Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG


--------o0o--------

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP


Đơn vị thực tập: NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM -
CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

Họ và tên sinh viên: Hồ Mai Ngân


Mã sinh viên: 20D185041
Lớp: K56HH1
Ngành học: Tài chính ngân hàng thương mại
Học vị, họ và tên của GVHD: ThS. Nguyễn Việt Bình

HÀ NỘI, 04/2024
LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể giảng viên Khoa Tài chính –
Ngân hàng đã giảng dạy và cung cấp những kiến thức quý giá nhằm hỗ trợ em vận
dụng trong quá trình thực tập và quan trọng hơn hết là được trang bị nền tảng kiến
thức vững chắc chuẩn bị gia nhập vào đội ngũ lao động.

Em cũng xin cảm ơn toàn thể anh chị nhân viên Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
Việt Nam - Chi Nhánh Hoàn Kiếm rất thân thiện và nhiệt tình chỉ bảo. Đặc biệt em
cảm ơn anh chị chuyên viên phòng Khách Hàng Doanh nghiệp đã tận tình giúp đỡ em
từ khi bắt đầu thực tập và hỗ trợ em. Tuy thời gian thực tập tại đơn vị chỉ vỏn vẹn 2
tháng, nhưng sự hỗ trợ, giúp đỡ và sự chi dạy của anh chị đã giúp em trưởng thành
hơn, rèn luyện kỹ năng làm việc tốt hơn và điều quan trọng em đã học được rất nhiều
từ mỗi anh chị trong tập thể ngân hàng.

Một lần nữa em xin cảm ơn thầy cô cùng toàn thể anh chị tại Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam- Chi Nhánh Hoàn Kiếm đã giúp đỡ, hỗ trợ em hoàn thành
báo cáo. Báo cáo này là đánh dấu cho kết quả của quá trình thực tập tại ngân hàng,
đúc kết lại những kiến thức thực tế nhất em được tiếp thu và đánh giá những kỹ năng
em cần phải trau dồi thêm để đáp ứng cho vị trí chuyên viên tại ngân hàng.

Em xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Việt Bình đã đồng hành và hướng dẫn
em hoàn thành quá trình thực tập và báo cáo thực tập.

Lời cuối cùng em xin chúc các thầy cô giảng viên khoa Tài chính – Ngân hàng
nhiều sức khỏe, đạt nhiều thành công trong công việc giảng dạy và công tác sự
nghiệp. Em xin chúc các anh chị công tác tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt
Nam- Chi Nhánh Hoàn Kiếm nhiều sức khỏe, công việc thuận buồm xuôi gió, ngày
càng phát triển.
MỤC LỤC

MỤC LỤC...................................................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU.........................................................................................................5
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................................5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................................6
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP.......................................................7
1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của đơn vị thực tế..............................................7
1.2. Cơ cấu tổ chức, nhân lực của đơn vị thực tế.........................................................................8
1.3. Các hoạt động kinh doanh chính của đơn vị thực tế...........................................................10
1.3.1. Bối cảnh...........................................................................................................................10
1.3.2. Mục tiêu...........................................................................................................................10
1.3.3. Các sản phẩm và dịch vụ độc đáo....................................................................................11
PHẦN 2: KỸ NĂNG THỰC HÀNH TẠI 1 VỊ TRI CÔNG VIỆC/BỘ PHẬN
NGHIỆP VỤ..............................................................................................................................17
2.1. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của vị trí nhân viên trong bộ phận Khách hàng
Cá nhân......................................................................................................................................59
2.2. Quy trình nghiệp vụ và các tình huống phát sinh tại bộ phận Khách hàng Cá nhân
...................................................................................................................................................63
2.3. Tự nhận xét bản thân về mức độ đáp ứng công việc đối với thực tập sinh........................66
2.4. Các công việc sinh viên đã thực hành tại bộ phận nghiệp vụ.............................................67
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1:Thông tin cơ bản TMCP Ngoại Thương Việt nam .......................................................13
Bảng 2: Bảng lãi suất và điều kiện cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Tiên
Phong (BCCN 3)........................................................................................................................49
Bảng 3: Thông tin của các gói vay mua ô tô tại ngân hàng TPBank.........................................56

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu cổ chức của Ngân hàng TMCP Tiên Phong TPBank chi nhánh
Mỹ Đình.......................................................................................................................................8
Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Phòng Khách hàng Cá nhân của Ngân hàng TPBank Mỹ
Đình (BCCN 1)..........................................................................................................................17
Hình 3: Quy trình thẩm định cho vay cá nhân của ngân hàng Tiên Phong chi nhánh
Mỹ Đình (BCCN 1)...................................................................................................................20
Hình 4: Mô hình cơ cấu tổ chức Phòng Khách hàng Cá nhân của Ngân hàng TPBank
Mỹ Đình (BCCN 2)...................................................................................................................31
Hình 5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Phòng Khách hàng Cá nhân của Ngân hàng TPBank Mỹ
Đình (BCCN 3)..........................................................................................................................41
Hình 6: Mô hình cơ cấu tổ chức Phòng Khách hàng Cá nhân của Ngân hàng TPBank
Mỹ Đình (BCCN 5)...................................................................................................................59
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu từ viết tắt Chữ viết đầy đủ


1 TMCP Thương mại cổ phần
2 CN Chi nhánh
3 KH Khách hàng
4 KHCN Khách hàng cá nhân
5 KHDN Khách hàng doanh nghiệp
6 CV QHKH/RM Chuyên viên quan hệ khách hàng
7 TCTD Tổ chức tín dụng
8 TSĐB Tài sản đảm bảo
9 PGD Phòng giao dịch
10 DVKD Đơn vị kinh doanh
11 CIC Trung tâm Thông tin Tín Dụng
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của đơn vị thực tế

Tên đầy đủ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT
(tiếng Việt) NAM
Tên viết tắt VIETCOMBANK
Tên đầy đủ JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR FOREIGN TRADE OF
(tiếng Anh) VIET NAM
Ngày thành lập 1963
Chủ tịch HĐQT Ông Phạm Quang Dũng
198 Trần Quang Khải, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà
Trụ sở chính
Nội, Việt Nam
Mã chứng khoán VCB
Số ĐKKD 0103024468
Điện thoại 84-24-3934 3137
Website www.vietcombank.com.vn
Vốn điều lệ 47.325.165.710.000 đồng
Trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 Ngân hàng lớn
nhất khu vực Châu Á, một trong 300 Tập đoàn Tài chính Ngân hàng lớn
nhất thế giới, một trong 1.000 Doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu,
có đóng góp lớn vào sự nghiệp phát triển bền vững của Việt Nam,
Tầm nhìn và Sứ Vietcombank tập trung nâng cao trải nghiệm khách hàng, chất lượng
mệnh nguồn nhân lực, quản trị rủi ro... nhằm đảm bảo Vietcombank đáp ứng
các tiêu chí về quản trị, môi trường, xã hội thông qua Hệ thống Quản lý
Môi trường Xã hội (ESMS) và Hệ thống Quản lý rủi ro Môi trường Xã
hội theo định hướng các Chỉ số Phát triển bền vững tại Việt Nam của Bộ
tiêu chuẩn VNSI, từng bước hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững
về Môi trường Quản trị Xã hội (ESG) theo các chuẩn mực quốc tế GRI,
TCFD.
Sáng tạo (Innovative) để mang lại những giá trị thiết thực cho khách
hàng.
Phát triển không ngừng (Continuous) hướng tới mục tiêu mở rộng
danh mục khách hàng, là nguồn tài sản quý giá nhất và đáng tự hào
nhất của Vietcombank.
Lấy sự Chu đáo - Tận tâm (Caring) với khách hàng làm tiêu chí phấn
Giá trị cốt lõi đấu.
Kết nối rộng khắp (Connected) để xây dựng một ngân hàng quốc gia
sánh tầm với khu vực và thế giới.
Luôn nỗ lực tìm kiếm sự Khác biệt (Individual) trên nền tảng chất
lượng và giá trị cao nhất.
Đề cao tính An toàn, bảo mật (Secure) nhằm bảo vệ tối đa lợi ích của
khách hàng, cổ đông.

Hướng tới một Ngân hàng Xanh, phát triển bền vững vì cộng đồng,
hoạt động an sinh xã hội của Vietcombank không ngừng được đẩy
Mục tiêu
mạnh với nhiều chương trình thiết thực, ý nghĩa, được triển khai trên
quy mô lớn,
đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng, xã hội.
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam năm 2022)
Bảng 1: Thông tin cơ bản Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức
tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng thương mại nhà
nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank
chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/06/2008
sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần
đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu
Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán
TP.HCM.
Trải qua 58 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan
trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân
hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo
những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Từ một ngân
hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân
hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính
hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh
doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện
đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…
Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại với việc chuyển đổi thành công hệ thống
ngân hàng lõi (Core Banking) vào đầu năm 2020, Vietcombank có nhiều lợi thế trong ứng
dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Không gian giao dịch công nghệ
số cùng các dịch vụ ngân hàng số đa tiện ích cung cấp cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp
như: VCB Digibank, VCB Pay, VCB - iB@nking, VCB CashUp... đã, đang và sẽ tiếp tục thu
hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen
thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng.
Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một trong những
ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Vietcombank hiện có gần 600 chi nhánh/phòng
giao dịch/văn phòng đại diện/đơn vị thành viên trong và ngoài nước gồm: Trụ sở chính tại Hà
Nội; 116 Chi nhánh; 474 phòng giao dịch; 04 Công ty con ở trong nước (Công ty Cho thuê
tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty Kiều hối, Công ty Cao ốc Vietcombank 198); 03
Công ty con ở nước ngoài (Công ty Vinafico Hongkong, Công ty chuyển tiền Vietcombank
tại Mỹ, Ngân hàng con tại Lào); 01 Văn phòng đại diện tại TP. HCM; 01 Văn phòng đại diện
tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện tại Mỹ; 03 Đơn vị sự nghiệp: Trường đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực; 01 Trung tâm xử lý tiền mặt tại Hà Nội và 01 Trung tâm xử lý tiền
mặt tại Tp. Hồ Chí Minh; 03 Công ty
liên doanh, liên kết. Về nhân sự, Vietcombank hiện có trên 20.000 cán bộ nhân viên. Bên
cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.500 máy ATM và
trên 60.000 đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được
hỗ trợ bởi mạng lưới 1.249 ngân hàng đại lý tại 102 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới…
Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi trường kinh
doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao, Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của
các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cá nhân.
Luôn hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động, Vietcombank liên tục
được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”.
Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có mặt trong Top
500 Ngân hàng hàng đầu thế giới theo kết quả bình chọn do Tạp chí The Banker công
bố; ngân hàng duy nhất của Việt Nam vào Top 30 ngân hàng mạnh nhất khu vực châu Á
- Thái Bình Dương theo đánh giá của The Asian Banker; là đại diện duy nhất của Việt
Nam có mặt trong Top 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu xếp thứ 937 do
Tạp chí Forbes bình chọn. Năm 2020, trong danh sách “100 nơi làm việc tốt nhất Việt
Nam” (do Công ty Anphabe - đơn vị tư vấn tiên phong về giải pháp thương hiệu nhà
tuyển dụng và môi trường làm việc hạnh phúc tại Việt Nam cùng Intage – Công ty
nghiên cứu thị trường hàng đầu Nhật Bản công bố), Vietcombank được bình chọn xếp
thứ 1 toàn ngành ngân hàng, xếp thứ 2 toàn thị trường Việt Nam, duy trì vị thế dẫn đầu 5
năm liên tiếp là ngân hàng có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam.
Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ Vietcombank đã, đang và sẽ luôn nỗ
lực để xây dựng Vietcombank phát triển ngày một bền vững, với mục tiêu đến năm 2025
giữ vững vị trí là ngân hàng số 1 Việt Nam; trở thành một trong 100 ngân hàng lớn nhất
khu vực Châu Á; một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, một
trong 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu, có đóng góp lớn vào sự phát triển
của Việt Nam.
1.2. Cơ cấu tổ chức, nhân lực của đơn vị thực tế
a) Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam-CN Hoàn Kiếm:
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Tiên Phong TPBank chi nhánh Mỹ Đình
10

(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự)

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng Cổ đông.
Ban điều hành: là những người phụ trách điều hành doanh nghiệp theo mục
tiêu, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi vốn có của doanh nghiệp, tổng hợp dữ liệu và
đưa ra các quyết định chiến lược cho công việc kinh doanh ngắn hạn hay dài hạn
của công ty và chịu trách nhiệm cho kết quả kinh doanh này.
Ban kiểm soát: Tổ chức phụ thuộc công ty được lập ra bởi Hội đồng quản trị
nhằm giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung
thực trong việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép sổ sách kế toán
thuế doanh nghiệp, báo cáo tài chính và việc hấp hành điều lệ công ty, nghị quyết,
quyết định của Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị.

1.3. Các hoạt động kinh doanh chính của đơn vị thực tế
1.3.1. Bối cảnh
11

Khi ngành ngân hàng Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của “Big 4”, có cơ hội cho các
ngân hàng tư nhân mới bắt kịp về quy mô và mở rộng địa điểm bằng cách thành lập chi nhánh tại các
địa phương có nhu cầu. trong ít nhất 20 năm, trong khi không tính khả năng cạnh tranh của sản phẩm
hoặc dịch vụ.
Do đó, để rút ngắn khoảng cách cạnh tranh và phát triển so với nhiều ngân hàng thương mại uy
tín và giàu kinh nghiệm trên thị trường, TPBank đã sớm định hướng một chiến lược khác: Tập trung
đầu tư và phát triển công nghệ. khẳng định vị thế là ngân hàng số hàng đầu Việt Nam.
Bên cạnh đó, khi thói quen tiêu dùng ngày càng thay đổi do ảnh hưởng của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 cùng với tác động của thông tư về eKYC của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng
cũng đang gấp rút đẩy nhanh chương trình chuyển khoản. chuyển đổi số để mang đến cho khách
hàng những trải nghiệm tốt nhất, dịch vụ và sản phẩm tốt nhất cũng như tối ưu hóa hiệu quả kinh
doanh.
1.3.2. Mục tiêu
Củng cố vị thế “Ngân hàng số hàng đầu Việt Nam”.
Gia tăng số lượng khách hàng mở và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ đột phá như LiveBank –
mô hình ngân hàng tự động 24/7, QuickPay – thanh toán bằng mã QR, Savy – ứng dụng tiết kiệm
phổ cập, ứng dụng ngân hàng ebank…, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ, năng động quan tâm đến
các dịch vụ ngân hàng tiện lợi, nhanh chóng và có lợi.
1.3.3. Các sản phẩm và dịch vụ độc đáo
Thẻ ATM/Visa/Master Card: được trang bị công nghệ chip thanh toán chống lướt và tính năng
không tiếp xúc (thanh toán không dây)
LiveBank: Mô hình ngân hàng tự động 24/7 với khả năng rút tiền bằng vân tay, mã QR, không
cần sử dụng thẻ vật lý.
Savy: Ứng dụng tiết kiệm điện tử
QuickPay: Ứng dụng thanh toán nhanh với mã QR tiêu chuẩn EMV
Hệ thống Tổng đài: Cho phép xác thực danh tính khách hàng bằng giọng nói.
Phiên bản mới của eBank được TPBank phát hành định kỳ mỗi năm một lần, bổ sung thêm
nhiều tính năng tiện lợi và hữu ích cho khách hàng. Với giao diện thân thiện, tốc độ nhưng vẫn đảm
bảo an ninh, eBank của TPBank đã thu hút đông đảo khách hàng. Từ 150.000 đăng ký mới trong
năm 2017, chỉ một năm sau, eBank đã có hơn 500.000 khách hàng với khối lượng giao dịch trung
bình trên 30 triệu lượt/năm.
Chuyển tiền quốc tế: TPBank hiện đang cung cấp hai gói dịch vụ chuyển tiền từ Việt Nam ra
nước ngoài là: “Chuyển tiền ra nước ngoài với mục đích định cư” và “Chuyển tiền du học định kỳ”
- Chuyển tiền ra nước ngoài với mục đích định cư:
12

+ Đây là gói dịch vụ dành riêng cho công dân Việt Nam đang muốn chuyển tiền ra nước ngoài để
định cư lâu dài.
+ Loại tiền chuyển USD, EUR hoặc các loại ngoại tệ khác theo nhu cầu của khách hàng và phù hợp
với quy định của TPBank.
+ Đặc điểm:
 Hạn mức chuyển tiền cao và cạnh tranh so với các ngân hàng khác
 Số tiền chuyển tối thiểu không quy định
 Mức phí ưu đãi, đặc biệt cho hội viên khách hàng cao cấp
 Dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài với mục đích định cư là dịch vụ chuyển tiền quốc tế dành cho
khách hàng cá nhân là công dân Việt Nam muốn chuyển ra định cư ở nước ngoài
 Mức phí chuyển tiền ưu đãi.
- Chuyển tiền du học định kỳ:
+ Gói dịch vụ này của TPBank ra đời với mục đích hỗ trợ các bậc phụ huynh trong việc chu cấp học
phí, chi phí sinh hoạt và các khoản phụ phí khác cho con em đang theo học tại nước ngoài bằng cả
hình thức chuyển khoản quốc tế TPBank hoặc chuyển tiền trực tiếp tại quầy.
+ Đặc điểm:
 Thủ tục thuận tiện nhất thị trường
 Khách hàng đăng ký tài khoản một lần duy nhất
 Từ lần thứ hai chỉ cần mang chứng minh nhân dân và không cần bổ sung thêm giấy tờ.
Dịch vụ ưu tiên và chuyên biệt:
+ Khách hàng có thể chuyển tiền tại tất cả các chi nhánh của TPBank trên toàn quốc và trải nghiệm
dịch vụ ưu tiên tại 10 điểm chuyển tiền chuyên biệt.
Phí chuyển tiền và tỷ giá tốt:
+ Giảm 50% phí chuyển tiền du học lần đầu tiên
+ Phí chuyển tiền cạnh tranh.
+ Tỉ giá ngoại tệ tốt nhất thị trường
+ Ứng học phí không cần tài sản đảm bảo
+ Ứng trước từ 20% tới 30% học phí không cần tài sản đảm bảo .
+ Hạn mức chuyển tiền cao
+ Ngoài học phí, khách hàng có thể chuyển tiền sinh hoạt phí cho con lên tới 35.000USD/năm (với
nhu cầu gửi hạn mức cao hơn vui lòng cung cấp thêm giấy tờ chứng minh).
- Biểu phí chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài - Chuyển tiền quốc tế TPBank:
Bảng 1.1: Biểu phí chuyển tiền từ quốc tế của TPBank
13

Khoản mục Mức phí ( chưa bao Mức phí tối thiểu Mức phí tối đa
gồm VAT)
Chuyển tiền ra nước 0,2% + điện phí 80000 VNĐ 3200000 VNĐ
ngoài tại quầy
Bên cạnh các sản phẩm thông thường và tiện lợi trên, TPBank còn cung cấp các sản phẩm cho
vay nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng:
1.3.3.1. Cho vay mua ô tô
- Đối tượng khách hàng Doanh nghiệp:
Đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp để mua xe ô tô, phục vụ đi lại, vận tải hàng hóa của
doanh nghiệp hoặc kinh doanh vận tải
Đặc điểm:
+ Tỷ lệ cho vay cao lên tới 100% giá trị tài sản thế chấp
+ Phương thức trả nợ linh hoạt: Gốc + lãi hàng tháng/ hàng quý
+ TSĐB linh hoạt: BĐS, chính xe mua, giấy tờ có giá khác
+ Thời gian xử lý hồ sơ nhanh, thời hạn cho vay tối đa tới 72 tháng
+ Lãi suất vay ưu đãi
Điều kiện để doanh nghiệp được vay mua ô tô tại TPBank: Khách hàng không phát sinh nợ quá
hạn tại TPBank và/hoặc TCTD khác trong 24 tháng, Khách hàng phát sinh doanh thu và có lãi trong
01 năm gần nhất
Hình thức đăng ký vay: Đăng ký trực tuyến qua Webside của TPBank hoặc liên hệ trực tiếp tại
các điển giao dịch của TPBank trên toàn quốc.
- Đối tượng khách hàng cá nhân:
Đặc điểm vay mua ô tô ngân hàng TPBank:
+ Lãi suất 7.2% /năm cố định trong 06 tháng đầu, Phê duyệt nhanh chỉ trong 8 giờ làm việc
+ Trả khoản vay linh hoạt bằng trả góp gốc và lãi hàng tháng, được vay tới 80% giá trị chiếc xe, thời
hạn vay linh hoạt đến 84 tháng
TPBank cho bạn vay vốn mua xe đi lại, xe tải, xe khách:
+ Chấp thuận giải ngân vay mua xe dựa trên đăng ký xe hoặc giấy hẹn trả kết quả đăng ký xe
+ Chấp nhận cho vay thanh toán công nợ với xe đăng kí lần đầu tại VN và thời gian từ khi đăng kí
đến khi gửi hồ sơ cho TPBank không quá 30 ngày.
+ Hỗ trợ KH vay mua xe ô tô không giới hạn hạn mức vay
14

Lưu ý khi vay mua ô tô tại TPBank: Khách hàng sẽ cần phải mua bảo hiểm vật chất thân vỏ xe
trong suốt thời gian vay mua xe ô tô với bên thụ hưởng chỉ định là TPBank. TPBank không nhận
TSBĐ là xe nhập khẩu nguyên chiếc và xuất xứ từ Trung Quốc.
Những giấy tờ cần chuẩn bị khi vay vốn mua xe ô tô tại TPBank:
+ Hồ sơ vay vốn: Đề nghị vay vốn, hợp đồng mua bán xe, giấy tờ đặt cọc…
+ Hồ sơ nhân thân: CMND, Sổ hộ khẩu, tình trạng hôn nhân của khách hàng,…
+ Hồ sơ chứng minh nguồn trả nợ: nguồn thu từ lương, kinh doanh hoặc từ cho thuê tài sản…
1.3.3.2. Cho vay mua nhà
Các sản phẩm vay mua nhà từ TPBank gồm:
- Sản phẩm vay mua nhà có thế chấp:
Đặc điểm và lợi ích của sản phẩm này: Sản phẩm vay mua nhà có thế chấp của TPBank cho
phép khách hàng vay một số tiền lớn để mua nhà và sử dụng tài sản đó làm thế chấp. Điều này giúp
giảm rủi ro cho ngân hàng và đồng thời mang lại lợi ích cho khách hàng với lãi suất thấp và khoản
vay lâu dài.
Yêu cầu và điều kiện vay mua nhà có thế chấp: TPBank áp dụng các yêu cầu và điều kiện cụ
thể cho khách hàng vay mua nhà có thế chấp. Thông thường, những yêu cầu chung bao gồm: tuổi từ
18 đến 65, có nguồn thu nhập ổn định, có khả năng trả nợ, và tài sản thế chấp phải đáp ứng các tiêu
chí xác định.
Quy trình và thủ tục vay mua nhà có thế chấp: Quy trình vay mua nhà có thế chấp từ TPBank
thông thường bao gồm các bước sau:
- Gặp gỡ và tư vấn: Khách hàng gặp gỡ nhân viên của TPBank để được tư vấn về các sản phẩm vay
mua nhà có thế chấp, các điều khoản, lãi suất và thủ tục liên quan.
- Đăng ký vay: Khách hàng nộp đơn đăng ký vay mua nhà và cung cấp thông tin liên quan như tài
liệu cá nhân, giấy tờ nhà đất, và chứng minh khả năng trả nợ.
- Xét duyệt vay: TPBank sẽ tiến hành xét duyệt hồ sơ vay của khách hàng, đánh giá khả năng tài
chính, tín dụng và giá trị tài sản đảm bảo.
- Ký kết hợp đồng và giải ngân: Nếu hồ sơ được chấp nhận, TPBank và khách hàng sẽ ký kết hợp
đồng vay mua nhà và tiến hành giải ngân khoản vay cho khách hàng.
- Việc vay mua nhà có thế chấp từ TPBank mang lại sự linh hoạt và khả năng tiếp cận vốn lớn để
thực hiện mục tiêu sở hữu căn nhà mơ ước.
- Sản phẩm vay mua nhà không có thế chấp: Đặc điểm và lợi ích của sản phẩm này là:
Đặc điểm: Sản phẩm vay mua nhà không có thế chấp của TPBank cho phép khách hàng vay
một số tiền lớn để mua nhà mà không cần sử dụng tài sản nhà đất làm thế chấp. Thay vào đó, ngân
hàng sẽ xem xét khả năng tài chính và tín dụng của khách hàng để đưa ra quyết định vay.
15

Lợi ích: Sản phẩm này mang lại lợi ích cho khách hàng bằng cách giảm bớt khâu thế chấp tài
sản, làm cho quá trình vay mua nhà trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Yêu cầu và điều kiện vay mua nhà không có thế chấp: TPBank áp dụng các yêu cầu và điều
kiện cụ thể cho khách hàng vay mua nhà không có thế chấp. Những yêu cầu thông thường có thể bao
gồm: tuổi từ 18 đến 65, có nguồn thu nhập ổn định và đủ khả năng trả nợ theo quy định của ngân
hàng.
Quy trình và thủ tục vay mua nhà không có thế chấp:
- Gặp gỡ và tư vấn: Khách hàng gặp gỡ nhân viên của TPBank để được tư vấn về các sản phẩm vay
mua nhà không có thế chấp, các điều khoản, lãi suất và thủ tục liên quan.
- Đăng ký vay: Khách hàng nộp đơn đăng ký vay mua nhà và cung cấp thông tin liên quan như tài
liệu cá nhân, giấy tờ liên quan đến tài chính, thu nhập, và các văn bản hỗ trợ khác theo yêu cầu của
TPBank.
- Xét duyệt vay: TPBank tiến hành xét duyệt hồ sơ vay của khách hàng, đánh giá khả năng tài chính,
tín dụng, và khả năng trả nợ theo quy định.
- Ký kết hợp đồng và giải ngân: Nếu hồ sơ vay được chấp nhận, TPBank và khách hàng sẽ tiến hành
ký kết hợp đồng vay mua nhà và thực hiện giải ngân khoản vay.
Sản phẩm vay mua nhà không có thế chấp từ TPBank cung cấp một lựa chọn linh hoạt và
thuận tiện cho khách hàng muốn sở hữu nhà riêng mà không cần tài sản làm thế chấp.
16

PHẦN 2: KỸ NĂNG THỰC HÀNH TẠI 1 VỊ TRI CÔNG VIỆC/BỘ PHẬN NGHIỆP VỤ

SINH VIÊN: HỒ MAI NGÂN


VỊ TRÍ: NHÂN VIÊN PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

2.1. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của vị trí nhân viên trong bộ phận Khách Hàng Cá
Nhân
2.1.1. Hoạt động của phòng Khách hàng cá nhân
Phòng Khách Hàng Cá nhân của Ngân hàng TPBANK Mỹ Đình được tổ chức theo mô hình
sau:
Hình 2.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Phòng Khách hàng Cá nhân của Ngân hàng TPBank Mỹ Đình
(BCCN 3)

Giám đốc mảng


KHCN

Trưởng phòng Trưởng phòng


KHCN 1 KHCN 2

Chuyên viên Chuyên viên


Nhân viên KHCN Nhân viên KHCN
KHCN KHCN

- Giám đốc phòng Khách hàng Cá nhân:


+ Chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động của phòng Khách hàng cá nhân trong việc quản lý điều
hành, phân công nhiệm vụ đến kiểm soát các hoạt động trong phòng theo sự phân công của Ban giám
đốc;
+ Tổ chức xây dựng kế hoạch hàng năm và chiến lược kinh doanh đối với Khách hàng cá nhân tại
Phòng giao dịch phù hợp với định hướng phát triển của hệ thống và mục tiêu kinh doanh được giao
cho Đơn vị;
+ Chỉ đạo các cán bộ dưới quyền thực hiện nghiêm túc các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định
của pháp luật và của TPBANK;
+ Quản lý, kiểm soát, phê duyệt các khoản cấp tín dụng theo phân cấp; kiểm soát tăng trưởng dư nợ,
và huy động vốn từ nhóm khách hàng cá nhân đảm bảo tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và an toàn
trong hoạt động kinh doanh, phù hợp với các quy định của TPBANK và Pháp luật;
17

+ Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Ban giám đốc
- Trưởng Phòng/Trường bộ phận Khách hàng Cá nhân:
+ Quản lý chất lượng nhân viên kinh doanh tại đơn vị như hỗ trợ, đào tạo, kèm cặp,... nhân viên. Cập
nhật và triển khai quy định, chính sách và đảm bảo chất lượng tín dụng và chất lượng dịch vụ khách
hàng.
+ Tổ chức thực hiện các mục tiêu kinh doanh của cá nhân/tổ/bộ phận
+ Phát triển khách hàng mới, chăm sóc và duy trì khách hàng của cá nhân/tổ/bộ phận
+ Thực hiện các công tác khác hỗ trợ kinh doanh, như:
 Thẩm định, lập tờ trình và đề xuất cấp tín dụng trong phạm vi được phân công.
 Định kỳ hoặc đột xuất thực hiện các hoạt động kiểm tra, rà soát, tái đánh giá khách hàng.
 Thực hiện công tác nhắc, thúc nợ.
 Thu thập thông tin thị trường và đối thủ cạnh tranh trong quá trình giao tiếp với khách hàng và khi
được yêu cầu.
 Thực hiện các công việc báo cáo, cập nhật, phản hồi thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo các
thông báo, yêu cầu của cấp quản lý trực tiếp.
- Chuyên viên thuộc phòng Khách hàng Cá nhân:
+ Thực hiện giới thiệu, bán chéo các loại sản phẩm, dịch vụ đối với khách hàng cá nhân như huy
động, cho vay, thanh toán, thẻ, …
+ Tìm kiếm, giới thiệu các khách hàng cá nhân, giới thiệu và bán các sản phẩm và dịch vụ của ngân
hàng dành cho Khách hàng cá nhân theo danh mục sản phẩm.
+ Tiếp nhận hồ sơ, phối hợp với các Tổ, bộ phận nghiệp vụ khác để hoàn thiện Hồ sơ, cung ứng sản
phẩm, dịch vụ cho khách hàng.
+ Chăm sóc khách hàng, thực hiện công tác tiếp thị và thực hiện các công việc khác do Trưởng nhóm
kinh doanh giao.
2.1.2. Các công việc của nhân viên phòng Khách hàng Cá nhân
Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân tại ngân hàng thực hiện khá nhiều nghiệp vụ, cụ thể
như sau:
- Tìm kiếm khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm hoặc các loại hình dịch vụ của ngân hàng.
- Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tư vấn cho họ những sản phẩm, dịch vụ, tiện ích và cách hoàn
thành các thủ tục hồ sơ theo quy định của ngân hàng dựa trên nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính
của khách hàng.
18

- Thẩm định khách hàng có nhu cầu vay vốn để đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng. Thẩm định dựa
trên các tiêu chuẩn như uy tín, khả năng tài chính, tình hình kinh doanh, khả năng trả nợ gốc và lãi
vay, tài sản đảm bảo nợ vay,....
- Làm báo cáo thẩm định theo quy trình của ngân hàng và trình các cấp xét duyệt cho vay hoặc từ
chối cho vay.
- Chuyên viên quan hệ khách hàng phải lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp và các hồ sơ văn
bản có liên quan.
- Khi khách hàng có yêu cầu giải ngân thì chuyên viên quan hệ khách hàng sẽ theo dõi và lập hồ sơ
giải ngân theo các quy định về giải ngân của ngân hàng.
- Kiểm tra sử dụng vốn vay theo quy định của ngân hàng và theo dõi việc trả nợ gốc cùng lãi vay
theo hợp đồng của khách hàng.
- Trong trường hợp khoản vay phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi,.. chuyên viên quan hệ khách hàng phải
thực hiện việc chuyển nhóm nợ, xử lý thu hồi nợ trước hạn, khởi kiện để thu hồi nợ, thúc giục khách
hàng trả nợ.
Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân thường xuyên gặp mặt khách hàng để tư vấn, chăm
sóc và giới thiệu các sản như:
- Nhóm sản phẩm tiền gửi:
 Theo kỳ hạn: có kỳ hạn và không kỳ hạn.
 Theo thời gian gửi: 1 tuần, 2 tuần,.... đến 60 tháng là dài nhất.
 Theo kỳ trả lãi: lãi trả trước, trả sau và trả định kỳ hàng tháng.
 Theo sản phẩm đặc thù: truyền thống/rút gốc linh hoạt/hưu trí/cho con/Online/ Mobile,...
- Nhóm sản phẩm cho vay:
 Theo tài sản: cho vay thế chấp (có tài sản đảm bảo) & cho vay tín chấp (không có tài sản bảo đảm).
 Theo thời hạn: cho vay ngắn hạn (<= 12 tháng), trung hạn (> 12 tháng, <= 60 tháng) và dài hạn (> 60
tháng).
 Theo mục đích: cho vay tiêu dùng và cho vay kinh doanh.
 Phân loại khác: cho vay thấu chi, cho vay qua thẻ tín dụng, cầm cố sổ tiết kiệm,....
- Nhóm sản phẩm thẻ
 Thẻ ghi nợ (Thẻ Debit)
 Thẻ trả trước (Thẻ Prepaid)
 Thẻ tín dụng (Thẻ Credit)
- Các dịch vụ khác: chuyển tiền, bảo hiểm, kiều hối, dịch vụ Ngân hàng điện tử,...
2.1.3. Công việc/Nhiệm vụ của vị trí thực tập
19

- Vị trí: Thực tập sinh phòng Khách hàng Cá nhân.


- Phòng công tác: Khách hàng cá nhân
- Các hoạt động chính của vị trí thực tập sinh Khách hàng Cá nhân
+ Tìm kiếm khách hàng;
+ Sàng lọc thông tin khách hang vay tín dụng (check CIC – lịch sử tín dụng, phỏng vấn qua điện
thoại về năng lực tài chính, tài sản đảm bảo, địa chỉ cư trú…..);
+ Đi thẩm định thực tế tái sản thế chấp;
+ Định giá tài sản đảm bảo theo các phương pháp: thu thập thông tin, so sánh, chuyên gia tư vấn;
+ Đánh giá năng lực tài chính, khả năng trả nợ, và uy tín của khách hàng;
+ Soạn thảo hợp đồng tín dụng,hợp đồng bảo đảm nợ vay, công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm
đối với các tài sản đảm bảo nợ vay, phiếu thẩm định giá BĐS;
+ Quản lý giải ngân các hợp đồng,theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ gốc, thu lãi vay đầy đủ và đúng hạn;
+ Thực hiện công tác kiểm tra định kỳ trước và sau giải ngân nhằm quản lý giải ngân đúng mục đích,
đúng đối tượng;
+ Giám sát và đánh giá hiệu quả dự án đầu tư và tình hình tài chính của khách hàng để đảm bảo thu
hồi vốn, lãi kịp thời, đúng hạn;
+ Nộp báo cáo tình hình trả nợ của khách hang theo tuần, tháng ,quý;
+ Lập kế hoạch thu nợ quá hạn trình nộp cấp trên.
2.2. Các công việc và quy trình thực hiện đã thực hành tại bộ phận nghiệp vụ
Trong thời gian thực tập ở phòng Khách hàng Cá nhân em được phân công theo dõi và thực
hiện hai nghiệp vụ đó là mở thẻ và nghiệp vụ cho vay mua nhà:
2.2.1. Các công việc và quy trình thực hiện
2.2.1.1. Đọc tài liệu và tìm hiểu về các nghiệp vụ của ngân hàng
Anh trưởng phòng cũng là hưỡng dẫn trực tiếp đưa cho em tài liệu về các nghiệp vụ của ngân
hàng , yêu cầu em tìm hiểu về cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn thông qua
các văn bản.
2.2.1.2. Photo, scan tài liệu và nhập dữ liệu
- Học cách photo các tài liệu, chứng từ có liên quan. Hỗ trợ photo chứng từ, phiếu hạch toán, thư tín
dụng, giấy đi đường.
- Phụ giúp các anh chị scan giấy tờ, đến phòng hành chính đóng dấu mộc để gửi tài liệu.
- Nhập các dữ liệu của khách hàng, các sao kê ngân hàng...
2.2.1.3. Mở thẻ tại ngân hàng Tpbank
Em được đi cùng các anh chị đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ để trao đổi về việc mở thẻ cá
nhân để trả lương, giúp các anh chị hoản thành hồ sơ mở thẻ.
20

- Quy trình mở thẻ tại ngân hàng Tpbank:


Bước 1: Tìm hiểu thông tin về thẻ ATM ngân hàng TPBANK cũng như điều kiện và thủ tục
mở thẻ loại thẻ ATM TPBANK bạn muốn làm.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, gồm có:
 Giấy đề nghị cấp thẻ theo mẫu của ngân hàng TPBANK
 Chứng từ chứng minh thu nhập (Giấy xác nhận lương, Giấy xác nhận chức vụ…)
 Chứng từ về nhân thân (CMND/ Hộ chiếu, Hộ khẩu thường trú…)
 Các chứng từ khác theo quy định
Bước 3: Nộp hồ sơ đến chi nhánh/PGD ngân hàng TPBANK gần nhất
Bước 4: Nhận thẻ và PIN tại các chi nhánh hoặc PGD ngân hàng TPBANK sau khi đã mở thẻ
thành công.
- Hồ sơ và thủ tục khi làm thẻ ATM TPBANK:
 Giấy yêu cầu phát hành thẻ và hợp đồng sử dụng thẻ ( theo mẫu của TPBANK)
 Giấy tờ CMND/CCCD: Bản sao CMND và CCCD/ Hộ khẩu thường trú/ tạm trú mang bản chính để
đối chiếu. Nếu là người nước ngoài thì phải có Hộ chiếu, thị thực cư trú hợp pháp tại Việt Nam,
chứng từ xác minh cư trú từ cơ quan có thẩm quyền.
 Giấy tờ CMTC và các giấy tờ liên quan khác mở tín dụng nếu ngân hàng yêu cầu.
2.2.1.4. Quy trình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TPbank
Em được đi cùng các anh chị đi tìm kiếm khách hàng từ các công ty dịch vụ chuyển nhà và sửa
chữa nhà trọn gói, các sàn giao dịch bất động sản. Sau khi tìm được khách hàng, em hỗ trợ hoàn
thành hồ sơ vay vốn, và đi thẩm định tài sản đảm bảo cùng chuyên viên khách hàng cá nhân của
ngân hàng Tpbank.
- Quy trình vay vốn tiêu dùng tại ngân hàng Tpbank:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay tiêu dùng cá nhân của khách hàng
Hồ sơ vay tiêu dùng bao gồm hồ sơ khách hàng và hồ sơ khoản vay. Hồ sơ khách hàng cần
chuẩn bị thường bao gồm hồ sơ cá nhân, hồ sơ chứng minh nơi ở và hồ sơ chứng minh thu nhập. Còn
hồ sơ khoản vay được quy định khác nhau tùy từng ngân hàng và các tổ chức tín dụng, phổ biến nhất
là đơn đề nghị vay vốn. Trên đơn đề nghị vay vốn sẽ có đủ thông tin về khách hàng, sản phẩm vay,
hạn mức và lãi suất vay, kỳ hạn thanh toán cùng một số thông tin về nghề nghiệp, thu nhập và số
điện thoại tham chiếu của khách hàng.
Bước 2: Thẩm định điều kiện vay tiêu dùng cá nhân
Sau khi cung cấp đủ hồ sơ vay vốn, ngân hàng và các tổ chức tín dụng sẽ tiến hành thẩm định
hồ sơ và điều kiện vay tiêu dùng cá nhân.
21

Bước 3: Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn


Bộ phận thẩm định của ngân hàng và các tổ chức tín dụng sẽ nhập hồ sơ của khách hàng lên hệ
thống và kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của hồ sơ. Tại bước này, bộ phận thẩm định cũng sẽ kiểm
tra hồ sơ của khách hàng có phù hợp với mục đích vay vốn và sản phẩm vay tiêu dùng cá nhân hay
không. Nếu có thiếu sót, hồ sơ sẽ được trả về cho khách hàng để bổ sung hoặc sửa đổi.
Bước 4: Kiểm tra thông tin về khách hàng vay vốn
Sau khi kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn, bộ phận thẩm. định sẽ tiến hành thu thập và kiểm
tra thông tin về khách hàng. Những thông tin cần kiểm tra bao gồm lịch sử tín dụng, những thông tin
khách hàng kê khai có giống trên hồ sơ khách hàng cung cấp hay không. Khi thông tin của khách
hàng và hồ sơ vay vốn đã đầy đủ và hoàn chỉnh, bộ phận thẩm định sẽ kiểm tra xác minh những
thông tin này. Thông thường bộ phận thẩm định sẽ gọi điện cho khách hàng và các số điện thoại
tham chiếu khách hàng cung cấp để xác minh.
Bước 5: Phân tích và thẩm định khách hàng vay vốn
Sau khi đã được gọi điện kiểm tra xác minh thông tin, bộ phận thẩm định sẽ tiến hành thẩm
định địa bàn. Thẩm định địa bàn bao gồm địa chỉ nơi ở, địa chỉ làm việc hoặc kinh doanh của khách
hàng và xác minh xem thông tin khách hàng cung cấp có đúng hay không.
Bước 6: Phân tích tín dụng
Sau khi đã thẩm định và xác minh các thông tin liên quan, bộ phận phê duyệt tín dụng của ngân
hàng sẽ tiến hành phân tích thông tin khách hàng và khoản vay tiêu dùng. Nội dung phân tích bao
gồm mức độ trung thực trong việc cung cấp thông tin của khách hàng, lịch sử trả nợ, số lượng tổ
chức tín dụng mà khách hàng đang có quan hệ và khả năng thanh toán của khách hàng. Sau khi phân
tích, bộ phận phê duyệt sẽ tiến hành xét duyệt cho vay tiêu dùng cá nhân.
Bước 7: Xét duyệt cho vay tiêu dùng cá nhân
Tại bước này, bộ phận phê duyệt tín dụng sẽ dựa trên những thông tin đã xác minh và phân tích
về khách hàng để quyết định xem có cho vay hay không.
Bước 8: Ký kết hợp đồng và giải ngân
Khi bộ phận phê duyệt tín dụng đồng ý cho vay, đại diện của ngân hàng sẽ cung cấp hợp đồng
vay tiêu dùng cho khách hàng ký và tiến hành giải ngân. Đồng thời, nhân viên ngân hàng sẽ giải
thích rõ các điều khoản của hợp đồng cũng như giúp khách hàng nắm rõ các thông tin khoản vay và
kỳ hạn thanh toán. Đây là những thông tin người vay tiền cần phải chú ý để tránh trường hợp trả nợ
không đúng thời hạn dẫn đến nợ xấu.
Bước 9: Thu nợ và đưa ra phán quyết tín dụng mới
22

Đến kỳ hạn thanh toán hàng tháng, bộ phận thu hồi nợ của ngân hàng và các tổ chức tín dụng
sẽ gọi điện để nhắc khách hàng trả nợ đúng hạn. Đối với những khách hàng không còn khả năng
thanh toán, bộ phận thu hồi nợ sẽ hỗ trợ và đưa ra phán quyết tín dụng mới.
2.2.2. Tình huống thực tế.
Anh Minh hiện tại đang có nhu cầu tổ chức đám cưới cho con trai tại Long Biên, nhưng do chi
phí tổ chức đám cưới quá lớn nên anh không đủ tiền. Vào ngày 13/08/2023, do được giới thiệu nên
anh Minh đã liên lạc với chuyên viên khách hàng cá nhân của ngân hàng Tpbank Mỹ Đình là anh
Hòa để được tư vấn về gói sản phẩm vay tiêu dùng với nhu cầu vay là 200 triệu.
Anh Hòa chuyên viên khách hàng cá nhân đã tư vấn trực tiếp cho anh Minh về khoản vay. Đầu
tiên anh Hòa đã phỏng vấn khách hàng về các thông tin cá nhân cơ bản, mục đích vay vốn, và tình
hình công việc của anh Minh gần đây.
Theo như câu trả lời của anh Minh về tình hình thu nhập của anh Minh là 15 triệu đồng. Anh
Hòa sau đó đã tư vấn về gói sản phẩm vay kinh doanh có tài sản bảo đảm cũng như lãi suất và điều
kiện vay của Tpbank cho anh Minh như sau:
Bảng 2.2: Bảng lãi suất và điều kiện cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong
(BCCN 3)
Phương thức cho vay Tpbank áp dụng phương thức cho vay từng lần
Phương pháp tính lãi Tích số lãi (số dư nợ cho vay thực tế x thời gian duy trì số dư
nợ gốc thực tế)
Thời hạn cho vay Tối đa 36 tháng
Phương pháp trả nợ Trả nợ lãi vay theo tháng
Vốn gốc trả định kỳ hàng tháng hoặc định kì khác ( <6 tháng)
Số tiền cho vay Tối đa 200 triệu đồng / khoản vay
Tỷ lệ vay Tối đa 90% phương án sử dụng vốn và có sự xem xét đồng ý
của TPBank.
Anh Minh đang có mảnh đất 70m2 với ước tính khoảng 1,5 tỷ đồng có giấy tờ sở hữu đất hợp
pháp. Anh Minh muốn thế chấp căn hộ này để vay vốn.
Sau khi tiếp nhận được thông tin từ anh Minh, anh Hòa cần thu thập các giấy tờ liên quan từ
anh Minh:
Hồ sơ cá nhân: CCCD/CMND/hộ chiếu, Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận kết hôn
Với tài sản đảm bảo là nhà ở thì cần phải có sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sở hữu đất)
Đối với tài sản đảm bảo là nhà ở thì cần phải gửi hồ sơ của khách hàng sang phòng thẩm định
để định giá tài sản của khách hàng.
23

Sau 6 ngày thẩm định, kết quả thẩm định được báo về gmail của anh Minh: Mảnh đất của anh
Minh sau khi được thẩm định có giá là 1,3 tỷ đồng và tài sản đảm bảo này phù hợp với khoản vay.
Khi hồ sơ của anh Minh được duyệt và đã nộp các giấy tờ cần thiết cho ngân hàng Tpbank Mỹ
Đình thì ngân hàng sẽ giải ngân cho anh Minh.
2.3. Nhận xét bản thân trong giai đoạn thực tập
Sau khoảng thời gian học lý thuyết trên trường, lần đầu tiên có cơ hội tìm hiểu thực tể không
khi làm việc nơi công sở, em không tránh khỏi những bối rối ban đầu. Nhưng sau một thời gian thực
tập tại phòng Khách hàng Cá nhân của ngân hàng Tpbank chi nhánh Mỹ Đình.
Về kỹ năng:
- Đánh máy, xử lý văn bản, sử dụng tốt các kỹ năng tin học văn phòng.
- Sử dụng thành thạo máy in, máy photo và máy scan tại văn phòng.
- Làm quen với phong cách làm việc nghiêm túc, đúng giờ, có trách nhiệm nơi công sở.
- Tác phong nhanh nhẹn, chuyên nghiệp công trong việc
Về kiến thức:
- Qua những công việc được phân công và những công việc tự thực hiện ngoài phân công, cùng với
việc tìm và đọc tài liệu đã giúp em nâng cao kiến thức chuyên ngành về chiều sâu, áp dụng được kiến
thức vào thực tế các công việc và học hỏi được nhiều kiến thức khác.
- Hiểu thêm về các nghiệp vụ ngân hàng.
- Biết tra CIC, kiểm tra sao kê ngân hàng, kiểm tra các tài khoản số đẹp.
- Hiểu rõ quy trình mở thẻ, cho vay, ... tại ngân hàng.
- Biết cách tìm kiếm, thu thập thông tin.
- Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, kỹ năng giao tiếp, ứng xử và tác phong làm
việc khoa học.
- Kỹ năng quản lý thời gian để hoàn thành tốt việc học ở trường và công việc được giao tại đơn vị.

You might also like