ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ CUỐI HỌC KÌ II LỚP 10 - 2023-2024

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ CUỐI HỌC KÌ II LỚP 10 - 2023-2024

Bài 11. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam
1. Thành phần dân tộc theo dân số

- Khái niệm dân tộc:


+ Bao gồm toàn thể cư dân của quốc gia, đất nước (dân tộc Việt Nam)
+ Những cộng đồng người có chung ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác dân
tộc (Kinh)

- Dân tộc Kinh chiếm 85,32% ~ 85 triệu người


- Các dân tộc thiểu số 14,68%
- Dân tộc đa số: dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số
- Dân tộc thiểu số: dân tộc có dân số ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ
nước CHXHCN Việt Nam

2. Thành phần dân tộc theo ngữ hệ


- Khái niệm ngữ hệ: Nhóm ngôn ngữ cùng nguồn gốc, có những đặc điểm giống nhau
về ngữ pháp, hệ thống từ vựng cơ bản, thanh điệu và ngữ âm…
- Mỗi ngữ hệ có thể bao gồm 1 hay nhiều nhóm ngôn ngữ

- Ngữ hệ Nam Á:
+ Nhóm ngôn ngữ Viêt - Mường: Kinh, Mường …
+ Nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me: Khơ-me, Khơ mú…

- Ngữ hệ Thái - Ka đai:


+ Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái: Tày, Thái, Nùng …
+ Nhóm ngôn ngữ Ka-đai: Pu Péo, La Chí…

- Ngữ hệ Mông - Dao:


+ Nhóm ngôn ngữ Mông - Dao: Mông, Dao…

- Ngữ hệ Nam Đảo


+ Nhóm ngôn ngữ Ma-lay-ô, Pô-li-nê-di: Chăm, Gia Rai, Ê Đê…

- Ngữ hệ Hán - Tạng


+ Nhóm ngôn ngữ Hán/ Hoa: Hoa, Hán…
+ Nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến: Lô Lô, Si La
Bài 12. Khái quát về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam
1. Đời sống vật chất

a) Một số hoạt động kinh tế


i. Sản xuất nông nghiệp

- Canh tác lúa nước ở đồng bằng (hoạt động chính của dân tộc Kinh) gắn liền với
+ Trị thủy
+ Xây dựng hệ thống thủy lợi (đắp đê, tạo kênh dẫn nước ở ĐBBB, đắp đê
ngăn nước biển, thua chau… ở ĐBNB)
+ Lúa gạo là nguồn lương thực chính
- Trồng khoai, sắn, cây rau củ, cây ăn quả…
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt- nuôi trồng hải sản

- Các dân tộc thiểu số phát triển hoạt động canh tác nương rẫy
+ Lúa, khoai, sắn, cây ăn quả…
+ Canh tác lúa nước ở thung lũng chân núi/ ruộng bậc thang trên sườn
+ Người Khơ-Me và Chăm ở ĐBSCL cũng canh tác lúa nước

ii. Thủ công nghiệp


- Gốm, dệt, đan, rèn, mộc…
- Dân tộc thiểu số phát triển nhiều nghề thủ công nghiệp mang bản sắc của từng tộc

- Nghề dệt, đan ra đời sớm, phát triển mạnh ở hầu hết các dân tộc
- Nghề gốm, rèn, đúc đồng ra đời sớm nhưng ít phổ biến hơn
(Những SP thủ công chủ yếu đáp ứng nhu cầu của người địa phương)

iii. Thương nghiệp


- Nơi cư trú của các DT có những làng chuyên chồng/ nuôi một số lĩnh vực để bán
cho cư dân trong khu vực/ QG khác
- Xuất hiện chợ/ làng/ phố/ cảng buôn, nơi diễn ra hoạt động trao đổi buôn bán hàng
hóa quan trọng

- Ở các dân tộc còn lại, thương nghiệp kém phát triển hơn
+ Chủ yếu thu hái đặc sản tự nhiên
+ Sử dụng sản phẩm dư thừa để bán lấy tiền mua những sản phẩm cần thiết
không làm ra được

- Đem lại nguồn thu cho các DT ở vùng ĐB, ven biển, khu trung tâm
b) Ăn, mặc, ở
Người Kinh
- Bữa cơm truyền thống: cơm, rau, cá
+ Chế biến từ gia cầm gia súc
- Nước uống đun sôi với lá, hạt cây

- Trang phục gồm áo, quần/ váy kết hợp thêm mũ, khăn…
- Trang sức vòng, nhẫn, dây chuyền…
- Ngày nay chịu ảnh hưởng từ VH phương Tây

- Ở nhà trệt, xây bằng gạch/ đắp đất


- Ngày nay nhiều chung cư và nhà nhiều tầng

Dân tộc khác


- Cơm, rau, cá
- Đa dạng dạng nguyên liệu, công cụ, cách chế biến

- Trang phục may từ vải bông, vải tơ tằm, vải lanh


- Trang phục truyền thống ở miền Bắc
+ Áo, quần
+ Phụ nữ 1 số dân tộc mặc áo nhiều hoa văn
- Trang phục truyền thống ở miền Nam
+ Khi trời nóng, nam đóng khố, cởi trần (mặc áo)
+ Khi trời trời lạnh, nam và nữ đều khoác thêm vải
+ Dùng trang sức có nguồn gốc từ động vật, thực vật

- Chủ yếu ở nhà bằng gỗ, tre, nứa, lá… (nhà trệt/ nhà nửa sàn nửa trệt)

c) Đi lại, vận chuyển


- Trước đây vận chuyển bằng vai, xe trâu, bò kéo, ngựa…
- Ngày nay có ô tô, tàu thủy, máy bay…

- Dân tộc miền núi chủ yếu đi bộ và chuyển đồ bằng gùi


- Thuần phục trâu, ngựa, voi và sử dụng xe, thuyền…
2. Đời sống tinh thần
a) Tín ngưỡng tôn giáo
Người Kinh
- Tổ chức nghi lễ cúng tự nhiên
- Thờ cùng tổ tiên, người có công với cộng đồng, thờ Mẫu, thờ Thành hoàng làng…

- Tiếp thu các tôn giáo trên thế giới (Phật giáo…)
- Xây nhiều công trình liên quan (đình, đền, chùa..)
- Các nghi lễlieen quan đến tôn giáo (Lễ Phật Đản…)

Dân tộc thiểu số


- Thờ tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh…
- Đang chịu ảnh hưởng bởi các tôn giáo thế giới

b) Phong tuc, tập quán, lễ hội


Người Kinh:
- Chu kì vòng đời (sinh đẻ, cưới xin, tang ma…)
- Chu kì canh tác (xuống đồng, cơm mới…)
- Chu kì thời gian (Tết Nguyên Đán, Trung Thu…)

- Hệ thống lễ hội liên quan đến tín ngưỡng dân gian, lễ hội tôn giáo, tưởng nhớ các
anh hùng dân tộc

Dân tộc thiểu số


- Chu kì vòng đời (sinh đẻ, cưới xin, tang ma…)
- Chu kì canh tác (làm đất , thu hoạch…)
- Có một số dân tộc có chu kì thời gian (Tết Nguyên Đán, Trung Thu…)

- Lễ Thổi tai (đặt tên) nghi lễ đầu của mỗi người và phổ biến của hầu hết các dân tộc
thiểu số

- Chủ yếu tổ chức với quy mô làng, bản, tộc người


- VD: Lễ tế thần, lễ hội cơm mới…
Bài 13. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam
1. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam
a) Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc
- Yêu cầu liên kết để:
+ Trị thủy, làm thủy lợi
+ Phục vụ sản xuất nông nghiệp
+ Tập hợp đấu tranh chống giặc ngoại xâm
=> Hình thành từ thời Văn Lang - Âu Lạc

- Ngày càng được củng cố qua cuộc đấu tranh trong hơn 1000 năm trống lại các triều
đại phong kiến phương Bắc

- Thời kì phong kiến tự chủ luôn được vương triều quan tâm
+ VD: Phong chức tước, gả công chúa cho thủ lĩnh người dân tộc
+ VD: Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên

- Khi cần thiết, chính quyền trung ương cũng sử dụng những biện pháp để giữ gìn sự
thống nhất quốc gia.

- Từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam hình thành (1930), khối đại đoàn kết được:
+ Mở rộng, củng cố, phát triển
+ Trở thành nhân tố quan trọng quyết định sự nghiệp giải phóng dân tộc
+ Thể hiện tập trung trong mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (thành lập
ngày 18/11/1930) với tên Hội Phản đế Đồng minh (nay là Mặt Trận Tổ Quốc
Việt Nam)

b) Vai trò,tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ
nước
- Vai trò quan trọng trong quá trinhg hình thành nhà nước đầu tiên
- Nhân tố quyết định sự thành công của kháng chiến chống quân Tần
+ Thúc Phán - An Dương Vương lãnh đạo (cuối thế kỉ III - đầu thế kỉ II TCN)
+ Sự hình thành của nhà nước Âu Lạc
=> Từ đó về sau, khối đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quyết định sự thành
công của các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm

- Các cuộc chiến chống


+ Quân Nam Hán (938)
+ Quân Tống (1075-1077)
+ Quân Mông Nguyên (1258, 1285, 1287-88)
+ Khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh (1418-1427)
+ Thực dân Pháp, Đế Quốc Mĩ (Thế kỉ XX)
c) Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng Tor
quốc hiên nay
- Cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp
+ Phát triển kinh tế, văn hóa,
+ Giữ gìn ổn định xã hội…
+ Bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền quốc gia
=> Phát huy cao độ khi có thiên tai, dịch bệnh

2. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay
a) Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc
- Nguyên tắc xây dựng khối đoàn kết dân tộc của Đảng:
+ Đoàn kết
+ Bình đẳng
+ Tương trợ nhau cùng phát triển

+ 3 bước được phát triển, khẳng định trên tất cả các văn kiện quan trọng của
Đảng và Nhà nước
+ Quán triệt trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân
+ Được cụ thể hóa trong các thời kì hành động chính sách của Nhà nước Việt
Nam qua các thời kỳ

b) Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc


- Tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực
+ Kinh tế:
● Phát triển miền núi, vùng dân tộc thiểu số
● Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các dân tộc
● Từng bước khắc phục sự chênh lệch kinh tế giữa các vùng
+ Văn hóa
● Xây dựng nền VH Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
+ Xã hội
● Thực hiện chính sách xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
(Xuất phát từ đường lối chung và đặc điểm riêng về trình độ phát triển
và kết cấu xã hội, tập quán, truyền thống)
+ ANQP
● Củng cố địa bàn chiến lược, qiair quyết các vấn đề đoàn kết dân tộc
● Quan hệ dân tộc trong mới liên hệ tộc người, giữa các tộc người và
liên quốc qua trong xu thế toàn cầu hóa.

You might also like