Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật

Mỗi giọt mật thành đôi vạn chuyến ong bay


Nay rừng nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc
Ngọt mật đồng bằng mà hút nhụy tận miền Tây.
(Chế Lan Viên)
Cuộc sống được ví như cánh đồng hoa trải dài vô tận, ở đó hoa nào cũng đẹp, loài nào
cũng thơm. Người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo nghệ thuật không chỉ thu thập những
điều vang tỏa nơi hiện thực cuộc sống, mà từng câu, từng chữ họ viết ra đều là thành quả
quý giá sau nhiều lần nằm gai nếm mật, đối diện với muôn vàn hỉ nộ ái ố của cuộc đời, là
“giọt mật” kết tinh từ những tinh hoa mang dư vị ngọt ngào len lỏi vào tận sâu thẳm trái tim
người đọc. Nhà thơ như đôi cánh ong miệt mài, chăm chỉ, cố gắng duy trì những xúc cảm
mênh mang có thể được bung tỏa và hiện hữu một cách chân thực trên từng đầu nét bút. Lật
lại một miền ký ức qua từng trang văn Tố Hữu, ta có thể nhìn ra tất thảy cả bầu trời nỗi nhớ
mênh mang mang dáng hình những năm tháng đã lùi vào dĩ vãng. Đứa con của “Huế đẹp và
thơ” ấy đã thổi hồn vào Việt Bắc. Thành công của đoạn thơ được thêu dệt nhờ tài năng
khắc họa tâm trạng nhân vật trữ tình cùng tính dân tộc đậm đà, vốn là tiêu biểu trong phong
cách nghệ thuật Tố Hữu:
“Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: cụ Hồ sáng soi

Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào.”
Tố Hữu là nhà thơ có nhiều đóng góp cho nền thơ ca Việt Nam hiện đại, là một một
đại diện xuất sắc và là một trong những lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng. Thơ của Tố Hữu
luôn gắn bó và phản ánh chân thực những chặng đường đầy gian khổ, hy sinh nhưng cũng
nhiều thắng lợi vinh quang. Nổi bật trong phong cách thơ ông chính là giọng thơ trữ tình –
chính trị, mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn sâu sắc. Nhà thơ thường tập
trung phản ánh những vấn đề cốt yếu của đời sống Cách mạng và vận mệnh đất nước trong
giọng điệu tự hào, ngợi ca, đôi lúc lại tâm tình, ngọt ngào, tự nhiên, chân thành đằm thắm.
Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp của giai cấp,
dân tộc mang tầm vóc thời đại lớn lao. Nổi bật trong quá khứ vàng son ẩn chứa tại vô vàn
thi phẩm của Tố Hữu là “Việt Bắc” – đỉnh cao trong sự nghiệp văn thơ Tố Hữu. Tháng bảy
năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi. Đến tháng mười năm 1954, Trung ương
Đảng và Chính phủ trở về tiếp quản Hà Nội. Nhân sự kiện lịch sử ấy, “Việt Bắc” ra đời.
Thơ là cây đàn, muốn điệu của tâm hồn, của nhịp thơ con tim, thơ diễn tả rất thành
công mọi cung bậc cảm xúc của con người, niềm vui nỗi buồn sự cô đơn tuyệt vọng. Có
những tâm trạng của con người, chỉ có thể diễn tả bằng thơ. Vì vậy thơ không chỉ nói hộ
lòng mình mà nó còn thể hiện sự bận rộn, quyến luyến tình nghĩa keo sơn gắn bó. Tố Hữu
đã khẳng định tình cảm thủy chung của người cán bộ về xuôi với nhân dân Việt Bắc, với
kháng chiến, với cách mạng. Phần đầu của Việt Bắc tái hiện giai đoạn gian khổ, vẻ vang
của Cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành những kỉ niệm sâu
sâu đậm trong lòng người. Phần sau nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong
một viễn cảnh hòa bình tươi sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ngợi ca công ơn của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng đối với dân tộc.
“Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau dớn giống nòi
Trông về Biệt Bắc mà nuôi chí bền”
Qua 4 câu thơ đầu của khổ thơ ta thấy được nỗi nhớ của cán bộ về xuôi cũng như
nhân dân Việt Bắc về vị cha già kính yêu của dân tộc một cách thật tha thiết - người đã
mở cho Cách mạng Việt Nam một con đường mới. Lối điệp cấu trúc qua hai câu thơ 6
chữ bắt đầu bằng chữ ”ở đâu” đều xuất hiện hình ảnh của hiện thực đau đớn của quê
hương đất nước ta: “u ám quân thù”, ”đau đớn giống nòi”. Đó là những hình ảnh hiện
thực đau đớn của một dân tộc bị mất nước, bị giặc ngoại xâm: chúng bóc lột nhân dân
ta một cách vô cùng tàn nhẫn, chúng gây ra nạn đói khủng khiếp khiến hơn 2 triệu đồng bào
ta bị chết đói,… – một hiện thực khó mà phai mờ được. Để làm nhẹ dịu hình ảnh đau đớn
ấy, nhà thơ đã lồng vào 2 hình ảnh đối lập: “Cụ Hồ sáng soi”, “mà nuôi chí bền” ở câu
thơ 8 chữ. Điệp từ ”nhìn” và ”trông” ở hai câu thơ 8 chữ đều hướng về Việt Bắc –
trung tâm đầu não của cuộc kháng chiến. “Cụ Hồ sáng soi” gợi đến ánh sáng của lí
tưởng soi đường cho dân tộc, ánh sáng của những chỉ đạo sáng suốt, áng sáng của niềm
tin và hy vọng.
Hình ảnh Bác Hồ như một biểu tượng tiếp thêm dũng khí và nghị lực cho quân dân ta
tiếp tục chiến đấu và chiến thắng. Bác như tiếp thêm cho chúng ta ý chí lòng can đảm bởi
chỉ có ý chí mới vượt qua được những chông gai thử thách và khó khăn đang đợi chờ phía
trước.
“Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ người
Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo”
Hình ảnh Bác hiện lên trong đoạn thơ. Chỉ có điều Bác hiện lên không phải như một
biểu tượng đẹp tiếp thêm cho người chiến sĩ cách mạng ý chí và niềm tin, không phải là một
biểu tượng cho sức mạnh đánh tan quân thù.
Cụm từ “mà nuôi chí bền” diễn tả dù hiện thực có gian khổ đến đâu thì phải đối
diện với những khó khăn thử thách nhiều thế nào thì chỉ cần nhìn về Việt Bắc nhân
dân sẽ cảm thấy có lòng tin và ý chí chiến đấu, nuôi chí bền, trường kì kháng chiến chắc
chắn sẽ thành công.
Mười lăm năm ấy, ai quên
Quê hương Cáng mạng dựng nên Cộng hòa
Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào…
Bốn câu thơ cuối trong khổ là lời khẳng định của người cán bộ về xuôi, cán bộ sẽ
không quên 15 năm ấy - 15 năm chúng ta đã từng gắn bó thiết tha mặn nồng, đấu tranh
dành độc lập tự do cho dân tộc; cán bộ sẽ không quên Việt Bắc là quê hương của Cánh
mạng bởi chính nơi này mình và ta đã cùng nhau đấu để có được nền Cộng hòa cho ngày
hôm nay. Một lần nữa Tố Hữu lại nhắc đến 2 địa danh nổi tiếng và 2 sự kiện nổi bật đã
từng diễn ra ở Việt Bắc ” Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào” chỉ để nhấn mạnh
rằng mình sẽ luôn nhớ về Việt Bắc - cái nôi của Cách mạng. Ẩn trong nỗi nhớ ấy chính là
lòng biết ơn sâu sắc và lời hứa sẽ luôn thủy chung của người cán bộ miền xuôi với cán bộ
miền ngược. Qua đoạn thơ trên ta thấy con người Việt Bắc hiện ra nội bật với tấm lòng thủy
chung sâu sắc, gắn bó với Cách mạng với kháng chiến. Đó là những con người có lòng tin
vào Bác Hồ, vào sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng. Đồng thời qua khổ thơ trên tác giả đã vẽ
nên bức tranh toàn cảnh về thiên nhiên, con người, cuộc sống lao động và chiến đấu của núi
rừng Việt Bắc trong suốt 15 năm. Đây có thể được coi là đoạn tổng kết về cuộc kháng
chiến chống Pháp. Cũng với đoạn thơ trên, ta thấy rõ hơn về phong cách thơ Tố Hữu
mang đậm màu sắc dân tộc. Kết cấu thơ theo lối đối đáp, diễn đạt theo thể thơ lục bát tạo
nên sắc thái trữ tình nhưng không kém phần sáng tạo mới mẻ. Tố Hữu đã dùng cách diễn
đạt rất riêng tư để thể hiện nghĩa tình cách mạng rộng lớn.
Đoạn thơ trên là bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp, là đoạn thơ có
tính trữ tình chính trị sâu sắc. Đây cũng là đoạn thơ khắc họa rõ nét vẻ đẹp tâm hồn, tính
cách con người Việt Nam luôn sống gắn bó thủy chung cho dù trong những ngày khó khăn
hay hạnh phúc.
Đoạn cuối mang âm hưởng tươi vui, chính vì vậy mà dù đề tài có viết về cảnh chia tay
nhưng không hề gây cho người đọc cảm giác buồn bã đau thương hay nuối tiếc mà trái lại
vẫn tươi vui trong sáng, mở ra một tương lai huy hoàng, một viễn cảnh tương lai khi đất
nước phát triển đi lên không ngừng. Khúc ca cuối bài khép lại bài thơ như là lời ngợi ca sức
sống của Tổ quốc, cũng chính là khúc ca chia tay đầy tin tưởng.
Việt Bắc khép lại nhưng để lại trong lòng người đọc những dư vị khó phai. Có được
thành công như vậy trước hết là phải kể đến những nét đặc sắc về nghệ thuật. Việt Bắc
mang tính dân tộc được thể hiện khá rõ xuyên suốt đoạn thơ. Thể thơ lục bát – một thể
thơ quen thuộc trong dân gian được nhà thơ sử dụng hết sức thành công, âm hưởng nhẹ
nhàng tinh tế in sâu vào tâm trí mỗi người. Chất văn xuôi cũng được đưa vào trong thơ và
được vận dụng sáng tạo linh hoạt, những hình ảnh so sánh, những cách nói ví von cũng
góp phần tạo nên giọng điệu riêng cho Việt Bắc.
Thước phim dài tập về quãng thời gian mười lăm năm với đoạn kết là khúc trường
đoạn đầy hoài niệm, mang âm hưởng của thời đại vẫn sẽ luôn giữ được những giá trị vẹn
nguyên sâu sắc dẫu cho có bị phủ mờ bởi bụi vàng hay có thuận theo dòng chảy đi tới bất kì
khoảng không gian và thời gian nào. “Cảnh vật và tinh thần Việt Bắc đã nhập vào hồn tôi,
máu thịt tôi, Việt Bắc ở trong tôi”, “Cánh chim đầu đàn của thơ ca Cách mạng Việt Nam”
Tố Hữu đã gửi gắm biết bao niềm tin, truyền lại một phần “tình cảm máu thịt” với thế hệ
sau này qua những vần thơ, con chữ về lối sống ân nghĩa thủy chung son sắt, lòng tự hào về
dải đất hình chữ S thân yêu cùng tinh thần yêu nước, lạc quan, cống hiến hết mình dựng Tổ
quốc ngày càng vững mạnh và giàu đẹp hơn:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
(Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm)

You might also like