Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA

*********************

BÀI DỰ THI
“ TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ TRUYỀN THỐNG
CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN THANH HÓA NĂM 2023”

Họ và tên:……….
Lớp:…………….
Trường THPT Hà Trung

HÀ TRUNG, THÁNG 11 NĂM 2023


PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1 (20 điểm): Trình bày quá trình thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh
Hóa. Tại sao nói, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa ra đời là bước ngoặt to lớn trong
lịch sử cách mạng của tỉnh nhà?
Đầu năm 1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Sau khi Đảng ra đời, xứ uỷ
Bắc kỳ rất quan tâm đến việc thành lập tổ chức Cộng sản ở Thanh Hoá.
Được sự chỉ đạo của Xứ uỷ, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã về Thanh Hoá
bắt mối liên lạc với các hội viên Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở các
huyện Đông Sơn, Thiệu Hoá, Thọ Xuân và xúc tiến việc thành lập các chi bộ
cộng sản. Cuối tháng 6 năm 1930 chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở
Hàm Hạ (nay thuộc xã Đông Tiến- Đông Sơn).
Đầu tháng 7 năm 1930, chi bộ cộng sản thứ hai ra đời ở Phúc Lộc, Thiệu
Hoá (nay là xã Thiệu Tiến).
Giữa tháng 7 năm 1930 tại làng Yên Trường (Thọ Lập- Thọ Xuân) chi bộ
cộng sản thứ 3 ra đời.
Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn ở Thanh Hoá đã có ba chi bộ cộng
sản ra đời.
Ngày 29 tháng 7 năm 1930 dưới sự chỉ đạo của Xứ uỷ Bắc kỳ, Hội nghị
thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản tỉnh Thanh Hoá được tiến hành dưới sự chủ
trì của đồng chí Nguyễn Doãn Chấp tại nhà đồng chí Lê Văn Sĩ (làng Yên
Trường - Thọ Xuân). Hội nghị có 11 đại biểu đại diện cho 3 chi bộ Đảng.

Bác: Lê Thế Long – Bí thư Ngôi nhà lịch sử của gia đình ông Lê Văn Sỹ ở Yên Trường,
Đảng bộ tỉnh đầu tiên huyện Thọ Xuân
Hội nghị đã tiếp thu và thảo luận Chính cương sách lược vắn tắt và điều lệ
tóm tắt của Đảng cộng sản Việt Nam và bầu Ban Chấp hành tỉnh bộ lâm thời.
Đồng chí Lê Thế Long được bầu làm bí thư tỉnh Đảng bộ... Ra tờ báo Tiến lên
làm phương tiện tuyên truyền.
Sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đánh dấu bước ngoặt trọng đại đối
với con đường đấu tranh cách mạng và sự phát triển đi lên của tỉnh nhà. Từ đây,
phong trào cách mạng trong tỉnh gắn liền với sự lãnh đạo của đảng bộ, vững
bước cùng Nhân dân cả nước tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ và cách
mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 2 (15 điểm): Cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân
Thanh Hoá trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra như thế nào?
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) đã chủ trương
đặt nhiệm vụ đánh đổ đế quốc và tay sai lên hàng đầu và xác định công tác
chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm, dự kiến hình thái khởi
nghĩa sẽ đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa toàn quốc. Thực
hiện chủ trương của Đảng, quá trình chuẩn bị mọi mặt cho cuộc khởi nghĩa
giành chính quyền ở Thanh Hóa được tích cực triển khai.
Về xây dựng căn cứ địa cách mạng:
Từ cuối tháng 7-1941, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ra quyết định chính thức thành
lập Chiến khu Ngọc Trạo (xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành), vì nơi đây có vị
trí chiến lược, đồng thời có nhiều cơ sở hội viên cứu quốc và tự vệ quần chúng
được xây dựng từ trước. Phong trào xây dựng các khu căn cứ địa và lực lượng
vũ trang diễn ra sôi nổi ở các phủ, huyện của Thanh Hóa, như ở Hà Trung, Nga
Sơn, Thạch Thành…
Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị quân chính Bắc Kỳ (1-1944), ngày 20-5-
1945 chiến khu Quang Trung được thành lập tại thôn Sầy (tỉnh Ninh Bình), trên
địa bàn tỉnh Thanh Hoá, huyện Thạch Thành được xây dựng thành một trong
những khu căn cứ của chiến khu Quang Trung, đóng góp vào sự phát triển của
chiến khu, vừa tranh thủ được những điều kiện thuận lợi để phát triển xây dựng
căn cứ địa, vừa tạo chỗ đứng cho phong trào cách mạng trong tỉnh, nhằm khi
thời cơ đến kịp thời tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền.
Về xây dựng lực lượng chính trị:
Tháng 6-1939, cùng với việc đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang, Tỉnh ủy
Thanh Hóa đã đề ra chủ trương tăng cường phát triển cơ sở Đảng và tổ chức
quần chúng, phát triển các hình thức mặt trận, phát huy vai trò của lực lượng
quần chúng để tạo điều kiện cho lực lượng chính trị phát triển. Đến tháng 11-
1940, hội nghị đại biểu các cơ sở đảng được tổ chức tại Thuần Hậu, hội nghị
thống nhất biện pháp củng cố tổ chức, động viên quần chúng nhằm đưa phong
trào cứu quốc trong tỉnh lên một bước mới.
Tháng 7-1942, hội nghị đại biểu các cơ sở đảng trong tỉnh tổ chức ở làng
Thượng (Nga Sơn) đã quyết định thành lập một tổ chức mặt trận, lấy tên là
“Thanh Hóa ái quốc hội”, đây là một tổ chức quần chúng rộng rãi của nhân dân
Thanh Hóa. Ngày 15/3/1943, Tỉnh ủy Thanh Hóa quyết định đổi tên “Thanh
Hóa ái quốc hội” thành “Mặt trận Việt Minh Thanh Hóa” để đưa phong trào
cách mạng trong tỉnh hòa nhập với phong trào cách mạng cả nước. Mặt trận
Việt Minh Thanh Hoá ra đời là nhân tố quan trọng có tác dụng thúc đẩy phong
trào cách mạng ở Thanh Hoá phát triển.
Cùng với việc chuẩn bị về tổ chức mặt trận, Thanh Hóa cũng rất coi trọng
công tác tuyên truyền, vận động quần chúng.
Về xây dựng lực lượng vũ trang:
Ngày 19-9-1941, đội du kích Ngọc Trạo được thành lập, đây là sự kiện đánh
dấu bước phát triển của lực lượng vũ trang Thanh Hóa. Đến đầu năm 1944,
Tỉnh ủy Thanh Hóa đã mở các lớp huấn luyện quân sự, chính trị cấp tỉnh tại
Nga Sơn và Thiệu Hóa nhằm trang bị những vấn đề về tổ chức quân sự, chiến
thuật… cho các địa phương. Nhờ đó, cho đến trước khi khởi nghĩa giành chính
quyền, lực lượng vũ trang Thanh Hóa đã lớn mạnh cả về số lượng và chất
lượng, năm 1945, số đội viên tự vệ - nòng cốt của lực lượng vũ trang đã tăng
nhanh, lên tới 22.732 đội viên.
Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới lần thứ II đi vào giai đoạn kết thúc với
thắng lợi của quân Đồng minh từng bước đánh bại chủ nghĩa phát xít. Ở Đông
Dương cuộc đảo chính Nhật-Pháp diễn ra (9-3-1945) đẩy kẻ thù chính của nhân
dân Đông dương vào cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc- thời cơ cho cuộc nổi
dậy khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân ta đã đến. Trước tình hình đó,
ngày 12-3-1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành
động của chúng ta”. Tại Thanh Hóa, tiếp thu tinh thần Chỉ thị, Tỉnh ủy Thanh
Hóa kịp thời chỉ đạo phát động phong trào quần chúng vùng lên. Từ tháng 3-
1945, phong trào phá kho thóc của Nhật diễn ra ở nhiều nơi trong tỉnh như ở trại
Xếp Nghĩa (tổng Xuân Phong, Phủ Thiệu Hóa), làng Đằng Trung (Hoằng Đạo,
Hoằng Hóa), tổng Xuân Cừ và Sen Cừ (Hậu Lộc)…
Trên cơ sở lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang phát triển, các cuộc đấu
tranh của nhân dân Thanh Hóa đã tiến lên hình thức cao hơn, kết hợp đấu tranh
chính trị với đấu tranh vũ trang và dùng lực lượng vũ trang tấn công trực tiếp
vào các vị trí của địch. Tháng 7-1945, làng Ngô Xá Hạ, thuộc tổng Xuân Lai,
phủ Thiệu Hóa được chọn làm nơi thí điểm thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng
để rút kinh nghiệm chỉ đạo phong trào toàn tỉnh. Tiếp đó, Uỷ ban dân tộc giải
phóng hoặc Uỷ ban lâm thời nhân dân cách mạng cũng được thành lập ở một số
làng như: Cựu Thôn, Yên Lộ (Thiệu Hóa); Tâm Quy, Bái Sơn, Đồng Bồng,
Thiên Hòa, Quan Chiêm, Chánh Lộc (Hà Trung)…
Tình hình diễn biến nhanh và thuận lợi, được sự lãnh đạo của Trung ương và
Khu ủy, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã chỉ đạo chi bộ Đảng và Ban cán sự Việt Minh
huyện Hoằng Hóa lãnh đạo quần chúng đứng dậy đấu tranh giành chính quyền.
3 giờ chiều ngày 24-7-1945, trung đội tự vệ dưới sự chỉ đạo của Việt Minh tiến
hành đánh chiếm phủ đường. Trong khi đó, quần chúng nhân dân ở khắp nơi
trong huyện cũng kéo về bao vây phủ lỵ Bút Sơn (nay là thị trấn Bút Sơn). Tiếp
đó, tại cuộc mít tinh được tổ chức ngay khi chiếm được phủ lỵ, đồng chí Đinh
Chương Lân đã thay mặt Ban cán sự Việt Minh Hoằng Hóa, tuyên bố xóa bỏ
chính quyền phong kiến, kêu gọi quần chúng nhân dân tích cực ủng hộ và tham
gia Việt Minh, bảo vệ thành quả cách mạng. Thắng lợi của khởi nghĩa ở Hoằng
Hóa đã mở đầu cao trào khởi nghĩa trong toàn tỉnh, động viên, khích lệ, cổ vũ
Nhân dân Thanh Hóa vùng dậy giành chính quyền.
Trong không khí hết sức khẩn trương của cả nước và tinh thần sục sôi cách
mạng của nhân dân, đêm ngày 18, rạng ngày 19-8-1945, UBKN tỉnh Thanh Hóa
phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh. Dưới sự lãnh đạo
trực tiếp của Đảng bộ các phủ, huyện, tổng và xã, quần chúng nhân dân, tự vệ
vũ trang ở khắp nơi trong tỉnh nhất tề vùng lên, giành chính quyền về tay
nhândân. Từ 18/8 đến 23-8-1945, UBNDCM lâm thời - chính quyền cách mạng
ở hầu khắp các phủ, huyện trong tỉnh đã tiến hành ra mắt nhân dân, tuyên bố
xóa bỏ chính quyền thực dân, phong kiến, thiết lập chính quyền nhân dân cách
mạng và bước vào xây dựng chế độ mới.
12 giờ trưa ngày 23-8-1945, trước hàng vạn quần chúng tập trung tại phố
Vườn Hoa, đồng chí Hoàng Tiến Trình thay mặt UBNDCM lâm thời Thanh
Hóa đọc lời khai mạc Lễ ra mắt chính quyền cách mạng.Tiếp đó, đồng chí Lê
Tất Đắc là Chủ tịch UBNDCM lâm thời tỉnh đọc bản Tuyên bố xóa bỏ chính
quyền thực dân, phong kiến và thành lập chính quyền cách mạng; công bố
Chương trình Việt Minh về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Cuộc
cách mạng mùa Thu tháng Tám năm 1945 ở Thanh Hóa và cả nước đã thành
công, một thời kỳ mới và kỷ nguyên mới đã mở ra, nhân dân xứ Thanh cùng
toàn dân trên cả ba miền của Tổ quốc Việt Nam bước vào lịch sử hiện đại.
Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 ở Thanh Hoá là kết quả
của sự vận dụng linh hoạt chủ động sáng tạo những chủ trương nghị quyết
Trung ương Đảng của Đảng bộ Thanh Hóa vào tình hình cụ thể trong tỉnh.
Đảng bộ đã xây dựng được một đội quân cách mạng đông đảo ở nhiều địa
phương, bao gồm lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang qua các
thời kỳ mặt trận phản đế cứu quốc, mặt trận Việt minh và cao trào kháng Nhật
cứu nước. Nhờ vậy khi thời cơ cách mạng đến, nhân dân Thanh Hoá nhanh
chóng vùng dậy giành chính quyền. Thắng lợi to lớn này là kết quả của truyền
thống đấu tranh yêu nước của nhân dân được Đảng lãnh đạo.
Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng tám
(1945) đã diễn ra nhanh chóng và kết thúc thắng lợi. Chính quyền cách mạng
nhân dân đã được thành lập. Thắng lợi to lớn này đã đưa nhân dân các dân tộc
Thanh Hoá từ địa vị nô lệ, thoát khỏi ách thống trị của bọn thực dân phong kiến
và trở thành người chủ thực sự của quê hương.
Câu 3 (20 điểm): “Thanh Hóa là tỉnh có vị trí chiến lược đặc biệt quan
trọng, có vai trò kết nối vùng đồng bằng Sông Hồng, Tây Bắc với Bắc
Trung Bộ. Xây dựng và phát triển Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu, trở
thành một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng
Ninh tạo thành tứ giác phát triển là trách nhiệm của tỉnh Thanh Hóa và cả
nước nhằm hiện thực hoá lời căn dặn của Bác Hồ khi về thăm tỉnh Thanh
Hóa”.
Đoạn trích trên ở trong văn bản nào của Bộ Chính trị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khoá XIII? Em hãy trình bày những nội dung cốt lõi của
văn bản đó.
Đoạn trích trên ở trong Nghị quyết số 05 – NQ/TW của Bộ chính trị về
xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII ngày 05 tháng 8
năm 2020.
Nghị quyết số 05 – NQ/TW của Bộ chính trị ngày 05 tháng 8 năm 2020 có
những nội dung cốt lõi sau:
Một là Nghị quyết đã nêu rõ tình hình và nguyên nhân của Thanh Hóa lúc
bấy giờ.
Hai là Nghị quyết nhấn mạnh quan điểm và mục tiêu của Thanh Hóa.
Về quan điểm:
- Thanh Hóa là tỉnh có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, có vai trò kết nối
vùng đồng bằng Sông Hồng, Tây Bắc với Bắc Trung Bộ. Xây dựng và phát
triển Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu, trở thành một cực tăng trưởng mới
cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển là trách
nhiệm của tỉnh Thanh Hóa và cả nước.
- Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển tỉnh Thanh Hóa nhanh và bền
vững với công nghiệp nặng, nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao là nền
tảng; các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch
vụ logistics là đột phá; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn…
- Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ cao; nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, thu hút nhân tài và năng lực hội nhập kinh tế quốc
tế; tạo đột phá trong cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh
doanh; xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư, tài chính và phân cấp quản lý đặc
thù, phù hợp nhằm thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ mọi thành
phần kinh tế, đặc biệt là từ khu vực kinh tế tư nhân cho phát triển, nhất là phát
triển cơ sở hạ tầng và những vùng, ngành, lĩnh vực kinh tế có tiềm năng, lợi thế.
- Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế
- xã hội. Các chủ trương, chính sách, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Thanh Hóa phải gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã
hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi
trường sinh thái; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đẩy mạnh
đô thị hóa gắn với xây dựng nông thôn mới; không ngừng nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân.
- Xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện; phát huy tinh
thần đoàn kết, dân chủ. Nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
các cấp ủy, tổ chức đảng; hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền;
phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân; khơi
dậy và phát huy cao độ truyền thống cách mạng, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý
chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên mạnh mẽ của nhân dân tỉnh Thanh
Hóa.
Về tầm nhìn và mục tiêu:
Mục tiêu đến năm 2030: Thanh Hóa là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại;
một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công
nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch
vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hóa, thể thao;
một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành
tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; nơi người dân có mức sống cao hơn
bình quân cả nước, các giá trị di sản văn hóa và lịch sử được bảo tồn, phát huy;
quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; các tổ chức đảng và hệ thống
chính trị trong sạch, vững mạnh.
Một số chỉ tiêu cụ thể:
Giai đoạn 2021 -2025
- Bình quân hằng năm, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 11% trở lên; tốc độ tăng
năng suất lao động đạt trên 9,6%; thu ngân sách trên địa bàn tăng 10% trở lên.
Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt 750.000 tỉ đồng trở lên. Tỷ lệ
hộ nghèo giảm bình quân hằng năm từ 1,5% trở lên.
- Đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người đạt 5.200 USD trở lên; kim ngạch
xuất khẩu đạt 8 tỉ USD; tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 40%; 17 đơn vị cấp huyện, 88%
số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 25% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao,
8% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu,...
Giai đoạn 2026 -2030
- Bình quân hằng năm, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9,2% trở lên; tốc độ tăng
năng suất lao động đạt trên 8,1%; thu ngân sách trên địa bàn tăng 7% trở lên.
- Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt 8.990 USD trở lên; kim ngạch
xuất khẩu đạt 15 tỉ USD; tỷ lệ đô thị hóa đạt 50% trở lên; 100% đơn vị cấp
huyện, 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 40% số xã đạt chuẩn nông thôn
mới nâng cao, 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; tỷ lệ lao động
nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 20%; tỷ lệ lao động qua đào tạo
đạt 80%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35%...
Tầm nhìn đến năm 2045: Thanh Hóa là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại;
tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước.
Về nhiệm vụ và giải pháp.
1. Xây dựng tỉnh Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới của khu vực và
cả nước với công nghiệp nặng, nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao là
nền tảng; các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo và
dịch vụ logistics là đột phá; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn
2. Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng
đô thị, hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối các vùng, miền, các cực
tăng trưởng, là cơ sở để tỉnh Thanh Hóa phát huy vai trò là một cực tăng
trưởng mới
3. Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh
tế cho phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở đột phá về cải cách hành chính, cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư, tài
chính và phân cấp quản lý đặc thù, phù hợp để tỉnh Thanh Hóa trở thành một
cực tăng trưởng mới.
4. Phát triển giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ; tạo nền tảng để trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực
và cả nước về giáo dục và đào tạo; y tế chuyên sâu.
5. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến
bộ, công bằng xã hội; tạo nền tảng để tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong
những trung tâm lớn về văn hóa và thể thao của khu vực và cả nước. Thực hiện
tốt công tác tôn giáo và dân tộc.
6. Tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi
trường, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí
hậu.
7. Tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ, thành
phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.
8. Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự,
an toàn xã hội. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, tăng cường hợp
tác và hữu nghị với các địa phương của nước bạn Lào, tạo môi trường thuận
lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
9. Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao
năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền.
Về tổ chức thực hiện:
1. Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo: (1) Ban hành Chương trình hành động
thực hiện Nghị quyết để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại
Nghị quyết. (2) Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư, tài chính, phân
cấp quản lý và tổ chức bộ máy, biên chế cho tỉnh Thanh Hóa bảo đảm tính
tương đồng với các thành phố lớn khác trong cả nước trình Quốc hội xem xét,
ban hành.
2. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa triển khai nghiêm túc và
có hiệu quả Nghị quyết. Phát huy cao độ sự đồng thuận của xã hội, vai trò lãnh
đạo của tổ chức đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm sớm đưa
Nghị quyết đi vào cuộc sống.
3. Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương
thường xuyên quan tâm, phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh
Thanh Hóa phát triển theo tinh thần Nghị quyết.
4. Các tỉnh ủy, thành ủy trong cả nước, nhất là các tỉnh ủy, thành ủy trong vùng
Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng Tây Bắc cần tích cực xây
dựng và củng cố mối quan hệ liên kết, hợp tác với tỉnh Thanh Hóa để thúc đẩy
cùng nhau phát triển.
5. Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường
xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Nghị
quyết; định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Câu 4 (15 điểm): Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đã
trải qua mấy kỳ Đại hội? Trình bày nội dung và ý nghĩa của Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần XIX (tháng 10/2020).
1) Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành 19
kỳ Đại hội:
- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ nhất (tháng 2/1948)
- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ II (tháng 4/1949)
- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ III (từ ngày 20/6 đến
ngày 5/7/1950)
- Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV (từ ngày 1 đến 5/5/1952)
- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ V (từ ngày 25/2 đến
ngày 5/3/1961)
- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VI (từ ngày 7 – 17/7/1963)
- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ VII (từ ngày 21/10 đến
ngày 4/11/1969)
- Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII từ ngày 19 đến ngày 25-5-1975 tại khu
hội nghị 25B, TP Thanh Hóa.
- Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX được tiến hành 2 vòng. Vòng I, từ ngày
11 đến ngày 19-11-1976, Vòng II tổ chức từ ngày 5 đến ngày 11 tháng 5 năm
1977.
- Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X từ ngày 5 đến ngày 12 - 10 - 1979 gồm
498 đại biểu đại diện cho hơn 96.000 đảng viên.
- Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI được tiến hành 2 vòng. Vòng I diễn ra từ
ngày 12 đến 18 tháng 11 năm 1982. Vòng II diễn ra từ ngày 28 tháng 3 đến
ngày 1 tháng 4 năm 1983.
- Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII từ ngày 23 đến ngày 29-10-1986 tại khu
hội nghị 25B, TP Thanh Hóa.
- Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII được tiến hành 2 vòng: vòng I từ ngày
25 đến ngày 27-4-1991, có nhiệm vụ thảo luận bổ sung ý kiến cho Văn kiện Dự
thảo Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII; vòng II từ ngày 24 đến ngày 27-9-
1991 gồm 495 đại biểu đại diện cho các cơ sở Đảng trong tỉnh.
- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIV từ ngày 7 đến
10/5/1996.
- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XV từ ngày 02 đến
ngày05/01/2001.
- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVI từ ngày 20 đến
22/12/2005.
- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII từ ngày 17-
20/10/2010.
- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII từ ngày 22-
25/9/2015.
2) Nội dung và ý nghĩa của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
lần XIX (tháng 10/2020).
2.1. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã thảo luận và xác định phương
hướng chung của nhiệm kỳ 2020 - 2025 là:
Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát
huy truyền thống văn hóa, lịch sử, khát vọng thịnh vượng và sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân. Phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở phát triển công
nghiệp nặng, nông nghiệp là nền tảng; công nghiệp năng lượng, công nghiệp
chế biến, chế tạo và dịch vụ logistics là đột phá; du lịch là mũi nhọn; tập trung
phát triển 4 trung tâm kinh tế động lực, 5 trụ cột tăng trưởng và 6 hành lang
kinh tế. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ; nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội.
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Bảo đảm vững
chắc quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Phấn đấu đến năm 2025 trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng
trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát
triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo
hướng hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước.
2.2. Về phương châm hành động: “Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo -
Phát triển”.
2.3. Đại hội thông qua các chỉ tiêu chủ yếu của nhiệm kỳ 2020 - 2025,
như sau:
* Về kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt 11%
trở lên.
- Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP năm 2025: Nông, lâm nghiệp, thủy
sản chiếm 5,9%; công nghiệp - xây dựng chiếm 53,8%, dịch vụ chiếm 30,5%,
thuế sản phẩm chiếm 9,8%.
- GRDP bình quân đầu người năm 2025 đạt 5.200 USD trở lên.
- Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt 750 nghìn tỷ đồng trở
lên.
- Tốc độ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm đạt 10% trở lên.
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2025 đạt 8 tỷ USD.
- Sản lượng lương thực hàng năm ổn định ở mức 1,5 triệu tấn.
- Số doanh nghiệp thành lập mới 5 năm đạt 15.000 doanh nghiệp.
- Tỷ lệ đô thị hóa năm 2025 đạt 40% trở lên.
- Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp
quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 tăng thêm 32.000 ha.
- Đến hết năm 2025 có 17 huyện, thị xã, thành phố, 88% số xã đạt chuẩn
nông thôn mới; 25% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 8% số xã đạt
chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; bình quân toàn tỉnh đạt 18,6 tiêu chí/xã.
- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân hàng năm đạt 9,6%.
* Về văn hóa - xã hội:
- Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm dưới 1%.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm theo tiêu chí mới của giai đoạn
2021 - 2025 từ 1,5% trở lên.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2025 đạt 75%, trong đó có bằng cấp,
chứng chỉ đạt 30%.
- Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đến năm 2025 dưới
30%.
- Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế năm 2025 đạt trên 95%.
- Số bác sỹ trên/1 vạn dân năm 2025 đạt 13 bác sỹ.
- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2025 đạt 81%.
- Đến năm 2025 có 100% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực
phẩm; 20% trở lên xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao.
- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn, cơ quan đạt tiêu chí kiểu mẫu năm 2025 đạt 20%
trở lên.
* Về môi trường:
- Tỷ lệ che phủ rừng năm 2025 đạt 54%.
- Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh năm 2025 đạt
98,5%, trong đó có 65% dân số nông thôn sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn
của Bộ Y tế.
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đến năm 2025 đạt 90%.
* Về an ninh trật tự:
- Hàng năm có 80% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn an toàn về ANTT.
* Về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị
- Hàng năm kết nạp 3.000 đảng viên mới trở lên.
- Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm đạt 80% trở
lên.
2.4. Về các chương trình trọng tâm: Đại hội đã xác định 6 chương
trình trọng tâm sau đây:
- Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, giai
đoạn 2021 - 2025.
- Chương trình phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp,
giai đoạn 2021 - 2025.
- Chương trình phát triển du lịch, giai đoạn 2021 - 2025.
- Chương trình nâng cao chất lượng văn hóa, giáo dục, y tế, giai đoạn
2021 - 2025.
- Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi của tỉnh, giai
đoạn 2021 - 2025.
- Chương trình nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ
chức cơ sở đảng; tạo chuyển biến rõ nét trong sắp xếp tổ chức bộ máy và xây
dựng đội ngũ cán bộ.
2.5. Đại hội đã xác định 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ:
- Khâu đột phá về phát triển hạ tầng.
- Khâu đột phá về đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư
thông thoáng, hấp dẫn.
- Khâu đột phá về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công
nghệ; chủ động, tích cực tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
2.6. Về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: Đại hội đã xác định một số
nhiệm vụ giải pháp sau:
* Về phát triển kinh tế
- Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, trở thành một cực tăng trưởng mới
với công nghiệp nặng, nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao là nền
tảng; các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo và
dịch vụ logistics là đột phá; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.
+Tập trung phát triển 4 trung tâm kinh tế động lực, 5 trụ cột tăng trưởng,
6 hành lang kinh tế để tạo không gian mới cho phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh:
+ Phát triển 4 trung tâm kinh tế động lực (tứ Sơn).
+ Về 5 trụ cột tăng trưởng
+ Phát triển 6 hành lang kinh tế
-Phát triển nông, lâm, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn,
giá trị gia tăng cao, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm; phấn đấu tốc độ
tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 3% trở lên.
-Tập trung phát triển công nghiệp - xây dựng với tốc độ cao, trọng tâm
là công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng và công nghiệp chế biến, chế
tạo; thu hút đầu tư một số dự án công nghiệp quy mô lớn, tạo động lực mới cho
tăng trưởng kinh tế của tỉnh; phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm
đạt 13,3% trở lên.
- Tiếp tục phát triển mạnh các ngành dịch vụ, đưa Thanh Hóa trở thành
một trong những trọng điểm về du lịch, vận tải - cảng biển của khu vực Bắc
Trung bộ và cả nước; phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt
9,8% trở lên.
-Tiếp tục phát triển mạnh doanh nghiệp và hợp tác xã, gắn với nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh; khuyến khích phát triển các doanh nghiệp trực
tiếp sản xuất, hệ thống doanh nghiệp phân phối xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng.
Rà soát, đơn giản hóa, cắt giảm tối đa thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết các
thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp, nhất là thủ tục thành lập doanh
nghiệp, cấp phép quy hoạch, xây dựng, giao đất, cho thuê đất, thuế, hải quan...,
tạo thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp và sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp; xây dựng một số doanh nghiệp lớn tầm cỡ trong nước và khu vực
ASEAN. Khuyến khích khởi nghiệp, phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025 thành lập
mới 15.000 doanh nghiệp. Tiếp tục hoàn chỉnh thể chế, xây dựng các cơ chế,
chính sách khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, ứng dụng
khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng
văn hóa doanh nghiệp. Duy trì việc tiếp doanh nghiệp theo định kỳ hàng tháng
của lãnh đạo tỉnh, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho doanh
nghiệp; tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy
định của pháp luật.
- Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sức hấp dẫn
mới để đẩy mạnh thu hút đầu tư,huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực cho đầu tư phát triển
* Tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ,
thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước
* Đẩy mạnh phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới; tạo chuyển
biến rõ nét khu vực đô thị theo hướng hiện đại, văn minh; chỉnh trang khu
vực nông thôn xanh, sạch, đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
* Về khoa học công nghệ, văn hóa - xã hội, quản lý tài nguyên và bảo
vệ môi trường
- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trở
thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội
- Đẩy mạnh phát triển văn hóa, thể thao, tạo nền tảng để Thanh Hóa trở thành
một trong những trung tâm lớn về văn hóa, thể thao của khu vực và cả nước.
- Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, gắn với nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển tỉnh Thanh Hóa nhanh và
bền vững
- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa các nguồn lực đầu tư cơ sở vật
chất, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho Nhân
dân; đưa dịch vụ y tế trở thành 1 trong 5 trụ cột tăng trưởng.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, nâng
cao đời sống Nhân dân; thực hiện tốt công tác dân tộc, tôn giáo.
- Tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, chủ động phòng
chống thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu
* Về Quốc phòng - An ninh
- Bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật
tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế - xã hội phát triển
- Triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả công tác đối ngoại, trọng tâm là
kinh tế đối ngoại, nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển kinh tế -
xã hội
*Về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị
- Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4
(khóa XI, XII), gắn với tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh
- Đổi mới mạnh mẽ công tác tư tưởng theo hướng bám sát và phục vụ trực
tiếp nhiệm vụ chính trị của tỉnh và các địa phương, đơn vị
- Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu
quả; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín,
ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng
- Không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăng cường
quan hệ mật thiết giữa Đảng, Chính quyền với Nhân dân
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác nội chính và phòng chống tham
nhũng, lãng phí
- Nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng
nhân dân; hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của ủy ban nhân dân các cấp
- Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, quyết tâm thực
hiện thắng lợi mục tiêu phát triển của tỉnh
Thứ ba:
Với tinh thần đoàn kết, dân chủ và trách nhiệm, Đại hội đã bầu Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh khoá XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, gồm 65 đồng chí. Tại kỳ
họp thứ nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã bầu Ban Thường vụ Tỉnh uỷ
gồm17 đồng chí, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy
Khóa XVIII, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh được bầu làm Bí thư Tỉnh
uỷ khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã bầu các
đồng chí Lại Thế Nguyên, Đỗ Minh Tuấn, Trịnh Tuấn Sinh làm Phó Bí thư
Tỉnh ủy; bầu Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy gồm 13 đồng chí; Chủ nhiệm Ủy ban
Kiểm tra Tỉnh uỷ, đồng chí Lê Quang Hùng, Ủy viên BanThường vụ Tỉnh ủy
được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ khoá XIX.
Thứ tư:
Đại hội đã bầu Đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh, gồm 32 đại biểu chính thức và
03 đại biểu dự khuyết đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Đó là những đồng chí tiêu biểu cho trí tuệ của Đảng bộ và đại diện cho ý chí,
nguyện vọng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh để tham gia, đóng góp vào
những công việc trọng đại của Đảng, của đất nước.
Đại hội kêu gọi toàn Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, cán bộ,
chiến sĩ các lực lượng vũ trang Thanh Hóa, đồng bào Thanh Hóa ở các tỉnh,
thành phố trong nước và ở nước ngoài phát huy cao độ truyền thống yêu nước,
văn hóa và cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
XIX, mở ra thời kỳ phát triển mới, nhanh, bền vững hơn, xứng đáng là một
trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước; cùng cả nước
tiếp tục thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới toàn diện, đồng bộ vì chủ nghĩa
xã hội, vì hạnh phúc của Nhân dân.
Về ý nghĩa: Đại hội là kết tinh trí tuệ và ý chí của toàn Đảng bộ, Nhân dân
các dân tộc tỉnh Thanh Hóa, là kết quả của sự vận dụng đúng đắn sáng tạo
đường lối quan điểm, chủ trương của Đảng vào điều kiện thực tiễn của tỉnh. Thể
hiện ý chí quyết tâm và khát vọng vươn lên, là nguồn cổ vũ động viên to lớn đối
với Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh nhà, vững bước tiến lên trên con
đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm hiện thực hóa khát vọng thịnh
vượng, xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu như sinh thời Bác Hồ kính
yêu hằng mong muốn.

Câu 5 (20 điểm): Em hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu khái
quát về biển đảo quê hương Thanh Hoá? Trong tương lai, nếu muốn khởi
nghiệp trên lĩnh vực kinh tế biển của quê hương, em dự định kế hoạch thực hiện
như thế nào?
(CÁC EM TỰ LÀM CÂU 5 NHÉ)

You might also like