Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 18

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Bình


Tôi ghi tên dưới đây:

Tỷ lệ (%)
Ngày Trình độ đóng góp
Số Nơi công Chức
Họ và tên tháng chuyên vào việc
TT tác danh tạo ra
năm sinh môn
sáng kiến
Trường Đại học
01 Trần Thị Thúy Hiền 08/5/1977 TH Hồng Giáo viên Ngoại 100%
An….. Ngữ
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
“ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy ngữ âm cho học sinh Tiểu học”.
* Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục: Giảng dạy Ngoại Ngữ ở cấp
Tiểu học
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng lần đầu: 15/01/2015
* Bản chất của sáng kiến:
+Tiếng Anh đã và đang được đưa vào giảng dạy trong các nhà trường Tiểu
học từ lớp 1 đến lớp 5. Việc dạy và học trong nhà trường hiện nay đã có nhiều
khởi sắc, điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đã được trang bị đầy đủ
hơn, đội ngũ giáo viên chuẩn hoá cao. Đặc biệt phong trào đổi mới phương pháp
dạy học được đẩy mạnh, đa số giáo viên có sáng tạo biết lựa chọn phương pháp
phù hợp, phát huy được tính tích cực của học sinh. Nhưng thực tế, như chúng ta
đã biết trong rất nhiều năm trước đây, theo phương pháp dạy học cổ truyền ở
trong lớp thầy giáo là trung tâm, là người nặng nề về truyền đạt kiến thức, chưa
rèn luyện được cho học sinh cách học tập tích cực, cách sử dụng kiến thức, cách
nắm bắt vấn đề chủ động. Phương pháp giảng chủ yếu như vậy đã ảnh hưởng
sâu sắc đến khi năng nhận thức độc lập của học sinh ở tất cả các môn học nói
chung và đặc biệt là môn Ngoại ngữ - một môn học có đặc thù riêng là học sinh

1
được rèn luyện độc lập càng nhiều càng tốt và trong giờ học, học sinh phải
được tạo điều kiện sử dụng ngôn ngữ theo chính khả năng của mình. Như vậy,
phương pháp đổi mới trong dạy và học Ngoại ngữ là phương pháp giúp cho học
sinh học tập chủ động tích cực. Để đạt được mục đích đó trong một giờ học
Ngoại ngữ thì giáo viên là người tạo ra cho học sinh thói quen noi theo các chủ
điểm tình huống do giáo viên tạo ra cho tiết học diễn ra “ Nhẹ nhàng, sinh động,
hấp dẫn và hiệu quả”.
- Đứng trước vấn đề dạy và học đó, tôi đã trăn trở suy nghĩ làm thế nào để
tìm ra phương pháp dạy ngữ âm có hiệu quả đối với học sinh tiểu học. Tôi đã
quyết tâm tìm tòi thử nghiệm và mạnh dạn áp dụng giải pháp mới trong
việc dạy ngữ âm trong một tiết học ngữ âm đối với học sinh tiểu học.
Dạy ngữ âm giúp học sinh tạo ra được không khí học Ngoại ngữ, tạo cho học
sinh niềm đam mê hứng thú với môn học; dạy ngữ âm để giúp các em hiểu được
quy tắc phát âm và kĩ thuật phát âm để từ đó học sinh có khả năng phát âm
chuẩn các từ, các câu trong bài. Mục đích của việc dạy ngữ âm trong một lớp
ngôn ngữ không nhằm làm cho người học có khả năng phát âm tương tự như
người bản ngữ vì việc này không thực tế, trừ trường hợp người học có năng
khiếu thật đặc biệt và động cơ học rất cao. Mục tiêu dạy ngữ âm là giúp cho
người học đạt được một khả năng phát âm đúng ở một mức độ nào đó để có thể
truyền đạt được điều họ muốn nói với người khác. Cũng như khả năng đạt được
mục đích giao tiếp bằng tiếng Anh.
* Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
+ Đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị
- Tham mưu với Ban Giám Hiệu nhà trường đầu tư trang thiết bị phục vụ
cho môn học như: băng, đài, đĩa, tranh ảnh và các loại sách tham khảo....
- Tiếng Anh là một môn học đặc thù cần có sự hỗ trợ tích cực của phương
tiện giảng dạy để nâng cao hiệu quả. Đối với học sinh Tiểu học cần có giáo cụ
trực quan sinh động để thu hút sự chú ý của các em, khắc sâu kiến thức cho các
em như: tranh, ảnh, con rối......

2
+ Giáo viên phải không ngừng tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ.
Bản thân giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, luôn cập nhật kiến thức và phương pháp mới, đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.Tôi đã chủ động mua thêm sách tham
khảo, băng đĩa có phần hướng dẫn dạy phát âm cho học sinh. Sưu tầm tranh ảnh,
video về hướng dẫn luyện phát âm . Tham khảo cách dạy phát âm trên mạng
Interrnet và đồng nghiệp.
+ Phân bố thời gian, lựa chọn phương pháp luyện phát âm trong từng
tiết học.
Đối với bậc Tiểu học, mỗi một tiết học chỉ có 40 phút vì vậy giáo viên cần
phải chủ động phân bố thời gian hợp lý để có thể luyện âm cho học sinh. Cần xác
định rõ âm nào cần luyện, luyện như thế nào bằng hình thức nào cho hiệu quả.
+ Nghiên cứu và áp dụng các phương pháp dạy ngữ âm trên lớp.
Tôi đã đầu tư rất nhiều thời gian để nghiên cứu các quy tắc phát âm, kĩ
thuật phát âm, các yếu tố ảnh hưởng đến phát âm của học sinh và những biện
pháp khắc phục .
+ Đánh giá, kiểm tra việc phát âm của học sinh.
Đánh giá, kiểm tra là một trong các khâu rất quan trọng của quá trình
giảng dạy đối với môn Tiếng Anh nói riêng và các môn học khác nói chung. Sau
khi áp dụng các biện pháp luyện phát âm tôi thường xuyên tổ chức các hình thức
kiểm tra như : phỏng vấn trực tiếp, thi hát tiếng Anh, đọc thơ, chants chuẩn. Qua
đó tôi có các hình thức động viên khen thưởng kịp thời cũng như tìm ra được
những yếu kém của học sinh để giúp các em khắc phục, điều chỉnh và đúc rút
cho mình kinh nghiệm giảng dạy hiệu quả hơn.
* Hiệu quả thu được của việc áp dụng sáng kiến:
Sau một thời gian áp dụng sáng kiến tôi thấy khả năng phát âm của các
em học sinh có tiến bộ rõ rêt. Môn tiếng Anh đã thực sự cuốn hút các em. Sau
khi đã được học, hiểu về quy tắc phát âm, kĩ thuật phát âm cũng như sự phối kết

3
hợp linh hoạt các bộ phận cấu âm phần lớn các em đều đã mạnh dạn tự tin hơn
khi giao tiếp với cô giáo, với bạn bè bằng tiếng Anh. Nhiều em học sinh rất đam
mê môn tiếng Anh và có kết quả học tập môn tiếng Anh rất tốt. Khi gặp người
khách nước ngoài nhiều em đã tự tin chào hỏi và giao tiếp với họ. Điều này giúp
tôi có thể khẳng định rằng việc nâng cao hiệu quả trong việc dạy ngữ âm cho
học sinh tiểu học là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc học dạy và học
môn tiếng Anh.
* Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự
thật. Từ thực tế giảng dạy, bản thân tôi đã tìm tòi nghiên cứu viết lên bằng lòng
yêu nghề và sự tâm huyết của tôi với môn học. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước các cơ quan có thẩm quyền.

Hưng Hà, ngày 26 tháng 5 năm 2016


Người nộp đơn

Trần Thị Thúy Hiền

4
BÁO CÁO SÁNG KIẾN

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN


1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy ngữ âm cho
học sinh tiểu học
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục:Giảng dạy Ngoại Ngữ ở cấp
Tiểu học
3. Tác giả: Trần Thị Thúy Hiền ( Nữ)
- Ngày tháng năm sinh: 08/5/1977
- Trình độ chuyên môn: Đại học Ngoại Ngữ.
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường tiểu học Hồng An,
huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình.
- Điện thoại: 01656 683 632. Email: thuyhien77ha@gmail.com
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%

4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường tiểu học Hồng An huyện
Hưng Hà tỉnh Thái Bình.
5. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: 15/01/2015.

5
II. BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy ngữ âm cho
học sinh tiểu học.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục: Giảng dạy Ngoại Ngữ ở cấp
Tiểu học.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1 Tình trạng giải pháp đã biết
Trong xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay, hơn lúc nào hết, Tiếng
Anh được xem như một ngôn ngữ phổ thông nhất, là phương tiện đặc biệt hữu
ích phục vụ cho việc giao tiếp, trao đổi kinh tế, văn hóa... trên toàn thế giới. Đối
với nước ta, việc học Tiếng Anh đã và đang được chú trọng ở tất cả các bậc học.
Điều này đã thể hiện sự ý thức đầy đủ và định hướng quyết tâm của các cấp
quản lí giáo dục trong việc trang bị cho những chủ nhân tương lai của đất nước
thứ ngôn ngữ chìa khóa này. Sử dụng tốt Tiếng Anh trong giao tiếp đang là mục
tiêu hướng đến của hoạt động dạy - học môn Tiếng Anh xuyên suốt các cấp học.
Gắn liền với xu thế tất yếu đó, việc phổ cập Tiếng Anh ở nước ta ngày nay đang
được Đảng và chính phủ dành cho sự quan tâm đặc biệt thông qua đề án 1400 và
đang được triển khai rộng rãi trong các cấp học.Trong chiến lược dạy học Ngoại
Ngữ việc dạy học Tiếng Anh ở các cấp học nói chung, dạy học Tiếng Anh ở
trường Tiểu học nói riêng đang đặt ra những nhiệm vụ và thách thức mới, đòi
hỏi người giáo viên phải quán triệt sâu sắc mục đích, đối tượng, nguyên tắc,
chương trình dạy và học Ngoại Ngữ cũng như không ngừng phấn đấu nâng cao
trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ sư phạm.
Hơn thế nữa, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên không thể
không có lòng yêu nghề, mến trẻ, thường xuyên đầu tư suy nghĩ, trao đổi kinh
nghiệm, đề xuất sáng kiến và những thủ pháp lên lớp hiệu quả.
Xuất phát từ đặc trưng bộ môn Ngoại Ngữ, dạy đầy đủ bốn kĩ năng:
Nghe-Nói-Đọc-Viết theo chiều hướng giao tiếp, do vậy các kĩ năng Nghe - Nói

6
được trú trọng luyện kĩ hơn.
Ngữ âm có ảnh hưởng trực tiếp tới việc giao tiếp Nghe - Nói. Là giáo viên
Ngoại Ngữ, tôi luôn nhận thức đúng được điều này. Tôi thấy mình cần phải có
trách nhiệm góp phần hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu của ngành cũng như đề án
Ngoại Ngữ. Bản thân tôi cũng đã từng dạy các đối tượng học sinh, đã áp dụng
nhiều phương pháp dạy ngữ âm nhưng chưa mang lại hiệu quả cao. Trước đây
khi dạy ngữ âm tôi thường lồng ghép trong các bài hội thoại, bài đọc. Các em
học sinh chỉ được thực hành với những bài học trong sách giáo khoa và tôi cũng
không nghĩ đến việc phải dạy các em quy tắc phát âm hay kĩ thuật phát âm như
thế nào, do đó các em không có kỹ thuật phát âm, dẫn đến tình trạng các em phát
âm Tiếng Anh như phát âm Tiếng Việt, không có âm vực. Từ việc không hiểu,
không nắm được cách phát âm, các em chưa hứng thú nhiều với môn học và
chưa phân biệt được sự khác biệt giữa nói tiếng Việt và tiếng Anh. Dẫn đến tình
trạng nhiều em học sinh ngại học môn Tiếng Anh, nhất là cách phát âm.
Từ thực trạng nêu trên, đã có nhưng đồng nghiệp đưa ra một số biện pháp
nhằm khắc phục tình trạng học ngữ âm của học sinh tiểu học hiện nay.
Về mặt ưu điểm của một số giải pháp đã có: Thời gian luyện phát âm cho
học sinh trong giờ học được nâng lên thông qua các băng đĩa CD, học sinh cũng
đã tập trung vào học tập.
Về hạn chế: Các giải pháp đưa ra của đồng nghiệp vẫn chưa giải quyết
được bản chất của vấn đề: học sinh không nắm được bản chất kỹ thuật phát âm.
Do đó học sinh khi phát âm vẫn mắc lỗi, không phân biệt được phát âm Tiếng
Việt và phát âm Tiếng Anh như thế nào cho đúng.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tiếng Anh tại trường Tiểu học tôi
luôn trăn trở làm thế nào để giúp các em phát âm tiếng Anh tốt, làm cho Tiếng
Anh trở thành môn học mà các em thực sự đam mê. Từ những trăn trở đó tôi đã
đầu tư rất nhiều thời gian tìm hiểu, học hỏi từ sách vở, từ bạn bè đồng nghiệp
cũng như tham khảo các kênh thông tin và tôi đã tìm ra phương pháp mới. Tôi
đã mạnh dạn vận dụng vào giảng dạy “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy

7
ngữ âm cho học sinh Tiểu học” và đã đem lại hiệu quả cao.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
- Mục đích của giải pháp:
Nhằm giúp các em học sinh hiểu và nắm chắc quy tắc phát âm thông qua
bảng phiên âm quốc tế, kĩ thuật phát âm gồm: môi, răng, lưỡi, mũi, dây thanh
cũng như cách phối kết hợp các bộ phận cấu âm khi phất âm. Hiểu thế nào là
trọng âm về tầm quan trọng của ngữ âm, ngữ điệu và đặc biệt biết nhận thức rõ
tầm quan trọng của việc nhấn dấu âm và ngữ điệu trong tiếng Anh, bên cạnh đó
đề xuất “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy ngữ âm cho học sinh Tiểu
học” ở trường Tiểu học, giúp cho việc giảng dạy ngôn ngữ đúng mục tiêu và
cách thức.

- Nội dung của giải pháp:

Xuất phát từ đối tượng của quá trình dạy học là học sinh Tiểu học thuộc
vùng nông thôn, các em thiếu môi trường giao tiếp, sự vào cuộc của các bậc phụ
huynh chưa tích cực. Ý thức tự học, tự luyện tập của phần lớn các em chưa cao,
ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy
rằng các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát âm. Trong quá trình học
Tiếng Anh, bốn kĩ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết luôn luôn được chú ý đến
nhiều hơn nhưng phần luyện âm lại là phần quan trọng nhất trong khi giao tiếp
hay thực hành các kĩ năng. Vì vậy, trước khi dạy ngữ âm tôi đã nghiên cứu kĩ
các yếu tố ảnh hưởng đến phát âm tiếng Anh của các em. Tôi nhận thấy có 7
nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng phát âm của các em gồm:

*Thứ nhất: Là sự chuyển di của tiếng mẹ đẻ: Do tiếng mẹ đẻ của người


học có ảnh hưởng đến việc phát âm Tiếng Anh, nên người dạy cần có một sự
hiểu biết nhất định về hệ thống âm của tiếng mẹ đẻ của người học, để có thể tiên
đoán những khó khăn cũng như thuận lợi trong việc người học phát âm. Nên khi
dạy âm, giáo viên cần phân biệt rõ những âm không có trong bảng phiên âm của
tiếng Việt như các âm: /δ/, / θ/, /æ /, /z/, /η /,..... cũng là những âm khó đối với

8
người Việt học Tiếng Anh. Ngoài ra, trọng âm, ngữ điệu làm thay đổi ngữ nghĩa
của từ và câu cũng là những vấn đề mà người Việt không quen trong hệ thống
âm vị và ngữ điệu của tiếng Việt.
*Thứ hai: Là kể đến tuổi của người học: Người học càng nhỏ tuổi thì càng
dễ học nói hơn người lớn tuổi.
*Thứ ba: Là môi trường ngôn ngữ: Cần phải tạo môi trường học tiếng cho
các em ở mọi lúc, mọi nơi, qua các kênh hình, kênh thông tin...
*Thứ tư: Là bộ phận cấu âm: Nhiều người học có khả năng bẩm sinh trong
việc bắt chước và nói được một cách dễ dàng những âm thanh xa lạ với họ.
Nhưng có những học sinh bị dị tật cấu âm: nói ngọng, đầy lưỡi...
*Thứ năm: Một số trường chưa được đầu tư phòng học hỗ trợ luyện phát
âm với robot teacher.Việc sử dụng phòng chức năng của một số trường chưa
thực sự hiệu quả.
* Thứ sáu: Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc rèn luyện
phát âm cho học sinh.
* Thứ bảy: Khả năng phát âm của một số giáo viên còn hạn chế.
* Cuối cùng phải kể đến thái độ và động cơ học tập của người học: Thái
độ học tập của người học càng tốt thì việc phát âm càng tốt vì họ cố gắng bắt
chước cho giống cách nói của người bản ngữ. Trước tình hình đó, với mục đích
giúp cải thiện khả năng phát âm của học sinh trong quá trình giảng dạy tôi đã
mạnh dạn áp dụng “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy ngữ âm cho học
sinh tiểu học” đã mang lại hiệu quả thiết thực.
* Các bước tiến hành như sau
Bước 1: Dạy phát âm theo bảng phiên âm quốc tế
Trước hết để giúp các em có thể phát âm tốt tôi tiến hành dạy các em học
sinh cách phát âm của mỗi chữ cái tiếng Anh, các phụ âm, các nguyên âm đơn
và nguyên âm đôi. Giúp các em nhận biết từng âm trong phiên âm quốc tế.
Hướng dẫn các em những âm khó:
Ví dụ: nguyên âm đơn: Long vowel /i:/

9
Cách phát âm: lưỡi đưa hướng lên trên và ra phía trước, khoảng cách môi
trên và dưới hẹp, mở rộng miệng sang 2 bên. Khi phát âm âm này, miệng hơi bè
một chút, giống như đang mỉm cười vậy.

Trong những từ sau: Sheep /∫i: p/, See /si:/, Bean /bi:n/, Eat /i:t/,…
Và hướng dẫn học sinh nhận biết các từ được phát âm là /i:/
+ Âm "e" được phát âm là/i:/ khi đứng liền trước hình thức tận cùng
bằng phụ âm + e và trong những chữ be, he, she, me ...
Example:

scene /si:n/
complete /kəm'pli:t/
Âm "ea" thường được phát âm là /i:/ khi: từ có tận cùng là"ea" hoặc "ea"
+ một phụ âm.
Example:

tea /ti:/
meal /mi:l/
easy /'i:zi/
+ "ee" cũng thường được phát âm là /i:/
Example:
three /θri:/
see /si:/
free /fri:/

10
Lưu ý: khi "ee" đứng trước tận cùng là "r" của 1 từ thì không phát âm
là /i:/ mà phát âm là /iə/. Ví dụ beer/biə/, cheer /t∫iə/
+ "ei" được phát âm là /i:/ trong một số trường hợp:
Ex:

receive /ri'si:v/

ceiling /'si:liŋ/

Lưu ý: trong một số trường hợp khác "ei" được phát âm là /ei/, /ai/, /eə/ hoặc /e/

eight /eit/

height /hait/

heir /eə/

heifer /'hefə/

+ "ey" thường được phát âm là /i:/ trong một số trường hợp


key /ki:/ chìa khoá
Lưu ý: "ey" còn được phát âm là /ei/ hay /i/ Ví dụ: prey /prei/,
obey /o'bei/,
+ "ie" được phát âm là /i:/ khi nó là những nguyên âm ở giữa một chữ
Example:

chief /t∫i:f/

believe /bi'li:v/

*Trường hợp ngoại lệ:

friend /frend/

science /'saiəns/

* Hoặc với phụ âm /t∫/ tôi nhận thấy đây là một phụ âm khó đọc với các

em. Tôi đã tiến hành hướng dẫn các em luyện tập như sau:
11
- Hướng dẫn các em cách đọc:

Example: Consonant /t∫/


- Hướng dẫn học sinh cách nhận biết các chữ được phát âm là: t∫
*"t" được phát âm là /t∫/
* "ch" được phát âm là /t∫/

cheap /t∫i:p/

chicken /’t∫ikin/

child / t∫aild/

Bước 2: Luyện âm cùng songs, chants.


Một điều cần chia sẻ nữa là tôi thường xuyên sử dụng các bài hát, bài
chant trên lớp để luyện âm, và nhận thấy là học sinh rất thích thú. Các bài hát
cung cấp các ví dụ về ngôn ngữ rất thực, dễ nhớ và có nhịp điệu. Bài hát có thể
là động cơ làm cho học sinh thích nghe nhiều lần và bắt chước các thần tượng
âm nhạc của các em. Qua bài viết này, tôi mong các thày cô sẽ xem xét các lĩnh
vực phát âm có thể được xoáy vào qua các bài hát tuy đơn giản nhưng lại rất
thực tế và hiệu quả.
Ví dụ: Với học sinh lớp 5. Sau khi đã dạy các em mẫu câu hỏi và trả lời
về nghề nghiệp ( Unit 3: Jobs), tôi đã sáng tác và dạy các em bài hát tiếng Anh
dựa theo nhạc của bài hát “The farmer in the dell” như sau:

Songs : what does your father do?


what does your father do?
12
what does your father do?
Hi - ho the derry- o
He is a doctor
what does your mother do?
what does your mother do?
Hi - ho the derry- o
She is a teacher.

what does your brother do?


what does your brother do?
Hi - ho the derry- o
He is a worker
Qua bài hát các em sẽ mạnh dạn hơn trong phát âm và nhớ được các từ
chỉ nghề nghiệp vừa học.
Với các bài chants cũng rất hấp dẫn các em và thực sự mang lại hiệu quả
cao trong việc luyện phát âm.
Ví dụ khi tôi muốn luyện âm / ∫/ cho học sinh tôi lựa chọn những từ có
cùng số lượng âm tiết thành một chuỗi từ như sau:
she,ship.sheep,shelf,shea,shift, shill...
Theo chuỗi từ các em sẽ liên tục được nhắc đến âm cần luyện và có thể
nhớ được nhiều từ trong khi luyện.
Hoặc với âm /δ/ tôi có chuỗi từ: the, they, this, those, there, them, that, than.....
Khi luyện âm / θ/ tôi tạo chuỗi từ: thank, think, three, thick, thin, ......
Các em cũng rất hứng thú với những bài chants, các em dễ nhớ, dễ quên
nhưng khi ta kết hợp với giai điệu và nhịp điệu thì sẽ giúp các em nhớ từ tốt
hơn.
Một tình huống khác khi tôi dạy các em một số từ chỉ nghề nghiệp tôi đã

xây dựng một bài chant:


A doctor, a teacher.

13
Which one do you want to be?
A worker, a farmer.
Which one do you want to be?
Với bài chant trên tôi đã dạy các em vừa vỗ tay vừa đọc để rèn trọng âm
và ngữ điệu rất hiệu quả.
Bước 3: Rèn trọng âm và ngữ điệu.
Một trong số những ưu điểm của việc sử dụng lời nói của học sinh để dạy
phát âm là nó nhắm thẳng vào các khó khăn của các em. Thường xuyên tác động
đến ngữ âm sẽ giúp học sinh phát triển sự suy luận và cảm giác bản năng về phát
âm tiếng Anh, điều mà các chuyên gia và các nhà nghiên cứu đã từ lâu nhấn
mạnh là một kỹ năng thiết yếu của một học sinh học Ngoại Ngữ giỏi.
+. Sounds
Trước hết tôi luyện cho các em nhận diện và sản sinh được các âm
(sounds) đứng ở các vị trí khác nhau trong từ.
+ Đứng ở đầu: Linda, Nam, She...
+ Đứng ở giữa: birthday, work, cold...
+ Đứng cuối từ: English, orange, watch...
Tôi đưa ra các dạng bài tập này thường giúp học sinh chú ý đến điểm yếu
của người Việt nói tiếng Anh, đó là những phụ âm đứng giữa hay cuối từ thường
hay bị bỏ qua (omitted). Ngoài ra tôi đưa thêm một số dạng bài tập chứa âm mà
các em hay mắc lỗi khi nói, đó là các bài tập chứa các âm không có trong hệ
thống âm của tiếng Việt như: /tS/ trong từ chair & watch,
/δ/ trong từ this và these.../θ/ trong từ three, thank..., /j/ trong từ you,
yard...etc. Sau đó tôi cho học sinh nghe và nhắc lại nhiều lần theo đồng thanh,
cá nhân. Điều quan trọng là giáo viên cần phát hiện lỗi của học sinh và sửa ngay
tại chỗ.
+ Stress and intonation.
Để người tham gia giao tiếp có thể hiểu được mục đích giao tiếp thì người
tham gia vào hoạt động giao tiếp phải nói, đọc đúng trọng âm từ, trọng âm câu,
và ngữ điệu.

14
* Đối với bài Sound linking: cho học sinh đọc từng từ riêng biệt, chú ý
trọng âm từ, sau đó đọc từng nhóm từ có sound linking.
Eg: What is it? It’s a...Where is... What about you?...Với dạng bài tập này tôi
thường cho học sinh luyện đọc từ cuối câu lên đầu câu, lưu ý cho các em cách
luyến âm.
*Đối với bài luyện : Sentence stress.
Phần này tôi thường lấy ngay trong phần hội thoại ở mục 1.(Listen and
repeat/ Look, listen and repeat). Trước tiên tôi cho học sinh nghe đĩa một lượt.
học sinh giữ im lặng và chú ý vào những âm tiết được đọc to hơn, rõ hơn và cao
hơn các âm tiết khác, giáo viên có thể đánh dấu trọng âm.
Có thể cho học sinh nghe và nhắc lại nhiều lần từng câu một cho đến khi đọc
gần giống như trong băng đĩa nếu có thời gian.
Eg: What subjects do you like?
There is a book on the table.
*Đối với bài luyện : Intonation:
Ngữ điệu là “âm nhạc”của ngôn ngữ chính là âm lên và xuống khi chúng
ta nói, đọc. Ngữ điệu rất quan trọng trong việc diễn tả ngữ nghĩa,
đặc biệt trong việc diễn tả thái độ của chúng ta (ngạc nhiên ,vui buồn, tức
giận…..). Ở bài viết này tôi chỉ đề cập đến hai ngữ điệu cơ bản khi đọc câu: ngữ
điệu lên (rising) và ngữ điệu xuống (falling).
Bài luyện ngữ điệu có thể lấy ngay trong bài hội thoại ở phần 1 trong sách
học sinh, có thể là cả đoạn hay chỉ một vài câu đặc biệt. Đối với bài luyện này
giáo viên cần nghe băng trước khi lên lớp, đánh dấu giọng lên, xuống của câu.
Vì dạy ngữ điệu rất khó nên khi luyện giáo viên cho học sinh nghe cả bài luyện
một vài lần, nhắc nhở học sinh chú ý giọng lên (rising), giọng xuống (falling)
của từng câu. Giáo viên cần lưu ý, ngữ điệu tiếng Anh gắn với cả câu, vì thế ngữ
điệu không xuống hoặc lên đột ngột ở từ đứng cuối trong câu, mà xuống dần từ
cao xuống thấp. Cứ như vậy, giáo viên luyện cho học sinh đọc theo băng đĩa cho
đến khi nhuần nhuyễn, giáo viên không tự ý đọc cho học sinh đọc theo mình sẽ
dẫn đến tật âm rất khó sửa.

15
+ Đọc lên giọng: Được dùng trong câu hỏi: Yes - No questions, các câu
liệt kê, câu hỏi đuôi...
Eg: - Is your book big ?
- Do you have pets ?
- Can you dance . ?....
+ Đọc xuống giọng: Được dùng trong câu nói thông thường, mệnh lệnh
và câu hỏi: WH- questions.
Eg: - What's your name ?
-My name is Nga .
-Nice to meet you.
- Stand up, please ...etc...
Học đi đôi với hành, việc thực hành đọc rất là quan trọng. Tôi luôn luôn
cho học sinh đọc nhiều lần, rèn luyện ở trên lớp và tự học ở nhà thông qua các
kênh hình (ti vi, đầu đĩa...), kênh âm thanh (đài, băng đĩa...).
Việc động viên khuyến khích kịp thời kết quả hoạt động của học sinh là
vô cùng cần thiết, đặc biệt là với học sinh Tiểu học các em rất vui khi được thầy
cô khen mình. Tôi luôn quan tâm đến từng đối tượng học sinh trong lớp, khi các
em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao tôi nhận xét và khen thưởng kịp thời.
Một lời nhận xét hay, một bông hoa giấy nhỏ hay là một hình ngôi sao do tay tôi
tự vẽ vào vở để động viên kịp thời các em có tác dụng rất lớn khích lệ các em cố
gắng học tập.
Tóm lại giáo viên muốn học sinh có thể phát âm và đọc tốt tiếng Anh,
giáo viên cần phải giúp đỡ học sinh nắm vững được các nguyên tắc phát âm, các
yếu tố hình thành ngôn ngữ và điều quan trọng là tìm ra những phương pháp dạy
học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh. Ngoài ra phải có tâm với
nghề, yêu nghề, yêu trẻ, không ngừng đổi mới phương pháp giáo dục đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Nếu làm được như vậy tôi tin chắc rằng trong tương lai không xa chúng ta
sẽ bắt kịp với sự phát triển của ngôn ngữ trên toàn thế giới.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp

16
Sau một thời gian áp dụng giải pháp mới, bản thân tôi rất vui khi kết quả
thu được vượt xa theo dự kiến. Tôi nhận thấy Trường Tiểu học Hồng An –
huyện Hưng Hà là một xã nội đồng, môi trường dạy – học còn gặp nhiều khó
khăn. Song hiệu quả đem lại của Sáng kiến là rất tốt. Chính từ điều này mà bản
thân tôi thấy Sáng kiến “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy ngữ âm cho
học sinh tiểu học” có thể áp dụng đại trà trong các trường tiểu học trên địa bàn
tỉnh Thái Bình. Tôi chắc chắn rằng Sáng kiến sẽ đem lại kết quả cao trong việc
dạy Ngữ âm cho học sinh tiểu học, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả của Đề
án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được


Sau một thời gian áp dụng sáng kiến tôi thấy khả năng phát âm của các
em học sinh có tiến bộ rõ rêt. Phần lớn các em đều đã mạnh dạn tự tin hơn khi
giao tiếp với cô giáo, với bạn bè bằng tiếng Anh. Có nhiều em học sinh có kết
quả học tập môn tiếng Anh rất tốt. Nhiều em đam mê môn tiếng Anh. Các em đã
chủ động, tự tin hơn trong giao tiếp. Khi gặp một người khách nước ngoài nhiều
em đã tự nhiên chào hỏi và giao tiếp với họ. Tôi đã tiến hành khảo sát chất
lượng phát âm của các em học sinh lớp 5A và 5B với thiết bị robot teacher trong
phòng học lab và đã thu được kết quả như sau:
Cuối học kì II Năm học 2014 -2015 (Chưa áp dụng sáng kiến)
Trong số Nghe - Nói (%)
Lớp Sĩ số 75%- 90% 55%-70% 30%- 50%
SL % SL % SL %
5A 30 10 33,3 15 50 5 16,7
5B 34 17 50 10 29,4 7 20,6

Kết quả kiểm tra đợt 2 ( đã áp dụng sáng kiến) Cuối học kì 1
Năm học 2015-2016
Trong số Nghe - Nói (%)
Lớp Sĩ số 75%- 90% 55%-70% 30%- 50%
SL % SL % SL %

17
5A 30 18 60 10 33 2 7
5B 34 19 56 13 38 2 6

Tại cuộc thi Olympic Tiếng Anh qua Internet cấp … năm học 2015-216,
lớp tôi phụ trách có …. học sinh đoạt Huy chương ….
3.5. Các điều kiện cần thiết áp dụng sáng kiến
- Giáo viên: Có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao với
công việc. Có chuyên môn tốt, luôn luôn tự bồi dưỡng bản thân thông qua đồng
nghiệp, thông qua các phương tiện thông tin.

- Học sinh: Có đủ SGK theo quy định và một số đồ dùng học tập khác.
- Nhà trường: Có đủ cơ sở vật chất: kênh hình (ti vi, đầu đĩa...), kênh âm
thanh (đài, băng đĩa...). Nếu có phòng lab học ngoại ngữ thì càng tốt; các giáo cụ
trực quan.
- Gia đình: Cần quan tâm hơn đến việc học tập môn Tiếng Anh của con
em mình ngay từ cấp tiểu học.
4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Sáng kiến “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy ngữ âm cho học sinh
tiểu học” là do chính bản thân tôi tìm tòi, đúc kết và rút kinh nghiệm qua quá
trình giảng dạy. Tôi xin cam đoan không vi phạm sao chép bản quyền. Nếu sai
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước các cơ quan có thẩm quyền.
Hưng Hà, ngày 26 tháng 5 năm
2016

CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN


ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Trần Thị Thúy Hiền

18

You might also like