Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

Đề bài: Phân tích đoạn thơ:

“Trong anh và em hôm nay


….
Làm nên đất nước muôn đời”

Bài làm

Ta đã từng bắt gặp hình ảnh của một đất nước “nghiêng nghiêng trong
kháng chiến trường kì “ở “Bên kia sông Đuống” của nhà thơ Hoàng Cầm, một
đất nước “bay lên bát ngát giữa mùa xuân” trong thơ của Lê Anh Xuân. Và đến
với “Đất Nước “của Nguyễn Khoa Điềm ta lại thấy sức sống của một đất nước
rung lên mạnh mẽ từng nhịp, như thấm sâu, đập những nhịp mạnh mẽ vào trái
tim ta. Nguyễn Khoa Điềm đã nhẹ nhàng thổi cái hồn bình dị, giản đơn vào
dáng hình kì vĩ của Đất Nước, hoá những sự vật trừu tượng, lớn lao thàng
những vật dụng gần gũi, bình thường nhưng không hề tầm thường, ngược lại
còn đẹp đẽ biết bao. Đó hoá ra mới chính là đất nước thân thương nuôi dưỡng ta
từ bé, đó thật ra mới đúng là những đồng bào máu thịt sát cánh bên nhau, đồng
lòng, đồng tâm thoát khỏi ách đô hộ. Vẻ đẹp ấy với sự định nghĩa mới lạ về đất
nước. Đất nước là sự thống nhất, dung hoặc giữa cái riêng và nét chung cùng tư
tưởng “Đất nước nhân dân” mang đậm chất trữ tình chính luận đã được nhà thơ
hội tụ và toả sáng qua những câu thơ:

“Trong anh và em hôm nay


.....
Làm nên Đất Nước muôn đời.”

“Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ” (Andre
Chenier). Lepxtonxtoi cũng đồng quan điểm: “Một tác phẩm nghệ thuật là sự
kết tinh của tình yêu”. Thật vậy, một bài thơ hay không chỉ có hình thức nghệ
thuật đặc sắc mà quan trọng phải là tình cảm, những rung động mãnh liệt từ tận
đáy lòng của người nghệ sĩ. Một tác phẩm nghệ thuật được ví như “một bài ca
đi cùng năm tháng” chỉ khi nói để thương, để nhớ trong trái tim bạn đọc bằng
những tư tưởng tình cảm chân thành. “tình cảm chân thành “ấy phải chăng là
tình yêu đất nước - thứ tình cảm đã làm xào xạc bao tâm hồn thi sĩ vào công
trình trữ tình ấy đã ru ngọt trái tim bao độc giả yêu thơ. Dọc phiên chợ Văn
Chương, tao bắt gặp hình ảnh đất nước trên từng gian hàng nhỏ, và
Nguyễn Khoa Điềm cũng có cho mình một “gian hàng nhỏ “vô cùng “đắt
khách “với những bài thơ lấy cảm hứng từ quê hương, con người và tinh
thần chiến đấu của một người chiến sĩ yêu nước. Những vần thơ ấy chất chứa
màu nóng trong trái tim thi sĩ họ Nguyễn, để rồi chúng kết đọng, hoà quyện nên
một hồn thơ giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, mang tâm tư của một
người trí thức tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến của đất nước. Thơ
Nguyễn Khoa Điềm chứa đựng chất liệu văn hoá dân gian: “Câu thơ dù ở
thể thơ truyền thống hay tự do cũng đều phảng phất phong vị ca dao, tục ngữ”.
Chất hiền minh của trí tuệ dân gian thấm đẫm trong từng câu chữ để “những
chữ ấy làm rung động triệu trái tim trong hàng triệu năm dài “. Tiêu biểu cho
sự kết hợp giữa chất trữ tình và chính luận của ông chính là bản trường ca
“Mặt đường khát vọng “-tập trường ca hùng tráng được nhà thơ hoàn
thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971. Trong đó, chương V đất nước là
chương cuối của bản trường ca với tư tưởng “Đất nước của nhân dân”.
Khác với các nhà thơ cùng thời viết về đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã cảm
nhận đất nước từ những điều giản dị, nhỏ bé vô cùng. Mượn hình thức tâm sự,
kể chuyện với người thương, kỵ sĩ đã thì thầm kể chuyện về lý giải nguồn gốc
của đất nước, rồi quá trình đất nước lớn lên, sao đó đưa ra những định nghĩa về
đất nước.

Ai sinh ra đều có một Đất nước để yêu thương, để tự hào và xem đó là chốn
thiêng liêng, gần gũi. Dòng chảy thơ ca đầy nhạc họa của Nguyễn Khoa Điềm
không ngừng nghỉ mà đưa ta đến bến bờ suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu sắc khôn
nguôi:

“Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước “

Với hai câu thơ trên, thi nhân Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định rằng đất
nước đã hóa thân vào mỗi con người, bởi chúng ta đều là con rồng cháu tiên,
mỗi người Việt Nam đều đã và đang thừa hưởng những giá trị vật chất tinh thần
của đất nước. Hơi thở của đất nước rất thấm nhuần trong cơ thể ta một cách tự
nhiên và bản năng nhất. Đất Nước đã hóa thân thành phần máu thịt thiêng
liêng trong mỗi con người, “như chim liền cánh như cây liền cành “, vì thế
sự sống của mỗi cá nhân không phải là của riêng mỗi người Mà là của cả
đất nước, hay nói cách khác đất nước là của nhân dân. Ta không chỉ sống cho
mình mà còn phải luôn ý thức về cộng đồng. Chao ôi! cả non sông gấm vóc vốn
mênh mông bát ngát như thế mà lại hiện hữu trong chính con người ta. Đất
nước không chỉ là không gian địa lý, thời gian lịch sử, chiều sâu văn hoá mà đến
đây nhà thơ khắc họa tường thuật bóng hình và cả cái Hồn đất nước, cái hồn
thiêng dân tộc. Một lần nữa, tác giả đã ngầm nhấn mạnh nguồn cội đất nước,
cũng là nơi khởi đầu của con người, để từ đó góc nhỏ trong trái tim ta chợt dấy
lên niềm tự hào dân tộc, sục sôi lòng yêu quê hương mãnh liệt đến bội phần.
Hơn nữa, việc nhà thơ nhấn mạnh hai chữ “hôm nay “như để lan tỏa lời
nhắn gửi ra xa mãi, vượt qua cả những khoảng cách lớn lao, chạm tới trái
tim bạn đọc dù ở bất cứ thời điểm nào. Đó chính là tính dự báo của văn
học, đó chính là sự tinh tế của người cầm bút.

Độc giả hoàn toàn nhận thấy được lối đi riêng biệt của Nguyễn Khoa Điềm,
Duy chỉ có ông mới đặt ra những định nghĩa mới về đất nước: máu xương,
cốt tủy, tâm hồn người Việt. Quả đúng như chính ông từng bộc bạch: “tôi cố
gắng thể hiện hình ảnh đất nước giản dị, gần gũi nhất, đó là cách để đi vào lòng
người, đồng thời là cách để tôi đi con đường của riêng tôi không Lặp lại người
khác”. Cái tôi yêu quê hương của ông là vậy, ông khẳng định đất nước kết tinh
và hóa thân trong mỗi người Nhưng đất nước chỉ thực sự hình thành khi mỗi
người biết kết nối với nhau:

“Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm

Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất nước Vẹn tròn to lớn “

Hành động cầm tay hết sức bình dị nhưng lại là một biểu trưng cho tinh
thần đoàn kết, đồng sức đồng lòng của con dân đất Việt. Nó thể hiện sự kết
nối giữa những cá thể riêng biệt. Với việc sử dụng các từ “hài hoà nồng thắm “,
“vẹn tròn to lớn “đi liền nhau, tác giả đã nhấn mạnh sức mạnh của hiện tại được
xây dựng và bởi chính tình yêu nước của mỗi người. Chỉ có tình yêu ấy mới có
khả năng tô thắm và làm tròn đầy hình hài Tổ quốc. Bên cạnh đó, kiểu câu
cấu tạo theo hai cặp đối xứng về ngôn từ. “Khi-khi “, đất nước-đất nước”,
kết hợp với những cảm nhận tinh tế, mới mẻ sự hòa quyện giữa cái riêng và cái
chung, giữa tình yêu và niềm tin, nhà thơ như muốn gửi đến người đọc thông
điệp: đất nước là sự thống nhất, hài hòa giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu tổ
quốc, giữa cá nhân và cộng đồng mà nói như nhà thơ pháp Paul Eluard:
“từ chân trời một người đến với chân trời của nhiều người”. Những câu thơ
ấy đã gợi cho ta suy nghĩ về sự đóng góp của cá nhân cho cộng đồng, xã hội.
Khi ta cống hiến, cho đi, ta chính là một phần quan trọng mà đất nước không
thể thiếu, Hệt như một tế bào trong cơ thể vậy, một sự nhỏ bé cho đi cũng có thể
nuôi dưỡng “sinh thể “anh phải mạnh và phát triển không ngừng. Càng đọc,
càng ngẫm ta càng thấy tư tưởng “đất nước của nhân dân “hiện rõ lên từng con
chữ của chàng thi sĩ 27 tuổi sống trong “những năm bom napan dội lửa mái
nhà”.

Thế rồi, từ sức mạnh của hiện tại, nhà thơ đã bộc lộ niềm tin mạnh mẽ
Vào tương lai tươi sáng:

“Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang đất nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng. “

Ở những câu thơ này, ta nhận thấy thật rõ nét niềm tin của tác giả với những
mầm non của đất nước. Ý thơ rõ ràng đang nói đến chuyện mai sau, chuyện
chưa tới, ấy thế mà lời thơ lại mạch lạc, dứt khoát như thể nó là viễn cảnh chắc
chắn sẽ xảy ra, rằng đất nước này sẽ phồn thịnh. Niềm tin ấy Được gửi gắm
vào “con ta “– những “hạt giống “được “gieo mầm “bởi tình yêu thủy
chung ngọt ngào của tình cảm đôi lứa, Bởi tinh thần đoàn kết, đồng sức,
đồng lòng của con dân đất Việt. Thế hệ sau sẽ bước tiếp con đường của thế hệ
trước, sẽ viết tiếp trang sử hào hùng, viết tiếp những ước mơ còn đang dang dở.
Nguyễn Khoa Điềm cũng hóa đích đến bằng những cụm từ như “đi xa “, “đến
những tháng ngày mơ mộng” . Với lỗi sử dụng từ ngữ bay bổng, mềm mại, tác
giả đã bộc lộ niềm mơ ước cùng khao khát Hướng đến một đất nước phát triển
giàu mạnh, phồn hoa. Lời thơ như khẳng định một niềm tin mãnh liệt:
những ngày tháng mơ mộng hiện tại sẽ là hiện thực trong tương lai.

Có lẽ, đó chính là lý do nhà thơ cất lên tiếng gọi thiết tha, một lời thủ thỉ
của anh với em về trách nhiệm của cá nhân đối với Tổ quốc:

“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình sứ sở

Làm Nên đất nước muôn đời...”


Chao ôi! Có lời nào ra rét và thấm thía hơn những lời Nguyễn Khoa Điềm vừa
thổ lộ? Mưa bom bão đạn của kẻ thù có thể “đốt cháy cả dãy Trường Sơn
“nhưng lại bất lực trước ý chí sắt thép của con người Việt Nam. Bởi lẽ, đất nước
là máu xương của người Việt. Tác giả không sử dụng từ “như “mà là “là “.
Từ “là “ấy bình thản mà mạnh mẽ, nói như một sự khẳng định chắc nịch về
giá trị của tổ quốc trong mỗi con người. Đất nước không phải là những gì kì vĩ
đến xa vời... Đất nước chỉ là vậy thôi, là xương, là máu, là một phần của cơ thể.
Cao quý trọng thân thể mình đến thế nào ta cũng cần đấu tranh để giữ gìn đất
nước như thế. Không xương máu ta sẽ trở về với cát bụi, không có đất nước
cuộc đời ta cũng hoá vô nghĩa mà thôi. Giống như Ilia Erenbua cũng từng thốt
lên: “mất nước Nga thì ta còn sống làm chi nữa “. Đối với con người hướng về
đất nước, thì đất nước chính là nguồn sống, là cuộc đời:

“Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa Vọng nói về “

(Nguyễn Đình Thi)

Cùng thời vời Nguyễn Khoa điềm, Chế Lan Viên cũng có những nhận thức nhứ
thế:

“ Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ như chồng

Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông”

Bằng giọng thơ trữ tình chính luận kết hợp với câu cầu khiến và điệp
ngữ “phải biết”, Nguyễn Khoa Điềm như dệt nên một khúc nhạc vừa hùng
tráng mà cũng thật da diết biết bao. Tác giả đã sử dụng những động từ mang
tính kết nối như “gắn bó “- chỉ sự gần gũi, thân thiết, “san sẻ “-chỉ sự chia sẻ
đồng lòng, và cuối cùng là từ “hoá thân “-nhấn mạnh khát vọng dâng hiến.
Nguyễn Khoa Điềm đã nhắn nhủ với chính mình, với mọi người, đặc biệt là thế
hệ trẻ về sứ mệnh thiêng liêng của mình. Đó là tiếng nói tâm huyết “mang sức
mạnh ý chí và khát vọng vượt ra ngoài giới hạn thông tin của ngôn từ “như một
nhà ngôn ngữ đã nhận xét.

Với bao suy tư, chiêm nghiệm về đất nước tiếp tục được thể hiện thông
qua giọng thơ thủ thỉ, tâm tình, như lời trò chuyện của đôi trai gái yêu
nhau, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã gửi gắm một thông điệp sâu sắc: đất nước
không ở đâu xa mà kết tinh trong cuộc sống của mỗi người. Sự sống của mỗi cá
nhân không chỉ là riêng của cá nhân mà còn là của đất nước, bởi mỗi cuộc đời
đều được thừa hưởng những di sản văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc;
mỗi cá nhân phải có trách nhiệm gìn giữ, phát triển và truyền lại cho thế hệ mai
sau. Đồng thời, dù là ở đâu, bất cứ miền nào cũng cần lắm sự đồng lòng gắn bó,
cống hiến sức lực và trí tuệ đã góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Bởi
nhân dân là nhân dân của đất nước và đất nước là đất nước của nhân dân. Tác
giả đã viết nên những vần thơ ấy bằng tất cả sự trải nghiệm, thấu hiểu của
một người con đã từng trải qua và chiến đấu bảo vệ khi tổ quốc lâm nguy;
đã từng lăn lộn trong chiến trường và thấu hiểu giá trị của hai chữ “đất
nước “trên vai mình. Điểm độc đáo trong những câu thơ trên là dù chúng
mang tính chính luận lại không hề khô khan như những lời giáo huấn mà
lại vô cùng trữ tình thiết tha như một lời thủ thỉ nhẹ nhàng, ngọt ngào của
tác giả đến với bạn đọc.

Với mạch thơ trữ tình chính luận, giọng thơ ngọt ngào, trầm lắng, tha
thiết, vận dụng sáng tạo nhiều từ ngữ, hình ảnh lấy ra từ đời sống văn hoá
văn học dân gian, tác giả thể hiện khám phá, phát hiện rất riêng, rất mới
mẻ của mình về đất nước một đất nước dung dị, gần gũi đời thường, gợi dậy
trong tâm trí người đọc cả một bề dày, chiều sâu văn hoá nghìn đời của dân tộc.
Từ “Đất Nước” được viết hoa, lặp lại nhiều lần thể hiện thái độ trân trọng, tự
hào của tác giả đối với Đất nước.

Hơn 50 năm kể từ ngày “Đất nước” trở vào trang thơ Nguyễn Khoa Điềm
trong những năm tháng đạn lửa bom rơi. Tác phẩm đã trở thành biểu tượng điệu
hồn của đất nước, gieo vào lòng thế hệ mai sau niềm tin yêu về đất tổ quê cha
bởi những gửi gắm sâu sắc của tác giả. Và dù có đi đến phương trời nào, người
con lạc hồng vẫn luôn ghi nhớ, khắc tạc trong tim:

“Em đi cuối đất cùng miền

Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân “./.

You might also like