã hội vì nó nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội, không nghiên
cứu các hiện tượng tự nhiên, kỹ thuật nhưng vẫn nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đối với các hiện tượng xã hội.
-Thống kê học nghiên cứu mặt lượng, không nghiên cứu mặt chất nhưng nghiên cứu mặt lượng trong sự liên hệ mật
thiết với mặt chất của hiện tượng xã hội
-Thống kê học nghiên cứu hiện tượng kinh tế xã hội số lớn, những không bác bỏ việc nghiên cứu các hiện tượng cá
biệt, giúp cho việc nhận thức hiện tượng xã hội được toàn diện, phong phú và sâu sắc,
-Thống kê các hiện tượng và quá trình phát triển kinh tế xã hội phải luôn gắn chặt với thời gian và địa điểm cụ thể vì
các hiện tượng kinh tế xã hội luôn luôn thay đổi, biến động và ở những thời điểm khác nhau thì bản chất của hiện
tượng cũng thay đổi theo
2)Một số khái niệm sử dụng trong thống kê
-Tổng thể thống kê là hiện tượng kinh tế xã hội số lớn bao gồm những đơn vị( hoặc phần tử, hiện tượng) cá biệt cần
được quan sát, phân tích mặt lượng của chúng.
-Đơn vị tổng thể thống kê là các phần tử, hiện tượng cá biệt cấu thành nên tổng thể thống kê. Đơn vị tổng thể thống kê
là xuất phát điểm
3)Các loại thang đo trong thống kê : 4 loại
-Thang đo định danh( thang đo đặt tên) :
+)Là việc đánh số các biểu hiện cùng loại của tiêu thức
+)Giữa các con số ở đây không có quan hệ hơn, kém, cho nên các phép tính với chúng đều vô nghĩa
+) Dùng để đếm tần số của biểu hiện tiêu thức
-Thang đo thứ bậc:
+)Là thang đo định danh nhưng giữa các biểu hiện tiêu thức có quan hệ thứ bậc hơn, kém. Sự chênh lệch giữa các
biểu hiện không nhất thiết phải bằng nhau.
-Thang đo khoảng:
+)Là thang đo thứ bậc có khoảng cách đều nhau.
+)Có thể đánh giá sự khác biệt giữa các biểu hiện. Việc cộng, trừ các con số có ý nghĩa.
-Thang đo tỷ lệ :
+)Là thang đo khoảng với 1 điểm không tuyệt đối điểm gốc để có thể so sánh được tỷ lệ giữa các trị số đo
+)Có thể đo lường các biểu hiện của tiêu thức như các đơn vị đo lường vật lý thông thường (kg,m)
+) Thực hiện được tất cả các phép tính với trị số đo
Chương 2: Khái niệm, ý nghĩa, yêu cầu của điều tra thống kê, các loại và phương pháp điều tra thống kê; Sai số
trong điều tra thống kê và phương hướng khắc phục.
1.Khái niệm, ý nghĩa, yêu cầu của điều tra thống kê, các loại và phương pháp điều tra thống kê
 Khái niệm
Điều tra thống kê là việc tổ chức một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất để thu thập tài liệu về các hiện
tượng và quá trình kinh tế xã hội.
 Ý nghĩa
-Là căn cứ tin cậy để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội.
-Nắm được cụ thể tình hình tài nguyên của đất nước, giúp lãnh đạo Đảng và Nhà nước đề ra đường lối, chính sách, kế
hoạch phát triển NEU( đố biết) và quản lý kinh tế xã hội một cách sát thực.
 Yêu cầu của điều tra thống kê
-Chính xác :tài liệu phải phản ánh đúng trạng thái cuả các đơn vị tổng thể nghiên cứu
-Kịp thời :cung cấp tài liệu đúng lúc cần thiết để phát huy hết tác dụng của tài liệu đó
-Đầy đủ :Tài liệu điều tra phải đươc thu thập đúng nội dung và số đơn vị tổng thể đã quy định trong văn kiện điều tra.
 Các loại điều tra thống kê
1) Theo tính liên tục hay không liên tục của tài liệu điều tra
-Điều tra thường xuyên :là việc tiến hành thu thập tài liệu của các đơn vị tổng thể một cách liên tục theo sát với quá
trình phát sinh phát triển của hiện tượng
+)Phạm vi sử dụng : dùng cho các hiện tượng cần được theo dõi thường xuyên, liên tục do nhu cầu quản lý
+) Ưu điểm : theo dõi sát được các biến động của hiện tượng, có ý nghĩa quan trọng đối với lĩnh vực kinh doanh sản
xuất, lưu thông, phục vụ
+)Nhược điểm : khối lượng công việc nhiều dẫn đến tính chính xác kịp thời giảm, chi phí lớn
-Điều tra không thường xuyên : là việc tiến hành thu thập tài liệu của các đơn vị tổng thể không liên tục, không gắn
với quá trình phát sinh phát triển của hiện tượng ( hoặc là thu thập tài liệu không vào thời gian nhất định, tùy theo nhu
cầu của từng thời điểm).
+)Phạm vi sử dụng :Dùng cho các hiện tượng cần theo dõi thường xuyên nhưng chi phí điều tra lớn( điều tra dân số)
hoặc không xảy ra thường xuyên( điều tra dư luận).
+)Ưu điểm : chi phí ít tốn kém
+) Nhược điểm : không theo dõi được quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng nghiên cứu, dễ dẫn đến thiếu
chính xác
2)Theo phạm vi điều tra
-Điều tra toàn bộ : là việc tiền hành thu thập tài liệu của toàn thể các đơn vị tổng thể chung không bỏ sót bất kỳ một
đơn vị nào
+) Ưu điểm : Cung cấp tài liệu đầy đủ nhất cho nghiên cứu thống kê. Là căn cứ đầy đủ nhất cho việc kiểm tra tình
hình thực hiện kế hoạch, lập kế hoạch và đề ra chủ trương chính sách đúng đắn.
+)Nhược điểm :Chi phí lớn nên không thể làm thường xuyên
-Điều tra không toàn bộ : là việc tiến hành thu thập tài liệu của một số đơn bị được chọn ra từ tổng thể chung . Các
đơn vị được chọn phải thỏa mãn một số yêu cầu nhất định
+)Ưu điểm :Chi phí thấp
+)Nhược điểm :Thông tin thường ít chính xác và chỉ cho ta nhận thức khái quát về hiện tượng
3 loại :
Điều tra chọn mẫu : dựa vào nguyên tắc toán học để tính ra số đơn vị điều tra, để chọn ra số đơn vị để tiến hành điều
tra
Điều tra trọng điểm : là điều tra ở những đơn vị chiếm đại bộ phận hiện tượng cần nghiên cứu , để nắm bắt khái quát
về mức độ của hiện tượng.
Điều tra chuyên đề : điều tra đơn vị tiên tiến hay lạc hậu để nghiên cứu sâu sắc, rút kinh nghiệm..

2.Sai số trong điều tra thống kê và cách khác phục


 Sai số trong điều tra thống kê
-Là chênh lệch giữa các trị số của tiêu thức điều tra mà ta thu thập được so với trị số thực tế của hiện tượng nghiên
cứu
-Sai số làm giảm chất lượng của kết quả điều tra và ảnh hưởng đến kết quả tổng hợp và phân tích. Bởi vậy, phải hiểu
được nguyên nhân phát sinh sai số, từ đó hạn chế sai số điều tra bằng các biện pháp thích hợp
-Phân loại sai số và nguyên nhân dẫn đến sai số : (2 loại)
Sai số so ghi chép tài liệu : không chính xác do
+)Người điều tra vô tình quan sát, cân đo đong đếm,ghi chép sai,…
+)Người điều tra hoặc đơn vị điều tra cố tình ghi chép hoặc trả lời không đúng sự thật
Sai số do tính chất đại biểu : chỉ xảy ra trong cuộc điều tra chọn mẫu. Do :
+)Việc chọn số đơn vị điều tra không đủ tính chất đại biểu cho cả tổng thể chung
 Biện pháp hạn chế sai số :
-Làm tốt công tác chuẩn bị điều tra :điển hình là nghiên cứu phương án điều tra
-Tiến hành kiểm tra một cách có hệ thống toàn bộ cuộc điều tra : xem tài liệu có thu thập đầy đủ thông tin không, sau
đó kiểm tra tính chính xác .
+)Kiểm tra tính chính xác có 2 mặt : mặt logic và mặt tính toán
+)Kiểm tra tính chất đại biểu của số đơn vị được chọn ra để điều tra

Chương 3: Các hình thức tổ chức tổng hợp thống kê; Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tổ thống kê; Các bước
tiến hành phân tổ thống kê.
1. Khái niệm: phân tổ thống kê là căn cứ vào một hoặc một số tiêu thức đẻ tiến hành phân chia các đơn vị tổng thể ra
thành các tổ hoặc các tiểu tổ có tính chất khác nhau
2. Ý nghĩa:
 Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tổng hợp thống kê, để hệ thông hóa tài liệu. Tài liệu càng nhiều thì càng
phân tổ
 Phân tổ còn là phương pháp phên tích quan trọng đồng thời là cơ sở để áp dụng 1 số phương pháp phân tích khác
(phương pháp số cân đối, số bình quân, chỉ số, hồi quy tương quan,...)
3. Nhiệm vụ
 Phan chia các loại hình kinh tế xã hội của hiện tượng nghiên cứu
 Biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu
 Biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức
Chương 4: Số tuyệt đối, số tương đối trong thống kê : khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm,
 Số tuyệt đối
1. Khái niệm:
Số tuyệt đối trong thống kê biểu hiẹn quy mô, khối lượng của cá hiện tượng kinh tế xã hội trong điều kiện thời gian và
địa điểm cụ thể
Số tuyệt đối có thể biểu hiện số đơn vị của tổng thể hay bộ phận (số xia nghiệp, số công nhân,..) hoăc các trị số của 1
tiêu thức nào đó 9 tổng số tiên lương, tổng chi phí sản xuất)
2. Ý nghĩa:
Số tuyệt đối có ý nghĩa quan trọng đối với mọi công tác quản lí kinh tế xã hội. Qua các số tuyệt đối có thể xác định cụ
thể nguồn tài nguyên của đất nước, các khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế quốc dân, các kết quả phát triển kinh tế,
văn hóa xã hội
Số tuyệt đối là căn cứ để phân tích thống kê, là căn cứ không thể thiếu trong việc xây dựng các kế hoạch phát triẻn
kinh tế và chỉ đạo thực hiện kế hoạch
3. Đặc điểm:
Mỗi một số tuyệt đối trong thống kê đều bao hàm nộii dung kính tế xã hội cụ thể trong điều kiện thời gian và địa điểm
nhất định
Các số tuyệt đối trong thống kê không phải là con số được lựa chọn tùy ý, mà phải qua điều tra thực tế và tổng hợp
một cách khoa học
 Số tương đối
1. Khái niệm:
Số tương đối trong thống kê biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ của hiện tượng nghiên cứu
+ Có thể só sánh 2 mức độ cùng loại nhưng khác nhau về thời gian và không gian
+ Cũng có thể so sánh các mức độ khác loại nhưng có liên quan với nhau
2. Ý nghĩa
Có ý nghãi quan trọng là 1 trong nhưng chỉ tiêu phân tích thống kê. Trong khi các số tuyệt đối chỉ khái quát về quy
mô, khối lượng của hiện tượng thì số tương đối cho phép phân tích đặc điểm của hiện tượng, nghiên cứu các hiện
tượng trong mối quan hệ so sánh với nhau
Giữ vai trò quan trọng trong công tác lập kế hoạch và kiểm tra. Nhiều chỉ tiêu kế hoạch được đặt gia bằng số tương
đối. Trong trường hợp cần phải giữ bí mật của số tuyệt đối, ta có thể số tương đối để biểu hiện tình hình thực tế của
hiện tượng
3. Đặc điểm
Các số tương đối trong thống kê không phải là con số trực tiếp thu thập được qua điểu tra mà là kết quả so sánh 2 số
đó, do vậy việc chọn gốc để so sánh khác nhau thì số tương đối có giá trị và ý nghĩa khác nhau
+ Để biểu hiện sự phát triển của hiện tượng theo thời gian thì gốc là mức độ kì trước
+ Để biểu hiện mối liên hệ giữa bộ phận và tổng thể thì gốc là mức độ tổng thể
*Đơn vị tính: số lần,%, phần nghìn, đơn vị kép

- Các tham số đo xu hướng hội tụ : khái niệm, công thức tính, ví dụ.
Mốt là lượng biến thiên của tiêu thức có tần số lớn nhất trong dãy số lượng biến
Công thức:
Nếu các tổ có khoảng cách tổ đều nhau: thì tổ nào có tần số lớn nhất là tổ chứa mốt và mốt được tính theo công thức

Mo= xMo(min) + hMo . fMo – fMo-1


(fMo – fMo-1)+( fMo – fMo+1)
+ Nếu các tổ có khoảng
cách tổ không đều nhau thì có công thức sau: thì phải tính mật độ phân phối. Tổ nào có mật độ phân phối lớn nhất là
tổ chứa Mốt

Mo= xMo(min) + hMo . kMo – kMo-1


(kMo – kMo-1)+( kMo – kMo+1)
Trung vị là lượng biến
tiêu thức của đơn vị đứng ở vị trí chính giữa trong một dãy số lượng biến. Trung vị phân chia dãy số làm 2 phần, mỗi
phần có số đơn vị tổng thể bằng nhau
-công thức
+ Tính trung vị với dãy số lượng biến không phân tổ ( xếp các lượng biến theo trình tự nhất định)
Đối với đơn vị tổng thể là lẻ : Me= X(n+1)/2
Đối với đơn vị tổng thể là chẵn: Me= (X(n/2) +X(n/2+1))/2
Tính trung vị đối với dãy số lượng biến phân tổ
DSLB Không có khoảng cách tổ: xác định tổ chứa Me có tần số tích lũy Si ≥ Ʃfi/2 Me=x chứa
Me
DSLB có khoảng cách tổ: như bên không có khoảng cách tổ
Me = Xe+he.(Ʃfi/2-Se-1)/fe

- Các tham số đo độ phân tán của tiêu thức (các chỉ tiêu đánh giá độ biến thiên của tiêu thức): khái niệm, công thức
tính, ví dụ.
Chương 5: Phương pháp hồi qui và tương quan; Liên hệ tương quan tuyến tính, phi tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng: Pt hồi
quy, hệ phương trình chuẩn xác định tham số, hệ số tương quan.
Hồi quy và tương quan là các phương pháp của toán học, được vận dụng trong thống kê học để biểu hiện và phân tích mối liên hệ
tương quan giữa các hiện tượng kinh tế xã hội.
- Liên hệ tương quan tuyến tính giữa 2 tiêu thức số lượng
+ Pt hồi quy: Yx = a+bx
+ hệ pt chuẩn xác định tham số
Ʃ Y=n.a+b Ʃx
Ʃ X.Y=aƩx + bƩx2
+ Hệ số tương quan(r): r = Ʃ(X-X).(Y-Y)/Căn bậc 2 Ʃ(X-X)2 . Ʃ(Y-Y)
- Liên hệ tương quan phi tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng
+ Pt parabol bậc 2: Yx=a+bx+cx2
+ Hệ pt chuẩn xác định tham số
ƩY=na+bƩx+cƩx^2
ƩXY=aƩx+bƩx^2+cƩx^3
ƩX^2Y=aƩx^2+bƩx^3+cƩx^4
+ Pt Hypecbol Yx = a+b/x
Hệ pt chuẩn xác định tham số :
Ʃ Y= na+b.Ʃ1/x
Ʃ 1/x .Y =a. Ʃ 1/x + b. Ʃ 1/x2
+ Tỉ số tương quan L=căn bậc 1- Ʃ(Y-Yx)2 / Ʃ(Y-Y)2
Chương 6: Khái niệm, ý nghĩa, phân loại dãy số thời gian.
Khái niệm: Là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian dùng để biểu hiện tình hình phát triển của
hiện tượng trong thời gian đó
Ý nghĩa; qua các dãy số thời gian có thể nghiên cứu các đặc điểm về sự biến động của hiện tượng, vạch rõ xu hướng và tính quy
luật của sự phát triển, đồng thời còn dùng làm cơ sở dự đa+oán mức độ tương lai của hiện tượng
Phân loại: - Dãy số thời kì là dãy số biểu hiện biến động của chỉ tiêu qua từng thời kì. Khoảnh cách thời gian trong dãy số càng
dài thì trị số của chỉ tiêu càng lớn, có thể cộng các trị số này với nhau để phản ánh mức độ của hiện tượng ở thời kì dài
hơn
- Dãy số thời điểm là dãy số biểu hiện biến động của chỉ tiêu qua các thời điểm nhất định. Trong dãy số, thời điểm các trị
số của chỉ tiêu không phụ thuộc vào khoảng cách thời gian dìa hay ngắn. Không thể cộng các trị số này với nhau vì
kết quả tính toán không có ý nghĩa
Chương 7: Khái niệm và phân loại chỉ số.
Khái niệm; Chỉ số trong thống kê là phương pháp biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mứuc độ nào đó của 1 hiện tượng kinh tế
Phân loại: - Dựa vào phạm vi tính toán
+ Chỉ số cá thể: nói lên biến động của từng phần tử, từng đơn vị cá biệt của hiện tượng phức tạp
+ Chỉ số chung: nói lên biến động của tất cả các đơn vị, các phần tử của hiện tượng phức tạp
- Dựa vòa tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu:
+ Chỉ số của chỉ tiêu chất lượng là các chỉ tiêu nói lên hiệu quả sử dụng các yếu tố điều kiện sản xuất hay hiệu quả của
quá trình sản xuất. Vd: giá cả, giá thành, năng suất lao động, tiền lương,...
+ Chỉ số của chỉ tiêu khối lượng: phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu nói về quy mô, khối lượng của hiện tượng
nghien cứu. Vd: sản lượng, lượng hàng hóa tiêu thụ, diện tích reo trồng,..
2. Bài tập
- Dạng bài tập phân tổ thống kê. Dựa vào kết quả phân tổ thống kê để tính số bình quân, các tham số đo xu hướng hội tụ
(Mốt và Trung vị), các tham số đo độ phân tán của tiêu thức (các chỉ tiêu đánh giá độ biến thiên của tiêu thức).
Chương 3
- Dạng bài tập xây dựng phương trình hồi qui và đánh giá độ chặt chẽ của mối quan hệ. Chương 5
- Dạng bài tập với các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian; dự đoán thống kê. Chương 6
- Dạng bài tập tính chỉ số chung và chỉ số cá thể. Chương 7
- Dạng bài tập vận dụng phương pháp hệ thống chỉ số phân tích biến động tổng lượng biến tiêu thức.

You might also like