cau 6 diem1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

Câu 12: Thực tiễn là gì ? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

( hình như câu này là ck


20222 này ) không nhớ rõ

Triết học Mác lênin đánh giá phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ
bản của triết học nói chung và lý luận nhận thức nói riêng. Quan điểm đó đã tạo nên một bước
chuyển biến cách mạng trong triết học.
Theo quan niệm truyền học mác lênin thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất cảm tính,
có tính lịch sử- xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ.
Hay nói cách khác, thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch
sử -xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội
ví dụ: trồng lúa, chăn nuôi gia cầm, xây nhà bầu cử là những hoạt động thực tiễn
Vậy dựa trên quan niệm về thực tiễn có thể thấy thực tiễn gồm các đặc trưng sau:
Thực tiễn chỉ là những hoạt động vật chất cảm tính của con người, hay nói khác đi là những
hoạt động vật chất mà con người cảm giác được, quan sát được, trực quan được. Hoạt động vật
chất -cảm tính là những hoạt động mà con người phải sử dụng lực lượng công cụ lao động tác
động vào các đối tượng vật chất để biến đổi chúng; trên cơ sở đó, con người làm biến đổi thế
giới khách quan và biến đổi chính bản thân của mình.
Ví dụ con người cuộc đất, xây nhà lắp ráp xây dựng các công trình,..
Thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử xã hội của con người. Tính lịch sử ở đây
nghĩa là trong các giai đoạn khác nhau thì hoạt động thực tiễn, cải tạo tự nhiên xã hội cũng khác
nhau, còn tính xã hội là hoạt động thực tiễn không phải là hoạt động riêng lẽ, tách rồi mà phải
gắn liền với cộng đồng và xã hội.
Ví dụ
Muốn đẩy lùi đại dịch covid 19 thì phải có sự chung tay của cộng đồng, chứ mỗi cá nhân không
thể đẩy …..
Thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội để phục vụ con
người. Con người không thể thỏa mãn những gì có sẳn trong tự nhiên, do đó xuất hiện xu hướng
hoạt động có mục đích rõ ràng cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình thích nghi một
cách chủ động, tích cực và làm chủ thế giới. Điều này khác hẳn với hoạt động dựa vào bản
năng, thụ động của động vật.
Thực tiễn tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau, ở những lĩnh vực khác nhau, nhưng gồm những
hình thức cơ bản:
hoạt động sản xuất vật chất
hoạt động chính trị xã hội có thể nêu ra hoặc không
hoạt động thực nghiệm khoa học
Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động cơ bản nhất của con người là hoạt động con người sử
dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, các điều kiện cần thiết
nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình.
Ví dụ hoạt động trồng lúa của nông dân lao động và của cả công nhân trong các nhà máy xí
nghiệp.
Hoạt động chính trị xã hội là hoạt động thực tiễn thể hiện tính tự giác cao của con người
nhằm biến đổi cải tạo xã hội, phát triển các thiết chế xã hội các quan hệ xã hội… tạo ra môi
trường thuận lợi cho con người phát triển.. Hoạt động chính trị xã hội bao gồm cả hoạt động
đấu tranh giai cấp đấu tranh giải phóng dân tộc; đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã
hội,.. Thiếu hình thức hoạt động thực tiễn này con người và xã hội loài người cũng không thể
phát triển bình thường
ví dụ: hoạt động bầu cử đại biểu quốc hội
Hoạt động thực nghiệm khoa học là hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn, vì trong hoạt
động thực tiễn khoa học, con người chủ động tạo ra điều kiện không có sẳn trong tự nhiên để
tiến hành thực nghiệm khoa học theo mục đích đề ra của mình.
Ví dụ: này thì dễ lấy rồi: hoạt động chế tạo ra vácxin phòng covid 19

Trong tất cả các cách thức trên, hoạt động sản xuất vật chất là hình thức sớm nhất cơ bản nhất
quan trọng nhất của thực tiễn vì ngay từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất đã phải tiến
hành sản xuất vật chất nếu không con người không thể tồn tại và phát triển. Cả 3 hình thức trên
đều có mối quan hệ biện chứng tác động lẫn nhau.

Vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức
Thực tiễn là cơ sở, là động lực của nhận thức
Cơ sở của nhận thức: thông qua hoạt động thực tiễn con người nhận biết được cấu trúc; tính
chất và các mối quan hệ giữa các đối tượng. Nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giới buộc con
người tác động trực tiếp vào đối tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Chính sự tác động
đó đã làm cho các đối tượng bộc lộ những thuộc tính , những mối liên hệ và các quan hệ khác
nhau giữa chúng, đem lại cho con người những trí thức giúp cho con người nhận thức được cả
quy luật vận động và phát triển của thế giới. Ví dụ nhờ việc quan sát chiếc lá nổi trên mặt nước
người ta sáng tạo ra chiếc thuyền.
Động lực nhận thức: hoạt động thực tiễn góp phần hoàn thiện các giác quan, tạo ra khả năng
phản ánh nhạy bén chính xác. Những tri thức được áp dụng vào thực tiễn đem lại động lực kích
thích quá trình nhận thức tiếp theo. Ví dụ việc học tập đặt ra yêu cầu học sinh phải giải bài tập
và học kiến thức mới, khó. Khi giải quyết được những kiến thức khó thì nhận thức của học sinh
sẽ được nâng cao.
Thực tiễn là mục đích của nhận thức
Nhận thức của con người ngay từ khi con người mới xuất hiện trên thế giới với tư cách là người
đã được quy định bởi những nhu cầu thực tiễn bởi lẽ muốn sống muốn tồn tại con người phải
sản xuất và cải tạo tự nhiên xã hội. Chính nhu cầu sản xuất vật chất và cải tạo tự nhiên xã hội
buộc con người phải nhận thức về thế giới xung quanh.
Ví dụ: để có được lương thực thực phẩm đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu cho việc tồn tại và phát
triển của mình đòi hỏi con người phải có nhận thức trong việc phát triển nông nghiệp như trồng
trọt và chăn nuôi tìm ra các loại giống tốt các phương pháp nuôi trồng tốt.
Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý
Nói thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý vì chỉ có đem những tri thức đã thu nhận được qua
nhận thức đối chiếu với thực tiễn để kiểm tra mới khẳng định được tính đúng đắn của nó. Theo
triết học Mác, thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy vật để kiểm tra chân lý, để bác bỏ sai lầm
dựa vào thực tiễn người ta có thể chứng minh kiểm nghiệm chân lý. Ví dụ một món ăn mà bạn
chưa bao giờ thử, bạn muốn biết nó có ngon hay không thì cách duy nhất để xác định là phải
nếm thử nó.
Ý nghĩa của phương pháp luận
Phải quán triệt quan điểm thực tiễn, việc nhận thức xuất phát từ thực tiễn
Ví dụ từ khi thực tiễn về sự đau đạc ruộng đất đo lường vật thế mà con người bắt đầu có tri thức
về toán học và nếu không có những nhu cầu thực tiễn về sự cân đo đong đếm thất nghiệp thực
nghiệm thì sẽ không hình thành nên toán học.
Nghiên cứu lý luận phải đi đôi với thực tiễn khoa học phải đi đôi với thực hành. Xa rời thực
tiễn dẫn đến bệnh chủ quan giáo điều và máy móc quan liêu. Trong quá trình nghiên cứu bên
cạnh việc dựa theo lý thuyết và lý luận bà cần phải kiểm nghiệm chúng thông qua các nghiên
cứu trong thực tiễn bà cảnh liền với thực hành.
Ví dụ việc nghiên cứu về tia sét do nhà khoa học Fankin đã giúp ông đưa ra kết luận lá tia xét
chính là điện sau khi ông làm thí nghiệm thực tế dưới dưới mưa.

CÂU 5: phân tích quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc và bản chất của ý
thức? ( cuối kỳ 20222 )
1, NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức có hai nguồn gốc đó là nguồn gốc tự
nhiên và nguồn gốc xã hội.
A,Nguồn gốc tự nhiên của ý thức: nguồn gốc tự nhiên của ý thức là bộ não người và hoạt
động của nó cùng mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan. Trong đó thế giới khách
quan tác động đến bộ óc con người, từ đó tạo ra khả năng hình thành ý thức của con người.
Về bộ óc người: ý thức là thuộc tính của vật chất nhưng không phải của mọi dạng vật chất,
mà chỉ là thuộc tính của dạng vật chất có tổ chức là bộ não người, tức là ý thức là chức năng của
não bộ, là kết quả của hoạt động sinh lý thần kinh của não bộ.
Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá
trình tác động qua lại lẫn nhau.
Có ba hình thức phản ánh:
Phản ánh vật lý, hóa học: những biến đổi về cơ lý hóa (thay thế kết cấu, vị trí, tính chất hóa
qua quá trình kết hợp và phân giải các chất) khi có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các dạng
vật chất vô sinh. Đây là hình thức đơn giản nhất, đặc trưng nhất cho giới tự nhiên vô sinh, nó
mang tính chất thụ động chưa có tính định hướng cho sự lựa chọn.
Phản ánh sinh học: là hình thức đơn giản đặc trưng cho giới tự nhiên hữu sinh. Là bước phát
triển mới về chất trong sự tiến hóa của các hình thức phản ánh.
Phản ánh ý thức: chỉ có ở con người, ý thức là thuộc tính của mọi dạng vật chất có tổ chức cao
là bộ não người, ý thức phản ánh thế giới vật chất trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên các giác
quan của con người.
Như vậy, sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc con người có năng lực phản ánh hiện thực
khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
B, nguồn gốc xã hội: nguồn gốc xã hội của ý thức là lao độn và ngôn ngữ. Hai yếu tố này vừa là
nguồn gốc vừa là tiền đề của sự ra đời ý thức.
Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên nhằm
thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình.
Quá trình lao động giúp con người hoàn thiện cấu trúc và chức năng của cơ thể sau đó hình
thành ý thức và tư duy. Thông qua lao động, làm bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những
quy luật vận động của sự vật, hiện tượng từ đó tác động vào bộ óc con người tạo ra khả năng
hình thành nên những tri thức nói riêng và ý thức nói chung.
Ví dụ: thông qua quá trình lao động, người cổ tìm ra lửa, tạo ra các công cụ lao động mới, biết
cách nấu chín thức ăn, từ đó phát triển bộ não và giác quan,..
Lao động làm hình thành các quan hệ xã hội, từ đó hình thành ý thức đạo đức, tôn giáo khoa
học.
Ví dụ: tôn giáo được sinh ra do con người bất lực trước thiên nhiên cho nên con người tìm ra
niềm tin, tín ngưỡng để giải tỏa áp lực.
Lao động ngay từ đầu đã mang tính xã hội, từ đó nảy sinh nhu cầu hình thành ngôn ngữ.
Vai trò của ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của ý thức, của tư duy và là công cụ thể hiện ý thức tư tưởng và
tạo điều kiện để phát triển ý thức.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp và truyền tải thông tin, đặc biệt là ngôn ngữ có khả năng
khái quát hóa, hệ thống hóa các tri thức của con người, nếu không có ngôn ngữ thì không có ý
thức.
Qua đây chúng ta có thể thấy rằng lao động và ngôn ngữ là sự kích thích chủ yếu làm chuyển
biến dần bộ óc của loài vượn thành bộ óc của con người và tâm lý của động vật thành ý thức
của con người.
2, BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC
Bản chất của ý thức là sự phản ánh có tính chất năng động và sáng tạo thế giới khách quan,
nghĩa là nội dung mà ý thức phản ánh là khách quan còn hình thức phản ánh là chủ quan. Kết
quả phản ánh ý thức tùy thuộc vào đối tượng phản ánh, điều kiện lịch sử, phẩm chất năng lực,
kinh nghiệm.
Ví dụ: mỗi học sinh khi được giao bài tập sẽ có những lời giải khác nhau, không giống nhau
hoàn toàn tùy thuộc vào tư duy của mỗi người.
Ý thức có tính năng động sáng tạo thể hiện ở hoạt động tâm sinh lý của con người trong việc
tiếp nhận, chọn lọc và lưu trữ thông tin. Trên cơ sở những cái đã có, ý thức sáng tạo ra những tri
thức mới, tưởng tượng ra cái không có thực trong thực tế, tiên đoán và dự báo tương lai.
Ví dụ: người viết kịch bản cho các bộ phim khoa học viễn tưởng.
Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất của xã hội. Sự ra đời và tồn tại của ý thức
gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên, xã hội. Với tính
năng động, ý thức sáng tạo lại thế giới thực hiện theo nhu cầu của thực tiễn.
Ví dụ: trong giai đoạn covid thì người dân được nhà nước tuyên truyền về lợi ích của việc tiêm
vacxin covid trên các phương tiện truyền thông đại chúng nên người dân đã có thể nắm được
thông tin về những loại vacxin này và từ đây cùng mọi người tuyên truyền cho nhau biết.
Ý thức là kết quả của một quá trình phản ánh có tính định hướng, có mục đích.
Ví dụ: chiến lược kinh doanh là phản ánh ý thức về nhu cầu cần thiết trong kinh doanh có định
hướng, phương pháp và cách thức hoạt động để đạt được mục đích đề ra.
Câu 14: Phân tích nội dung quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất. Đảng cộng sản Việt Nam đã vận dụng quy luật này như thế nào trong
thời kỳ đổi mới.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai khía cạnh của phương thức sản xuất, giữa chúng
tồn tại mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau.
Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những
giai đoạn lịch sử nhất định của con người người. Kết cấu của phương thức sản xuất bao gồm lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Quan hệ sản xuất là tập hợp các quan hệ kinh tế vật chất giữa người với người trong quá trình
sản xuất vật chất
Kết cấu của quan hệ sản xuất gồm: quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất; quan hệ tổ chức và quản
lý phân công lao động; quan hệ phân phối sản phẩm. Ta có thể thấy sự mâu thuẫn ở trong quá
trình quan hệ phân phối sản phẩm đó là sự mâu thuẫn giữa người lao động và người quản lý bởi
người lao động là người trực tiếp tạo ra sản phẩm và kết tinh hao phí lao động vào trong sản
phẩm nhưng lại không được sở hữu sản phẩm hoặc quyết định sản phẩm mà người nắm giữ vai
trò đó chính là người quản lý.
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động là tư liệu sản xuất tạo ra sức sản xuất và
năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của tự nhiên theo nhu cầu nhất định của
con người và xã hội. Lực lượng sản xuất là yếu tố khách quan.
Kết cấu của lực lượng sản xuất:
Lực lượng sản xuất

Người lao động tư liệu sản xuất khoa học

Tư liệu lao động đối tượng lao động


Công cụ lao động phương tiện lao động tự nhiên qua chế biến
Người lao động là con người có tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng lao động và năng lực sáng
tạo nhất định trong quá trình sản xuất. Nói tới người lao động thì trong đó có sự kết hợp giữa
tay nghề, trình độ, kỹ năng. Người lao động là nhân tố chủ quan hàng đầu của lực lượng sản
xuất.
Tư liệu sản xuất là điều kiện cần thiết để tổ chức sản xuất bao gồm tư liệu lao động và đối
tượng lao động.
Đối tượng lao động là những tồn tại của giới tự nhiên mà con người tác động vào quá trình
lao động ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Đối tượng lao động thường tồn tại ở dạng tự nhiên
như: khoáng sản, cây gỗ,.. và qua chế biến như : vải, thép,…
Tư liệu lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dựa trên đó để tác động
lên đổi tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của
con người. Tư liệu lao động bao gồm công cụ lao động và phương tiện lao động.
Công cụ lao động là những vật dẫn truyền đưa con người tác động đến đối tượng lao động để
tạo ra sản phẩm công cụ lao động là sức mạnh của tri thức, làm tăng sức mạnh của con người
trong quá trình lao động sản xuất. Công cụ lao động là yếu tố đông nhất, cách mạng nhất của
lực lượng sản xuất, ví dụ như máy móc, …
Phương tiện lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất cùng với công cụ lao động mà
con người sử dụng để tác động lên tối tượng lao động trong quá trình sản xuất vật chất.
Ví dụ: kho bãi, nhà xưởng, xe ô tô chở hàng,…
Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
A, tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
Tính chất của lực lượng sản xuất là tính chất của tư liệu sản xuất và của người lao động.
Trình độ của lực lượng sản xuất được thể hiện qua trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động của
con người, sự phát triển của các công cụ lao động, trình độ phân công lao động và tổ chức quản
lý lao động xã hội, quy mô của nền sản xuất.
Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất quyết định sự ra đời và phát triển của quan hệ
sản xuất, hình thành quan hệ chặt chẽ giữa người lao động với nhau.
B,lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất.
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất: trong một phương thức sản xuất, lực lượng
sản xuất là nội dung vật chất-kỹ thuật còn quan hệ sản suất là hình thức xã hội của phương thức
sản xuất. Vì nội dung quyết định hình thức nên lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất.
Lực lượng sản xuất vận động và phát triển không ngừng( cả tính chất và trình độ) sẽ mâu
thuẫn với tính “đứng im” tương đối của quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất từ chỗ là “hình thức
phù hợp” “tạo điạ bàn” phát triển của lực lượng sản xuất trở thành “xiềng xích”, kìm hãm sự
phát triển của lực lượng sản xuất. Đòi hỏi tất yếu của nền sản xuất là phải xóa bỏ quan hệ sản
xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới cho phù hợp với tính chất và vai trò của lực lượng sản
xuất.
Ví dụ: trong xã hội nguyên thủy, trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp kém, công cụ lao
động thô sơ, lạc hậu, chủ yếu là đồ đá nên người nguyên thủy buộc phải gắn bó với nhau và
thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, tất cả tư liệu sản xuất đều là của chung, do trình
độ của lực lượng sản xuất còn thấp kém nên của cải đều bị tiêu dùng hết, không có của cải dư
thừa, tất cả mọi người bình đẳng như nhau, không có áp bứa và bóc lột.
C, quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản phẩm, đến tổ chức phân công lao động xã hội,
đến sự phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, có sự tác động đến thái độ của người lao
động. Từ đó tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy lực lượng
sản xuất phát triển: quy định mục đích, xu hướng phát triển của nền sản xuất xã hội, hình thành
hệ thống động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, đem lại năng xuất và chất lượng cao.
Quan hệ sản xuất lạc hậu hoặc tiến triển giả tạo so với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất dẫn đến kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Quan hệ sản xuất “đi sau” hay “vượt
trước” sự phát triển của lực lượng sản xuất đều là không phù hợp. Nếu quan hệ sản xuất không
phù hợp thì sẽ kìm hãm, thậm chí phá hoại lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, sự kìm hãm chỉ diễn
ra trong những giới hạn và những điều kiện nhất định.
Ví dụ: sau chiến tranh 1975, đất nước ta từng bước đi vào thời kỳ đổi mới đất nước, thực hiện
cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. Khi xác lập quan hệ sản xuất
chúng ta tuyệt đối hóa vai trò của công hữu làm cho quan hệ sản xuất chỉ tồn tại giản đơn giữa
toàn dân và tập thể. Xóa bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, không chấp nhận các
hình thức sở hữu hỗn hợp, xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhiên, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất
phát triển.
*Ý nghĩa của phương pháp luận:
Để xác lập, hoàn thiện hệ thống quan hệ sản xuất của xã hội thì cần phải căn cứ vào thực
trạng( tình hình thực tế ) phát triển lực lượng sản xuất hiện có để xác lập quan hệ sản xuất cho
phù hợp chứ không phải căn cứ vào ý muốn chủ quan.
Khi đã xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất,
quan hệ sản xuất đang kìm hãm sự phát triển đó thì cần phải có những cuộc cải biến mà cao hơn
là một cuộc cách mạng chính trị để có thể giải quyết được mâu thuẫn này.
*sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam
Trước đổi mới chỉ có hai hình thức sở hữu: hai loại hình kinh tế chủ yếu là xí nghiệp quốc
doanh và tập thể, chỉ có một ít là loại hình kinh tế cá thể, chưa có kinh tế tư nhân và kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài. Lực lượng sản xuất còn chưa phát triển.
Sau đổi mới: Đảng ta chủ trương xây dựng quy luật phát triển của lực lượng sản xuất đồng thời
xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển lực lượng sản
xuất: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao, phát triển khoa học công nghiệp và ứng dụng khoa học vào sản xuất.
Xây dựng hình thức sở hữu đa kinh tế( kinh tế nhiều thành phần), tổ chức lại các hình thức kinh
tế nhà nước, thành lập tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế lớn mạnh.
Câu 15 : Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Đảng cộng sản
việt nam đã vận dụng quy luật này như thế nào trong thời kỳ đổi mới. ( cuối kỳ 20222 đề mk
này ) ( câu này mk trình bày theo phần 4 điểm luôn vì câu này có thể tách ra làm mấy câu 4
điểm )

Đời sống xã hội có 2 lĩnh vực quan trọng là vật chất và tinh thần, đó cũng chính là hai lĩnh
vực tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
Tồn tại xã hội của con người là thực tại khách quan, là một kiểu vật chất xã hội, là các quan hệ
vật chất được ý thức xã hội phản ánh.
Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản là phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự
nhiên, hoàn cảnh địa lý, dân số, mật độ dân số,..trong đó phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản
nhất.
Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm tập quán, truyền thống, quan
điểm, tư tưởng,…
Ý thức xã hội có cấu trúc bên trong xác định, bao gồm những mức độ khác nhau. Căn cứ vào
trình độ phản ánh thì gồm ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận. Căn cứ vào lĩnh vực
phản ánh thì gồm ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức triết học, ý thức tôn giáo,.. Căn cứ
vào tính thự phát hay tính tự giác của quá trình phản ánh, người ta chia tâm lý xã hội và hệ tư
tưởng.
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc
điểm, xu hướng vận động, sự biến đổi và sự phát triển của các hình thái ý thức xã hội. Tồn tại
xã hội là nguồn gốc cơ sở cho sự hình thành và phát triển của ý thức xã hội. Tồn tại xã hội là cái
được phản ánh, ý thức xã hội là cái phản ánh. Tồn tại xã hội biến đổi thì sớm muộn gì ý thức xã
hội cũng biến đổi.

Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.


Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội.
Lịch sử xã hội cho thấy nhiều khi xã hội cũ đã mất đi rất lâu rồi xong ý thức xã hội do xã hội
đó nảy sinh ra vẫn tiếp tục tồn tại. Điều này thể hiện rõ nhất ở các khía cạnh khác nhau của tâm
lý xã hội như truyền thống, thói quyen, tập quán,…
Ví dụ : xã hội phong kiến xưa đến bây giờ thì không còn nữa nhưng một số hủ tục xuất hiện từ
đó đến bây giờ vẫn còn như là hôn nhân cận huyết thống, mê tín dị đoan, giết mổ nhiều gia cầm
trong đám tang, lễ hội, gây lãng phí, tốn kém…
Nguyên nhân của vấn đề này là : ( nếu vào câu 6 điểm chắc không cần nêu nguyên nhân đâu )
Do tác động mạnh mẽ và nhiều mặt trong hoạt động thực tiễn của con người nên tồn tại xã
hội diễn ra với tốc độ độ nhanh hơn khả năng phản ánh của ý thức xã hội.
Do sức mạnh của thói quyen, tập quán, truyền thống và do tính bảo thủ của hình thái ý thức
xã hội. Hơn nữa những điều kiện tồn tại xã hội mới cũng chưa đủ để làm cho những thói quyen
và tập quán và truyền thống hoàn toàn mất đi.
Ý thức xã hội gắn liền với lợi ích của những tập đoàn người, của các giai cấp nào đó trong xã
hội. Các tập đoàn hay giai cấp lạc hậu thường níu kéo, bám chặt vào những tư tưởng lạc hậu để
bảo vệ và duy trì quyền lợi ích của họ để chống lại các lực lượng tiến bộ trong xã hội.
Qua đây chúng ta có thể thấy rằng muốn xây dựng xã hội mới thì nhất định phải từng bước xóa
bỏ những tàn dư , những tư tưởng lạc hậu, song song với việc xây dựng và phát triển ý thức xã
hội.

Ý thức xã hội có tính vượt trước so với tồn tại xã hội.


Trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định, tư tưởng con người- đặc biệt là tư tưởng
tiên tiến khoa học có thể vượt trước sự tồn tại và phát triển xã hội, dự báo tương lai và có tác
dụng tổ chức chỉ đạo của hoạt động thực tiễn.
Ví dụ như ngay khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn đang còn trong thời kỳ phát triển tự
do cạnh tranh thì Mác đã đưa ra một sự dự báo rằng quan hệ sản xuất đó nhất định sẽ bị một
quan hệ sản xuất tiến bộ hơn thay thế trong thời gian tới .
Sự vượt trước của ý thức xã hội chỉ có tác dụng khi nó phản ánh đúng mối liên hệ bản chất,
tất yếu khách quan của tồn tại xã hội.
Ý thức xã hội có khả năng vượt trước tồn tại xã hội là do ý thức xã hội có tính độc lập tương
đối, có khả năng phát huy tính sáng tạo trong quá trình phản ánh tồn tại xã hội.
* Ý nghĩa ( chỗ này là nếu mà làm phần 6 điểm thì không cần ghi)
Ý thức xã hội mới đòi hỏi phát huy tính năng động, sáng tạo, tích cực của tồn tại xã hội, phát
huy nhân tố con người.
Trong sự nghiệp đổi mới toàn điện, Đảng ta chủ trương lấy việc phát huy nguồn nhân lực con
người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững, khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước và
ý chí quật cường.
Tính vượt trước của ý thức xã hội đòi hỏi khắc phục triệt để bệnh bảo thủ, trì trệ, thái độ tiêu
cực, thụ động, thiếu sáng tạo trong cuộc sống.
Ý thức xã hội có tính kế thừa
Tiến trình phát triển đời sống tinh thần của xã hội loài người cho thấy rằng các quan điểm lý
luận, các tư tưởng lớn của thời đại sau bao giờ cũng dựa vào những tiên đề đã có từ những giai
đoạn lịch sử trước đó. Tuy nhiên trong các xã hội có giai cấp thì các giai cấp khác nhau sẽ kế
thừa những di sản khác nhau của những giai đoạn trước. Giai đoạn cấp tiến bộ đang lên sẽ chọn
kế thừa những tư tưởng tiến bộ của thời đại trước, trái lại giai cấp lỗi thời, đi xuống bao giờ
cũng chọn tiếp thu những tư tưởng và lý thuyết bảo thủ, phản tiến bộ để cố gắng tìm cách duy
trì sự thống trị của mình.
Ví dụ: khi làm cách mạng tư sản chống phong kiến , các chủ thể là những nhà tư tưởng tiên tiến
của giai cấp tư sản đã khôi phục những tư tưởng duy vật của thời kỳ cổ đại. Ngược lại ta nhận
thấy rằng những giai cấp lỗi thời và các nhà tư tưởng của nó thì tiếp thu, khôi phục những tư
tuỏng, những lý thuyết xã hội phản tiến bộ của những thời kỳ trước.
Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội
Các hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội theo những cách khác nhau trong xã hội và
trong đời sống con người. Tuy nhiên các thời đại lịch sử khác nhau trong những hoàn cảnh khác
nhau dù vai trò của các hình thái ý thức không giống nhau nhưng chúng vẫn có sự tác động qua
lại với nhau.
Ví dụ: trong thời kỳ Hy lạp cổ đại, có nhiều hình thức xã hội khác nhau nhưng Triết học phát
triển hơn hẳn những hình thái ý thức xã hội khác. Nó đã khẳng định cho sự phát triển của các
ngành khoa học khác.

Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội.


Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Nếu ý thức
xã hội phản ánh đúng tồn tại xã hội thì sẽ giúp thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển, ngược lại nếu ý
thức xã hội phản ánh sai tồn tại xã hội thì thì sẽ làm cản trở tồn tại xã hội phát triển.
Ví dụ: các quan niệm cổ hủ lạc hậu như là tư tưởng Trọng nam khinh nữ nếu trong xã hội
hiện đại này mà còn tồn tại thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của phụ nữ ngược lại nếu chúng ta
xóa bỏ được một số mặt tiêu cực của hệ tư tưởng Nho giáo cũ như tư tưởng trọng nam khinh
nữ, tư tưởng phụ quyền gia trưởng thì sẽ tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển góp phần xây dựng
một xã hội công bằng bình đẳng dân chủ văn minh

Ý nghĩa của phương pháp luận:


Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện thống nhất biện chứng của đời sống xã hội.
Vì vậy công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải được tiến hành đồng thời trên cả
hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản nhất để thay đổi ý thức xã hội, mặt khác cũng cần
thấy rằng không chỉ những biến đổi trong tồn tại xã hội mới tất yếu dẫn đến những thay đổi to
lớn trong cuộc sống tinh thần của xã hội mà ngược lại, những tác động của đời sống tinh thần
xã hội với những điều kiện xác định cũng có thể tạo ra những biến đổi mạnh mẽ sâu sắc trong
tồn tại xã hội.
Sự vận dụng của đảng cộng sản ( bám vào 2 ý bên dưới để viết ra)
-chủ trương phát huy kinh tế, nâng cao đời sống vật chất của xã hội
-phát triển đời sống tinh thần, tuyên truyền, giáo dục cho người dân đặc biệt là đồng bào dân tộc
thiểu số về chủ trương đường lối của đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước ( liên hệ đến
bộ đội và dân quân biên phòng ngoài công việc là bảo vệ biên cương còn có nhiệm vụ là tuyên
truyền chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước cho đồng bào dân tộc thiểu số )

Câu 8: Phân tích nội dung cơ bản của cặp phạm trù cái chung, cái riêng- ý nghĩa của phương
pháp luận.
Trong đời sống có những cặp phạm trù có mối liên hệ biện chứng với nhau. Cặp phạm trù cái
chung và cái riêng cũng vậy.
Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất định
Ví dụ: một quả bưởi đang ở trên bàn là cái riêng A, một quả bưởi trong tủ lạnh là cái riêng B,
cái riêng A và cái riêng B là khác nhau.
Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở
một sự vật hiện tượng này mà còn lặp lại trong nhiều sự vật hiện tượng khác.
Ví dụ : giữa quả bưởi A và quả bưởi B nêu trên có thuộc tính chung là cùi dày, nhiều múi,,. Cái
chung này được lặp lại ở bất kỳ quả bưởi nào khác.
Cái đơn nhất: là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm chỉ vốn có ở một sự vật,
hiện tượng( một cái riêng) nào đó mà không lặp lại ở một sự vật và hiện tượng khác.
Ví dụ đỉnh Everet cao nhất thế giới. Độ cao 8850m của Everet là cái đơn nhất vì không có đỉnh
núi nào khác có độ cao này.
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng.
Cái chung không tồn tại độc lập, tự thân vì chúng là thuộc tính nên phải gắn liền với đối
tượng xác định, chỉ có cái riêng mới tồn tại độc lập. Còn cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng
như là các mặt của cái riêng.
Ví dụ: không có cây nói chung tồn tại bên cây cam, cây quýt, cây đào,.. cụ thể. Những cây cam,
cây quýt, cây đào nào cũng có rễ, thân lá, có quá trình hóa lý để duy trì sự sống. Những đặc tính
chung này lặp lại ở những cây riêng lẻ và được phản ánh trong khái niệm “cây”. Đó là cái
chung của những cái cây cụ thể.
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, không có cái riêng nào tồn tại độc lập,
tách rời cái chung.
Ví dụ: mỗi con người là một cái riêng. Nhưng mỗi người không thể tồn tại ngoài mối liên hệ tồn
tại xã hội và tự nhiên. Không có cá nhân nào không chịu sự tác động của các quy luật sinh học
và quy luật xã hội.
Cái chung là cái bộ phận, cái riêng là cái toàn bộ. Cái chung là cái sâu sắc còn cái riêng là cái
phong phú. Vì cái chung phản ánh thuộc tính , những mối liên hệ ổn định, tất nhiên là lặp lại ở
nhiều cái riêng cùng loại.
Ví dụ: người nông dân Việt Nam bên cạnh có cái chung với nông dân các nước khác trên thế
giới là tử hửu nhỏ, sản xuất lẻ tẻ, sống ở nông thôn,..thì còn có những đặc điểm riêng là chịu
ảnh hưởng của làng, xã, tập quán lâu đời,.. mỗi vùng miền lại khác nhau rất phong phú. Cái
chung sâu sắc hơn vì người nông dân dù có ở đâu cũng rất cần cù lao động, có khả năng chịu
đựng những khó khăn trong cuộc sống.
Cái đơn nhất và cái chung trong những điều kiện nhất định có thể chuyển hóa cho nhau. Cái
chung chuyển hóa thành cái đơn nhất thể hiện cái cũ đã lỗi thời, lạc hậu; cái đơn nhất chuyển
hóa thành cái chung thể hiện cái mới ra đời và phát triển.
Ví dụ: Một sáng kiến khi mới ra đời - nó là cái đơn nhất. Với mục đích
nhân rộng sáng kiến đó áp dụng trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, có thể thông qua các
tổ chức trao đổi, học tập để phổ biến sáng kiến đó thành cái chung, cái phổ biến - khi đó cái
đơn nhất đã trở thành cái chung...

Ý nghĩa của phương pháp luận


Muốn nhận thức được cái chung, cái bản chất thì phải xuất phát từ những cái riêng, từ những sự
vật, hiện tượng riêng lẻ. Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong một số
điều kiện nhất định vậy nên chúng ta cần phải tạo điều kiện để cái đơn nhất trở thành cái chung
nếu như cái đơn nhất đấy ấy mang tính tích cực, có lợi cho con người. Đồng thời gạt bỏ những
cái chung thành cái đơn nhất nếu như cái cái chung đó không còn phù hợp, gây bất lợi cho con
người.
Nhiệm vụ của nhận thức là phải tìm ra cái chung và hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung
để tạo ra cái riêng.
Trong hoạt động thực tiễn cần phải chủ động, tác động vào sự chuyển hóa mới thành cái chung
để phát triển nó và ngược lại cái cũ thành cái đơn nhất để xóa bỏ nó.

Câu 9: phân tích nội dung cơ bản của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả? Ý nghĩa của
phương pháp luận.
Nhìn vào thế giới vật chất đang vận động, ta thấy rằng bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng
nằm trong mối liên hệ vật chấ, cái này ra đời từ cái kia và mất đi trở thành cái khác. Không có
sự vật hiện tượng nào ra đời từ hư vô và khi mất đi lại trở về từ hư vô. Sự thay thế lẫn nhau giữa
các sự vật, hiện tượng đó biểu hiện một sự thật là tất cả các sự vật hiện tượng của thế giới khách
quan đều tồn tại và vận động trong mối quan hệ nhân quả với nhau.
Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa
sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó. Kết quả là phạm trù triết học chỉ các biến
đổi do nguyên nhân tương ứng gây ra.
Ví dụ về quan hệ nhân quả: sự tác động của dòng điện với dây dẫn là nguyên nhân cho dây dẫn
nóng lên và hiện tượng dây dẫn nóng lên là kết quả của tác động của dòng điện lên dây dẫn.
Cần phân biệt nguyên nhân với điều kiện và nguyên cớ. Nguyên cớ là những sự vật hiện
tượng xuất hiện đồng thời với nguyên nhân nhưng nó chỉ là quan hệ bề ngoài, ngẫu nhiên chứ
không sinh ra kết quả.
Ví dụ: nguyên nhân của việc mở rộng chiến tranh xâm lược ra miền bắc của nước ta là bản chất
xâm lược của đế quốc Mỹ, nhưng chúng đã dựng nên sự kiện “vịnh Bắc bộ” vào 5/8/1964 để
làm nguyên cớ ném bom miền bắc.
Còn điều kiện là những sự vật hiện tượng gắn liền với nguyên nhân, làm cho nguyên nhân
phát huy tác dụng nhưng điều kiện không trực tiếp sinh ra kết quả.
Ví dụ: sự vận động bên trong hạt thóc là nguyên nhân tạo ra cây lúa nhưng hạt thóc muốn trở
thành cây lúa phải có điều kiện là độ ẩm, ánh sáng thích hợp.
Tính chất mối quan hệ nhân quả
Thứ nhất, tính khách quan thể hiện ở chỗ mối liên hệ đó tồn tại trong bản thân sự vật, nó diễn
ra ngoài ý muốn của con người, không phụ thuộc vào việc người ta có nhận thức được hay
không. Ngược lại quan điểm chủ quan duy tâm lại cho rằng mối quan hệ nhân quả là do Thượng
đế sinh ra hoặc do cảm giác của con người quyết định.
Thứ hai, tính phổ biến: theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì tất cả mọi sự vật
hiện tượng xuất hiện đều có nguyên nhân, không có hiện tượng nào xảy ra mà không có nguyên
nhân cả, chỉ có điều là con người đã biết nguyên nhân đó hay chưa mà thôi.
Thứ ba là tính tất yếu: tính tất yếu thể hiện ở chỗ với một nguyên nhân nhất định trong một điều
kiện nhất định sẽ cho ra đời một kết quả nhất định và ngược lại.
Ví dụ : nước nguyên chất luôn sôi ở 100oC trong điều kiện 1atm.

Mối quan hệ biện chứng.


Nguyên nhân là cái sản sinh ra tất cả.
Nguyên nhân luôn có trước kết quả, kết quả chỉ xuất hiện khi nguyên nhân sinh ra nó đã xuất
hiện. Tuy nhiên, trong tự nhiên chúng ta bắt gặp rất nhiều hiện tượng kế tiếp nhau như ngày
xuất hiện xong rồi đến đêm nhưng ngày không phải là nguyên nhân sinh ra đêm. Mối quan hệ
nhân quả không đơn thuần là sự kế tiếp nhau về thời gian.
Cùng một nguyên nhân nhưng trong điều kiện hoàn cảnh khác nhau sẽ gây ra những kết quả
khác nhau. Ví dụ: hút thuốc lá có thể gây nên nhiều bệnh nhưng tùy với cơ thể từng người sẽ
gây ra một số bệnh và mức độ khác nhau. Một kết quả có thể do một hay nhiều nguyên nhân
khác tác động nên ví dụ như là vật nóng lên có thể là do bị nung nóng, do sự cọ sát,..Ngược lại
một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả khác nhau ví dụ như việc chặt phá rừng bừa bãi
dẫn đến nhiều hiện tượng như sạt lở, xói mòn, lũ quyét,.. ở các vùng miền núi. Nếu nhiều
nguyên nhân tác động cùng chiều sẽ thúc đẩy và tăng cường kết quả, nếu nguyên nhân tác động
ngược chiều thì nguyên nhân sẽ làm triệt tiêu hoặc suy yếu tác dụng của nguyên nhân kia dẫn
đến hạn chế và kìm hãm kết quả. Tùy theo tính chất, vai trò, vị trí của nguyên nhân mà người ta
phân loại các nguyên nhân như: nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân
chủ quan và nguyên nhân khách quan, nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp.
Sự tác động trở lại của kết quả. Nguyên nhân là cái sản sinh ra kết quả, nhưng sau khi kết quả
kết xuất hiện, kết quả không còn giữ được vai trò thụ động đối với nguyên nhân mà nó có ảnh
hưởng trở lại nguyên nhân sinh ra nó.
Kết quả và nguyên nhân có thể chuyển hóa, thay thế vị trí cho nhau trong những điều kiện
nhất định. Có nghĩa là một hiện tượng sự vật nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân
nhưng trong mối quan hệ kia lại là kết quả. Vì vậy, muốn biết đâu là nguyên nhân, đâu là kết
quả thì chúng ta phải đặt chúng vào trong một mối quan hệ xác định.

Ý nghĩa của phương pháp luận


Vì mối quan hệ nhân quả có tính khách quan, tính phổ biến và tính tất yếu, nghĩa là bất kỳ sự
vật hiện tượng nào cũng tồn tại trong mối quan hệ nhân quả. Điều đó đòi hỏi con người khi
đứng trước một sự vật, hiện tượng nào đó phải khám phá ra nguyên nhân của sự vật và hiện
tượng đó.
Một sự vật hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Những nguyên nhân này có vị trí
khác nhau trong việc hình thành kết quả. Do vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải
phân loại nguyên nhân để đánh giá đúng vai trò, vị trí của từng nguyên nhân cới việc hình thành
kết quả.

Tips :

You might also like