Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

Câu 6: phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện?

Đảng cộng sản Việt nam đã vận dụng


quy luật này như thế nào trong thời kỳ đổi mới.
Trong hoạt nhận thức và hoạta động thực tiễn, cần phải xem xét các sự vật hiện tượng trong
mối quan hệ biện chứng tác động qua lại giữa các sự vật, hiện tượng đó với các sự vật hiện
tượng khác. Nguyên tắc toàn điện trong hoạt động nhận thức và thực tiễn là một trong những
phương pháp luận cơ bản, quan trọng của phép biện chứng duy vật.
Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện
Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Nguyên lý này
cho rằng mọi sự vật, hiện tượng trong đời sống dù nhiều hay ít thì đều tồn tại trong mối quan hệ
ràng buộc lẫn nhau. Các sự vật hiện tượng đều mang trong mình những mối liên hệ giữa các
mặt, các bộ phận; liên hệ giữa thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai và giữa các sự vật, hiện
tượng cũng luôn tồn tại những mối liên hệ với nhau. Điều này chứng minh rằng không có sự
vật hiện tượng nào tồn tại một cách riêng lẻ, độc lập mà chúng luôn có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau.
Như vậy, nguyên lý về mối quan hệ phổ biến khái quát toàn cảnh thế giới với những mối liên
hệ khăng khít, không thể tách rời giữa các sự vật và hiện tượng. Từ nguyên lý về mối quan hệ
phổ biến , có thể rút ra được yêu cầu khi nghiên cứu các đối tượng cụ thể của đời sống, chủ thể
của hoạt động nhận thức và thực tiễn cần tuân thủ chặt chẽ về nguyên tắc toàn diện.
Tích chất của các mối liên hệ:
+ Tính khách quan: MLHPB là mối liên hệ vốn có của thế giới, nó tồn tại độc lập với ý thức
con người. Vd: Động vật hấp thụ O2 và nhả ra CO2 trong hô hấp còn thực vật hấp thụ CO2 và
nhả ra O2 khi quang hợp.
+ Tính phổ biến: Mối liên hệ diễn ra trong mọi sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội, tư duy,
trong các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng. Ví dụ trong tự nhiên thì có
mối liên hệ như trên. Còn trong xã hội thì có mối liên hệ giữa cung cầu.
+ Tính đa dạng, phong phú: Có rất nhiều mối liên hệ. Có mối liên hệ về mặt không gian và mối
liên hệ về mặt thời gian; mối liên hệ chung – mối liên hệ riêng; mối liên hệ trực tiếp và mối liên
hệ gián tiếp; mối liên hệ tất nhiên – mối liên hệ ngẫu nhiên;. . .
Yêu cầu của nguyên tắc toàn diện:
Nguyên tắc toàn diện là một trong những phương pháp luận cơ bản nhất, quan trọng nhất
của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nguyên tắc
toàn diện đặt ra những yêu cầu với chủ thể hoạt động nhận thức và thực tiễn như sau:
Thứ nhất, cần đặt các đối tượng cụ thể trong chính thể thống nhất của nó, với các mặt, các bộ
phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ với đối tượng đó. Trên thực tế, các mối liên hệ
có vai trò khác nhau đối với sự hình thành và phát triển của đối tượng. Dó đó, để xác lập được
bản chất của đối tượng, chúng ta cần xác định rõ các mối quan hệ chủ yếu để tránh xa vào các
cái nhìn phiến diện.
Thứ hai, chủ thể hoạt động nhận thức và thực tiễn phải có khả năng nhận thức được các mặt,
các bộ phận và các mối quan hệ tất yếu của đối tượng và nhìn nhận chúng trong sự thống nhất
hữu cơ nội tại. Trong quá trình đó, nhận thức mới có thể phản ánh được nhiều thuộc tính, nhiều
mối liên hệ và tác động lẫn nhau của đối tượng một cách đầy đủ và khách quan nhất.
Thứ ba, cần đặt đối tượng nghiên cứu trong mối liên hệ với đối tượng khác và môi trường
xung quanh và nghiên cứu cả các đối tượng trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thứ tư, cần nhận thức rõ sự đối lập giữa nguyên tắc toàn diện với quan điểm phiến diện. Quan
điểm phiến diện chỉ nhận thức được một mặt trong số rất nhiều mặt của đối tượng hoặc nhận
thức được nhiều mặt nhưng không tập trung vào bản chất của đối tượng,dễ rơi vào thuật nguy
biện và chủ nghĩa chiết trung
Ý nghĩa của phương pháp luận
Nguyên tắc toàn diện giúp con người xác định rõ bản chất của sự vật hiện tượng đồng thời
vạch ra những phương án giải quyết trong từng hoàn cảnh cụ thể. Dựa vào nguyên tắc toàn diện
con người sẽ tránh được tư duy một chiều, phiến diện, cách giải quyết máy móc thiếu thực tế
thay vào đó là khả năng phán đoán nhạy bén và tăng tính sáng tạo .Đồng thời nguyên tắc toàn
diện giúp con người đánh giá đúng tình hình thực tế để kết hợp sử dụng các phương pháp, biện
pháp hiệu quả trong giải quyết các vấn đề của đời sống.
Vận dụng của đảng cộng sản Việt Nam
Trong xu thế toàn cầu hóa quốc tế hiện nay, đảng công sản Việt Nam chủ trương đổi mới
toàn diện các mặt của đời sống xã hội từ kinh tế chính trị đến văn hóa xã hội đồng thời đảng
cộng sản Việt Nam đã chủ hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với những điều kiện
lịch sử cụ thể ở nước ta với phương châm hội nhập chứ không hòa tan. Trong mỗi giai đoạn
của quá trình đổi mới phát triển đất nước đảng cộng sản Việt Nam luôn xác định khâu then chốt
và tập trung mọi nguồn lực để giải quyết tạo niềm tin cho sự phát triển của cả khâu khác.

Câu 7: Phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển. Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng
quy luật này như thế nào trong thời kỳ đổi mới.
Trong quá trình nhận thức là hoạt động thực tiễn, khi xem xét các sự vật, các hiện tượng
cần phải đặt chúng trong khuynh hướng vận động biến đổi đi lên. Nguyên tắc phát triển trong
hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn là một trong những nguyên tắc phương pháp luận
cơ bản, quan trọng của phép biện chứng duy vật. Cơ sở lý luận của Nguyên tắc phát triển chính
là nội dung nguyên lý về sự phát triển.
Cơ sở lý luận nguyên tắc phát triển
a, khái niệm
Quan điểm siêu hình cho rằng phát triển là sự tăng lên hoặc giảm xuống về số lượng trong
không gian chứ bản chất không thay đổi, không có sự thay đổi về chất, không có sự ra đời của
sự vật, hiện tượng mới.
Quan điểm biện chứng về phát triển : Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. Như vậy phát triển
là vận động nhưng không phải của mọi vận động đều là phát triển mà chỉ có vận động theo
khuynh hướng đi lên mới là phát triển.
b, tính chất của phát triển là là tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú
Tính khách quan : Nguồn gốc của sự phát triển là ở bên trong sự vật hiện tượng, phát triển là
quá trình vận động vốn có của sự vật hiện tượng trong thế giới, tồn tại độc lập với ý thức con
người.
Ví dụ hạt lúa khi có nước, đất, ánh sáng thì không có con người nó vẫn phát triển.
Tính phổ biến: diễn ra ở tất cả mọi sự vật trong tự nhiên xã hội và tư duy. Tính phổ biến của
sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong một lĩnh vực tự nhiên, xã hội
và tư duy trong tất cả các mọi sự vật và hiện tượng. Trong quá trình biển đổi có thế bao hàm
khả năng dẫn đến sự đã đời và quy luật khách quan. Trong tự nhiên thì tăng cường khả năng
thích nghi cơ thể trước sự biến đổi của môi trường. Trong xã hội nâng cao năng lực chinh phục
tự nhiên, cải tạo xã hội, tiến tới mức độ ngày càng cao trong sự nghiệp giải phóng con người.
Trong tư duy khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ và đúng đắn hơn tự nhiên và xã
hội.
Tính phong phú và đa dạng: phát triển là khuynh hướng của sự vật hiện tượng. Trong
một sự vật hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau, tồn tại ở những thời gian,
không gian khác nhau chịu ảnh hưởng khác nhau và chịu sự tác động có thể làm thay đổi chiều
hướng quá trình phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm sự vật hiện tượng thụt lùi.
Ngoài ra, phát triển còn có tính kế thừa nghĩa là mọi sự vật phát triển đều phải dựa trên cơ sở,
nền tảng vận động của các quá trình phát triển trước đó.
Ý nghĩa phương pháp luận (Yêu cầu của nguyên tắc phát triển): Muốn nhận thức được bản chất,
khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng, chúng ta phải dự trên nguyên lý phát triển.
Nguyên tắc phát triển đòi hỏi khi xem xét đối tượng phải tuân thủ các yêu cầu sau:
– Khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng trong sự vận động, phát hiện xu hướng biến đổi của nó để
nhận thức nó ở trạng thái hiện tại và dự báo được khuynh hướng phát triển trong tương lai.
– Cần tìm hình thức, phương pháp tác động phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển
của đối tượng trong từng giai đoạn.
– Phải sớm phát hiện và ủng hộ cái mới, tạo điều kiện cho nó phát triển, chống quan điểm bảo
thủ, trì trệ, định kiến.
– Phải biết kế thừa các yếu tố tích cực từ cái cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện
mới.
Sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam.
Trong xu thế toàn cầu hóa quốc tế hiện nay đòi hỏi cần phải có phương pháp đổi mới để phát
triển đất nước, đảng cộng sản Việt Nam chủ trương đổi mới trong mọi lĩnh vực từ kinh tế chính
trị đến văn hóa xã hội.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đảng cộng sản xác định “phát triển nhanh gắn liền với phát
triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược” Đồng thời mở rộng
dân chủ phát huy tối đa yếu tố con người, coi con người là mục tiêu phát triển. Bên cạnh đó,
phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học công nghệ ngày càng cao và hoàn
thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong quá trình đổi mới và xây dựng đất nước đảng cộng sản Việt Nam luôn đấu tranh phê
phán các quan điểm bảo thủ trì trệ định kiến, giáo điều. Đồng thời kiên trì đổi mới phát triển
nền kinh tế đất nước ngày càng tiến bộ.

Câu 3: Phân tích định nghĩa vật chất của lê nin và rút ra ý nghĩa khoa học của định nghĩa?
Vật chất và ý thức là hai phạm trù triết học. Vật chất là những gì tồn tại xung quanh con
người.
Các quan điểm trước Mác về vật chất:
Thời cổ đại: đây là thời khoa học kỹ thuật chưa phát triển, nhận thức của con người còn nhiều
hạn chế cho nên các nhà triết học nhận thức về thế giới một cách trực quan cảm tính. Họ đồng
nhất vật chất với nước, lửa và không khí.
Vào thế kỷ XVII-XVIII: đây là thời kỳ cơ học cổ điển của Newton thịnh hành và phát triển, còn
các nhà triết học thì đề cao và trò của khối lượng nên họ đồng nhất vật chất với khối lượng
Hoàn cảnh ra đời của định nghĩa:
Cuối thể kỷ XIX, các nhà vật lý đã phát hiện ra rằng là cấu tạo của nguyên tử là gồm hạt nhân
và các lớp electron cho nên nguyên tử không còn là dạng vật chất bé nhất. Từ đó dẫn tới khủng
hoảng về thế giới quan của các nhà vật lý và triết học.
Chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng điều này để chống lại chủ nghĩa duy vật cho nên các nhà triết
học duy vật cần phải đưa ra một định nghĩa mới về vật chất.
Định nghĩa vật chất của Lenin
Theo lenin “vật chất là một phạm trù triết học để chỉ thực tại khách quan, được đêm lại cho con
người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh và tồn tại không
phụ thuộc vào cảm giác”
Xét về mặt thuật ngữ:
Thực tại là muốn chỉ những cái đang tồn tại, khách quan là ý muốn nói đến sự tồn tại của vật
chất không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, bất kể sự tồn tại ấy con người đã
nhận thức được hay chưa nhận thức được; là tất cả những gì tồn tại bên ngoài và độc lập với ý
thức của con người, là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất.
Lênin nhấn mạnh rằng, phạm trù triết học này dùng để chỉ cái “ Đặc tính duy nhất của vật chất
mà chủ nghĩa duy vật triết học gắn liền với việc thừa nhận đặc tính này – là cái đặc tính tồn tại
với tư cách là hiện thực khách quan, tồn tại ở ngoài ý thức chúng ta”.
Được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chụp lại, phản ánh
lại. Tức là đã là vật chất thì sớm hay muộn gì con người sẽ có khả năng nhận thức được nó, chứ
không phải là con người không có khả năng nhận thức được nó, sự tác động của thế giới vật
chất không phải lúc nào cũng là sự tác động trực tiếp, nó có thể là sự tác động gián tiếp tới các
giác quan của con người. Trái với quan niệm “khách quan” mang tính chất duy tâm về sự tồn tại
của vật chất, Lênin khẳng định rằng, vật chất luôn biểu hiện đặc tính hiện thực khách quan của
mình thông qua sự tồn tại không lệ thuộc vào ý thức của các sự vật, hiện tượng cụ thể, tức là
luôn biểu hiện sự tồn tại hiện thực của minh dưới dạng các thực thể. Các thực thể này, do những
đặc tính bản thể luận vốn có của nó, khi trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào các giác quan sẽ
đem lại cho con người những cảm giác.
Vật chất là phạm trù triết học, theo Lenin thì vật chất là kết quả của sự khái quát hóa, trừu
tượng hóa các thuộc tính, các mối liên hệ vốn có của sự vật và hiện tượng. Nên nó phản ánh cái
chung, cái vô hạn, vô tận không sinh ra và không mất đi.
Ý nghĩa của định nghĩa:
Qua định nghĩa thì có thể thấy được sự khác biệt giữa vật chất và vật thể, khái quát được thuộc
tính, bản chất của vật chất là tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người.
Cung cấp căn cứ cho khoa học, xác định được những gì thuộc về vật chất những gì không phải
là vật chất. Tạo lý luận cho việc xây dựng chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Đã giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường duy vật: vật chất có trước ý
thức, khẳng định con người có thể nhận thức được thế giới.
Đã khắc phục được tính chất siêu hình của chủ nghĩa duy vật trước Mac về vật chất, đồng thời
chống chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo.
Đã mở đường cho khoa học phát triển, tham gia cải tạo thế giới.
Từ nội dung định nghĩa vật chất của V.I.Lênin, có thể rút ra một số kết luận có tính chất phương
pháp luận cho nhận thức và hoạt động thực tiễn như sau: Một là, không được quan niệm một
cách giản đơn rằng, nói vật chất có trước ý thức, ý thức có sau vật chất; hoặc ngược lại, nói ý
thức có trước vật chất, vật chất có sau ý thức thì có sao đâu; mà phải thấy rằng, nói như thế nào
đã là khẳng định lập trường và phương pháp giải quyết các vấn đề của cuộc sống, của nhận thức
khoa học hoàn toàn trái ngược nhau. Hai là, chống bệnh chủ quan duy ý chí, mà biểu hiện là
quá đề cao, tuyệt đối hoá vai trò, tác dụng của nhân tố chủ quan; là quan niệm sai trái cho rằng
con người có thể làm được tất cả những gì con người mong muốn, bất chấp quy luật khách
quan, không dựa vào các điều kiện vật chất tối thiểu, lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng
thay cho hiện thực. Ba là, phải biết nhận thức và vận dụng quy luật khách quan một cách chủ
động, sáng tạo với ý chí không ngừng tiến công cải tạo hiện thực theo nhu cầu tiến bộ của xã
hội. Phải chống thái độ tiêu cực, thụ động, vin vào điều kiện khách quan mà ngồi chê, ỷ lại
không dám hành động. Thái độ đầu hàng, chịu bó tay trước khó khăn của hoàn cảnh... suy cho
cùng là do coi thường, hạ thấp vai trò và tác dụng của ý thức tư tưởng, của tính năng động sáng
tạo của con người trong hoạt động thực tiễn.

Câu 1: Vấn đề cơ bản của triết học là gì ? Phân tích nội dung vấn đê cơ bản của triết học.
Theo quan điểm Mác- Lenin triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới
và vị trí của con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động phát triển của
tự nhiên, xã hội và tư duy.
Theo Ănghen vấn đề cơ bản của triết học, đặc biệt là triết học hiện đại là một quan hệ giữa
tư duy và tồn tại .
Lý do mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học:
Đây là vấn đề rộng nhất, chung nhất, đóng vai trò là nền tảng, định hướng để giải quyết các
vấn đề khác.
Các trường phái triết học đều trực tiếp hay gián tiếp đi vào giải thích mối quan hệ giữa tư duy
và tồn tại hay giữa vật chất và ý thức trước khi đi vào quyết định của mình.
Việc quyết định mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là cơ sở xuất phát cho các quyết định triết
học nảy sinh.
Việc quyết định vấn đề cơ bản của triết học là tính chất khách quan khoa học để phá định lập
trường tư tưởng triết học của các nhà triết học trong lịch sử.

Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt : mặt thứ nhất là giữa vật chất và ý thức thì cái nào có
trước cái nào có sau cái nào quyết định cái nào , còn mặt thứ hai là con người có khả năng nhận
thức được thế giới quan hay không?
Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học:
Đi trả lời cho mọi thứ nhất giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước cái nào có sau cái nào
quyết định cái nào?
A, theo nhất nguyên luận:
Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức là cái có trước và sản sinh ra tất cả, chi phối tất cả. Trong
khi chủ nghĩa duy tâm chủ quán khẳng định mọi sự vật hiện tượng chỉ là phức hợp của những
cảm giác thì chủ nghĩa duy tâm khách quan lại cho rằng có thực thể tinh thần tồn tại trước và
sản sinh ra tất cả chi phối tất cả. Thực thể tinh thần này thường được gọi với cái tên là ý niệm
tinh thần tuyệt đối lý tính tuyệt đối.
Chủ nghĩa duy vật lại cho rằng vật chất là cái có trước ý thức là cái có sau và vật chất quyết
định ý thức. Trong khi chủ nghĩa duy vật siêu hình nói rằng trong giai đoạn từ thế kỷ XVII đến
thế kỷ XVIII chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình cơ giới. Phương
pháp này nhìn thế giới như một cổ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên thế giới đó cơ bản
trong trạng thái biệt lập và tĩnh tại. Mặt khác chủ nghĩa duy vật biện chứng, đỉnh cao là chủ
nghĩa duy vật do Mác và Ăng -ghen sáng lập . Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết
học trước đó và sử dụng khá triệt để các thành tựu khoa học đương thời vậy nên quan điểm này
đã khắc phục được những hạn chế ôi của chủ nghĩa duy vật trước đó.
B, theo nhị nguyên luận: cho rằng những nhà triết học giải thích thế giới bằng cả hai bản
nguyên vật chất và tinh thần, xem vật chất và tinh thần là hai bản nguyên có cùng quyết định
nguồn gốc và sự vận động của thế giới.
Đi trả lời cho mặt thứ hai con người có khả năng nhận thức được thế giới không?
Theo khả tri luận: thuyết khá tri luận khẳng định về nguyên tắc con người có thể hiểu được
bản chất của sự vật. Nói cách khác cảm giác biểu tượng quan hệ và ý thức mà con người có
được về sự vật theo nguyên tắc là phù hợp với bản chất của sự vật.
Theo thuyết bất khả tri luận nói rằng về nguyên tắc con người không thể hiểu được bản chất của
sự vật. Kết quả nhận thức mà con người có được chỉ là hình thức bên ngoài hạn hẹp và cắt xén
đối tượng.
Kết luận
Mối quan hệ giữa ý thức và vật chất là mối quan hệ thống nhất chung nhất. Nếu triết học
không nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì không có đối tượng để nghiên cứu
dẫn đến bản thân triết học không tồn tại.
Việc quyết định mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là cơ sở nền tảng, điểm xuất phát chi phối
các vấn đề còn lại khác trong triết học
Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là tiêu chuẩn khách quan khoa học để phân định
các trường phái duy vật khác nhau.

Câu 2: tại sao nó triết học Mác ra đời là một tất yếu của lịch sử?
Nói triết học mác ra đời là một tất yếu của lịch sử bởi xét tới điều kiện kinh tế xã hội thực
tiễn lý luận và các tiền đề khoa học tự nhiên của chủ nghĩa Mác nó đáp ứng được những yêu
cầu chủ quan và khách quan nhất định.
Điều kiện kinh tế xã hội
Triết học mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, đây là thời kỳ phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa của các nước tây Âu phát triển do sự tác động của các cuộc cách mạng công
nghiệp.
Trong những năm 40 của thế kỷ XIX cách mạng công nghiệp thành công, dẫn tới năng suất lao
động tăng cao làm xuất hiện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa tư bản ra đời và
phát triển ở một số quốc gia nhưAnh, Pháp, Đức. Chủ nghĩa tư bản ra đời chưa được 100 năm
nhưng sản xuất ra được khối lượng hàng hóa bằng tất cả những thế kỷ trước cộng lại.
Trong mặt kinh tế xuất hiện mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất còn xã hội
xuất hiện hai giai cấp là tư sản và vô sản. Do vậy hàng loạt các cuộc đấu tranh nổ ra ở châu Âu.
Đó là bằng chứng lịch sử thể hiện giai cấp vô sản đã trở thành lực lượng tiên phong trong đấu
tranh cho nền dân chủ công bằng.
Các cuộc đấu tranh đều thất bại do thiếu lý luận cách mạng tiêu biểu là ba cuộc đấu tranh lớn:
cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở Ly-on (Pháp) , phong trào hiến chương ở Anh và cuộc đấu tranh
của thợ dệt ở Xilêdi ( Đức )
Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản cần được soi sáng bằng lý luận khoa học. Chủ nghĩa
Mác nói chung và triết học Mác nói riêng đã đáp ứng được yêu cầu đó.
Thực tiễn lý luận trở thành vũ khí lý luận cho giai cấp vô sản giải phóng mình tiền đề về
nguồn gốc lý luận:
Mác và Ănghen đã kế thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng của nhân loại.
Triết học cổ điển Đức: Mác kế thừa tinh hoa của nền triết học cũ đặc biệt là triết học cổ điển
Đức. Mác kế thừa phép biện chứng của Hêghen có bác bỏ yếu tố duy tâm. Kế thừa thế giới
quan duy vật của Phơ-Bách trong lĩnh vực tự nhiên và bác bỏ yếu tố duy tâm trong lĩnh vực xã
hội và phương pháp siêu hình để từ đó hình thành nên chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Kinh tế chính trị cổ điển Anh : Mác kế thừa các quan điểm tiến bộ đặc biệt là học thuyết về
giá trị của Adam-smith và Ricardo để làm cơ sở xây dựng chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp: Mác kế thừa các tư tưởng tiến bộ về xã hội để hình
thành nên chế độ, xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa, biến trung nghĩa xã hội không tưởng
thành chủ nghĩa xã hội khoa học, tìm ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Ba tiền đề khoa học tự nhiên: đây là tiền đề xây dựng và cũng cố hệ thống tư tưởng duy vật.
Những thành tựu khoa học tự nhiên là tiền đề cho sự ra đời của triết học Mác.
Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng : chứng minh thế giới luôn nằm trong quá trình
vận động và các dạng vận động chuyển hoá lẫn nhau, chứng minh thế giới thống nhất vô cơ.
Học thuyết tế bào: chứng minh tính thống nhất trong thế giới hữu cơ , động vật và thực vật
đều có chung nguồn gốc tế bào, chống quan điểm duy tâm và tôn giáo.
Thuyết tiến hóa của Đác-uyn: là bằng chứng khoa học chứng minh nguyên lý về sự tiến hóa
trong học thuyết Mác, sự tiến hóa đi từ thấp đến cao và có tính kế thừa.
Nhân tố chủ quan: là phẩm chất và năng lực của Mác và Ănghen. Triết học Mác xuất hiện
không chỉ là kết quả của sự vận động và phát triển có tính quy luật các nhân tố khách quan mà
còn được hình thành thông qua các vai trò nhân tố chủ quan.
Kết luận :Sự ra đời của triết học Mác nói riêng chủ nghĩa Mác nói chung là một tất yếu của
lịch sử vì nó là kết quả của một nền kinh tế xã hội đồng thời là kết quả của tri thức nhân loại và
của thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân, ngoài ra nó còn là sản phẩm của tư duy sáng
tạo và tính nhân văn của Mác và Ănghen.

Câu4: Tại sao vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
Phương thức tồn tại của vật chất là cách thức tồn tại và hình thức tồn tại của vật chất. Chủ nghĩa
duy vật biện chứng khẳng định: vận động là cách thức tồn tại, đồng thời là hình thức tồn tại của
vật chất.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình về vận động: Vận động là sự dịch chuyển vị trí
của các vật thể trong không gian, từ những thiên thể khổng lồ đếm những hạt vô cùng nhỏ, từ
giới vô cơ đến hữu cơ. Tất cả được quy lại thành vận động cơ học. Nguồn gốc của vận động là
nằm bên ngoài sự vật hiện tượng.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng:
Định nghĩa “ vận động” của Ăng ghen: vận động là một phương thức tồn tại của vật chất, là
một thuộc tính cố hữu của vật chất, bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và quá trình diễn ra trong vũ
trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy.
Bản chất của vận động: vận động là một thuộc tính cố hữu của một vật chất nên nó không do
ai sáng tạo ra và cũng không thể tiêu diệt được. Nguyên lý này được chứng minh bằng định luật
bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính
cố hữu của vật chất. Các dạng tồn tại cụ thể của vật chất không thể không có thuộc tính vận
động.
Tất cả sự vật hiện tượng trên thế giới đều biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua vận động.
Nguồn gốc vận động nằm ở chính trong bản thân của sự vật, đó là quá trình tự thân vận động
của vật chất.
Nguồn gốc của vận động: vận động không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi mà vận
động tồn tại vĩnh viễn.
Có các hình thức vận động như sau:
Vận động cơ học: là sự vận động của các phân tử là quá trình quang nhiệt điện. ví dụ
Vận động vật lý: vận động của các nguyên tử, các quá trình hòa hợp và phân giải các chất. ví
dụ
Vận động xã hội: sự thay thế giữa các hình thái kinh tế xã hội làm biến đổi các mặt trong đời
sống xã hội. ví dụ
Vận động sinh học: là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường.
Vận động xã hội: là quá trình biến đổi các mặt của xã hội, sự thay thế các hình thái kinh
tế xã hội
Bên cạnh đó có một trạng thái đặc biệt của vận động là Đứng im
Đứng im là trạng thái ổn định về chất của sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ và điều kiện
cụ thể, là hình thức biểu hiện sự tồn tại thực sự của sự vật hiện tượng và là điều kiện cho sự vận
động chuyển hóa của vật chất. Đừng ít mang tính tương đối.
Hiện tượng đứng im tương đối chỉ xảy ra trong một mối quan hệ nhất định chứ không phải
trong mọi quan hệ cùng lúc.
Hiện tượng đứng yên tương đối chỉ xảy ra đối với một hình thái vận động trong một lúc nào
đó chứ không phải với mọi hình thái vận động trong cùng một lúc.
Đứng in mang tính tạm thời vì nó chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vận
động mới là nguyên tắc để tồn tại và phát triển của vật chất. Vậy nên dù có tồn tại sự đứng im
thì nó cũng chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định.
Qua việc chứng minh vật chất là vận động hay đứng im đã cho thấy rõ việc vận động luôn xảy
ra đối với một vật chất và có thể khẳng định một điều rằng: “vận động là phương thức tồn tại
của vật chất” theo đúng quan điểm của Ănghen điều này có thể hoàn toàn xảy ra.

Câu 10 : Phân tích nội dung quy luật từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. ( thi
cuối kỳ 20222 )
Quy luật là mối liên hệ bản chất tất nhiên ổn định và lặp giữa các sự vật hiện tượng hoặc giữa
các mặt các quá trình của một sự vật. Quy luật những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự
thay đổi về chất và sự thay đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng là một trong ba quy luật cơ
bản của phép biện chứng duy vật.
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật và hiện tượng, là sự
thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho sự vật là nó phân biệt nó với các sự vật hiện tượng
khác.
Chất có tính khách quan, gắn liền với sự vật, không có chất thuần túy tồn tại ngoài sự vật.
Chất của sự vật con được xác định bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật
đó.
Chất của sự vật tạo nên bởi các thuộc tính. Thuộc tính là những tính chất những trạng thái,
những yếu tố cấu thành và là cái vốn có sự vật,.
Thuộc tính của sự vật gồm thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản. Chính những thuộc
tính cơ bản này ngày quyết định sự tồn tại, sự vận động sự phát triển của sự vật. Ví dụ: nguyên
tố Đồng có nguyên tử lượng là 63,54 dvc, nhiệt độ nóng chảy là108,3oc, này nhiệt độ sôi
là8800c… những thuộc tính(tính chất) nay nói lên chất riêng của đồng. Phân biệt nói với kim
loại khác.
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về mặt
quy mô trình độ nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.
Lượng là cái vốn có của sự vật, tồn tại khách quan trong sự vật. Lượng nói lên mặt thường
xuyên biến đổi của sự vật. Ví dụ Khi ta nói đến lượng nguyên tố hóa học trong một phân tử
nước là H20 nghĩa là gồm hai nguyên tử hiđrô và một nguyên tử ôxi.
Có những lượng ta có thể đo đếm được chính xác bằng đơn vị đo lường, nhưng có những
lượng phải bằng khái quát, trừu tượng hoá ta mới xác định được.
Ví dụ: Có những lượng ta có thể đo đếm được chính xác như trọng lượng của cơ thể hay chiều
cao của một con người…Có những lượng phải bằng khái quát, trừu tượng chúng ta mới nhận
thức được như lượng tri thức hiểu biết của một lớp học cao hay thấp….
Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ là tương đối, trong mối quan hệ này là lượng nhưng trong
mối quan hệ khác lại là chất.
Ví dụ: Trong mối quan hệ của một lớp học có học viên là đảng viên và học viên là đoàn viên là
nói đến lượng của một lớp học. Nhưng trong mối quan hệ lãnh đạo thì học viên là đảng viên và
học viên là đoàn viên khác nhau về chất.
Lượng biểu thị những yếu tố bên trong hay bên ngoài sự vật nhớ kích thước dải rộng cao cân
nặng màu sắc cân đại lượng.
Ví dụ đơn vị đo lường cụ thể như vận tốc ánh sáng là 3.10^8m/s

Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và lượng


Chất và lượng không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biến chứng vì mọi sự vật
hiện tượng đều phải có tính quy định về chất lại vừa có tính quy định về lượng nên không có
chất thiếu lượng và ngược lại.
Những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất:
Chất và lượng là hai mặt, hai tính quy định tồn tại khách quan trong sự vật, trong đó chất có
tính ổn định hơn lượng.
Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ những khoảng giới hạn trong sự thay đổi về lượng của sự
vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy
Ví dụ về độ: Người sống lâu nhất thế giới từng được biết đến có tuổi thọ 146 tuổi. Nên với dữ
kiện này, ta có thể thấy giới hạn từ 0 – 146 năm là “độ” của con người xét về mặt tuổi. Diễn
đạt một cách chính xác hơn: Sự thống nhất giữa trạng thái còn sống và số tuổi từ 0 – 146 là
“độ tồn tại” của con người.
Sự tăng hoặc giảm của lượng không làm cho chất của sự vật biến đổi ngay, mà chỉ khi sự biến
đổi của lượng đạt đến một giới hạn nhất định mới làm cho chất của sự vật biến đổi.
Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ
làm thay đổi về chất của sự vật.
Ví dụ về điểm nút: Ở những ví dụ đã nêu trên 146 tuổi là điểm nút.
Khi tăng hoặc giảm đạt đến giới hạn độ thì sẽ làm cho chất của sự vật biến đổi. Thời điểm tại đó
xảy ra sự biến đổi về chất gọi là điểm nút. Bản thân sự biến đổi về lượng tại điểm nút được gọi
là bước nhảy.
Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để biểu diễn sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay
đổi về lượng của sự vật trước đó.
Các hình thức của bước nhảy:
 Bước nhảy đột biến: Là bước nhảy làm thay đổi căn bản về chất nhanh chóng ở tất
cả các bộ phận cấu thành sự vật.
 Bước nhảy dần dần: là quá trình thay đổi về chất diễn ra trong thời gian dài.
 Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ở tất cả các mặt các bộ
phận các yếu tố cấu thành nên sự vật.
 Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi một số yếu tố 1 số bộ phận của sự vật.

Ví dụ về bước nhảy: Sự chuyển hóa từ nước lỏng thành hơi nước là một bước nhảy. Có bước
nhảy này là do nước lỏng có sự thay đổi về nhiệt độ và đạt đến 100 độ C.

Những thay đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng


Chất tác động đến lượng thể hiện ở chỗ: chất tạo điều kiện cho lượng biến đổi. Khi chất mới ra
đời làm cho lượng của sự vật thay đổi với quy mô tốc độ nhịp điệu khác đi.
Bản thân của quy luật: mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần
về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới
ra đời tác động sự thay đổi mới của lượng, tạo điều kiện cho sự biến đổi chất tiếp theo quá trình
này diễn ra liên tục và làm sự vật không ngừng biến đổi.
Ý nghĩa của phương pháp luận
Trong nhận thức cũng như trong hoạt động phải coi trọng sự thay đổi về lượng, chống tư tưởng
chủ quan nóng nóng vội muốn thay đổi về chất khi chưa có sự thay đổi đủ độ về lượng
Đồng thời phải coi trọng sự thay đổi về chất chống tư tưởng bảo thủ trì trệ không muốn thay
đổi về chất khi có đủ điều kiện.
Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần vận dụng linh hoạt các hình thức bước
nhảy.

Câu 11: Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập? Ýnghĩa của
phương pháp luận.
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là một trong ba quy luật cơ bản của
phép biện chứng duy vật.
Quy luật này là hạt nhân của phép biện chứng bởi quy luật này đề cập đến nguồn gốc và động
lực của sự vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng trên thế giới.
Mặt đối lập là những mặt có đặc điểm, thuộc tính, tính quy định có khuynh hướng biến đổi
trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Thống nhất giữa các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ ràng buộc không tách rời nhau, quy
định lẫn nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia để làm
tiền đề.
Đấu tranh giữa các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ phủ định
lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
Mâu thuẫn là mối quan hệ thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật và
hiện tượng
Thống nhất giữa các mặt đối lập là sự nương tựa nhau, mặt này làm tiền đề cho sự tồn tại của
mặt kia, là sự cùng tồn tại và không thể tách rời nhau. Điều này có nghĩa là
Thứ nhất: các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa nhau làm tiền đề cho nhau tồn tại, không
có mặt này thì không có mặt kia.
Thứ hai: giữa các mặt đối lập có nét tương đồng, đồng nhất nên chúng tồn tại những yêu cầu
giống nhau.
Thứ ba: các mặt đối lập tác động ngang nhau, thể hiện sự đấu tranh giữa cái mới đang hình
thành với cái cũ đang mất đi.
Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập theo xu hướng bài
trừ phủ định nhau. Hình thức đấu tranh giữa các mặt đối lập tùy theo các sự vật và điều kiện cụ
thể mà diễn ra rất khác nhau.
Từ sự khác nhau dẫn đến đối lập làm xung đột giữa các mặt rồi dẫn đến mâu thuẫn. Trong
quá trình mâu thuẫn buộc các mặt phải đấu tranh điều này dẫn đến sự chuyển hóa.
Sự thống nhất duy trì sự đứng im, sự ổn định tạm thời của mâu thuẫn, do đó nó là cơ sở tiền
đề cho đấu tranh chuyển hóa của các mặt đối lập. Sự đấu tranh trực tiếp quy định sự vận động,
sự phát triển không ngừng của mâu thuẫn. Điều đó cũng có nghĩa là sự thống nhất của các mặt
đối lập là tương đối, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập giữa các mặt là tuyệt đối.
Nội dung của quy luật
Mọi sự vật đều có 2 mặt đối lập trong bản thân nó tạo thành một mâu thuẫn biện chứng. Quá
trình phát triển một mâu thuẫn là quá trình các mặt đối lập tương tác lẫn nhau và trải qua những
giai đoạn khác nhau dẫn đến chuyển hóa lẫn nhau. Mâu thuẫn được giải quyết sự thống nhất của
các bạn đối lập cũ bị phá vỡ, hình thành nên sự thống nhất giữa các mặt đối lập mới. Từ đó dẫn
đến sự vận động và phát triển không ngừng.
Ý nghĩa của phương pháp luận
Phải tìm mâu thuẫn trong chính sự vật ,tìm trong thể thống nhất những mặt đối lập của chính sự
vật, không được tìm nguồn gốc vận động của sự vật và hiện tượng bên ngoài.
Phải Xem xét quá trình phát triển của từng mâu thuẫn, Xem xét vị trí vai trò của cảng mâu
thuẫn, vị trí vai trò của các mặt đối lập xác định điều kiện thích hợp cho việc giải quyết từ mâu
thuẫn.
Phải tìm mọi cách để giải quyết mâu thuẫn, không được điều hòa mâu thuẫn. Phải chống thái độ
chủ quan nóng vội đồng thời phải tích cực thúc đẩy các điều kiện khách quan để mâu thuẫn phát
triển đến độ chín muồi mới giải quyết được mâu thuẫn.
Mọi mâu thuẫn có cách giải quyết(cách chuyển hóa lẫn nhau của 2 mặt đối lập) khác nhau do
vậy phải linh hoạt tìm hình thức phù hợp để giải quyết mâu thuẫn vừa phù hợp với từng mâu
thuẫn vừa ,phù hợp với điều kiện cụ thể.

Câu 13 : Lênin viết từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến
thực tiễn đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý nhận thức thực tại khách quan anh
chị hãy nêu phân tích đoạn điểm trên và rút ra ý nghĩa của nó?
Lênin khẳng định: “con đường biện chứng của quá trình nhận thức đó là từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường biện chứng
của quá trình nhận thức thực tại khách quan”
Câu nói này có ý nghĩa là nhận thức là một quá trình biện chứng trải qua hai giai đoạn: từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
Phân tính hai giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức:
Giai đoạn 1: Từ trực quan sinh động (nhận thức cảm tính ) đến tư duy trừu tượng( nhận thức lý
tính)
Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, con người nhận thức thế
giới một cách trực tiếp thông qua các giác quan của mình và gồm ba hình thức:
Cảm giác: là hình thức đầu tiên đơn giản nhất của quá trình nhận thức đưa lại cho con người
những thông tin trực tiếp đơn giản nhất về một thuộc tính riêng lẻ của sự vật, cảm giác là nguồn
gốc của mọi sự hiểu biết của con người.
Tri giác: là tổng hợp nhiều cảm giác là hình ảnh tương đối toàn vẹn về đối tượng nhận thức
Biểu tượng: là hình thức cao nhất và phức tạp nhất của nhận thức cảm tính, là hình ảnh sự vật
được tái hiện trong óc khi xử phạt không trực tiếp tác động vào các giác quan của con người, là
khâu trung gian chuyển từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính.
Như vậy nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên nhận thức, phản ánh trực tiếp các sự vật
hiện tượng, phản ánh những thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng. Nó chưa đem lại
những hiểu biết sâu sắc và khái quát trong tính chỉnh thể của sự vật, chưa phân biệt được cái
chung với cái riêng, bản chất của sự vật hiện tượng nguyên nhân và kết quả của sự vật,
Nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng) này là giai đoạn nhận thức gián tiếp, dựa vào năng lực
phân tích khái quát hóa của con người.
Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh khái quát, gián tiếp một hoặc
một số thuộc tính chung có tính bản chất của một nhóm sự vật, hiện tượng. Khái niệm được
biểu thị bằng một từ hoặc một cụm từ. ví dụ khái niệm về nước chẳng hạn : chất lỏng không
màu, không mùi không vị,..
Phán đoán là sự liên kết các khái niệm để khẳng định hay phủ định một thuộc tính nào đó của
sự vật hiện tượng. Phán đoán được biểu hiện dưới hình thức ngôn ngữ thành một số mệnh đề
(câu trần thuật )
Ví dụ : Hà Nội là trung tâm chính trị của Việt Nam
Suy luận: là sự liên kết các phán đoán đã biết , đã được chứng minh để viết ra phán đoán mới
(tri thức mới). Có hai loại suy luận là suy luận quy nạp ( từ cái riêng đến cái chung) và suy luận
diễn dịch ( từ cái chung đến cái riêng ). Hiểu một cách nôm na là quy nạp thì là đi từ cái bên
ngoài ( cái riêng) rồi đến cái bên trong (cái chung ).
Như vậy nhận thức lý tính phản ánh, khái quát, trừu tượng, gián tiếp sự vật-hiện tượng trong
tính tất yếu, chính thể toàn diện. vì vậy nhận thức lý tính có thể phản ánh được mối liên hệ bản
chất bên trong của sự vật. Không có nhận thức lý tính thì không nhân thức được chất chất thật
sự của sự vật.
Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính: Nhận thức cảm tính là cơ sở cho
nhận thức lý tính, không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính. Mặt khác, nhận
thức lý tính giúp cho nhận thức cảm tính có sự định hướng đúng đắn và trở nên sâu sắc hơn.
Nhờ có nhận thức lý tính con người mới có thể nhận thức được bản chất của sự vật.
Giai đoạn hai: từ tư duy trừu tượng ( nhận thức lý tính về với thực tiễn)
Mục đích của nhận thức để phục vụ thực tiễn để cải tạo hiện thực. Thực tiễn có vai trò kiểm
tra tính đúng đắn của các tri thức mới. Hiện thực khách quan luôn vận động biến đổi, để bổ
sung tri thức mới của sự vật cần thông qua hoạt động thực tiễn. do vậy nhận thức lý tính quay
về thực tiễn.
Quá trình từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn
là một vòng khâu của quá trình nhận thức. Trong đó thực tiễn vừa là cơ sở vừa là khâu kết thúc
của một giai đoạn nhận thức. Quá trình này diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại. vòng sau sâu sắc hơn,
đầy đủ hơn vòng trước.
Ý nghĩa của phương pháp luận:
Trong hoạt động nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo giá trị của
những tri thức mới.
Là cơ sở chống lại các quan điểm duy cảm, duy lý trí

Mình tách ra như vậy tại vì mk nghĩ những câu 6 điểm này ít có khả năng ra hơn

You might also like