Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

Chương 3: Định mức lao động

1. Khái niệm về mức và định mức lao động


1.1 Khái niệm về định mức lao động
Để hoàn thành công việc, khối lượng sản phẩm cần hao phí một lượng lao động
cần thiết để hoàn thành từng công việc trong quá trình sản xuất.
Định mức lao động: Sự quy định lượng lao động hao phí cần thiết để sản xuất ra
1 đơn vị sản phẩm hay hoàn thành 1 công việc nhất định trong điều kiện tổ chức
kỹ thuật nhất định.
Thực chất của định mức lao động là chỉ ra trong những điều kiện như thế nào,
cần bao nhiêu hao phí thời gian để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm hoặc bao
nhiều sản phẩm được sản xuất ra trên 1 đơn vị thời gian.
Để quy định được lượng lao động sống trên thì cần phải sử dụng các phương
pháp định mức, các dụng cụ đo đạc thời gian, các phương pháp tính toán và
phân tích tài liệu khảo sát.
3.1.2 Mức lao động
 Khái niệm
=>Mức lao động chính là tiêu chuẩn cụ thể về việc sử dụng lao động đối với
công việc cụ thể của doanh nghiệp; là lượng lao động sống hao phí được quy
định.
Thước đo lượng lao động sống là thời gian lao động.
+ Thời gian lao động là thời gian cần thiết để cho bất cứ công nhân nào sản xuất
một đơn vị sản phẩm hay hoàn thành một công việc với trình độ thành thạo
trung bình.
+ Thời gian lao động được đo bằng giờ, phút, ngày…
 Phân loại
Thực tế có các dạng mức lao động chính là: mức thời gian, mức sản lượng, mức
phục vụ, mức lao động chi tiết, mức lao động tổng hợp.
- Mức thời gian (Mt)
Mức thời gian là lượng thời gian lớn nhất quy định cho một hoặc một
nhóm lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp để hoàn thành một sản phẩm
hay một khối lượng công việc theo yêu cầu kỹ thuật trong những điều kiện tổ
chức kĩ thuật cụ thể.
VD: Mt của công nhân bộ phận may là 0,5h/ 1 áo, Mt của nhân viên đánh máy
là 15 phút/1 trang, Mt của xe 0,25h/ 1 tấn xe - ca…

Mt =
Trong đó:
T: thời gian trong ca để sản xuất ra Q sản phẩm.
+ Trình độ nghiệp vụ thích hợp của lao động gồm:
 Thích hợp với cấp bậc công việc hay mức độ phức tạp của công việc để
chất lượng sản phẩm làm ra được đảm bảo. VD: Công việc có cấp bậc 2 thì
công nhân cũng phải có trình độ là bậc 2 hoặc cao hơn. Như vậy thì chất
lượng sản phẩm làm ra mới đảm bảo.
 Thời gian hoàn thành công việc thích hợp với trình độ tức là nếu trình độ
người lao động cao hơn cấp bậc công việc thì tốn ít thời gian để hoàn thành
công việc hơn. Tuy nhiên đơn giá sản phẩm trả cho người lao động khi người
đó làm công việc có cấp bậc thấp hơn được tính theo hệ số của cấp bậc công
việc thấp hơn. Như vậy sẽ gây lãng phí năng lực của những công nhân lành
nghề, giảm động lực làm việc cho người lao động.
Mức thời gian thường sử dụng trong loại hình sản xuất đơn chiếc (=> là
loại hình sản xuất mà quá trình sản xuất được tổ chức theo từng sản phẩm đơn
lẻ, khi sản xuất xong sản phẩm này thì mới tiến hành sản xuất sản phẩm khác.
Mỗi nơi làm việc được bố trí để thực hiện tất cả các bước công việc để sản xuất
ra những sản phẩm hoàn chỉnh).
VD: Sản xuất máy bay, ô tô, xây dựng, trồng rừng…
- Mức sản lượng (Ms)
Mức sản lượng và số lượng sản phẩm hay khối lượng công việc đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật ít nhất được quy định mà 1 hay 1 nhóm lao động phải hoàn thành
trong một đơn vị thời gian, trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
Ms = \f(Q,T
VD: Ms của công nhân may là 2 áo/1h, Ms của nhân viên đánh máy là
4trang/1h…
- Mức phục vụ (Mpv)
Mức phục vụ là số lượng thiết bị ít nhất mà một người công nhân phải phục vụ
hoặc là số lượng công nhân tối đa được quy định để phục vụ cho một đơn vị
máy móc thiết bị.
VD: 1 dây chuyền chế biến chè cần ít nhất 10 công nhân phục vụ, 1 dây chuyền
dệt cần có 4 công nhân đứng theo dõi và vận hành máy.
- Mức lao động chi tiết hay mức đơn (Mct)
Mức lao động chi tiết hay còn gọi là mức đơn, là mức lao động được xây dựng
cho từng bước công việc cụ thể.
VD: Công việc chế biến chè được chia ra thành các bước công việc: hái chè,
sàng rửa, vò, sấy, đóng gói. Mức lao động được xác định cho từng bước công
việc này như sau: chế biến 1kg chè thành phẩm cần 0,01 công hái chè, 0,02
công sàng rửa búp chè, 0,01 công vò chè, 0,015 công sấy, 0,015 công đóng gói.
- Mức tổng hợp (Mth)
Mức tổng hợp là mức lao động được tính toán cho nhiều bước công việc có liên
quan với nhau hoặc cho cả một giai đoạn sản xuất cụ thể.
Mt*= ∑Mti

Ms* = \f(1,Mt* = =
VD: Để sản xuất ra 1 kg chè thành phẩm thì cần: 0,01 công hái chè, 0,02 công
sàng rửa búp chè, 0,01 công vò chè, 0,015 công sấy, 0,015 công đóng gói.
=> Mt= 0,01+ 0,02 + 0,01 + 0,015 + 0,015 = 0,07 (công /kg chè)
Trong các DN có thể có các mức tổng hợp chi phí lao động cho 1 đơn vị
sản phẩm bao gồm: chi phí lao động trực tiếp, lao động gián tiếp, lao động phụ,
lao động quản lý, lao động hành chính.
Tuy nhiên việc xác định các loại mức thời gian trên một đơn vị sản phẩm
khá khó khăn do điều kiện làm việc liên tục thay đổi, cơ cấu tổ chức có thể chưa
hợp lý hoặc quá phức tạp. Vì vậy trong thực tế sản xuất chúng ta thường áp
dụng các mức có căn cứ kỹ thuật tức là những mức được xây dựng nhờ công tác
định mức kỹ thuật.
=> Định mức kỹ thuật lao động là quá trình nghiên cứu và xây dựng các mức
lao động để hoàn thành công việc nào đó trên cơ sở sử dụng các phương pháp
định mức khoa học hợp lý, sử dụng các tiêu chuẩn tiên tiến và trên cơ sở dự tính
và áp dụng vào sản xuất các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao
động.
 Định mức lao động phải thoả mãn các điều kiện:
+ Về mặt công nghệ: Mức lao động phải đảm bảo sử dụng có hiệu quả
MMTB sản xuất trên cơ sở trình độ TCSX, tổ chức lao động tiên tiến,

+ Về mặt kinh tế: Mức lao động phải đảm bảo sử dụng hợp lý lực lượng
lao động cũng như các nguồn lực khác với chi phí kinh doanh và giá thành thấp
nhất.

+ Về mặt tâm sinh lý: mức lao động phải đảm bảo các thao tác của người
lao động hợp lý nhất, phù hợp nhất với khả năng tâm sinh lý của người lao
động, có tính đến chế độ dinh dưỡng và thời gian nghỉ ngơi.

+ Về mặt xã hội: Mức lao động phải đảm bảo tính hấp dẫn của công việc,
góp phần phát triển người lao động một cách toàn diện

3.2 Quá trình sản xuất và phân loại thời gian ca làm việc
3.2.1 Quá trình sản xuất.
3.2.1.1 Khái niệm
- Quá trình sản xuất là quá trình khai thác chế biến một loại sản phẩm nào đó
đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Quá trình sản xuất là toàn bộ quá trình biến đổi nguyên vật liệu thành sản
phẩm và dịch vụ hay là quá trình kết hợp các yếu tố nguồn lực để tạo ra các sản
phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội.
Trong quá trình sản xuất có 3 yếu tố quan trọng là: công cụ sản xuất, đối lượng
sản xuất và lao động sống.
3.2.1.2 Phân loại quá trình sản xuất
a, Theo đặc trưng lao động: Quá trình lao động và quá trình tự nhiên
 Quá trình lao động là quá trình mà trong đó con người nhờ các dụng cụ
lao động khác nhau tác động trực tiếp vào đối tượng lao động nhằm biến nó
thành sản phẩm cần thiết => Vai trò cơ bản, quyết định đối với chất lượng và
hiệu quả của quá trình sản xuất.
 Quá trình tự nhiên là quá trình mà các hoạt động của sản xuất chỉ diễn ra
hoàn toàn do tác động của các yếu tố tự nhiên mà không cần sự tham gia của
con người. VD: Quá trình lên men của rượu, quá trình hong phơi nguyên vât
liệu…=>Vai trò quyết định đối với chất lượng, hiệu quả quá trình sản xuất trong
lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp.
=> Quá trình lao động chính là đối tượng của định mức lao động vì có sự tham
gia của con người tức là có lao động sống hao phí.
b, Theo mối quan hệ với việc chế tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp:
Quá trình sản xuất chính, quá trình sản xuất phụ, quá trình sản xuất phù trợ. Để
phục vụ cho công tác tổ chức sản xuất người ta phân chia quá trình sản xuất
chính ra thành các quá trình nhỏ hơn: quá trình công nghệ, quá trình vận
chuyển, quá trình kiểm tra.
+ Quá trình công nghệ:
=> là bộ phận quan trọng nhất của quá trình sản xuất, trong đó các đối tượng lao
động được trực tiếp gia công chế biến để trở thành sản phẩm hữu ích phục vụ
cho nhu cầu của xã hội.
+ Quá trình vận chuyển:
=> Là bộ phận của quá tình sản xuất mà tại đó đối tượng lao động được di
chuyển vị trí về mặt không gian từ nơi làm việc này sang nơi làm việc khác để
phục vụ cho các hoạt động gia công chế biến.
+Quá trình kiểm tra:
=> Là bộ phận của quá trình sản xuất, tại đó các đối tượng lao động được kiểm
tra, so sánh, đối chiếu với các thông số định trước, để đảm bảo tiêu chuẩn sản
phẩm sản xuất ra.
c, Theo phạm vi không gian và thời gian: Quá trình sản xuất chia ra thành các
giai đoạn sản xuất, mỗi giai đoạn sản xuất chia ra thành các bộ phận nhỏ hơn
dựa trên cơ sở sự cố định đối với đối tượng lao động, người thực hiện, công cụ
lao động hay nơi làm việc gọi là bước công việc.
=>Bước công việc là một bộ phận của quá trình lao động do 1 hay 1 nhóm công
nhân thưc hiện trên một đối tượng lao động nhất định, tại 1 nơi làm việc nhất
định hoặc bằng một loại công cụ nhất định.
Theo yêu cầu của công tác định mức lao động và để tổ chức lao động khoa học
dựa vào đặc trưng về mặt công nghệ và mặt lao động người ta chia bước công
việc thành các bộ phận nhỏ hơn. Việc phân chia này cho phép chúng ta nghiên
cứu tỉ mỉ quá trình sản xuất, thực hiện các bước công việc hợp lý, nghiên cứu
các phương pháp lao động tiên tiến, cải tiến tổ chức sản xuất, nâng cao năng
suất lao động. Việc phân chia phụ thuộc nhiều yếu tố:
 Loại hình sản xuất (căn cứ chủ yếu)
 Công nghệ sản xuất
 Quy mô sản xuất
 Phương pháp tổ chức sản xuất và lao động
3.2.2 Phân loại thời gian ca làm việc/hao phí thời gian làm việc
Có nhiều cách phân loại thời gian ca làm việc: Phân loại theo quá trình sản xuất,
phân loại theo mục đích sử dụng, phân loại theo cách thức thực hiện công việc.
Trong định mức kỹ thuật người ta thường sử dụng phương pháp phân loại theo
mục đích sử dụng. Khi đó thời gian ca làm việc bao gồm thời gian làm việc và
thời gian gián đoạn.
- Thời gian làm việc gồm: Thời gian chuẩn kết, thời gian tác nghiệp, thời
gian phục vụ nơi làm việc và thời gian sản xuất sản phẩm hỏng.
+ Thời gian chuẩn kết (Tck): Là thời gian để chuẩn bị nơi làm việc, máy móc,
thiết bị và công cụ khác. Khi bắt đầu ca làm việc và thu dọn chung cuối ca làm
việc và thời gian kiểm tra thiết bị hàng ngày. Tck chỉ xuất hiện một lần trong ca
hay một lần trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.
+ Thời gian tác nghiệp (Ttn): Là thời gian để hoàn thành bước công việc. (hao
phí một lần cho cả ca làm việc, không phụ thuộc độ dài ca, số lượng sản phẩm
mà phụ thuộc vào công nghệ sản xuất, đặc điểm máy móc và tổ chức lao động).
- Thời gian tác nghiệp chính được chia ra: thời gian tác nghiệp chính và
thời gian tác nghiệp phụ.
 Thời gian tác nghiệp chính: Là thời gian trực tiếp, làm thay đổi hình
dạng, kích thước, trạng thái hoặc vị trí của đối tượng lao động.
 Thời gian tác nghiệp phụ: Là thời gian người công nhân thực hiện các
công việc hỗ trợ hoàn thành công việc chính.
Thời gian tác nghiệp chính và phụ lặp đi lặp lại qua từng sản phẩm hoặc từng bộ
phận sản phẩm, chi tiết nhất định.
+ Thời gian phục vụ nơi làm việc (Tpv):
Là thời gian hao phí đẻ dọn dẹp và đảm bảo nơi làm việc hoạt động an toàn, liên
tục và hợp lý trong cả ca làm việc.
+ Thời gian làm việc ngoài nhiệm vụ sản xuất: Là những chi phí thời gian nhân
công sử dụng làm việc không thuộc trách nhiệm của mình hoặc thời gian công
nhân sản xuất ra sản phẩm không đúng tiêu chuẩn quy định (sản phẩm hỏng).
- Thời gian gián đoạn bao gồm:
+ Thời gian công nhân nghỉ ngơi và giải quyết nhu cầu tự nhiên (Tnc), thời gian
gián đoạn tất yếu do nhu cầu kỹ thuật và công nghệ sản xuất, do thiếu sót
phương pháp tổ chức và kỹ thuật, và thời gian gián đoạn do công nhân vi phạm
kỷ luật lao động.

3.3
Các

Toàn bộ thời gian trong ca (Tca)

Thời gian làm việc(TLV) Thời gian gián đoạn (Tgd)

Thời gian Thời gian Thời gian Thời gian làm Thời gian Thời g
chuẩn kết tác nghiệp phục vụ việc ngoài giải lao lãng p
(Tck) (Ttn) (Tpv) nhiệm vụ (Tn) (Tlp

phương pháp định mức lao động.


Thời gian Thời gian Vì lý do Vì lý do Vì cô
- Nguyên tắc định mức lao động:
chính (Tc) phụ (Tp) tổ chức kỹ thuật nhâ
Nguyên tắc 1: Mức lao động phải là mức trung bình tiên tiến và lấy 8h làm việc
trong 1 ngày làm cơ sở.
Thời gian trong định mức (Tđm) Thời gian ngoài định mức
Nguyên tắc 2: Mức lao động phải gồm cả số lượng và chất lượng công việc.
Nguyên tắc 3: Mức lao động phải phù hợp với điều kiện sản xuất hợp lý, cụ thể.
- Các yêu cầu đối với định mức lao động:
+ Về mặt công nghệ: Mức lao động phải đảm bảo sử dụng các máy móc thiết
bị sản xuất trên cơ sở trình độ tổ chức sản xuất và tổ chức lao động tiên tiến.
+ Về mặt kinh tế: Mức lao động phải đảm bảo sử dụng hợp lý lực lượng lao
động cũng như các nguồn lực khác với chi phí kinh doanh và giá thành thấp
nhất, tạo ra năng suất cao nhất.
+ Về mặt tâm sinh lý: Mức lao động phải đảm bảo các thao tác của người lao
động hợp lý nhất, phù hợp nhất với khả năng tâm sinh lý của con người có tính
đến chế độ dinh dưỡng và thời gian nghỉ ngơi.
+ Về mặt xã hội: Mức lao động phải đảm bảo tính hấp dẫn của công việc góp
phần phát triển người lao động một cách toàn diện.
Có nhiều phương pháp định mức lao động khác nhau. Tập hợp các
phương pháp đó có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm phương pháp định mức theo
thống kê kinh nghiệm và nhóm các phương pháp định mức có căn cứ kỹ thuật.
3.3.1 Phương pháp thống kê kinh nghiệm
Định mức lao động theo phương pháp thống kê kinh nghiệm là phương
pháp xác định mức không dựa trên cơ sở các bộ phận tổ thành của các công việc
và những điều kiện tổ chức kỹ thuật để hoàn thành nó. Thời gian hao phí được
quy định cho toàn bộ công việc.
- Phương pháp kinh nghiệm: Là phương pháp xây dựng mức dựa vào kinh
nghiệm của các nhà quản lý, công nhân lành nghề và của người xây dựng
mức.
- Phương pháp thống kê: là phương pháp xây dựng mức dựa vào những tài
liệu thống kê về hao phí thời gian (hay sản lượng) của những công việc cùng
loại hay tương tự mà thực tế đã đạt được ở thời kỳ trước. Trị số thời gian hay
sản lượng quy định trong mức thường lấy bằng trị số bình quân, hay bình
quân tiên tiến của các số liệu thống kê hoặc cũng có khi sử dụng số liệu bình
quân kết hợp với việc phân tích, điều chỉnh do tình hình sử dụng thời gian
làm việc trong ca giữa hai thời kì thay đổi.
- Phương pháp dân chủ bình trị: Là phương pháp định mức lao động dựa
vào mức dự kiến của cán bộ định mức bằng thống kê hay kinh nghiệm và sự
thảo luận, bình nghị của công nhân để quyết định mức.
- Thực tế người ta thường kết hợp 2 phương pháp kinh nghiệm và thống kê
trong 1 phương pháp chung là phương pháp định mức lao động theo thống
kê - kinh nghiệm.
 Là phương pháp định mức cho 1 bước công việc dựa vào số liệu và năng
suất hao phí của công nhân hoàn thành công việc đó, kết hợp kinh nghiệm của
cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật, công nhân lành nghề.
 Trình tự của phương pháp này như sau:
Bước 1: Thống kê năng suất lao động của các công nhân làm công việc cần
định mức.
Bước 2: Tính năng suất lao động trung bình của công nhân.
Bước 3: Tính năng suất lao động trung bình tiên tiến
Bước 4: Kết hợp năng suất lao động trung bình tiên tiến với kinh nghiệm sản
xuất của bản thân cán bộ định mức, đốc công, nhân viên kỹ thuật để quyết
định định mức của công việc.
VD: Năng suất lao động của các công nhân làm công việc X ở phân xưởng
lần lượt như sau: 60, 70, 79, 60, 65, 72, 58, 69, 80, 75 (kg sản phẩm/h).
Ta tính được năng suất trung bình của công nhân (a):

a= = 68,8 (kg sản phẩm/h)


Năng suất trung bình tiên tiến (b):

b= = 74,96 (kg sản phẩm/h)


Căn cứ vào kinh nghiệm của cán bộ định mức, nhân viên kỹ thuật cùng với
kết quả năng suất trung bình tiên tiến ở trên có thể đưa ra mức lao động phù
hợp.
Các phương pháp thống kê kinh nghiệm nói trên có những ưu, nhược điểm
nhất định.
 Ưu điểm: Đơn giản, tốn ít công sức, trong thời gian ngắn có thể xây
dựng được nhiều mức phục vụ kịp thời cho sản xuất; phản ánh tình hình sản
xuất, có thể xây dựng hàng loạt mức lao động trong thời gian ngắn.
 Nhược điểm: Không đi sâu nghiên cứu, phân tích công việc nên
không có khả năng cải tiến tổ chức sản xuất và tổ chức lao động; không đánh
giá đúng năng lực làm việc của công nhân nên không khuyến khích lao
động; không khai thác được khả năng tiềm tàng trong sản xuất.
=> Một số cách khắc phục nhược điểm:
 Chấn chỉnh biểu mẫu thống kê.
 Số liệu thống kê cần trung thực, rõ ràng về thời gian.
 Chọn người có kinh nghiệm để làm công tác định mức, xác định mức.
 Cần kết hợp thống kê với phân tích tình hình sử dụng thời gian bằng cách
áp dụng chụp ảnh, bấm giờ…
3.3.2 Phương pháp định mức có căn cứ kỹ thuật.
=> Là phương pháp định mức dựa trên cơ sở phân tích các bước công việc
thành các bộ phận hợp thành, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thực
hiện từng bộ phận của bước công việc đó.
Trong tất cả các loại thời gian trong ca làm việc đã phân tích ở trên thì Tck,
Ttn, Tpv và các bộ phận thời gian gián đoạn để công nhân nghỉ ngơi giải quyết
các nhu cầu tự nhiên, gián đoạn tất yếu do yêu cầu kỹ thuật và công nghệ sản
xuất là những thời gian cần thiết được quy định, được tính đến trong định mức
có căn cứ kỹ thuật. Các loại thời gian còn lại là thời gian lãng phí, chúng ta cần
tìm ra nguyên nhân và khắc phục.
Như vậy: Mt = tck + ttn + tpv + tnc + tgdt
t: Là thời gian cho một đơn vị sản phẩm.
tnc là thời gian nghỉ ngơi phụ thuộc vào các yếu tố của nơi làm việc mà có ảnh
hưởng trực tiếp đến khả năng làm việc của công nhân (sự gắng sức, sự căng
thẳng, nhịp độ công việc, tính chất đơn điệu của công việc và hoàn cảnh làm
việc). tnc thường được tính theo tỷ lệ % với thời gian tác nghiệp. Ngoài ra
trong trường hợp công việc chuẩn kết và phục vụ chiếm một khoảng thời gian
khá lớn thì ta tính tnc theo tỷ lệ % so với thời gian ca làm việc.
tgdt: + Nếu tgdt được phân bố đều đặn trong ca làm việc thì thời gian gián đoạn
này được coi là thời gian nghỉ ngơi hoặc những bộ phận công nhân làm việc
phụ, phục vụ nơi làm việc => không có thời gian gián đoạn.
+ Nếu tgdt > tnc thì mới tính thêm phần chênh lệch trong mức thời gian.
ttn và tpv thường được tính theo tài liệu tiêu chuẩn có sẵn (bảng tiêu chuẩn hoặc
phương trình tiêu chuẩn) hoặc các tài liệu quan sát.
Mt = tck + ttn + tpv + tnc + tgdt

= ttn . (1 + )+ + tgdt
apv: Tỷ lệ % của thời gian phục vụ so với thời gian tác nghiệp
anc: Tỷ lệ % thời gian nghỉ ngơi so với thời gian tác nghiệp.
Các loại thời gian này được lấy từ phiếu khảo sát.
Biết mức thời gian ta tính được mức sản lượng:

Ms =
- Tính Ms theo thời gian không đầy đủ của 1 sản phẩm.

Ms = =
+ Nếu Tpv không quá lớn thì người ta quy chúng thành đại lượng tuyệt đối
cho cả ca làm việc khi đó:

Ms =
- Ms theo thời gian tác nghiệp một sản phẩm:

Ms = =
Nếu gọi K là hệ số sử dụng thời gian ca làm việc (hệ số thời gian tác
nghiệp), được tính theo công thức:

Kt = =

Thay vào: Ms =
- Tính Ms theo thời gian chính và phụ.
Ms = =
Các phương pháp định mức có căn cứ kỹ thuật gồm: phương pháp phân tích
tính toán, phân tích khảo sát và so sánh điển hình.
a, Phương pháp phân tích tính toán
- Phân chia quá trình sản xuất và bước công việc ra thành những bộ phận
hợp thành, xác định các yếu tố ảnh hưởng và nghiên cứu mức độ ảnh hưởng
của chúng đến thời gian hao phí để thực hiện từng bộ phận bước công việc.
- Dựa vào các tài liệu chuẩn và các công thức kỹ thuật có sẵn, xác định
những hao phí thời gian để thực hiện từng bộ phận bước công việc. Từ đó
tính được mức thời gian và mức sản lượng.
- Ưu điểm: nhanh chóng, ít tốn kém, đảm bảo độ chính xác cần thiết.
b, Phương pháp phân tích khảo sát (Phương pháp điều tra phân tích)
Định mức lao động theo phương pháp phân tích khảo sát là phương pháp xác
định dựa vào tài liệu thu được trong khảo sát trực tiếp tại nơi làm việc (chụp
ảnh, bấm giờ) => Xác định chính xác các mức lao động và tạo điều kiện để
hoàn thiện tổ chức sản xuất tiên tiến và kinh nghiệm trong quản lý để phổ biến
trong toàn doanh nghiệp, ngành.
Trình tự thực hiện thì bước 1, bước 2 tương tự phương pháp phân tích tính toán.
Tiếp đến căn cứ tài liệu khảo sát để tính thời gian tác nghiệp trong ca.
- Ưu điểm: Số liệu chính xác, cụ thể; tổng kết được kinh nghiệm sản
xuất tiên tiến của công nhân; cung cấp tài liệu để cải tiến tổ chức lao động,
xác định tiêu chuẩn định mức lao động.
- Nhược điểm: Cần nhiều thời gian; yêu cầu trình độ cao của cán bộ
định mức.
- Áp dụng sản xuất hàng loạt lớn và vừa, hàng khối. Trong loại hình
sản xuất hàng loạt nhỏ hay đơn chiếc người ta thường chỉ sử dụng phương
pháp này để định mức cho các bước công việc điển hình.
Trong phương pháp này cần chú ý: trước khi khảo sát hao phí phải chấn chỉnh
tổ chức việc phục vụ nơi làm việc, chọn người phù hợp để thực hiện công tác
định mức.
c, Phương pháp so sánh điển hình
=> Là phương pháp xây dựng định mức lao động của một công việc bất kì nào
đó bằng cách so sánh đối chiếu với mức của công việc điển hình đã biết.
Nội dung:
- Phân loại các chi tiết, sản phẩm cần sản xuất ra thành từng nhóm theo
những đặc trưng nhất định (kết cấu, hình dáng, kích thước sản phẩm hay quy
trình giống nhau). Trong mỗi nhóm chọn 1 hoặc 1 số chi tiết, sản phẩm điển
hình cho nhóm đó.
- Xây dựng quy trình công nghệ hợp lý cho bước công việc sản xuất ra
những chi tiết hoặc sản phẩm điển hình.
- Xác định các thiết bị, dụng cụ cần thiết và điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp
lý để thực hiện bước công việc điển hình.
- Sử dụng phương pháp phân tích tính toán hoặc phân tích khảo sát để định
mức cho bước công việc điển hình.
- Mức thời gian hoặc mức sản lượng của các bước công việc bất kỳ trong
mỗi nhóm được xác định bằng cách so sánh đối chiếu với mức thời gian và
mức sản lượng của bước công việc điển hình, trên cơ sở phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến thời gian thực hiện bước công việc cần định mức. Từ đó tính
ra mức lao động.
- Ưu điểm: nhanh chóng, tốn ít công sức nhưng mức xây dựng được có độ
chính xác không cao. Để có độ chính xác cao cần phải phân chia bước công
việc thành từng nhóm nhỏ hơn theo đặc trưng công nghệ thích hợp, xây dựng
quy trình công nghệ tỉ mỉ, đúng đắn, xác định các hệ số điều chỉnh một cách
khoa học.
- Áp dụng cho việc chế thử sản phẩm, những công việc trong phân xưởng
cơ khí, các phân xưởng sản xuất đồ mộc dân dụng.
3.4 Các phương pháp khảo sát thời gian ca làm việc.
Tùy theo đối tượng và mục đích khảo sát việc nghiên cứu những hao phí thời
gian làm việc của công nhân và thiết bị sản xuất có thể tiến hành theo các
phương pháp: chụp ảnh, bấm giờ, chụp ảnh - bấm giờ.
Máy móc dụng cụ cần dùng để khảo sát là đồng hồ bấm giờ, đồng hồ thông
thường, máy quay phim… Trong phạm vi bài học chúng ta nghiên cứu phương
pháp khảo sát thời gian ca làm việc bằng phương pháp chụp ảnh.
3.4.1 Chụp ảnh thời gian ca làm việc
- Khái niệm
Chụp ảnh thời gian ca làm việc là phương pháp khảo sát một cách liên tục các
loại hao phí thời gian làm việc của công nhân hay của thiết bị trong cả ca làm
việc hay trong một khoảng thời gian nhất định của ca làm việc.
- Mục đích:
 Phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc, phát hiện mức độ
và nguyên nhân gây ra lãng phí thời gian và tìm biện pháp để loại trừ chúng.
 Hoàn thiện biện pháp tổ chức thời gian làm việc trong ca trên cơ sở
kinh nghiệm của các công nhân tiên tiến.
- Trình tự tiến hành chụp ảnh ca làm việc.
 Bước 1: Chuẩn bị khảo sát
Trước khi thực hiện cần nắm vững mục đích khảo sát. Trên cơ sở đó lựa chọn
đối tượng khảo sát. Người quan sát phải tìm hiểu tình hình tổ chức và phục vụ
nơi làm việc, nội dung và thiết bị để ghi vào phiếu.
Cần chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ để khảo sát, chọn chỗ đứng để có thể quan sát
hết hoạt động của công nhân, thiết bị và đảm bảo an toàn lao động.
 Bước 2: Tiến hành khảo sát
Người tiến hành khảo sát phải có mặt ở nơi làm việc trước 15 đến 20 phút trước
khi ca làm việc bắt đầu. Dùng đồng hồ để xác định thời gian bắt đầu và kết thúc
của từng yéu tố công việc sau đó ghi vào phiếu quan sát (có thể ghi theo thời
điểm bắt đầu hoặc thời điểm kết thúc).
Xác định rõ nguyên nhân vắng mặt và ngừng việc của công nhân.
Trong khi khảo sát không được làm việc riêng, không nhận xét hay phê phán để
tránh ảnh hưởng đến kết quả khảo sát.
Sai số cho phép khi quan sát thủ công là 1 phút, máy là 0,5 phút, số lần khảo sát
không nhỏ hơn 3 lần.
 Bước 3: Tổng hợp và phân loại kết quả
Xác định độ dài thời gian hao phí từng yếu tố công việc bằng cách lây thời gian
kết thúc của mỗi yếu tố trừ đi thời điểm kết thúc công việc của yếu tố trước đó.
Ghi chép các độ dài thời gian của từng yếu tố vào các phiếu.
Từ các phiếu quan sát ta lập bảng tổng kết thời gian hao phí cùng loại.
Tổng cộng các thời gian hao phí sau khi đã trừ thời gian trùng lặp vào giờ máy
phải bằng độ dài quan sát.
 Bước 4: Kết luận
3.4.2 Cân đối thời gian ca làm việc

You might also like