VẬN-DỤNG-THÊM

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

VẬN DỤNG THÊM

I/ TƯ TƯỞNG HCM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CNXH
1. Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác_Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
Đại hội VI của Đảng đã mở ra thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước. Đai hội đã rút ra những
bài học lớn trong đó đầu tiên là “ Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Đó là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta..”.
Đại hội VII, VIII, IX, X tiếp tục hoàn thiện, phát triển đường lối đổi mới do Đại hội VI
chua Đảng khởi xướng và một lần nữa khẳng định: “ Trong quá trình đổi mới phải kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác_Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh”.
Thực hiện đổi mới Đảng ta khẳng định: “Đổi mới không phải là từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa
xã hội mà làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng hiệu
quả hơn”. (Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc phải gắn liền với
chủ nghĩa xã hội)
Đổi mới không phải xã rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ
nghĩa Mac_Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh lấy đó làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ
nam cho hành động cách mạng.
Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động,
sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn nhạy bén với cái mới.
2. Thực hiện độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đổi mới là thực hiện sự
kết hợp giữa hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Thực hiện độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong đổi mới như Đảng ta khẳng
địnhlà thực hiện sự kết hợp giữa hai nhiệm vụ xây dựng và nảo vệ tổ quốc.
Qua 20 năm đổi mới đất nước ta đa ra khổi khủng hoảng kinh tế xã hội, có sự thay đổi cơ
bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh, đời sống nhân dân
được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố và tăng
cường, chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên
trường quốc tế không ngừng được nâng cao…
Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sang tạo, phù
hợp thực tiễn Việt Nam. Nhân thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ngày càng sánh tỏ hơn; hệ thống quan điểm về lý luận, về công cuộc đổi mới, về xã hội
xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những
nét cơ bản. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội tiếp tục
soi sáng là kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam
II/ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC ( Liên hệ bản thân)
Trước hết, đạo đức buộc tôi phải nhìn lại bản thân mình, tìm hiểu bản thân mình và
biết được điều gì thật sự làm cho tôi hạnh phúc. Vấn đề đạo đức đầu tiên đối với tôi là khám
phá chính mình. Nếu tôi tiến hành công việc này một cách trung thực và dũng cảm, tôi sẽ
khám phá ra những thứ mà tôi không thể ngờ được rằng chúng đang hiện hữu trong tôi,
những thứ vốn được che đậy ở bên trong. Tôi đã từng nghe các nhà khoa học nói là tôi chỉ
mới sử dụng 5% năng lực của mình trong cuộc sống hằng ngày, 95% còn lại tôi chưa bao
giờ sử dụng đến vì tôi chưa bao giờ phát hiện ra chúng. Thật là uổng phí! Và đối với những
người khác, điều này cũng xảy ra tương tự. Quá ư là uổng phí! Vì thế, việc khám phá những
tiềm năng của bản thân trở thành nhiệm vụ hàng đầu đối với tôi. Tôi là một người thiếu đạo
đức nếu tôi chỉ dùng 5% năng lực của mình.
Từ việc nghiên cứu đề tài này tôi đã tìm ra cho mình một phương hướng phấn đấu để khẳng
định mình và hoàn thiện bản thân mình. để đáp ứng những yêu cầu của công cuộc đấu tranh
bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Một là, bồi dưỡng đạo đức cách mạng: Đạo đức cách mạng là đạo đức mới, là phẩm chất
không thể thiếu và là cái gốc của con người xã hội chủ nghĩa. Bởi, ‘Cũng như sông thì có
nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây
héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không
lãnh đạo được nhân dân’.
Lĩnh hội các đức tính: cần, kiệm, liêm, chính. Những phẩm chất này giống như bốn mùa của
trời đất; nếu thiếu một trong bốn phẩm chất đó thì con người không thể trở thành người theo
đúng nghĩa. Nhưng, đạo đức cách mạng không phải là cái có sẵn, không phải từ trên trời rơi
xuống, mà là kết quả của sự đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày của mỗi người. Đối với
thế hệ trẻ, phải luôn nỗ lực rèn luyện đạo đức cách mạng: thực hiện cần, kiệm, liêm, chính,
chí công, vô tư; sống trong sạch, có chí tiến thủ và đoàn kết, không kiêu ngạo; tích cực đấu
tranh chống chủ nghĩa cá nhân; phê phán những thói hư, tật xấu; thường xuyên tiến hành
phê bình và tự phê bình… để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. (Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh
về đạo đức)
Hai là, bồi dưỡng tri thức lý luận và văn hóa, khoa học – kỹ thuật: Theo Chủ tịch Hồ Chí
Minh, thanh niên phải vừa có đức, vừa có tài. Bởi vì, người có đức mà không có tài thì làm
việc gì cũng khó; người có tài mà không có đức sẽ trở nên vô dụng. Hơn nữa, chính sự dốt
nát là một trong những nguyên nhân cơ bản kìm hãm sự phát triển: ‘Dốt thì dại, dại thì
hèn'(8). Vì vậy, để trở thành người có trí tuệ, có tri thức, tức là có tài, bên cạnh việc trau dồi
đạo đức cách mạng, thanh niên còn phải hăng hái học tập, trong đó có học tập lý luận của
chủ nghĩa Mác – Lênin. Nghiên cứu, học tập lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin là nhằm
trang bị và nâng cao trình độ lý luận cách mạng – ngọn đèn pha soi sáng cho hoạt động thực
tiễn.
Cùng với việc học tập lý luận cách mạng, các thế hệ trẻ còn phải tích cực học tập văn hóa,
khoa học – kỹ thuật…; sử dụng những tri thức đó để xây dựng xã hội mới. bởi chúng ta đi
lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu. Để thế hệ trẻ có thể tích lũy được
những tri thức cần thiết, tạo tiền đề phát huy năng lực sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự
nghiệp bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội của dân tộc. Ba là, bồi dưỡng thể chất để có
sức sống dẻo dai, thể chất cường tráng, tinh thần mạnh mẽ và nghị lực lớn, không có cách
nào khác ngoài việc hăng hái, tích cực rèn luyện thể dục, thể thao. Có sức khỏe mới có thể
làm việc.
Thấm nhuần và thực hiện những tư tưởng đúng đắn, sâu sắc nói trên của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Giúp tôi khám phá đến đỉnh cao của những tiềm năng ở trong tôi. Nó khiến tôi nhận
ra lý tưởng tự hoàn thiện mình trong suốt cuộc đời. Nó khuyến khích tôi vượt lên trên sự tồn
tại đơn thuần để đạt đến một tầm cao mới trong nhận thức. Nó giúp tôi tạo lập một cuộc
sống hướng vào sự hoàn thiện cá nhân và phụng sự xã hội.góp phần xây dựng đất nước ta
ngày càng đẹp hơn, vững mạnh hơn nữa, như mong ước cháy bỏng của Người trước khi từ
biệt thế giới này.
III/ TƯ TƯỞNG HCM VỀ ĐẠO ĐỨC, NHÂN VĂN, VĂN HÓA VÀO VIỆC XÂY
DỤNG CON NGƯỜI VIỆT NAM MỚI HIỆN NAY
1. Học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, lối sống:
- Bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh.
- Biết giữ gin đạo đức , nhân phẩm, lương tâm, danh dự.
2. Học tập và vận dụng tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh:
- Xây dựng một xã hội nhân văn theo quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh là phải bảo
đảm công bằng xã hội, trong đó có sự quan tâm tới lợi ích của cá nhân, tập thể và
cộng đồng; bảo đảm bình đẳng của các thành phần kinh tế trên cơ sở khẳng định vị
trí chủ đạo của nền kinh tế nhà nước.
3. Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa:
- Có tinh thần yêu nước, tư cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghéo nàn, lạc hậu , đoàn kết với nhân
dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội .
- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần, kiệm, trung thực, nhân nghĩa ,tôn
trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi
trường sinh thái.
- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao
vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và
thế lực.Người quan niệm về Tài - Đức:"Người có tài mà không có đức là vô dụng,
người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khóNgười có tài càng cao thì đức
phải càng cao"

You might also like