Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

PHẦN XÁC SUẤT

PHẦN THỐNG KÊ
Câu 1: Khi khảo sát hiệu quả của một loại thuốc tăng trọng áp dụng vào khẩu phần ăn tại một
trại nuôi heo, người ta thu được kết quả:
Trọng lượng (kg) 67 68 69 70 71
Số heo 3 9 17 8 4
Tính trọng lượng trung bình của số heo nói trên.
A. 69,02
B. 68,23
C. 67,95
D. 69,86
Câu 2: Để thử nghiệm hiệu quả của một giống lúa trên đất trồng ở huyện A, người ta khảo sát
năng suất lúa sau khi thu hoạch ở huyện này và thu được kết quả:
Năng suất (tạ/ha) 30 33 35 37 38
Số ha 13 29 48 35 17
Tìm độ lệch chuẩn mẫu của năng suất giống lúa trên.
A. 2,36
B. 2,27
C. 1,37
D. 3,62
Câu 3: Đo chiều dài của 60 lá dương xỉ trưởng thành, ta có kết quả sau:
Chiều dài (cm) 10 – 20 20 – 30 30 – 40 40 – 50
Số lá 8 18 24 10
Tỉ lệ lá có chiều dài từ 30 cm đến 50 cm và chiều dài trung bình của một lá dương xỉ
trong mẫu trên là:
A. 56,67% và 31cm
B. 56% và 26cm
C. 56,67% và 36cm
D. 57% và 36cm
Câu 4: Khảo sát điểm môn Xác suất thống kê của 100 sinh viên ở trường A, người ta thu được
kết quả:
Điểm 3 4 5 6 7 8 9
Số sinh viên 3 5 27 43 12 6 4
Với độ tin cậy 95%, ước lượng điểm trung bình môn Xác suất thống kê của mẫu trên.
A. (5,66; 6,14)
B. (6,23; 6,89)
C. (5,23; 6,48)
D. (6,01; 6,46)
Câu 5: Điều tra về chỉ tiêu X (đơn vị tính: %) của một số sản phẩm cùng loại, được bảng số liệu
X (%) 2,5 7,5 12,5 17,5 22,5 27,5 32,5 37,5
Số sản phẩm 7 12 20 25 18 12 5 1
Sử dụng bảng số liệu trên để ước lượng trung bình của chỉ tiêu X với độ tin cậy 95%
và độ chính xác nhỏ hơn 1% thì cần điều tra thêm ít nhất bao nhiêu sản phẩm nữa?
A. 151
B. 201
C. 150
D. 251
Câu 6: Chiều cao cây giống (X: m) trong một vườm ươm là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn.
Người ta đo ngẫu nhiên 35 cây giống này và có bảng số liệu:
X (m) 0,8 0,9 1 1,1 1,2 1,3
Số cây 3 5 9 7 4 7
Sử dụng bảng trên để ước lượng chiều cao trung bình của cây giống có độ chính xác
0,0559 thì đảm bảo độ tin cậy là bao nhiêu?
A. 94%
B. 96%
C. 93%
D. 91%
Câu 7: Để ước lượng khoảng đối xứng cho thu nhập trung bình của công nhân trong một tháng,
người ta khảo sát 100 công nhân. Biết độ lệch chuẩn của mẫu s = 4 (triệu đồng/tháng),
độ tin cậy 96%. Hỏi độ chính xác của phép ước lượng này bằng bao nhiêu?
A. 0,82
B. 0,93
C. 0,66
D. 0,72
Câu 8: Để nghiên cứu nhu cầu về một loại hàng ở một khu vực, người ta tiến hành khảo sát về
nhu cầu mặt hàng này ở 400 hộ gia đình và thu được kết quả trung bình mẫu là 3,62kg
và độ lệch chuẩn là 1,446kg. Giả sử khu vực nghiên cứu có 4000 hộ. Khi ước lượng nhu
cầu trung bình về mặt hàng này của toàn khu vực trong một năm, nếu ta muốn độ tin
cậy đạt được 99% và độ chính xác là 0,8 tấn thì cần khảo sát bao nhiêu hộ gia đình?
A. 392
B. 348
C. 506
D. 906
Câu 9: Khảo sát năng suất (X, tấn/ha) của 100ha lúa ở huyện A, ta có bảng số liệu:
X 3,25 3,75 4,25 4,75 5,25 5,75 6,25 6,75
Diện tích (ha) 7 12 18 27 20 8 5 3
Những thửa ruộng có năng suất lúa trên 5,5 tấn/ha là những thửa ruộng có năng suất
cao. Sử dụng bảng khảo sát trên, để ước lượng tỉ lệ diện tích lúa có năng suất cao ở
huyện A có độ chính xác là 8,54% thì đảm bảo độ tin cậy là bao nhiêu?
A. 95%
B. 96%
C. 97%
D. 98%
Câu 10: Khảo sát cân nặng (kg) của nữ thanh niên ở vùng A bằng cách lấy ngẫu nhiên và thu
được bảng số liệu:
Cân nặng 37,5 – 42,5 42,5 – 47,5 47,5 – 52,5 52,5 – 57,5 57,5 – 62,5
Số người 6 28 42 36 9
Những nữ thanh niên có cân nặng từ 57,5kg trở lên được gọi là “nữ thanh niên nặng
kí”. Để ước lượng tỉ lệ nữ thanh niên nặng kí ở vùng A với độ tin cậy 95% và độ chính
xác nhỏ hơn 0,045 thì cỡ mẫu nhỏ nhất là:
A. 131
B. 121
C. 141
D. 151
Câu 11: Tại một địa phương A, người ta khảo sát 169 hộ gia đình thì thấy có 80 hộ có máy tính.
Khoảng ước lượng tỉ lệ hộ có máy tính ở địa phương A với độ tin cậy 95% là
A. (36,81%; 51,87%)
B. (39,81%; 54,87%)
C. (37,81%; 52,87%)
D. (38,81%; 53,87%)
Câu 12: Bộ phận nghiên cứu thị trường của một công ty khảo sát ngẫu nhiên 150 dân cư của một
thành phố về sở thích xem TV (truyền hình) của dân cư thành phố này, thấy có 120
người thích xem TV. Nếu muốn ước lượng khoảng đối xứng cho tỉ lệ dân cư thích xem
TV của thành phố này đạt độ chính xác là 6% và độ tin cậy là 95% thì cần phải điều
tra tối thiểu bao nhiêu người?
A. 59
B. 21
C. 171
D. 98
Câu 13: Để dự trù chi phí cho năng lượng, công ty kinh doanh vận tải A đã điều tra lượng xăng
hao phí của 100 xe và thu được bảng số liệu sau:
Lượng xăng hao phí (lít/1000km) (100;105] (105;110] (110;115] (115-120] (120;125]
Số xe 12 20 33 23 12
Ước lượng số xe của công ty A có lượng xăng hao phí trên 115 lít/1000km với độ tin
cậy 95%. Biết rằng công ty có 1000 xe.
A. (200; 280)
B. (196; 225)
C. (257; 444)
D. (204; 415)
Câu 14: Trong một nhà máy gạo, theo qui định, trọng lượng trung bình của một bao gạo là 50kg
và độ lệch chuẩn là 0,3kg. Cân thử 296 bao gạo của nhà máy này thì thấy trọng lượng
trung bình là 49,97kg. Khi kiểm định giả thuyết H0: “Trọng lượng trung bình mỗi bao
gạo của nhà máy là 50kg”, giá trị kiểm định là:
A. –1,7205
B. 1,1634
C. –1,3891
D. –2,1975
Câu 15: Năm trước lương trung bình của các nhân viên ngân hàng là 10 triệu đồng/tháng. Năm
nay điều tra ngẫu nhiên lương tháng của 100 nhân viên ngân hàng có kết quả sau.
Lương (triệu đồng/tháng) 5-7 7-9 9-11 11-13 13-15
Số nhân viên 18 30 28 16 8
Với mức ý nghĩa 5%, có thể cho rằng tiền lương trung bình của nhân viên ngân hàng
năm nay thấp hơn năm trước hay không? Tính giá trị kiểm định và cho kết luận.
A. -2,88. Lương trung bình nhân viên ngân hàng năm nay thấp hơn năm trước.
B. -2,88. Lương trung bình nhân viên ngân hàng năm nay không thấp hơn năm trước
C. -1,24. Lương trung bình nhân viên ngân hàng năm nay thấp hơn năm trước.
D. -1,24. Lương trung bình nhân viên ngân hàng năm nay không thấp hơn năm trước.
Câu 16: Một công ty nhà nước muốn đánh giá số giờ làm việc thực sự trong ngày của các nhân
viên. Khảo sát 144 nhân viên trong một tuần, thấy số giờ làm việc thực sự trung bình
là 5,8 giờ/ngày và độ lệch chuẩn mẫu là 11,43 giờ/ngày. Có ý kiến cho rằng số giờ làm
việc thực sự trung bình của một nhân viên là 6 giờ/ngày. Với mức ý nghĩa 5%, hãy
tính giá trị kiểm định và cho nhận xét về ý kiến trên.
A. -0,21. Bác bỏ ý kiến trên.
B. -0,21. Chấp nhận ý kiến trên.
C. -1,34. Bác bỏ ý kiến trên.
D. -1,34. Chấp nhận ý kiến trên
Câu 17: Lấy ngẫu nhiên 100 gói mì từ siêu thị A đem cân thì có kết quả:
Trọng lượng (g) 78 – 80 80 – 82 82 – 84 84 – 86 86 – 88
Số gói mì 12 17 35 25 11
Với mức ý nghĩa 4%, nếu nói rằng trọng lượng trung bình một gói mì trong siêu thị A
nhỏ hơn 85g thì có chấp nhận được không? Tính giá trị kiểm định và cho kết luận.
A. -5,14. Chấp nhận ý kiến.
B. -5,14. Bác bỏ ý kiến.
C. -8,09. Chấp nhận ý kiến.
D. -8,09. Bác bỏ ý kiến.
Câu 18: Trọng lượng của một hộp sản phẩm do một máy tự động đóng gói theo thiết kế ban đầu
là 6kg với độ lệch chuẩn là 0,05kg. Nghi ngờ sau thời gian hoạt động, máy đóng gói tự
động hoạt động không bình thường làm cho trọng lượng của các hộp sản phẩm tăng lên
so với trước đây. Khảo sát ngẫu nhiên 121 hộp sản phẩm, tính được trọng lượng trung
bình của một hộp sản phẩm là 6,015kg. Với mức ý nghĩa 5%, hãy cho kết luận về nghi
ngờ trên. Tính giá trị kiểm định và cho kết luận.
A. z = 2,57; máy hoạt động bình thường.
B. z = 2,57; máy hoạt động không bình thường.
C. z = 3,3; máy hoạt động không bình thường.
D. z = 3,3; máy hoạt động bình thường.
Câu 19: Một máy sản xuất tự động, lúc đầu tỉ lệ sản phẩm loại A là 45%. Sau khi áp dụng một
phương pháp sản xuất mới, người ta lấy ra 400 sản phẩm để kiểm tra, qua kiểm tra thấy
có 215 sản phẩm loại. Với mức ý nghĩa 5%, phương pháp sản xuất mới có thực sự làm
tăng tỉ lệ sản phẩm loại A lên hay không? Tính giá trị kiểm định và cho kết luận.
A. 3,52. Tỉ lệ sản phẩm loại A tăng lên.
B. 2,29. Tỉ lệ sản phẩm loại A tăng lên.
C. 2,29. Tỉ lệ sản phẩm loại A giảm.
D. 3,52. Tỉ lệ sản phẩm loại A giảm lên.
Câu 20: Một nhà máy chế tạo ô tô cho rằng có 12% ô tô do nhà máy này sản xuất cần phải điều
chỉnh trong 2 năm đầu hoạt động. Người ta tiến hành khảo sát 100 ô tô của nhà máy,
thấy có 14 ô tô cần phải điều chỉnh trong 2 năm đầu hoạt động. Với mức ý nghĩa 1%,
hãy đánh giá về nhận định ban đầu của nhà máy chế tạo ôtô. g là giá trị kiểm định, hãy
chọn đáp án đúng.
A. g = 0,62; chấp nhận nhận định ban đầu.
B. g = -0,62; chấp nhận nhận định ban đầu.
C. g = 3,24; bác bỏ nhận định ban đầu.
D. g = -4,62; bác bỏ nhận định ban đầu.
Câu 21: Người ta điều tra ngẫu nhiên 100 con bò và thu được bảng sau:
Lượng sữa (lít/ngày) 11-13 13-15 15-17 17-19 19-21
Số quả 12 26 28 22 12
Với mức ý nghĩa 5%, có thể cho rằng có dưới 50% con bò cho lượng sữa dưới 15 lít/ngày
hay không? Tính giá trị kiểm định và cho kết luận.
A. z = -2,4; có thể cho rằng có dưới 50% con bò cho lượng sữa dưới 15lit/ngày.
B. z = -2,4; không thể cho rằng có dưới 50% con bò cho lượng sữa dưới 15lit/ngày.
C. z = 2,4; có thể cho rằng có dưới 50% con bò cho lượng sữa dưới 15lit/ngày.
D. z = 2,4; không thể cho rằng có dưới 50% con bò cho lượng sữa dưới 15lit/ngày.
Câu 22: Người ta đo ngẫu nhiên đường kính của 35 trục máy do máy X sản xuất và 37 trục máy
do máy Y sản xuất (giả sử có phân phối chuẩn) tính được giá trị trung bình và độ lệch
chuẩn lần lượt là:
x = 251, 7mm; sx2 = 25 và y = 249,8mm; s y2 = 23
Với mức ý nghĩa 1%, kiểm định giả thuyết H0: “đường kính các trục máy do 2
máy sản xuất là như nhau” có trị tuyệt đối của giá trị thống kê và kết luận là
A. 2,0963, đường kính trục máy Y lớn hơn.
B. 2,0963, đường kính trục máy X lớn hơn.
C. 1,6439, đường kính trục máy X và Y khác nhau.
D. 1,6439, đường kính trục máy X và Y như nhau
Câu 23: Nghiên cứu mức thu nhập năm 2010 của 135 người ở huyện A và 140 người ở huyện B
ta được kết quả:
x (triệu đồng) s (triệu đồng)
Huyện A 38,4 2,8
Huyện B 39 3
Với mức ý nghĩa 5% có thể cho rằng thu nhập trung bình của dân cư ở 2 huyện đó
năm 2010 là như nhau được không? Biết rằng thu nhập hàng năm của dân cư ở 2 huyện
này là các biến ngẫu nhiên độc lập, có phân phối chuẩn. Tìm trị tuyệt đối của giá trị
kiểm định và cho kết luận.
A. 1,7153; thu nhập trung bình của dân cư hai huyện như nhau.
B. 1,7153; thu nhập trung bình của dân cư hai huyện khác nhau
C. 4,7153; thu nhập trung bình của dân cư hai huyện như nhau.
D. 4,7153; thu nhập trung bình của dân cư hai huyện khác nhau
Câu 24: Điều tra về năng suất của một giống lúa tại hai vùng trong tỉnh A ta được kết quả sau:
Vùng Kích thước mẫu Năng suất trung bình (tạ/ha) Độ lệch chuẩn
I 41 27,9512 1,6117
II 60 33,2457 2,1246
Với mức ý nghĩa 5% có thể cho rằng năng suất lúa vùng II cao hơn vùng I không? Cho
kết luận.
A. Năng suất lúa vùng II cao hơn vùng I
B. Năng suất lúa vùng I cao hơn vùng II
C. Năng suất lúa vùng II không cao hơn vùng I
D. Năng suất vùng I không thấp hơn vùng II
Câu 25: Trước bầu cử, người ta thăm dò 1000 cử tri thì thấy có 400 người nói rằng sẽ bỏ phiếu
cho ông A; Một tuần sau (vẫn chưa bầu cử), người ta tổ chức 1 cuộc thăm dò khác và
thấy có 680 trong số 1500 cử tri được hỏi sẽ bỏ phiếu cho ông A; Kiểm định giả thuyết
H0: “tỉ lệ cử tri ủng hộ ông A ở hai lần là như nhau”, với mức ý nghĩa 1% có giá trị thống
kê t và kết luận là:
A. t = 2,13; cử tri ngày càng ủng hộ ông A
B. t = 2,13; cử tri ủng hộ ông A không thay đổi.
C. t = 2,64; tỉ lệ cử tri ủng hộ ông A ở hai lần khác nhau
D. t = 2,64; tỉ lệ cử tri ủng hộ ông A ở hai lần như nhau
Câu 26: Các mẫu điều tra về chất lượng học môn toán cao cấp 1 của khóa năm trước và khóa
năm nay dựa vào tỉ lệ sinh viên đậu cho như sau:
Khóa Kích thước mẫu Số sinh viên đậu
Năm trước 130 120
Năm nay 150 128
Biết rằng chất lượng giảng dạy không thay đổi. Với mức ý nghĩa 5% có thể cho rằng
chất lượng học môn toán cao cấp 1 của khóa trước tốt hơn khóa năm nay không? Tính
giá trị kiểm định và cho kết luận.
A. 1,13; chất lượng học môn toán cao cấp 1 của khóa trước tốt hơn khóa năm nay
B. 1,83; chất lượng học môn toán cao cấp 1 của khóa trước tốt hơn khóa năm nay
C. 2,14; chất lượng học môn toán cao cấp 1 của khóa trước tốt hơn khóa năm nay
D. 2,34; chất lượng học môn toán cao cấp 1 của khóa trước không tốt hơn khóa năm nay
Câu 27: Điều tra ngẫu nhiên 100 sản phẩm của một nhà máy, người ta thu được bảng sau:
Trọng lượng (gam) 10-12 12-14 14-16 16-18 18-20
Số sản phẩm 10 25 38 22 5
Giả sử chi tiêu là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn. Cho biết một số giá trị tới hạn
của phân phối Chi-squared:
 (99;0,05) = 123, 225;  (99;0,95) = 77,046;  (99;0,025) = 128, 422;  (99;0,975) = 73,361
2 2 2 2

.
Với độ tin cậy 90%, ước lượng phương sai trọng lượng của sản phẩm của nhà máy.
A. (2,49; 3,12)
B. (2,05; 2,81)
C. (3,19; 4,26)
D. (3,42; 5,47)
Câu 28: Mức hao phí nguyên liệu để sản xuất một sản phẩm của nhà máy tuân theo qui luật
chuẩn có trung bình 20kg. Khi điều tra mức hao phí nguyên liệu để sản xuất 25 sản
phẩm người ta thu được kết quả:
Mức hao phí nguyên liệu (kg) 19,5 20 20,5
Số sản phẩm 5 18 2
Với mức ý nghĩa 5%, có thể cho rằng phương sai của mức hao phí nguyên liệu là
0,06kg2 hay không? Tìm giá trị kiểm định và cho kết luận.
A. 27,67; Ý kiến sai
B. 22,64; Ý kiến sai.
C. 27,67; Ý kiến đúng
D. 22,64; Ý kiến đúng

You might also like