Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ TĨNH


Năm học 2022-2023
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang, gồm 10 câu) Môn thi: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; O = 16; C = 12; Na = 23, Mg = 24; Al = 27; S =
32; Cl = 35,5; K= 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.

Câu 1. (1,0 điểm)


Viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a. Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3.
b. Cho hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.
c. Cho hỗn hợp rắn gồm BaCO3 và K2SO4 vào dung dịch HCl dư.
d. Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch (NH4)2HPO4.
Câu 2. (1,0 điểm)
Hãy giải thích và viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có):
a. Vào mùa đông, khi rửa chén bát dính nhiều dầu mỡ, người ta thường dùng nước nóng.
b. Không dùng bếp than để sưởi và ủ bếp trong phòng kín.
c. Không thể dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy kim loại Mg.
d. Khi pha loãng sulfuric acid (H2SO4) đặc, người ta phải rót từ từ acid vào nước mà tuyệt đối không làm
ngược lại.
Câu 3. (1,0 điểm)
Khi đun nóng ethanol (C2H5OH) với sulfuric acid (H2SO4) đặc ở 1700C để điều chế ethylene (C2H4)
thường tạo ra hỗn hợp khí X gồm C2H4, CO2 và SO2. Dẫn X qua dung dịch chứa một chất tan Y thấy có
chất Z duy nhất thoát ra. Xác định hai cặp Y, Z khác nhau hoàn toàn và viết các phương trình phản ứng xảy
ra.
Câu 4. (1,0 điểm)
Để phòng, chống sự lây lan của dịch COVID-19, một trong các biện pháp được các tổ chức y tế hướng
dẫn người dân là rửa tay nhiều lần bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn có pha thành phần chất X.
Chất X có thể được điều chế từ phản ứng lên men chất Y, còn khi lên men chất X thu được chất hữu cơ Z
có khả năng hòa tan đá vôi, khi cho X tác dụng với Z trong điều kiện thích hợp lại thu được hợp chất hữu
cơ T có mùi dễ chịu và đặc trưng, tương tự như các loại sơn móng tay hay nước tẩy sơn móng tay. Xác định
X, Y, Z, T và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 5. (1,0 điểm)
Cho 12 gam hỗn hợp A gồm Mg và kim loại R tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí (ở
đktc). Nếu cho 14,4 gam hỗn hợp A phản ứng với khí Cl 2 dư thì thu được 46,35 gam hỗn hợp muối. Biết
các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định kim loại R.
Câu 6. (1,0 điểm)
Cho 27,02 gam hỗn hợp X gồm 3 muối K 2CO3, KHCO3, KCl (trong đó có một muối ngậm nước) tan hết
vào nước ta được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng tối đa với 560 ml dung dịch HCl 0,5M thu được dung
dịch Z, thêm tiếp lượng dư dung dịch AgNO 3 vào Z thu được 45,92 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho Y tác
dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được 37,43 gam kết tủa. Xác định tinh thể muối ngậm nước
trong X và tính phần trăm khối lượng các chất trong X. Biết rằng, mỗi phân tử muối chỉ có thể ngậm một số
nguyên phân tử nước.
Câu 7. (1,0 điểm)
Cho hydrocarbon X là chất khí ở điều kiện thường và 0,12 mol khí O 2 vào bình kin rồi thực hiện phản
ứng đốt cháy. Dẫn toàn bộ sản phẩm sau phản ứng vào bình chứa 700 ml dung dịch Ca(OH) 2 0,1M thu
được 6,0 gam kết tủa và còn lại 0,02 mol một chất khí không bị hấp thụ. Xác định công thức phân tử của X.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 8. (1,0 điểm)
Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba, Al, Fe tác dụng với lượng nước dư thu được 0,4 mol H 2, dung dịch Y và
chất rắn Z. Cho toàn bộ Z tác dụng với 200 ml dung dịch CuSO 4 0,75M, khuấy đều thu được 13,8 gam kim
loại và dung dịch T chứa hai muối. Cho T tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, lọc lấy kết tủa nung
trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 6,0 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính
m.
Câu 9. (1,0 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp X gồm CH 2=CH–COOH, CH3COOC2H5 và hai hiđrocacbon mạch
hở cần vừa đủ 1,7 mol O2, tạo ra CO2 và 1,2 mol H2O. Nếu cho 36,6 gam X vào dung dịch Br2 dư thì số mol
Br2 phản ứng tối đa là 0,45 mol. Tính khối lượng của 0,4 mol hỗn hợp X.
Câu 10. (1,0 điểm)
Cho 22,96 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeCO3, Cu vào bình kín (thể tích không đổi) chứa 0,5 mol O 2 (dư).
Nung nóng bình đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình
giảm 13% so với áp suất ban đầu (coi thể tích chất rắn thay đổi không đáng kể). Mặt khác, hòa tan hết
22,96 gam X bằng 78 gam dung dịch H 2SO4 98% đun nóng, thu được dung dịch Y chứa ba muối và 0,74
mol hỗn hợp khí gồm CO2, SO2. Tính nồng độ phần trăm mỗi muối trong Y.
---Hết---
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN HÓA HÀ TĨNH
Năm học 2022-2023
Câu 1.
a. Na2CO3 + HCl  NaHCO3 + NaCl
NaHCO3 + HCl  NaCl + H2O + CO2 
b. Fe3O4 +4H2SO4 loãng Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O
Cu + Fe2(SO4)3  2FeSO4 + CuSO4
c. BaCO3 + 2HCl  BaCl2 + H2O + CO2 
BaCl2 + K2SO4  BaSO4  + 2KCl
d. 3Ca(OH)2 + 2(NH4)2HPO4  Ca3(PO4)2 + 6H2O + 4NH3 
Câu 2.
a. Mùa đông, do nhiệt độ thấp nên dầu mỡ dính trên bát thường bị đông lại. Người ta dùng nước nóng
làm cho dầu mỡ dễ tan chảy thành những giọt nhỏ, giảm khả năng kết dính nên dễ dàng tách ra khỏi chén,
bát.
(Lưu ý: thường người ta dùng khăn vải nhúng nước nóng, sau đó cho thêm nước rửa bát vào rồi dùng
khăn này lau bát đĩa. Nếu chỉ dùng nước nóng mà không có nước rửa chén đặc dụng thì khi mỡ chảy vào
ống xả nước có nguy cơ bị đông trở lại, nhiều lần lặp lại làm tắt nghẽn đường dẫn nước).
b. Khi đốt than trong phòng kín thì than cháy trong điều kiện thiếu oxi, tạo ra khí cacbon oxit (CO).
C + O2 CO2
CO2 + C 2CO
Khí CO là khí độc, kết hợp hemoglobin trong máu ngăn cản máu tiếp nhận oxi gây đau đầu, buồn nôn,
khó thở, hôn mê hoặc tử vong.
c. Vì Mg là kim loại có tính khử mạnh. Khi dùng CO 2 chữa đám cháy kim loại mạnh (như Mg) thì Mg
chiếm oxi của CO2 tạo ra các sản phẩm dễ cháy làm cho đám cháy càng mạnh hơn.
CO2 + 2Mg 2MgO + C

C + O2 CO2

d. Nếu cho nước vào H2SO4 đặc thì sẽ sinh nhiệt rất lớn, dung dịch sôi mãnh liệt sẽ bắn ra ngoài gây nguy
hiểm. Khi cho từ từ H2SO4 đặc vào lượng nước đủ lớn thì sự hòa tan sẽ êm dịu hơn nên không gây nguy
hiểm.
Câu 3.
-Phản ứng điều chế ethylene:
C2H5OH C2H4 + H2O (chính)

C2H5OH + 6H2SO4 đặc 2CO2 + 6SO2 + 9H2O (phụ)


+Trường hợp 1: Y là Ca(OH)2  Z là C2H4.
SO2 + Ca(OH)2  CaSO3  + H2O
CO2 + Ca(OH)2  CaCO3  + H2O
+ Trường hợp 2: Y là Br2  Z là CO2
SO2 + Br2 + 2H2O  H2SO4 + 2HBr
C2H4 + Br2  C2H4Br2
Câu 4.
Mấu chốt: X là thành phần của dung dịch sát khuẩn và điều chế được từ phản ứng lên men nên X là
ancol etylic.
-Xác định chất: X: C2H5OH, Y: C6H12O6 (glucoz ơ), Z: CH3COOH, T: CH3COOC2H5.
-Các phương trình hóa học:
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 

C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O


2CH3COOH + CaCO3  (CH3COO)2Ca + H2O +CO2 

CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O


Câu 5.
Giả sử mỗi thí nghiệm dùng 14,4 gam A.

Thí nghiệm 1: 0,36 mol


Mg + 2HCl  MgCl2 + H2  (1)
a a (mol)
2R + 2xHCl  2RClx + xH2  (2)
b 0,5bx (mol)

Thí nghiệm 2:
Mg + Cl2 MgCl2 (3)
a  a (mol)
2R + yCl2 2RCly (4)
b  0,5by (mol)

Vì nên có 2 trường hợp:


Trường hợp 1: R là kim loại sau H trong dãy HĐHH.
Từ (1)  a = 0,36 mol ; b = (0,45 – 0,36): 0,5y = 0,18/y (mol)

 MR =
Trường hợp 2: R là kim loại trước H trong dãy HĐHH.

 nghiệm thỏa mãn:

Ta có: MR = (Fe)
Câu 6.
Gọi x,y lần lượt là số mol K2CO3,KHCO3 trong hỗn hợp X.
Thí nghiệm 1: Tác dụng với dung dịch HCl, AgNO3:

Tính số mol
K2CO3 + 2HCl  2KCl + H2O + CO2  (1)
x 2x (mol)
KHCO3 + HCl  KCl + H2O + CO2  (2)
y y (mol)
KCl + AgNO3  AgCl  + KNO3 (3)
Thí nghiệm 2: Tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư

K2CO3 + Ba(OH)2  BaCO3  + 2KOH (4)


KHCO3 + Ba(OH)2  BaCO3  + KOH + H2O (5)

Theo (1,2,4,5) 

BTKL 
Theo đề: số phân tử kết tinh là số nguyên  Muối ngậm nước là: K2CO3.H2O
% khối lượng muỗi chất trong hỗn hợp X:

Câu 7.
Phân tích mấu chốt: X là hidrocacbon khí ở ĐK thường  chỉ số C 4. Sau khí hấp thụ khí vào
Ca(OH)2 thu được kết tủa mà còn thoát ra chất khí, chứng tỏ khí đó là O 2 dư hoặc hidrocacbon dư. Mặt
khác số mol CaCO3 < số mol Ca(OH)2 nên kết tủa chưa cực đại (hoặc dư Ca(OH)2 hoặc kết tủa tan một
phần.
Hướng dẫn:
Đặt công thức X: CxHy (x  4, y chẵn, y  2x +2)
Phản ứng đốt cháy:

CxHy + ( )O2 xCO2 + H2O (1)


Khí thoát ra khỏi dung dịch Ca(OH)2 là O2 dư hoặc X dư.

 kết tủa chưa cực đại.


Trường hợp 1: Ca(OH)2 dư
CO2 + Ca(OH)2  CaCO3  + H2O (2)
0,06  0,06 (mol)

+ Nếu O2 dư: theo (1)  (C3H8)

+ Nếu X dư: theo (1)  (CH4)


Trường hợp 2: Kết tủa tan một phần
CO2 + Ca(OH)2  CaCO3  + H2O (3)
0,07  0,07 0,07 (mol)
CO2 + H2O + CaCO3  Ca(HCO3)2 (4)
0,01 (0,07– 0,06) mol

+ Nếu O2 dư: theo (1)  (C2H2 hoặc C4H4)

+ Nếu X dư: theo (1)  (C2H4 hoặc C3H6 hoặc C4H8)


Câu 8.
Phân tích mấu chốt: Z+ CuSO4 (0,15 mol)  dd T + 13,8 gam KL (nhiều hơn 0,15.64=9,6 g).
Chừng tỏ kim loại còn dư. Hai muối chỉ có thể là FeSO 4 và Al2(SO4)3. Từ đây ta biết trong Z có Fe và Al
dư.
Hướng dẫn:
Tính số mol CuSO4 = 0,15 mol
Ba + 2H2O  Ba(OH)2 + H2  (1)
2Al + 2H2O + Ba(OH)2  Ba(AlO2)2 + 3H2  (2)
Vì sau phản ứng với CuSO4 thu được 13,8 gam kim loại > 0,15.64 = 9,6 gam  chứng tỏ kim loại dư,

CuSO4 hết . Mặt khác: T chứa 2 muối nên 2 muối là:


Vậy Z gồm Al, Fe. Chất rắn sau nung là Fe2O3.
Theo (1,2) ta có sơ đồ: Ba + 2Al  4H2 
0,1 0,2 0,4 (mol)
Phản ứng của T:
2Al + 3CuSO4  Al2(SO4)3 + 3Cu  (3)
Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu  (4)
Al2(SO4)3 + 8NaOH  2NaAlO2 + 3Na2SO4 + 4H2O (5)
FeSO4 + 2NaOH  Fe(OH)2  + Na2SO4 (6)
2Fe(OH)2 + ½ O2 Fe2O3 + 2H2O (7)
0,0375 mol

Bảo toàn số mol Fe, SO4 


BTKL kim loại  m = 0,1.137+ (0,2 + 0,025.2).27 + 0,075.56 + (13,8 – 9,6) = 28,85 gam
Câu 9

 Công thức trung bình của X: CxH6(COO)y


 Phản ứng đốt cháy:
CxH6(COO)y + (x+1,5)O2 (x+y)CO2 + 3H2O
0,4  0,4.(x+1,5) mol
Theo đề  0,4.(x + 1,5) = 1,7  x = 2,75
Số liên kết C=C là: k = (2.2,75 + 2 – 6):2 = 0,75
 Phản ứng với dung dịch Br2:
C2,75H6(COO)y + 0,75Br2  C2,75H6Br1,5(COO)y

Ta có
Khối lượng của 0,4mol X là: m = 0,4.61= 24,4 gam
Câu 10.
Phân tích mấu chốt: Bình kín, nhiệt độ không đổi  ap suất chất khí tỉ lệ thuận với số mol khí. Vì áp
suất giảm 13%  số mol khí giảm = 13% so với số mol O2 ban đầu.
Hướng dẫn:
Phản ứng đốt X:
4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 (1) ( )
4FeCO3 + O2 2Fe2O3 + 4CO2 (2) ( )
2Cu + O2 2CuO (3)
Gọi x,y,z lần lượt là số mol FeS2, FeCO3, Cu

Ta có: (I)
Phản ứng của X với H2SO4 đặc nóng:
Tính số mol H2SO4 = 0,78 mol
2FeS2 + 14H2SO4 đặc Fe2(SO4)3 + 14H2O + 15SO2  (4)
2FeCO3 + 4H2SO4 đặc Fe2(SO4)3 + 4H2O + SO2  + 2CO2  (5)
Cu + 2H2SO4 đặc CuSO4 + 2H2O + SO2  (6)
Cu + Fe2(SO4)3  CuSO4 + 2FeSO4 (7)
Dung dịch Y chứa 3 muối Fe2(SO4)3, FeSO4, CuSO4.
Trong muối có  3y + 0,78.4 – 0,78.1 – 0,74.2 = 4.(2x + 0,78 – 0,74 + y)
 8x + y = 0,7 (III)
Giải hệ pt (I,II)  x = 0,08 ; y = 0,06 ; z = 0,1

 (muối) = 0,78 + 0,08.2 – (0,74 – 0,06) = 0,26 mol

BTKL 
Nồng độ phần trăm của chất tan trong Y:

---HẾT---
Giáo viên giải: Thầy Nguyễn Đình Hành
Trường THCS và THPT Y Đôn, tỉnh Gia Lai
Email: n.dhanhcs@gmail.com Điện thoại: 0988 275 288
Chuyển giao “Tuyển chọn và giải chi tiết 30 đề thi vào lớp 10 chuyên Hóa năm 2022”

You might also like