Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

BÀI 1.

CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN


1. Một nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron. Lớp ngoài cùng có 4 electron. Xác định
số hiệu nguyên tử của X. Viết cấu hình e và vị trí của X trong bảng HTTH.
2. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34 hạt, số hạt mang điện nhiều hơn số
hạt không mang điện là 10 hạt. Tìm X và xác định vị trí của X trong bảng HTTH.
3. Tổng số hạt trong nguyên tử của nguyên tố X là 40. Nguyên tử X có 3 electron ở lớp
ngoài cùng. Tìm X và xác định vị trí của X trong bảng HTTH.
4. Ion X2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng: 3d4. Xác đinh vị trí của X trong bảng HTTH.
5. Ion R+ và X2- đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Xác định vị trí của
nguyên tố R, X trong BTH. Viết công thức oxit cao nhất của R, X.
6. Trong ion R2+ có tổng số hạt là 78, trong đó số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt
mang điện tích âm là 7. Tìm X và xác định vị trí của X trong bảng HTTH.
7. Trong phân tử X2Y có tổng số proton là 22. Biết X và Y là 2 nguyên tố thuộc 2 nhóm A
liên tiếp trong cùng một chu kì. Xác định vị trí của X, Y trong bảng HTTH. Viết công thức
hóa học của X2Y.
8. Trong phân tử XY2 có tổng số proton là 32. Biết X và Y là 2 nguyên tố trong cùng phân
nhóm và thuộc chu kì liên tiếp (ZX > ZY). Xác định tên công thức phân tử XY2. (SO2)
9. Một hợp chất B được tạo bởi một kim loại hóa trị II và một phi kim hóa trị I. Tổng số hạt
trong phân tử B là 290. Tổng số hạt không mang điện là 110. Hiệu số hạt không mang điện
giữa phi kim và kim loại là 70. Tỉ lệ số hạt mang điện của kim loại so với phi kim trong B là
2/7. Tìm A, Z của kim loại và phi kim trên? (CaBr2)
10. A và B là hai nguyên tố ở cùng một phân nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng
HTTH. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32. Hãy viết cấu hình
electron của A, B và của các ion mà A, B có thể tạo thành. So sánh bán kính nguyên tử và ion
của A và B. (Mg và Ca)
11. Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì có tổng số proton trong hai hạt
nhân nguyên tử là 25. X và Y thuộc chu kì và các nhóm nào? (Mg và Al)
12. Ba nguyên tố X, Y, Z ở cùng một chu kì có tổng số hiệu nguyên tử là 39. Số hiệu nguyên
tử của Y bằng trung bình cộng số hiệu của X và Z, Ba nguyên tử trên hầu như không tác dụng
với nước ở nhiệt độ thường. Xác định X, Y, Z. So sánh bán kính nguyên tử và tính kim loại –
phi kim của 2 nguyên tố trên.
13. Cho ion AB32- có tổng số E là 32, A và B có số P = N. Xác định ion AB32-.
14. A, B, C là các kim loại chuyển tiếp và đều thuộc chu kỳ 4 trong bảng tuần hoàn (ZA <
ZB < ZC). Biết rằng tổng số electron lớp ngoài cùng của A, B và C bằng 4; tổng số electron ở
lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng của B là 8. Tìm A, B, C. Viết cấu hình e có thể có
của các ion tạo ra từ 3 nguyên tử đó.

ThS. Nguyễn Trần Xuân Phương


1
15. Cation X+ và anionY2- đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Xác định
công thức phân tử của X và Y. Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử đó.
16. Một hợp chất cấu tạo từ cation M+ và anion X2-. Phân tử M2X co tổng số hạt la 140,
trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hat không mang điện là 44 hạt. Số khối của ion M +
lớn hơn số khối của ion X2- là 23. Tổng số hạt trong ion M+ nhiều hơn trong ion X2- là 31.
Viết cấu hình electron cac ion M+ và X2-. Xác định vị trí của M và X trong bảng HTTH.

BÀI 2. CẤU TẠO PHÂN TỬ - LIÊN KẾT HÓA HỌC


1. Kể tên 10 phân tử có liên kết ion.
2. Kể tên 10 phân tử có liên kết cộng hóa trị.
3. Viết công thức cấu tạo của các phân tử sau: SO2, SO3, H2SO3, H2SO4, P2O5, H3PO4, HNO3,
NH4NO3, CO, CO2. Xác định cơ chế hình thành liên kết trong các phân tử trên.
4. Xác định số liên kết sigma, pi trong các hợp chất hữu cơ sau: CH4, C2H4, C2H2, C3H6,
CH3COOH.
5. Giải thích sự hình thành liên kết NaCl, K2O, BaO, Na2S.

BÀI 3. NHIỆT HÓA HỌC


1. Cho phương trình nhiệt hóa học:
3Fe(r) + 4H2O(k) → Fe3O4(r) + 4H2(k)
o
∆H 298,tt (kcal/mol) 0 -57,8 -267 0
a. Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng trên.
b. Phản ứng trên là thu nhiệt hay tỏa nhiệt? Vì sao?
2. Cho phương trình nhiệt hóa học:
C(gr) + 2N2O(k) → CO2(k) + 2N2(k) ; H0tt = – 557,5 kJ
Biết nhiệt hình thành của CO2(k) = –393,5 kJ/mol. Tính nhiệt hình thành của N2O.
3. Cho phản ứng:
3Fe(r) + 4H2O(k) → Fe3O4(r) + 4H2(k), ∆Ho298 = -35,8 kcal
∆Ho298,tt (kcal/mol) 0 -57,8 ? 0
Tìm nhiệt tạo thành của Fe3O4.
4. Khi đốt cháy than chì bằng oxy người ta thu được 33 g khí cacbonic và có 70,9 kcal thoát
ra ở đktc, vậy nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của khí cacbonic có giá trị là bao nhiêu (kcal/mol)?
5. Viết phương trình nhiệt hóa học của phản ứng đốt cháy lưu huỳnh rắn trong khí N 2O nếu
biết đốt cháy 16g lưu huỳnh đã sinh ra 66,75 kJ nhiệt.
6. Nhiệt đốt cháy một mol NH3:
NH3(k) + 3/O2(k) → 1/2N2(k)+ 3/2H2O(l) là -382,1 kJ.
Xác định nhiệt hòa tan khí NH3 trong nước ở 25 C nếu biết ∆Ho298,tt (H2O,l) = 285,8 kJ/mol,
∆Ho298,tt (NH3,dd) = -81,3 kJ/mol
ThS. Nguyễn Trần Xuân Phương
2
7. Một bệnh nhân nặng 54,0 kg bị sốt đột ngột và tỏa ra một nhiệt lượng là 677,62 kJ. Giả
sử cơ thể bệnh nhân tương đương với 54,0 kg nước tinh khiết không trao đổi nhiệt và chất với
môi trường bên ngoài. Trong thời gian rất ngắn, nhiệt độ của cơ thể bệnh nhân tăng từ t 1 = 36
o
C lên t2 (oC). Biết rằng, nhiệt dung mol đẳng áp của nước = 75,291 J·K–1·mol–1, được coi là
không đổi trong khoảng nhiệt độ từ t1 đến t2. Hỏi nhiệt độ của bệnh nhân lúc đang sốt là bao
nhiêu? Nêu một số biện pháp hạ sốt cho bệnh nhân này và giải thích lý do dùng biện pháp đó.

ThS. Nguyễn Trần Xuân Phương


3

You might also like