Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

1. Máy thở là gì?

vẽ sơ đồ các thành phần chính của máy thở và trình bày chức năng của
các thành phần chính của máy thở (AL Dương).
2. Hoạt động cơ bản của máy thở là gì? Trình bày các loại máy thở theo cách phân loại về
mặt áp lực, từ đó vẽ chu kỳ sóng áp lực theo thời gian của các loại máy thở này.
3. Máy thở áp lực dương là gì? Máy thở áp lực dương có ưu khuyết điểm gì? Trình bày
sơ đồ cấu tạo chung của máy thở áp lực dương
5. Máy thở không xâm nhập là gì? máy thở xâm nhập là gì? khi nào dùng máy thở xâm
nhập?
6. Có những nhịp thở máy nào? trình bày những hiểu biết của bạn về nhịp thở máy trong
quá trình áp dụng điều trị cho bệnh nhân.
7. Vẽ biểu đồ thể tích theo thời gian của nhịp thở từ đó phân tích các dạng thể tích và
dung tích thở.
8. Phân tích vai trò và tác dụng của PEEP trong kiểu thở CPAP
9. Mode thở A/C là gì ? trình bày cơ chế hoạt động thở máy khi dùng SIMV (VC, PC).
Vẽ dạng sóng để mô tả cho quá trình này.
10. Trình bày các đặc tính của nhịp thở. Cho biết vai trò của PEEP trong quá trình thở
máy.
11. Trigger time là gì? Trigger bệnh nhân là gì? Trình bày điều kiện để máy có thể cung
cấp nhịp thở mới theo nhịp thở của bệnh nhân. Vẽ sơ đồ sóng áp lực theo thời gian để
giải thích cho quá trình này.
12. Tại sao nói khái niệm trigger là trigger âm? Có ý nghĩa như thế nào khi cài đặt các
thông số máy thở khi điều trị thở máy.

1. Máy thở là gì? vẽ sơ đồ các thành phần chính của máy thở và trình bày chức năng
của các thành phần chính của máy thở (AL Dương).
* Máy thở là một thiết bị cơ khí tự động được thiết kế để cung cấp tất cả hoặc một
phần công việc mà cơ thể phải tạo ra để đưa khí (chứa ôxy) vào và ra khỏi phổi. Việc
đưa khí vào và ra khỏi phổi được gọi là sự thở hoặc nói một cách chuẩn mực hơn là sự
thông khí (Ventilation).
* Cấu tạo cơ bản của máy thở Áp lực dương:
* Khí nén:
- Air compressor
- Khí nén trung tâm
* Oxy:
- Oxy bình
- Oxy trung tâm
* Bộ dây máy thở: gồm loại đầy đủ ( gồm nhánh hính vào và nhánh thở ra), và loại chỉ có
1 nhánh hít vào
* Bộ làm ấm/ẩm:
Câu 2: Hoạt động cơ bản của máy thở là gì? Trình bày các loại máy thở theo cách
phân loại về mặt áp lực, từ đó vẽ chu kỳ sóng áp lực theo thời gian của các loại máy
thở này.
* Hoạt động cơ bản của máy thở: Máy thở tạo ra sự chênh lệch về áp lực giữa trong và
ngoài phổi làm cho dòng khí dịch chuyển vào phổi và ra khỏi phổi bệnh nhân.
* Các loại máy thở:
- máy thở tạo ra áp lực âm: Máy thở áp lực âm hay là phổi sắt. Phổi sắt bịt kín
bệnh nhân, tạo ra một khoảng chân không xung quanh cơ thể họ, buộc các xương sườn,
và lồng ngực phải nở ra . Và do đó, không khí sẽ tràn được vào phổi người bệnh theo 2
thì: thì thở vào và thì thở ra
+ Hít vào: Bơm hút ra tạo áp suất âm trong chamber làm lồng ngực phồng to dẫn
đến giảm áp suất trong lồng ngực : luồng khí vào phổi
+ Thở ra: Bơm ko hút- cân bằng áp suất sẽ có chu trình ngược.
• P chamber < P kk : chu kì hít vào
• P chamber =P kk: chu kì thở ra
- máy thở áp lực dương: không khí được đưa trực tiếp vào phổi, làm cho hai lá
phổi phồng lên. Sau đó, máy sẽ được tắt đi một lúc để phổi tự động xẹp xuống, khi
đó người bệnh sẽ thở được ra ngoài. Để luồn được ống thở vào phổi, các bác sĩ
rạch một khe hở trên khí quản của bệnh nhân. Vết mổ sẽ được thực hiện ở cổ, từ
đó, một đường ống sẽ được luồn vào khí quản và đưa oxy đến phổi.
+ Thì thở vào: máy tạo ra áp lực lớn trong phổi bệnh nhân làm cho dòng khí đi vào
phổi bệnh nhân.
+ Thì thở ra: là thì thụ động, máy dừng đẩy khí vào, van thở ra được mở ra làm
cho áp lực ở đường thở ngoài thấp hơn áp lực trong phổi làm cho khí từ trong phổi
bệnh nhân đi ra ngoài
* sóng áp lực theo thời gian của máy thở

Câu 3. Máy thở áp lực dương là gì? Máy thở áp lực dương có ưu khuyết điểm gì?
Trình bày sơ đồ cấu tạo chung của máy thở áp lực dương
* máy thở áp lực dương: không khí được đưa trực tiếp vào phổi, làm cho hai lá phổi
phồng lên. Sau đó, máy sẽ được tắt đi một lúc để phổi tự động xẹp xuống, khi đó người
bệnh sẽ thở được ra ngoài. Để luồn được ống thở vào phổi, các bác sĩ rạch một khe hở
trên khí quản của bệnh nhân. Vết mổ sẽ được thực hiện ở cổ, từ đó, một đường ống sẽ
được luồn vào khí quản và đưa oxy đến phổi.
 Ưu điểm:
 Kiểm soát được áp lực đường thở
 Kiểm soát được thể tích khí lưu thông
 Có thể kiểm soát được trao đổi khí theo ý muốn
 Nhược điểm:
 Hệ thống phải đảm bảo kín: thở xâm nhập
 Hệ thống tủ kín: đảm bảo không dò khí quá nhiều khi thở không xâm nhập
 Tổn thương đường hô hấp: mặt, thanh quản, khí quản...
 Tuần hoàn: giảm tuần hoàn trở về, giảm huyết áp
 Tinh thần bệnh nhân: hoảng sợ, đau....

Câu 4. Trình bày một số máy thở áp lực dương mà bạn biết.
Để tạo ra dòng khí có áp lực dương có các phương pháp khác nhau và mỗi một phương
pháp đều có các ưu khuyết điểm và áp dụng trong các trường hợp khác nhau. Một số loại
máy áp lực dương:
- Máy dùng quạt thổi: dòng máy T-Bird, Esprir...
Ưu điểm:
+ Không dùng khí nén
+ Tạo các dòng khí vào khác nhau
Nhược điểm: ồn, dễ hư hỏng
- Loại máy dùng piston: gồm loại trục thẳng và trục cam
+ Piston trục thẳng (Linear piston): PB 740; PB 760; ACOMA 900. loại máy thở
sử dụng piston trục thẳng thường tạo ra dòng khí thở vào có tốc độ cố định (dòng vuông)
và do vậy làm tăng dần áp lực trong đường thở bệnh nhân.

+ Piston trục cam (Rotary piston): đẩy khí theo kiểu hình sin tạo nên một thì hít
vào gần sinh lý hơn so với kiểu dòng hình vuông.

+ Máy sử dụng nguồn khí nén (PB 7200, PB 840; PB 980; Servo 900, Servo300;
Evita 2 dura, Evita 4; Carescape R860 Galileo; Engstrom Erica IV…) các máy thở sử
dụng khí nén: khi vận hành khí hoạt động trực tiếp dưới tác dụng của khí nén ( trung
tâm hay máy nén khí ) có khả năng tạo áp lực dương rất nhanh, nhạy và mạnh, các máy
này có thể thở PC rất tốt, có thể tạo ra các mode thở nâng cao • Máy chạy rất êm không
gây ra tiếng ồn. Tuy nhiên khi vận hành đòi hỏi cần có máy nén khí hay hệ thống khí nén
trung tâm do vậy giá thành tương đối cao thích hợp sử dụng tại các bệnh viện có khả
năng đầu tư lớn và có nhiều bệnh nhân nặng và bệnh lý phức tạp.
Câu 5. Máy thở không xâm nhập là gì? máy thở xâm nhập là gì? khi nào dùng máy
thở xâm nhập?
* Thở máy không xâm nhập (NIPPV) bao gồm: Thở máy hai mức áp lực dương (BiPAP)
và Thở máy áp lực dương liên tục (CPAP).
CPAP (Continuous Positive Airway Pressure) là cài đặt một áp lực trong suốt
thời kỳ thở vào và thở ra để làm thông những đường thở nhỏ và giữ các phế nang không
bị xẹp cuối kỳ thở ra nhằm mục đích chống lại xẹp đường thở và phế nang do ứ dịch;
Tăng cường trao đổi khí; Di chuyển dịch ở trong phế nang vào trong mạch máu; Làm
giảm công thở của bệnh nhân.
CPAP giúp bệnh nhân tự thở, máy thổi một dòng khí vào phổi bệnh nhân tạo ra áp
lực dương liên tục trên đường thở.
BiPAP (Bilevel Positive Airway Pressure) bao gồm: IPAP: áp lực dương thở vào,
tương đương với PSV và EPAP: áp lực dương thở ra, tương đương với PEEP. BiPAP là
chế độ thở hỗ trợ hô hấp với 2 mức áp lực đường thở: thì hít vào (IPAP) và thở ra
(EPAP). Được thiết kế kèm chức năng Auto-Trak và IPAP Rise-Time để tạo hiệu quả
thông khí tối ưu.
* Máy thở xâm nhập là hình thức thông khí nhân tạo qua nội khí quản hoặc canun mở khí
quản, phương thức thông khí xâm nhập trong đó bệnh nhân thở máy với thể tích lưu
thông được đặt trước, tần số thở theo tần số tự thở của bệnh nhân.
Phương thức này kiểm soát được thể tích lưu thông của bệnh nhân nhưng không kiểm
soát chặt chẽ được thông khí phút và áp lực đường thở sẽ thay đổi tùy theo tình trạng cơ
học phổi. Khi sử dụng phương thức này, bệnh nhân không cần ngừng thở hoàn toàn, do
đó không cần sử dụng thuốc giãn cơ.
Sử dụng máy thở xâm nhập khi:
- Chỉ định trong hầu hết các suy hô hấp cấp
- Khi bệnh nhân bị tổn thương phổi cấp do chấn thương đụng dập phổi, do đuối
nước, do hít…
- Bệnh nhân bị giảm thông khí phế nang do bệnh lý thần kinh cơ, bệnh lý thần kinh
trung ương

Câu 6. Có những nhịp thở máy nào? trình bày những hiểu biết của bạn về nhịp thở máy
trong quá trình áp dụng điều trị cho bệnh nhân.
* Các loại nhịp thở cơ học:
 Nhịp thở bắt buộc (mandatory breath).
+ Máy thở cung cấp và thực hiện toàn bộ chu kỳ thông khí.
+ Bệnh nhân hoàn toàn không can dự vào quá trình thông khí
 Nhịp thở hỗ trợ (assisted breath).
+ Bệnh nhân khởi động thì thở vào
+ Máy thở quyết định các thông số còn lại (theo Bs cài đặt)
 Nhịp thở tự nhiên (spontaneous breath).
+ BN khởi đầu và chấm dứt nhịp thở
+ Máy thở chỉ kiểm soát tối thiểu (theo dõi và giúp đỡ)
* Trong quá trình thở máy có thể áp dụng theo hình như sau:

- BN không thở được hoặc không kiểm soát được nhịp thở ( dùng thuốc ức chế sự thở do
BS chỉ định): lúc này khả năng tự thở của BN chỉ là 0%, áp dụng nhịp thở kiểm soát: tất
cả thông số của nhịp thở do BS chỉ định.
- Khi BN có nhịp thở khoảng 20%: áp dụng mode thở A/C (SIMV)
- Khi BN có nhịp thở khoảng 80%: áp dụng mode thở tự nhiên. Tiến hành cai máy thở.
- Khi BN phục hồi 100% kết thúc quá trình thở máy.

7. Vẽ biểu đồ thể tích theo thời gian của nhịp thở từ đó phân tích các dạng thể tích
và dung tích thở.

8. Phân tích vai trò và tác dụng của PEEP trong kiểu thở CPAP
* Thể tích khí thở:
a. Thể tích khí lưu thông ký hiệu là TV (Tidal Volume): là thể tích của một lần hít
vào hoặc thở ra thường. Ở người trưởng thành thường, thể tích khí lưu thông
khoảng 0,5lít, bằng 12% dung tích sống
b. Thể tích khí dự trữ hít vào ký hiệu IRV (Inspiratory Reserve Volume): là thể tích
khí hít vào thêm được tối đa sau khi hít vào thường. Thể tích này ở người
thường khoảng 1,5 – 2lít, chiếm khoảng 56% dung tích sống.
c. Thể tích khí dự trữ thở ra ký hiệu ERV (Expiratory Reserve Volume): là thể tích
khí thở ra tối đa thêm được sau khi thở ra thường. Ở người thường thể tích này
khoảng 1,1 – 1,5lít, chiếm 32% dung tích sống.
d. Thể tích khí cặn ký hiệu RV (Residual Volume): là thể tích khí còn lại trong phổi
sau khi đã thở ra tối đa. thường thể tích khí cặn khoảng 1 – 1,2lít.
* Dung tích khí thở: Dung tích là tổng của hai hay nhiều thể tích. Ký hiệu dung tích là C
(Capacity)
a. Dung tích sống ký hiệu VC (Vital Capacity)
 Là thể tích khí thở ra tối đa sau khi đã hít vào tối đa.
 Dung tích sống bao gồm thể tích khí lưu thông, thể tích khí dự trữ hít vào và thể
tích khí dự trữ thở ra (VC = TV + IRV + ERV).
 Dung tích sống thể hiện khả năng tối đa của một lần hô hấp.
 Người Việt Nam trưởng thành thường có dung tích sống khoảng 3,5 – 4,5 lít ở
nam giới và 2,5 – 3,5 lít ở nữ giới. VC phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, chiều
cao. VC tăng lên nhờ luyện tập, giảm nhiều ở một số bệnh phổi hay bệnh của lồng
ngực như tràn dịch màng phổi, u phổi, gù, vẹo cột sống.
b. Dung tích toàn phổi ( TLC - Total Lung Capacity)
Là thể tích khí chứa trong phổi sau khi đã hít vào tối đa, bao gồm dung tích sống
và thể tích khí cặn (TLC = VC + RV). thường dung tích toàn phổi khoảng 5lít,
thể hiện khả năng chứa đựng tối đa của phổi.
c. Dung tích cặn chức năng (FRC – Functional Residial Capacity)
Là số lít khí có trong phổi cuối kỳ thở ra thường tức là ở vị trí nghỉ ngơi, các cơ hô hấp
thư giãn hoàn toàn. Vị trí nghỉ thở này cùng với thông số FRC có ý nghĩa rất đặc biệt
trong sinh lý và bệnh lý hô hấp : FRC = ERV + RV
d. Dung tích hít vào (IC) là số lít khí hít vào được tối đa kể từ vị trí nghỉ thở thư giãn,
vậy : IC = TV + IRV.
9. Mode thở A/C là gì ? trình bày cơ chế hoạt động thở máy mode A/C. Vẽ dạng
sóng để mô tả cho quá trình này.
* Mode thở A/C là mode thở vừa kiểm soát vừa hỗ trợ (A: assit, C: control)
- mode A/C ở chế độ kiểm soát khi nhịp thở BN yếu hoặc không đủ mạnh và nhanh để
vượt ngưỡng độ nhạy máy (tất cả thông số do BS cài đặt). Lúc này BN sẽ thở theo nhịp
thở của máy.
- mode A/C ở chế độ hỗ trợ khi nhịp thở BN đủ nhanh và mạnh để vượt ngưỡng cài đặt
của máy (có trigger do BN khởi phát) thì máy sẽ cung cấp nhịp thở mới theo nhịp thở
khởi phát của BN ( Các thông số vẫn không thay đổi, chỉ thay đổi thời điểm khởi phát
nhịp thở mới ).
* Trong mode thở A/C : BN sẽ thở theo máy sau khi bác sĩ chỉ định và cài đặt các thông
số máy.
- Khi BN có nhịp thở yếu lúc này BN sẽ thở theo nhịp thở của máy ( thở kiểm soát )
- Trong chu kỳ thở mà máy cung cấp cho BN, nếu BN có nhu cầu tự thở thì máy sẽ cảm
nhận được thông qua các cảm biến áp suất ở đầu ống dây máy thở. Nếu lực tự thở của BN
đủ mạnh và Trước chu kỳ thở của máy (trigger time) thì máy sẽ cung cấp nhịp thở mới
theo nhịp thở của BN ( thở hỗ trợ)
10. Trình bày các đặc tính của nhịp thở. Cho biết vai trò của PEEP trong quá trình thở
máy.
*Các đặc tính của nhịp thở: Khởi động (trigger), mức giới hạn (limit), kết thúc (chu kỳ
cycled) và PEEP.

A: thời điểm có trigger


B: thời điểm đạt mức giới hạn về thể tích, áp lực...
C: thời điểm kết thúc
Sau thời kỳ kết thúc là PEEP
- Khởi động Trigger: là phần khởi đầu nhịp thở theo ngôn ngữ máy thở gọi là trigger, và
trong trigger chúng ta có 2 kiểu là trigger do máy và trigger do bệnh nhân:
+ Trigger time là phần khởi đầu nhịp thở do máy bắt đầu. Máy cung cấp nhịp thở (
có V, P... bao nhiêu thì BN nhận bấy nhiêu) bắt buộc. Do nhịp thở của máy là bắt buộc
nên khi BN có nhu cầu thở thì sẽ xảy ra tình trạng mất đồng bộ nhịp thở giửa BN và máy
( hiện tượng chóng máy)
+ Trigger bệnh nhân: Để khắc phục được hiện tượng mất đồng bọ giữa máy và BN
người ta sẽ đặt thiết bị phát hiện ra thời điểm BN có nhu cầu thở để giảm bớt hiện tượng
này. Lúc đó nhịp thở khởi phát là do BN và BN sẽ thở theo nhịp thở của máy (BN chỉ
khởi phát nhịp thở)

11. Trigger time là gì? Trigger bệnh nhân là gì? Trình bày điều kiện để máy có thể cung
cấp nhịp thở mới theo nhịp thở của bệnh nhân. Vẽ sơ đồ sóng áp lực theo thời gian để
giải thích cho quá trình này.
12. Tại sao nói khái niệm trigger là trigger âm? Có ý nghĩa như thế nào khi cài đặt các
thông số máy thở khi điều trị thở máy.

You might also like