Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Câu 1: Anh/chị hãy trình bày khái niệm về quản trị và nhà quản trị.

Nhà quản trị cần có các kỹ


năng cơ bản nào và cho ví dụ minh hoạ phân tích các kỹ năng của nhà quản trị?
Quản trị là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát các nguồn lực và hoạt động của hệ thống
XH nhằm đạt được mục đích của hệ thống với những hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong
điều kiện môi trường luôn biến đổi.
Nhà quản trị là người lập KH, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát công việc của những người khác để hệ thống
do họ quản trị đạt được mục đích.
NQT cần có các kĩ năng: Kỹ thuật, nhận thức, con người
- Kỹ năng kỹ thuật là năng lực thực hiện các hoạt động chuyên môn nào đó. Kỹ năng này có vai trò
quản trọng nhất với NQT cấp cơ sở, giảm dần với cấp trung và nhỏ nhất với cấp cao .
Ví dụ: Nhân viên thiết kế có chuyên môn về thiết kế sản phẩm đẹp mắt, phối màu thời thượng, họa tiết
thiết kế theo trend, thu hút người nhìn,… nhưng việc phải biết thiết kế như thể này không quá đòi hỏi ở
giám đốc
- Kỹ năng nhận thức là năng lực phát hiện, phân tích, giải quyết vấn đề. Kỹ năng này có vai trò nhỏ
với quản lý cấp cơ sở, tăng dần so với cấp trung và lớn nhất ở cấp cao.
Ví dụ: : Khi doanh thu quý 2/2021 của doanh nghiệp bán xăng sụt giảm so với cùng kì năm 2020, nhà
quản trị cần phải xem xét xem sự sụt giảm đó đến từ đâu. Nguyên nhân làm sụt giảm doanh thu là do
chịu tác động từ môi trường bên ngoài như dịch bệnh covid19 hay là giá dầu thế giới tăng? Nguyên
nhân có xuất phát từ bản thân doanh nghiệp không khi doanh nghiệp tiến hành trích lập giảm giá hàng
tồn kho quá lớn? Để từ đó đưa ra các giải pháp điều chỉnh hoạt động của quý sau.
- Kỹ năng con người là năng lực làm việc trong mqh phức tạp. Có vai trò quan trọng như nhau trong
các cấp quản trị.
Ví dụ: Khi xảy ra xung đột giữa 2 nhân viên, ai cũng có lý lẽ riêng của mình, để giải quyết xung đột,
nhà quản trị sẽ tìm hiểu rõ vấn đề, sau đó trao đổi riêng với từng nv và chỉ ra lỗi sai of họ
Câu 2: Anh/chị hãy trình bày khái niệm nhà quản trị và các nhóm vai trò của nhà quản trị
trong tổ chức. Hiện nay, trong doanh nghiệp và tổ chức, các nhà quản trị được phân loại như
thế nào? Cho ví dụ minh họa về phân loại nhà quản trị và các vai trò của nhà quản trị trong tổ
chức.
Các nhóm vai trò của NQT:
- Vai trò liên kết con người: đảm nhiệm vai trò là người đại diện, lãnh đạo, liên lạc
Ví dụ: Trong cuộc họp họ sẽ là người chịu trách nhiệm đề xuất ý kiến với lãnh đạo, thay mặt nhận
thưởng và chịu trách nhiệm trước những vấn đề, sự cố có thể xảy ra
- Vai trò thông tin: người truyền bá, phát biểu, giám sát thông tin.
Ví dụ: trả lời phỏng vấn báo chí về các vấn đề lợi nhuận của doanh nghiệp, cung cấp thông tin về
dự định sản xuất của doanh nghiệp để tranh thủ nguồn vốn đầu tư
- Vai trò ra quyết định: nhà kinh doanh, đàm phán, phân bổ nguồn lực, giải quyết tranh chấp
Ví dụ: Đàm phán việc tăng giá hàng bán khi thảo luận hợp đồng, cân đối thu – chi tài chính, quyết
định áp dụng công nghệ vào sản xuất.
Trong DN và tổ chức, NQT được phân loại theo:
- Theo cấp quản trị:
+ Quản trị cấp cao: gồm những người chịu trách nhiệm đối với sự thực hiện của toàn tổ chức hay
một phân hệ lớn của tổ chức
(Ví dụ trong DN nhà qt cấp cao là HĐQT, chủ tịch, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc,..)
+ Quản trị cấp trung: là những người chịu trách nhiệm quản lý các đơn vị và phân hệ của tổ chức,
được tạo nên bởi các bộ phận mang tính cơ sở.
(trưởng bộ phận, trưởng vùng, trưởng chi nhánh)
+ Quản trị cấp cơ sở: là người chịu trách nhiệm trước công việc của những người lao
động trực tiếp (giám sát viên, đội trưởng, lãnh đạo nhóm)
Câu 3: Anh/chị hãy cho biết khái niệm môi trường quản trị và các loại môi trường quản trị hiện
nay? Tại sao các tổ chức và doanh nghiệp cần quan tâm đúng mức đến việc phân tích môi
trường quản trị? Cho ví dụ minh họa phân tích môi trường quản trị của 1 tổ chức đã biết.
Môi trường quản trị là tổng thể các yếu tố tác động lên hoặc chịu sự tác động của hệ
thống mà nhà quản trị chịu trách nhiệm quản trị.
Các môi trường quản trị:
- Môi trường bên trong là các chức năng cơ bản hoạt động của tổ chức với các yếu tố: tài chính,
marketing, nguồn nhân lực, sản xuất, nghiên cứu và phát triển, cơ cấu tổ chức, các chiến lược.
- Môi trường bên ngoài: được chia thành 2 loại môi trường
+ Môi trường chung: là môi trường bao gồm những lực lượng ở bên ngoài tác động gián tiếp tới các
quyết định của tổ chức bao gồm: Kinh tế, Chính trị , văn hóa và xã hội, công nghệ, tự nhiên, quốc tế
+ Môi trường tác nghiệp: là tổng thể các lực lượng mà hệ thống đó chịu sự tác động hoặc tác động lên
một cách trực tiếp. Các lực lượng cơ bản của môi trường tác nghiệp bao gồm khách hàng, nhà cung
cấp, đối thủ, nhóm lợi ích đặc biệt, công đoàn,...
- Tổ chức và doanh nghiệp cần quan tâm đúng mức đến việc phân tích môi trường quản trị,
vì:
+ phân tích môi trường là bước khởi đầu và tiến hành trong suốt quá trình quản trị
+ giúp xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
+ Kết quả của phân tích là nguyên liệu cho việc ra quyết định, lập kế hoạch, kiểm soát,..
- Ví dụ phân tích môi trường của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamik)
+ Môi trường bên trong:
o Tài chính: tổng doanh thu 60.075 tỷ đồng, LNST 8.577 tỷ đồng
o Nhân lực: 7.855 nhân viên, chính sách lương thưởng hấp dẫn tạo môi trường làm việc tốt,
chính sách tuyển dụng trẻ hóa đội ngũ quản lý, chính sách đào tạo đa dạng,…
o Marketing: phân phối trong nước cóhơn 14.000 điểm bán lẻ, ngoài ra xuất khẩu 57 quốc
gia và vùng lãnh thổ
o Sản xuất: sở hữu 13 nhà máy sữa hiện đại tại Việt Nam, 2 nhà máy sữa tại Lào và 1 nhà
máy sữa tại Campuchia. Công ty cũng có 14 trang trại bò sữa, với tổng đàn bò sữa khoảng
150.000 con. Guồn cung NL thu mua từ các hộ nông dân nuôi bò tại New Zealand, Mỹ,
CÂ, Nhật
o Các chiến dịch sữa học đường, Quỹ sữa “Vươn cao VN”
+ Môi trường bên ngoài
Môi trường chung:
o Kinh tế: GDP 406,45 tỷ USD, với sức mua của 100tr dân
o Văn hoá-xã hội: Người Việt thường dùng những gì mà mình cảm thấy tin tưởng, ít khi thay đổi.
Do vậy Vinamilk phải tạo được niềm tin về uy tín chất lượng thì rất dễ khiến khách hàng trung
thành sử dụng sản phẩm của công ty Vinamilk. Chiều cao trung bình của người Việt Nam thấp
so với trên thế giới cùng với tâm lý muốn chứng tỏ bản thân, từ đó công ty Vinamilk nhấn
mạnh quảng cáo hình thành nên một phong cách sống khỏe mạnh, phát triển hoàn toàn về thể
chất và trí tuệ, con người năng động, sáng tạo.

o Chính sách – pháp luật: Ngành sản xuất có nhiều chính sách ưu đãi về tiền thuê đất,
thuế TNDN, thuế NK máy móc thiết bị, thuế XK
o Yếu tố tự nhiên: Lai Châu, Sơn La có khí hậu ôn đới thích hợp trồng cỏ cho chất
lượng cao
Môi trường tác nghiệp:
o Nhà cung cấp máy móc từ Thụy Điển, Châu Âu – G7 theo tiêu chuẩn quốc tế ISO
o Khách hàng từ 2 thị trường chính: thị trường tiêu dùng ( các nhân, hộ gia đình) và
thị trường đại lý ( siêu thị, đại lý mua hàng hóa)
o Đối thủ: các hãng nhập khẩu như Abbot,… các hãng trong nước như TH true Milk,
Ba Vì, Mộc Châu,..
Điểm mạnh:
- Tình hình tài chính ổn định, tạo niềm tin thu hút vốn đầu tư, mở rộng sản xuất KD
- Nguồn nhân lực chất lượng cao, linh hoạt sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động
- Mạng lưới phân phối lớn, phủ sóng thương hiệu trên toàn cầu
- Chiến dịch quảng bá hiệu quả
Điểm yếu:
- Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu
Cơ hội:
- Nhu cầu thị trường ngày càng cao
- Chính sách hỗ trợ ngành sản xuất sữa từ CP
- Xây dựng thêm nhiều trang trại nội địa, tự chủ nguyên liệu
Thách thức
- Xuất hiện các đối thủ cạnh tranh cả nội địa và sữa nhập khẩu
Câu 4: Anh/chị hãy trình bày quy trình lập kế hoạch chiến lược và Làm rõ bước Xác định mục
tiêu chiến lược. Cho ví dụ minh họa phân tích về mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp/tổ chức
mà anh/chị biết.
Quy trình lập kế hoạch chiến lược: 6 bước
Phân tích môi trường  khẳng định sứ mệnh , tầm nhìn chiến lược  xác định mục tiêu chiến lược
 xây dựng các phương án chiến lược  đánh giá và lựa chọn phương án chiến lược tối ưu  đề
xuất và quyết định chiến lược.
Làm rõ bước Xác định mục tiêu chiến lược:
- Xác định mục tiêu: phải Căn cứ vào tầm nhìn, sứ mệnh của tổ chức; căn cứ vào điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội, thách thức đã được phân tích trong mô hình SWOT, căn cứ vào nguồn lực hiện tại và
những nguồn lực có thể huy động được trong tương lai của tổ chức  xác định được mục tiêu
chiến lược.
Phân loại mục tiêu:
+ Theo mức độ lượng hóa: mục tiêu định tính; mục tiêu định lượng
+ Theo cấp bậc của mục tiêu: mục tiêu chung; mục tiêu của từng ngành/lĩnh vực hoạt động; mục tiêu
cho từng chức năng hoạt động
+ Theo mức độ ưu tiên: nhóm mục tiêu ưu tiên hàng đầu; nhóm mục tiêu ưu tiên t2
Nguyên tắc đặt mục tiêu SMART:
- Tính cụ thể: cần cụ thể hơn sứ mệnh nhưng không được quá mức chi tiết và cụ thể
- Có thể đo lường được: mục tiêu cần cụ thể hóa thông qua các chỉ tiêu
- Tính khả thi: mục tiêu đưa ra cần phải khả thi, phù hợp điều kiện và nguồn lực của tổ chức
- Tính phù hợp: mục tiêu đặt ra cần hợp lý
- Giới hạn thời gian: cần giới hạn thời gian cụ thể để đạt được mục tiêu.
VD: Mục tiêu: Điện máy gia dụng Hòa Phát trở thành nhà sản xuất điện máy gia dụng thương
hiệu Việt lớn nhất cả nước, doanh thu đạt 1 tỷ đô vào năm 2030
- Tính cụ thể: Làm rõ Điện máy gia dụng Hòa Phát cần làm gì để đạt được mục tiêu doanh thu (Trở
thành nhà sản xuất điện máy gia dụng thương hiệu Việt lớn nhất VN)
- Đo lường được: doanh thu đạt 1 tỷ USD
- Tính khả thi: Là công ty con của Tập đoàn Hòa Phát, top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt
Nam , tiền thân của Điện máy gia dụng Hòa Phát là cty Điện lạnh Hòa Phát với 22 năm kinh nghiệm.
- Tính phù hợp: Điện máy gia dụng Hòa Phát trở thành nhà sản xuất điện máy gia dụng thương hiệu
Việt lớn nhất cả nước sẽ hỗ trợ doanh thu đạt 1 tỷ USD
- Giới hạn thời gian: đạt mục tiêu chậm nhất là đến cuối năm 2030
Câu 5: Tầm hạn quản trị là gì? Anh/chị hãy phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tầm hạn quản
trị. Hiện nay, doanh nghiệp nên áp dụng tầm hạn quản trị như thế nào?
Tầm hạn quản trị là số lượng thuộc cấp báo cáo trực tiếp với một nhà quản trị nhất định.
Tầm quản trị rộng thì sẽ cần ít cấp quản trị và ngược lại.
Các yếu tố ảnh hưởng:
- Năng lực của NQT: năng lực, trình độ, phẩm chất,… của NQT cấp trên càng tốt thì càng cho phép
mở rộng tầm hạn quản trị và ngược lại. Khi một NQT có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng tốt sẽ giúp
họ quản lý nhiều nhân viên, cấp dưới mà không lo lắng gặp trở ngại. Ngược lại với những NQT….
Nếu quản lý số đông nhân viên có thể sẽ khiến cho NQT bị áp lực thậm chí còn gây ra hậu quả nghiêm
trọng cho nhân viên.
- Tính phức tạp của hoạt động quản trị: + Tính phức tạp của hoạt động quản trị và tầm hạn quản trị
có quan hệ tỷ lệ nghịch. Nếu công việc quản trị ổn định, không phức tạp thì tầm hạn quản trị có thể
lớn. Ngược lại nếu công việc quản trị thay đổi thường xuyên, giàu tính sáng tạo thì tầm hạn quản trị sẽ
nhỏ.
- Năng lực, ý thức cấp dưới : Năng lực thuộc cấp càng được đào tạo tốt thì tầm hạn quản trị càng rộng.
Nhân viên cấp dưới có trình độ cao, ý thức tốt với công việc thì càng cần ít quan hệ tác động giữa cấp
trên và cấp dưới
- Sự rõ ràng trong việc xác định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm : có quan hệ tỷ lệ thuận. Nếu
một người được đào tạo tốt, thực hiện nhiệm vụ được xác định rõ ràng, có đủ quyền hạn để hoàn thành
nó 1 cách hiệu quả thì sẽ chỉ cần tối thiểu sự chú ý của cấp trên nên tầm hạn quản trị sẽ được mở rộng
và ngược lại.
- Năng lực của hệ thống thông tin: Một hệ thống thông tin nhanh chóng, chính xác, đầy đủ sẽ rút ngắn
khoảng cách giữa cấp trên và cấp dưới.
Hiện nay, DN nên áp dụng tầm hạn quản trị:
- Phụ thuộc vào mục tiêu, chiến lược, loại hình cơ cấu tổ chức
-Phụ thuộc năng lực NQT và nhân viên cấp dưới
=>Hiệu quả cao nhất =>Tạo động lực cho nhiều lao động và nhu cầu khách hàng
Câu 6: Cơ cấu tổ chức là gì? Anh/chị hãy vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp áp dụng
mô hình trực tuyến - chức năng mà anh/chị biết. Từ đó, phân tích ưu, nhược điểm của mô hình
cơ cấu tổ chức này.
Cơ cấu tổ chức là khuôn khổ trong đó các hoạt động của tổ chức được phân chia, các nguồn lực được sắp
xếp, con người và các bộ phận được phối hợp nhằm thực hiện các mục tiêu kế hoạch.
Mô hình trực tuyến – chức năng : Vietjet Air
Ưu điểm:
- Mở rộng quy mô của tổ chức
- Giảm tải công việc cho nhà quản trị cấp cao
- Tận dụng được các chuyên gia làm việc tại
các phòng ban chức năng
- Đảm bảo thông tin xuyên suốt trong hệ
thống, tránh bị ách tắc hay chậm trễ
Nhược điểm:
- Bộ máy cồng kềnh, chi phí quản trị cao.
- Sự không thống nhất mệnh lệnh
- Mất nhiều thời gian xử lý công việc
- Yêu cầu cao đối với người đứng đầu
Câu 7: Cơ cấu tổ chức là gì? Anh/chị hãy sơ đồ cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp sử dụng
mô hình ma trận mà anh/chị biết. Từ đó, phân tích ưu, nhược điểm của mô hình cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu CTCP Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn – Cholimex
Ưu điểm:
- Linh hoạt, sáng tạo
- Tận dụng nguồn lực đang có
- Tạo sự liên kết giữa các phòng ban
- Tạo quy trình c.việc rõ ràng
- Kết hợp được năng lực của nhiều nhà quản lý
& chuyên gia
- Tạo điều kiện đáp ứng nhanh chóng với sự
thay đổi của môi trường
Nhược điểm:
- Tạo sự cạnh tranh nguồn lực giữa các phòng ban
- Sự không thống nhất mệnh lệnh
- Nhân viên quá tải công việc từ nhiều lãnh đạo
- Trách nhiệm quản trị cấp cao lớn, nhiều áp lực
- Cơ cấu phức tạp, tốn kém chi phí
Câu 8: Thế nào là phong cách lãnh đạo? Anh/chị hãy trình bày hiểu biết của anh/Chị về phong
cách lãnh đạo độc đoán và lấy ví dụ minh họa về tình huống áp dụng.
Phong cách lãnh đạo là tổng thể các phương pháp làm việc, các thói quen và các hành vi ứng xử
đặc trưng mà người lãnh đạo thường sử dụng trong quá trình giải quyết công việc hàng ngày và nhân
viên của mình để hoàn thành nhiệm vụ.
Phong cách lãnh đạo độc đoán: là phong cách của những người lãnh đạo thích tập trung quyền lực,
tự mình ra quyết định và hạn chế sự tham gia của cấp dưới.
Đặc điểm:
- Cầm tay chỉ việc đối với nhân viên
- Thông tin một chiều từ trên xuống
Ưu điểm:
- Đưa ra quyết định nhanh chóng, dứt khoát, hạn chế sự trì trệ
- Chuỗi mệnh lệnh rõ ràng
- Bù đắp sự thiếu kinh nghiệm hoặc lỗ hổng của nhân viên
Phong cách này dẫn đến kết quả:
- Không khí trong tổ chức căng thẳng, nhân viên ít thích lãnh đạo
- Không phát huy khả năng sáng tạo của cấp dưới
- Hiệu quả làm việc cao khi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặt lãnh đạo
Phong cách này thường dùng trong các trường hợp như: nhân viên ý thức kém hay trong một tình
huống cấp bách, cần phải xử lý ngay, kỹ năng, kinh nghiệm nhân viên thấp.
Ví dụ: Trong thời kỳ đen tối nhất của Apple, giá cổ phiếu từng tuột dốc không phanh. Đứng trước tình
hình đó, Steve Jobs có quyết định đầu tiên là hạ giá cổ phiếu ưu đãi. Các bộ phận tài chính đều phản
đối và yêu cầu 2 tháng để nghiên cứu. Song ông vẫn quyết định thực hiện ngay. Điều này đã mang lại
thành công khi giá cổ phiếu tăng từ 13 dollar lên 20 dollar chỉ trong vòng 1 tháng.
Câu 9: Thế nào là phong cách lãnh đạo? Anh/chị hãy trình bày hiểu biết của Anh/chị về phong
cách lãnh đạo dân chủ và lấy ví dụ minh họa về tình huống áp dụng.
Phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách của người lãnh đạo thu hút tập thể tham gia thảo luận
để quyết định các vấn đề.
Đặc điểm:
- Ưu tiên áp dụng các biện pháp tư vấn, giao tiếp với nhân viên.
- Người lãnh đạo tiếp nhận thông tin từ nhiều chiều, lắng nghe nhân viên
Phong cách này thường dẫn đến kết quả:
- Không khí thân thiện, tạo được sự hài lòng của nhân viên
- Phát huy tính tích cực và trách nhiệm của nhân viên
- Nâng cao năng suất làm việc, kể cả khi không có mặt lãnh đạo
Nhược điểm:
- Có thể trì hoãn quá trình đưa ra quyết định
- Dễ dàng bị ảnh hưởng bởi năng lực đội ngũ nhân viên
- Gây ra những tranh luận
Tình huống áp dụng: Khi nhân viên có năng lực làm việc trong một lĩnh vực nhất định, trong những
vấn đề không quá gấp gáp, đòi hòi sự nhìn nhận của tập thể, tầm nhìn rộng hơn, bao quát hơn
Ví dụ: Bill Gates là người đã từng áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ. Ông tôn trọng, lắng nghe
những ý kiến của nhân viên. Bất cứ những ý kiến, đề xuất của nhân viên nào đưa ra, Bill Gates đều
yêu cầu các cấp lãnh đạo phải dành thời gian để phản hồi lại những đề xuất hay ý tưởng nào đó. Mọi
sáng kiến hay sau này có thể trở thành những ý tưởng phát triển có lợi cho tập đoàn Microsoft.
Câu 10: Anh/chị hãy trình bày khái niệm và quy trình kiểm soát; đồng thời, phân tích mối quan
hệ giữa Kiểm soát và các chức năng quản trị khác. Cho ví dụ minh họa phân tích mối quan hệ
giữa Kiểm soát và các chức năng quản trị.
Kiểm soát là quá trình giám sát, đo lường, đánh giá và điều chỉnh hoạt động nhằm đảm bảo sự thực hiện
theo kế hoạch. Quy trình kiểm soát:
MQH giữa kiểm soát với chức năng quản trị khác
Kiểm soát có mối quan hệ chặt chẽ với các chức năng
khác của quản trị. Các chức năng của quản trị có mối
quan hệ gắn kết với nhau, chức năng này bổ trợ cho chức
năng kia, các chức năng quản trị phối hợp hài hòa sẽ giúp
tổ chức phát triển và lớn mạnh hơn qua thời gian.

Lập kế hoạch với kiểm soát : Bước đầu tiên có kế hoạch chặt chẽ sẽ giúp nhà quản trị có tiêu chuẩn để
xây dựng được công cụ kiểm soát. Kiểm soát thì cung cấp thông tin cho kế hoạch, đưa ra những thông
tin chính xác để điều chỉnh kế hoạch chính xác hơn. Bên cạnh đó kiểm soát còn phát hiện được những
sai lệch giữa thực tế và kế hoạch để nhà quản lý đưa ra các hoạt động cần thiết đảm bảo tổ chức đi đúng
quỹ đạo.
Ví dụ: panda uniform đặt mục tiêu đến cuối năm tăng 27% doanh thu so năm trước và chia % cho các
quý. Trong 3 tháng đầu, kiểm soát giúp xác định đã đạt đc 5% thiếu so với mục tiêu đề ra, do vậy cần lập
kế hoạch cho kỳ tiếp theo để đạt đúng tiến độ.
+ Kiểm soát với tổ chức: Kiểm soát giúp tổ chức vận hành ổn định,linh hoạt. Phát hiện được những tồn
tại hạn chế trong cơ cấu tổ chức để đưa ra những giải pháp. Kiểm soát sẽ cho biết cơ cấu tổ chức có phù
hợp với mục tiêu doanh nghiệp hay không.
Ví dụ : Học viện Chính sách và Phát triển làm khảo sát cho sinh viên đánh giá chất lượng giảng dạy của
giảng viên, bên cạnh những ý kiến tốt thì có nhiều ý kiến trái chiều về một số giảng viên. Mục tiêu của
học viện là muốn thu thập thông tin từ sinh viên để làm cơ sở điều chỉnh nội bộ, cơ cấu tổ chức.
+ Kiểm soát với lãnh đạo : Kiểm soát sẽ cho lãnh đạo 1 công cụ để điều chỉnh hành vi của mình, tác
động đến kết quả của nó. Bên cạnh đó kiểm soát cũng là phương tiện để lãnh đạo chỉ đạo, khích lệ nhân
viên của mình. Cũng là kênh thông tin để nhà lãnh đạo nắm bắt được thông tin của nhân viên về kế
hoạch, về công việc.
Ví dụ: Trong công ty Huyndai Motor, các hoạt động của công ty đều được kiểm soát bằng những màn
hình đặt tại trụ sở chính của công ty tại Seuol, Hàn Quốc. Tại tổng công ty có thể theo dõi được quá trình
của các linh kiện, từ khi chúng được vận chuyển lên tàu cho đến khi về nhà máy và đưa vào sản xuất trên
các dây truyền máy móc do tất cả các khâu đều có camera ghi lại.

You might also like