Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

PHÒNG GD & ĐT NGHI LỘC ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10

TRƯỜNG THCS NGHI TRUNG NĂM HỌC: 2023 - 2024

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (2 điểm).


Đọc kỹ phần trích sau và trả lời các câu hỏi.
Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa,
người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành.
Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là
nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có thể sẽ thua cái ác trong một thời
điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm
nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh
đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa
sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua,
mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn được sống
100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có
tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly,
mất mát.
Trong từ Hán Việt, nguy cơ bao gồm nguy và cơ. Và đối với người có tư
duy tích cực, "nguy" (problem) sẽ được họ biến thành "cơ" (opportunity). Người
tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi,
sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.
(Trích Tư duy tích cực, theo Tony buổi sáng, NXB Trẻ 2016, tr. 37)

Câu 1: (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2: (0,5 điểm) Chỉ rõ phép liên kết được sử dụng trong phần in đậm?
Câu 3(0,5 điểm): Em hiểu “cháy hết mình”trong câu cuối phần trích như thế
nào?
Câu 4 (0,5 điểm): Thông điệp nào từ đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với em?
II. PHẦN LÀM VĂN. (8,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Cuộc sống đôi khi đặt ra cho ta quá nhiều áp lực, lựa chọn cách đối diện và
vượt qua áp lực, đó chính là bản lĩnh.
Hãy viết bài văn nghị luận trình bày vai trò của bản lĩnh trong cuộc sống
Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong đoạn
trích sau:
Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng
cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xa có nhìn thấy
chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái
đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các anh chiến sỹ
dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích
cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu
này có vẽ hai vòng tròn màu vàng…Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom.
Đất rắn. Những hòn soỉ theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng
chạm vào quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh
thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào
da thịt tôi. Tôi rùng và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí!
Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả
bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.
[…]Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần.
Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái
chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn
lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh
tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong
miệng.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, tập hai, trang 117-118)

PHÒNG GD & ĐT NGHI LỘC


TRƯỜNG THCS NGHI TRUNG
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2022 -2023

Phần I: Đọc hiểu (2 điểm)


Câu 1: (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
-Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2: (0,5 điểm) Chỉ rõ phép liên kết được sử dụng trong phần in đậm?
-Phép liên kết: + Phép nối: “và”
+ Phép dùng từ trái nghĩa: Tiêu cực – tích cực
Câu 3(0,5 điểm): Em hiểu “cháy hết mình”trong câu cuối phần trích như thế
nào?
-“Cháy hết mình” có nghĩa là sống sôi nổi, tràn đầy sinh lực, dám dấn thân,
dám đem hết nhiệt huyết để sống trọn vẹn cuộc đời và tỏa sáng.

Câu 4 (0,5 điểm): Thông điệp nào từ đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với em?
Học sinh có thể lựa chọn một trong các thông điệp: lạc quan; quan điểm sống
tích cực; giá trị cuộc sống được mang đến từ lòng nhân hậu, rộng lượng; cháy
hết mình để sống trọn vẹn cuộc đời và tỏa sáng; khó khăn và cơ hội...
II. PHẦN LÀM VĂN. (8,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)Dạng bài nghị luận về một tư tưởng .

*Yêu cầu chung: Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:
a Đảm bảo:
-Mở bài nêu được vấn đề nghị luận
-Thân bài triển khai được vấn đề
- Kết bài khái quát được vấn đề.
b.Triển khai hợp lí nội dung bài văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận,
kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
c. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bản lĩnh của con người trong cuộc
sống hiện nay.
*Yêu cầu củ thể:
Mở bài: dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
Thân bài:
Luận điểm1. Giải thích
-Bản lĩnh là sự dũng cảm, kiên cường, dám nghĩ dám làm, làm
những gì mà bản thân tin vào, dám đối mặt với thực tế, không ngại thách
thức và sẵn sàng chịu trách nhiệm. Người có bản lĩnh là người có năng lực,
có tự tin có trách nhiệm dám nghĩ dám làm và không lùi bước trước những
khó khăn.
Luận điểm 2. Bàn luận về ý nghĩa của bản lĩnh của con người trong cuộc
sống.
-Người có bản lĩnh là người quyết đoán, không vì người khác nói ra nói
vào mà lung lay ý chí quyết tâm của mình. Người có bản lĩnh thường nói
là làm và không nói hai lời.
-Người có bản lĩnh khi gặp khó khăn thường không than khóc oán trách
số phận hay đổ lỗi cho người này, người kia mà là người tự dám nhận lỗi về
mình tự mình khắc phục khó khăn để bước tiếp...
Luận điểm 3: Biểu hiện của người có bản lĩnh trong cuộc sống.
-Trong cuộc sống ta gặp rất nhiều tấm gương tiêu biểu về sống có bản
lĩnh.
Nick Vujicic, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là những tấm gương cho người
có bản lĩnh. Mặc dù cuộc đời thử thách họ bởi sự khiếm khuyết về ngoại hình
nhưng họ vẫn cố gắng vươn lên và khẳng định mình trong cuộc sống để toàn thế
giới phải nể phục...
- Ngày nay xã hội càng phát triển bên canh những bạn trẻ sống bản lĩnh
dám nghĩ dám làm, dám ước mơ và thực hiện ước mơ của mình. Thì có một bộ
phận các bạn trẻ đang sống hoài sống phí giống như cây tầm gửi bám vào bố
mẹ, đi đâu cũng được bố mẹ đưa đi, không dám thoát ra khỏi gia đình, sống thụ
động, hưởng thụ có định hướng hay ước mơ cho tương lai. Nhiều bạn gặp khó
khăn nhỏ đã lập tức gọi điện nhờ bố mẹ giúp đỡ mà không tự tìm cách giải
quyết. Nhiều bạn gặp khó khăn thì lập tức chán nản tìm cách hủy hoại bản thân
làm cho gia đình bạn bè lo lắng…
- Bản lĩnh không có nghĩa là bất chấp, bởi bất chấp cũng không sợ hãi nhưng
là hành động liều lĩnh, ngu dốt gây ra những hậu quả tai hại...
Luận điểm 4: Giải pháp.
Bản lĩnh muốn có được đầu tiên là do giáo dục của cha mẹ, nếu ngay từ nhỏ
cha mẹ đã để cho con cái mình tự lập. Cha mẹ nên để con tự giải quyết những
khó trước, còn mình chỉ đứng từ xa quan sát hỗ trợ khi cần sẽ tạo thói quen tốt
cho trẻ.
Bản lĩnh có được do rèn luyện một người muốn có bản lĩnh thì phải bản
lĩnh từ những việc nhỏ trước rồi tới những việc lớn. Lúc đầu là vượt qua những
khó khăn nhỏ rồi dần dần là những khó khăn lớn…
Kết bài: -Khẳng định ý nghĩa của bản lĩnh
-Liên hệ
Câu 2. (5 điểm) Dạng bài nghị luận văn học. Cần đảm bảo:
*Hình thức: -Bố cục rõ ràng, đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận về
nhân vật trong một đoạn trích, không sai chính tả.
*Nội dung. Đảm bảo các ý chính.
Mở bài: dẫn dắt, giới thiệu, đánh giá khái quát về nhân vật Phương Định
trong hoàn cảnh phá bom.
Thân bài:
- Khái quát về nhân vật và hoàn cảnh
Là nhân vật chính, người kể chuyển. Là cô gái trẻ trung xinh xắn, sẵn sàng
xa gia đình quê hương vào chiến trường...Không gian chiến trường ác liệt, hiểm
nguy, cảnh tượng vắng lặng, cây xơ xác, khói bom vật vờ; quả bom nằm lạnh
lùng...Mọi thứ bị hủy diệt, đầy tử khí.
- Tinh thần dũng cảm, kên cường
+ đến gần quả bom..không đi khom, lòng dũng cảm được khơi gợi từ lòng tự
trọng
+Phá bom: đào đất dưới quả bom, đặt gói thuốc nổ, châm ngòi, khỏa
đất ...Hành động nhanh và dứt khoát.
+Chờ bom nổ: tim đập k rõ nhịp – có nghĩ về cái chết nhưng mờ nhạt; cái
chính là bom có nổ không, nếu không nổ làm sao để châm ngòi lần thứ hai
-Tâm hồn nhạy cảm, tin yêu đồng đội
+Khi đến gần quả bom, cảm nhận được ánh mắt dõi theo của các chiến sĩ
+Cảm nhận được cái yên ắng bất thường
 Nghĩ về đồng đội có thêm động lực.
- Đánh giá: Ngôi kể thứ nhất, cách kể chuyện tự nhiên,đặt nhân vật vào
tình huống đặc biệt, miêu tả diễn biến tâm lí tinh tế...đoạn trích đã khắc họa vẻ
đẹp của Phương Định – cô thanh niên xung phong xinh xắn, trẻ trung với vẻ đẹp
tâm hồn đáng trân trọng : tinh thần kiên cường, dũng cảm, tâm hồn nhạy cảm tin
yêu đồng đội...vẻ đẹp của Phương Định cũng là vẻ đẹp của thế hệ trẻ việt Nam
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với tinh thần: “Xẻ dọc Trường Sơn
đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Kết bài: Khẳng định – liên hệ.
PHÒNG GD & ĐT NGHI LỘC ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THCS NGHI TRUNG NĂM HỌC: 2022 - 2023

Phần I: Đọc hiểu (2 điểm)


Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Hoa hồng tặng mẹ
Anh dừng lại một tiệm bán hoa để mua hoa gửi tặng mẹ qua đường bưu
điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh
thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến bên và hỏi nó sao lại khóc.
- Cháu muốn mua một bông hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở -
nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 2 dolar.
Anh mỉm cười và nói với nó:
- Đến đây chú sẽ mua cho cháu.
Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong
xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không.
Nó vui mừng trả lời:
- Dạ, chú cho cháu đi nhờ xe đến nhà mẹ cháu.
Nó chỉ đường cho anh lái xe đến nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa đắp.
Nó chỉ vào ngôi mộ và nói:
- Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ.
Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó
hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300km về nhà để trao
tận tay mẹ bó hoa.
(Quà tặng cuộc sống, theo nguồn Internet)
Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính?
Câu 2 (0.5 điểm) Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong câu in đậm?
Câu 3 (1 điểm) Xét theo mục đích nói, câu sau thuộc kiểu câu gì? Anh đến bên
và hỏi nó sao lại khóc.
Câu 4( 1 điểm) Qua văn bản trên, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?
II. PHẦN LÀM VĂN. (8,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)Từ nội dung trong phần trích đọc hiểu, em hãy viết bài văn
trình bày suy nghĩ về lòng hiếu thảo.

Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận tình bà cháu trong đoạn thơ sau.

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa


Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
(Trích Bếp lửa – Bằng Việt, Ngữ văn 9, tập một, NXB giáo dục Viêt Nam,
2018,tr 144)

Hết.
PHÒNG GD & ĐT NGHI LỘC
TRƯỜNG THCS NGHI TRUNG
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2022 -2023

Phần I: Đọc hiểu (2 điểm)


Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính? Tự sự
Câu 2 (0.5 điểm) Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong câu in đậm? Thành
phần phụ chú: nó nức nở
Câu 3 (1 điểm) Xét theo mục đích nói, câu sau thuộc kiểu câu gì? Anh đến bên
và hỏi nó sao lại khóc. Câu trần thuật.
Câu 4( 1 điểm) Qua văn bản trên, tác giả muốn gửi gắm thông điệp: Lòng hiếu
thảo và cách thể hiện. Hãy yêu thương, quan tâm cha mẹ khi còn có thể và bằng
cách ấm áp chân thành nhất.
II. PHẦN LÀM VĂN. (8,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)Dạng bài nghị luận về một tư tưởng .

*Yêu cầu chung: Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:
a Đảm bảo:
-Mở bài nêu được vấn đề nghị luận
-Thân bài triển khai được vấn đề
- Kết bài khái quát được vấn đề.
b.Triển khai hợp lí nội dung bài văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận,
kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
c. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: lòng hiếu thảo.
*Yêu cầu củ thể:
Mở bài: dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
Thân bài:
Luận điểm1. Giải thích
Hiếu thảo: là tình cảm yêu thương, kính trọng của con cái đối với ông bà,
cha mẹ, những người thân trong gia đình; đối xử tốt với các thành viên và có
hành động đền ơn đáp nghĩa, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà lúc
về già.
Luận điểm 2. Bàn luận về ý nghĩa của lòng hiếu thảo.
-Hiếu thảo còn là một lối sống tốt đẹp đã trở thành chuẩn mực trong truyền
thống văn hóa Việt Nam
-Sống có lòng hiếu thảo là lối sống cao đẹp
-Người có lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến, trân trọng.
-Hiếu thảo với cha mẹ khiến con cái trưởng thành hơn
-Giá trị của một người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền
quý, mà nó thể hiện qua chữ Hiếu.
-Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình, sống trong môi
trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng lòng biết ơn. Lòng hiếu
thảo xóa bỏ sự đố kị, ích kỷ cá nhân và lối sống thờ ơ, vô cảm.
-Lòng hiếu thảo luôn luôn được tôn vinh, ngưỡng mộ, ta coi đó là tiêu chuẩn
luân lý đạo đức là nét đẹp văn hóa dân tộc sáng ngời.
Luận điểm 3: Biểu hiện của lòng hiếu thảo

*Cha mẹ là những người sinh thành, nuôi dưỡng giáo dục chúng ta nên việc
hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó.
Cách thể hiện chữ hiếu của con người đánh giá nhân phẩm của người đó,
người hiếu thỏa với cha mẹ là những con người đáng được tôn trọng và học tập.
Những hành động thể hiện sự hiếu thảo giúp các thành viên trong gia đình
thêm đoàn kết hơn, gắn bó hơn đồng thời để thế hệ đi sau học tập và noi theo.
Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng là những con người, những hành động sống với lòng
hiếu thảo.
Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực, được nhiều người biết đến.
*Những biểu hiện ngược lại với hiếu thảo là bất hiếu.
Học sinh tựlaays dẫn chứng.
Luận điểm 4: Giải pháp.
-Biết kính trọng ông bà, cha mẹ.
-Biết chăm sóc, phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi tuổi già sức yếu.
-Biết cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ mà còn ở bên ngoài nhà để mang
lại danh tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên. Trau dồi nhân cách tốt đẹp trở thành
niềm tự hào của gia đình.
-Thực hiện tốt các nhiệm vụ và công việc làm để có thể bảo đảm vật chất hỗ
trợ các bậc cha mẹ cũng như để thờ phụng tổ tiên.
-Thể hiện tình yêu, sự tôn trọng và hỗ trợ; thể hiện phong cách lễ độ, anh em
thuận hòa hiếu nghĩa.
Kết bài: -Khẳng định ý nghĩa của bản lĩnh
-Liên hệ

Câu 2. (5 điểm) Dạng bài nghị luận văn học. Cần đảm bảo:
*Hình thức: -Bố cục rõ ràng, đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận về
nhân vật trong một đoạn trích, k sai chính tả.
*Nội dung. Đảm bảo các ý chính.
Mở bài: dẫn dắt, giới thiệu, đánh giá khái quát về vấn đề nghị luận.
Thân bài.
Luận điểm 1. Tình bà cháu thể hiện ở tình yêu thương tha thiết mà bà dành
cho cháu.
-Hoàn cảnh: Mẹ cùng cha công tác bận; bà cháu côi cút lẻ loi
=>Hoàn cảnh chung của bao gia đình việt Nam.
-Bà dành tình yêu thương cho cháu: Điệp ngữ “bà...cháu”; động từ “kể, bảo,
chăm”; câu thơ cân xứng, nhẹ nhàng, êm ái.
=>Sự quấn quýt gắn bó bên nhau, bà chăm sóc nuôi dưỡng cháu lớn khôn, thay
cha mẹ, thầy cô truyền cho cháu bao lẽ sống, bao bài học.
Luận điểm 2: Không những thế, tình bà cháu còn thể hiện ở tình yêu thương,
lòng biết ơn vô hạn mà cháu dành cho bà.
-Qua âm thanh tiếng chim tu hú:gợi tình cảnh lẻ loi, cô đơn; bộc lộ nỗi nhớ
thương bà da diết, khắc khoải
-Cảm xúc được gọi thành tên “thương bà khó nhọc”
=>Thương cuộc đời vất vả tảo tần cảu bà, biết ơn vô hạn sự hi sinh của bà.
Luận điểm đánh giá: -Giọng thơ tha thiết, cảm xúc sâu lắng, câu thơ cân
xững nhẹ nhàng; hình ảnh bình dị, gần gũi; nghệ thuật điệp ngữ.
=>Tình yêu thương tha thiết, ấm áp bà dành cho cháu. Tình yêu lòng biết ơn
vô hạn mà cháu dành cho bà,
Kết bài: Khẳng định – liên hệ.

You might also like