Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

PHẦN 1: CÔNG THỨC CHUNG CỦA TƯ BẢN


- Bản chất của Tư bản là Quan hệ sx XH
1. Quá trình phát triển của CT chung của tư bản

-> Theo Mác, bất kỳ tiền nào vận động theo công thức T-H-T đều chuyển thành tư
bản

2. So sánh 2 công thức

=> CT chung của Tư bản:


T - H - T’
(trong đó T’ = T + ΔT) -> ΔT là GTTD

- Tư bản là giá trị sinh ra giá trị thặng dư

3. Mâu thuẫn của CT chung của tư bản


- Tư bản không sinh ra trong lưu thông
● Lý do: Giá trị thặng dư (giá trị tăng thêm) không thể tạo ra chỉ bằng cách
trao đổi hàng hóa hay dịch vụ trong lưu thông. Lưu thông chỉ là quá trình trao
đổi giá trị tương đương, không làm tăng thêm giá trị tổng thể của nền kinh tế.
● VD: Giả sử có một người bán táo và một người bán cam, mỗi người đều có
sản phẩm với giá trị tương đương. Khi họ trao đổi táo lấy cam, giá trị tổng
của hai bên vẫn không thay đổi. Không có giá trị thặng dư được tạo ra từ quá
trình này.
- Tư bản không thể nằm ngoài lưu thông
● Lý do: Để giá trị thặng dư được thực hiện và chuyển đổi thành tiền, quá trình
này phải diễn ra trong lưu thông. Tư bản cần tham gia vào quá trình mua bán
và trao đổi trên thị trường để tăng trưởng và sinh lời.
● Một nhà sản xuất sử dụng tư bản để mua nguyên liệu, thuê lao động sản xuất
hàng hóa, sau đó bán sản phẩm trên thị trường. Việc bán sản phẩm trên thị
trường là quá trình lưu thông, nơi giá trị thặng dư được hiện thực hóa dưới
dạng lợi nhuận.

—--------------------------------------------------------------------------------------

PHẦN 2: HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG:


1. Phân tích

- TLSX: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên nhiên vật liệu -> dịch chuyển giá trị sp
mà ko làm tăng lên tổng giá trị

2. Hàng hóa sức lao động


2.1. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa sức lao động: 2 điều kiện
● Người lao động phải được tự do về thân thể
● Người lao động không có LSX và không có của cải, muốn sống anh ta phải
bán SLĐ (trong thời gian nhất định)
-> SLĐ và TLSX là 2 yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất để tạo ra sản
phẩm
2.2. Thuộc tính của hàng hóa sức lao động: gồm 2 thuộc tính
- Giá trị của hàng hóa sức lao động
● Tư liệu sinh hoạt cho người công nhân (đồ ăn, nước uống,..)
● Phí tổn đào tạo công nhân
● Tư liệu sinh hoạt cho con cái người nông dân (con cái người công nhân là
nguồn lao động kế tiếp, duy trì nguồn sức lao động khi người công nhân già
yếu và mất đi)
-> Nhu cầu tư liệu sinh hoạt của công nhân khác nhau từng giai đoạn, từng
khu vực (xưa: ăn no, mặc ấm - nay: ăn ngon, mặc đẹp)
- Giá trị của hàng hóa SLĐ phụ thuộc vào: NSLĐ xã hội, nhất là trong những ngành
sx tư liệu sinh hoạt
VD: Giả sử ban đầu để sản xuất một chiếc bánh mì cần 2 giờ lao động. Nếu NSLĐ
xã hội trong ngành sản xuất bánh mì tăng lên, chỉ cần 1 giờ lao động để sản xuất
một chiếc bánh mì. Do đó, giá trị hàng hóa SLĐ trong ngành sản xuất bánh mì giảm
đi, vì lượng lao động cần thiết để sản xuất một chiếc bánh mì giảm xuống.

* Bản chất của tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động; là giá cả
của sức lao động
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
● Đn: Là công dụng của SLĐ có thể thỏa mãn nhu cầu của người mua vào
qtrinh sản xuất
● Ví dụ: Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động của người công nhân dệt vải
là: kỹ năng, năng suất lao động, tay nghề
=> Hàng hóa SLĐ có giá trị sử dụng đặc biệt: Khi sdung nó có thể tạo ra 1 giá trị lớn
hơn giá trị bản thân nó

—--------------------------------------------------------------------------------------

PHẰN 3: SẢN XUẤT GTTD - TƯ BẢN BẤT BIỂN, TƯ BẢN KHẢ BIẾN
1. Đặc điểm quá trình sản xuất TBCN:
- Thống nhất giữa Sản xuất GTSD và GTTD
Mục đích của TB là thặng dư -> phải sx hàng hóa có giá trị sử dụng nhất định
-> Không có GTSD thì không có GTTD
- Công nhân phải làm việc dưới sự kiểm soát của nhà TB và sp thuộc về TB - điều
kiện cần thiết

2. Ví dụ sản xuất sợi:


=> Mác phát hiện ra rằng hàng hóa SLĐ là hàng hóa đặc biệt bởi khi sử dụng nó có
thể tạo ra gtri lớn hơn gtri của bản thân nó
- Kết luận:
● GTTD (m) là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị SLĐ do người lao động
làm thuê tạo ra nhưng bị nhà TB chiếm đoạt
● Ngày lao động của công nhân được chia làm 2 phần:
+ Người nhân tái sản xuất ra SLĐ gọi là tgian lao động cần thiết
+ Thời gian còn lại gọi là tgian lao động thặng dư
● TB là giâ trị mang lại GTTD bằng cách bóc lột lao động làm thuê

3. Tư bản bất biến - khả biến


- TLSX: máy móc thiết bị nha xưởng + nguyên nhiên vật liệu
- SLĐ: Hàng hóa SLĐ
- Tư bản khả biến và tư bản bất biến thuộc phạm trù Tư bản tiền tệ

- Kí hiệu:
● Tư bản bất biến (TLSX): C
● Tư bản khả biến (SLĐ): V
3.1. Tư bản bất biến (không làm gia tăng giá trị của sản phẩm)
C= C1 + C2

- Máy móc, thiết bị, nhà xưởng: C1


-> Dịch chuyển dần dần gtri sản phẩm thông qua Hao mòn
- Nguyên - nhiên vật liệu: C2
-> Dịch chuyển hết vào Quá trình sản xuất
=> TB bất biến chỉ là điều kiện cần cho qtrinh sx và tăng năng suất lao động
3.2. Tư bản khả biến (tăng lên trong qtrinh sản xuất)
- Kn: TBKB là phần TB mà nhà TB dùng để mua SLĐ, tức là tiền lương trả cho công
nhân (biểu hiện qua Tiền công)
- Sinh ra GTTD (m)
- Trong qtrinh sx, TBKB có thể tăng lên do NSLĐ, mở rộng quy mô sx, tăng cường
đầu tư vào lđộng
VD: Giả sử ban đầu công ty có 100 công nhân với tổng tiền lương là 1 triệu USD (tư
bản khả biến). Nếu công ty mở rộng quy mô sản xuất và tuyển thêm 50 công nhân,
tổng tiền lương tăng lên thành 1,5 triệu USD, tức là tư bản khả biến tăng lên.
=> Tư bản khả biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái SLĐ ko tái hiện ra của
công nhân
3.3. Công thức giá trị của hàng hóa
- Giá trị hàng hóa: G
- Tư bản bất biến: C=C1 + C2
- Tư bản khả biến: V
- Giá trị thặng dư: m
Giá trị hàng hóa: G = C + V + m =>

------------------------------------------------------------------------------------------

PHẦN 4: BẢN CHẤT TIỀN CÔNG TRONG CNTB


1. Bản chất của tiền công trong CNTB
- Kn: Tiền công là giá cả của hàng hóa SLĐ, nhưng biểu hiện ra bên ngoài như là giá
cả của lao động
- 2 hình thức tiền công:
+ Trả theo thời gian lao động
+ Trả theo số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc CN đã hoàn thành

2. Các loại tiền công: 2 loại


- Tiền công danh nghĩa
● Là số tiền mà người lđộng nhận được sau khi làm việc
● Tiền công danh nghĩa là giá cả thị trường của hàng hóa SLĐ
● Phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu về hàng hóa SLĐ
- Tiền công thực tế:
● Là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lđộng có thể mua được
bằng tiền lương danh nghĩa
● Có quan hệ tỉ lệ thuận với tiền lương danh nghĩa
● Tỷ lệ nghịch với giá cả tư liệu SH và dịch vụ khi các điều kiện khác ko đổi

—-----------------------------------------------------------------------------------------

PHẦN 5: TUẦN HOÀN, CHU CHUYỂN CỦA TƯ BẢN


1. Tuần hoàn của tư bản
- CT chung của TB:
T - H - T’ (T’= T + Δt)

- Tuần hoàn TB trải qua 3 giai đoạn, tồn tại dưới 3 hình thức , thực hiện 3 chức năng
và quay về hình thái ban đầu có mang theo GTTD
2. Chu chuyển của tư bản (quá trình xoay vòng vốn)
- CCTB do bằng:
+ Tgian du chuyển của TB
+ Tốc độ chu chuyển của TB: số vòng của TB/năm
● n: số vòng chu chuyển TB
● CH: tgian của 1 năm
● ch: tgian 1 vòng chu chuyển của TB
=> Số vòng chu chuyển TB:

—-----------------------------------------------------------------------------------------

PHẦN 6: TƯ BẢN CỐ ĐỊNH, TƯ BẢN LƯU ĐỘNG

Tư bản sx = Tư bản cố định + Tư bản lưu động


- Căn cứ vào phương thức chu chuyển giá trị của TB sx vào giá trị sản phẩm,
C.Mác chia TB ra thành: TB cố định và TB lưu động
6.1. Tư bản cố định
- Là bộ phận TB sx tồn tại dưới hình thái Tư liệu lao động
- Đặc điểm:
● Tgia vào toàn bộ qtrinh sx
● Nhưng gtri của nó chỉ chuyển dần dần, từng phần vào gtri sản phẩm theo
mức độ hao mòn
- Có 2 loại hao mòn:
● Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn về GTSD và GT do qtr sử dụng và tác động
của tự nhiên làm cho máy móc bị hỏng or phải thay thế
● Hao mòn vô hình:
6.2. Tư bản lưu động
- Là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái sức lao động, nguyên nhiênvật
liệu, vật liệu phụ, giá trị của nó được chuyển một lần, toàn phần vào giá trị sản
phẩm khi kết thúc từng quá trình sản xuất.
- Tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư bản cố định.

—-----------------------------------------------------------------------------------------

PHẦN 7: TỶ SUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ KHỐI LƯỢNG GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
- GTTD là phạm trù riêng của PTSX TBCN
1. Tỷ suất GTTD
- Kn: Tỷ suất GTTD là tỷ lệ phần trăm giữa GTTD và TB khả biến cần thiết để tạo ra
GTTD đó
- Tỷ suất GTTD thể hiện trình độ bóc lột GTTD của nhà
tư bản m
m’ = . 100%
V
- Công thức 1:

trong đó: m’: tỷ suất GTTD


m: GTTD
V: tư bản khả biến

- Công thức 2: t'


m’ = .100%
t

trong đó: m’: tỷ suất GTTD


t: thời gian lđộng cần thiết
t’: thời gian lao dộng thặng dư
- Bài tập

2. Khối lượng GTTD


- Kn: Khối lượng GTTD là lượng giá trị thặng dư được tính bằng tiền mà nhà TB thu
được trong 1 thời gian nhất định
- Khối lượng GTTD phản ánh Quy mô bóc lột của tư bản đối với lđộng làm thuê

- Công thức M = m’ . V
trong đó: M: khối lượng GTTD
V: tổng tư bản khả biến
m’: tỷ suất GTTD

3. Bài tập

4. Tóm tắt CT

—-----------------------------------------------------------------------------------------

PHẦN 8: PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GTTD: 2 phương pháp

- Lịch sử pt của LLSX và của NSLĐ XH dưới CNTB trải qua 3 giai đoạn:
● Hợp tác giản đơn
● Công trường thủ công
● Đại CN cơ khí
-> Đó là qtrinh nâng cao trình độ bóc lột GTTD tương đối

1. Phương pháp sản xuất GTTD tuyệt đối


- Phương pháp: Kéo dài ngày lao động
- Kn: GTTD tuyệt đối là GTTD thu được do kéo dài ngày lđộng vượt quá tgian lđộng
tất yếu, trong khi NSLĐ, thời gian lđộng tất yếu và giá trị SLĐ không thay đổi
- Bài toán
- Được áp dụng phổ biến ở thời kỳ đầu của CNTB → dẫn đến phong trào đấu tranh
giảm giờ lđộng của công nhân

2. Phương pháp sx GTTD tương đối


- Phương pháp: Rút ngắn thời gian lao động cần thiết, giữ nguyên hoặc rút ngắn độ
dài ngày lđộng
→ Cần tăng NSLĐ trong các ngành sx ra tư liệu sinh hoạt
- Kn: GTTD tương đối là GTTD thu được nhờ rút ngắn thời gian lđộng tất yếu, do đó
kéo dài thời gian lđộng thặng dư trong khi độ dài ngày lđộng không đổi thậm chí rút
ngắn
- Bài toán

- Với CNTB, việc áp dụng máy móc ko làm giảm cường độ lđộng của công nhân mà
để tăng CĐLĐ của công nhân → Sự căng thẳng về thần kinh thay thế cho cường độ
lđộng của cơ bắp

3. GTTD siêu ngạch


- Kn: GTTD siêu ngạch là phần GTTD thu được do tăng NSLĐ cá biệt, làm cho gtri cá
biệt của hàng hóa thấp hơn gtri thị trường của nó
- Là động lực mạnh nhất để thúc đẩy các nhà TB cải tiến kỹ thuật,...
- Theo Mác, GTTD siêu ngạch là hình thái biến tướng của GTTD tương đối

4. So sánh GTTD tương đối vời GTTD siêu ngạch


● GTTD tương đối -> NSLĐ XH -> Toàn bộ gc tư sản thu được -> Thể hiện mqh
bóc lột của toàn bộ gc tư sản với gc công nhân làm thuê
● GTTD siêu ngạch -> NSLĐ cá biệt -> Chỉ TB cá biệt thu được -> Thể hiện mqh
cạnh tranh giữa các nhà TB
—-----------------------------------------------------------------------------------------

PHẦN 9: BẢN CHẤT TÍCH LŨY TƯ BẢN


1. Bản chất tích lũy tư bản
- Tái sản xuất:
● Tái sx giản đơn: sx được lặp lại với quy mô như cũ
vdu: Nhà TB thu được 100tr + 20ttr = 120tr, trong đó 20tr là GTTD -> nhà TB
lấy 20tr để mua tư liệu sinh hoạt cho gia đình
● Tái sx mở rộng: sx được lặp lại với quy mô và trình độ lớn hơn
vdu: Nhà TB thu được 100tr + 20ttr = 120tr, trong đó 20tr là GTTD -> nhà TB
lấy 10tr để tiêu dùng cho gia đình, 10tr còn lại tiếp tục đầu tư tái sx
- Kn tích lũy tư bản: Bản chất của tích lũy tư bản là qtrinh tái sản xuất mở rộng của
TBCN, thông qua việc biến GTTD thành TB phụ thêm để mở rộng quy mô sản xuất,
hay nói cách khác nhà TB không sd hết GTTD thu được cho tiêu dùng cá nhân mà
biến nó thành tư bản phụ thêm.
-> Nguồn gốc của tích lũy TB là GTTD

2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy


- Phụ thuộc:
● Tỷ suất GTTD
● NSLĐ
● Sdụng hiệu quả máy móc
● Đại lượng tư bản ứng trước

3. Các hình thức biểu hiện của GTTD trong nền KTTT
3.1. Lợi nhuận
a. Chi phí sản xuất
- CPSX TBCN là phần gtri của hàng hóa, bù lại giá cả của những TLSX đã tiêu
dùng và giá cả của SLĐ đã đc sdung để sx ra hàng hóa ấy
● Kí hiệu: k

● Công thức: k=C+V

- Giá cả sx = Chi phí sx + Lợi nhuận bình quân


b. Bản chất lợi nhuận
- GTTD, đc quan niệm là con đẻ của toàn bộ TB ứng trước, mang hình thái
chuyển hóa là lợi nhuận
- Lợi nhuận là hình thái biểu hiện của GTTD trên bề mặt nền KTTT
- Lợi nhuận chính là mục tiêu, động cơ, động lực của hđộng sx, kinh doanh
trong nền KTTT
c. Tỷ suất lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm giữa GTTD và toàn bộ tư bản
ứng trước

- Công thức: m
P’ =
C+V

d. Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận


● Tỷ suất GTTD
● Cấu tạo hữu cơ của TB
● Tiết kiệm TB bất biến
● Tốc độ chu chuyển của TB
e. Lợi nhuận bình quân
- Là lợi nhuận bằng nhau của những TB như nhau đầu tư vào các ngành khác
nhau
f. Lợi nhuận thương nghiệp
- Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá
trình sản xuất mà tư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương nghiệp, để
tư bản thương nghiệp bán hàng hóa cho mình.
- Lợi nhuận thương nghiệp là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư. Nguồn
gốc của nó cũng là một bộ phận lao động không được trả công của công
nhân.

3.2. Lợi tức


a. Lợi tức
- Là sự hình thành TB cho vay trong nền KTTT TBCN. Đây là phần lợi nhuận mà
người cho vay nhận được từ người vay vốn. Đây là khoản tiền mà người vay
phải trả thêm ngoài số tiền gốc đã vay, như là chi phí cho việc sử dụng vốn
của người cho vay.
- VD: Tiền gốc: 100.000 USD
Lãi suất: 5%/năm
Lợi tức: 5.000 USD
b. Đặc điểm của TB cho vay trong CNTB
- Quyền sdung tách khỏi quyền sở hữu
● Khi tư bản được cho vay, quyền sử dụng vốn chuyển từ người sở hữu
(người cho vay) sang người vay, nhưng quyền sở hữu vẫn thuộc về
người cho vay.
● Người vay chỉ có quyền sử dụng số tiền này trong một khoảng thời
gian nhất định và phải trả lại cả gốc lẫn lãi.
- Là hàng hóa đặc biệt
● Tư bản cho vay là hàng hóa đặc biệt vì nó không phải là hàng hóa vật
chất thông thường mà là tiền tệ.
● Giá trị của tư bản cho vay được xác định bởi lãi suất, và nó có khả
năng sinh lợi từ việc cho vay.
- Là hình thái TB được sùng bái nhất
● Vì khả năng sinh lợi từ lãi suất mà không cần tham gia trực tiếp vào
quá trình sản xuất. Chủ sở hữu tư bản chỉ cần cho vay và nhận lãi suất,
tạo ra lợi nhuận một cách thụ động.

3.3. Địa tô tư bản chủ nghĩa


a. Khái niệm
- Địa tô tư bản chủ nghĩa là phần lợi nhuận mà nhà tư bản thuê đất phải trả
cho chủ sở hữu đất đai. Đây là khoản thu nhập mà chủ đất nhận được do
quyền sở hữu đất đai mà không cần phải tham gia vào quá trình sản xuất.
- Địa tô tư bản chủ nghĩa được tạo ra từ giá trị thặng dư sản xuất trên đất đai.
- VD: Tiền thuê đất (địa tô): 5.000 USD/năm
Lợi nhuận từ việc bán lúa: 20.000 USD/năm
b. Các hình thức địa tô: 3 hình thức (chênh lệch, tuyệt đối, siêu ngạch)
- Địa tô chênh lệch:
● Là phần địa tô phát sinh do sự chênh lệch về độ màu mỡ và vị trí của
đất đai. Đất đai có độ màu mỡ cao hoặc ở vị trí thuận lợi sẽ tạo ra sản
lượng cao hơn so với đất kém màu mỡ hoặc ở vị trí không thuận lợi.
● Địa tô chênh lệch I: hát sinh do sự khác biệt tự nhiên về độ màu mỡ
và vị trí của đất. Địa tô chênh lệch II: phát sinh do sự đầu tư bổ sung
vào cải thiện đất đai (như sử dụng phân bón, tưới tiêu,...)
● VD: Hai nông dân thuê đất để trồng lúa. Nông dân A thuê một mảnh
đất màu mỡ, gần nguồn nước, và sản xuất được 1 tấn lúa/ha. Nông
dân B thuê một mảnh đất kém màu mỡ, xa nguồn nước, và chỉ sản
xuất được 0,5 tấn lúa/ha. Nông dân A có thể trả địa tô cao hơn cho
chủ đất do năng suất cao hơn, tạo ra địa tô chênh lệch.
- Địa tô tuyệt đối:
● Là phần địa tô mà nhà tư bản thuê đất phải trả cho chủ đất bất kể đất
đó màu mỡ hay không.
● VD: Một nhà nông nghiệp thuê đất từ một chủ đất để trồng ngô. Dù
mảnh đất này không màu mỡ và năng suất thấp, nhà nông nghiệp vẫn
phải trả địa tô cho chủ đất để có quyền sử dụng đất. Nếu địa tô hàng
năm là 2.000 USD, thì đó là địa tô tuyệt đối.
- Địa tô siêu ngạch:
● Là phần địa tô phát sinh do khả năng độc quyền của một số chủ đất,
thường do vị trí đặc biệt hoặc tính chất đặc thù của đất mà không nơi
nào khác có.
● VD: Một khu đất ven biển được cho thuê để xây dựng khu nghỉ dưỡng.
Do vị trí đắc địa, chủ đất có thể yêu cầu một mức địa tô cao hơn nhiều
so với các khu đất khác không có vị trí ven biển. Mức địa tô cao này là
địa tô siêu ngạch, phản ánh giá trị độc quyền của vị trí đặc thù.
c. Giá cả ruộng đất
Mức địa tô hàng năm
Giá cả ruộng đất = Lãi suất tiền gửi ngân hàng

—-----------------------------------------------------------------------------------------

PHẦN 10: PHÂN TÍCH BẢN CHẤT, ĐỘNG CỢ CỦA TÍCH LŨY TB. CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY MÔ TÍCH LŨY TB. HỆ QUẢ CỦA TÍCH LŨY TƯ BẢN

I. TÍCH LŨY TƯ BẢN


1.1. Khái niệm: Tích lũy TB là tư bản hóa GTTD, là biến 1 phần GTTD thành TB phụ
thêm để mở rộng sx, tăng thêm quy mô bóc lột
- Tích lũy TB là 1 phần GTTD làm TB mở rộng sx/Dùng 1 phần tiền lời làm vốn mở
rộng sx
- Để chỉ ra bản chất của tích lũy TB, cần nghiên cứu về tái sx
1.2. Tái sản xuất
- Kn: là qtrinh sx lặp đi lặp lại và đổi mới không ngừng. Được chia làm 2 loại:
● Tái sx giản đơn
● Tái sx mở rộng
1.3. Bản chất của tích lũy TB
- Là sự chuyển hóa 1 bộ phận GTTD thành TB hay là quá trình TB hóa GTTD
- Động cơ thúc đẩy tích lũy và tái sx mở rộng là: Quy luật kinh tế tuyệt đối của CNTB
- Quy luật GTTD. Để thực hiện đc mục đích đó, nhà TB ko ngừng tích lũy để mở rộng
sx, xem đó là phương tiện căn bản để tăng cường chiếm đoạt GTTD. Mặt khác, cạnh
tranh buộc nhà TB ko ngừng gia tăng TB cá biệt bằng cách đẩy nhanh tích lũy TB
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng quy mô tích lũy TB
- Thứ 1: trình độ khai thác SLĐ (nâng cao tỷ suất GTTD - tăng m’)
- Thứ 2: nâng cao NSLĐ
- Thứ 3: sử dụng hiệu quả máy móc (=> giảm V)
- Thứ 4: đại lượng TB ứng trước (vốn)
II. HỆ QUẢ CỦA TÍCH LŨY TƯ BẢN
2.1. Tích lũy TB làm tăng cấu tạo hữu cơ của TB
+ Cấu tạo kỹ thuật của TB (mặt hiện vật của TB): là tỷ lệ giữa số lg TLSX và số lg
SLĐ cần thiết đc sdung trong quá trình sx
Vd: 5 máy móc/1 công nhân
+ Cấu tạo giá trị của TB (mặt giá trị của TB): là tỷ lệ giữa số lượng giá trị của TLSX
và số lượng gtri SLĐ cần thiết để tiến hành sx. Nói cách khác là tỷ lệ giữa TB bất
biến © và TB khả biến (V)
=> Cấu tạo hữu cơ của TB: là cấu tạo gtri của TB do cấu tạo kỹ thuật quyết định và
phản ánh sự thay đổi cấu tạo kỹ thuật của TB
=> Cấu tạo hữu cơ của TB tăng biểu hiện:
● TB bất biến (C ) tăng tuyệt đối và tương đối (nhà xưởng, máy móc tăng cả
tuyệt đối và tương đối)
● TB khả biến (V) có thể tăng lên tuyệt đối nhưng chỉ giảm tương đối
2.2. Tích lũy TB làm tăng tích tụ và tập trung TB
- Tích tụ TB: là sự tăng thêm quy mô TB cá biệt = cách TB hóa gtri thặng dư
-> Phản ánh QHXH của người công nhân và nhà TB, giữa gc công nhân và gc tư
sản
- Tập trung TB (hợp nhất TB cá biệt): là sự tăng thêm quy mô TB cá biệt = cách hợp
nhất nhiều nhà TB cá biệt sẵn có thành 1 nhà TB mới lớn hơn
- Tích tụ và tập trung TB có:
● Điểm giống: đều làm tăng quy mô của TB cá biệt
● Điềm khác:
(1) Tích tụ tăng quy mô TBXH >< Tập trung không làm tăng quy mô TBXH
(2) Tích tụ phản ánh mqh giữa TB và lao động >< Tập trung phản ánh quan
hệ cạnh tranh trong nội bộ giai cấp các nhà TB

2.3. Tích lũy TB làm bần cùng hóa người lao động làm thuê
- 2 loại bần cùng hóa
● Bần cùng hóa tương đối: là biểu hiện ở tốc độ tăng thu nhập của gc tư sản
ngày càng lớn so vs gc vô sản
● Bần cùng hóa tuyệt đối: mức sống của GCCN ngày càng giảm so vs nhu cầu
ngày càng pt của họ và so vs mức sống chung của toàn XH ngày càng tăng

You might also like