Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

CÁC DẠNG BÀI CƠ BẢN TỰ LUẬN ÔN TẬP VẬT LÝ 11 - THI HỌC KỲ II

A. VẬN DỤNG THẤP:


LỰC TƯƠNG TÁC HAI ĐIỆN TÍCH
Câu 1: Tìm lực tương tác giữa hai electron ở cách nhau 1,0.10-10 m trong chân không. (Điện tích của
electron e = -1,6.10-19 C). Vẽ hình minh họa

Câu 2: Độ lớn lực tương tác điện giữa hai điện tích – 2,4 C và điện tích 5,3C đặt cách nhau 58 cm
trong chân không. Vẽ hình minh họa

Câu 3: Lực tương tác điện giữa điện tích 4 C và điện tích -3C là 1,7.10 -1N tính khoảng cách giữa
hai điện tích.

Câu 4: Hai vật tích điện giống hệt nhau tác dụng lên nhau một lực 2.10-2N khi được đặt cách nhau
34 cm. Tính độ lớn điện tích của mỗi vật.

Câu 5: Hai điện tích trái dấu tác dụng lên nhau một lực hút có độ lớn 8 N. Độ lớn lực sẽ là bao nhiêu
nếu dịch chuyển để khoảng cách giữa chúng bằng 4 lần khoảng cách ban đầu?

ĐIỆN TRƯỜNG:
Câu 1: Đặt một điện tích -3.10-6 C tại điểm A trong chân không. Xác định vecto cường độ điện trường
tại B biết AB = 15 cm. Vẽ hình minh họa

Câu 2: Một điện tích q lớn đặt trong chân không cường độ điện trường tại điểm M cách Q là 20 cm
có độ lớn 450 V/m. Tính độ lớn của điện tích q lớn.

Câu 3: Tính độ lớn và vẽ hướng của cường độ điện trường do một điện tích điểm 4. 10-8 C gây ra tại
một điểm cách nó 5 cm trong môi trường có hằng số điện môi là 2.

Câu 4: Một điện tích q = 6.10-9C đặt tại O trong không khí.
a) Xác định điện trường tại điểm M cách O 1 khoảng 5cm?
b) Giả sử điện tích này đặt trong điện trường, chịu lực tác dụng 2.10-4N. Xác định giá trị của điện
trường.
c) Đặt điện tích trong chất lỏng có hằng số điện môi  = 16. Điểm có cường độ điện trường như câu
a cách điện tích bao nhiêu?

-1-
NỘI DUNG: ĐIỆN TRƯỜNG ĐỀU:
Câu 1: Khoảng cách giữa hai bản phẳng song song là 15 mm, hiệu điện thế giữa chúng là 750 V. Lực
tác dụng lên một quả cầu nhỏ tích điện ở trong khoảng không gian giữa hai bản là 1,2.10-7 N. Tính:
a) Độ lớn cường độ điện trường giữa hai bản.
b) Điện tích của quả cầu.

Câu 2: Một quả cầu nhỏ khối lượng 3,06.10-15kg, mang điện tích 4,8.10-18C nằm lơ lửng giữa hai
tấm kim loại song song nằm ngang, nhiễm điện trái dấu, cách nhau 2cm. Lấy g = 10m/s2. Xác định
giá trị Hiệu điện thế giữa hai tấm kim loại.

Câu 3: Trong một điện trường đều, nếu trên một đường sức, giữa hai điểm cách nhau 4 cm có hiệu
điện thế 10 V, giữa hai điểm cách nhau 6 cm có hiệu điện thế là.

NỘI DUNG: CÔNG LỰC ĐIỆN TRƯỜNG, ĐIỆN THẾ, HIỆU ĐIỆN THẾ.
Câu 1: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 4μC dọc theo chiều một đường sức trong
một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1m là

Câu 2: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5C song song với các đường sức trong
một điện trường đều với quãng đường 10 cm là 2J. Độ lớn cường độ điện trường đó là

Câu 3: Khi điện tích dịch chuyển trong điện trường đều theo chiều đường sức thì nó nhận được một công
20J. Khi dịch chuyển theo hướng tạo với hướng đường sức 600 trên cùng độ dài quãng đường thì nó nhận
được một công là

Câu 4: Thế năng của một electron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là
−3, 2.10 −19 J. Xác định Điện thế tại điểm M?

Câu 5: Khi một điện tích q = −2C di chuyển từ điểm M đến N trong điện trường thì công của lực
điện −6 J. Hiệu điện thế UMN có giá trị bao nhiêu?

Câu 6: Ở sát mặt Trái Đất, vectơ cường độ điện trường hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới và có
độ lớn vào khoảng 150 V/m. Hiệu điện thế giữa một điểm ở độ cao 5m so với mặt đất là bao nhiêu?

Câu 7: Có hai bản kim loại phẳng, tích điện trái dấu, nhưng độ lớn bằng nhau đặt song song với nhau
và cách nhau 1cm Hiệu điện thế giữa bản dương và bản âm là 120V. Nếu chọn mốc điện thế ở bản
âm thì điện thế tại điểm M cách bản âm 0,6cm có giá trị?

-2-
Câu 8: Khi một điện tích q = −0, 5C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường thì công
của lực điện −6 J , hiệu điện thế U MN là:
A. 12 V. B. −12 V. C. 3V. D. −3V.

Câu 9: Khi một điện tích q = +2.10−6 C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường thì
công của lực điện −18.10 −6 J. Hiệu điện thế giữa M và N là:
A. 36 V. B. −36 V. C. 9 V. D. −9 V.

Câu 10: Có hai bản kim loại phẳng đặt song song với nhau và cách nhau 2 cm. Hiệu điện thế giữa
bản dương và bản âm là 120 V. Nếu chọn mốc điện thế ở bản âm thì điện thế tại điểm M cách bản
âm 0, 6 cm là

NỘI DUNG: TỤ ĐIỆN


Câu 1: Một tụ điện gồm hai bản song song khoảng cách giữa hai bản là d = 1,00.10-3 m điện dung
của tụ điện là C = 1,77 pF và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện là 3,00 V.
a. Tính độ lớn điện tích của tụ điện
b. Tính độ lớn của cường độ điện trường giữa các bảng

Câu 2: Cho một tụ điện trên vỏ có ghi là 2 uF – 200 V.


a) Đặt vào hai bản tụ điện một hiệu điện thế 36 V. Hãy tính điện tích mà tụ điện tích được.
b) Hãy tính điện tích mà tụ tích được ở hiệu điện thế tối đa cho phép.

Câu 3: Có hai chiếc tụ điện, trên vỏ tụ điện (A) có ghi 2F – 350V, tụ điện (B) có ghi 2,3µF – 300 V.
a) Trong hai tụ điện trên khi tích điện ở cùng một hiệu điện thế, tụ điện nào có khả năng tích điện
tốt hơn?
b) Khi tích điện lên mức tối đa cho phép thì tụ điện nào sẽ có điện tích lớn hơn?

Câu 4: Trên vỏ một tụ điện có ghi 20µF − 200 V. Nối hai bản tụ điện với một hiệu điện thế 120V.
Tụ điện tích được điện tích bao nhiêu?
Câu 5: Một tụ điện phẳng không khí có điện dung 1000 pF và khoảng cách giữa hai bản là 1mm.
Tích điện cho tụ điện dưới hiệu điện thế 60 V. Điện tích của tụ điện và cường độ điện trường trong
tụ điện lần lượt có giá trị bao nhiêu?

Câu 6: Xét các tụ điện giống nhau, có điện dung C = 20 pF. Ghép các
tụ điện thành bộ tụ như hình 15.1 và nối 2 điểm M, N với nguồn điện
có hiệu điện thế U = 12 V. Điện tích của bộ tụ là:

-3-
NỘI DUNG: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN:
Câu 1. Nếu trong khoảng thời gian ∆t = 0,1s đầu có điện lượng q = 0,5C và trong thời gian ∆t' = 0,1s
tiếp theo có điện lượng q' = 0,1C chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn thì cường độ dòng điện trong cả
hai khoảng thời gian đó là

Câu 2. Một dây dẫn bằng kim loại, tiết diện tròn, đường kính tiết diện là d = 2 mm, có dòng điện I = 5
A chạy qua. Cho biết mật độ electron tự do là n = 8,45.1028 hạt electron/m3. Hãy tính tốc độ dịch chuyển
có hướng của các electron trong dây dẫn?

Câu 3. Một dây dẫn kim loại có các electron tự do chạy qua và tạo thành một dòng điện không đổi. Dây
có tiết diện ngang S = 0,6 mm2, trong thời gian 10 s có điện lượng q = 9,6 C đi qua. Biết độ lớn điện tích
của electron là e = 1,6.10-19 C; Mật độ electron tự do là n = 4.1028 hạt/m3. Tính:
a. Cường độ dòng điện qua dây dẫn.
b. Số electron đi qua tiết diện ngang của dây dẫn trong thời gian trên.
c. Tốc độ trung bình của các electron tạo nên dòng điện.

Câu 4. Một dây dẫn kim loại có các electron tự do chạy qua và tạo thành một dòng điện không đổi. Dây
có tiết diện ngang S = 0,6 mm2, trong thời gian 10 s có điện lượng q = 9,6 C đi qua. Biết độ lớn điện tích
của electron là e = 1,6.10-19 C; Mật độ electron tự do là n = 4.1028 hạt/m3. Tính Cường độ dòng điện qua
dây dẫn.

Câu 5. Một điện lượng 6,0 mC dịch chuyển qua tiết diện thẳng của một dây dẫn trong khoảng thời gian
2,0 s. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn bằng

NGUỒN ĐIỆN:
Câu 6. (SBT-KNTT) Một acquy có suất điện động 6 V, sản ra một công là 360 J khi acquy này phát
điện trong 5 phút.
a) Tính lượng điện tích dịch chuyển trong acquy.
b) Tính cường độ dòng điện chạy qua acquy.

Câu 7. (SBT-KNTT) Một bộ acquy đầy điện có thể cung cấp dòng điện 4 A liên tục trong 2 giờ thì phải
nạp lại.
a) Tính cường độ dòng điện mà acquy này có thể cung cấp liên tục trong 40 giờ thì phải nạp lại.
b) Tính suất điện động của acquy nếu trong thời gian hoạt động trên đây, nó sinh ra một công là 172,8 kJ.

-4-
Câu 8. Một bộ acquy có thể cung cấp dòng điện 4 A liên tục trong 2 giờ thì phải nạp lại.
a. Tính cường độ dòng điện mà acquy này có thể cung cấp liên tục trong 40 giờ thì phải nạp lại.
b. Tính suất điện động của acquy này nếu trong thời gian hoạt động trên đây nó sản sinh ra một công là
172,8 KJ.

Câu 9. Một nguồn điện có suất điện động là 12 V, điện trở trong 2 𝛺. Khi mắc nguồn điện này với một
bóng đèn để tạo thành mạch điện kín thì dòng chạy qua có cường độ là 0,5 A
a. Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong 10 phút?
b. Tính số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong khoảng thời gian trên?
c. Xác định công cần thiết của nguồn điện để dịch chuyển một electron từ cực dương sang cực âm của
nguồn.

ĐIỆN TRỞ
Câu 1: (SBT-CD) Đồ thị I – U của một vật dẫn được biểu diễn ở Hình 4.5.
a) Từ đồ thị có thể suy ra định luật nào biểu diễn mối liên hệ giữa I và U?
b) Tính điện trở của vật dẫn này.

Câu 2: Xác định giá trị điện trở của đoạn dây bằng đồng có đường đặc trưng
vôn – ampe như hình 17.3

B. VẬN DỤNG CAO:


NỘI DUNG: MẠCH ĐIỆN
Câu 1: (SBT-CTST) Cho mạch điện như hình ,trong đó nguồn điện có
suất điện động E = 6 V, điện trở trong không đáng kể, bỏ qua
điện trở của dây nối.
Cho R1 = R2 = 30 Ω, R3 = 7,5 Ω
a. Tính cường độ dòng điện I chạy qua mạch chính.
b. Tính cường độ chạy qua điện trở R1.

Câu 2: Cho mạch điện như Hình vẽ bên.


Cho R1 = 1 Ω, R2 = 5 Ω, R3 = 12 Ω, E = 3 V, r = 1 Ω. Bỏ qua điện trở của
dây nối.
a. Tính điện trở của đoạn mạch AB.
b. Tính cường độ dòng điện chạy qua các điện trở R1, R2, R3 và hiệu điện
thế giữa hai đầu mỗi điện trở.

-5-
Câu 3: Cho mạch điện kín như hình vẽ. Biết nguồn điện có suất điện
động E = E = 12 V, điện trở trong r = 12 Ω nối với mạch ngoài gồm
điện trở R1 = 6 Ω, R2 = 4 Ω, R3 = 8 Ω.
Điện trở dây nối không đáng kể.

Câu 4: Cho mạch điện có sơ đồ như Hình 24.2 Biết 𝑅2 = 2Ω, 𝑅3 =


3Ω. Khi K mở, vôn kê chỉ 6 V. Khi K đóng vôn kế chỉ 5,6 V và ampe
kế chỉ 2A.
a) Tính suất điện động và điện trở trong của nguồn điện.
b) Tính 𝑅1 và cường độ dòng điện qua 𝑅2 và 𝑅3 .

TỤ ĐIỆN
Câu 1: 4 Tụ điện được mắc nối tiếp (hình 3.12) C1 = 3,0 F;
C2 = 6,0 F; C3 = 12 F; C4 = 24 F; U = 18 V
a. Tính điện dung tương đương của bộ tụ điện.
b. Tính điện tích của tụ điện có điện dung C3.
c. Tìm hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện có điện dung C3.

Câu 2: Một tụ điện có điện dung C1 = 0,2 μF khoảng cách giữa hai bản là d1 = 5 cm được nạp điện
đến hiệu điện thế U = 100 V.
a) Tính năng lượng của tụ điện.
b) Ngắt tụ ra khỏi nguồn điện. Tính độ biến thiên năng lượng của tụ khi dịch 2 bản lại gần còn
cách nhau d2 = 1 cm. Biết điện dung tụ điện tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai bản tụ

Câu 3: Hai tụ điện có điện dung lần lượt là C1 = 100 µF; C2 = 50 µF


và được mắc vào nguồn điện như hình vẽ. Biết hiệu điện thế giữa hai
cực của nguồn điện là U = 12 V. Tính:
a) Điện dung của bộ tụ điện,
b) Hiệu điện thế giữa hai bản của mỗi tụ điện,
c) Điện tích của mỗi tụ điện

-6-

You might also like