điều hoà hoạt động gen

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 52

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

KHU VỰC DUYÊN HẢI – ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ




HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ XV


MÔN SINH HỌC

CHUYÊN ĐỀ
GEN VÀ HOẠT ĐỘNG PHIÊN MÃ,
DỊCH MÃ
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………. 4
II. MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN
ĐỀ………………………………………………………...
PHẦN II. NỘI DUNG 5
A. HỆ THỐNG LÝ
THUYẾT………………………………………………………….........
I. GEN……………………………………………………………………………………….
1. Sự phát triển khái niệm
gen……………………………………………………………….
2. Phân loại gen……………………………………………………………………………...
II. HOẠT ĐỘNG PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ. 8
1. Phiên
mã…………………………………………………………………………………..
1.1. Nguyên tắc chung của quá trình phiên
mã………………………………………………
1.2. phiên mã ở prokaryote…………………………………………………………….
1.3. Phiên mã ở eukaryote………………………………….
…………………………
2. Dịch mã………………………………………………. 17
……………………………
2.1. Hoạt hóa axit amin……………………….
………………………………………
2.2. Cơ chế dịch mã…………………………………….
……………………………..
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP………………………………………………………….. 21
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN 50
NGHỊ…………………………………………….

Danh mục các hình


Hình 1. Trắc nghiệm cis.
Hình 2. Trắc nghiệm strans
Hình 3. I.Những sai hỏng trên cùng 1 gen thì không bù đắp được biểu hiện kiểu hình đột
biến. II. Sai hỏng trên hai gen khác nhau tạo ra kiểu dại.
Hình 4. Cấu trúc chung của 1 gen
Hình 5. Vùng mã hóa của gen
Hình 6. Cấu trúc một operon ở sinh vật nhân sơ.
Hình 7. Cấu trúc một gen ở sinh vật nhân thực.
Hình 8. Phiên mã của các gen trên phân tử ADN
Hình 9. Phiên mã ở các gen liên kết
Hình 10. Vị trí khởi động Prômôter
Hình 11. Promoter UV5 ở operon Lac
Hình 12. Trình tự nucleotit phổ biến ở các promoter
Hình 13. Phức hệ khởi đầu phiên mã
Hình 14. Giai đoạn kéo dài
Hình 15. Kết thúc phiên mã
Hình 16. Cấu trúc kẹp tóc
Hình 17. Kết thúc phụ thuộc Rho
Hình 18. Phức hệ khởi đầu phiên mã.
Hình 19. Phức hợp trung gian và sự biến đổi nhiễm sắc thể.
Hình 20. Hình thành mũ mARN
Hình 21. Gắn đuôi poli A
Hình 22. Quá trình cắt nối exon – intron
Hình 23. Một số kiểu tái tổ hợp exon ở gen sản xuất kháng thể
Hình 24. Phiên mã ở nhân sơ và nhân thực
Hình 25. Hoạt động gắn axit amin vào tARN tương ứng
Hình 26. Tiểu thể 16S của ribôxôm gắn vào vị trí Shin - Dalgano
Hình 27. Phức hệ khởi đầu phiên mã ở sinh vật nhân sơ và nhân thực
Hình 28. Hoạt động kéo dài chuỗi poliribonucleotit
Hình 29. Kết thúc dịch mã
Hình 30. Tổng hợp protein tiết khỏi tế bào trên ER
Hình 31. Phân tử mARN nhân thực khi tiến hành dịch mã
PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Thế kỉ XXI được coi là thế kỉ của khoa học và công nghệ trong lĩnh vực Sinh học,
trong đó những cơ chế phân tử tiếp tục được làm rõ và tăng cường phát minh các ứng
dụng đem lại lợi ích cho cộng đồng trong việc bảo vệ sức khỏe. Chúng ta được chứng
kiến lịch sử phát triển của khoa học nói chung, trong đó có lĩnh vực sinh học đó là đi từ
việc miêu tả thế giới xung quanh đa dạng và phong phú, đến giải thích chúng về sự thích
nghi hợp lí và tìm hiểu về cơ sở của những sự đa dạng và thích nghi đó ở mức phân tử, và
đỉnh cao nhất là dựa trên những hiểu biết ở mức phân tử để phát triển thành các ứng dụng
điều khiển nó nhằm đem lại lợi ích cho con người. Những lí thuyết cơ bản diễn ra ở mức
phân tử về gen và hoạt động tạo ra các sản phẩm của gen càng được làm rõ, tuy nhiên khi
tìm hiểu về nội dung này trong quá trình dạy học ở bậc phổ thông hiện nay, tôi nhận thấy
có một số vấn đề về lí thuyết liên quan. Vấn đề chủ yếu đó là tính thống nhất trong nội
dung các tài liệu về di truyền trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, nhất là khi tôi dành
thời gian đối chiếu độ trùng hợp về kiến thức giữa các tài liệu di truyền khi các tác giả
viết hoặc dịch tham khảo hoặc lấy lại các tài liệu dẫn đến các nội dung có thể sai một
cách đồng bộ. Sau khi đối chiếu với các tài liệu về di truyền trong các sách y học và các
tài liệu tiếng Anh tôi cũng tổng hợp được một số nội dung mà cảm thấy cần thống nhất và
làm rõ, đó là lí do tôi chọn và viết nội dung chuyên đề ‘gen và hoạt động phiên mã, dịch
mã’.
II. MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ.
Cung cấp cho học sinh một hệ thống lí thuyết cơ bản và chuyên sâu về các khái
niệm và quá trình phiên mã, dịch mã đảm bảo phù hợp với mức độ nhận thức ở học sinh
phổ thông. Chuẩn hóa các khái niệm liên quan giúp học sinh có nền tảng kiến thức căn
bản tốt và chính xác.
Sử dụng các câu hỏi vận dụng lí thuyết nhằm khắc sâu kiến thức, được xây dựng từ
cơ bản đến nâng cao. Phần lớn câu hỏi với nội dung mới được sưu tầm và dịch từ các tài
liệu hoặc đề thi ở các nước nhằm giúp các em củng cố lí thuyết.

PHẦN II. NỘI DUNG


A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC.
I. GEN.
1. Sự phát triển về khái niệm gen.
1.1. Quan niệm của Mendel và Morgan về gen.
Khi nghiên cứu và giải thích các kết quả của các phép lai trên đối tượng đậu Hà
Lan, Mendel đã cho rằng mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân
tố di truyền trong cặp tồn tại cạnh nhau nhưng không hòa lẫn vào nhau. Mặc dù những
suy đoán về nhân tố di truyền Mendel cũng chưa hiểu về bản chất vật chất là gì nhưng có
thể hình dung bản chất vật chất của các nhân tố di truyền. Sau này, người đầu đầu tiên
đưa ra thuật ngữ về gen là Johannsen – 1909.
Học thuyết nhiễm sắc thể của Morgan và các cộng sự đã xác định rõ ràng hơn về
khái niệm gen và đề xuất phương pháp lập bản đồ các định vị trí gen bằng các tái tổ hợp.
Cho rằng, gen là đơn vị cơ sở và không thể chia nhỏ của vật chất di truyền cả về cấu trúc
và chức năng; chúng liên kết trên nhiễm sắc thể theo chiều dọc và có bản chất ADN.
1.2. Giả thuyết 1 gen – 1 enzym của Beadle và Tatum.
Xuất phát từ một gợi ý của Garrod vào năm 1902 khi nghiên cứu về chứng rối loại
chuyển hóa alkapton niệu, nguyên nhân do sai hỏng một enzym trong con đường chuyển
hóa axit amin phenylalanin thành tiroxin. Năm 1941, để làm sáng tỏ ý tưởng trên, Baedle
và Tatum đã gây đột biến ở nấm Neurpsporora (T327 – Campell), sau khi tìm hiểu rõ con
đường chuyển hóa họ đã đề xuất giả thuyết một gen – một enzym, nhiều nghiên cứu đã
chính xác hóa lại là một gen – một chuỗi polipeptit.
1.3. Quan niệm của Benzer về các đơn vị cấu trúc và chức năng di truyền.
Từ năm 1957 đến năm 1961, Benzer khi nghiên cứa trên phagơ T 4 cho thấy gen
theo quan niệm của Morgan còn có thể chia thành đơn vị nhỏ hơn, đó là các cistron.
Khi cho lai các thể đột biến của cùng một gen có nguồn gốc độc lập nhau khi cho lây
nhiễm cho phagơ thì thu được phagơ kiểu dại. Điều này chỉ có thể giải thích bằng việc
xảy ra tái tổ hợp bên trong của gen. Từ đó ông đưa ra khái niệm cistron nghĩa là đơn vị
chức năng di truyền không chia nhỏ. Để kiểm chứng điều này, sử dụng phân tích bổ sung
(cis – trans hay còn gọi cis-trans test).

Hình 1. Trắc nghiệm cis.

Hình 2. Trắc nghiệm strans.


Kết quả test-trans cho thấy giới hạn của một đơn vị chức năng: khi hai đột biến
cùng thuộc về một gen thì mỗi bộ gen mang hai bản sao sẽ không tạo ra các sản phẩm đủ
chức năng do vậy xuất hiện kiểu hình đột biến. Như vậy theo nghĩa hẹp thì có thể hiểu
cistron là một đoạn xác định ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay là
một gen cấu trúc. Mỗi cistron tồn tại trên một locus trên nhiễm sắc thể, mã hóa cho một
mARN.

Hình 3. I. Những sai hỏng trên cùng 1 gen thì không bù đắp được biểu hiện kiểu hình đột
biến. II. Sai hỏng trên hai gen khác nhau tạo ra kiểu dại.
Tuy nhiên những hiểu biết hiện nay về di truyền vi khuẩn thì một gen có thể mã
hóa nhiều hơn một loại prôtêin, trên cùng một mARN có thể tổng hợp cho nhiều chuỗi
polipeptit, đó là các mARN đa cistron gặp ở các operon(cụm gen) ở vi khuẩn.
Gen là một đoạn của phân tử ADN hay ARN (virut) mang thông tin mã hóa cho
một chuỗi polipeptit hoặc một phân tử ARN.
2. Cấu trúc của một gen và phân loại gen.
Theo nghĩa hẹp thì bản chất của gen là một đoạn ADN hoặc ARN(ở vi rut) mang
thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipeptit hoặc một phân tử ARN
có chức năng nhất định, ngoài ra gen cũng bao gồm các trình tự điều hòa giúp nó biểu
hiện (promoto, operato, enhancer, terminater…
2.1. Cấu trúc gen.
Về cơ bản các gen thường có hai phần, phần mang mã di truyền (vùng mã hóa)
dùng để phiên mã sang phân tử mARN và phần ADN mang trình tự điều khiển hoạt động
của gen.

Hình 4. Cấu trúc chung của 1 gen.


(1) Vùng điều hòa: Vị trí nhận biết (promoter) của enzym ARN – polimeraza để thực hiện
quá trình phiên mã, nằm ngược dòng vị trí bắt đầu phiên mã, trên mạch không làm khuôn.
Cần phân biệt trình tự điều hòa trên gen (promoter, enhancer, silencer, operato…) tác
động điều hòa gen trên cùng phân tử ADN (kiểu cis) và gen điều hòa (điều hòa gen bằng
các protein điều hòa).
(2) Vùng mã hóa: mang thông tin quy định trình tự sắp xếp các axit min trong chuỗi
polipeptit. Vùng ADN mang mã di truyền được phiên mã sang phân tử mARN có chiều
5’ – 3’, tuy nhiên không phải tất cả mọi phiên mã trên mARN đều được dịch mã thành
chuỗi polipeptit. Ở đầu 5’ của mARN có chứa đoạn trình tự không được dịch mã kí hiều
5’UTR, còn gọi là đoạn dẫn đầu, nằm ngay phía trước (ngược dòng) bộ ba mở đầu AUG.
Vùng không dịch mã đầu 3’ nằm ngay sau bộ ba kết thúc dịch mã (stop codon: UAA;
UAG hoặc UGA) kí hiệu 3’UTR. Cả sinh vật nhân sơ và nhân thực đều có các vị trí này
để tham gia vào quá trình điều hòa dịch mã, trình tự các nucleotit từ bộ ba mở đầu AUG
đến bộ ba kết thúc trên mARN tạo nên một khung đọc mở (ORF).
Hình 5. Vùng mã hóa của gen.
Đối với sinh vật nhân sơ, các gen thường có liên quan với nhau về chức năng phân
bố gần nhau và cùng chung một một promoter tạo thành một cụm gen gọi là operon. Các
gen trong một operon khi phiên mã tạo nên một phân tử mARN tương ứng với nhiều gen
gọi là mARN đa cistron, tạo nên vùng mã hóa liên tục. Tuy nhiên, mỗi cistron có vị trí mã
mở đầu và mã kết thúc riêng nên quá trình dịch mã xảy ra độc lập với nhau và giữa các
gen cũng các đoạn đệm (spacer) đó là các trình tự không dịch mã.

Hình 6. Cấu trúc một operon ở sinh vật nhân sơ.


Ngược lại, ở sinh vật nhân thực mỗi đơn vị phiên mã thường chỉ ứng với một gen đơn lẻ
và khung đọc mở có thể bị gián đoạn bởi các trịnh tự không dịch mã là các intron, các
đoạn intron này sẽ bị cắt bỏ trước khi phân tử mARN tham gia quá trình dịch mã.

Hình 7. Cấu trúc một gen ở sinh vật nhân thực.


(3) Vùng kết thúc: mang trình tự tín hiệu kết thúc phiên mã, nằm xuôi dòng, đầu 3’ mạch
không làm khuôn.
Về lý thuyết, hai mạch của ADN đều có thể trở thành cách mạch khuôn để tiến hành
phiên mã (nghĩa là thông tin di truyền của gen thực chất chỉ trên một mạch). Tuy nhiên
xét trong phạm vi một gen thì chỉ một mạch có chiều (3’ – 5’) được dụng làm khuôn để
phiên mã. Mạch này còn được gọi với một số tên khác như: mạch khuôn, mạch đối nghĩa;
mạch không mã hóa. Mạch còn lại (5’ - 3’) được gọi là mạch không làm khuôn hay
mạch mã hóa hay mạch mang nghĩa.
Hầu hết các gen phân bố ngẫu nhiên trên nhiễm sắc thể, tuy nhiên có một số gen tổ chức
thành nhóm hoặc cụm gen. Có hai kiểu cụm gen là các cụm gen có liên quan với nhau về
chức năng tạo thành một ôpêron ở vi khuẩn và các họ gen ở sinh vật nhân thực.
2.2. Phân loại gen.
- Dựa vào vai trò của các sản phẩm của gen, người ta phân biệt gen cấu trúc và gen điều
hòa.
+ Gen cấu trúc: Gen mã hóa các chuỗi polipeptit hay ARN cần cho các hoạt động trao
đổi chất của tế bào: enzym, prôtêin cấu trúc.
+ Gen điều hòa: Gen mã hóa cho các phân tử prôtêin có chức năng điều hòa sự biểu hiện
các gen khác. Về cấu tạo gen này cũng tương tự gen cấu trúc.
Ngoài ra, người ta còn đưa ra khái niệm gen giả, thực chất gen giả cũng là một gen nhưng
do quá trình đột biến, các sai sót trên gen này ở vùng promoter làm mất khả năng nhận
biết của enzym ARN –polimeraza nên chúng không được hoạt động. Tuy nhiên các gen
giả cũng là vị trí có thể tích lũy nhiều đột biến cho quá trình tiến hóa.
Năm 1951, Mc Clintock người Mỹ công bố về các yếu tố di truyền vận động (transposon)
có thể di chuyển vị trí, hiện tại phát hiện ở sinh vật nhân sơ và nhân thực đều có.
II. HOẠT ĐỘNG PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ.
1. Phiên mã.
1.1. Nguyên tắc chung trong phiên mã gen ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
Quá trình phiên mã có các đặc điểm chung sau đây:
(1) Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN bằng cách sử dụng một mạch làm khuôn
3’ – 5’ của ADN, do đó chiều mạch ARN luôn là 5’→ 3’. Như vậy, chỉ một trong hai
mạch của gen sử dụng để phiên mã tạo ra phân tử ARN có trình tự các nucleotit giống với
mạch còn lại, chỉ khác nhau vị trí T được thay bởi U. Hai mạch của gen, mạch được sử
dụng phiên mã(3’-5’) gọi là mạch khuôn, mạch còn lại được gọi với tên như: mạch không
làm khuôn, mạch mã hóa. Cần nhớ rằng trong hai mạch của ADN đều có thể dùng làm
khuôn để phiên mã nhưng với mỗi gen chỉ có một mạch làm khuôn.

Hình 8. Phiên mã của các gen trên phân tử ADN


(2) Diễn ra nhờ enzym ARN – polimeraza, ngoài ra còn có các protein tham gia hỗ
trợ khởi đầu và kết thúc phiên mã.

Hình 9. Phiên mã ở các gen liên kết


(3) Các ribonucleotit triphotphat tham gia (ATP, UTP, GTP, XTP) vừa là nguyên
liệu và cung cấp năng lượng cho enzym.
(4) Quá trình diễn ra gồm ba bước:
+ Mở đầu: Sự liên kết của ARN-polimeraza vào promoter nhằm xác định
được chính xác mạch làm khuôn và tổng hợp một số ribonucleotit đầu tiên. Tuy nhiên, để
ARN-polimeraza gắn vào promoter thì cần có các protein hỗ trợ dẫn đường còn gọi là các
yếu tố phiên mã.
+ Kéo dài: Giai đoạn tiếp tục tổng hợp chuỗi ARN đến hết gen.
+ Kết thúc phiên mã: Giải phóng mARN và enzym ARN –polimeraza ra
khỏi mạch khuôn.
1.2. Phiên mã ở prokaryote.
1.2.1. Giai đoạn khởi đầu.
Quá trình phiên mã thường không bắt đầu tại một vị trí ngẫu nhiên trên ADN mà sẽ
phải tại điểm bắt đầu của gen. Đó là vị trí đặc hiệu để ARN –polimeraza liên kết vào,
đoạn trình tự khởi động (promoter) nằm ngược dòng (-10) và (-35) so với vị trí bắt đầu
phiên mã, với các nucleotit đặc thù là TATA còn gọi hộp TATA hay hộp pribnow.

Hình 10. Vị trí khởi động Prômôter


Hình 11. Promoter UV5 ở operon Lac

Hinh 12. Trình tự nucleotit phổ biến ở các promoter.


ARN – polimeraza là một haloenzyme được cấu tạo từ nhiều đơn vị và được chia làm hai
phần chính là: enzyme lõi + yếu tố σ.
+ Thành phần lõi lại được cấu tạo từ 5 tiểu phần nhỏ là (α2ββ’ω), vai trò của enzyme lõi
là nhận biết promoter và kéo dài quá trình tổng hợp ARN.
+ Thành phần σ (sigma) giúp enzyme ARN –polimeraza bám chặt hơn vào promoter và
có thể bắt đầu một cách chính xác. Trong tổng hợp invitro, nếu thiếu thành phần σ thì
enzym lõi vẫn bám được vào ADN nhưng ở các vị trí ngẫu nhiên. Khi quá trình tổng hợp
chuỗi ARN được khoảng 10 nucleotit thì thành phần σ thoát khỏi haloenzym để có thể
tham gia vào phiên mã ở vị trí khác và giúp tăng tốc độ tổng hợp và tạo lỗ thoát cho chuỗi
ARN.
Ban đầu thành phần enzyme lõi sẽ liên kết vào điểm khởi đầu tại vị trí -35 tuy nhiên lúc
này hai mạch ADN vẫn chưa tách ra (phức hệ đóng), chỉ khi ARN-polimeraza bám chặt
hơn vào vị trí giữa -11 và + 3 (tức là bao gồm các nucleotit ở vị trí +1) thì hình thành
phức hệ mở, sợi làm khuôn được bộc lộ để bắt dầu phiên mã.

Hình 13. Phức hệ khởi đầu phiên mã.


1.2.2. Giai đoạn kéo dài.
Phức hệ enzym lõi tiếp tục trượt để lắp rắp các ribonucleotit theo nguyên tắc bổ
sung (A với U, G với X và ngược lại) với mạch làm khuôn vào đầu 3’ của ARN đang
tổng hợp. Phân tử mARN đang kéo dài đầu 5’ có một đoạn dao động về số lượng đơn
phân ứng với đoạn không được dịch mã 5’UTR và cuối đầu 3’ sau bộ ba kết thúc có đoạn
theo sau (3’UTR).

Hình 14. Giai đoạn kéo dài.


1.2.3. Giai đoạn kết thúc.
Quá trình phiên mã sẽ dừng lại khi có tín hiệu kết thúc trên ADN, sự kết thúc sẽ
đánh dấu bằng việc ARN –polimeraza tách khỏi ADN và giải phóng ARN.

Hình 15. Kết thúc phiên mã


Ở vi khuẩn có hai kiểu kết thúc phiên mã đó là tín hiệu kết thúc phụ thuộc Rho và không
phụ thuộc Rho.
+ Kết thúc không phụ thuộc Rho: trình tự kết thúc là một cấu trúc đặc biệt gốm hai trình
tự đối xứng nhau giàu GC. Tiếp theo sau là một loạt khoảng 8 nucleotit Adenin sẽ được
phiên mã thành U. Khi enzym phiên mã vượt qua vị trí trình từ này đến đoạn có vị trí các
Adenin thì ở phía trước hình thành kẹp tóc. Cấu trúc này phá vỡ sự gắn kết giữa enzym
phiên mã và mạch khuôn, giải phóng ARN.

Hình 16. Cấu trúc kẹp tóc.


+ Kết thúc phụ thuộc Rho: bản chất là một loại protein có sử dụng năng lượng ATP để
gắn vào sản phẩm phiên mã và kéo ARN ra khỏi enzym và khuôn gen. Tuy nhiên, ở vi
khuẩn thì quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra đồng thời nên cơ chế này thường giảm
hiệu quả khi các ARN đang có riboxom dịch mã với nhân sơ, chỉ ARN nào đang phiên
mã ở quá đầu tận cùng của gen hoặc operon.

Hình 17. Kết thúc phụ thuộc Rho.


1.3. Phiên mã ở eukaryote.
1.3.1. Vùng điều hòa hoạt động của gen.
Ở vị trí đầu 5’ của gen, mang những trình tự nucleotit đặc hiệu có vai trò điều hòa
hoạt động và biểu hiện của gen bao gồm:
+ Promoter: Là một trình tự nucleotit có thể lên tới hàng ngàn nucleotit, nằm ngược
dòng vị trí xảy ra phiên mã (+1) và có vai trò khởi đầu và kiểm soát số lượng mARN
được tạo ra. Thường thì vùng này cũng chứa các trình tự nucleotit đặc thù TATA có vị trí
ở -25 đến -30 nucleotit, giúp xác định chính xác vị trí khởi đầu phiên mã. Ngoài ra người
ta cũng xác định được ở các gen nhân thực còn có một trình tự khác ít đặc thù hơn trình
tự TATA là trình tự CCAAT ở vị trí -75 đến -80 có vai trò tăng cường hiệu quả phiên mã.
Tuy nhiên, ở các gen quản gia người ta lại không tìm thấy hai trình tự này mà thay vào đó
promoter lại rất giàu GC.
+ Vị trí gắn vùng đặc hiệu mô: Là trình tự ADN gắn với protein giúp gen cấu trúc sản
xuất protein đặc hiệu cho từng mô.
+ Vùng tăng cường phiên mã(enhancer): Trình tự các nucleotit nằm ngược chiều (đầu
5’) hoặc xuôi chiều (đầu 3’) có tác dụng gắn với các yếu tố phiên mã làm tăng hiệu quả
phiên mã.
1.3.2. Vùng được phiên mã.
Gen sinh vật chứa các đoạn exon và intron nằm xen kẽ nhau. Các đoạn intron được
bắt đầu bằng GT và kết thúc AG chúng sẽ bị cắt bỏ trước khi ARN tham gia dịch mã.
Ngoài ra, phía đầu 5’ và 3’ gen của vùng được phiên mã còn có trình tự không dịch mã
khác có vai trò điều hòa.
1.3.3. Enzym ARN – polimeraza.
Khác với sinh vật nhân sơ chỉ có một loại thì ở sinh vật nhân thực có 3 loại, kí hiệu
ARN –polimeraza I hay (pol I), ARN –polimeraza II (pol II) và ARN –polimeraza III (pol
III).
+ Pol I: phiên mã cho 3 trong số 4 loại rARN (18S; 28S và 5,8S).
+ Pol II: phiên mã cho các gen cấu trúc tổng hợp protein cho tế bào.
+ Pol III: phiên mã cho các tARN và ARN riboxom 5S, ngoài ra một số ARN kích thước
nhỏ như snARN.
1.3.4. Các yếu tố giúp ARN –polimeraza khởi đầu phiên mã.
Khác với gen ở sinh vật nhân sơ chỉ cần thêm yếu tố σ thì gen sinh vật nhân thực
cần thêm các yếu tố khởi đầu gọi là yếu tố phiên mã tổng quát. Ngoài ra sự phức tạp trong
cấu trúc của nhiễm sắc thể cũng đòi hỏi thêm rất nhiều các yếu tố hỗ trợ giúp khới động
quá trình phiên mã.
Các yếu tố phiên mã tổng quát bởi chúng trên tất cả các gen có pol II hoạt động
phiên mã, chúng đóng vai trò thu hút ARN –polimeraza II, theo thứ tự gắn vào ADN:
TFIID(hay TBP), TFIIA, TFIIB, Pol II, TFIIF, TFIIE, TFIIH(giống helicaza ở vi khuẩn)
và J tạo nên phức hệ khởi đầu phiên mã. Khi sự khởi đầu quá trình phiên mã diễn ra thì sẽ
giải phóng enzym pol II khỏi phức hệ để thực hiện sự kéo dài chuỗi ARN nhờ TFIIH sử
dụng ATP để photphoryl hóa enzym pol II, phức hệ khởi đầu giống một bệ phóng cho pol
II.
Hình 18. Phức hệ khởi đầu phiên mã.
Ngoài ra, một số các yếu tố khác giúp hỗ trợ quá trình khởi đầu:

Hình 19. Phức hợp trung gian và sự biến đổi nhiễm sắc thể.
- Giai đoạn kéo dài phiên mã ở gen sinh vật nhân thực giống như ở sinh vật nhân sơ, tuy
nhiên ở đây còn có sự tham gia của các yếu tố hỗ trợ.
1.3.5. Sự biến đổi ARN mới được tổng hợp.
Quá trình phiên mã ở gen sinh vật nhân thực diễn ra ở trong nhân tế bào, đó là phân
tử mARN sơ khai (preARN). Trước khi được vận chuyển qua lỗ màng nhân ra tế bào chất
để thực hiện phiên mã thì nó sẽ được hoàn thiện gắn mũ, cắt bỏ intron, gắn đuôi poli A.
+ Khi phân tử ARN được tổng hợp được khoảng 25 bp thì phía đầu 5’ của ARN được gắn
mũ guanin.

Hình 20. Hình thành mũ mARN


+ Khi enzym ARN –pol II di chuyển đến vị trí trình tự kết thúc phiên mã thì sẽ gặp tín
hiệu gắn đuôi poli A, mỗi ARN được gắn khoảng 200 - 250 Adenin vào đầu 3’. Mặc dù,
ARN được gắn đuôi poli A nhưng enzym phiên mã vẫn trượt tiếp một đoạn dài theo quán
tính để phiên mã một đoạn ARN nữa trước khi dừng lại, tuy nhiên đoạn ARN sẽ bị phân
giải ngay sau đó.
Hình 21. Gắn đuôi poli A.
+ Quá trình cắt các intron và nối exon.
Nhờ hoạt động của phức hệ cắt nối gồm ARN và protein tạo nên phức hệ cắt nối
(Spliceosome).

Hình 22. Quá trình cắt nối exon – intron.


Quá trình cắt nối các intron cũng xảy ra sự biên tập lại các exon do đó có thể tạo
nên các ARN khác nhau từ cùng một gen, thường mỗi loại mô chỉ có một kiểu biên tập.
Một số đột biến điểm ở vị trí intron có thể biến một intron thành một exon, quá trình dịch
mã tạo ra protein mất chức năng.

Hình 23. Một số kiểu tái tổ hợp exon ở gen sản xuất kháng thể
- Phân tử mARN sau khi hoàn thiện sẽ chui qua lỗ màng nhân ra ngoài để thực hiện dịch
mã, có sự khác nhau giữa gen ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.

Hình 24. Phiên mã ở nhân sơ và nhân thực.


2. Dịch mã.
2.1. Hoạt hóa axit amin.
Thực chất của giai đoạn này là các phản ứng gắn các axit amin tự do trong tế bào
chất vào các tARN đặc thù nhờ xúc tác của loại enzim tương ứng aminoacyl – tARN
synthetaza, ATP và Mg2+. Một số tARN cùng vận chuyển cho một loại axit amin có thể
cùng được xúc tác bởi một loại enzim.
Hình 25. Hoạt động gắn axit amin vào tARN tương ứng.
2.2. Cơ chế dịch mã.
Quá trình dịch mã ở sinh vật nhân sơ và ở sinh vật nhân thực tương tự nhau và đều
được chia thành 3 giai đoạn: khởi đầu, kéo dài và kết thúc.
2.2.1.Khởi đầu dịch mã.
Quá trình dịch mã bắt đầu khi tiểu đơn vị bé của riboxom bám vào mARN tại vị trí
codon mở đầu AUG, bộ ba này mã hóa cho axit amin mở đầu là methionin.
Ở sinh vật nhân sơ, tiểu đơn vị bé sẽ gắn với mARN tại một trình tự đặc hiệu gọi
là Shine – Dalgarno (5’AGGAGGU3’) nằm gần vị trí khởi đầu dịch mã, sau đó di chuyển
vào vị trí mã mở đầu AUG.

Hình 26. Tiểu thể 16S của ribôxôm gắn vào vị trí Shin - Dalgano
Ở sinh vật nhân thực, tiểu đơn vị nhỏ có thể nhận biết mũ đầu 5’ của mARN, sau
đó trượt đến khi gặp bộ ba AUG đầu tiên.
Khi tiểu thể nhỏ đã ổn định tại vị trí mã mở đầu thì phân tử tARN mang axit amin mở đầu
methionin tiến vào gắn với mARN tại vị trí mã mở đầu AUG. ở vi khuẩn thì methionin bị
cải biến bằng cách gắn thêm nhóm foocmyl (HCO) vào có ý nghĩa khóa nhóm NH2 đầu N
của chuỗi peptit và định hướng quá trình polime hóa theo một hướng từ đầu N đến đầu C.
Khi có sự kết cặp đối mã giữa phức hệ tARN – Met với mARN và tiểu thể nhỏ thì hình
thành phức hệ khởi đầu dịch mã.
Tuy nhiên cần hiểu rằng để hình thành được phức hệ khởi đầu dịch mã cần có sự tham gia
của các loại prôtêin, gọi là các yếu tố khởi đầu dịch mã. ở vi khuẩn có 3 loại kí hiệu IF1,
IF2, IF3. ở sinh vật nhân thực thì có nhiều prôtêin tham gia hơn (ít nhất 9 loại), bên cạnh
đó cũng cần cung cấp ATP cho quá trình hoạt động của các protein trên.

Hình 27. Phức hệ khởi đầu phiên mã ở sinh vật nhân sơ và nhân thực.
Cần lưu ý:
+ Ở sinh vật nhân sơ thì bộ ba khởi đầu dịch mã trên mARN thường là AUG, nhưng đôi
khi bắt gặp là GUG hoặc UUG.
+ Có hai loại tARN vận chuyển axit amin methionin nhưng chỉ có một loại dùng để khởi
đầu dịch mã còn loại kia dung để nhận ra bộ ba AUG khác trên mARN.
+ tARN mang axit amin mở đầu methionin đi thẳng vào vị trí P của ribôxôm mà không đi
qua vị trí A như tất cả các tARN mang axit amin sau đó.
2.2.2. Kéo dài dịch mã.
Khi phức hệ khởi đầu hình thành thì tiểu đơn vị lớn sẽ gắn vào tạo nên riboxom
hoàn chỉnh có hai vị trí gắn cho tARN, trong đó vị trí P đã có tARN mang axit amin mở
đầu và còn lại vị trí A đang trống. Quá trình kéo dài bắt đầu khi tARN mang axit amin
thứ hai tiến vào vị trí A tương ứng với bộ ba thứ hai trên mARN. Lúc này nhờ xúc tác của
hai loại enzim là tARN deacylase cắt liên kết giữa aminoaxit và tARN và sự xúc tác của
enzim peptidyl transferaza hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và axit amin
kế tiếp.
Quá trình tiếp tục khi riboxom dịch chuyển sang một bộ ba kế tiếp trên mARN, sự
dịch chuyển này đẩy tARN mang axit amin mở đầu sang vị trí E của riboxom và tARN
mang axit amin thứ 2 sang vị trí P và để vị trí A trống. Tiếp theo tARN–aa3 đi vào vị trí
trống A và đối mã phù hợp với codon trên mARN thì liên kết peptit tiếp theo được hình
thành giữa axit amin thứ hai và thứ 3.
Việc kéo dài chuỗi polipeptit có sự tham gia của các phân tử protein gọi là các yếu
tố kéo dài như EF-Tu và EF-Ts ở vi khuẩn hay eEF-1 ở sinh vật nhân thực.

Hình 28. Hoạt động kéo dài chuỗi poliribonucleotit


2.2.3. Kết thúc dịch mã.
Khi riboxom bắt gặp bộ ba kết thúc trên mARN ở vị trí A thì lúc này sẽ không có
tARN nào mang axit amin đi vào mà thay vào đó protein được gọi là yếu tố kết thúc dịch
mã RF(hay nhân tố giải phóng RF) sẽ xâm nhập vị trí A. Sự có mặt của enzim peptidyl
transferaza sẽ xúc tác việc liên kết chuỗi polipeptit với phân tử nước tạo đầu COOH ,hai
tiểu phần riboxom cũng tách rời nhau.
Hình 29. Kết thúc dịch mã
Một vài điểm lưu ý:
+ Trên thực tế cùng thời điểm thì trên mARN có rất nhiều riboxom cùng trượt gọi là
poliriboxom hay polixom tạo ra các chuỗi polipeptit giống nhau.
+ Sau khi chuỗi peptit được tổng hợp thì thường axit amin mở đầu sẽ bị cắt khỏi chuỗi
nhưng một số trường hợp ở sinh vật nhân thực lại được giữ lại.
+ Chuỗi polipeptit sau tổng hợp sẽ được biến đổi trước khi trở thành phân tử prôtêin chức
năng bằng cách gắn thêm các nhóm lipit, hay oligosacarit, metyl hóa hoặc phổ biến là cắt
bỏ một số trình tự của chuỗi, thường là đoạn dẫn đầu chuỗi. Mỗi chuỗi polipeptit được
tổng hợp sẽ có một đoạn trình tự dẫn đầu khoảng 20 axit amin, đoạn này sẽ quyết định
cho việc chuỗi peptit đó sẽ tồn tại trong tế bào hay được xuất ra bên ngoài tế bào.

Hình 30. Tổng hợp protein tiết khỏi tế bào trên ER


+ Trong quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực thì mARN của chúng bị bẻ cong làm cho
đầu 5’ và đuôi poliA tiến lại gần nhau nhờ các cầu nối tạo bởi prôtêin.

Hình 31. Phân tử mARN nhân thực khi tiến hành dịch mã.
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Giả sử em tìm thấy một trình tự ADN gần giống với trình tự của một gen đã biết
nhưng chúng lại khác nhau rõ rệt ở một vài cặp nucleotit. Bằng cách nào mà em có thể
xác định được trình tự nucleotit mới tìm thấy có phải là một gen biểu hiện chức năng hay
không?
HD.
- Sử dụng kĩ thuật PCR để làm tăng số bản sao của đoạn AND.
- Cách 1: Sử dụng kĩ thuật lai Souther blot với đoạn mồi lấy từ AND của gen đã biết, tuy
nhiên cách này không đảm bảo được có đúng 1 gen hay không.
- Cách 2: Sử dụng ARN tổng số chiết xuất từ tế bào có gen đã biết, sau đó tiến hành lai
với đoạn AND được biến tính xem mức độ bắt cặp giữa AND – ARN.
- Sử dụng enzim cắt giới hạn và thiết kế tạo AND tái tổ hợp để kiểm tra sản phẩm của gen
tạo ra.
Câu 2. Dưới đây là một đoạn trình tự nucleotit thuộc vùng mã hóa của một gen quy định
chuỗi polipeptit có 300 aa mang bộ ba tương ứng mã mở đầu và chưa xác định được đầu
tận cùng (3’ và 5’) của đoạn gen này.
AGATGTAGTAXGGAATTGATXXAGTAAGTXATTX
TXTAXATXATGXXTTAAXTAGGTXATTXAGTAAG
a. Dựa vào trình tự nucleotit của gen trên, hãy nêu cách xác định mạch làm khuôn cho
quá trình phiên mã của gen. Viết trình tự nucleotit của đoạn mARN được phiên mã từ
đoạn gen này với các đầu tận cùng (3’ hoặc 5’) và viết kí hiệu +1 cho bộ ba khởi đầu dịch
mã.
b. Không thay đổi cách viết thứ tự các nucleotit, hãy viết lại trình tự nucleotit của đoạn
gen đã cho và bổ sung mũi tên chỉ chiều phiên mã, kí hiệu mã mở đầu (+1) và các đầu tận
cùng (3’ hoặc 5’) trên hai sợi của đoạn gen này.
Hướng dẫn.
a. - Vì đoạn ADN ứng với vùng mã hóa của gen, nên nếu mạch trên là mạch mã hóa thì
mARN sẽ có trình tự giống mạch này trong đó vị trí của T thay bới U, cụ thể là:
mARN: AGAUGUAGUAXGGAAUUGAUXXAGUAAGUXAUUX
Khi đọc từ trái sang phải tính từ mã mở đầu AUG thì đều xuất hiện mã kết thúc (bộ ba
gạch dưới) ngay phía sau và nó sẽ không đảm bảo đủ cho 300 aa, nên mạch này không
thể là mạch mã hóa.
- Nếu mạch dưới là mạch mã hóa:
UXUAXAUXAUGXXUUAAXUAGGUXAUUXAGUAAG
Tính từ trái sang phải thì có mã mở đầu AUG nhưng cách một mã lại xuất hiện mã kết
thúc. Tính từ phải sang trái thì có bộ ba mã mở đầu AUG và không xuất hiện mã kết thúc.
Vậy mạch phía dưới tính từ phải sang trái là mạch mã hóa.
5’AGATGTAGTAXGGAATTGATXXAGTAAGTXATTX3’
3’TXTAXATXATGXXTTAAXTAGGTXATTXAGTAAG 5’
b.
5’AGATGTAGTAXGGAATTGATXXAGTAAGTXATTX3’
3’TXTAXATXATGXXTTAAXTAGGTXATTXAGTAAG5’
+1
Câu 3. Quá trình phiên mã và dịch mã của một gen ở tế bào 1 loài sinh vật được minh
họa bởi hình vẽ sau:

Hãy cho biết:


a. Sinh vật trên thuộc nhóm nào? Giải thích.
b. Quá trình phiên mã của gen trên thực hiện theo chiều nào, đánh số (3’ hoặc 5’) vào các
đầu có kí hiệu A, B, C trên hình? Giải thích.
c. Do sánh độ dài của sản phẩm tổng hợp của ribôxôm D và E tại cùng một thời điểm
đang xét?
d. Khi các quá trình của D và E kết thúc thì sản phẩm sơ khai của chúng có giống nhau
không? Vì sao. Cho rằng không xảy ra đột biến.
Hướng dẫn.
a. Sinh vật nhân sơ, vì: quá trình phiên mã diễn ra đồng thời với quá trình dịch mã.
b. Chiều phiên mã từ B đến A dựa vào độ dài các mARN tạo ra. Các đầu được đánh số:
(B): 3’; (A) 5’ và (C) 5’. Vì quá trình phiên mã diễn ra trên mạch khuôn theo chiều 3’ đến
5’ và mARN tạo ra có chiều 5’ đến 3’.
c. Sản phẩm sơ khai của D và E đó là các chuỗi polipeptit có trình tự nucleotit giống
nhau. Vì các riboxom cùng trượt qua các bộ ba giống nhau.
Câu 4. Hai mạch phân tử ADN của phagơ  có khác nhau về hàm lượng GC của chúng.
Do tính chất này, hai mạch có thể được tách ra nhờ sử dụng nồng độ Cese clorua. Khi các
ARN của phagơ được tổng hợp từ tế bào nhiễm nó, người ta phát hiện nó lai được với cả
2 mạch của ADN (ADN – ARN). Điều này gợi ý cho bạn điều gì? Bạn có thể kiểm tra
suy nghĩ đó như thế nào?
Hướng dẫn
- Vì ARN thu được lai được với cả hai mạch của ADN điều này có nghĩa là cả hai mạch
của ADN đều được dùng để tổng hợp ARN. Trên thực tế chúng ta đều biết rằng, chỉ 1
trong hai mạch của gen được dùng làm khuôn để phiên mã. Kết quả này gợi ý cho chúng
ta một điều là các bản sao khác nhau của gen đã sử dụng các mạch ADN khác nhau làm
khuôn.
- Có thể kiểm nghiệm dự đoán bằng cách tinh sạch một phân tử ARN dùng để dịch mã
cho 1 loại protein cụ thể sau đó tiến hành lai với bộ gen, kết quả chỉ một sợi ADN được
lai với ARN tinh sạch.
Câu 5. Cả sinh vật nhân sơ và nhân thực đều xảy ra những hoạt động khác ở phân tử
mARN khi enzim ARN-polimeraza vẫn đang tiến hành phiên mã trên khuôn của ADN.
Hãy nêu những những hoạt động khác đó?
Hướng dẫn
- Ở sinh vật nhân sơ, khi mARN đang được tổng hợp thì ở đầu 5’ các riboxom sẽ gắn vào
và tiến hành dịch mã, trong khi đầu 3’ vẫn đang phiên mã.
- Ở sinh vật nhân thực thì khi phiên mã vẫn đang diễn ra ở đầu 3’ thì đầu 5’ diễn ra các
hoạt động gắn mũ guanin và cắt nối exon.
Câu 6. Khi người ta tiến hành phân tích một đoạn ADN trên nhiễm sắc thể được lấy ra từ
một tế bào tách ra từ một mô thì thấy có cả các thành phần prôtêin trên đó. Theo bạn,
những loại prôtêin nào có thể tìm thấy trong đó?
Hướng dẫn
- Các loại protein có thể tìm thấy: Histon; ADN-polimeraza; ARN-polimeraza; các yếu tố
phiên mã; protein TBP, Rho…
Câu 7. Ở sinh vật nhân sơ, yếu tố  có chức năng gì? Ở sinh vật nhân thực loại protein
nào sẽ có chức năng tương đương?
Hướng dẫn
- ARN-pol là một haloenzim và yếu tố  là một thành phần trong đó, yếu tố này giúp cho
ARN-pol liên kết chính xác vào promoter ở vị trí -35 và -10 để có thể bắt đầu phiên mã.
- Ở sinh vật nhân thực, các yếu tố phiên mã chung GTF và protein TBP sẽ giúp cho ARN-
pol liên kết chính xác vào trình tự TATA của promoter.
Câu 8. Tại sao ARN chỉ được tạo ra từ sợi ADN khuôn mẫu mà không phải từ cả hai sợi
của gen?
Hướng dẫn
- Đối với mỗi gen, thì chỉ một mạch được sử dụng làm khuôn tổng hợp ARN, mạch đó là
mạch khuôn mẫu, mạch còn lại gọi là mạch mã hóa hoặc mạch không làm khuôn.
Phân tử ARN được tạo ra sẽ có trình tự nucleotit giống mạch không làm khuôn, chỉ khác
là các vị trí của T được thay bằng U.
- Trong trường hợp nếu cả hai mạch của 1 gen được dùng làm khuôn để phiên mã thì nó
sẽ tạo ra hai loại chuỗi polipeptit khác nhau và cho chức năng khác nhau, gây rối loạn tế
bào. Ngoài ra, khi có hai loại ARN nó sẽ hình thành dạng mạch kép và sẽ bị phân hủy
ngay sau đó.
Câu 9. Có điểm nào giống nhau giữa bong bóng sao chép ADN và bong bóng phiên mã
có ở sinh vật nhân thực hay không? Giải thích.
Hướng dẫn
- Có.
- Cả hai quá trình đều cần một lượng lớn các phức hệ enzim tham gia và cả hai đều cần sự
tham gia của helicaza tại các chạc ba.
Tuy nhiên, quá trình sao chép ADN thì xảy ra theo hai chiều ở bóng sao chép và xảy ra
trên cả hai mạch ADN làm khuôn, còn phiên mã thì chỉ diễn ra một chiều và trên mạch
làm khuôn.
Câu 10. Một nhà nghiên cứu đã gây đột biến tế bào nhân sơ bằng cách chèn các đoạn
ADN. Bằng cách này, cô ấy đã tạo ra đột biến sau:
- Ban đầu: TTGACAT 15 đến 17 nucleotit TATAAT
- Đột biến: TATAAT 15 đến 17 nucleotit TTGACAT
a. Trình tự này đại diện cho điều gì?
b. Bạn nghĩ hậu quả của tác động này là gì? Giải thích.
Hướng dẫn
a. Trình tự này đại diện cho vùng điều hòa -35 và -10, nơi có vị trí bám chính xác nhất
của enzim ARN-polimeraza, đặc biệt là yếu tố sigma ở các gen của vi khuẩn.
b. Các vị trí chuyển vị không phải là trình tự kết nối với yếu tố sigma, do đó nó không
được công nhận là promoter.
Câu 11. a. Bạn có một gen của nấm men với chức năng quy định sự tổng hợp cho 1
enzim chuyển hóa các chất. Bạn muốn sản xuất enzim này trong tế bào vi khuẩn E.coli,
bạn có nghĩ rằng promoter của nấm men sẽ không hoạt động trong vi khuẩn E.coli?
b. Sau khi bạn thay đổi lại dụng promoter của vi khuẩn thay cho promoter của nấm men,
bạn thấy phân tử mARN được tổng hợp từ gen này nhưng nó lại có chiều dài gấp đôi
mARN tổng hợp trong tế bào nấm men. Bạn giải thích điều này thế nào?
Hướng dẫn
a. Đối với promoter của sinh vật nhân sơ và nhân thực có khác nhau ở một số trình tự và
vị trí. Đối với nấm men, trình tự promoter ở vị trí bảo thủ TATA ở -30, trong khi ở vi
khuẩn có trình tự -35 và -10. Đây là hai trình tự mà tại đó yếu tố sigma của haloenzim
ARNpolimeraza bám vào chính xác để bắt đầu phiên mã.
b. Có hai lý do có thể khiến mRNA dài hơn dự kiến. Đầu tiên, nhiều gen của sinh vật
nhân chuẩn có chứa intron, và vi khuẩn sẽ không có bộ máy cắt - nối cần thiết để loại bỏ
chúng. Thứ hai, kết thúc sự phiên mã không giống nhau ở vi khuẩn và nấm men; các trình
tự cần thiết đối với sự kết thúc chính xác ở E. coli sẽ không được mong đợi trong gen
nấm men.
Câu 12. a. Bạn có một gen của nấm men với chức năng quy định sự tổng hợp cho 1
enzim chuyển hóa các chất. Bạn muốn sản xuất enzim này trong tế bào vi khuẩn E.coli,
bạn có nghĩ rằng promoter của nấm men sẽ không hoạt động trong vi khuẩn E.coli?
b. Sau khi bạn thay đổi lại dùng promoter của vi khuẩn thay cho promoter của nấm men,
bạn thấy phân tử mARN được tổng hợp từ gen này nhưng nó lại có chiều dài gấp đôi
mARN tổng hợp trong tế bào nấm men. Bạn giải thích điều này thế nào?
Hướng dẫn
a. Đối với promoter của sinh vật nhân sơ và nhân thực có khác nhau ở một số trình tự và
vị trí. Đối với nấm men, trình tự promoter ở vị trí bảo thủ TATA ở -30, trong khi ở vi
khuẩn có trình tự -35 và -10. Đây là hai trình tự mà tại đó yếu tố sigma của haloenzim
ARNpolimeraza bám vào chính xác để bắt đầu phiên mã.
b. Có hai lý do có thể khiến mRNA dài hơn dự kiến. Đầu tiên, nhiều gen của sinh vật
nhân chuẩn có chứa intron, và vi khuẩn sẽ không có bộ máy cắt - nối cần thiết để loại bỏ
chúng. Thứ hai, kết thúc sự phiên mã không giống nhau ở vi khuẩn và nấm men; các trình
tự cần thiết đối với sự kết thúc chính xác ở E. coli sẽ không được mong đợi trong gen
nấm men.

Câu 13. Hãy vẽ minh họa 1 gen có hai intron quy định tổng hợp protein ở sinh vật nhân
thực. Điền đầy đủ các vị trí cần thiết của gen đó và bản phiên mã mARN sơ khai và
mARN chức năng tại tế bào chất. Lưu ý, vị trí promoter trên gen dùng ().
Hướng dẫn

Câu 14. Khi nghiên cứu các alen của một gen quy định sự tổng hợp protein của ruồi giấm
(Drosophila) người ta phát hiện ra một số đột biến điểm như sau:
a. Xảy ra trong vùng mã hóa của exon.
b. Xảy ra trong intron.
c. Xảy ra trong promoter.
d. Xảy ra ở vị trí giữa intron – exon.
1. Hãy nêu hậu quả có thể xảy ra của từng đột biến trên đối với thành phần, số lượng của
axit amin trong chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp?
2. Dự đoán tần số xảy ra ở dạng nào trong số (a – d) sẽ xảy ra với tần số cao nhất? Giải
thích.
Hướng dẫn
1.
a. Nếu đột biến xảy ra trong exon, có thể có các trường hợp sau:
- Đột biến làm xuất hiện bộ ba mới nhưng đồng nghĩa với bộ ba cũ nên chuỗi polipeptit
không thay đổi so với ban đầu.
- Đột biến làm xuất hiện bộ ba mới khác nghĩa, nhưng khác nghĩa thì có thêm 1 axit amin
mới.
- Đột biến làm thay đổi bộ ba mở đầu dịch mã (AUG) sẽ làm cho chuỗi polipeptit ngắn
lại, hoặc không được tổng hợp.
- Đột biến mất/ thêm cặp nucleotit làm dịch khung đọc làm xuất hiện nhiều aa mới từ
điểm xảy ra hoặc chuỗi peptit ngắn lại nếu xuất hiện mã kết thúc.
b. Đột biến không làm thay đổi thành phần axit amin của chuỗi peptit.
- Do intron không tham gia dịch mã.
c. Đột biến xảy ra trong promoter.
- Nếu đột biến xảy ra tại các trình tự bảo thủ thì có thể ảnh hưởng đến sự liên kết của các
yếu tố phiên mã và ARN-polimeraza, do đó có thể dẫn đến tắt gen.
d. Khi đột biến xảy ra làm thay đổi các nu quan trọng làm cho 1 intron có thể biến thành
exon hoặc ngược lại làm thay đổi dịch khung đọc. Thành phần axit amin bị thay đổi.
2. Dạng b xảy ra với tần số cao nhất, vì đột biến xảy ra tại các intron sẽ không gây ảnh
hưởng đến chức năng của protein nên được tích lũy, do đó tần số đột biến cao.
Câu 15. Dưới đây là thành phần của hai phân tử ADN mạch kép từ hai loài vi khuẩn khác
nhau. Các sản phẩm ARN của chúng cũng được phân tích trong bảng dưới.
Loài (A+T)/(G+X) (A+U)/(G+X) (A+G)/(U+X)
Bacillus subtilis 1.36 1.30 1.20
E. coli 1.0 0.98 0.80
a. Dữ liệu này có giúp bạn xác định được ARN được tổng hợp từ một trong hai mạch
đơn của ADN hay có thể trên cả hai mạch?
b. Dữ liệu có giúp bạn xác định được ARN được tổng hợp là mạch đơn hay mạch kép
không? Giải thích.
Hướng dẫn
a. Không.
- Chúng ta không thể xác định được mạch nào của AND làm khuôn, vì cũng không
đủ dữ liệu để xác đinh được có mối liên hệ mật thiết giữa % của mạch hoặc vùng
nào của mạch đơn sẽ làm khuôn.
b. Nếu ARN sợi kép thì tỉ số (A + G)/ (U + X) = 1, vì A = U và G = X.
Như vậy, ARN của E.coli không thể là sợi kép.
Riêng của Bacillus subtilis thì có tỉ số này là 1.02, điều này cho thấy ARN của loài
này có thể là mạch kép, nhưng cũng có thể là mạch đơn nếu như số purin và
pirimidin chỉ là ngẫu nhiên.
Câu 16. Một gen người ban đầu được xác định là có 3 exon và 2 intron. Các exon lần lượt
là 456, 224 và 524 bp, trong khi các intron là 2,3 kb và 4,6 kb.
a. Hãy vẽ gen này, trên đó thể hiện được: vị trí promoter; intron, exon, điểm +1 bắt
đầu phiên mã và điểm kết thúc phiên mã.
b. Điều đáng ngạc nhiên là gen này có thể mã hóa cho hai phân tử mARN và chỉ có
224 nucleotit chung. Phân tử mARN ban đầu có 1204 nucleotit. Phân tử mARN
còn lại có 2524 nucleotit. Bạn sử dụng hình ở phần a, để minh họa cho vùng ADN
phiên mã cho hai phân tử ARN này?
Hướng dẫn
a.

b.
- Nhận thấy cả hai mARN đều có điểm chung là có 224 nucleotit, điều này cho thấy
exon này sẽ tham gia chung ở cả hai phân tử.
- Với phân tử mARN có 1024 nucleotit thì có thể xác định là tổng của ba exon: 256 +
224 + 524 = 1024 nucleotit.
- Phân tử mARN có 2524 nucleotit thì có thể bằng 2,3 kb + 224 = 2524, nghĩa là một
đoạn intron 2,3 kb đã được tổ hợp vào mARN, tuy nhiên không loại trừ một cơ chế cắt
nối nào khác mà ngẫu nhiên tạo ra số liệu như vậy.
Câu 16*. Trong khi làm việc ở phòng thí nghiệm, bạn phân lập được một phân tử mARN
từ loài C. elegans. Bạn nghi ngờ rằng, phân tử mARN này có vai trò quyết định đến sự
phát triển bình thường của phôi. Giả sử rằng bạn có thể tạo được dạng mạch kép của phân
tử mARN này. Hãy thiết kế một thí nghiệm mà bạn có thể kiểm tra sự nghi ngờ của mình
là đúng?
Hướng dẫn
- Bạn tạo được phân tử mARN sợ kép nghĩa là có 1 mạch mã hóa và 1 mạch mang
thông tin bổ sung. Điều này nếu xảy ra trong tế bào với một mARN của một gen thì
nó sẽ khởi động cơ chế tắt gen (ngăn chặn gen hoạt động). Cơ chế:

-
- Cụ thể là nó sẽ kích hoạt các protein bám vào và cắt nó tạo ra các dicer và tạo ra
miARN, các phân tử này sẽ liên kết với gen, làm tắt gen.
- Như vậy, bằng cách chuyển phân tử mARN sợi kép này vào tế bào phôi sớm hoặc
trứng của C.elegans, nếu như cơ chế trên được khởi động và làm tắt gen, sự phát
triển phôi sẽ bất thường thì điều giả thiết bạn đang nghĩ là đúng.
Câu 17. Sử dụng cấu trúc một phần tư của cấu trúc của phân tử hemoglobin cho dưới đây.

Hãy dựa vào cấu trúc để giải thích, tại sao một đột biến trong cấu trúc của protein xảy ra
trong tiểu đơn vị β lại có thể được ngăn chặn bởi đột biến gen ở tiểu đơn vị α?
Hướng dẫn
- Một đột biến trong tiểu đơn vị β ngăn cản liên kết của tiểu đơn vị α và β sẽ ngăn cản sự
hình thành cấu trúc bậc bốn và ảnh hưởng đến chức năng của protein.
- Một đột biến bổ sung trong tiểu đơn vị α đã hình thành khả năng liên kết với tiểu đơn vị
β đột biến sẽ cho phép hình thành một cấu trúc bậc bốn bình thường cấu trúc và ngăn
chặn hiệu quả đột biến ở β.
Câu 18. Các phân tử ARN vận chuyển (tARN) là những cấu trúc điển hình cho những
ARN không quy định protein. Dựa vào hình A (dạng đặc thù của các phân tử ARN) và B
(hai phân tử ARN ở nấm men, 1-mang axit amin glutamin và 2 – mang axit amin
phenylalanin) dưới đây.

Hãy cho biết ý nghĩa của các cấu trúc trong phân tử tARN và điều gì xảy ra nếu đột biến
xảy ra ở một trong các nucleotit xảy ra trong cấu trúc của tARN thì cơ thể mang các đột
biến đó có biểu như thế nào?
Hướng dẫn
- Cấu trúc không gian ba chiều đặc thù của các phân tử ARNt có dạng chữ L. Sự bảo thủ
về cấu trúc của tất cả các tARN có ý nghĩa quan trọng, giúp cho qua trình đối mã và đi
vào trong các cấu trúc riboxom phù hợp về không gian.
- Một đột biến xảy ra ở các vị trí nucleotit có thể làm mất đi cấu trúc đặc thù cấu trúc
dạng L sẽ làm mất chức năng hoặc suy giảm hiệu quả chức năng khiến nó bị loại bỏ khỏi
cơ chế của dịch mã.
- Các dạng đột biến như vậy có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ dịch mã nếu như cấu trúc
dạng đột biến làm suy giảm hiệu quả hoặc mất hoàn toàn khả năng tham gia vào dịch mã.
- Tuy nhiên, ở các thể đột biến thì cũng không gây hậu quả nghiêm trọng do:
+ Số bản sao của gen tARN cũng rất nhiều, do đó nó có thể tạo ra các tARN bình thường
để thay thế các dạng đột biến.
+ Các tARN là bản sao sơ cấp nên lỗi có thể xảy ra ở lần phiên mã nào đó, còn các lần
phiên mã khác bình thường, trừ khi đột biến xảy ra trong gen quy định các tARN.
Câu 19. rARN (ARN riboxom) cũng là một ví dụ điển hình về các ARN chức năng. Dựa
vào hình dưới đây về cấu trúc của một rARN ở sinh vật nhân sơ.

Hãy dựa vào hình về cấu trúc của phân tử rARN trên hay nêu tầm quan trọng về cấu trúc
của rARN?
Hướng dẫn
- Phần lớn các cấu trúc trong phân tử rARN có dạng sợi kép. Các cấu trúc này phù hợp
cho việc liên kết với các phân tử protein riboxom vào các rãnh lớn (rãng chính).
- Các phân tử rARN cũng tương tác với các phân tử ARN khác như với mARN trong dịch
mã.
- Kích thước của rARN cũng chỉ ra tính phức tạp về chức năng của chúng.
- Trình tự rARN 16S ở vi khuẩn giúp chúng liên kết bổ sung với mARN tại trình tự Shine
– Dalgarno hướng cho đơn vị 30S gắn vào mARN tại codon mở đầu và ngoài ra cùng
giúp tiểu phần 30S gắn kết ổn định với mARN và với tiểu phần lớn 50S.
Câu 20. Một đột biến vô nghĩa ở tARN xảy ra có thể khắc phục dạng đột biến xuất hiện
mã kết thúc sớm trong một gen kiểu dại biểu hiện không sinh trưởng thành dạng sinh
trường gần giống dạng ban đầu, tuy nhiên nó không hoàn toàn được như dạng ban đầu
(phát triển bất thường). Bạn có thể đưa ra lí do để giải thích cho sự hồi biến không hoàn
toàn này không?
Hướng dẫn.
- Một chất ức chế vô nghĩa là một đột biến trong tRNA sao cho bộ ba đối mã của nó có
thể bắt cặp bazơ với một codon kết thúc. Theo cách này, một mã kết thúc đột biến (đột
biến vô nghĩa) có thể được đọc qua và polypeptit có thể được tổng hợp đầy đủ.
+ Tuy nhiên, tRNA đột biến có thể lắp cho một axit amin không được mã hóa trong vị trí
đó đúng trong gen ban đầu. Ví dụ, codon UCG (serine) là thay vào đó là UAG trong đột
biến vô nghĩa.
+ Đột biến ức chế có thể ở tRNA cho tryptophan sao cho bo ba anticodon của nó hiện
nhận ra UAG thay vì UGG. Trong quá trình dịch mã ở thể đột biến kép, dịch mã đặt
tryptophan vào vị trí của codon kết thúc ở thể đột biến. Điều này cho phép tiếp tục dịch
mã nhưng không đặt tryptophan vào đúng vị trí là serine trong gen kiểu dại.
+ Điều này có thể tạo ra một protein không hoạt động và một tế bào "không hoàn toàn
kiểu dại" - Một cách giải thích khác là sự dịch mã của gen đột biến không phải là hiệu
quả và việc kết thúc sớm vẫn xảy có thể xảy ra. Điều này sẽ dẫn đến ít sản phẩm hơn và
một lần nữa, trạng thái “không chính xác là loại kiểu dại”.
Câu 21. Trước khi bản chất thực sự của quá trình dịch mã được hiểu một cách đày đủ,
người ta đã tin rằng thông tin di truyền đã được đọc một cách chồng chéo. Ví dụ như trình
tự: GCAUC thì sẽ được đọc là GCA, CAU, AUC.

Bạn hãy đưa ra một thí nghiệm để kiểm tra ý tưởng này?
Hướng dẫn
- Chỉ cần một sự thay đổi trong một nucleotit đơn lẻ cũng dẫn đến sự thay đổi về thành
phần của 3 loại axit amin trong protein.
- Việc thay đổi 1 đến 2 axit amin liền kề sẽ hiếm hơn hơn cả ba thay đổi, điều này sẽ
không phù hợp với những gì quan sát được trong protein.
- Tương tự như vậy có thể thêm một nucleotit sẽ làm thay đổi 1 trong 4 axit amin. Các
thử nghiệm sẽ cứ tiếp tục như vậy sẽ kiểm tra được.
Câu 22. Nếu một polyribonucleotide chứa một lượng bằng nhau của adenin và bazơ
uracil được phân bố ngẫu nhiên, tỷ lệ bộ ba của nó sẽ mã hóa:
a. phenylalanin.
b. isoleucine.
c. leucine.
d. tyrosine.
Hướng dẫn
a. phenylalanin được quy định bởi hai loại bộ ba là UUC và UUU, trong poliribonucleotit
trên chỉ xuất hiện dạng ngẫu nhiên UUU với xác suất: ½ x ½ x ½ = 1/8.
b. Các codon của isoleucine là AUU, AUC và AUA. Trong đo, AUC không thể tồn tại
trong ARN này. Xác suất của AUU là (1/2) (1/2) (1/2) = 1/8 và xác suất của AUA là (1/2)
(1/2) (1/2) = 1/8. Do đó, tổng xác suất là 1/4.
c. Các codon cho leucine là UUA, UUG, CUU, CUC, CUA và CUG, của mà chỉ UUA
mới có thể tồn tại trong ARN này. Nó có xác suất là (1/2) (1/2) (1/2) = 1/8.
d. Các codon cho tyrosine là UAU và UAC, trong đó chỉ UAU có thể tồn tại. Nó có xác
suất là (1/2) (1/2) (1/2) = 1/8.
Câu 23. Bạn tổng được 3 phân tử mARN với các thành phần và tỉ lệ các nucleotit ngẫu
nhiên cho ở các trường hợp dưới đây:
a. Tỉ lệ U : C = 1 : 5.
b. Tỉ lệ A : C : U = 1: 1 : 4.
c. Tỉ lệ A : C : G : U = 1:1:1:1.
Trong hệ thống tổng hợp protein in vitro, hãy chỉ ra tỷ lệ của các axit amin sẽ được kết
hợp vào protein khi mỗi mRNA này được dịch mã.
Hướng dẫn
a. Tỉ lệ U : C = 1: 5, nên U = 1/6 và C = 5/6.

Chuỗi peptit: 1 Phe : 25 Pro : 5 Ser : 5 Leu


b. Tương tự, trong đó có các bộ ba kết thúc, chuỗi peptit: 80 Phe: 40 Leu : 24 Ile: 24 Ser:
20 Tyr: 6 Pro: 6 Thr: 5 Asn: 5 His: 1 Lys: 1 Gln.
c. Tất cả các axit amin được tìm thấy theo tỷ lệ trong bảng mã.
Câu 24. Trong hệ thống dịch mã của sinh vật nhân thực (chứa dịch chiết tế bào từ sinh
vật nhân chuẩn) liệu một loại protein có được tạo ra bởi mARN của vi khuẩn? Nếu
không, tai sao không?
Hướng dẫn.
Khởi đầu quá trình dịch mã ở sinh vật nhân chuẩn cần có các yếu tố khởi đầu (eIF4a, b,
và G) liên kết với mũ 5´ của mRNA. Bởi vì sinh vật nhân sơ mRNA không có mũ 7G,
quá trình dịch sẽ không xảy ra.
Câu 25. Liệu một hệ thống dịch mã có chứa tiểu đơn vị lớn của ribosome từ E. coli và
tiểu đơn vị ribosome nhỏ từ nấm men (một tế bào eukaryote) có thể thực hiện chức năng
tổng hợp prôtêin? Giải thích lý do tại sao có và tại sao không.
Hướng dẫn.
- Không có khả năng.
- Mặc dù các bước dịch và các thành phần của ribosome giống nhau ở cả sinh vật nhân
thực và sinh vật nhân sơ, ribosome thì không giống hệt nhau.
- Kích thước của cả hai đơn vị ở sinh vật nhân chuẩn đều lớn hơn và nhiều các tương tác
cụ thể và phức tạp phải diễn ra giữa các các đơn vị do đó sẽ không thể thực hiện được
trong một hệ thống số.
Câu 26. Các đột biến làm thay đổi một axit amin đơn lẻ trong trung tâm hoạt động của
một enzym có thể dẫn đến việc tổng hợp một lượng enzym không hoạt động ở dạng kiểu
dại. Bạn có thể nghĩ về các vùng khác trong protein nơi có thể có sự thay đổi axit amin
đơn lẻ khác cũng cho kết quả như vậy không?
Hướng dẫn.
Những thay đổi axit amin đơn lẻ ở vị trí quan trọng có thể dẫn đến những thay đổi trong
quá trình gấp protein hoặc các sửa đổi sau dịch mã. Bất kỳ thay đổi nào trong số này có
thể dẫn đến hậu quả tương tự.
Câu 27. Bằng chứng nào ủng hộ quan điểm cho rằng ARN ribosome quan trọng hơn
thành phần các prôtêin của ribôxôm?
Hướng dẫn.
- Dấu hiệu đầu tiên về tầm quan trọng của rRNA là việc phát hiện ra ribozyme (hoạt tính
xúc tác như enzim).
- Các nghiên cứu về cấu trúc đã chỉ ra rằng trung tâm chức năng trong tiểu đơn vị 30S và
ở trung tâm peptidyl transferase (hình thành liên kết peptit) trong tiểu đơn vị 50S được
cấu tạo hoàn toàn bằng rRNA và các điểm tiếp xúc quan trọng trong các trung tâm này
thể hiện thông qua mối liên hệ tRNA / rRNA.
Câu 28. Giải thích tại sao thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn (dạng ức chể hoạt động của tiểu
đơn vị lớn rb), chẳng hạn như erythromycin và Zithromax, lại không gây hại cho chúng
ta.
Hướng dẫn.
- Thuốc kháng sinh cần nhắm mục tiêu có chọn lọc các cấu trúc và chức năng của vi
khuẩn cần thiết cho cuộc sống nhưng cũng rất độc đáo hoặc đủ khác biệt nhằm tránh gây
hại cho các vật chủ.
- Ribosom của vi khuẩn ở tiểu đơn vị lớn phù hợp với các tiêu chí này vì chức năng của
nó rõ ràng là cần thiết nhưng cấu trúc của nó là đủ khác với tiểu đơn vị lớn của ribosome
ở sinh vật nhân thực.
- Trong khi các bước tổng hợp protein nhìn chung tương tự nhau, các ribosome của sinh
vật nhân thực có kích thước lớn hơn và nhiều thành phần hơn. Những khác biệt này làm
cho nó có thể phát triển thuốc liên kết đặc hiệu với ribosome của vi khuẩn nhưng có ít
hoặc không có ái lực với ribosome của sinh vật nhân thực.
Câu 29. Tại sao phần lớn các gen ở sinh vật nhân thực tham gia mã hóa cho các enzim
kinaza?
Hướng dẫn.
- Hầu hết các protein hoạt động bằng cách tương tác với các protein khác.
- Hầu hết các tương tác protein-protein thiết yếu này được điều chỉnh bởi sự thay đổi
bằng cách phosphoryl hóa /dephosphoryl hóa.
- Kinase là các enzym xúc tác cho quá trình phosphoryl hóa (gắn nhóm photpho). Do đó,
sự phức tạp của hệ thống tương tác này cần thiết cho các hoạt động sống phức tạp của
sinh vật đa bào.
Câu 30. Hệ thống miễn dịch của chúng ta tạo ra nhiều protein khác nhau để bảo vệ chúng
ta khỏi virus và nhiễm trùng do vi khuẩn. Các công ty công nghệ sinh học phải sản xuất
số lượng lớn trong số các protein miễn dịch này để thử nghiệm trên người và cuối cùng là
bán cho công chúng. Kết thúc của công đoạn này, các nhà khoa học của họ thiết kế các tế
bào vi khuẩn hoặc tế bào của người để kiểm tra các protein miễn dịch này.
Giải thích tại sao protein được phân lập từ môi trường nuôi cấy vi khuẩn thường không
hoạt động, trong khi các protein tương tự được phân lập từ các tế bào nuôi cấy từ người
vẫn hoạt động (chức năng).
Hướng dẫn.
- Nuôi cấy tế bào vi khuẩn và tế bào người đều có khả năng tạo ra cùng một polypeptit từ
cùng một mRNA, nhưng điều đó không có nghĩa là protein sẽ hoạt động chức năng như
nhau.
- Nhiều protein cần được vận chuyển và chế biến để trở thành các enzim chức năng và
kiểm soát cần thiết cho quá trình xử lý như vậy không phải là phổ biến.
- Các protein được sản xuất và phân lập từ hệ thống nuôi cấy tế bào của con người sẽ
chứa các hoạt động cần thiết sửa đổi cần thiết cho chức năng protein của con người trong
khi đó rất ít xảy ra ở vi khuẩn.
Câu 31. Một đột biến thêm một cặp nucleotit và một đột biến mất một cặp nucleotit xảy
ra trong khoảng 15 vị trí khác nhau làm cho chuỗi polipeptit từ
Lys–Ser–Pro–Ser–Leu–Asn–Ala–Ala–Lys thành Lys–Val–His–His–Leu–Met–Ala–Ala–
Lys
a. Bạn sử dụng bảng mã di truyền và xác định phân tử mARN cũ và mới?
b. Xác định cặp nucleotit đã thị thêm và mất?
Hướng dẫn.
- Dạng đột biến thêm/mất làm thay đổi khung đọc của mARN tuy nhiên cần xác định
thếm dựa trên tính thoái hóa của mã di truyền.
-
Câu 32. Bạn đang nghiên cứu một gen ở E. coli quy định một loại protein. Một phần của
trình tự là –Ala–Pro–Trp–Ser–Glu–Lys–Cys–His–
Bạn tìm hiểu về một số đột biến này liên quan đến việc tổng hợp nên các enzim không có
chức năng, bạn đã phát hiện ra như sau:
- Đột biến 1: –Ala–Pro–Trp–Arg–Glu–Lys–Cys–His–
- Đột biến 2: –Ala–Pro–
- Đột biến 3: –Ala–Pro–Gly–Val–Lys–Asn–Cys–His–
- Đột biến 4: –Ala–Pro–Trp–Phe–Phe–Thr–Cys–His–
Xác định chuỗi ADN này và cơ sở phân tử của mỗi đột biến?
Hướng dẫn.
- Đột biến 1: Một sự thay thế đơn giản của Arg cho Ser, cho thấy một nucleotide thay đổi.
Hai codon cho Arg là AGA và AGG, và một codon cho Ser là AGU. Vị trí U của codon
mã hóa Ser có thể được thay thế bằng A hoặc G.
- Đột biến 2: Mã hóa Trp (UGG) thay đổi thành codon kết thúc (UGA hoặc UAG).
- Đột biến 3: Đã xảy ra hai đột biến lệch khung:
5´ – GCN CCN (–U) GGA GUG AAA AA (+ U hoặc C) UGU (hoặc C) CAU (hoặc C) –
3´.
Đột biến 4: Sự nghịch đảo xảy ra sau Trp và trước Cys. DNA ban đầu trình tự (với cả hai
sợi được hiển thị cho khu vực đảo ngược) là
3´–CGN GGN ACC TCA CTT TTT ACA(or G) GTA(or G) –5´
5´– –AGT GAA AAA– –3´
Do đó, trình tự RNA bổ sung là 5´–GCN CCN UGG AGU GAA AAA UGU/C CAU/C–
3’
mARN: 5´–GCN CCN UGG AGU GAA AAA UGU/C CAU/C–3´
Mạch ADN: 3´–CGN GGN ACC AAA AAG TGA ACA/G GTA/G–5´
mARN bổ sung: 5´–GCN CCN UGG UUU UUC ACU UGU/C CAU/C–3´
Câu 33. Trong chương này, bạn đã được giới thiệu một đột biến vô nghĩa xảy ra trong
gen tổng hợp tARN. Tuy nhiên, đột biến ức chế cũng xảy ra trong gen tổng hợp protein.
a. Sử dụng cấu trúc bậc ba của phân tử β -globin để giải thích tại sao đột biến làm mất
chức năng của protein.
b. Bây giờ có một vấn đề đặt ra là một đột biến thứ hai xảy ra ở vị trí khác trong phân tử
protein lại có thể ngăn chặn được đột biến này và đưa phân tử protein này trở về dạng
bình thường hoặc gần bình thường?
Hướng dẫn
- Việc gấp đúng cách phụ thuộc vào trình tự axit amin và cần thiết cho chức năng của
protein. Một sự thay thế axit amin làm gián đoạn sự gấp nếp chính xác của tiểu đơn vị β
sẽ gây ra sự mất chức năng của protein vì cấu trúc bậc ba không thể hình thành.
- Nếu một đột biến tiếp theo ở một vùng khác của β bổ sung cho đột biến đầu tiên bằng
cách ít nhất một phần tái lập bình thường mô hình gấp, cấu trúc bậc ba đầy đủ có thể hình
thành và đột biến đầu tiên sẽ bị ức chế.
Ví dụ: nếu sự liên kết giữa các điểm A và B dẫn đến trong cách gấp thích hợp, một đột
biến làm thay đổi A sẽ phá vỡ quá trình gấp và gây ra mất chức năng. Một đột biến tiếp
theo đã thay đổi B để nó có thể liên kết với đột biến A sẽ thiết lập lại chức năng gấp và
bình thường.
Câu 34. Các thành phần riboxom của sinh vật nhân sơ và nhân thực được thể hiện ở hình
dưới đây.
Dựa vào hình này bạn có nghĩ ràng phân tử rARN 23S ở tiểu phần lớn của sinh vật nhân
sơ có thể thay thể được cho phân tử ARN 28S của sinh vật nhân thực được không? Giải
thích câu trả lời của bạn.
Hướng dẫn
- Không thể chắc chắn có thể thay thế được. Vì:
+ Hình ảnh cho thấy kích thước và cấu trúc của chúng có sự khác biệt điều này có thể
đồng nghĩa với việc liên kết của protein riboxom với chúng. Tuy nhiên cũng không phải
chỉ dựa vào hình ảnh mà có thể chắc chắn được chúng không thể thay thế được cho nhau.
+ Mặt khác, Tiểu thể 50S của riboxom sinh vật nhân sơ chỉ có 31 phân tử protein, còn
tiểu thể 60S của sinh vật nhân thực lại tới 49 phân tử protein, điều này cũng cho thấy mỗi
phân tử ARN có cách liên kết khác nhau khi hình thành cấu trúc tạo nên các tiểu thể lớn,
quyết định đến hiệu quả về chức năng của chúng.
+ Cả rb của nhân sơ và nhân thực đều thể hiện tính chặt chẽ về cấu trúc trong việc liên kết
với các yếu tố khác trong dịch mã, phản ánh hai hướng tiến hóa khác nhau.
Như vậy, chúng ta sẽ không thể mong đợi việc thay thế lẫn nhau của hai loại trên.
Câu 35. Trong hình dưới, đầu cuối của chuỗi polipeptit (đánh kí hiệu X) trong hình xuất
hiện trong riboxom đang hoạt động được tổng hợp từ đầu 5’ hay 3’ của phân tử mARN.
Hướng dẫn
- Vị trí đánh dấu X của axit amin là vị trí đầu N (NH 2) của chuỗi polipeptit, nó sẽ là axit
amin đầu tiên được lắp ráp.
- Do các tARN luộn liên kết với axit amin ở nhóm cacboxyl (COO-) do đó để lại đầu tự
do là NH2.
- Quá trình dịch mã cũng được bắt đầu từ đâu 5’ của mARN và kết thúc ở đầu 3’ nên axit
amin này xuất hiện ở đầu 5’ của mARN.
Câu 36. Hình dưới đây mô tả quá trình tổng hợp của chuỗi polipeptit, bạn suy nghĩ xem
điều gì xảy ra với tARN khi thoát ra ở vị trí E.

Hướng dẫn
- Phân tử mARN sau khi thoát ra ở vị trí E sẽ tiếp tục trở lại tế bào chất để gắn với axit
amin tương ứng, chuẩn bị cho một hoạt động đối mã tiếp theo.
- Sự thoát ra của tARN ở vị trí E cũng cho thấy cơ chế dịch chuyển tịnh tiến của riboxom.
Câu 37. Bạn có thể đưa ra những suy đoán gì về hoạt động tiếp theo đối với hai tiểu phần
của ribôxôm sau khi kết thúc quá trình dịch mã?
Hướng dẫn
- Khi quá trình dịch mã của rb đến mã kết thúc trên mARN thì hai tiểu phần của rb sẽ tách
nhau ra.
- Các tiểu phần này có thể hợp lại tại đầu 5’ của mARN để tiếp tục dịch mã hoặc cũng có
thể hợp lại trên một mARN khác hoặc mỗi tiểu phần sẽ gắn với một tiểu phần khác để
dịch mã ở một phân tử mARN nào đó.
Câu 38. Một học sinh thực hiện lại thí nghiệm của F.Griffth với 3 mẫu vi khuẩn của 2
chủng Streptococcus pneumonia S và R trong phòng thí nghiệm và được ký hiệu là A, B
và C. Học sinh này tiến hành các thí nghiệm và kết quả ghi chép được mô tả như ở bảng
dưới:
Mẫu tiêm Đáp ứng
A Chuột chết
B Chuột sống
B+C Chết
A+B+C Chết
Dựa vào bảng ghi chép, bạn có thể xác định được các chủng A, B và C là gì không? Giải
thích.
Hướng dẫn.
- chủng A chuột chết chứng tỏ A là chủng S sống.
- Chủng B và C chuột sống chứng tỏ 1 trong hai chủng này là R hoặc chủng S đun nhiệt.
Mở rộng: Để phân biệt được hai chủng B và C thì nuôi trên hai môi trường, chủng nào có
khuẩn lạc xuất hiện là chủng B, còn chủng nào không có khuẩn lạc xuất hiện là chủng C.
Câu 39. Telomerase là enzym có khả năng hoàn thiện đoạn bị mất ở 2 đầu mút nhiễm sắc
thể của tế bào ung thư, giúp tế bào ung thư trở nên bất tử. Dựa vào cơ chế tác động của
telomerase, em hãy thử đề xuất một loại thuốc chống ung thư.
Hướng dẫn.
- Cơ chế tác dụng của telomeraza là sử dụng mạch khuôn ARN của nó để liên kết với
mạch khuôn sau đó kéo dài mạch khuôn.
- Nếu sử dụng đoạn ARN liên kết bổ sung với khuôn ARN của telomeraza thì sẽ bất hoạt
enzim này, hoặc dùng proteaza phá hủy protein liên kết với ARN của telomeraza sẽ làm
bất hoạt enzim này.
Câu 40. Cơ chế nào giải thích cho việc tuổi thọ của tế bào khác nhau ở từng mô khác
nhau, từng cá thể khác nhau? Liệu có thể có phương thuốc giúp trẻ mãi không già?
Hướng dẫn.
- Mỗi tế bào sinh dưỡng của cơ thể có số lần nguyên phân nhất định do xảy ra sự cố đầu
mút nhiễm sắc thể làm ảnh hưởng đến chức năng gen.
- Tuổi thọ của các tế bào mỗi mô khác nhau do mức độ phân chia nhiều hay ít của các tế
bào. Những tế bào ở mô phân chia nhanh chóng thì tuổi thọ ngắn và ngược lại.
- Cơ chế chọn lọc xảy ra ở các tế bào thần kinh khi không tạo được liên kết với tê bào
khác.
Câu 41. Trong phản ứng kéo dài các đại phân tử sinh học, có hai cơ chế cơ bản như hình
dưới đây. Ở dạng kéo dài loại I, gốc hoạt hóa (đánh dấu X) được giải phóng từ chuỗi đang
kéo dài. Ở dạng II, gốc hoạt hóa được giải phóng từ một đơn phân tham gia kéo dài chuỗi.
ADN và ARN được tổng hợp theo dạng nào? Giải thích.
Hướng dẫn.
- Loại I: Tổng hợp proten:
H2N-R-COOH + H-NH – R – COOH → H2N-R-CO-NH -R-COOH
- Loại II: Tổng hợp axit nucleic.
A-T-3’OH + PO4 – PO4 – PO4 – N → A-T – PO4 -N + p – p.
Câu 41. a) Khi phân tích ADN của một loài sinh vật, người ta nhận thấy tỷ lệ giữa base
purin và pirimidin lần lượt là 65% và 35%. Hãy dự đoán cơ chế sao chép của sinh vật đó.
Giải thích.
b) Khi phân tích vật liệu di truyền của một dạng sống, người ta phát hiện thấy chỉ có 3
loại nucleotit là A,U,G. Hãy trình bày cơ chế tái bản axit nucleic của dạng sống nói trên.
c) Trong quá trình sao chép in vivo, sinh vật đã cần rất nhiều loại enzym và protein tham
gia. Tại sao trong sao chép in vitro chỉ cần 1 enzym duy nhất tham gia là ADN
polymerase?
Hướng dẫn.
a. purin (A, G) và primidine(T, X), vì tỉ số này luôn bằng 1 nếu AND mạch kép. Theo bài
ra AND là dạng mạch đơn.
b. Dạng sống là virut vì có vật chất di truyền là ARN.
+ Nếu ARN thì sẽ sử dụng cơ chế phiên mã ngược ra AND sau đó phiên mã tạo ARN.
c. vì AND tổng hợp trong ống nghiệm có trình tự ngắn, mức độ cần chính xác thấp.
Mặt khác các đoạn mồi sử dụng là AND nên không cần primaze và không cần enzim nối
okazaki. Việc tách 2 mạch ADN dùng nhiệt độ gây biến tính.
Câu 42. Hiện tại, bạn đang nghiên cứu về sự tổng hợp threonin ở E.coli. Để tìm các gen
mã hóa các protein quan trọng cho tổng hợp threonin, bạn tiến hành gây đột biến để tìm
các đột biến yêu cầu bổ sung threonin cho phát triển. Bạn đã tìm thấy có 9 dòng đột biến
và tất cả đều cần bổ sung threonin vào môi trường nuôi cấy để phát triển. Sau đó bạn tiến
hành cis-trans test với tất cả các dòng đột biến bạn có. Kết quả thu được như bảng sau (+:
phát triển; -: không phát triển):
a) Có bao nhiêu gen mã hóa các enzym tham gia vào quá trình tổng hợp threonin? Giải
thích.
b) Khi xem xét quá trình tổng hợp threonin, người ta nhận thấy có 5 cơ chất tham gia vào
quá trình đó. Người ta tiến hành nuôi cấy các đột biến ở trên trong các môi trường chứa
các cơ chất khác nhau để xác định trình tự quá trình biến đổi. Kết quả thu được trình bày
ở bảng sau (+: phát triển; -: không phát triển):
A B C D E Threonine
Mt 1 - + + + + +
Mt 2 - - - - - +
Mt 4 - + - - + +
Mt 7 - + + - + +
Hãy xác định trật tự chuyển hóa của các chất A, B, C, D, E và các gen mã hóa các enzym
xúc tác sự chuyển hóa tương ứng. Giải thích.
Hướng dẫn.
a. Nguyên tắc chung của test cis – trans là các gen cùng chức năng khi đột biến không bù
được cho nhau. Còn hai gen khác nhau thì bổ sung được cho nhau.
Kết quả cho thấy 4 là một gen.
1,3,5,6,9 là một gen.
2, 8 là một gen.
b.
A →D →C →B(E) →threonine.
Các gen tương ứng: Mt1 từ A →D; mt2: Từ B(E) →threonin; Mt4: C→B (E); Mt7: D
→C.
Câu 43. Để nghiên cứu cơ chế sửa chữa ADN, các nhà di truyền học đã phân lập các đột
biến của nấm men nhạy cảm với tia UV. Có 6 đột biến đơn bội đã được phân lập.

Dựa trên kết quả của cis-trans test được trình bày ở bảng dưới, hãy cho biết có bao nhiêu
gen được xác định bởi các đột biến trên? Giải thích.
Hướng dẫn.
+ 6 là một gen; 1,2,4 là 1 gen; 3 và 5 là 1 gen.
6 có thể là một dạng luôn biểu hiện.
Câu 43. Người ta tiến hành tổng hợp nhân tạo một loại mARN gồm 3 nucleotide GUA
lặp lại nhiều lần kiểu GUAGUAGUAGUAGUAGUA... và một loại mARN gồm 3 loại
nucleotide AGA lặp lại nhiều lần kiểu AGAAGAAGAAGAAGAAGA... rồi cho vào ống
nghiệm với đầy đủ các thành phần cần thiết để các loại ARN này dịch mã. Hãy dự đoán
các chuỗi polypeptide được tổng hợp ra từ hai loại ARN này sẽ khác nhau như thế nào về
số loại chuỗi polypeptide? Giải thích. Quá trình dịch mã của các loại ARN tổng hợp nhân
tạo kiểu này có gì khác biệt với quá trình dịch mã của mARN trong tế bào?
Hướng dẫn.
- mARN nhân tạo gồm nucleotit GUA lặp lại nhiều lần kiểu (GUA)n ... dịch mã trong
ống nghiệm sẽ tạo ra được 2 loại chuỗi axit amin khác nhau vì chỉ có hai khung đọc mở.
mARN gồm 3 loại nucleotit AGA lặp lại nhiều lần kiểu (AGA)n dịch mã trong ống
nghiệm cho ra ba loại chuỗi axit amin (chuỗi polypeptid) khác nhau vì cả 3 khung đọc
đều mở.
- Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt: là do trên mARN nhân tạo không có tín hiệu ở đầu
5’ để ribosome có thể liên kết và định vị chính xác điểm khởi đầu dịch mã. Với trình tự
mARN như trên thì có thể có 2 khung đọc mở: (1) bắt đầu từ GUA, GUA,… cho ra một
chuỗi polypeptid gồm một loại axit amin; (2) bắt đầu đọc từ U sẽ cho ra mã kết thúc là
UAG, UAG là các mã kết thúc sẽ không cho ra protein; (3) đọc từ A sẽ cho ra AGU-
AGU-AGU… sẽ cho ra một chuỗi polypeptid gồm một loại axit amin khác. Đối với loại
mARN kiểu (AGA)n có 3 khung đọc mở.
- Trong tế bào, mỗi mARN khi dịch mã chỉ cho ra một loại chuỗi polypeptide vì ribosome
nhận biết ra trình tự Nu đặc biệt ở đầu 5’ của mARN và khởi đầu dịch mã từ một bộ ba
khởi đầu (AUG), trong khi đó các mARN nhân tạo kiểu này không chứa các trình tự tín
hiệu để riboxome có thể nhận biết được điểm khởi đầu dịch mã duy nhất như trong điều
kiện ở tế bào. Do vậy, riboxom có thể khởi đầu phiên mã một cách tùy tiện tại bất cứ
vùng nào của mARN. Kết quả là cùng một mARN có thể dịch mã ra các loại polypeptide
khác nhau về trình tự axit amin cũng như về chiều dài chuỗi polypeptide.
Câu 44. Đột biến gen làm xuất hiện kiểu hình trội có thể thuộc một trong số các loại đột
biến sau:
(1) alen đột biến bị mất chức năng nên cơ thể dị hợp chỉ còn một alen bình thường, không
tạo ra đủ sản phẩm để tạo ra kiểu hình bình thường (cơ thể dị hợp tử mang 1 alen đột biến
có kiểu hình bất thường); (2) alen đột biến tạo ra nhiều sản phẩm hơn so với alen bình
thường, nên cơ thể dị hợp tử mang 1 alen đột biến có kiểu hình khác thường. Bằng cách
tạo các đột biến khác nhau người ta có thể phân biệt được 2 loại đột biến này. Giải thích
cách làm.
Hướng dẫn.
- Đối với loại đột biến làm mất chức năng của gen (đột biến trội kiểu 1), ta có thể kiểm tra
bằng cách lấy cơ thể đồng hợp tử có 2 alen bình thường rồi xử lý đột biến làm mất hoàn
toàn một alen. Nếu cơ thể đột biến chỉ có một alen bình thường này cũng biểu hiện kiểu
hình giống với kiểu hình đột biến trội kiểu 1, thì đột biến đó đúng là đột biến làm mất
chức năng.
- Nếu đột biến làm tăng lượng sản phẩm của gen, thì ở cơ thể dị hợp tử, lượng sản phẩm
của gen sẽ nhiều hơn lượng sản phẩm của cơ thể đồng hợp tử về gen bình thường. Ta có
thể kiểm chứng bằng cách làm mất đoạn nhiễm sắc thể của cơ thể dị hợp tử chứa alen
bình thường chỉ để lại alen đột biến, khi đó lượng sản phẩm của gen ở thể đột biến mới
này sẽ bị giảm đi so với ở cơ thể dị hợp tử khi chưa xử lý đột biến mất đoạn NST. Ta
cũng có thể lấy cơ thể dị hợp tử đột biến kiểu (2) gây đột biến lặp thêm một alen bình
thường khi đó cơ thể đột biến mới có 2 alen bình thường và một alen đột biến trội kiểu 2
có lượng sản phẩm nhiều hơn so với ở cá thể chỉ có đột biến trội kiểu 2.
Câu 45. Prôtêin kháng tripsin là prôtêin có khả năng ức chế một số loai prôtêaza. Prôtêin
này do tế bào gan sản sinh và được tiết vào máu. Một đột biến sảy ra trong gen mã hóa
prôtêin kháng tripsin làm thay thế một axit amin, dẫn đến trong máu người bệnh không có
prôtêin
kháng tripsin và người bệnh suy giảm khả năng kiểm soát tripsin. Tuy nhiên, khi tiến
hành thử nghiệm hoạt tính của prôtêin đột biến trong điều kiện in vitro (ngoài cơ thể) thì
prôtêin này có khả năng ức chế prôtêaza.
a) Giải thích cơ chế gây bệnh suy giảm khả năng kiểm soát tripsin của người mang đột
biến này
b) Hãy thiết kế thí nghiệm để chứng minh cơ chế gây đột biến trên.
Hướng dẫn.
a) Khi không phát hiện prôtêin kháng tripsin trong máu người bệnh, có thể có hai nguyên
nhân: Prôtêin không được tiết vào máu hoặc prôtêin bị phân hủy nhanh trong máu.
Trường hợp 1: Đột biến thay thế 1 axit amin không làm ảnh hưởng đến chức năng của
prôtêin và vì thế nó thực hiện chức năng trong điều kiện in vitro bình thường. Tuy nhiên,
nó ảnh hưởng tới vị trí có chức năng tín hiệu tiết prôtêin làm cho prôtêin không thể tiết ra
khỏi tế bào gan và đi vào máu. Do đó, prôtêin được tích trữ trong gan và dần dần bị phân
hủy.
Trường hợp 2. Đột biến không ảnh hưởng đến chức năng của prôtêin, nhưng ảnh hưởng
đến sự ổn định của prôtêin làm cho prôtêin kém bền trong máu và bị phân hủy nhanh.
b) Thiết kế thí nghiệm:
Về nguyên tắc, nếu phát hiện thấy prôtêin tồn tại trong gan thì chứng tỏ đột biến diễn ra
theo trường hợp 1, nếu không phát hiện thấy prôtêin tồn tại trong gan thì đột biến diễn ra
theo trường hợp 2. Như vậy, thí nghiệm sẽ được thực hiện bằng phương pháp lai prôtêin
(lai Western) và sử dụng kháng thể của prôtêin kháng tripsin gắn huỳnh quang. Nếu vị trí
phát huỳnh quang ở ngoài tế bào gan thì đột biến thuộc trường hợp 2, ngược lại thì đột
biến thuộc trường hợp 1.
Câu 46. EF-Tu là một yếu tố kéo dài với GTP tham gia giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit
ở tế bào nhân sơ. EF-Tu gắn với tất cả các phức hợp aminoaxyl-tARN(aa-tARN) với ái
lực gần như nhau để đưa chúng đến ribôxôm với tần xuất giống nhau. Sau đây là kết quả
thí nghiệm xác định sự liên kết của EF-Tu và phức hợp aminoaxyl-tARN bắt cặp chính
xác và không
chính xác.
a) Dựa vào số liệu trên hãy giải thích vì soa hệ thống nhận biết tARN- EF-Tu có thể ngăn
ngừa sự ghép sai axit amin trong quá trình dịch mã?
b) Hãy chỉ ra vai trò của EF-Tu trong quá trình dịch mã.
Hướng dẫn.
a) Phức hợp aminoaxyl-tARN bắt cặp chính xác (Ala-tARNA la và Gln-tARNGln) có ái lực
gần như nhau với EF-Tu và được chuyển đến vị trí A trên ribôxôm.
- Phức hợp bắt cặp không chính xác Ala-tARNGln gắn với EF-Tu lỏng lẻo hơn nhiều và
sẽ phân ly với EF-Tu trước khi tiến đến ribôxôm.
- Phức hợp Gln-tARNAla gắn chặt với EF-Tu làm cho EF-Tu không tách được khỏi chúng
tại ribôxôm.
- Do đó, dù ái lực gắn kết cao hay thấp hơn đều ảnh hưởng đến hoạt động của EF-Tu và
làm giảm tốc độ gắn vào vị trí A trên ribôxôm của phức hợp aminoaxyl-tARN bắt cặp sai.
b) Vai trò của EF-Tu giúp sự bắt cặp chính xác bộ ba đối mã của tARN với bộ ba mã hóa
của mARN.
- Sự thủy phân GTP gắn với EF-Tu khi có sự cặp đôi chính xác tạo cấu hình phù hợp cho
sự tương tác giữa côđon- anticôđon và đảm bảo cho sự hình thành liên kết peptit xảy ra
tiếp theo.
Câu 47. Ở E.coli, khi môi trường không có glucose, galactose được dùng làm nguồn năng
lượng. Khi môi trường có đồng thời glucose và galactose, galactose chủ yếu được dùng
để tham gia cấu trúc thành tế bào. Operon G gồm các gen cấu trúc mã hóa enzim có vai
trò gắn galactose để cấu trúc thành tế bào, hai trình tự khởi đầu phiên mã (một promoter
mạnh và một promoter yếu) và trình tự chỉ huy (operator – là vị trí liên kết của protein ức
chế). Operon G được điều hòa bởi một gen ức chế. Các nhà nghiên cứu đã phân lập được
06 chủng E.coli tương ứng mang 06 đột biến điểm mất chức năng làm ảnh hưởng tới mức
độ biểu hiện của Operon G như ở bảng dưới đây, (kí hiệu từ Chủng 1 đến Chủng 6)
Mức độ biểu hiện gen cấu trúc của Operon G
Chủng
Khi có glucose Khi không có glucose
Kiểu dại Cao Thấp
Chủng 1 Cao Cao
Chủng 2 Cao Cao
Chủng 3 Thấp Thấp
Chủng 4 Không biểu hiện Không biểu hiện
Chủng 5 Cao Không biểu hiện
Chủng 6 Không biểu hiện Không biểu hiện
Từ các chủng kiểu dại và đột biến, các nhà nghiên cứu tạo được 05 chủng lưỡng bội về 06
đột biến nêu trên (kí hiệu từ Chủng A đến Chủng E), rồi nuôi các chủng này trên môi
trường có hoặc không có glucose (nhưng luôn có galactose) và xác định mức độ biểu hiện
của Operon G. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng dưới đây.
Mức độ biểu hiện gen cấu trúc của Operon G
Chủng Kiểu gen
Khi có glucose Khi không có glucose
+¿
6
A 4
−¿
4
−¿
+ ¿6 ¿
¿
¿
¿ Cao Thấp

B ¿
3 ¿¿ Thấp Thấp
C ¿
1 ¿¿ Cao Cao
D ¿
5 ¿¿ Cao Không biểu hiện
E ¿
2 ¿¿ Cao Thấp
Ghi chú: Các chữ số chỉ các đột biến điểm được tìm thấy ở 06 chủng đột biến tương ứng
(từ 1 đến 6); dấu + là kiểu dại, dấu – là đột biến.
Từ các thông tin trên, hãy biện luận để xác định vị trí của mỗi đột biến (từ 1 đến 6) thuộc
vùng nào sau đây: vùng mã hóa của các gen cấu trúc, các promoter, operator của Operon
G và gen ức chế. Biết rằng các đột biến trên đều không liên quan đến vùng điều hòa của
gen ức chế.
Hướng dẫn
- Các chủng đột biến đều dị hợp tử về các gen đột biến, nên dạng lưỡng bội nào có kiểu
hình tương tự kiểu dại thì các đột biến đó là bổ trợ và là các đột biến thuộc gen cấu trúc
hoặc vùng mã hóa của gen ức chế. Dạng lưỡng bội ở trên có kiểu gen dị hợp tử chéo
nhưng không bổ trợ được (vẫn có kiểu hình đột biến) thì các mối quan hệ của các vùng
mang đột biến là cis (gen cấu trúc và các trình tự điều hòa).
- Chủng A có kiểu hình bình thường (4 và 6 bổ trợ được), chủng 4 và 6 đều không biểu
hiện  đột biến 4 và 6 thuộc 2 gen cấu trúc.
- Chủng E có kiểu hình bình thường, đột biến 2 bổ trợ được với cả đột biến 4 và 6  đột
biến 2 có thể là ở gen cấu trúc hoặc gen điều hòa. Nhưng chủng đột biến 2 lại biểu hiện
cơ định  đột biến 2 phải thuộc gen ức chế (làm mất chức năng gen ức chế).
- Chủng C: biểu hiện cơ định (luôn cao), không bổ trợ giữa đột biến 1 và các đột biến 4, 6
 đột biến 1 phải thuộc operator của operon (thay đổi làm chất ức chế không bám
được).
- Chủng B và chủng 3 biểu hiện luôn thấp, không bổ trợ được giữa đột biến 3 và các đột
biến 4, 6  đột biến 3 thuộc trình tự cis  đột biến 3 thuộc promoter mạnh, làm giảm
mức độ biểu hiện của gen.
- Chủng D và chủng 5: khi có glucose, operon vẫn biểu hiện cao, không có glucose thì
không biểu hiện, không bổ trợ với đột biến 4 và 6  đột biến 5 phải thuộc promoter
yếu.
Câu 48. Ở người, hội chứng đứt gãy nhiễm sắc thể X và bệnh Huntington đều do các
đoạn lặp 3 nucleotit ở một số vị trí nhất định trong ADN hệ gen gây nên. Những người
mắc hội chứng đứt gãy nhiễm sắc thể X do mang nhiều hơn 200 đoạn lặp CGG ở vùng
điều hòa ngược dòng đầu 5’ của gen FMR-1. Người mắc bệnh Huntington là do có nhiều
hơn 40 đoạn lặp CAG phía đầu 5’ vùng mã hóa của gen quy định protein Huntingtin.
a. Cơ chế các đoạn lặp 3 nucleotit gây nên các bất thường trong biểu hiện 2 gen trên ở cấp
phân tử - tế bào khác nhau như thế nào ? Giải thích.
b. Tại sao hội chứng đứt gãy nhiễm sắc thể X di truyền lặn, còn bệnh Huntington di
truyền trội ?
Hướng dẫn
a. Mức độ ảnh hưởng đến sự biểu hiện gen do xuất hiện các đoạn lặp ba nucleotit là khác
nhau ở hai gen nêu trên. Vì:
- Ở hội chứng đứt gãy NST X: CGG với >200 lần lặp lại ở đầu 5’ của gen FMR-1 sẽ ảnh
hưởng đến vùng điều hòa của gen này. Do CGG làm tăng hiện tượng methyl hóa vùng
điều hòa  làm tắt biểu hiện gen  ảnh hưởng đến mức độ phiên mã gen.
- Ở bệnh Huntington: CAG với >40 lần lặp lại ở vùng mã hóa của gen Huntington  làm
tăng độ dài của mARN so với bình thường  dịch mã hình thành protein bất thường 
bất thường trong quá trình hoàn thiện protein chức năng.
b.
- Tính trạng nhiễm sắc thể X đứt gãy di truyền lặn vì: ở cơ thể dị hợp tử về sự tăng độ dài
đoạn lặp CGG, chỉ 1 bản sao có đoạn lặp bị bất hoạt, bản sao bình thường vẫn được biểu
hiện  protein bình thường thực hiện được chức năng đúng  không bị bệnh khi chỉ có
1 bản sao  di truyền lặn
- Tính trạng bệnh Huntington di truyền trội vì: ở cơ thể dị hợp tử về sự tăng độ dài đoạn
lặp CAG, chỉ cần 1 bản sao gen mang đoạn lặp CAG  tạo protein bất thường  kiểu
hình bệnh biểu hiện ngay chỉ khi có 1 bản sao duy nhất  di truyền trội.
Câu 49. Ở ruồi giấm, gen bicoid được chứng
minh có vai trò quyết định tạo trục đầu đuôi.
Trước khi trứng được thụ tinh, mARN bicoid
được vận chuyển tới tập trung ở cực đầu (như
minh họa ở hình A) nhờ liên kết với một loại thụ
thể nằm ở mặt trong màng tế bào. Sau khi trứng
được thụ tinh và hoàn thành giảm phân, mARN
bicoid được dịch mã, protein khuếch tán tạo nên
gradien nồng độ giữa các tế bào khi tế bào chất
được chia cho các tế bài con trong quá trình
phân cắt. Những tế bào có nồng độ protein
bicoid cao nhất ở cực đầu phôi nang sẽ phát triển
thành đầu, tế bào có nồng độ bicoid trung bình
sẽ phát triển thành hầu họng và tế bào có nồng độ bicoid thấp sẽ phát triển thành ngực
(như minh họa ở hình B). Một số thể đột biến có vùng ngực phát triển bình thường nhưng
vùng hầu họng phát triển lớn hơn bình thường và thiếu đầu. Kết quả phân tích trình tự
mARN bicoid của thể đột biến cho thấy phân tử này không thay đổi ở vùng mã hóa
nhưng ở vùng 3’ không dịch mã (3’ –UTR) mất 2 nucleotide. Số lượng bản sao mARN
bicoid ở phôi này cũng được xác định là không khác biệt so với các phôi phát triển bình
thường.
a. Giải thích nguyên nhân gây nên hiện tường phôi phát triển bất thường nêu trên. Dựa và
phân tích này có thể nhận định được vai trò của vùng 3’-UTR của phân tử mARN bicoid
là gì?
b. Nếu có một thể đột biến có kiểu hình giống trường hợp trên nhưng không có đột biến
trên mARN bicoid thì có thể do nguyên nhân nào khác? Giải thích?
c. Các nhà khoa học có thể sử dụng kỹ thuật nào để theo dõi được sự di chuyển của
protein bicoid trong phôi đang phát triển mà ít gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển của
phôi.
Hướng dẫn
Vùng 3’-UTR giữ chức năng liên kết với thụ thể màng.
Trong trường hợp đột biến, do mARN vẫn được vận chuyển tới vùng đầu nhưng không cố
định ở trên màng nên khuếch tán trong tế bào chất ở phần đầu. Khi dịch mã, protein
bicoid không đạt được nồng độ cao cần thiết ở các tế bào cực đầu để phát triển thành đầu,
các tế bài vùng này có nồng độ protein tương tự vùng hầu – họng nên vùng hầu – họng
phát triển lớn hơn bình thường.
Do bất thường thụ thể liên kết với vùng 3’-UTR của mARN bicoid làm nó không còn khả
năng liên kết với mARN bicoid bình thường.
Sử dụng ADN tái tổ hợp mã hóa protein lai giữa protein bicoid và một protein phát huỳnh
quang (hoặc kỹ thuật tương tự)
Câu 50. Gen mã hóa cho một hormon thiết yếu trong quá trình phát triển của côn trùng
chứa vị trí liên kết của các protein điều hòa có tên là A, B và C. Do các vị trí liên kết của
A và B gối lên nhau nên A và B không bao giờ liên kết đồng thời (Hình minh họa bên
dưới)

Một nhà nghiên cứu tạo được các đột biến trong trình tự liên kết của mỗi loại protein trên,
sau đó xác định lượng hormon được tạo ra từ các tế bào có hàm lượng mỗi loại protein A,
B và C bằng nhau. Kết quả thu được như ở bảng dưới (+ : kiểu dại; - : ĐB).
TT Vị trí liên kết Lượng hooc môn tạo ra
1 A+ B+ C+ Không có
2 A- B+ C+ Không có
+ - +
3 A B C Không có
+ + -
4 A B C Lượng nhỏ
- - +
5 A B C Không có
+ - -
6 A B C Lượng nhỏ
- + -
7 A B C Lượng lớn
- - -
8 A B C Không có
Hãy xác đinh vai trò và cơ chế tác động của các protein điều hòa trên.
Hướng dẫn
Khi A, B, C bình thường thì không có hooc môn tạo ra, nhưng khi A -, B- và C+ thì cũng
không có hooc môn tạo ra nên C kiểu dại vị trí liên kết của protein C làm tắt gen. Nên khi
C bình thường thì bất kể A và B như nào cũng không có hooc môn tạo ra.
A và B là các vị trí bám của enzym phiên mã, trong đó vị trí A dạng kiểu dại làm cho
enzym phiên mã có ái lực thấp nên mức phiên mã cơ bản, nhưng ái lực của A bám vào A
cao hơn B. Khi B bình thường mà A và C đột biến thì mức biểu hiện tăng nên B làm tăng
mức biểu hiện gen, có thể là trình tự tăng cường.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận.
Qua thực tế giảng dạy chuyên đề, tôi nhận thấy việc trang bị cho các em học sinh
các kiến thức nền tảng chắc chắn là điều rất quan trọng, bên cạnh đó các thông tin chuẩn
hóa đến học sinh về các nội dung kiến thức phải chính xác. Việc dành rất nhiều thời gian
để tìm hiểu về các khái niệm giữa các tài liệu SGK Sinh học 12 hiện nay và một số tài
liệu về di truyền ở các trường sư phạm cho tôi thêm nhiều nội dung trong tài liệu này. Các
kiến thức về di truyền đóng vai trò trung tâm của các hoạt động sinh học, nó phản ánh bản
chất ở mức phân tử. Vì vậy, với tài liệu này tôi chỉ mong muốn góp một chút công sức
nhỏ vào việc làm sáng tỏ một số khái niệm, quan niệm hiện nay về gen, tên gọi các mạch
và vận dụng vào giải quyết các bài tập phân tử một cách ngắn gọn hơn. Hy vọng, nội
dung này của tôi có thể đóng góp cho các bạn đồng nghiệp và học sinh một vấn đề nào đó
bổ ích.
2. Kiến nghị.
Nội dung sinh học phân tử là một vấn đề rộng và đóng vai trò quan trọng trong
nghiên cứu sinh học hiện đại, mặc dù ngày nay có nhiều nguồn tài liệu học mở cho việc
học, tra cứu. Tuy đây chỉ là một phần của vấn đề di tuyền tôi đề cập, trong cả hệ thống lí
thuyết về di truyền phân tử và ứng dụng của nó mà tôi đã tìm hiểu đối chiếu nhưng cũng
thấy được những vấn đề trong việc viết thống nhất nội dung giữa các giáo trình, giữa các
tài liệu được viết trong khoảng hơn chục năm về trước với sự khác nhau giữa các tài liệu
ở khu vực phía nam và phía bắc.
Vì vậy, theo tôi cần có sự thống nhất trong các tài liệu về cách viết, cách gọi tên, cũng
như việc trích xuất tham khảo cần ghi rõ nguồn. Điều này tránh sự trùng lặp về một quan
niệm chưa chắc chính xác nhưng có rất nhiều tài liệu viết giống nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Campbell & Reece (2015). Sinh học, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
2. Đinh Đoàn Long (2021). Cơ sở di truyền học phân tử và tế bào, Nhà xuất bản đại học
Quốc gia Hà Nội.
3. Harvey Lodish & et at (2019). Molecular cell biology 8th Edition, Pearson, NewYork.
4. Lodish & et at (2019). Sinh học phân tử và tế bào tập 4, Nhà xuất bản trẻ, TP Hồ Chí
Minh.
5. Urry, Cain & et at (2017). Biology Campbell & Reece 11th edition, Peason, NewYork.
6. Urry, Cain & et at (2017). Biology Campbell & Reece 9th Edition A&P version,
Campbell Reece Test Bank 9th.
7. Các đề thi đề xuất lớp 10 của khu vực Duyên Hải và Đồng bằng Bắc Bộ năm 2019.
8. Các đề thi chọn học sinh giỏi Quốc gia, chọn học sinh dự thi Quốc tế và đề thi Quốc tế
các năm.

You might also like