Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

ĐỀ CƯƠNG PHỤC HÌNH THÁO LẮP

Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày chỉ định của phục hình hàm khung?
Về nguyên tắc hàm giả tháo lắp được chỉ định khi không làm được răng giả cố định trên bệnh nhân. Sau đây
là các chỉ định của hàm khung:
4.1. Khoảng mất răng rộng không thể làm được cầu răng: (Kennedy loại III và IV)
Trong trường hợp này các răng trụ kế cận khoảng mất răng sẽ nâng đỡ hàm giả tương tự như ở cầu
răng giả nhưng chúng còn được các răng phía bên kia cung răng giúp ổn định hàm giả và có thể một phần
nâng đỡ. Do đó, các răng trụ trong trường hợp này, hàm giả sẽ ít bị các lực có hại tác động lên cầu răng. Ví
dụ: trường hợp mất từ răng số 4 đến răng số 7 hoặc 8, nếu làm cầu răng sẽ có 3 – 4 răng giả được nâng đỡ
bởi 1 răng trụ ở mỗi đầu, khi đó không có sự ổn định ngang cung răng và xoay cùng lực cánh tay đòn bẩy
quá lớn sẽ tác động lên răng trụ. Nếu hàm giả được làm, các răng bên kia cung hàm sẽ giúp các răng trụ nâng
đỡ, ổn định, lưu giữ hàm giả và giảm các lực có hại lên răng trụ.
4.2. Mất răng không có răng trụ phía xa hay là mất răng không còn răng giới hạn xa (Kennedy I và II)
Trừ trường hợp mất một răng 7, răng phía trước tốt ta có thể làm cầu đèo (răng trụ ở một phía) và
trường hợp làm implant, hầu hết các trường hợp còn lại được chỉ định làm hàm giả.
4.3. Sống hàm vùng mất răng tiêu nhiều (do tiêu xương đơn thuần, chấn thương hoặc do phẫu thuật):
trường hợp này răng giả cố định không đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ.
Sống hàm vùng mất răng tiêu nhiều có thể do tiêu xương đơn thuần hoặc do chấn thương hoặc do
phẫu thuật. Trường hợp này có thể làm phục hình bán phần hàm nhựa hoặc hàm khung để có phần nền nhựa
bù tổ chức. Hơn nữa các răng giả được lên theo 3 chiều trong không gian.
Các răng giả ở cầu răng được lên răng hơi chạm niêm mạc sống hàm ở vùng răng hàm lớn và răng
hàm nhỏ. Nếu sống hàm vùng mất răng tiêu nhiều làm cầu răng sẽ không đảm bảo sự tự nhiên của các răng
giả vì răng sẽ dài ra, cổ răng bị ngả nhiều ra sau và rìa cắn nghiêng ra phía ngoài để chùm lên răng cửa dưới.
Mặt khác môi và má không được nâng đỡ đầy đủ. Mất nhóm răng cửa dưới mà tiêu sống hàm nhiều, độ rộng
khoảng mất răng sẽ không đủ cho các răng giả có kích thước bình thường, thường các răng sẽ phải làm nhỏ
hơn hoặc phải bớt 1 răng nếu làm cầu răng.
Trường hợp mất răng hàm có tiêu xương nhiều, thường tiêu phía ngoài, đặc biệt ở hàm trên, nếu làm
cầu răng, các răng giả sẽ khớp không tốt với các răng đối diện theo chiều trong ngoài.
Qua phân tích trên, ở bệnh nhân mất răng có tiêu xương sống hàm nhiều chỉ định làm hàm giả là hợp
lý vì hàm giả sẽ cho phép các răng giả ở vị trí tự nhiên hơn và nâng đỡ được môi má.
4.4. Sự nâng đỡ vùng quanh răng của các răng còn lại giảm (sau điều trị bệnh quanh răng có tiêu
xương ổ răng)
Trong nhiều trường hợp ở người trung niên và người già, sau khi được điều trị viêm quanh răng, các
răng còn lại bị tiêu xương ổ răng đáng kể và không thể làm cầu răng được. Hàm giả được làm có nền hàm
khít với sống hàm, sự nâng đỡ được phân chia cho nhiều răng, do đó lực tác động lên răng trụ được giảm đi.
4.5. Trường hợp cần ổn định cung răng (nẹp răng chống lại lực bên tác động vào răng)
Nẹp răng là một trong các phương pháp điều trị bệnh viêm quanh răng.
Bệnh nhân mất răng do bệnh quanh răng, các răng còn lại thường yếu và cần có sự ổn định để chống
lại các lực bên cũng như các lực tác động theo chiều trước sau. Sau khi điều trị viêm quanh răng, hàm khung
được làm cho những bệnh nhân này để phục hồi các răng mất, đồng thời có tác dụng nẹp các răng còn lại.
Các thành phần của hàm khung như: bản lưỡi, thanh gót răng, thanh thân răng và tay đối kháng của móc có
tác dụng nẹp răng, ổn định toàn bộ cung răng. Làm hàm khung cho những bệnh nhân này cần nghiên cứu và
thiết kế cẩn thận.
4.6. Theo nguyện vọng của bệnh nhân
1
– Không muốn bị mài răng lành để làm cầu.
– Muốn dùng hàm giả để dễ vệ sinh.
– Không đủ kinh phí làm răng giả cố định.
4.7. Bệnh nhân có vấn đề về sức khỏe hoặc tinh thần
Việc chuẩn bị và làm răng giả cố định lâu có thể là sự cố gắng đặc biệt đối với bệnh nhân có vấn đề
về sức khỏe hoặc tinh thần. Ví dụ: Bệnh nhân có các bệnh lý toàn thân chống chỉ định đối với các phẫu thuật
trong miệng trong điều trị tiền phục hình như: nhổ răng, làm sâu ngách tiền đình …
Trong trường hợp này một hàm giả tháo lắp khôi phục phần nào chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, phát
âm và ngăn ngừa tình trạng răng miệng xấu đi trong tương lai là lựa chọn ưu tiên.
Ưu điểm là giảm thời gian làm việc trên ghế răng của bác sĩ với bệnh nhân.
4.7.1. Phục hình sau phẫu thuật hàm mặt
Phục hình các bộ phận bị cắt bỏ được gắn với khung và khung này được lưu giữ bởi các răng thật của
bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có mất răng kèm theo, các răng giả cũng được gắn luôn vào khung. Các trường
hợp có sai lệch há ngậm miệng hàm khung kết hợp với các thành phần ở hàm đối để hướng dẫn đóng hàm ở
tương quan tâm.
4.7.2. Hàm khung kết hợp với phục hình cố định
– Móc của hàm giả có thể sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nếu nó ở phía trước. Thông qua các mối nối chính xác
hoặc chụp lồng kết hợp với hàm khung, khắc phục được nhược điểm thẩm mỹ của móc.
– Mất răng Kennedy I và II có thêm biến thể trong đó có 1 răng đứng đơn lẻ, để tránh lực có hại tác động lên
răng này, nó được liên kết với các răng trước bằng cầu răng, sau đó mới làm hàm khung.

Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày hình dạng và biên giới của nền hàm trên ở phục hình tháo lắp bán
phần và phục hình toàn hàm?
- Biên giới nền hàm là phần tận cùng của nền hàm giả, nền hàm rộng thì hàm càng ổn định, chức năng
ăn nhai tốt hơn, tuy nhiên, khó thích nghi, khó phát âm, cản trở chức năng khác trong khoang miệng.
Nền hàm nhỏ thì không đủ vững ổn, hàm giả dễ bị bong, lỏng hoặc đau khi ăn nhai.
- Phương tiện dùng để vẽ biên giới nền hàm là sử dụng bút chì mềm được vẽ trên nền mẫu hàm thạch
cao cung răng được mài chỉnh theo đúng quy cách yêu cầu. Vẽ biên giới hạn nền hàm đúng giúp cho
quá trình làm nền tạm gối sáp được chính xác, hỗ trợ cho quá trình lấy dấu vành khít ở thì sau.
Biên giới nền hàm trên
a. Biên giới nền hàm trên tháo lắp thường có 3 hình dạng sau:
- Hình móng ngựa nếu mất nhóm răng phía trước
- Hình quai guốc nếu mất nhóm răng hai bên
- Phủ kín vòm miệng nếu mất gần hết hoặc toàn bộ răng
b. Biên giới nền hàm vùng còn răng trong hàm giả tháo lắp bán phần
- Còn nhóm răng trước bao gồm răng cửa và răng nanh: Biên giới nền hàm vừa chạm hoặc trùm kín
gót răng.
- Còn nhóm răng hàm: Biên giới nền hàm vừa chạm tới đường vòng lớn nhất của thân răng.
c. Biên giới nền hàm vùng mất răng
- Phía ngoài sống hàm: Biên giới nền hàm vừa chạm tới ngách tiền đình (đáy hành lang), tránh phanh
môi, phanh má và dây chằng, đường chéo ngoài.
- Phía xa sống hàm: Biên giới nền hàm phủ kín vùng lồi củ sau răng hàm trên, vừa chạm tới rãnh chân
bướm – hàm.
- Phía hàm ếch phủ kín toàn bộ hoặc một phần tùy theo vị trí nhóm răng đã mất và hình dạng biên giới
hạn lựa chọn. Đối với mất răng toàn bộ, thì phía hàm ếch phủ kín toàn bộ vòm miệng, giới hạn biên

2
phía xa của hàm ếch nền hàm giả vừa chạm đến hoặc lấn rất nhẹ qua nếp gấp màn hầu, là ranh giới
giữa vòm miệng cứng và vòm miệng mềm.

Câu 3: Anh (chị) hãy trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến hướng tháo lắp của hàm khung?
3.1. Mặt phẳng hướng dẫn
– Mặt phẳng hướng dẫn là các mặt bên các răng trụ tiếp xúc với hàm khung có tác dụng hướng dẫn hướng
lắp và tháo hàm giả.
– Trường hợp thân răng hình cong lồi, khi lắp và tháo hàm giả, hàm giả sẽ đẩy vào răng dần dần gây lung lay
răng.
– Nếu mặt cong lồi của thân răng được làm phẳng song song với hướng tháo lắp, hàm giả sẽ lắp vào nhẹ
nhàng theo mặt bên răng trụ và chỉ tác dụng lực tối thiểu không có hại cho răng trụ.
– Hướng tháo lắp phải chọn sao cho mặt bên các răng kế cận khoảng mất răng tương đối song song với nhau,
để có thể tác động như mặt phẳng hướng dẫn quá trình tháo lắp hàm giả. Mặt phẳng hướng dẫn cần thiết để
đảm bảo cho sự di chuyển dễ dàng của những phần cứng rắn của hàm giả khi tháo lắp hàm giả để bệnh nhân
có thể tháo lắp hàm giả dễ dàng mà không gây lực bất lợi lên răng tiếp xúc và tổ chức mô mềm ở dưới.
– Mặt phẳng hướng dẫn đặc biệt có hiệu quả trong trường hợp khoảng mất răng có răng trụ ở 2 đầu là mặt
phẳng hướng dẫn sẽ làm giảm vùng lẹm ở hai mặt bên của răng ít mắc thức ăn hơn.
3.2. Các vùng lẹm
– Vùng lẹm ở răng trụ là vùng ở dưới đường vòng lớn nhất mà phần lưu giữ của tay móc đặt ở đó.
– Những vùng lẹm thích hợp ở răng trụ phải tồn tại để tạo một hướng tháo lắp tốt, hướng tháo lắp này sẽ
đem lại sự lưu giữ cho móc của hàm giả.
– Các vùng lẹm trên các răng trụ nên cân bằng và đối xứng ở hai bên cung hàm, để giữ hàm giả cân bằng và
ổn định.
– Có thể thay đổi hướng tháo lắp để tăng hay giảm độ lẹm trên răng trụ. Ngoài ra, có thể điều chỉnh hình
dạng răng bằng cách mài bớt độ lồi của thân răng hoặc làm chụp răng để có vùng lẹm thích hợp khi xác định
hướng tháo lắp.
– Khi không thay đổi được hướng tháo lắp, để phù hợp với độ lẹm trên răng trụ, có thể thay đổi khả năng
đàn hồi của tay móc.

Câu 4: Anh (chị) hãy trình bày tóm tắt những yêu cầu và chỉ định của nối chính hàm trên?
a. Tóm tắt những yêu cầu về cấu trúc của nổi chính hàm trên:
1. Biên giới cách bờ lợi ít nhất 6mm hoặc phủ lên mặt trong của răng thật. Vị trí của bờ nổi chính phụ thuộc
vào nhu cầu nâng đỡ, ổn định hoặc vệ sinh răng miệng.
2. Thông thường không cần để khoảng trống giữa nổi chính và vòm miệng.
3. Bờ trước của nổi chính nếu ở vùng nếp khẩu cái, luôn ở vùng rãnh giữa các nếp khẩu cái.
4. Thanh sau của thanh khẩu cái kép hoặc của bản khẩu cái gần giống hình móng ngựa nên là hình bán
nguyệt hoặc hình bản với độ rộng tối thiểu 8mm và ở càng phía sau càng tốt nhưng không tới khẩu cái mềm.
5. Tất cả các bờ của nối chính nên hơi thuôn vát về phía niêm mạc.
6. Cả bờ trước và bờ sau của nội chính nên đi ngang thẳng góc với đường giữa không nên đi chéo.
7. Bờ bên của nổi chính, nên ở chỗ nổi giữa phần ngang và phần đứng của khẩu cái. Các bờ này nên đổi
xứng để bệnh nhân ít khó chịu.
8. Độ dày của kim loại nên đồng đều.
9. Những chỗ tận cùng của bờ nổi chính nên hơi tròn, không bao giờ là góc vuông.
10. Mặt kim loại tiếp xúc với niêm mạc nên nhẫn nhưng không quá bóng.
11. Tất cả biên giới ở phía tổ chức nên được làm cao thành gờ lên.

3
b. Tóm tắt những chỉ định của nổi chính hàm trên:
1. Trường hợp sự nâng đỡ quanh răng của các răng còn lại yếu, nên dùng các bản khẩu cái như là bản khẩu
cái rộng hoặc bản toàn diện.
2. Nếu các răng còn lại còn đủ sự nâng đỡ của tổ chức vùng quanh răng (vùng quanh răng tốt), sự nâng đỡ
khác (như của vòm miệng) ít cần đến, bản khẩu cái hoặc thanh khẩu cái kép nên được dùng.
3. Khi bệnh nhân mất răng loại Kennedy I, II mà mất nhiều răng, cần sự cứng rắn của nổi chính, nên dùng
loại bản khẩu cái hình chữ U biến đổi (hoặc bản khẩu cái toàn diện).
4. Khi mất răng cửa, có thể dùng loại nổi chính là bản khẩu cái hình chữ U hoặc hình chữ U biến đổi, hoặc
bản khẩu cái toàn diện. Sự lựa chọn loại nào dựa trên các yếu tố khác kèm theo như: số lượng và vị trí các
răng sau khi bị mất kèm theo, sự nâng đỡ của các răng còn lại, loại khớp cắn răng đối diện.
5. Vòm miệng có lỗi rắn mà không phẫu thuật được, có thể dùng bản khẩu cái chữ U hoặc bản chữ U biến
đổi hoặc thanh khẩu cái kép. Việc lựa chọn cuối cùng phụ thuộc vào một số yếu tố khác.
6. Thanh khẩu cái đơn ít khi được sử dụng.

Câu 5: Anh (chị) hãy trình bày hình dạng và biên giới của nền hàm dưới ở phục hình tháo lắp bán
phần và phục hình toàn hàm?
a. Hình dạng: Biên giới nền hàm của hàm dưới đều có hình móng ngựa do cấu trúc giải phẫu có lưỡi ở
phía trong và môi, má ở phía ngoài.
b. Biên giới nền hàm vùng còn răng trong hàm giả tháo lắp bán phần
- Còn nhóm răng trước bao gồm răng cửa và răng nanh: Biên giới nền hàm của hàm dưới vừa tới 1/3
đến ½ chiều cao nhóm răng cửa và răng nanh (chiều cao được tính theo chiều từ cổ răng đến rìa cắn
thân răng).
- Còn nhóm răng hàm: Biên giới nền hàm vừa chạm tới đường vòng lớn nhất của thân răng.
c. Biên giới nền hàm vùng mất răng
- Phía ngoài sống hàm: Biên giới nền hàm vừa chạm tới ngách tiền đình (đáy hành lang), tránh phanh
môi và dây chằng.
- Phía xa sống hàm: Nếu vùng tam giác sau hàm ổn định thì biên giới trùm kín vùng tam giác sau hàm,
nếu vùng tam giác sau hàm không ổn định thì biên giới vừa chạm tới ranh giới của tam giác sau hàm.
Hàm giả cần tránh dây chằng chân bướm - hàm vì khi há miệng tối đa thì dây chằng sẽ căng lên và
tiến ra trước gây bong hàm giả, giới hạn này được xác định khi lấy dấu vành khít. Giới hạn nền hàm
phủ tam giác sau hàm phía sau và giới hạn mở rộng nền hàm của cánh bên lưỡi, trong vùng hõm sau
hàm. Là thành phần giúp hàm giả chống lại lực đẩy ra sau của môi.
- Phía trong sống hàm: Vừa chạm tới vùng sàn miệng, tránh phanh lưỡi, phía sau đến vùng hõm sau
hàm, không sâu quá gây cản trở hoạt động đưa ra trước và hai bên của lưỡi.

Câu 6: Anh (chị) hãy trình bày các bước thử khung sườn trong phục hình hàm khung?
- Trước khi thử vào miệng bệnh nhân, khung sườn phải được xem xét và đánh giá. Thông thường, mẫu hùm
có vài chỗ bị mòn do sự cọ xát lúc mài lắp hàm trong labo, sự mòn này không được quá nhiều, vì như vậy sẽ
có vấn đề khi ta thử khung trong miệng nếu mẫu hàm bị mòn nhiều, cần phải thảo luận lại với kỹ thuật viên.
Khung sườn có thể sẽ không vừa, quá chặt hoặc phải làm lại.
Khung phải được làm theo đúng thiết kế. Các thành phần khung đạt tiêu chuẩn. Khung khít chính xác
với mẫu.
- Khung sườn phải được đặt vào miệng từ từ với một lực tối thiểu nếu có sự căng nơi nào hoặc bệnh
nhân khó chịu, phải tháo khung sườn ra. Khung kim loại còn có sự co từ 2 - 3%. Thêm nữa còn có những sai
lệch có thể xảy ra trong quá trình lấy khuôn và đổ mẫu. Cho nên khung sườn kim loại có thể cần có một số
điều chỉnh nhỏ.
4
- Mặt trong của mặt phẳng hướng dẫn, những thanh nối phụ, vùng ôm của cánh tay móc và bản lưỡi
được phủ lên một lớp chất phát hiện điểm vướng (Chất kiểm tra độ khít hoặc sáp Disclosing wax). Khung
sườn được lắp vào miệng, những vùng chạm do việc lắp đặt sẽ có màu sáng kim loại. Mài bớt những vùng
sáng này rồi lặp lại vài lần cho tới khi khung sườn được lắp vừa

- Sự điều chỉnh sinh lý: Đối với những móc RPI, RPA dùng với nền hàm mở rộng phía xa, tức là hàm
mất răng không còn răng trụ phía sau. Dùng chất trên đặt vào mặt phẳng hướng dẫn, thanh nối phụ. Đặt ngón
trỏ lên phần nền hàm mở rộng phía xa và một ngón khác lén tựa mặt nhai. Thay đổi lực ép lên hai vùng này.
Khung sẽ di động tương tự như trong lúc nhai. Những vùng sáng kim loại sẽ hiện lên và ta sẽ mài bỏ, lặp lại
vài lần cho đến khi hết những vùng sáng.

- Những vùng được mài chỉnh cần được làm nhẵn bằng các mũi khoan đánh bóng.

- Chỉnh khớp: Nếu có hai khung sườn. Trước tiên, ta chỉnh khớp cắn với từng hàm khung riêng, sau
đó đặt cả hai khung vào và chỉnh lại một lần nữa. Dùng giấy cắn tìm những điểm chạm sớm, thường ở trên
tựa mặt nhai và tựa rìa cắn. Mài chình các điểm chạm sớm.
- Sau khi cân bằng khớp cắn, những nơi mài cắt trên khung sườn cẩn được đánh bóng lại bằng bánh
xe cao su. Kiểm soát lại các điểm tiếp xúc khi đật cả hai hàm khung vào các răng phải thật ăn khớp nhau
giống như lúc không có mang khung. Bệnh nhàn sẽ không được thoải mái nếu kích thước dọc tăng dù chỉ
một ít.
- Khung sườn kim loại đôi khi không vừa trên miệng bệnh nhân có thể vì những lý do sau:
+ Lấy khuôn không chính xác.
+ Quá trình sao mẫu và đổ mẫu bị sai.
Khung không thể chấp nhận nếu không vừa vặn trên mẫu hoặc không theo mẫu phác hoạ. Sự không vừa vặn
của khung trong miệng là sự sai sót của người lấy khuôn và đổ mẫu. Việc làm lại thì rất tốn kém và mất thời
gian, cần phải thật cẩn thận khi lấy khuôn và đổ mẫu.

Câu 7: Anh (chị) hãy trình bày quy trình ghi hình thử nghiệm động lấy dấu vành khít và kiểm tra vành
khít ở hàm trên trong phục hình tháo lắp toàn hàm?
7.1. Quy trình ghi hình thử nghiệm động lấy dấu vành khít
- Giai đoạn thứ nhất: Đặt thêm một lượng vừa đủ hợp chất nhiệt dẻo đã làm ấm và dẻo vào tất cả mặt ngoài
của thìa lấy dấu cá nhân để sao chép vùng Eisenring. Cho người bệnh thực hiện động tác há miệng tối đa –
đưa hàm dưới sang hai bên lần lượt từng bên, đưa ra trước để làm vành khít vùng 1.
- Giai đoạn thứ hai: Chỉ đặt một phần vừa đủ hợp chất nhiệt dẻo để tránh sự đè nén vào phanh má hai bên
quá nhiều, cho người bệnh thực hiện động tác cười mạnh và mút ngón tay để làm vành khít vùng 2.
- Giai đoạn thứ ba: Thêm một lượng hợp chất nhiệt dẻo phù hợp phía ngách tiền đình vùng môi trên, không
lấy quá nhiều làm cho mất rãnh nhân trung và co kéo tổ chức vòng môi. Cho người bệnh làm động tác hôn –
há miệng tối đa – cười mạnh để lấy dầu vùng 3.
- Giai đoạn thứ tư: Thêm một lượng hợp chất nhiệt dẻo vừa đủ dàn đều lên giữa vùng đường rung phía trước
và phía sau, liền mạch với vùng 1 hai bên. Cho bệnh nhân phát âm “A” giọng trầm, cho bệnh nhân há to
đồng thời bịt mũi lại để ghi dấu vành khít vùng 4.

7.1. Kiểm tra dấu vành khít


- Kiểm tra vùng vùng 1,2,3: Bờ vành khít tới đáy hành lang của ngách tiền đình, ghi dấu rõ ràng của phanh
môi, phanh má, hợp chất nhiệt dẻo dính chặt vào thìa cá nhân, không còn nhựa dẻo tràn vào phía trong của
thìa cá nhân.

5
- Kiểm tra vùng 4: Bờ và giới gian vùng 4 vành khít giống hình ảnh của “ria mép hiến binh”, đi qua ba vùng
giải phẫu gồm: Phía ngoài hai bên tiếp giáp với vùng 1, vành khít dạng “đường kín” giới hạn bởi rãnh chân
bướm-hàm, tuy nhiên vẫn giữ cho dây chằng chân bướm – hàm hoạt động tự do. Phía trong hơn tương ứng
với vùng Schroder, vành khít dạng “diện kín”rộng trải về phía trước. Tại vị trí dọc giữa tương ứng với đường
đan giữa vòm miệng, vành khít dạng “diện kín” hẹp thắt chính giữa.

Câu 8: Anh (chị) hãy trình bày thiết kế hàm khung trong trường hợp mất răng Kennedy III?

8.1.Lưu giữ trực tiếp


- Lưu giữ trực tiếp có thể đạt được mà ít nguy cơ hại rãng trụ so với trường hợp mất răng Kennedy I và II .
- Vị trí vùng lẹm lưu giữ ờ các răng trụ không quyết định.
8.2. Móc
- Đặt móc hình tứ giác là lý tưởng.
- Kiểu móc chọn không phải là vấn đề quan trọng:
+ Răng, phần mềm và thẩm mỹ nên được cân nhắc. Nếu có thể. nên chọn móc giản nhất.
+ Nếu cần làm phục hồi (chụp răng) để điều chỉnh đường vòng lớn nhất, ở giai đoạn làm sáp phải dùng song
song kế để tạo hình.
- Tay móc đối kháng phải cứng rắn.

8.3. Tựa
- Tựa nên đặt sát khoảng mất răng nếu có thể.
- Tưa nên được dùng để nâng đỡ nối chính và bản lưỡi

8.4. Vật giữ gián tiếp


- Thường không cần vật giữ gián tiếp.
- Nếu một hoặc hai răng trụ phía sau chỉ được dùng để nâng đỡ mà không có tay móc lưu giữ, thiết kế phải
theo yêu cầu của mất răng loại Kennedy I và II .
8.5. Nối chính và nối phụ
Cần phải cứng rắn và đạt những yêu cầu tương tự như nối chính ở trường hợp mất răng loại Kennedy I và II.
Tuy nhiên, nên chọn kiểu nối chính nhỏ gọn hơn.

8.6. Khớp cẩn


Phải đạt những yêu cầu tương tự như ở trường hợp mất răng loại Kennedy I và II

8.7. Nền hàm


- Không cần phải lấy khuôn giải phẫu chức năng.
- Độ rộng của nền hàm được xác định dựa vào: thẩm mỹ, sự dễ chịu cho bệnh nhân và tránh những vùng dễ
mắc thức ăn.

Câu 9: Anh (chị) hãy trình bày ưu điểm, nhược điểm và những nguyên tắc sử dụng móc vòng?

a, Ưu điểm
- Dễ thiết kế và dễ làm
- Móc có tác dụng nâng đỡ, nẹp và lưu giữ tốt
- Dễ sửa chữa hơn móc thanh
- Ít mắc thức ăn hơn so với mcos thanh. Vì có những ưu điểm trên nên móc vòng đúc được sử dụng
nhiều
6
b, Nhược điểm
- Móc che phủ răng trụ nhiều hơn móc thanh do đó dẻ gây sâu răng hơn.
- Móc còn làm thay đổi hình dáng giải phẫu răng trụ. Kích thước trong - ngoài của răng thay đổi ảnh
hưởng tới dòng chảy bình thường của thức ăn - dòng chảy này có tác dụng kích thích lợi.
- Nếu móc đặt cao về phía mặt nhai sẽ làm tăng kích thước mặt nhai nghiền thức ăn làm cho răng trụ
chịu nhiều lực hơn.
- Hình cắt ngang tay móc là hình bán nguyệt nên móc chỉ có thể điều chỉnh theo hướng trong - ngoài

c, Nguyên tắc sử dụng mọc vòng


- Tay móc lưu giữ xuất phát từ phía trên đường vòng lớn nhất và 1/3 đẩu tận cùng tay móc nên ở dưới đường
vòng lớn nhất.
- Đầu tay móc lưu giữ luôn hướng về phía mặt nhai không bao giờ hướng phía lợi. Điều này giúp cho móc
cong và có khả năng đàn hồi hơn.
- Đấu lưu giữ ở góc gần hoặc xa của răng trụ, không bao giờ ở giữa mặt ngoài hoặc mặt trong răng trụ.
- Móc nên ờ vị trí thấp nhất có thể mà không ảnh hưởng tới sự tương quan cần thiết của nó với đường vòng
lớn nhất. Ở vị trí này móc sẽ chống lại tác dụng đòn bẩy tốt hơn so vói vị trí gần mặt nhai và có thẩm mỹ cao
hơn.

Các móc thuộc loại móc vòng: có rất nhiều móc thuộc lại móc vòng như móc: Akers, móc Bonwill, móc
Nally — Martinet, móc nhẫn, móc ngược, móc tác dụng phía sau, móc tác dụng phía sau ngược, móc 2 nửa,
móc vòng kép (Multiple circlet clasp).

Câu 10: Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm và ưu, nhược điểm của nối chính hàm trên hình chữ U hay hình
móng ngựa?
- Loại nối chính này được cấu tạo là bản kim loại mỏng chạy dọc theo phía trong của cấc răng hàm, rộng từ
6 - 8mm ở phía trước, bản kim loại thường phú gót răng thật còn lại và phủ vùng vân khẩu cái ở vòm miệng

Bờ của nối chính này phải cách bờ lợi tự do của rãng thật 6mm hoặc phủ lên mặt trong của răng. Bờ của nối
chính nên ờ rãnh giữa các vân khẩu cái, bờ phía hai bên sau nên ở chỗ nổi giữa phần khẩu cái nằm ngang và
phần sườn bên của khẩu cái. Độ cứng có thể được tăng thêm bằng cách làm hơi rộng bản về phía phần khẩu
cái nằm ngang. Nối chính nên đối xứng hai bên cả về chiều cao. Tất cả bờ và các góc nên hơi tròn và nhẵn.

* Ưu điểm và chỉ định


- Được dùng trong trường hợp mất răng phía trước. Nó có độ cứng hợp lý có phần tác dụng nâng đỡ hàm giả
và giữ gián tiếp từ vòm miệng.
- Bệnh nhân mất ràng trước mà có khớp cắn sâu, bản chữ u mỏng, nhưng vẫn đù khả năng mang cấc răng
giả.
- Trường hợp đường khớp giữa xương hàm trên lồi và có niêm mạc mòng, trường hợp có lồi cứng vòm
miệng không thể phẫu thuật, loại nối chính hình chữ u dùng được mà vẫn có tác dụng nâng đỡ hàm giả.
* Nhược điểm:
- Khi lực tác dụng theo phương thẳng đứng vào phần cuối của thanh nối ở phía sau, nối chính có xu hướng
giãn rộng ra hai bên. Do đó, trong trường hợp hàm giả ờ bệnh nhân mất răng loại Kennedy I, II thanh nối
này không đủ độ cứng. Cũng với lý do trên, nối chính này không đảm bảo khi cần ổn định ngang hai bên.
Thanh nối chữ u có thể có sự chuyển động đàn hồi ở phần cuối phía sau.
- Để tránh khả năng đàn hồi, phần kim loại đi ngang vùng vân khẩu cái phải dày, điều này sẽ ảnh hưởng đến
lưỡi và phát âm gây khó chịu cho bệnh nhân.

7
Câu 11: Anh (chị) hãy trình bày quy trình ghi hình thử nghiệm động lấy dấu vành khít và kiểm tra vành khít
ở hàm dưới trong phục hình tháo lắp toàn hàm?

Quy trình ghi hình thử nghiệm động lấy dấu vành khít hàm dưới:

- Giai đoạn thứ nhất: Đặt hợp chất nhiệt dẻo đã làm mềm dọc theo bờ thìa với độ dài tương ứng với đường
chéo và vượt quá tam giác sau hàm để làm vành phít vùng 1,2. Sau đó, đặt thìa cá nhân vào miệng, giữ
nguyên đúng vị trí và yêu cầu bệnh nhân há to rồi mút ngón tay, đưa lưỡi sang hai bên. Trong trường hợp
sống hàm tiêu nhiều thì không cần làm giai đoạn này.

- Giai đoạn thứ hai: Đặt hợp chất nhiệt dẻo đã làm mềm bờ lưỡi phía trước của thìa cá nhân từ vùng răng
hàm nhỏ bên này đến răng hàm nhỏ bên kia để làm vành khít vùng 5. Đặt ngón cái lên vành cắn ở giữa thìa
và ấn giữ chặt thìa ở nguyên vị trí trên cung hàm, yêu cầu bệnh nhân dùng đầu lười đẩy ngón đi, khi đó, các
sợi của cơ cằm- lưỡi căng ra và in vào dấu. Sau đó cho bệnh nhân nuốt liên tục để phần trước của cơ cắn
hoạt động.

- Giai đoạn thứ ba: Đặt hợp chất nhiệt dẻo đã làm mềm bờ lưỡi phía trước của thìa cá nhân từ vùng răng hàm
nhỏ đến vùng tam giác sau hàm ở mỗi bên của thìa để làm vành khít vùng 4,3,7. Cho bệnh nhân liếm lưỡi
đưa dài sang từng bên má qua lại, sau đó làm động tác nuốt lặp lại nhiều lần.

- Giai đoạn thứ tư: Đặt hợp chất nhiệt dẻo đã làm mềm bờ ngách tiền đình phía trước để làm vành khít vùng
6. Cho bệnh nhân cử động hôn, há miệng tối đa và cười to, khi đó cơ vòng môi sẽ in lên dấu. Trong trường
hợp ngách tiền đình nông do tiêu sống hàm nhiều thì không làm giai đoạn này.

Kiểm tra dấu vành khít hàm dưới:

- Kiểm tra vùng vùng 1,2,6: Bờ vành khít tới đáy hành lang của ngách tiền đình và túi Fisch hai bên, ghi dấu
rõ ràng của phanh môi, phanh má, hợp chất nhiệt dẻo vùng 2 phủ phía sau của tam giác sau hàm.

- Kiểm tra vùng 5,4,3,7: Bờ phía trong chạm ngách sàn miệng, lấy dấu được phanh lưỡi và phần trước của cơ
cắn, vùng 7 mở rộng về phía tam giác sau hàm tiếp giáp với vùng 2. Bờ sau của vùng 7 gần vuông góc với
mặt phẳng vành cắn.

- Mặt phẳng vành cắn có chiều cao ngang bằng với đường vòng lớn nhất của lưỡi ở vị trí nghỉ, hợp chất nhiệt
dẻo dính chặt vào thìa cá nhân, không còn nhựa dẻo tràn vào phía trong của thìa cá nhân.

Câu 12: Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm và ưu, nhược điểm của thanh lưỡi?

Đặc điểm:

- Thanh lưỡi là kiểu nối chính hàm dưới thường được sử dụng vì cấu trúc đơn giản, thanh lưỡi có hình nửa
trái lê với phần dày ở phía dưới.

- Thanh lưỡi chỉ thiết kế được khi khoảng cách giữa phần di động của sàn miệng ;gồm cả phanh lưỡi) và bờ
lợi tự do của các răng tối thiểu là 8mm. Khoảng cách này 10 phép độ rộng tối thiểu của thanh lưỡi là 5mm
và khoảng cách từ bờ trên thanh lưỡi tới bờ lợi là 3mm. Nếu thanh lưỡi gần lợi tự do hơn, lợi sẽ dễ bị viêm.
Có thể dùng thám trâm đo túi lợi để đo khoảng cách từ sàn miệng tới bờ lợi tự do ở vị trí răng số 3 và giữa 2
răng số 1.

8
Thanh lưỡi được đặt ở vị trí càng thấp càng tốt miễn là không ảnh hưởng đến cử động lưỡi để cho khoảng
cách của nó với bờ lợi tự do càng lớn.

- Vì thanh lưỡi có cấu trúc và thiết kế đơn giản nên thanh lưỡi được chỉ định rộng rãi trừ khi dùng kiểu thanh
nối khác có ưu điểm hơn rõ rệt. Thanh lưỡi được chỉ định cho tất cả các trường hợp mất răng có giới hạn trừ
khi khoảng cách giữa phanh lưỡi sàn miệng và lợi không đủ 8mm.

- Những bệnh nhân có lồi xương, để đặt được thanh lưỡi tốt thường phải phẫu thuật cắt bỏ lồi xương. Nếu
không phẫu thuật được lồi xương, dùng thanh lưỡi sẽ ít khi thành công vì dễ gây đau . loét niêm mạc ở chỗ
lồi xương. Nếu thanh lưỡi tránh xa lồi xương, thanh lưỡi sẽ gây cho bệnh nhân vướng khó chấp nhận.

- Thanh lưỡi mà thiết kế ở vùng sống hàm có lẹm nhiều sẽ gây mắc thức ăn khó chịu cho bệnh nhân.

* Ưu điểm của thanh lưỡi:

- Cấu trúc, thiết kế đơn giản.

- Ít tiếp xúc với tổ chức miệng nhất.

- Không tiếp xúc với răng cửa, nên không gây mắc thức ăn hoặc mảng bám ở bề mặt răng.

* Nhược điểm:

Một nhược điểm tiềm tàng lớn nhất là độ cứng. Nếu kỹ thuật viên không chú ý đặc biệt là những trường hợp
không đủ khoảng cách giữa sàn miệng và lợi tự do mà cố làm thanh lưỡi, thanh lưỡi có thể không đảm bảo
độ cứng

Câu 13: Anh (chị) hãy trình bày các bước điều chỉnh nền hàm và vành cắn của hàm trên ở mẫu nền tạm - gối
sáp trong phục hình tháo lắp toàn hàm?

Nền tạm-gối sáp chia thành 2 phần: Phần phía trước có tầm quan trọng thẩm mỹ và phần phía sau có tầm
quan trọng đối với chức năng ăn nhai.

a. Điều chỉnh phía trước

- Điều chỉnh độ dày, độ cao lấn vào ngách tiền đình hàm trên và độ cao vành cắn phía trước hàm trên.

- Cho bệnh nhân ngồi nghiêng và đánh giá nét nhìn nghiêng khuôn mặt, nếu vành cắn và nền hàm quá dày sẽ
làm cho môi trên đưa nhiều ra phía trước, cần mài giảm độ dày phía trước.

- Cho bệnh nhân môi ở tư thế nghỉ, kiểm tra vành cắn tương ứng vùng răng phục hình tương lai, nếu khoảng
nhìn thấy quá lớn cần mài chỉnh vành cắn phía trước. Ở hàm răng bình thường khi lên răng, khoảng 80%
bệnh nhân có độ lộ răng cửa hàm trên khi môi ở tư thế nghỉ là 1,91mm nam giới và 3,41mm nữ giới.

- Cho bệnh nhân phát âm “F” và “V”, bình thường bờ răng cửa hàm trên tương ứng với rìa trước vành cắn
vừa chạm đến niêm mạc môi dưới.

- Cho bệnh nhân cười giai đoạn 3, kiểm tra đường cong của vành cắn cần điều chỉnh sao cho tương đồng với
đường cong của môi dưới.

9
- Đặt thước Fox sao cho chạm vành cắn răng sau của nền tạm-gối sáp hàm trên, điều chỉnh sao cho mặt
phẳng thước Fox song song với mặt phẳng qua hai đồng tử của hai mắt bệnh nhân, đồng thời song song với
đường nối vùng vành cắn phía trước tương ứng với vị trí hai răng cửa giữa hàm trên tương lai.

- Cho bệnh nhân cười rộng, cười giai đoạn 4, đánh dấu vị trí cao nhất của bờ tự do môi trên lên vành cắn nền
tạm-gối sáp, tương ứng vị trí cổ răng phục hình tương lai, đôi khi có thể lên răng sao cho cổ răng phục hình
thấp hơn vị trí này để lộ một phần lợi hàm giả tùy theo mục đích thẩm mỹ.

- Hạ đường thẳng góc hai bên cánh mũi tương ứng với điểm cánh mũi (Al – Alare) và đánh dấu lên nền tạm-
gối sáp, tương ứng vị trí đỉnh răng nanh trong phục hình tương lai.

- Hạ đường thẳng trục với trục mặt tương ứng qua các điểm trên gốc mũi (Gl- Glabella), điểm lõm mũi (N-
Nasion), điểm dưới mũi (Sn-Subnasal), đánh dấu lên vành cắn nền tạm-gối sáp tương ứng với đường giữa
hai răng cửa hàm trên trong phục hình tương lai.

b. Điều chỉnh phía sau

- Xác định mặt phẳng Camper: Mặt phẳng nối giữa điểm Tragus -Tr (điểm thấp nhất của gờ bình tai) và
điểm dưới mũi Subnasal –Sn (tương ứng với điểm gai mũi trước ANS trên phim sọ mặt nghiêng). Đặt thước
Camper nối giữa hai điểm này để xác định mặt phẳng Camper.

- Dùng thước Fox cho bệnh nhân cắn vành cắn của thước khi đang mang nền tạm-gối sáp hai hàm, mặt
phẳng thước chính là mặt phẳng khớp cắn phục hình tương lại.

- Điều chỉnh gối sáp sao cho hai mặt phẳng này song song với nhau nhưng vẫn đảm bảo được các điều chỉnh
phía trước đã chỉnh sửa và kích thước dọc.

Câu 14: Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm và ưu, nhược điểm của bản khẩu cái?

Bản khẩu cái là loại nối chính hàm trên được sử dụng rộng rãi nhất. Nó là bản kim loại mỏng và rộng chạy
ngang khẩu cái, nó có thể hẹp theo chiều trước sau trong trường hợp hàm giả được nâng đỡ trên răng có
khoảng mất răng nhỏ, nhưng bản này không nên rộng dưới 8mm nếu không độ cứng của nó bị giảm.

Độ rộng của bản khẩu cái nên được tăng khi chiều dài khoảng mất răng tăng. Sự tăng độ rộng không chỉ đảm
bảo độ cứng của bản khẩu cái mà còn tăng sự nâng đỡ từ xương khẩu cái. Khi bản khẩu cái càng rộng nó gần
giống bản khẩu cái toàn bộ. Bản khẩu cái rộng có thể được dùng trong trường hợp mất răng loại Kennedy II,
nhưng hiếm khi dùng trong mất răng loại Kennedy I. Bản khẩu cái còn có phần tác dụng vật giữ gián tiếp
chống hàm giả xoay về phía trước. Có được tác dụng này là do niêm mạc khẩu cái ổn định và nằm trong
nhiều mặt phẳng. Tuy nhiên, tác dụng này chỉ có giới hạn, nếu lực quá lớn có thể gây viêm hoặc loét niêm
mạc.

Bản khẩu cái có thể được chia làm hai loại: bản khẩu cái hẹp và bản khẩu cái rộng.

Ưu điểm:

Vì bản khẩu cái nằm trong ba mặt phẳng nên nó có sự đề kháng cao với các lực uốn cong và xoắn vặn. Do
có độ cứng cao nén khối lượng kim loại có thể được giảm. Quan điểm này tương tự như nguyên tắc thanh

10
chữ L được dùng trong kiến trúc xây dựng. Sự lưu giữ của hàm giả được tăng lên do sự tiếp xúc giữa bản
kim loại và niêm mạc. Lực được truyền theo các mặt phẳng khác nhau được trung hoà dễ hơn.

Vì bản khẩu cái cứng nên nó có thể mỏng, do đó bệnh nhân dễ chịu hơn. Loại nối chính này ít ảnh hưởng
lưỡi nên dễ được chấp nhận. Hơn nữa, nó phủ nhiều lên khẩu cái giúp truyền lực xuống vùng nâng đỡ.

- Nhược điểm:

Bệnh nhân thường phàn nàn sự che phủ vòm miệng quá lớn. Sự phàn nàn trên thường gặp do biên giới của
bản khẩu cái ở vị trí không thích hợp. Biên giới phía trước nên ở sau các vân khẩu cái, trong trường hợp
không được như vậy bờ trước bản khẩu cái nên nằm ở rãnh giữa các vân này. Bò sau nên ờ trước chỗ nối
giữa khẩu cái cứng và khẩu cái mềm, tránh lồi xương và chỗ lồi của đường khớp giữa.

Một nhược điểm khác là có thể có phản ứng của tổ chức mềm dưới dạng tăng sản ở những bệnh nhân mang
hàm giả cả đêm, vệ sinh răng miệng kém và ít quan tâm đến hàm giả. Điều này xảy ra khi bệnh nhân không
được hướng dẫn sử dụng hàm giả kỹ lưỡng hoặc sự liên hệ giữa nha sĩ và bệnh nhân không tốt.

Câu 15: Anh (chị) hãy trình bày yêu cầu khi lên răng trước của hai hàm theo mặt phẳng ngang và mặt phẳng
đứng dọc trong phục hình tháo lắp toàn hàm?

1. Lên răng theo mặt phẳng ngang


- Đường cắn khớp phải đúng và tương ứng với hình dạng của gối sáp và vành cắn phía trước, mặt ngoài của
răng khi lên tương ứng với bờ trước của vành cắn và gối sáp đã chỉnh sửa trước đó.
- Hình dạng cung răng và đường cắn khớp tương đồng với hình dạng răng cửa giữa hàm trên và khuôn mặt.
- Mặt ngoài răng cửa giữa nằm cách gai cửa khoảng 6-8mm, đường nối đỉnh hai răng nanh đi qua gai cửa.
- Răng trước hàm dưới lên sau và theo hình dạng của hàm trên, đảm bảo đường cắn khớp đúng và ăn khớp
giữa hai hàm phía trước, đảm bảo độ cắn chìa và cắn phủ giữa hai hàm.
- Đối với hàm tháo lắp toàn hàm vẫn còn hàm đối diện, khi lên răng cần sắp xếp tương quan hợp lý về cắn
khớp với hàm còn lại.
2. Lên răng theo mặt phẳng đứng dọc
a. Lên răng trước hàm trên
- Theo chiều cao thì rìa cắn của răng cửa giữa và đỉnh múi răng nanh chạm với mặt phẳng nhai phục hình,
răng cửa bên thấp hơn khoảng 1mm.
- So với trục đường giữa mặt tùy theo hình dạng mà góc nghiêng gần của các răng khác nhau. Cung răng
hình vuông thì răng cửa giữa và răng nanh song song với trục đường giữa mặt, răng cửa bên nghiêng gần
khoảng 50; cung răng hình tam giác thì răng cửa giữa và răng nanh chênh khoảng 4-50 với trục đường giữa
mặt, răng cửa bên nghiêng gần khoảng 100; cung răng hình bầu dục thì răng cửa giữa và răng nanh chênh
khoảng 1-20 với trục đường giữa mặt, răng cửa bên nghiêng gần khoảng 60.
b. Lên răng trước hàm dưới
- Theo chiều cao thì rìa cắn 6 răng trước hàm dưới ngang bằng nhau, chạm khớp phía trong với hàm trên,
đảm bảo trong khoảng chạm khớp từ gót răng đến rìa cắn răng trước hàm trên.
- So với trục đường giữa mặt tùy theo hình dạng mà góc nghiêng gần của các răng khác nhau. Răng cửa giữa
nghiêng gần khoảng 00; răng cửa bên nghiêng gần khoảng 20 với trục đường giữa mặt, răng nanh nghiêng
gần khoảng 50.

11

You might also like