Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

Câu 1: Trình bày phân loại, thành phần cấu tạo của thuốc tê, tiêu chuẩn của

thuốc tê lý tưởng?

1. Thành phần cấu tạo của thuốc tê

Thuốc tê được sử dụng dưới dạng dung dịch, thường gồm:


- Chất co mạch.
- Chất làm vững dung dịch (acide hoá).
- Chất đệm (giữ vững pH).
- Chất khử trùng.
- Chất màu hay hyaluronidase để phân tán mau thuốc tê.

2. Tiêu chuẩn của một thuốc tê lý tưởng


- Sau khi tác dụng xong, tác dụng của nó tại chỗ và toàn thân bị mất đi hoàn toàn.
- Không kích thích tại chỗ và không có tác dụng phụ tại chỗ
- Ít độc cho cơ thể.
- Tác dụng sớm và kéo dài.
- Đủ tê ở nồng độ không gây độc.
- Có thể thoa tại chỗ cũng tê.
- Không gây dị ứng.
- Ổn định khi pha trong dung dịch, khi vào cơ thể thì được đào thải để dàng.
- Có thể vô khuẩn bằng nhiệt mà không hỏng.

3. Phân loại thuốc tê


Có hai nhóm chính đó là ester, amide. Nhóm được sử dụng rộng rãi hơn là nhóm amide.
1. Nhóm ester
Nhóm ester là nhóm cổ điển được sử dụng lâu nhất và gần đây ít được sử dụng, gồm các thuốc
như procaine, benzocaine, tetracaine,...
Cầu trúc hóa học bao gồm:
- Một nhân thơm ưa mỡ, ưa nước.
- Một chuỗi trung gian chứa các mối nối ester.
- Một nhóm amino ưa nước.
2. Nhóm amide
Gồm các thuốc như lidocaine, mepivacaine, prilocaine, articaine,...
Cấu trúc hóa học bao gồm:
- Một nhân thơm ưa mỡ, ưa nước.
- Một chuỗi trung gian chứa các mối nối amide.
- Một nhóm amino ưa nước.

Nhìn chung, các thuốc tê đều có tính kiềm nhẹ nên ít tan trong nước. Tuy nhiên, khi gặp acide
hydrochloric thì sẽ tạo thành muối tan trong nước. Khi sản xuất thuốc tê người ta cố giữ tính
thăng bằng ưa nước và ưa mỡ.
Ngày nay các thuốc tê chính đều có một số đặc tính như sau:
- Là chất tổng hợp có chứa nhóm amino.
- Khi gặp acide mạnh thì tạo thành muối và tan trong nước.
- Chất kiềm sẽ thuỷ phân muối và tạo ra các base alkaloide tan trong mỡ.
- Các muối tạo ra bởi các thuốc tê có tác dụng toan tính và tương đối bề vững, chúng sẽ bị thủy
phân bởi các ester của huyết tương và bị khử độc ở gan.
- Các tác dụng của thuốc sau một thời gian sẽ mất.
- Tương tác với các epinephrine và các dẫn chất của nó.

1
- Không tương tác với các muối kim loại như thuỷ ngân, bạc,.
- Cùng một cơ chế tác dụng với thần kinh dẫn truyền.
- Nếu trong huyết tương có nồng độ cao thì gây độc cho cơ thể.
- Ở liều gây tê không gây độc hoặc kích thích cho cơ thể.

Câu 2: Trình bày sự khác biệt khi gây tê ở trẻ em và người lớn?

Những điều cần lưu ý về giải phẫu


1. Xương hàm đang trong giai đoạn phát triển
- Sự phát triển mặt xảy ra đồng thời với hiện tượng hình thành bộ răng. Sự thay đổi về
giải phẫu trong quá trình phát triển làm thay đổi các mốc giải phẫu trong gây tê
- Mô xương ở rtẻ em chưa được canxi hóa hoàn toàn nên ít đặc hơn và dễ thấm thuốc tê
hơn.
- Diện tích giải phẫu bề mặt nhỏ hơn, niêm mạc mỏng hơn, do vậy nên giảm liều thuốc
và tiêm nông hơn.
• Xương hàm trên:
Sự phát triển xương hàm trên theo bốn hướng:
- Ra trước: do sự phát triển của nền ios và xương lá mía đẩy khối răng cửa - nanh ra
trước.
- Hướng ngang: Trong vùng răng hàm, phụ thuộc vào đường khớp khấu cải dọc giữa,
được hoạt hóa bởi các cơ má. Khoảng cách liên răng nanh sớm bị cố định vào khoảng 3
tuổi.
- Ra sau: chủ yếu do hiện tượng bồi đắp và tiêu xương ở lồi củ cho đến tuổi dậy thì.
Cùng với hiện tượng này việc phát triển các răng hàm phía sau cũng giúp cho xương
hàm trên phát triển ra phía sau.
- Hướng đứng: liên quan đến sự phát triển của răng và xương ổ răng cho đến 15 tuổi.
- Hướng chính: hướng ngang do đường khớp dọc giữa.
• Xương hàm dưới:
Xương hàm dưới phát triển chủ yếu theo ba hướng:
- Hướng trước - sau: do hiện tượng tiêu và bồi đắp ở phía sau do tác dụng của các cơ.
- Hướng ngang: do đường khớp cằm.
- Hướng đứng: sự phát triển theo hướng đứng của cành lên và đầy lùi góc hàm ra sau làm
vị trí của lỗ ống răng dưới thay đổi nhiều, lúc 2- 5tuổi nằm hơi dưới mặt phẳng cắn, 5-
7 tuổi nằm ở ngang mức mặt phẳng cắn, 9- 11 tuổi thì nằm hơi phía trên mặt phẳng
cắn, bắt đầu từ 12 tuổi thì giống như ở người lớn.
2. Cấu trúc các sợi thần kinh
- Sự phong bế thần kinh phụ thuộc vào đường kính, chiều dài các sợi thần kinh và mức
2
độ myeline hoá.
- Tốc độ dẫn truyền của các sợi thần kinh không có ỏv myeline thì giống nhau ở người
lớn và trẻ em, tuy nhiên tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có vỏ myeline thì khác
nhau. Cấu tạo sợi thần kinh mảnh hơn, lớp vỏ myeline tí dày hơn và khoảng cách giữa
các nút Ranvier ngắn hơn nên lượng thuốc tê tối thiểu để đạt hiệu quả trên trẻ em sẽ ít
hơn ở người lớn.

2. Cách tiếp cận trẻ em

3. Liều lượng thuốc tê dùng ở trẻ em

Lidocaine (hay lignocaine) cũng được dùng tại chỗ dưới dạng lỏng, dầu %5, xtị 10% và tỷ lệ
phản ứng dị ứng rất thấp tuy nhiên nó sẽ hấp thu theo đường toàn thân và có thể phối hợp với
lượng thuốc tê đi theo đường toàn thần gây quá liều nên cũng cần lưu ý khi tính liều lượng sử
dụng trên bệnh nhân.
2. Thuốc tê tiêm
Các loại thuốc tê tiêm nhóm amide thường sử dụng trong nha khoa bao gồm lidocaine,
mepivacaine, articaine, prilocaine và bupivacaine. Liều lượng cụ thể của từng loại trong bảng
sau:

3
(*) Lưu ý tổng liều lượng tối đa cần dựa trên cân nặng của trẻ nhưng không được vượt quá giá
trị này.
Trên trẻ em, articaine là một thuốc tê khá hiệu quả với độc tính ít, thời gian tác dụng kéo dài và
khả năng tê nhanh. Trẻ trên 6 tháng tuổi, có thể sử dụng thuốc tê có chất co mạch với nồng độ
khuyến cáo 1/200.000 với các kỹ thuật gây tê thông thường. Nếu dùng bơm tiêm điện thì nồng
độ có thể cao hơn tới 1/80.000.

Câu 3: Trình bày chỉ định, chuẩn bị dụng cụ và kỹ thuật gây tê cận chóp xương hàm trên ở trẻ em?

1. Chỉ định
- Dưới 4 tuổi: áp dụng cho mọi điều trị ở hàm trên và dưới.
- Trên 4 tuổi: áp dụng cho mọi điều trị ở hàm trên, bệnh nhân trên 6 tuổi thì kém hiệu
quả khi muốn gây tê răng hàm lớn thứ nhất và răng hàm sữa thứ hai hàm dưới.

2. Chuẩn bị dụng cụ
- Bơm tiêm: Bơm tiêm được sử dụng phải đạt được các tiêu chuẩn của Hiệp hội Nha khoa Mỹ
(ADA). Nếu sử dụng bơm tiêm điện thì ưu điểm àl kiểm soát được liều lượng và ốtc độ tiêm êt
giúp giảm đau hiệu quả.
- Kim tiêm nha khoa: Kim đường kính 30 hoặc 40, dài 16 hoặc 21mm tuỳ lứa tuối.
- Thuốc tê bôi và thuốc tê tiêm: lựa chọn loại thuốc tê phù hợp và tính liều tương ứng dựa trên
cân nặng của trẻ.
- Ngoài ra, để quá trình gây tê đạt hiệu quả trên trẻ em nên chuẩn bị thêm một số dụng cụ hỗ
trợ như bông cuộn để che kim, gương soi, kính râm che mắt, đồ chơi làm sao
nhãng trẻ, nhạc,...

3. KT gây tê cận chóp


Kim tạo một góc 45° với bề mặt mặt vát hướng về niêm mạc, đâm kim sâu 2- 3mm bơm chậm
thuốc tê vào phần niêm mạc tự do cách đường ranh giới niêm mạc miệng - lợi khoảng 1- 2mm,
không chạm xương.

Câu 4: Trình bày chỉ định, chuẩn bị dụng cụ và kỹ thuật gây tê vùng hàm dưới ở trẻ em?

4
1. Chỉ định
Cho trẻ > 5 tuổi khi muốn điều trị tủỷ răng hàm lớn thứ nhất và/hoặc răng hàm sữa thứ hai hàm
dưới, cho phép gây tê từ 3- 6 răng/cung cùng một lúc.

2. Chuẩn bị dụng cụ
- Bơm tiêm: Bơm tiêm được sử dụng phải đạt được các tiêu chuẩn của Hiệp hội Nha khoa Mỹ
(ADA). Nếu sử dụng bơm tiêm điện thì ưu điểm àl kiểm soát được liều lượng và ốtc độ tiêm êt
giúp giảm đau hiệu quả.
- Kim tiêm nha khoa: Kim dài 25 - 30mm, kích thước 25 hoặc 27 tuỳ vào lứa tuổi.
- Thuốc tê bôi và thuốc tê tiêm: lựa chọn loại thuốc tê phù hợp và tính liều tương ứng dựa trên
cân nặng của trẻ.
- Ngoài ra, để quá trình gây tê đạt hiệu quả trên trẻ em nên chuẩn bị thêm một số dụng cụ hỗ
trợ như bông cuộn để che kim, gương soi, kính râm che mắt, đồ chơi làm sao
nhãng trẻ, nhạc,...
- Nguyên tắc "10": khi gây tê răng sữa hàm dưới, việc lựa chọn giữa kỹ thuật gây tê cận chóp
và kỹ thuật gây tê vùng có thể dựa theo cách tính như sau:
X= số thứ tự của răng sữa cần gây tê (từ 1đến 5) + tuổi của trẻ;
X> 10: gây tê vùng; X10: gây tê ti ch.
Phương pháp này có thể áp dụng khi chỉ gây tê một răng hàm sữa/cung hàm, còn khi cân gây
tê cả hai răng hàm sữa/cung thì kỹ thuật gây tê cận chóp có thể không đáp ứng đủ khả năng tê
mà cần phải dùng đên gây tê vùng.
Vị trí của lỗ ống thần kinh răng dưới ở trẻ em thay đổi theo tuổi, nằm thấp hơn và sâu hơn dọc
theo mặt trong của cành lên xương hàm dưới so với ở người lớn. Từ 5- 7 tuổi nằm ngang mặt
phẳng cắn, sau đó cao dần lên cho đến 12 tuổi thì có vị trí như ở người lớn.

3. KT
+ Trẻ ngồi ở tư thế sao cho mặt phẳng nhai hàm dưới song song với sàn nhà.
+ Trẻ được yêu cầu há to hết cỡ có thể, ngón cái của bác sĩ sờ tìm đường chéo ngoài và
bờ trước cành lên xương hàm dưới, xác định điểm thấp nhất của bờ này sẽ ngang với vị
trí lỗ gai Spix.
+ Di chuyển tay về phía lưỡi là tam giác hậu hàm, xác định chân chằng chân bướm -
hàm.
+ Kim đi từ phía đối diện từ phía trên răng hàm sữa thứ nhất. Điểm đâm kim nằm ngang
mặt phẳng cắn hoặc cao hơn tuỳ theo tuổi bệnh nhân. Sau khi đã gây tê niêm mạc ở
trên, dân dần đâm kim sâu hơn cho đến khi chạm xương, rút kim lùi lại 1mm, và bơm
nốt phân thuốc tê còn lại, luôn kiếm tra xem có máu tràn vào bơm tiêm không. Trẻ sẽ
có biểu hiện tê môi, lưỡi và da hàm dưới bên gây tê.
+ Ở trẻ nhỏ đôi lúc cân làm hai thì: thì 1- gây tê dưới niêm mạc ở vị trí định gây tê; thì 2-
sau 1- 2phút mới tiến hành gây tê vùng.

Câu 5: Trình bày nguyên nhân thất bại và biến chứng khi gây tê ở trẻ em?

Nguyên nhân thất bại

1. Yếu tố phụ thuộc bác sĩ:


- Lựa chọn thuốc tê không phù hợp
- Kỹ thuật gây tê chưa tốt

5
2. Yếu tố phụ thuộc BN
- Cấu trúc giải phẫu thay đổi
- Vị trí gây tê đang bị viêm nhiễm
- Yếu tố tâm lý ( lo lắng, sợ hãi làm giảm ngưỡng chịu đau của trẻ)

Biễn chứng
2.6.1. Biến chứng tại chỗ - Gãy kim.
- Tác dụng tê kéo dài hoặc dị cảm.
- Liệt dây thần kinh mặt.
- Khít hàm.
- Tổn thương mô mềm.
- Tụ máu.
- Đau và nóng khi tiêm.
- Nhiễm trùng.
- Phù nề
2.6.2. Biển chứng toàn thân
- Nhiễm độc do quá liều.
- Dị ứng
- Ngất.
- Tương tác thuốc.
- Viêm gan huyết thanh.
- Viêm da nghề nghiệp.
- Ngừng thở.
- Ngừng tim.
- Thở nhanh

Câu 6: Trình bày sự phát triển của xương hàm?


Trong quá trình phát triển, xương hàm trên và xương hàm dưới phát triển theo mọi hướng, nhưng
chủ yếu là hướng ngang.
+ Ở hàm trên, chủ yếu do đường khớp giữa khẩu cái (ngoài ra còn do sự bồi xương ở ngoại
vi, mọc răng tạo xương ổ răng, sự phát triển của nền sọ đẩy xương hàm trên ra trước),
+ Ở hàm dưới do tăng trưởng của cấu trúc sụn ở đường giữa (ngoài ra còn do sự phát triển
của lồi cầu đến 16 tuổi, mỏm vẹt, sự thay thế sụn cằm thuộc sụn Meckel bởi xương, bồi
xương và tiêu xương diễn ra suốt đời nhưng chậm).
Xương hàm trên: Sự phát triển xương hàm trên theo 4 hướng

- Ra trước: Do sự phát triển của nền sọ và xương lá mía đẩy khối răng cửa và răng nanh
ra trước.
- Hướng ngang: Trong vùng răng hàm, phụ thuộc vào đường khớp khẩu cái dọc giữa,
được hoạt hóa bởi các cơ má. Khoảng cách liên răng nanh sớm bị cố định vào khoảng 3
tuổi
- Ra sau: Chủ yếu do hiện tượng bồi đắp và tiêu xương ở lồi củ cho đến tuổi dậy thì.
Cùng với hiện tượng này, việc phát triển các răng hàm phía sau cũng giúp cho xương
hàm trên phát triển ra phía sau.
- Hướng đứng: Liên quan đến sự phát triển của răng và xương ổ răng cho đến 15 tuổi.
- Hướng chính: Hướng ngang do đường khớp dọc giữa.

Xương hàm dưới:

6
Xương hàm dưới phát triển chủ yếu theo 3 hướng
- Hướng trước-sau: Do hiện tượng tiêu và bồi đắp ở phía sau do tác dụng của các cơ.
- Hướng ngang: Do đường khớp cằm.
- Hướng đứng: Sự phát triển theo hướng đứng của cành lên và đẩy lùi góc hàm ra sau
làm vị trí của lỗ ống răng dưới thay đổi nhiều, lúc 2 - 5 tuổi nằm hơi dưới mặt phẳng
cắn, 5- 7 tuổi nằm ở ngang mức mặt phẳng cắn, 9- 11 tuổi thì nằm hơi phía trên mặt
phẳng cắn, bắt đầu từ 12 tuổi thì giống như ở người lớn.
Đường khớp ở giữa xương hàm dưới sẽ nhanh chóng cốt hóa trong 1/2 cuối năm đầu
tiên. Ngược lại, đường khớp giữa khẩu cái của hàm trên vẫn còn tiếp tục tăng trưởng cho đến
khi sự phát triển của bộ răng và sự tăng trưởng mặt kết thúc (thường đến 14 tuổi).

Sự tăng trưởng về phía trước của xương ổ răng (được đo đến hai răng nanh):
- Khi mới sinh: hàm trên phát triển hơn hàm dưới, nhìn nghiêng mặt có vẻ lồi hơn
- Trong quá trình phát triển, hàm dưới tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn (đặc biệt trong
giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt của thiếu niên) làm tăng tỷ lệ xương hàm dưới, độ cong
lồi của mặt khi nhìn nghiêng giảm
- Có trường hợp xương hàm dưới phát triển về phía trước nhiều hơn xương hàm trên
Nguyên nhân phát triển ra trước của cung răng:
- Mầm răng vĩnh viễn nằm phía lưỡi đối với răng sữa
- Hướng mọc của răng vĩnh viễn (Răng nanh và răng hàm nhỏ thứ 1) so với răng hàm
sữa thứ 1: răng nanh hơi di về phía trước và ra phía ngoài rồi mới mọc lên. Lúc 2,5
tuổi, răng hàm nhỏ thứ 1 phát triển ở chỗ răng nanh trước đây. Răng hàm nhỏ thứ 1 này
cũng di chuyển ra phía ngoài rồi mới mọc lên, làm tăng kích thước chu vi cung răng.

Hàm trên và hàm dưới điều chỉnh tương quan với nhau theo chiều ngang nhờ sự ăn khớp của hai cung răng khi các
răng hàm sữa đi vào ăn khớp. Như vậy, sự phát triển về chiều rộng của cung hàm trên được xác định chủ yếu theo sự
phát triển có giới hạn của hàm dưới: khả năng tăng trưởng đường khớp giữa khẩu cái của xương hàm trên chỉ có tác
dụng ở một mức giới hạn sau khi phần sụn của xương hàm dưới đã cốt hóa
Ở mỗi giai đoạn, cung răng có những đặc trưng riêng biệt về hình thái, chức năng,
mức độ tăng trưởng và sự tương quan với các thành phần khác của hệ thống đầu - mặt. Nhìn chung, nam có kích thước
cung răng lớn hơn của nữ. Chiều dài và chiều rộng của cung răng hàm trên lớn hơn cung răng hàm dưới, do vậy cung
răng hàm trên phủ ngoài cung răng hàm dưới (một số tác giả khác cho rằng tương tự nhau).

Câu 7: Mô tả một khớp cắn răng sữa lý tưởng? Trình bày tương quan hai hàm khớp cắn răng
sữa?

Khớp cắn bộ răng sữa có đặc điểm rất đa dạng, có nhiều điểm khác nhau về khe hờ, tương quan
giữa hai răng hàm sữa thứ hai, độ cắn chìa, độ cắn phủ... giữa các nhóm dân cư của các chủng
tộc khác nhau.

Trên thực tế, rất hiểm khi tìm được một bộ răng sữa có đầy đủ các tiêu chuẩn của khớp cần lý
tưởng. Chapman (1935), Friel (1953), Grabel (1966), Walther (1982) đã mô tả một khớp cắn
lý tưởng gồm 4 đặc điểm như sau:
1. Có khe hở giữa các răng cửa sữa
2. Có khe linh trưởng (ở phía gần của răng nanh trên và phía xa của răng nanh dưới), răng
nanh hàm dưới liên hệ với khe linh trưởng hàm trên.

7
3. Các răng cửa sữa có trục gần thẳng đứng, răng cửa dưới chạm vào cingulum của răng
cửa trên (răng cửa trên phủ dọc và phủ ngang răng cửa dưới).
4. Mặt xa của răng hàm sữa thứ hai hàm trên và mặt xa của răng hàm sữa thứ hai hàm
dưới nằm trên cùng một mặt phẳng

Tương quan hai hàm


a. Mặt phẳng đứng dọc
Đường cong Spee: ổn định trong giai đoạn 3- 5 tuổi. Tuy nhiên, đặc điểm hình thái của đường
cong Spee thay đổi nhiều theo thời gian: độ sâu giảm, độ rộng tăng.
- Các răng trước thường nghiêng theo chiều đứng, độ cắn chìa và cắn phủ nhỏ.
b. Mặt phẳng ngang
Mười răng sữa ở một hàm tạo nên 1/2 vòng tròn gần hoàn chỉnh. Cung răng trên phủ ngoài
cung răng dưới.
c. Mặt phẳng đứng ngang
Các răng cửa có trục gần như thẳng đứng (theo cả chiều gần - xa và ngoài - trong). Các răng
vĩnh viễn có trục răng nghiêng về phía xa (theo chiều gần - xa) và phía trong đối với răng trên,
phía ngoài đối với răng dưới (theo chiều ngoài - trong), nên trục răng trên và dưới hội tụ về
phía trên.
Đường nối múi ngoài và múi trong khi răng trên và dưới gặp nhau tạo nên đường cong lồi
xuống dưới gọi là đường cong Monson

.
Câu 8: Trình bày đặc điểm sự ăn khớp của bộ răng sữa ở tư thế lồng múi?
a. Khi xét mỗi tương quan giữa múi chịu và hố, gờ bên, một khớp cắn lý tưởng có các mối tương
quan sau:
Tương quan múi - hố:
1. Múi gần - trong của răng hàm sữa thứ nhất hàm trên ăn khớp với hố giữa của răng hàm sữa
thứ nhất hàm dưới.
2. Múi gần - trong của răng hàm sữa thứ hai hàm trên ăn khớp với hố giữa của răng hàm sữa
thứ hai hàm dưới.
3. Múi xa - ngoài của răng hàm sữa thứ hai hàm dưới ăn khớp với hố giữa của răng hàm sữa
thứ hai hàm trên.
Tương quan múi - gờ bên: Múi gần - ngoài của răng hàm sữa thứ hai hàm dưới ăn khớp với vùng
gờ bên của răng hàm sữa thứ nhất và thứ hai hàm trên.
b. Theo bình diện giới hạn phía xa của răng hàm sữa thứ hai, chúng ta có 3 loại:
- Bậc phía gần.
- Bậc phía xa.
- Theo mặt phẳng:
+ Mặt phẳng tận cùng (MFTC) kiểu phẳng (thẳng chuẩn): Khi mặt xa của răng hàm sữa thứ
hai hàm trên và dưới năm trên cùng một mặt phẳng theo chiều đứng (múi ngoài gần răng
8
hàm sữa thứ hai hàm trên tiếp xúc với rãnh ngoài gần răng hàm sữa thứ hai hàm dưới). Xảy
ra trong 76% trường hợp và khi kích thước theo chiều gần-xa của răng hàm sữa thứ hai hàm
dưới lớn hơn răng hàm sữa thứ hai hàm trên.
+ Mặt phẳng tận cùng kiểu bước gần: Khi mặt xa răng hàm sữa thứ hai hàm dưới ở phía trước
(phía gần) so với mặt xa của răng hàm sữa thứ hai hàm trên. Xảy ra trong 14% trường hợp
và khi kích thước theo chiều gần-xa răng hàm sữa thứ hai hàm dưới bằng hàm trên.
+ Mặt phẳng tận cùng kiểu bước xa: Khi mặt xa răng hàm sữa thứ hai hàm dưới ở phía sau
(phía xa) so với mặt xa của răng hàm sữa thứ hai hàm trên. Xảy ra trong 10% trường hợp.
Câu 9: Trình bày sự thay đổi cung răng theo lứa tuổi?
Zsigmundy (1980) là người đầu tiên đo kích thước cung răng sữa. Sau đó, rất nhiều tác giả đã quan
tâm đến vấn đề này như Moorrees, Meredith, Chapman, Foster, Chang, Ngô Thị Quỳnh Lan... Theo
dõi những thay đổi về chiều dài, chiều rộng và chu vi cung răng giúp các nhà nghiên cứu đánh
giá được sự tăng trưởng và phát triển của cung răng trong quá trình phát triển của hệ thống
sọ - mặt - răng.

Chiều rộng cung răng:

- Thường được xác định bằng khoảng cách hai điểm đối xứng trên cung răng ở bên phải và bên
trái. Tuỳ theo sự lựa chọn của từng tác giả, các điểm mốc có thể là các đỉnh múi, các hố hoặc
các điểm lồi tối đa mặt ngoài hay mặt trong của các răng. Mặc dù cách chọn các điểm mốc đo
khác nhau, nhưng các nghiên cứu về thay đổi tăng trưởng chiều rộng cung răng trong giai đoạn
răng sữa và giai đoạn đầu của bộ răng hỗn hợp đều cho kết quả khá giống nhau.
- Chiều rộng cung răng của nam lớn hơn nữ. Mức độ tăng trưởng hàng năm của chiều rộng
cung răng hàm trên nhiều hơn hàm dưới, nhưng thời gian tăng trưởng của hàm dưới lại kéo dài
hơn.

Chiều dài cung răng:


- Tuỳ theo điểm mốc được chọn, có nhiều loại chiều dài cung răng. Sử dụng phố biến nhất là
chiều dài cung răng đo từ điểm giữa hai răng cửa giữa đến đường nối mặt xa hai răng hàm sữa
thứ hai, đỉnh hai răng nanh, hai múi gần- ngoài răng hàm lớn thứ nhất.
- Kết quả của các nghiên cứu đều cho thấy chiều dài cung răng hàm trên luôn lớn hơn hàm
đưới ở mọi lứa tuổi.

Chu vi cung răng:


Theo Moorrees (1959), chu vi cung răng sữa là chiều dài của đường cong từ mặt xa của răng
hàm sữa thứ hai, qua đỉnh múi ngoài và bờ cắn của các răng, đến mặt xa răng hàm sữa hai bên
đối diện. Chu vi cung răng là một thông số rất quan trọng, đặc biệt ở giai đoạn bộ răng hỗn hợp
để đánh giá vấn đề khoảng trống cho các răng vĩnh viễn mọc. Moorrees nhận thấy chu vi cung
răng tăng rất ít ở hàm trên (1,32mm ở nam, 0,5mm ở nữ), và giảm ở hàm dưới (3,39mm ở
nam, 4,48mm ở nữ) khi nghiên cứu trên nhóm trẻ từ 3 đến 18 tuổi. Chu vi cung răng ở hàm
trên luôn lớn hơn ở hàm dưới mọi lứa tuổi. Chu vi cung răng của trẻ Mỹ da trắng lúc 6 - 8 tuổi
là 74,0mm - 76,9mm với hàm trên và 66,9mm - 69,1mm với hàm dưới.

- Sự thay đổi chiều dài:

9
Theo Barrow (1952), khi nghiên cứu mẫu gồm 528 bộ mẫu hàm của 51 trẻ em trường tiểu học
Michigan và trường trung học Ann Ambor, chiều dài cung răng tính từ điểm giữa của hai răng
cửa giữa vuông góc với đường nối hai đỉnh múi ngoài - gần răng số 6. Ông kết luận rằng, từ 6
đến 12 tuổi, chiều dài cung răng hàm trên tăng 1,0mm, chiều dài trung bình l à 28,8mm, nhưng
chiều dài cung răng dưới giảm 1,12mm, chiều dài trung bình từ 26,1 đến 24,9mm. Ông cho
rằng có 3 nguyên nhân chính làm giảm chiều dài cung răng:
(1) Việc đóng kín các khe hở tiếp cận của các răng sau.
(2) Khuynh hướng nghiêng trong các răng, đặc biệt ở hàm trên.
(3) Sự mòn răng sinh lý theo tuổi ở mặt nhai tất cả các răng.
- Sự thay đổi chiều rộng:
Nhiều nghiên cứu dọc và cắt ngang của các tác giả Carter, Silman, Moorees, Barrow,
Lundström,. đều có nhận xét:
+ Kích thước chiều rộng cung răng đo trên mốc răng nanh, răng hàm nhỏ thứ hai, răng
hàm lớn thứ nhất có sự tăng trưởng nhiều trước tuổi dậy thì; tăng trưởng chậm ở tuổi
dậy thì và ổn định ở 16 - 18 tuổi đối với nữ, 18 -20 tuổi đối với nam.
+ Kích thước chiều dài cung răng theo chiều trước sau được đo theo mốc các ở cho thấy
có sự giảm dần từ khi xuất hiện răng vĩnh viễn tuổi 17 đến 18 đối với nữ và 19 đến 20
đối với nam. Giảm chiều dài cung răng chủ yếu là do răng có xu hướng di gần, xoay
răng, răng bị mòn,... Hàm trên giảm khoảng 1,3mm và hàm dưới khoảng 1,6mm.
Tóm lại, sự phát triển của bộ răng người rất phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không
cùng hướng với các bộ phận cơ quan khác của cơ thể. Thân răng ngay từ khi hình thành đã
mang kích thước răng người lớn và tồn tại trong xương hàm trước khi xuất hiện trong khoang
miệng.
Để xác định sự phát triển bất thường của bộ răng người, bác sĩ chỉnh nha cần có đủ kiến thức
để phân biệt các bất thường và bình thường trước khi bắt đầu liệu pháp điều trị.

Câu 10: Trình bày sự thay đổi tương quan khớp cắn của răng hàm lớn thứ nhất (Mặt phẳng
Chapman) và nguyên nhân của sự thay đổi này?

1. Sự thay đổi tương quan khớp cắn của RHL thứ nhất
Do khi mọc, răng cối lớn thứ nhất được hướng dẫn bởi mặt xa của răng cối sữa thứ hai nên
tương quan của các răng cối lớn thứ nhất phụ thuộc nhiều vào tương quan của các răng cối sữa
thứ hai trên và dưới.
+ Khi tương quan răng hàm sữa thứ hai là tương quan mặt phẳng thì thường đầu tiên các răng
hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất mọc lên ở tư thế đầu chạm đầu và về sau sẽ chuyển thành tương
quan răng hàm loại I sau khi sử dụng đến khe hở linh trưởng. Tương quan đầu chạm đầu của
răng hàm lớn thứ nhất chuyển đổi thành tương quan loại I do có sự chuyển dịch về phía gần
của răng hàm lớn thứ nhất và sử dụng khoảng Leeway sau này.
+ Khi tương quan ở răng hàm sữa thứ hai là tương quan bậc xuống xa thì thường các răng hàm

10
lớn thứ nhất mọc lên ở tương quan loại II. Tương quan này không tự sửa chữa được và gây sai
khớp cắn loại I mặc dù có sự bù trừ của khoảng Leeway và tăng trưởng biệt hóá.
+ Khi tương quan ở răng hàm sữa thứ hai là tương quan bậc xuống gần sẽ đưa đến tương quan
răng hàm loại I ở bộ răng hỗn hợp, hoặc cùng với sự phát triển của hàm dưới có thể tiến triển
đến khớp cắn loại III nửa múi hoặc cả múi.

2. Nguyên nhân thay đổi tương quan của các răng cối lớn:
- Khoảng Leeway: Hàm dưới trung bình 1,8mm mỗi bên, hàm trên trung bình 0,9mm
mỗi bên
- Sự tăng trưởng của hàm dưới: Hiện tượng tăng trưởng ra trước và xuống dưới của hàm
dưới mạnh hơn hàm trên ở giai đoạn thiếu niên, do vậy cung răng dưới có xu hướng
đưa ra trước nhiều hơn.
- Các nguyên nhân khác: Di truyền, dinh dưỡng, chức năng, một số bệnh lý vùng hàm
mặt, tai mũi họng
+ Trong giai đoạn mọc răng nanh và các răng cối nhỏ, răng cối vĩnh viên thứ hai.
răng cối vĩnh viền thứ nhất di gần vào khoảng Leeway. Răng cối vĩnh viên đi
gần sẽ làm chiều dài cung răng bị ngắn lại.
+ Các răng khôn thường mọc lúc 18 - 25 tuổi. Ở vị trí bắt đầu mọc, răng cối lớn
thứ ba trên thường nghiêng nhẹ về phía xa, răng hàm lớn thứ ba dưới thường
nghiêng nhẹ về phía gần. Hai răng này mọc lên và ăn khớp với nhau phụ thuộc
vào vị trí và tương quan khớp cắn của răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai.

Câu 11: Trình bày một số điểm khác biệt về hình thể học răng sữa và răng vĩnh viễn.
Sự khác biệt về giải phẫu giữa răng sữa và răng vĩnh viễn
- Răng sữa có lớp men và ngà mỏng hơn răng vĩnh viễn
- Tủy răng sữa rộng hơn tủy răng vĩnh viễn nếu so sánh theo tỉ lệ và kích thước thân răng
- Sừng tủy răng sữa gần với bề mặt bên ngoài của răng hơn sừng tủy răng vĩnh viễn. Sừng tủy gần-
ngoài dễ thấy đặc điểm này nhất
- Răng sữa có thân răng co lại nhiều hơn và có vùng thắt giữa thân răng và cổ răng nổi bật hơn răng
vĩnh viễn
- Răng sữa có vùng tiếp xúc bên rộng, phẳng
- Răng sữa trắng hơn răng vĩnh viễn
- Răng sữa có bề mặt nhai tương đối hẹp so với răng vĩnh viễn ?????

1. Thân răng
- Thân răng sữa thấp hơn thân răng vĩnh viễn, kích thước theo chiều gần - xa lớn hơn chiều
cao. Đa số răng sữa có kích thước nhỏ hơn răng vĩnh viễn, trừ răng hàm sữa có kích thước theo
chiều gần xa lớn hơn răng hàm nhỏ thay thế, khoảng chênh lệch kích thước này gọi là khoảng
Leeway - trung bình ở hàm trên là 0,9mm, hàm dưới là 1,8mm mỗi bên.
- Mặt nhai thu hẹp nhiều.
- Cổ răng thắt lại nhiều và thu hẹp hơn.
- Lớp men và ngà mỏng hơn:
+ Lớp men răng hàm sữa mỏng hơn nhưng tương đối đồng đều hơn, có chiều dày khoảng
11
1mm. Lớp men kết thúc bất ngờ khi đi về phía cổ răng tạo nên 1 gờ rõ rệt. Trong khi
đó, ở răng vĩnh viễn lớp men giảm dần chiều dày khi đi về phía cổ răng.
+ Lớp ngà ở các trũng mặt nhai có vẻ dày hơn so với ở răng vĩnh viễn (khi so sánh tương
đối).
+ Trụ men ở phần cổ răng nghiêng về phía mặt nhai nếu tính từ đường nối men - ngà.
Trong khi ở răng vĩnh viễn, trụ men nghiêng theo hướng ngược lại (theo hướng chóp
gốc răng)
Gờ cổ răng nhô nhiều về phía ngoài và phía trong hơn. Gờ này rõ ràng hơn ở mặt má các răng
hàm sữa, nhất là ở răng hàm sữa thứ nhất trên và dưới.
- Mặt má và mặt lưỡi phía trên gờ cổ răng ở răng hàm sữa phẳng hơn so với răng vĩnh viễn và
hội tụ nhiều về phía mặt nhai (thu hẹp mặt nhai), nhất là ở răng hàm sữa thứ nhất. Vì vậy kích
thước của thân răng tại mặt nhai nhỏ hơn tại cổ răng.
- Vùng tiếp xúc của răng hàm sữa rộng hơn (tiếp xúc diện).
- Màu răng sáng hơn.
- Thành phần chất khoáng gần giống răng vĩnh viễn nhưng tỷ lệ chất hữu cơ và nước nhiều
hơn, chất vô cơ ít hơn.

2. Tủy răng
- Nếu so sánh theo tỷ lệ với kích thước thân răng thì tủy răng sữa lớn hơn.
- Sừng tủy nằm gần đường nối men ngà hơn.
- Sừng tủy phía gần lên cao hơn sừng tuỷ phía xa.
- Buồng tuỷ răng hàm sữa dưới lớn hơn buồng tuỷ răng hàm sữa trên.
- Có nhiêu ống tủy phụ đi từ sàn buồng tủy đến vùng chẽ chân răng nên khi tủy bị nhiễm trùng
thường có tổn thương vùng chẽ chân răng.

3. Chân răng
- Chân các răng trước dài và mảnh hơn (hẹp theo chiều gần - xa hơn so với chiều ngoài - trong)
khi so theo tỷ lệ với kích thước thân răng.
- Chân răng hàm sữa tách nhau ra ở gần cổ răng hơn, các chân răng phân kỳ tạo chỗ cho mầm
răng vĩnh viễn ở bên dưới và cuối cùng lại cong chụm lại vào nhau ở phía đỉnh chóp.
- Đối với răng hàm sữa hàm trên: Chân trong dài nhất, chân ngoài - xa ngắn nhất. Chân ngoài
hẹp theo chiều gần - xa, chân trong rộng theo chiều gần - xa

Câu 12: Trình bày đặc điểm sâu răng sớm ở trẻ em.
Theo định nghĩa của Viện Hàn lâm nha khoa trẻ em Hoa Kỳ (AAPD), sâu răng sớm ở trẻ em là
tình trạng xuất hiện một hoặc nhiều tổn thương sâu (có thể đã hình thành lỗ sâu hoặc chưa),
mất răng (do sâu răng), các mặt răng sâu đã được trám trên bất kỳ răng sữa nào ở trẻ 17
tháng tuổi hoặc nhỏ hơn. Sâu răng sớm trầm trọng là tình trạng xuất hiện bất kỳ một dấu
hiệu sâu răng mặt nhẫn nào ở trẻ em dưới 3 tuổi.
Thực tế, người ta đã chứng minh được có một sự liên quan rõ ràng giữa sáu răng ở trẻ em với thói
quen nuối dưỡng. Ngay sau khi các răng sữa mọc lên, nếu ohc trẻ bú bình quá nhiều lần trong ngày
và/hoặc thời gian bú kéo dài, kể cả bú sữa mẹ không đúng cách thường liên quan tới tình trạng sâu
răng sớm và sâu răng lan nhanh.
Trên lâm sàng, tổn thương sâu răng ở trẻ 2, 3 và 4 tuổi xuất hiện rất điển hình và theo một dạng
đặc thù: Các răng cửa trên bị ảnh hưởng sớm nhất và nặng nhất, sau đó đến các răng hàm sữa thứ
nhất hàm trên và hàm đưới, đôi khi các răng nanh dưới cũng bị ảnh hưởng, các răng cửa dưới
thường không bị ảnh hưởng gì.

12
Vì tổn thương có tính chất phát triển nhanh, đa số ở trên các bề mặt vốn đề kháng tốt với sâu răng
(mặt nhẵn, mặt ngoài răng cửa trên) nên có thể coi đó là một dạng đặc biệt của sâu răng lan nhanh.
Khi tìm hiểu cách nuôi dưỡng cho các trẻ này, người ta thường thấy trẻ được cho bú khi đi ngủ với
bình sữa hoặc các loại chất ngọt khác để ru ngủ.
Khi trẻ ngủ, sữa hoặc chất ngọt chứa carbonhydrat này chảy quanh các răng, riêng các răng cửa
dưới có khuynh hướng được bảo vệ bởi lưỡi, tạo nên một môi trường thuận lợi tuyệt vời cho các vi
khuẩn lên men thành acid. Hơn thế nữa, dồng chảy nước bọt giảm đáng kể khi ngủ làm giảm khả
năng làm sach tự nhiên. Do đó, không nên ru ngủ trẻ bằng cách cho bú, khi cho trẻ bú thì không nên
đặt nằm, với những trẻ ngủ khi đang bú thì nên võ cho trẻ ợ hơi rồi mới đặt nằm ngủ. Bố mẹ cũng
cần phải chải răng cho trẻ ngay khi có chiếc răng đầu tiên mọc, nên ngừng cho trẻ bú bình khi trẻ có
thể uống được bằng cốc (khoảng 12 tháng tuổi).
Sâu răng sớm ở trẻ em có thể ngăn ngừa được bằng sự hiểu biết và chăm sóc đúng cách của bố mẹ
và người nuôi dưỡng, nên cho trẻ đi khám răng miệng lần đầu vào khoảng 6 đến 12 tháng tuổi, lồng
ghép giáo dục nha khoa, cách nuôi dưỡng trẻ cho phụ nữ có thai, bố mẹ và những người chịu trách
nhiệm chăm sóc trẻ.

Ở trẻ dưới 3 tuổi, bất kỳ một dấu hiệu sâu răng ở mặt nhẵn nào là chỉ điểm của sâu răng sớm trầm
trọng ở trẻ em. Từ 3 tới 5 tuổi, từ 1 tổn thương sâu răng, mất răng (do sâu) hoặc trám răng ở bề mặt
nhẵn trở lên ở răng cửa sữa hàm trên hoặc chỉ số sâu mất trám lớn hơn hoặc bằng 4 (ở trẻ 3 tuổi), 5
(ở trẻ 4 tuổi), 6 (ở trẻ 5 tuổi) bề mặt được coi là tình trạng sâu răng sớm trầm trọng ở trẻ em (phần
thêm)

Câu 13: Trình bày một số khác biệt về tâm lí khi điều trị trẻ em và tam giác điều trị nha khoa cho
trẻ em của Wright
Khác biệt về tâm lý
Sự khác nhau cơ bản giữa điều trị cho trẻ em và điều trị cho người lớn là mối quan hệ giữa bệnh
nhân và nha sĩ trong quá trình điều trị. Điều trị cho người lớn, mối quan hệ giữa nha sĩ và bệnh nhân
là mối quan hệ một đối một. Trong điều trị cho trẻ em, mối quan hệ này là một người với nhiều
người. Ngoài tập trung vào trẻ, nha sĩ còn cần trao đổi với cha mẹ của trẻ.
Điều này được minh họa bằng tam giác điều trị của Wright: trẻ được đặt ở đỉnh tam giác, là tâm
điểm chú ý của cả nha sĩ và cha mẹ.
Ngoài ra yếu tố xã hội cũng được đưa vào. Tương tác giữa ba đối tượng và tác động của môi trường
xung quanh ảnh hưởng đến lựa chọn phương pháp điều trị.
Một số điểm cần lưu ý khi điều trị cho trẻ em:
- Trẻ có những sợ hãi vô cớ.
- Trẻ không biết giải thích.
- Đối với mỗi độ tuổi khác nhau của trẻ cần có cách kiểm soát hành vi khác nhau.
- Trẻ có sự tập trung trong thời gian ngắn, do đó thời gian cho một buổi điều trị không nên kéo dài
quá 20-30 phút.
- Thời điểm thăm khám nên vào buổi sáng hoặc tránh giờ nghỉ của trẻ.
- Trẻ chủ yếu đến khám nha sĩ theo mong muốn của cha mẹ trong khi người lớn đến điều trị theo
nhu cầu của bản thân.
13
Câu 14: Trình bày phân loại hành vi của trẻ theo Frankl và Wright

1.3.2. Phân loại của Wright


- Hành vi hợp tác:
+ Chấp nhận điều trị, còn lo lắng, nhút nhát và
có thể trấn an được
+ Giao tiếp tốt với bác sĩ và hứng thú với điều
trị
+ Vui vẻ, thoải mái trong các trường hợp
+ Đồng ý cho bác sĩ thực hiện thủ thuật
- Hành vi thiếu hợp tác:
+Ngược lại với các hành vi hợp tác
+ Bao gồm trẻ nhỏ (dưới 2,5 tuổi), trẻ ốm yếu,
trẻ tật nguyền
+ Trẻ có biểu hiện hành vi không thiện chí
- Hành vi hợp tác tiềm năng:
+ Phân biệt trẻ có hành vi thiếu hợp tác và
hành vi hợp tác tiềm năng là trẻ có thể hợp tác
được, trẻ khỏe mạnh cả về thể chất và
tinh thần
Khi xếp trẻ vào loại hành vi hợp tác tiềm
năng, tức là cần đánh giá hành vi của trẻ có
thể thay đổi được. Nhóm trẻ này là nhóm trẻ
yêu cầu sử dụng các biện pháp hướng dẫn
hành vi.

Câu 15: Trình bày cách dùng Flouride tại chỗ trong dự phòng sâu răng ở trẻ em
- Kem chải răng có fluor:

14
Với trẻ không sâu răng sử dụng kem chải răng có nồng độ fluor thấp (500 ppm) để phòng sâu răng
và tránh tình trạng nhiễm fluor. Với trẻ có sâu răng nên dùng kem có nồng độ fluor ít nhất 1000
ppm. Khi trẻ lớn hơn 6 tuổi, có thể dùng kem chải răng giống người lớn, có nồng độ fluor 1000 -
1500 ppm.
- Dung dịch fluor súc miệng (NaF).
Loại 0,2% (900 ppm) súc miệng 1 lần/tuần hoặc 2 lần/tuần. Loại 0,05% (225 ppm) súc miệng hàng
ngày.
Khuyên bệnh nhân nên súc miệng khác thời điểm với chải răng để tăng thời gian tiếp xúc với
fluoride. Tất cả các bệnh nhân chỉnh răng nên sử dụng loại súc miệng ở nhà hàng ngày. Hạn chế
dùng cho trẻ dưới 6 tuổi.
- Gel fluor tại chỗ:
Thường sử dụng APF (acidulated phosphatfluoride) 1,23% = 12.300 ppm, dùng tại phòng khám,
không áp dụng cho trẻ dưới 6 tuổi.
Cách làm:
+ Bệnh nhân ngồi thẳng, đầu hơi nghiêng về phía trước
+ Sử dụng khay để mang gel fluor, cho không quá 2 ml/khay
+ Dùng ống hút nước bọt
+ Thời gian mang khay: 4 phút
Gel fluor dùng tại nhà nồng độ 1000 ppm, cho thêm vào kem đánh răng chải trước khi đi ngủ.
- Silver diamine fluoride (SDF)
SDF đã được sử dụng trong nha khoa từ những năm 1840. Năm 2014, SDF 38% được FDA thông
qua để sử dụng điều trị nhạy cảm ngà và kiểm soát sâu răng ở những trẻ nhỏ không thể trám răng.
Một nghiên cứu phân tích meta cho thấy 68% tổn thương sâu răng đã ngừng tiến triển trong vòng 2
năm sau khi được bôi SDF mỗi năm 1 lần hoặc hai năm 1 lần. Sau 30 tháng theo dõi, SDF có khả
năng làm ngừng sâu răng tới 48%. AAPD đã khuyến cáo việc dùng SDF để kiểm soát sâu răng
trong chương trình điều trị sâu răng toàn diện. Tuy nhiên, vẫn cần còn nhiều nghiên cứu về hiệu quả
thực sự của SDF.
- Varnish fluoride thường được khuyến cáo sử dụng 2 - 4 tháng/lần ở những bệnh nhân có nguy cơ
sâu răng cao ở mọi độ tuổi, bệnh nhân chỉnh nha, bệnh nhân khuyết tật. Kỹ thuật bôi vecni fluoride
thường được thực hiện tại phòng khám với loại vecni có nồng độ 5% (22600 ppm).
- Các loại vật liệu hàn răng có giải phóng fluor: GIC, chất trám bít hố rãnh...
- Tăm và chỉ nha khoa có chứa fluor.
- Kẹo cao su chứa fluor.
- Nước bọt nhân tạo chứa fluor.
Câu 16: Trình bày khái niệm và cơ sở lí thuyết của phương pháp chụp tủy gián tiếp?
a. Khái niệm:

15
- Chụp tủy gián tiếp được định nghĩa là quy trình trong đó một lượng nhỏ tổ chức ngà nhiễm
khuẩn ít được giữ lại ở đáy xoang sâu để tránh bộc lộ buồng tủy, sau đó lớp ngà này được
phủ lên bằng vật liệu phục hồi và thuốc phù hợp nhằm kích thước sự phục hồi của tủy.
(Ingle)
- Hoặc được định nghĩa là kỹ thuật mà chỉ một lượng lớn tổ chức sâu răng được lấy bỏ, xoang
sâu được trám kín trong một thời gian bằng vật liệu sinh học.(McDonald)
b. Cơ sở lý thuyết:
- Mô ngà sâu bao gồm hai lớp khác biệt. Lớp ngoài là lớp đã bị nhiễm khuẩn, biến đổi không
hồi phục và không có khả năng tái khoáng hóa, lớp này nên được lấy bỏ trong quá trình làm
sạch xoang sâu. Lớp trong là lớp ngà không bị nhiễm khuẩn, bị biến đổi cấu trúc nhưng có
khả năng hồi phục, có khả năng tái khoáng hóa, đây là lớp nên bảo tồn.
- Việc lấy bỏ lớp ngà nhiễm khuẩn bên ngoài có thể quá trình phá hủy liên tục tổ chức ngà lớp
sâu của độc tố vi khuẩn và hàn kín tổn thương tạo điều kiện cho tổ chức tủy hình thành ngà
sửa chữa.
- Đặc điểm lớp ngà tổ chức sâu:

Lớp ngà ngoài cùng Lớp ngà giữa Lớp ngà trong cùng

Lớp ngoài cùng màu nâu, Lớp ngà mềm, nhiễm màu Lớp ngà trong cùng, cứng,
mềm , hoại tử nhiễm màu

Rất nhiều VK Ít VK hơn Rất ít VK xâm nhập

KHông đau trong quá trình Đau trong quá trình lấy bỏ Đau khi lấy bỏ bằng dụng cụ
lấy bỏ
Câu 17: Trình bày chỉ định, chống chỉ định, và quy trình điều trị của phương pháp chụp tủy gián
tiếp?
a. Chỉ định

Tiền sử Lâm sàng X quang

- Đau nhẹ khi ăn. - Tổn thương sâu răng - Lá cứng xương ổ răng
- Không có tiền sử đau sát tủy nhưng không bình thường.
dữ dội, đau xuất hiện lộ tủy ở răng sữa hoặc - Khoảng sáng dây
tự nhiên. răng vĩnh viễn chưa chằng quanh răng bình
đóng chóp. thường.
- Không lung lay. - Không có thấu quang
- Viêm tủy không đáng quanh chóp và vùng
kể và sau khi làm sạch chẽ răng.
lớp ngà nhiễm khuẩn
còn lại một lớp ngà
nhất định.
b. Chống chỉ định

Tiền sử Lâm sàng X quang

- Đau nhói, khu trú - Lung lay răng. - Tổn thương liên quan buồng tủy
hướng đến viêm tủy - Đổi màu răng. rõ ràng.
cấp. - Thử điện âm tính. - Mất liên tục lá cứng xương ổ
- Đau liên tục, kéo dài răng.
16
đặc biệt là vào buổi - Tăng khoảng sáng dây chằng
đêm. quanh răng.
- Thấu quang quanh chóp răng.
c. Quy trình điều trị:
- Kiểm soát đau và cách li bằng đam cao su.
- Tạo hình viền xoang sâu với tay khoan nhanh
- Loại bỏ ngà nhiễm khuẩn tới lớp ngà cứng.
- Bơm rửa xoang sâu bằng nước muối sinh lý, sát khuẩn xoang sâu bằng chlohexidine, thấm
khô bằng viên bông vê nhỏ ( cotton pellet)
- Đặt thuốc che tủy.
- Trám xoang sâu bằng ZOE tăng cường polymer hoặc GIC
- Phục hồi thân răng.
Câu 18: Trình bày khái niệm, chỉ định, chống chỉ định và quy trình kĩ thuật của phương pháp chụp
tủy trực tiếp?
a. Khái niệm:
- Được định nghĩa bởi Kopel (1992) là kĩ thuật che phần tủy bị bộc lộ trong quá trình nạo bỏ
lớp ngà nhiễm khuẩn ở phần ngà sâu hoặc lộ tủy do hậu quả của chấn thương răng bằng các
thuốc hoặc vật liệu che tủy tương hợp sinh học.
b. Chỉ định:
- Điểm hở tủy nhỏ được bao quanh bởi ngà lành mạnh ở răng sữa tủy sống, không có triệu
chứng hoặc răng vĩnh viễn chưa trưởng thành.
- Điểm hở tủy nhỏ, không chảy máu hoặc có chảy máu ít, đỏ tươi và có thể dễ dàng kiểm soát
máu chảy bằng cách ấn nhẹ lên điểm hở tủy bằng cục bông khô nhỏ.
c. Chống chỉ định:
- Răng đau nhiều về đêm.
- Đau xuất hiện tự nhiên.
- Răng lung lay.
- Hình ảnh Xquang thoái hóa tủy, quanh chóp.
- Chảy máu kéo dài, khó cầm/không cầm tại điểm hở tủy.
- Tiết dịch nhiều ở điểm hở tủy.
- Ngoại tiêu, nội tiêu chân răng.
- Sưng, lỗ dò.
d. Quy trình điều trị:
- Gây tê, đặt dam cao su.
- Sát khuẩn bằng Chlohexidine.
- Cầm máu bằng viên bông nhỏ ép nhẹ lên điểm hở tủy.
- Đặt vật liệu sinh học: Canxi hydroxit, MTA, Biodentine, vật liệu cần đặt nhẹ nhàng tránh
đẩy vật liệu vào trong buồng tủy.
- Trám tạm( ZnOE, IRM...)
- Trám vĩnh viễn sau khi có dấu hiệu của cầu ngà, tủy sống, không có triệu chứng đau và phản
ứng viêm ít
*Thời gian hình thành ngà mới:
1. Ngà răng dạng sợi tế bào—2 tháng đầu
2. Ngà răng hình cầu—3 tháng

17
3. Ngà răng dạng ống (ngà răng khoáng hóa đồng nhất)
- 1/5 quá trình hình thành ngà sửa chữa bắt đầu sau ít hơn hơn 30 ngày
- Sau 3 tháng hình thành 0,1 mm.
Câu 19: Trình bày khái niệm điều trị tủy toàn bộ, mục tiêu điều trị, chỉ định, chống chỉ định của
phương pháp điều trị tủy toàn bộ?
a. Khái niệm
- Mathewson (1995): định nghĩa điều trị tủy toàn bộ là việc loại bỏ hoàn toàn tủy hoại tử từ
ống tủy của các răng sữa và trám bít ống tủy bằng vật liệu trơ có khả năng tự tiêu để giữ
răng trên cung hàm.
- Ingle (2002)- Điều trị tủy toàn bộ là một kỹ thuật điều trị răng chết tủy, bao gồm việc loại bỏ
toàn bộ phần tủy bị viêm và/hoặc hoại tử không thể phục hồi, sau đó trám bít ống tủy bằng
thuốc có thể tiêu ở răng sữa.
b. Mục tiêu:
- Loại bỏ nhiễm khuẩn.
- Làm sạch và trám bít ống tủy theo cơ chế sinh học.
- Tạo điều kiện cho việc tiêu chân răng sinh lí răng sữa.
- Giữ khoảng cho răng vĩnh viễn tương ứng mọc.
c. Chỉ định:
- Toàn thân:
+ Trẻ không có bệnh lí toàn thân nghiêm trọng.
+ Trẻ và gia đình hợp tác điều trị.
- Chỉ định lâm sàng:
+ Răng sữa viêm tủy không hồi phục.
+ Răng sữa tủy hoại tử, chân răng tiêu ít, không có chống chỉ định trên x-quang.
+ Răng sữa có chỉ định lấy tủy buồng nhưng có dấu hiệu của viêm tủy không hồi phục sau khi
lấy tủy một phần: chảy máu không kiểm soát, tủy hoại tử: hóa mủ.
+ Răng sữa không có mầm răng vĩnh viễn tương ứng.
+ Răng sữa tủy chết ở bệnh nhân máu khó đông, haemophilia.
- X-Quang: Nâng đỡ xương và quanh răng tốt.
d. Chống chỉ định:
- Toàn thân:
+ Trẻ mắc các bệnh toàn thân nghiêm trọng như leukemia, bệnh tim thiếu máu cục bộ bẩm
sinh...
+ Trẻ điều trị corticoid kéo dài
- Chống chỉ định lâm sàng:
+ Răng không thể phục hồi.
+ Răng bị thủng sàn buồng tủy.
+ Răng có tổn thương tổ chức cứng nhiều, không đủ để lưu giữ đam cao để phục hồi thân
răng.
- Chống chỉ định trên X-quang:
+ Ngoại tiêu chân răng.
+ Nội tiêu chân răng, buồng tủy.
+ Tổn thương lan rộng tới mầm răng vĩnh viễn tương ứng bên dưới
+ Thấu quang vùng chẽ liên quan tới túi lợi.
Câu 20: Trình bày đặc điểm của một dung dịch sát khuẩn ống tủy lí tưởng, quy trình bơm rửa phối
hợp Kandasamy khuyên dùng và vật liệu trám bít ống tủy lí tưởng trong điều trị tủy răng sữa?
18
a. Yêu cầu của một dung dịch bơm rửa ống tủy:
- Phổ kháng khuẩn rộng và hiệu quả cao chống lại vi khuẩn kỵ khí và vi khuẩn bất kì.
- Hòa tan mô tủy và các mảnh vụn hữu cơ.
- Vô hiệu hóa nội độc tố vi khuẩn.
- Có tính chất làm trơn ống tủy.
- Loại bỏ lớp smear.
- Không gây độc toàn thân, không gây hại mô nha chu và ít có khả năng gây phản ứng phản
vệ.
Tuy nhiên, một dung dịch bơm rửa đơn thuần không thể thỏa mãn tất cả các tiêu chí ở trên. Vì vậy
việc sử dụng kết hợp dung dịch bơm rửa là cần thiết để tối ưu hiệu quả bơm rửa.
b. Quy trình bơm rửa phối hợp Kandasamy khuyên dùng
Kandasamy và đồng nghiệp, 2010, đưa ra khuyến nghị quy trình bơm rửa kết hợp:
- Sử dụng dung dịch NaOCl là dung dịch bơm rửa chính trong quá trình tạo hình ống tủy, sau
mỗi file.
- EDTA/ acid citric: 5-10ml dung dịch trong 1 phút sau khi tạo hình xong.
- Chlohexidine: Bơm rửa sau cùng.
c. Vật liệu trám bít ống tủy lý tưởng
Tiêu chuẩn lý tưởng của vật liệu trám bít ống tủy răng sữa:
- Dễ dàng đưa vào hệ thống ống tủy.
- Có khả năng dính vào thành ống tủy.
- Có tính kháng khuẩn.
- Không co ngót.
- Có tốc độ tiêu ngang với tốc độ tiêu chân răng sữa.
- Không gây hại cho mô quanh chóp và mầm răng vĩnh viễn.
- Có khả năng tiêu đi nếu ra ngoài chóp răng.
- Cản quang.
- Không làm đổi màu răng.
- Dễ dàng lấy bỏ nếu cần.
Câu 21: Trình bày đặc điểm chung của hệ thống ống tủy răng sữa và tương quan đặc điểm cấu trúc
giải phẫu, hệ thống ống tủy răng hàm sữa và răng hàm lớn vĩnh viễn.
a. Đặc điểm chung của hệ thống ống tủy răng sữa:
- Buồng tủy rộng, tỉ lệ buồng tủy/thân răng lớn hơn.
- Sừng tủy rất mỏng, nhô cao, đặc biệt là sừng tủy phía gần
- Lối vào ống tủy khó xác định.
- Ống tủy dài và độ thuôn thay đổi nhiều về phía chóp.
- Ống tủy phụ tập trung nhiều ở vùng chế chân răng ở răng hàm sữa.
b. Đặc điểm cấu trúc giải phẫu, hệ thống ống tủy răng hàm sữa và răng hàm lớn vĩnh viễn:
- Chiều dày men ngà mỏng, đặc biệt là ở mặt bên, nhưng đồng nhất về độ dày men răng.
- Buồng tủy lớn so với kích thước thân răng, đặc biệt là với răng hàm sữa thứ hai. Sừng tủy
nhọn và nhô cao, khoảng cách sữa sừng buồng tủy và bề mặt men răng đôi khi chỉ dày 2mm.
19
- Thắt cổ răng rõ hơn ở răng vĩnh viễn, đặc biệt là ở mặt má.
- Chẽ răng gần với ranh giới men-cement, tập trung nhiều ống tủy phụ
- Chân răng phân kì nhiều về phía chóp, tỉ lệ chiều dài chân răng/thân răng lớn hơn ở răng
vĩnh viễn.
- Số sừng buồng tủy tương ứng với số múi răng và mở rộng phía dưới, đặc biệt là sừng tủy
phía gần của răng hàm sữa thứ hai.
- Tủy chân thường có dạng dải băng, độ thuôn thay đổi nhiều về phía chóp và phức tạp hơn so
với ở răng hàm lớn vĩnh viễn.
Câu 22: Trình bày đặc điểm các thể bệnh lâm sàng của bệnh lý tủy răng sữa: Viêm tủy
a. Viêm tủy có hồi phục.
- Viêm tủy có hồi phục là tình trạng tủy có tình trạng viêm nhẹ và có khả năng lành lại sau khi
loại bỏ tác nhân kích thích.
- Trẻ có răng sữa viêm tủy có hồi phục chỉ cảm thấy đau khi có tác nhân kích thích tác động
lên răng (thường là đồ ăn lạnh hoặc ngọt nhưng đôi khi cả nóng) và cảm giác đau chấm dứt
trong vòng vài giây hoặc ngay sau khi loại bỏ kích thích, đây là dấu hiệu rất quan trọng cần
được lưu ý khi khai thác bệnh sử. Cơn đau ngắn và đau nhói nhưng không bao giờ tự phát.
- Trên lâm sàng, nguyên nhân thường gặp là các tổn thương sâu răng lớn, vào tới lớp ngà sâu,
nhiều ngà nhiễm khuẩn mềm mủn. Khi nạo ngà nhiễm khuẩn làm sạch và tạo hình xoang
sâu, người bệnh có thể có đau rõ ràng, nhưng ngừng nạo thì hết. Thông thường, tổn thương
không có điểm hở tủy, hoặc điểm hở tủy nhỏ, không chảy máu hoặc chảy máu nhanh cầm.
- X quang: Không có dấu hiệu bệnh lí quanh chóp, khoảng sáng dây chằng quanh răng bình
thường. Có thể thấy hình ảnh thấu quang ở thân răng, có thể hoặc không liên quan đến
buồng tủy.
b. Viêm tủy không hồi phục.
- Viêm tủy không hồi phục là tiến triển nặng hơn của viêm tủy có hồi phục, tủy đã bị tổn
thương đến mức không thể sửa chữa được, và ngay cả việc loại bỏ các tác nhân kích thích
gây hại cũng sẽ không cho phép tủy lành thương trở lại. Tủy răng thường bị thoái hóa dần,
gây hoại tử và phá hủy phản ứng.
- Một trong những triệu chứng kinh điển của viêm tủy không hồi phục là đau kéo dài khi có
kích thích nhiệt lên răng. Phản ứng ban đầu là đau rất dữ dội khi bị kích thích nóng hoặc
lạnh, sau đó là đau âm ỉ hoặc đau nhói trong vài phút tới hàng giờ sau khi loại bỏ kích thích.
Đau tăng khi cúi người hoặc nằm xuống. Bên cạnh đó, trong viêm tủy không hồi phục, đau
có thể xuất hiện tự nhiên mà không có kích thích nào. Răng đau khi gõ.
- Trong hầu hết các trường hợp, chụp X quang không hữu ích trong chẩn đoán bệnh lý tủy,
nhưng chúng có thể hữu ích trong việc xác định nguyên nhân có thể gây ra bệnh. ví dụ như
sâu răng liên quan hoặc gãy răng, v.v.
Câu 23: Trình bày đặc điểm các thể bệnh lâm sàng của bệnh lý tủy răng sữa: Tủy hoại tử
a. Hoại tử tủy không có biến chứng nha chu.
- Đây là bệnh lý hay gặp ở trẻ, do tiến triển âm thầm của nó. Trẻ không có triệu chứng gì đặc
biệt, hiếm khi thấy khó chịu, hoặc khó chịu thoáng qua, khiến trẻ không để ý, thường sẽ
được bố mẹ tình cờ phát hiện ra nhờ những dấu hiệu khác như giắt thức ăn, thấy lỗ sâu, vỡ
lớn thân răng...Tuy nhiên, khai thác tiền sử có thể có thêm thông tin về tiền sử đau, tiền sử
điều trị sâu răng, tiền sử chấn thương…

20
- Thăm khám thường thấy tổn thương sâu răng lớn, thông với buồng tủy, thăm dò buồng tủy
qua lỗ thông không gây đau. Răng có thể đổi màu
- X-quang có thể thấy tổn thương thấu quang lớn ở thân răng, thông với buồng tủy rõ ràng, có
thể có hình ảnh tăng khoảng sáng dây chằng quanh răng, vùng quanh chóp và vùng chẽ chân
răng bình thường. Trong trường hợp tủy hoại tử do chấn thương, có thể có nội tiêu.
b. Hoại tử tủy có biến chứng nha chu.
* Hoại tử tủy có biến chứng nha chu cấp tính:
- Triệu chứng thường rầm rộ:
+ Đau cấp đáp ứng với thuốc giảm đau: tính chất dữ dội, thành từng cơn kéo dài hoặc liên tục.
+ BN có thể sốt, bỏ ăn, mệt mỏi, có thể có phản ứng hạch, viêm mô tế bào ở vùng răng bệnh
lý.
- Lâm sàng có thể khám thấy lỗ sâu lớn, răng lung lay, niêm mạc tương ứng chóp răng nề đỏ,
sưng, ấn đau. Không khuyến khích thử nghiệm gõ vì gây đau.
- Trên phim có thể thấy hình ảnh thấu quang ở thân răng liên quan với buồng tủy, hình ảnh
tăng khoảng sáng dây chằng quanh răng, hình ảnh thấu quang vùng chẽ.
* Hoại tử tủy có biến chứng nha chu mãn tính:
- Tiền sử cơn đau cấp tính nhiều lần, đau đáp ứng với giảm đau.
- Triệu chứng lâm sàng ít rầm rộ.
- Lâm sàng khám có thể thấy tổn thương lớn ở thân răng, nhú lợi xung huyết, lợi vùng tương
ứng chóp răng có thể có lỗ dò, sẹo dò.
- Sờ xương ổ răng có thể thấy tiêu xương ổ mặt ngoài.
- Trên phim có thể thấy hình ảnh thấu quang lớn thân răng, liên quan với buồng tủy, hình ảnh
tăng khoảng sáng dây chằng quanh răng, hình ảnh thấu quang quanh chân răng và chẽ răng.

21

You might also like