Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Câu 1: tại sao nói mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại là vấn đề cơ bản của triết học.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy Mac : triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về
thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. Là khoa học về những quy luật vận động, phát
triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Theo Ănghen: “vấn đề cơ bản của triết học, đặc biệt là triết học hiện đại là mối quan hệ giữa tư
duy và tồn tại”
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt: mặt thứ nhất thì giữa vật chất và ý thức thì cái nào có
trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào. Mặt thức hai là con người có khả năng nhận
thức được thế giới quan hay không?
Lý do mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học:
Đây là vấn đề rộng nhất, chung nhất, đóng vai trò là nền tảng, định hướng để giải quyết các vấn
đề khác.
Các trường phái triết học đều trực tiếp hay gián tiếp đi vào giải thích mối quan hệ giữa tư duy
và tồn tại hay giữa vật chất và ý thức trước khi đi vào quyết định của mình.
Việc quyết định mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là cơ sở xuất phát cho các quyết định triết
học nảy sinh.
Việc quyết định vấn đề cơ bản của triết học là tính chất khách quan khoa học để phá định lập
trường tư tưởng triết học của các nhà triết học trong lịch sử.

Câu 2 : có thể đồng nhất chất của sự vật với thuộc tính của sự vật được không ? tại sao?
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy luật vốn có của sự vật và hiện tượng, là sự thống
nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho sự vật là nó, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác.
Thuộc tính là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấu thành, là cái vốn có của sự
vật.
Ví dụ về chất và thuộc tính :

Khi ta nói đến Đường ăn là nói đến chất của Đường (C6H12O6) và thuộc tính của đường là:
Thể kết tinh, màu trắng, tan trong nước, có vị ngọt…
Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083, nhiệt độ sôi là
2880oC… Những thuộc tính (tính chất) này nói lên chất riêng của đồng, phân biệt nó với các
kim loại khác.
Không thể đồng nhất chất của sự vật với thuộc tính của sự vật được vì :
- Chất không bao hàm các thuộc tính, mà chỉ bao hàm những thuộc tính cơ bản.
- Chất của sự vật được biểu hiện thông qua những thuộc tính của sự vật, có những thuộc
tính cơ bản và những thuộc tính không cơ bản. Tuy nhiên chỉ có thuộc tính cơ bản mới
tạo nên chất của sự vật.
- Sự phân biệt thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản chỉ là tương đối.
- Một sự vật có nhiều chất tùy thuộc vào các quan hệ cụ thể
- Thêm vào đó, chất chỉ là tính quy định khách quan vốn có của sự vật, được coi là sự
thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là sự vật
khác.

Câu 3: phân biệt hoạt động có ý thức của con người và hoạt động bản năng của động vật và hoạt
động của người máy.
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo của con người về thế giới khách quan, là hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quan.
Tính chất năng động sáng tạo của sự phản ánh ý thức: thể hiện ở khả năng hoạt động tâm sinh
lý của con người trong việc tiếp nhận, chọn lọc, xử lý và lưu trữ thông tin. Trên cơ sở những
cái đã có, ý thức có khả năng tạo ra tri thức mới, tưởng tượng ra cái không có thực trong thực
tế, tiên đoán và dự báo tương lai.
Ý thức là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan: ý thức là hình ảnh chủ quan về thế giới
khách quan quyết định cả về hình thức và nội dung, song nó không còn y nguyên như thế giới
khách quan. Theo Mác, ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong bộ não con
người và được bộ não con người cải biến đi ở trong đó.
Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội: sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn
liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên, xã hội. Với tính năng
động, ý thức sáng tạo lại, thực hiện lại theo nhu cầu của thực tiễn.
*Phân biệt giữa hoạt động có ý thức của con người và hoạt động bản năng của động vật
-Hoạt động có ý thức của con người phản ánh thế giới khách quan thông qua lao động nhằm cải
tạo thế giới theo nhu câu của con người. Còn hoạt động bản năng của động vật hình thành do
tính chất và quy định sinh học phân phối.
-Con người biết chế tạo ra công cụ lao động. Không chỉ biết sử dụng những vật liệu có sẵn
trong tự nhiên mà còn sản xuất ra những của cải không có trong tự nhiên. Còn động vật thì nhờ
cậy vào những thứ có sẵn trong tự nhiên.
-Hoạt động có ý thức của con người là hoạt động có mục đích, sáng tạo, có kế hoạch.. Còn hoạt
động của động vật thì phụ thuộc vào tự nhiên, thụ động, không có sự sáng tạo.
*Phân biệt hoạt động có ý thức của con người và hoạt động của người máy.
-Ý thức mang bản chất xã hội là sự khác nhau cơ bản.
-Người máy hoạt động theo nguyên tắc và chương trình do con người xây dựng nên. Bản thân
máy móc không hiểu được kết quả của hoạt động nó đã làm là có ý nghĩa gì.
-Máy móc không thể phản ánh sáng tạo lại hiện thực dưới dạng tinh thần như hoạt động ý thức
của con người. Máy chỉ là công cụ giúp con người hoạt động có hiệu quả hơn trong thực tiễn.

Câu 4: Tính vượt trước của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội. Ý nghĩa của nó trong việc xây
dựng đời sống tinh thần ở Việt Nam hiện nay.
Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản như là: phương thức sản xuất, vật chất, điều kiện tự
nhiên, hoàn cảnh địa lý, dân số, mật độ dân số,… trong đó phương thức sản xuất là yếu tố cơ
bản nhất.

Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm tập quán, truyền thống, tư
tưởng,..
Ý thức xã hội có cấu trúc bên trong xác định, bao gồm những mức độ khác nhau. Căn cứ vào
trình độ phản ánh thì gồm ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận. Căn cứ vào lĩnh vực
phản ánh thì gồm ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức triết học, ý thức tôn giáo,.. Căn cứ
vào tính thự phát hay tính tự giác của quá trình phản ánh, người ta chia tâm lý xã hội và hệ tư
tưởng.

Ý thức xã hội có tính vượt trước so với tồn tại xã hội.


-Trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định, tư tưởng con người- đặc biệt là tư tưởng tiên
tiến khoa học có thể vượt trước sự tồn tại và phát triển xã hội, dự báo tương lai và có tác dụng
tổ chức chỉ đạo của hoạt động thực tiễn.
Ví dụ như ngay khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn đang còn trong thời kỳ phát triển tự
do cạnh tranh thì Mác đã đưa ra một sự dự báo rằng quan hệ sản xuất đó nhất định sẽ bị một
quan hệ sản xuất tiến bộ hơn thay thế trong thời gian tới.
-Sự vượt trước của ý thức xã hội chỉ có tác dụng khi nó phản ánh đúng mối liên hệ bản chất, tất
yếu khách quan của tồn tại xã hội.
-Ý thức xã hội có khả năng vượt trước tồn tại xã hội là do ý thức xã hội có tính độc lập tương
đối, có khả năng phát huy tính sáng tạo trong quá trình phản ánh tồn tại xã hội.
* ý nghĩa
Ý thức xã hội mới đòi hỏi phát huy tính năng động, sáng tạo, tích cực của tồn tại xã hội, phát
huy nhân tố con người.
Trong sự nghiệp đổi mới toàn điện, Đảng ta chủ trương lấy việc phát huy nguồn nhân lực con
người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững, khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước và
ý chí quật cường.
Tính vượt trước của tồn tại xã hội đòi hỏi khắc phục triệt để bệnh bảo thủ, trì trệ, thái độ tiêu
cực, thụ động, thiếu sáng tạo trong cuộc sống.
Câu 10 : tại sao ý thức xã hội thường lạc hâu hơn tồn tại xã hội? cho ví dụ (cuối kỳ 20222)

Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản như là: phương thức sản xuất, vật chất, điều kiện tự
nhiên, hoàn cảnh địa lý, dân số, mật độ dân số,… trong đó phương thức sản xuất là yếu tố cơ
bản nhất.

Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm tập quán, truyền thống, tư
tưởng,..
Ý thức xã hội có cấu trúc bên trong xác định, bao gồm những mức độ khác nhau. Căn cứ vào
trình độ phản ánh thì gồm ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận. Căn cứ vào lĩnh vực
phản ánh thì gồm ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức triết học, ý thức tôn giáo,.. Căn cứ
vào tính thự phát hay tính tự giác của quá trình phản ánh, người ta chia tâm lý xã hội và hệ tư
tưởng.

Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội vì:
Lịch sử xã hội cho thấy nhiều khi xã hội cũ đã mất đi rất lâu rồi xong ý thức xã hội do xã hội đó
nảy sinh ra vẫn tiếp tục tồn tại. Điều này thể hiện rõ nhất ở các khía cạnh khác nhau của tâm lý
xã hội như truyền thống, thói quen, tập quán.
Ví dụ: xã hội phong kiến xưa đến bây giờ không còn nhưng một số hủ tục xuất hiện từ đó đến
bây giờ vẫn còn như là Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; mê tín dị đoan, giết mổ nhiều gia
súc, gia cầm trong đám tang, lễ hội, gây lãng phí, tốn kém…
Nguyên nhân của vấn đề này là :
-Do tác động mạnh mẽ và nhiều mặt trong hoạt động thực tiễn của con người nên tồn tại xã hội
diễn ra với tốc độ độ nhanh hơn khả năng phản ánh của ý thức xã hội.
- Do sức mạnh của thói quyen, tập quán, truyền thống và do tính bảo thủ của hình thái ý thức xã
hội. Hơn nữa những điều kiện tồn tại xã hội mới cũng chưa đủ để làm cho những thói quyen và
tập quán và truyền thống hoàn toàn mất đi.
-Ý thức xã hội gắn liền với lợi ích của những tập đoàn người, của các giai cấp nào đó trong xã
hội. Các tập đoàn hay giai cấp lạc hậu thường níu kéo, bám chặt vào những tư tưởng lạc hậu để
bảo vệ và duy trì quyền lợi ích của họ để chống lại các lực lượng tiến bộ trong xã hội.
Qua đây chúng ta có thể thấy rằng muốn xây dựng xã hội mới thì nhất định phải từng bước xóa
bỏ những tàn dư , những tư tưởng lạc hậu, song song với việc xây dựng và phát triển ý thức xã
hội.

Câu 5 : tại sao nói , trong các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn, hoạt động sản xuất vật
chất đóng vai trò quyết định nhất. ( ck 20222) ( mk thi cuối kỳ gặp đúng câu 4 điểm này, quá là
may mắn )
Theo quan điểm Mác-Lenin, thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất, cảm tính, có tính
lịch sử- xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ.
Ví dụ : Người công nhân vệ sinh dùng chổi và hót rác để thu quét những đống rác bên vệ đường
làm sạch môi trường; hay hoạt động lao động của người công nhân trong nhà máy, xí nghiệp tác
động vào máy móc trên những dây chuyền sản phẩm để tạo ra những sản phẩm đưa ra thị
trường phục vụ con người... Người công nhân vệ sinh dùng chổi và hót rác để thu quét những
đống rác bên vệ đường làm sạch môi trường; hay hoạt động lao động của người công nhân
trong nhà máy, xí nghiệp tác động vào máy móc trên những dây chuyền sản phẩm để tạo ra
những sản phẩm đưa ra thị trường phục vụ con người...
Tính chất của thực tiễn:
Tính khách quan ở đây được thể hiện ở: thực tiễn không phải là toàn bộ hoạt động của con
người mà chỉ là những hoạt động vật chất - cảm tính , như lời của C. Mác , đó là những hoạt
động vật chất của con người cảm giác được ; nghĩa là con người có thể quan sát trực quan được
các hoạt động vật chất này . Hoạt động vật chất - cảm tính là những hoạt động mà con người
phải sử dụng lực lượng vật chất , công cụ vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để làm
biến đổi chúng . Trên cơ sở đó , con người mới làm biến đổi được thế giới khách quan phục vụ
cho mình . VD: con người chế tạo thành công máy bay không người lái, từ điện thoại đơn giản
đến smartphone và ngày càng nhiều tính năng được nâng cấp, tạo ra điện từ nguồn nước
- Tính mục đích: thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục
vụ con người . Khác với hoạt động có tính bản năng , tự phát của động vật nhằm thích nghi thụ
động với thế giới , con người bằng và thông qua hoạt động thực tiễn , chủ động tác ộng cải tạo
thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình , thích nghi một cách chủ động , tích đcực với thế giới .
Như vậy , nói tới thực tiễn là nói tới hoạt động có tính tự giác cao của con người , khác với hoạt
động bản năng thụ động thích nghi của động vật .
- Hoạt động thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử - xã hội của con người ; nghĩa là ,
thực tiễn là hoạt động chỉ diễn ra trong xã hội , với sự tham gia của đông đảo người trong xã hội
. Trong hoạt động thực tiễn , con người truyền lại cho nhau những kinh nghiệm từ thế hệ này
qua thế hệ khác . Cũng vì vậy , hoạt động thực tiễn luôn bị giới hạn bởi những điều kiện lịch sử
- xã hội cụ thể . Đồng thời , thực tiễn có trải qua các giai đoạn lịch sử phát triển cụ thể của nó .
VD: cùng sx ra lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người nhưng mỗi 1 thời kì thì công cụ
sản xuất, phương pháp canh tác... khác nhau. Từ dùng que nhọn chọc lỗ rồi tra hạt, đkls và nhu
cầu biến đổi, con ng phải cải tiến cclđ-> công cụ bằng đá -> công cụ bằng đồng -> công cụ bằng
sắt -> đến ngày hôm nay, công cụ lđ đều được con người giải phóng bằng máy móc, công nghệ.
Cuộc CM 4.0 diễn ra trên tất cả lĩnh vực đời sống XH, trong đó có lĩnh vực NN
*Hình thức của thực tiễn
Hoạt động sản xuất vật chất : là hình thức sớm nhất, cơ bản nhất, quan trọng nhất; là hoạt
động con người dùng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tọa ra của cải vật chất.
Ví dụ như hoạt động thu hoạch lúa của người nông dân hoặc là hoạt động cày bừa của người
nông dân.
Hoạt động chính trị xã hội là hoạt động thực tiễn thể hiện tính tự giác của con người nhằm
biến đổi, cải tạo xã hội, thiết chế xã hội, các quan hệ xã hội,..
Ví dụ như hoạt động bầu cử của người dân để tìm ra người có đức có tài lãnh đạo mình
Hoạt động thực nghiệm khoa học: là con người chủ động tạo ra những điều kiện không có sẵn
trong tự nhiên để tiến hành thực nghiệm khoa học theo mịc đích đề ra
Ví dụ như hoạt động nghiên cứu thuốc điều trị covid 19
Cả ba hình thức trên đều có mối quan hệ biện chứng.
Qua đây chúng ta có thể thấy rằng hoạt động sản xuất vật chất đóng vai trò quan trọng nhất
trong các hoạt động của thực tiễn vì :
-Sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Ngay từ khi con người
xuất hiện trên trái đất thì đã phải tiến hành sản xuất vật chất. Không có sản xuất vật chất thì
không tồn tại con người cho đến ngày hôm nay.( nôm na là có làm mới có ăn )
- Sản xuất vật chất là cơ sở hình thành nên các quan hệ xã hội. Đúng vậy, trong quá trình sản
xuất vật chất thì chúng ta gặp gỡ được nhiều người, tiếp xúc được với nhiều người mà mình
chưa gặp trước đó, từ đây có thể hình thành nên những mối quan hệ xã hội mới.( ví dụ : lên đại
học => gặp được nhiều bạn, tiếp xúc được nhiều người=> hình thành mối quan hệ mới )
-Sản xuất vật chất là cơ sở sáng tạo ra toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội. Ví dụ như dân ca
Ví -Dặm là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loài của que hương Nghệ An em. Đây
là hình thức nghệ thuật xuất phát từ quá trình lao động sản xuất mệt mọi. Người nông dân đã
sáng tác ra những câu hò điệu lý trong những những lúc làm việc để vơi đi phần nào sự mệt mỏi
ấy.
- Sản xuất vật chất là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người. Nhờ hoạt động sản xuất
của cải vật chất mà con người hình thành nên ngôn ngữ, nhận thức, tư duy, tình cảm, đạo đức...
Ví dụ :Liên hệ đến nguồn gốc xã hội của ý thức.
- Sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại của các hình thức thực tiễn khác cũng như các hoạt
động khác của con người: nghĩa là cái thứ nhất là tiền đề cho sự tồn tại cho hai cái sau, tùy cơ
ứng biến mà chém.
Câu 6 : trong kết cấu của lực lượng sản xuất thì yếu tố nào giữ vai trò quyết định nhất ?
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động và tư liệu sản xuất để tạo ra sức sản xuất
và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của tự nhiên theo nhu cầu nhất định
của con người và xã hội.
Kết cấu của lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất


Người lao động tư liệu sản xuất khoa học

Tư liệu lao động đối tượng lao động

Công cụ lao động phương tiện lao động tự nhiên qua chế biến

Người lao động là con nguời có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động và năng lực sáng tạo
nhất định trong quá trình sản xuất. Nói tới người lao động hay sức lao động thì trong đó có sự
kết hợp giữa tay nghề, trình độ và kỹ năng.
Qua đây chúng ta có thể thấy rằng người lao động là yếu tố giữ vai trò quyết định nhất vì :
Người lao động là lực lượng cơ bản sáng tạo ra công cụ lao động và trực tiếp sử dụng công
cụ lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. các giá trị và hiệu quả thực tế của công cụ lao
động phù thuộc vào trình độ thực tế của công cụ lao động phù thuộc vào trình độ thực tế sử
dụng và sáng tạo của người lao động.
Người lao động là chủ thể của quá trình sản xuất, quyết định tới mục đích, nhiệm vụ, phương
thức, quy mô, trình độ, năng suất, hiệu quả của quá trình sản xuất.
Cùng với quá trình lao động sản xuất, sức mạnh và kỹ năng lao động của con người ngày càng
đi lên, đặc biệt là hàm lượng trí tuệ và làm cho họ trở thành yếu tố quyết định lực lượng sản
xuất, chém thêm là công cụ sẽ bị hao mòn theo thời gian còn con người ngoài yếu tố thể lực ra
thì yếu tố như là trình độ, kỹ năng, kỹ sảo,.. không bị hao mòn mà thậm chí còn nâng cấp theo
năng tháng.

Câu 7 : trong kết cấu của lực lượng sản xuất thì yếu tố nào đông nhất và cách mạng nhất ?
( cuối kỳ 20222 )
Ban đầu trình bày như câu trên
Trong kết cấu của lực lượng sản xuất thì công cụ lao động là yếu tố đông nhất, cách mạng nhất
vì :
- Đông nhất: công cụ lao động là yếu tố mà con người luôn tìm cách cải tiến, phát minh
mới không ngừng nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người trong lao động sản xuất. Nhu
cầu ấy như là tăng năng suất lao động, giảm thời gian lao động, ít hao phí lao động hơn.
Sự phát triển của công cụ lao động là tiêu chuẩn, là thước đo về trình độ chinh phục các
yếu tố tự nhiên của con người nên con người không ngừng cải tiến nó.
Ví dụ về thay đổi công cụ lao động làm thay đổi đến năng suất:
- Cách mạng nhất vì sự thay đổi và phát triển của nó làm lực lượng sản xuất phát triển
theo, kéo theo đó là sự thay đổi về quan hệ sản xuất và từ đó làm thay đổi phương thức
sản xuất đặc trưng cho xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Câu 8 : khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp hiện nay.
Khoa học trực tiếp sản xuất các loại hàng hóa đặc biệt, phát minh, sáng chế, quy trình công
nghệ và trở thàng ngành sản xuất với đầu tư ngày càng tăng.
Khoa học ngày càng thâm nhập sâu vào mọi thành tố của lực lượng sản xuất, trở thành mắt
khâu quan trọng bên trong quá trình sản xuất, là nguyên nhân của mọi biến đổi trong sản xuất.
Khoa học đi vào hợp lý hóa quá trình tổ chức, quản lý sản xuất nâng cao năng xuất lao động.
Phát minh khoa học làm xuất hiện những ngành sản xuất mới, những máy móc và thiết bị mới,
công nghệ mới, nguyên liệu mới, năng lượng mới.
Tri thức khoa học giúp phát triển tri thức của người lao động hiện đại, tạo ra những năng suất
lao động, kỹ năng lao động và tri thức quản lý cho người lao động
Câu 9 : Phân tích sự đối lập giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình và ý nghĩa
của hai phương pháp tư duy đó? ( vào câu này thì khóc )
• Phương pháp biện chứng:
– Được thể hiện trong ba hình thức cơ bản của phép biện chứng: phép biện chứng thời cổ đại,
phép biện chứng của Hê Ghen trong triết học cổ điển Đức và phép biện chứng duy vật do
C.Mác và Ăng Ghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỉ 19.
– Bản chất:
+ Nhận thức các sự vật hiện tượng thông qua mối liên hệ quy định ràng buộc, tác động qua lại
lẫn nhau, vừa thấy bộ phận, vừa thấy toàn thể.
+ Nhận thức đối tượng trong trạng thái luôn vận động biến đổi nằm trong khuynh hướng chung
của sự phát triển. Đó là quá trình thay đổi về chất của sự vật.
+ Nguồn gốc của sự phát triển nằm trong chính bản thân của sự vật hiện tượng. Đó là quá trình
đấu tranh giữa các mặt đối lập giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.
– Vai trò: phương pháp tư duy biện chứng là công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải
tạo thế giới.
• Phương pháp siêu hình:
– Được thể hiện trong chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỉ 17, 18.
– Bản chất:
+ Nhận thức các sự vật hiện tượng ở trạng thái cô lập, tách rời, chỉ thấy bộ phận không thấy
toàn thể.
+ Nhận thức các sự vật hiện tượng trong trạng thái tĩnh tại không vận động, không phát sinh
phát triển. Nếu có biến đổi chỉ biến đổi về lượng của sự vật hiện tượng.
+ Nguồn gốc của sự biến đổi nằm ngoài các sự vật hiện tượng.
– Vai trò: phương pháp tư duy siêu hình có vai trò nhất định trong một phạm vi nào đó nhưng
còn hạn chế khi giải quyết các vấn đề về vận động và các mối liên hệ.

You might also like