Sức Khỏe Tâm Thần-2003

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 235

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

Tài liệu lưu hành nội bộ


Năm học 2022- 2023

TẬP I
Mục lục

Lời nói đầu 1


Đại cương tâm lý học 2
Các phương pháp nghiên cứu tâm lý học 12
Chương 1: Tâm lý học nhận thức 15
Ý thức và sự chú ý 16
Nhận thức và trí tuệ 23
Cảm giác 29
Tri giác 33
Tư duy 40
Trí nhớ 47
Học tập 60
Ngôn ngữ 72
Động lực- Thúc đẩy- Cảm xúc 78
Chương 2 Tâm lý học xã hội và tâm lý học phát triển 95
Tâm lý xã hội học 96
Các giai đoạn của cuộc đời 108
Nhân cách 126
Tâm lý học sức khỏe 138
Chương 3: Khoa học thần kinh 141
Nueron và tính khả biến 142
Sinh lý và giải phẫu chức năng 148
Một số vấn đề về di truyền 161
Chương 4: Triệu chứng học 163
Rối loạn hành vi 164
Rối loạn vận động và rối loạn phối hợp vận động 175
Rối loạn tri giác 179
Các rối loạn tư duy 184
Rối loạn khí sắc, mất động lực và lo âu 192
Rối loạn ý thức 200
Rối loạn nhận thức thần kinh 204
Khám Tâm thần 208
Chương 5: Giao tiếp chính thức thầy thuốc, bệnh nhân trong môi trường 211
bệnh viện.
Giao tiếp chính thức trong môi trường bệnh viện 212
Kỹ năng hỏi bệnh sử 223
Kỹ năng hỏi tiền sử 226
Kỹ năng cung cấp thông tin 229
Kỹ năng thông báo, tin xấu 231

Các tài liệu chính được sử dụng để biên soạn:

Đặng Phương Kiệt (2002) Cơ sở Tâm lý học ứng dụng. Nhà xuất bản Thanh niên

Fink M. & Taylor M.A. (2003) Catatonia A Clinician’s Guide to Diagnosis and
Treatment. Cambridge University Press

Feldman R.S. (2004) Tâm lý học căn bản. Biên dịch: Minh Đức – Hồ Kim Chung. Nhà
xuất bản văn hóa- thông tin

Feldman R.S. (2019) Essentials of Understanding Psychology. McGraw-Hill Education

Frucht S. J. & Fahn S. (2005) Movement Disorder Emergencies: Diagnosis and


Treatment. Humana Press Inc., Totowa, NJ

Gillian Butler & Freda McManus (2014) Dẫn luận tâm lý học Người dịch: Thái An. Nhà
xuất bản Hồng Đức.

Myers D., (2014) Myers’ Psychology for AP BFW/Worth Publishers

Nguyễn Sinh Phúc (2012). Tâm lý y học. Nhà xuất bản Y học

Squire L. (2013) Fundamental neuroscience. Elsevier Inc

Trịnh Văn Minh (2005) Giải phẫu người, tập 3. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

LỜI NÓI ĐẦU


Vài nét về bản thân
1989- 1995: Học y khoa tại Đại học Y Hà Nội. Đây là khóa học 6 năm, với 2 năm cuối được
đào tạo chuyên ngành YHCT, và được cấp bằng bác sĩ chuyên ngành YHCT
1995-1996: NGO Trung tâm chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi thuộc Hội chữ thập đỏ Việt
Nam
1998- 2005: bác sĩ điều trị tại khoa YHDT, bệnh viện Thanh Nhàn
2002-2004: ThS chuyên ngành YHCT
2005 đến nay: làm việc tại Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam, tiền thân là trường Trung
cấp YHCT Tuệ Tĩnh. Đã tham gia giảng dạy phân môn Tổ chức Y tế cho hệ trung cấp, phân
môn Y lý cho hệ bác sĩ chuyên khoa YHCT cho đến 2013
2009- 2013: thực hành lâm sàng tại Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia, bệnh viện Bạch Mai,
học khóa học định hướng và khóa học BSCK 1 chuyên ngành Tâm thần
2011: bắt đầu giảng dạy phân môn Tâm thần tại Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam
2018: tham gia khóa học BSCK 2 chuyên ngành Tâm thần của Đại học Y Hà Nội mở tại Bệnh
viện Tâm thần Trung ương 1 nhưng dừng học sau khi hết các phần chứng chỉ của khóa học này
2018-2019: khóa học được cấp chứng chỉ “Ngôn ngữ trị liệu Nhi” của Đại học Y khoa Phạm
Ngọc Thạch
2019: bắt đầu tham gia kiêm nhiệm tại bệnh viện Tuệ Tĩnh

1
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

ĐẠI CƯƠNG
TÂM LÝ HỌC

Tâm lý học nhận thức là gì


Kiến thức Tâm lý có cần thiết?
Các nhà Tâm lý học đang làm gì?
Họ đang xây dựng một khoa học. Tâm lý học là là một khoa học nghiên cứu về các
quá trình tâm trí và hành vi ứng xử của con người.
Đầu tiên, khoa học. Đây là một từ gốc Latin, nghĩa là “để biết”. Khoa học tránh những
ý kiến cá nhân, trực giác và phỏng đoán đơn thuần, và cố gắng tìm hiểu những yếu tố
khách quan để biết chúng- bằng cách sử dụng bằng chứng khách quan. Khoa học sử
dụng suy luận logic để đưa ra xem xét một giả thiết như “Kiểu cha mẹ ảnh hưởng đến
quá trình nuôi dạy con cái” và sau đó kiểm tra các dữ kiện khách quan. Các dữ liệu từ
thực tế sẽ hỗ trợ giả thiết hoặc bác bỏ chúng. Như vậy nhà khoa học đã tiến bước xa hơn
để trả lời câu hỏi, suy luận có thể được chấp nhận không.
Thứ hai, các quá trình tâm trí. Các quá trình tâm trí là những gì bộ não của bạn đang
làm, không chỉ khi bạn tham gia các hoạt động nhận thức như lưu trữ vào trí nhớ, nhận
ra đồ vật và sử dụng ngôn ngữ, mà còn cả khi bạn cảm thấy chán nản, hay nhảy cẫng
lên vì sung sướng hoặc tận hưởng trải nghiệm khi yêu. Làm thế nào chúng ta có thể tìm
thấy dữ kiện khách quan về các quá trình tâm trí, được ẩn giấu và có tính nội quan? Một
phương pháp có lịch sử lâu dài trong tâm lý học, là phương pháp thực nghiệm, bao gồm,
tạo ra một một môi trường, quan sát những gì mọi người làm và suy luận từ những dấu
hiệu bên ngoài, về những gì đang diễn ra bên trong. Một cách khác, là những tiến bộ
công nghệ mới nhất trong khoa học thần kinh, như là sử dụng các kỹ thuật chụp ảnh bộ
não đang hoạt động cho thấy những thay đổi vật lý của nó, hoặc đo đạc các điện thế hoạt
động của các neuron. Ngoài ra, tâm lý học hiện đại còn sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu, cùng với nhau, khám phá các quá trình tâm trí.
Thứ ba, hành vi. Theo khía cạnh hành vi, nhà tâm lý muốn nói đến những hành động
hướng ngoại của một người, khi ở một mình hoặc trong một nhóm. Hành vi bao gồm tất
cả các cử động thể chất, tự nguyện hoặc không tự nguyện, có ý thức hoặc không có ý
thức, của các chi, cơ mặt hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Người ta thường giả định
rằng, một hành vi cụ thể thường được đi trước bởi các quá trình tinh thần như tri giác về
tình hình hiện tại và quyết định về việc phải làm tiếp theo, nghĩa là hành vi mang tính
tự nguyện và có ý thức. Một hành vi cũng có thể bị chi phối bởi mối quan hệ giữa cá
nhân và một nhóm, với các đặc điểm văn hóa xã hội nhất định. Để đo đạc được các chức
năng tâm lý thể hiện qua hành vi, người ta sử dụng các test/ trắc nghiệm tâm lý.
Mục tiêu của tâm lý học không chỉ đơn giản là mô tả và giải thích các quá trình tâm
trí và hành vi, mà còn để dự đoán và kiểm soát chúng. Với tư cách là một cá nhân, bạn
có thể muốn dự đoán kiểu người nào sẽ trở thành người phối ngẫu tốt cho bạn, hoặc
chính trị gia nào sẽ đưa ra quyết định hợp lý trong các tình huống khủng hoảng. Là một
xã hội, tất cả chúng ta sẽ được hưởng lợi rất nhiều nếu biết cách học tập hiệu quả nhất,
2
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

cách kiểm soát các hành vi gây nghiện/ phá hoại và từ đó, đưa ra cách can thiệp bệnh lý
hệ thống thần kinh- tâm thần.
Nhà Tâm lý học lâm sàng làm gì?
A là một nhà tâm lý học lâm sàng chuyên điều trị cho những người bị rối loạn
ăn uống. Nhiều khách hàng của A, mắc một rối loạn gọi là ‘chán ăn’, đặc trưng bởi
việc từ chối duy trì cân nặng khỏe mạnh. Những người khác, người mắc chứng rối
loạn gọi là bulimia neurosa, ăn và rồi ép mình nôn hoặc uống thuốc nhuận tràng ngay
sau đó. A gặp mỗi bệnh nhân một hoặc hai lần một tuần, trong 50 phút mỗi phiên.
Trong các buổi này, công việc của A, thường là khám phá lý do tại sao các hành vi có
sức tàn phá trong thời gian dài dường như rất được mong muốn đối với bệnh nhân
trong thời gian ngắn. Sau đó, cô ấy giúp bệnh nhân của mình loại bỏ các hành vi hủy
hoại và thay thế chúng bằng các hành vi thích nghi hơn, ví dụ, phản ứng với sự lo lắng
sau khi ăn bằng cách đi bộ nhanh xung quanh tòa nhà thay vì nôn mửa. Tùy thuộc vào
bối cảnh mà A làm việc (có thể là một văn phòng tư nhân, phòng khám hoặc bệnh
viện), cô sẽ dành nhiều phần khác nhau trong ngày của mình với bệnh nhân; gặp gỡ
các nhà tâm lý học khác để thảo luận về cách hữu ích hơn cho bệnh nhân; giám sát
các nhà trị liệu tâm lý trong đào tạo; đi ra ngoài cộng đồng, có lẽ giảng về rối loạn ăn
uống tại các trường trung học; và làm các thủ tục giấy tờ, bao gồm viết ghi chú cho
từng bệnh nhân, gửi biểu mẫu cho các công ty bảo hiểm để thanh toán và tìm các tài
liệu chuyên nghiệp để theo kịp các phát hiện và kỹ thuật mới. (Stephen M. Kosslyn &
Robin S. R , 2002)
Có nhiều kĩ thuật trị liệu tâm lý, được đào tạo khác nhau, chuẩn bị cho các nhà trị liệu
theo những cách khác nhau. Ví dụ, bác sĩ tâm thần thường không trị liệu với các gia
đình, nhưng các nhà tâm lý học lâm sàng và nhân viên xã hội - cũng như các chuyên gia
về tâm thần khác – thì có thể.
Các nhà tâm lý học khác thì làm việc với các tổ chức như các tập đoàn để giúp các
nhóm trong công ty hoạt động hiệu quả hơn; ví dụ, một nhà tâm lý học có thể tư vấn cho
một công ty về việc giảm căng thẳng giữa các công nhân trong một đơn vị cụ thể hoặc
dạy các kỹ thuật thư giãn cho tất cả nhân viên.
Một số nhà tâm lý học lâm sàng không chỉ làm liệu pháp tâm lý và kiểm tra tâm lý
bằng các test tâm lý, mà còn phải hiểu cách tiến hành và giải thích các kiểm tra.
Tâm lý Y học
Tâm lý Y học là một nội dung của Tâm lý học. Đối tượng của Tâm lý Y học là những
biểu hiện tâm lý của người có các bệnh lý cơ thể.
Sức khỏe của con người được cấu thành từ 3 thành tố: thể chất, tâm lý và xã hội. Do
vậy khi 1 trong 3 thành tố đó bị tổn thương thì các thành tố khác đều bị ảnh hưởng.
Ví dụ, một bệnh nhân bị loét dạ dày thì ở đây không chỉ là sự tổn thương về mặt
thể chất (dạ dày). Những tổn thương này, làm ảnh hưởng đến sinh lý tiếp nhận, hấp thu
và thải trừ thức ăn, và kéo theo cảm giác đau đớn, khó chịu. Thể lực chắc chắn bị ảnh
hưởng, làm cho hiệu quả lao động giảm sút, bệnh nhân không thực hiện được tốt các
chức năng sinh hoạt và lao động nghề nghiệp của mình. Cùng với điều đó, các mối quan
3
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

hệ xã hội của bệnh nhân bệnh cũng bị ảnh hưởng.


Do vậy, với góc độ là một lĩnh vực tâm lý ứng dụng vào Y học, Tâm lý Y học không
chỉ dừng lại ở mức độ trang bị cho thầy thuốc kiến thức về tâm lý người bệnh. Những
hiểu biết về tâm lý- nhân cách của thầy thuốc cũng còn là cơ sở khoa học góp phần giáo
dục, đào tạo bồi dưỡng các kĩ năng và phát triển toàn diện, hài hòa nhân cách người thầy
thuốc.
Quan niệm về các chuyên ngành hẹp như vậy chỉ mang tính chất tương đối và phụ
thuộc vào tính hệ thống. Ở Liên Xô trước đây và Nga hiện nay cũng như ở một số nước
Đông Âu, Tâm lý Y học được đề cập đến nhiều, và cho rằng các chuyên ngành như Tâm
lý học Lâm sàng, Tâm lý học Thần kinh là chuyên ngành hẹp của Tâm lý Y học. Trong
khi đó, các tác giả Âu- Mĩ lại xem Tâm lý Y học là một chuyên ngành nhỏ của Tâm lý
học Lâm sàng.
Một số chuyên ngành
Hiện nay trong Tâm lý học có nhiều chuyên ngành hẹp, có đối tượng và khách thể
nghiên cứu liên quan đến nhiều lĩnh vực Y học. Tuy nhiên, có thể phân biệt các chuyên
ngành chính- theo hệ thống Âu- Mĩ:
Nhóm ngành Tâm lý học sức khỏe (health psychology) quan tâm nghiên cứu các khía
cạnh tâm lý liên quan đến sức khỏe nói chung và bệnh tật nói riêng.
Tâm lý học lâm sàng (clinical psychology). Đây là chuyên ngành của Tâm lý học đi sâu
nghiên cứu các rối loạn chức năng tâm lý, chẩn đoán và chữa trị các loại rối này. Trọng
tâm của thực hành ngành lâm sàng này là xây dựng và thực hành trắc nghiệm tâm lý
(nhằm xem xét các chức năng tâm lý điển hình và bất thường), xây dựng mô tả lâm sàng
và quy trình tâm lý trị liệu, mặc dù các nhà tâm lý học lâm sàng cũng tham gia nghiên
cứu, giảng dạy, tư vấn, làm chứng pháp y, và phát triển/ quản lý chương trình.
Tâm lý tham vấn (counseling psychology). Giống như nhà tâm lý lâm sàng, các nhà tâm
lý tham vấn giải quyết các vấn đề tâm lý của con người. Nhưng các vấn đề này lại thuộc
loại đặc biệt, chủ yếu nhắm vào các vấn đề giáo dục, xã hội, và lựa chọn nghề nghiệp,
phòng tránh các rối loạn tâm bệnh do các vấn đề này tạo ra hoặc giải quyết khía cạnh
này khi rối loạn đã xảy ra.
Tâm lý học thần kinh (neuropsychology). Tập trung nghiên cứu các cơ chế thần kinh
trên bộ não (chủ yếu từ hành tủy lên vỏ não) trong những hoạt động tâm lý khác nhau.
Nhóm ngành tâm lý ứng dụng:
Tâm lý học thể thao. Ứng dụng tâm lý học để các vận động viên trình diễn tốt hơn.
Tâm lý công nghiệp – tổ chức (industrial - orsanizational psychology). Quan tâm đến
tâm lý con người trong bối cảnh lao động, đặc biệt, các vấn đề liên quan đến năng suất,
sự hài lòng về công việc làm, và cách đề ra quyết định kinh doanh được xem xét. Một
ngành có liên quan là ngành Tâm lý khách hàng (consumer psychology). Ngành này
khảo xét các tập quán mua sắm của con người và ảnh hưởng của quảng cáo đối với tác
phong mua sắm của khách hàng.
Nhà tâm lý công nghiệp- tổ chức có thể đặt câu hỏi như: "Bạn gây ảnh hưởng đến
mức nào đối với công nhân để cải thiện chất lượng các mặt hàng do họ sản xuất ra?".
4
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Còn nhà tâm lý khách hàng sẽ đặt câu hỏi tương ứng như: "Chất lượng mặt hàng sẽ tác
động ra sao đến quyết định mua sắm mặt hàng ấy?"
Tâm lý học giáo dục hoặc tâm lý học nhà trường. Ngành Tâm lý giáo dục (educational
psychology) sẽ xem tiến trình giáo dục ảnh hưởng ra sao đến sinh viên; chẳng hạn,
quan tâm đến các phương thức tìm hiểu trí thông minh, xây dựng các kỹ thuật giảng dạy
hữu hiệu hơn, và tìm hiểu mối tương tác giữa thầy và trò. Ngược lại, ngành Tâm lý học
đường (school psychology) chuyên đánh giá các khó khăn về học đường hoặc các khó
khăn về đời sống tình cảm mà các học sinh trung tiểu học gặp phải, để tìm ra giải pháp
giúp trẻ vượt qua các khó khăn ấy. Hai ngành này có liên quan gần với Tâm lý học tham
vấn cũng như Tâm lý học lâm sàng.
Nhóm ngành tâm lý lý thuyết (academic psychology): nghiên cứu các quá trình tâm trí,
phân loại chúng thành các chức năng có thể quan sát được qua các hành vi và xây dựng
các mô hình, lý thuyết để diễn giải quá trình ấy:
Tâm lý học xã hội (social psychology). Tìm hiểu xem tư tưởng, tình cảm, và hành động
của con người bị ảnh hưởng ra sao bởi những người khác. Các nhà tâm lý xã hội chú
trọng đến các chủ đề đa dạng như nghiên cứu tâm trạng hiếu chiến (human aggression)
của con người, tìm hiểu xem tại sao con người thiết lập các mối quan hệ với người khác,
và xác định xem chúng ta bị ảnh hưởng ra sao bởi người khác.
Tâm lý học phát triển (developmental psychology). Nghiên cứu về cách thức con người
trưởng thành và biến đổi trong suốt dòng đời của họ.
Tâm lý học nhân cách (personality psychology). Nỗ lực lý giải tính nhất quán lẫn tính
biến chuyển trong hành vi ứng xử của con người qua thời gian, cũng như nỗ lực giải
thích các đặc điểm cá nhân giúp phân biệt hành vi ứng xứ của người này với người khác
khi cả hai cùng lâm vào các tình huống giống như nhau.
Tâm lý học nhận thức. Chuyên nghiên cứu về các quá trình tâm trí chỉ có ở con người,
bao gồm tri giác (perception), tư duy (thinking), ngôn ngữ (language), trí nhớ (memory),
giải quyết vấn đề (problem solving), tìm hiểu (knowing), lý luận (reasoning), trực giác
(insight) phán đoán (judging) và đề ra quyết định (decision making).
Tâm lý học thần kinh (Neuropsychology). Tập trung nghiên cứu các cơ chế thần kinh
trung ương trong những hoạt động tâm lý khác nhau bằng các phương pháp thực nghiệm,
quan sát động vật và quan sát con người bằng các phương pháo không xâm lấn.
Các khung/ mô hình khái niệm về tâm lý học
Thực chất các khung khái niệm này còn có thể gọi là các cách tiếp cận của tâm lý
học- hay còn gọi là các mô hình tâm lý học. Mỗi cách tiếp cận là một hệ thống gồm
những ý tưởng và khái niệm liên hệ hỗ tương được dùng để lý giải các hiện tượng, định
hướng công cuộc nghiên cứu. Mỗi mô hình đóng góp một phương hướng nhận thức
riêng biệt, chú trọng đến các yếu tố khác biệt nhau.
Cũng giống như chúng ta dùng nhiều loại bản đồ để tìm con đường đi đến một vùng
đất nào đó - một bản đồ chỉ đường, một bản ghi rõ các ranh giới hành chính và đường
xá, và một bản vẽ lại các đồi núi và thung lũng - các nhà tâm lý cũng nhận thấy nhiều
hướng tiếp cận sẽ hữu ích cho việc tìm hiểu hành vi ứng xử của con người.
5
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Vì phạm vi và tính phức tạp như thế của hành vi ứng xử cũng như các quá trình tâm
trí, không một mô hình riêng lẻ nào nhất định sẽ đưa ra được lời giải thích tối ưu- nhưng
phối hợp lại các mô hình có thể giúp cho chúng ta một phương tiện để giải thích tính
bao quát của hành vi ứng xử và các quá trình tâm trí.
Bảy mô hình/ cách tiếp cận chủ yếu góp phần hình thành lĩnh vực tâm lý là mô hình
sinh học, tâm động học, nhận thức, hành vi, nhân văn, văn hóa- xã hội và tiến hóa.
Tiếp cận sinh học hướng dẫn các nhà tâm lý học tìm kiếm những nguyên nhân của hành
vi trong chức năng hoạt động của gen, hệ thần kinh (trung ương và ngoại vi) và hệ nội
tiết. Cách tiếp cận này đưa ra bốn giả định:
1, Các hiện tượng tâm lý và xã hội có thể được hiểu với đặc điểm là các quá trình
sinh hóa học.
2, Các ứng xử phức tạp có thể hiểu được bằng cách phân tích chúng thành các đơn vị
nhỏ hơn và cụ thể hơn.
3, Tất cả các ứng xử hoặc tiềm năng ứng xử được quyết định bởi các cấu trúc sinh
học và phần lớn các quá trình đều mang tính di truyền.
4, Trải nghiệm có thể làm thay đổi ứng xử bằng cách làm thay đổi các cấu trúc và các
quá trình sinh học làm cơ sở.
Tiếp cận sinh học có thể giả định rằng các tế bào thần kinh nối kết với nhau ra sao,
các quá trình sinh học của các chất dẫn truyền thần kinh nội bào và ngoại bào hoặc các
hormon có thể ảnh hưởng thế nào đối với các quá trình tâm trí.
Cách tiếp cận sinh hóa học cũng liên quan đến các yếu tố di truyền, và có những hành
vi phát sinh là do bản năng. Tính di truyền là không thể thay đổi được, nhưng nếu hiểu
được các cơ chế bệnh sinh, thì việc can thiệp bằng thuốc hoặc các hình thái trị liệu khác
là hoàn toàn có thể.
Một số chủ đề được nghiên cứu bởi các nhà tâm sinh lý học bao gồm giấc ngủ, cảm
xúc, sự gây hấn, hành vi tình dục, học tập và trí nhớ cũng như các rối loạn tâm thần.
Mặc dù các rối loạn có thể có nhiều nguyên nhân (ví dụ như các vấn đề gia đình, căng
thẳng hoặc chấn thương), nghiên cứu về sinh lý học chỉ rõ các yếu tố sinh học là một
trong những nguyên nhân đó.
Tiếp cận tâm động học, theo cách tiếp cận tâm động học thì hành vi ứng xử bị điều khiển
hoặc bị thúc đẩy bởi các động lực (motivation) mạnh mẽ bên trong. Theo quan điểm
này, các hành động của con người bắt nguồn từ các bản năng mang tính di truyền, các
xung năng sinh học và là các nỗ lực giải quyết các xung đột giữa nhu cầu cá nhân với
đòi hỏi xã hội bằng hành động phù hợp. Động lực là khái niệm cốt lõi trong mô hình
tâm động. Các tình trạng thiếu hụt (tước đoạt), sự thức tỉnh sinh lý, các xung đột và
những hẫng hụt cung cấp năng lượng cho ứng xử giống như nhiên liệu than đá cung cấp
năng lượng cho đầu máy xe lửa. Trong mô hình này, con người ngừng phản ứng khi các
nhu cầu đã được thỏa mãn và các xung năng giảm.
Các nguyên lý tâm động của động lực được phát triển từ một học thuyết của một bác
sĩ người Áo là Sigmund Freud (1856 – 1939). Theo học thuyết của ông (phân tâm học)
thì mỗi cá nhân được hoàn toàn quyết định bởi một tổ hợp tính di truyền và những trải
6
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

nghiệm thời thơ ấu. Vì đứa trẻ học được cách giải quyết mối mâu thuẫn giữa các ham
muốn cá nhân với các ràng buộc xã hội nên nhân cách được phát triển. Các mối xung
đột không được giải tỏa có thể góp phần tạo ra rối nhiễu cảm xúc tồn tại lâu dài. Mô
hình của Freud là mô hình đầu tiện thừa nhận ứng xử của con người không phải bao giờ
cũng do lý trí hoặc giải thích được dễ dàng. Mô hình tâm động có thể được xem là một
cái nhìn hoài nghi về bản chất con người trong cách nó miêu tả những đòi hỏi ích kỷ,
chỉ bị kiềm chế bởi các lực kiểm soát gắt gao của xã hội mà thôi.
Lý thuyết Freud hiện vẫn được sử dụng bởi nhiều chuyên gia trong các tình huống trị
liệu. Tuy nhiên, ngày nay nó ít phổ biến hơn so với vài thập kỷ trước. Ngay cả những
người sử dụng các kỹ thuật của ông cũng sửa đổi chúng để phù hợp với đương đại. Trong
bối cảnh của tâm lý học hiện đại, trọng tâm vẫn có thể bao gồm tâm trí vô thức (giờ đây
được hiểu là vùng ngoài ý thức, không kèm theo sự chú ý) và ảnh hưởng của nó đối với
hành vi có ý thức cùng với trải nghiệm thời thơ ấu, nhưng ít chú trọng đến tính dục và
động lực tình dục. Sự phát triển của nhận thức về bản thân (self- cognition), mối quan
hệ giữa các cá nhân được nhấn mạnh hơn. Những động lực khác đằng sau hành vi của
một người cũng được phát hiện ra. Mối liên hệ giữa tâm lý học thần kinh và các khái
niệm tâm động học (các động lực thúc đẩy và cảm xúc) đang được khám phá chi tiết
hơn (Glucksman, 2006).
Tiếp cận theo thuyết hành vi (ứng xử), những người theo cách tiếp cận này quan tâm tới
các hành vi công khai có thể ghi lại được một cách khách quan.
Mục tiêu chính của việc phân tích theo thuyết hành vi là nhằm hiểu được bằng cách
nào các kích thích đặc thù của môi trường lại kiểm soát được các loại ứng xử đặc thù.
Trước hết họ nhận diện các điều kiện hoặc kích thích làm phát khởi một đáp ứng. Sau
đó, họ quan sát bản chất của đáp ứng để hiểu, dự đoán và có thể kiểm soát nó. Sau chót,
họ xem xét các hậu quả hoặc tác động của đáp ứng đối với môi trường vật lý và xã hội.
Theo mô hình của thuyết hành vi, ứng xử hoàn toàn được quyết định bởi các điều
kiện trong môi trường. Con người đơn thuần là phản ứng với môi trường của mình. Các
nhà hành vi chủ nghĩa còn cho rằng phần lớn những gì con người thành đạt là do giáo
dục.Nói cách khác, thuyết hành vi là nền tảng cho hoạt động giáo dục trong xã hội con
người.
Thuyết hành vi khẳng định rằng chỉ có hành vi công khai của mới đúng là đối tượng
nghiên cứu. John B. Watson nhà hành vi học hàng đầu của Hoa Kỳ, chịu ảnh hưởng các
công trình của nhà sinh lý học người Nga là Ivan Pavlop. Pavlop đã khám phá ra phản
xạ có điều kiện (conditioning), là quá trình tập nhiễm và sửa đổi các phản xạ sinh lý.
Watson thấy, nếu hết thảy các ứng xử có thể được chứng minh là kết quả của học tập thì
ta có thể tạo ra các khả năng mới mẻ làm thay đổi ứng xử không mong muốn. Ông cho
rằng các quá trình tâm trí khó mà nghiên cứu một cách khoa học được, và phương pháp
nội quan nhiều nhất cũng chỉ là một nguồn thông tin không đáng tin cậy. Watson đưa ra
một hướng mới trong tâm lý học, đó là tìm kiếm các nguyên nhân ở ngoài môi trưởng
thay vì bên trong con người. Ông là người đầu tiên nhấn mạnh rằng các nhà tâm lý học
chỉ nên nghiên cứu hành vi có thể quan sát thấy mà thôi.
7
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Nếu Watson đã đặt nền móng cho thuyết hành vi thì B.F. Skinner tại Harvard là nhà
kiến trúc sư của thuyết này. Cho đến ngày Skinner qua đời năm 1990, các kế hoạch và
quan điểm của ông đã tạo nên vóc dáng của học thuyết hành vi trong nhiều thập kỷ.
Trong cẩm nang thiết kế của Skinner, tâm lý học chỉ có thể được mô tả là mang tính
khoa học nếu nó tự giới hạn mình để nghiên cứu ứng xử thao tác ra sao trên môi trường
và ứng xử phải thay đổi như thế nào do các hậu quả mà nó đem lại trong môi trường.
Mô hình lý thuyết hành vi đã ngự trị thế kỷ 20. Nó nhấn mạnh đến đòi hỏi đối với thực
nghiệm nghiêm ngặt và xác định kỹ các biến số, và đã có ảnh hưởng đến phần lớn các
lĩnh vực của tâm lý học.
Trong khi môi trường quan trọng đối với Watson và các nhà sinh lý học Nga bởi vì
nó khơi dậy hành vi, thì đối với Skinner nó quan trọng bởi vì nó chọn lọc hành vi. Sự
tăng cường các yếu tố phụ thuộc mà môi trường cung cấp sẽ quyết định hành vi nào trở
nên mạnh hơn và hành vi nào không. Thay đổi các yếu tố tăng cường, bạn sẽ thay đổi
hành vi.
Tiếp cận hành vi nảy sinh giúp chúng ta xem xét những lĩnh vực chưa được thăm dò
trong tâm lý. Cùng với ảnh hưởng do nó gây ra trong lĩnh vực các tiến trình học tập, tâm
lý giáo dục hết sức quan tâm đến mô hình này.
Mô hình hành vi cũng đã đóng góp vào nhiều lĩnh vực khác nhau như vấn đề can
thiệp các chứng rối loạn tâm thần, biện pháp trấn áp tính gây hấn, giải pháp đối với các
vấn đề tình dục, và cả đến biện pháp cai nghiện ma túy nữa.
Tuy nhiên, hiện nay thuyết hành vi bị đòi hỏi xem xét lại trên một số chủ đề- nhất là
khi sử dụng các can thiệp giáo dục đối với các trường hợp có tổn thương thần kinh:
1. Đa số hành vi là học được; vì vậy, các yếu tố di truyền có tầm quan trọng rất nhỏ?
2. Ngôn ngữ không là một vấn đề đặc biệt mà chỉ đơn giản là một hình thức khác của
hành vi, bị chi phối bởi các nguyên tắc học tập?
3. Các nguyên tắc chi phối việc học tập ở loài người cũng giống như loài vật; vì vậy
nghiên cứu về loài vật có thể cho chúng ta biết nhiều điều về con người?
4. Có thể không cần xét đến hay giảm thiểu các tiến trình nhận thức, xét như là nguyên
nhân của hành vi?
5. Mọi phản ứng mà con vật có thể làm được đều có thể thay đổi nhờ ứng dụng các
nguyên tắc học tập?
6. Cùng một nguyên tắc được áp dụng cho việc học của trẻ em và người lớn?
Tiếp cận nhận thức tập trung vào cách mọi người suy nghĩ, ghi nhớ, lưu trữ và sử dụng
thông tin, đã trở thành một lực lượng chính trong lĩnh vực tâm lý trong những năm 1960,
được xem là một thử thách trực diện đối với các triển vọng hạn hẹp của thuyết hành vi.
Các nhà tâm lý học theo thuyết nhận thức cho rằng quá trình xử lý thông tin về một
kích thích nào đó ít nhất cũng quan trọng không kém kích thích đó trong việc quyết định
hành vi ứng xử. Con người không đơn thuần chỉ là các sinh vật có tính phản ứng; con
người còn chủ động chọn lựa và sáng tạo ra các môi trường kích thích cho cá nhân mình.
Một cá nhân đáp ứng với thực tại vì thực tại này xuất hiện một cách chủ quan trong
thế giới nội tâm của con người, trong những hiện diện không giống như nó hiện diện
8
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

trong thế giới khách quan. Tuy nhiên, con người nhận ra được sự phân biệt này và thể
hiện nó trong ứng xử.
Trong mô hình nhận thức, một số các ứng xử có ý nghĩa xuất hiện từ cách suy nghĩ
hoàn toàn mới mẻ, chứ không phải từ các cách có thể dự đoán, đã được vận dụng trong
quá khứ. Năng lực đưa ra những lựa chọn hoặc những thay thế, cho phép con người
hướng đến các tương lai mới mẻ, vượt qua rất xa các thực tại hạn hẹp.
Sự phát triển của khoa học máy tính (tình cờ tạo ra những mô hình lý tưởng về suy
nghĩ của con người), công việc của Piaget với trẻ em, phân tích của Chomsky về quan
điểm ngôn ngữ của Skinner và những khám phá trong tâm lý học thần kinh đều kích
thích các nghiên cứu các quá trình nhận thức. Quan điểm nhận thức với sự tập trung vào
trí nhớ, trí thông minh, tri giác, quá trình tư duy, giải quyết vấn đề, ngôn ngữ và học tập
đã trở thành một lực lượng chính trong tâm lý học.
Phần hấp dẫn của cách tiếp cận nhận thức là nó sử dụng mô hình xử lý máy vi tính
để lý giải nhận thức của con người. Mô hình này vừa quen thuộc vừa thực tiễn. Cách
tiếp cận này cho tới nay, vẫn cho các lý giải thỏa đáng cho các vấn đề cơ bản về tâm lý.
Nhiều nhà tâm lý học xem định hướng tâm lý nhận thức như là khuynh hướng ưu thế
trong tâm lý học ngày nay, nhất là trong nhóm ngành sức khỏe. Việc xác định các chức
năng tâm lý trở thành nền tảng cơ bản để hiểu rõ hoạt động bình thường và xác định các
hoạt động chức năng bất thường khi bộ não có tổn thương hay khiếm khuyết.
Tiếp cận nhân văn, mặc dù đã xuất hiện vài thập niên trước đây, mô hình nhân văn
(humanistic model) vẫn được xem là xu hướng nghiên cứu mới mẻ nhất trong các nghiên
cứu tâm lý căn bản. Bác bỏ các quan điểm cho rằng hành vi ứng xử được quyết định
phần lớn bởi các lực sinh học (biological forces) có tính tự động, bởi các tiến trình vô
thức, hoặc chỉ đơn thuần bởi hoàn cảnh tác động, mô hình tâm lý này chủ trương rằng
con người kiểm soát được cuộc sống của mình.
Như vậy, trọng tâm của mô hình này là ý chí tự do (free will), tự do lựa chọn vận
mệnh của mình và phấn đấu để tự thực hiện thành tựu từ một tiềm năng đầy đủ. Con
người có khuynh hướng tự nhiên phát triển đến mức trưởng thành và thỏa mãn các ước
vọng cao cả hơn; và nếu có cơ hội, con người nhất định sẽ vươn đến mức toàn bích. Hai
trong số những người sáng lập sớm nhất và nổi tiếng nhất của quan điểm này là Abraham
Maslow (1908-1970) và Carl Rogers (1902-1987).
Hơn bất cứ một tiếp cận nào khác, mô hình nhân văn nhấn mạnh đến vai trò của tâm
lý trong việc phong phú hóa cuộc sống con người và giúp cho con người đạt đến tình
trạng tự hoàn thiện bản thân. Dù không bao quát mọi vấn đề như một số mô hình tâm lý
tổng quát khác, quan điểm nhân văn đã gây được ảnh hưởng quan trọng đối với các nhà
tâm lý, nó nhắc nhở họ luôn luôn nhớ đến lời cam kết phục vụ cá nhân con người cũng
như xã hội. Trong thực hành lâm sàng, quan điểm nhân văn là một trong những nền tảng
nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.
Ngày nay, chủ nghĩa nhân văn tồn tại như một khía cạnh trong trị liệu tâm lý nhằm
mục đích phát triển khả năng tự làm chủ và tự cải thiện của con người.
Tiếp cận văn hóa- xã hội, các nhà tâm lý học văn hóa- xã hội xây dựng mô hình con
9
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

người tổng thể, thực hành một cách tiếp cận tổng thể (holistic) tâm lý học về con người.
Họ cho rằng việc hiểu tâm trí con người thực sự đòi hỏi phải chỉnh hợp tâm trí, thân thể
và ứng xử của cá nhân với các yếu tố xã hội- văn hóa (lịch sử, văn học, nghệ thuật...).
Quan điểm văn hóa xã hội rất quan trọng vì nó nhắc nhở mọi người rằng cách họ và
người khác cư xử (hoặc thậm chí là suy nghĩ) bị ảnh hưởng, không chỉ khi họ ở một
mình, với bạn bè, trong đám đông hay một phần của nhóm mà còn bởi các quy tắc xã
hội, khuynh hướng nhất thời, sự khác biệt về tầng lớp và mối quan tâm về bản sắc dân
tộc ở nền văn hóa cụ thể nơi họ sống. Nghiên cứu đa văn hóa cũng phù hợp với quan
điểm này. Trong nghiên cứu đa văn hóa, sự tương phản và so sánh của một hành vi hoặc
vấn đề được nghiên cứu ở ít nhất hai hoặc nhiều nền văn hóa. Loại nghiên cứu này có
thể giúp minh họa những ảnh hưởng khác nhau của môi trường xã hội (văn hóa và đào
tạo) khi so sánh với ảnh hưởng của di truyền (di truyền hoặc ảnh hưởng của gen đến
hành vi).
Quan điểm văn hóa xã hội thực sự kết hợp hai lĩnh vực nghiên cứu: 1, tâm lý xã hội,
đó là nghiên cứu về các nhóm, vai trò xã hội và quy tắc của các hành động và mối quan
hệ xã hội; và 2, tâm lý học văn hóa, đó là nghiên cứu về các chuẩn mực văn hóa (tiêu
chuẩn hoặc hành vi dự kiến), các giá trị và kỳ vọng. Hai lĩnh vực này có liên quan ở chỗ
cả hai đều nói về hiệu ứng mà mọi người ảnh hưởng lên nhau, hoặc là cá nhân trong một
nhóm lớn hơn có cùng nền văn hóa (Peplau và Taylor, 1997). Nhà tâm lý học người Nga
Lev Vygotsky (1978) cũng đã sử dụng các khái niệm văn hóa xã hội trong việc hình
thành lý thuyết văn hóa xã hội của ông về sự phát triển nhận thức của trẻ em.
Tiếp cận tiến hóa, khái niệm tính thích nghi của hành vi và các quá trình tâm trí là cơ sở
của tiếp cận tiến hóa. Tiếp cận này giả định rằng các năng lực tâm trí của con người,
giống các năng lực sinh học của chúng ta, đã tiến hóa trải qua hàng triệu năm để phục
vụ cho các mục đích thích nghi đặc thù (thích nghi: có khả năng phù hợp với hoàn cảnh
hoặc nhu cầu). Những thành tựu mới đây trong học thuyết tiến hóa đã soi sáng cho việc
hiểu được ứng xử mang tính thích nghi.
Ví dụ, các nhà tâm lý học tiến hóa xem hành vi không ăn các chất có vị đắng như
một hành vi thích nghi phát triển khi con người sớm tiếp xúc với những cây cối như
vậy. Những người ăn cây đắng chết vì có độc, trong khi những người nhổ chúng ra sống
sót để truyền gen cho con cháu của họ, và cứ như vậy, sau một thời gian dài, có cả một
quần thể người tự nhiên tránh các chất có vị đắng.
Cách tiếp cận này đòi hỏi thời gian quan sát dài, khó kiểm soát và dự đoán, nên trong
nghề nghiệp tâm lý, ít có ứng dụng hơn các cách tiếp cận khác.
Vậy Sức khỏe Tâm thần cần xem xét những khía cạnh nào của Tâm lý học
Hiện nay, các nhà tâm lý học hiện cũng đã tham gia vào công việc chăm sóc và can
thiệp sức khỏe tâm thần. Môi trường làm việc của họ bao gồm cả các phòng khám cũng
như trong bệnh viện.
Khi thực hiện nhiệm vụ này, các nhà tâm lý học hướng tới bốn mục tiêu cụ thể
(tính khoa học của tâm lý học):
Mô tả: để hiểu và có thể mô tả định tính và định lượng về hành vi chức năng bình thường
10
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

và bất thường của con người mà có thể quan sát được.


Giải thích: bằng các mô hình tâm lý đã được công nhận.
Dự đoán: đưa ra dự đoán về các hành vi theo những tình huống nhất định.
Kiểm soát / thay đổi: để tạo ra những thay đổi tích cực và lâu dài trong cuộc sống.
Kết quả, Tâm lý học, nhất là hai ngành tâm lý lý thuyết là Tâm lý nhận thức và
Tâm lý thần kinh đã cung cấp:
- Nghiên cứu, ứng dụng các chức năng tâm lý vào mô tả, khái quát những rối loạn
các hoạt động chức năng tâm lý trong thực tiễn lâm sàng, nghĩa là khi được xác định là
bất thường mang tính bệnh lý.
- Xây dựng các hệ thống khái niệm về hành vi chức năng và cách đo lường các hành
vi này.
- Tìm hiểu các quá trình tâm trí trong mối tương quan với hoạt động của bộ não, xây
dựng các lý thuyết về ảnh hưởng qua lại giữa cấu trúc, sinh lý và tâm lý- là nền tảng
của triệu chứng học, bệnh nguyên và bệnh sinh của Tâm thần học.
- Xây dựng các phương pháp trị liệu
Với những gì Tâm lý học cung cấp, hệ thống chẩn đoán và điều trị các rối loạn
tâm thần đã phát triển sâu hơn về các khía cạnh bệnh học bao gồm:
Nghiên cứu các cơ chế sinh lý, sinh hóa thần kinh ở cấp độ sinh học tế bào và sinh
học phân tử của các chức năng tâm lý, tìm kiếm các khả năng điều trị rối loạn tâm thần
với các hiểu biết này. Tâm thần học vận dụng những hiểu biết về giải phẫu, sinh lý học,
sinh lý bệnh để xác định các cơ chế bệnh sinh đa dạng và phức tạp trong các rối loạn
tâm thần và những rối loạn tâm lý ở mức bệnh lý, mà tâm lý học đã xác định sự bất
thường trong các hành vi quan sát được.
Xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán xác định/phân biệt: kết quả đánh giá/ lượng giá tâm
lý lâm sàng sẽ là tư liệu rất có giá trị cho bác sĩ quyết định chẩn đoán. Các kết quả đánh
giá này mang tính khách quan, có hệ thống, phản ánh đầy đủ các khía cạnh về hành vi
và quá trình tâm trí ở trường hợp cụ thể, để bác sĩ Tâm thần xem xét chẩn đoán xác định
cũng như thực hiện chẩn đoán phân biệt.
Xây dựng kế hoạch can thiệp cùng các chuyên viên tâm lý lâm sàng, sử dụng cho quá
trình tư vấn bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân.
Đánh giá kết quả điều trị: đánh giá/ lượng tâm lý lâm sàng được thực hiện trên cùng
bệnh nhân ở các thời điểm khác nhau để xác định hiệu quả điều trị và/ hoặc can thiệp.
Như vậy, việc tìm hiểu Tâm lý học và vận dụng khi tìm hiểu triệu chứng là cần thiết,
và là một kiến thức không thể thiếu trong hành nghề y khoa.

11
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

CÁC PHƯƠNG PHÁP


NGHIÊN CỨU TÂM LÝ HỌC

Ở nhiều thời kỳ trong lịch sử, từng có các nhà tư tưởng lớn (ví dụ Galileo và Kant)
tuyên bố rằng tâm lý học sẽ không bao giờ có thể là một khoa học bởi vì đối tượng của
tâm lý học là kinh nghiệm chủ quan (B.R. Hergenhahn). Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi
tâm lý học có là một khoa học hay không, trước tiên chúng ta phải định nghĩa khoa học
là gì.
Khoa học xuất hiện, lúc đầu, như một cách thức để trả lời các câu hỏi về thiên nhiên
bằng cách quan sát trực tiếp thiên nhiên, chứ không phải dựa vào các tín điều của Giáo
Hội, các tác giả xưa, sự mê tín, hay các quy trình tư tưởng trừu tượng mà thôi. Khoa học
ngay từ đầu đã dựa vào thẩm quyền cao nhất là sự quan sát thường nghiệm (nghĩa là
quan sát trực tiếp thiên nhiên), nhưng khoa học không chỉ là quan sát thiên nhiên. Muốn
hữu ích, việc quan sát phải được tổ chức hay xếp loại một cách nào đó vào các phạm
trù, và phải ghi nhận các cách thức mà một cuộc quan sát giống hay khác với các quan
sát khác như thế nào. Sau khi ghi nhận những tương đồng và dị biệt với các quan sát
khác nhiều nhà khoa học đi thêm một bước nữa là cố gắng giải thích điều họ đã quan sát
được.
Vì vậy khoa học thường được mô tả với hai thành phần chính: (1) quan sát thường
nghiệm và (2) lý thuyết. Theo Hull, có thể thấy hai khía cạnh này của khoa học ngay từ
những cố gắng rất xa xưa nhất của con người để tìm hiểu thế giới: Con người luôn luôn
dấn mình vào một hoạt động mang hai khía cạnh là quan sát và sau đó tìm cách giải
thích những điều họ thấy. Mọi con người bình thường ở mọi thời đại đều đã từng quan
sát mặt trời mọc và lặn và các chu kỳ khác nhau của mặt trăng. Nhưng quan sát khoa
học thì đặt ra câu hỏi: "Tại sao? Tại sao mặt trăng khi tròn khi khuyết? Tại sao mặt trời
lúc mọc lúc lặn, và nó lặn về đâu?" Ở đây chúng ta có hai yếu tố của khoa học thời cận
đại: việc quan sát tạo thành yếu tố thường nghiệm hay sự kiện, và cố gắng một cách có
hệ thống để giải thích các sự kiện này- tạo thành yếu tố lý thuyết. Khi khoa học phát
triển, thì có sự chuyên môn hóa, hay phân công, một số người dành thời giờ chủ yếu cho
việc quan sát, trong khi một số ít hơn chuyên lo các vấn đề giải thích.
Khía cạnh duy lý của khoa học giữ cho nó khỏi trở thành một sự sưu tập bất tận các
sự kiện thường nghiệm rời rạc. Khoa học toán thống kê trong các nghiên cứu y sinh nói
chung và tâm lý học nói riêng, giúp các nhà khoa học xem xét các mối tương quan, xem
nó có ý nghĩa hay không, nhằm gắn kết các sự kiện đó.
Vì nhà khoa học cách nào đó phải cho thấy ý nghĩa của điều họ quan sát, nên họ làm
ra các ‘lý thuyết’ (theory). Một lý thuyết khoa học có hai chức năng chính: (1) nó tổ
chức sắp xếp các quan sát; (2) nó trở thành sự hướng dẫn cho các quan sát tương lai.
Nói cách khác, một lý thuyết đưa ra các mệnh đề có thể chứng minh bằng bằng thí
nghiệm, có thể trắc nghiệm được. Nghĩa là chúng phải tạo ra các giả thuyết có thể được
minh chứng một cách thực nghiệm là có giá trị hay không. Như thế, trong khoa học sự

12
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

quan sát trực tiếp là quan trọng, nhưng sự quan sát này thường được hướng dẫn bởi lý
thuyết, làm cho việc quan sát có kiểm soát trở thành một khía cạnh quan trọng của khoa
học.
Các phương pháp trong nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu lưu trữ (Archival Research). Nghiên cứu tư liệu lưu trữ là một biện
pháp kiểm chứng giả thuyết tương đối ít tốn kém, bởi vì người khác đã làm công việc
thu thập dữ kiện căn bản cho bạn rồi. Dĩ nhiên, việc sử dụng các dữ kiện sẵn có như thế
có một vài nhược điểm. Một mặt, các dữ kiện có thể không ở dạng cho phép nhà nghiên
cứu kiểm chứng giả thuyết một cách toàn diện. Mặt khác, thông tin ấy có thể chưa hoàn
chỉnh, không đầy đủ, hoặc đã được thu thập một cách tình cờ mà thôi. Dù sao, trong hầu
hết mọi trường hợp thì biện pháp nghiên cứu tư liệu lưu trữ đều hay bị bế tắc do một sự
kiện đơn giản là các hồ sơ lưu trữ các thông tin cần thiết thường không có sẵn.
Phương pháp quan sát áp dụng trong khoa học tự nhiên (Naturalistic Observation). Mặc
dù ưu điểm của phương pháp quan sát này là hiển nhiên – chúng ta lấy một mẫu gồm
những hành vi mà con người thực hiện trong “bối cảnh sống tự nhiên” (natural habitat)
– nhưng cũng có một nhược điểm quan trọng: đó là không thể khống chế được bất cứ
một nhân tố quan trọng nào cả.
Nghiên cứu điều tra (Survey Research). Không một phương pháp nào nhằm tìm hiểu
xem con người tư duy, cảm nhận và hành động đều gì trực tiếp bằng phương pháp đặt
câu hỏi ngay với họ. Vì lý do này, các cuộc đều tra được xem là phương pháp nghiên
cứu quan trọng.
Nghiên cứu trường hợp điển hình (Case study). Ngược lại phương pháp nghiên cứu điều
tra trong đó người ta phải tìm hiểu nhiều người, nghiên cứu trường hợp điển hình (case
study) là phương pháp tìm hiểu sâu rộng một cá nhân hoặc một nhóm rất ít người. Theo
phương pháp này, nhà tâm lý thường phải thực hiện một trắc nghiệm tâm lý, trong đó
nhà tâm lý sử dụng một loạt câu hỏi được soạn thảo cẩn thận để tìm hiểu sâu sắc cá tính
của đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu thực nghiệm (Eperimental Research). Biện pháp duy nhất mà nhà tâm lý có
thể thiết lập một mối liên hệ nhân quả thông qua cuộc nghiên cứu là tiến hành một thí
nghiệm. Trong một thí nghiệm (experiment) hợp quy cách, mối tương quan giữa hai
(hoặc nhiều) yếu tố được khảo sát bằng cách cố tình làm cho một yếu tố biến động rồi
quan sát hậu quả do biến động ấy gây ra cho yếu tố kia. Biến động do cố tình được gọi
là thao tác thí nghiệm (experimental mamipulation). Các thao tác thí nghiệm được vận
dụng để phát hiện các mối tương quan giữa các biến số (variables), các hành vi
(behaviors), các biến cố (events), hoặc giữa các đặc tính khác có thể thay đổi, hoặc biến
động được theo một cách thức nào đó.
Khung / frameworks, lý thuyết/ theories và mô hình/ models
Điều quan trọng là trong thực hành và nghiên cứu, các nhà chuyên môn phải phân
biệt giữa một số thuật ngữ khác nhau về tính đặc hiệu của chúng: khung, giả thuyết/ lý
thuyết, và mô hình.

13
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Khung chung là một tập hợp các ý tưởng được các nhà lý thuyết rút ra trong một
chuyên ngành cụ thể (xem Anderson, 1983). Các thuật ngữ khác về cơ bản đồng nghĩa
với khung chung là cách tiếp cận, mô hình và siêu lý thuyết (xem Kuhn, 1970; Lachman,
Lachman & Butterfield, 1979). Khung chung được các nhà tâm lý học nhận thức sử
dụng phổ biến nhất là khung xử lý thông tin được thảo luận trước đó. Các khung chung
nên được coi là hữu ích hoặc vô dụng thay vì đúng hoặc không chính xác vì chúng bao
gồm các giả định cấp cao không thể được kiểm tra trực tiếp ở cấp độ thử nghiệm.
Ngược lại, các lý thuyết nên được nêu trong các thuật ngữ mà các nhà nghiên cứu xây
dựng để xác định xem chúng là đúng hay không chính xác. Các lý thuyết bị ràng buộc
nhiều hơn so với các khung và thường cung cấp các chương mục chính xác về các cơ
chế và ảnh hưởng cơ bản làm phát sinh một tập hợp các hiện tượng. Các lý thuyết khác
nhau đáng kể trong phạm vi của chúng, tức là phạm vi của các hiện tượng mà chúng bao
trùm. Các lý thuyết thường quá chung chung để đưa ra dự đoán về các tình huống cụ
thể. Tuy nhiên, một mô hình là một khởi tạo cụ thể của một lý thuyết, liên quan lý thuyết
đó với một tình huống cụ thể.
Tóm lại, lý thuyết trong tâm lý học nhận thức xảy ra ở một số cấp độ khác nhau. Một
khuôn khổ rất rộng và bao gồm các giả định không thể được đưa vào thử nghiệm thực
nghiệm- khung. Một lý thuyết chính xác hơn: nó đưa ra nhiều dự đoán khác nhau có thể
được kiểm tra. Một mô hình vẫn chính xác hơn: nó thường bao gồm một lý thuyết áp
dụng cho một tình huống cụ thể.
Lược đồ mô tả các cấp độ trong tâm lý học lý thuyết (Eysenck và Keane, 1995)

14
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Chương I

TÂM LÝ HỌC
NHẬN THỨC

15
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Ý THỨC VÀ
SỰ CHÚ Ý

Ý THỨC
Ý thức là gì? Nếu đưa câu hỏi này ra trong một hoạt động đa ngành thì hẳn là không thể
có một khái niệm chính xác- duy nhất về ý thức. Khái niệm căn bản này, có một lịch sử
lâu đời, xuất hiện trong nhiều ngành khoa học và mỗi khoa học đều có khái niệm của
riêng mình, đến nỗi chúng gần như không thể định nghĩa thóng nhất được. Giống như
thể các nhà sinh vật học đồng ý về những gì đang sống nhưng không phải về việc chính
xác sự sống là gì. Trong vật lý, vật chất và năng lượng cũng không có định nghĩa đơn
giản. Đối với các nhà tâm lý học, ý thức, tương tự, là một khái niệm cơ bản nhưng mờ
mịt (David G. Myers, 2014).
Lúc đầu, tâm lý học là “sự mô tả và giải thích các trạng thái của ý thức” (Ladd, 1887).
Nhưng trong nửa đầu thế kỷ 20, khó khăn trong việc nghiên cứu một cách khoa học về
ý thức đã khiến nhiều nhà tâm lý học - bao gồm cả những người không theo thuyết hành
vi - chuyển sang quan sát trực tiếp hành vi.
Sau năm 1960, khái niệm tinh thần (mental) xuất hiện trở lại. Khoa học thần kinh đi
sâu vào hoạt động của não, liên quan đến giấc ngủ, giấc mơ và các trạng thái tinh thần
khác. Các nhà nghiên cứu bắt đầu nghiên cứu ý thức bị thay đổi bởi thôi miên và ma
túy. Các nhà tâm lý học của tất cả các trường phái, và tất nhiên, cả các bác sĩ y khoa,
đều khẳng định tầm quan trọng của nhận thức, hay các quá trình tinh thần. “Ý thức” đã
tỉnh lại trong tâm lý học (David G. Myers, 2014).
Vậy, trong lĩnh vực nhận thức, ý thức là tỉnh thức của bạn về mọi thứ đang diễn ra
xung quanh bạn và về các quá trình nhận thức bên trong của bạn tại bất kỳ thời điểm
nào, mà bạn sử dụng chúng để tổ chức hành vi của mình (Farthing, 1992), bao gồm cả
tư duy, cảm giác và cảm xúc của bạn.
Theo quan điểm khoa học thần kinh nhận thức, ý thức được tạo ra bởi một tập hợp
các tiềm năng hành động trong giao tiếp giữa các tế bào thần kinh đủ để tạo ra một tri
giác, trí nhớ khái niệm hoặc kinh nghiệm cụ thể trong sự tỉnh thức của chúng ta (Crick
và Koch, 1990, 2003; Koch và Mormann, 2010). Sự tỉnh thức này phản ánh sự sẵn sàng
của hệ thần kinh trong việc tiếp nhận kích thích từ bên ngoài và có thể xử lý quá trình
nhận thức mà kết quả là những hành vi/ ứng xử, quan sát được (lời nói, biểu cảm khuôn
mặt, vận động hay hoạt động...)
CHÚ Ý
Định nghĩa
Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một (hay một nhóm) đối tượng, sự vật, hiện
tượng nào đó và tương đối “thoát ly” khỏi các đối tượng khác.
Chú ý được xem là một trạng thái ý thức “chọn lọc” trong quá trình nhận thức.
Mặc dù phần lớn việc xử lý thông tin của chúng ta là có ý thức, nhưng phần lớn là vô
thức và tự động - nằm ngoài ý thức của chúng ta.

16
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Ý thức có chọn lọc (chú ý) của chúng ta, hướng sự ý thức khi đang nhận thức của
chúng ta, cho phép chúng ta thu thập thông tin từ nhiều nguồn khi chúng ta suy ngẫm
về quá khứ và lập kế hoạch cho tương lai. Chúng ta cũng chú ý khi chúng ta tìm hiểu
một khái niệm hoặc hành vi phức tạp. Khi học đi xe đạp, ban đầu, chúng ta tập trung
vào vận động của chân với bàn đạp, đồng thời, nhận ra các chướng ngại vật xung quanh
mà chúng ta phải tránh và cách sử dụng phanh.
Với việc luyện tập (luyện một kĩ năng), việc đạp xe trở nên bán tự động, giúp chúng
ta không cần tập trung chú ý vào vận động của chân nữa, thậm chí, với một cung đường
quen thuộc thì các chướng ngại vật không còn khiến chúng ta vất vả, mà tập trung
những việc khác nữa. Khi làm như vậy, chúng ta trải nghiệm điều mà nhà tâm lý học
đầu tiên William James gọi là “dòng ý thức” liên tục, với mỗi khoảnh khắc chảy sang
khoảnh khắc tiếp theo. Theo thời gian, chúng ta còn xoay chuyển giữa các trạng thái ý
thức khác nhau, bao gồm ngủ, thức và các trạng thái thay đổi khác nhau. (David G.
Myers, 2014)
Người ta vẫn thấy: chăm chú nhìn, lắng tai nghe, … là những biểu hiện của chú ý.
Chú ý không có đối tượng riêng, đối tượng của nó chính là đối tượng của tri giác mà nó
“đi kèm”. Chú ý thường thể hiện qua những biểu hiện bề ngoài tại cơ quan giác quan…
Nhưng những biểu hiện này chỉ là bề ngoài, vì sự chú ý thực sự luôn luân chuyển hoặc
thay đổi theo quá trình nhận thức có ý thức, vì thế người ta có thể “vờ chú ý” hoặc “vờ
không chú ý” khi nhấn mạnh vào biểu hiện giác quan không tương ứng với sự chú ý.
Vậy chú ý được coi là biểu hiện của các hoạt động nhận thức có ý thức.
Các loại chú ý
Việc phân loại này cần thiết cho việc mô tả lâm sàng, phản ánh sự tự nguyện của cá
nhân. Có 3 loại chú ý: chú ý không chủ định, chú ý có chủ định và chú ý sau chủ định.
Chú ý không chủ định là loại chú ý không có mục đích tự giác, không cần có sự nỗ lực
của bản thân. Chú ý không chủ định phụ thuộc vào đặc điểm của kích thích như:
- Tính chất bất ngờ, mới lạ của kích thích
- Cường độ kích thích
- Sự tương phản giữa vật kích thích và bối cảnh
Loại chú ý này thường nhẹ nhàng, ít căng thẳng, nhưng kém bền vững, khó duy trì
lâu dài, do các quy luật về tri giác chi phối, không có tính tự nguyện (xử lý thông tin từ
dưới lên).
Chú ý có chủ định là loại chú ý có mục đích định trước hoặc do tiếp thu mệnh lệnh (của
người khác) và phải có sự nỗ lực của bản thân, còn gọi là sự chọn lọc chú ý- liên quan
đến nhận thức, có tính tự nguyện, một cách hoạt động tư duy (xử lý thông tin từ trên
xuống). Loại chú ý này thường có thể duy trì tương đối lâu dài nhưng căng thẳng, mệt
mỏi.
Chú ý sau chủ định vốn là chú ý có chủ định, nhưng không đòi hỏi sự căng thẳng của ý
chí, lôi cuốn con người vào nội dung và phương thức hoạt động tới mức khoái cảm
(động lực thúc đẩy hay cảm xúc).
Ví dụ: khi bắt đầu đọc sách đòi hỏi phải có chú ý có chủ định, nhưng càng đọc ta
17
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

càng bị lôi cuốn vào nội dung của cuốn sách, nói cách khác, nội dung này đã mang lại
cho chúng ta động lực, mà không cần sự nỗ lực cao, sự căng thẳng của ý chí. Như vậy,
là chú ý có chủ định đã chuyển thành chú ý sau chủ định.
Các thuộc tính của chú ý
Các thuộc tính, hay nói cách khác, là các đặc điểm, có thể dùng để mô tả về sự chú ý
của cá nhân tại một thời điểm.
Sức tập trung của chú ý là khả năng chú ý đến một phạm vi đối tượng tương đối hẹp.
Phạm vi đối tượng càng hẹp thì sức tập trung chú ý càng cao, cường độ chú ý càng lớn
và hiệu quả công việc cũng càng cao, phản ánh đối tượng càng rõ ràng, chính xác.
Hiện tượng “đãng trí bác học” là do quá trình tập trung vào một đối tượng nào đó,
khiến chú ý không phân phối được sang các đối tượng khác hay phạm vi khác khi cần
thiết.
Số lượng chú ý là số lượng các đối tượng (hay số lượng bộ phận của một đối tượng)
được tri giác đồng thời với nhau. Nghĩa là trong cùng một lúc, mức độ sáng tỏ và rõ ràng
của các mục tiêu ấy đều được cảm thụ như nhau.
Nếu không có tập luyện, thì việc chú ý đến nhiều đối tượng sẽ là sự phân phối chú ý
- là khả năng luân phiên sức tập trung chú ý (di chuyển chú ý rất nhanh) đến vài ba phạm
vi đối tượng mà vẫn phản ánh từng phạm vi đó rõ ràng, chính xác như nhau. Đặc điểm
này thường phản ánh sự thuần thục của hoạt động, chứ một hoạt động mới mẻ thường
không thể có thuộc tính này của sự chú ý.
Sự bền vững của chú ý là duy trì chú ý lâu hay chóng vào một hay một số phạm vi đối
tượng của hoạt động. Khả năng này phụ thuộc vào: cường độ kích thích, sự trưởng thành
của hệ thần kinh, tính chất của hoạt động, khả năng nhận thức…
Người ta nghiên cứu thấy rằng trong sự bền vững của chú ý có sự dao động – là sự
sao nhãng, phân tách, hay nói chính xác là sự không tập trung chú ý vào đối tượng chính
trong khoảng từ 3-15 giây theo những chu kỳ nhất định, nhưng không xa rời đối tượng
của chú ý.
Sự bền vững chú ý phát triển theo độ tuổi. Trẻ em có sức bền chú ý tương đối thấp,
nên bố trí thời gian cho một giờ học ở trẻ mẫu giáo bé chỉ vào khoảng 10 phút.
CHUYỂN THỨC
Phần lớn thời gian thức của mọi người được dành cho một trạng thái gọi là ý thức
thức tỉnh trong đó suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác của họ rõ ràng và có tổ chức (họ cảm
thấy tỉnh táo). Nhưng có khi, con người trải nghiệm trạng thái ý thức khác với trạng thái
tỉnh thức có tổ chức này. Những biến thể này được gọi là các trạng thái chuyển thức
(altered state).
Một trạng thái chuyển thức xảy ra khi có sự thay đổi về chất lượng hoặc mô hình hoạt
động tinh thần của bạn. Suy nghĩ có thể trở nên mờ nhạt và vô tổ chức và bạn có thể
cảm thấy ít cảnh thức hơn, hoặc suy nghĩ của bạn có thể có những bước ngoặt kỳ lạ, như
là trong giấc mơ ở trạng thái ngủ.
Khi chịu ảnh hưởng của chất kích thích, chuyển thức có nghĩa là trạng thái cảnh thức
tăng lên hoặc giảm đi. Chịu ảnh hưởng của một số loại thuốc như caffeine, thuốc lá hoặc
18
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

rượu chắc chắn là những ví dụ về tình trạng chuyển thức.


Có nhiều hình thức chuyển thức khác như bị thôi miên hoặc đạt được trạng thái thiền
định.
Mặc dù các dạng chuyển thức khác nhau gây ra các hậu quả rất khác biệt nhau, nhưng
tất cả đều có chung một số đặc điểm. Đặc điểm thứ nhất là chúng làm biến đổi cách thức
tư duy của chúng ta, khiến cho suy nghĩ của chúng ta thành nông cạn, phi lý, hoặc thui
chột theo một cách thức nào đó. Ngoài ra, khái niệm thời gian bị đảo lộn đi, và nhận
thức về thế giới xung quanh cũng như về bản thân có thể bị biến đổi khác hẳn đi. Chúng
ta có thể bị mất tự chủ, làm những việc rồ dại mà nếu không bị chuyển thức, hẳn chúng
ta chẳng bao giờ làm. Cuối cùng, chúng ta có thể có cảm giác bất lực - kém khả năng
nhận thức hợp lý sự việc hoặc không thể diễn tả sự việc ấy thành lời.
Nhưng trải nghiệm chuyển thức phổ biến nhất mà tất cả chúng ta dành khoảng một
phần ba cuộc đời cho chúng là giấc ngủ đêm. Dĩ nhiên, nếu giấc ngủ ở mức độ sinh lý,
tình trạng chuyển thức này không gây nguy hiểm gì cho chúng ta.
Giấc ngủ
Melatonin: Sự giải phóng melatonin bị ảnh hưởng bởi một cấu trúc nằm sâu trong vùng
dưới đồi ở một khu vực được gọi là nhân suprachiasmatic/ nhân trên giao thoa (SCN),
chiếc đồng hồ bên trong cho mọi người biết khi nào thức dậy và khi nào nên ngủ
(Quintero và cộng sự, 2003; Yamaguchi và cộng sự, 2003; Zisapel, 2001). SCN nhạy
cảm với những thay đổi về ánh sáng. Khi ánh sáng ban ngày mờ dần, SCN tác động lên
tuyến tùng tiết ra melatonin (Bondarenko, 2004; Delagrange & Guardiola- Lemaitre,
1997), cảm giác buồn ngủ xuất hiện. Khi ánh sáng chiếu vào mắt tăng lên (như vào buổi
sáng), SCN tác động lên tuyến tùng ngừng tiết ra melatonin, vì thế lượng melatonin
huyết tương giữ ở mức thấp trong ngày, cho phép cơ thể thức dậy.
Giấc ngủ theo điện não đồ: giấc ngủ được tạo thành từ hai trạng thái sinh lý, thấy được
trên điện não đồ (EEG): giấc ngủ không chuyển động nhanh (NREM) và giấc ngủ
chuyển động nhanh (REM). Trong giấc ngủ của NREM, bao gồm các giai đoạn từ 1 đến
4, hầu hết các chức năng sinh lý đều thấp hơn rõ rệt so với khi thức. Còn giấc ngủ REM
là một loại giấc ngủ khác biệt, được đặc trưng bởi mức độ hoạt động não bộ cao và mức
độ hoạt động sinh lý tương tự như khi thức.
Ở giai đoạn trưởng thành sớm, sự phân bố các giai đoạn giấc ngủ như sau:
* NREM (75 phần trăm)
+ Giai đoạn 1: 5 phần trăm
+ Giai đoạn 2:45 phần trăm
+ Giai đoạn 3:12 phần trăm
+ Giai đoạn 4: 13 phần trăm
* REM (25 phần trăm)
Sự phân phối này vẫn tương đối ổn định ở tuổi già, mặc dù sự suy giảm xảy ra ở cả
giấc ngủ NREM và giấc ngủ REM.
Giấc mơ
Sigmund Freud tin rằng ý nghĩa thực sự của một giấc mơ bị che giấu, hoặc tiềm ẩn
19
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

và chỉ được thể hiện trong các biểu tượng.


Theo lý thuyết kích hoạt- tổng hợp ((Hobson, 1988; Hobson & McCarley, 1977;
Hobson và cs, 2000) ) của giấc mơ, cầu não sẽ gửi tín hiệu ngẫu nhiên đến phần trên của
não trong giấc ngủ REM. Những tín hiệu ngẫu nhiên này đi qua đồi thị, sẽ gửi tín hiệu
đến các vùng cảm giác tương ứng của vỏ não. Khi ở trong vỏ não, các khu vực liên kết
của vỏ não phản ứng với sự kích hoạt ngẫu nhiên của các tế bào vỏ não này bằng cách
tổng hợp (tạo nên) một câu chuyện, hoặc một giấc mơ, sử dụng các mẩu kinh nghiệm
sống và ký ức. Nhưng khi bộ não đang tạo ra một giấc mơ để giải thích sự kích hoạt của
chính nó, nó sử dụng các mẩu và phần có ý nghĩa của trải nghiệm ngay hôm trước hoặc
vài ngày trước thay vì chỉ là các mục ngẫu nhiên từ bộ nhớ.
Thôi miên
Có một số bước quan trọng trong việc thôi miên. Theo Druckman và Bjork (1994),
mặc dù mỗi nhà thôi miên có thể có một phong cách khác nhau hoặc sử dụng các từ
khác nhau, bốn bước này luôn luôn có mặt:
1. Nhà thôi miên yêu cầu người bị thôi miên tập trung vào những gì đang được nói.
2. Người bị thôi miên được yêu cầu hãy thư giãn và cảm thấy mệt mỏi.
3. Nhà thôi miên nói với người bị thôi miên là hãy buông ra và chấp nhận đề xuất
một cách dễ dàng.
4. Người bị thôi miên được yêu cầu phải sử dụng trí tưởng tượng sống động.
Chìa khóa thực sự của thôi miên dường như là một trạng thái gợi ý cao (khả năng gợi
ý- ám thị: dễ bị ảnh hưởng). Mọi người có thể bị thôi miên khi đang ở trạng hoạt động
và cảnh giác, nhưng chỉ khi họ sẵn sàng bị thôi miên.
Ernest Hilgard (1991) tin rằng thôi miên chỉ có tác dụng đối với phần tâm trí tỉnh táo
hiện tại của một người, trong khi một phần của tâm trí người đó (một “người quan sát
ẩn giấu”) vẫn tỉnh thức với tất cả những gì đang diễn ra- sự phân chia ý thức. Nó cùng
một kiểu phân ly diễn ra khi một người lái xe đến đâu đó quen thuộc và rồi tự hỏi làm
thế nào mình đến đó. Một phần của tâm trí, phần ý thức, là suy nghĩ về bữa tối hoặc một
cuộc hẹn hò hoặc một cái gì đó khác, trong khi phần khác là thực tế lái xe. Khi mọi
người đến đích, họ không thực sự nhớ chuyến đi. Theo cách tương tự, Hilgard tin rằng
có một phần ẩn giấu trong tâm trí tỉnh thức rất rõ về các hoạt động và cảm giác của chủ
thể bị thôi miên, mặc dù phần tâm trí thôi miên không biết về những điều tương tự.
Phân chia ý thức Bạn cũng có thể tự phân chia nhận thức có ý thức của bạn (như khi
chúng ta nói về số lượng chú ý hoặc phân phối chú ý). Nhưng khả năng khá hạn chế.
Hãy xem khi bạn lái xe đi làm hoặc đi học và sau đó tự hỏi làm thế nào bạn đến đó. Lái
xe và thực hiện một cuộc trò chuyện qua điện thoại là cả hai quá trình cần sự chú ý có
sức tập trung cao, và đơn giản là không thể thực hiện cả hai cùng một cách an toàn và
hiệu quả. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lái xe trong khi nói chuyện trên điện thoại di
động, thậm chí là điện thoại rảnh tay sẽ khiến một người có cùng mức độ rủi ro như lái
xe dưới ảnh hưởng của rượu (Alm & Nilsson, 1995; Strayer & Drews, 2007). Nhắn tin
trong khi lái xe còn hơn cả rủi ro, nó có thể là một vụ giết người (Eastern Virginia
Medical School, 2009).
20
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Tác động của các chất hướng thần


Khi nói về các loại dược phẩm gây ảnh hưởng đến ý thức, chúng ta muốn nói đến các
loại thuốc hướng thần (psychoactive drugs)- các loại thuốc/ chất ảnh hưởng đến tình
cảm, nhận thức, và hành vi ứng xử của con người. Ngay những loại thuốc/ chất này cũng
phổ biến trong cuộc sống của hầu hết mọi người: nếu như bạn đã từng uống một tách cà
phê, hít một hơi thuốc lá hoặc hớp một ngụm bia, thế là bạn đã dùng đến một loại thuốc
hướng thần rồi (cafeine, nicotine và alcohol).
Các chất tác động tâm thần có thể gây kích thích hoặc ức chế các hoạt động tâm thần,
và đều là các trạng thái chuyển thức. Nhưng, chúng khác biệt nhau tùy theo mức độ
nguy hiểm và mức độ gây nghiện, tức là gây ra tình trạng lệ thuộc về thể xác hay tâm
lý.
Dù vậy, khi mới sử dụng bất kì chất gì, luôn có một vài dấu hiệu cho thấy lúc nào
xảy ra tình trạng lạm dụng này. Các dấu hiệu có thể ấy là:
- Luôn năng nổ đi tìm thú vui.
- Thấy phấn khởi thường xuyên hơn so với lúc không dùng thuốc hoặc rượu.
- Cảm thấy sảng khoái khi tự kích thích mình (bằng thuốc).
- Đi làm việc hay đến lớp trong tâm trạng phấn khởi (để có cơ hội dùng thuốc).
- Bỏ học hoặc không muốn đi làm việc vì đang trong tâm trạng phấn khởi (do đã dùng
thuốc).
- Cảm thấy buồn bã sau đó về lời nói hay việc làm trong lúc bốc đồng.
- Lái xe đi trong tâm trạng sảng khoái.
- Trong cơn bốc đồng vì rượu hay thuốc đã làm điều gì đó mà lúc khác có lẽ không
bao giờ làm như thế.
- Cảm thấy sảng khoái trong các hoàn cảnh cô đơn, xa rời xã hội.
- Không thể cưỡng lại ý muốn đi tìm cảm giác sảng khoái.
- Cảm thấy cần uống một chầu hay dùng một liều thuốc để sống qua một ngày.
- Sức khỏe suy nhược dần.
- Thất bại trong học vấn hay trong nghề nghiệp.
- Luôn luôn nghĩ tới rượu hay ma túy.
- Tránh né gia đình hoặc bạn bè trong khi uống rượu hoặc dùng thuốc.
Một vài dấu hiệu nói trên khi xuất hiện đồng thời cũng đủ để báo động cho biết nguy
cơ mắc phải tình trạng lệ thuộc chất, cần được tư vấn với các nhà chuyên môn để có can
thiệp tích cực phù hợp.
CÁC TẦNG Ý THỨC – MÔ HÌNH CẤU TRÚC
Các trạng thái chuyển thức ở trên, trước kia được Sigmund Freud mô tả rất nhiều
trong khi xây dựng học thuyết phân tâm học.
Mặc dù các nhà tâm lý chưa đồng ý với nhau về vấn đề các tầng ý thức này được
phân loại ra sao cho đúng, nhưng chúng ta có thể sử dụng thuật ngữ do Sigmund Freud
đề nghị để xếp loại các tầng ý thức ấy thành tiềm thức (subconscious), tiền ý thức
(preconscious), và vô thức (unconscious).
Các hoạt động thực hiện ở tầng tiềm thức diễn ra hoàn toàn bên ngoài phạm vi của ý
21
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

thức chủ quan- không có sự chú ý. Các thông tin (các trí nhớ và tư duy) mà chúng ta
hiện thời hình như không nghĩ đến nhưng lại tự nguyện hiện ra trong ý thức, các thông
tin này thuộc tầng tiền ý thức. Các vận hành tự động nói ở trên thuộc tầng ý thức này.
Còn các ý tưởng và hình ảnh chưa xuất đầu lộ diện, có lẽ do sự biểu lộ của chúng làm
cho chúng ta đau khổ hoặc gây ra tình trạng mâu thuẫn tâm lý, các thông tin này ẩn náu
trong tầng vô thức.
Tiềm thức Một số tiến trình tâm lý diễn ra ở tầng tiềm thức: các kích thích tuy được theo
dõi nhưng lại không biểu lộ ở tầng ý thức chủ quan. Mặc dù không thể chủ động cảm
nhận mọi kích thích chung quanh chúng ta, nhưng có chứng cứ cho thấy ở mức độ nào
đó chúng ta tiếp nhận và ghi nhớ nhiều thông tin mà bề ngoài dường như chúng ta bỏ
qua.
Như trong cuộc nói chuyện ở một buổi tiệc đông người, không để ý đến những âm
thanh chạm cốc leng keng, tiếng nhạc nền, và những tiếng cười nói quanh chúng ta;
trong buổi tiệc cocktail này hành vi chú ý, có chọn lựa có khi hướng vào giai điệu âm
nhạc, có khi hướng vào một sự xuất hiện của một nhân vật quan trọng, xen với sự
hướng vào nhóm bạn hoặc người bạn đang nói chuyện với ta. Tuy nhiên, trong suốt
thời gian nói chuyện, não bộ của chúng ta không ngừng tiếp nhận và ghi lại tất cả mọi
âm thanh nền trong khung cảnh buổi tiệc ấy.
Tầng tiền ý thức này bao quát toàn bộ kho tàng trí nhớ kiến thức nói chung của bạn,
từ bảng cửu chương, các từ vựng đã học, tài chính, và văn học chẳng hạn. Chúng cũng
bao gồm tất cả những điều thuộc phạm vi hiểu biết riêng tư của bạn: trí nhớ về các sự
kiện tình cờ xảy ra hoặc về các sự kiện mà bạn đã từng chứng kiến.
Vô thức Vùng tiềm thức luôn luôn sẵn sàng khi chúng ta cần đến. Tình trạng dễ tiếp cận
này phân biệt chúng với một loại thông tin khác thuộc sở hữu của chúng ta nhưng lại
không dễ dàng truy xuất: các chất liệu thuộc tầng vô thức.
Không phải mọi nhà tâm lý đều chấp nhận khái niệm vô thức này. Nhưng đây là một
khái niệm quan trọng, đáng để tìm hiểu. Freud không phải là người đầu tiên đưa ra ý
kiến về vô thức, nhưng khái niệm này được xem căn bản cho lý thuyết phân tâm ngày
nay, lý thuyết về tâm động học. Theo quan điểm của Freud, động cơ hậu thuẫn cho một
số tình cảm, ý nghĩa, và hành động của chúng ta được chôn sâu dưới tầng vô thức. Dù
cố gắng cách nào chúng ta cũng khó lòng đưa các chất liệu này nổi lên tầng ý thức. Thế
nhưng đôi khi một số thông tin này thoát ra được và xuất hiện dưới dạng ngụy trang -
trong các giấc mơ, trong những lời nói nhỡ lời (slips of the tongue) và ở các triệu chứng
bệnh tâm lý cũng như bệnh về cơ thể.
Bây giờ, hầu hết các nhà tâm lý học nhận thức chỉ đơn giản coi đường đi vô thức,
tiềm thức, như một đường đi hoạt động mà không có ý thức.

22
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

NHẬN THỨC VÀ TRÍ TUỆ

NHẬN THỨC
Nhận thức là gì?
Là từ có ý nghĩa khái quát để chỉ mọi dạng “biết”.
Các nhà tâm lý học nhận thức thường sử dụng cách tiếp cận ‘xử lý thông tin’ để phân
tích tiến trình đó, sử dụng cái gọi là khung xử lý thông tin- một nỗ lực khai thác phép
ẩn dụ của máy tính.
Khái niệm mở rộng từ “nhận thức”
Tâm lý học nhận thức: nghiên cứu khoa học về các quá trình nhận thức (và nhận định
các cấu trúc tâm trí).
Khoa học về nhận thức: lĩnh vực liên ngành nghiên cứu các hệ thống và các quá trình
thao tác, xử lý thông tin.
Mô hình nhận thức: nhằm mô tả quá trình phát hiện thông tin, lưu trữ thông tin và xử lý
thông tin mà người và máy sử dụng. (Đặng Phương Kiệt, 2002)

Tâm lý học nhận thức ra đời cuối những năm 1950 với các bước phát triển về ba lĩnh
vực: máy tính, quá trình phát triển kiến thức ở trẻ nhỏ và phân tích quá trình học nói
(ngôn ngữ học)- đã thay thế cho lý thuyết hành vi để trở thành lĩnh vực trung tâm trong
tâm lý học.
TRÍ THÔNG MINH- TRÍ TUỆ
Thuật ngữ "trí thông minh" mang nhiều ý nghĩa khác nhau.
Thí dụ, giả sử bạn sinh sống ở một ngôi làng hẻo lánh tận lục địa Châu Phi xa xôi
thì cách phân biệt giữa thông minh và kém thông minh của bạn có thể rất khác biệt,
với thông minh có thể được biểu thị bởi khả năng săn bắn hiếm có hoặc các khả năng
sinh tồn khác. Còn đối với người dân New York, nó có thể được thể hiện qua khả năng
đối phó hữu hiệu trước một hệ thống biến chuyển ồ ạt, bởi sự thành đạt như một cá
nhân có nghề nghiệp được hưởng lương cao và được xã hội trọng vọng, hoặc bởi thành
tích cao ở một trường trung học có chế độ giáo dục khắt khe.
Trên thực tế, các quan điểm như vậy về trí thông minh đều rất hợp lý, bởi vì chúng
đều tượng trưng cho các trường hợp trong đó những người thông minh hơn có khả năng
vận dụng các tài nguyên sẵn có trong hoàn cảnh sinh sống của mình tốt hơn những người
kém thông minh. Đây là sự phân biệt mà chúng ta cho là căn bản đối với bất kỳ định
23
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

nghĩa nào về trí thông minh.


Các nhóm hành vi khác biệt nhau trong hai cộng đồng rất khác biệt nhau, khiến cho
khái niệm về trí tuệ đã từ lâu là một thách đố đối với các nhà tâm lý. Trong nhiều năm,
họ đã ra sức xoay xở nhằm sáng tạo một định nghĩa tổng quát về trí thông minh, khả dĩ
áp dụng được đối với một người dù thuộc nền văn hóa nào và bất kỳ hoàn cảnh mưu
sinh nào.
Đối với các nhà tâm lý nhận thức, trí thông minh (intelligence) là:
- Khả năng giải quyết vấn đề. Thành tố này liên quan đến một quá trình nhận thức,
đó là quá trình mà bộ nhớ làm việc hoạt động tương quan với tiến trình tư duy (thuật
toán, kinh nghiệm hay trực giác).
- Khả năng ngôn ngữ. Thành tố này liên quan đến quan điểm ngôn ngữ tác động qua
lại với quá trình nhận thức, đó là quá trình hoạt động của bộ nhớ làm việc và bộ nhớ ngữ
nghĩa trong tương quan với tiến trình tư duy (hình thành khái niệm).
- Năng lực sinh hoạt xã hội. Thành tố này xem xét các kĩ năng xã hội của con người,
trong khi con người xem xét mối tương hỗ giữa bản thân và xã hội. Từ đây, con người
có những hành vi thích ứng (adjustment) đối với cuộc sống được lấp đầy cả niềm vui và
những khó khăn phải đối mặt. Ở các xã hội còn nguyên thủy, hoang sơ thì cuộc sống xã
hội phụ thuộc vào tự nhiên nhiều hơn, các hành vi thích ứng phải đáp ứng sinh tồn trong
tự nhiên. Trái lại, ở các xã hội hiện đại, các quy tắc xã hội cho một tổ chức đô thị sẽ
nhiều hơn, nên các hành vi thích ứng phải thỏa mãn các yêu cầu này.
Như vậy, việc xem xét trí thông minh là một quá trình, mang tính chất động, còn trí
tuệ, được coi là một trạng thái, một lát cắt ngang của thời gian về kết quả của các quá
trình nói trên.
Những cách hình dung khác nhau về trí thông minh
Trí thông minh hoạt tính và trí thông minh tinh luyện Ngày càng có nhiều lý thuyết gia
đương đại chủ trương rằng thực tế có hai dạng trí thông minh khác nhau. Trí thông minh
hoạt tính (fluid intelligence) là khả năng đối phó với các vấn đề và tình huống mới mẻ.
Nếu được yêu cầu sắp xếp một loạt các mẫu tự theo một tiêu chuẩn nào đó hoặc ghi nhớ
nhiều con số, bạn sẽ vận dụng trí thông minh hoạt tính. Còn trí thông minh tinh luyện
(crystallized intelligence) là kho chứa thông tin, kỹ năng, và phương pháp hành động
mà người ta đã có nhờ kinh nghiệm và vận dụng trí thông minh hoạt tính. Ở người lớn
tuổi- trí thông minh hoạt tính của những người này giảm sút đi, mà không có hiện tượng
suy thoái trí thông minh tinh luyện.
Trí thông minh vận hành Trí thông minh vận hành liên quan đến thành công chung
trong cuộc sống (Sternberg & Hedlund, 2002; Wagner, 2002; Muammar, 2007). Như
vậy, trí thông minh hoạt tính và trí thông minh vận hành có nhiều điểm trùng nhau.
Lưu ý rằng các bài kiểm tra truyền thống được thiết kế liên quan đến thành công
trong học tập, Sternberg chỉ ra bằng chứng cho thấy hầu hết các biện pháp đo lường
thông minh truyền thống không liên quan đặc biệt đến thành công trong sự nghiệp sau
này (McClelland, 1993). Cụ thể, mặc dù các giám đốc điều hành kinh doanh thành
công thường đạt điểm tối thiểu ở mức độ vừa phải trong các bài kiểm tra trí thông
24
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

minh, tốc độ họ tiến bộ và thành tích kinh doanh cuối cùng của họ chỉ liên quan tối
thiểu với các biện pháp đo thông minh truyền thống về họ.
Sternberg lập luận rằng thành công trong sự nghiệp đòi hỏi một loại trí thông minh
rất khác so với yêu cầu thành công trong học tập. Trong khi thành công học tập dựa
trên kiến thức về một cơ sở thông tin cụ thể thu được từ việc đọc và nghe, trí thông
minh vận hành được học chủ yếu thông qua quan sát hành vi của người khác. Những
người có trí thông minh thực tế cao có thể học các quy tắc và nguyên tắc chung và áp
dụng chúng một cách thích hợp. Do đó, các bài kiểm tra trí thông minh vận hành, đo
lường khả năng sử dụng các nguyên tắc rộng lớn trong việc giải quyết các vấn đề trong
cuộc sống (Polk, 1997; Sternberg & Pretz, 2005; Stemler & Sternberg, 2006).
7 loại trí thông minh của nhà tâm lý Howard Gardner. Các lý thuyết gia khác cho rằng
trí thông minh còn bao gồm nhiều thành tố hơn thế nữa. Chẳng hạn, qua khảo xét thiên
tài đặc biệt của những người biểu lộ khả năng phi thường trong một số lĩnh vực Howard
Gardner cho rằng chúng ta có đến 7 loại trí thông minh tương đối độc lập với nhau. Đặc
biệt, ông xem trí thông minh bao quát bảy phạm vi:
1) Thiên tài trong lĩnh vực âm nhạc.
2) Thiên tài trong lĩnh vực vận động cơ thể (năng khiếu vận động toàn thân hay nhiều
bộ phận cơ thể để giải đáp các vấn đề hoặc để sáng tạo các tác phẩm hoặc thực hiện các
động tác biểu diễn, thể hiện bởi các vũ công, vận động viên, diễn viên, và các nhà phẫu
thuật).
3) Thiên tài trong lãnh vực lý luận và toán học (năng khiếu giải toán và tư duy khoa học)
4) Thiên tài trong lĩnh vực ngôn ngữ (năng khiếu sáng tác và sử dụng ngôn ngữ).
5) Thiên tài trong lĩnh vực không gian (năng khiếu về các hình dạng lập thể, như các
dạng được sử dụng bởi các nghệ sĩ và kiến trúc sư hay nhà thiên văn học).
6) Thiên tài trong lãnh vực cảm thông và tương tác với người khác (như nhạy cảm đối
với tâm trạng, tính khí, động cơ, và dự tính của người khác chẳng hạn).
7) Thiên tài trong lĩnh vực nội tâm (am hiểu các khía cạnh nội tâm của chính mình; khả
năng tiếp cận các trình tự và xúc cảm của bản thân).
Mặc dù Gardner minh chứng các dạng thông minh cá biệt này bằng thí dụ những nhân
vật nổi tiếng, nhưng điều quan trọng phải ghi nhớ là, trên lý thuyết mỗi người chúng ta
đều có các trí thông minh nêu trên. Ngoài ra, dù bảy dạng thông minh có được trình bày
riêng biệt, nhưng Gardner cũng cho rằng các dạng thông minh cá biệt này không tác
động cô lập. Bình thường, bất kỳ hoạt động nào của con người cũng đòi hỏi một vài
dạng thông minh tác động phối hợp với nhau.
Quan điểm của Gardner đã giúp chúng ta gặt hái được nhiều tiến bộ trong việc tìm
hiểu bản chất của trí thông minh. Chẳng hạn, một thành quả nhờ quan điểm này là việc
tạo ra các đề mục trắc nghiệm tâm lý trong đó nhiều câu trả lời tuy khác biệt nhau nhưng
đều có thể được xem là chính xác, tạo điều kiện để phát huy lối tư duy sáng tạo.
Sáng suốt về tình cảm (emotional intelligence) Đối với các nhà tâm lý Peter Salovey
và John Mayer, sáng suốt về tình cảm là khả năng tự chủ nội tâm để cân nhắc, đánh giá,
biểu lộ, và chi phối đúng mức tình cảm bản thân, cũng là một dạng trí tuệ.
25
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Sáng suốt về tình cảm cho phép chúng ta chủ động vận dụng tình cảm hơn của bản
thân để đạt được các mục tiêu mong muốn. Chúng ta có khả năng tự chủ để làm vơi đi
mọi nỗi niềm nhằm giúp cho bản thân ít chịu hậu quả tai hại do căng thẳng tâm lý, nói
cách khác, chúng ta đã ứng phó một cách có ý thức (sử dụng nhận thức) với các stress
để kiểm soát cảm xúc.
Khái niệm sáng suốt về tình cảm rất phù hợp với các công trình nghiên cứu cho thấy
mối tương quan với năng lực thu phục nhân tâm nói chung của của con người.
Phải chăng trí thông minh là khả năng xử lý thông tin? Thay vì chú trọng đến cấu trúc
của trí thông minh dưới dạng nội dung hay các chiều kích của nó, các tiếp cận trí tuệ
này chú trọng tìm hiểu các tiến trình (processes) nhận thức làm nền tảng cho hành vi
thông minh. Như vậy, các nhà tâm lý học đã xác lập một lần nữa, nền tảng tâm lý học
nhận thức trong khái niệm trí thông minh của con người.
Cũng nhờ xác định nền tảng như vậy, người ta có thể nhận diện ra các điểm khác
biệt tuần tự về cả hai khía cạnh định lượng và định tính của tiến trình nhận thức, và
nhờ đó mà chứng minh được rằng những người thông minh khác biệt với người kém
thông minh không chỉ ở việc đưa ra được nhiều giải pháp chính xác, mà còn trong
nhận định vấn đề mục tiêu nữa. Những người có điểm số cao trong trắc nghiệm thông
minh thường mất nhiều thời gian trong giai đoạn lập mã ban đầu, nhận diện các bộ
phận của bài toán, và truy xuất các thông tin thích hợp từ trí nhớ dài hạn. Còn những
người ít tốn thời gian cho giai đoạn ban đầu thường ít khi tìm được giải đáp. Do đó,
việc sử dụng các phương pháp xử lý thông tin sẽ phản ảnh sự khác biệt về trí thông
minh của mỗi người.
Đo lường trí tuệ
Các nhà tâm lý nghiên cứu về trí thông minh đã tốn nhiều công sức xây dựng rất
nhiều loại trắc nghiệm, sau khi xem xét trí thông minh ở nhiều góc độ như trên, thông
dụng nhất là các trắc nghiệm thông minh (intelligence test), và dựa vào các trắc nghiệm
này để xác định mức thông minh của mỗi người. Đến nay các bài trắc nghiệm này tỏ ra
rất thuận lợi cho việc nhận diện học sinh nào cần được quan tâm đặc biệt trong việc học,
trong việc chẩn đoán các rối loạn về trí tuệ, và trong việc giúp đỡ người ta chọn ngành
học và nghề nghiệp tối ưu. Nhưng đồng thời, công dụng của chúng cũng đã gây ra rất
nhiều tranh cãi.
Các trắc nghiệm thông minh hồi sơ khai đều căn cứ vào một tiền đề đơn giản: nếu như
thành tích đối với một số bài tập hay đề mục trắc nghiệm tỷ lệ thuận với tuổi tác, thì
thành tích ấy có thể được dùng để phân biệt giữa người thông minh với người kém thông
minh thuộc một nhóm người cùng lứa tuổi nhất định. Sử dụng nguyên tắc này, nhà tâm
lý người Pháp Alfred Binet đã sáng tạo trắc nghiệm thông minh đầu tiên được chính
thức công nhận nhằm nhận diện các học sinh "đần độn" trong hệ thống học đường ở
thành phố Paris để giúp đỡ họ chữa trị và cải thiện việc học tập.
Binet khởi đầu bằng cách giới thiệu các bài tập cho các học sinh đồng trang lứa được
các giáo viên của chúng đánh giá là "xuất sắc" hay "đần độn". Nếu một bài tập nào mà
các học sinh "xuất sắc" làm được còn các học sinh "đần độn" không làm được, thì ông
26
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

giữ mục ấy lại để đưa vào trắc nghiệm chính thức; nếu cả hai đều làm được thì nó sẽ bị
loại bỏ. Sau cùng, ông có được một trắc nghiệm phân biệt giữa các nhóm học sinh "xuất
sắc" và "đần độn", và với công trình khảo cứu sâu rộng hơn nữa - ông sáng tạo được
một trắc nghiệm phân biệt được mức thông minh của các em thuộc các nhóm tuổi khác
nhau.
Trên cơ sở trắc nghiệm của Binet, trẻ được gán cho một điểm số tương ứng với số
tuổi trí tuệ (mental age) của chúng, là số tuổi trung bình của các đứa trẻ làm trắc nghiệm
được điểm số bằng nhau. Thí dụ, một cậu bé 10 tuổi sinh học đạt được điểm số 45 cho
bài trắc nghiệm và đây là điểm số trung bình của các đứa trẻ 8 tuổi, thì số tuổi trí tuệ của
nó sẽ được xem là 8 tuổi. Tương tự, một cô bé 14 tuổi đạt được điểm số 88 cho bài trắc
nghlệm - phù hợp với điểm số trung bình của thiếu niên 16 tuổi sẽ được xem có số tuổi
trí tuệ bằng 16 tuổi.
* Tuổi trí tuệ một cách đo lường mức độ hoạt động trí tuệ của một cá nhân. Thí dụ, một
người có tuổi trí tuệ là 6 sự hoạt động ở mức trung bình của một đứa trẻ 6 tuổi.
Phép đo lường này hiện nay không còn sử dụng nữa, thay vào đó là so sánh hoạt động
nhận thức của những người thuộc cùng nhóm tuổi để xem xét khả năng nhận thức. Vì
vậy, các trắc nghiệm nhận thức không phải là các dạng thức tập luện kĩ năng nhận thức
như các trắc nghiệm kiến thức.
Việc gán tuổi trí tuệ cho các học sinh đã cho thấy số liệu tuổi này không giúp người
ta so sánh chính xác giữa những người thuộc các nhóm có tuổi đời (chronological age)
khác nhau.
Một giải pháp cho vấn đề này xuất hiện dưới dạng chỉ số thông minh (Intelligence
quotient/ IQ score), là đại lượng đo lường trí thông minh bao gồm cả tuổi trí tuệ lẫn tuổi
đời của một cá nhân. Muốn tính được chỉ số thông minh người ta dùng công thức sau
đây, trong đó MA là tuổi trí tuệ và CA là tuổi đời:
IQ Score = MA / CA x 100 (Chỉ số thông minh = tuổi trí tuệ/ tuổi đời x 100)
* Chỉ số thông minh (intelligence quotient / IQ score) là chỉ số về tình trạng phát triển
trí tuệ.
Hầu hết các trắc
nghiệm thông minh
đều được xây dựng
sao cho chỉ số
thông minh trung
bình của dân số nói
chung vào khoảng
100 với độ lệch
chuẩn khoảng 15
điểm.
Mặc dù ngày
nay các nguyên tắc căn bản làm nền tảng cho cách tính là vẫn không thay đổi, nhưng chỉ
số thông minh được hình dung hơi khác đôi chút và được gọi là độ lệch so với chỉ số
27
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

thông minh trung bình (deviation IQ scores).


Trắc nghiệm kiến thức và trắc nghiệm năng khiếu
Các trắc nghiệm IQ không phải là dạng trắc nghiệm duy nhất mà bạn phải trải qua
trong quãng đời đi học. Hai loại trắc nghiệm khác, tuy liên quan đến trí thông minh
nhưng được sáng tạo nhằm đo lường các hiện tượng hơi khác biệt đôi chút, là trắc
nghiệm kiến thức và trắc nghiệm năng khiếu.
Trắc nghiệm kiến thức (achievement test) là trắc nghiệm nhằm xác định trình độ kiến
thức thuộc một lĩnh vực học thuật (trong hệ thống trường học phổ thông) nhất định, tức
là các bài kiểm tra/thi trong môi trường học đường. Thay vì đo lường khả năng tổng
quát như trắc nghiệm thông minh, trắc nghiệm kiến thức chú trọng đến nội dung kiến
thức đặc biệt mà cá nhân đã học hỏi được.
Còn trắc nghiệm năng khiếu (aptitude test) được sáng tạo nhằm dự đoán khả năng
của một người trong một lãnh vực hay một ngành nghề đặc biệt. Ví dụ Năng khiếu Học
tập (Scholastic Assessment Test- SAT) là trắc nghiệm nhằm tiên đoán thành tích học
tập ở đại học trong tương lai của một cá nhân vừa tốt nghiệp bậc trung học. Trong nhiều
năm qua SAT đã chứng tỏ phản ánh khá chính xác với thành tích học tập ở bậc đại học.
Mặc dù về mặt lý thuyết, sự phân biệt giữa các loại trắc nghiệm thông minh, năng
khiếu, và kiến thức có thể xác định rạch ròi, nhưng về mặt thực tiễn có rất nhiều điểm
trùng lắp giữa ba loại trắc nghiệm này. Thí dụ, trắc nghiệm SAT thường bị phê phán là
ít tiêu biểu cho loại trắc nghiệm năng khiếu, và thực ra nó lại nhằm đánh giá trình độ
kiến thức. Do đó, khó mà sáng tạo được các trắc nghiệm dự đoán tương lai mà không
căn cứ vào thành tích đạt được trong quá khứ.

28
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

CẢM GIÁC

Mọi sự nhận thức của con người về thế giới đều bắt đầu từ cảm giác, cho ta những
cảm nhận đầu tiên về từng đặc điểm riêng lẻ của sự vật, hiện tượng. Trên cơ sở đó mà
nảy sinh quá trình tri giác với việc tạo ra một hình ảnh trọn vẹn về sự vật, hiện tượng
ấy. Hai quá trình nhận thức này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc phản ánh
sự vật, hiện tượng để tạo ra nền tảng nhận thức- đồng thời, phản ánh môi trường thực
đang diễn ra, nhằm hướng con người đến hành vi đáp ứng phù hợp.
Khái niệm chung
Định nghĩa
Mọi sự vật trong thế giới khách quan đều tồn tại với những đặc điểm, thuộc tính, vô
cùng phong phú, đa dạng như: hình dáng (cao, thấp, vuông, tròn…), độ lớn (to, nhỏ…),
màu sắc (xanh, đỏ, tím, vàng…), trọng lượng (nặng, nhẹ…), mùi, vị, âm thanh… Con
người nhận thức được sự vật trước hết là từ những đặc điểm bên ngoài ấy thông qua
hoạt động của từng giác quan.
Vậy cảm giác là gì?
Cảm giác là một quá trình và là một trạng thái tâm lý phản ánh một cách riêng lẻ từng
thuộc tính của các sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan
của ta.
Cơ sở sinh lý của cảm giác
Bộ máy giải phẫu sinh lý của cơ thể có khả năng thu nhận những tác động của vật
kích thích và biến nó thành cảm giác gồm có ba bộ phận:
• Bộ máy thu nhận kích thích như tai, mắt, mũi…
• Đường thần kinh hướng tâm dẫn truyền xung động thần kinh từ bộ máy thu nhận
kích thích về thần kinh trung ương.
• Những trung tâm thần kinh trung ương, đặc biệt là trung khu trên vỏ não và các
nhân nền cũng như việc xử lý thông tin tại hệ viền (hệ limbic).
Các quy luật cảm giác
Cũng như các hiện tượng tâm lý khác, quá trình cảm giác diễn ra theo những quy luật
riêng của nó. Các quy luật này thể hiện hoạt động sinh học của các cơ quan giác quan.
Quy luật về ngưỡng cảm giác
Hàng ngày, hàng giờ, các cơ quan cảm giác của chúng ta luôn phải chịu sự tác động
của nhiều kích thích khác nhau, nhưng không phải kích thích nào cũng gây ra cảm giác.
Mắt không thể nhìn thấy một nguồn ánh sáng khi nó ở quá xa, da không có cảm giác
đụng chạm vì một hạt cát, chúng ta cũng không thể nghe thấy âm thanh quá nhỏ. Để gây
ra được cảm giác thì kích thích phải đạt tới một cường độ nhất định.
Mức độ tối thiểu của cường độ kích thích để gây ra được cảm giác, được gọi là ngưỡng
cảm giác tuyệt đối. Đây là ngưỡng tuyệt đối phía dưới. Còn có một ngưỡng tuyệt đối
nữa là ngưỡng tuyệt đối phía trên. Đó là cường độ kích thích ở mức độ tối đa để có thể
gây cảm giác cùng loại.
29
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Ví dụ, để có được cảm giác âm thanh, kích thích âm phải tối thiểu là trên 0dB
(deciben). Đó là ngưỡng phía dưới. Tuy nhiên nếu cường độ âm thanh quá lớn, ví dụ
như tiếng bom nổ gần, cảm giác có được không còn là âm thanh nữa mà là cảm giác
đau. Ngưỡng tuyệt đối phía trên của âm thanh là 130dB.
Ngưỡng cảm giác ánh sáng (tuyệt đối phía dưới): chỉ cần khoảng 2-8 hạt photon đập
vào võng mạc là đã có thể gây ra cảm giác ánh sáng. Điều này có nghĩa là con người
có thể nhìn thấy ngọn nến cháy ở cách xa 27km trong điều kiện bóng đêm tuyệt đối.
Như vậy, để có thể gây ra được cảm giác, kích thích phải nằm trong vùng có thể phản
ánh được, nghĩa là vùng nằm giữa ngưỡng tuyệt đối phía dưới và ngưỡng tuyệt đối phía
trên.
Ví dụ, tai con người không thể nghe được sóng siêu âm. Tương tự, mắt con người
không thể nhìn thấy tia hồng ngoại, tia tử ngoại… Đối với âm thanh là từ 16Hz đến
20000Hz, trong đó vùng phản ánh tốt nhất là 1000Hz. Điều này có nghĩa là sóng âm có
tần số 1000Hz thì với một cường độ kích thích nhỏ, con người cũng có thể nghe thấy.
Nói một cách khác, nếu kích thích nằm ở trong vùng phản ánh tốt nhất thì ngưỡng càm
giác tuyệt đối phía dưới của nó là rất thấp. Càng xa vùng này, ví dụ những âm thanh có
tần số 20- 30Hz hoặc 15000- 20000Hz, thì ngưỡng tuyệt đối phía dưới của chúng cao
hơn nhiều.
Tương tự, đối với sóng điện từ, vùng phản ánh là những sóng có bước sóng từ 390nm
đến 780 nm. Vùng phản ánh tốt nhất là những sóng có bước sóng 565nm.
Bên cạnh ngưỡng cảm giác tuyệt đối còn có ngưỡng cảm giác sai biệt.
Ví dụ trong tay ta có vật nặng 100gam, vậy phải cần ít nhất là bao nhiêu gam nữa
để ta có thể phân biệt được sự khác nhau? Như vậy bên cạnh ngưỡng tuyệt đối còn có
một khái niệm nữa là ngưỡng sai biệt: sự lệch cường độ tối thiểu để có thể gây ra hai
cảm giác khác nhau.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng mức độ chệnh lệch này tỉ lệ với cường độ
kích thích ban đầu. Đối với kích thích ánh sáng, tỉ lệ này là khoảng ⅒₀, với kích thích
âm thanh ⅒, còn đối với cảm giác trọng lượng là khoảng ⅓₀. Ví dụ trên tay ta cầm
một vật nặng 100gam thì chỉ cần tối thiểu 3,3 gam nữa là có thể phân biệt được sự
khác nhau. Nhưng nếu ta có trong tay 1kg thì phải cần 34 gam nữa mới có thể phân
biệt được.
Ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt của cảm giác là khác nhau ở mỗi loại cảm giác
khác nhau và ở mỗi người khác nhau. Ngưỡng cảm giác có thể thay đổi tùy theo lứa
tuổi, đặc điểm sinh học của cá thể, trạng thái sức khỏe, trạng thái tâm - sinh lý, tính chất
nghề nghiệp và do việc rèn luyện của mỗi người.
Tuy nhiên ngưỡng cảm giác là đại lượng vật lý. Trong tâm lý học, khả năng con người
cảm nhận được kích thích gọi là độ nhạy cảm. Tương ứng, ta có độ nhạy cảm tuyệt đối:
khả năng cảm nhận được kích thích ở mức độ thấp nhất, và độ nhạy cảm sai biệt: khả
năng phân biệt được hai kích thích (cùng loại) khác nhau. Như vậy, ngưỡng kích thích
càng thấp thì độ nhạy cảm càng cao và ngược lại, ngưỡng kích thích càng cao thì độ
nhạy cảm càng thấp.
30
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Quy luật về sự thích ứng của cảm giác


Để phản ánh được các sự vật, hiện tượng một cách tốt nhất trong những điều kiện,
hoàn cảnh đa dạng, phức tạp, thậm chí là rất khó khăn, khắc nghiệt và bảo vệ hệ thần
kinh không bị những tác động tiêu cực khi cường độ kích thích thay đổi nhiều, cảm giác
của con người có khả năng thích ứng với các kích thích. Thích ứng là khả năng thay đổi
độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích: giảm
độ nhạy cảm khi gặp kích thích mạnh và lâu, tăng độ nhạy cảm khi gặp kích thích yếu.
Ví dụ: bạn đã bao giờ vừa từ ngoài trời nắng bước vào một rạp chiếu phim và đã
từng phải dò dẫm tìm ghế ngồi trong bóng tối chưa? Rồi một lúc sau, bạn đứng dậy đi
mua bắp rang bơ mà chẳng hề bị vấp ngã chút nào trong khi di chuyển giữa các hàng
ghế? Đó là do khi mới bước vào rạp, kích thích ánh sáng với cường độ rất yếu khiến
cho bạn không nhìn rõ, nhưng chỉ ít phút sau, độ nhạy cảm thị giác tăng lên, tức là cảm
giác thị giác thích ứng giúp bạn lại thấy rõ mọi vật và có thể di chuyển bình thường
trong khung cảnh mờ tối của rạp chiếu phim. Đó là sự thích ứng của cảm giác thị giác.
Sau khi đứng trên xe bus một lúc thì cảm giác khó chịu về mùi xăng xe mất đi, còn
người vừa mới lên xe thì lại cảm thấy rất khó chịu về mùi đó. Cảm giác có xu hướng
mất đi khi quá trình kích thích kéo dài, và đặc biệt là kích thích tác động với một cường
độ không đổi. Đó cũng chính là sự thích ứng của cảm giác.
Quy luật thích ứng có ở tất cả các loại cảm giác, nhưng mức độ thích ứng không giống
nhau. Có những loại cảm giác có khả năng thích ứng nhanh và tốt như cảm giác nhìn.
Các thực nghiệm đã cho thấy rằng trong bóng tối tuyệt đối thì độ nhạy cảm với ánh sáng
tăng tới gần 200.000 lần sau 40 phút. Trong khi đó cũng có những cảm giác có khả năng
thích ứng chậm và kém như: cảm giác nghe, cảm giác thăng bằng, cảm giác đau thì rất
khó thích ứng.
Nhờ có tính thích ứng mà cảm giác của con người có thể phản ánh được những kích
thích có cường độ biến đổi trong một phạm vi rất lớn.
Ví dụ: trong vùng phản ánh tốt nhất, mắt có thể nhìn thấy rõ từ một ánh sáng yếu
nhất cho tới một ánh sáng mạnh nhất, lớn gấp 200 triệu lần ánh sáng yếu này.
Khả năng thích ứng của cảm giác có thể là yếu tố bẩm sinh, nhưng cũng đòi hỏi sự
tập luyện và củng cố.
Nếu độ nhạy cảm tăng lên rất nhiều, thì cảm giác của con người sẽ trở nên vô cùng
nhạy bén và tinh tế.
Tai của người nhạc công kéo vĩ cầm có thể phân biệt được 30 - 40 cao độ khác nhau
giữa hai nốt nhạc cách nhau một âm như giữa nốt đô và rê. Mắt người thợ nhuộm có
thể phân biệt được hàng chục màu đen, hàng trăm màu đỏ. Có người mù còn nhận ra
được người quen mặc dù ở cách xa hàng chục mét nhờ ngửi thấy mùi hoặc dùng tay để
“đọc” sách...
Nếu độ nhạy cảm giảm xuống rất nhiều, thì cảm giác của con người trở nên chai sạn,
giúp cho con người chịu đựng được những kích thích rất mạnh và lâu, hay những thay
đổi rất lớn của môi trường.
Ví dụ như: người công nhân đốt lò, người thợ luyện kim có thể làm việc hàng giờ
31
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

dưới nhiệt độ 500 - 600C. Người bình thường không thể chịu nổi áp suất là 2atm trong
vài chục giây, nhưng người thợ lặn lành nghề có thể làm việc có kết quả dưới áp suất
đó trong vài chục phút, thậm chí hàng giờ. Những nhà thám hiểm có thể chịu đựng được
sự thay đổi về nhiệt độ từ 400-500C ban ngày và đến 200 -300C ban đêm...
Quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác
Các cảm giác không tồn tại độc lập mà có sự tác động qua lại lẫn nhau. Điều này dẫn
đến hiện tượng là độ nhạy cảm của một cảm giác này có thể bị thay đổi dưới ảnh hưởng
của các cảm giác khác.
*Sự tác động qua lại giữa các cảm giác diễn ra theo quy luật sau đây: sự kích thích yếu
lên một cơ quan giác quan sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan giác quan khác,
sự kích thích mạnh lên một cơ quan giác quan này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của một cơ
quan giác quan kia.
Các loại cảm giác
Con người không chỉ có 5 loại cảm giác tương ứng với 5 năm giác quan: nhìn, nghe,
ngửi, nếm và xúc giác như chúng ta thường thấy, mà có rất nhiều loại cảm giác khác
nữa (cảm giác thăng bằng, cảm giác bản thể, …) giúp phản ánh thế giới bên ngoài và
những trạng thái của chính cơ thể nữa. Nhờ đó mà chúng ta có thể giữ thăng bằng trong
cơ thể và hoạt động trong môi trường xung quanh.
Thính giác và thị giác là hai giác quan được xem xét nhiều nhất, bởi các thông tin mà
chúng mang lại cho nhận thức của chúng ta vô cùng lớn.
Thế còn khứu giác và vị giác? Hầu hết mọi người nghĩ rằng hương vị của thực phẩm
phát sinh từ vị của nó (Rozin, 1982), nhưng thực tế phần lớn những gì chúng ta nghĩ về
hương vị thực sự là mùi, hoặc sự kết hợp của mùi và vị. Ở chuột, hai loại thông tin hội
tụ trên một vùng của thùy trán rất quan trọng đối với nhận thức về hương vị (Schul và
cs, 1996). Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mọi người gặp khó khăn hơn nhiều
trong việc phát hiện hầu hết các hương vị khi mùi bị chặn (Hyman và cs, 1979). Ta có
thể thích ý tưởng không thể ngửi thấy mùi của cơ thể ướt đẫm mồ hôi, hay những mùi
khó chịu khác, nhưng không có mùi gì cả sẽ làm hỏng hương vị của mọi thứ, từ cốc cà
phê đến món bún chả.
Xúc giác: cơ bản là chúng ta nói đến cảm giác sờ chạm. Nhưng còn có cảm giác đau và
cảm giác nóng lạnh cũng được chúng ta cảm nhận.
Cảm giác động học/ cảm giác bản thể: cảm giác về vị trí và di chuyển. Nhắm mắt lại và
hãy đưa cánh tay trái của bạn ở một vị trí, bây giờ chạm vào bàn tay trái của bạn bằng
tay phải của bạn. Bạn không gặp khó khăn gì khi làm điều này bởi vì bạn biết tay bạn
đang ở đâu mà không cần phải nhìn thấy chúng. Bạn biết vì cảm giác động học của bạn,
để chuyển động và cảm nhận vị trí của các chi. Hai loại tế bào chuyên biệt cảm nhận
thông tin này: một loại nằm trong gân và được kích hoạt bởi sức căng; loại kia nằm trong
cơ bắp và được kích hoạt bởi chiều dài của cơ bắp (Pinel, 1993).
Cảm giác tiền đình: cung cấp thông tin về định hướng so với trọng lực, từ một cơ quan
ở tai trong – vòng bán khuyên. Nếu các cấu trúc này bị phá vỡ, do nhiễm trùng hoặc
chấn thương (hoặc dành quá nhiều thời gian cho việc không trọng lượng ở ngoài vũ trụ,
32
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

như xảy ra với các phi hành gia), mọi người khó có thể giữ thăng bằng.
TRI GIÁC

Khái niệm chung


Định nghĩa
Khi nhìn một quả cam, thoạt đầu ta chỉ nhìn thấy một hình cầu màu vàng- đó là cảm
giác. Trong giai đoạn này ta chưa nhận biết được cụ thể đó là vật gì. Sau đó, có thể là
trong “chớp mắt”, nhờ kinh nghiệm đã có ta kết hợp được hình ảnh đó với mùi thơm mà
mũi đang ngửi thấy, lúc này trong óc ta lại gợi lên những thuộc tính khác nữa của vật
kích thích như tròn, nhẵn, vị ngọt hoặc chua và ta có thể nói được chính xác đó là quả
cam.
Khi nhận thức các sự vật, hiện tượng, thoạt tiên chúng ta nhìn thấy hình thù, màu sắc
của nó, nghe thấy âm thanh, ngửi thấy mùi, nếm thấy vị, sờ mó thấy bề mặt nhẵn nhụi
hoặc xù xì của nó… tức là chúng ta cảm giác thấy từng thuộc tính mà sự vật có thể tác
động trên bất kì giác quan của chúng ta. Trong quá trình cảm giác, các thuộc tính đó mới
chỉ được phản ánh một cách riêng lẻ, rời rạc, chưa kết hợp với nhau để tạo thành một
tổng thể về sự vật. Tiếp đó, nhờ kinh nghiệm đã có, nhờ quá trình phân tích, tổng hợp,
chúng ta mới kết hợp những cảm giác với nhau và mới nhận biết được đó là sự vật hay
hiện tượng gì, tức là chúng ta phản ánh sự vật và hiện tượng một cách trọn vẹn. Đó chính
là một phần trong quá trình nhận thức, tri giác.
Tri giác là một quá trình nhận thức, phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của
sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
Tri giác là quá trình mà bộ não lấy tất cả những cảm giác mà con người trải nghiệm
tại bất kỳ thời điểm nào và cho phép chúng được diễn giải theo một cách có ý nghĩa nào
đó. Tri giác mang tính cá nhân.Với tư cách là nhận thức cá nhân, một số điểm tương
đồng tồn tại trong cách mọi người nhận thức thế giới xung quanh.
Ví dụ, hai người có thể đang nhìn vào một đám mây và trong khi một người nghĩ
rằng nó có hình dạng giống như một con ngựa, thì người kia lại nghĩ rằng nó giống như
một con bò. Cả hai đều nhìn thấy cùng một đám mây, nhưng họ tri nhận đám mây đó
khác nhau.
Cơ sở sinh lý của tri giác
Khi có một tập hợp các kích thích của một đối tượng tác động vào các giác quan của
ta, làm nảy sinh những luồng xung động thần kinh, được truyền đến các trung khu tương
ứng ở vỏ não. Ở đây diễn ra sự phân tích, tổng hợp. Các luồng kích thích riêng biệt,
được liên kết với nhau tạo thành một hệ thống nhất định của những mạch thần kinh giữa
nhiều vùng/bộ máy phân tích, và nhờ đó mà nảy sinh quá trình tri giác. Mạch thần kinh
(mạch neuron: liên kết giữa các neuron) chính là sự phản ánh đối tượng với toàn bộ
thuộc tính của nó theo một quan hệ nhất định (kinh nghiệm đã có). Do đó, phản ứng do
vật kích thích với nhiều thuộc tính gây nên, không phải là do từng thuộc tính riêng lẻ
quyết định, mà do mối quan hệ của những thuộc tính trên quyết định. Như vậy, cơ sở
33
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

sinh lý của quá trình tri giác là sự xuất hiện hệ thống kết nối của nhiều vùng chức năng
trên thần kinh trung ương, trong đó vùng phân tích vận động có vai trò đặc biệt quan
trọng. (Nếu chỉ dùng một máy đặc biệt để ghi lại chuyển động của cầu mắt khi ta quan
sát một vật, người ta nhận thấy những chuyển động này lướt qua một số bộ phận trên
vật tương tự như khi dùng bàn tay sờ mó vật đó; nói cách khác, mắt đã gợi lại cảm giác
sờ mó của bàn tay trong những lần kết hợp hoạt động trước đây của hai giác quan).
Tổng giác
Tri giác có một vai trò quan trọng trong đời sống tâm lý của con người. Trên cơ sở
phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn và đầy đủ hơn cảm giác, tri giác giúp con
người định hướng một cách nhanh chóng hành vi và hoạt động của mình trong quá trình
tương tác với môi trường xung quanh.
Trong quá trình tri giác phản ánh các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh, con
người không chỉ sử dụng các giác quan của mình như: mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, tay
sờ… mà còn sử dụng cả những đặc điểm tâm lý của bản thân như: hứng thú, nhu cầu,
sở thích, động cơ, năng lực, ngôn ngữ, vốn kinh nghiệm sống…
Mọi người có xu hướng nhận thức mọi thứ theo một cách nhất định, bởi vì những trải
nghiệm hoặc kỳ vọng trước đây của họ ảnh hưởng đến thứ đó, được gọi là tập hợp tri
giác hoặc kỳ vọng tri giác. Mọi người có thể cố gắng hiểu những gì họ cảm nhận bằng
cách xem xét từng tính năng của những gì họ cảm nhận (nếu không có gì mới mẻ) và cố
gắng kết hợp tất cả lại thành một tổng thể, theo kinh nghiệm. Khi đó ta thường hiểu sai
những gì được nói với ta bởi vì ta đang mong đợi được nghe điều gì khác. Trong lĩnh
vực nhận thức, điều này được gọi là xử lý từ trên xuống, sử dụng kiến thức đã có từ
trước để sắp xếp các tính năng riêng lẻ thành một thể thống nhất..
Nếu thông tin hiện có mới lạ, ta sẽ phải bắt đầu với từng phần nhỏ, đặt chúng lại gần
với nhau, và tiếp tục xây dựng toàn phần cho đến khi hình ảnh có vẻ hợp lý xuất hiện
(mang màu sắc kinh nghiệm). Phân tích các tính năng nhỏ hơn và xây dựng một nhận
thức hoàn chỉnh được gọi là xử lý từ dưới lên (Cave & Kim, 1999). Trong trường hợp
này, không có kỳ vọng giúp tổ chức tri giác, khiến việc xử lý từ dưới lên trở nên khó
khăn hơn trong một số khía cạnh. May mắn thay, hai loại xử lý thường được sử dụng
cùng nhau trong việc nhận thức thế giới xung quanh.
Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung của đời sống tâm lý con người, vào đặc điểm
nhân cách của họ được gọi là tổng giác.
Cùng với sự tham gia của kinh nghiệm- trí nhớ, các chức năng tâm lý như tư duy,
cảm xúc, học tập, ngôn ngữ đã giúp con người có khả năng điều chỉnh một cách hợp lý
hành động của mình, giúp cho con người phản ánh thế giới một cách có lựa chọn và
mang tính ý nghĩa.
Các loại hình tri giác
Có nhiều cách phân loại các hình thức tri giác- chủ yếu cho loại hình xử lý dưới lên,
trong đó có hai cách phân loại phổ biến như sau:
Dựa trên cơ sở cơ quan phân tích nào giữ vai trò chủ yếu tham gia vào quá trình tri giác,
có thể chia thành: tri giác nhìn, tri giác nghe, tri giác ngửi, tri giác nếm, tri giác sờ mó…
34
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Cách phân loại này cho ta quy luật đối tượng của tri giác.
Dựa vào sự phản ánh các hình thức tồn tại khác nhau của sự vật, hiện tượng trong thế
giới khách quan, người ta chia ra làm ba loại tri giác: tri giác không gian, tri giác thời
gian, và tri giác vận động.
Tri giác theo cơ quan phân tích đối tượng
Do sự tác động của các sự vật, hiện tượng nhất định trong thế giới khách quan vào
giác quan của con người, mà tính đối tượng của tri giác được hình thành.
Nội dung quy luật: hình ảnh mà chúng ta thu được trong quá trình tri giác bao giờ
cũng là hình ảnh về một sự vật, hiện tượng nhất định nào đó trong thế giới khách quan.
Hình ảnh ấy, một mặt phản ánh những đặc điểm vốn có của sự vật, hiện tượng mà ta
đang tri giác, mặt khác nó là hình ảnh chủ quan của ta về chúng.
Nhờ có tính đối tượng mà hình ảnh tri giác là cơ sở giúp con người định hướng và
điều chỉnh hành vi, hoạt động của mình cho phù hợp với thế giới xung quanh.
Tri giác về hình thức tồn tại của đối tượng
Tri giác các thuộc tính không gian của đối tượng
Tri giác các thuộc tính không gian của đối tượng cho chúng ta biết về hình dạng, độ
lớn nhỏ, vị trí gần hay xa, hình khối, chiều sâu và phương hướng của chúng.
Quá trình tri giác các thuộc tính không gian của đối tượng diễn ra trên cơ sở sinh lý
rất phức tạp. Nó là một hệ thống chức năng bao gồm các thành phần: ảnh của vật trên
võng mạc, cảm giác vận động của cơ mắt khi điều chỉnh để ảnh của vật rơi đúng vào
những điểm tương ứng trên hai màng võng mạc cũng như khi theo dõi các đường nét và
các bộ phận của vật, cảm giác vận động, phối hợp trường nhìn của hai mắt, những kinh
nghiệm đã có về đối tượng. Khi tri giác về chiều sâu và hình khối của vật, những đặc
điểm về ánh sáng và bóng tối của vật cũng như sự phối hợp ảnh trên cả hai võng mạc
đặc biệt quan trọng. Ngoài ra trong việc tri giác những khoảng cách khá lớn thì những
đặc điểm về phối cảnh của ảnh trên màng võng mạc cũng có vai trò nhất định. Các quá
trình xử lý này cho chúng ta các hằng số của tri giác- hay quy luật về tính ổn định của
tri giác.
Các hằng số của tri giác Một là hằng số kích thước- diễn giải một đối tượng luôn có
cùng kích thước, bất kể khoảng cách của nó với người xem (hoặc kích thước của hình
ảnh mà nó đặt trên võng mạc). Vì vậy, nếu một vật thể thường được cho là cao khoảng
1 mét xuất hiện rất nhỏ trên võng mạc, nó sẽ được hiểu là ở rất xa.
Một hằng số tri giác khác là xu hướng diễn giải hình dạng của một vật thể là không
đổi, ngay cả khi nó thay đổi trên võng mạc. Cấu trúc hình dạng này là lý do tại sao một
người vẫn nhìn thấy đồng xu như một vòng tròn ngay cả khi nó được giữ ở một góc
khiến nó dường như là một hình bầu dục trên võng mạc.
Một dạng thứ ba của hằng số tri giác là hằng số độ sáng- cảm nhận độ sáng rõ ràng
của một vật thể là như nhau ngay cả khi điều kiện ánh sáng thay đổi. Ví dụ, nếu một
người mặc quần đen và áo sơ mi trắng, trong ánh sáng ban ngày, chiếc áo sẽ có vẻ sáng
hơn nhiều so với quần. Nhưng nếu mặt trời bị che phủ bởi những đám mây dày, mặc dù
quần và áo có ít ánh sáng hơn để phản chiếu so với trước đây, chiếc áo vẫn có vẻ sáng
35
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

hơn quần so với trước vì vì lượng ánh sáng khác nhau phản chiếu từ mỗi loại mảnh quần
áo vẫn khác biệt như trước (Zeki, 2001).
Tri giác chiều sâu của đối tượng Nhận thức chiều sâu phát sinh nhờ sự khác biệt giữa
các hình ảnh hiện trên võng mạc của hai mắt (binocular disparily) so với các gợi ý từ
một mắt (monocular cues), thị sai chuyển động (motion parallax- là chuyển động hình
ảnh của sự vật do đầu xoay qua chuyển lại), kích thước tương đối của các hình ảnh trên
võng mạc và phối cảnh thẳng (linear perspegtive).
Tri giác các thuộc tính thời gian của đối tượng
Tri giác các thuộc tính thời gian của đối tượng cho chúng ta biết độ lâu, độ nhanh,
nhịp điệu, tính liên tục hoặc gián đoạn của các hiện tượng trong thế giới khách quan.
Nhờ tri giác các thuộc tính thời gian của đối tượng mà những biến đổi xảy ra trong thế
giới xung quanh được phản ánh.
Loại tri giác này chịu sự chi phối của nhiều quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể theo
những nhịp độ nhất định như: quá trình hô hấp, quá trình tuần hoàn, sự liên tiếp nhau
giữa các cảm giác đói, no, nhịp luân chuyển theo chu kỳ của trạng thái thức và ngủ. Các
cảm giác như xúc giác, thị giác, thính giác, cảm giác vận động cùng kinh nghiệm, cũng
tham gia hỗ trợ trong quá trình con người tri giác các thuộc tính thời gian của đối tượng.
Đặc biệt loại tri giác này còn chịu sự chi phối của động cơ, cảm xúc của con người,
và lứa tuổi (trẻ con thường thấy thời gian trôi qua chậm, còn người lớn lại thường sửng
sốt thấy thời gian trôi đi nhanh chóng…) Việc luyện tập và duy trì chế độ sinh hoạt, làm
việc đều đặn, khoa học sẽ giúp hình thành năng lực tri giác thời gian chính xác.
Khi tri giác các thuộc tính thời gian của đối tượng, nhiều khi cũng có sai lầm. Chẳng
hạn khi bận rộn hoặc làm những công việc hứng thú, dường như chúng ta cảm thấy thời
gian trôi đi rất nhanh chóng. Trái lại khi nhàn rỗi, phải chờ đợi hay khi tâm trạng buồn
bã, chán nản thì thời gian như đối với ta chậm lại.
Tri giác vận động của đối tượng
Loại tri giác này phản ánh những biến đổi về vị trí của các vật trong không gian,
phương hướng, tốc độ, gia tốc chuyển động của đối tượng. Sự chuyển động của các hình
ảnh qua võng mạc, phối hợp với thông tin về chuyển động của đầu và mắt, nảy sinh
nhận thức về chuyển động.
Tri giác vận động có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc vào tri giác các thuộc tính không
gian và thời gian của đối tượng (phụ thuộc vào khoảng cách của vật đến ta, tốc độ chuyển
động của vật, phụ thuộc vào cả sự vận động của chúng ta). Câu trả lời trông cậy phần
nào vào một số gợi ý cho chúng ta các thông tin phù hợp về nhận thức chuyển động.
Một mặt, sự chuyển động của vật được nhận thức qua võng mạc vốn được cấu tạo liên
hệ đến một không gian tĩnh. Ngoài ra, nếu kích thích tiến đến gần chúng ta thì hình ảnh
của nó trên võng mạc sẽ càng to ra, càng lúc càng lấp đầy thị trường (visual field). Trong
các trường hợp như thế, chúng ta tri giác rằng kích thích ấy đang tiến gần chúng ta (thời
gian) - và không cho rằng kích thích ấy đang bành trướng ra nhưng được nhìn từ xa. Vì
thế cơ sở sinh lý của loại tri giác này là sự phối hợp các thành phần của hai loại tri giác
trên.
36
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Khi chuyển động xảy ra quá nhanh đến mức chúng ta không thể nhìn theo kịp, chúng
ta có thể đoán trước nơi dừng lại của vật nhờ kinh nghiệm cảm nhận trước đây của chúng
ta. Như vậy, khi theo dõi quả bóng đang bay đến - tiến trình cảm nhận (the process of
sensation) - ta sử dụng các tiến trình tri giác/ nhận thức (perceptual processes), vận dụng
những điều ta đã học hỏi được để kỳ vọng về cách thức bay đến của quả bóng.
Ngoài ra, trong quá trình tri giác vận động, còn có sự tham gia của các cảm giác động
học và cơ quan phân tích thính giác nếu vật chuyển động phát ra âm thanh.
Trên thực tế, chúng ta không thể tri giác được những vận động quá nhanh, ví dụ như
vận tốc ánh sáng, hoặc quá chậm như vận tốc chiếc kim giờ của đồng hồ. Cũng có khi
ta rất khó tri giác đúng sự chuyển động của vật.
Các loại tri giác trên đây giúp chúng ta phản ánh những hình thức tồn tại khác nhau
của sự vật, hiện tượng, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, giúp ta
tri giác thế giới một cách trọn vẹn. Chúng phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm sống và
được hình thành, phát triển trong hoạt động thực tiễn của con người.
Các quy luật Gestalt của tri giác
Chúng ta sẽ tìm hiểu một chút về các quy luật được phát biểu từ thế kỷ 19 này, và
xem xét chúng trong tiến trình nhận thức tổng thể hơn với đặc điểm là xử lý thông tin
trên xuống.
Quy luật về tính trọn vẹn của tri giác- tính khép kín (closure) của cấu trúc
Trong quá trình tri giác, các thuộc tính bên ngoài, cụ thể của sự vật, hiện tượng luôn
được con người phản ánh trong một kết cấu chặt chẽ, theo một cấu trúc nhất định. Sự
tổng hợp này được dựa trên cơ sở phối hợp hoạt động của nhiều cơ quan phân tích, nhờ
đó tạo một hình ảnh trọn vẹn về đối tượng.
Tính trọn vẹn của tri giác có được là nhờ kết cấu nhất định của bản thân sự vật, hiện
tượng tồn tại trong thế giới khách quan, kết hợp với vốn kinh nghiệm của con người về
đối tượng vào khả năng phân tích, tổng hợp của vỏ não… Điều đó có nghĩa là khi ta
được tiếp xúc với càng nhiều thuộc tính, bộ phận của sự vật thì ta càng dễ dàng, nhanh
chóng tạo ra được hình ảnh tương đối đầy đủ về chúng. Mặt khác, khi có nhiều kinh
nghiệm về đối tượng nào đó thì chỉ cần dựa vào một số ít thuộc tính, bộ phận của chúng,
ta vẫn có thể tri giác được đó là sự vật hay hiện tượng gì.

Hình minh họa cho tính trọn vẹn của tri giác
(Thoạt nhìn, hình trên trông như những vết lốm đốm mà không ra một hình thù nào cả.
Nhưng sau khi nhìn kỹ lại, ta có thể thấy hình của một con chó.)
Những người có thính giác bình thường, phát triển các chiến lược để hiểu được lời
nói trong ngữ cảnh và bộ não của chúng ta có thể tự động điền vào các âm vị, hình vị bị
37
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

thiếu. Trẻ sơ sinh đang học nói và ngôn ngữ cần phải nghe được tất cả các tần số âm
thanh để học cách phân biệt và lưu giữ các nhận thức này.
Quy luật về tính lựa chọn của tri giác- quy luật hình/nền (figure/background)
Tính lựa chọn của tri giác thể hiện sự chú ý của con người đối với các sự vật, hiện
tượng đang tri giác, thể hiện trạng thái có ý thức trong hoạt động nhận thức.
Trên thực tế, trong cùng một lúc có rất nhiều sự vật, hiện tượng tác động đến các giác
quan của chúng ta. Chú ý chọn lựa (selective attention) là tiến trình nhận thức có chọn
lựa loại kích thích nào phải chú ý đến. Chúng ta đặc biệt chú ý đến các loại kích thích
tỏ ra đặc biệt tương phản nhau về mức độ sáng, bề rộng, mức độ ồn ào, mức độ mới lạ,
hoặc mức độ cao thấp. Chúng ta cũng chú ý nhiều đến các kích thích có ý nghĩa đặc biệt
phù hợp với các kỳ vọng riêng tư của chúng ta. Thí dụ, khi đói chúng ta sẽ dễ cảm nhận
các kích thích do thức ăn và các sự vật liên hệ đến thức ăn gây ra.

A B C
Hình ảnh minh họa cho tính lựa chọn của tri giác
Hãy xem hình trên đây:
(A)là hình không rõ ràng, khi thì nó trông như là hình một cô gái trẻ, khi thì trông như
là hình một bà già.
(B) và (C) thì tương đối rõ ràng hơn, hai bức tranh đã mô tả rõ nét hai hình ảnh: một
là hình ảnh của cô gái trẻ, một là hình ảnh của bà già.
Người ta không phản ứng thụ động đối với các kích thích, với tri giác thị giác, người
ta cố gắng tách biệt hình ảnh (figure) ra khỏi nền (background) của nó. Thực chất của
quá trình tri giác tích cực là quá trình tách đối tượng ra khỏi bối cảnh xung quanh. Vì
vậy, những sự vật (hay thuộc tính của một sự vật) càng phân biệt với bối cảnh thì ta tri
giác nó càng dễ dàng. Trong quá trình tri giác, do có tính lựa chọn mà đối tượng và bối
cảnh tri giác có thể hoán đổi cho nhau: một vật nào đó vào lúc này là đối tượng, lúc khác
có thể trở thành bối cảnh và ngược lại, một vật lúc này là bối cảnh, lúc khác lại có thể
trở thành đối tượng.
Trong lĩnh vực thính giác, các nhà tâm lý đã xây dựng một phương pháp gọi là nghe
rẽ đôi (dichotic listening) trong đó một người mang hai tai nghe, mà mỗi bên tai, cùng
một lúc được nghe một thông điệp khác biệt với bên tai kia để tìm hiểu quy luật tri giác
này. Người đó được yêu cầu lặp to lại một trong các thông điệp khi nó vào đến một bên
tai - tiến trình này gọi là bắt bóng (shadowing), bởi vì giọng nói của người nghe ấy tác
động như một cái "bóng" âm thanh của thông tin đang được truyền đến. Hầu hết mọi

38
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

người đều làm được khá dễ dàng.


Quy luật về tính giản lược của tri giác
Kết quả của quá trình tri giác là con người đã tạo ra được hình ảnh trọn vẹn của một
sự vật, hiện tượng nào đó trong thế giới khách quan. Hình ảnh này bao giờ cũng có một
ý nghĩa đơn giản nhất. Điều đó thể hiện qua việc con người gọi được tên hoặc sắp xếp
đối tượng tri giác vào một nhóm sự vật, hiện tượng cùng loại, chỉ ra được công cụ, ý
nghĩa của nó đối với hoạt động và đời sống của con người. Quy luật giản lược này được
thể hiện qua các tính chất sau:
Tính đồng dạng (similarity) đề cập đến xu hướng tri giác những thứ trông giống như là
một phần của cùng một nhóm. Khi các thành viên của một đội thể thao mặc đồng phục
có cùng màu, nó cho phép mọi người xem trò chơi cảm nhận họ như một nhóm ngay cả
khi họ nằm rải rác trên sân hoặc sân đấu.
Tính tương cận (proximity) Một quy tắc tri giác rất đơn giản khác là xu hướng nhận thức
các đối tượng gần nhau như là một phần của cùng một nhóm, một nguyên tắc gọi là sự
gần gũi hoặc gần kề.
Tính tiếp tục (continuity) dễ hiểu khi nhìn thấy hơn là khi giải thích bằng lời. Nó đề cập
đến xu hướng nhận thức mọi thứ một cách đơn giản nhất có thể với một mẫu liên tiếp
hơn là với một mẫu bị phá vỡ hay phức tạp.
Tính liên tiếp (contiguity) được thể hiện không chỉ liên quan đến gần về không gian mà
còn gần về thời gian. Về cơ bản, sự liên tiếp là xu hướng nhận thức hai điều xảy ra gần
nhau trong thời gian là có liên quan. Thông thường sự kiện xảy ra đầu tiên được coi là
gây ra sự kiện thứ hai. Người nói tiếng bụng tạo ra giọng hát mà không di chuyển miệng
của họ làm cho mọi người có xu hướng tin rằng hình nộm đang thực hiện việc hát là do
sự liên tiếp (hình nộm mấy máy môi và giọng hát đi tiếp ngay sau).
Các quy luật giản lược này hiện cũng được giải thích bởi chức năng điều hành có hạn
chế dung lượng trong xử lý thông tin và số lượng chú ý luôn có giới hạn.

39
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

TƯ DUY
KHÁI QUÁT
Chúng ta biết rằng nhận thức cảm tính có vai trò quan trọng trong đời sống và trong
hoạt động của con người. Nó chỉ cho ta biết những hình ảnh cụ thể, những thuộc tính bề
ngoài, những mối liên hệ không gian- thời gian và trạng thái vận động giữa các sự vật
hiện tượng, phản ánh một cách trực tiếp những cái đang diễn ra quanh chúng ta. Nhưng
thực tế cuộc sống đặt ra cho ta những vấn đề mà nếu chỉ bằng nhận thức cảm tính thì
không thể giải quyết được. Do đó để nhận thức thế giới một cách sâu sắc hơn, và để có
thể cải tạo thế giới, con người phải đạt đến một mức độ nhận thức cao hơn đó là nhận
thức lý tính. Đến mức độ tư duy, dựa trên cơ sở của nhận thức cảm tính, tư duy phản
ánh những thuộc tính bên trong, bản chất các mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của
hàng loạt sự vật hiện tượng- nghĩa là xây dựng hệ thống biểu tượng khái niệm để từ đó
suy luận, phán đoán đưa ra một giải quyết vấn đề cho một tình huống hay bài toán cuộc
sống.
Bạn đang nghĩ gì lúc này?
Khả năng đơn thuần đặt ra một câu hỏi như vậy đã nhấn mạnh bản chất đặc biệt của
khả năng suy nghĩ ở con người, hiểu được suy nghĩ là gì, thậm chí, vượt ra bên ngoài để
biết rằng chúng ta có suy nghĩ. Sự hiểu biết về sự tồn tại của chính chúng ta là một phần
của nhận thức và luôn là một phần của chính tiến trình tư duy.
Các nhà tâm lý học còn định nghĩa tư duy là sự điều khiển các hiện diện tinh thần của
thông tin. Một hiện diện có thể ở dạng từ ngữ, hình ảnh thị giác, âm thanh hoặc dữ liệu
trong bất kỳ phương thức cảm giác nào khác được lưu trữ trong bộ nhớ. Suy nghĩ biến
đổi một đại diện cụ thể của thông tin thành các hình thức mới và khác nhau, cho phép
chúng ta trả lời các câu hỏi, giải quyết vấn đề hoặc đạt được mục tiêu.
Mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ
Tư duy của con người có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ. Tư duy trong hoạt động
khái quát, trừu tượng hóa, không thể tồn tại ngoài ngôn ngữ. Mối quan hệ giữa tư duy
và ngôn ngữ là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Thật vậy nếu không có ngôn
ngữ thì tư duy và những sản phẩm của mình không được người khác tiếp nhận, cũng
như chính bản thân quá trình tư duy cũng không diễn ra được. Tư duy dùng ngôn ngữ
làm phương tiện cho mình. Nếu không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là những chuỗi âm
thanh vô nghĩa không có nội dung.
Tư duy có quan hệ với nhận thức cảm tính (tức tri giác)
Tư duy và tri giác thuộc hai quá trình với mức độ nhận thức khác nhau, nhưng chúng
có mối quan hệ mật thiết với nhau không tách rời nhau; chúng bổ sung, chi phối lẫn
nhau trong quá trình nhận thức của con người.
Các quá trình tư duy của con người diễn ra ở đoạn trên cao của quá trình tự xử lý
thông tin- khi xem xét quá trình xử lý từ dưới lên, xây dựng trên những thành phần cơ
bản hơn của các dạng nhận thức bậc thấp, như nhận biết hình mẫu (cảm giác) và phân
tích tri giác. Tư duy, như vậy, trong quá trình tri giác thì nó tạo ra một biểu tượng mới
40
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

và tạo lược đồ các khái niệm trong trí nhớ bằng cách làm biến đổi thông tin sẵn có. Sự
biến đổi này bao gồm tương tác giữa nhiều hoạt động tâm trí như suy diễn, trừu tượng
hóa, lý luận, tưởng tượng, và đôi khi, sáng tạo nữa.
Theo quan điểm của tâm lý học nhận thức, tư duy có ba đặc điểm (Mayer, 1983):
- Tư duy diễn ra trong tâm trí nhưng được suy diễn từ hành vi có thể quan sát được.
- Tư duy là một quá trình thao tác kiến thức diễn ra trong hệ nhận thức của một người.
- Tư duy hướng vào việc tìm các giải pháp cho những vấn đề cá nhân phải đối mặt.
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH TƯ DUY
Khái niệm: Phạm trù (khái niệm) hóa thế giới chung quanh
Nếu có ai đó hỏi tủ thức ăn trong bếp nhà bạn có những món gì, bạn có thể trả lời
bằng một bảng kê đầy đủ chi tiết các món. Dù vậy, rất có thể bạn sẽ trả lời bằng cách sử
dụng một phạm trù bao quát hơn nữa, như "thực phẩm" và "món ăn" chẳng hạn.
Việc sử dụng các phạm trù bao quát như thế phản ánh sự vận dụng các khái niệm.
Khái niệm (concept) là sự phạm trù hóa các sinh vật, đồ vật, sự việc, hoặc con người,
theo một đặc tính giống nhau hoặc khác nhau.
Khái niệm hóa là một phần của tiến trình tư duy, là bước chuẩn bị đầu tiên để tìm ra
giải pháp cho phép chúng ta tìm hiểu nhanh chóng hơn về thực tại, xác định được vấn
đề, có thể học hỏi lẫn nhau, thay vì phải có các trải nghiệm trực tiếp. Nói cách khác, đây
là cũng là bước xác định vấn đề. Vấn đề điển hình luôn có thể quy về một trong ba cách
thức: cần sắp xếp (quy về một khái niệm có sẵn), có cấu trúc gợi ý (quy về dạng tương
tự) và dạng thứ ba là cần chuyển đổi (đưa về sự đối lập).
Suy luận
Đưa ra quyết định là bước tư duy cuối cùng, một trong các dạng tư duy phức tạp nhất.
Cho nên, một trong các công tác quan trọng của các nhà tâm lý chuyên ngành hoạt động
nhận thức là thăm dò các yếu tố căn bản làm nền tảng cho các tiến trình tư duy ấy- tức
là phán đoán, suy luận.
Algorithm và Heuristics. Khi tìm giải pháp, thông thường chúng ta nhờ đến các
algorithm (thuật toán) và heuristics (kinh nghiệm). Thuật toán là qui tắc/ quy trình, nếu
được tuân thủ, chắc chắn sẽ giúp chúng ta tìm ra được giải pháp cho bài toán.
* Algorithm. Trong toán học, algorithm là phương pháp giải bài toán bằng cách lặp lại
nhiều lần một phép tính đơn giản. Thuật ngữ algorithm ngày nay được dùng để gọi các
phương pháp giải quyết các vấn đề bằng cách sử dụng một chuỗi các bước tuần tự và
máy móc, như trong trường hợp lập trình điện toán. Chuỗi gồm các bước tuần tự và
máy móc này có thể được trình bày dưới hình thức biểu đồ nêu rõ các giai đoạn khác
nhau theo các bước tuần tự để giúp người ta dễ dàng áp dụng hơn. Ở mức độ thô sơ,
đây chính là phương pháp thăm dò (trial-and-error: thử thách và sai lầm).
** Heuristics. Phương pháp thăm dò để thâm nhập một vấn đề trong tiến trình phát
minh kiến thức mới hoặc giải bài toán. Giải pháp đạt được nhờ các đánh giá hướng tiến
triển đến kết quả sau cùng. Thuật ngữ này xuất phát từ tiếng Hy Lạp là Eurika, nghĩa
là sử dụng kiến thức kinh nghiệm làm phương tiện để phát minh. Tương phản với
algorithm, một phương pháp gồm các bước theo trình tự cụ thể được ấn định trước. Thí
41
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

dụ, vì không có một algorithm t,hích hợp nào dạy chúng ta chiến thắng một ván cờ, nên
các chương trình chơi cờ trên máy vi tính phải dùng heuristics để tìm ra giải pháp, đưa
vào bộ nhớ tất cả các nước cờ đã từng thành công để chọn trong số đó, thay vì chọn
trong tất cả các nước cờ có thể đi.
Thuật kinh nghiệm chính là loại thuật sáng tạo thông dụng nhất. Mặc dù, thuật kinh
nghiệm có thể giúp chúng ta dễ dàng giải toán và đề ra quyết định, nhưng việc sử dụng
đôi khi đem lại kết quả ngược lại kỳ vọng. Chẳng hạn, người ta có thể dùng thuật kinh
nghiệm đặc trưng (representativeness heuristic) để phán đoán xem liệu một đối tượng
(con người hay sự vật) nào đó có phải là một thành viên thuộc một chủng loại đặc biệt
hay không bằng cách đánh giá xem đối tượng đặc trưng đến mức nào cho chủng loại ấy.
Dĩ nhiên, khi đó chúng ta có thể gặp sai lầm bởi các nét đặc trưng được xem xét không
đủ để xếp loại.
Còn thuật kinh nghiệm khả dụng (availability heuristic) liên hệ đến việc phán đoán
xác suất xảy ra của một sự việc bằng cách đánh giá xem sự việc ấy được dễ dàng nhớ
lại đến mức nào. Theo loại thuật kinh nghiệm này, chúng ta giả sử rằng các sự việc mà
chúng ta dễ dàng nhớ lại đã xảy ra trong quá khứ- có tính chất cá thể- thường xuyên hơn
so với những việc khó nhớ lại; thí dụ, chúng ta thường sợ bị chết vì tai nạn hơn vì bị
bệnh đái đường (diabetes) dù sự thực là xác suất tử vong vì bệnh tật cao gấp đôi xác suất
tử nạn.
Một cách tiếp cận liên hệ đến một hiện tượng chúng ta có thể thấy trong cuộc sống,
các tia chớp thông hiểu đột ngột lóe lên trong lúc tìm giải pháp. Wolfgang Kohler gọi
tiến trình tâm trí này là ngộ giác (insight), một tri thức đột ngột lóe lên- tia chớp trí tuệ-
về các mối tương quan giữa nhiều yếu tố trước đây vốn dường như chẳng liên quan gì
với nhau cả.
Mặc dù Kohler nhấn mạnh đến tính chất đột nhiên không thể chối cãi được, theo đó
giải pháp được tìm thấy, nhưng các công trình nghiên cứu sau đó đã chứng minh rằng
kinh nghiệm trước đây, cũng như việc thực hiện các động tác thăm dò ban đầu, đều là
các điều kiện tiên quyết để nảy sinh tia chớp trí tuệ, nghĩa là đây cũng là dạng heuristic
kết hợp với bước khái niệm hóa lúc đầu một cách nhuần nhuyễn.
Đề ra quyết định
Vị giáo sư chấm điểm kiểm tra của sinh viên. Viên giám đốc quyết
định tuyển dụng ai trong số các ứng viên xin việc. Vị nguyên thủ quốc
gia quyết định nên tham chiến hay không. Sợi chỉ xuyên suốt cả ba
việc này là, mỗi việc làm đều biểu trưng cho một dạng đề ra quyết
định. Tất cả chúng ta đều thường xuyên chọn quyết định cho mình,
dù hậu quả của hầu hết các quyết định ấy khá tầm thường. Chỉ riêng
những công việc theo thói quen thường ngày chúng ta cũng phải chọn
rất nhiều quyết định rồi. Tôi có thể ngủ được bao lâu để khỏi bị muộn
giờ làm? Tôi nên mặc bộ quần áo nào đây? Tôi nên ăn sáng với món
gì? Thường ngày nên đi con đường nào đến chỗ làm và về nhà? Các
quyết định khác có hậu quả quan trọng hơn thì phải có những quyết
42
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

định mà chúng ta có thể để chậm lại và đắn đo trong nhiều tháng.


Các nhà tâm lý đã khám phá ra rằng để đề ra quyết định cuối cùng, công việc giải
quyết vấn đề điển hình bao gồm ba bước chủ yếu: chuẩn bị để sáng tạo ra giải pháp (khái
niệm hóa), tìm ra giải pháp (suy luận), và thẩm định các giải pháp đã tìm ra và đưa quyết
định.
Bước sau cùng trong công việc giải quyết vấn đề bao gồm phán đoán tính chính xác
của giải pháp đã tìm được. Thông thường, đây là một vấn đề đơn giản, nhưng nếu bước
suy luận tìm giải pháp kém cụ thể thì việc thẩm định các giải pháp trở thành khó khăn
hơn.
Các trở ngại đối với quá trình giải quyết vấn đề
Khó khăn có thể gặp phải khi giải quyết vấn đề phát sinh từ cách trình bày vấn đề và
có liên hệ đến sự kiện bạn bị đánh lạc hướng trong giai đoạn chuẩn bị ban đầu. Thực ra,
các trở ngại quan trọng đối với việc giải quyết vấn đề đều có thể hiện hữu ở giai đoạn
bất kì trong ba giai đoạn chính.
Mặc dù các nghiên cứu hoạt động tâm trí về vấn đề giải toán cho rằng tiến trình tư
duy xúc tiến theo cách thức hoàn toàn hợp lý, khi con người đối phó với một vấn đề
cũng như khi cân nhắc giữa nhiều giải pháp khác nhau, nhưng cũng có nhiều yếu tố tác
động gây trở ngại cho việc tìm ra các giải pháp sáng tạo, thích hợp và chính xác.
Định kiến chức năng và định kiến tâm trí
Nguyên nhân khiến cho hầu hết mọi người gặp phải khó khăn căn cứ vào một hiện
tượng gọi là định kiến chức năng (functional fixedness). Hiện tượng này liên hệ đến
khuynh hướng chỉ xem xét một sự vật theo cách sử dụng điển hình của nó.
Định kiến chức năng là thí dụ của một hiện tượng tổng quát hơn gọi là định kiến tâm
trí (mental set). Hiện tượng này chính là khuynh hướng cố chấp vào các mô hình giải
toán cũ đã thực hiện trước đây.
Định kiến tâm trí có thể ảnh hưởng đến nhận thức. Nó có thể ngăn không cho bạn tìm
được cách giải vượt ra ngoài phạm vi các giới hạn hiển thị của vấn đề.
Đánh giá sai lầm các giải pháp
Thiên kiến cố chấp (confirmation bias) là khuynh hướng xem trọng giả thuyết ban
đầu và không chịu để mắt đến thông tin đối nghịch hậu thuẫn cho các giả thuyết hay giải
pháp lựa chọn khác. Thậm chí trong trường hợp đã tìm ra được các chứng cứ đi ngược
lại giải pháp vốn được lựa chọn, chúng ta vẫn bám chặt vào giả thuyết ban đầu.
Có một số nguyên nhân khiến cho người ta nẩy sinh thiên kiến cố chấp. Một nguyên
nhân là không muốn bỏ công sức để suy nghĩ lại một vấn đề dường như đã được giải
quyết xong. Nguyên nhân khác là các chứng cứ đi ngược lại giải pháp chọn lựa ban đầu
có thể đe dọa lòng tự ái của chúng ta, trong trường hợp này chúng ta tránh né bằng cách
bám chặt vào giải pháp ban đầu.
Tư duy sáng tạo
Mặc cho các trở ngại như đề cập trên, nhiều người rất dễ dàng tìm ra được giải pháp
sáng tạo cho các vấn đề. Một trong những câu hỏi đã được đặt ra từ lâu mà các nhà tâm
lý thuộc chuyên ngành hoạt động tâm trí cố gắng trả lời là những yếu tố nào làm nền
43
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

tảng cho sự sáng tạo (creativity). Thông thường, sự sáng tạo được định nghĩa là khả
năng phối hợp các câu trả lời hay các ý kiến theo những cách thức mới lạ.
Một yếu tố liên hệ chặt chẽ đến sự sáng tạo là khả năng tư duy mở rộng. Tư duy mở
rộng (diversent thinking) là khả năng tìm ra được các giải pháp tuy khác bình thường
nhưng lại thích hợp đối với các vấn đề hay các câu hỏi đặt ra. Lối tư duy này ngược lại
tư duy qui tụ, là khả năng đưa ra các giải đáp căn cứ chủ yếu vào kiến thức và lý luận.
Chẳng hạn, người có khuynh hướng tư duy qui tụ sẽ trả lời: "Tôi đọc nó" cho câu hỏi:
"Bạn sẽ làm gì với một tờ báo?" Ngược lại, "Tôi dùng nó làm cái hót rác" là một câu trả
lời có tính mở rộng hơn !!! Một thành tố khác của sự sáng tạo là năng lực suy tư phong
phú (cognitive complexity). Người có năng lực này là người ham học hỏi và có khả
năng vận dụng các lối tư duy tinh tế, đa dạng, và phức tạp. Nói cách khác, những người
có năng lực sáng tạo là người có trí thông minh hoạt tính cao. Họ tạo dựng kho trí nhớ
lớn, với năng lực khái niệm hóa và suy luận tốt.
Một yếu tố không liên hệ chặt chẽ lắm với sự sáng tạo là trí thông minh tinh luyện,
chú trọng đến năng khiếu tư duy qui tụ trong đó các bài toán đều được trình bày sáng tỏ
và chỉ có một câu trả lời duy nhất được chấp nhận. Cho nên người có tư duy sáng tạo là
người có năng khiếu tư duy mở rộng có thể nhận thấy mình bị thua thiệt trong các bài
trắc nghiệm loại này. Sự kiện này có thể giải thích lý do, tại sao các nhà nghiên cứu cứ
luôn luôn cho rằng sự sáng tạo chỉ liên hệ rất ít với trí thông minh, hoặc thành tích học
đường.
Tư duy có phê phán và tư duy sáng tạo
Người ta có thể được huấn luyện để có khả năng tư duy hoàn hảo hơn không? Rất
nhiều chứng cứ hậu thuẫn quan điểm cho rằng người ta có thể rèn luyện để nâng cao
khả năng đề ra quyết định và giải quyết vấn đề. Có thể truyền dạy các qui tắc logic và
các phương pháp lý luận trừu tượng; và việc rèn luyện này có hiệu quả cải thiện phương
thức nhận diện và phê phán các nguyên nhân căn bản gây ra một biến cố trong cuộc
sống thường ngày.
Dù sao, các nhà tâm lý chuyên về hoạt động tâm trí vẫn thường xuyên huấn luyện
nhằm giúp cho sinh viên không những chỉ tăng thêm kỹ năng giải quyết vấn đề, mà còn
tăng cường khả năng tư duy phê phán nữa.
Căn cứ vào các công trình nghiên cứu mà chúng ta đã thảo luận về việc giải quyết
vấn đề, năng lực tư duy, và óc sáng tạo trên đây, có một vài kế hoạch khả dĩ tăng cường
khả năng tư duy phê phán và thẩm định mọi vấn đề một cách sáng tạo hơn - dù chúng
là các thử thách trong cuộc sống hàng ngày hoặc là các vấn đề thuộc phạm vi học đường
như tìm ra câu trả lời chính xác cho một câu hỏi trong bài thi chẳng hạn.
Dưới đây là một số kế hoạch đề nghị nhằm tăng cường khả năng tư duy phê phán và
tư duy sáng tạo.
Sử dụng biện pháp “phân đoạn”, theo đó một ý tưởng hay khái niệm được tách ra thành
nhiều thành phần hợp lý. Nhờ biện pháp này, mỗi thành phần có thể được cân nhắc, để
phát hiện ra các đặc điểm còn tiềm ẩn, cũng như những cách tiếp cận mới lạ, dẫn đến
một giải pháp lạ thường cho toàn bộ vấn đề.
44
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Chấp nhận quan điểm phê phán. Thay vì thụ động chấp nhận các giả định hay lập luận,
hãy vận dụng óc tư duy phê phán để thẩm định các thông tin ấy, bằng cách cân nhắc các
hàm ý của chúng và nỗ lực tìm hiểu các ngoại lệ cũng như các quan điểm trái ngược có
thể phát sinh.
Vận dụng phép loại suy (analogy). Phép loại suy không những giúp chúng ta khai mở
được kiến thức mới lạ, mà còn cống hiến cho chúng ta các cơ cấu diễn đạt khác nhau về
sự thật. Một biện pháp hữu hiệu đặc biệt để vận dụng được phép loại suy là tìm kiếm nó
trong thế giới động vật, khi các vấn đề có liên quan đến con người, và ở môn vật lý hay
hóa học khi chúng liên hệ đến các vật bất động.
Tư duy mở rộng. Thay vì tư duy theo lối logic nhất hoặc theo lối nhằm vào công dụng
thường thấy nhất của một sự vật, hãy cân nhấc xem nó có thể giúp ích được gì cho bạn
trong trường hợp bạn bị ngăn cấm sử dụng sự vật ấy theo cách thức bình thường.
Chấp nhận quan điểm của người khác, dù cho người này có dính líu đến hay là kẻ bàng
quan đối với tình huống gặp phải của bạn. Làm như thế, bạn có thể có được một hướng
nhìn mới lạ về tình huống ấy.
Vận dụng thuật sáng tạo. Như đề cập trên đây, thuật sáng tạo là các quy tắc chỉ đạo
nhằm giúp bạn tìm ra giải đáp hợp lý cho vấn đề. Nếu bản chất của vấn đề thuộc dạng
yêu cầu có một giải đáp duy nhất chính xác, và người ta thường có sẵn hay dễ dàng phác
họa ra được một thuật sáng tạo, thì thói quen thường xuyên vận dụng thuật sáng tạo sẽ
giúp bạn tìm ra được giải pháp nhanh chóng hơn và hữu hiệu hơn.
Thử nghiệm qua nhiều giải pháp khác nhau. Đừng e ngại phải dùng nhiều giải pháp
khác biệt nhau để tìm đáp án cho vấn đề (ngôn ngữ, biểu đồ, thậm chí phải hành động
vượt ra ngoài phạm vi tình huống gặp phải). Hãy thử vận dụng mọi ý kiến mà bạn có,
dù thoạt đầu chúng có vẻ kỳ dị đến mức nào cũng không sao. Sau khi đã thử qua nhiều
giải pháp, bạn có thể quay lại từng giải pháp để có dịp tìm cách làm cho giải pháp nào
thoạt đầu có vẻ thiếu thực tế nay sẽ dễ dàng thực hiện hơn.
Tưởng tượng
Tưởng tượng là một quá trình tư duy, phản ánh những cái chưa có trong kinh nghiệm,
bằng cách xây dựng lên những biểu tượng mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.
Tưởng tượng là một quá trình nhận thức phản ánh hiện thực ở dạng đặc biệt - dạng
hình ảnh, khái niệm, tư tưởng mới, chủ quan hay khách quan, xây dựng trên cơ sở những
hình ảnh của tri giác, trí nhớ cũng như những kiến thức nhận được bằng quá trình giao
tiếp bằng lời.
Các cách sáng tạo mới trong tưởng tượng
Hình ảnh của tưởng tượng được tạo ra bằng nhiều thủ thuật khác nhau, dưới đây là
những cách cơ bản nhất:
• Thay đổi kích thước, số lượng (của sự vật hay thành phần của sự vật). Ví dụ như:
hình tượng Phật Quan âm nghìn mắt - nghìn tay, người khổng lồ, người tí hon.v.v...
• Nhấn mạnh các chi tiết, thành phần, thuộc tính của sự vật. Đây là cách biểu trưng
hóa bằng việc nhấn mạnh đặc biệt hoặc đưa lên hàng đầu một phẩm chất hay một quan
hệ nào đó của sự vật- hiện tượng với các sự vật- hiện tượng khác. Một biến dạng của
45
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

phương pháp này là cường điệu, ví dụ như hình ảnh biếm họa.
• Chắp ghép (kết dính): đây là phương pháp ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện
tượng khác nhau lại, để tạo ra hình ảnh mới. Ví dụ hình ảnh con rồng, hình ảnh nàng
tiên cá ... ở đây các bộ phận hợp thành hình ảnh mới không bị chế biến, mà chỉ ghép
mối, kết dính giản đơn.
• Liên hợp: đây là cách tạo ra hình ảnh mới bằng cách liên hợp các bộ phận của
nhiều sự vật với nhau trong đó các bộ phận tạo nên hình ảnh mới đều bị cải biến và sắp
xếp trong những tương quan mới. Cách liên hợp này là một sự tổng hợp sáng tạo thực
sự. Thủ thuật này không chỉ dùng trong sáng tạo văn học nghệ thuật mà cả trong sáng
tạo kĩ thuật. Ví dụ xe điện bánh hơi (liên hợp giữa ô tô và tàu điện).
• Điển hình hóa: là thủ thuật tạo hình ảnh mới phức tạp. Trong đó, xây dựng những
thuộc tính, đặc điểm điểm hình của nhân cách đại diện cho một lớp người hay một giai
cấp xã hội... Thủ thuật này dùng nhiều trong sáng tạo văn học, nghệ thuật...
• Loại suy (tương tự): theo cách này, ở góc độ tưởng tượng, con người chế ra các
công cụ lao động theo sự tương tự của những thao tác lao động của đôi bàn tay như chế
tạo ra cái kẹp, cái cào, cái bát...
Như vậy, tưởng tượng thực chất là một quá trình tư duy tạo ra cái mới nhưng vẫn có
thể nhận ra các yếu tố hiện thực.

46
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

TRÍ NHỚ
Như chúng ta đã biết, tất cả những gì con người thu nhận được từ các quá trình nhận
thức như cảm giác, tri giác, tư duy, những cảm xúc hay thao tác, hành động mà con
người đã tiến hành thường không mất đi, đặc biệt là quá trình học tập. Chúng được lưu
giữ lại và tái hiện trước những yêu cầu của cuộc sống và hoạt động nhờ quá trình trí
nhớ.
Khái niệm
Trong tâm lý học, trí nhớ được hiểu là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh
nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, gìn giữ và tái hiện
sau đó ở trong tâm trí cái mà con người đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay
suy nghĩ trước đây.
Trí nhớ là một quá trình tâm lý vì nó có khởi đầu, diễn biến và kết thúc một cách
tương đối rõ ràng. Cảm giác và tri giác chỉ phản ánh được các sự vật và hiện tượng của
hiện thực khách quan khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan của ta. Còn trí nhớ
phản ánh các sự vật, hiện tượng đã tác động vào ta trước đây mà không cần có sự tác
động của chúng trong hiện tại. Nghĩa là trí nhớ phản ánh những biểu tượng- hình ảnh
tâm trí (image mental), kinh nghiệm của con người. Biểu tượng này có thể là những hình
ảnh cụ thể, kinh nghiệm có thể là những trải nghiệm hay rung động, những cảm xúc,
những ý nghĩ, tư tưởng...

Tại sao chúng ta nhớ lại được một số sự kiện và hoạt động trong khi lại quên đi những
sự việc khác?
Nếu gặp khó khăn trong việc giải đáp câu đố ấy, thì khó khăn của bạn có thể liên quan
đến lần đầu, nhằm lập mã thông tin tiếp nhận để đưa vào trí nhớ. Công việc lập mã
(encoding) là tiến trình theo đó các thông tin ban đầu được ghi nhận dưới hình thức mà
trí nhớ có thể vận dụng được.
Ngược lại, nếu như bạn đã từng tiếp nhận thông tin này, thế mà nay bạn không nhớ
lại được, thì đó là do tiến trình lưu trữ thông tin gặp trở ngại. Nếu như thông tin không
được lưu trữ đúng về dung lượng hoặc vị trí, ngay từ đầu, thì sau này người ta không
thể nào nhớ lại được.
Việc cho thấy thông tin đã được ghi nhớ cũng lệ thuộc vào một tiến trình sau cùng là
truy xuất thông tin. Tiến trình truy xuất thông tin (retrieval) bao gồm định vị thông tin
lưu trữ trong trí nhớ, đưa nó hiện lên tầng ý thức, và sử dụng thông tin ấy.

47
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Tóm lại, các nhà tâm lý xem việc nhớ (memory) là tiến trình theo đó chúng ta lập mã,
lưu trữ, và truy xuất thông tin. Một bộ phận trong ba phần thuộc định nghĩa này về trí
nhớ - lập mã, lưu trữ, và truy xuất - đều có thể được xem xét là một tiến trình riêng biệt.
Trước khi tiếp tục thảo luận về trí nhớ, điều quan trọng là phải ghi nhớ một điểm cực
kỳ hệ trọng: mặc dù chúng ta thường cho rằng, trường hợp không thể nhớ lại là triệu
chứng khiếm khuyết về trí nhớ, thì tình trạng quên lại cần thiết để cho trí nhớ vận hành
bình thường. Khả năng quên đi những chi tiết vụn vặt về các kinh nghiệm và sự vật cho
phép chúng ta hình thành các khái niệm trừu tượng và tổng quát, nhằm đúc kết nếu
chúng ta hình thành các trí nhớ riêng biệt nhau về dung mạo của những người bạn vào
một lúc chúng ta gặp họ. Do đó, chúng ta có khuynh hướng quên cách ăn mặc, các
khuyết điểm trên khuôn mặt, và các nét thay đổi nhất thời của họ. Thay vì thế, trí nhớ
của chúng ta căn cứ vào khái niệm tổng quát hoặc trừu tượng về những đặc điểm thật sự
nổi bật.
Trí nhớ có một vai trò nhất định trong việc hình thành trí tuệ. Nếu coi trí tuệ là năng
lực suy đoán một cách chính xác xem sự vật này hay sự vật kia tác động như thế nào
phải có trí nhớ vì trí nhớ đã giữ lại trong nhận thức quá khứ về một sự vật, hiện tượng
nào đó.
Như vậy, trí nhớ còn là một thành phần tạo nên nhân cách mỗi người. Vì nhân cách
mỗi con người được hình thành một phần dựa trên cơ sở kinh nghiệm cá thể về mọi mặt
của họ. Kinh nghiệm đó có trong trí nhớ.
Ba giai đoạn ghi nhớ: thông tin đi vào trí nhớ dài hạn
Mặc dù các tiến trình lập mã, lưu trữ, và truy xuất thông tin là các tiến trình cần thiết
để cho trí nhớ hoạt động hữu hiệu, nhưng chúng không phản ánh cụ thể diễn tiến theo
đó thông tin được đưa vào kho tàng trí nhớ của chúng ta. Nhiều nhà tâm lý nghiên cứu
về trí nhớ chủ trương rằng, có các giai đoạn khác nhau, mà các thông tin phải trải qua
nếu chúng muốn được ghi nhớ.
Theo một trong số các lý thuyết có ảnh hưởng nhất, có đến ba loại kho tàng trí nhớ.
Các kho tàng này khác biệt nhau tùy theo chức năng cũng như theo khoảng thời gian
lưu giữ thông tin.
Trí nhớ cảm giác (sensory memory) liên hệ đến việc lưu giữ thông tin ban đầu và có
tính nhất thời; thời gian lưu giữ thông tin chỉ kéo dài trong một thoáng chốc thôi. Các
thông tin này được ghi nhận bởi hệ thống giác quan của con người dưới dạng các kích
thích thô sơ và vô nghĩa.
Còn trí nhớ ngắn hạn (short - term memory) lưu trữ thông tin trong những thời gian
kéo dài hơn. Trong giai đoạn này, các thông tin được lưu trữ tùy theo ý nghĩa của chúng
chứ không phải như là các kích thích cảm giác đơn thuần.
Loại kho tàng thứ ba là trí nhớ dài hạn (long-term memory). Ở đây, thông tin được
lưu trữ tương đối lâu bền hơn dù có thể khó truy xuất.
Theo mô hình trí nhớ ba giai đoạn này, khởi đầu thông tin ghi nhận bởi hệ giác
quan của con người được đưa vào trí nhớ cảm giác; loại kho tàng này chỉ lưu giữ thông
tin trong chốc lát mà thôi. Sau đó thông tin được đưa vào trí nhớ ngắn hạn; loại kho
48
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

tàng này lưu giữ thông tin trong khoảng thời gian kéo dài từ 15 đến 25 giây. Cuối
cùng, thông tin sẽ được chuyển vào trí nhớ lâu dài. Ở đây việc lưu trữ tương đối kéo
dài hơn. Liệu thông tin có được chuyển từ trí nhớ ngắn hạn vào trí nhớ lâu dài hay
không cũng còn tùy thuộc vào dạng và số lần thực hiện diễn tập nội dung thông tin
(theo Atkinson & Shiffrin, 1968).
Chúng ta sẽ thảo luận ba loại trí nhớ dưới dạng các kho trí nhớ khác nhau về thời hạn
lưu giữ, nhưng chúng không có vị trí giải phẫu rõ rệt trong não bộ. Đúng ra, chúng là ba
hệ trí nhớ trừu tượng với các điểm đặc trưng khác nhau. Ngoài ra, không phải mọi nhà
tâm lý đều nhất trí về cách phân biệt ba loại trí nhớ này, mà họ xem trí nhớ là một hệ
thống gồm các điều ghi nhớ có tính hữu ích để tìm hiểu xem, liệu thông tin được nhớ lại
cũng như bị quên đi ra sao.

Trí nhớ cảm giác. Ánh sáng lóe lên của một tia chớp, tiếng kêu răng rắc của một cành
cây mong manh, và cơn đau nhói do một chiếc kim đâm vào da thịt đều là biểu thị kích
thích, tuy cực kỳ ngắn ngủi, nhưng cũng có thể là những thông tin quan trọng, buộc cơ
thể phải có phản ứng. Những kích thích như vậy, được lưu trữ sơ bộ -và ngắn ngủi -
trong trí nhớ cảm giác, là kho tàng đầu tiên lưu trữ các thông tin mà thế giới bên ngoài
chuyển đến cho chúng ta. Trên thực tế, thuật ngữ "trí nhớ cảm giác" bao quát một số
dạng trí nhớ cảm giác, một dạng liên quan đến một nguồn thông tin cảm giác khác biệt.
Chúng ta có trí nhớ hình tượng (iconic memory)- phản ánh các thông tin tiếp nhận qua
cơ quan thị giác; trí nhớ tượng thanh (echoic memory)- lưu trữ thông tin tiếp nhận qua
cơ quan thính giác; và các dạng trí nhớ tương ứng với loại giác quan khác.
Dù chia nhỏ ra sao, thì trí nhớ cảm giác nói chung cũng chỉ có thể lưu trữ thông tin
trong khoảng thời gian rất ngắn ngủi. Nếu nội dung lưu trữ không được chuyển qua một
dạng trí nhớ khác thì các thông tin ban đầu ấy sẽ bị mất đi vĩnh viễn. Trí nhớ hình tượng
dường như chỉ kéo dài không đến một giây, và dù cho kích thích ban đầu có rực rỡ đến
đâu thì hình ảnh cũng chỉ lưu lại lâu hơn chút đỉnh mà thôi. Còn trí nhớ tượng thanh
phai mờ đi trong vòng ba đến bốn giây đồng hồ. Dù thời gian lưu lại của trí nhớ cảm
giác tuy thật ngắn ngủi, nhưng mức độ chính xác lại rất cao: nó có khả năng lưu trữ một
bản sao hầu như chính xác của từng kích thích tiếp nhận được, nghĩa là nó rất gần với
thực tại khách quan.
Dung lượng ghi nhớ quá hạn chế và thời gian lưu trữ thông tin trong ký ức cảm giác
49
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

quá ngắn ngủi, nên dường như hoàn toàn không thể đưa ra được chứng cứ về sự hiện
hữu của loại trí nhớ này; bởi vì các thông tin mới sẽ cứ liên tục thế chỗ cho các thông
tin cũ, khiến người ta không thể nào báo cáo kịp thời sự hiện diện của các thông tin ấy.
Nhà tâm lý George Sperling (1960) tổ chức một loạt nghiên
cứu tài tình để loại trí nhớ cảm giác này được hiểu rõ ràng.
Sperling đơn giản cho người ta xem qua một loạt gồm 12 mẫu
tự xếp theo mẫu ở bên:

Khi xuất trình loại mẫu tự này trong vòng ⅟₁₂ giây, thì hầu hết mọi người đều chỉ
nhớ lại được chính xác 4 hoặc 5 mẫu tự mà thôi. Dù họ biết rằng mình đã thấy được
nhiều hơn, nhưng trí nhớ đã phai mờ đi vào lúc họ thuật lại vài mẫu tự đầu tiên. Như
vậy, có thể nói rằng lúc đầu các thông tin ấy đã được lưu trữ chính xác vào trí nhớ
cảm giác, nhưng trong khoảng thời gian cần thiết để phát biểu thành lời về 4 hay 5
mẫu tự đầu tiên, thì trí nhớ về các mẫu tự khác đã phai nhạt rồi tan biến đi.
Để kiểm chứng khả năng này, Sperling tổ chức một cuộc thí nghiệm trong đó ông
cho phát ra các khẩu lệnh yêu cầu thuật lại các dòng mẫu tự theo các mức độ âm thanh
cao, vừa, hay thấp ngay sau khi đối tượng thí nghiệm vừa được cho nhìn thấy toàn bộ
loạt chữ nói trên. Đối tượng được yêu cầu thuật lại các mẫu tự thuộc dòng trên cùng
theo khẩu lệnh có âm cao, các mẫu tự thuộc dòng ở giữa theo khẩu lệnh có âm vừa
phải, hoặc các mẫu tự thuộc dòng dưới cùng theo khẩu lệnh có âm thấp. Bởi vì mỗi
khẩu lệnh được phát ra ngay sau khi nhìn thấy toàn bộ loạt mẫu tự, nên đối tượng phải
căn cứ vào trí nhớ để thuật lại cho đúng dòng mẫu tự được yêu cầu.
Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy rõ ràng, các đối tượng đã ghi nhớ toàn bộ loạt
mẫu tự nói trên: họ đều nhớ lại chính xác các mẫu tự trong một dòng khi được yêu
cầu thuật lại theo khẩu lệnh, bất kể chúng thuộc dòng trên cùng, dòng ở giữa, hoặc
dòng dưới cùng. Hiển nhiên, tất cả ba dòng mẫu tự mà họ nhìn thấy đều đã được lưu
trữ vào trí nhớ cảm giác. Như vậy, tuy sẽ bị nhanh chóng biến mất, nhưng các thông
tin ghi nhận trong trí nhớ cảm giác là phản ánh chính xác của những gì mà người ta
đã trông thấy. Nhờ kéo dài dần dần quãng thời gian cách biệt giữa việc xuất trình loạt
mẫu tự và phát âm khẩu lệnh, Sperling có thể khẳng định khá chính xác về khoảng
thời gian lưu lại của thông tin trong trí nhớ cảm giác. Khả năng nhớ lại một dòng mẫu
tự nhất định theo khẩu lệnh được phát âm có khuynh hướng giảm dần khi quãng thời
gian cách biệt giữa hình ảnh xuất hiện và khẩu lệnh phát ra tăng lên. Khuynh hướng
giảm dần này tiếp tục cho đến khi quãng thời gian cách biệt ấy kéo dài được khoảng
một giây, ở mức đó người ta không tài nào nhớ lại được chính xác một dòng mẫu tự.
Từ đó Spelling rút ra được kết luận: toàn bộ hình ảnh lưu trữ trong trí nhớ cảm giác
trong khoảng thời gian không quá một giây đồng hồ.
Trí nhớ ngắn hạn: loại trí nhớ hữu hiệu của chúng ta. Bởi vì thông tin lưu giữ rất ngắn
ngủi trong trí nhớ cảm giác, biểu thị cho các kích thích cảm giác còn thô sơ, nên chúng
không nhất thiết có ý nghĩa đối với chúng ta. Muốn có ý nghĩa với chúng ta và được lưu
giữ lâu dài, các thông tin ấy phải được chuyển vào giai đoạn kế tiếp của tiến trình ghi

50
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

nhớ gọi là trí nhớ ngắn hạn. Trí nhớ ngắn hạn, đôi khi được gọi là trí nhớ hữu hiệu, là
loại trí nhớ chứa đựng các thông tin ban đầu có ý nghĩa đối với chúng ta dù thời gian
lưu trữ tối đa cũng khá ngắn ngủi.
Không giống như trí nhớ cảm giác, loại trí nhớ lưu giữ biểu tượng, tuy ngắn ngủi,
nhưng khá đầy đủ và chi tiết về thế giới chung quanh, trí nhớ ngắn hạn chứa đựng các
thông tin phản ánh kém hoàn chỉnh.
Trên thực tế, người ta đã xác định dung lượng thông tin trong trí nhớ ngắn hạn là 7
đơn vị, hay "mẫu" thông tin, với khoảng biến động là cộng trừ 2. Mẫu thông tin (chunk)
là một nhóm kích thích có ý nghĩa, có thể lưu trữ được dưới dạng một đơn vị nhớ trong
trí nhớ ngắn hạn.
Theo George Miller (1956), mẫu thông tin có thể là các
mẫu tự rời rạc, như trong bảng kê bên cạnh:
Mỗi ký tự ở đây được xem là một mẫu thông tin riêng biệt, và - bởi vì có 7 mẫu-
chúng được lưu trữ dễ dàng trong trí nhớ ngắn hạn.
Nhưng mẫu thông tin cũng có thể có rất nhiều dạng, như các từ ngữ hoặc các đơn
vị có ý nghĩa khác. Thí dụ, hãy xem
xét bảng liệt kê gồm 21 mẫu tự bên
đây:
Hiển nhiên, bởi vì bảng kê này vượt quá 7 mẫu thông tin nên thật khó nhớ lại các
mẫu tự ấy sau một lần nhìn thấy. Nhưng giả
sử, chúng được xuất trình cho bạn dưới dạng:
Trong trường hợp này, dù có đến 21 mẫu tự người ta cũng có thể ghi nhớ được bởi
vì chúng biểu thị chỉ 7 mẫu thông tin mà thôi.
Các mẫu thông tin có thể có nhiều dạng khác biệt nhau, từ dạng những mẫu tự hay
những con số đơn giản cho đến các loại phức tạp hơn, và đặc tính của các chi tiết cấu
thành mẫu thông tin lại biến đổi tùy theo kinh nghiệm quá khứ của một người.
Dù người ta có khả năng ghi nhớ được khoảng 7 nhóm thông tin khá phức tạp trong
trí nhớ ngắn hạn, nhưng các thông tin này không thể lưu lại ở đây lâu dài được. Trí nhớ
ngắn hạn lưu giữ thông tin được bao lâu? Bất kỳ ai đã từng vừa phải nghe đọc số điện
thoại, vừa phải tìm tìm giấy ghi hay tìm điện thoại của mình để nhập số, đều biết rằng
thông tin lưu lại trong trí nhớ ngắn hạn này không lâu như ý muốn của chúng ta.
Diễn tập để ghi nhớ (rehearsal). Việc chuyển ghi thông tin từ kho trí nhớ ngắn hạn vào
kho trí nhớ lâu dài tiến hành phần lớn trên cơ sở động tác diễn tập để ghi nhớ, là hành
vi nhắc lại thông tin đã được lưu trữ trong trí nhớ ngắn hạn. Hành vi này đòi hỏi hai điều
kiện. Trước hết, cho đến khi được nhắc lại, thông tin ấy vẫn còn được lưu giữ trong trí
nhớ ngắn hạn. Nhưng quan trọng hơn, động tác diễn tập này phải tạo điều kiện cho thông
tin ấy được chuyển ghi vào trí nhớ lâu dài.
Vấn đề liệu việc chuyển ghi thông tin từ trí nhớ ngắn hạn vào trí nhớ lâu dài có thực
hiện được hay không dường như tùy thuộc rất nhiều vào cách thức nhắc lại thông tin ấy.
Nếu như thông tin chỉ đơn thuần được nhắc đi nhắc lại nhiều lần – giống trường hợp
chúng ta vừa lẩm bẩm số điện thoại vừa chạy tới chỗ điện thoại của mình - thì thông tin
51
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

ấy được giữ hiện hành trong trí nhớ ngắn hạn vào lúc ấy, nhưng nó sẽ không nhất thiết
được chuyển vào bộ nhớ lâu dài. Mà ngay khi chúng ta gọi điện xong, số điện thoại ấy
rất có thể đã bị thế chỗ bằng thông tin khác và hoàn toàn bị quên đi. Ngược lại, nếu như
thông tin trong trí nhớ ngắn hạn được nhắc lại theo một tiến trình gọi là diễn tập công
phu (elaborative rehearsal) để ghi nhớ, thì thông tin ấy sẽ có khá nhiều khả năng được
chuyển ghi vào trí nhớ lâu dài. Tiến trình diễn tập tỉ mỉ để ghi nhớ diễn ra khi thông tin
được tìm hiểu và sắp xếp theo một cách thức nào đó.
Việc sắp xếp này có thể bao gồm việc triển khai nội dung thông tin, nhằm khiến cho
nó phù hợp với một cơ cấu logic, liên kết nó với một trí nhớ khác, chuyển hóa nó thành
một hình ảnh, hoặc thay đổi nó theo một phương thức nào đó.
Thí dụ, nhiều mặt hàng rau quả sẽ phải mua ở một cửa hàng có thể được liên kết với
nhau trong trí nhớ dưới dạng gồm các loại rau sẽ được dùng để chuẩn bị món trộn chế
biến công phu; các mặt hàng ấy cũng có thể được liên kết với các món đã được mua
sắm trong một lần đi siêu thị trước đây; hoặc giả chúng có thể được hình dung dưới
dạng một hình ảnh về một nông trại có những luống trồng từng loại rau quả ấy chẳng
hạn.
Thuật ghi nhớ (mnemonics) là kỹ thuật hợp lý hóa nhằm sắp xếp nội dung thông tin
theo một phương thức khiến cho thông tin ấy có nhiều khả năng được ghi nhớ hơn.
Trí nhớ làm việc (working memory)
Thay vì xem trí nhớ ngắn hạn như một trạm độc lập để các ghi nhớ đi vào, hoặc mờ
dần hoặc được truyền vào trí nhớ dài hạn, nhiều nhà lý thuyết trí nhớ đương đại quan
niệm về một trí nhớ ngắn hạn hoạt động mạnh hơn nhiều. Theo quan điểm này, trí nhớ
ngắn hạn giống như một hệ thống xử lý thông tin quản lý cả thông tin mới được thu thập
từ trí nhớ cảm giác và dữ liệu cũ đã được lấy từ bộ nhớ dài hạn. Khi đó, trí nhớ ngắn
hạn được gọi là trí nhớ làm việc và được định nghĩa là một bộ lưu trữ tạm thời mà trong
đó trí nhớ này tích cực thao tác và kiểm tra thông tin, giữ thông tin ở trạng thái hoạt
động nhanh chóng để có thể làm gì đó với thông tin. Vì vậy trí nhớ làm việc còn có chức
năng của hệ điều hành. (Bayliss, 2005; Unsworth & Engle, 2005).

Mặc dù trí nhớ làm việc hỗ trợ truy xuất thông tin, nó sử dụng một lượng tài nguyên
nhận thức đáng kể trong quá trình hoạt động. Đổi lại, điều này có thể khiến chúng ta
52
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

giảm tỉnh táo về môi trường xung quanh của mình- liên quan đến cuộc tranh luận về
việc sử dụng điện thoại di động trong ô tô. Nếu một cuộc trò chuyện qua điện thoại
đòi hỏi phải suy nghĩ, nó sẽ gây gánh nặng cho trí nhớ làm việc và khiến các tài xế ít
nhận thức được môi trường xung quanh- một tình trạng nguy hiểm rõ ràng (Sifrit,
2006; Strayer và Drews, 2007).
Hơn nữa, căng thẳng có thể làm giảm hiệu quả của trí nhớ làm việc bằng cách giảm
dung lượng của nó. Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy, những sinh viên có năng
lực trí nhớ làm việc cao nhất và khả năng toán học lớn nhất là những người dễ bị áp
lực nhất để thực hiện tốt. Những người này đáng lẽ phải thể hiện tốt nhất, nhưng họ
dễ bị “nghẹt thở” nhất trong bài kiểm tra và khả năng trí nhớ làm việc của họ bị giảm
do căng thẳng (Beilock & Carr, 2005; Carey, 2005).
Trí nhớ dài hạn Thông tin tìm đường từ trí nhớ ngắn hạn đến trí nhớ dài hạn sẽ nhập
vào một kho tàng có sức chứa gần như vô hạn. Giống như trường hợp một quyển sách
mới mua cho vào một thư viện, thông tin đưa vào trí nhớ lâu dài sẽ được lưu trữ và phân
loại để có thể được truy xuất khi cần đến.
Chứng cứ do các cuộc thí nghiệm đem lại cũng phù hợp với quan điểm về hai loại trí
nhớ riêng biệt ngắn hạn và lâu dài.
Trong một loạt nghiên cứu, các đối tượng thí nghiệm được yêu cầu nhớ lại một
khối lượng thông tin tương đối ít (như một nhóm gồm 3 mẫu tự chẳng hạn) - nhưng
khi ấy, để ngăn chặn thói quen lặp lại các thông tin ban đầu, các đối tượng bị buộc
phải lặp lại to tiếng một nội dung không dính dấp gì đến thí nghiệm, như đọc ngược
lại 3 mẫu tự chẳng hạn. Bằng cách thay đổi thời gian cách quãng giữa lần đầu tiếp
nhận thông tin với lần nhớ lại, các nhà nghiên cứu nhận thấy việc nhớ lại diễn ra rất
thuận lợi trong trường hợp quãng cách ấy khá ngắn ngủi, nhưng sau đó khả năng nhớ
lại giảm đi nhanh chóng. Sau 15 giây trôi qua, khả năng nhớ lại chỉ đạt được vào
khoảng 10% khối lượng thông tin tiếp nhận ban đầu.
Hiển nhiên, hiện tượng xao nhãng do hành vi đọc ngược đã ngăn chặn hầu như toàn
bộ các thông tin ban đầu vào được trí nhớ lâu dài. Lúc đầu, việc nhớ lại diễn ra thuận
lợi bởi vì thông tin xuất ra từ trí nhớ ngắn hạn, nhưng sau đó chúng nhanh chóng bị mất
đi. Cuối cùng, tất cả những gì còn có thể nhớ lại được chính là một số ít thông tin tìm
đường tiến vào trí nhớ lâu dài, bất chấp hiện tượng xao nhãng do các lần cố tình đọc
ngược nói trên.
Trí nhớ tình tiết (episodic memories) và trí nhớ ngữ nghĩa (semantic memories).
Thực tế có hai loại trí nhớ lưu giữ trong kho trí nhớ lâu dài là trí nhớ tình tiết và trí
nhớ ngữ nghĩa, thuộc loại trí nhớ khai báo (declarative memory).
Trí nhớ tình tiết gợi nhớ lại những việc chúng ta đã làm và những kinh nghiệm
chúng ta đã từng trải. Khi nhớ lại cuộc hẹn hò lần đầu, lúc bị ngã xe đạp, hoặc cảm
tưởng vào lúc nhận bằng tốt nghiệp trung học, là bạn đang gợi lại trí nhớ tình tiết. Như
vậy, các thông tin thuộc trí nhớ tình tiết gắn liền với các thời điểm và địa điểm cụ thể.
Ngược lại, trí nhớ ngữ nghĩa bao gồm kiến thức cũng như các sự việc được hệ
thống hóa về thế giới chung quanh; nhờ loạt ký ức này chúng ta biết được 2 ˣ 2 = 4,
53
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

quả đất hình cầu, và những từ ngữ sai chính tả.


Trí nhớ tình tiết có thể rất rành mạch, có thể cung cấp các thông tin ghi lại các biến
cố đã xảy ra khá xa trong quá khứ. Nhưng trí nhớ ngữ nghĩa cũng nổi bật không kém:
nhờ gợi lại ký ức này, tất cả chúng ta đều có thể nhớ lại hàng ngàn sự việc đã bị chôn
vùi đi từ ngày sinh của chúng ta cho đến loại kiến thức như 1 đồng có giá trị kém hơn
5 đồng chẳng hạn. Cả những mảnh vụn thông tin lẫn các qui tắc luận lý, dùng để suy
ra những sự việc khác, đều được lưu trữ trong trí nhớ ngữ nghĩa.
Sử dụng các mô hình kết hợp (associative models) về trí nhớ, nhiều nhà tâm lý cho
rằng trí nhớ ngữ nghĩa bao gồm các mối liên kết giữa các biểu tượng trong tâm trí về
nhiều chi tiết thông tin khác nhau.
Những người đề xướng các mô hình kết hợp về trí nhớ ý nghĩa nhấn mạnh rằng khi
chúng ta hình dung một khái niệm đặc biệt nào đó thì các khái niệm liên hệ đến nó sẽ
được khởi động và được nhớ lại dễ dàng hơn. Trong kỹ thuật tác động trí nhớ (priming),
việc xuất trình trước một số thông tin sẽ giúp chúng ta dễ dàng nhớ lại các khái niệm
liên hệ đến các thông tin ấy, ngay cả trong trường hợp chúng ta chưa từng chủ ý tiếp
nhận các thông tin từ ban đầu.
Trí nhớ quy trình là một loại trí nhớ khác với trí nhớ khai báo. Nếu trí nhớ khai báo dành
cho các sự kiện thì trí nhớ quy trình dành cho các kĩ năng, các hoạt động được lập trình.
Khi thực hiện một hoạt động (hoặc một chuỗi) đã được ghi nhớ, thì hoạt động mang tính
tự động, nằm ngoài ý thức, nghĩa là không có sự chú ý, mạc dù mang tính tự nguyện.
Trí nhớ mặc nhiên (implicit memory) và trí nhớ minh thị (explicit)
Sự khác biệt giữa kết quả của các cuộc trắc nghiệm trí nhớ khác nhau đã cung cấp
chứng cứ cho thấy sự hiện hữu hai loại trí nhớ riêng biệt. Nếu bạn đã từng trải qua một
cuộc phẫu thuật, có lẽ bạn sẽ thắc mắc không biết các bác sĩ và y tá đã nói những gì
trong khi họ đưa lưỡi dao mổ sâu vào cơ thể bạn. Dù có lẽ bạn cho rằng không bao giờ
biết được câu trả lời, hoặc có lẽ chẳng bao giờ bạn thực sự muốn biết- nhưng các chứng
cứ mới đây lại cho rằng bạn có thể nhớ lại được nhiều điều hơn bạn nghĩ.
Trí nhớ minh thị liên hệ các điều ghi nhớ có ý thức, trong khi trí nhớ mặc nhiên liên
hệ đến các điều ghi nhớ mà người ta vô tình tiếp nhận được- không có ý thức, nhưng
loại trí nhớ này cũng ảnh hưởng đến tác phong cư xử sau này của con người.
Vấn đề lưu trữ thông tin trong trí nhớ dài hạn. Các thông tin tình tiết và thông tin ý
nghĩa được lưu trữ trong kho trí nhớ lâu dài theo một vài phương thức lập mã, nghĩa là
sự xử lý thông tin- tức tiến trình tư duy.
Một phương thức chủ yếu là lập mã ngôn ngữ (linguistic code) hoàn toàn nhờ vào
ngôn ngữ. Mã ngôn ngữ cho phép chúng ta ghi nhớ thông tin một cách trừu tượng- trí
nhớ ngữ nghĩa.
Ngược lại, lập mã tượng hình (imaginal code) là phương thức ghi nhớ căn cứ các hình
ảnh trông thấy được- trí nhớ sự kiện.
Cách lập mã thứ ba để ghi nhớ lâu dài là lập mã vận động (motor code), là phương
thức ghi nhớ dựa vào các trí nhớ về hoạt động của cơ thể- trí nhớ quy trình.
Khả năng đi xe đạp của bạn chủ yếu căn cứ vào các trí nhớ vận động; có lẽ bạn sẽ
54
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

khó lòng nhớ lại bằng ngôn ngữ để diễn tả rằng bạn phải hành động cách nào để làm
được việc này. Các mã vận động được ghi nhớ đặc biệt bền vững. Thậm chí sau nhiều
năm không đi xe đạp, bạn vẫn không gặp khó khăn gì khi có dịp sử dụng lại chiếc xe
đạp.
Các mức xử lý thông tin
Đến đây, chúng ta đã vận dụng quan điểm cho rằng việc xử lý thông tin trong trí nhớ
(trí nhớ minh thị) tiến hành theo ba giai đoạn liên tiếp nhau, khởi đầu bằng trí nhớ cảm
giác, tiến đến trí nhớ ngắn hạn, và sau cùng kết thúc ở trí nhớ dài hạn. Thế nhưng, không
phải tất cả các nhà tâm lý chuyên về lĩnh vực trí nhớ đều tán thành quan điểm này. Một
số nhà tâm lý chủ trương rằng, dù cho thông tin được ghi nhớ khả quan đến mức nào
cũng chỉ được xử lý theo một tiến trình duy nhất mà thôi. Theo quan điểm này, muốn
được ghi nhớ trước hết thông tin phải được nhận thức, khảo sát và tìm hiểu.
Thuyết nhiều mức xử lý thông tin (levels-of-processing theory) chú trọng đến mức
độ phân tích nhận thức đối với thông tin mới nhận được. Theo tiếp cận này, mức xử lý
nông sâu trong khi tiếp nhận thông tin - nghĩa là mức độ phân tích và tìm hiểu thông tin
- là điều kiện quyết định. Cường độ xử lý ban đầu càng lớn thì mức độ ghi nhớ thông
tin càng nhiều.
Đi xa hơn, lý thuyết này còn cho rằng có các khác biệt đáng kể về phương thức xử lý
thông tin ở các mức trí nhớ nông sâu khác nhau. Ở mức nông cạn, thông tin chỉ được xử
lí theo khía cạnh vật lí và cảm giác mà thôi. Thí dụ chúng ta có thể chỉ chú ý đến hình
thù của các mẫu tự trong từ "CHÓ" chẳng hạn. Ở mức xử lý trung gian, các hình thù ấy
được phiên dịch thành các đơn vị có ý nghĩa - trong trường hợp này, các đơn vị có ý
nghĩa là các mẫu tự trong bảng chữ cái. Các mẫu tự này được xem xét phối hợp thành
các từ ngữ, và người ta có thể gán cho các mẫu tự ấy cách phát âm trong bối cảnh phát
âm cụ thể của một ngôn ngữ.
Thuyết nhiều mức xử lý thông tin xem việc ghi nhớ đòi hỏi các tiến trình tâm trí hoạt
động tích cực hơn so với tiếp cận ba giai đoạn ghi nhớ. Tuy nhiên, các công trình nghiên
cứu mới đây không hoàn toàn thuận lợi cho tiếp cận nhiều mức xử lý. Trong vài trường
hợp thông tin xử lý ở mức nông cạn lại được ghi nhớ hoàn hảo hơn so với các thông tin
được xử lý ở mức sâu xa.
Truy xuất trí nhớ dài hạn
Phải chăng bạn đã từng cố gắng nhớ lại tên của một người nào đó, vì hoàn toàn biết
chắc rằng bạn biết tên đó, nhưng lại không thể nhớ ra dù cố gắng đến mấy chăng nữa?
Sự việc không phải là không thường xảy ra này - được gọi là hiện tượng “trên đầu lưỡi”
(tip-of-the-tongue phenomenon) - là thí dụ cho những trường hợp khó truy xuất các
thông tin lưu giữ trong trí nhớ lâu dài.
Gợi ý truy xuất
Một lý do khiến cho việc nhớ lại gặp trở ngại chính là số lượng thông tin lưu trữ trong
trí nhớ lâu dài. hiều nhà tâm lý cho rằng các thông tin lưu trữ vào trí nhớ này có tính
tương đồi lâu bền. Nếu như quan điểm này chính xác thì dung lượng của trí nhớ lâu dài
quả thực to lớn, bởi vì nó chứa đựng rất nhiều kinh nghiệm từng trải cũng như học tập
55
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

của con người.


Thí dụ, nếu giống như bất kỳ một sinh viên bình thường nào thì kho từ vựng của
bạn chứa đựng khoảng 50.000 từ ngữ, bạn am hiểu hàng trăm "cơ sở lập luận" toán
học, và bạn có thể nhớ lại được các hình ảnh - như hình dáng ngôi nhà bạn đã ở hồi
thơ ấu – mà không gặp khó khăn gì cả. Trên thực tế, chỉ riêng công việc phân loại toàn
bộ các điều ghi nhớ của bạn, có lẽ cũng phải mất đến nhiều năm mới làm xong.
Làm cách nào chúng ta sàng lọc trong số lượng thông tin khổng lồ này để truy xuất
được một thông tin nhất định vào thời điểm thích hợp? Một trong số các phương pháp
chủ yếu là sử dụng các gợi ý để nhớ lại. Gợi ý để nhớ lại là một kích thích giúp chúng
ta dễ dàng nhớ lại hơn các thông tin lưu trữ trong trí nhớ lâu dài. Kích thích ấy có thể là
một từ ngữ, một cảm xúc, một âm thanh chẳng hạn; thí dụ, không khí giá lạnh và mưa
bụi bay có thể gợi lên những kỷ niệm về ngày Tết hay mùi vị món phở gợi nhớ về Tổ
quốc quê hương.
Các gợi ý truy xuất hướng dẫn mọi người thông qua các thông tin được lưu trữ trong
bộ nhớ dài hạn theo cách tương tự như một công cụ tìm kiếm- như Google hướng dẫn
mọi người thông qua các từ khóa. Chúng đặc biệt quan trọng khi chúng ta đang nỗ lực
để nhớ lại (recall) thông tin, trái ngược với việc được yêu cầu nhận lại (recognition) tài
liệu- được lưu trữ trong bộ nhớ. Để nhớ lại, một phần thông tin cụ thể phải được lấy ra,
chẳng hạn như trả lời một yêu cầu điền vào chỗ trống hoặc đề tài để viết một bài luận.
Ngược lại, sự nhận lại xảy ra khi mọi người được tiếp nhận một kích thích và được hỏi
liệu họ đã tiếp xúc với nó trước đó hay được yêu cầu xác định nó từ một danh sách các
lựa chọn có sẵn (các kích thích). Như bạn có thể đoán được, hiện tượng nhận lại thường
dễ dàng hơn nhiều so với hành vi nhớ lại bởi vì nó gồm ít bước hơn.
Kỷ niệm khó quên (flashbulb memory)
Bạn ở đâu khi nghe được tin tòa nhà Trung tâm thương mại Thế giới ở New York bị
máy bay đâm vào? Có lẽ bạn ít gặp khó khăn khi nhớ lại địa điểm chính xác và nhiều
chi tiết linh tinh khác về các sự việc đã xảy ra khi bạn nghe được tin tức ấy cho dù sự
kiện ấy đã xảy ra trước đây nhiều năm. Lý do là một hiện tượng được gọi là kỷ niệm
khó quên.
Kỷ niệm khó quên gồm các điều ghi nhớ tập trung quanh một biến cố quan trọng hoặc
kỳ lạ đặc biệt, có tính sinh động đến mức giống như một bức ảnh chụp ghi lại biến cố
ấy. Tuy nhiên, chúng ta không thể khẳng định rằng mọi chi tiết nhớ lại trong kỷ niệm
khó quên đều chính xác.
Thí dụ, một ngày sau khi tai nạn nổ phi thuyền con thoi Challenger xảy ra, các nhà
tâm lý Nicole Harsh và Ulric Nelsser phỏng vấn một nhóm sinh viên về tình huống tiếp
nhận tin tức về tai nạn ấy. Rồi ba năm sau đó khi phỏng vấn lại chính nhóm sinh viên
ấy về các câu hỏi tương tự, thì hầu hết đều trả lời được ngay và những câu trả lời đều
hợp lý. Nhưng rắc rối là trong khoảng ⅓ các trường hợp câu trả lời hoàn toàn sai lạc so
với câu trả lời cũ trước đó 3 năm.
Các kỷ niệm khó quên minh chứng một hiện tượng khá tổng quát về trí nhớ là: kỷ
niệm nào càng độc đáo thì càng dễ nhớ lại hơn so với các kỷ niệm liên hệ đến các biến
56
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

cố bình thường. Thí dụ, chúng ta dễ dàng nhớ lại một con số đặc biệt nào đó xuất hiện
trong một nhóm gồm 20 từ ngữ hơn so với trường hợp con số đó xuất hiện trong một
loạt gồm 20 con số khác. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng “von Restorff” theo tên
của người khám phá ra nó.
Các tiến trình xây dựng trong trí nhớ: Tái lập quá khứ
Mặc dù là chúng ta có thể nhớ lại các chi tiết thuộc các biến cố quan trọng và độc
đáo, nhưng khó mà đánh giá được mức chính xác của các hồi ức đó.
Trên thực tế, hiển nhiên trí nhớ của chúng ta, ít ra, phản ảnh phần nào các tiến trình
xây dựng (constructive processes), là các tiến trình trong đó các điều ghi nhớ bị ảnh
hưởng bởi ý nghĩa mà chúng ta gán cho các biến cố ghi nhớ.
Quan điểm cho rằng trí nhớ căn cứ vào các tiến trình xây dựng được đề xướng đầu
tiên bởi một nhà tâm lý người Anh là Sir Frederic Bartlett. Ông này cho rằng người ta
thường ghi nhớ các thông tin theo dạng lược đồ (schemas), là các chủ đề chứa đựng
tương đối ít chi tiết cụ thể.
Trong một thí nghiệm chứng minh tác dụng của các lược đồ này, các nhà khảo cứu
đã sử dụng một tiến trình gọi là hiện tượng tái tạo theo chuỗi- tương đương với trò chơi
“tam sao thất bản", trong đó các thông tin từ trí nhớ được chuyển đi liên tiếp từ người
này sang người khác. Trong trò chơi này, rõ ràng người chơi bị tước khả năng tìm hiểu
thông tin.
Bartlett cho rằng, các lược đồ đã tác động đến sự nhớ lại vào lúc truy xuất thông tin,
và rằng các thông tin ban đầu được ghi nhớ chính xác. Thế nhưng, các công trình nghiên
cứu sau này đã chứng minh rằng, các kỳ vọng cũng như các kiến thức tiên nghiệm (prior
knowledge) của chúng ta, đã tác động vào cách thức ghi nhớ thông tin ngay từ lúc đầu
ghi nhận vào trí nhớ. Tóm lại, rõ ràng cách nhận định của chúng ta về sự kiện, cũng như
các kỳ vọng và kiến thức tiên nghiệm về ngoại giới, đã ảnh hưởng đến mức độ tin cậy
của trí nhớ chúng ta.
Trí nhớ tự truyện
Trí nhớ về quá khứ riêng tư của bạn có thể hoàn toàn hư cấu - hoặc ít ra là hình ảnh
bị bóp méo về các sự việc thực sự đã xảy ra. Chính các tiến trình xây dựng tác động
khiến cho chúng ta nhớ không chính xác hành vi của người khác, làm giảm mức chính
xác của trí nhớ tự truyện.
Trí nhớ tự truyện (autobiographical memory) ám chỉ những hồi tưởng về các sự việc
đã xảy ra trong cuộc sống riêng tư của chúng ta. Chẳng hạn, người ta thường hay quên
đi những sự việc xảy ra trong quá khứ không phù hợp với lối suy nghĩ về cuộc sống hiện
tại của họ. Một nghiên cứu cho thấy những người bị tổn thương tình cảm hồi thời thơ
ấu mà nay đã hồi phục, thường hay quên đi các biến cố, tuy quan trọng nhưng lại khó
chịu, đã xảy ra trong quá khứ. Thí dụ, họ quên đi những chi tiết như gia đình họ sống
nhờ trợ cấp phúc lợi xã hội khi họ còn bé, làm con nuôi của người khác, và phải sống
trong một gia đình có những người phạm tội chẳng hạn. Tương tự, những người bi quan
thường hay nhớ lại những sự việc đau buồn trong quá khứ, còn người lạc quan lại thường
nhớ đến các kỷ niệm hạnh phúc hơn.
57
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Ngoài ra, người ta cũng hay nhớ lại những sự kiện quan trọng chung giữa mọi người
trong những thời kỳ được ghi nhớ nhiều nhất.
Quên: khi trí nhớ sụp đổ
Bệnh nhân H.M. hoàn toàn không còn nhớ được điều gì cả. Hiện tượng này phát sinh
do tổn thương ở các thùy thái dương và hồi hải mã (hippocampus) trong não bộ của ông
từ cuộc giải phẫu thí nghiệm nhằm giảm bớt các cơn co giật động kinh. Trước đó trí
nhớ của ông hoàn toàn bình thường. Nhưng sau cuộc giải phẫu, ông ta không thể nhớ
điều gì quá vài phút, rồi sau đó hầu như quên hẳn mọi thứ. Ông không còn nhớ địa chỉ
của mình hoặc tên của người vừa mới nói chuyện với ông. Ông đọc đi đọc lại một cuốn
tạp chí. Như ông tâm sự, cuộc sống của ông giống như vừa tỉnh giấc chiêm bao, không
còn biết mình đang ở đâu học tại sao mình ở đây. (Milner, 1966, 2005)
Những khó khăn mà người mất đi trí nhớ bình thường gặp phải rất nhiều. Tất cả chúng
ta đều đã trải qua các trường hợp quên thông thường - như không nhớ được tên người
quen hoặc một vài điều đã học khi làm bài thi chẳng hạn - đều hiểu rõ các hậu quả
nghiêm trọng của tình trạng mất trí nhớ.
Các nỗ lực đầu tiên, nhằm nghiên cứu hiện tượng quên, do nhà tâm lý người Đức là
Hermann Ebbinghaus, thực hiện năm
1885. Dùng bản thân chính ông làm đối
tượng thí nghiệm duy nhất, ông ghi nhớ
các bảng kê gồm các vần có ba mẫu tự
không có ý nghĩa gì cả - các nhóm mẫu tự
vô nghĩa gồm hai phụ âm ghép với một
nguyên âm ở giữa, như FIW và BOZ
chẳng hạn. Bằng cách đo lường mức độ
dễ học lại một bảng kê các từ ấy khi thay
đổi các thời gian cách quãng so với lần
học thuộc ban đầu, ông nhận thấy hiện tượng quên đã xảy ra có qui luật như biểu thị
trên sơ đồ trong hình dưới. Theo hình vẽ, hiện tượng quên nhanh nhất xảy ra trong giai
đoạn 9 giờ đầu tiên, và nhất là trong giờ đầu sau lần đầu học thuộc bảng kê. Sau giai
đoạn 9 giờ ấy, mức độ quên giảm dần theo thời gian và hạ thấp còn rất ít thậm chí sau
nhiều ngày trôi qua mới xảy ra hiện tượng quên.
Dù phương pháp thô sơ nhưng công trình nghiên cứu của Ebbinghans đã ảnh hưởng
quan trọng đến các công cuộc nghiên cứu sau này, và các kết luận của ông đến nay vẫn
còn có giá trị.
Ngoài ra, việc học lại những điều đã hiểu rõ trước đây, hầu như luôn luôn gặt hái kết
quả nhanh hơn so với lần học đầu tiên, bất kể nội dung học tập là kiến thức thuộc lĩnh
vực học vấn, hay là một kỹ năng vận động như cách thực hiện một động tác tập thể dục.
Tại sao chúng ta quên? Một lý do là, chúng ta có thể đã không chú ý đến tài liệu ở lúc
đầu tiên, một sự thất bại của mã hóa, bạn đã không mã hóa thông tin vào bộ nhớ dài hạn
từ ban đầu. Rõ ràng, nếu thông tin không được đặt vào bộ nhớ để bắt đầu cho ghi nhớ,
thì không có cách nào thông tin có thể được gọi lại.
58
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Một lý thuyết giải thích hiện tượng quên theo một tiến trình gọi là phai nhạt (decay),
hoặc tình trạng mất mát các thông tin ghi nhớ do không sử dụng đến chúng. (Grann,
2007)
Vì hiện tượng phai nhạt không thể nào giải thích trọn vẹn nguyên nhân gây ra hiện
tượng quên, nên các chuyên viên về trí nhớ đã đề nghị một cơ chế bổ sung: đó là hiện
tượng can thiệp (interference). Trong hiện tượng can thiệp, thông tin đưa vào trí nhớ sẽ
thế chỗ hoặc loại trừ thông tin ghi nhớ khác, ngăn chặn cố gắng nhớ lại của chúng ta.
Hầu hết các công trình nghiên cứu đều cho rằng hiện tượng can thiệp là tiến trình chủ
yếu làm phát sinh tình trạng quên. Chúng ta thường quên trí nhớ sự kiện, không phải vì
dấu vết trí nhớ bị phai nhạt, mà bởi vì các trí nhớ mới gây trở ngại cho việc gợi lại trí
nhớ cũ.
Mặc dù chúng ta có thể xem hiện tượng can thiệp có tác dụng tiêu cực, nhưng điều
quan trọng phải ghi nhớ là, thực ra nó giúp chúng ta tăng thêm khả năng tìm hiểu và
tương tác với thế giới chung quanh. Hiện tượng can thiệp giúp chúng ta ghi nhớ một
cách tổng quát và ngắn gọn các kinh nghiệm từng trải của chúng ta.
Thí dụ, thay vì phải nhớ lại mọi chi tiết vụn vặt về một vị giáo sư, chúng ta thường
nhớ lại các tình tiết quan trọng nhất (tư tưởng và lý thuyết học thuật, phương pháp
giảng dạy, nghiên cứu liên quan...) và quên đi các chi tiết kém ý nghĩa hơn (trang
phục, tâm trạng mang tính chất thời điểm...) về vị giáo sư đó. Khả năng này cho phép
chúng ta phác họa được một hình ảnh tổng quát, dù không nhất thiết đầy đủ chi tiết,
hoặc hoàn toàn chính xác, giúp chúng ta dự đoán được diễn biến các tương tác trong
tương lai nữa.
Hiện tượng can thiệp tác động về trước và về sau: quên về trước và quên về sau
Thực ra có hai loại can thiệp ảnh hưởng đến tình trạng quên là: can thiệp về trước và
can thiệp về sau. Hiện tượng can thiệp về sau tác động thuận dòng thời gian - quá khứ
tác động gây trở ngại đến hiện tại - còn hiện tượng can thiệp về trước tác động ngược
dòng thời gian, là hiện tại tác động gây trở ngại ngược về quá khứ, gây quên.
Mặc dù các khái niệm can thiệp về sau và về trước giải thích được nguyên nhân gây
ra tình trạng quên, nhưng các hiện tượng này vẫn không giải thích được nghi vấn, liệu
tình trạng quên do hiện tượng can thiệp có phải là tình trạng thực sự mất mát, hay cải
tiến thông tin, hoặc là hậu quả gây ra bởi các rắc rối trong việc nhớ lại thông tin hay
không. Hầu hết các công trình nghiên cứu đều cho rằng, các thông tin có vẻ bị mất đi do
hiện tượng can thiệp, sau cùng có thể được nhớ lại nếu người ta được tiếp nhận loại kích
thích phù hợp. Một số nhà tâm lý đã khởi sự tiếp cận nền tảng sinh học của trí nhớ (tâm
lý thần kinh) nhằm mục đích tìm hiểu sâu rộng hơn nữa và điều gì được nhớ lại và điều
gì bị bỏ quên đi - một tiếp cận đóng vai trò ngày càng quan trọng.

59
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

HỌC TẬP

Các tiến trình được các nhà huấn luyện sử dụng để rèn luyện và uốn nắn thành các
khả năng của chú chó Bo nhằm giúp ích cho Brad Gabrielson- một người khiếm thị-
cũng được vận dụng trong đời sống của mỗi người chúng ta, như trường hợp chúng ta
đọc một cuốn sách, lái chiếc ô tô, chơi bài, học thi, hoặc thực hiện bất kỳ loại hoạt động
nào khác trong cuộc sống thường ngày. Giống như Bo, chúng ta phải tiếp thu, rồi rèn
luyện các kỹ xảo và năng lực thông qua tiến trình học hỏi. (Feldman R. 2004)
Bằng cách học hỏi, con người chúng ta có thể thích nghi với môi trường của chúng
ta. Chúng ta học cách mong đợi và chuẩn bị cho những sự kiện quan trọng như thức ăn
hoặc cơn đau (điều kiện cổ điển). Chúng ta thường học cách lặp lại những hành động
mang lại phần thưởng và tránh những hành động mang lại kết quả không mong muốn
(điều kiện tạo tác). Chúng ta học những hành vi mới bằng cách quan sát các sự kiện và
bằng cách quan sát những người khác, và thông qua ngôn ngữ, chúng ta học được những
điều chúng ta chưa trải nghiệm cũng như chưa quan sát được (học nhận thức) (David
Myers, 2014). Lý thuyết học hỏi do hoạt động nhận thức (cognitive learning theory) chú
trọng đến các tiến trình tâm lý về học tập (learning processes).
Mặc dù các nhà tâm lý đã nhận diện ra được nhiều dạng học hỏi khác nhau, nhưng
một định nghĩa bao quát được tất cả các dạng ấy là: Học hỏi (learning) là sự biến đổi
hành vi cư xử cho phép chúng ta phân biệt được giữa những thay đổi về thành tích do
sự trưởng thành (maturation- sự biểu lộ các khuôn mẫu hành vi tiền định do sự phát
triển đầy đủ về mặt sinh lý cơ thể trong giai đoạn đầu của quá trình sống) với những
thay đổi phát sinh do kinh nghiệm từng trải. (Feldman R. 2004)
Một định nghĩa khác: Học tập là bất kỳ thay đổi tương đối lâu dài trong hành vi do
kinh nghiệm hoặc thực hành mang lại. (Ciccarelli, 2012; Feldman R. 2019)
Thí dụ, trẻ con có thể trở thành đấu thủ quần vợt khá hơn khi chúng lớn lên, phần nào
do sức mạnh của chúng tăng lên theo tầm vóc cơ thể của chúng - hiện tượng trưởng
thành. Các biến đổi do trưởng thành như thế phải được phân biệt với những tiến bộ nhờ
học tập, là thành quả của quá trình rèn luyện.
Tương tự, chúng ta cũng phải phân biệt giữa các biến chuyển hành vi ứng xử ngắn
hạn gây ra do các nhân tố khác với học tập, như thành tích sa sút do nhọc mệt hay thiếu
cố gắng chẳng hạn, với những biến đổi thành tích thực sự do tiến trình học tập gây ra.
Sự phân biệt giữa học tập và thành tích có tầm quan trọng quyết định, và không luôn
luôn dễ dàng thực hiện. Đối với một số nhà tâm lý, học tập chỉ có thể suy đoán ra được
một cách gián tiếp nhờ quan sát các biến chuyển thành tích. Bởi vì không luôn luôn có
tình trạng tương ứng từng đôi một giữa học tập và thành tích, nên việc tìm hiểu khi nào
tiến trình học tập đích thực xảy ra quả là rất khó khăn. (Những người có thành tích thi
cử kém vì nhọc mệt, đã phạm các sai lầm do bất cẩn, sẽ hiểu cách phân biệt này rất rõ).
Như vậy, thành tích tồi không nhất thiết là dấu hiệu học tập kém.
Ngược lại, một số nhà tâm lý tiếp cận vấn đề học tập theo một con đường khác hẳn.
Xem học tập đơn thuần chỉ là bất kỳ một thay đổi nào trong tác phong hay hành vi, nên
60
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

họ cho rằng học tập và thành tích chỉ là một mà thôi. Một tiếp cận như thế thường gạt
bỏ các yếu tố tâm trí trong tiến trình học tập và chỉ chú ý đến các thành quả quan sát
được. Như chúng ta sẽ thấy, mức độ thành thạo có thể đạt tới, mà không cần các tiến
trình nhận thức có ý thức, trong một thời gian dài gây bất đồng quan điểm giữa các nhà
nghiên cứu vấn đề học tập bởi vì các nhà tâm lý giáo dục khó mà hình dung việc học tập
mà lại không có sự tham gia của ý thức. Nhưng rõ ràng, một số hành vi đạt tới mức độ
thành thạo mà không có các tiến trình tâm trí có ý thức, chẳng hạn như tư thế thăng bằng
hoặc học nói ở trẻ em.
PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN CỦA PAVLOV
Đây là một thực nghiệm nổi tiếng,
được giới thiệu trong chương trình
sinh học phổ thông. Chúng ta cũng
biết rằng thịt khiến cho chú chó, vì
bản chất sinh lý là loài động vật ăn
thịt, sẽ tự nhiên chảy nước bọt – là
phản ứng mong muốn của chúng ta
trong thí nghiệm tạo điều kiện.
Thịt được xem là kích thích không điều kiện (unconditioned stimulus), vì thịt khiến
cho chó tự nhiên chảy nước bọt. Phản ứng do thịt gây ra được gọi là phản ứng không
điều kiện (unconditioned response) - một phản ứng không liên quan gì đến tiến trình học
hỏi. Các phản ứng không điều kiện là các phản ứng tự nhiên, bẩm sinh, dường như
không cần học hỏi mới có được. Chúng luôn luôn phát sinh khi tiếp xúc với các kích
thích không điều kiện.
Tiếp thu và giải trừ
Khi tiến trình tạo điều kiện đã hoàn tất, thì từ một kích thích trung tính, tiếng chuông
điện đã trở thành loại kích thích được gọi là kích thích có điều kiện (conditioned
stimulus). Vào lúc này, hiện tượng chảy nước bọt xảy ra như một phản ứng đối với kích
thích có điều kiện (tiếng chuông), được xem là phản ứng có điều kiện (conditioned
response). Như vậy, sau tiến trình tạo điều kiện, kích thích có điều kiện gây ra phản ứng
có điều kiện. Quá trình này được gọi là hiện tượng tiếp thu (acquisition).
Diễn biến và thời điểm xuất hiện kích thích không điều kiện so với các loại kích thích
có điều kiện có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình tạo điều kiện cổ điển.
Thoạt nghe, thuật ngữ do Pavlov chọn dùng để miêu tả tiến trình tạo điều kiện cổ điển
có vẻ mơ hồ, nhưng có thể quy về các qui tắc sau đây:
- Kích thích không điều kiện dẫn đến phản ứng không điều kiện.
- Các cặp kích thích không điều kiện - phản ứng không điều kiện là phản ứng mang tính
sinh lý.
- Trong tiến trình tạo điều kiện, kích thích trung tính trước đây sẽ được chuyển hóa thành
kích thích có điều kiện.
- Kích thích có điều kiện dẫn đến các phản ứng có điều kiện, và các cặp kích thích có
điều kiện - phản ứng có điều kiện là thành quả của quá trình học hỏi và huấn luyện.
61
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

- Các phản ứng không điều kiện tương đồng với phản ứng có điều kiện (như hiện tượng
tiết nước bọt trong thí dụ miêu tả trên đây), nhưng phản ứng có điều kiện do học hỏi mà
có.
Hiện tượng giải trừ (extinction): quên đi những điều bạn đã học hỏi được. Hiện tượng
giải trừ xảy ra khi một phản ứng có điều kiện trước đây bớt tái diễn giữa các kích thích
có điều kiện và không điều kiện. Nếu trước đây chúng ta đã huấn luyện một chú chó tiết
ra nước bọt bằng tiếng chuông, chúng ta có thể giải trừ bằng cách ngưng đưa thịt sau
khi rung chuông. Thoạt đầu chú chó sẽ tiếp tục chảy nước bọt khi nghe tiếng chuông,
nhưng sau vài lần lượng nước bọt tiết ra sẽ giảm đi, và sau cùng chú chó sẽ ngưng phản
ứng với tiếng chuông. Vào thời điểm đó, chúng ta có thể nói rằng phản ứng có điều kiện
đã bị giải trừ. Tóm lại, hiện tượng giải trừ xảy ra khi kích thích có điều kiện được lặp
lại nhiều lần không kèm theo kích thích không điều kiện.
Phục hồi tự phát (spontanous recovery): sự tái hiện phản ứng có điều kiện
Một khi đã được giải trừ, phải chăng phản ứng có điều kiện sẽ bị biến mất vĩnh viễn?
Không nhất thiết như thế, Pavlov đã khám phá ra điều này khi ông tái lập thí nghiệm
với chú chó một tuần lễ sau khi phản ứng có điều kiện của nó đã được giải trừ. Khi ông
rung chuông chú chó lại chảy nước bọt. Tương tự, những người từng bị nghiện cocaine
nay đã nỗ lực giải trừ thói quen lệ thuộc. Dù đã được "chữa trị", nhưng nếu sau đó lại
tiếp cận với các kích thích gây liên tưởng mạnh mẽ đến ma túy – như chất bột trắng
hoặc tẩu, dùng để hút cocaine - họ có thể đột nhiên cảm thấy bị thôi thúc dùng ma túy
trở lại mà không thể nào cưỡng lại được, dù sau một thời gian không sử dụng khá dài.
Thường thì các phản ứng tái hiện do hiện tượng phục hồi tự phát yếu kém hơn trước
và cũng có thể được giải trừ dễ dàng hơn.
Nhưng trong vấn đề “nghiện”, không chỉ có phục hồi tự phát (khía cạnh tâm lý) mà
còn có hiện tượng lệ thuộc cả về sinh lý, xuất hiện trở lại khi dùng chất, nên việc tái
nghiện khó giải quyết hơn nhiều.
Tổng quát hóa và phân biệt kích thích
Bất kể các dị biệt về màu sắc và hình dạng, đối với hầu hết chúng ta hoa hồng vẫn
cứ là hoa hồng. Niềm vui phát sinh khi chúng ta cảm nhận vẻ đẹp, mùi hương, và nét
tao nhã của hoa đối với các bông hồng khác nhau. Pavlov đã nhận thấy một hiện tượng
tương đồng: lũ chó của ông thường chảy nước bọt không chỉ đối với tiếng chuông điện
dùng trong giai đoạn tạo điều kiện, mà chúng còn chảy nước bọt đối với tiếng chuông
thường hoặc tiếng còi nữa.
Do trải nghiệm khó chịu trước đây, một người có thể mong đợi
một điều tương tự xảy ra khi đối mặt với một tình huống có thể so
sánh được trong tương lai, một quá trình được gọi là tổng quát hóa
kích thích. Bạn có thể nghĩ về những cách mà quá trình này xảy ra
trong cuộc sống hàng ngày không? Hiện tượng tổng quát hóa kích
thích giúp chúng ta biết phải ngừng xe khi có đèn đỏ, dù các đèn
đỏ có khác nhau về kích cỡ, hình dáng, và độ sáng ...
Hiện tượng tổng quát hóa kích thích (stimulus generalization) xảy ra khi một phản
62
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

ứng có điều kiện cũng xảy ra với các loại kích thích thì hiện tượng tổng quát hóa kích
thích càng dễ xảy ra.
Phản ứng có điều kiện gây ra bởi kích thích mới thường không mãnh liệt bằng phản
ứng có điều kiện ban đầu, và kích thích mới càng giống kích thích cũ thì phản ứng mới
càng giống phản ứng cũ.Nếu như các loại kích thích khác biệt nhau đến mức mà sự xuất
hiện của loại kích thích này gây ra phản ứng có điều kiện còn loại kích thích kia thì
không gây ra phản ứng có điều kiện ấy, chúng ta có thể nói rằng hiện tượng phân biệt
kích thích (stimulus discrimination) đã phát sinh. Trong tiến trình phân biệt kích thích,
một sinh vật học cách phân biệt giữa các loại kích thích khác nhau, để giới hạn phản
ứng của nó vào một loại kích thích, nhằm tránh có phản ứng đối với các loại kích thích
khác. Nếu không có khả năng phân biệt giữa đèn tín hiệu giao thông màu đỏ hoặc màu
xanh lục, chúng ta sẽ bị tai nạn giao thông; và nếu không thể phân biệt được chú mèo
với con sư tử, chúng ta có thể lâm vào tình huống nguy hiểm trong cuộc du ngoạn cắm
trại.
Vượt ra ngoài phạm vi tạo điều kiện cổ điển theo quan điểm truyền thống: lý thuyết
“chủ thể học tập”
Tạo điều kiện cổ điển là một cách mà hầu như tất cả các sinh vật sử dụng để học cách
thích nghi với môi trường của chúng. Pavlov đã giả thuyết rằng toàn bộ tiến trình học
tập chẳng qua chỉ là tổng hợp các chuỗi gồm nhiều phản ứng có điều kiện. Tuy nhiên,
để lý giải được toàn bộ cách thức học tập của con người, phải có khả năng liên tục gây
ra các dây chuyền phản ứng bất tận gồm các phản ứng cao cấp nhằm kết hợp một kích
thích có điều kiện với một kích thích khác. Quan điểm này không được minh chứng bởi
các cuộc nghiên cứu sau đó.
TẠO ĐIỀU KIỆN TẠO TÁC
“Tốt lắm... Thật là một ý kiến khôn ngoan....... Thật kỳ diệu....Trông con thật
tuyệt....... Mẹ yêu con...”. Hiếm người trong số chúng ta không hài lòng khi tiếp nhận
bất cứ lời khen ngợi nào nói trên. Nhưng điểm đặc biệt đáng chú ý về các lời khen ngợi
ấy chính là mỗi câu nói đơn giản như thế đều có thể dùng để tạo ra các biến đổi mạnh
mẽ về hành vi ứng xử cũng như để truyền dạy cách thực hiện các việc làm phức tạp nhất
thông qua một tiến trình gọi là tạo điều kiện tạo tác. Tiến trình tạo điều kiện tạo tác làm
cơ sở cho nhiều dạng học hỏi quan trọng nhất của con người cũng như các loại sinh vật
khác.
Tạo điều kiện tạo tác (operant conditioning) miêu tả tiến trình học hỏi trong đó một
phản ứng chủ ý (a voluntaly response) được củng cố thêm hoặc bị suy kém đi, tùy thuộc
vào các hậu quả tích cực hoặc tiêu cực của nó. Không giống như tạo điều kiện cổ điển,
trong đó các hành vi ban đầu là các phản ứng sinh học tự nhiên đối với sự hiện diện của
một số kích thích nào đó như thực phẩm, nước uống, hoặc đau đớn chẳng hạn, tiến trình
tạo điều kiện tạo tác áp dụng cho các phản ứng chủ ý (một hành vi), mà một sinh vật cố
tình thực hiện (hành vi tự nguyện), nhằm đạt được kết quả mong muốn. Thuật ngữ "tạo
tác" (operant) nhấn mạnh vào điểm này: sinh vật tạo tác (operates)/ hành vi chủ ý vào
môi trường sống của nó để gặt hái một thành quả mong muốn nào đó.
63
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Thí dụ, tiến trình tạo điều kiện tạo tác vận hành khi chúng ta hiểu được rằng, tác
phong làm việc cần cù có thể đem lại thành quả tăng lương, hoặc làm vệ sinh phòng ở
thì chúng ta sẽ được cha mẹ khen ngợi, hoặc học hành chăm chỉ sẽ được điểm cao.
Như với tiến trình tạo điều kiện cổ điển, cơ sở để tìm hiểu tiến trình tạo điều kiện tạo
tác là các công trình nghiên cứu thực hiện với loài vật.
Nếu bạn nhốt một con mèo đói vào cũi, rồi để một chút thức ăn ở bên ngoài. Chú
mèo sẽ nóng lòng tìm cách tháo cũi xổ lồng. Trước tiên, nó sẽ cào vào thành cũi hoặc
đẩy cửa cũi. Giả sử, bạn đã sắp đặt sao cho chú mèo chỉ thoát ra được bằng cách dẫm
chân lên một đòn bẩy nối với chốt cửa cũi. Sau cùng, khi đi quanh quẩn trong cũi, chú
mèo tình cờ dẫm phải đòn bẩy khiến cho cánh cửa
bật mở, và thế là nó vồ lấy thức ăn.
Điều gì sẽ xảy ra nếu như sau đó bạn nhốt con
mèo vào cũi trở lại? Lần này có lẽ chú mèo ít tốn thời
gian hơn mới dẫm chân lên đòn bẩy để thoát ra ngoài.
Sau một vài lần thử thách, chú mèo sẽ cố ý dẫm chân
lên đòn bẩy để thoát ra ngay khi bị nhốt vào cũi.
Theo Eward L. Thorndike (1932), người đã nghiên cứu sâu rộng trường hợp này,
điều xảy ra chính là con mèo sẽ học được cách kết hợp hành vi dẫm lên đòn bẩy với
thành quả mong muốn là lấy được thức ăn. Thorndike đã suy đoán ra được mối liên hệ
đó nhờ xây dựng qui luật hiệu quả (law of effect). Qui luật này cho rằng, các phản ứng
được thỏa mãn thường hay được tái diễn, còn các phản ứng không được thỏa mãn ít
được tái diễn.
Qui luật hậu quả của Thorndike Thorndike tin tưởng rằng qui luật hiệu quả vận hành tự
động, giống như hiện tượng lá rơi vào mùa thu vậy. Sinh vật không cần phải tìm xem
liệu có mối liên hệ giữa phản ứng và phần thưởng cho phản ứng ấy không. Trái lại, ông
cho rằng qua thời gian và nhờ kinh nghiệm, sinh vật sẽ hình thành mối liên kết trực tiếp
giữa kích thích và phản ứng mà không cần biết chút gì về vấn đề liệu mối liên kết có
hiệu quả hay không.
Các điểm căn bản trong tiến trình tạo điều kiện tạo tác là sinh vật thực hiện một hành
vi tạo tác rồi với tác nhân củng cố (reinforcer)là khái niệm cốt lõi
Nghiên cứu sơ bộ của Thorndike đã đặt nền móng cho công trình nghiên cứu của một
trong các nhà tâm lý có ảnh hưởng lớn nhất là B.F.Skinner.
Với công trình nghiên cứu hoàn hảo hơn rất nhiều so với thiết bị nghiên cứu sơ bộ
của Thorndike, Skinner được xem là cha đẻ của cả một thế hệ các nhà tâm lý chuyên về
tiến trình tạo điều kiện tạo tác.
Củng cố hành vi mong muốn. Trong tình huống như vậy, thức ăn được gọi là tác nhân
củng cố. Tác nhân củng cố là bất kỳ kích thích nào làm tăng thêm xác suất tái diễn một
hành vi đã xảy ra trước đây. Ở đây, thức ăn là tác nhân củng cố bởi vì nó làm tăng thêm
xác suất tái diễn của hành vi mổ vào khoen (được chính thức gọi là "phản ứng" mổ vào
khoen).
Thế nhưng, khi đã nhận diện ra được một tác nhân củng cố hữu hiệu, thì phạm vi các
64
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

loại hành vi có thể đào tạo được mới đáng quan tâm.
Có lẽ bạn đã từng nghe nói đến chiếc hộp
Skinner, một loại hộp có kết cấu đặc biệt dùng để
nghiên cứu các tiến trình tạo điều kiện tạo tác ở các
loài vật nuôi trong phòng thí nghiệm. Trong khi
mục đích của Thorndike là buộc các chú mèo của
ông học cách lấy thức ăn bằng hành vi thoát ra khỏi
chiếc cũi, thì các con vật (mà đầu tiên là chim bồ
câu) trong chiếc hộp Skinner học cách lấy thức ăn
bằng hành vi tác động vào hoàn cảnh sống của nó bên trong chiếc hộp (chiếc khoen mở
hộp đựng thóc). Skinner lưu ý đến từng chi tiết biến đổi trong hành vi của con vật do
hậu quả của các thay đổi trong môi trường bên trong chiếc hộp.
Tác nhân củng cố tích cực (positive reinforcer) là một kích thích thêm vào môi trường
để khiến cho một phản ứng trước đây tăng thêm xác suất tái diễn. Nếu như thực phẩm,
thức uống, tiền của, hoặc lời ngợi khen nhận được tiếp theo sau một phản ứng, thì rất có
thể phản ứng ấy sẽ xảy ra trở lại trong tương lai.
Ngược lại, tác nhân củng cố tiêu cực (negative reinforces) liên hệ đến sự biến mất
của một kích thích là tác nhân củng cố dẫn đến sự tăng thêm xác suất tái diễn một phần
phản ứng xảy ra trước đây. Các tác nhân củng cố tiêu cực đều không giống với biện
pháp trừng phạt. Trừng phạt (punishment) liên hệ đến các kích thích gây khó chịu hoặc
đau đớn - được gọi bằng thuật ngữ "kích thích gây chán ghét" (aversive stimuli) - được
thêm vào môi trường nếu như một hành vi nào đó xảy ra. Kết quả có chủ đích của sự
trừng phạt là sự giảm bớt xác suất tái diễn một hành vi nào đó. Ngược lại, củng cố tiêu
cực tăng thêm xác suất tái diễn một hành vi để chấm dứt kích thích gây khó chịu ấy.
Tần suất các củng cố. Trên thực tế, hành vi chỉ thỉnh thoảng mới được khích lệ, sẽ giúp
người ta học hỏi khả quan hơn so với hành vi luôn luôn được khen thưởng. Khi đề cập
đến tần số và thời gian khích lệ tiếp sau hành vi mong muốn, chúng ta muốn nói đến
lịch khen thưởng (schedules of reinforcement). Một hành vi được khen thưởng mỗi khi
xảy ra được gọi là khích lệ theo lịch khen thưởng liên tục (a continuous reinforcement
schedule); còn nếu như thỉnh thoảng chứ không phải lúc nào cũng được khen thưởng,
thì người ta nói hành vi ấy được khích lệ theo lịch khen thưởng từng phần (a partial
reinforcement schedule). Mặc dù tiến trình học hỏi sẽ diễn ra nhanh chóng hơn khi áp
dụng lịch khen thưởng liên tục, nhưng hành vi học hỏi được lại kéo dài lâu hơn sau khi
chấm dứt khích lệ, nếu như hành vi ấy được học hỏi theo lịch khen thưởng từng phần.
Hiện tượng phân biệt và tổng quát hóa trong tiến trình tạo điều kiện tạo tác
Tiến trình học hỏi cách phân biệt các kích thích được gọi là rèn luyện kiểm soát kích
thích. Trong tiến trình rèn luyện kiểm soát kích thích (stimulus control training), sinh
vật học cách phản ứng đối với một kích thích rồi áp dụng cho các kích thích khác.
Thí dụ, khi bạn chờ cho đến lúc người bạn cùng phòng có tâm trạng vui vẻ mới hỏi
mượn đĩa nhạc ưa thích của cô ấy, thì hành vi của bạn có thể nói rằng đang ở trong
trạng thái kiểm soát kích thích.
65
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Nếu đã biết rằng lễ độ đưa đến khích lệ là thành công trong một tình huống nhất
định, bạn thường sẽ tổng quát hóa phản ứng của mình vào các tình huống khác.
Uốn nắn: Khích lệ các hành vi không xảy ra tự nhiên
Nhiều hành vi phức tạp không xảy ra tự nhiên giống như các hành vi tự phát của mọi
người. Trong các trường hợp như thế, có lẽ không có cơ hội để khen thưởng một hành
vi đặc biệt bởi vì hậu quả nghiêm trọng của nó nếu làm sai (xử lý tình huống cấp cứu)
hoặc bối cảnh cho hành vi đó khó xảy ra (thiên tai, tai nạn), người ta sử dụng một kỹ
thuật gọi là uốn nắn. Uốn nắn (shaping) là tiến trình huấn luyện một hành vi phức tạp
bằng cách khen thưởng cho các hành vi bắt chước ngày càng giống với hành vi mong
muốn. Kĩ thuật này đặc biệt sử dụng nhiều trong giáo dục kĩ năng- nghề nghiệp.
Phân biệt giữa tiến trình tạo điều kiện cổ điển và tiến trình tạo điều kiện tạo tác
Cho đến đây, chúng ta đã bàn về tiến trình tạo điều kiện cổ điển và tiến trình tạo điều
kiện tạo tác giống như chúng là hai hướng tiếp cận khác biệt nhau. Thực ra, hai loại tiến
trình tạo điều kiện này có một số đặc điểm chung và chúng đan xen nhau trong quá trình
học tập của con người. Sự phân biệt giữa hai loại tiến trình không luôn luôn tức thời
sáng tỏ khi chúng ta xem xét các thí dụ cụ thể về hành vi, bởi vì cả hai tiến trình thường
vận hành dưới dạng một chuỗi hành vi đặc biệt.
Hành vi của bạn là tiến trình tạo điều kiện cổ điển hay tiến trình tạo điều kiện tạo
tác? Thực tế, chính là cả hai. Bạn được gọi vào nhà ăn cơm, đồng thời bạn ngửi thấy
mùi thức ăn thơm ngon. Nước bọt ứa ra phản ánh tiến trình tạo điều kiện cổ điển. Bạn
đã học hỏi được cách liên kết tiếng gọi vào nhà ăn cơm với phần thức ăn nhận được
sau đó. Nhưng, những bước chân đưa bạn đến bàn ăn thực tế cho phép bạn nhận được
phần thưởng là thức ăn, phản ảnh một khuôn mẫu cư xử đã học hỏi được nhờ tiến trình
tạo điều kiện tạo tác. Bạn đã phản ứng có chủ ý theo cách thức giúp bạn nhận được
phần thưởng.
THUYẾT HỌC TẬP NHẬN THỨC
Các hạn chế đối với khả năng học hỏi của sinh vật:
Không phải loài vật nào cũng học tập được mọi hành vi như nhau. Có các hạn chế
sinh học (biological constraints), tức là giới hạn bẩm sinh, khống chế một khả năng học
hỏi một hành vi nào đó của loài vật.
Keller và Mariand Breland hài lòng về ý định của họ. Với tư cách là cố vấn cho các
nhà huấn luyện thú chuyên nghiệp, hai người đã nảy ra sáng kiến dạy một chú heo đẩy
một chiếc đĩa gỗ vào khe nhét tiền ở con heo đất. Nhờ kinh nghiệm dạy loài vật bằng
kỹ thuật tạo điều kiện tạo tác, họ nghĩ rằng công tác huấn luyện sẽ dễ dàng bởi vì nó
hoàn toàn phù hợp với khả năng của loài heo. Vậy mà lần luyện tập nào cũng bị thất
bại: nhác trông thấy chiếc đĩa, mấy chú heo không chịu làm gì khác ngoài việc dùng
mõm ủi chiếc đĩa khắp mặt đất. Rõ ràng, các chú heo đã bị định hình về mặt sinh vật
chỉ có phản ứng dùng mõm ủi các vật có hình dạng chiếc đĩa.
Không thành công với loài vật ngu ngốc khiến cho gia đình Breland nghĩ đến loại
gấu trúc Bắc Mỹ (racoon). Song việc huấn luyện chỉ thành công với một chiếc đĩa.
Khi dùng đến hai chiếc đĩa, chú gấu không chịu nhét chiếc đĩa nào vào khe cả; thay vì
66
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

thế, nó cọ xát hai chiếc đĩa với nhau giống như động tác rửa đĩa vậy. Dường như chiếc
đĩa gợi ra các hành vi bẩm sinh của loài vật đến mức không thể nào cải biến được dù
đã cất công sử dụng các kỹ thuật huấn luyện khổ nhọc nhất. (Breland & Breland, 1966)
Tuy nhiên, các nhà tâm lý theo quan điểm học tập nhận thức cho rằng, loài bồ câu có
thể học hỏi được các qui luật, có thể suy đoán được những khái niệm phức tạp như các
chuỗi số chẳng hạn, giúp cho chúng biết được sự củng cố sẽ diễn ra theo các lề lối nhất
định nào đó. Các sinh vật hành động căn cứ vào một biểu trưng có ý nghĩa về thế giới
chung quanh, đã hình thành trong tâm trí của chúng, và biểu trưng này được vận dụng
để kiến tạo các liên kết về các biến cố xảy ra trong môi trường sống của chúng.
Ảnh hưởng của năng lực nhận thức trên học tập- nhận thức các bất lợi
Người ta cũng đã nêu nghi vấn về một số giả định nền tảng khác của tiến trình tạo
điều kiện cổ điển. Chẳng hạn, theo Pavlov và nhiều người đương đại bênh vực quan
điểm tạo điều kiện cổ điển thì tiến trình kết hợp kích thích với phản ứng xảy ra theo
cung cách máy móc và không suy nghĩ.
Dưới một góc độ khác, có quan điểm chủ trương rằng chủ thể học tập (learners) hình
thành và bảo thủ một ý niệm hoặc một hình ảnh về một sự vật nào đi đôi được với sự
vật nào trong thế giới hiện thực này. Các chủ thể học tập hình thành tri thức và kỳ vọng
về các kích thích không điều kiện nào sẽ cặp đôi được với các kích thích có điều kiện
đặc biệt (Feldman R. 2009). Việc học tập không phải luôn là một sự thụ động, mà thực
sự mang tính chủ động.
Khoảng cách giữa kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện - chủ trương
cho rằng việc học tập tối ưu (optimum learning), chỉ xảy ra khi kích thích không điều
kiện xuất hiện tức thời ngay sau kích thích có điều kiện, đã bị bài bác.
Giống như Pavlov, John Garcia (2003) đã đóng góp lớn lao vào lĩnh vực này trong
khi nghiên cứu về một hiện tượng không có liên quan gì đến vấn đề học tập cả. Ban
đầu ông quan tâm đến ảnh hưởng của bức xạ nguyên tử (nuclear radiation) đối với các
con vật nuôi trong thí nghiệm. Trong quá trình thí nghiệm, ông nhận thấy các chú
chuột trong căn phòng có bức xạ, hầu như không chịu uống chút nước nào cả, còn khi
nhốt trong cũi riêng quen thuộc, chúng lại hối hả uống nước. Cách lý giải hiển nhiên
nhất là bức xạ đã tác động đến chúng. Nhưng chẳng bao lâu cách lý giải này bị gạt bỏ,
bởi vì Garcia nhận thấy rằng cả khi không phóng bức xạ lũ chuột vẫn uống rất ít hoặc
không chịu uống chút nước nào cả trong căn phòng bức xạ ấy. Lúc đầu còn bối rối về
hành vi của lũ chuột, nhưng sau cùng Garcia đã chắp nối các chi tiết thông tin lại với
nhau, và hiểu được điều gì xảy ra. Ông nhận thấy các chén đựng nước ở căn phòng
bức xạ làm bằng plastic, do đó khiến cho chén uống nước có mùi vị lạ thường, giống
như mùi vị của chất plastic, còn chén uống nước ở cũi riêng của chúng làm bằng thủy
tinh, không khiến cho nước có mùi vị lạ thường. Sau một loạt thí nghiệm để loại bỏ
dần một số cách giải thích khác, chỉ còn một cách giải thích duy nhất khả dĩ chấp nhận
được: hiển nhiên, nước có mùi vị plastic cặp đôi với bệnh tật gây ra bởi bức xạ xảy ra
lặp đi lặp lại nhiều lần đã khiến cho lũ chuột hình thành sự liên kết có điều kiện cổ
điển. Tiến trình này đã khởi đầu đi đôi với bức xạ lặp đi lặp lại nhiều lần, nước có mùi
67
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

vị plastic đã biến thành kích thích có điều kiện gây ra phản ứng bệnh tật có điều
kiện.(Feldman R. 2004)
Sau đó, Garcia và Koelling đã cho lũ chuột tiếp xúc với mùi vị, thị giác hoặc âm
thanh cụ thể rồi đến bức xạ hoặc thuốc dẫn đến buồn nôn và nôn. Hai phát hiện đáng
kinh ngạc đã xuất hiện: Thứ nhất, ngay cả khi bị ốm muộn nhất là vài giờ sau khi nếm
một hương vị mới lạ cụ thể, những con chuột sau đó đã tránh hương vị đó. Điều này
dường như vi phạm quan điểm rằng để điều kiện xảy ra, bất kì kích thích trung tính
nào ngay lập tức đi theo kích thích không điều kiện cũng phải bắt cặp với nó (trở thành
kích thích có điều kiện).
Thứ hai, những con chuột bị bệnh phát triển ác cảm đối với vị giác nhưng không
phản ứng với kích thích thị giác hoặc âm thanh. Điều này mâu thuẫn với ý tưởng của
các nhà hành vi rằng bất kỳ tác nhân kích thích nào có thể cảm nhận được đều có thể
đóng vai trò là một kích thích trung tính. Nhưng nó có ý nghĩa thích ứng. Đối với
chuột, cách dễ nhất để xác định thức ăn bị nhiễm độc là nếm thử; nếu bị ốm sau khi
lấy mẫu thức ăn mới, sau đó họ sẽ tránh nó. Phản ứng này, được gọi là sự chán ghét
vị giác, khiến việc tiêu diệt quần thể chuột “nhút nhát” bằng cách dùng thuốc độc là
rất khó. (David Myers, 2014)
Khám phá của Garcia thấy rằng tiến trình tạo điều kiện vẫn có thể xảy ra ngay cả khi
có một quãng cách kéo dài khoảng 8 giờ đồng hồ giữa sự xuất hiện kích thích có điều
kiện với phản ứng bệnh tật. Ngoài ra, tiến trình tạo điều kiện dai dẳng qua các thời kỳ
kéo dài rất lâu, và đôi khi ngay sau khi uống thứ nước ấy là lũ chuột ngã bệnh. (Feldman
R. 2009)
Hình thức học tập xây dựng (học tập lặng lẽ- các hoạt động học tập ngoài vùng ý
thức)
Bằng chứng cho tầm quan trọng của các quá trình nhận thức đến từ một loạt các thí
nghiệm trên động vật cho thấy một kiểu học tập nhận thức được gọi là học tập lặng lẽ.
Trong học tập lặng lẽ, một hành vi mới được học nhưng không được thể hiện cho đến
khi có một số khuyến khích để thể hiện nó (Tolman và Honzik, 1930). Tóm lại, học tập
lặng lẽ xảy ra mà không cần củng cố.
Hình thức học tập này đi cùng tri giác nền và trí nhớ mặc nhiên (tiến trình nhận thức
không có ý thức).
Trong các nghiên cứu chứng minh khả năng học tập lặng lẽ, các nhà tâm lý học đã
kiểm tra hành vi của những con chuột trong một mê cung. Trong một thí nghiệm, một
nhóm chuột được phép đi lang thang quanh mê cung mỗi ngày một lần trong 17 ngày
mà không bao giờ nhận được phần thưởng (được gọi là nhóm không được chuyển
tiếp). Có thể hiểu, những con chuột đó đã mắc nhiều lỗi và dành một khoảng thời gian
tương đối dài để đến cuối mê cung. Tuy nhiên, nhóm thứ hai luôn được cho thức ăn ở
cuối mê cung (nhóm được thưởng). Không có gì ngạc nhiên khi những con chuột đó
học được cách chạy nhanh và trực tiếp đến hộp thức ăn, ít mắc lỗi.
Những con chuột không bao giờ được thưởng luôn mắc nhiều lỗi nhất, trong khi
những con nhận được thức ăn khi hoàn thành mỗi ngày luôn mắc ít lỗi hơn nhiều.
68
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Nhưng kết quả cũng cho thấy khả năng học tập lặng lẽ: những con chuột được thưởng
chỉ sau ngày thứ 10 (nhóm đối chứng) cho thấy sự giảm thiểu sai sót ngay lập tức và
tỷ lệ sai sót nhanh chóng trở nên tương tự như những con chuột được thưởng liên tục.
Theo các nhà lý thuyết học tập nhận thức, việc giảm thiểu sai sót cho thấy rằng những
con chuột đã phát triển một bản đồ nhận thức - một biểu diễn tinh thần - của mê cung.
Nhóm chuột thứ ba (nhóm thí nghiệm) bắt
đầu trong tình trạng tương tự như những con
chuột không được tiếp nhận nhưng chỉ trong
10 ngày đầu tiên. Vào ngày thứ 11, một thao
tác thí nghiệm quan trọng được đưa ra: kể từ
thời điểm đó, những con chuột trong nhóm
này được cho thức ăn để hoàn thành mê cung.
Kết quả của thao tác này rất ấn tượng. Những
con chuột không được thưởng trước đây,
trước đó dường như đi lang thang không mục
đích, đã cho thấy sự giảm thời gian chạy và
giảm tỷ lệ lỗi đến mức hiệu suất của chúng
gần như ngay lập tức khớp với hiệu suất của
nhóm đã nhận được phần thưởng ngay từ đầu.
Đối với các nhà lý thuyết về nhận thức, rõ ràng là những con chuột không được
chuyển tiếp đã sớm học được cách bố trí của mê cung trong những chuyến thám hiểm
của chúng; chúng chỉ không bao giờ thể hiện khả năng học tập lặng lẽ của mình cho đến
khi cung cấp phần thưởng. Thay vào đó, những con chuột đó dường như phát triển một
bản đồ nhận thức của mê cung - một bản đồ thể hiện tinh thần của các vị trí và hướng
không gian (David Myers, 2014).
Con người cũng vậy, phát triển bản đồ nhận thức (các cấu trúc không gian, các khái
niệm) về môi trường xung quanh họ thông qua học tập lặng lẽ, đưa ra một vấn đề gì đó
đối với các nhà lý thuyết tạo điều kiện tạo tác nghiêm ngặt vì chúng ta không không
thấy củng cố rõ ràng nào. Thay vào đó, kết quả hỗ trợ một quan điểm nhận thức về học
tập, trong đó những thay đổi xảy ra trong các quá trình tinh thần mà chưa quan sát trực
tiếp được (Lin, 2011; Malin, 2015; Forbus, Liang và Rabkina, 2017).
Hình thức học tập do quan sát: Học tập qua tiến trình mô phỏng
Chúng ta sẽ giải thích ra sao về các trường hợp trong đó một người nào đó trước đây
chưa hề có kinh nghiệm trực tiếp về việc thực hiện các hành vi đặc biệt, nay lại học tập
và thực hiện được các hành vi ấy. Để giải đáp được các câu hỏi này, các nhà tâm lý đã
đề nghị một hình thức học tập khác trên khía cạnh trí tuệ: học tập do quan sát.
Theo nhà tâm lý Albert Bandura và các cộng sự, một bộ phận chính trong vấn đề học
tập của con người chính là hình thức học tập do quan sát (observational learning), mà
họ định nghĩa là học tập thông qua quan sát hành vi của một người khác hay của một
mẫu hình (a model). Như thế, trong giải thích của Bandura về sự học tập bằng quan sát,
kinh nghiệm gián tiếp (quan sát kết quả hành vi của người khác) thì cũng quan trọng
69
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

như quan sát kết quả của kinh nghiệm trực tiếp (của mình).
Bốn điểm cơ bản trong học tập, theo Bandura là (1) lĩnh hội các đặc điểm nổi bật nhất
trong hành vi của người khác; (2) ghi nhớ hành vi
ấy; (3) mô phỏng động tác; và (4) có động cơ học
tập để rồi thực hiện hành vi ấy.
Như vậy, ngoài hình thức học tập nhờ phương
pháp thử thách - và - sai lầm trong đó thành công
được thưởng và thất bại bị phạt, nhiều kỹ năng
quan trọng được học hỏi thông qua tiến trình quan
sát.
Hình thức học hỏi qua quan sát đặc biệt quan trọng trong việc tiếp thu các kỹ năng
cùng với kỹ thuật uốn nắn (shaping). Học hỏi qua quan sát được cho là bao trùm kĩ thuật
uốn nắn, khi kĩ thuật này chủ yếu sử dụng cho học tập kĩ năng.
Dĩ nhiên, một yếu tố quyết định liệu sau này chúng ta có bắt chước một mẫu người
nào đó hay không chính là hậu quả do hành vi của mẫu người đó đem lại.
Nếu chúng ta quan sát thấy một người bạn, nhờ dành nhiều thời giờ hơn cho việc
học, đạt được điểm cao, chúng ta sẽ có nhiều khả năng bắt chước hành vi ấy hơn, so
với trường hợp người đó chẳng những không được điểm cao mà còn bị mệt nhọc hơn
và địa vị xã hội sa sút đi. Những mẫu người được khen thưởng nhờ hạnh kiểm tốt dễ
được bắt chước hơn so với các mẫu người bị trừng phạt. Dù vậy, điều thú vị là, việc
quan sát sự trừng phạt một mẫu người nào đó, không nhất thiết ngăn chặn người ta bắt
chước hành vi của mẫu người ấy. Người xem có thể vẫn còn duy trì hành vi của mẫu
người ấy - chỉ có điều là họ sẽ bớt thực hiện đi.
Nhận thức tình trạng bất lực- vấn đề của sự kiểm soát:
Phải chăng bạn đã từng nghe những câu nói đại loại như: "Bạn không thể đánh
nhau với võ sĩ quyền Anh"; "Dù có học chăm đến đâu tôi cũng chẳng thể đậu được
môn học này"; "Dù có luyện tập bao lâu tôi cũng chẳng bao giờ biết chơi quần vợt"?
Theo nhà tâm lý Martin Seligman, mỗi câu nói ấy đều là thí dụ về tình trạng bất lực
học được (learned helplessness), một niềm tin của một cá nhân hay sinh vật nhờ học hỏi
mà biết được rằng mình không thể nào khống chế hoặc kiểm soát được hoàn cảnh gặp
phải.
Ở con người, các mối đe dọa về việc không thể kiểm soát là kích hoạt stress mạnh
nhất (Dickerson và Kemeny, 2004). Việc nhận thức được tình trạng bất lực có thể là
nguyên nhân gây ra các trường hợp trầm cảm nghiêm trọng trong đó người ta sa sút đến
mức cảm thấy rằng, họ là nạn nhân của các biến cố, vượt khỏi phạm vi kiểm soát, khiến
họ đành chịu bất lực.
Tăng khả năng tự chủ, tức tự kiểm soát- nói cách khác là kiểm soát chủ động, cải
thiện đáng kể sức khỏe và tinh thần (Humphrey và cs, 2007; Wang và cs, 2010).
Trong trường hợp bệnh nhân ở viện dưỡng lão, 93% những người được khuyến
khích kiểm soát nhiều hơn trở nên tỉnh táo, năng động và vui vẻ hơn (Rodin, 1986).

70
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Như nhà nghiên cứu Ellen Langer (1983) đã kết luận, "Nhận thức về kiểm soát là cơ
bản đối với hoạt động của con người."
Hàng trăm nghiên cứu đã so sánh những người khác nhau về nhận thức của họ trong
kiểm soát. Một bên là những người có cái mà nhà tâm lý học Julian Rotter gọi là quỹ
đạo kiểm soát bên ngoài — nhận thức rằng cơ hội hoặc các lực lượng bên ngoài quyết
định số phận của họ. Mặt khác là những người nhận thức được vùng kiểm soát bên trong,
những người tin rằng họ kiểm soát vận mệnh của chính mình. Nghiên cứu này đến
nghiên cứu khác, “những người bên trong” đã đạt được nhiều thành tích hơn ở trường
học và nơi làm việc hoạt động độc lập hơn, có sức khỏe tốt hơn và ít cảm thấy chán nản
hơn “những người bên ngoài” (Lefcourt, 1982; Ng và cs, 2006). Hơn nữa, họ tốt hơn
trong việc trì hoãn sự hài lòng và đối phó với các yếu tố gây căng thẳng khác nhau, bao
gồm cả các vấn đề hôn nhân (Miller & Monge, 1986). Các nghiên cứu khác đã phát hiện
ra rằng những người tin tưởng vào ý chí tự do, hoặc ý chí có thể kiểm soát được, học tốt
hơn, làm việc tốt hơn và hữu ích hơn (Job và cs, 2010; Stillman và cs, 2010).
Như vậy, tự chủ có thể được coi là khả năng kiểm soát các xung động và trì hoãn sự
hài lòng ngắn hạn để nhận được phần thưởng dài hạn. Trong các nghiên cứu, khả năng
này đã dự đoán khả năng điều chỉnh tốt, điểm số tốt hơn và thành công trong xã hội
(Tangney và cs, 2004).
Khả năng tự chủ thường dao động. Giống như một cơ bắp, khả năng tự kiểm soát tạm
thời yếu đi sau khi gắng sức, bổ sung bằng cách nghỉ ngơi và trở nên mạnh mẽ hơn khi
tập thể dục (Baumeister và Exline, 2000; Hagger và cs, 2010; Vohs và Baumeister,
2011).
Vai trò lý thuyết học hỏi do hoạt động nhận thức
Cả hai thuyết tạo điều kiện đều nghiên cứu tiến trình học hỏi căn cứ vào các kích
thích và phản ứng bên ngoài - một dạng phân tích "chiếc hộp đen", theo đó mọi kích
thích cũng như phản ứng ấy đều là các đặc điểm quan sát được, thuộc môi trường chung
quanh, chứ chẳng phải là những gì diễn ra bên trong bộ óc con người. Đối với các lý
thuyết gia nghiên cứu các vấn đề học tập trên bình diện trí tuệ thì phân tích như thế là
phạm sai lầm; bởi vì sự kiện tối quan trọng là hoạt động tâm trí (mental activity) - các ý
tưởng và kỳ vọng – đã diễn ra.
Một cá thể học hỏi thì bản thân cá thể có một năng lực nhận thức nhất định, với các
cách thức xử lý thông tin mang tính cá nhân, do cơ sở sinh học và quá trình trải nghiệm
của riêng mình. Tuy nhiên, trong hoạt động giáo dục hoặc can thiệp giáo dục/ tâm lý thì
việc nhất thiết là tạo ra một môi trường có cấu trúc và có định hướng để giúp cá thể tiếp
thu được một thông tin nhất định. Đây là nền tảng cho hoạt động trị liệu tâm lý và can
thiệp phục hồi chức năng về nhận thức (ngôn ngữ trị liệu).

71
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

NGÔN NGỮ

“Chúng ta đã vượt qua một cuộc chiến cam go”. Có thể có ai đó chưa từng gặp từ
“cam go”, nhưng khi đọc cả câu trên chúng ta cũng có thể hiểu một hình dung từ “cam
go” cho danh từ “cuộc chiến”.
Khả năng sáng tạo ý nghĩa cho điều vô nghĩa, nếu như điều vô nghĩa đó tuân thủ các
nguyên tắc ngôn ngữ phổ biến, minh chứng mức độ tinh tế của khả năng ngôn ngữ của
con người cũng như tính phức tạp của các tiến trình tâm trí làm nền tảng cho sự hình
thành và vận dụng ngôn ngữ. Cách thức vận dụng ngôn ngữ (language) - cách sắp xếp
các biểu tượng trong tâm trí theo một hệ thống ý nghĩa - của con người, phản ảnh rõ rệt
một năng lực tâm trí quan trọng, một năng lực không thể thiếu trong việc giao tiếp với
người khác. Thế nhưng, ngôn ngữ không chỉ là trọng tâm của vấn đề truyền đạt mà nó
còn liên hệ chặt chẽ đến bản thân phương pháp tư duy và tìm hiểu thế giới của chúng ta,
bởi vì có một mối quan hệ trọng yếu giữa tư duy và ngôn ngữ. Do đó, người ta không
lấy làm ngạc nhiên rằng các nhà tâm lý đã dành sự quan tâm đáng kể cho nghiên cứu
chủ đề ngôn ngữ.
Ngữ pháp là ngôn ngữ của ngôn ngữ
Muốn tìm hiểu ngôn ngữ được hình thành ra sao, và có liên hệ gì đến tư duy, trước
hết chúng ta cần xem xét lại một số yếu tố chủ yếu cấu thành ngôn ngữ. Cấu trúc căn
bản của ngôn ngữ căn cứ vào ngữ pháp. Ngữ pháp hay văn phạm (grammar) là một cơ
cấu gồm các qui tắc ấn định cách thức diễn đạt tư duy của chúng ta.
Ngữ pháp liên hệ đến ba thành tố chính của ngôn ngữ là: hệ thống âm vị, cú pháp, và
hệ thống ngữ nghĩa.
Hệ thống âm vị (phonology) bao gồm các đơn vị âm thanh ấn bản nhất, gọi là các âm
vị (phonemes), ảnh hưởng đến ý nghĩa của cách diễn đạt bằng lời nói. Hệ thống âm vị
cũng liên hệ đến cách thức sử dụng các đơn vị âm thanh đó để tạo ra ý nghĩa bằng cách
kết hợp chúng lại thành các từ ngữ.
Thí dụ, âm vị "a" [e] trong từ “sách” và âm vị "a" [a] trong từ "sáng" là hai âm vị
khác biệt nhau.
Các dân tộc nói tiếng Anh chỉ sử dụng 52 âm vị căn bản để sáng tạo các từ ngữ,
còn các ngôn ngữ khác sử dụng số lượng âm vị căn bản từ ít nhất là 15 âm vị cho đến
nhiều nhất là 141 âm vị. Các dị biệt về số lượng âm vị vận dụng là một nguyên nhân
khiến cho người ta gặp khó khăn khi học các ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ. Thí dụ, đối
với người Nhật thì ngôn ngữ mẹ đẻ của họ không có âm vị "r", nên các từ Anh ngữ
như "roar" (phát âm [r:], tiếng gầm, rống) gây cho họ đôi chút khó khăn.
Tiếng Việt có 35 âm vị. Tuy nhiên, tùy theo vùng, miền,... có những phương ngữ
khác nhau thì các âm vị cũng có những biến thể và số lượng có thay đổi.
Cú pháp (syntax) là các nguyên tắc quy định các từ ngữ và các cụm từ nên phối hợp ra
sao để hình thành câu nói. Một ngôn ngữ đều có các nguyên tắc tế nhị nhằm hướng dẫn
các từ ngữ nên kết hợp với nhau theo thứ tự nào để truyền đạt ý nghĩa một cách thuận

72
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

lợi. Chúng ta không gặp chút khó khăn nào để biết rằng câu "Đèn tắt đi” không phải là
một chuỗi từ ngữ thích hợp bằng câu "tắt đèn đi". Tầm quan trọng của cú pháp thích hợp
được minh chứng bởi sự biến đổi ý nghĩa do sự thay đổi thứ tự các từ ngữ như trong ba
chuỗi sau đây chẳng hạn: “An bắt cậu bé”, “An, bắt cậu bé”, và “cậu bé bắt An”.
Ngữ nghĩa (semantics) Thành tố quan trọng thứ ba của ngôn ngữ là hệ thống ngữ nghĩa.
Hệ thống ngữ nghĩa bao gồm các quy tắc chi phối ý nghĩa của các từ ngữ và các câu nói.
Các qui tắc ngữ nghĩa cho phép chúng ta sử dụng các từ ngữ để truyền tải các sắc thái
tinh tế nhất của ý tưởng. Thí dụ, chúng ta có thể phân biệt được ý nghĩa giữa câu: “Chiếc
xe tải đâm Bình”, là câu diễn tả ý muốn nói của chúng ta khi được hỏi, liệu chúng ta có
vừa nhìn thấy chiếc xe đụng Bình không, với câu: “Bình bị chiếc xe tải đụng”, là câu
chúng ta sẽ trả lời khi được hỏi tại sao Bình không đi học trong thời gian cô ấy điều trị.
Dù cho ngôn ngữ mẹ đẻ có phức tạp đến đâu, hầu hết chúng ta đều thành thạo các
điểm căn bản của ngữ pháp, mà chúng ta không ý thức được mình đã học hỏi các qui tắc
ấy. Cho nên chúng ta không thể trình bày rõ ràng được các qui tắc văn phạm mà chúng
ta sử dụng, dù năng lực ngôn ngữ của chúng ta cũng tinh vi đến mức cho phép chúng ta
thốt ra được vô số câu nói khác nhau. Các nghiên cứu về ngôn ngữ học và mối liên quan
với các chức năng tâm lý nhận thức đã phát triển mạnh mẽ trong thế kỉ 20, trong đó,
không thể không kể đến các nghiên cứu về các trẻ em điển hình và cả các trẻ phát triển
không điển hình về ngôn ngữ.
Hình thành ngôn ngữ: Tiến trình hình thành cách vận dụng các từ ngữ
Đối với các bậc cha mẹ thì tiếng bi bô tập nói của con cái họ quả là giai điệu thực
đáng yêu (có lẽ ngoại trừ vào lúc ba giờ sáng). Các âm thanh này cũng đóng một vai trò
quan trọng là đánh dấu bước đầu tiên trên con đường hình thành và phát triển ngôn ngữ
ở đứa trẻ.
Trẻ con bị bô tập nói (babbling) - phát ra những âm thanh tuy vô nghĩa trong khoảng
thời gian từ 3 tháng đến một năm tuổi. Trong thời gian tập nói này, vào lúc này hay lúc
khác chúng có thể phát ra bất kỳ âm vị nào trong toàn bộ hệ thống âm vị thuộc ngôn
ngữ, không chỉ những âm mà chúng đã được nghe qua.
Ngay những đứa trẻ bị điếc bẩm sinh cũng phô bày hình thức “tập
nói” riêng của chúng. Những đứa trẻ này và những đứa trẻ được dạy
ngôn ngữ bằng dấu hiệu từ lúc sơ sinh đều "tập nói", nhưng chúng thực
hiện việc này bằng tay. (Pettito, 1993; Locke, 2006).
Hành vi tập nói càng lúc càng phản ánh loại ngôn ngữ đặc biệt đang được sử dụng
trong môi trường sống của trẻ, khởi đầu dưới dạng âm giọng (pitch) và âm sắc (tone),
cuối cùng có dạng âm thanh (sounds) cụ thể. Đến khi đứa trẻ xấp xỉ tròn một tuổi, các
âm thanh không có trong ngôn ngữ mẹ đẻ của nó sẽ biến mất đi. Lúc ấy việc hình thành
các từ ngữ thực sự chỉ còn một bước ngắn mà thôi. Trong Anh ngữ, các từ ngữ mới hình
thành này thường là những từ ngữ ngắn khởi đầu bằng các phụ âm "b", "d", "m", "p",
hay "t" - góp phần giải thích nguyên nhân tại sao "ma ma" (má, mẹ) và "da da" (bố, ba)
thường là các từ ngữ đầu tiên của trẻ sơ sinh. Dĩ nhiên, ngay trước khi hình thành các từ
ngữ đầu tiên, trẻ đã có thể hiểu được rất nhiều từ thuộc ngôn ngữ mà chúng nghe được.
73
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Khả năng hiểu ngôn ngữ xuất hiện trước khả năng diễn đạt ngôn ngữ.
Sau độ tuổi lên một, trẻ bắt đầu học tập các dạng phức tạp hơn trong ngôn ngữ. Chúng
hình thành các liên kết gồm hai từ, và từ đó thiết lập các cụm từ trong câu. Giai đoạn
này có hiện tượng gia tốc về số lượng các từ khác nhau mà chúng có khả năng sử dụng.
Đến tuổi lên hai, một đứa trẻ phát triển bình thường đã có số vốn liếng từ vựng hơn 20
từ ngữ. Chỉ sáu tháng sau đó, số vốn liếng ngữ vựng này đã lên đến vài trăm từ ngữ.
Vào lúc này trẻ đã có thể nói được những câu ngắn theo lời nói điện báo (telegraphic
speech) - các câu nói nghe giống như một phần bức điện tín, trong đó các từ không quan
trọng bị lược bỏ đi. Thay vì nói: con đưa mẹ xem quyển sách", đứa trẻ dùng lối nói kiểu
trên báo sẽ nói: "Con đưa sách"; và câu: "Con đang vẽ con chó" có thể thành ra: “vẽ
chó”. Dĩ nhiên, khi đứa trẻ lớn dần lên, thì cách nói kiểu điện báo này giảm đi, và các
câu nói ngày càng phức tạp hơn.
Hành vi hiểu ngôn ngữ của những trẻ chập chững biết đi được hỗ trợ bởi cách dùng
ngôn ngữ của cha mẹ đối với chúng. Khi nói chuyện với trẻ, các bậc cha mẹ thường
dùng cách nói “nũng nịu” so với cách nói trưởng thành nhưng lại nhằm khuyến khích
sự phát triển ngôn ngữ. Cha mẹ nói chậm hơn bình thường, sử dụng từ đơn giản hơn, và
dùng danh từ thay thế cho các đại từ. Nói chung họ đơn giản hóa cấu trúc của các câu
nói.
Phần lớn tiến trình tiếp thu các quy tắc ngôn ngữ căn bản của trẻ hoàn tất vào năm
chúng lên năm tuổi. Nhưng, đến lúc ấy chúng vẫn chưa có đầy đủ từ vựng cũng như
chưa thành thạo cách dùng các quy tắc ngữ pháp phức tạp (chứa đựng các nhận thức
trừu tượng).
Thí dụ, nếu bạn đưa cho một đứa trẻ xem một con búp bê nhắm mắt và hỏi nó:
"Người ta dễ thấy hay khó thấy con búp bê này?", trẻ sẽ rất khó trả lời. Thực tế nếu
được yêu cầu làm cho búp bê dễ cho người ta thấy được, có thể trẻ sẽ dùng tay mở
mắt con búp bê. Ngược lại, các đứa trẻ lên chín sẽ dễ dàng hiểu được câu hỏi này. Trẻ
nhận ra được tình trạng nhắm mắt của con búp bê không dính líu gì đến khả năng nhìn
thấy con búp bê của người quan sát cả.
Tiến trình thành thạo ngôn ngữ:
Nếu tiến trình hình thành ngôn ngữ còn liên quan đến sự trưởng thành của cơ quan
phát âm (mang tính vận động), thì tiến trình thành thạo ngôn ngữ chủ yếu liên quan đến
khả năng học tập. Dĩ nhiên không thể không nhắc tới yếu tố bẩm sinh của ngôn ngữ, tức
yếu tố về cấu trúc và sinh lý thần kinh của hệ thần kinh trung ương.
Tiếp cận lý thuyết học tập (learning - theory approach) chủ trương sự thành thạo ngôn
ngữ tuân theo các nguyên tắc tạo điều kiện tạo tác, nhất là ở giai đoạn giao tiếp sớm. Thí
dụ, đứa trẻ thốt ra từ "ma ma" (má, mẹ) sẽ được mẹ nó âu yếm và khen ngợi, do đó khích
lệ hành vi này và khiến cho nó dễ được tái diễn hơn. Quan điểm này cho rằng, trước
tiên, trẻ học nói nhờ được khen thưởng vì đã phát ra được các âm thanh gần giống tiếng
nói. Sau cùng, nhờ tiến trình uốn nắn cách vận dụng ngôn ngữ của chúng sẽ ngày càng
giống lối nói của người lớn hơn (học tập qua quan sát) (Skinner, 1957).

74
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Tuy nhiên, quan điểm trên sẽ không giải thích


được các rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ em.
Noam Chomsky (1968, 1978) đề xướng cơ chế
bẩm sinh (innate mechanism) đóng một vai trò
quan trọng trong việc học tập một ngôn ngữ.
Ông cho rằng con người bẩm sinh có khả năng
ngôn ngữ và khả năng này xuất hiện chủ yếu như
là một dấu hiệu phản ánh tiến trình trưởng thành.
Theo phân tích của ông, mọi thứ ngôn ngữ trên toàn thế giới có cấu trúc căn bản tương
tự nhau gọi là ngữ pháp phổ quát (universal gammar). Chomsky cho rằng não bộ của
mọi người đều có ‘bộ máy lĩnh hội ngôn ngữ’ (language - acquisition device). Chính
công cụ này cho phép con nguời hiểu được cấu trúc ngôn ngữ đồng thời cống hiến
phương thức để con người học tập các nét biểu trưng đặc thù của ngôn ngữ mẹ đẻ. Khoa
học thần kinh đã đưa ra ngày càng nhiều mình chứng cho lý thuyết này.
Để dung hòa các quan điểm khác nhau, nhiều nhà lý thuyết đưa ra cách tiếp cận tương
tác để phát triển ngôn ngữ. Cách tiếp cận tương tác cho thấy rằng sự phát triển ngôn ngữ
được tạo ra thông qua sự kết hợp của các khuynh hướng, được xác định về mặt di truyền
và hoàn cảnh môi trường. Cụ thể, những người đề xuất cho rằng thiết bị thu nhận ngôn
ngữ của bộ não mà Chomsky và các nhà di truyền học chỉ ra, cung cấp phần cứng cho
việc tiếp thu ngôn ngữ của chúng ta. Trong khi tiếp xúc với ngôn ngữ trong môi trường,
mà các nhà lý thuyết học quan sát, cho phép chúng ta phát triển phần mềm phù hợp
(Lana, 2002; Pinker & Jackendoff, 2005; Hoff, 2008).
Phải chăng loài vật cũng sử dụng ngôn ngữ?
Hiển nhiên nhiều loài vật giao tiếp với nhau theo một vài dạng truyền tin thô sơ, như
loài cua bể ve vẩy đôi càng để ra dấu cho nhau, loài ong bay lượn múa may để chỉ cho
nhau hướng có thức ăn, hoặc một vài loài chim kêu "zick, zick" trong suốt mùa ve vãn
nhau và kêu "kia" khi sắp bay đi.
Thí dụ, chú hắc tinh tinh loắt choắt 9 tuổi Kanzi có năng khiếu
ngôn ngữ đến mức một số nhà tâm lý khẳng định gần giống như
ở một đứa trẻ hai tuổi. Nhà tâm lý Sue Savage - Rumbaugh và
các đồng sự, là những người đã thực hiện nhiều công trình khảo
cứu về Kanzi, cho rằng chú tinh tinh này có thể sáng tạo các câu
thật tế nhị về mặt ngữ pháp và thậm chí còn có thể sáng chế ra
các qui tắc cú pháp mới mẻ nữa.
Mặc dù các năng khiếu ngôn ngữ thể hiện ở các loài vật linh trưởng (primates, loài
vật có khả năng dùng bàn tay) như Kanzi chẳng hạn, những người phê phán vẫn cứ
khẳng định rằng thứ ngôn ngữ mà chúng vận dụng vẫn còn thiếu sót về mặt ngữ pháp
và chưa đầy đủ về mặt cấu trúc phức tạp và kỳ diệu như con người. Hầu hết các minh
chứng đều cho thấy quan điểm đối ngược là con người được trang bị hoàn hảo hơn loài
vật nhằm sáng tạo và vận dụng ngôn ngữ theo dạng các câu nói có ý nghĩa, nhất là khi
xem xét các bằng chứng về cấu trúc và sinh lý thần kinh mà khoa học thần kinh đã đưa
75
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

ra.
Tư duy quyết định ngôn ngữ hay ngôn ngữ quyết định tư duy
Khi một phụ nữ Eskimo thò đầu ra ngoài căn lều để nhìn tuyết rơi, bà ta không chỉ
đơn thuần thông báo: “Trời đang đổ tuyết”. Bởi vì dân Eskimo có thể sử dụng đến
khoảng 20 từ ngữ khác nhau để miêu tả các hiện tượng tuyết rơi khác nhau. Năng lực
ngôn ngữ này nêu lên một câu hỏi quan trọng: phải chăng dân Eskimo suy nghĩ về
hiện tượng tuyết rơi khác biệt với các dân tộc nói tiếng Anh?
Những câu trả lời khả dĩ chấp nhận được đối với câu hỏi ấy đã khuấy động nên một
trường tranh cãi. Theo giả thuyết tính tương đối về mặt ngôn ngữ (linguistic- relativity
hypothesis), ngôn ngữ định hình và thực ra có thể quyết định cách nhận thức cũng như
tìm hiểu thế giới chung quanh của con người trong bối cảnh đặc biệt của một nền văn
hóa. Theo quan điểm này, cách hình dung hiện tượng băng tuyết của dân Eskimo, về
mặt tính chất, khác biệt với suy nghĩ của các dân tộc nói tiếng Anh, do sự phân loại
phong phú đặc biệt về hiện tượng này trong tiếng Eskimo, cho phép họ phân biệt tinh tế
hơn. Thực ra, Anh ngữ cũng không đến nỗi quá nghèo nàn khi nó được dùng để hình
dung hiện tượng băng tuyết, nếu như chúng ta kể đến các từ ngữ như "blizzard" (bão
tuyết), và "dusting" (bụi tuyết), và "avalanche" (tuyết lở).
Nhưng chúng ta hãy xét đến các cách giải thích khác. Giả sử ngôn ngữ không phải là
nguyên nhân khiến cho con người có kiểu tư duy nhất định về thế giới chung quanh, thì
nó là kết quả của tư duy và kinh nghiệm, qua các sự việc diễn ra trong môi trường sống.
Theo quan điểm này, chính tư duy sáng tạo ngôn ngữ. Lý do duy nhất khiến cho dân
Eskimo- và nền văn hóa của họ- có nhiều từ ngữ diễn tả "băng tuyết" hơn chúng ta, bởi
vì tuyết thực sự gần gũi với họ hơn bất cứ dân tộc nào khác. Như vậy, nếu như phải dọn
đến ở vùng Bắc cực (hay trở thành những kẻ sống lang thang trên đôi giày trượt tuyết),
thì chúng ta sẽ hoàn toàn đủ sức phân biệt được mọi sắc thái khác nhau của hiện tượng
băng tuyết.
Trong một nỗ lực xác định xem quan điểm ngôn ngữ sáng tạo tư tưởng hay quan
điểm tư tưởng sáng tạo ngôn ngữ, Eleanor Rosch (1974) so sánh lối nhận thức màu
sắc của dân Mỹ với các thành viên bộ lạc Dani ở New Guinea. Người Dani chỉ có hai
từ ngữ để gọi màu sắc: một để gọi các màu lạnh, tối và từ kia để gọi các màu nóng,
sáng. Còn trong Anh ngữ, dĩ nhiên có đến hàng trăm tên gọi các màu sắc, nhưng 11
từ ngữ trong số đó biểu thị các màu chính (đỏ, vàng, lục, lam, đen, xám, trắng, tím,
cam, hồng, và nâu). Rosch cho rằng, nếu giả thuyết tính tương đối ngôn ngữ là chính
xác, thì các dân tộc nói tiếng Anh hẳn phải giỏi nhận định và phân biệt các màu sắc
thuộc nhóm màu chính, hơn so với các màu sắc không thuộc nhóm màu chính. Và
ngược lại, dân Dani hẳn phải tỏ ra không có sự khác biệt nào khi phân biệt giữa các
màu sắc, vì kho ngữ vựng của dân tộc này không có từ ngữ để diễn tả bất kỳ màu sắc
nào cả. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu đều không ủng hộ giả thuyết này. Không
có khác biệt giữa sự cảm nhận màu sắc của dân nói tiếng Anh và của dân Dani; cả hai
dân tộc đều cảm nhận các màu sắc thuộc nhóm màu chính hữu hiệu hơn so với các
loại màu sắc không thuộc nhóm màu chính. Như vậy, theo các kết quả nghiên cứu này
76
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

thì khác biệt ngôn ngữ không ảnh hưởng gì đến vấn đề nhận thức cả.
Các công trình nghiên cứu sau đó lại tương đồng với nghiên cứu của Rosch, và nói
chung không hậu thuẫn cho giả thuyết tính tương đối ngôn ngữ. Dường như thích hợp
nhất khi nói rằng, nói chung hoạt động tư duy ảnh hưởng đến ngôn ngữ chứ không phải
ngôn ngữ chi phối tư duy.
Ngược lại, ngôn ngữ cũng có ảnh hưởng đến tư duy và hoạt động tâm trí trong nhiều
trường hợp. Chẳng hạn, cách lưu trữ thông tin trong trí nhớ (trí nhớ ngữ nghĩa)- mã hóa
ngôn ngữ - có liên hệ đến ngôn ngữ. Như vậy quá trình khái quát hóa, trừu tượng hóa
các sự vật hiện tượng bằng từ ngữ cũng như cách phân loại sự vật trong mỗi ngôn ngữ,
cũng ảnh hưởng đến cách hình thành khái niệm của con người. Cũng như, các ấn tượng
cũng như trí nhớ của chúng ta về cá tính và tác phong cư xử của người khác cũng bị ảnh
hưởng bởi các phạm trù mà ngôn ngữ thường dùng đã cống hiến cho chúng ta. Như vậy,
dù ngôn ngữ không quyết định tư duy, nhưng chắc chắn, khi có vai trò là một phương
tiện, nó có ảnh hưởng đến tư duy của con người. Và như vậy vai trò của ngôn ngữ trong
giáo dục đã trở thành một vấn đề quan trọng.
Bởi vì ngày càng rõ ràng rằng những người nói song ngữ có những lợi thế nhận thức
nhất định, chẳng hạn như khả năng nhận thức linh hoạt hơn, các nhà nghiên cứu hiện
đang tìm hiểu
xem liệu việc
nói song ngữ
có ảnh hưởng
đến cấu trúc và
hoạt động của
não hay không.
Và họ đã phát
hiện ra, chẳng
hạn, những
người trưởng thành song ngữ Tây Ban Nha-Anh có lượng chất xám ở thùy trán và thùy
đỉnh nhiều hơn so với những người nói đơn ngữ tiếng Anh. Điều này có thể được nhìn
thấy trong hai hình ảnh của bộ não dưới đây, trong đó màu đỏ biểu thị những khu vực
có nhiều chất xám hơn đối với song ngữ. Các phát hiện cho thấy rằng việc quản lý việc
sử dụng hai ngôn ngữ riêng biệt ảnh hưởng đến cả kích thước và cấu trúc của não, có
khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của nó (Olulade và cộng sự, 2016).

77
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

ĐỘNG LỰC - THÚC ĐẨY


TRẢI NGHIỆM CẢM XÚC

Đối với Peter Potterfteld, một tay leo núi dạn dày kinh nghiệm, đã bị trượt chân rơi
xuống một mỏm đá hẹp trong ngọn núi Chimney Rock thuộc rặng Cascack. Suýt chết,
với nhiều mảnh xương vỡ lồi ra ngoài da thịt, Potterfteld gắng gượng tỉnh táo trong
khi người bạn đồng hành tìm cách cứu anh. Potterfteld biết điều ấy là tối cần thiết để
sống còn, và anh cố dè xẻn nguồn dự trữ ít ỏi trong nhiều giờ liền. Đến đêm, mọi ý
nghĩ của Potterfteld đều xoay quanh cơn khát.
Phải mất gần 24 giờ sau tai nạn, Potterfteld mới nhận được nước để xoa dịu, và chỉ
trong vòng nửa giờ anh đã nốc cạn gần 4 lít nước. (Potterfleld, 1991)
Điều gì đã khiến cho Potterfield thèm khát nước sau tai nạn? Nhưng trước hết, tại sao
anh xem môn leo núi như một sở thích? Và điều gì đã thúc đẩy anh nảy sinh ý chí sinh
tồn mãnh liệt đến mức giúp anh sống còn trong các điều kiện quá khó khăn như thế?
Chúng ta tìm hiểu các tiến trình làm nền tảng cho động lực - thúc đẩy, và một chủ đề
liên hệ là cảm xúc. Động lực thúc đẩy (motivation) liên hệ đến các nhân tố chi phối và
tiếp sức cho hành vi cư xử của con người, cũng như của loài sinh vật khác.
Các nhà tâm lý chuyên nghiên cứu về động lực - thúc đẩy, đầu tiên, tìm cách khám
phá các mục tiêu mong muốn đạt được, làm nền tảng cho các hành vi ấy, vì có vẻ nó
chứa đựng nguyên nhân gây ra hành vi (động lực). Các động lực này có thể được biểu
trưng qua các hành vi có tính cấp thiết, như uống nước để làm dịu cơn khát nước chẳng
hạn, hoặc không có tính cấp thiết như tản bộ một đoạn đường để tập thể dục chẳng hạn.
Đối với các nhà tâm lý này, động lực căn bản được xem là tác nhân, là lực lượng chi
phối hành vi trong tương lai, khiến cho người ta chọn lựa cách hành động của mình.
Các nhà tâm lý chuyên nghiên cứu động lực - thúc đẩy sẽ nêu ra các câu hỏi như:
"Tại sao người ta chọn lấy các mục tiêu đặc biệt để phấn đấu?", "Các động cơ cụ thể
nào chi phối hành vi ứng xử?", “Giữa các cá nhân có những khác biệt gì về động lực -
thúc đẩy, lý giải cho các hành vi khác biệt của họ?" chẳng hạn.
Hiện nay, các quan điểm chủ yếu về động lực và thúc đẩy, cũng như các nhu cầu khác
nhau của con người kết hợp với nhau ra sao đang được xem xét, trong mối quan hệ ảnh
hưởng đến hành vi của con người. Có những động lực chỉ riêng con người mới có - như
nhu cầu thành đạt, nhu cầu kết bạn, và nhu cầu quyền lực chẳng hạn.
ĐỘNG LỰC - THÚC ĐẨY
Điều gì đã khiến cho Peter Potterfield cố phấn đấu để tồn tại. Giống như hầu hết các
câu hỏi xoay quanh vấn đề động lực thúc đẩy, câu hỏi này cũng có mấy cách trả lời.
- Hiển nhiên, các khía cạnh sinh học của động lực thúc đẩy đã can thiệp vào: nhu cầu
nước uống, cơm ăn, và sưởi ấm đã tác động khiến cho Potterfield nỗ lực tự cứu lấy bản
thân.
- Nhưng các nhân tố nhận thức cũng hiện rõ trong niềm tin của anh là anh còn quá trẻ
không đành xuôi tay nhắm mắt.
- Cuối cùng, các nhân tố xã hội - niềm ao ước được gặp lại gia đình và bạn bè đã giúp
78
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

anh giữ vững ý chí để sống còn.


Tính phức tạp của động lực - thúc đẩy đã khiến người ta xây dựng nhiều nghiên cứu
về mặt nhận thức để tìm hiểu nó. Động lực có các khía cạnh sinh học, nhận thức và xã
hội, và sự phức tạp của khái niệm này đã khiến các nhà tâm lý học phát triển nhiều cách
tiếp cận khác nhau. Tất cả đều tìm cách giải thích năng lượng hướng dẫn hành vi của
mọi người theo những hướng cụ thể.
Bản năng: sinh ra đã bị thúc đẩy
Trước hết, các nhà tâm lý tìm cách giải thích động lực thúc đẩy bằng bản năng
(instincts), là những kiểu hành vi bẩm sinh đã được quyết định về mặt sinh học. Theo
các lý thuyết dùng bản năng để giải thích động lực, con người cũng như các loài động
vật khác, khi sinh ra thì đã được định sẵn phải thực hiện một số hành vi cần thiết để tồn
tại của loài đó. Do đó, tình dục có thể được giải thích như một phản ứng đối với bản
năng sinh sản, và hành vi thám hiểm có thể được xem như được thúc đẩy bởi bản năng
tìm hiểu lãnh địa của giống loài.
Tuy nhiên, quan điểm này vấp phải một số trở ngại. Trở ngại đầu tiên là, các nhà tâm
lý không thể nhất trí với nhau về loại bản năng nào là bản năng sơ đẳng hay nguyên thủy
(primary instincts). William McDougal (1908), cho rằng có đến 18 bản năng. Những
nhà nghiên cứu khác tìm thấy còn nhiều hơn thế nữa.
Nhưng nếu như bản năng được xem là động lực chủ yếu, thì thật khó lòng giải thích
sáng tỏ hành vi của con người do tính phức tạp và đa dạng của nó. Cho nên, các quan
điểm về động lực - thúc đẩy có nền tảng bản năng đã bị phê phán, và những cách lý giải
mới được tìm ra. Nhưng dù sao, tiếp cận bản năng vẫn còn đóng một vai trò quan trọng.
Ngoài ra, nhiều kiểu hành vi của các loài động vật, hiển nhiên có cơ sở bản năng, và sự
kế thừa về di truyền đã được tìm ra, củng cố, nhờ các nhà tâm lý chủ trương tiến hóa
luận. Hơn nữa, công trình của Freud gợi ý rằng các ham muốn tình dục và sự hung hăng
theo bản năng thúc đẩy hành vi (Katz, 2001)
Lý thuyết giảm bớt sức thúc đẩy: thỏa mãn nhu cầu
Để bác bỏ lý thuyết bản năng, trước hết các nhà tâm lý đã đưa ra các lý thuyết giảm
bớt sức thúc đẩy để giải thích động lực. Lý thuyết giảm bớt sức thúc đẩy (drive-
reduction theory) cho rằng khi người ta có một nhu cầu sinh lý căn bản như cần uống
nước chẳng hạn, thì một thúc đẩy nhằm thỏa mãn nhu cầu ấy (trong trường hợp này là
sức thúc đẩy do cơn khát) phát sinh.
Thúc đẩy (drive) phản ánh mất cân bằng nội môi do các hoạt động (trao đổi và chuyển
hóa các chất), khiến cho người ta có hành vi nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó.
Nhiều dạng thúc đẩy như cơn đói, cơn khát, cơn buồn ngủ, và tình dục, đều có liên
quan đến các chu trình sinh lý của cơ thể, hoặc nói chung của giống loài, được duy trì
qua các phản ứng hóa sinh- thần kinh, để đảm bảo tính hằng định nội môi (homeostasis)
và các quá trình sinh trưởng. Các dạng này được gọi là các thúc đẩy sơ cấp (primary
drives).
Các dạng ngược lại là các thúc đẩy thứ cấp (secondary drives), trong đó không có
nhu cầu sinh lý cụ thể nào được thỏa mãn cả. Trong các thúc đẩy thứ cấp, các nhu cầu
79
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

phát sinh nhờ kinh nghiệm và tiến trình học tập trước đây, nhưng cũng xuất phát từ các
chức năng tâm lý xã hội, mang tính bẩm sinh, như là một số người rất khao khát thành
công ở học đường và trong nghề nghiệp (mong muốn sự công nhận của người khác).
Chúng ta có thể nói rằng nhu cầu thành đạt của họ là thúc đẩy gián tiếp/ thứ cấp khiến
cho họ chọn lựa một số hành vi nhất định.
Lý thuyết tình trạng cảnh thức: đi tìm kích thích
*Tình trạng cảnh thức (arousal) Thuật ngữ này có hai nghĩa:
1. Một phần của tình trạng tỉnh táo và có khả năng phản ứng cao độ với các dạng kích
thích (sự chú ý).
2. Sự hoạt hóa sinh lý của vỏ não do các trung tâm ở dưới vỏ, như hệ lưới, gây ra tình
trạng tỉnh táo và tỉnh thức (trạng thái có ý thức).
Lý thuyết tình trạng cảnh thức tìm cách giải thích loại hành vi trong đó mục tiêu là
duy trì hoặc tăng thêm mức độ hào hứng, chủ trương một điều hoàn toàn khác hẳn quan
điểm giảm bớt thúc đẩy là: nếu như mức độ kích thích xuống quá thấp thì chúng ta sẽ
cố gắng gia tăng mức độ ấy để tìm kích thích đúng mức.
Thuyết tình trạng cảnh thức giải thích được một trong các nguyên tắc lâu đời nhất của
môn tâm lý học, được hiệu chính bởi hai nhà tâm lý hồi năm 1908, đó là qui luật Yerkes
- Dodson (Yerkes - Dodson law). Theo qui luật này và các hiệu chính sau đó của nó,
tình trạng tỉnh táo có ý thức ở mức độ đặc biệt sẽ giúp cho việc thực hiện công tác đạt
được thành quả tối ưu. Cụ thể hơn, nhờ tỉnh táo cao độ, các việc đơn giản thường được
thực hiện thuận lợi hơn các công việc phức tạp. Như vậy, dường như tình trạng tỉnh táo
cao độ gây trở ngại cho việc thực hiện thành công các công việc phức tạp, ngược lại tình
trạng này kích thích người ta đạt được thành quả mỹ mãn hơn ở các việc đơn giản.
Nói cách khác, mức tỉnh táo này đại diện cho khả năng duy trì sự chú ý, giúp cho
chúng ta thực hiện một công việc một cách có ý thức. Khi đó công việc sẽ được hoàn
thành ở mức độ hoàn hảo mà chúng ta trông đợi.
Lý thuyết khích lệ:
Lý thuyết khích lệ (incentive theory) nỗ lực giải thích nguyên nhân tại sao hành vi
không luôn luôn bị thúc đẩy bởi nhu cầu bên trong cơ thể. Thay vì chú trọng vào các
nhân tố bên trong cơ thể, lý thuyết này giải thích động lực theo bản chất của các kích
thích bên ngoài, những khen ngợi, khích lệ chi phối và tiếp sức phát sinh hành vi ứng
xử. Theo quan điểm này, bản chất của kích thích từ bên ngoài lý giải được phần lớn
động lực thúc đẩy con người. Mà các kích thích bên ngoài, như đã được liệt kê, thực
chất xuất phát từ các lực đẩy thứ cấp- tức yếu tố xã hội của con người.
Vì lý do này, nhiều nhà tâm lý cho rằng các thúc đẩy bên trong cơ thể, chủ trương bởi
lý thuyết giảm bớt thúc đẩy (mang tính sinh học) phối hợp ăn ý với các khích lệ bên
ngoài của lý thuyết khích lệ để lần lượt "thúc đẩy" và "lôi cuốn" chúng ta thực hiện hành
vi. Như vậy, thay vì đối nghịch nhau, các thúc đẩy (drives) và các khích lệ (incentives)
có thể tác động ăn khớp nhau trong việc tạo động lực phát sinh hành vi (Petri, 1991).
Lý thuyết tiến trình nhận thức
Các lý thuyết dùng tiến trình nhận thức để giải thích động lực (cognitive theories of
80
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

motivation) chú trọng đến vai trò của ý tưởng, kỳ vọng, và sự am hiểu ngoại giới của
con người.
Chẳng hạn, theo một trong các lý thuyết này là lý thuyết kỳ vọng - giá trị (expectancy
- value theory) thì hai loại tiến trình trí tuệ làm nền tảng cho hành vi ứng xử. Loại thứ
nhất là kỳ vọng rằng hành vi sẽ giúp chúng ta đạt được một mục tiêu nào đó, và loại thứ
hai là ý thức giá trị của mục tiêu ấy đối với chúng ta. Thí dụ, mức độ thúc đẩy sinh viên
học tập để chuẩn bị cho kỳ thi sẽ căn cứ đồng thời vào kỳ vọng rằng công sức học tập
của họ sẽ được đền bù đến mức nào (dưới hình thức điểm thì khả quan) và vào giá trị
mà họ đã gán cho điểm thi khả quan ấy. Nếu cả hai thứ kỳ vọng và giá trị đều xứng
đáng, thì sinh viên sẽ có động cơ học tập chuyên cần; nhưng nếu như một trong hai thứ
không xứng đáng thì động lực thúc đẩy học tập sẽ kém đi. Kì vọng- giá trị có thể mang
tính nội tại hoặc ngoại lai.
Thuyết động lực nội tại (intrinsic motivation) khiến cho chúng ta tham dự vào một
hoạt động vì sự ưa thích riêng tư, chứ không vì bất kỳ phần thưởng hữu hình nào do hoạt
động ấy đem lại cho chúng ta. Ngược lại, động lực ngoại lai (extrinsic motivation) thúc
đẩy chúng ta làm việc gì đó vì một phần thưởng hữu hình.
Theo các nghiên cứu về hai loại động lực thúc đẩy này, chúng ta thường dễ kiên trì,
nỗ lực làm việc, và sáng tạo được công trình có giá trị hơn khi động lực thúc đẩy có tính
nội tại chứ không do từ bên ngoài. Hơn nữa, một số nhà tâm lý còn cho rằng chính việc
khen thưởng hành vi mong muốn có thể khiến cho động lực nội tại bị giảm đi và động
lực ngoại lai tăng thêm.
Trong một thí nghiệm minh chứng cho hiện tượng này, một nhóm học sinh mẫu
giáo được hứa hẹn nhận phần thưởng cho nỗ lực vẽ bằng bút màu (một hoạt động mà
trước đây các học sinh này rất ưa thích). Phần thưởng đã làm giảm nhiệt tình của
chúng đối với việc làm này, bởi vì sau đó các em đã kém sốt sắng trong giờ vẽ. Dường
như chính lời hứa hẹn khen thưởng đã xói mòn sự ham thích nội tâm đối với môn vẽ,
làm chuyển hướng hành vi đó từ chơi đùa trở thành công việc.
Các công trình nghiên cứu như thế cho thấy tầm quan trọng của động lực khích lệ
nội tại và chứng tỏ rằng phần thưởng bên ngoài (hoặc như trong trường hợp này, đơn
thuần gây chú ý đến các phần thưởng) thực tế có thể làm hỏng nỗ lực cũng như phẩm
chất của thành quả. Do đó, các giáo viên nên thận trọng khi cho điểm A đối với một
bài tập xuất sắc. Thay vì thế, các nghiên cứu về động lực nội tại cho rằng kết quả sẽ
khả quan hơn nếu như giáo viên nhắc nhở các học sinh của mình về các nguyên nhân
nội tại thúc đẩy họ nỗ lực học tập - như niềm vui sướng đã làm được một bài luận văn
công phu chẳng hạn.
Quan điểm cấp độ của Maslow: xếp thứ tự các nhu cầu thúc đẩy
Theo quan điểm động lực của nhà tâm lý Abraham Maslow: các nhu cầu thúc đẩy
khác nhau của con người được sắp xếp theo thứ tự phân cấp, và rằng trước khi các nhu
cầu cao cấp, tế nhị được đáp ứng thì một số nhu cầu sơ đẳng phải được thỏa mãn. Quan
điểm của ông có thể được hình dung giống như một kim tự tháp, trong số các nhu cầu
căn bản nhất nằm dưới đáy và các nhu cầu cao cấp nằm ở phía đỉnh. Muốn cho một nhu
81
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

cầu đặc biệt nào đó khởi động và nhờ


đó hướng dẫn hành vi của con người,
thì các nhu cầu căn bản hơn trong hệ
phân cấp phải được thỏa mãn trước
tiên.
Nhưng cho đến nay các cuộc
nghiên cứu đều không tán đồng cách
xếp thứ tự đặc biệt các giai đoạn thỏa
mãn nhu cầu theo quan điểm của
Maslow, và còn cho thấy rằng, rất
khó có tính khách quan khi tự đánh
giá mức nhu cầu của bản thân mỗi
người.
Tuy nhiên, chủ trương của Maslow quan trọng, vì nó nêu rõ được tính phức tạp của
các nhu cầu con người, và nó nhấn mạnh đến sự thực là khi nào các nhu cầu sinh lý căn
bản nhất chưa được thỏa mãn, thì con người khó lòng quan tâm đến các ước muốn cao
cả hơn.
XEM XÉT CÁC NHU CẦU
Các nhu cầu với thúc đẩy sơ cấp
Chúng ta phải bắt đầu tìm hiểu một số nhu cầu đặc biệt làm nền tảng cho hành vi cư
xử của con người. Chúng ta sẽ khảo xét một số nhu cầu quan trọng nhất. Bởi vì xét đến
cùng thì con người là một sinh vật, nên trước hết chúng ta tìm hiểu các thúc đẩy sơ đẳng
mà các nhà tâm lý quan tâm nhiều nhất: đó là cơn khát (thirsty) và cơn đói (hunger).
Cơn khát
Thực ra, cơ chế căn bản bên trong cơ thể gây ra tình trạng khát nước là nồng độ các
chất điện giải bên trong các tế bào tăng, và khối lượng tuần hoàn bên trong cơ thể giảm.
Khi sự thay đổi ấy đạt đến một mức nhất định, nó sẽ thúc đẩy vùng dưới đồi của não
(hypothalamus) hoạt động, do đó gây ra cảm giác khát. Tuy nhiên, sự điều tiết cảm giác
này còn liên quan đến hệ thống hormone, nên trong bệnh lý tuyến thượng thận, cảm giác
này không phản ánh chính xác sự thay đổi nồng độ các chất điện giải hay khối lượng
tuần hoàn.
Cơn đói
Khoảng ¼ dân số Hoa Kỳ bị chứng béo phì (obesity). Theo phân loại của Tổ chức Y
tế thế giới, một người trưởng thành, trừ giai đoạn có thai, nếu có chỉ số BMI (chỉ số khối
cơ thể) trong khoảng 25 – 29,9 được xem là thừa cân, và một người trưởng thành có chỉ
số BMI ≥ 30 được xem là béo phì.
Các nhân tố sinh lý trong vấn đề ẩm thực
Các nhà tâm lý bắt đầu nghiên cứu để tìm hiểu động lực ẩm thực ở loài vật, để tránh
rắc rối do chứng béo phì tác hại đến con người. Hầu hết loài vật, khi sống trong môi
trường luôn sẵn có thức ăn, đều thực hiện công việc điều chỉnh lượng thực phẩm ăn vào
khá tốt - như mọi người đều biết rõ khi luôn luôn để sẵn một đĩa thức ăn cho con vật
82
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

nuôi trong nhà mình, phần còn thừa thì bỏ lại, chỉ quay lại ăn khi cơn đói thúc giục.
Ngoài ra, dường như các cơ chế bên trong cơ thể của chúng ấn định không những lượng
thực phẩm ăn vào, mà còn ổn định cả chủng loại thức ăn mà con vật ưa thích nữa. Các
thí nghiệm đều cho thấy khi được tự do chọn lựa giữa rất nhiều loại thức ăn khác nhau,
các con vật đều chọn được một chế độ dinh dưỡng khá cân bằng.
Như vậy, dường như loài vật cũng như con người đều nhạy cảm với số lượng và giá
trị dinh dưỡng của thực phẩm ăn vào. Một cơ chế góp phần điều chỉnh thực phẩm ăn
vào là sự thay đổi insulin, một hormone liên quan đến việc chuyển hóa đường glucose
thành chất mỡ dự trữ, được đưa vào máu thì cơn đói tăng lên.
Một cấu trúc đặc biệt trong não bộ là vùng dưới đồi (hypothalamus) dường như chịu
trách nhiệm chính đối với thực phẩm ăn vào. Các chú chuột bị tổn thương ở phần hai
bên vùng dưới đồi thị (lateral hypothalamus) có thể chịu đói đến chết; chúng bỏ ăn, và
nếu không bị ép buộc ăn, chúng đành chịu chết. Còn các chú chuột bị tổn thương ở phần
giữa bụng vùng dưới đồi thị (ventromedian hypothalamus) lại bị loại rối loạn ngược lại:
ăn quá độ. Các hiện tượng tương tự cũng xảy ra cho những người bị các khối u (tumors)
ở vùng dưới đồi.
Một lý thuyết còn cho rằng tổn thương ở vùng dưới đồi sẽ ảnh hưởng đến thể trọng
báo động (weight set point) nhờ đó người ta điều hòa được thực phẩm ăn vào. Theo cách
giải thích này, thay đổi ở vùng dưới đồi thị nhất định sẽ đòi hỏi nâng cao hay hạ thấp
điểm báo động này, và sinh vật khao khát đáp ứng mục tiêu bên trong cơ thể qua việc
tăng thêm hay giảm bớt lượng tiêu thụ thức ăn.
Sự gia tăng thể trọng nhất thời làm cho số tế bào mỡ tăng vọt lên, do đó cũng có thể
nâng mức thể trọng báo động lên cao. Bởi vì sau hai tuổi, số tế bào mỡ bên trong cơ thể
không còn bị giảm đi dù cho có bị sụt cân, nên mức thể trọng báo động cơ thể bị "kẹt"
ở mức cao hơn ngoài ý muốn do những lần lên cân nhất thời ấy. Trong các trường hợp
ấy, việc giảm cân trở nên khó khăn bởi vì người ta đã lâm vào tình thế xung đột thường
xuyên với mức thể trọng báo động vốn đã trở thành cố hữu bên trong cơ thể của riêng
mình.
Các yếu tố khác cũng tác động chống lại các nỗ lực giảm cân của con người. Giữa
mọi người có sự khác biệt rất lớn về khả năng chuyển hóa (metabolism). Một số người,
có mức chuyển hóa cao, dường như có thể ăn nhiều đến đâu tùy thích mà vẫn không lên
cân; trong khi những người khác, có mức chuyển hóa thấp, có thể chỉ ăn bằng phân nửa
số ấy là đã lên cân rồi.
Và có vẻ như chứng cứ cho thấy một số người có thể bị di truyền về mức độ chuyển
hóa này khiến cho họ dễ bị béo phì - vì họ thừa hưởng mức chuyển hóa thấp - chứ không
phải vì ăn uống quá độ.
Các nhân tố xã hội trong hành vi ẩm thực
Bạn vừa mới dùng xong một bữa ăn thịnh soạn và cảm thấy no cứng. Bỗng nhiên,
người chủ nhà thông báo với vẻ khoa trương rằng ông ta sẽ dọn món "đặc sản gia đình",
món chuối nướng phết bơ, và rằng ông đã mất phần lớn buổi chiều hôm đó để chuẩn bị.
Mặc dù đã no cứng và thậm chí không thích ăn chuối, nhưng vì lịch sự bạn cũng ăn hết
83
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

phần tráng miệng ấy.


Hiển nhiên, các nhân tố sinh lý bên trong cơ thể không phải là toàn bộ câu chuyện
khi tiến đến giải thích hành vi ẩm thực của chúng ta. Các nhân tố xã hội bên ngoài, căn
cứ vào các qui tắc và ước lệ xã hội và vào những điều chúng ta đã tiêm nhiễm về phong
cách ẩm thực nhất định từ kinh nghiệm từng trải, cũng đóng một vai trò quan trọng.
Chúng ta đã quen thuộc với các giờ giấc ăn uống, nên chúng ta thường cảm thấy đói
vào các thời điểm ấy - đôi khi hoàn toàn không dính líu gì đến các dấu hiệu đòi hỏi bên
trong cơ thể cả. Tương tự, chúng ta có khuynh hướng dùng số lượng thức ăn gần như cố
định hàng ngày - dù rằng khối lượng hoạt động- nhu cầu phục hồi năng lượng cho cơ
thể chúng ta có thể thay đổi từng ngày.
Sự chi phối quá mức của các thói quen sinh hoạt hàng ngày do ước lệ xã hội, cũng
như sự vô cảm đối với các triệu chứng đói bên trong cơ thể, có liên quan đến chứng béo
phì ở một số người, nên những người không bị chứng béo phì dễ điều hòa hành vi ẩm
thực hơn.
Vẫn còn có các nhân tố khác gây ra chứng béo phì. Các đứa trẻ được cho thức ăn
ngay sau khi gặp phải chuyện buồn lòng đều biết, nhờ cơ chế tạo điều kiện tạo tác, hành
vi ẩm thực liên kết với sự an ủi và xoa dịu, nên đến lúc trưởng thành có thể chúng sẽ
quen thói ăn uống bất kỳ lúc nào gặp chuyện thất vọng, thì hành vi ẩm thực của chúng
có thể biến thành một phản ứng, do tiến trình học hỏi, hình thành đối với bất kỳ khó chịu
nào về mặt tình cảm, dẫn đến tác phong ẩm thực không dính líu hoặc liên hệ rất ít đến
các dấu hiệu đói bên trong cơ thể.
Động lực tình dục của con người
Các nhân tố di truyền của giống loài chi phối hoàn toàn hành vi tình dục của loài
vật.Vì vậy, hành vi của loài vật chịu ảnh hưởng bởi một số hormone hiện diện trong
máu.
Hành vi tình dục của loài người phức tạp hơn, mặt dù tính đặc trưng sinh vật căn bản
không khác gì các loài động vật khác. Do đó, khi phát triển đến tuổi dậy thì (puperty),
nam giới có khả năng (và ham thích) hoạt động tình dục không có chu kỳ sinh học. Khi
được kích thích đúng mức là tình dục được đánh thức và hành vì tình dục nam có thể
diễn ra. Nữ giới lại biểu lộ hành vì tình dục theo kiểu khác hẳn và phức tạp hơn nữa, vì
về mặt sinh học, hoạt động của các hormone sinh dục nữ có tính chất chu kì. Tuy nhiên,
hành vi tình dục ở đây chỉ nói đến khía cạnh khuynh hướng tình dục của một người mà
không đề cập đến các khía cạnh khác của giới tính như bản dạng giới, thể hiện giới và
giới tính sinh học, là những khía cạnh được thể hiện từ lúc nhỏ.
Mặc dù các yếu tố sinh vật "châm ngòi" cho con người thực hiện hành vi tình dục,
nhưng phải hội đủ nhiều yếu tố khác ngoài hormone mới thúc đẩy phát sinh hành vi tình
dục.
Công trình nghiên cứu của Kinsey về tình dục từ thập kỉ 30- 40 của thế kỉ 20, cũng
như các cuộc điều tra sau này (Booth, 1988, 1989; McDonald, 1988), đã cống hiến cho
chúng ta một bức tranh hoàn chỉnh và hợp lý về các tập quán tình dục đương đại. Dù
sao, đều phải ghi nhớ là một bức tranh như vậy cũng chỉ là một phản ánh nhất thời, bởi
84
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

vì các biến chuyển nhanh chóng và đột ngột về tập quán tình dục thường hay xảy ra. Thí
dụ, nạn dịch AIDS những năm 80-90 đã gây ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi tình dục,
khiến người ta hướng đến tập quán "tình dục an toàn", khuyến cáo bởi các nhà giáo dục
y tế.
Thủ dâm: hành vi tình dục đơn phương
Trước đây, ở Mỹ, các bác sĩ hẳn bảo bạn rằng hành vi thủ dâm (masturbation), tự kích
thích tình dục, sẽ gây ra rất nhiều rối loạn thể chất và tâm trí, từ hiện tượng gan bàn tay
mọc lông (hairy palms) cho đến tình trạng điên rồ hay mất trí (insanity). Nhưng dù họ
nói đúng hay sai, đa số chúng ta đều đã mang găng tay để che giấu lòng bàn tay mọc
lông - bởi vì thủ dâm là một trong các hành vi tình dục được thực hiện thường xuyên
nhất.
Mặc dù thủ dâm thường được xem là hành vi tình dục chỉ xảy ra trong trường hợp
không có sẵn biện pháp nào khác để thỏa mãn tình dục, nhưng quan điểm này không
thực tế lắm. Bất kể các thái độ tiêu cực, hầu hết các chuyên viên về tình dục đều xem
thủ dâm là hành vi tình dục không những mang tính lành mạnh, hợp pháp và vô hại, mà
còn là một biện pháp giúp người ta tìm hiểu về tình dục của bản thân nữa.
Tình dục đồng tính và lưỡng tính
Chúng ta không nên ngạc nhiên khi thấy có một số người đồng tính luyến ái
(homosexuals), bị lôi cuốn tình dục bởi người đồng giới tính với họ; trong khi những
người khác, lại thuộc dạng tình dục lưỡng tính (bisexuals), bị lôi cuốn tình dục bởi người
đồng giới tính lẫn người khác giới tính với họ.
Tình dục đồng tính không còn coi là rối loạn tâm thần, nhưng những cá nhân muốn
thay đổi khuynh hướng tình dục cũng sẽ được chữa trị. Không có loại thuốc nào có tác
dụng thay đổi các khuynh hướng tình dục, dù có thể giảm được xung động đòi hỏi tình
dục. Người ta đang tìm cách giúp đỡ những người này, bởi vì người đồng tính luyến ái
sẽ có lợi hơn khi được khuyến cáo để giảm lo âu và mặc cảm tội lỗi hơn là cố gắng tìm
cách thay đổi thái độ tình dục của họ.
Điều gì quyết định khuynh hướng tình dục của con người? Mặc dù có rất nhiều lý
thuyết, nhưng không có thuyết nào đưa ra câu trả lời khiến người ta thỏa mãn hoàn toàn.
Một số nghiên cứu căn cứ vào bản chất sinh vật, cho rằng có thể có nguyên nhân di
truyền hoặc hormone khiến người ta hình thành tình dục đồng tính. Chẳng hạn, các
chứng cứ mới đây cho thấy có một dị biệt ở vùng phía trước trong của vùng dưới đồi
(anterior hypothalamus), vùng não bộ chi phối hành vi tình dục, giữa nam giới có tình
dục đồng tính và dị tính.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu khác lại cho rằng, các nguyên nhân sinh vật căn
bản nhất gây ra hiện tượng tình dục đồng tính vẫn chưa đủ sức thuyết phục. Bởi vì hầu
hết các khám phá chỉ dựa vào các mẫu nghiên cứu gồm ít đối tượng thí nghiệm. Hơn
nữa, một nhân tố di truyền hay sinh vật nào đó thực ra chỉ có thể khiến cho một cá nhân
có định hướng tình dục đồng tính trong một số hoàn cảnh sinh hoạt nhất định mà thôi.
Các lý thuyết khác về tình dục đồng tính chú trọng đến thời thơ ấu và hoàn cảnh gia
đình của những người đồng tính luyến ái. Chẳng hạn, Freud tin rằng định hướng tình
85
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

dục đồng tính là hậu quả của hiện tượng đồng hóa sai lạc với bậc cha mẹ. Các nhà phân
tâm khác cho rằng mối quan hệ cha mẹ - con cái có thể gây ra khuynh hướng tình dục
đồng tính ở đứa trẻ; và rằng những người đồng tính nam thường có các bà mẹ đầy uy
quyền và có xu hướng bảo vệ con cái quá đáng, trong khi người cha lại thụ động và vô
tích sự trong gia đình. Điểm rắc rối đối với các lý thuyết này là nhiều người đồng tính
luyến ái lại không bị ảnh hưởng bởi các động lực gia đình như thế. Các chứng cứ không
hậu thuẫn cho các giải thích căn cứ vào tập quán dưỡng dục con cái hay vào bản chất cơ
cấu gia đình.
Một cách giải thích về hiện tượng tình dục đồng tính là căn cứ vào lý thuyết học hỏi.
Theo quan điểm này, định hướng tình dục được hình thành nhờ tưởng thưởng và trừng
phạt, giống như trường hợp chúng ta thích bơi hơn đánh quần vợt vậy. Mặc dù việc giải
thích căn cứ vào lý thuyết học hỏi có vẻ xem như hợp lý, nhưng cũng vấp phải một số
trở ngại. Bởi vì xã hội chúng ta có khuynh hướng không chấp nhận tình dục đồng tính,
nên người ta chắc chắn sẽ hy vọng bị trừng phạt (bị khinh bỉ) cho hành vi tình dục đồng
tính hơn là được khen ngợi. Ngoài ra, các đứa trẻ lớn lên cùng với cha mẹ đồng tính
luyến ái, về mặt thống kê, không nhất thiết sẽ trở thành người định hướng tình dục đồng
tính, và như vậy đi ngược lại quan điểm cho rằng hành vi tình dục đồng tính có thể học
hỏi ở người khác.
Mặc dù đến nay chúng ta không biết chắc một nguyên nhân cụ thể khiến người ta
hình thành một khuynh hướng tình dục đặc biệt; nhưng có một điều hiển nhiên là việc
điều chỉnh tâm lý không thay đổi được khuynh hướng tình dục của con người. Những
người có tình dục lưỡng tính và đồng tính luyến ái cũng hoàn toàn khỏe mạnh về thể
chất và tâm trí như những người định hướng tình dục dị tính, đồng thời họ cũng có quan
điểm về bản ngã, về giới tính (bản dạng giới và thể hiện giới) một cách thống nhất, bất
kể khuynh hướng tình dục của họ thuộc dạng nào.
Các nhu cầu đặc biệt: thúc đẩy thứ cấp
Bởi vì đa số hành vi của con người đều không có cơ sở hiển nhiên về mặt sinh học
nên chúng ta cũng sẽ tìm hiểu các thúc đẩy thứ cấp - là những thúc đẩy chỉ riêng con
người mới có, căn cứ vào các nhu cầu do học hỏi cũng như vào kinh nghiệm quá khứ
mà có.
Tình dục không chỉ là một thúc đẩy sơ cấp mà còn là một thúc đẩy thứ cấp.
Nhu cầu thành đạt: khao khát sự công nhận
Nhu cầu thành đạt (need for achievement) là một thúc đẩy bền vững đặc trưng nhờ
quá trình học hỏi mà có, trong đó, sự thỏa mãn nhu cầu gặt hái được nhờ nỗ lực đạt được
thành tích tối ưu.
Những người nhiều khát vọng thành đạt thường tìm dịp ganh đua để đạt được một
mục tiêu nào đó - có thể là thành tích học vấn, tiền tài, hay chiến thắng ở một trận tranh
tài - nhằm chứng minh thành tựu của họ. Nhưng họ khôn khéo lựa chọn thách đố tránh
các trường hợp thành công quá dễ dàng (sẽ không đáng để tự hào) hoặc các trường hợp
không chắc chắn thành công. Để an tâm, những người này hay chọn những công việc
có mức khó khăn trung bình.
86
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Ngược lại, người ít nhu cầu thành đạt thường chỉ mong tránh bị thất bại là được. Cho
nên, họ thường tìm các công việc dễ dàng để bảo đảm không bị thất bại, hoặc tìm đến
các công việc thật khó khăn mà sự thất bại không làm tổn thương họ, bởi vì hầu như bất
kỳ ai cũng sẽ có thất bại.
Còn những người quá sợ thất bại sẽ tránh xa các công việc làm có mức khó khăn
trung bình, bởi vì họ e ngại bị thất bại trong khi những người khác lại thành công.
Nhu cầu kết đoàn: khao khát tình thân hữu
Rất ít người trong chúng ta chọn lối sống của các ẩn sĩ. Tại sao thế? Một lý do là hầu
hết mọi người đều có nhu cầu kết đoàn (need for affiliation), là mối quan tâm thiết lập
và duy trì các tương quan với người khác.
Những người có nhu cầu kết đoàn cao đặc biệt nhạy cảm đối với các mối quan hệ với
người khác. Họ mong muốn luôn luôn được hòa nhập với bè bạn, và so với những người
ít có nhu cầu kết đoàn, họ không muốn bị cô đơn. Đồng thời, xét về việc thực sự phải
mất thời gian để sống với bè bạn, thì động lực kết đoàn có lẽ đóng vai trò kém quan
trọng hơn yếu tố giới tính. Theo kết quả của một nghiên cứu, bất kể định hướng kết đoàn
ra sao, các nữ sinh viên thường dành khá nhiều thời gian cho bạn bè và ít thời giờ sống
cô đơn hơn nam sinh viên.
Nhu cầu quyền lực: khao khát gây ảnh hướng đối với người khác
Nếu bạn mơ ước được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ hay nắm cương vị điều hành tập
đoàn Vinmec, thì các giấc mơ ấy phản ảnh khát vọng quyền lực.
Nhu cầu quyền lực (need for power) là khuynh hướng tìm cách tác động, chi phối,
hoặc gây ảnh hưởng đối với người khác, và để được xem là một con người đầy quyền
uy.
Như bạn biết, người có cao vọng quyền lực thường hay gia nhập vào các tổ chức và
dễ tìm việc làm hơn những người ít có nhu cầu quyền lực. Họ cũng thường chọn các
nghề nghiệp nào dễ thỏa mãn nhu cầu quyền lực của họ (như nghề quản trị kinh doanh
và - có lẽ bạn không thấy ngạc nhiên - nghề dạy học chẳng hạn).
Ngoài ra, họ cũng thường hay phô trương quyền lực: ngay từ thời còn học đại học,
họ đã có khuynh hướng mua sắm các loại của cải phô trương, như một chiếc điện thoại
đời cao hay xe môtô đua chẳng hạn.
Nam giới quá ham muốn quyền lực có khuynh hướng biểu lộ qua mức hiếu chiến,
đam mê rượu chè, say đắm tình dục, và tham dự thường xuyên hơn các cuộc tranh tài
thể thao - các hành vi biểu trưng thái độ hơi ngông nghênh và khoa trương trước tập thể.
Ngược lại, nữ giới biểu lộ nhu cầu quyền lực của họ bằng cử chỉ hạn chế hơn, phù
hợp với các ràng buộc của truyền thống xã hội đối với hành vi của họ. Nữ giới quá ham
muốn quyền lực thường hướng nhu cầu quyền lực của họ vào lĩnh vực phụng sự xã hội
hơn nam giới.
Hiển nhiên, nhu cầu quyền lực có thể được thỏa mãn bằng nhiều cách. Giống như tất
cả các động cơ khác, cách thức biểu lộ một nhu cầu phản ảnh một phối hợp, bao gồm
năng khiếu, quan điểm về thang giá trị và hoàn cảnh đặc thù, trong đó con người khám
phá được bản thân mình.
87
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

CẢM XÚC
Khái niệm chung
Sống trong thế giới, con người không chỉ nhận thức các sự vật, hiện tượng mà còn
chịu tác động trên cảm xúc bản thân bởi chúng. Khi nghe một giai điệu hay, con người
không chỉ nghe mà còn có những rung động. Những hiện tượng như “xao xuyến”, “rạo
rực”, “sung sướng”, chính là những cảm xúc sự thể hiện tác động về cảm xúc của con
người bởi sự vật, hiện tượng.
Trong khi động lực - thúc đẩy liên quan đến các lực lượng chi phối hành vi sẵn có,
thì cảm xúc (emotion) lại gắn liền với các trải nghiệm đã qua trong cuộc sống của mình.
Nghiên cứu về cảm xúc chú trọng đến các kinh nghiệm nội tâm của chúng ta vào bất kỳ
một thời điểm nào đó. Hầu hết chúng ta đều đã từng nếm qua rất nhiều dạng cảm xúc:
sung sướng vì được điểm A cho một bài thi khó khăn, buồn rầu vì cái chết của một người
thân thương, phẫn nộ vì bị đối xử bất công.
Bởi vì các cảm xúc chẳng những có thể thúc đẩy hành vi, mà còn có thể phản ánh
động lực thầm kín chi phối chúng ta nữa, nên chúng đóng một vai trò nổi bật trong cuộc
sống của chúng ta. Việc tìm hiểu cảm xúc cho đến nay vẫn là lĩnh vực nghiên cứu tối
quan trọng đối với các nhà tâm lý.
- Bản chất của kinh nghiệm cảm xúc còn có thể ở bình diện sinh lý chứ không chỉ ở
tâm trí.
- Con người làm sao để hiểu được các cảm xúc mà họ đã trải qua vào một thời điểm
nhất định nào đó.
- Cách truyền đạt cảm xúc cho người khác thông qua hành vi không lời (nonverbal
behavior).
Tuy nhiên, khi chúng ta có phản ứng cảm xúc nêu trên, cơ thể chúng ta cũng có các
phản ứng sinh lý. Vì thế chúng ta có thể sử dụng một định nghĩa tổng quát: cảm xúc
(emotion) là trạng thái tâm lý thông thường bao gồm các yếu tố sinh lý và nhận thức,
biểu đạt một cách bản năng hành vi không lời (chủ yếu là nét mặt), ảnh hưởng đến hành
vi cư xử của con người.
Hãy tìm hiểu xem cảm xúc diễn tiến ra sao.
Rất có thể bạn cũng cảm nhận được cái biến chuyển giống nhau diễn ra trong cơ thể
của bạn mỗi khi bạn hạnh phúc: như nhịp tim tăng lên, hay - như trong thí dụ trên đây -
bạn thấy mình "nhảy tưng lên vì sung sướng".
Cuối cùng, cảm xúc có thể bao quát cả những yếu tố thuộc hoạt động nhận thức, như
tìm hiểu và đánh giá tầm quan trọng của sự việc đang xảy ra trong hoàn cảnh của bạn
khiến cho bạn có cảm giác hạnh phúc ấy chẳng hạn.
Trên thực tế, một số nhà tâm lý cho rằng có các hệ thống hoàn toàn khác biệt chi phối
thành phần nhận thức và các thành phần hành vi. Hiện nay người ta đang tranh luận với
nhau về vấn đề liệu thành phần hành vi chiếm ưu thế so với thành phần nhận thức, hay
ngược lại. Một số lý thuyết gia cho rằng trước hết chúng ta đối phó với tình huống gặp
phải bằng một hành vi, rồi sau đó chúng ta mới tìm hiểu tình huống ấy.
Ngược lại các lý thuyết gia khác cho rằng trước hết người ta tìm cách nhận thức tình
88
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

huống ấy, rồi sau đó mới phản ứng hành vi. Trường phái tư tưởng này lập luận rằng việc
làm cần thiết đối với chúng ta là trước hết phải suy nghĩ để tìm hiểu một kích thích hay
tình huống gặp phải, rồi liên hệ nó với những điều chúng ta đã biết, trước khi chúng ta
có thể phản ứng trên bình diện hành vi.
Cả hai phái trong cuộc tranh luận này đều được hậu thuẫn bởi các công trình nghiên
cứu. Diễn biến có thể khác biệt nhau tùy từng tình huống trong một số trường hợp thì
cảm xúc chiếm ưu thế còn ở các trường hợp khác thì các tiến trình nhận thức xảy ra
trước. Dù diễn biến sự việc có ra sao thì điều hiển nhiên vẫn là cảm xúc tác động mạnh
đến hành vi của chúng ta.
Chức năng của cảm xúc
Liệu cảm xúc có phục vụ bất kỳ mục đích nào ngoài việc làm cho cuộc sống thú vị
không? Các nhà tâm lý đã nhận diện được một số vai trò của cảm xúc trong cuộc sống
thường ngày của chúng ta. Các vai trò quan trọng nhất là:
Chuẩn bị cho hành động của chúng ta. Cảm xúc tác động như một mối liên hệ giữa các
sự việc trong bối cảnh bên ngoài với các phản ứng thể hiện bằng hành vi của cá nhân
trong bối cảnh ấy. Thí dụ, nếu chúng ta nhìn thấy một con chó hung tợn đâm bổ về phía
chúng ta, thì phản ứng cảm xúc (cơn sợ hãi) sẽ khiến cho hệ thần kinh giao cảm phát
sinh tình trạng cảnh cảnh thức, khiến chúng ta nhanh chóng né tránh con chó ấy. Như
vậy, cảm xúc là kích thích góp phần hình thành các phản ứng hữu hiệu đối với các tình
huống khác nhau.
Uốn nắn hành vi trong tương lai của chúng ta. Cảm xúc đóng vai trò xúc tiến việc tìm
hiểu các thông tin nhằm giúp chúng ta có phản ứng thích hợp trong tương lai. Thí dụ,
phản ứng cảm xúc nảy sinh khi người ta kinh qua một sự việc khó chịu – như bị một con
chó hung dữ đe dọa - dạy người ta né tránh các trường hợp tương tự sau này. Tương tự,
cảm giác hài lòng tác động như một khích lệ đối với hành vi trước đây sẽ khiến cho
người ta tìm đến các tình huống tương tự trong tương lai. Do đó, cảm giác thư thái nảy
sinh sau khi hiến tặng cho một tổ chức từ thiện rất có thể khuyến khích hành vi từ thiện
ấy dễ tái diễn trong tương lai.
Giúp chúng ta điều chỉnh tương tác xã hội. Các cảm xúc mà chúng ta đang trải qua
thường bộc lộ rõ rệt đối với người chứng kiến, bởi vì các cảm xúc này được thông đạt
cho người ấy qua các hành vi ngôn ngữ có lời và không lời của chúng ta. Các hành vi
này tác động như một dấu hiệu giúp cho người chứng kiến hiểu rõ hơn về những điều
chúng ta đang trải qua và dự đoán được hành vi tương lai của chúng ta. Ngược lại, chính
điều này thúc đẩy người chứng kiến tương tác hiệu quả và phù hợp hơn. Thí dụ, một bà
mẹ nhìn thấy cơn sợ hãi hiện trên nét mặt đứa con hai tuổi của bà khi nó chăm chú nhìn
một bức tranh xấu xí trong một cuốn sách, bà sẽ xoa dịu để trấn an nó, nhờ đó giúp đứa
bé đối phó với hoàn cảnh gặp phải một cách hiệu quả hơn trong tương lai.
Phản ứng sinh lý trong cảm xúc
Lý thuyết James – Lange: phải chăng phản ứng sinh lý tương đồng với cảm xúc?
Đối với các nhà nghiên cứu tiền phong thăm dò bản chất của các dạng cảm xúc như
William James và Carl Lange, thì kinh nghiệm cảm xúc chẳng qua chỉ là một phản ứng
89
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

bản năng của cơ thể trước một tình huống hay sự việc nào đó xảy ra trong môi trường
sống, quan điểm này được tóm tắt qua một lời khẳng định của James: "... Chúng ta cảm
thấy buồn bởi vì chúng ta khóc, cảm thấy tức giận bởi vì chúng ta ra tay tấn công kẻ
khác, và thấy sợ hãi vì chúng ta run rẩy" (James, 1980).
Họ cho rằng mỗi loại cảm xúc quan trọng đều có một phản ứng sinh lý "nội tạng đặc
biệt” của các cơ quan bên trong cơ thể- gọi là kinh nghiệm nội tạng (visceral experience)
- gắn liền với cảm xúc ấy, và chính kiểu phản ứng nội tạng cá biệt này khiến cho chúng
ta đặt tên kinh nghiệm cảm xúc ấy.
Lý thuyết James - Lange vấp phải một trở ngại là, tình trạng hoạt động có ý thức
không luôn gây ra cảm xúc tâm lý. Thí dụ, một người đang chạy chậm bước thì nhịp tim
và nhịp thở của người ấy tăng lên, và cơ thể anh ta cũng diễn ra một số biến đổi sinh lý
khác gắn liền đến một số cảm xúc. Thế nhưng, người chạy chậm bước không hề xem
các biến đổi ấy là trạng thái cảm xúc gì cả.
Như vậy, không thể có sự tương ứng từng đôi một giữa biến đổi “nội tạng”/ phản ứng
sinh lý với trạng thái cảm xúc. Chỉ riêng các biến đổi nội tạng chưa đủ điều kiện để gây
ra cảm xúc cho con người.
Cuối cùng, các cơ quan bên trong cơ thể chúng ta phát sinh phản ứng tương quan với
cảm xúc tương đối hạn chế. Thật khó mà hình dung được loại cảm xúc nào là hậu quả
đặc thù của các biến đổi nội tạng nào. Bởi vì trên thực tế nhiều loại cảm xúc gắn liền
với các dạng phản ứng sinh lý khá giống nhau, và sự kiện này đi ngược lại lý thuyết
James - Lange.
Lý thuyết Cannon - Bard: phản ứng sinh lý là hậu quả của cảm xúc
Để giải quyết các trở ngại cố hữu trong lý thuyết Jame - Lange, Walter Cannon và
Philip Bard sau này, đề nghị một quan điểm khác. Nỗ lực chủ yếu của lý thuyết này
nhằm bác bỏ quan điểm cho rằng, chỉ riêng tình trạng “nội tạng” dẫn đến sự nhận thức
cảm xúc. Lý thuyết nay giả định rằng cả tình trạng “nội tạng” lẫn kinh nghiệm cảm xúc
đều phát sinh đồng thời bởi cùng một xung lực thần kinh, mà hai ông Cannon và Bard
cho rằng xuất phát từ đồi thị (thalamus).
Theo lý thuyết này, sau khi tiếp nhận một kích thích gây cảm xúc, thì đồi thị là căn
cứ xuất phát phản ứng cảm xúc. Khi ấy, đồi thị truyền tín hiệu đến hệ thần kinh thực
vật, khởi động các phản ứng sinh lý, và đồng thời chuyển một thông điệp đến vỏ não về
bản chất của cảm xúc đang diễn ra. Do đó, các dạng cảm xúc khác nhau không nhất thiết
phải có những kiểu phản ứng sinh lý đặc thù gắn liền với chúng - miễn là thông điệp
chuyển đến vỏ não phản ảnh cụ thể loại cảm xúc đang diễn ra.
Lý thuyết Cannon - Bard dường như chính xác khi nó bác bỏ quan điểm cho rằng, chỉ
riêng tình trạng sinh lý chịu trách nhiệm cho cảm xúc. Tuy nhiên hiện nay người ta biết
rằng vùng dưới đồi (hypothalamus) và hệ viền (limbic system) đóng vai trò chủ yếu
trong sự nhận biết cảm xúc. Điểm mơ hồ này cho phép xuất hiện một lý thuyết khác nữa
về cảm xúc: lý thuyết Schachter - Singer.
Lý thuyết Schachter - Singer: cảm xúc căn cứ vào các tín hiệu môi trường

90
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Trong một nghiên cứu, các đối tượng tham dự thí nghiệm được bảo cho biết họ sẽ
được tiêm một mũi vitamin gọi là suproxin. Thực ra, họ được tiêm epinephrine, một
loại dược phẩm làm gia tăng tình trạng cảnh giác sinh lý, bao gồm gia tăng nhịp tìm
và nhịp thở, đồng thời làm đỏ mặt, là các phản ứng thường xảy ra trong các phản ứng
xúc cảm mạnh mẽ. Một nhóm đối tượng được thông báo tác dụng thực sự của thuốc,
còn nhóm kia không được thông báo.
Sau đó các đối tượng thuộc cả hai nhóm từng người được đưa vào một tình huống
nơi đó người điều khiển thí nghiệm hành động theo một trong hai cách. Trong trường
hợp đầu, người ấy có hành vi giận dữ và thù địch, than phiền rằng ông ta sẽ tự chối trả
lời các câu hỏi có tính riêng tư trong vấn đề học mà nhà thí nghiệm đã yêu cầu hoàn
tất. Còn trong trường hợp kia, hành vi của ông ta trái ngược hắn. Ông ta tỏ ra phấn
khởi, phóng máy bay giấy và tung các cuộn giấy lên, nói chung tỏ ra hoàn toàn sung
sướng với tình huống gặp phải.
Mục đích chủ yếu của nhà thí nghiệm nhằm xác định xem các đối tượng sẽ phản
ứng xúc cảm ra sao đối với hành vi của người điều khiển ấy. Khi được yêu cầu miêu
tả trạng thái xúc cảm riêng của họ vào cuối cuộc thí nghiệm, các đối tượng đã được
thông báo về tác dụng của thuốc tương đối không bị ảnh hưởng bởi hành vi của người
đều khiển ấy. Họ cho rằng tình trạng sinh lý của họ do thuốc gây ra và do đó họ không
thấy cần phải tìm ra lý do để giải thích tình trạng ấy. Như vậy, họ báo cáo kinh nghiệm
nhận thức tương đối ít phản ánh dấu hiệu xúc cảm phát sinh.
Ngược lại, các đối tượng không được thông báo tác dụng thực sự của thuốc đã bị
ảnh hưởng bởi hành vi của người điều khiển. Các đối tượng gặp phải người điều khiển
có thái độ tức giận báo cáo rằng họ cảm thấy tức giận, trong khi các đối tượng gặp
phải người điều khiển có thái độ phấn khởi báo cáo rằng họ cảm thấy vui sướng. Tóm
lại, kết quả cho thấy các đối tượng không được thông báo tác dụng của thuốc ấn cứ
vào hoàn cảnh và thái độ của người khác để giải thích trình trạng sinh lý mà họ đang
cảm nhận.
Kết quả của thí nghiệm Schachter-Singer đã hỗ trợ một quan điểm nhận thức về cảm
xúc trong đó cảm xúc được xác định chung bởi một loại kích thích sinh lý tương đối
không cụ thể và việc dán nhãn kích thích đó dựa trên các tín hiệu từ môi trường. Mặc
dù nghiên cứu sau đó đã phát hiện ra rằng kích thích cụ thể hơn Schachter và Singer tin,
nhưng họ đã đúng khi cho rằng khi nguồn gốc của kích thích sinh lý không rõ ràng,
chúng ta có thể nhìn vào môi trường xung quanh để xác định những gì chúng ta đang
trải qua.
Khi nguyên nhân gây ra tình trạng cảm xúc không rõ rệt đối với chúng ta, thì chúng
ta có thể trông cậy vào hoàn cảnh gặp phải để xác định đúng những gì chúng ta đang
cảm nhận được. Hơn nữa, lý thuyết Schachter - Singer đã mở đường cho một số lý thuyết
đương đại về cảm xúc, nhấn mạnh đến vai trò của sự đánh giá hoàn cảnh gặp phải trong
việc xác định các phản ứng cảm xúc.
Khoa học thần kinh và sinh lý trong các cảm xúc
Khi Schachter và Singer thực hiện thí nghiệm đột phá vào đầu những năm 1960,
91
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

những cách mà họ có thể đánh giá phản ứng sinh lý đi kèm với cảm xúc là tương đối
hạn chế. Tuy nhiên, những tiến bộ trong việc đo lường hệ thống thần kinh và các bộ
phận khác của cơ thể đã cho phép các nhà nghiên cứu kiểm tra kỹ hơn các phản ứng sinh
học liên quan đến cảm xúc. Kết quả là, nghiên cứu đương đại về cảm xúc cho bằng
chứng đang gia tăng rằng, các mô hình kích thích sinh học cụ thể có liên quan đến cảm
xúc cá nhân (Franks & Smith, 2000; Vaitl, Schienle, & Stark, 2005; Woodson, 2006).
Nhưng nếu không phải là xem xét các phản ứng sinh lý “nội tạng”/phản ứng cơ thể
chung mà là các phản ứng sinh lý thần kinh, cũng như các giải phẫu chức năng của bộ
não, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những cảm xúc cụ thể tạo ra sự kích hoạt
các phần rất khác nhau của vỏ não. Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những
cảm xúc cụ thể tạo ra sự kích hoạt các phần rất khác nhau của não. Trong một nghiên
cứu, những người tham gia chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) được yêu cầu nhớ lại
các sự kiện, chẳng hạn như cái chết và đám tang, khiến họ cảm thấy buồn hoặc những
sự kiện khiến họ cảm thấy hạnh phúc, chẳng hạn như đám cưới và sinh con. Họ cũng
xem ảnh những khuôn mặt có vẻ vui hay buồn. Kết quả chụp PET rất rõ ràng: hạnh phúc
có liên quan đến sự giảm hoạt động ở một số vùng nhất định của vỏ não, trong khi nỗi
buồn có liên quan đến sự gia tăng hoạt động ở những phần cụ thể của vỏ não (George
và cộng sự, 1995; Hamann và cộng sự, 2002; Prohovnik và cộng sự, 2004).
Ngoài ra, hạch hạnh nhân, trong thùy thái dương của não, rất quan trọng trong trải
nghiệm cảm xúc vì nó cung cấp mối liên hệ giữa nhận thức về một kích thích tạo ra cảm
xúc và việc nhớ lại kích thích đó sau này. Ví dụ, nếu chúng ta đã từng bị một con pitbull
hung ác tấn công, hạch hạnh nhân sẽ xử lý thông tin đó và khiến chúng ta phản ứng với
sự sợ hãi khi nhìn thấy một con pitbull sau đó — một ví dụ về phản ứng sợ hãi theo điều
kiện cổ điển (Miller và cộng sự, 2005; Berntson và cộng sự, 2007; Kensinger, 2007;
LaBar, 2007).
Do các con đường thần kinh kết nối amygdala, vỏ thị giác và hồi hải mã (đóng vai trò
quan trọng trong trí nhớ), một số nhà khoa học suy đoán rằng các kích thích liên quan
đến cảm xúc có thể được xử lý và đáp ứng gần như ngay lập tức. Phản ứng ngay lập tức
này xảy ra nhanh đến mức, suy nghĩ hợp lý với thứ tự sau hơn và mất nhiều thời gian
hơn, dường như không được tham gia ban đầu. Trong một phản ứng chậm hơn, nhưng
chu đáo hơn, kích thích cảm xúc, thông tin cảm giác liên quan đến cảm xúc được đánh
giá đầu tiên và sau đó được gửi đến amygdala. Dường như hệ thống nhanh hơn cung
cấp phản ứng ngay lập tức đối với các kích thích cảm
xúc, trong khi hệ thống chậm hơn giúp xác nhận mối đe
dọa và chuẩn bị phản ứng chu đáo hơn (Dolan, 2002).
Các kết nối từ hạch hạnh nhân, được nhìn thấy ở đây
với màu đỏ, cho phép nó làm trung gian cho nhiều biểu
hiện tự chủ của các trạng thái cảm xúc thông qua hồi hải
mã (màu xanh tím) và vỏ não thị giác (màu cam).
(Nguồn: Từ Dolan, R. J. (2002).
Dĩ nhiên, tất cả các biến đổi sinh lý này rất có thể diễn ra ngoài sự nhận biết của bạn.
92
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Nhưng, kinh nghiệm cảm xúc song hành với các biến đổi ấy sẽ hiển nhiên đối với bạn:
không nghi ngờ gì nữa, bạn đang sợ hãi.
Mặc dù miêu tả các phản ứng cơ thể tổng quát xảy ra đồng thời với cảm xúc là việc
làm tương đối không phức tạp lắm, nhưng vai trò cụ thể của các phản ứng sinh lý này
mới là thách đố quan trọng với các nhà tâm lý. Như đã thấy, một số lý thuyết gia cho
rằng các phản ứng cơ thể là nguyên nhân khiến chúng ta cảm nhận một cảm xúc đặc biệt
đang xảy ra - thí dụ, chúng ta biết mình sợ hãi bởi vì tim chúng ta đập mạnh và chúng
ta đang thở sâu chẳng hạn. Ngược lại, các lý thuyết gia khác chủ trương rằng phản ứng
sinh lý là hậu quả của tình trạng nhận biết một dạng cảm xúc đang diễn ra. Theo quan
điểm này, chúng ta biết mình đang sợ hãi; và chính sự nhận biết cảm xúc này khiến trái
tim chúng ta đập mạnh và hơi thở sâu hơn.
Các dạng thể hiện và các loại tình cảm
Tình cảm của con người phong phú và đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức biểu
hiện, đặc biệt người ta xem xét cả sự khác biệt văn hóa trong đó.
Thể hiện cảm xúc
Theo E.Izard, con người có khoảng 10
cảm xúc nền tảng: hứng thú, hồi hộp, vui
sướng, ngạc nhiên, đau khổ, căm giận,
ghê tởm, khinh bỉ, khiếp sợ, xấu hổ, tội
lỗi. Tuy nhiên, về biểu hiện nét mặt, có
sáu cảm xúc cơ bản: hạnh phúc, tức giận,
buồn bã, ngạc nhiên, ghê tởm và sợ hãi.
Hàng trăm nghiên cứu về hành vi phi
ngôn ngữ cho thấy những cảm xúc này
luôn khác biệt và có thể nhận biết được
ngay cả đối với những người quan sát
chưa qua đào tạo (Ekman, 2007).
Căn cứ vào tính có ý thức, tính ổn định
và cường độ cảm xúc được chia thành hai
loại: xúc động, khí sắc.
Xúc động- hay gọi là cảm xúc, xúc cảm. Trong đời sống hàng ngày, khi gặp một biến cố
lớn có thể bị kích thích mãnh liệt về tình cảm như quá vui mừng hay đau buồn, quá yêu
thương hay căm giận... Những hiện tượng rung cảm như vậy ta gọi là những xúc động.
Xúc động là một dạng của cảm xúc có cường độ mạnh xảy ra trong một thời gian ngắn
và khi xảy ra thì con người thường không làm chủ được bản thân mình (cả giận mất
khôn). Người có xúc động không ý thức được hành vi của mình lúc này tuy có phần nào
biết được nguyên nhân gây ra những xúc động của mình nhưng lại không lường trước
được hậu quả hành động. Đứng về mặt sinh lý mà nói khi người ta xúc động thì ở vỏ
não xuất hiện trung khu hưng phấn quá cao hoặc trung khu ức chế quá sâu. Trung khu
hưng phấn hoặc ức chế đó sẽ lan tỏa rất nhanh. Quá trình thần kinh trên vỏ não không
hoạt động bình thường được gây cản trở cho hoạt động phân tích và tổng hợp. Trong
93
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

một số ít trường hợp xúc động có thể làm cho con người ta ngất lịm, hoặc có rối loạn
hành vi...
Khí sắc là một dạng cảm xúc, có cường độ vừa phải hoặc tương đối yếu, tồn tại trong
thời gian tương đối dài, con người không ý thức về nó. Khí sắc là một trạng thái cảm
xúc lan tỏa lên toàn bộ các rung động và làm nền cho hoạt động của con người có ảnh
hưởng đến toàn bộ hành vi của họ.
Tình cảm là thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản
thân mình, nó là một thuộc tính ổn định của xã hội tính. So với cảm xúc thì tình cảm có
được ý thức rõ ràng hơn: chủ thể biết được mình có tình cảm với ai, với cái gì. Vì thế,
tình cảm có thể được xem là một phần của thái độ.
Trong tình cảm có một loại đặc biệt, có cường độ rất mạnh, thời gian tồn tại khá lâu
dài và được ý thức rõ ràng, đó là sự say mê.

94
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Chương II

TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI VÀ


TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN

95
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

TÂM LÝ XÃ HỘI HỌC

Tâm lý xã hội (socialpsychology)- xã hội tính của con người- là ngành học tìm hiểu
xem tư tưởng, tình cảm, và hành động của con người bị chi phối ra sao bởi người khác.
Các nhà tâm lý xã hội tìm hiểu bản chất và nguyên nhân gây ra hành vi ứng xử của cá
nhân trong các tình huống xã hội.
CON NGƯỜI NHẬN ĐỊNH XÃ HỘI
Thái độ là những đánh giá về một người cụ thể, hành vi, đối tượng hoặc ý tưởng. Ví dụ:
bạn có thể có một thái độ đối với tổng thống Hoa Kỳ (một người), phá thai (một hành
vi), Phật giáo (một ý tưởng) hoặc kiến trúc (một đối tượng).
Để tìm hiểu thái độ các nhà tâm lý xã hội đều căn cứ vào mô hình ABC (ABC model).
Mô hình này cho rằng thái độ gồm có ba thành tố: cảm xúc, hành vi ứng xử và sự nhận
thức. Yếu tố cảm xúc (affect component- xúc động) bao quát các xúc cảm tệ hại hoặc
tốt đẹp của chúng ta về sự vật nào đó - tức là cách cảm nhận của chúng ta đối với nó.
Yếu tố cư xử (behavior component) là khuynh hướng hay dự tính hành động theo một
cung cách đặc biệt phù hợp với thái độ của mình. Cuối cùng, yếu tố nhận thức (cognition
component) liên quan đến các niềm tin và ý nghĩ của chúng ta về đối tượng của thái độ
chúng ta.
Tuy vậy, tất cả mọi thái độ đều phát triển đúng theo các nguyên tắc tổng quát mà các
nhà tâm lý xã hội đã khám phá được về sự hình thành, duy trì và biến đổi của chúng -
những nguyên tắc mà chúng ta sẽ thảo luận ngay dưới đây.
Hình thành và duy trì thái độ
Tiến trình tạo điều kiện cổ điển (học tập)để hình thành thái độ. Một trong các tiến trình
căn bản làm nền tảng cho sự hình thành và phát triển thái độ, có thể được lý giải trên cơ
sở các nguyên tắc học tập. Con người thiết lập các liên tưởng giữa nhiều sự vật khác
nhau với các phản ứng xúc cảm đi sau hành vi, đã củng cố hay triệt tiêu hành vi đó.
Thí dụ, nhiều binh sĩ đóng quân ở Vịnh Iran trong cuộc chiến tranh với Iraq thuật
lại rằng, họ chẳng bao giờ muốn ngồi lại trên một bãi biển đầy cát nóng bỏng nữa. Nói
khác đi, các binh sĩ ấy đã hình thành một thái độ chán ghét đối với cát.
Các nhà quảng cáo vận dụng các nguyên tắc tạo điều kiện trong việc hình thành
thái độ, nhờ nỗ lực liên kết loại sản phẩm mà họ muốn giới tiêu thụ mua sắm với một
tình cảm hay một sự kiện dễ thương.
Các tiến trình tạo điều kiện tạo tác (học tập) nhằm dẫn dắt thái độ.
Nhưng không chỉ sự khích lệ hay trừng phạt trực tiếp mới tác động đến thái độ. Tiến
trình học tập theo hình mẫu, trong đó một cá nhân học tập được điều gì đó nhờ quan sát
người khác, cũng có thể giải thích sự hình thành thái độ - nhất là khi cá nhân ấy không
có kinh nghiệm trực tiếp nào về đối tượng mà thái độ ấy nhằm vào.
Chúng ta cũng hình thành thái độ theo tiến trình học tập qua các phương tiện truyền
thông, một vấn đề hiện đang rất được quan tâm. Do sự phát triển rất nhanh của công
nghệ, tốc độ truyền thông tăng cao và phủ trên một diện rộng, nên việc tạo ra và lan
truyền một thái độ diễn ra rất nhanh.
96
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Thuyết phục: thay đổi thái độ phụ thuộc vào các yếu tố
Nguồn xuất phát thông điệp. Cá nhân chuyển giao thông điệp thuyết phục có một ảnh
hưởng lớn lao đến hiệu quả của thông điệp. Người thông tin có sức lôi cuốn cả về thể
chất lẫn về mặt xã hội, dường như sẽ giúp cải biến thái độ rất nhiều.
Ngoài ra, tài năng và uy tín của người thông tin cũng liên quan đến ảnh hưởng của
thông điệp - ngoại trừ trong các tình huống, mà người ấy bị cho là có một lý do không
thể nói ra được. Nếu người thông tin có uy tín, dường như trục lợi từ việc thuyết phục
người khác, thì thông điệp sẽ bị mất giá trị đi.
Các đặc điểm của thông điệp.
Như bạn kỳ vọng, không phải chỉ nhân vật chuyển giao thông điệp, mà nội dung
thông điệp cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi thái độ và cách cư xử. Các lý lẽ một chiều -
trong đó chỉ đề cập đến phương diện nội dung của thông điệp, được khán thính giả xem
xét một cách thuận lợi.
Nhưng trong trường hợp khán thính giả tiếp nhận một thông điệp trình bày một quan
điểm không phổ biến, thì các thông điệp hai chiều - bao gồm cả địa vị của người thông
tin lẫn nhân vật mà người thông tin ấy đưa ra lập luận đối chọi - sẽ hữu hiệu hơn, có lẽ
bởi vì chúng được xem là chính xác và sâu sắc hơn.
Ngoài ra các thông điệp gây sợ hãi ("Nếu không có tập quán tính dục an toàn, bạn sẽ
bị nhiễm bệnh AIDS") nói chung cũng có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu cơn sợ hãi bị đánh
thức quá mạnh, các thông điệp có thể khơi dậy các cơ chế phòng vệ của con người và
có thể bị người ta phớt lờ đi. Trong các trường hợp đó, các thông điệp gây sợ hãi sẽ có
hiệu quả nhất nếu như chúng bao gồm các lời khuyên người ta hành động đúng mức
nhằm tránh được nguy hiểm.
Các đặc điểm của Người nhận hay Mục tiêu của thông điệp.
Một khi thông điệp đã được truyền đi, các đặc điểm của khán thính giả quyết định
liệu thông điệp sẽ được chấp nhận hay không.
Thí dụ, chúng ta có thể kỳ vọng sự thông minh của người tiếp nhận liên quan đến
khả năng bị thuyết phục của họ - và quả như thế, cho dù mối tương quan đó khá phức
tạp. Mức thông minh cao có thể được xem là vừa hỗ trợ lại vừa gây trở ngại cho việc
thuyết phục. Bởi vì càng thông minh người ta càng hiểu được thông điệp dễ dàng hơn
và sau đó dễ dàng nhớ lại hơn, nên sự thuyết phục sẽ thuận lợi hơn. Ngược lại, càng
thông minh thì người ta càng có nhiều kiến thức và càng tự tin vào quan điểm riêng của
mình hơn, do đó các thông điệp theo quan điểm đối chọi lại họ càng dễ bị loại bỏ đi
hơn.
Rất nhiều cuộc nghiên cứu được tiến hành về vấn đề này, đều cho thấy những người
thông minh có sức đề kháng với sự thuyết phục mạnh mẽ hơn người kém thông minh.
Tuy vậy, vấn đề này chưa hoàn toàn ngã ngũ.
Giới tính cũng được xem xét về tính dễ thuyết phục, tuy nhiên việc phụ nữ dễ bị
thuyết phục hơn nam giới là không đáng kể.
Một nhân tố quan trọng trong việc quyết định xem liệu một thông điệp có được chấp
nhận hay không, là cách xử lý thông tin của người tiếp nhận thông điệp. Có hai cách
97
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

thuyết phục: xử lý hướng tâm và xử lý ngoại vi. Cách xử lý hướng tâm (central route
processing) xảy ra khi người tiếp nhận tìm hiểu sâu sắc các vấn đề và các lý lẽ liên hệ
đến sự thuyết phục. Ngược lại, cách xử lý ngoại vi xảy ra khi người tiếp nhận sử dụng
các thông tin dễ hiểu, không bắt buộc họ suy nghĩ, như thông tin về hình thức của nguồn
xuất phát thông điệp, hoặc các thông tin khác kém quan trọng hơn về các vấn đề liên hệ
đến bản thân của thông điệp chẳng hạn. Nói chung, cách xử lý hướng tâm có hậu quả
cải biến thái độ lâu dài nhất.
Một số người có nhiều khả năng hơn những người khác sử dụng xử lý tuyến trung
tâm hơn là xử lý tuyến ngoại vi? Câu trả lời là có. Những người có nhu cầu nhận thức
cao, có nhiều khả năng sử dụng quy trình xử lý tuyến trung tâm. Những người có nhu
cầu nhận thức cao thích suy nghĩ, triết lý và suy ngẫm về thế giới. Do đó, họ có xu
hướng phản ánh nhiều hơn về các thông điệp thuyết phục bằng cách sử dụng xử lý
tuyến trung tâm và có khả năng bị thuyết phục bởi các thông điệp phức tạp, hợp lý và
chi tiết. Ngược lại, những người có nhu cầu nhận thức thấp trở nên thiếu kiên nhẫn
khi bị buộc phải dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ về một vấn đề. Do đó, họ thường
sử dụng xử lý tuyến ngoại vi và bị thuyết phục bởi các yếu tố khác ngoài chất lượng
và chi tiết của thông điệp (Dollinger, 2003; VanOverwalle & Siebler, 2005).
Nhận thức xã hội: thái độ đối với người khác
Tìm hiểu người khác Hãy tìm hiểu trong một phút, vô số thông tin chúng ta tiếp nhận
được về người khác. Chúng ta làm sao quyết định được thông tin nào quan trọng và
thông tin nào không quan trọng, để phán đoán về các điểm đặc trưng của người khác?
Các nhà tâm lý quan tâm đến câu hỏi này ra sức nghiên cứu chủ đề nhận thức về xã hội
(social cognition) - các tiến trình làm nền tảng cho việc tìm hiểu thế giới chung quanh
trên bình diện xã hội. Họ đã khám phá được, con người có các lược đồ (schemas) phát
triển cao độ, tức là các tổ hợp nhận định về con người và kinh nghiệm xã hội. Các lược
đồ này sắp xếp có hệ thống các thông tin lưu trữ trong trí nhớ; tượng trưng về phương
thức vận hành của xã hội trong tâm tư chúng ta; và trình bày cho chúng ta một cơ cấu
để phạm trù hóa và diễn dịch các thông tin liên quan đến các kích thích có tính xã hội.
Nói chung, chúng ta có các lược đồ tiêu biểu cho các mẫu người đặc biệt trong hoàn
cảnh sống của mình.
Hình thành ấn tượng. Khám phá từ thực nghiệm và các cuộc nghiên cứu bổ sung về
các hình thành ấn tượng đều chú trọng vào phương thức theo đó con người đặc biệt quan
tâm đến một số nét nhân cách quan trọng lạ thường - gọi là nét nhân cách trung tâm
(central traits) - giúp con người thiết lập một ấn tượng tổng quát về người khác.
Dĩ nhiên, khi hiểu biết thêm về người khác, và thấy họ biểu hiện cách cư xử trong
nhiều tình huống khác nhau, thì ấn tượng của chúng ta về họ lại càng phức tạp hơn.
Thế nhưng, bởi vì thường có nhiều khoảng trống trong hiểu biết của chúng ta về người
khác, nên chúng ta vốn có khuynh hướng gán ghép họ, và các lược đồ nhân cách tượng
trưng cho những "loại" người đặc biệt nào đó. Chẳng hạn, chúng ta có thể có lược đồ
"người thích giao du", cấu thành bởi các nét nhân cách như thân thiện, năng nổ, và cởi
mở. Chỉ cần có một hoặc hai trong số nét nhân cách này cũng khiến chúng ta gán ghép
98
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

một cá nhân vào một “loại” nhất định.


Không may, các lược đồ ấy lại dễ bị nhiều nhân tố tác động làm biến đổi mức chính
xác trong phán đoán của chúng ta. Thí dụ, khí sắc ảnh hưởng đến cách nhận định của
chúng ta về người khác. Những người có khí sắc lạc quan thường hình thành ấn tượng
tốt đẹp và phán đoán tích cực hơn những người đang có khí sắc bi quan.
Cho dù các lược đồ không chính xác hoàn toàn đi nữa, chúng cũng rất có hiệu quả.
Chúng cho phép chúng ta xây đắp các kỳ vọng về cách cư xử tương lai của người khác,
giúp chúng ta phác họa các tương tác với người xung quanh dễ dàng hơn, và giúp đơn
giản hóa việc nhận định một xã hội muôn màu muôn vẻ mà chúng ta đang sống.
Các tiến trình qui gán
Thỉnh thoảng hầu hết chúng ta đều đã từng gặp cảnh khó lòng hiểu được các lý do
hậu thuẫn cho cách cư xử của một cá nhân nào đó, như khi chúng ta là thành viên
trong hội đồng kỷ luật sinh viên, ngồi xét xử một vụ gian lận thi cử chẳng hạn. Ngược
lại với nghiên cứu nhận thức về xã hội, tức là công trình miêu tả cách thức con người
hình thành ấn tượng tổng quát về người khác căn cứ trên các nét nhân cách của họ, lý
thuyết quy gán (attribution theory) tìm cách giải thích cách thức chúng ta căn cứ vào
một số hành vi điển hình của một cá nhân để xác định các nguyên nhân đặc biệt khiến
cho cá nhân ấy có lối cư xử nào đó.
Trong nỗ lực tìm hiểu các nguyên nhân làm cơ sở cho một lối cư xử nhất định, thông
thường con người trước hết cố gắng xác định xem nguyên nhân ấy thuộc hoàn cảnh hay
có hay bị thúc đẩy bởi phẩm chất cá nhân của người đó.
Các thiên kiến trong tiến trình qui gán: lầm lạc là bản chất của con người. Nếu chúng
ta luôn luôn xử lý thông tin theo cung cách hợp lý như lý thuyết quy gán chủ trương, thì
có lẽ thế giới này đã diễn biến trơn tru hơn khá nhiều. Tiếc thay, con người lại không
thường xuyên xử lý các thông tin về những người xung quanh theo kiểu hợp lý như thế.
Trên thực tế, các cuộc nghiên cứu đều cho thấy rằng, thường hay có các thiên kiến trong
cách thức thực hiện các tiến trình quy gán. Các thiên kiến điển hình nhất là:
- Thiên kiến qui gán căn bản: một trong các thiên kiến thông thường nhất trong tiến trình
qui trách của con người là khuynh hướng gán cho cách cư xử của người khác là do phẩm
chất cá nhân - trong khi cư xử của họ thực ra lại do các nhân tố hoàn cảnh. Được gọi là
thiên kiến qui gán căn bản (fundamental attribution bias), khuynh hướng này rất thịnh
hành.
Tại sao thiên kiến quy gán căn bản lại phổ biến? Một lý do phải kể đến chính là bản
chất của các thông tin sẵn có đối với người thực hiện tiến trình quy gán. Khi chúng ta
nhìn thấy cách cư xử của người khác trong một bối cảnh đặc biệt thì các thông tin nổi
bật nhất chính là bản thân hành vi của người ấy. Bởi vì các chi tiết hoàn cảnh chung
quanh người ấy vào lúc bấy giờ tương đối tĩnh và bất biến, nên người ấy chính là trọng
tâm chú ý của chúng ta.
Nhưng khi phải tìm hiểu lại về hành vi của mình, thì các biến đổi trong bối cảnh lại
rõ rệt hơn, nên chúng ta dễ qui gán cho các nhân tố hoàn cảnh hơn.
- Tác dụng lan truyền. Một người thông minh, dễ mến và đáng yêu. Phải chăng anh ấy
99
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

cũng là người có lương tâm? Nếu như phải đánh bạo đưa ra một phỏng đoán, rất có thể
bạn sẽ nói "có". Phỏng đoán của bạn phản ảnh tác dụng lan truyền (halo effect), một
hiện tượng trong đó sự hiểu biết sơ bộ rằng một cá nhân có các nét nhân cách tốt đẹp
thường được sử dụng để suy ra các đặc điểm tốt đẹp nhất quán khác. Hiện tượng ngược
lại cũng xảy ra. Nếu biết rằng một người không chan hòa và hay gây gổ, có lẽ bạn sẽ dễ
cho rằng anh ấy có tính lười biếng.
Lý do làm cơ sở cho tác dụng lan truyền là chúng ta tuân theo lý thuyết nhân cách
mặc nhiên (implicit personality theory), tức là lý thuyết phản ảnh quan điểm của chúng
ta về các nét nhân cách được phát hiện cùng một lúc ở nhiều cá nhân. Lý thuyết này căn
cứ vào một phối hợp gồm kinh nghiệm và logic. Tuy nhiên, nhận định của chúng ta có
thể bị lầm lạc, bởi vì việc áp dụng lý thuyết của chúng ta có thể đặc biệt không phù hợp
với một cá nhân nhất định nào đó, hoặc đơn giản bởi vì lý thuyết ấy sai lầm. Hầu hết
mọi người đều không có các nét nhân cách tốt nhất loạt, cũng như xấu nhất loạt, mà
đúng ra đều có một phối hợp gồm cả tốt lẫn xấu.
- Thiên kiến tương đồng giả lập: những người bạn lâu năm và mới kết giao giống bạn -
về thái độ, quan điểm, và sở thích - đến mức nào? Hầu hết mọi người đều tin rằng bạn
bè cũ mới đều khá giống bản thân họ. Thế nhưng cảm tưởng vượt quá bản thân người
mà chúng ta quen biết; bởi vì có một khuynh hướng chung- gọi là thiên kiến tương đồng
giả lập (assumed- similar bias)- cho rằng người khác giống mình, cả trong trường hợp
chỉ mới gặp họ lần đầu.
Thiên kiến này còn nêu ra một khả năng thú vị là: có lẽ việc thẩm định người khác,
thật ra là xác định các đặc điểm của bản thân mình, chứ không phải là các đặc điểm của
người bị thẩm định ấy. Cho nên, trong một số trường hợp bức chân dung chúng ta vẽ về
người khác - nhất là người mà chúng ta biết rất ít - thực ra có lẽ là một phác họa về cách
chúng ta quan sát chính mình.
- Thiên kiến định hướng tự thân. Khi đội của họ giành chiến thắng, các huấn luyện viên
thường cảm thấy rằng thành công là do huấn luyện của họ. Nhưng khi họ huấn luyện
một đội thua, các huấn luyện viên nghĩ đó là do các kỹ năng kém của các cầu thủ trong
đội. Tương tự, nếu bạn đạt điểm A trong bài kiểm tra, bạn có thể nghĩ rằng đó là do sự
chăm chỉ của bạn, nhưng nếu bạn bị điểm kém, thì đó là do sự bất cập của giáo sư. Lý
do là sự thiên vị tự thân, xu hướng quy kết thành công cho các yếu tố cá nhân (kỹ năng,
khả năng hoặc nỗ lực) và thất bại cho các yếu tố bên ngoài bản thân (Spencer và cs,
2003; Bergeron, 2006).
Sự quy gán còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như bối cảnh văn hóa của chủng tộc,
dân tộc, và tầng lớp xã hội.
Giống như trường hợp chúng ta quy gán cho hành vi của người khác, lý thuyết nhận
định về bản thân (self-perception theory) của Darryl Bern (1967, 1972) cho rằng chúng
ta theo dõi cách cư xử của bản thân để nhận diện các nguyên nhân của nó, như một
người quan sát của chính bản thân mình. Nói khác đi, đôi khi con người không hiểu rõ
lý do khiến họ vừa biểu hiện một lối cư xử nào đó. Khi ấy họ sẽ tìm hiểu cặn kẽ về hành
vi của mình, và cố gắng hình dung ra lý do nào khiến họ đã hành động. Đó là vì khuynh
100
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

hướng của chúng ta là hạn chế mâu thuẫn nhận thức (cognitive dissonance), xảy ra trong
khi chúng ta hình thành thái độ của mình.
ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI TRÊN CON NGƯỜI
Giờ đây chúng ta phân tích ảnh hưởng của xã hội (social influence), một lĩnh vực
nghiên cứu thuộc ngành tâm lý xã hội nhằm tìm hiểu các tình huống trong đó hành động
của một cá nhân (hay một nhóm người) tác động đến cách cư xử của người khác. Chúng
ta sẽ xem xét ba loại ảnh hưởng xã hội chủ yếu là tuân theo, phục tùng, và vâng lời.
Tuân theo: làm theo những gì người khác làm
Tuân theo (conformity) là thay đổi cách cư xử hay thái độ, do ước muốn tuân theo
các niềm tin hay tiêu chuẩn của người khác. Minh chứng cổ điển cho áp lực buộc tuân
theo xuất phát từ một loạt thực nghiệm do Solomon Asch (1951) thực hiện.
Kể từ công trình tiên phong của Asch, có đến hàng trăm cuộc nghiên cứu đã tìm hiểu
các nhân tố tác động đến sự tuân theo, và đến nay chúng ta biết rất nhiều điều về hiện
tượng này. Sau đây là các nhân tố quan trọng nhất làm phát sinh hiện tượng tuân theo:
- Các đặc điểm của nhóm. Nhóm càng có sức lôi cuốn đối với thành viên thì áp lực tuân
theo càng nhiều. Địa vị (status) - cấp bậc quan hệ trong nhóm - của cá nhân càng thấp
và tính tương đồng của cá nhân ấy đối với nhóm càng cao, thì quyền lực của nhóm đối
với cách cư xử của cá nhân ấy càng lớn.
- Bản chất phản ứng của cá nhân. Trong trường hợp phải phản ứng công khai thì sự
tuân theo của cá nhân cao hơn rất nhiều so với trường hợp có thể phản ứng riêng tư, như
các bậc tiền bối sáng lập nền dân chủ của Mĩ đã nêu rõ khi biểu quyết thủ tục bầu phiếu
kín.
- Loại nhiệm vụ - Những cá nhân đang đảm nhận nhiệm vụ hay phải trả lời các câu hỏi
có tính chất mơ hồ (không có giải đáp minh bạch) dễ bị áp lực xã hội hơn. Hơn nữa,
những nhiệm vụ mà cá nhân kém năng lực hơn so với nhóm thường khiến cho cá nhân
dễ có hành động chiều theo nhóm hơn.
- Tình trạng nhất trí của nhóm. Áp lực tuân theo mạnh mẽ nhất trong các nhóm mà các
thành viên đều nhất loạt ủng hộ một lập trường. Nhưng điều gì sẽ xảy ra trong trường
hợp cá nhân có ý kiến mâu thuẫn lại có một đồng minh trong nhóm, được gọi là người
ủng bộ quan điểm xã hội (social supporter), tán thành ý kiến của họ? Chỉ cần có một
người chịu chia sẻ quan điểm không phổ biến ấy cũng đủ để làm giảm bớt áp lực tuân
theo.
Phục tùng: khuất phục trước áp lực trực tiếp của xã hội
Khi thảo luận về tính thích nghi, chúng ta thường đề cập đến một hiện tượng trong đó
áp lực xã hội không có dạng một mệnh lệnh trực tiếp. Nhưng trong một số tình huống
áp lực xã hội cụ thể hơn nhiều, khi ấy có một áp lực công khai và trực tiếp buộc người
ta phải tán thành một quan điểm đặc biệt hay phải cư xử theo một lối nhất định. Các nhà
tâm lý xã hội gọi loại cư xử phát sinh nhằm đáp ứng áp lực trực tiếp của xã hội là hiện
tượng phục tùng (compliance).
Kỹ thuật bước chân - vào cửa: Khi một đề nghị nhỏ dẫn đến một đề nghị quan trọng
hơn.
101
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Theo kỹ thuật này, trước hết bạn yêu cầu người ta chấp nhận một đề nghị tầm thường
để sau đó yêu cầu người ấy chấp nhận một đề nghị quan trọng hơn. Hóa ra mức độ phục
tùng đối với yêu cầu tối hậu tăng lên đáng kể khi người ta đã lỡ chấp nhận một ân huệ
nhỏ trước đó.
Nghiên cứu trong đó một số nhà thí nghiệm đến từng nhà yêu cầu cư dân ký tên
ủng hộ phong trào lái xe an toàn. Hầu hết mọi người đều chấp nhận tuân theo đề nghị
nhẹ nhàng và không đáng kể này. Thế nhưng một vài tuần lễ sau đó, các nhà thí nghiệm
khác đến tiếp xúc với các cư dân ấy lần nữa để yêu cầu họ tuân theo một đề nghị quan
trọng hơn nhiều: dựng một tấm biển lớn ghi "Lái xe thận trọng" ở sân cỏ trước nhà.
Kết quả cụ thể là 55% cư dân từng ký tên ủng hộ trước đây đã tán thành đề nghị này;
trong khi chỉ có 17% cư dân thuộc nhóm kiểm soát, gồm các cư dân trước đây chưa
được yêu cầu ký tên ủng hộ phong trào lái xe an toàn, tán thành đề nghị này.
Kỹ thuật cánh - cửa - trước - mắt: Khi một đề nghị to tát dẫn đến một đề nghị kém quan
trọng hơn.
Kỹ thuật cánh - cửa - trước - mắt (door - in - the - face technique), theo đó một đề
nghị to tát, chắc chắn sẽ bị từ chối được tiếp nối bằng một đề nghị thấp hơn. Hiển nhiên,
tuy trái ngược hoàn toàn với thủ đoạn bước - chân - vào - cửa, kỹ thuật này cũng tỏ ra
rất hiệu quả.
Một thí dụ về mức hiệu quả của nó đã được minh chứng trong một thí nghiệm hiện
trường, trong đó người ta chặn đường và đề nghị các sinh viên đại học giúp đỡ một
việc khá to tát - như làm cố vấn không ăn lương cho các trường hợp thiếu nhi phạm
pháp, hai giờ mỗi tuần, trong thời hạn hai năm liền chẳng hạn. Không lấy gì làm ngạc
nhiên rằng, chẳng có ai chịu cam kết một đề nghị to tát như thế. Nhưng sau đó, khi
được đề nghị giúp đỡ một việc dễ dàng hơn nhiều, như dẫn một nhóm thiếu nhi phạm
pháp đi công viên chơi 2 giờ chẳng hạn, thì khoảng một nửa số sinh viên ấy đã chấp
nhận.
Kỹ thuật này được sử dụng phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Có lẽ bạn đã từng
sử dụng thủ đoạn này đôi khi trong cuộc đời mình, như xin cha mẹ tăng thêm được
khoản tiền mong muốn chẳng hạn.
Một lý do khiến cho kỹ thuật này đạt hiệu quả là nó trông cậy vào ước muốn biểu
hiện lòng tốt của chúng ta đối với người khác. Trong lần từ chối ban đầu chúng ta tin
rằng mình đã hành động hợp lý, nhưng lần từ chối thứ hai có thể khiến chúng ta cảm
thấy mình có vẻ là người thiếu tinh thần hợp tác.
Vâng lời: ngoan ngoãn tuân thủ các mệnh lệnh trực tiếp
Các kỹ thuật chiêu dụ phục tùng đã đưa ra một biện pháp qua đó người ta nhẹ nhàng
bị lôi kéo chấp nhận yêu cầu của người khác. Tuy vậy, trong một số trường hợp các yêu
cầu lại nhằm khiến cho người ta ngoan ngoãn vâng lời (obedience) theo mệnh lệnh của
người có quyền lực (khen thưởng hoặc trừng phạt).
Ngoài ra, chúng ta còn bị ảnh hưởng vâng lời khi cảm thấy mệnh lệnh này không
khiến chúng ta phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện- thực nghiệm Milgram.

102
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Trong nghiên cứu này, các đối tượng được


nhà thí nghiệm yêu cầu họ gây các cú giật điện
càng lúc càng mạnh hơn cho một người khác
như là một phần của công tác nghiên cứu về tiến
trình học tập. Thực ra, thí nghiệm này không
dính líu gì đến vấn đề học tập cả; vấn đề tìm
hiểu đích thực ở đây là mức độ vâng lời làm theo
yêu cầu của nhà thí nghiệm. Thực tế, những
người bị cho là sẽ nhận những cú giật điện lại
chính là những kẻ đồng mưu thí nghiệm, thực sự không hề có tổn thương chút nào cả.
Chiếc “máy giật điện” đầy ấn tượng này được sử dụng để khiến cho những người tham
dự thí nghiệm tin tưởng rằng họ đang gây các cú giật điện
cho người khác, là người được nối với máy giật điện bằng
các điện cực gắn vào da. Hầu hết những người được nghe
miêu tả về thí nghiệm này đều cho rằng sẽ không có đối
tượng nào chịu gây cú giật điện mạnh nhất – hoặc vì thế mà
không chịu gây cú giật điện nào cả. Thậm chí một nhóm bác
sĩ tâm thần khi được miêu tả tình huống này cũng đã dự đoán
rằng không đến 2% số đối tượng sẽ nhắm mắt nghe theo và gây các cú giật điện mạnh
nhất. Nhưng kết quả thực tế đi ngược lại phỏng đoán của cả giới chuyên môn lẫn giới
không chuyên môn. Rốt cục gần đến 2/3 số đối tượng đã vặn nút đèn trên máy đến mức
cao nhất để “giật chết” học viên. Tại sao quá nhiều người đành lòng nhắm mắt nghe theo
yêu cầu của nhà thí nghiệm? Phỏng vân sâu rộng các đối tượng này cho thấy sở dĩ họ
vâng lời chủ yếu vì tin rằng nhà thí nghiệm sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với bất kỳ
hậu quả tai hại nào có thể xảy ra cho học viên. Như vậy, mệnh lệnh của nhà thí nghiệm
đã được ngoan ngoãn tuân thủ bởi vì các đối tượng nghĩ rằng họ sẽ không chịu trách
nhiệm cá nhân vì hành động của mình – họ luôn luôn đổ lỗi cho nhà thí nghiệm.
Khuôn mẫu
Nếu bạn giống như hầu hết mọi người, có lẽ bạn sẽ tự động hình thành một số loại ấn
tượng, về việc mỗi người sẽ như thế nào. Rất có thể ấn tượng của bạn dựa trên một
khuôn mẫu, một tập hợp niềm tin và kỳ vọng chung chung về một nhóm cụ thể và các
thành viên của nó. Các khuôn mẫu, có thể tiêu cực hoặc tích cực, phát triển từ xu hướng
phân loại và sắp xếp lượng thông tin khổng lồ chúng ta gặp phải trong cuộc sống hàng
ngày. Tất cả các khuôn mẫu đều có chung đặc điểm chung là quá đơn giản hóa thế giới.
Chúng ta xem các cá nhân không phải về đặc điểm cá nhân, độc đáo của họ, mà về các
đặc điểm chúng ta gán cho tất cả các thành viên của một nhóm cụ thể.
Các khuôn mẫu có thể dẫn đến định kiến, đánh giá tiêu cực (hoặc tích cực) của một
nhóm và các thành viên của nhóm. Các khuôn mẫu và hình thức định kiến phổ biến liên
quan đến chủng tộc, tôn giáo, sắc tộc và giới tính. Trong những năm qua, nhiều nhóm
khác nhau đã được gọi là những người lười biếng, hay những người khôn ngoan, hay
những người không phải là người bình thường, với những mức độ đều đặn khác nhau,
103
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

bởi những người không phải là thành viên của nhóm đó. Ngay cả ngày nay, mặc dù đã
có tiến bộ lớn trong việc giảm các hình thức định kiến, do bị trừng phạt về mặt pháp lý,
chẳng hạn như phân biệt trường học, các định kiến khuôn mẫu vẫn còn (Eberhardt và
cs, 2004; Pettibrew, 2004; Hunt và cs, 2006), có thể dẫn đến loại trừ khỏi công việc, khu
phố và cơ hội giáo dục, và có thể dẫn đến mức lương và lợi ích thấp hơn cho các thành
viên của các nhóm.
Ngay cả những người da trắng, trên bề mặt dường như không được đánh giá cao là
có thể che giấu định kiến ẩn giấu về phân biệt chủng tộc hiện đại, khi tham gia thí
nghiệm, được nhìn thấy khuôn mặt trên màn hình máy tính nhanh đến mức không thể
nhận thức được khuôn mặt một cách có ý thức, họ vẫn phản ứng tiêu cực hơn với khuôn
mặt da đen so với khuôn mặt da trắng (Dovidio, Gaertner, Pearson, 2005; Liu và Mill,
2006; Pearson, Dovidio và Pratto, 2007).
Sự rập khuôn không chỉ dẫn đến sự phân biệt đối xử, mà còn có thể khiến các thành
viên của các nhóm rập khuôn hành xử theo cách phản ánh khuôn mẫu, được gọi là sự
tuân theo, đã trình bày ở trên.
GÂY HẤN
Làm tổn thương người khác: Hành động gây hấn
Phải chăng, khía cạnh gây hấn là một bộ phận không thế thiếu được, thuộc bản tính
của con người? Hầu hết các nhà tâm lý xã hội đều định nghĩa tính gây hấn tùy theo
chừng mực và mục đích ẩn ở phía sau cách cư xử. Gây hấn (aggression) là hành động
cố tình gây thương tích hay thiệt hại cho người khác.
Tiếp cận bản năng:
Gây hấn là hiện tương phát tiết năng lực. Người đề xướng chủ yếu của tiếp cận này là
nhà phong tục học (ethologist, nhà khoa học chuyên nghiên cứu tập tính của động vật)
- Konrad Lorenz, ông này cho rằng, cùng với các giống loại khác, con người có bản
năng chiến đấu, nhờ đó mà trước đây, tổ tiên chúng ta bảo đảm được nguồn lương thực
và loại trừ kẻ suy nhược ra khỏi bộ tộc.
Quan điểm gây tranh cãi xuất phát từ nghiên cứu bản năng của Lorenz cho rằng,
năng lực gây hấn tích lũy liên tục bên trong con người, cho đến khi được phóng thích
theo một tiến trình gọi là phát tiết (catharsis). Lorenz nói rằng, năng lực này tích lũy
càng lâu ngày, thì mức độ biểu hiện gây hấn càng cao, khi được phát tiết ra.
Chủ trương của Lorenz cho rằng, xã hội có nhiệm vụ đề nghị một biện pháp khả dĩ
chấp nhận được, như để cho năng lực ấy phát tiết qua việc tham gia vào các môn thể
thao và các trò chơi chẳng hạn, nhằm ngăn chặn nó phát tiết vào các phương thức bất
lợi cho xã hội. Tuy quan điểm này hợp lý, nhưng không có cách gì thực hiện được
một thí nghiệm nào phù hợp để chứng nghiệm nó. Trên thực tế, nói chung rất ít người
ủng hộ các lý thuyết bản năng, bởi vì người ta khó tìm được các chứng cứ xác nhận
bất kỳ nguồn năng lực bị dồn nén nào.
Lý thuyết thất vọng dẫn đến gây hấn:
Gây hấn là phản ứng đối với tình trạng thất vọng. Giả sử bạn đang ra sức làm bài tiểu
luận đến hạn phải nộp cho lớp vào sáng sớm hôm sau, và chiếc máy in của bạn lại vừa
104
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

hết mực đúng vào lúc bạn định in bài tiểu luận ấy. Bạn chạy vội đến cửa hàng để mua
thêm mực, thì thấy người bán hàng đóng cửa nghỉ bán. Dù thấy được cử chỉ van xin mở
cửa của bạn, nhưng ông ta vẫn từ chối qua động tác nhún vai, rồi chỉ vào tấm biển đề
cửa hàng chỉ mở cửa vào ngày hôm sau. Ngay lúc ấy, tâm tình của bạn có lẽ đang sôi
sục lên đến mức, bạn muốn có hành động gây hấn thực sự đối với người bán hàng ấy.
Lý thuyết thất vọng dẫn đến gây hấn, nỗ lực giải thích tính gây hấn bằng các biến cố
giống như sự kiện vừa nêu. Hồi mới được đề xướng lần đầu, lý thuyết này chủ trương
dứt khoát rằng tâm trạng thất vọng nhất định dẫn đến hành động gây hấn dưới một dạng
nào đó, khi mà tâm trạng thất vọng (frustration) được định nghĩa là tâm trạng phát sinh
khi một lối cư xử nhằm một mục tiêu nhất định đang diễn ra thì gặp trở ngại hay bị
phong tỏa. Tuy nhiên, hành động gây hấn thực sự xảy ra hay không còn tùy thuộc vào
sự hiện diện của các gợi ý gây hấn (aggressive cues), là các kích thích gắn liền với hành
động gây hấn hay bạo hành thực sự trong quá khứ, và sẽ làm động cơ tái phát động tính
gây hấn trong hiện tại. Ngoài ra, tâm trạng thất vọng được giả định chỉ gây ra hành động
gây hấn trong trường hợp phát sinh ra thêm các cảm giác khó chịu, đau khổ (mang tính
bất thường).
Các loại kích thích nào tác động như là gợi ý gây hấn? Có thể từ kích thích minh thị
nhất, như sự hiện diện các loại vũ khí chẳng hạn, cho đến kích thích tế nhị nhất, như đơn
thuần đề cập đến tên tuổi của một cá nhân đã từng cư xử bạo hành trong quá khứ chẳng
hạn.
Lý thuyết học tập quan sát:
Tiêm nhiễm thói gây tổn tương người khác.
Người ta cho rằng, tính gây hấn không phải là một hiện tượng nhất định phải xảy ra,
đúng ra nó là một phản ứng tiêm nhiễm được do phần thưởng và hình phạt (tiến trình
học tập tương tác xã hội).
Lý thuyết này đặc biệt quan tâm, không chỉ đến phần thưởng và hình phạt trực tiếp,
mà đích thân con người nhận được, mà còn lưu ý đến phần thưởng và hình phạt mà các
nhân vật mẫu - những cá nhân nêu gương cư xử - nhận được sau đó của lối cư xử ấy.
Nếu hậu quả tốt thì lối cư xử ấy nhất định sẽ được bắt chước theo, khi người quan sát
thấy bản thân mình lâm vào tình huống tương tự.
Quan điểm căn bản này của lý thuyết đã được ủng hộ rộng rãi, và có ý nghĩa quan
trọng đối với việc tìm hiểu ảnh hưởng của hành động gây hấn biểu hiện qua các phương
tiện truyền thông.
Hầu hết các chuyên gia đều tán thành rằng, tiếp xúc nhiều với vấn đề bạo lực trên các
phương tiện truyền thông (xem phim, xem tin tức, chơi các game...) có thể khiến cho
người ta dễ có hành động gây hấn hơn. Một mặt, việc chấp nhận phố biển các cảnh bạo
hành dường như làm giảm hiệu lực của các cấm đoán xã hội đối với sự thể hiện tình gây
hấn - xem các cảnh miêu tả bạo lực trên truyền thông khiến cho hành động gây hấn
dường như là một phản ứng hợp pháp trong các tình huống đặc biệt. Mặt khác, xem cảnh
bạo hành quá nhiều có thể khiến cho chúng ta hiểu sai lạc ý nghĩa cách cư xử của người
khác.
105
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Cuối cùng, xem liên tục các cảnh gây hấn có thể khiến cho chúng ta bớt nhạy cảm
đối với bạo lực, và những hành động trước đây khiến chúng ta ghê tởm thì nay đã khiến
chúng ta bớt chán ghét hơn. Mối đồng cảm với nỗi đau đớn và thống khổ của các nạn
nhân do hành động gây hấn có thể mất đi, và chúng ta cảm thấy mình dễ có hành động
gây hấn hơn.
Giúp đỡ người khác: Khía cạnh tươi sáng của Nhân tính
Rời khỏi khía cạnh gây hấn, đến đây chúng ta tiến sang mặt khác - tươi sáng hơn- của
nhân tính. Hành vi cư xử giúp đỡ người khác, hoặc hành vi ứng xử phụng sự xã hội
(prosocial behavior) theo danh xưng trang trọng hơn, đã được nghiên cứu tìm hiểu theo
nhiều hướng khác nhau, và vấn đề được các nhà tâm lý quan tâm nhiều nhất chính là
hành động can thiệp của những cá nhân chứng kiến trong các tình huống khẩn cấp. Nhân
tố nào khiến cho ai đó ra tay giúp đỡ một cá nhân đang lâm vào cảnh nguy khốn?
Khi có nhiều người chứng kiến một tình huống khẩn cấp, thì những người chứng kiến
có thể nẩy sinh cảm tưởng khuếch tán trách nhiệm. Khuếch tán trách nhiệm (diffusion
of responsibility) là khuynh hướng khiến cho con người cảm thấy trách nhiệm phải ra
tay hành động có thể chia sẻ, hay có thể phân tán, cho những người cùng có mặt tại hiện
trường đồng thời với mình. Như vậy, càng nhiều người hiện diện trong tình huống khẩn
cấp, thì mỗi người chứng kiến càng cảm thấy trách nhiệm cá nhân của mình ít hơn - và
do đó càng ít chịu ra tay giúp đỡ hơn.
Tuy đa số các cuộc nghiên cứu về hành vi giúp đỡ người khác, đều bênh vực quan
điểm khuếch tán trách nhiệm, nhưng hiển nhiên các nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến
hành vi ứng xử này. Theo lý thuyết do Latané và Darley (1970) xây dựng, tiến trình ra
tay giúp đỡ người khác bao gồm 4 bước:
- Nhìn thấy một cá nhân, biến cố, hay tình huống có thể cần đến sự giúp đỡ.
- Giải thích biến cố ấy như một trường hợp cần được giúp đỡ. Ngay cả trong trường hợp
người ta đã nhìn thấy biến cố rồi, nhưng nếu khá mơ hồ, thì biến cố ấy vẫn bị giải thích
là tình huống không khẩn cấp. Chính ở bước này, sự hiện diện của những người khác
tác động trước tiên đến hành vi giúp đỡ. Có lẽ sự hiện diện của những người thụ động
khác báo hiệu cho người quan sát rằng, tình huống đang diễn ra không cần sự giúp đỡ-
một phán đoán không chỉ riêng người quan sát mới có.
- Cho rằng mình có trách nhiệm ra tay hành động. Chính tại thời điểm này cảm giác
khuếch tán trách nhiệm dễ xuất hiện nếu những người chứng kiến khác có mặt tại hiện
trường. Thí dụ, nếu những người được huấn luyện các kỹ thuật trợ y hay cấp cứu có mặt
tại hiện trường, thì những người chứng kiến không chuyên môn sẽ ít chịu ra tay can
thiệp bởi vì họ cảm thấy mình không thạo việc bằng người khác.
- Quyết tâm cứu giúp và ra tay thực hiện biện pháp trợ giúp. Sau khi cho rằng mình có
trách nhiệm ra tay giúp đỡ, cá nhân phải quyết định làm cách nào để giúp đỡ nạn nhân.
Hành động giúp đỡ có thể từ các hình thức can thiệp gián tiếp nhất, như gọi điện báo
cho cảnh sát, cho đến các hình thức trực tiếp hơn, như sơ cứu hay đưa bệnh nhân đến
bệnh viện. Hầu hết các nhà tâm lý xã hội đều dùng lý thuyết phần thưởng đền bù cho
công sức ra tay giúp đỡ (rewards-costs approach for helping), để dự đoán bản chất biện
106
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

pháp trợ giúp mà người chứng kiến sẽ chọn dùng. Theo nhận định của người chứng kiến,
nói chung phần thưởng cho hành động giúp đỡ nạn nhân phải vượt qua cái giá phải trả
nếu ra tay can thiệp, và hầu hết các cuộc nghiên cứu đều có khuynh hướng bênh vực
quan điểm này.
Một phân tích dựa trên lý thuyết phần thưởng đền bù cho công sức cho rằng, biện
pháp ít tốn công sức nhất thường được sử dụng nhiều nhất. Tuy vậy, quan điểm này
không nhất thiết lúc nào cũng đúng. Trong một số trường hợp, con người cư xử đầy lòng
vị tha. Người có lòng vị tha (altruism) dám chấp nhận hy sinh bản thân để cứu giúp kẻ
khác. Hoặc những cá nhân giàu lòng trắc ẩn (empathy) - một nét nhân cách phản ảnh sự
cảm thông với tâm trạng của người khác - dễ đáp ứng nhu cầu của người khác hơn.
Tuy vậy, hầu hết các nhà tâm lý xã hội đều nhất trí rằng, không có các đặc điểm cụ
thể nào giúp chúng ta phân biệt được những người ra tay giúp đỡ, hay xác định xem liệu
một cá nhân có ra tay can thiệp trong một tình huống cần được giúp đỡ hay không.
Tâm trạng của chúng ta cũng góp phần xác định mức độ ra tay giúp đỡ của chúng ta
(Salovey, Mayer và Rosenhan, 1991). Không lấy gì làm ngạc nhiên rằng, tâm trạng yêu
đời thường khiến chúng ta ra tay giúp đỡ người khác.

107
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CUỘC ĐỜI


Chúng ta biết được những điểm tương đồng - và dị biệt - ở một cặp song sinh nhờ sự
tham dự của họ vào các công cuộc nghiên cứu qui mô lớn về hiện tượng song sinh như
ở Trung tâm Nghiên cứu Trẻ song sinh và Con nuôi thuộc tiểu bang Minnesota tổ chức
tiến hành. Trong cuộc nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu khám phá được nhiều cặp
song sinh giống nhau lạ thường, đồng thời họ cũng phát hiện được những cặp song sinh
có các đặc điểm chủ yếu khác biệt nhau hoàn toàn.
Việc tìm hiểu các điểm tương đồng và dị biệt nhau này cống hiến cho chúng ta các
manh mối quan trọng về một trong những vấn đề căn bản nhất, mà các nhà tâm lý phải
tìm cách giải đáp là: hoàn cảnh sinh sống và thiên tư bẩm sinh (cơ sở di truyền) của con
người tương tác với nhau như thế nào, để hình thành một cá nhân độc đáo.
Câu hỏi này và các câu hỏi khác nữa đều thuộc lĩnh vực nghiên cứu của ngành Tâm
lý phát triển. Ngành Tâm lý phát triển (developmental psycholosy) là chuyên ngành
thuộc bộ môn tâm lý học tìm hiểu các kiểu mẫu phát triển và biến chuyển diễn ra trong
suốt đời người.
THỜI THƠ ẤU
Tăng trưởng sau khi chào đời
Có lẽ dấu hiệu phát triển thấy rõ nhất là sự tăng trưởng cơ thể của đứa trẻ. Trong năm
đầu đời, các hài nhi điển hình tăng thể trọng gấp ba lúc mới lọt lòng mẹ, và chiều cao
của chúng cũng tăng lên gấp rưỡi. Hiện tượng tăng trưởng nhanh chóng này sẽ giảm dần
khi đứa trẻ lớn tuổi lên
Các biến đổi cơ thể diễn ra khi đứa trẻ phát triển, không đơn thuần là vấn đề tăng
trưởng cơ thể, mà một tương quan về kích cỡ giữa nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể,
cũng thay đổi rất nhiều.
Phát triển tri giác để thích nghi với thế giới chung quanh
Khi cha mẹ tự hào nhìn vào mắt trẻ sơ sinh, đứa trẻ có thể đáp trả lại ánh mắt không?
Đôi khi người ta nghĩ rằng, trẻ sơ sinh chỉ có thể nhìn thấy một vệt mờ mờ, nhưng hầu
hết các phát hiện hiện tại cho thấy khả năng của trẻ sơ sinh ấn tượng hơn nhiều. Mặc dù
mắt của chúng chỉ có khả năng tập trung hạn chế vào các vật thể nằm trong khoảng cách
từ 17-20cm so với khuôn mặt, trẻ sơ sinh vẫn có thể theo dõi các vật thể di chuyển trong
tầm nhìn của chúng. Trẻ cũng cho thấy sự thô sơ của nhận thức chiều sâu, khi trẻ phản
ứng bằng cách giơ tay, với một vật thể dường như di chuyển nhanh về phía mặt mình
(Gelman & Kit-Fong Au, 1996; Maurer và cs, 1999).
Bạn có thể nghĩ rằng thật khó để nhận ra trẻ sơ sinh có thể nhìn rõ như thế nào, bởi
vì việc thiếu cả ngôn ngữ nói và khả năng đọc, rõ ràng ngăn trẻ cho ta biết hướng chữ E
trên các tranh đo thị lực mà bác sĩ chuyên khoa Mắt đang đưa ra. Tuy nhiên, các nhà
nghiên cứu đã nghĩ ra một số phương pháp, dựa vào phản ứng sinh học của trẻ sơ sinh
và phản xạ bẩm sinh, để kiểm tra khả năng tri giác.
Ví dụ, trẻ sơ sinh nhìn thấy một kích thích mới lạ thì thường chú ý đến, và do đó,
nhịp tim của trẻ tăng lên. Nhưng nếu trẻ liên tục nhìn thấy cùng một kích thích, sự chú
108
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

ý của trẻ sẽ giảm đi, thể hiện bằng việc quay trở lại nhịp tim chậm hơn. Hiện tượng
này được gọi là sự quen thuộc- giảm đáp ứng với một kích thích, xảy ra sau khi trình
bày lặp đi lặp lại cùng một kích thích. Bằng cách nghiên cứu sự quen thuộc, các nhà
tâm lý học phát triển có thể biết, khi nào một trẻ còn nhỏ, có thể phát hiện và phân
biệt một kích thích (Gurnwald và cs, 2003; Hannon và Johnson, 2005; del Rosal và
cs, 2006).
Các nhà nghiên cứu đã phát triển nhiều phương pháp khác để đo lường tri giác của
trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi. Chẳng hạn, một kỹ thuật, liên quan đến việc cho em bé mút
một núm vú gắn vào máy tính. Sự thay đổi về tốc độ và sức mạnh mà các em bé mút,
giúp các nhà nghiên cứu suy luận rằng, các em bé có thể nhận thấy các biến thể của
kích thích. Các cách tiếp cận khác bao gồm kiểm tra chuyển động mắt của trẻ sơ sinh,
và quan sát cách em bé di chuyển đầu để đáp ứng với kích thích thị giác (George,
1999; Franklin, Pilling và Davies, 2005).
Thông qua việc sử dụng các kỹ thuật nghiên cứu như vậy, giờ đây chúng ta biết rằng
nhận thức thị giác của trẻ sơ sinh rất tinh vi ngay từ khi bắt đầu cuộc sống. Khi sinh ra,
trẻ thích các mẫu có đường viền và cạnh hơn các mẫu ít khác biệt, cho thấy chúng có
thể đáp ứng với cấu hình của các kích thích. Hơn nữa, ngay cả trẻ sơ sinh cũng nhận
thức được sự không đổi kích thước, bởi vì chúng rõ ràng nhạy cảm với hiện tượng mà
các vật thể giữ nguyên kích thước mặc dù hình ảnh trên võng mạc có thể thay đổi kích
thước khi khoảng cách giữa vật thể và võng mạc thay đổi (Norcia và cs, 2005; Moore
và cs, 2007).
Trên thực tế, trẻ sơ sinh có thể phân
biệt các biểu cảm trên khuôn mặt, và
thậm chí, bắt chước chúng. Những đứa
trẻ sơ sinh nhìn thấy một người trưởng
thành, có nét mặt vui, buồn hoặc ngạc
nhiên, có thể tạo ra sự bắt chước khá tốt
biểu hiện đó của người lớn. Ngay cả trẻ
sơ sinh rất nhỏ, sau đó, có thể đáp ứng
với những cảm xúc và tâm trạng mà
những người chăm sóc chúng biểu lộ
trên khuôn mặt. Khả năng này cung cấp
nền tảng cho các kỹ năng tương tác xã
hội ở trẻ em (Meltzoff, 1996; Lavelli và
Fogel, 2005; Grossman, Striano và Friederici, 2007).
Khả năng thị giác khác phát triển nhanh chóng sau khi sinh. Đến cuối tháng đầu tiên,
các bé có thể phân biệt một số màu với các màu khác và sau 4 tháng chúng có thể tập
trung vào các vật thể gần hoặc xa. Đến 4 hoặc 5 tháng tuổi, chúng có thể nhận ra các vật
thể hai và ba chiều, và chúng có thể nhận thức được các nguyên tắc tổ chức cử động
được phát hiện bởi các nhà tâm lý học nghiên cứu về nhận thức. Khi được 7 tháng tuổi,
các hệ thống thần kinh liên quan đến việc xử lý thông tin về biểu cảm khuôn mặt cho
109
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

thấy mức độ tinh vi cao, khiến trẻ phản ứng khác nhau rõ rệt với các biểu hiện trên khuôn
mặt cụ thể. Nhìn chung, khả năng tri giác của chúng nhanh chóng cải thiện, chẳng hạn,
độ nhạy cảm với các kích thích thị giác, trở nên lớn hơn gấp ba đến bốn lần khi được
sinh ra (Johnson, 2004; Striano và Vaish, 2006; Leppanen và cs, 2007) .
Ngoài tầm nhìn, trẻ sơ sinh còn thể hiện khả năng cảm giác ấn tượng khác. Trẻ sơ
sinh có thể phân biệt các âm thanh khác nhau đến mức có thể nhận ra giọng nói của mẹ
mình từ lúc 3 ngày tuổi. Trẻ cũng có thể tạo ra sự khác biệt về tri giác tinh tế làm nền
tảng cho khả năng ngôn ngữ. Ví dụ, ở 2 ngày tuổi, trẻ sơ sinh có thể phân biệt tiếng mẹ
đẻ và tiếng nước ngoài và trẻ có thể phân biệt giữa các âm thanh có liên quan chặt chẽ
như ba và pa khi chúng được 4 ngày tuổi. Đến 6 tháng tuổi, trẻ có thể phân biệt hầu như
bất kỳ sự khác biệt nào về âm thanh có liên quan đến việc diễn đạt ngôn ngữ.
Hơn nữa, trẻ có thể nhận ra mùi vị khác nhau ở tuổi rất sớm. Trẻ sơ sinh thích chất
lỏng có đường hơn so với khi không có đường (Cohen và Cashon, 2003; Rivera-Gaxiol
và cs, 2005).
Phát triển hành vi xã hội
Bất kỳ ai đã từng thấy qua đứa hài nhi toét miệng cười khi nhìn thấy mẹ cũng đoán
biết được rằng, cùng lúc với tiến trình phát triển cơ thể và nhận thức, trẻ cũng phát triển
về mặt xã hội tính. Bản chất của phát triển tâm lý ban đầu về mặt xã hội của đứa trẻ, sẽ
thiết lập nền móng cho các mối tương quan xã hội kéo dài suốt đời nó.
Gắn bó (attachment) là sự gắn kết tình cảm tích cực, phát triển giữa một đứa trẻ và một
cá nhân cụ thể, là hình thức phát triển xã hội quan trọng nhất xảy ra trong giai đoạn
trứng nước. Các nghiên cứu sớm nhất về sự gắn bó được thực hiện bởi Konrad Lorenz
(1966).
Lorenz tập trung vào những con ngỗng mới sinh, trong hoàn cảnh bình thường, với
bản năng theo mẹ, vật thể di chuyển đầu tiên mà chúng nhận thấy sau khi sinh. Lorenz
phát hiện ra rằng những con ngỗng từ trứng được nuôi trong lồng ấp và nó đã nhìn
thấy ông ngay sau khi nở sẽ theo mọi chuyển động của ông, như thể ông là mẹ của nó.
Ông kết luận về hành vi diễn ra trong giai đoạn quan trọng
này liên quan đến sự gắn bó với đối tượng di chuyển đầu
tiên được quan sát.
Sự hiểu biết của chúng ta về sự gắn bó đã tăng lên khi
nhà tâm lý học Harry Harlow, trong một nghiên cứu cổ
điển, đã cho những chú khỉ sơ sinh lựa chọn âu yếm một
con khỉ bằng dây, có cung cấp sữa, với một con khỉ vải,
mềm mại, ấm áp nhưng không cung cấp sữa. Sự lựa chọn
của chúng rất rõ ràng: chúng đã dành phần lớn thời gian
để bám vào con khỉ vải ấm áp, và thỉnh thoảng vươn đến
con khỉ dây để được ăn. Rõ ràng, khỉ vải mang lại sự thoải
mái hơn cho khỉ nhỏ; và chỉ riêng sữa, là không đủ để tạo
ra sự gắn bó (Harlow & Zimmerman, 1959; Blum, 2002).
Dựa trên công việc tiên phong với động vật này, các nhà tâm lý học phát triển đã gợi
110
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

ý rằng, sự gắn bó của con người tăng lên thông qua khả năng đáp ứng của trẻ sơ sinh.
Người chăm sóc đáp ứng với các tín hiệu mà các em bé cung cấp, như khóc, mỉm cười,
với tới và đeo bám. Khả năng đáp ứng của người chăm sóc đối với các tín hiệu trẻ em
càng lớn thì trẻ càng có khả năng gắn bó an toàn. Sự phát triển gắn bó hoàn toàn cuối
cùng là kết quả của một loạt các tương tác phức tạp giữa người chăm sóc và trẻ em.
Trong quá trình của các tương tác này, vai trò của trẻ sơ sinh cũng quan trọng và tích
cực như vai trò của người chăm sóc trong việc hình thành mối liên kết. Trẻ sơ sinh phản
ứng tích cực với người chăm sóc sẽ tạo ra hành vi tích cực hơn từ phía người chăm sóc,
từ đó tạo ra mức độ gắn kết mạnh mẽ hơn ở trẻ.
Các mức độ gắn bó.
Theo thí nghiệm của Ainsworth, các phản ứng của trẻ em đối với tình huống thí
nghiệm thay đổi mạnh mẽ, tùy theo mức độ gắn bó của chúng với người mẹ. Những đứa
trẻ một tuổi “gắn bó an toàn” với người mẹ, coi mẹ như một phần của căn nhà, tự mình
khám phá nhưng thỉnh thoảng lại trở về với mẹ. Khi mẹ rời đi, bé biểu lộ sự đau khổ và
bé nhào đến mẹ khi cô ấy trở về. Những đứa trẻ “tránh né” thì không khóc khi người mẹ
rời đi, và chúng dường như tránh mẹ khi cô trở về, như thể trẻ thờ ơ với mẹ. Những đứa
trẻ “mâu thuẫn” tỏ ra lo lắng trước khi chúng bị tách ra và buồn bã khi người mẹ rời đi,
nhưng chúng có thể cho thấy những phản ứng mâu thuẫn về sự trở lại của cô, như tìm
kiếm sự tiếp xúc gần gũi, nhưng đồng thời lại đánh và đá cô. Một phản ứng thứ tư là vô
tổ chức- mất phương hướng; những đứa trẻ này cho thấy hành vi không nhất quán,
thường chống đối.
Bản chất của sự gắn bó giữa trẻ em và mẹ có những hậu quả sâu rộng cho sự phát
triển sau này. Ví dụ, những đứa trẻ gắn bó với mẹ của chúng có xu hướng có năng lực
xã hội và cảm xúc hơn so với những đứa trẻ kém gắn bó an toàn hơn, và những đứa trẻ
khác thấy chúng hợp tác, có khả năng và vui tươi hơn. Hơn nữa, những đứa trẻ được
gắn bó an toàn ở tuổi lên một cho thấy ít khó khăn về tâm lý hơn khi chúng lớn lên so
với những đứa trẻ tránh né và mâu thuẫn. Khi trưởng thành, những đứa trẻ gắn bó an
toàn thường có những mối quan hệ lãng mạn thành công hơn.
Tuy nhiên, được gắn bó an toàn ngay từ khi còn nhỏ không đảm bảo điều chỉnh tốt
về sau, và ngược lại, những đứa trẻ thiếu sự gắn bó an toàn không phải lúc nào cũng gặp
khó khăn trong cuộc sống (Mikulincer & Bleach, 2005; Roisman và cs, 2005; Hardy,
2007).
Vai trò của người cha: Mặc dù nghiên cứu phát triển ban đầu tập trung chủ yếu vào
mối quan hệ mẹ con, nhưng nghiên cứu gần đây đã nhấn mạnh vai trò của người cha
trong việc nuôi dạy con cái và với lý do chính đáng: số người cha là người chăm sóc
chính cho con cái của họ đã tăng lên đáng kể, và người cha ngày càng có vai trò quan
trọng trong cuộc sống của con cái họ.
Khi những người cha tương tác với con cái, trò chơi của họ thường khác với những
người mẹ. Các ông bố tham gia vào nhiều hoạt động thể chất, thô bạo hơn, trong khi các
bà mẹ chơi các trò chơi truyền thống và có nhiều lời nói hơn. Mặc dù có sự khác biệt về
hành vi như vậy, bản chất của sự gắn bó giữa cha và con so với giữa mẹ và con có thể
111
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

giống nhau. Trên thực tế, trẻ em có thể hình thành nhiều kiểu gắn bó cùng một lúc
(Paquette, Carbonneau và Dubeau, 2003; Borisenko, 2007; Pellis và Pellis, 2007).
Ví dụ, gần 13% các gia đình có
con ở độ tuổi mẫu giáo, người cha
là người ở nhà chăm sóc trẻ (Parke,
2004; Day và Lamb, 2004; Halford,
2006).

Mối quan hệ xã hội ngang hàng. Khi được 2 tuổi, trẻ trở nên ít phụ thuộc vào cha mẹ
và tự lập hơn, ngày càng thích chơi với bạn bè. Ban đầu, chơi tương đối độc lập: mặc
dù chúng có thể ngồi cạnh nhau, nhưng trẻ 2 tuổi chú ý đến đồ chơi nhiều hơn so với
chú ý đến bạn khi chơi. Tuy nhiên, sau đó, trẻ em tích cực tương tác, sửa đổi hành vi mà
có sự khác nhau và sau đó trao đổi vai trò trong khi chơi (Lindsey & Colwell, 2003;
Colwell & Lindsey, 2005).
Yếu tố văn hóa cũng ảnh hưởng đến phong cách chơi của trẻ. Ví dụ, trẻ em người Mỹ
gốc Hàn có tỷ lệ chơi song song cao hơn so với các bạn Anh-Mỹ, trong khi trẻ mẫu giáo
Anh-Mỹ tham gia vào trò chơi giả vờ nhiều hơn (Bai, 2005; Drewes, 2005; Suizzo và
Bornstein, 2006).
Khi trẻ đến tuổi đi học, các tương tác xã hội của chúng bắt đầu tuân theo các mô hình
đã định, cũng như trở nên thường xuyên hơn. Trẻ có thể tham gia vào các trò chơi phức
tạp liên quan đến các nhóm và các quy tắc rõ ràng. Chơi kiểu này phục vụ các mục đích
khác hơn chỉ là thưởng thức đơn thuần. Nó cho phép trẻ em ngày càng trở nên có năng
lực trong các tương tác xã hội với người khác. Thông qua chơi, trẻ học cách nhìn nhận
quan điểm của người khác và suy luận về những suy nghĩ và cảm xúc của người khác,
ngay cả khi những suy nghĩ và cảm xúc đó không được thể hiện trực tiếp (Royzman,
Cassidy và Baron, 2003).
Nói tóm lại, tương tác xã hội giúp trẻ diễn giải ý nghĩa của hành vi của người khác
và phát triển khả năng đáp ứng một cách thích hợp. Hơn nữa, trẻ học cách tự kiểm soát
thể chất và cảm xúc: chúng học cách tránh đánh bạn chơi khi bạn đó đánh mình trong
trò chơi, trở nên lịch sự, và kiểm soát thể hiện cảm xúc và biểu hiện nét mặt của chúng
(ví dụ: mỉm cười ngay cả khi nhận được món quà đáng thất vọng). Các tình huống cung
cấp cho trẻ cơ hội giao tiếp xã hội, sau đó, có thể tăng cường sự phát triển xã hội của
chúng (Feldman, 1993; Lengua & Long, 2002; Talukdar & Shastri, 2006).
Hiệu quả của việc chăm sóc trẻ em bên ngoài gia đình. Nghiên cứu về tầm quan trọng
của sự tương tác xã hội được chứng thực bằng công việc kiểm tra lợi ích của việc chăm
sóc trẻ em bên ngoài gia đình, đây là một phần quan trọng trong số lượng trẻ em ngày
càng gia tăng. Ngày càng nhiều trẻ em mẫu giáo có mẹ làm việc và phải dành cả ngày ở
112
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

trường mầm non. Đến 6 tháng tuổi, đã có rất nhiều trẻ nhũ nhi được chăm sóc bởi những
người khác không phải mẹ chúng trong ngày.
Các sắp xếp chăm sóc trẻ em bên ngoài nhà có mang lại lợi ích cho sự phát triển của
trẻ không? Nếu các chương trình có chất lượng tốt, thì có thể.
Theo kết quả của một nghiên cứu lớn, được hỗ trợ bởi Viện Sức khỏe và Phát triển
Trẻ em Quốc gia Hoa Kỳ, trẻ em đến các trung tâm chăm sóc trẻ em chất lượng tốt có
thể không chỉ làm tốt như trẻ em ở nhà với cha mẹ, mà ở một số khía cạnh thực sự có
thể làm tốt hơn. Trẻ em trong trung tâm chăm sóc trẻ em thường chu đáo và hòa đồng
hơn những đứa trẻ khác, và chúng tương tác tích cực hơn với giáo viên. Trẻ cũng có
thể tuân thủ nhiều hơn và điều chỉnh hành vi của chính mình hiệu quả hơn, và các bà
mẹ cho thấy sự nhạy cảm ngày càng tăng đối với con cái của họ (Mạng lưới nghiên
cứu chăm sóc trẻ em sớm ở trẻ em của NICHD, 1999, 2001).
Ngoài ra, đặc biệt là đối với trẻ em từ những gia đình nghèo hoặc có hoàn cảnh khó
khăn, chăm sóc trẻ em trong môi trường được làm giàu - có nhiều đồ chơi, sách, nhiều
trẻ em và được cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng tốt thường tỏ ra được kích thích
trí tuệ hơn môi trường gia đình. Chăm sóc trẻ em như vậy có thể dẫn đến tăng thành tích
trí tuệ, thể hiện ở điểm IQ cao hơn và phát triển ngôn ngữ tốt hơn trong thời gian dài
đến tuổi trưởng thành (Wilgoren, 1999; Burchinal và cs, 2000).
Tuy nhiên, chăm sóc trẻ em bên ngoài gia đình không phải luôn có kết quả tích cực.
Trẻ em có thể cảm thấy không an toàn sau khi được chăm sóc chất lượng thấp hoặc trong
nhiều cơ sở chăm sóc trẻ em. Hơn nữa, một số nghiên cứu cho thấy rằng trẻ sơ sinh tham
gia môi trường chăm sóc bên ngoài hơn 20 giờ một tuần trong năm đầu tiên cho thấy sự
gắn bó ít an toàn với mẹ của chúng, hơn so với những trẻ được chăm sóc trong gia đình.
Cuối cùng, những đứa trẻ nhỏ có nhiều giờ ở trường mẫu giáo có thể giảm khả năng làm
việc độc lập và quản lý thời gian hiệu quả, khi chúng đến trường tiểu học (Mạng nghiên
cứu chăm sóc trẻ em sớm ở trẻ sơ sinh của NICHD, 1998, 2001; Vandellet và cs, 2005;
Belsky và cs, 2007).
Chìa khóa cho sự thành công của chăm sóc trẻ em là chất lượng. Chăm sóc trẻ em chất
lượng tốt tạo ra lợi ích; chăm sóc trẻ em chất lượng thấp cung cấp ít hoặc không đạt
được, và thậm chí có thể cản trở sự phát triển của trẻ. (Mạng nghiên cứu chăm sóc trẻ
em sớm của NICHD, 2000, 2002; Hiệp hội giáo dục trẻ em quốc gia, 2005; Zaslow và
cộng sự, 2006).
Phong cách nuôi dạy con cái và phát triển xã hội tính
Theo các nghiên cứu cổ điển của nhà tâm lý học phát triển Diana Baumrind, bốn
chuyên mục chính mô tả các kiểu nuôi dạy con khác nhau. Cứng nhắc và hay trừng
phạt, cha mẹ áp đặt yêu cầu sự vâng lời từ con cái của họ. Họ có những tiêu chuẩn
nghiêm ngặt và không khuyến khích những biểu hiện bất đồng. Cha mẹ nuông chiều
thì cho con cái của họ thư giãn hoặc không nhất quán trong định hướng và, mặc dù
ấm áp, đòi hỏi ít từ con cái. Ngược lại, cha mẹ uy quyền thì nắm giữ thẩm quyền, đặt
ra giới hạn cho con cái của họ. Khi trẻ lớn hơn, những cha mẹ này cố gắng lý luận và
giải thích mọi thứ với chúng. Họ cũng đặt ra những mục tiêu rõ ràng và khuyến khích
113
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

con cái họ độc lập. Cuối cùng, cha mẹ thờ ơ cho thấy ít quan tâm đến con cái của họ.
Họ coi việc nuôi dạy con cái không gì khác hơn là cung cấp thức ăn, quần áo và chỗ
ở cho trẻ em. Ở cực điểm, các bậc cha mẹ không được giải quyết có tội bỏ bê, một
hình thức lạm dụng trẻ em (Baumrind, 2005; Winsler, Madigan và Aquilino, 2005;
Lagacé-Séguin và Entremont, 2006).
Như bạn có thể mong đợi, bốn loại phong cách nuôi dạy trẻ dường như tạo ra những
kiểu hành vi rất khác nhau ở trẻ em (dĩ nhiên có nhiều ngoại lệ). Con cái của cha mẹ áp
đặt có xu hướng chật vật, không thân thiện và tương đối rút lui. Ngược lại, cha mẹ nuông
chiều, trẻ con thể hiện sự non nớt, ủ rũ, phụ thuộc và tự chủ thấp. Con cái của cha mẹ
có uy quyền tốt nhất: với các kỹ năng xã hội cao, họ có khả năng, tự chủ, độc lập và hợp
tác. Tệ nhất là con cái của cha mẹ thờ ơ; họ cảm thấy không được yêu thương và vô
cảm, và sự phát triển về thể chất và nhận thức của họ bị cản trở (Saarni, 1999; Snyder
và cs, 2005; Berk, 2005).
Trước khi chúng ta vội vàng chúc mừng những bậc cha mẹ có uy quyền và lên án
những người áp đặt, nuông chiều và thờ ơ, điều quan trọng cần lưu ý là trong nhiều
trường hợp, cha mẹ không uy quyền cũng sinh ra những đứa trẻ được điều chỉnh hoàn
hảo. Hơn nữa, một đứa trẻ được sinh ra với một tính khí cụ thể, một tính cách cơ bản,
bẩm sinh. Một số trẻ tự nhiên dễ tính và vui vẻ, trong khi những đứa trẻ khác thì cáu
kỉnh và quậy phá, hay trầm ngâm và im lặng. Kiểu tính khí mà một đứa trẻ được sinh ra
có thể mang lại một số kiểu đặc biệt trong việc nuôi dạy con cái của cha mẹ (Porter &
Hsu, 2003; Lengua & Kovacs, 2005; Majdandzic & van den Boom, 2007).
Ngoài ra, trẻ em khác nhau đáng kể về mức độ phục hồi, (là khả năng khắc phục hoàn
cảnh khiến chúng có nguy cơ cao bị tổn thương về tâm lý hoặc thậm chí là về thể chất).
Trẻ em có khả năng phục hồi cao có tính khí gợi lên phản ứng tích cực từ những người
chăm sóc. Những đứa trẻ như vậy thể hiện các kỹ năng xã hội khác thường: tính hướng
ngoại, trí thông minh và cảm giác rằng chúng có quyền kiểm soát cuộc sống của chúng.
Theo một nghĩa nào đó, những đứa trẻ kiên cường cố gắng định hình môi trường của
chính chúng, thay vì trở thành nạn nhân của nó (Luthar, Cicchetti, & Becker, 2000;
Deater-Deckard, Ivy, & Smith, 2005; Vellacot, 2007).
Chúng ta cũng cần lưu ý rằng những phát hiện này liên quan đến phong cách nuôi
dạy trẻ em áp dụng chủ yếu cho xã hội Mĩ, nơi đánh giá cao sự độc lập và giảm bớt sự
phụ thuộc vào cha mẹ của trẻ. Ngược lại, cha mẹ Nhật khuyến khích sự phụ thuộc để
thúc đẩy các giá trị hợp tác và đời sống cộng đồng. Những khác biệt về giá trị văn hóa
dẫn đến những triết lý rất khác nhau về nuôi dạy trẻ em. Chẳng hạn, các bà mẹ Nhật Bản
tin rằng việc cho trẻ nhỏ ngủ một mình là một hình phạt; do đó, nhiều trẻ em ngủ bên
cạnh mẹ của chúng trong suốt thời kì nhũ nhi và chập chững đi (Kawasaki và cs, 1994;
Dennis và cs., 2002; Jones, 2007).
Tóm lại, một đứa trẻ là kết quả từ triết lý nuôi dạy con cái mà cha mẹ nắm giữ, các
thực hành cụ thể mà chúng sử dụng và bản chất của tính cách của chúng. Như các khía
cạnh phát triển khác, hành vi xã hội là một chức năng của sự tương tác phức tạp của các
yếu tố môi trường và di truyền.
114
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Lý thuyết phát triển tâm lý xã hội của Erikson


Khi nỗ lực theo dõi tiến trình phát triển xã hội tính, một số lý thuyết gia đã tìm hiểu
xem liệu xã hội và nền văn hóa làm cách nào để dẫn ra các thách đố biến động theo tiến
trình trưởng thành của cá nhân. Căn cứ vào khuynh hướng này, nhà phân tích tâm lý
Erik Erikson đã xây dựng được một lý thuyết toàn diện nhất về tiến trình phát triển xã
hội tính.
Theo Erikson (1963), các biến chuyển thuộc tiến trình phát triển trong suốt cuộc đời
có thể xem như diễn ra tuần tự theo 8 giai đoạn phát triển tâm lý xã hội. Tíến trình phát
triển tâm lý xã hội (psychosocial development) bao gồm các biến chuyển trong các
tương tác và cách tìm hiểu lẫn nhau của chúng ta, cũng như các biến chuyển về kiến
thức và cách tìm hiểu bản thân của chúng ta, với tư cách là các thành viên của xã hội.
Erikson cho rằng sự chuyển tiếp qua một giai đoạn khác buộc người ta phải giải quyết
một cơn khủng hoảng hoặc xung đột đặc biệt. Theo đó, mỗi giai đoạn trong số tám giai
đoạn theo quan điểm của Erikson tượng trưng bởi một cặp đôi gồm các khía cạnh tích
cực nhất và tiêu cực nhất của giai đoạn ấy. Mặc dù các cơn khủng hoảng ấy không bao
giờ được giải quyết trọn vẹn - bởi vì đời sống ngày càng phức tạp hơn khi chúng ta lớn
lên – mỗi cơn khủng hoảng vẫn cần được giải quyết đúng mức để chúng ta trang bị đầy
đủ khả dĩ đối phó được các nhu cầu phát sinh trong giai đoạn kế tiếp của tiến trình phát
triển.
Trong giai đoạn thứ nhất, giai đoạt tin cậy - ngược lại – mất lòng tin (trust - versus -
mistrust stage, từ lúc lọt lòng mẹ đến khi được một tuổi rưỡi), trẻ xây dựng được lòng
tin cậy nếu các đòi hỏi về thể chất và các nhu cầu gắn bó của chúng lúc nào cũng được
đáp ứng, và nếu các tương tác xã hội với thế giới chung quanh thường làm cho chúng
hài lòng. Ngược lại, sự chăm sóc thiếu nhất quán và các tương tác với người khác không
làm chúng dễ chịu, có thể dẫn đến tình trạng mất lòng tin và khiến cho trẻ không đủ sức
đối phó với các thách đố bắt buộc trong giai đoạn phát triển kế tiếp.
Trong giai đoạn thứ hai, giai đoạn tự chủ - ngược lại - xấu hổ vì nghi ngờ bản thân
(autonomy - versus - shame - and doubt stage, từ một tuổi rưỡi đến 3 tuổi), trẻ chập
chững biết đi, đồng thời phát triển tính độc lập và tự chủ, nếu chúng được khích lệ khám
phá thế giới chung quanh và được tự do hành động. Ngược lại chúng sẽ cảm thấy xấu
hổ nghi ngờ bản thân, và kém tươi vui nếu bị cấm đoán và được bảo vệ quá mức.
Khủng hoảng kế tiếp mà trẻ gặp phải là khủng hoảng trong giai đoạn khởi xướng –
ngược lại – cảm giác tội lỗi (Initiative - vs - guilt stage, từ 3 đến 6 tuổi). Trong giai đoạn
này, mối xung đột chủ yếu xảy ra giữa một bên là ước muốn khởi xướng các hành vi
độc lập của trẻ, và bên kia là cảm giác tội lỗi xuất phát từ các hậu quả không vừa ý và
không mong đợi do các hành vi ấy gây ra. Nếu các bậc cha mẹ phản ánh tích cực đối
với các nỗ lực hành động độc lập của trẻ, họ sẽ giúp chúng giải quyết thỏa đáng cơn
khủng hoảng này.
Giai đoạn thứ tư và cuối cùng của thời thơ ấu là giai đoạn chuyên cần - ngược lại –
tụt hậu (Industry - vs - inferiority stage, từ 6 đến 12 tuổi). Trong giai đoạn này, tình trạng
phát triển tâm lý xã hội thành công đặc trưng bởi ngày càng tăng thêm khả năng vượt
115
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

qua mọi yêu cầu, các yêu cầu ấy có thể là các tương tác xã hội hay kỹ năng học vấn.
Ngược lại rắc rối trong giai đoạn này khiến cho trẻ có cảm giác thất bại và thua sút.
Lý thuyết của Erikson chủ trương tiến trình phát triển tiếp diễn suốt đời người, qua
cả thời thơ ấu. Mặc dù lý thuyết của ông đã bị phê phán ở một số mặt - như sử dụng khái
niệm thiếu chính xác và chú trọng đến tiến trình phát triển của nam giới hơn nữ giới
chẳng hạn - nhưng nó vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ và là một trong rất ít lý thuyết bao
quát được toàn bộ cuộc đời con người.
Lý thuyết phát triển nhận thức của Piaget
Không lý thuyết phát triển nhận thức nào gây nhiều ảnh hưởng bằng lý thuyết của
nhà tâm lý Thụy Sĩ Jean Peaget. Peaget (1970) cho rằng mọi đứa trẻ đều phải trải qua
một loạt gồm bốn giai đoạn riêng biệt theo một trình tự nhất định. Lý thuyết này rất quan
trọng trong tâm lý giáo dục. Ông chủ trương rằng các giai đoạn này khác biệt nhau không
chỉ về số lượng thông tin ở mỗi giai đoạn, mà còn về tính chất của kiến thức và cách tìm
hiểu nữa. Đứng trên quan điểm của ngươi tương tác, ông cho rằng muốn chuyển mình
từ một giai đoạn sang giai đoạn kế tiếp trẻ phải vươn đến mức trưởng thành nhất định
và từng trải đủ loại kinh nghiệm thích hợp. Không có được các kinh nghiệm ấy, chưa
thể xem trẻ có đủ khả năng vươn được đến đỉnh điểm phát triển trí tuệ của chúng. Peaget
gọi bốn giai đoạn ấy là giai đoạn vận động giác quan, chuẩn bị vận dụng năng lực tư
duy, vận dụng tư duy cụ thể, và vận dụng tư duy chính thức.
Giai đoạn vận động giác quan: từ khi sinh đến 2 tuổi Trong thời kỳ đầu thuộc giai đoạn
vận động giác quan (senserimotor stage), trẻ tương đối ít khả năng dùng hình ảnh, ngôn
ngữ hay các dạng biểu tượng khác để tượng trưng cho sự vật thuộc bối cảnh gặp phải
trong tâm trí chúng. Do đó, trẻ không nhận biết được vật hoặc người nào không tức thời
hiện hữu vào thời điểm cảm nhận. Chúng thiếu loại khả năng mà Peaget gọi là khả năng
nhận thức tính bền vững của đối tượng cảm nhận (obiect permanence). Đây chính là khả
năng nhận biết rằng vật và người - vẫn cứ hiện hữu dù chúng khuất khỏi tầm nhìn của
chúng ta.
Giai đoạn chuẩn bị vận dụng năng lực tư duy: từ 2 tuổi đến 7 tuổi Sự phát triển quan
trọng nhất trong giai đoạn chuẩn bị vận dụng năng lực tư duy (preoperational stage)
chính là hành vi sử dụng ngôn ngữ. Trẻ thiết lập hệ thống biểu tượng trong tâm trí chúng
về thế giới chung quanh cho phép chúng miêu tả được con người, sự việc, và các trạng
thái về tình cảm. Thậm chí trẻ có thể chơi giả vờ.
Trẻ có lối tư duy qui ngã (egocentric
thinking) trong đó trẻ không phân biệt được
mình và người khác. Trẻ trong giai đoạn này
thường cho rằng mọi người đều có cách nhìn
và kiến giải giống như chúng.
Trẻ chưa hiểu nguyên lý bảo tồn (principle
of conservation), nên không biết được rằng
số lượng, khối lượng, hoặc chiều dài của một
vật có thể không biến đổi dù cho hình dáng của vật ấy có bị thay đổi đi.
116
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Giai đoạn vận dụng năng lực tư duy cụ thể: từ 7 tuổi dến 12 tuổi Khởi đầu giai đoạn
vận dụng năng lực tư duy cụ thể (concrete operational stage) được đánh dấu bởi khả
năng am hiểu nguyên lý bảo tồn, nhưng vẫn còn vài khía cạnh thuộc nguyên lý này -
như bảo tồn trọng lượng và thể tích - chưa được am hiểu hoàn toàn trong vài năm.
Trong suốt giai đoạn này, trẻ phát triển năng lực tư duy theo cung cách logic hơn, và
chúng bắt đầu khắc phục được phần nào lối tư duy qui ngã trong giai đoạn chuẩn bị vận
dụng trước đây.
Một trong các nguyên lý quan trọng mà trẻ học hỏi được trong giai đoạn này là nguyên
tắc nghịch đảo (reversibility), tức là khái niệm cho thấy một số biến đổi không thực hiện
được bởi đảo ngược một tác động trước đó. Thí dụ, trẻ trong giai đoạn vận dụng tư duy
cụ thể có khả năng hiểu rằng một cục đất sét hình cầu được nhồi thành vật có hình khúc
dồi dài có thể làm lại thành cục đất hình cầu ban đầu bằng động tác ngược lại. Thậm chí
chúng có thể khái niệm hóa nguyên lý này trong tâm trí mà không cần phải nhận thấy
hành động thực hiện trước mắt.
Mặc dù trẻ có nhiều tiến bộ quan trọng về khả năng lý luận logic trong giai đọan vận
dụng tư duy cụ thể này, nhưng năng lực tư duy của chúng vẫn còn bị một giới hạn quan
trọng: nói chung trẻ còn bị ràng buộc vào khía cạnh thực tại vật chất cụ thể của thế giới
xung quanh. Phần lớn chúng gặp khó khăn trong việc tìm hiểu các vấn đề có bản chất
giả thuyết trừu tượng.
Giai đoạn vận dụng năng lực tư duy chính thức: từ 12 tuổi Giai đoạn vận dụng năng lực
tư duy chính thức (formal operational stage) nảy sinh các tư duy mới mẻ: tư duy logic,
chuẩn xác, và trừu tượng. Cách tư duy không còn bị trói buộc vào các sự kiện quan sát
được trong bối cảnh nữa, mà lại vận dụng các kỹ thuật luận lý để giải các bài toán.
Mặc dù lối tư duy logic, chuẩn xác xuất hiện ở độ tuổi thiếu niên, nhưng trong một
số trường hợp dạng tư duy này chỉ thỉnh thoảng mới được vận dụng đến. Hơn nữa, dường
như nhiều người chưa bao giờ vươn đến được giai đoạn phát triển trí tuệ này.
Lý thuyết phát triển trí tuệ toàn diện của Piaget có chính xác? Chưa có lý thuyết gia nào
trình bày cho chúng ta một lý thuyết phát triển trí tuệ toàn diện bằng Piaget. Thế nhưng,
một số lý thuyết gia đương đại lại cho rằng cách miêu tả tiến trình phát triển trí tuệ của
trẻ sẽ hoàn hảo hơn nếu người ta dùng các tiếp cận không phân chia tiến trình thành các
giai đoạn tách biệt. Chẳng hạn, trẻ không luôn luôn đáp ứng được các yêu cầu mà - nếu
như lý thuyết của Piaget chính xác- chúng có nhiệm vụ phải hoàn thành đúng mức ở
một giai đoạn nhất định. Nhưng đôi khi, trẻ đáp ứng yêu cầu sớm hơn.
Nói chung Piaget đã cống hiến cho chúng ta một lý giải đúng đắn về các biến chuyển
có mốc phát triển thời gian, có thể hình dung dễ dàng. Hơn nữa, ảnh hưởng của thuyết
này với tâm lý học phát triển là vô cùng lớn lao bởi học tập là một chức năng nhận thức
nền tảng cho quá trình phát triển.
Các nghiên cứu xem xét xử lý thông tin (nhận thức)
Nếu như hiện tượng phát triển trí tuệ không tiến triển theo cung cách trải qua các giai
đoạn tách biệt như Piaget chủ trương, thì yếu tố nào làm nền tảng cho sự tăng trưởng
lớn lao và rõ rệt về năng lực trí tuệ của trẻ. Đối với nhiều nhà tâm lý học thì nhân tố căn
117
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

bản ấy chính là các chuyển biến về phương thức xử lý thông tin (information
processing), tức là cách chuyển biến về mặt tiếp nhận, sử dụng, và lưu trữ thông tin của
con người- tiến trình của trí nhớ.
Người ta ghi nhận được một số chuyển biến quan trọng về năng lực xử lý thông tin
của trẻ. Một mặt, tốc độ xử lý gia tăng theo tuổi tác khi một số kĩ năng ngày càng mang
tính tự động hơn. Tốc độ tiếp thu, nhận hiểu, và so sánh kích thích này với các kích thích
khác gia tăng theo tuổi. Khi ngày càng lớn lên, khả năng tập trung chú ý vào các đối
tượng nhận thức của trẻ ngày càng vững bền hơn và mức độ sao nhãng cũng giảm bớt
đi.
Mặt khác, trí nhớ cũng cải thiện đáng kể theo tuổi. Người trưởng thành bình thường
có thể lưu giữ từ 5 đến 9 mẫu thông tin trong ký ức ngắn hạn. Trẻ chưa đến tuổi đi học
chỉ có thể lưu giữ 2 hoặc 3 mẫu thông tin; trẻ 5 tuổi có thể lưu giữ được 4 mẫu; và trẻ
lên 7 có thể lưu giữ tối đa 5 mẫu. Kích cỡ các mẫu thông tin ghi nhớ cũng tăng trưởng
theo tuổi, mức độ tinh vi và cách tổ chức các kiến thức lưu giữ trong ký ức cũng vậy.
Cuối cùng, sự cải thiện phương thức xử lý thông tin liên hệ chặt chẽ với các tiến bộ
về trí tuệ siêu nghiệm (metacognition), tức là các tiến bộ về khả năng nhận định và tìm
hiểu các tiến trình trí tuệ của bản thân. Trí tuệ siêu nghiệm bao gồm việc hoạch định,
theo dõi, và hiệu chỉnh các tiến trình vận dụng trí tuệ của bản thân. Vì thiếu hiểu biết về
các tiến trình trí tuệ của bản thân, trẻ ít tuổi thường không hiểu rõ được tình trạng yếu
kém và các sai lầm của chúng. Chỉ sau này khi các khả năng thuộc trí tuệ siêu nghiệm
đã tinh vi hơn, trẻ mới có thể biết được rõ, lúc nào chúng không hiểu được người khác
cũng như các việc làm của bản thân chúng vậy.
TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
Thời tuổi vị thành niên (adolescence) nói chung được xem là một giai đoạn phát triển
giữa tuổi ấu thơ (childhood) và giai đoạn trưởng thành (adulthood). Tuy không còn bị
xem là trẻ con nữa, nhưng xã hội lại xem họ chưa phải là người trưởng thành, thanh
thiếu niên đối mặt với một thời kỳ chuyển biến nhanh chóng về thể chất và xã hội tính,
ảnh hưởng mạnh mẽ đến suốt quãng đời còn lại của họ.
Tuổi dậy thì (puberty) là thời kỳ xuất hiện tình trạng trưởng thành ở các bộ phận sinh
dục (sexual organs), khởi đầu vào khoảng tuổi 9 đến 11 đối với các em gái và tuổi 10
đến 12 đối với các em trai.
Phát triển trí tuệ về nhận thức luân lý: Phân biệt đúng - sai
Hệ thống xếp thứ bậc của Kohlberg giả định rằng con người trải qua 3 mức độ theo
một trình tự cố định, và rằng khoảng tuổi 13 người ta nếu không đủ sức vươn đến giai
đoạn cao nhất thì chủ yếu do thiếu sót trong quá trình tiến triển trí tuệ trước độ tuổi ấy
chưa được khắc phục. Tuy nhiên, nhiều người không bao giờ vươn đến được mức độ
nhận thức luân lý cao nhất. Kohlberg cho rằng chỉ khoảng 25% tổng số người trưởng
thành phát triển đến mức 3 trong mô hình của ông.
Mức 1: Luân lý tiền ước lệ. Ở mức độ này, quan tâm cụ thể của cá nhân nhằm vào
phần thưởng được hưởng và hình phạt phải gánh chịu.
Mức 2: Luân lý ước lệ. Đến mức độ này, người ta tìm cách giải quyết rắc rối về mặt
118
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

luân lý, với tư cách là một thành viên của nhóm. Với xã hội, họ quan tâm làm hài lòng
người khác bằng cách hành động như là phần tử lương thiện trong xã hội.
Mức 3: Luân lý siêu ước lệ. Ở mức độ này, người ta vận dụng các nguyên tắc luân lý
được xem là bao quát hơn các nguyên tắc của bất kỳ một nhóm, cộng đồng đặc biệt nào.
Đến nay các cuộc nghiên cứu sâu rộng đều cho thấy rằng các giai đoạn xác định bởi
Kohlberg phản ánh hợp lý tiến trình phát triển nhận thức luân lý. Tuy vậy, các nghiên
cứu ấy cũng nêu ra một số vấn đề về mặt phương pháp luận trong lý thuyết của Kohlberg.
Một nghi vấn quan trọng là phương pháp của Kohlberg nhằm đánh giá các phán đoán /
thẩm định (judgments) chứ không phải các hành vi (behaviors) luân lý. Phân biệt được
đúng sai không có nghĩa là chúng ta sẽ luôn luôn hành động phù hợp với phán đoán của
chúng ta.
Tiến trình phát triển nhận thức luân lý của nữ giới. Nhà tâm lý Carol Gilligan (1982,
1987) đã nêu ra được một thiếu sót quan trọng trong công trình nghiên cứu ban đầu của
Kohlberg. Bà cho rằng công trình đã được tiến hành trong điều kiện chỉ sử dụng các đối
tượng nghiên cứu là nam giới, nên thích hợp cho họ, hơn nữ giới. Ngoài ra bà lập luận
đầy thuyết phục rằng, do kinh nghiệm xã hội hóa khác biệt nhau nên theo bà, nam giới
quan niệm luân lý chủ yếu dưới dạng các nguyên tắc phổ quát như công lý và công bằng
chẳng hạn, còn nữ giới xét luân lý theo khái niệm trách nhiệm đối với cá nhân và thiện
chí hy sinh để giúp đỡ một cá nhân đặc biệt trong bối cảnh một mối quan hệ đặc thù.
Lòng trắc ẩn đối với cá nhân là một yếu tố khá nổi bật trong hành vi luân lý đối với nữ
giới hơn là nam giới.
Như vậy, vì lý thuyết của Kohlberg quan niệm hành vi luân lý phần lớn căn cứ vào
các nguyên tắc về công lý, nên nó không chính xác khi miêu tả tiến trình phát triển nhận
thức luân lý khác, có vẻ thiên về của nữ giới. Yếu tố này lý giải được sự kiện khiến cho
người ta ngạc nhiên là nữ giới nói chung thường đạt điểm số thấp hơn nam giới trong
các trắc nghiệm thẩm định luân lý áp dụng chuỗi các giai đoạn phát triển của Kohlberg.
Tiến trình phát triển tâm lý xã hội: Tìm cách khẳng định bản thân
Đối với hầu hết thanh niên, trả lời các câu hỏi như "Tôi là ai?" và "Tôi làm sao để thích
nghi với ngoại giới?" là một trong thách đố lớn lao của cuộc sống. Dù các câu hỏi ấy
còn tiếp tục được nêu ra suốt đời người, nhưng chúng lại có ý nghĩa đặc biệt trong suốt
những năm tháng thuộc giai đoạn thanh xuân.
Lý thuyết của Erikson về phát triển tâm lý, mà chúng ta vừa thảo luận, gán cho việc
làm này một tầm quan trọng đặc biệt trong suốt những năm tháng ở lứa tuổi thanh xuân.
Như đã đề cập, tiến trình phát triển tâm lý xã hội bao quát các diễn biến về phương thức
tìm hiểu bản thân, tìm hiểu lẫn nhau và tìm hiểu thế giới chung quanh là một bộ phận
thuộc tiến trình phát triển của con người.
Giai đoạn 5: được gọi là giai đoạn khẳng định bản thân – ngược lại - nhầm lẫn vai trò
(Identity - vs - role - confusion stage) và bao trùm cả thời gian thanh xuân. Giai đoạn
này là thời kỳ thử thách quan trọng, khi thanh thiếu niên cố gắng xác định xem bản thân
họ có đặc điểm gì là độc đáo và cá biệt. Họ nỗ lực khám phá xem họ là ai, có năng khiếu
gì, và vai trò gì phù hợp nhất cho họ trong quãng đời còn lại - nói ngắn gọn là nỗ lực
119
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

khẳng định bản thân (identity). Sự nhầm lẫn về vai trò thích hợp trong cuộc sống có thể
đưa đến tình trạng thiếu khẳng định bản thân, khiến cho thanh thiếu niên có hành vi
không được xã hội chấp nhận, như hành động của kẻ đi chệch hướng xã hội, hoặc gặp
khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ cá nhân mật thiết sau này trong cuộc đời.
Trong suốt giai đoạn này, áp lực nhận ra được điều mà thanh thiếu niên muốn thực
hiện cho cuộc đời có ảnh hưởng thật sâu sắc. Bởi vì áp lực này xuất hiện vào thời kỳ
xảy ra các biến chuyển cơ thể chủ yếu và các biến chuyển quan trọng mà xã hội trông
đợi ở họ, nên thanh thiếu niên cảm thấy thời kỳ này quả là một thời kỳ đặc biệt cam go
đối với họ. Giai đoạn khẳng định bản thân - ngược lại - nhầm lẫn vai trò còn có một đặc
điểm quan trọng khác nữa: khuynh hướng bớt trông cậy vào các bậc trưởng bối để tiếp
nhận thông tin, với tình trạng chuyển di sang khuynh hướng dùng nhóm bạn cùng trang
lứa như nguồn thông tin thẩm định các giá trị xã hội. Nhóm bạn đồng trang lứa này ngày
càng quan trọng hơn, giúp cho thanh thiếu niên thiết lập được các mối quan hệ gần gũi
giống như người lớn, và giúp chúng hiểu rõ các đặc điểm độc đáo của bản thân chúng.
Trong những năm tháng ở bậc đại học, hầu hết các sinh viên đều bước vào giai đoạn
thân mật – ngược lại - cô lập (intimacy - vs - isolation stage, kéo dài đến thời kỳ đầu của
tuổi trưởng thành, từ khoảng tuổi 18 đến 30), trong đó thanh thiếu niên chú trọng thiết
lập các mối quan hệ gần gũi với người khác. Các rắc rối trong giai đoạn này đưa đến
cảm giác cô đơn và sợ quan hệ với người khác, còn như giải quyết thành công các khủng
hoảng ấy giúp cho thanh thiếu niên thiết lập được các mối quan hệ thân mật về mặt thể
xác, trí tuệ, và tình cảm.
Erikson tiếp tục miêu tả các giai đoạn cuối cùng thuộc tuổi trưởng thành, trong đó
tiến trình phát triển còn tiếp diễn. Trong thời trung niên, người ta đến đến giai đoạn năng
động- ngược lại- đình trệ (generativity - vs - stasnation stage). Năng động tính liên hệ
đến sự đóng góp của cá nhân cho gia đình, cộng đồng, sự nghiệp, và xã hội nói chung
của họ. Thành công trong giai đoạn này khiến cho người ta phát sinh cảm giác tích cực
về tính liên tục của cuộc đời, còn rắc rối khiến người ta có cảm tưởng hoạt động của họ
là tầm thường và có cảm nghĩ như cuộc đời họ lắng đọng và đình trệ lại, hoặc có cảm
nghĩ họ chẳng làm nên tích sự gì cho thế hệ mai sau. Thực tế, nếu cá nhân không giải
quyết được cơn khủng hoảng khẳng định bản thân ở tuổi thanh xuân, thì giai đoạn này
có thể họ vẫn còn lúng túng trong việc tìm được cho họ một nghề nghiệp thích hợp.
Cuối cùng, giai đoạn phát triển tâm lý xã hội sau chót là giai đoạn hợp nhất bản ngã–
ngược lại - tuyệt vọng (ego integrity - versus - despair stage). Giai đoạn này kéo dài từ
tuổi già cho đến khi nhắm mắt qua đời. Thành công trong việc giải quyết các rắc rối
trong giai đoạn này tượng trưng bởi cảm nghĩ công thành thân thoái; nếu có hậu quả tồi
tệ thì sẽ phát sinh cảm nghĩ nuối tiếc về sự nghiệp bất thành.
Một trong các khía cạnh lưu ý nhất trong lý thuyết của Erikson là nó chủ trương tiến
trình phát triển không ngừng lại ở tuổi thanh xuân mà tiếp diễn đến hết giai đoạn trưởng
thành. Trước Erikson, quan điểm thịnh hành là chủ trương cho rằng tiến trình phát triển
tâm lý xã hội nói chung đều hoàn tất sau thời thanh xuân. Ông đã góp phần xây dựng
một tiến trình phát triển quan trọng tiếp diễn suốt cả đời người.
120
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Tự tử ở trẻ vị thành niên


Mặc dù đại đa số trẻ bước qua tuổi vị thành niên mà không gặp khó khăn lớn về tâm
lý, nhưng một số lại gặp phải các vấn đề tâm lý nghiêm trọng bất thường. Đôi khi những
vấn đề đó trở nên cực đoan đến mức trẻ vị thành niên tự chấm dứt cuộc sống của mình.
Tự tử là nguyên nhân thứ ba gây tử vong cho trẻ vị thành niên (sau tai nạn và giết người)
ở Hoa Kỳ. Nhiều vị thành niên và thanh niên chết vì tự tử hơn là do ung thư, bệnh tim,
AIDS, dị tật bẩm sinh, đột quỵ, viêm phổi và cúm, và bệnh phổi mãn tính cộng lại (CDC,
2004b). Hơn nữa, tỷ lệ tự tử được báo cáo thực sự có thể bị đánh giá thấp hơn bởi vì sự
ngần ngại thông báo tự tử như một nguyên nhân tử vong. Nhìn chung, có tới 200 trẻ vị
thành niên có thể tìm cách tự tử đối trên mỗi trẻ thực sự lấy đi mạng sống của mình
(CDC, 2000; Brausch & Gutierrez, 2009).
Nam vị thành niên có nguy cơ tự tử cao hơn nữ gấp 5 lần, mặc dù nữ cố gắng tự tử
thường xuyên hơn nam. Do tỷ lệ tự tử giảm dần, tỷ lệ này ở vị thành niên vẫn cao hơn
so với bất kỳ nhóm tuổi nào khác, ngoại trừ người cao tuổi. Một số nhà tâm lý học cho
rằng sự gia tăng căng thẳng mà vị thành niên phải trải qua — về áp lực học tập và xã
hội, nghiện rượu, lạm dụng ma tuý và khó khăn trong gia đình — kích thích những vị
thành niên gặp rắc rối nhất tự kết liễu đời mình. Tuy nhiên, đó không phải là toàn bộ
câu chuyện, vì tỷ lệ tự tử ở các nhóm tuổi khác vẫn khá ổn định trong vài thập kỷ qua.
Không có khả năng căng thẳng chỉ gia tăng đối với vị thành niên chứ không phải đối
với phần còn lại của dân số (Lubell và cộng sự, 2004; Valois, Zullig, & Hunter, 2013).
Mặc dù câu hỏi tại sao tỷ lệ tự tử ở tuổi vị thành niên cao như vậy vẫn chưa được giải
đáp, nhưng một số yếu tố khiến trẻ vị thành niên gặp nguy hiểm. Một yếu tố là trầm
cảm, được đặc trưng bởi sự bất hạnh, mệt mỏi cùng cực, và — một biến số có vẻ đặc
biệt quan trọng — cảm giác tuyệt vọng sâu sắc. Trong các trường hợp khác, trẻ vị thành
niên tự tử là những người theo chủ nghĩa hoàn hảo, những người bị ức chế về mặt xã
hội và dễ bị lo lắng tột độ khi họ phải đối mặt với bất kỳ thách thức xã hội hoặc học tập
nào. Hơn nữa, trong một số trường hợp, bắt nạt, cả trực tiếp và bắt nạt trên mạng, có thể
dẫn đến tự tử (Caelian, 2006; Barzilay và cộng sự, 2015; Young và cộng sự, 2017).
Nền tảng gia đình và những khó khăn trong việc điều chỉnh cũng liên quan đến việc
tự tử. Một lịch sử lâu dài về xung đột giữa cha mẹ và con cái có thể dẫn đến các vấn đề
về hành vi ở tuổi vị thành niên, chẳng hạn như phạm pháp, bỏ học và có xu hướng hung
hăng. Ngoài ra, vị thành niên nghiện rượu và lạm dụng các loại ma túy khác có tỷ lệ tự
tử tương đối cao (Winstead & Sanchez, 2005; Bagge & Sher, 2008; Hardt và cộng sự,
2008).
Truyền thông giáo dục sức khỏe có thể cần phát đi các thông điệp về hành động quyết
đoán, chẳng hạn như tranh thủ sự trợ giúp của các thành viên trong gia đình hoặc bạn
bè. Hãy nói về việc tự tử là một tín hiệu nghiêm trọng để được giúp đỡ chứ không phải
là sự tự tin cần được giữ lại.
TUỔI TRƯỞNG THÀNH
Các nhà tâm lý thường xem tuổi tráng niên bắt đầu từ khoảng 20 tuổi kéo dài đến
khoảng tuổi từ 40 đến 45, và tuổi trung niên kéo dài từ tuổi 40 hay 45 cho đến khoảng
121
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

tuổi 65. Mặc dù tầm quan trọng lớn lao của các thời kỳ này trong đời - cả về các thành
tựu diễn ra trong các thời kỳ này lẫn quãng thời gian nói chung của chúng (gộp chung
kéo dài khoảng 40 năm) - nhưng chúng lại được các nhà khảo cứu ít chú ý đến so với
bất kỳ giai đoạn nào khác. Một nguyên nhân là các biến chuyển cơ thể vừa ít thấy rõ
hơn vừa xảy ra chậm chạp hơn so với các thời kỳ khác trong cuộc đời. Ngoài ra, các
biến chuyển về xã hội tính lại quá đa dạng đến mức không thể phân loại một cách đơn
giản được. Dù vậy, mới đây các nhà tâm lý phát triển đột nhiên lại quan tâm nhiều hơn
đến tuổi trưởng thành, đặc biệt chú trọng đến các chuyển biến về mặt xã hội tính xảy ra
dưới dạng các vấn đề gia đình, hôn nhân, ly hôn, và nghề nghiệp đối với nữ giới.
Phát triển cơ thể: Đỉnh cao sức khỏe
Đối với hầu hết mọi người, thời tráng niên đánh dấu đỉnh cao sức khỏe thể chất, từ
khoảng tuổi 18 đến 25.
Các chuyển biến khởi đầu từ độ tuổi 25 trở đi phần lớn có bản chất định lượng chứ
không phải về mặt tính chất. Cơ thể con người bắt đầu hoạt động kém hữu hiệu hơn.
Biến chuyển sinh học chủ yếu xảy ra trong thời trung niên - tuỳ thuộc khả năng sinh
dục.
Phát triển xã hội tính: làm việc vì cuộc sống
Trong khi các biến chuyển cơ thể trong thời trưởng thành phản ảnh sự phát triển có
bản chất định lượng, thì các bước chuyển tiếp thuộc tiến trình phát triển xã hội tính lại
phản ảnh các biến chuyển thâm trầm hơn. Chính trong thời kỳ trưởng thành này con
người nói chung thường lao mình vào việc thăng tiến nghề nghiệp, tạo dựng hôn nhân
và ổn định gia đình.
TUỔI GIÀ
Nếu như bạn hoàn toàn không thể hình dung được một người 74 tuổi còn leo núi
được, thì có lẽ quan điểm của bạn về tuổi già nên xét lại đôi chút mới hợp lý. Mặc dù
quan điểm thông thường của xã hội cho rằng tuổi già là thời kỳ kém năng động và suy
thoái về thể chất cũng như trí tuệ, nhưng các nhà chuyên môn nghiên cứu về người cao
tuổi lại đang phác họa một bức chân dung hoàn toàn khác hẳn. Nhờ chú trọng đến quãng
đời khởi đi vào khoảng tuổi 65, các nhà chuyên môn này có những đóng góp quan trọng
trong việc làm sáng tỏ các năng lực của người già và minh chứng rằng các tiến trình
phát triển quan trọng vẫn còn tiếp diễn ngay trong tuổi già.
Các biến chuyển thể chất ở người già: cơ thể lão hóa
Ngủ ngày, ăn uống, đi dạo, chuyện trò. Có lẽ bạn không lấy làm lạ rằng các sinh hoạt
tương đối nhẹ nhàng này tượng trưng cho các hoạt động giải trí điển hình của lớp người
cao tuổi. Thế nhưng, điểm nổi bật ở bảng liệt kê này là các sinh hoạt nêu ở đây lại giống
hệt như các hoạt động giải trí thông thường nhất được báo cáo trong một thiên điều tra
về các sinh viên đại học. Tuy các sinh viên cũng nêu ra các thú vui năng động hơn - như
bơi thuyền và chơi bóng rổ chẳng hạn - như là sở thích của họ, nhưng trên thực tế họ
tham gia vào các môn thể thao ấy tương đối không thường xuyên, mà họ dành hầu hết
thời gian rỗi rảnh đề ngủ nghê, ăn uống, đi đứng, và chuyện trò.
Mặc dù sinh hoạt giải trí của người cao tuổi có thể không khác biệt lắm trong tiến
122
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

trình lão hoá thì chuyển biến hiển nhiên nhất là các thay đổi ngoại hình - tóc thưa đi và
bạc ra, da nhăn nheo dần, và đôi khi hơi giảm bớt chiều cao khi các đĩa đệm trong cột
sống thoái hóa - nhưng cũng có các thay đổi khó thấy hơn về chức năng sinh vật của cơ
thể. Thí dụ, mức nhạy bén của các giác quan giảm đi do hậu quả của hiện tượng lão hóa
bao gồm thị lực và thính lực kém tinh nhuệ hơn, đồng thời khứu giác cùng vị giác không
còn nhạy cảm như xưa nữa. Phản ứng chậm đi, khả năng chịu đựng cũng giảm bớt, sự
hồi phục sau các hoạt động cơ thể cũng chậm hơn.
Dĩ nhiên trong các biến chuyển này không có chuyến biển nào đột ngột xuất hiện vào
tuổi 65; hiện tượng suy thoái dần của một số chức năng đã khởi sự phát sinh từ trước
rồi. Phải đến khi tuổi tác đã cao thì các biến chuyển này xuất hiện rõ hơn.
Các chuyển biến nhận thức – tư
duy trong cảnh tuổi già
Có một thời nhiều chuyên viên
nghiên cứu hiện tượng lão hóa đã tán
thành quan điểm cho rằng người cao
tuổi thường hay quên và nhầm lẫn.
Nhưng ngày nay hầu hết các công
trình nghiên cứu đều nói rằng điều
này chưa phải là một đánh giá chính
xác về năng lực của người già.
Một nguyên nhân khiến cho
người ta thay đổi quan điểm là việc
sử dụng các kỹ thuật nghiên cứu tinh vi hơn. Thí dụ, nếu yêu cầu một nhóm người già
làm một trắc nghiệm IQ thì chúng ta sẽ thấy điểm số trung bình của họ thấp hơn so với
một nhóm người trẻ tuổi hơn. Chúng ta có thể kết luận rằng sự kiện này phản ảnh hiện
tượng giảm sút trí thông minh. Nhưng nếu tìm hiểu cẩn thận hơn bài trắc nghiệm đặc
biệt ấy, chúng ta sẽ thấy kết luận như vậy là không có căn cứ xác đáng.
Chẳng hạn nhiều loại trắc nghiệm bao gồm các câu hỏi căn cứ vào khả năng thể chất
(như sắp xếp một nhóm các hình khối hay các câu hỏi căn cứ vào tốc độ phản ứng. Trong
trường hợp đó, thành tích kém đối với trắc nghiệm là có thể do phản ứng chậm - một
dạng suy của người già.
Hơn nữa, việc nghiên cứu hoạt động trí tuệ của người già cũng vấp phải một số trở
ngại khác. Chẳng hạn, người già thường kém sức khỏe hơn người trẻ. Ngoài ra, thì không
công bằng khi so sánh kết quả trắc nghiệm của nhóm người già với nhóm người trẻ khi
mà (do hoàn cảnh lịch sử) trình độ giáo dục của nhóm người già có lẽ thấp hơn nhóm
người trẻ.
Tương tự, nguyên nhân khiến cho điểm số IQ của người gìa bị hạ thấp có thể là so
với người trẻ tuổi, động lực thúc đẩy đạt thành tích khác về trắc nghiệm thông minh đã
giảm đi ở người già. Sau cùng, các trắc nghiệm IQ truyền thống có lẽ không phải là biện
pháp đo lường trí thông minh hữu hiệu nhất đối với người già.
Bối cảnh xã hội của Người Cao Tuổi: già cả nhưng không cô độc
123
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Giống như quan điểm cho rằng tình trạng lão suy (senility) là một hậu quả tâm trạng
cô đơn cũng đã tỏ ra sai lầm. Tuy vậy, tác phong và hành vi xã hội của người cao tuổi
khác với người trẻ tuổi về một số phương diện. Hai tiếp cận đã được đề nghị nhằm giải
thích bối cảnh xã hội của người cao tuổi: đó là lý thuyết lánh đời và lý thuyết nhập cuộc.
Lý thuyết tuổi già lánh đời (disengagement theory of aging) xem hiện tượng lão hóa là
tình trạng dần dần rút ra khỏi bối cảnh sống về các mặt thể chất, tâm lý, và xã hội. Về
mặt thể chất, năng lực suy thoái khiến cho người cao tuổi bớt hoạt động đi; về mặt tâm
lý, trọng tâm chú ý của họ di chuyển từ tha nhân quay về bản thân; đồng thời về mặt xã
hội, mức độ tương tác với tha nhân giảm đi và mức độ tham gia sinh hoạt xã hội cũng
sút giảm. Nhưng thay vì nhận định nó dưới một nhãn quan ảm đạm, các lý thuyết gia lại
cho rằng tình trạng lánh đời này là một hiện tượng có lợi, bởi vì nó giúp cho người cao
tuổi có cơ hội suy ngẫm thêm về cuộc đời và giảm bớt đầu tư tình cảm vào những người
khác vào một thời điểm trong cuộc đời khi mà các mối quan hệ xã hội của họ nhất định
sẽ kết thúc bởi cái chết.
Lý thuyết lánh đời đã bị phê phán bởi vì nó cho rằng hiện tượng xa lánh cuộc sống là
một tiến trình tự động, đánh dấu tình trạng từ bỏ hẳn các khuôn mẫu hành vi trước đây.
Trong khi đó, sự thật đáng quan tâm chính là các dữ kiện cho thấy những người cao tuổi
khẳng định rằng họ đang hạnh phúc nhất lại là những người còn năng động nhất.
Các phê phán ấy đã khiến người ta đề xướng một tiếp cận khác nhằm miêu tả tình
trạng người cao tuổi thích nghi với bối cảnh xã hội của họ. Lý thuyết tuổi già nhập cuộc
(activity theory of aging) cho rằng những người cao tuổi bước vào tuổi vãn niên thành
công nhất chính là những người vẫn còn duy trì được các mối quan tâm và hoạt động
mà họ đã từng theo đuổi trong thời trung niên và cưỡng lại được bất kỳ tình trạng sút
giảm nào trong tương tác xã hội của họ với người khác.
Lý thuyết nhập cuộc không phải là không bị chỉ trích. Chẳng hạn, người ta cho rằng
chỉ một mình hoạt động ắt không đủ bảo đảm đem lại hạnh phúc cho con người. Đúng
ra, bản chất các hoạt động xã hội của con người có lẽ mới là yếu tố có tính quyết định
hơn. Ngoài ra, không phải mọi người cao tuổi đều cần phải có một cuộc sống tràn đầy
hoạt động và tương tác xã hội mới có hạnh phúc; bởi vì trong mọi giai đoạn của cuộc
đời, có những người thích cuộc sống cô đơn và tương đối êm ả, đồng thời cũng có những
người khác thích cuộc sống tràn đầy hoạt động và quan hệ xã hội.
Ngoài ra, trong khi hầu hết các nước đã phát triển có bước tuần tự “giàu rồi già”, thì
các nước đang phát triển lại gặp vấn đề “già mà chưa giàu”. Vì vậy các vấn đề kinh tế-
xã hội nảy sinh cũng làm ảnh hưởng đến đặc điểm tâm lý người cao tuổi.
CHUẨN BỊ TIẾP NHẬN CÁI CHẾT
Trước đây không lâu, nói về cái chết là một đều cấm kỵ. Người ta không bao giờ đề
cập vấn đề này với những người sắp chết và các chuyên viên về hiện tượng lão hóa cũng
ít bàn về vấn đề này.
Nhưng sự việc đã đổi thay với công trình nghiên cứu tiên phong của Elisabeth Kübler
- Ross (1969). Bà đã đưa vấn đề này ra ánh sáng và cho rằng những người đối mặt với
thần chết thường phải trải qua 5 giai đoạn:
124
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

- Phủ nhận: Trong giai đoạn này, người ta cưỡng lại ý nghĩ rằng họ đang bước dần vào
cõi chết. Ngay trong trường hợp được bảo rằng cơ hội sống còn của họ rất ít, họ cũng
không chịu thừa nhận rằng họ đang giáp mặt với cái chết.
- Tức giận: Sau khi qua khỏi giai đoạn phủ nhận, người sắp chết tất tức giận- tức giận
những người khỏe mạnh đang nhởn nhơ quanh họ, tức giận các chuyên viên y tế đã bất
lực trước tình huống của họ, và tức giận cả đến Thượng đế. Trong lòng họ nổi lên câu
hỏi: "Tại sao phải là tôi kia chứ?", và không thể trả lời nổi câu hỏi hóc búa này nên họ
không sao nguôi được cơn phẫn nộ.
- Mặc cả: Phẫn hận dẫn đến mặc cả, khi đó người sắp chết cố gắng nghĩ ra một cách để
đẩy lùi cái chết ra xa. Họ có thể quyết định dâng hiến cuộc đời họ cho tôn giáo nếu như
Thượng đế cứu vớt được họ; họ có thể nói: “giá như được sống để nhìn đứa con trai
thành gia lập thất, sau đó tôi sẽ cam tâm chịu chết". Các mặc cả như thế hiếm khi hữu
hiệu, hầu như thông thường do cơn bệnh của người sắp chết cứ một mực tiến triển và vô
hiệu hóa bất kỳ "thỏa thuận" nào.
- Trầm cảm. Đến khi biết ra được mặc cả chẳng được tích sự gì, người sắp chết tiến sang
giai đoạn kế tiếp là giai đoạn tuyệt vọng. Họ nhận ra được rằng mọi sự đã an bài, rằng
họ sắp phải mất đi những người thương yêu và rằng cuộc đời họ thực sự sắp sửa kết
thúc.
- Chấp nhận: Trong giai đoạn cuối cùng này, người ta đã vượt qua nỗi thương tiếc trước
tình trạng sắp mất đi cuộc sống đế chấp nhận cái chết trước mắt. Thông thường, họ
không còn xúc cảm và không còn muốn giao tiếp với người khác nữa; điều này dường
như cho thấy, họ dàn hoà được với bản thân để đón nhận cái chết mà không còn phẫn
hận gì nữa.
Mặc dù không phải mọi người ai cũng kinh qua các giai đoạn trên theo cung cách
giống nhau, nhưng dù sao lý thuyết của Kübler - Ross vẫn là một thiên miêu tả sáng tỏ
nhất về phản ứng của con người đối với cái chết đang đến gần. Tuy nhiên, cũng có rất
nhiều khác biệt giữa các cá nhân, tuỳ theo nguyên nhân cá biệt và thời gian hấp hối cũng
như giới tính của một người, tùy theo tuổi tác, nhân cách và sức hỗ trợ của gia đình cùng
bạn bè của mỗi người. Mặt khác, hiện nay lý thuyết của Kübler – Ross còn được xem
xét trong phản ứng ứng phó của con người đối với các stress mạnh và cấp.

125
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

NHÂN CÁCH

KHÁI NIỆM CHUNG


Để hiểu rõ khái niệm nhân cách, trước hết chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa
một số khái niệm: con người, cá thể, cá nhân, chủ thể, nhân cách.
Con người
Con người là khái niệm dùng để chỉ đại biểu của một giống loài động vật cấp cao
nhất, có lao động, có ngôn ngữ và sống thành xã hội. Con người vừa là một thực thể tự
nhiên vừa là một thực thể xã hội.
Về mặt tự nhiên, con người là một sinh vật ở bậc thang cao nhất của sự tiến hóa. Đặc
điểm cơ thể của con người là tiền đề vững chắc cho sự phát triển các chức năng tâm lý
đặc trưng của mình. Đó là tư thế đứng thẳng, mắt nhìn thẳng với tầm nhìn rộng, hai bài
tay được giải phóng trở thành công cụ nhận thức và lao động. Con người có bộ não phát
triển với cơ cấu rất tinh vi.
Con người là một thực thể xã hội, có ý thức và tự ý thức, có lao động và đời sống xã
hội, có ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, truyền đạt thông tin và kinh nghiệm cho những
người khác, có những đặc thù về mặt xã hội (như nhu cầu xã hội) và tính người (như ý
chí, các phẩm chất đạo đức...).
Tính tự nhiên và xã hội là hai mặt không thể tách rời nhau trong một con người.
Cá thể
Cá thể chỉ sự đại diện cho một loài nào đó (ví dụ: cá thể người, cá thể động vật).
Cá nhân
Cá nhân là một khái niệm dùng để chỉ một cá thể của loài người. Người ta dùng khái
niệm này khi có ý phân biệt một người nào đó với một nhóm người, một tập thể hay xã
hội.
Cá nhân là con người được xem xét như là một đại diện của loài người, không phụ
thuộc vào những đặc điểm hay phẩm chất riêng của mình. Bất cứ người nào, không phân
biệt già trẻ, trai gái, nghề nghiệp, dù là người khỏe mạnh hay ốm yếu, bệnh tật... đều là
một cá nhân.
Chủ thể
Khi cá nhân thực hiện một hoạt động nào đó một cách có ý thức và có mục đích (có
thể là hoạt động trí óc hay hoạt động chân tay, hoạt động lý luận hay thực hành), với sự
tự nguyện, tự giác để nhận thức và cải tạo thế giới xung quanh và chính bản thân mình,
thì khi ấy cá nhân được coi là chủ thể của hoạt động đó.
Nhân cách
Khái niệm nhân cách được đề cập tới khi xem xét con người với tư cách là thành viên
của một xã hội nhất định, là chủ thể của các mối quan hệ con người, của hoạt động có ý
thức và giao lưu. Chúng ta chỉ có thể nói đến con người như là một nhân cách bắt đầu
từ một thời kỳ nào đó trong quá trình phát triển. Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu và
đưa ra nhận định rằng 90% nhân cách của con người được hình thành từ 3 đến 5 tuổi và
126
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

nó phát triển, định hình và ổn định vào thời kỳ đầu thanh niên 17 – 18 tuổi.
Quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh được biểu hiện trong nhân cách
của họ (những quan điểm, niềm tin, thế giới quan, thái độ...) đối với những người khác,
qua hoạt động và giao lưu của họ. Quan hệ của con người đối với bản thân mình được
biểu hiện trong những biểu tượng của họ về bản thân mình, trong sự tự đánh giá của họ,
trong lý tưởng, trong cái mà họ muốn nhìn nhận mình như vậy. C.Mác đã nói: “bản chất
của con người là tổng hòa của tất cả các mối quan hệ xã hội”.
Từ những điều đã trình bày ở trên, có thể nêu lên một định nghĩa nhân cách, theo
quan điểm Maxism như sau: Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính
tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.
- “Thuộc tính tâm lý” là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định – kể cả phần sống
động và phần tiềm tàng (tâm tính, nết, thói…) – chứ không phải những hiện tượng tâm
lý xuất hiện một cách ngẫu nhiên.
- “Tổ hợp” – có nghĩa là những thuộc tính tâm lý hợp thành nhân cách có quan hệ chặt
chẽ với nhau, tác động lẫn nhau, làm thành một hệ thống, một cấu trúc nhất định.
- “Bản sắc” là muốn nói trong số những thuộc tính đó, trong hệ thống đó có cái chung
từ xã hội, dân tộc, giai cấp, tập thể, gia đình…(gọi là những kinh nghiệm xã hội) được
cá nhân lĩnh hội và biến nó trở thành cái riêng, cái đặc biệt của bản thân mình (thành
kinh nghiệm của từng người), có đặc điểm về nội dung và hình thức không giống với
các tổ hợp khác của bất kỳ một ai khác.
- “Giá trị xã hội” là muốn nói những thuộc tính đó thể hiện ra ở những việc làm, những
cách ứng xử, hành vi, hành động, hoạt động phổ biến của người ấy và được xã hội đánh
giá. Ví dụ: giá trị tư tưởng: lý tưởng, niềm tin, độc lập, tự do, hòa bình…; giá trị đạo
đức: lương tâm, lòng nhân ái, nghĩa vụ, trách nhiệm, lòng trung thực…; giá trị nhân văn:
học vấn, nghề nghiệp, tình yêu, tài năng, thái độ...
Như vậy, những thuộc tính tâm lý tạo thành nhân cách phải biểu hiện ra trên 3 cấp
độ: cấp độ bên trong cá nhân, cấp độ biểu hiện ra hoạt động và các kết quả của nó, cấp
độ biểu hiện ở sự nhận xét, đánh giá của người khác. Tâm lý học vẫn gọi cấp độ bên
trong cá nhân và cấp độ biểu hiện ra hoạt động là bộ mặt tâm lý của cá nhân.
Có thể nói, nhân cách là sự tổng hòa, không phải mọi đặc điểm, quy định con người
như là một thành viên của xã hội. Nó nói lên bộ mặt tâm lý, giá trị và cốt cách làm người
của họ.
LÝ THUYẾT PHÂN TÂM CỦA FRUED
Chàng sinh viên đang mải mê theo tiếng nhạc dìu dặt chợt có ấn tượng ban đầu thật
đẹp về một phụ nữ quyến rũ mà anh nhận ra trong căn phòng chật cứng người ở buổi
tiệc. Trong khi bước về phía nàng, anh nghiền ngẫm một câu đối thoại đã nghe được
trong một phim xưa vào tối hôm trước: "Tôi cho rằng chúng ta chưa được giới thiệu
với nhau". Thật khủng khiếp cho anh, sự việc diễn ra lại khác đi một chút. Sau khi len
qua căn phòng đông nghịt, cuối cùng anh đến gần người phụ nữ và buột miệng nói:
“Tôi cho rằng chúng ta chưa bị cám dỗ lẫn nhau".
Tuy dường như chỉ là một câu nói nhỡ lời do tâm trạng bối rối, nhưng theo lý thuyết
127
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

phân tâm một hành vi sai lạc như thế hoàn toàn không phải chỉ là nhỡ lời. Đúng ra, nó
là một dấu hiệu của các tình cảm và ý tưởng lắng đọng sâu xa, ẩn náu trong tầng vô thức
(unconscious), một phần thuộc nhân cách mà người ta hoàn toàn không hề biết đến.
Nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống gây nhức nhối, và vô thức là nơi trú ẩn "an toàn"
để chúng ta khỏi ray rứt khi nhớ lại các biến cố ấy, một nơi mà chúng vẫn có thể lưu lại
mà không tiếp tục quấy nhiễu chúng ta. Tương tự, vô thức chứa đựng các thúc đẩy bản
năng (instinctual drives): đó là các ước mơ, các khao khát, và các nhu cầu thuở ấu thơ,
ẩn nấp để khỏi lộ diện trước ý thức, bởi vì các xung đột và thống khổ mà chúng sẽ gây
ra nếu chúng hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Nếu như khái niệm về vô thức như thế, dường như không xa lạ gì đối với chúng ta,
đó chỉ vì lý thuyết của Freud đã gây ảnh hưởng rất sâu rộng, được ứng dụng từ địa hạt
văn học cho đến lĩnh vực tôn giáo. Tuy nhiên, vào thời Freud khái niệm cho rằng vô
thức có khả năng cất giấu các kỷ niệm đau buồn để con người tự bảo vệ mình khỏi bị
tổn thương quả là một cuộc cách mạng tư tưởng vậy. Và các nhân vật trí tuệ cao siêu
nhất thời ấy nói chung đều bài bác quan điểm của ông. Họ cho là không có cơ sở và
thậm chí là nực cười nữa. Hiện nay thái độ quá dễ dàng chấp nhận sự hiện hữu của một
bộ phận nhân cách mà con người không biết rõ ấy – cho là bộ phận đó chịu trách nhiệm
đối với phần lớn hành vi ứng xử của chúng ta - đúng là một biểu hiện cho ảnh hưởng
của lý thuyết Freud vậy.
Cấu trúc nhân cách
Để miêu tả cấu trúc của nhân cách,
Freud đã xây dựng một lý thuyết toàn diện
chủ trương rằng nhân cách con người bao
gồm 3 thành phần tuy tách biệt nhưng lại
tương tác lẫn nhau: đó là bản năng nguyên
thủy (cái ấy), bản ngã (cái tôi) và siêu ngã
(cái siêu tôi). Mặt dù Freud miêu tả các
thành tố này bằng các thuật ngữ - rất cụ
thể, nhưng điều quan trọng là phải nhận
thức rằng, vô thức không phải là các cơ
cấu vật chất hữu hình, hiện diện ở một bộ
phận nhất định nào ở não bộ. Đúng ra,
chúng biểu trưng các khía cạnh của một
khuôn mẫu nhân cách, nhằm miêu tả sự
tương tác giữa nhiều tiến trình và lực
lượng khác nhau trong phạm vi nhân cách, làm động cơ cho hành vi ứng xử của con
người. Tuy vậy, Freud cho rằng ba cơ cấu ấy có thể được phác họa bằng sơ đồ để nêu
rõ cách thức liên hệ của chúng đối với tầng ý thức và tầng vô thức của con người.
Bản năng nguyên thủy chính là bộ phận nhân cách bẩm sinh, thô sơ, và chưa được tổ
chức, nhằm mục đích duy nhất là xúi giục con người có hành vi làm giảm tình trạng
căng thẳng gây ra bởi các thúc đẩy nguyên thủy liên hệ đến cơn đói, cơn khát, tình dục,
128
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

gây hấn, và các xung đột không hợp lý khác, các thúc đẩy này được nuôi dưỡng nhờ
"năng lực tâm lý" hoặc libido theo cách gọi của Freud. Bản năng nguyên thủy tác động
theo nguyên tắc khoái lạc (pleasure principle), mục tiêu của nó là tức thời giảm bớt tình
trạng căng thẳng và tối đa hóa thỏa mãn nhu cầu của các thúc đẩy.
Tuy vậy, ngoại giới, xã hội con người, thiết lập các hạn chế, chúng ta không thể luôn
luôn được ăn vào bất kỳ lúc nào thấy đói; và chúng ta chỉ có thể thỏa mãn thúc đẩy tình
dục khi nào hội đủ các điều kiện thời gian, không gian - và đối tượng sẵn lòng đáp ứng.
Để lý giải sự kiện này của cuộc sống, Freud đã đề nghị một bộ phận thứ hai của cá nhân
mà ông gọi là bản ngã.
Bản ngã (ego) được xem như một vật đệm, ngăn giữa bản năng nguyên thủy với các
điều kiện thực tại, thuộc thế giới khách quan bên ngoài con người. Bản ngã tác động
theo nguyên tắc thực tại (reality principle), theo đó bản năng bị hạn chế nhằm duy trì
tình trạng an toàn cho cá nhân và giúp cho cá nhân ấy hội nhập vào đời sống xã hội.
Như vậy, theo một ý nghĩa nhất định thì bản ngã chính là "người điều hành" nhân cách:
nó ra quyết định, kiểm soát hành động và cho phép cá nhân tư duy và giải quyết vấn đề
ở tầng bậc cao hơn so với khả năng của bản năng nguyên thủy. Bản ngã cũng là căn cứ
để cho các năng lực trí tuệ cao cấp như trí thông minh, suy tư chín chắn, lý luận, và học
tập chẳng hạn.
Siêu ngã (super ego), cơ cấu hình thành sau cùng để hoàn thiện nhân cách, biểu trưng
cho các quan điểm đúng và sai của xã hội được các bậc cha mẹ, thầy cô, và các nhân vật
quan trọng khác trao truyền lại cho cá nhân. Nó trở thành một bộ phận thuộc nhân cách,
từ khi trẻ học cách phân biệt giữa điều đúng và điều sai, và bộ phận này tiếp tục phát
triển khi con người bắt đầu hội nhập các tiêu chuẩn riêng tư của họ vào các nguyên tắc
luân lý phổ quát của xã hội mà họ đang sống.
Thực ra, siêu ngã gồm có hai thành phần là lương tâm (conscience) và bản ngã lý
tưởng (ego - ideal). Lương tâm ngăn cấm chúng ta làm việc xấu xa về mặt luân lý còn
bản ngã lý tưởng thúc đẩy chúng ta làm các việc phù hợp với đạo lý. Siêu ngã giúp con
người kiểm soát các xung động xuất phát từ bản năng nguyên thủy, khiến cho họ bớt ích
kỷ đi và tỏ ra đạo đức hơn.
Mặc dù bề ngoài thì siêu ngã dường như đối kháng với bản năng nguyên thủy, nhưng
hai thành tố này có cùng một sắc thái quan trọng là: cả hai đều hão huyền, về khía cạnh
chúng không chịu xét đến các điều kiện thực tại quy định bởi xã hội hay ngoại giới. Do
đó siêu ngã xô đẩy người ta hướng đến đức hạnh cao cả hơn và, nếu bị bỏ mặc không
kiểm soát, nó sẽ khiến cho người ta trở thành những người cầu toàn không tưởng, không
đủ bản lĩnh thỏa hiệp để dàn xếp các đòi hỏi của cuộc sống. Tương tự, bản năng nguyên
thủy không bị hạn chế sẽ khiến người ta trở thành con người sơ khai, không suy nghĩ
chín chắn, và một mực chạy theo khoái lạc, người này không chậm trễ tìm cách thỏa
mãn mọi khát vọng. Như vậy bản ngã phải thỏa hiệp giữa các nhu cầu của siêu ngã và
bản năng nguyên thủy, cho phép con người thỏa mãn một số nhu cầu thúc đầy bởi bản
năng nguyên thủy trong khi vẫn giữ cho siêu ngã đức hạnh không ra tay ngăn cản trường
hợp thỏa mãn ấy. Nói một cách khác, bản ngã là sự giải quyết các xung đột đạo đức.
129
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Phát triển nhân cách: các giai đoạn tâm lý tình dục
Freud không dừng lại ở chỗ miêu tả các thành tố thuộc nhân cách của người trưởng
thành. Lý thuyết của ông cũng đưa ra một quan điểm về tiến trình phát triển nhân cách
hay cá tính qua một số giai đoạn trong thời thơ ấu, nhưng mô tả của ông về các giai đoạn
tâm lý tình dục, nghĩa là xem xét sự phát triển cả bản ngã để giải quyết các xung đột
giữa bản năng và sự yêu cầu che giấu của xã hội (siêu ngã). Khó mà xem đây là sự phát
triển chức năng tâm lý giới tính. Điều đặc biệt đáng ghi nhớ về chuỗi giai đoạn ấy là nó
cho rằng các kinh nghiệm và rắc rồi gặp phải trong một giai đoạn thơ ấu nào đó sẽ báo
hiệu các dạng phong cách cá tính hay biểu hiện nhân cách đặc thù lúc trưởng thành. Lý
thuyết cũng độc đáo ở chỗ tập trung mỗi giai đoạn vào một chức năng sinh vật chủ yếu,
được giả định là trọng tâm khoái lạc trong một thời kỳ nhất định.
Trong thời kỳ phát triển đầu tiên, gọi là giai đoạn miệng (oral stage), bộ phận miệng
của đứa hài nhi là điểm tập trung khoái lạc. Trong suốt thời gian kéo dài khoảng từ 12
đến 18 tháng đầu đời, trẻ bú, ngậm, và cắn bất kỳ vật gì cho được vào miệng. Đối với
Freud, hành vi này cho thấy miệng là một căn cứ địa chủ yếu của một dạng khoái lạc
tính dục.
Từ khoảng 12-18 tháng tuổi cho đến 3 tuổi là giai đoạn kiểm soát vấn đề đi ngoài, trẻ
bước vào giai đoạn hậu môn (anal stage). Vào thời điểm này nguồn gốc khoái lạc chủ
yếu chuyển biến từ miệng đến hậu môn, và trẻ cảm thấy thỏa mãn đáng kể từ cả hai hành
vi giữ phân lại hay tống phân ra ngoài.
Vào khoảng tuổi lên ba, trẻ bắt đầu giai đoạn sùng bái dương vật (phallic stage). Vào
thời điểm này đối với trẻ có sự di chuyển quan trọng khác về nguồn gốc khoái lạc chủ
yếu. Lần này sự quan tâm tập trung vào bộ phận sinh dục và khoái lạc phát sinh do hành
vi vuốt ve bộ phận này. Đây cũng là giai đoạn đánh dấu một trong các sắc thái quan
trọng nhất của tiến trình phát triển nhân cách theo quan điểm của Freud: đó là xung đột
do mặc cảm Oedipus (Oedipal conflict). Khi trẻ tập trung chú ý vào bộ phận sinh dục,
thì các dị biệt giữa cấu trúc cơ thể của nam giới với nữ giới trở nên nổi bật hơn.
Tiếp theo sau khi xung đột do mặc cảm của Oedipus đã được giải quyết, thường vào
độ tuổi lên 5 hay 6, trẻ bước vào giai đoạn tiềm phục (latency stage) kéo dài cho đến
tuổi dậy thì. Theo Freud trong suốt thời kỳ này, các quan tâm tình dục ít nhiều lắng dịu
đi, ngay cả trong vô thức.
Sau đó, trong thời thanh xuân các tình cảm liên hệ đến dục tính lại tái xuất hiện, đánh
dấu bước khởi đầu thời đầu thời kỳ phát triển sau cùng, là giai đoạn sinh dục (genital
stage), kéo dài cho đến lúc lìa bỏ cõi đời. Trọng tâm của giai đoạn sinh dục này tập trung
vào hành vi tình dục trưởng thành và có hình thức của người lớn mà Freud gọi là giao
hợp tình dục (sexual intercourse).
Cơ chế phòng vệ: các ứng phó vô thức
Các nỗ lực của Freud nhằm miêu tả và lập thuyết về các động lực căn bản của nhân
cách và tiến trình phát triển nhân cách, được thúc đẩy bởi các khó khăn thực tế mà các
bệnh nhân của chính ông gặp phải, khi đối phó với chứng lo âu (anxiety), một cảm giác
căng thẳng gây tổn thương cho đời sống tâm lý của họ. Theo Freud, chứng lo âu là một
130
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

dấu hiệu nguy hiểm đối với bản ngã, trong đó các xung động bất hợp lý phát xuất từ bản
năng nguyên thủy đe dọa bùng nổ, và không thể kiểm soát nổi.
Bởi vì lo âu đương nhiên gây khổ sở cho con người, nên Freud tin rằng con người
xây dựng một loạt các cơ chế phòng vệ để đối phó với nó. Các cơ chế phòng vệ (defense
mechanisms) là những kế hoạch vô thức mà con người vận dụng để làm giảm bớt trạng
thái lo âu bằng cách che đậy hay ngụy trang nguyên nhân đích thực của nó, đối với chính
bản thân của họ, cũng như đối với người khác.
Cơ chế phòng vệ chủ yếu là dồn nén / trấn áp (repression), trong đó các xung động
bản năng, không chấp nhận được hay không hài lòng, sẽ bị đẩy trở vào vùng vô thức.
Dồn nén là một phương thức trực tiếp nhất nhằm giải quyết tinh trạng lo âu; thay vì phải
giải quyết một xung động gây ra tình trạng lo âu ở bình diện ý thức, người ta chỉ việc
phớt lờ nó đi.
Nếu như biện pháp dồn nén không có hiệu quả đẩy lùi tình trạng lo âu, người ta sẽ
dùng đến các cơ chế phòng vệ khác. Thí dụ, người ta có thể sử dụng biện pháp thoái lui
(regression), nhờ đó họ có thể cư xử tựa như đang ở trong một giai đoạn phát triển trước
đây vậy. Nhờ thoái lui về độ tuổi trẻ hơn- chẳng hạn, nhờ than vãn và trút các cơn thịnh
nộ - người ta có thể cảm thấy bớt đi áp lực nhu cầu đè nặng lên họ.
Bất kì ai đã từng phẫn nộ vì hành động thiếu công bằng của một vị giáo sư, khi quay
về ký túc xá lại quát nạt người bạn cùng phòng của mình, đều biết rõ cơ chế chuyển di
(displacement) đại khái là gì. Trong chuyển di, sự biểu lộ một cảm giác hay ý tưởng khó
chịu được lái chệch đi từ một cá nhân uy quyền đe dọa hơn sang một kẻ yếu kém hơn.
Hợp lý hóa (rationalization) là một cơ chế phòng vệ khác, diễn ra khi chúng ta bóp
méo sự thật bằng cách biện minh tốt đẹp những gì xảy đến cho chúng ta. Chúng ta dựng
ra các lối giải thích giúp bảo vệ lòng tự ái của mình.
Theo cơ chế phủ nhận, người ta chỉ đơn thuần phủ nhận thông tin nào gây ra tình
trạng lo âu cho họ mà thôi.
Thí dụ, khi được báo tin bà vợ bị chết trong một tai nạn ôtô, người chồng thoạt đầu
phủ nhận sự kiện bi thảm ấy, nói rằng có lẽ có lầm lẫn gì đó; rồi sau đó ý thức của ông
ta mới dần dần chấp nhận rằng thực ra bà vợ đã chết. Trong các trường hợp cực đoan,
tình trạng phủ nhận có thể kéo dài rất lâu; và ông chồng vẫn cứ tiếp tục trông chờ bà
vợ quay về nhà.
Phóng chiếu nội tâm (projection) là một biện pháp tự vệ nhờ quy các xung động và
tình cảm khó chịu cho người khác.
Thí dụ, một người đàn ông bất lực trong sinh hoạt tình dục có thể oán trách bà vợ
rằng bà ta kém khả năng đáp ứng tình dục.
Cuối cùng, một cơ chế phòng vệ mà Freud xem là đặc biệt lành mạnh và có thể chấp
nhận được về mặt xã hội là hiện tượng thăng hoa (sublimation). Trong biện pháp thăng
hoa, người ta lái các xung động khó chịu vào các ý tưởng, tình cảm, hay hành vi được
xã hội cho phép.
Bác hàng thịt - để có dịp dùng dao chém mạnh vào thịt súc vật thay vì vào người.
Biện pháp thăng hoa cho phép bác hàng thịt ấy có cơ hội không những giải phóng tình
131
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

trạng căng thẳng tâm lý mà còn thực hiện tính gây hấn theo cách thức được xã hội chấp
nhận.
Theo lý thuyết của Freud, tất cả chúng ta đều sử dụng các cơ chế phòng vệ đến một
mức độ nào đó. Tuy vậy, một số người đã lạm dụng chúng quá nhiều, khiến cho cuộc
sống thường ngày thành khó khăn, và rất khó tiếp cận sự giúp đỡ của cộng đồng.
Đánh giá lý thuyết của Freud
Các nhà tâm lý chuyên về nhân cách cũng đã phê phán về các điểm thiếu chính xác
của học thuyết này. Thứ nhất, là phê phán cho rằng "thiếu dữ kiện khoa học", minh
chứng cho lý thuyết này. Tuy có rất nhiều đánh giá riêng lẻ của những nhân vật đặc biệt,
dường như hậu thuẫn cho lý thuyết này, nhưng quan điểm về nhân cách của ông xây
dựng trên các khái niệm của những hiện tượng không quan sát được. Lý thuyết này xây
dựng cũng chỉ căn cứ vào một nhóm đối tượng tương đối hạn chế, chủ yếu gồm các phụ
nữ Áo thuộc giai cấp thượng lưu, sống vào kỷ nguyên đạo đức nghiêm ngặt hồi đầu thế
kỷ 20.
Ngoài ra, trong khi chúng ta dễ dàng vận dụng lý thuyết Freud để lý giải các sự việc
đã xảy ra, thì việc tiên đoán các rối loạn phát triển nhất định sẽ biểu lộ ra sao khi đứa trẻ
trưởng thành thực là một việc làm rất khó khăn. Như vậy, lý thuyết này đưa ra sự mô tả
và giải thích, chứ không đưa được dự đoán và khó mà can thiệp.
Thí dụ, nếu một cá nhân bị tình trạng cắm chốt ở giai đoạn hậu môn, thì theo Freud,
anh ta sẽ cẩu thả và luộm thuộm lạ thường - hoặc sẽ ngăn nắp và sạch sẽ cực kỳ. Lý
thuyết Freud không đưa ra hướng dẫn nào để dự đoán được cách biểu lộ nhất định nào
sẽ xảy ra.
Mặc dù các phê phán không thể tránh được, lý thuyết Freud đã gây ảnh hưởng vô
cùng to lớn đối với lĩnh vực tâm lý - và thực ra đối với toàn bộ tư tưởng phương Tây.
Hơn nữa, điểm nhấn mạnh vào vô thức của Freud phần nào được minh chứng bởi một
số khám phá mới đây của các nhà tâm lý chuyên về lĩnh vực nhận thức. Các công trình
nghiên cứu này cho thấy các tiến trình nhận thức không ý thức đã ảnh hưởng quan trọng
đến các tư duy và hành động của con người, đặc biệt là về khía cạnh động lực- thức đẩy.
TRƯỜNG PHÁI TÂN FREUD
Một hệ quả đặc biệt quan trọng của công trình lập thuyết của Freud là các công trình
nghiên cứu thực hiện bởi nhiều nhân vật thừa kế, nhấn mạnh nhiều hơn đến các chức
năng của bản ngã, đến các nhân tố xã hội và các ảnh hưởng của xã hội cũng như văn hóa
đến tiến trình phát triển nhân cách.
Chẳng hạn, Carl Jung, bài bác quan điểm cho rằng các thúc đẩy tính dục vô thức có
tầm quan trọng hàng đầu - một quan điểm then chốt trong lý thuyết Freud. Ông tìm hiểu
các thúc đẩy nguyên thủy của vô thức một cách tích cực hơn. Jung cho rằng con người
có một vô thức tập thể (collective unconscious), bao gồm nhiều ảnh hưởng mà chúng ta
thừa kế từ tổ tiên chúng ta nói riêng, từ nhân loại nói chung, và thậm chí từ các loài động
vật tổ tiên trong quá khứ xa xôi của con người nữa. Chính cái vô thức tập thể của chung
mọi người này giải thích các biểu hiện hành vi phổ biến qua nhiều nền văn hóa khác
nhau - như tình thương yêu dành cho bà mẹ, niềm tin vào đấng tối cao, và thậm chí đến
132
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

các hành vi đặc thù như sợ rắn chẳng hạn.


Một nhà phân tâm theo phái tân - Freud quan trọng khác là Adfred, cho rằng động
lực nguyên thủy thúc đẩy con người là khao khát ngự trị, khao khát được tôn vinh; không
phải chỉ để vượt trội hơn người khác, mà là sự truy tìm nhằm vượt qua giới hạn bản thân
để đạt đến sự toàn bích. Adler sử dụng thuật ngữ mặc cảm tự ti (inferiority complex) để
diễn tả tình huống những người trưởng thành không có khả năng khắc phục được cảm
giác thấp kém mà họ đã hình thành hồi còn bé, khi mà họ thấy mình quá bé bỏng và bị
hạn chế trong việc tìm hiểu thế giới chung quanh.
Erik Erikson và Karen Horney (1937) chẳng hạn, so với Freud họ cũng ít chú trọng
hơn đến động lực tình dục cũng như gây hấn bẩm sinh và chú trọng nhiều hơn đến các
yếu tố xã hội và văn hóa hậu thuẫn cho việc hình thành nhân cách.
CÁC LÝ THUYẾT NÉT NHÂN CÁCH: TÊN NHÂN CÁCH
Làm sao ta biết được những tính chất nào quan trọng nhất cho việc qui định hành vi
ứng xử của người khác?
Các nhà tâm lý chuyên về nhân cách đã nêu ra các câu hỏi tương tự như thế cho chính
họ. Để trả lời, họ đã xây dựng một mô hình tế nhị về nhân cách, gọi là lý thuyết nét nhân
cách (traist theory). Thách đố chủ yếu đối với các lý thuyết gia theo tiếp cận này, là phải
nhận diện cho được các nét nhân cách đặc thù chủ yếu nào, cần thiết cho việc miêu tả
nhân cách.
Lý thuyết nét nhân cách của Allpot: Nhận diện các nét căn bản
Allport trả lời câu hỏi này bằng cách cho rằng có ba loại nét nhân cách căn bản: nét
chủ yếu, nét trung tâm, và nét thứ yếu.
Nét nhân cách chủ yếu (cardinal trait), là đặc điểm duy nhất, chi phối hầu hết mọi
hành động của một người. Thí dụ, một phụ nữ có đức tính vị tha triệt để, sẽ hướng toàn
bộ năng lực của mình vào các hoạt động nhân đạo; còn một người khao khát quyền lực
mạnh mẽ, sẽ bị thúc đẩy tiêu pha hết mọi năng lực của mình, để phục vụ cho nhu cầu
chỉ huy người khác.
Tuy nhiên, không phải ai cũng phát triển được các nét nhân cách chủ yếu đến mức
hoàn thiện, mà hầu hết mọi người đều sở đắc một vài nét nhân cách trung tâm để hình
thành cốt lõi nhân cách. Các nét nhân cách trung tâm (central traits), như tính lương
thiện và chan hòa chẳng hạn, là các đặc điểm chủ yếu của mỗi người; thông thường bất
kỳ cá nhân nào cũng có 5 đến 10 nét nhân cách trung tâm.
Sau cùng, các nét nhân cách thứ yếu (secondary traits) là các đặc điểm ảnh hưởng
đến hành vi ứng xử trong một số ít tình huống và kém quan trọng hơn so với các nét
trung tâm hay chủ yếu. Thí dụ, thích nước đá hơn kem, hoặc không thích nghệ thuật
hiện đại, được xem là các nét nhân cách thứ yếu.
Các lý thuyết của Cattell và Eysenck: giản lược nhân cách.
Những nỗ lực gần đây, nhằm khám phá các nét nhân cách chủ yếu, đã chú trọng đến
một kỹ thuật thống kê, gọi là phân tích thừa số. Phân tích thừa số (factor analysis), là
một phương pháp đúc kết các mối liên hệ giữa rất nhiều biến số, thành một vài khuôn
mẫu tổng quát hơn. Thí dụ, nhà nghiên cứu nhân cách có thể phân phát một bảng câu
133
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

hỏi cho nhiều đối tượng, yêu cầu họ tự miêu tả theo một bảng kê, gồm rất nhiều nét nhân
cách. Dùng phương pháp thống kê và đánh giá, các nét nhân cách nào liên hệ với nhau
ở cùng một con người, nhà nghiên cứu có thể nhận diện được các khuôn mẫu hay phối
hợp nét nhân cách căn bản nhất - gọi là yếu tố giản lược - của từng đối tượng.
Vận dụng phân tích thừa số, nhà tâm lý nhân cách Raymond Catell (1967) cho rằng,
các đặc điểm có thể quan sát được trong một tình huống nhất định, gồm có 46 nét nhân
cách bề ngoài (surface traits), hay 46 nhóm hành vi có liên hệ với nhau. Tiến hành phân
tích thừa số sâu rộng hơn, Cattell khám phá được 10 nét nhân cách nguồn gốc (source
traits), biểu trưng cho các chiều kích nhân cách căn bản. Vận dụng các nét nhân cách
nguồn gốc này, ông xây dựng được bảng vấn đáp, gồm 16 yếu tố nhân cách (sixteen
personality factor questionaire, viết tắt là 16 PF).
Một lý thuyết gia nét nhân cách khác là Hans Eysenck (1975; Eysenek & Eysenck,
1985), cũng sử dụng phân tích thống kê để nhận diện các mẫu người về mặt nét nhân
cách, nhưng ông lại đi đến một kết luận hoàn toàn khác biệt về bản chất nhân cách. Ông
khám phá rằng nhân cách hay cá nhân có thể được miêu tả sáng tỏ nhất theo hai chiều
kích quan trọng duy nhất là: chiều hướng nội và hướng ngoại (introversion-
extroversion), và chiều dao động và ổn định (neuroticism- stability).
Các nghiên cứu mới đây nhất về nét nhân cách cho rằng, cốt lõi của nhân cách hay
cá tính bao gồm 5 yếu tố nét nhân cách phổ quát. Năm yếu tố này là: khoáng đạt
(surgency - hướng ngoại và dễ dãi), dễ xúc động (neuroticism - tính bất ổn định về mặt
xúc cảm), khôn khéo (intellect), hòa thuận (agreableness), và tận tâm
(conscientiousness). Mặc dù các lý thuyết gia nét nhân cách ngày càng nhất trí với nhau
về tầm quan trọng của năm yếu tố này, song các chứng cứ vẫn còn gây tranh cãi (và là
đề tài nghiên cứu), giữa các lý thuyết gia về nét nhân cách.
Đánh giá các lý thuyết nét nhân cách: Các lý thuyết nét nhân cách có một số ưu điểm.
Chúng đưa ra một lối giải thích đơn giản và sáng tỏ về tính nhất quán trong hành vi cư
xử của con người. Ngoài ra, các nét nhân cách còn giúp chúng ta dễ dàng so sánh người
nay với người khác. Nhờ các ưu điểm này, các quan điểm về nét nhân cách có ảnh hưởng
quan trọng về mặt thực tiễn đối với việc xây dựng một số biện pháp đánh giá nhân cách.
Ngược lại, các lý thuyết này cũng vấp phải một số nhược điểm. Chẳng hạn, chúng ta
đã thấy nhiều lý thuyết nét nhân cách, khi miêu tả nhân cách đã đi đến các kết luận hoàn
toàn khác biệt nhau, về những nét nhân cách nào căn bản và nổi bật nhất. Tình trạng khó
mà xác định được lý thuyết nào chính xác nhất, đã khiến cho một số nhà tâm lý chuyên
về nhân cách nói chung, nghi ngờ giá trị của các khái niệm nét nhân cách.
Thực ra, các lý thuyết này đã vấp phải một nhược điểm còn căn bản hơn nữa. Ngay
trong trường hợp có thể nhận diện được một nhóm nét nhân cách chủ yếu đi nữa, chúng
ta cũng chỉ mới gọi được tên hay miêu tả nhân cách - chứ không giải thích được hành vi
ứng xử của con người.
Tuy nhiên, lý thuyết này giúp chúng ta xây dựng được một số trắc nghiệm đo đạc,
phần nào giúp chúng ta xem xét các điểm mạnh của một người, hay đánh giá các nguy
cơ của các rối loạn tâm thần.
134
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

CÁC LÝ THUYẾT KHÁC


Nhân cách hay hoàn cảnh
Các nét nhân cách phổ biến chỉ có thể vận dụng để giải thích được một phần nhỏ,
không quan trọng, thuộc hành vi ứng xử của con người. Ngược lại, dường như theo
Walter Mischel (1960s) hầu hết các hành vi ứng xử đều có thể giải thích phần lớn, bởi
bản chất của tình huống mà con người đang lâm vào - chứ không bằng nhân cách của
họ.
Quan điểm của Mischel đã thổi bùng ngọn lửa tranh cãi là vấn đề liệu hành vi ứng xử
của con người bị tác động đến mức độ nào bởi nhân cách, so với các nhân tố hoàn cảnh.
Seymour Epstein cho rằng, cần phải tìm hiểu hành vi ứng xử lặp đi lặp lại qua nhiều
bối cảnh và thời gian, để có được một bức tranh thực sự về mức độ biểu lộ nhất quán.
Khi thực hiện việc này - một nhóm đối tượng được đánh giá nhiều lần, qua một thời kỳ
kéo dài nhiều tháng - người ta khám phá được các dấu hiệu vững chắc về tính nhất quán,
ngược lại chủ trương của Mischel.
Đáp lại, Mischel cho rằng dù những người phê phán ông có thể chứng minh được tính
nhất quán qua thời gian nhưng họ vẫn chưa chứng minh được tính nhất quán qua các bối
cảnh. Chẳng hạn, một trưởng phòng có thể ngày nào cũng quen thói mắng chửi nhân
viên, do đó tỏ ra nhất quán qua thời gian, nhưng lại không dám xúc phạm thượng cấp -
chứng tỏ tính bất nhất qua các tình huống.
Các lý thuyết dùng tiến trình học tập để giải thích nhân cách
Trong khi các lý thuyết phân tâm và nét nhân cách tập trung vào con người nội tâm -
cơn cuồng nộ vũ bão của bản năng nguyên thủy, tuy vô hình nhưng rất mãnh liệt hoặc
một nhóm nét nhân cách tuy giả định nhưng có tính quyết định - thì các lý thuyết tiến
trình học tập chú trọng đến biểu hiện bên ngoài của con người.
Thực ra, đối với một lý thuyết gia chủ thuyết tiến trình học tập, thì nhân cách chẳng
qua chỉ là tổng cộng các phản ứng tiêm nhiễm được khi tương tác với môi trường bên
ngoài. Các biến cố bên trong như ý tưởng, tinh thần, và các động lực thúc đẩy chẳng
hạn, đều bị lờ đi. Dù vậy, sự hiện hữu của chúng cũng không bị phủ nhận, các lý thuyết
gia này cho rằng nhân cách hay cá tính được tìm hiểu thuận lợi nhất, nhờ quan sát các
đặc điểm hoàn cảnh sinh sống của con người.
Các lý thuyết dùng tiến trình học tập xã hội tính để giải thích nhân cách. Không giống
các lý thuyết tiến trình học tập khác, lý thuyết tiến trình học tập xã hội tính (social
learning theory) nhấn mạnh đến các sinh hoạt trí tuệ của con người - như ý tưởng, tình
cảm, kỳ vọng, và thang giá trị của con người chẳng hạn - trong việc qui định nhân cách
hay cá tính. Theo Albert Bandura, người đề xướng chủ yếu của quan điểm này, con
người có khả năng lường trước hậu quả của một số hành vi trong một bối cảnh nhất học
tập, theo điều kiện quan sát (mechanism of observational learning) - xem xét hành động
của kẻ khác rồi quan sát hậu quả của các hành động ấy. Theo đó, nhân cách hình thành
thông qua quan sát nhiều lần hành vi của người khác.
Bandura đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của lòng tự tin (self-efficacy), tức là kỳ vọng
do học tập mà có về sự thành công, trong việc quy định hành vi mà chúng ta sẽ biểu lộ.
135
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Lòng tự tin này làm nền tảng cho sự tín nhiệm của con người đối với khả năng thực hiện
một hành vi, bất kể họ đã thành công đến mức nào trong quá khứ hoặc các chướng ngại
gì hiện đang cản trở bước tiến của họ.
Lý thuyết tiến trình học tập xã hội tính nổi bật ở chỗ họ đặt trọng tâm vào tính hỗ
tương tác động giữa con người với bối cảnh xã hội. Không phải chỉ có hoàn cảnh mới
được xem là tác động đến nhân cách hay cá tính, mà hành vi ứng xử và nhân cách của
con người còn được xem là "phản hồi" và cải tạo hoàn cảnh nữa - và hoàn cảnh này quay
lại ảnh hưởng đến hành vi ứng xử theo một lưới nhện tương tác.
Thực ra, Bandura cho rằng quan điểm quy trình hỗ tương là chìa khóa để tìm hiểu
hành vi ứng xử của con người. Theo quan điểm quy định hỗ tương, chính sự tương tác
giữa ba yếu tố hoàn cảnh, hành vi ứng xử, và bản thân con người khiến cho con người
cư xử theo cách thức tối hậu mà họ thể hiện ra.
Đánh giá các lý thuyết dùng tiến trình học tập để giải thích nhân cách.
Lý thuyết do trường phái tiến trình học tập đề xướng đều có chung đặc điểm: đề cao
quan điểm quy định (các nhân tố bẩm sinh/ sinh học) đối với hành vi ứng xử của con
người; đồng thời nhân cách cũng được định hình bởi các tác động bên ngoài, bao gồm
các yếu tố tự nhiên và xã hội.
Tiếp cận tiến trình học tập đã gây được ảnh hưởng quan trọng về một số mặt. Một
mặt, nó đã góp phần khiến cho công cuộc nghiên cứu nhân cách có tính khách quan và
khoa học, chú trọng đến các đặc điểm quan sát được của bản thân con người và hoàn
cảnh sinh sống của họ. Mặt khác, tiếp cận này cũng phù hợp với các phát hiện gần đây
của khoa học thần kinh về biểu hiện học tập của bộ não, với sự hình thành và củng cố
các kết nối mạng nueron trong giai đoạn đầu đời, giai đoạn hình thành và phát triển nhân
cách. Mặt khác, các lý thuyết tiến trình học tập còn sáng tạo được các biện pháp can
thiệp tâm lý quan trọng, đã can thiệp thành công các dạng rối loạn nhân cách.
Các lý thuyết nhân bản về nhân cách
Trong tất cả các lý thuyết vừa nêu, có lý thuyết nào giải thích được đức tính thánh
thiện của Mẹ Teresa, khả năng sáng tạo của nhà danh họa Michelangelo, tài hoa và đức
nhẫn nại của nhà bác học Finsteini? Việc tìm hiểu những cá nhân độc đáo như thế - cũng
như một vài hạng người bình thường hơn, nhưng cũng có một số đặc điểm tương tự -
xuất phát từ lý thuyết nhân bản.
Theo các lý thuyết gia nhân bản, tất cả các lý thuyết nhân cách mà chúng ta vừa thảo
luận trên đây đều nhận định thiếu sót về bản chất con người. Thay vì xem con người bị
chi phối bởi các lực lượng vô thức, không quan sát được (theo lý thuyết phân tâm), bởi
một số nét nhân cách ổn định (lý thuyết nét nhân cách), hoặc bởi các tác nhân khích lệ
và trừng phạt thuộc hoàn cảnh sinh sống (lý thuyết tiến trình học tập), lý thuyết nhân
bản (humanistic theory) nhấn mạnh đến tính bản thiện của con người và xu hướng phát
triển đến mức hoàn thiện của nhân loại. Chính khả năng chủ ý tự thúc đẩy để biến đổi
và cải thiện này, cùng với các xung lực sáng tạo độc đáo của con người, hình thành cái
cốt lõi của nhân cách.
Đại biểu quan trọng của quan điểm nhân bản là Carl Rogers (1971). Rogers cho rằng
136
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

con người có nhu cầu được quan tâm tích cực, và nhu cầu này phản ảnh bởi nhu cầu
được yêu thương và kính trọng thường thấy ở một người. Bởi vì người khác cho chúng
ta sự quan tâm tích cực này, nên chúng ta trở nên lệ thuộc vào họ. Chúng ta bắt đầu quan
sát và thẩm định bản thân thông qua nhận định của người khác, trông cậy vào cách đánh
giá của họ.
Theo Rogers, sự tiếp nhận quá mức cách đánh giá của người khác, thường gây ra tình
trạng không ăn khớp giữa kinh nghiệm của một người với khái niệm hay ấn tượng về
chính bản thân (self- concept) của người đó. Nếu mức sai biệt nhỏ thì hậu quả cũng
không đáng kể. Nếu mức sai biệt ấy lớn sẽ dẫn đến các rối loạn tâm lý như tình trạng lo
âu thường xuyên chẳng hạn.
Rogers cho rằng một biện pháp khắc phục được sai biệt này, là tiếp nhận sự quan tâm
tích cực vô điều kiện từ một người khác - bạn bè, vợ chồng, hay thầy thuốc chẳng hạn.
Sự quan tâm tích cực và vô điều kiện (unconditional positive regard) liên hệ đến thái độ
chấp nhận và kính trọng về phần người quan sát, dù cho cá nhân nói hay làm điều gì đi
nữa. Rogers tin rằng sự chấp nhận này tạo cơ hội cho người ta tiến hóa và trưởng thành
cả về mặt tình cảm và trí tuệ bởi vì họ có khả năng xây dựng được các khái niệm về bản
thân thực tế hơn.
Đối với Rogers và các lý thuyết gia nhân bản khác (như Abraham Maslow), mục tiêu
tối hậu của tiến trình phát triển nhân cách là hiện thực bản thân. Hiện thực bản thân
(self-actualization) là tình trạng mãn nguyện, khi người ta thực hiện được tiềm năng tột
đỉnh của mình. Rogers cho rằng tình trạng này phát sinh khi kinh nghiệm về ngoại giới
của con người với khái niệm về bản thân của họ ăn khớp với nhau. Người đạt được tính
trạng hiện thực bản thân sẽ chấp nhận thực tại của chính họ; và chính điều này giúp họ
đạt được hạnh phúc và thỏa nguyện trong cuộc sống.
Đánh giá lý thuyết nhân bản. Mặt dù các lý thuyết nhân bản đánh giá cao việc cống hiến
sự quan tâm tích cực vô điều kiện đối với con người, nhưng nhiều lý thuyết gia đã ít sẵn
lòng dành sự quan tâm như thế đối với lý thuyết nhân bản. Các quan điểm phê phán đều
tập trung vào tình trạng khó lòng minh chứng các giả định căn bản của lý thuyết này, và
nghi vấn liệu sự quan tâm tích cực vô điều kiện trên thực tế có giúp người ta điều chỉnh
nhân cách đáng kể như lý thuyết này quan niệm không.
Giả định cho rằng "nhân chi sơ tính bản thiện" - một quan điểm tuy cũng quan trọng,
nhưng cũng lại không có cơ sở khoa học cho việc xây dựng lý thuyết khoa học. Tuy vậy,
các lý thuyết nhân bản vẫn đóng vai trò quan trọng cho việc soi sáng tính độc đáo của
con người, và trong việc hướng dẫn xây dựng một phương pháp can thiệp nhằm xoa dịu
các chứng rối loạn tâm lý.

137
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

TÂM LÝ HỌC SỨC KHỎE


STRESS, ỨNG PHÓ- LO ÂU THÔNG THƯỜNG

Hầu hết chúng ta đều ít được giới thiệu về hiện tượng stress mà theo chính thức định
nghĩa là phản ứng trước các sự kiện đe dọa hoặc thách thức con người. Nhưng stress
cũng là bất kỳ nhân tố nào đe dọa đến sức khỏe cơ thể hay có tác động phương hại đến
các chức năng cơ thể, như tổn thương, bệnh tật, hay tâm trạng lo âu chẳng hạn. Một dạng
stress hiện hữu có khuynh hướng làm giảm sức đề kháng của con người đối với dạng
stress khác. Bị stress liên tục sẽ gây thay đổi tình trạng cân bằng hormone trong cơ thể.
Tất cả chúng ta đều gặp phải stress trong cuộc sống của mình. Một số nhà tâm lý về
sức khỏe tâm thần cho rằng cuộc sống thường ngày trên thực tế bao gồm một loạt các
chuỗi sự kiện, có nhiều diễn biến lặp lại, mà trong một chuỗi ấy con người nhận thức
mối đe dọa, tìm cách đối phó, và sau cùng tìm cách thích ứng với đe dọa ấy; gọi là sự
ứng phó.
Rất nhiều các ứng phó như vậy không có gì đáng kể, và xảy ra ngoài phạm vi ý thức của
chúng ta, nhưng trong các trường hợp stress nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn thì sự ứng
phó đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và có thể gây nguy hại cho sức khỏe của con người. Stress
tạo ra các ứng phó, cả về mặt sinh lý lẫn tâm lý.
Ứng phó sinh lý
Thông thường phản ứng tức thời nhất đối với stress là phản ứng sinh lý, bởi vì sự tiếp
cận với stress, thông qua trục HPA (vùng dưới đồi- tuyến yên- tuyến thượng thận) làm
tăng số lượng tiết ra của một vài loại hormone ở tuyến thượng thận, nhịp tim và áp huyết
tăng vọt lên, và gây biến động mức dẫn truyền xung điện ở da... Trong ngắn hạn, con
người có thể chịu đựng được các phản ứng này bởi vì chúng gây ra một “phản ứng khẩn
trương” – phản ứng của hệ thần kinh giao cảm– giúp cho con người đối phó hữu hiệu
hơn với tình huống căng thẳng. Tình huống này được coi là một lo âu thông thường, mà
tất cả chúng ta đều trải qua để ứng phó với các tình huống stress.
Tất nhiên, tiếp cận thường xuyên với stress sẽ khiến cho chức năng sinh lý của cơ thể
giảm khả năng thích ứng, bởi vì các loại hormone liên quan đến stress tiết ra khó mà
ngừng, các tín hiệu feedback của cơ chế điều hòa ngược không còn hoạt động... Lâu
ngày, các phản ứng căng thẳng ấy có thể gây ra tình trạng rối loạn thực sự ở các mô cơ
thể, như hệ tim mạch... Khi đó, cơ thể chúng ta đã có một tình trạng lo âu bệnh lý.
Các ảnh hưởng của stress được minh họa qua một mô hình do bác sĩ nội tiết chuyên
về stress nổi tiếng là Hans Selye (Selye, 1976) xây dựng, gồm ba giai đoạn. Giai đoạn
thứ nhất, gọi là giai đoạn báo động và động viên năng lực (alarm and mobilization stage),
xảy ra khi người ta ý thức sự hiện diện của tác nhân gây stress. Hệ thần kinh giao cảm
được kích thích trong suốt giai đoạn báo động và động viên này. Sự kéo dài tình trạng
phát động hệ thần kinh này có thể dẫn đến các rối loạn trong hệ tuần hoàn máu hoặc
bệnh loét dạ dày và cơ thể dễ mắc nhiều thứ bệnh khác. Trong giai đoạn thứ hai của mô
hình, gọi là giai đoạn đề kháng (resistance stage), bạn dùng rất nhiều biện pháp, cả về

138
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

tâm lý (nhận thức và hành vi) và sinh lý để đối phó với tác nhân gây stress. Chẳng hạn,
nỗ lực của bạn trong thời gian thi cử có thể dưới dạng dành nhiều thời gian để học tập
hơn. Sau cùng, bạn có thể đạt được điểm thi cao hơn, nhưng có lẽ bạn phải hy sinh thời
gian dành để ngủ và trải qua nhiều lúc lo âu. Nếu Tình trạng này không thể dừng lại
đúng lúc, bạn sẽ tiến đến thời kỳ cuối cùng là giai đoạn kiệt sức (exhaustion stase).
Trong giai đoạn này, khả năng ứng phó với tác nhân gây stress của con người sút giảm
xuống đến mức các hậu quả tệ hại của stress xuất hiện: bệnh cơ thể, các triệu chứng về
chức năng tâm lý dưới dạng mất khả năng tập trung, dễ cáu giận, hoặc trong một vài
trường hợp, bị mất định hướng và mất khả năng tiếp xúc với thực tại. Theo một ý nghĩa
nào đó, người ta hoàn toàn kiệt sức. Chẳng hạn, nếu bạn bị đè bẹp bởi áp lực đạt được
thành tích khả quan trong mọi môn học, bạn có thể bị ngã bệnh hay thấy mình không
còn đủ sức học nữa.
Rối loạn dạng cơ thể (psychosomatic disorders) là các rối loạn phát sinh do tương tác
giữa các nhân tố vừa kể. Một số bệnh cơ thể như hen (asthma), eczema và loét đường
tiêu hóa (peptic ulcer) bị cho là phần nào do các stress tâm lý và xã hội gây ra. Các biện
pháp trị liệu tâm lý đôi khi có tác dụng rõ rệt, nhưng thường kém hậu quả hơn các biện
pháp trị liệu cơ thể đối với các chứng bệnh này, và nói chung, cần một can thiệp toàn
diện, cả về thể chất và tâm lý.
Biện pháp sinh lý nhằm khắc phục stress là gây các biến đổi trong phản ứng sinh lý
của con người. Thí dụ, biện pháp phản hồi sinh học (blofeedback) có thể cải sửa các hậu
quả khác của tình trạng căng thẳng cao độ. Ngoài ra, biện pháp tập thể dục cũng có hiệu
quả làm giảm bớt căng thẳng. Một mặt, tập thể dục thường xuyên có tác dụng làm giảm
nhịp tim, nhịp hô hấp, và huyết áp (tuy các phản ứng này tạm thời tăng lên trong lúc tập
luyện). Mặt khác, tập thể dục giúp cho con người cảm thấy chi phối được cơ thể của
mình cộng thêm cảm giác hài lòng. Thậm chí, nó còn đem đến cho người ta giây phút
tạm thời xa lánh hoàn cảnh căng thẳng, và kế đó nó giúp cho người ta có được giấc ngủ
ngon lành về đêm, nhờ phục hồi các nhịp sinh học.
Cuối cùng, đôi khi sự thay đổi chế độ ẩm thực cũng có lợi cho nỗ lực khắc phục stress.
Chẳng hạn, người uống quá nhiều thức uống có caffeine thường có cảm giác bồn chồn
và lo âu; chỉ cần giảm bớt đi cũng có thể giúp họ thấy bớt căng thẳng hơn. Tương tự, thể
trọng vượt quá mức báo động cũng là một tác nhân gây stress, và biện pháp giảm bớt số
cân thừa có thể là một biện pháp giảm stress hữu hiệu – trừ phi việc tuân thủ quá mức
chế độ ẩm thực lại gây ra một tình huống căng thẳng khác.
Ứng phó tâm lý
Một biện pháp đối phó với stress xảy ra ở bình diện vô thức là sử dụng cơ chế phòng
vệ. Cơ chế phòng vệ (defense mechanism) là các phản ứng nhằm duy trì cảm giác kiềm
chế và giá trị bản thân của con người bằng cách thay đổi hay phủ nhận bản chất thực sự
của tình huống gặp phải. Cơ chế phòng vệ như vậy đã được Freud nhắc tới. Một cơ chế
phòng vệ khác đôi khi được sử dụng để đối phó với stress là “đóng băng”- cô lập xúc
cảm, trong đó người ta ngưng cảm nhận về thế giới xung quanh, nhờ đó mà duy trì được
tình trạng không bị ảnh hưởng quá mức. Dĩ nhiên, nhược điểm của các cơ chế phòng vệ
139
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

là chúng không giải quyết thực tế cho rốt, Và vì thế, chúng chỉ là những giải pháp ngắn
hạn.
Các nhà tâm lý khác đã khám phá được con người thường sử dụng hai kỹ thuật chủ
yếu để ứng phó với stress một cách có ý thức, được gọi là biện pháp nhằm vào xúc cảm
(emotion – focused coping) và sắp xếp lại/ giải quyết kích thích gây căng thẳng, được
gọi là biện pháp khắc phục nhằm vào chính vấn đề (problem – focused coping).
Biện pháp nhằm vào xúc cảm bao gồm các phương thức như “chấp nhận lòng trắc ẩn
và thông cảm của người khác”, và “cố gắng nhìn vào khía cạnh tươi sáng của sự việc”.
Trong khi các ví dụ về biện pháp ứng phó nhằm vào vấn đề bao gồm các kỹ thuật như
“làm cho người ta thay đổi ý định” và “lập kế hoạch hành động để tuân thủ triệt để”.
Trong hầu hết các tình huống căng thẳng, người ta sử dụng cả hai loại biện pháp ứng
phó ấy. Tuy vậy, họ thường dùng biện pháp nhằm vào xúc cảm thường xuyên hơn khi
nhận thấy tình huống gặp phải không thể cải biến được và thường dùng biện pháp nhằm
vào vấn đề trong các tình huống mà họ thấy tương đối có thể cải biến được.
Khía cạnh nhân cách trong ứng phó
Hầu hết chúng ta đều đương đầu với stress bằng cách sử dụng phối hợp các ứng phó
tiêu biểu nói trên, nhằm đối phó với stress của chúng ta theo một phương thức đặc thù
riêng. Thí dụ, bạn có thể biết những người có thói quen phản ứng ngay cả những tình
huống ít căng thẳng nhất bằng một tâm trạng hoảng loạn, còn những người khác thì điềm
tĩnh với mọi tình huống thậm chí căng thẳng nhất theo một phong cách không hề nao
núng. Hiển nhiên, những loại người này có những phong cách đương đầu hoàn toàn
khác biệt nhau.
Một biện pháp nhằm ứng phó với stress là “chủng ngừa”, tức là chuẩn bị tinh thần
chấp nhận stress trước khi nó xảy đến. Được xây dựng hồi đầu như là một biện pháp
ngăn ngừa các rối loạn xúc cảm hậu phẫu cho các bệnh nhân nội trú, phương pháp này
chuẩn bị cho bệnh nhân hành trang vượt qua các căng thẳng về mặt thể xác hoặc tâm lý
bằng cách giải thích càng nhiều, chi tiết càng tốt, các biến cố khó khăn mà họ có thể sẽ
phải đương đầu. Như là một bộ phận của tiến trình chủng ngừa, bệnh nhân được yêu cầu
hình dung về cảm nghĩ của mình sẽ ra sao đối với các tình huống sẽ gặp và tìm hiểu
nhiều biện pháp khác nhau nhằm ứng phó với các vấn đề nảy sinh trong tình huống phẫu
thuật ấy? Tất cả đều phải thực hiện trước khi biến cố căng thẳng thực sự xảy ra. Tuy
vậy, có lẽ yếu tố quyết định, nhất là cung cấp cho các cá nhân biện pháp cụ thể sáng tỏ
và khách quan, nhằm xoay xở với tình hình chứ không nên đơn thuần trình bày những
gì có thể xảy đến.
Xét về tiến trình hình thành nhân cách trong giáo dục, chúng ta có thể sử dụng biện
pháp này trong một quá trình lâu dài nhằm chuẩn bị cho trẻ em trước khi bước vào tuổi
trưởng thành một nhân cách vững mạnh, với cung cách ứng phó đặc thù hữu hiệu với
stress.

140
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Chương III

KHOA HỌC THẦN KINH

141
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

NEURON VÀ TÍNH KHẢ BIẾN (PLASTICITY)

Thuật ngữ khoa học thần kinh được giới thiệu vào giữa những năm 1960 để báo hiệu
sự khởi đầu của kỷ nguyên mà nhiều ngành sẽ làm việc hợp tác cùng nhau, chia sẻ một
ngôn ngữ chung, các khái niệm chung và một mục tiêu chung: hiểu các cấu trúc và chức
năng của bộ não cả khi bình thường và bất thường. Khoa học thần kinh ngày nay mở
rộng phạm vi nghiên cứu đa dạng từ sinh học phân tử của tế bào thần kinh (tức là các
gen mã hóa các protein cần thiết cho chức năng hệ thần kinh) đến cơ sở sinh học của
hành vi, cảm xúc và nhận thức bình thường và rối loạn (tức là các đặc tính tinh thần qua
đó các cá nhân tương tác với nhau và môi trường của họ- Kandel và Squire (2000)). Các
nhà sinh lý học thần kinh đã nghiên cứu hình dạng, cấu trúc tế bào và mạch của não; các
nhà hóa học thần kinh đã nghiên cứu thành phần hóa học của não, lipid và protein của
nó; các nhà sinh lý học thần kinh đã nghiên cứu các đặc tính điện sinh học của não; và
các nhà tâm thần học và nhà tâm lý học thần kinh đã điều tra tổ chức và cơ chất thần
kinh của hành vi và nhận thức.
Neuron
Các neuron nối liền với nhau thông qua các mạng thần kinh (neural networks), tức là
các nhóm cầu nối thông tin có tổ chức. Mối liên kết giữa các neuron cho phép luồng
thông tin di chuyển qua các khoảng cách trải dài khắp cơ thể, điểu khiển các vận động
cơ thể. Về mặt tâm lý, các mạng thần kinh còn làm một việc khác nữa: chúng giúp hệ
thần kinh cải tiến (modify), thanh lọc (filter), và phân tích (sift) thông tin trong khi thông
tin được chuyển đến và đi khỏi não bộ/ thần kinh trung ương.
Neuron có hình dạng không đồng nhất, là loại tế bào dễ bị kích thích và hoạt động
bài tiết mạnh. Neuron được phân loại theo nhiều cách khác nhau: theo chức năng (cảm
giác, vận động hoặc liên hợp (interneuron)), vị trí (vỏ não, cột sống, v.v.), danh tính của
chất dẫn truyền mà chúng tổng hợp và giải phóng (glutamatergic, cholinergic, v.v.), và
hình dạng (hình tháp, hạt, v.v.). Phân tích kính hiển vi tập trung vào hình dạng chung
của chúng và đặc biệt là số lượng phần mở rộng từ thân tế bào. Hầu hết các tế bào thần
kinh có một sợi trục, thường được phân nhánh, để truyền tín hiệu đến các tế bào thần
kinh đích, được kết nối với nhau. Các phần khác, được gọi là đuôi gai, kéo dài từ cơ thể
tế bào thần kinh (còn được gọi là perikaryon - tế bào chất bao quanh nhân tế bào thần
kinh) để nhận các liên hệ từ các tế bào thần kinh khác; các đuôi gai có thể phân nhánh
theo các mô hình cực kỳ phức tạp và có thể có nhiều phần nhô ra ngắn được gọi là gai
(spine) đuôi gai. Tế bào thần kinh biểu hiện các đặc điểm tế bào học của tế bào tiết hoạt
tính cao, có nhân lớn; số lượng lớn lưới nội chất trơn và thô; và nhiều cụm của lưới nội
chất trơn chuyên biệt (bộ máy Golgi), trong đó các sản phẩm bài xuất của tế bào được
đóng gói thành các bào quan có màng bao bọc để vận chuyển vào và ra khỏi cơ thể tế
bào phù hợp với sợi trục hoặc đuôi gai. Neuron và phần mở rộng tế bào của chúng rất
giàu vi ống - các ống dài có đường kính khoảng 24 nm. Các vi ống hỗ trợ các sợi trục

142
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

và đuôi gai kéo dài và hỗ trợ sự vận chuyển qua lại của các đại phân tử và bào quan thiết
yếu giữa cơ thể tế bào và phần xa của sợi trục hoặc đuôi gai.
Neuron giao tiếp hóa học thông qua các vùng tiếp xúc chuyên biệt. Các vị trí giao
tiếp liên hợp giữa các neuron trong hệ thống thần kinh trung ương (CNS) được gọi là
synap thần kinh, trong cả thần kinh trung ương lẫn các điểm nối trong hệ thần kinh ngoại
vi, vận động và tự trị. Sự tập trung trên màng tế bào của các protein biệt định, cần thiết
cho quá trình giải phóng, đáp ứng và dị hóa chất dẫn truyền, đặc trưng cho các synap
thần kinh và các điểm nối về mặt hình thái. Các vị trí chuyên biệt này được coi là vùng
hoạt động để giải phóng và đáp ứng dẫn truyền. Các protein cận màng /paramembranous
tạo thành một vùng gắn kết chức năng chuyên biệt, được gọi là synaptolemma. Giống
như các điểm nối ngoại vi, các synap thần kinh trung tâm cũng được biểu thị bằng sự
tích tụ của các bào quan nhỏ (500 đến 1500 Å), được gọi là túi tiếp hợp (synaptic
vesicles). Các protein của các túi này đã được chứng minh là có vai trò cụ thể trong việc
lưu trữ chất dẫn truyền; túi gắn ở màng trước synap, và tái chế và lưu giữ lại các phân
tử chất dẫn truyền đã giải phóng trước đó.
Một lược đồ
của đầu tận
trước synap.
Các bước
chính của chu
trình túi tiếp
hợp được mô
tả và các
protein tiếp
hợp đại diện
được chỉ ra
tùy theo chức
năng của
chúng.

Gai nấm và gai mỏng. Hai ảnh hiển vi điện tử có chứa các synap ở gai đã được xác
định. Cấu trúc phần nối tiếp của synap được hiển thị trong (A) và (B), và được trình bày
trong (C). Tiếp xúc synap này nằm trên gai nấm, và hai gai từ tua gai, phát sinh như sự
gián đoạn trong PSD trên đầu gai và phát triển thành cức tận cùng trước synap. (D, E)
Hai hình ảnh hiển vi điện tử nối tiếp xuyên qua một gai mỏng mà từ đó hai gai nối vào
một sợi trục, như được thể hiện trong sự tái tạo 3-D trong (F). Synap từ đầu gai mỏng
thường ít hơn so với gai nấm (xem bên dưới); chữ viết tắt: sp, gai; PSD, kết tập sau
synap. Sao lại với sự cho phép của Medvedev và cộng sự, 2010.
143
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Các quá trình hoạt động của hệ thần kinh tuân theo thứ bậc
Mạch neuron (neuro circuit) là khái niệm để chỉ một con đường gồm các neuron kết
nối với nhau trên thần kinh trung ương để có được một chức năng sinh lý hay tâm lý.
Khái niệm này cũng được sử dụng trong khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo. Theo tiến
triển nghiên cứu, rõ ràng là các chức năng tâm lý có thể được kết nối tốt nhất với chức
năng hệ thần kinh bằng cách xem xét hoạt động của chúng ở bốn cấp độ phân cấp cơ
bản: phân tử, tế bào, hệ thống và hành vi.
Ở cấp độ phân tử của các hoạt động, trọng tâm là sự tương tác của các phân tử —
điển hình là các protein điều chỉnh quá trình phiên mã của gen, dịch mã của chúng thành
protein và quá trình xử lý hậu chuyển dịch của chúng. Protein làm trung gian cho các
quá trình nội bào: tổng hợp, lưu trữ và phóng thích chất dẫn truyền, hoặc hậu quả nội
bào của tín hiệu synap nội bào, là những chức năng phân tử thần kinh thiết yếu. Các cơ
chế phân tử chuyển nạp như vậy bao gồm các thụ thể của chất dẫn truyền thần kinh,
cũng như các phân tử phụ trợ cho phép các thụ thể này ảnh hưởng đến sinh học ngắn
hạn của các neuron đáp ứng (thông qua điều hòa các kênh ion) và điều hòa lâu dài của
chúng (thông qua các thay đổi trong biểu hiện gen). Việc hoàn thiện bộ gen người, tinh
tinh, chuột cống và chuột nhắt có thể được xem như một kho dữ liệu rộng rãi về các
nguyên tố phân tử này, hơn một nửa trong số đó được cho là được làm giàu rất cao trong
não hoặc thậm chí được biểu hiện độc quyền ở đó. Các gen duy nhất trong não người đã
được báo cáo và dường như được biểu hiện thường xuyên nhất trong quá trình phát triển
của não. Tiến bộ gần đây đã cho thấy rõ ràng rằng các intron (các phần của bộ gen, chứa
mã DNA không dẫn đến sản xuất các protein cụ thể; các trình tự không mã hóa này là
phần lớn nhất của bộ gen) là các yếu tố kiểm soát chức năng quan trọng điều chỉnh gen
nào được biểu hiện và thông tin đã phiên mã nào được những RNAs dịch mã thành
protein.

144
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Ở cấp độ tế bào của khoa học thần kinh, trọng tâm là sự tương tác giữa các neuron
thông qua các giao dịch synap của chúng và giữa các neuron với tế bào thần kinh đệm.
Phần lớn nghiên cứu ở cấp độ tế bào hiện nay tập trung vào các hệ thống sinh hóa bên
trong các tế bào cụ thể, làm trung gian cho các hiện tượng như nhịp điệu để tạo ra nhịp
sinh học hoặc có thể giải thích cho sự thích ứng phụ thuộc vào hoạt động. Nghiên cứu
ở cấp độ tế bào cố gắng xác định những neuron cụ thể nào và kết nối synap nào gần nhất
của chúng có thể làm trung gian cho một hành vi hoặc các ảnh hưởng của hành vi trong
một lo âu thử nghiệm nhất định.
Ở cấp độ hệ thống, trọng tâm là các cảm biến và hiệu ứng phân bố theo không gian,
tích hợp phản ứng của cơ thể đối với các thách thức môi trường. Có các hệ thống giác
quan, bao gồm các giác quan chuyên biệt để nghe, nhìn, xúc giác, mùi vị và cân bằng
cơ thể. Tương tự, có các hệ thống vận động cho các cử động của thân, chi và ngọn chi
và các hệ thống điều tiết bên trong để điều chỉnh nội tạng (ví dụ, kiểm soát nhiệt độ cơ
thể, chức năng tim mạch, sự thèm ăn, cân bằng muối và nước). Các hệ thống này hoạt
động thông qua các liên kết tương đối tuần tự, và sự gián đoạn của bất kỳ liên kết nào
có thể phá hủy chức năng của hệ thống.
Nghiên cứu ở cấp độ hệ thống cũng bao gồm nghiên cứu về các hệ thống tế bào có
chức năng thần kinh phân bố rộng rãi trong hệ thống cảm giác, vận động hoặc nội tạng,
chẳng hạn như neuron cầu não với các sợi trục phân nhánh cao giúp kích hoạt các neuron
gian não (diencephalic), vỏ não và tủy sống. Trong số các hệ thống phân kỳ, được nghiên
cứu tốt nhất là các neuron có chất dẫn truyền monoamin, có liên quan đến việc điều
chỉnh nhiều đầu ra hành vi của não, từ cho ăn, uống, điều hòa nhiệt độ và hành vi tình
dục. Các neuron này cũng có liên quan đến các chức năng cao hơn như cảm giác dễ chịu,
củng cố, sự chú ý, động lực, trí nhớ và học tập. Rối loạn chức năng của các hệ thống
này đã được giả thuyết là cơ sở cho một số bệnh tâm thần và thần kinh, được hỗ trợ bởi
bằng chứng rằng các loại thuốc nhằm điều chỉnh monoamine được cho là liệu pháp hữu
ích.
Ở cấp độ hành vi của nghiên cứu khoa học thần kinh, trọng tâm là sự tương tác giữa
các cá nhân và môi trường đã chọn lựa của họ. Nghiên cứu ở cấp độ hành vi tập trung
vào các hiện tượng tích hợp liên kết các quần thể neuron (thường được xác định về mặt
hoạt động hoặc theo kinh nghiệm) thành các mạch chuyên biệt mở rộng, các cụm hoặc
các “hệ thống” được phân phối rộng rãi hơn, tích hợp biểu hiện sinh lý của phản ứng
hành vi trên một cơ thể do học được, phản xạ hoặc tự khởi phát. Nghiên cứu hành vi
cũng bao gồm các hoạt động của hoạt động trí óc cao hơn, chẳng hạn như trí nhớ, học
tập, lời nói, lý luận trừu tượng và ý thức. Về mặt khái niệm, “mô hình động vật” về các
bệnh tâm thần ở người dựa trên giả định rằng các nhà khoa học có thể suy luận một cách
thích hợp từ các quan sát về hành vi và sinh lý (nhịp tim, hô hấp, vận động, v.v.), rằng
trạng thái mà động vật trải qua tương đương với trạng thái cảm xúc đã trải qua bởi con
người, thể hiện những loại thay đổi sinh lý tương tự.
Khi các cơ sở khoa học thần kinh cho một số hành vi nguyên tố được hiểu rõ hơn,
các khía cạnh mới của khoa học thần kinh áp dụng cho các vấn đề của cuộc sống hàng
145
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

ngày bắt đầu xuất hiện. Các phương pháp phát hiện hoạt động không xâm lấn ở một số
vùng nhỏ nhất định của vỏ não hiện có thể phân giải các vùng đang hoạt động đồng thời
và được cho là hoạt động cùng nhau trong mạng lưới các tổ hợp vỏ não. Những mạng
lưới hoạt động đồng thời này có liên quan đến các dạng hoạt động tư duy rời rạc. Những
tiến bộ như vậy đã làm nảy sinh khái niệm rằng có thể hiểu quá trình ra quyết định xảy
ra ở đâu trong não bộ hoặc xác định các loại thông tin cần thiết để quyết định có hành
động hay không. Dữ liệu định lượng chi tiết hiện có về chi tiết cấu trúc, chức năng và
hành vi của neuron đã thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ thần kinh. Nhánh
nghiên cứu khoa học thần kinh mới này tìm cách dự đoán hiệu suất của các tế bào thần
kinh, đặc tính tế bào thần kinh và mạng lưới thần kinh dựa trên các đặc tính định lượng
rõ ràng của chúng.
Công trình nghiên cứu các mạng thần kinh này đã dẫn đến một ngành công nghệ khoa
học mới mang tên “Thần kinh mô phỏng máy tính” (Computational neuroscience) bao
quát ngành Tâm lý sinh học (biopsychology) và ngành Tâm lý nhận thức (cognitive
psychology). Mặt khác, hoạt động mạng thần kinh như vậy không chỉ giải thích quá
trình học tập và công đoạn tạo lập nên trí nhớ, mà hơn nữa là giải thích và xây dựng các
can thiệp phục hồi chức năng một cách tích cực khi xảy ra những tổn thương ở não bộ.
Neuroplasticity (tính khả biến thần kinh)
Tính khả biến - khả năng thay đổi thích ứng của não trong quá trình học tập và ghi
nhớ, hoặc phản ứng với những thay đổi của môi trường - là một trong những đặc điểm
đáng chú ý nhất của chức năng cao cấp của bộ não. Năm 2004, các nhà nghiên cứu đã
mô tả nhiều cơ chế mới, ở nhiều cấp độ của thần kinh, tạo ra và điều chỉnh sự khả biến
thần kinh. Chúng bao gồm: 1, sự hình thành các neuron và tế bào thần kinh đệm mới
trong suốt cuộc đời, và vai trò của các tế bào gốc trưởng thành đối với tính khả biến; 2,
sự biến đổi nội tại trong các neuron và sự liên kết các neuron thông qua việc hình thành
các sinap, hình thành mạng lưới thần kinh. Điều thứ hai này, nói cách khác, là khả năng
thay đổi của các mạng lưới thần kinh trong não, thông qua sự tăng trưởng và tái tổ chức
lại neuron, cả về mặt cấu trúc lẫn chức năng, diễn ra trong quá trình học tập và thành
thục các kiến thức và kĩ năng mới, dưới ảnh hưởng tác động từ môi trường xung quanh,
sự luyện tập và thậm chí là những căng thẳng tâm lý. Tính khả biến của neuron cho phép
hệ thống thần kinh trung ương học các kỹ năng và ghi nhớ thông tin, tổ chức lại mạng
lưới tế bào thần kinh để đáp ứng với kích thích của môi trường và phục hồi sau chấn
thương não và tủy sống. Tính khả biến được tăng cường trong bộ não đang phát triển.
Nó thường thích nghi và có lợi nhưng cũng có thể không thích hợp và gây ra rối loạn
thần kinh trong một số tình huống (Johnston và cộng sự, 2009).
Các công bố nghiên cứu nói về độ khả biến năm 2004 đều được thực hiện trên động
vật không phải người. Trong những năm qua, các nghiên cứu trên động vật về tính khả
biến thần kinh đã tiếp tục diễn ra. Ngoài ra, nhiều nơi đang phát triển nghiên cứu về khả
năng khả biến thần kinh của con người. Các công bố hiện tại về độ khả biến mô tả cả
nghiên cứu động vật và con người và có một số chủ đề chung. Một số chỉ ra vai trò quan
trọng của sự chú ý đối với sự khả biến thần kinh và cả bản chất dễ uốn nắn của sự chú
146
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

ý. Một số cũng mô tả hai mặt của tính khả biến: các hệ thống dễ thay đổi nhất bởi môi
trường đầu vào, đều có thể tăng cường hơn và dễ bị khiếm khuyết hơn. Một chủ đề khác
đã được lặp lại và điều quan trọng cần nhắc lại là, các chức năng khác nhau và hệ thống
trên não liên quan hiển thị các mức độ và khoảng thời gian khác nhau của độ khả biến
tối đa, trong khi những vùng khác hiển thị độ khả biến không đổi trong suốt cuộc đời.
Hơn nữa, tính khả biến được biểu hiện thông qua các cơ chế phân tử, truyền hoạt động
điện trong não thành những thay đổi về số lượng của các sinap thần kinh hoặc thành các
kiểu tiếp xúc sinap thần kinh và tạo kết nối mạng lưới thần kinh. Mặc dù những cơ chế
về tính khả biến này, đã được nghiên cứu rộng rãi trong các mô hình động vật, đang phát
triển hoặc trưởng thành, nhưng chúng có ý nghĩa rõ ràng trong việc tìm hiểu tính khả
biến thần kinh trong não người.

147
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

SINH LÝ VÀ GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG


HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG

Một số chất dẫn truyền thần kinh

Dopamine

Serotonin

148
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Norepinephrine

Achetycholine

GABA và
glutamate

Chu trình glutamate – glutamine là một ví dụ về một cơ chế phức tạp liên quan
đến sự kết hợp tích cực của quá trình chuyển hóa chất dẫn truyền thần kinh giữa neuron
và tế bào sao
Các cấu trúc giải phẫu cơ bản của các chức năng tâm lý
Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về cấu trúc giải phẫu của não bộ không
chỉ còn giới hạn trong các giải phẫu bệnh, mà nó đã phát triển vượt bậc nhờ các tiến bộ
công nghệ. Các kĩ thuật về hình ảnh bộ não cũng không chỉ là những hình ảnh tĩnh, mà
149
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

còn là hình ảnh động, tức hình ảnh não khi đang thực hiện một hoạt động nhận thức.
Tuy nhiên, các hình ảnh này có được một cách gián tiếp, vì vậy giá trị của các hình ảnh
trong chẩn đoán lâm sàng còn rất thấp. Nhưng các khám phá về hoạt động của bộ não
thì rất đáng kể khi kết nối các chức năng tâm lý với cơ sở vật lý của nó- bộ não. Phần
này chỉ nhắc lại một số cấu trúc não trong kết nối đó. Đi từ dưới lên, chúng ta sẽ xem
xét một số cấu trúc cơ bản sau.

Lược đồ những cấu trúc giải phẫu chức năng TKTW


150
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Não sau
Nếu chúng ta đi từ đáy hộp sọ dọc lên theo tuỷ sống để định vị các cấu trúc của phần
dưới vỏ, thì bộ phận đầu tiên là hành tủy (medulla). Hành tủy kiểm soát một số chức
năng sống của cơ thể. Gần kề hành tủy là cầu não (pons), nằm ngay tiếp theo hành tủy,
và nối liền hai bán cầu não. Bao gồm các bó sợi thần kinh lớn, cầu não có nhiệm vụ dẫn
truyền thông tin về vận động (transmitter of motor information), giúp phối hợp các cơ
(muscular coordination), và phối hợp vận động (movement integration) giữa nửa bên
phải và nửa bên trái của cơ thể. Toàn bộ hệ thống này là não sau.
Tiểu não
Tiểu não (cerebellum) ở ngay bên trên hành tủy và phía sau cầu não. Ta có thể đi
thẳng mà không lảo đảo hoặc không ngã chúi người về phía trước, là nhờ tiểu não là giữ
thăng bằng cơ thể. Tiểu não liên tục theo dõi thông tin được phản hồi từ các cơ để phối
hợp các việc như định vị cơ, vận động cơ, và trương lực cơ. Trên thực tế, uống quá nhiều
rượu dường như ức chế hoạt động của tiểu não dẫn đến dáng đi lảo đảo và các cử động
đặc trưng cho tình trạng say rượu.
Gian não (Diencephalon)
Gian não hay não trung gian là phần não ở giữa, nối trung não (não giữa) với vỏ não,
và nằm sâu trong lòng hai bán cầu đại não.
Gian não gồm một khu vực gồm: ở giữa là não thất 3, hai khối chất xám lớn ở hai bên
gọi là đồi thị, và các vùng quanh đồi thị, gọi là thượng đồi (epithalamus), dưới đồi
(hypothalamus), vùng hạ đồi (subthalamus) và tiếp nội đồi (metathalamus).
Đồi thị liên quan chủ yếu đến chức năng thân thể (somatic function), trong khi vùng
dưới đồi tham gia chủ yếu vào các hoạt động vận tạng, cảm tạng và nội tiết (automatic
function).
Đồi thị được coi là vùng chuyển tiếp các tín hiệu thần kinh - gọi là "chuyển tiếp", là
do vị trí của chúng trên một đường đặc hiệu nối giữa một nguồn vào riêng biệt và một
nơi đến riêng biệt- mà thực tế còn có các quá trình xử lý nhận thức quan trọng xảy ra ở
đó. Thông tin thần kinh đi vào được xử lý rồi được gửi tới một vùng khu trú của vỏ não
cảm giác, vận động, hay hệ viền (limbic)- hoặc vào từ một số cấu trúc khác nhau hoặc
các vùng vỏ não khác nhau, và thường gửi các đường ra tới nhiều hơn một trong số các
vùng liên hợp của vỏ não. Việc xử lý các thông tin vận động/ cảm giác và các vùng liên
hợp cho thấy chức năng ý thức được thực hiện ở đây.
Vùng dưới đồi và các cấu trúc hệ viền có liên quan nhận xung động cảm giác đi vào
não từ môi trường bên trong; và điều hoà hệ thống vận động làm thay đổi môi trường
bên trong, thông qua 4 cơ chế (1) Vùng dưới đồi là cơ quan điều biến chính (principal
modulator) chức năng hệ thần kinh tự chủ. (2) Là một cơ quan chuyển tải cảm giác tạng
(viscerosensory transducer), chứa đựng các neuron thụ cảm đặc biệt có khả năng đáp
ứng với những thay đổi về nhiệt độ hay độ thẩm thấu của máu, cũng như với các mức
nội tiết tố đặc hiệu trong tuần hoàn chung. (3) Điều hòa hoạt động của tuyến yên trước,
qua việc sản sinh các nhân tố giải phóng (releasing factors) (nội tiết tố giải phóng các
nội tiết tố)- dạng thần kinh điều hoà nội tiết. (4) Thực hiện một chức năng nội tiết bằng
151
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

cách sản sinh và giải phóng oxytocin và vasopressin ở tuyến yên sau vào tuần hoàn
chung.

Theo sách giải phẫu của Trịnh Văn Minh


Các nhân của đồi thị và liên quan với vỏ đại não theo các đường liên hệ đồi thị - vỏ não.
Mỗi nhân được ký hiệu và tô màu theo cùng đối chiếu ở vỏ não. Theo D.E. Haines,
Fundamental Neuroscience, 2002, Fig. 15-10, p. 227
Các vùng vỏ não (2 hình trên): 1 Hồi trước trung tâm; 2 Thùy trán; 3. Vỏ não trần ổ
mắt. 4. Rãnh bên (Sylvius); 5. Thùy thái dương; 6. Rãnh trước chẩm; 7. Thùy chẩm; 8.
Thuỷ đỉnh; 9. Hồi sau trung tâm; 10. Rãnh trung tâm; 11. Rãnh đỉnh chẩm; 12. Rãnh
trung tâm; 13. Thùy trán; 14. Vỏ não phần ổ mắt thùy trán; 15. Hồi đai (Gyrus cinguli);
16. Thùy thái dương; 17. Rãnh cựa.
Các nhân đồi thị (hình đưới): 1 Nhân trước; 2. Nhân bụng trước; 3. Nhân lưng ngoài;
4.5 Nhân bụng ngoài (phần trước và phần sau); 6. Nhân sau ngoài; 7. Các nhân bụng
sau ngoài và bụng sau trong; 8. Nhân thể gối ngoài; 9. Nhân thể gối trong; 10. Nhân
đệm gối đồi thị trước, trong, ngoài, dưới); 11. 12 Nhân lưng trong (phần tế bào nhỏ 11.
phần tế bào lớn 12.)
Hạch nền.
Hạch nền (basal ganglia), bao gồm có thể vân (corpus striatum), tường chắn hay nhân
trước tường (claustrum), và phức hợp hạnh nhân (amydaloid complex).
Thể vân, được mô tả bao gồm:
(1) Về cách phân chia: dựa theo phôi thai và sinh lý - bệnh học, ngày nay thể vân được
chia làm hai phần:
152
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

+ Phần vân, gọi đơn giản là vân (striatum), là tân thể vân (neo-striatum);
+ Phần nhạt, gọi gọn là nhạt (pallidum), là cựu thể vân (paleo—striatum).
(2) Về thành phần cấu tạo: ngoài nhân đuôi (nucleus caudatus) và nhân thấu kính (còn
gọi là nhân bèo-novau lenticulaire) đã kể, tạo nên phần lưng của thể vân, còn có nhân
nằm và chất vô danh ở thấp hơn, được coi như phần bụng của thể vân.
Vậy, kết hợp cả hai cách phân loại nêu trên, thể vân gồm có 4 nhóm nhân khác nhau về
vị trí, cấu tạo và chức năng (D.E. Haines 2002, S. Gilman & S.W. Newman, 2003):
+ Vân lưng (striatum dorsale), tạo bởi nhân đuôi (noyau caudé) và bèo sẫm (putamen),
+ Nhạt lưng (pallidum dorsale), gồm có cầu nhạt trong (globus pallidus medial) và cầu
nhạt ngoài (globus pallidus lateral),
+ Vân bụng (striatum ventrale), tạo bởi nhân nằm (nucleus acumbens) và củ khứu giác
(tuberculum olfactorium) liển kề,
+ Nhạt bụng (pallidum ventrale), tạo bởi chất vô danh (substantia inomminata).
Ngoài ra, do có liên quan chặt chẽ về mặt chức năng với thể vân, nhân dưới đồi
(nueleus subthalamicus), chất đen (substantia nigra) ở giữa gian não và trung não, và
nhân trần cuống – cầu (nucleus tegmentalis pedunculopontinus) của hệ lưới cũng thường
được mô tả cùng các nhân nền.
Tính chất sinh lý của các neuron nhân nền được tìm hiểu qua việc ghi lại hoạt động
của các neuron nhân nền trên súc vật thí nghiệm trong các động tác vận động khác nhau,
cho thấy sự phóng điện của các neuron tân thể vân tương ứng trực tiếp với các cử động
của tay hay chân bên đối diện. Hoạt động neuron thường xảy ra đồng thời với cử động
hoặc ngay sau cử động xảy ra. Hoạt động neuron cũng liên quan đến các tín hiệu học
tập, bối cảnh và động cơ ứng xử. Những nhận xét đó gợi ý rằng các nhân nền theo dõi
tiến trình các cử động và tham gia vào trình tự và tiến hành tự động các kế hoạch vận
động được học tập.
Các nhân nền điều hoà trình tự cử động và ảnh hưởng nhận thức. Các cử động bị ảnh
hưởng bởi các nhân nền bao gồm các cử động liên quan đến tư thế, các cử động tự động
(như vung tay khi đi) và các cử động khéo léo theo ý muốn của thân mình và các chi, kể
cả cử động của mắt. Các nhân nền cũng tham gia vào nhận thức, thông qua các đường
nối các nhân đó với vỏ não trước trán.
Hệ limbic
Năm 1878, Paul Broca đã chỉ ra rằng đặc điểm chung của não động vật có vú là một
vành vỏ não hình móng ngựa lớn bao quanh phần tiếp giáp giữa màng não và mỗi bán
cầu đại não. Các đầu của vòng cung được nối với các khu vực khứu giác ở đáy não để
hình thành một vòng hoàn chỉnh, với đường khứu giác và hành khứu kéo dài ra phía
trước giống như tay cầm của một cây vợt tennis. Ông gọi vòng vỏ não ở rìa bán cầu này
là thùy limbic (từ limbus trong tiếng Latinh, nghĩa là “biên giới”) và gợi ý rằng toàn bộ
thùy này có thể liên quan đến khứu giác. Tuy nhiên, thùy limbic bao gồm hồi đai và hồi
cạnh hải mã và được liên kết với hạch hạnh nhân và hồi hải mã gần đó, và rõ ràng rằng
khứu giác không phải là trách nhiệm chính của những khu vực này. Ví dụ, mặc dù một
số cá heo không có khứu giác và được cho là hoàn toàn không dị tật, chúng vẫn có hạch
153
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

hạnh nhân, hồi hải mã và thùy viền phát triển tốt. Các trường hợp đã được báo cáo về
những người bẩm sinh không có khứu giác và hành khứu
nhưng có hệ limbic bình thường. Cuối cùng, các thí
nghiệm giải phẫu và sinh lý học tiếp theo cho thấy rằng,
ngoài các khu vực khứu giác đã được đề cập ở đáy não,
thùy limbic không nhận được số lượng đầu vào khứu giác
đặc biệt lớn.
Cấu trúc Limbic nằm xen kẽ giữa vùng đồi thị và tân vỏ
não (ảnh bên)
Năm 1937, James Papez đề xuất rằng thay vào đó, thùy
limbic được tổ chức như một chất nền giải phẫu cho các
hành vi liên quan đến lái xe và cảm xúc. Ông lưu ý rằng
hồi hải mã nằm xen kẽ giữa hồi đai và vùng dưới đồi và
gợi ý rằng hồi hải mã và các kết nối thần kinh phổ biến
của nó là cơ sở để trải nghiệm cảm xúc, trong khi vùng
dưới đồi và các kết nối của nó chịu trách nhiệm cho một số những biểu hiện ra bên ngoài
của cảm xúc. Lý do cơ bản là đúng, nhưng giờ đây rõ ràng là hạch hạnh nhân và các kết
nối của nó liên quan nhiều hơn đến các trải nghiệm và phản ứng cảm xúc, và hồi hải mã
có vai trò chính trong một số hình thức học tập và ghi nhớ. Không có sự thống nhất
chung nào về danh sách tổng thể các cấu trúc nên được bao gồm trong thuật ngữ hệ
limbic, nhưng tất cả các tác giả sẽ bao gồm hồi đai và hồi cạnh hải mã, một số khu vực
liền kề của vỏ não, hồi hải mã, hạch hạnh nhân, và các nhân vách; hầu hết sẽ bao gồm
vùng dưới đồi, các bộ phận của hệ lưới ở não giữa và các khu vực khứu giác. Ngoài ra,
ranh giới trở nên mờ nhạt; một số tác giả bao gồm các vùng đồi thị và tân vỏ não khác
nhau được kết nối với nhau bằng các thành phần limbic không thể tranh cãi, trong khi
những người khác thì không.
Bán cầu đại não
Nhìn chung: bề mặt mỗi bán cầu đại não có rất nhiều các nếp nhăn, nổi lên ở giữa các
rãnh nông sâu lớn nhỏ khác nhau, làm tăng diện tích của vỏ não lên rất nhiều. Khoảng
2⁄3 bề mặt vỏ não được giấu kín trong thành của các rãnh.

Mặt ngoài Mặt trong


Những phần vỏ não nằm uốn cuộn ở giữa các rãnh nông được gọi là những hồi não
(gyrus, số nhiều là gyri). Những vùng lớn hơn ngăn cách bởi những rãnh sâu hơn và

154
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

hằng định hơn, gọi là các thùy não (lobus, số nhiều là lobi). Mỗi bán cầu đại não được
chia thành 4 thùy là: thùy trán, thùy thái dương, thùy đỉnh, và thùy chẩm- được đánh số
từ 9 đến 12 trong lược đồ phía trên.
Thùy trán
Mặt ngoài: có rãnh trước trung tâm (sulcus precentralis), rãnh trán trên (sulcusa frontalie
superior), và rãnh trán dưới (sulcus frontalis inferior), chia thùy thành: hồi trước trung
tâm (gyrus precentralis) - (trước đây còn gọi là hối trán lên) -, và các hồi trán trên (T1),
trán giữa (T2) và trán dưới (T3) (gyrus frontalis superior, medius, inferior). Hồi trán
dưới được các chẽ của rãnh bên chia thành 3 phần: phần nắp (pars opercularis) ở trên,
phần tam giác (para triangularis) ở giữa và phần ổ mắt (pars orbitalis) ở dưới.
Mặt trong: có hồi trán trong (gyrus frontalis medialis), do hồi trán trên (T1) lấn vào, và
hồi cạnh trung tâm trước (gyrus paracentrals anterior), do hồi trước trung tâm lấn vào.
Mặt dưới nằm trên trần ổ mắt, được chia thành các phần tương ứng với các hồi trán T1,
T2, T3 đã kể, bởi các rãnh ổ mắt ngoài, rãnh hình chữ H và rãnh ổ mắt trong. Rãnh ổ
mắt trong hay rãnh khứu (sulcus olfactorius), có dải khứu và thùy khứu nằm. Phần vỏ
não ở trong rãnh khứu tương ứng với T1 là hồi thẳng (gyrus rectus). Phần giữa ở ngoài
rãnh khứu tương ứng với T2 có các rãnh ổ mắt hình chữ H chia thành các hồi ổ mắt nhỏ,
trước, sau, trong, ngoài. Phần ở ngoài cùng tương ứng với T3, ngăn cách với phần giữa
bởi rãnh ở mặt ngoài.
Thùy đỉnh
Mặt ngoài có rãnh sau trung tâm (sulcus postcentralis), và rãnh trong thùy đỉnh (sulcus
intraparietalis) chia thùy thành: 1) hồi sau trung tâm (gyrus post- centralis) — (trước
đây còn gọi là hổi đỉnh lên); 2) tiểu thùy đỉnh trên (lobulus parietalis superior); và 3)
tiểu thùy đỉnh dưới (lobulus parietalie inferior). Tiểu thùy này có hồi trên bờ (gyrus
supramarginalis) uốn cong ở trên đầu trên rãnh bên, và bởi góc (gyrus angularis), uốn
quanh ở trên đầu sau rãnh thái dương trên.
Mặt trong có 1) hồi cạnh trung tâm sau (gyus paracentralis posterior), do hồi sau trung
tâm lấn vào, (tạo nên nửa sau của tiểu thùy cạnh trung tâm ở hai bên rãnh trung tâm); và
2) hồi tiền chêm (precuneus), do tiểu thùy đỉnh trên lấn vào, giới hạn ở giữa rãnh đỉnh
chẩm, phần quặt lên của rãnh đai, và rãnh dưới đỉnh.
Thùy chẩm
Mặt ngoài có một tập hợp ba hồi không đều, tạm gọi là các hồi chẩm 1- 3. Thường khó
xác định giới hạn giữa hồi chẩm 2 (C2) với hồi chẩm 1 (C1) ở sau rãnh đỉnh chẩm, và
với hồi chẩm 3 (C3) ở sau khuyết trước chẩm.
Mặt trong có một rãnh quan trọng là rãnh cựa (sulcua calcarinus), đi ngang từ cực chẩm
đến đầu trước dưới rãnh đỉnh chẩm. Rãnh cựa giới hạn với rãnh đỉnh chẩm hổi “chêm”
(cuneus), hay hồi chẩm 6 (C6). Dưới rãnh cựa là “hồi lưỡi” (gyrus lingualis), hay hồi
chẩm 5 (C5).
Mặt dưới: hồi lưỡi (C5) lấn xuống mặt dưới, liên tiếp ở phía trước với hồi cạnh hải mã
(TD5). Hồi chẩm 4 (C4) cũng liên tiếp ở trước với hồi thái dương 4 (TD4).
Thùy thái dương
155
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Mặt ngoài có hai rãnh thái dương trên và dưới (sulcus temporals superior/ inferior), chia
làm ba hồi: thái dương trên (TD), giữa (TD2) và dưới (TD3) (gyrus temporalis
superior/medius/inferior). Hồi thái dương dưới lấn xuống mặt dưới và được ngăn cách
ở sau với hồi chẩm 8 (C3) bởi khuyết trước chẩm.
Mặt dưới có hai rãnh, rãnh chẩm thái dương (sulcus oceipito temporalia), và rãnh cận
bên (sulcus collateralis), ngăn cách giữa 3 hồi: hồi thái dương dưới (TD3), từ mặt ngoài
lấn xuống, liên tiếp với hồi chẩm 3 (C3), tạo thành hồi chẩm thái dương ngoài
(C3+TD3); hồi thái dương 4 (TD4), liên tiếp không giới hạn rõ rệt với hổi chẩm 4 (C4)
tạo thành hồi chẩm thái dương trong (C4+TD4); và hồi thái dương 5 (TD5) hay hồi cạnh
hải mã (gyrus para-hyppocampalis).
Mặt trên của thùy thái dương nằm sâu trong rãnh bên, còn có vài hổi nhỏ, ngắn, ngăn
cách nhau bởi những rãnh chếch, gọi là “các hồi thái dương ngang trước và sau” (gyrus
temporalis transversus anterior, posterior), (của Hesch). Các hồi đó là vỏ não thính giác
nguyên thủy (prirmary auditory cortex) ở người.
Vỏ não
Chất xám của vỏ não được tạo bởi các thân tế bào neuron có kích thước và hình thể
khác nhau, trộn lẫn với các sợi có myelin và không myelin. Các thân tế bào có thể làm
hiện hình bằng cách nhuộm màu kiểu Nissl; Các sợi có myelin nhuộm màu theo Weigert;
và toàn bộ tế bào (thân, các sợi nhánh và sợi trục) nhuộm màu bằng cách ngấm muối
bạc theo phương pháp Golgi.

Hình ảnh các tế bào tháp


Các sợi ở vỏ não được sắp xếp theo cả
chiều dọc và chiều ngang.

Các tế bào ở vỏ não gồm có 5 loại chính: tế bào tháp, tế bào sao hay tế bào hạt, tế bào
thoi, tế bào Martinoti, và tế bào ngang của Cajal; xếp làm 6 lớp gồm: I, lớp phân tử; II,
lớp hạt bên ngoài; III, lớp tế bào hình tháp nhỏ; IV, lớp hạt bên trong; V, lớp tế bào hình
tháp lớn; VI, lớp tế bào fusiform hoặc đa hình. Tế bào tháp (pyramidal cells) đặc trưng
nhất của vỏ não, thấy ở tất cả các lớp của vỏ não, trừ lớp phân tử, và là loại tế bào trội ở
156
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

các lớp II, III, và V. Tế bào có thân hình tháp, một sợi nhánh đỉnh (apical dendrite)
hướng về phía bề mặt não, và nhiều sợi nhánh nền (basal dendrites) hướng theo chiều
ngang. Sợi trục tách từ đáy tế bào đi vào chất trắng. Tế bào tháp có nhiều hạt Nissl và
chiều cao thân tế bào thay đổi từ 10 - 15μm. Tế bào lớn nhất được gọi là tế bào tháp
khổng lồ của Betz, ở hồi trước trung tâm có thể cao tới trên 100μm.
Các sợi dọc xếp thành những bó hình tia mảnh dẻ, chạy thẳng đứng từ trong lòng lên
bề mặt vỏ não. Chúng bao gồm 1) các sợi trục của các tế bào tháp, tế bào thoi và tế bào
sao đi ra từ vỏ não, như những sợi chiếu hay sợi liên hợp; và 2) các sợi chiếu và sợi liên
hợp đi vào, tận hết ở vỏ não.
Các sợi ngang chạy song song với bề mặt vỏ não; gồm các nhánh tận của các sợi
chiếu và sợi liên hợp đi vào, các sợi trục của các tế bào ngang và tế bào sao, và các
nhánh bên của các tế bào tháp và tế bào thoi. Các sợi ngang phần lớn thấy ở phần tận
của các sợi dọc. Chúng không được phân phối đều đặn qua suốt vỏ não, mà được tập
trung ở những độ sâu khác nhau thành những dải băng ngang. Hai dải đậm nét nhất được
gọi là các băng Baillarger, có thể nhìn thấy bằng mắt thường như những dải trắng mảnh
dẻ trên mặt cắt não tươi.
Ở người, đa phần (90%) võ não có 6 lớp tế bào khác nhau theo chiều ngang, được
xếp loại là tân vỏ não (neocortex). Có 2 vùng vỏ não có ít lớp hơn: vùng thứ nhất là cấu
tạo hải mã chỉ có 3 lớp, được xếp loại là cổ vỏ não (archeocortex); vùng thứ hai có từ 3
đến 5 lớp, được xếp loại là cựu vỏ não (paleocortex), bao gồm diện khứu giác, các diện
nội khứu (entorhinal) và diện quanh hạnh nhân (periamydaloid).
Bên cạnh kiểu xếp lớp tế bào theo chiều nằm ngang, vỏ não cũng có một kiểu xếp lớp
tế bào theo chiều thẳng đứng, tạo nên hình ảnh những cột tế bào thẳng đứng, mảnh dẻ,
qua suốt chiều dày vỏ não. Sự xếp lớp thẳng đứng rõ rệt ở các thùy đỉnh, thùy chẩm và
thùy thái dương, thực tế không thấy ở thùy trán. Sự xếp lớp tế bào theo hình cột được
xác định chủ yếu do cách tận cùng của các sợi vỏ-vỏ đi vào (corticocortical afferents),
(Szentagothai, 1978). Sự xếp lá theo chiều ngang được xác định chủ yếu do sự phân
phối của các sợi tiếp tuyến (tangential fibers).
Bản đồ chức năng vỏ não Brodmann được xác định và đánh số bởi nhà giải phẫu học
người Đức Korbinian Brodmann dựa trên tổ chức cấu trúc tế bào của các neuron ông
quan sát được trên vỏ não khi sử dụng phương pháp nhuộm tế bào Nissl. Brodmann
công bố bản đồ vỏ não ở người, khỉ và một số loài khác vào năm 1909, cùng với nhiều
phát hiện về các loại tế bào và tổ chức nhiều lớp của vỏ não các động vật có vú. Một
bản đồ tương tự nhưng chi tiết hơn được công bố bởi Constantin von Economo và Georg
N. Koskinas vào1925. Mặc dù các khu vực chức năng của vỏ não được nghiên cứu và
bổ sung trong nhiều năm qua, bản đồ Brodmann vẫn được xem xét làm cơ sở cho việc
xác định vị trí.

157
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Một phương cách mô tả khác về vỏ não là xem xét các chức năng liên quan đến một
vùng nhất định của vỏ não.
Có ba vùng chính đã được phát hiện: vùng vận động, vùng cảm giác, và vùng liên
hợp. Mặc dù chúng ta sẽ thảo luận từng vùng một cách riêng rẽ như thể chúng là những
thực thể độc lập với nhau, nhưng hãy nhớ rằng phương thức tiếp cận này chỉ nhằm mục
tiêu đơn giản hóa vấn đề: trong hầu hết các trường hợp, hành vi bị ảnh hưởng đúng lúc
bởi nhiều cấu trúc và nhiều vùng trong não bộ hoạt động tương thuộc nhau.
- Vùng vận động. Mỗi phần trong vùng vận động tương ứng với một vị trí đặc biệt trên
cơ thể. Nếu cấy một điện cực vào một phần đặc biệt thuộc một vùng vận động rồi tạo
một kích thích điện nhẹ, thì bộ phận tương ứng trên cơ thể sẽ có vận động ngoại ý. Nếu
chúng ta dời điện cực sang một phần khác trong vùng vận động rồi kích thích nhẹ thì
một bộ phận khác trên cơ thể tương ứng với phần mới này cũng sẽ vận động ngoại ý.
Đến nay vùng vận động đã được lập bản đồ khá tỉ mỉ để vẽ được sơ đồ. Mô hình trông
có vẻ kỳ lạ này minh hoạ diện tích và định vị tương đối phần mô vỏ não được sử dụng
để tạo vận động ở các bộ phận đặc biệt trên cơ thể con người. Như bạn có thể thấy, việc
kiểm soát các vận động của cơ thể có phạm vi tương đối rộng và ít có yêu cầu về tính
chính xác, thí dụ như vận động khớp gối hay khớp hông, được tập trung trong một
khoảng diện tích rất nhỏ trong vùng vận động. Trái lại, các vận động cần phải chính xác
và tinh tế, như các nét mặt và sử dụng khéo léo các ngón tay, được điều khiển bởi một
phần lớn hơn nhiều của vùng vận động. Tóm lại. vùng vận động của vỏ não cung cấp
một sự chỉ dẫn rõ ràng về mức độ phức tạp và tầm quan trọng của các khả năng vận
động thuộc các vùng chuyên biệt của cơ thể.
- Vùng cảm giác: một khi đã biết được sự tương ứng từng cặp giữa vùng vận động và
bộ phận trên cơ thể, sẽ không có gì để ngạc nhiên khi khám phá được mối liên kết tương
tự giữa các phần chuyên biệt của não với các giác quan. Vùng cảm giác (sensory area)
158
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

trong vỏ não gồm có ba khu vực: một khu vực chủ yếu tương ứng với xúc giác, một với
thị giác, và khu vực thứ ba liên quan đến thính giác. Thí dụ như vùng cảm thể
(somatosensory area) bao gồm các vị trí chuyên biệt liên quan đến khả năng cảm nhận
được các cảm giác sờ chạm (touch) ở một vùng chuyên biệt trên cơ thể. Cũng giống như
vùng vận động, số lượng mô não liên kết với một vị trí chuyên biệt trên cơ thể sẽ quyết
định mức độ nhạy cảm ở vị từ đó: diện tích trên não càng lớn thì độ nhạy cảm càng tăng
ở vị trí tương ứng trên cơ thể. Các bộ phận như các ngón tay liên hệ với một diện tích tỷ
lệ khá lớn trong vùng cảm thể của vỏ não và ngón tay là bộ phận nhạy cảm nhất trong
cơ thể.
Các cơ quan thính giác (sound) và thị giác (sight) cũng được biểu hiện ở các vùng
chuyên biệt trên vỏ não. Vùng thính giác được định vị ở thùy thái dương cho ta nghe
được các âm thanh như tiếng lách tách (click) hoặc ậm ừ (hum). Các vị trí chuyên biệt
trong khu vực thính giác cũng dường như tương ứng với các âm vực (pitch) chuyên biệt.
Nằm trong thùy chẩm, trung tâm thị giác (visual center) hoạt động tương tự như các
vùng cảm giác khác; kích thích thông qua các điện cực tạo ra cảm giác thấy ánh loé lên
của ánh sáng hoặc màu sắc, việc này cho thấy các tín hiệu cảm giác ở dạng thô sơ về
các hình ảnh từ mắt đưa vào sẽ được tiếp nhận ở các khu vực vỏ não này đề chuyển đổi
thành các kích thích có ý nghĩa. Khu vực thị giác cũng cho một thí dụ khác về cách thức
các khu vực vỏ não liên kết mật thiết với các bộ phận chuyên biệt trên cơ thể: các bộ
phận chuyên biệt trong mắt liên kết với một vùng tương ứng của não - và, như bạn có
thể đoán được, phần diện tích lớn nhất của vùng chuyên biệt này trên não sẽ được dành
cho bộ phận nhạy cảm nhất trong mắt.
Vùng điều phối (association area) thường được xem là cứ địa của các tiến trình trí tuệ
cấp cao hơn như tư duy (thinking), ngôn ngữ (language), trí nhớ (memory) và từ những
bệnh nhân đã bị một tổn thương não bộ - do các nguyên nhân tự nhiên như một khối u
(tumor) hoặc một cơn đột quỵ (stroke), gây nghẽn tắc một số mạch máu ở vỏ não, hoặc
do các tai nạn gây ra. Tổn thương vùng này có thể gây hậu quả là những thay đổi bất
thường về hành vi, việc này cho thấy tầm quan trọng của vùng điều phối đối với chức
năng hoạt động bình thường của con người.
Các khó khăn khác phát sinh do tổn thương ở vùng điều phối trong vỏ não liên quan
đến việc sử dụng ngôn ngữ. Những vấn đề liên quan đến việc diễn đạt bằng lời nói, được
gọi là rối loạn vận ngôn (aphasia), có thể có nhiều dạng.
Phân bố chức năng hai bán cầu đại não.
Vào những năm giữa thế kỉ 20, phần lớn các cứ liệu về tâm lý học thần kinh được thu
thập từ những nghiên cứu về chức năng của bán cầu não trái - bán cầu não chủ đạo (đối
với người thuận tay phải). Với những người thuận tay trái thì bán cầu não phải chiếm
ưu thế và các chức năng chính cũng tập trung ở bán cầu não này.
Ngày nay, dường như đã rõ ràng là hai bán cầu não chuyên trách các chức năng khác
nhau, mặc dù chúng ta cũng sẽ thấy về mặt bản chất và mức độ có những điểm dị biệt
tùy thuộc vào mỗi cá nhân cũng như tùy thuộc vào mỗi giới tính. Bán cầu não trái chuyên
trách các công việc đòi hỏi năng lực về ngôn từ (verbal strength) như kỹ năng nói
159
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

(speaking), kỹ năng đọc (reading), tư duy (thinking) và lập luận (reasoning). Bán cầu
não phải chỉ huy các năng lực chuyên biệt trong các lĩnh vực phi ngôn từ (non-verbal)
như hiểu biết về không gian (spatial understanding), nhận biết (recognition) được các
hình dạng (pattern) và hình vẽ (drawing), âm nhạc (music).Ngoài ra, cách thức xử lý
thông tin dường như cũng hơi khác nhau ở một bán cầu não: bán cầu não trái xem xét
thông tin theo chuỗi, mỗi lúc một mảng thông tin; còn bán cầu bên phải thường xử lý
thông tin một cách toàn diện, coi thông tin đó như là một tổng thể. Hơn nữa, còn có bằng
chứng cho thấy hai bán cầu não phát triển theo nhịp độ hơi khác nhau trong quá trình
một đời người.Về mức độ và bản chất, tình trạng thiên lệch về một bên (lateralization)
có nhiều dạng khác biệt nhau giữa cá nhân này với cá nhân khác. Nếu, giống như đa số
(90%), bạn thuận tay phải (right-handed), thì phần não chi phối khả năng ngôn ngữ của
bạn có lẽ nằm tập trung ở phần bên trái não. Trái lại, nếu bạn nằm trong thiểu số còn lại
(10%) những người thuận tay trái (left-handed) và những người thuận cả 2 tay
(ambidextrous), thì có lẽ các trung tâm ngôn ngữ trong não của bạn được định vị nơi
bán cầu não phải (thuận tay trái) hoặc được phân phối đều cho 2 bán cầu não trái và phải
(thuận cả 2 tay). Ngoài những dị biệt về cấu trúc não bộ như đã được mô tả ở phần trên,
ta cũng thấy ở nam giới và nữ giới một số dị biệt về giới tính liên quan đến bán cầu não
cần được giải đáp. Hầu hết nam giới đều có trung tâm ngôn ngữ nằm lệch về phía bán
cầu não trái: như vậy đối với họ rõ ràng ngôn ngữ được ủy thác phần lớn cho bán cầu
não trái. Trái lại, nữ giới ít bị tình trạng thiên lệch hơn, nên khả năng ngôn ngữ được
chia đều hơn giữa hai bán cầu não. Các dị biệt này về tình trạng thiên lệch chức năng
của não bộ có thể phần nào giải thích được sự vượt trội mà nữ giới thường cho thấy
trong những cuộc khảo sát đánh giá năng khiếu ngôn từ (verbal skill), chẳng hạn khả
năng bắt chuyện (onset, mở đầu câu chuyện) và nói lưu loát (fluency of speech).
Dựa vào các thông tin rút từ được thực nghiệm cho thấy rõ là bán cầu não phải và trái
đã được biệt hoá trong việc xử lý các thể loại thông tin khác nhau. Một điều quan trọng
khác là ta phải nhận thức rằng cả hai bán cầu não đều có khả năng giúp ta hiểu biết
(understanding), nhận biết (knowing), và nhận thức về thế giới (be in aware), tuy chúng
hoạt động theo những phương thức có phần khác nhau. Như vậy, hai bán cầu não nên
được xem là khác nhau về phương diện hiệu quả xử lý (processing efficiency) một số
thể loại thông tin, không nên xem chúng là hai bộ óc hoàn toàn tách biệt nhau.

160
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DI TRUYỀN


Nghiên cứu về cơ sở di truyền của chức năng tâm lý người thường được tiến hành
theo 3 hướng chính:
- Nghiên cứu sinh đôi (cùng trứng và khác trứng)
- Nghiên cứu con nuôi
- Di truyền học phân tử: đi sâu nhận diện gen
Trong số những chức năng tâm lý của con người, trí tuệ và nhân cách được quan tâm
nghiên cứu nhiều nhất về mặt di truyền...
Trí tuệ
Cuối thế kỷ 19, bằng những nghiên cứu phả hệ, Galton nhận thấy rằng sự thông minh
mang tính di truyền trong dòng họ. Điều đặc biệt là những người thông minh lại tập
trung ở tầng lớp trên. Từ những nghiên cứu của mình, Galton đã đề ra thuyết ưu sinh
học. Nội dung chính của thuyết này là khuyến khích những người thông minh kết hôn
với nhau, hạn chế những người có trí tuệ thấp sinh con đẻ cái.
Cho đến nay, hầu hết các tác giả đều thừa nhận vai trò của yếu tố di truyền. Tuy nhiên
vấn đề là nó chiếm “tỉ trọng” bao nhiêu? Để tìm kiếm câu trả lời, nhiều tác giả đã sử
dụng nghiên cứu trẻ sinh đôi: cùng trứng và khác trứng; sống chung và sống riêng; so
sánh kết quả chỉ số IQ giữa họ với nhau và với những người có quan hệ huyết thống gần
gũi. Kết quả của một số tác giả được trình bày ở bảng sau:
Bảng tương quan chỉ số IQ
Nghiên cứu Hệ số tương quan

Bourchard & Klimling & Jarvik


Boon H. (1985)
Quan hệ Mc.Gue (1982) (1993) (*)
Sinh đôi cùng trứng
-Sống chung 0.9 0.7 - 0.9 0.87
- Sống riêng 0.7 0.6 - 0.8 0.75
Sinh đôi khác trứng
-Sống chung 0.6 0.45 0.53
- Sống riêng - -
-
Anh chị em ruột
-Sống chung 0.45 0.5 0.55
- Sống riêng 0.25 0.4
Bố mẹ đẻ 0.5
Bố mẹ nuôi, con 0.3 0.2 - 0.4
nuôi
Anh em họ 0.15 0.26
Ông, bà nội ngoại 0.27
Không họ hàng

161
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

-Sống chung - 0.27 0.23


- Sống riêng 0.0
(*) Z. Kimpling &Javik (1993) đã khái quát 52 công trình nghiên cứu về trẻ em với các
mức độ quan hệ khác nhau.
Theo hướng di truyền học phân tử, các nhà nghiên cứu đều khẳng định rằng cơ sở di
truyền của trí tuệ là đa gen. Tuy nhiên việc xác định đầy đủ những gen chịu trách nhiệm
về trí tuệ đang được các nhà nghiên cứu tiếp tục.
Nhân cách
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa di truyền và nhân cách cũng được thực hiện theo
cả 3 hướng : nghiên cứu sinh đôi, con nuôi và di truyền học phân tử nhằm xác lập sự
ảnh hưởng của di truyền cũng như của môi trường đến sự hình thành và phát triển nhân
cách.
Cũng có những nghiên cứu đi theo hướng di truyền học phân tử. Ví dụ, Hammer
(1997) đã xác lập được gen chịu trách nhiệm về nét tính cách ưu tiên tìm kiếm cái mới
(Novelty-seeking). Một gen khác cũng được xác định, đứng đằng sau cái gọi là nét tính
cách ưa mạo hiểm (Risk - taking).
Mặc dù có những bằng chứng về cơ sở di truyền song các tác giả đều thống nhất ở
chỗ nhân cách, trí tuệ hoặc những khả năng tâm lý khác của con người đều chịu sự chi
phối của môi trường, thậm chí trong nhiều trường hợp chúng còn đóng vai trò quyết
định.
Di truyền biểu sinh

162
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Chương IV

TRIỆU CHỨNG HỌC

163
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

RỐI LOẠN HÀNH VI

Ca lâm sàng 1:
Ban ngày bà ta ngồi tựa vào một túi plastic đen đựng rác đặt gọn trên lề đường và
mỉm cười với những người qua lại. Bằng một giọng nói tuy khản đặc nhưng đượm nét
vui tươi, bà nồng nhiệt cảm ơn những người dừng lại cho bà một hoặc hai đô la. Nhiều
người trong số họ sống ở khu ngoại ô quanh vùng, trong những ngôi nhà sang trọng
và các cửa hàng bán đồ cổ, họ đến giúp bà để có được cảm giác như mình là người
bảo vệ bà.
Đêm đến, bà gom đồ đạc của mình lại - một chiếc thùng có khóa móc, hình dạng
như chiếc rương đựng quần áo đặt trên chiếc xe đẩy; một chiếc túi xách sọc màu đỏ
xám; và một chiếc túi đeo trên lưng hiệu Lancome màu đen – rồi kéo lê chúng qua ba
dãy nhà, đến giao điểm Đại lộ thứ hai và đường thứ 63. Ở đó bà cẩn thận đặt đồ đạc ở
cổng chính một ngân hàng, bước xuống lề đường rồi tuôn ra những câu nói tục tĩu vào
bóng đêm.
Ở tuổi 41, gương mặt bà ửng đỏ và đôi mắt nâu trũng sâu vì cuộc sống ngoài trời.
Khi tỉnh táo, bà có nét dịu dàng tuy có vẻ tò mò và dễ thương. Bà mặc nhiều lớp quần
áo - một áo đầm vải bông rộng thùng thình, một áo len dài tay nhiều màu và mới gần
đây bà mặc thêm một áo khoác dài tới gối hiệu Norma Kamali màu lam ngọc. Mớ tóc
nâu dài của bà được che kín bằng một chiếc mũ đan màu xanh đen trùm lên trên một
chiếc mũ màu xám khác. Bà mặc quân dài màu xanh dương và đi giầy thể thao màu
hồng.
Lối đối thoại của bà từ những câu trao đổi hợp lý cho đến những câu nói lẫn lộn đủ
thứ. Một ngày nọ bà yêu cầu một ký giả: "ông biết khu ngoại ô này không? Đó là một
khu ngoại ô có lịch sử rất tốt đẹp, và đúng ra ông nên viết về nó". Một phút sau đó, bà
khoe rằng toàn bộ đất đai trong khu ngoại ô ấy đều thuộc về bà và giải thích rằng bà
gắn liền với đường tàu ngầm dưới đất.
Trước đây Judy Smith (Smith không phải là họ thật của bà) không luôn luôn cư xử
như thế. Sinh trưởng ở miền trung tây Hoa Kỳ, tuổi thơ ấu và thời thanh xuân của bà
cũng bình thường như bao người khác. Bà hát trong ca đoàn nhà thờ và được theo học
ở trường trung học của giới thượng lưu. Bà thành hôn với con trai của một cư dân nổi
tiếng trong thị trấn và hai vợ chồng có một cô con gái.
Nhưng sau đó lối ứng xử của Judy bắt đầu có một vài thay đổi kỳ lạ. Người chồng
mà bà thành hôn ngay sau khi tốt nghiệp trung học, là ông chồng đầu tiên trong số 3
ông chồng trong đời bà, bảo rằng chính bà đã làm đổ vỡ cuộc hôn nhân. Bà bắt đầu
nói chuyện một mình, mặc dù hầu như mọi lúc bà cư xử khá bình thường. Bà đã tốt
nghiệp bậc cử nhân, và lấy đủ tín chỉ để được cấp bằng cao học. Theo lời người mẹ
của bà, bà tổ chức những buổi dạ tiệc kỳ diệu và là người nội trợ tuyệt vời.
Tuy nhiên hành vi ứng xử của bà lại bắt đầu tồi tệ hơn, và sau vài năm tình hình
đối thoại với những cá nhân tưởng tượng trở nên thường xuyên hơn - và sôi nổi hơn.
164
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Mẹ bà đã không thuyết phục bà đi bệnh viện tâm thần được. Đến khi bà đồng ý chịu
đi bệnh viện thì một luật sư đến giúp bà làm thủ tục xin được tòa phán xử và khuyên
bà không nên nhập viện. Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của vị luật sư, quan tòa phán rằng bà
không đe doạ cho bản thân cũng như cho người khác nên không cần phải cưỡng bách
bà nhập viện.
Từ đó, Judy sống lang thang ngoài đường phố. Đôi khi dường như bà cư xử hoàn
toàn hợp lý, mặc cả với người chủ tiệm giặt ủi về giặt thuê, hoặc gửi bưu phẩm qua
United Parcel Service về cho gia đình. Bà quá tỉ mỉ trong việc giữ cơ thể sạch sẽ, ngày
nào cũng tắm rửa bằng nước khoáng Evian đóng chai. Tuy vậy, Judy còn có một bộ
mặt khác nữa. Đêm đến, bà gào thét trong nhiều giờ liền, tuôn ra đủ thứ lời lẽ tục tĩu.
Thế nhưng, Judy khước từ sự giúp đỡ về mặt tâm lý. Bà thấy không cần thiết.

Ca lâm sàng 2:
SÁNG SỚM NGÀY 8 THÁNG 8 NĂM 2011, Jared Lee Loughner, 23 tuổi, đã đăng
một tin nhắn trên phương tiện truyền thông xã hội, mở đầu bằng dòng chữ: “Tạm biệt.
Bài đăng tiếp tục: Bạn thân mến ... Xin đừng giận tôi. Tỷ lệ biết chữ dưới 5%. Tôi đã
nói chuyện với một người biết chữ. Tôi muốn làm cho nó sống động. Cuộc chiến dài
nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Tạm biệt. Tôi đã rất buồn với tiền tệ và việc làm hiện tại.
Tôi đã có một kẻ bắt nạt ở trường. Cảm ơn bạn."
Vài giờ sau, Loughner bắt taxi đến một siêu thị ở Tucson, Arizona, nơi Đại biểu quốc
hội Gabrielle Giffords đang gặp gỡ các thành viên ban làm việc của cô. Loughner tiếp
cận cuộc tập hợp và nổ súng vào Giffords và nhiều người ngoài cuộc bằng súng ngắn
bán tự động, giết chết sáu người và làm bị thương 13 người khác. Giffords, được cho
là mục tiêu của Loughner, đã bị bắn vào đầu và trong tình trạng nguy kịch (Cloud,
2011). Sau khi bị bắt, Loughner bị tuyên bố là không đủ năng lực để ra tòa. Tuy nhiên,
19 tháng sau vụ nổ súng, tình trạng tinh thần của anh ta đã cải thiện đủ để anh ta tham
gia tố tụng tại tòa. Anh ta đã nhận tội tất cả các cáo buộc liên quan đến vụ nổ súng và
nhận bản án chung thân mà không có khả năng tạm tha. May mắn thay, Giffords đã
chứng minh khả năng phục hồi và phục hồi đáng kể từ chấn thương não của cô. Mặc
dù cô đã từ chức đại biểu quốc hội vào năm 2012 để tiếp tục phục hồi chức năng, cô
quyết tâm trở lại phục vụ công chúng.

Hầu hết chúng ta có lẽ đều không tán thành cách tự đánh giá sức khỏe tâm thần bản
thân của Judy. Nhưng trường hợp của bà nêu lên một loạt nghi vấn nghiêm túc không
dễ gì giải đáp thỏa đáng. Tại sao Judy sống lang thang ngoài đường phố? Tại sao bà
khước từ sự giúp đỡ của người khác? Tại sao ứng xử của bà có vẻ bình thường vào ban
ngày, nhưng lại trở thành tồi tệ đến mức gào thét những lời lẽ tục tĩu vào ban đêm?
Nguyên nhân nào khiến cho bà có lối ứng xử như thê? Phải chăng bà có lẽ đã không
sống lang thang ngoài đường nếu được chữa trị sớm hơn? Nói chung, chúng ta làm cách
nào để phân biệt được giữa hành vi ứng xử bình thường với bất thường, và có thể xếp
hành vi của Judy vào loại nào, cũng như biết được bản chất của hành vi.
165
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Cũng như các vụ xả súng hàng loạt khác, nhiều người trong chúng ta đã cố gắng hiểu
ý nghĩa của hành động vô nghĩa này, đặt ra những câu hỏi như: điều gì có thể thúc đẩy
Loughner có được quyền chấm dứt nhiều cuộc sống vô tội? Có phải anh ta bị rối loạn
tâm thần? Có phải anh ta là một kẻ cực đoan chính trị? Có phải anh ta là một kẻ giết
người tàn nhẫn, tâm thần? Có phải anh ấy muốn tự tử? Anh ta có sử dụng ma túy không?
Loughner đã như thế nào trước buổi chụp hình? Có dấu hiệu cảnh báo rằng anh ta rất
nguy hiểm? Liệu điều trị tâm lý hoặc thuốc có thể giúp Loughner? Bất cứ điều gì có thể
ngăn chặn thảm kịch này?
Nhưng ngay cả trong trường hợp tìm hiểu sâu rộng hơn các mẫu hành vi ứng xử của
một người, chúng ta thấy rằng, có lẽ chỉ có một lằn ranh mỏng manh giữa các hành vi
được xem là bình thường với các hành vi được xem là bất thường.
Các phương pháp giải thích tình trạng bất thường
Tình trạng khó khăn trong việc phân biệt hành vi bình thường với bất thường đã làm
nảy sinh rất nhiều cách phác họa một định nghĩa khoa học và chính xác về "hành vi ứng
xử bất thường". Thực tế, qua nhiều năm tháng, các định nghĩa về hành vi ứng xử bình
thường và bất thường đều đã trải qua nhiều lần sửa đổi. Dưới đây chúng ta tìm hiểu bốn
cách giải thích chủ yếu, được vận dụng nhiều nhất.
Lệch khỏi mức trung bình: cách giải thích có lẽ hiển nhiên nhất là định nghĩa cho rằng,
bất thường là tình trạng lệch khỏi mức trung bình và đương nhiên, ít gặp - một định
nghĩa đậm màu sắc thống kê. Nhằm mục đích xác định tính bất thường, chúng ta chỉ cần
quan sát những hành vị nào hiếm khi xảy ra trong một xã hội hay một nền văn hóa nhất
định, rồi gán cho các trường hợp lệch khỏi chuẩn mực là bất thường.
Tuy định nghĩa này hợp lý trong một số trường hợp, nhưng nhược điểm của nó là có
một số hành vi tuy hiếm hoi về mặt thống kê nhưng hiển nhiên không thể xếp vào loại
hành vi bất thường được. Nếu như hầu hết mọi người đều thích dùng nước cam vắt thì
việc bạn thích dùng nước táo khó mà nói là hành vi bất thường được. Tương tự, một
khái niệm như vậy về tình trạng bất thường sẽ gán ghép bất hợp lý một người có điểm
số IQ cao lạ thường là người bất thường, đơn giản chỉ vì trường hợp của người này hiếm
thấy về mặt thống kê. Như vậy, định nghĩa tính chất bất thường căn cứ vào tình trạng
lệch khỏi mức trung bình là một định nghĩa còn thiếu sót.
Lệch khỏi mức lý tưởng. Một cách định nghĩa khác về tính chất bất thường là định nghĩa
chú trọng đến không chỉ các mức mà hầu hết mọi người đều thực hiện được (mức trung
bình), mà còn đến một tiêu chuẩn mà hầu hết bị xem là bất thường, nếu như nó lệch khỏi
một mức lý tưởng hay tiêu chuẩn nào đó. Không may thay, định nghĩa này còn gặp nhiều
trở ngại hơn cả định nghĩa lệch khỏi mức trung bình nữa, bởi vì xã hội có quá ít tiêu
chuẩn mà mọi người đồng lòng tán thành. Hơn nữa, các tiêu chuẩn nổi bật lại thường
biến đổi theo thời gian, khiến cho định nghĩa lệch khỏi mức lý tưởng thành thiếu chính
xác.
Tuy nhiên, một số hành vi nhất định được coi là bất thường trong hầu hết các tình
huống. Những hành vi này bao gồm trầm cảm nặng đến mức bạn ngủ hầu hết cả ngày;
bỏ đói bản thân vì quá sợ tăng cân; trải qua những cơn ác mộng thường xuyên liên quan
166
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

đến chấn thương bạn đã trải qua; quên đi bản sắc riêng của bạn; cảm thấy choáng ngợp
với nỗi sợ hãi khi nhìn thấy một con nhện; tránh tiếp xúc với các vật như tay nắm cửa
vì sợ vi trùng; tin rằng những người khác có thể nghe thấy những suy nghĩ của bạn; nhìn
thấy người ngoài hành tinh trong nhà của bạn; thu thập rất nhiều vật phẩm khiến sức
khỏe và sự an toàn của bạn bị đe dọa; hoặc cố ý làm cho con của bạn bị bệnh với mục
đích nhận được sự chú ý. Ngay cả khi tính đến các chuẩn mực văn hóa khác nhau, những
tình huống này sẽ được coi là bất thường.
Bất thường là ý thức được tình trạng bất an hay khó chịu có tính chủ quan
Do nhược điểm của định nghĩa khá là khách quan trên, chúng ta phải quay về các
định nghĩa chủ quan hơn. Một trong các định nghĩa thường dùng nhất về hành vi bất
thường là định nghĩa chú trọng đến các hậu quả tâm lý của hành vi đối với cá nhân ấy.
Theo định nghĩa này, hành vi bị xem là bất thường nếu như nó khiến cho người ta
nảy sinh cảm nghĩ đau buồn, lo âu, hoặc tội lỗi – hoặc nếu như nó phương hại đến người
khác về một khía cạnh nào đó.
Tất cả chúng ta đều có những thăng trầm về mặt xã hội, tình cảm và thể chất. Bạn có
thể đã cảm thấy tạm thời bị trầm cảm sau khi trải qua một mất mát hoặc thất vọng hoặc
lo lắng về các tình huống liên quan đến tình bạn hoặc sức khỏe... Trong lĩnh vực xã hội,
một cá nhân có thể thoái lui và tránh các tương tác với người khác hoặc, ở một thái cực
khác, có thể tham gia vào các tương tác xã hội không phù hợp hoặc nguy hiểm. Tuy
nhiên, nếu phản ứng của bạn quá mãnh liệt hoặc kéo dài đến mức nó cản trở khả năng
hoạt động đầy đủ của bạn, các triệu chứng có thể phản ánh rối loạn tâm thần.
Nhưng một định nghĩa căn cứ vào tình trạng bất an hay khó chịu chủ quan cũng có
nhược điểm. Bởi vì trong trạng thái hưng cảm, người bệnh cho rằng họ cảm thấy phấn
chấn và có tâm trạng đạt được đỉnh cao thế giới - thế nhưng đối với người khác, hành vi
ứng xử của họ lại rất kỳ quặc. Như vậy, trong trường hợp này có tình trạng hạnh phúc
chủ quan, vậy mà hành vi lại thuộc lĩnh vực được chẩn đoán là bất thường.
Bất thường là thiếu khả năng hành xử hữu hiệu- hay các suy giảm hoạt năng. Hầu
hết mọi người đều có khả năng nuôi sống bản thân, làm một nghề nghiệp nào đó, sống
hòa thuận với người khác, và nói chung sống như những thành viên hữu dụng trong xã
hội. Khi con người không đủ sức thích nghi với các nhu cầu của xã hội hoặc không có
khả năng hành xử hữu hiệu thì được coi là bất thường hay bị coi là suy giảm hoạt năng.
Theo quan điểm này về tình trạng bất thường, những người thiếu khả năng hành xử
hữu hiệu và thích nghi với các yêu cầu của xã hội sẽ bị xem là bất thường. Thí dụ, người
phụ nữ thất nghiệp vô gia đình sống lang thang trên hè phố như bà Smith chẳng hạn, có
thể bị xem là thiếu khả năng hành xử hữu hiệu. Do đó, hành vi ứng xử của bà sẽ bị xem
là bất thường, ngay cho dù bà đã tự ý chọn lựa lối sống đặc biệt này. Theo lời định nghĩa
này, chính tình trạng thiếu khả năng thích nghi với các yêu cầu của xã hội đã khiến bà
bị xem là "bất thường".
Bất thường như một khái niệm pháp lý- hay tính nguy hiểm. Theo bồi thẩm đoàn, lần
đầu tiên nghe thấy trường hợp của cô Andrea Yates, một người phụ nữ đã dìm chết năm
đứa con của mình trong bồn tắm, có vẻ tỉnh táo, thì cô bị coi là có tội và đã bị kết án
167
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

chung thân do hành động của mình.


Mặc dù bạn có thể nghi ngờ quan điểm này (và một bồi thẩm đoàn kháng cáo sau đó
đã lật lại bản án), bản án ban đầu phản ánh cách mà luật định quy định hành vi bất
thường. Đối với hệ thống tư pháp, sự phân biệt giữa hành vi bình thường và bất thường
dựa trên định nghĩa “điên rồ”, đó là một thuật ngữ, nhưng không phải là một thuật ngữ
tâm lý. Ở một số nơi, theo pháp luật, sự điên rồ đơn giản có nghĩa là các bị cáo không
thể hiểu được sự khác biệt giữa đúng và sai tại thời điểm họ thực hiện một hành vi tội
phạm. Ở một số nơi khác, tòa án xem xét, liệu các bị cáo về cơ bản không có khả năng
hiểu được tội phạm trong hành vi của họ, hoặc không thể kiểm soát bản thân. Và trong
một số khu vực pháp lý, sự điên rồ hoàn toàn không được phép (Weiner và Wettstein,
1993; Frost và Bonnie, 2001; Sokolove, 2003).
Bỏ qua các định nghĩa phức tạp, hầu hết các nhà lâm sàng đều đồng ý rằng các rối
loạn tâm thần liên quan đến hành vi hoặc các triệu chứng đau khổ khác xuất phát từ định
mức về gây hại cho các cá nhân bị ảnh hưởng hoặc những người khác. Mặc dù rất hiếm
khi thống kê các cá nhân bị rối loạn tâm thần phạm tội bạo lực, truyền thông đưa tin về
các thảm kịch quốc gia đã khiến công chúng liên tưởng rối loạn tâm thần với bạo lực.
Trong thực tế, chỉ có một số ít các hành vi bạo lực liên quan đến người bị rối loạn tâm
thần nặng (Frazel và Grann, 2006). Lạm dụng ma túy và rượu có nhiều khả năng dẫn
đến hành vi bạo lực hơn so với các loại rối loạn tâm thần khác (Friedman và Michels,
2013). Dù bạo lực là rất hiếm, dự đoán khả năng khách hàng có thể gây nguy hiểm cho
chính họ hoặc cho người khác đã trở thành một phần không thể thiếu trong vai trò của
các chuyên gia sức khỏe tâm thần (Scott và Resnick, 2009). Các nhà điều trị được pháp
luật yêu cầu phải có hành động thích hợp khi khách hàng có khả năng giết người hoặc
tự sát.
Tóm lại, gần như tất cả các định nghĩa về hành vi bất thường sử dụng một số dạng
trung bình thống kê để đánh giá độ lệch so với tiêu chuẩn quy chuẩn, như đã trình bày
ở trên.
Bốn yếu tố chính liên quan đến việc đánh giá tâm lý bệnh học về hành vi là:
• phiền muộn,
• lệch lạc,
• rối loạn chức năng, và
• nguy hiểm. (David S. và cs)
Kích động và thù địch trong tâm thần phân liệt
Các đặc điểm lâm sàng của sự kích động, cáu kỉnh hoặc thái độ thù địch rõ ràng, bất
hợp tác và bốc đồng là quen thuộc đối với những người làm việc với quần thể lâm sàng
của tâm thần phân liệt, và các triệu chứng này tách biệt với nhau, độc lập khỏi ảnh hưởng
của văn hóa. Chúng được tìm thấy phổ biến hơn ở bệnh nhân nam và những người bị
suy giảm nhận thức đáng kể. Các bệnh đi kèm và các vấn đề trong điều trị có thể làm
tăng nguy cơ kích động, đặc biệt nổi bật là lạm dụng chất gây nghiện. Có những rủi ro
khác đối với điều trị là tuân thủ thuốc kém, các đợt rối loạn loạn thần trầm trọng và các
triệu chứng ngoại tháp (bao gồm rối loạn vận động) làm tăng nguy cơ kích động và thù
168
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

địch. Thật không may, ngoài điều này, người ta đã đạt được rất ít tiến bộ trong việc hiểu
về sự kích động trong tâm thần phân liệt.
Chủ đề bạo lực trong tâm thần phân liệt gây tranh cãi. Trong suy nghĩ của công chúng,
tâm thần phân liệt đôi khi đồng nghĩa với bạo lực vô cớ. Đối với những người bị tâm
thần phân liệt, và đối với gia đình và những người bênh vực của họ, vấn đề thực sự là
những người bị tâm thần phân liệt có nhiều khả năng trở thành nạn nhân của bạo lực
hơn là thủ phạm. Mặc dù điều này là đúng, và mặc dù có những nghiên cứu với kết quả
tiêu cực, nó cũng vẫn đúng rằng một số ít người mắc tâm thần phân liệt sẽ thực hiện một
lượng bạo lực và thậm chí giết người. Các đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp
gần đây đã dẫn đến một số điều chỉnh giảm về tỷ lệ bạo lực ước tính ở những người bị
tâm thần phân liệt, đặc biệt là trong trường hợp không có rối loạn tâm thần khác đi kèm,
nhưng tỷ lệ gia tăng vẫn còn. Việc trở thành nạn nhân của bạo lực, bao gồm lạm dụng
trong thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên, làm tăng tỷ lệ bạo lực ở người lớn bị tâm thần
phân liệt, cũng như tiền sử kiểm soát xung động kém. Một số người bị tâm thần phân
liệt sẽ có biểu hiện rối loạn hành vi trước khi bị bệnh tật trong thời thơ ấu và sẽ chuyển
sang các hành vi chống đối xã hội nghiêm trọng hơn khi họ già đi. Nhóm này đặc biệt
có khả năng tham gia vào các hành vi bạo lực nghiêm trọng và tính toán và lập kế hoạch
cho các hành vi bạo lực của họ. Mức độ bạo lực này là do rối loạn nhân cách chống đối
xã hội, và mức độ có thể được cho là do tâm thần phân liệt là không chắc chắn, nhưng
rõ ràng, đây không chỉ là vấn đề do chẩn đoán tâm thần phân liệt.
Đánh giá hành vi bình thường và bất thường
Vạch một giới tuyến cho tình trạng bất thường: riêng bất kỳ định nghĩa nào trong số
các định nghĩa nêu trên cũng đều không đủ bao quát để phản ảnh đầy đủ mọi trường hợp
bất thường, và chưa được minh bạch, đôi khi đối với cả giới chuyên môn được huấn
luyện kỹ lưỡng. Hơn nữa, cách đặt tên hành vi bất thường bị ảnh hưởng khá nhiều bởi
các kỳ vọng của nền văn hóa về những hành vi được xem là tiêu biểu trong xã hội.
Có lẽ phương pháp tối ưu để đối phó với tình trạng thiếu chính xác này là không nên
xem hành vi ứng xử bình thường và bất thường là những tình trạng tuyệt đối. Đúng ra,
nên xem chúng là hai đối cực của một thang đánh giá hành vi, với khả năng hành xử
hoàn toàn bình thường nằm ở một cực, còn hành vi hoàn toàn bất bình thường nằm ở
đối cực kia. Hiển nhiên, các hành vi nói chung thường rơi vào một điểm nào đó nằm
giữa hai cực.
Bởi vì sự khác biệt giữa hành vi ứng xử bình thường và bất thường không được minh
bạch, cho nên vấn đề liệu vào thời điểm nào xã hội nên can thiệp để yêu cầu chữa trị
cho những người có biểu hiện ứng xử bất thường cũng thật là mơ hồ. Khi nào một người
được quyết định phải cưỡng bách chấp nhận chữa trị không? Và đây mới thực sự là câu
hỏi quan trọng. Chúng ta nhận ra tính bất thường của hành vi nhằm xác định việc can
thiệp khi nào thì xảy ra.
Không có một câu trả lời dứt khoát cho nghi vấn này, cả trong trường hợp của Judy
lẫn trường hợp của những người khác bị rối loạn tâm lý đến phải lâm vào tình cảnh vô
gia cư. Tuy nhiên, các luật sư và các nhà tâm lý pháp y - những nhà tâm lý chuyên
169
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến pháp luật - đã nỗ lực xác định các trường hợp
hành vi ứng xử bất thường mà luật pháp phải ra tay can thiệp.
Các hướng tiếp cận hiện đại đã làm sáng tỏ hơn về câu hỏi hóc búa này. Sáu tiếp cận
chủ yếu hiện đang chiếm địa vị ưu thế là: tiếp cận y học, tiếp cận phân tâm, tiếp cận
hành vi, tiếp cận tiến trình nhận thức, tiếp cận nhân bản, và tiếp cận văn hóa xã hội. Các
tiếp cận này không những chủ trương nguyên nhân gây rối loạn khác nhau mà - như
chúng ta sẽ thấy đề ra biện pháp can thiệp cũng khác biệt nhau.
Quan điểm Y học
Khi mọi người biểu hiện các triệu chứng của bệnh lao, các chuyên gia y tế thường có
thể tìm thấy vi khuẩn lao trong mô cơ thể của họ. Tương tự, quan điểm y tế cho thấy
rằng khi một cá nhân biểu hiện các triệu chứng của hành vi bất thường, nguyên nhân cơ
bản sẽ được tìm thấy thông qua kiểm tra thể chất của cá nhân, có thể cho thấy sự mất
cân bằng nội tiết tố, các chu trình chuyển hóa bị rối loạn, thiếu hoặc thừa các vi chất
hoặc các hoặc chấn thương não. Thật vậy, khi chúng ta nói về rối loạn tâm thần, các
triệu chứng về hành vi bất thường, và các bệnh viện tâm thần, thì chúng ta đang sử dụng
thuật ngữ liên quan đến quan điểm y học.
Bởi vì nhiều hành vi bất thường đã được liên kết với các nguyên nhân sinh học, quan
điểm y tế là một cách tiếp cận hợp lý và quan trọng. Những lời chỉ trích nghiêm trọng
để chống lại nó đã được san bằng. Những tiến bộ gần đây trong sự hiểu biết của chúng
ta về các cơ sở sinh học của hành vi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem xét các
yếu tố sinh lý bệnh và cấu trúc trong hành vi bất thường.
Quan điểm phân tâm
Quan điểm phân tâm (psychoanalytic model) chủ trương rằng hành vi ứng xứ bất
thường phát sinh từ các xung đột trong thời thơ ấu do những khao khát chống đối liên
quan đến tình dục và tính gây hấn. Freud tin rằng trẻ em trải qua một số giai đoạn trong
đó các xung động tình dục và gây hấn xuất hiện dưới các hình thức khác nhau và cần
phải quyết thỏa đáng, chúng sẽ ẩn nấp trong vô thức, đế rồi có dịp chúng sẽ xuất hiện
dưới dạng hành vi ứng xử bất thường lúc trưởng thành.
Dĩ nhiên, rất khó minh chứng một quan hệ trực tiếp giữa các kinh nghiệm thơ ấu với
các hành vi bất thường sau này – và đây chính là một trong những lý lẽ phê phán chủ
yếu đối với lý thuyết phân tâm.
Ngoài ra, giống như quan điểm y học, lý thuyết phân tâm cũng cho rằng con người
không đủ khả năng chi phối hành vi của bản thân, và rằng các hành vi ấy được hướng
dẫn bởi các xung động vô thức. Và do đó, hàm ý rằng việc chữa trị lệ thuộc vào con
người chứ không lệ thuộc vào các sự kiện (tức các bối cảnh mà trong đó hành vi của họ
diễn ra).
Các đóng góp của lý thuyết phân tâm thật là lớn lao. Hơn bất kỳ quan điểm nào về
hành vi ứng xử bất thường, quan điểm này nêu bật sự kiện con người có cuộc sống nội
tâm hàm súc và phong phú, và rằng các kinh nghiệm trước đây trong cuộc sống có thể
ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động tâm lý hiện thời của con người.
Quan điểm hành vi ứng xử
170
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Quan điểm y học và quan điểm phân tâm có chung cách nhìn đối với các rối loạn tâm
lý biểu hiện qua hành vi ứng xử. Cả hai quan điểm đều xem các hành vi bất bình thường
là các triệu chứng (symptoms) của một rối loạn căn bản nào đó. Ngược lại, quan điểm
thuyết hành vi về tình trạng bất thường (behavioral model of abnormality) cho rằng bản
thân hành vi mới chính là rối loạn cần phải giải quyết, và cần phải tìm hiểu hành vi trong
phạm vi hoàn cảnh có thể tìm hiểu được, và chính cái hoàn cảnh này thực ra đã làm biến
đổi hành vi của con người.
Vận dụng các nguyên tắc tiến trình học hỏi, các nhà lý thuyết hành vi có thể giải thích
được nguyên nhân khiến cho con người có hành vi ứng xử bất thường - hoặc bình
thường. Cả hai loại hành vi bình thường cũng như bất thường đều được xem là các phản
ứng tiêm nhiễm qua kinh nghiệm quá khứ và được định hướng phát sinh trong hiện tại
bởi những kích thích xuất hiện trong hoàn cảnh sống.
Thật ra, trong hình thức cực đoan của nó, lý thuyết hành vi bác bỏ quan niệm cho
rằng điều quan trọng là phải tìm hiểu xem con người đang suy nghĩ điều gì. Mà điều tối
hệ trọng theo các lý thuyết gia là giải thích cho được yếu tố bối cảnh nào gây ra hành vi
ấy, yếu tố nào củng cố hoặc trừng phạt cho hành vi ấy trong môi trường mà hành vi đó
thể hiện.
Sự nhấn mạnh vào hành vi công khai quan sát được chính là ưu điểm lớn nhất cũng
là nhược điểm lớn nhất của quan điểm hành vi. Do chú trọng đến hiện tại, nên quan điểm
này là một quan điểm chính xác và khách quan nhất trong việc chẩn đoán các biểu hiện
của hành vi ứng xử bất thường, thay vì xây dựng giả thuyết về một cơ chế vô hình, căn
bản, và tinh vi để giải thích hành vi ứng xử bất bình thường, các nhà lý thuyết hành chỉ
chú trọng đến các hành vi mới vừa diễn ra tức thời. Nhiều kỹ thuật can thiệp được xây
dựng theo hướng tiếp cận này đã thành công đối với các hành vi bất thường.
Quan điểm tiến trình nhận thức
Giống như giải thích của quan điểm y học và quan điểm phân tâm, các lý thuyết hành
vi xem hành vi của con người gây ra bởi các nhân tố phần lớn vượt khỏi phạm vi kiểm
soát của họ. Nhưng đối với nhiều nhà phê bình thì một sự kiện mà chúng ta không thể
bỏ qua được là trên thực tế con người có những ý nghĩ vừa phức tạp vừa không quan sát
được ảnh hưởng đến hành vi cư xử của mình.
Để xem xét các ưu tư đó, hiện nay một số nhà tâm lý vận dụng quan điểm tiến trình
nhận thức để giải thích tình trạng bất thường (cognitive model of abnormality). Thay vì
chỉ xét đến hành vi bề ngoài như quan điểm truyền thống, quan điểm này giả định rằng
các tiến trình trí tuệ (cognitions, tức là các ý nghĩ và niềm tin của con người) là nguồn
gốc phát sinh hành vi của con người.
Mục tiêu căn bản của việc chữa trị hành vi ứng xử bất thường theo quan điểm tiến
trình trí tuệ là công khai dạy người ta lối tư duy và niềm tin mới. Bởi vì quan điểm này
xem tiến trình học tập là một thành phần trọng yếu, nên nó được xem là tiếp cận nhận
thức – hành vi (cognitive - behavioral approach).
Quan điểm nhân bản
Bạn có thể thắc mắc tự hỏi, liệu có một quan điểm nào xem con người có đầy đủ khả
171
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

năng kiểm soát hành vi của mình không. Đó là một nghi vấn hợp lý sau khi đã tìm hiểu
qua bốn quan điểm mà chúng ta vừa thảo luận. Theo các tiếp cận ấy, cá nhân dù nhiều
hay ít đều bị vây hãm bởi các rối loạn sinh lý, các xung đột vô thức, các kích thích trong
hoàn cảnh sống, hoặc các tư duy sai lạc đã chi phối và thúc đẩy hành vi phát sinh.
Ngược lại, các nhà tâm lý tán thành quan điểm nhân bản về tình trạng bất thường
(humanistic model of abnormnality) chú trọng đến khả năng kiểm soát và trách nhiệm
mà con người phải đảm nhận đối với hành vi của bản thân họ, cho dù hành vi ấy là bất
thường đi nữa.
Tiếp cận nhân bản có một quan điểm ít hợp lý hơn nhiều đối với hành vi bất thường
so với các tiếp cận khác. Thay vì chủ trương rằng việc "chữa trị là cần thiết”, quan điểm
nhân bản cho rằng nói chung con người có khả năng đặt giới hạn cho hành vi ở mức
chấp nhận được đối với bản thân. Bao lâu họ không làm điều gì tổn thương cho người
khác và gây khốn khổ cho bản thân, thì bấy lâu người ta phải được tự do chọn lựa thái
độ sống.
Quan điểm nhân bản cũng không tránh khỏi bị phê phán. Quan điểm này đã bị chỉ
trích vì thái độ tin vào các thông tin có tính triết lý về các khái niệm như niềm khao khát
của con người và "sự thỏa mãn các nhu cầu của nhân loại". Dù bị phê phán như thế, lý
thuyết nhân bản cống hiến một quan điểm nhấn mạnh đến những khía cạnh độc đáo của
nhân loại cũng như đề nghị nhiều biện pháp quan trọng nhằm giúp đỡ cho những người
bị các rối loạn tâm lý.
Quan điểm văn hóa xã hội
Quan điểm văn hóa xã hội về hành vi (socio-cultural model of abnormality) giả định
rằng hành vi ứng xử của con người - cả bình thường lẫn bất thường - đều được định hình
bởi tầng lớp xuất thân của gia đình, xã hội, và nền văn hóa mà con người đang sống. Tất
cả chúng ta đều là một phần tử trong một hệ thống xã hội bao gồm gia đình, bạn bè,
người quen biết, và thậm chí những người xa lạ; và các loại quan hệ nảy sinh với những
người khác như thế có thể tạo điều kiện cho các hành vi bất thường và thậm chí còn
khiến cho các hành vi này phát sinh nữa.
Đây là quan điểm rất quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh và
phức tạp. Các nhà tâm lý học hiện nhận ra rằng tất cả các hành vi, dù bình thường hay
bất thường, đều bắt nguồn từ bối cảnh văn hóa. Văn hóa là hành vi học được mà các
thành viên của một nhóm truyền sang thế hệ tiếp theo. Văn hóa bao gồm các giá trị
chung, niềm tin, thái độ và quan điểm của nhóm về thế giới (D. W. Sue và Sue, 2013).
Nền tảng văn hóa của chúng ta có thể ảnh hưởng đáng kể, không chỉ hành vi của chúng
ta, mà cả định nghĩa hoặc quan điểm của chúng ta về rối loạn tâm thần. Với thuyết tương
đối văn hóa, người ta tin rằng lối sống, giá trị văn hóa và thế giới quan ảnh hưởng đến
sự thể hiện và xác định hành vi bất thường (Becker và Kleiman, 2013). Một nghiên cứu
ủng hộ kết luận rằng các hành vi, hành động liên quan đến rối loạn tâm thần ở Hoa Kỳ
cao hơn nhiều so với ở Châu Á; ngay cả người Mỹ gốc Á ở Hoa Kỳ cũng ít có khả năng
biểu hiện các triệu chứng thông qua hành động (D. W. Sue và Sue, 2013; Yang và
WonPat-Borja, 2007). Các nhà nghiên cứu đã đề xuất rằng các giá trị văn hóa châu Á
172
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

(kiềm chế cảm xúc, nhấn mạnh vào sự tự kiểm soát và sử dụng sự tinh tế trong cách tiếp
cận vấn đề) đều góp phần vào sự khác biệt này. Theo thuyết này, các nền văn hóa khác
nhau ở những gì họ định nghĩa là hành vi bình thường hoặc bất thường. Trong một số
nhóm văn hóa, ảo giác được coi là bình thường trong một số tình huống, đặc biệt là các
nghi lễ tôn giáo. Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ, ảo giác thường được xem là triệu chứng của rối
loạn tâm lý.
Mặt khác, văn hóa phổ quát đề cập đến viễn cảnh rằng các triệu chứng rối loạn tâm
thần là giống nhau trong tất cả các nền văn hóa và xã hội (Eshun và Gurung, 2009).
Theo những người coi bệnh tâm thần là một hiện tượng phổ biến, các rối loạn tâm thần
cụ thể sẽ có cùng nguyên nhân và triệu chứng trên toàn thế giới. Quan điểm nào là đúng?
Các tiêu chí được sử dụng để xác định tính bình thường và bất thường nên dựa trên tính
phổ quát văn hóa hay thuyết tương đối văn hóa? Một số chuyên gia sức khỏe tâm thần
ngày nay nắm lấy sự cực đoan của một trong hai vị trí, mặc dù hầu hết hấp dẫn đối với
người này hay người kia. Những người ủng hộ phổ cập văn hóa tập trung vào các rối
loạn cụ thể, và giảm thiểu các yếu tố văn hóa, trong khi những người ủng hộ thuyết
tương đối văn hóa tập trung vào bối cảnh văn hóa, trong đó các triệu chứng được biểu
hiện. Cả hai quan điểm đều hợp lệ. Nhiều rối loạn có các triệu chứng rất giống nhau trên
các nền văn hóa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có sự khác biệt về văn hóa trong
định nghĩa, mô tả và cách hiểu về bệnh tâm thần.
Như vậy, theo quan điểm văn hóa xã hội thì các loại căng thẳng và xung đột mà con
người trải qua - không liên hệ đến các tiến trình vô thức, mà là một bộ phận trong các
tương tác thường ngày với hoàn cảnh sống của con người - có thể kích thích và duy trì
các hành vi bất thường.
Dù nguyên nhân có là gì đi nữa, thường vẫn có một mối quan hệ giữa các nhân tố văn
hóa xã hội với các hành vi bất thường, và mối quan hệ ấy có lẽ là mối quan hệ nhân quả.
Mô hình đa yếu tố
Sau khi xem xét tất cả các lý thuyết trên, ngườt ta đề ra mô hình đa yếu tố hoạt động
theo một số giả định:
• Không một quan điểm lý thuyết nào là đủ để giải thích sự phức tạp của tình trạng con
người và sự phát triển của các rối loạn tâm thần.
• Có nhiều yếu tố dẫn tới đến và ảnh hưởng đến sự phát triển của bất kỳ rối loạn nào.
Giải thích về hành vi bất thường phải xem xét các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội và văn
hóa xã hội.
• Không phải tất cả các yếu tố đều đóng góp như nhau vào một rối loạn. Trong trường
hợp của một số rối loạn, nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng các nguyên nhân nhất định
có lực ảnh hưởng mạnh nhất đến sự phát triển của rối loạn cụ thể. Ngoài ra, sự hiểu biết
của chúng ta về các rối loạn tâm thần thường phát triển khi nghiên cứu thêm nhằm cung
cấp cái nhìn sâu sắc mới về các yếu tố đóng góp.
• Mô hình đa yếu tố là tích hợp và tương tác. Nó thừa nhận rằng các yếu tố có thể kết
hợp theo những cách phức tạp và đối ứng để những người tiếp xúc với cùng một ảnh
hưởng có thể không phát triển cùng một rối loạn và những cá nhân khác nhau tiếp xúc
173
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

với các yếu tố khác nhau có thể phát triển các rối loạn tâm thần tương tự.
• Sức mạnh và tài sản sinh học và tâm lý của một người và các khía cạnh tích cực của
con người. Môi trường xã hội và văn hóa xã hội có thể giúp bảo vệ chống lại rối loạn
tâm lý, giảm thiểu các triệu chứng hoặc tạo điều kiện phục hồi từ rối loạn tâm thần.
Sự kì thị và phân biệt đối xử
Các cá nhân mắc rối loạn tâm thần thường cần phải đối mặt với hai hình thức kỳ thị.
Đầu tiên, họ thường phải đối phó với sự kỳ thị công khai được thể hiện thông qua
định kiến (niềm tin vào định kiến tiêu cực) và phân biệt đối xử (hành động dựa trên định
kiến này). Định kiến và phân biệt đối xử đôi khi tàn khốc hơn chính rối loạn (Stuart,
2012).
Thứ hai, tự kì thị cũng rất tàn phá đối với những người có rối loạn tâm thần. Tự kỳ
thị xảy ra khi các cá nhân nội tâm hóa niềm tin tiêu cực hoặc định kiến về nhóm của họ
và chấp nhận định kiến và phân biệt đối xử chống lại họ. Khi làm như vậy, họ chấp nhận
những định kiến xã hội tiêu cực về sự khác biệt, nguy hiểm, không thể đoán trước hoặc
không đủ năng lực và sau đó kết hợp những niềm tin tiêu cực này vào hình ảnh bản thân
của họ (Rusch, Corrigan, Todd và Bodenhausen, 2013). Như bạn có thể tưởng tượng,
hình ảnh bản thân tiêu cực này có thể dẫn đến đau khổ hơn nữa và các phản ứng không
lành mạnh như không giao tiếp hoặc không tìm kiếm công việc vì cảm giác vô dụng
hoặc không đủ năng lực (Corrigan và Rao, 2012). Thật không may, sự tự kỳ thị dựa trên
định kiến xã hội không chỉ làm suy yếu cảm giác về giá trị bản thân và năng lực bản
thân (niềm tin vào khả năng của một người thành công), mà còn có thể cản trở sự phục
hồi.
Sự phục hồi
Điều quan trọng đối với các nhà tâm lý học và tâm thần học là nghiên cứu sức khỏe
tâm thần cũng như rối loạn tâm thần và xem xét khả năng phục hồi, tính hữu dụng, sức
mạnh và hoạt động tối ưu của con người (Seligman, 2007). Thật không may, chúng ta
thường bỏ qua những khía cạnh tích cực của tình trạng con người. Chẳng hạn, chúng ta
biết nhiều về những bất cập hơn là sức mạnh, lo lắng và sợ hãi hơn là can đảm, trầm
cảm hơn là hạnh phúc, ích kỷ hơn là vị tha, trì trệ hơn sáng tạo và thiếu hiểu biết hơn trí
tuệ. Bằng cách tập trung vào các bất thường và triệu chứng, chúng ta vô tình nhìn thấy
một bức tranh rất hẹp về hoạt động của con người.
Do đó, khi chúng ta tìm hiểu về tâm lý bệnh học, điều quan trọng là tập trung vào các
yếu tố có thể giúp con người kiên cường, thoát khỏi nghịch cảnh và tạo điều kiện phục
hồi từ các rối loạn tâm thần (Seery, 2011).

174
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

RỐI LOẠN VẬN ĐỘNG VÀ


RỐI LOẠN PHỐI HỢP VẬN ĐỘNG

Rối loạn vận động


Rối loạn vận động đề cập đến sự chuyển động của các bộ phận thân thể, trong đó có
thể quan sát thấy sự co hay giãn của các cơ hoặc do sự thay đổi trương lực cơ gây ra.
Rối loạn vận động giảm động (hypokinetic)
Mất động (akinesia), giảm động (hypokinesia) và cử động bánh xe răng cưa
(bradykinesia- là sự chậm lại của chuyển động và tốc độ trong đó có sự ngập ngừng /
tạm dừng khi các chuyển động đang được tiếp tục) là những thuật ngữ được sử dụng để
mô tả những bệnh nhân không có hoặc ngừng vận động. Thuật ngữ thứ hai được sử dụng
phổ biến nhất, dùng để chỉ những bệnh nhân mắc bệnh parkinson. Hội chứng Parkinson
là một hội chứng thần kinh được đặc trưng bởi sự kết hợp của một số trong sáu đặc điểm
cơ bản: run khi nghỉ, rối loạn vận động bánh xe răng cưa, cứng, tư thế gập, đóng băng
và mất phản xạ tư thế. Ít nhất hai trong số sáu đặc điểm cơ bản phải có trước khi có thể
chẩn đoán bệnh parkinson, với một trong số chúng là run tay khi nghỉ ngơi hoặc rối loạn
vận động bánh xe răng cưa.
Bệnh nhân parkinson có thể được phân loại theo căn nguyên thành bốn nhóm.
Parkinson nguyên phát (tức là bệnh Parkinson) là một rối loạn thoái hóa thần kinh đặc
trưng bởi sự mất mát của các tế bào thần kinh dopaminergic và tích tụ các thể Lewy
trong các tế bào thần kinh còn lại. Parkinson thứ phát bao gồm các dạng do thuốc (tức
là do thuốc an thần kinh), parkinson do độc tố (MPTP), parkinson sau não và parkinson
mạch máu. Hội chứng Parkinson mở rộng bao gồm một nhóm các rối loạn giống bệnh
Parkinson, với gánh nặng là các tổn thương thần kinh khác thêm vào. Nhóm này bao
gồm thái hóa đa hệ thống (một thuật ngữ chung bao gồm ba tình trạng có chung bệnh
lý: thoái hóa olivopontocerebellar, hội chứng Shy – Drager và thoái hóa thể vân), liệt
trên nhân tiến triển và thoái hóa hạch nền-vỏ não. Parkinson thoái hóa di truyền bao gồm
một loạt các rối loạn tiến triển, điển hình là các bệnh khiếm khuyết thần kinh khác đi
kèm với bệnh parkinson. Ví dụ bao gồm bệnh Wilson, bệnh parkinson loạn trương lực
liên kết X (còn được gọi là Lubag), chứng Sa sút trí tuệ trán thái dương, bệnh Huntington
ở tuổi vị thành niên và bệnh neuroacanthocytosis (đề cập đến một nhóm các bệnh hiếm
gặp có chung các đặc điểm của thoái hóa hệ thần kinh trung ương, biểu hiện nhược năng
thần kinh cơ và tăng tế bào hồng cầu bất thường trên lam máu ngoại vi), trong số những
bệnh khác.
Rối loạn vận động tăng động (hyperkinetic)
Các loại rối loạn vận động tăng động chính, bao gồm năm tình trạng: loạn trương lực
cơ, múa giật, rung giật cơ, tic, và run. Rối loạn vận động tăng động thấp hơn bao gồm
các thể như rối loạn vận động kịch phát, rập khuôn, mất điều hòa từng đợt, hội chứng
chân không yên, cử động chân tay định kỳ khi ngủ, o giật mí mắt (myokymia), rối loạn
nhịp cơ (chuyển động lặp đi lặp lại, nhịp nhàng, chậm (1-4 Hz) ảnh hưởng chủ yếu đến

175
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

cơ đầu mặt và cơ chi), co thắt cơ nửa mặt và hyperekplexia (hội chứng giật mình phóng
đại- có phản ứng giật mình quá mức- chớp mắt hoặc co thắt cơ thể trước tiếng động,
chuyển động hoặc chạm vào bất ngờ đột ngột).
Loạn trương lực cơ
Loạn trương lực cơ được định nghĩa là một hội chứng của các cơn co cơ kéo dài
thường xuyên gây ra các cử động xoắn và lặp đi lặp lại hoặc các tư thế bất thường. Thời
gian chuyển động tương đối dài, sự co đồng thời của các nhóm cơ chủ vận và đối kháng,
và sự co bóp bền vững ở các nhóm cơ rời rạc ở một bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng, giúp
phân biệt loạn trương lực cơ với các rối loạn tăng vận động khác.
Múa giật
Múa giật đề cập đến các chuyển động không tự chủ, nhanh chóng, ngắn ngủi, không
ổn định, liên tục, và thường di chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác của cơ thể.
Múa giật có thể xảy ra trong các rối loạn di truyền như bệnh Huntington, bệnh
neuroacanthocytosis, ataxia-telangiectasia (bao gồm nói lắp, thăng bằng kém, thiếu
kiểm soát cơ và các tĩnh mạch mạng nhện đỏ li ti ở khóe mắt hoặc trên tai và má) và
múa giật di truyền lành tính. Nó thường gặp hơn trong bối cảnh rối loạn chuyển hóa
(tăng đường huyết), như một rối loạn liên quan nhiễm trùng (múa giật sau nhiễm liên
cầu), hoặc sau khi tiếp xúc với các loại thuốc như thuốc an thần kinh (loạn động muộn),
thuốc chống co giật, hoặc chất kích thích noradrenergic.
Tics
Tic là những chuyển động tương đối ngắn (tic vận động) hoặc âm thanh (tic thanh
âm) được thực hiện để đáp ứng với một sự thôi thúc bên trong và thường lặp đi lặp lại
và mang tính cử chỉ (định hình). Không giống như rối loạn vận động khác, tic thường
có thể được triệt tiêu hoàn toàn. Biểu hiện của tic thường làm gây ra cảm giác khó chịu.
Các tic đơn giản liên quan đến một nhóm cơ (nhấp nháy, nhún vai), trong khi các tic
phức tạp là các hoạt động theo trình tự có thể tái tạo các chuyển động bình thường,
nhưng thôi thúc bởi nhu cầu lặp lại với nội dung hoặc ngữ cảnh không phù hợp.
Mặc dù tic có thể xảy ra sau khi bị nhiễm trùng hoặc tiếp xúc với thuốc, hầu hết bệnh
nhân được đánh giá về tic đều bị rối loạn tic nguyên phát, ở trạng thái biểu hiện đầy đủ,
được biết đến nhiều nhất là hội chứng Tourette. Các triệu chứng ám ảnh nghi thức và
rối loạn tăng động giảm chú ý là những bệnh đi kèm thường gặp ở nhóm bệnh này.
Cơn giật cơ
Cơn giật cơ (myoclonus) đề cập đến các cử động giống như bị sốc, không tự chủ phát
sinh từ hệ thống thần kinh trung ương hoặc ngoại vi. Rung giật cơ thật sự dễ dàng được
phân biệt với các rối loạn tăng động khác bởi tốc độ, sự thiếu khả năng ức chế và độ
nhạy cảm với kích thích thường xuyên (với chạm nhẹ, phản xạ hoặc kim châm). Rung
giật cơ có thể bắt nguồn từ trong vỏ não, từ các cấu trúc dưới vỏ, trong thân não (rung
cơ vòm miệng, rung giật cơ phản xạ lưới và giật mình), từ tủy sống (rung giật đoạn tủy
sống và rung giật cơ tủy sống), hoặc do kích thích rễ thần kinh ngoại vi. Xác định nguồn
gốc của rung giật cơ là rất quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị thích
hợp.

176
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Rung giật cơ sinh lý đề cập đến những cơn giật cơ bình thường mà ai cũng từng trải
qua, chẳng hạn như giật cơ khi đi vào giấc ngủ và nấc cụt (rung giật cơ hoành).
Run (tremor)
Là một rối loạn vận động không chủ ý phổ biến nhất, run là một rối loạn chuyển động
nhịp nhàng, dao động, thường ảnh hưởng đến đầu, giọng nói, bàn tay hoặc bàn chân.
Run có thể xuất hiện khi nghỉ ngơi, theo tư thế hoặc khi hành động (run do động năng).
Run khi nghỉ ngơi thường gặp trong bệnh Parkinson, thường ảnh hưởng đến bàn tay ở
tần số 3 đến 4 Hz.
Rối loạn phối hợp vận động
Mối quan hệ giữa nhận thức và các quá trình vận động đã được nghiên cứu có lẽ
không sâu rộng hơn là liên quan đến tác động của các tổn thương tự nhiên và nhân tạo
trong não người. Cùng với các nghiên cứu về chứng mất ngôn ngữ và chứng mất phối
hợp vận động ngôn ngữ, việc phân tích các dạng mất phối hợp vận động lâm sàng khác
nhau và các mối tương quan về nhận thức và vận động của chúng đã khiến các nhà thần
kinh học lâm sàng quan tâm ít nhất là kể từ đầu thế kỷ này (Liepmann, 1900). Mặc dù
nhà thần kinh học, và gần đây là nhà tâm lý học thần kinh lâm sàng và tâm thần học,
phần lớn quan tâm đến các câu hỏi về quy trình chẩn đoán và phân loại lâm sàng của
mất phối hợp vận động, các vấn đề lý thuyết liên quan đến việc xác định các cơ chất giải
phẫu của mất phối hợp vận động và các đồng thời nhận thức của chúng mang lại sự hấp
dẫn về khả năng đạt được phân loại hành vi vận động phức tạp thông qua phân tích các
cơ chế tích hợp của hệ thống thần kinh vỏ não và dưới vỏ của não vận động. Mặt khác,
những phát hiện gần đây về sinh lý học thần kinh và tâm lý học thần kinh đã ngày càng
trở nên thông thạo hơn đối với sự phát triển của lý thuyết tâm lý học nói chung, đặc biệt
đối với quá trình học tập, tri giác và ngôn ngữ. Cũng có lý do chính đáng để cho rằng
việc nghiên cứu bệnh lý về hành vi vận động do hậu quả của tổn thương não cũng có
thể ảnh hưởng đến hướng suy nghĩ về hành vi vận động phức tạp bình thường.
Có một sự đồng ý khá chung chung rằng một người bị mất phối hợp vận động khi
anh ta có những rối loạn nhất định về hành vi vận động mà không thể được cho là do cơ
bắp yếu, không tương tác hay mất cảm giác, hoặc thiếu chú ý hay không có khả năng
chỉ đạo để hành động. Cũng có sự đồng ý chung về hành vi- bị rối loạn bởi mất phối
hợp vận động- là kết quả của quá trình học hỏi từ trước kéo dài (ví dụ: Ajuriaguerra &
Tissot, 1969; Geschwind, 1975), mặc dù các ý kiến khác nhau về tầm quan trọng của
kinh nghiệm trước đó (Kimura & Archibald, 1974). Các hành vi bị ảnh hưởng thường
được cho là "phức tạp" theo nghĩa là chúng không mang tính phản xạ, là kết quả của nỗ
lực có chủ đích, và có chức năng hoặc mục đích trong các tác động của chúng lên môi
trường vật chất và xã hội.
Rối loạn điều hòa vận động
Căng trương lực (Catatonia): Hình ảnh lâm sàng bị chi phối bởi bất kỳ điều nào sau đây:
1. Tính bất động của vận động được chứng minh bằng kiểu căng trương lực (bao gồm
cả tính linh hoạt như sáp) hoặc sững sờ

177
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

2. Hoạt động vận động quá mức (dường như không có mục đích và không bị ảnh hưởng
bởi các kích thích bên ngoài)
3. Hành vi cực đoan (sự phản kháng dường như không có cử động đối với tất cả các chỉ
dẫn hoặc duy trì tư thế cứng nhắc chống lại các nỗ lực di chuyển) hoặc câm lặng
4. Đặc trưng tư thế tự nguyện được thể hiện bằng tư thế (tự nguyện giả định các tư thế
không phù hợp hoặc kỳ quái), chuyển động rập khuôn, kì quái.
5. Nhại lời hoặc nhại vận động
Catatonia là một hội chứng của các bất thường về vận động cụ thể có liên quan chặt
chẽ với các rối loạn về khí sắc, xúc cảm, tư duy và nhận thức, là một rối loạn ở não bộ
mà có thể đảo ngược. Các dấu hiệu chính của chứng rối loạn là câm lặng, bất động, hành
vi tiêu cực, cố chấp, rập khuôn, nhại ...
Catatonia là một hội chứng rối loạn điều hòa vận động. Bệnh nhân gặp khó khăn khi
bắt đầu và dừng cử động. Họ có sức ỳ nghiêm trọng, được thể hiện trong các kiểu tư thế
bất động, câm lặng, cứng nhắc và khuôn mẫu. Họ gặp khó khăn khi theo dõi hành vi vận
động của mình để giữ cho nó phù hợp. Họ phản ứng kiểu cử động, mặc dù hiểu các
hướng dẫn ngược lại. Sự phục tùng tự động (tuân thủ quá mức, thiếu cân nhắc hoặc máy
móc đối với các yêu cầu, đề xuất hoặc mệnh lệnh của người khác), tính xung đột với
môi trường (khuynh hướng hành vi mâu thuẫn phát sinh từ xung lực mâu thuẫn) và nhại
là những ví dụ.
Các đặc điểm catatonic như vậy có liên quan đến các tổn thương trong toàn bộ hệ
thống vận động trung tâm, mặc dù mạch neuron trán là phổ biến nhất. Khi không xác
định được tổn thương hệ thống vận động cụ thể, chúng ta thấy tổn thương đồi thị và thùy
đỉnh can thiệp vào quá trình xử lý không gian thị giác và phối hợp vận động tri giác,
khiến hệ thống vận động không có đủ đầu vào hướng tâm hoặc gây nhầm lẫn để cho
phép phản ứng thích hợp. Hạ natri máu và đói tạo thuận cho biểu hiện của chứng
catatonia. Khi chưa xác định được nguyên nhân thần kinh hoặc bệnh lý tổng quát gây ra
chứng catatonia, có thể quan sát thấy hiện tượng giảm chuyển hóa thùy đỉnh hai bên và
mạch trán. Chúng ta thấy rằng mức độ dopamine, GABA và serotonin ở não đóng vai
trò quan trọng trong việc điều hòa vận động và các loại thuốc làm thay đổi các chất dẫn
truyền thần kinh này thường là cơ sở cho điều trị chứng catatonia.

178
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

RỐI LOẠN TRI GIÁC (Perception)

Ảo tưởng ( illusion)
Là tri giác sai lệch về toàn bộ một sự vật hay một hiện tượng có thật bên ngoài.
Thí dụ: nhìn dây thừng tưởng là con rắn, nhìn áo dài treo trên tường tưởng là người
đang hoạt động, v.v…
Thường chia ảo tưởng theo các giác quan: ảo tưởng thị giác, ảo tưởng thính giác, ảo
tưởng vị giác, khứu giác v.v…
Ở người bình thường ảo tưởng cũng có thể xuất hiện trong những trường hợp điều
kiện tri giác bị trở ngại như: không chú ý đầy đủ, ánh sáng lờ mờ, tiếng nói không rõ
ràng, quá mệt nhọc, quá lo lắng, sợ hãi, chờ đợi lâu. Tuy nhiên ảo tưởng ở người bình
thường sẽ nhanh chóng mất đi nếu các điều kiện trở ngại không còn nữa.
Ảo tưởng bệnh lý thì thường kéo dài và không mất đi ngay cả khi điều kiện tri giác
đã thay đổi.
Ảo giác (hallucination)
Là cảm giác, tri giác như có thật về một sự vật, một hiện tượng không hề có trong
thực tại khách quan.
Ảo giác xuất hiện và mất đi không phụ thuộc vào ý muốn của bệnh nhân.
Ảo giác có thể kèm theo hay không kèm theo rối loạn nhận thức (mê sảng) hoặc rối
loạn tư duy (mất phê phán về tri giác sai lầm của mình).
Ảo giác có thể xuất hiện lẫn lộn với sự vật thật hay xuất hiện riêng lẻ.
Có nhiều cách phân loại ảo giác:
Chia theo hình tượng, kết cấu:
Ảo giác thô sơ: ảo giác chưa thành hình, không có hình thái và kết cấu rõ rệt. Thí dụ:
thấy một ánh hào quang, một đám mờ, tiếng rì rào, tiếng động khác thường v.v…
Ảo giác phức tạp: ảo giác có hình tượng rõ ràng, sinh động, có vị trí nhất định trong
không gian: thấy người đem dây đến trói mình, nghe tiếng nói ở trong tưởng đang ra
lệnh cho mình v.v…
Chia theo các giác quan: ảo thanh (ảo giác thính giác), ảo thị (ảo giác thị giác), ảo khứu
(ảo giác khứu giác), ảo giác xúc giác và ảo giác về nội tạng.
Ảo thanh thường gặp nhất: nội dung rất đa dạng. Đôi khi là ảo thanh thô sơ: tiếng chuông,
tiếng còi, tiếng súng, v.v… Thường gặp nhất là ảo thanh phức tạp: tiếng người nói. Ảo
thanh có thể xuất hiện ở bên ngoài cơ thể với vị trí xác định rõ rệt trong không gian,
nhưng cũng có thể phát xuất từ một bộ phận trong cơ thể.
Ảo thị: cũng thường gặp (sau ảo thanh) và có thể kết hợp với ảo thanh.
Nội dung ảo thị cũng rất đa dạng: có thể một màu sắc mơ hồ hay một hình ảnh rõ rệt.
Ảo thị có thể là người, súc vật, ma quỷ, phong cảnh, cảnh tượng…, có thể là những hình
ảnh sinh động luôn thay đổi hay những hình ảnh im lìm, bất động.
Ảo vị và ảo khứu: rất ít gặp. Hai loại ảo giác này thường đi đôi với nhau.
Nội dung của ảo vị và ảo khứu thường là những mùi vị khó chịu: đắng, chua, cay, có

179
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

mùi thịt thối, mùi tóc cháy, cao su cháy, trứng gà ung v.v…
Có thể gặp trong bệnh tâm thần phân liệt cấp, thường gặp nhất trong động kinh tâm
thần (tổn thương khu trú ở thuỳ thái dương).
Ảo giác xúc giác:
Nội dung rất đa dạng: cảm giác ngoài da như nóng bỏng, ẩm ướt, tê lạnh, côn trùng
bò, kim châm, điện giật, dây sợi quấn khắp người v.v… Có thể xuất hiện từng lúc hay
thường xuyên, có khi kết hợp với ảo thị.
Thường gặp nhất trong loạn thần nhiễm độc (cocain, cloral, rượu v.v…) và trong
hoang tưởng nghi bệnh.
Ảo giác nội tạng:
Nội dung rất phức tạp: đỉa trong tai, rắn trong bụng, nước chảy róc rách trong đầu,
điện giật trong tim, tay chân biến đổi, bị sờ mó, bị hiếp dâm v.v…
Gặp trong tâm thần phân liệt, hoang tưởng nghi bệnh và thường kết hợp với ảo thị.
Các ảo giác đặc biệt:
Ảo thanh chức năng (functional hallucination).
Ảo thanh xuất hiện đồng thời với một âm thanh có thực bên ngoài. Âm thanh này mất
đi thì ảo thanh cũng mất. Thí dụ: vừa nghe vòi nước chảy, vừa nghe nước dặn dò. Âm
thanh bên ngoài thường là những âm thanh riêng lẻ, giản đơn: tiếng lá rì rào, tiếng nước
chảy, tiếng tích tắc đồng hồ v.v… Điểm xuất phát của ảo thanh cũng là điểm xuất phát
của âm thanh bên ngoài.
Ảo giác lúc sắp rơi vào giấc ngủ (hypnagogic hallucination) và ảo giác lúc mới thức
giấc (hypnopompic hallucination).
Ảo giác xuất hiện lúc sắp ngủ hay sắp thức dậy, trong bóng tối hay trong ánh sáng lờ
mờ. Ảo giác thường lặp đi lặp lại với tính chất ám ảnh hay tính chất định hình. Có thể
có đủ các loại ảo giác (ảo thị, ảo thanh v.v…).
Thường gặp nhất trong loạn thần phản ứng và thường phản ánh nội dung sang chấn
tâm thần.
Ảo giác theo mô tả lâm sàng của tâm thần phân liệt- APA
Mặc dù Bleuler coi ảo giác là triệu chứng phụ, trong Sách giáo khoa Tâm thần học
(1924), ông đã cảnh báo sự ảnh hưởng mà ảo giác chia cắt trên đời sống nội tâm của
những người mắc chứng tâm thần phân liệt.
Các bệnh nhân nghe thấy tiếng thổi, gầm, ngân nga, réo rắt, bắn súng, sấm sét, âm
nhạc, khóc và cười, nhưng trên hết là thì thầm, nói, gọi; họ nhìn thấy những thứ riêng
lẻ, phong cảnh, động vật, con người và tất cả các loại hình không thể; họ ngửi và nếm
đủ thứ dễ chịu và khó chịu; họ chạm vào đồ vật, động vật và con người và bị tấn công
bởi những giọt mưa, lửa và đạn, họ cảm thấy tất cả những cực hình và có lẽ tất cả những
điều dễ chịu mà cảm giác cơ thể của chúng ta có thể truyền tải.
Mặc dù tập trung chủ yếu vào các triệu chứng loạn thần của tâm thần phân liệt đến
mức không phù hợp, ảo giác không giữ một vị trí đặc biệt trong trải nghiệm của những
người bị tâm thần phân liệt. Những tri giác có thể khiến mọi người “cảm thấy bị tra tấn
và có lẽ cả những điều dễ chịu”, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hành vi, và nhiều điều
180
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

dường như không thể hiểu được trong tâm thần phân liệt có thể trở nên dễ hiểu khi một
bệnh nhân mắc chứng ảo giác tiết lộ. Trên thực tế, ảo giác là phổ biến ở các rối loạn tâm
thần khác, và các triệu chứng này đã được tìm thấy thay đổi từ một số ít bệnh nhân đến
tỷ lệ rất cao ở cả tâm thần phân liệt và các rối loạn tâm thần khác, tùy thuộc vào dân số
được nghiên cứu. Mặc dù không có đặc điểm đặc biệt nào về ảo giác trong tâm thần
phân liệt, nhưng tỉ lệ mạn tính ở tâm thần phân liệt thường cao hơn một cách điển hình
so với các rối loạn tâm thần khác.
Ảo giác và các triệu chứng loạn thần khác không phải là hiếm trong dân số nói chung.
Một đánh giá cho thấy rằng 5 đến 8% dân số nói chung gặp ảo giác hoặc hoang tưởng
khủng bố, và các đánh giá khác trích dẫn con số lên đến 15% dân số nói chung có nghe
thấy tiếng nói. Các triệu chứng lo âu đặc biệt liên quan đến ảo giác và tương tự như tâm
thần phân liệt, có sự gia tăng đặc biệt về tần suất ảo giác thính giác. Trong một nghiên
cứu ở Hà Lan, tuổi trẻ, sống trong môi trường đô thị, thu nhập thấp, ít học vấn, thất
nghiệp, giới tính nữ và độc thân là các yếu tố có liên quan đến tỷ lệ ảo giác gia tăng.
Nhiều yếu tố nhân khẩu học này có vẻ giống với những người sẽ bị tâm thần phân liệt.
Cũng tương tự như các nghiên cứu về tâm thần phân liệt phát hiện trong dân số nói
chung, ảo giác dự đoán sự hiện diện của hoang tưởng và các tác nhân gây stress cấp tính
làm tăng khả năng bị ảo giác. Trong nhiều thập kỷ, rõ ràng ảo giác không xác nhận hoặc
loại trừ tâm thần phân liệt so với bất kỳ chẩn đoán tâm thần nào khác, và việc phát hiện
ảo giác thường xuyên trong công chúng cho thấy rằng sự hiện diện của ảo giác không
tự nó xác nhận bệnh tâm thần.
Từ thời Karl Jaspers (một triết gia), đã có một quan điểm cho rằng ảo giác dường như
phát sinh từ bên ngoài cơ thể là ảo giác thật, trong khi ảo giác dường như xuất hiện bên
trong cơ thể là giả. Có một quan điểm tương tự giữa một số bác sĩ lâm sàng rằng ảo giác
của một người bị tâm thần phân liệt mà có hiểu biết tốt về bản chất thì không thực sự là
ảo giác. Khi xem xét bệnh nhân, những sự phân biệt này không nên được sử dụng để
chẩn đoán hoặc đưa ra kế hoạch điều trị. Nhiều bệnh nhân đã mô tả ảo giác thính giác
phát sinh cả bên trong và bên ngoài đầu của họ, hoặc đã phát triển trực giác về bản chất
của ảo giác chỉ sau nhiều thập kỷ tin tưởng hoàn toàn vào thực tế bên ngoài của họ.
Ảo giác thính giác là loại phổ biến nhất, tiếp theo là ảo giác thị giác, và xúc giác,
khứu giác và ảo giác khác ít phổ biến hơn. Ảo giác nội tạng và ảo giác mô sâu khác có
thể gây ra những mô tả kỳ lạ không phù hợp với bộ máy cảm giác bên trong, với những
phàn nàn về việc đốt cháy trong não hoặc chuyển động của các cơ quan ngực đến vị trí
mới. Có rất ít nghiên cứu đương đại liên quan đến ảo giác nội tạng và mức độ phổ biến,
tính chất hoặc mối liên hệ của chúng với các triệu chứng khác, nhưng chúng có thể ít
gặp hơn nhiều so với ảo giác khứu giác và vị giác.
Với ảo thính, những từ đơn lẻ có lẽ là phổ biến nhất. Mặc dù có một phạm vi rất lớn
về số lượng giọng nói được nghe bởi các bệnh nhân khác nhau, số lượng trung bình
được ước tính là 3. Giới tính của người nói thường có thể được xác định. Bệnh nhân
thường nghe thấy những giọng nói được giải thích là đến từ một người có địa vị xã hội
nhiều hơn bệnh nhân. Bệnh nhân trẻ tuổi sẽ có xu hướng nghe giọng nói trẻ hơn một
181
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

chút, trong khi bệnh nhân lớn tuổi nghe giọng nói hơi già hơn. Bệnh nhân thường đánh
giá vị trí, độ to và độ rõ của giọng nói một cách đáng tin cậy và nói chung, ảo giác thính
giác dai dẳng cuối cùng sẽ khiến bệnh nhân ổn định danh tính cho giọng nói của họ.
Với thời gian trôi qua, hầu hết bệnh nhân sẽ trải qua việc giảm tần suất ảo giác hoặc
thay đổi bản chất của trải nghiệm ảo giác. Ảo giác ban đầu rất khó chịu, gây ra sự tức
giận hoặc hoảng loạn, sau khi giai đoạn đầu của bệnh giảm bớt, bệnh nhân có thể tạo ra
các chiến lược đối phó thông qua một quá trình thử nghiệm và sai sót trong một thời
gian nhiều năm và có thể giảm thiểu ảnh hưởng của ảo giác đối với cuộc sống của họ.
Các chiến lược đơn giản như la hét vào giọng nói đôi khi có thể làm giảm hoặc ngừng
trải nghiệm, mặc dù các bác sĩ lâm sàng và gia đình có thể coi đây là một dấu hiệu đau
khổ của sự suy thoái. Khi một người đã quen với sự hiện diện của những giọng nói này,
giọng nói hoặc giọng nói ảo giác có thể trở thành bạn đồng hành, và với sự cô lập xã hội
thường xuyên gặp phải trong tâm thần phân liệt, sự đồng hành này có thể được hoan
nghênh. Thậm chí, tiếng nói có thể đảm nhận vai trò hướng dẫn trong cuộc sống hàng
ngày cho người bị tâm thần phân liệt.
Ảo giác thị giác ít phổ biến hơn ảo giác thính giác trong tâm thần phân liệt, nhưng
chúng không phải là hiếm. Ước tính tỷ lệ mắc ảo giác thị giác nhìn chung không vượt
quá 55% và ước tính được chấp nhận rộng rãi hơn sẽ bao gồm khoảng một phần ba số
bệnh nhân bị tâm thần phân liệt có ảo giác thị giác tại một số thời điểm trong tiến triển
bệnh của họ. Như trường hợp với các triệu chứng tâm thần khác, đôi khi các bác sĩ lâm
sàng điều tra cẩn thận có thể gợi ra tiền sử ảo giác thị giác khi mà đặt câu hỏi thông
thường hơn không phát hiện ra sự hiện diện của chúng. Có tới một nửa số người bị tâm
thần phân liệt với ảo giác thính giác sẽ có ảo giác thị giác, nhưng điều tương đối hiếm
gặp đối với người bị tâm thần phân liệt là ảo giác thị giác mà không có ảo giác thính
giác.
Có một loạt các trải nghiệm thị giác làm khổ người bị tâm thần phân liệt. Các ảo giác
thị giác được báo cáo phổ biến nhất là hình ảnh của các vật thể, con người hoặc các bộ
phận của con người (đặc biệt là đầu và mặt), hình ảnh tôn giáo, động vật và các sinh vật
tuyệt vời, có thể giống với hình ảnh trong sách hoặc phim hoặc truyền hình. Các vật thể
vô tri ít phổ biến hơn, như các tia sáng, vệt màu hoặc lưới hoặc đường trong trường thị
giác cũng có thể được mô tả. Hình ảnh có thể có màu hoặc đen hoặc trắng, và ảo giác
chỉ trong các sắc thái của màu trắng đã được mô tả. Ảo giác thị giác nhìn chung rời rạc
và hạn chế hơn thời gian so với ảo giác thính giác, nhưng có những bệnh nhân sẽ gặp ảo
giác thị giác trong suốt một ngày. Trong tầm nhìn, sự liên tục với ảo ảnh (biến dạng của
các vật thể nhìn thấy trong môi trường) rõ ràng hơn so với nhận thức thính giác. Các
bóng trông giống như người hoặc động vật nhưng chỉ lộ ra dưới dạng bóng, các vật thể
thay đổi kích thước hoặc hình dạng, đường viền của các vật thể dường như nổi ngay bên
ngoài vật thể và các vật thể có độ trong suốt là các loại biến dạng thị giác được báo cáo.
Triệu chứng tâm thể
Các mô tả trước đây:
Loạn cảm giác bản thể: thường có nguồn gốc là cảm giác xúc giác, có tính chất lạ lùng,
182
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

mơ hồ, không có vị trí chính xác trên sơ đồ cơ thể. Tính chất lạ lùng của các triệu chứng
này không đến mức kì quái như các ảo giác, mà có liên quan đến đặc điểm văn hóa, tôn
giáo của một cộng đồng nên có thể bắt gặp những mô tả khá giống nhau trên một số
bệnh nhân.
Giải thể nhân cách và tri giác sai thực tại
Tri giác sai thực tại là khi bệnh nhân tri giác sai một vài thuộc tính của sự vật, hiện
tượng mà bệnh nhân vẫn còn nhận biết bản chất của đối tượng tri giác, nghĩa là vẫn nhận
thức được sự vật, hiện tượng. Các thuộc tính bị biến đổi thường là về kích thước, màu
sắc, cường độ, không gian… Bệnh nhân còn nhận biết, ví dụ, đó là cái cửa sổ, nhưng bị
méo mó hoặc kích thước khổng lồ… Hoặc bệnh nhân thấy môi trường trở nên xa lạ, các
kích thích ánh sáng, âm thanh trở nên mơ hồ, không rõ ràng.
Giải thể nhân cách là tri giác mạnh và không dễ chịu về tính không thật của chính bản
thân, và thường đi kèm với tính không thật của môi trường xung quanh (tri giác sai thực
tại). Bệnh nhân thấy mình giống như cái máy (không suy nghĩ) và bị cách biệt với tư
duy, cảm xúc và bản ngã của họ. Tình trạng này có thể xảy ra đột ngột, kéo dài vài phút,
vài giờ hay vài ngày.
Tâm lý lâm sàng hiện nay, cả ICD 10, đã mô tả lại nhóm triệu chứng trên, với tên gọi
‘các triệu chứng tâm thể’ (somatic symptom).
Các triệu chứng tâm thể
Các triệu chứng tâm thể và các rối loạn liên quan là một nhóm các rối loạn khác nhau,
bao gồm rối loạn triệu chứng tâm thể; rối loạn lo âu bệnh tật; rối loạn chuyển di hay
phân ly (rối loạn triệu chứng thần kinh chức năng); và rối loạn tri giác thực tại. DSM-5
nhóm các rối loạn này với nhau vì tất cả chúng đều có các triệu chứng cơ thể nổi bật
(triệu chứng thể chất hoặc cơ thể) có liên quan đến suy yếu hoặc đau khổ đáng kể. Theo
DSM-5 cũng như ICD 10, các bệnh thực thể có thể có hoặc không có.
Tuy nhiên, các chẩn đoán này nhấn mạnh đến sự hiện diện của các triệu chứng tâm
thể gắn với đau khổ đi kèm với những suy nghĩ, cảm nhận và hành vi bất thường để đáp
ứng với các triệu chứng đó (APA, 2013). Trong một nghiên cứu, hơn 30% cá nhân mắc
các bệnh như bệnh tim hoặc viêm khớp đáp ứng các tiêu chí về rối loạn triệu chứng tâm
thể vì lo lắng ở mức độ cao và thời gian/ năng lượng quá mức dành cho rối loạn của họ
(Häuser và Wolfe, 2013 ).

183
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

CÁC RỐI LOẠN TƯ DUY

RỐI LOẠN VỀ HÌNH THỨC TƯ DUY (ngôn ngữ)


Cách phân chia này giúp cho quá trình tìm hiểu và đánh giá bệnh lý, chứ thực ra ngôn
ngữ và nội dung tư duy thống nhất với nhau.
Mỗi chữ, mỗi câu đều mang một nội dung nhất định và tốc độ lời nói, âm điệu, cách
đặt câu, dùng chữ… đều do nội dung tư duy quyết định.
Nhịp nhanh:
Ngôn ngữ hay tư duy phi tán (flight of ideas): tư duy hoạt động nhanh chóng, liên tưởng
mau lẹ, có tính chất cơ học (theo vần, theo chỗ gần nhau, giống nhau, khác nhau) nội
dung nông cạn, chủ đề luôn luôn thay đổi theo tác động của hoàn cảnh bên ngoài, nói
thao thao bất tuyệt, việc nọ xọ việc kia. Thường gặp nhất trong trạng thái hưng cảm.
Tư duy dồn dập (mentism): ý nghĩ đủ các loại dồn dập đến trong óc bệnh nhân, ngoài ý
muốn của bệnh nhân, bệnh nhân không ngăn cản được.
Thường gặp nhất trong bệnh tâm thần phân liệt.
Nói hổ lốn (logorrhea): nói luôn mồm, ý tưởng linh tinh, nội dung vô nghĩa.
Gặp trong tâm thần phân liệt, trí tuệ sa sút.
Nhịp chậm:
Tư duy chậm chạp (bradypsychia): dòng ý tưởng rất chậm, suy nghĩ khó khăn, sau mỗi
câu hỏi phải rất lâu mới trả lời đươc.
Gặp trong trạng thái trầm cảm.
Tư duy ngắt quãng (blocking): khi đang nói chuyện, dòng ý tưởng như bị cắt đứt làm
cho bệnh nhân không nói được nữa. Mãi về sau lại tiếp tục nói về chủ đề khác.
Gặp trong các bệnh tâm thần phân liệt.
Tư duy lai nhai (circumstantial speech): bệnh nhân rất khó chuyển từ chủ đề này sang
chủ đề khác, luôn luôn đi vào các chi tiết vụn vặt của một chủ đề.
Thường gặp nhất trong trầm cảm, hoặc rối loạn nhân cách trên bệnh nhân động kinh.
Tư duy định hình: trong câu chuyện luôn luôn lặp lại một chủ đề hoặc lặp lại một diễn
đạt, hay quay đi quay lại một chủ đề nhất định. Có thể biểu hiện trong khi kể chuyện
hay trong khi trả lời.
Gặp trong hội chứng paranoia.
RỐI LOẠN NỘI DUNG TƯ DUY
Có rất nhiều loại, thường chia ba loại lớn: định kiến, ý tưởng ám ảnh và hoang tưởng.
Định kiến (Overvalued idea): ý tưởng ưu thế, ý tưởng quá mức.
Là những ý tưởng dựa trên cơ sở những kiện thực nhưng bệnh nhân gắn cho sự kiện
thực ấy một ý nghĩa quá mức. Ý tưởng ấy chiếm ưu thế trong ý thức bệnh nhân và được
duy trì bằng một cảm xúc mãnh liệt. Thí dụ: bệnh nhân đánh giá quá mức một việc làm
của người khác, cho đó là một hiện tượng làm nhục mình. Ý tưởng bị làm nhục chi phối
toàn bộ tư tưởng, cảm xúc, hành động, luôn luôn nổi lên trong ý thức làm bệnh nhân
không thể nghĩ đến cái gì khác và chỉ tìm cách rửa nhục cho bằng được. Có khi định
184
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

kiến xuất phát từ những sự kiện thuộc về quá khứ (lúc có sự kiện thì chưa có định kiến,
nhưng về sau trong một trạng thái bệnh lý nào đó, định kiến về sự kiện ấy mới chiếm
lĩnh ý thức bệnh nhân).
Bệnh nhân không thấy chỗ sai trong định kiến của mình, nên không có hiện tượng tự
đấu tranh với định kiến. Tuy nhiên khi được đả thông và có dẫn chứng cụ thể có thể làm
mất hay làm yếu định kiến đi. Có khi với thời gian định kiến tự nó dần dần mờ nhạt và
mất đi.
Ý tưởng ám ảnh (Obsessive idea)
Là những ý tưởng không phù hợp với thực tế, bệnh nhân còn biết phê phán ý đó là
sai, tự đấu tranh để xua đuổi những ý tưởng ấy đi nhưng không xua đuổi được. Ý tưởng
ám ảnh luôn luôn xuất hiện trong tư duy bệnh nhân, với tính chất cưỡng bách. Thí dụ:
người thợ may có ám ảnh là đã để quên kim hay vải vụn trong đường khâu, luôn luôn
tháo đường khâu để xem lại.
Các biểu hiện lo âu, hoảng sợ luôn xuất hiện trên bệnh nhân, kèm theo các hành vi
nhằm giải tỏa. Trong rối loạn ám ảnh nghi thức, bệnh nhân có các hành vi nghi thức.
Còn trong ám ảnh sợ, bệnh nhân lại giải tỏa nhờ hành vi tránh né.
Ám ảnh nghi thức: bao gồm
- ý tưởng ám ảnh
- hành vi nghi thức.
- trạng thái lo âu: trạng thái cảm xúc kèm theo.
Ở một bệnh nhân, thường kết hợp nhiều loại ám ảnh. Có loại ám ảnh có nội dung làm
cho bệnh nhân lo sợ đau khổ (ám ảnh cảm thụ), có loại ám ảnh không kèm theo nội dung
(ám ảnh trừu tượng).
Ý tưởng ám ảnh.
- Suy luận ám ảnh: luôn phải suy nghĩ về những vấn đề không thể giải quyết được, nhiều
khi không có ý nghĩa. Thí dụ: tại sao cái ghế lại có bốn chân mà không là ba chân…
- Đếm ám ảnh: luôn phải đếm số cửa sổ của mỗi nhà, số chữ ở các biển trước các cửa
hàng hay liên miên nhẩm các bài tính.
- Nhớ ám ảnh: luôn phải nhớ đầy đủ họ tên, tuổi, quê quán của những người quen…
Ba loại trên thường là ám ảnh trừu tượng. Nhưng trong nhiều ám ảnh có thể có nội
dung làm cho đau khổ. Thí dụ: luôn phải nhớ khuyết điểm, tội lỗi cũ…
Những loại sau phần lớn là ám ảnh cảm thụ:
- Ý tưởng xúc phạm (ý tưởng bất hạnh): ví dụ như con chiên cứ đến nhà thờ là xuất hiện
ý tưởng xấu, xúc phạm đến Chúa, đến các linh mục. Bố mẹ luôn có ý nghĩ con mình sẽ
ốm nặng và chết.
- Hoài nghi ám ảnh: ví dụ như đi ngoài đường cứ phân vân là chưa đóng cửa phòng,
chưa tắt bếp ... Hoài nghi thường dẫn đến hành động kiểm tra.
Xu hướng, hành vi ám ảnh:
- Xu hướng ám ảnh: ví dụ như xu hướng chửi người qua đường, xu hướng nhảy qua cửa
sổ, xu hướng cầm dao đâm con,…
Chính xu hướng ám ảnh là loại ám ảnh buộc bệnh nhân phải đấu tranh căng thẳng
185
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

nhất, đau khổ nhất.


- Hành vi nghi thức: thường là một phương thức tự vệ với các loại ám ảnh trên. Thí dụ:
bà mẹ cứ đi làm là lo con ở nhà bị rơi xuống bể nước cho nên mỗi lần ra đi phải ba lần
quay mặt lại phía cửa sổ rồi mới yên tâm đi thẳng.
Hội chứng ám ảnh thường gặp nhất trong rối loạn ám ảnh nghi thức, trong giai đoạn
đầu của tâm thần phân liệt.
Ám ảnh sợ (phobia).
Có rất nhiều loại. Có tác giả đã thống kê đến 367 loại. Mọi sự việc của bản thân và
thực tại đều có thể trở thành chủ đề lo sợ: sợ chỗ rộng, sợ chỗ đông người, sợ chỗ cao,
sợ chỗ sâu, sợ chỗ nhọn, sợ bị lây bệnh, sợ bị ung thư, sợ tất cả (panphobia), sợ bị ám
ảnh (phobophobia)….
Ám ảnh sợ thực hiện: một loại riêng của ám ảnh sợ với đặc điểm là lo ám ảnh sợ biến
thành sự việc thực. Thí dụ: sợ đỏ mặt trước đám đông và đỏ mặt thật, sợ mất ngủ và mất
ngủ thật, sợ bị liệt dương và bị liệt dương thật…
Trong các rối loạn này, bệnh nhân thường có hành vi tránh né.
Hoang tưởng (Delusion)
Hoang tưởng là những ý tưởng phán đoán sai lầm, không phải do nền tảng văn hóa
xã hội hoặc tín ngưỡng, khoa học, nhưng bệnh nhân cho là hoàn toàn chính xác nên
không thể giải thích đả thông được.
Hoang tưởng là triệu chứng chủ yếu của của bệnh loạn thần. Hoang tưởng có một quá
trình hình thành rất phức tạp. Hoang tưởng, nhất là hoang tưởng suy đoán thường kéo
dài và làm biến đổi sâu sắc nhân cách của bệnh nhân, ảnh hưởng rất nhiều đến các thành
phần hoạt động tâm thần khác.
Hình thành hoang tưởng:
Hoang tưởng được hình thành và phát triển qua các giai đoạn sau:
Khí sắc hoang tưởng: bệnh nhân lo lắng, mong chờ một cái gì bất thường, quan trọng sẽ
đến với mình, làm thay đổi cuộc đời mình.
Tri giác hoang tưởng: bệnh nhân nhìn thấy người khác và sự vật xung quanh có một cái
gì đó đặc biệt khác thường, có liên quan đến số phận của mình, nhưng không tự giải
thích được.
Suy đoán hoang tưởng: trong cái đặc biệt khác thường ấy dần dần bệnh nhân tìm thấy ý
nghĩa ngày càng rõ ràng và bệnh nhân giải thích theo suy đoán của mình.
Hoang tưởng kết tinh: hoang tưởng được hình thành và ngày càng được củng cố thành
hệ thống vững vàng, cố định.
Hoang tưởng tan biến: hoang tưởng có thể biến đi một cách tự phát hay trong điều trị
hoặc tan rã trong trí tuệ sa sút.
Phân loại hoang tưởng: Có rất nhiều loại hoang tưởng và có thể phân loại theo nhiều
cách.
Có thể chia thành hai loại theo nguồn gốc phát sinh:
- Hoang tưởng nguyên phát: hoang tưởng xuất hiện không liên quan với ảo giác, ảo
tưởng hay rối loạn tri giác khác.
186
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

- Hoang tưởng thứ phát: hoang tưởng xuất hiện trên cơ sở những rối loạn tri giác hay rối
loạn cảm xúc hay rối loạn nhận thức.
Đa số chia làm hai loại theo phương thức kết cấu:
- Hoang tưởng suy đoán: hoang tưởng xây dựng thuần túy theo logich lệch lạc của bệnh
nhân, biểu hiện một sự rối loạn trong phản ánh mối liên quan nội tại giữa các sự vật hiện
tượng. Đồng thời cũng biểu hiện khuynh hướng tưởng tượng, sự mơ ước hay tư duy
chưa trưởng thành của bệnh nhân.
Thường là những tưởng tượng chi ly dai dẳng, phát triển thành hệ thống và biến đổi
nhân cách bệnh nhân một cách sâu sắc.
- Hoang tưởng cảm thụ: xuất hiện sau các rối loạn tri giác, cảm xúc hay rối loạn nhận
thức. Ở bệnh nhân không có logich lệch lạc mà chỉ có ý tưởng rời rạc không có kế tục,
cảm xúc căng thẳng, bàng hoàng, ngơ ngác. Nhân cách không bị hoang tưởng biến đổi
nhiều.
Các loại hoang tưởng suy đoán:
Nhóm hoang tưởng bị truy hại, bị chi phối:
Hoang tưởng bị hại: bệnh nhân khẳng định là một người hay một nhóm người nào đó
theo dõi mình, âm mưu hại mình bằng nhiều cách như đầu độc, ám sát, bắt giam, lấy hết
của cải… có khi bệnh nhân chỉ rõ tên người ám hại, thường là những người thân cận
nhất (vợ, chồng, thủ trưởng, đồng nghiệp…).
Hoang tưởng bị chi phối, bị kiểm tra hoặc bị động: bệnh nhân cho rằng có người nào đó
có quyền lực, phép tắc, dùng một phương tiện nào đó để tác động, điều khiển toàn bộ tư
tưởng, hành vi, cảm xúc của mình.
Khi hoang tưởng có nội dung là bị theo dõi bằng các phương tiện vật lý (dòng điện,
quang tuyến, máy ghi âm, siêu âm,…) thì gọi là hoang tưởng bị tác động vật lý. Hoang
tưởng này thường kèm theo ảo giác xúc giác hay nội tạng.
Hoang tưởng ghen tuông: không có bằng chứng gì chắc chắn hay chỉ dựa vào các hiện
tượng vô lý, bệnh nhân khẳng định là người yêu của mình (vợ, chồng) phản bội mình,
có quan hệ bất chính với người khác.
Nhóm hoang tưởng tự ti, tự phủ định:
Hoang tưởng tự buộc tội: bệnh nhân tự cho mình hèn kém, phẩm chất xấu, phạm sai lầm
lớn… Hoang tưởng bị tội thường đưa đến ý tưởng và hành động tự sát.
Hoang tưởng nghi bệnh: bệnh nhân cho mình bị bệnh, thường là những bệnh hay lây
hoặc nan y (lao, phong, ung thư,…), nhưng cách đề cập bệnh lý có yếu tố kì quái, khác
với rối loạn nghi bệnh trong các bệnh lý dạng cơ thể.
Nhóm hoang tưởng khuếch đại:
Hoang tưởng tự cao: có bệnh nhân cho mình rất thông minh tài giỏi, việc gì cũng làm
được, sức lực mạnh mẽ không ai bằng… Có bệnh nhân cho mình địa vị cao, quyền lực
lớn ở trong nước hay thế giới, có họ hàng với những bậc vĩ nhân… Có bệnh nhân cho
mình giầu có nhất đời, bạc vàng vô kể…
Hoang tưởng phát minh: bệnh nhân luôn nghĩ ra những phát minh mới, độc đáo, kỳ lạ
về khoa học, cải cách xã hội… đem trình bày với mọi người và tìm cách thuyết phục
187
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

mọi người thừa nhận


Hoang tưởng được yêu: bệnh nhân cho rằng có người nào đấy, hay nhiều người yêu
mình, tìm mọi cách để thộ lộ tình yêu với mình một cách tượng trưng, nhưng bệnh nhân
không yêu lại.
Nhóm hoang tưởng di chứng
Là những hoang tưởng còn sót lại sau những trạng thái loạn thần cấp (trong khi các
triệu chứng tâm thần khác đã mất). Thường gặp sau các trạng thái rối loạn ý thức: mê
sảng, mê mộng, lú lẫn…..
Hoang tưởng di chứng không phát triển thêm lên, nhưng cứ tồn tại đến khi nào bệnh
nhân đột nhiên phê phán được trạng thái sai lệch trong tư duy mình thì lúc ấy hoang
tưởng mới mất.
Các loại hoang tưởng cảm thụ
Hoang tưởng nhận nhầm: ví dụ bố mẹ đến thăm nhưng bệnh nhân không thừa nhận, cho
rằng đó là người lạ, giả dạng bố mẹ mình. Ngược lại, người lạ đến bệnh viện bệnh nhân
lại cho là bố mẹ, hoặc nhân viên và bệnh nhân trong bệnh viện là những người thân (giả
dạng đến để cứu giúp mình).
Hoang tưởng đóng kịch (đổi dạng hay chuyển hóa): bệnh nhân tri giác xung quanh như
những cảnh trong kịch, phim… Cùng một người nhưng khi đóng vai này, khi đóng vai
khác, người này thay đổi vị trí cho người khác…
Hoang tưởng theo mô tả lâm sàng của tâm thần phân liệt- APA
Những hoang tưởng được tổ chức bởi những người bị tâm thần phân liệt thường khá
linh hoạt, và việc đối đầu tranh luận tới cùng là rất ít, nhưng hoàn cảnh sống hoặc chuyển
sự chú ý có thể thay đổi hoang tưởng theo những cách kịch tính. Có những bệnh nhân
sẽ kiên cường bám lấy ý tưởng rằng họ đã bị các đặc vụ của chính phủ nước ngoài bức
hại, hoặc những người được cấy ghép trong não là người ngoài hành tinh, những bệnh
nhân khác sẽ xem xét những ý tưởng của họ với gia đình, bạn bè, nhân viên điều dưỡng,
và bác sĩ, và vui vẻ chấp nhận sự đảm bảo rằng những mối quan tâm kỳ quặc của họ là
không có cơ sở.
Khi hoang tưởng được xem xét trong tâm thần phân liệt, có một sự liên tục rõ ràng
với những ý tưởng được định giá quá cao mà mọi người đều có xu hướng. Hoang tưởng
có thể thay đổi từ những lo ngại thoáng qua về ý nghĩa mà cá nhân được lấy từ cách một
người đọc tin tức trên truyền hình đã nói một từ cụ thể đến một mối bận tâm với những
ý tưởng về cách các tập đoàn và chính phủ khổng lồ được tổ chức để bức hại cá nhân bị
tâm thần phân liệt đó. Những hoang tưởng được tìm thấy trong tâm thần phân liệt thường
khác với những ý tưởng được để ý quá mức mà hầu hết mọi người đều có, nhưng sự
khác biệt dường như không nảy sinh từ một quá trình mới lạ, chỉ được tìm thấy trong
tâm thần phân liệt. Hoang tưởng trong tâm thần phân liệt thường phát triển từ nhận thức
bình thường, và con đường phát triển hoang tưởng thường khá rõ ràng đối với các bác
sĩ lâm sàng khi mô tả hoàn cảnh và trạng thái tâm trí của bệnh nhân. Hoang tưởng gặp
phải trong các tình huống lâm sàng có thể được trình bày dưới dạng ấn tượng, nhanh
chóng giảm đi và đó là một kinh nghiệm phổ biến cho các bác sĩ lâm sàng để hỏi về mối
188
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

quan tâm hoang tưởng được báo cáo trước đó bởi một bệnh nhân, chỉ để thấy rằng bệnh
nhân đã loại bỏ ý tưởng cũ của mình, như thể nó không có kết quả, và bây giờ có những
mối bận tâm mới. Thay vì phát sinh từ một loại nhận thức mới, hoang tưởng thường nảy
sinh từ các yếu tố gây stress mang tính xã hội và các mối đe dọa đối với lòng tự trọng,
dường như đặc biệt dễ gây ra sự khủng bố hoặc hoang tưởng tự cao để đáp lại. Mặc dù
hoang tưởng trong tâm thần phân liệt không phải lúc nào cũng được duy trì vững chắc,
nhưng nói chung, có một niềm tin mạnh mẽ hơn rằng niềm tin hoang tưởng là chính xác,
ngay cả khi có quan điểm trái ngược từ những người khác. Hoang tưởng là phổ biến
trong nhiều hội chứng tâm thần nhưng có xu hướng được tổ chức mạnh mẽ hơn, bận
tâm nhiều thời gian hơn và có ảnh hưởng phổ biến đến nhận thức của bệnh nhân tâm
thần phân liệt hơn so với các rối loạn tâm thần khác.
Như trường hợp ảo giác, nhiều bệnh nhân sẽ kiểm duyệt ảnh hưởng của hoang tưởng
đối với cuộc sống của họ, thường bằng cách điều chỉnh lượng tiếp xúc xã hội. Sự tham
gia ngày càng tăng với xã hội có thể làm giảm sự bận tâm của họ, mặc dù nếu trung tâm
hoang tưởng là về những lo ngại về sự khủng bố thì sự hỗ trợ xã hội này có thể không
có sẵn.
Một đặc điểm đáng tiếc của hoang tưởng trong tâm thần phân liệt là trọng tâm của
hoang tưởng thường dựa trên nỗi sợ hãi về sự khủng bố hoặc các mối đe dọa đối với sự
an toàn của một người. Những người bị tâm thần phân liệt có nhiều khả năng hơn những
người trong dân số chung sợ rằng, mọi người nhìn họ theo cách khác thường hoặc kỳ
quặc, để tin rằng họ đang bị theo dõi hoặc bị tổn hại, hoặc cảm xúc và hành động của
họ không nằm trong tầm kiểm soát của họ. Những hoang tưởng phổ biến nhất trong tâm
thần phân liệt là hoang tưởng về sự bắt bớ, được chứng thực bởi có tới 80% bệnh nhân
nội trú. Những nỗi sợ hãi khủng bố này có thể bao gồm từ những nghi ngờ thoáng qua
về ý định của những người lạ xung quanh họ, cho đến những niềm tin sâu sắc rằng các
tổ chức từ thiện hoặc thành viên gia đình đang âm mưu khiến bệnh nhân bị tra tấn hoặc
giết chết. Những điều này có thể phát sinh từ việc giải thích sai các tương tác xã hội,
hoặc các sự kiện xã hội, hoặc từ sự chú ý sai mục đích từ phía người khác.
Bệnh nhân mắc chứng hoang tưởng có xu hướng suy nghĩ lo lắng, rối loạn giấc ngủ
và trải nghiệm nội tâm dị thường. Họ là những người có sự nhạy cảm về tương tác giữa
các cá nhân và niềm tin tiêu cực về bản thân, và bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm sống và
hoàn cảnh xã hội, để xem thế giới là mối đe dọa. Sống trong môi trường đô thị và lạm
dụng chất gây nghiện dường như làm trầm trọng thêm vấn đề.
Những hoang tưởng rất phổ biến khác, chẳng hạn như hoang tưởng về sự kiểm soát
cơ thể và có một ý nghĩ bị phát thanh hoặc bị đánh cắp, cũng là những hoang tưởng có
thể dẫn đến loạn cảm xúc dai dẳng. Cũng phổ biến là những ý tưởng hoành tráng về sức
mạnh cá nhân, hoặc ý nghĩa và chủ đề tôn giáo, có thể bị đàn áp thường xuyên.
Một loại hoang tưởng có ý nghĩa đặc biệt trong chẩn đoán tâm thần phân liệt là khái
niệm hoang tưởng kỳ quái. Trong DSM-III và DSM-IV, sự hiện diện của hoang tưởng
kỳ quái được coi là đủ quan trọng để sự tồn tại của nó, tách biệt với các triệu chứng đặc
trưng khác, đủ để đáp ứng tiêu chí A cho tâm thần phân liệt. Hoang tưởng kỳ quái là
189
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

những điều được coi là không thể tin được bởi những người trong văn hóa bệnh nhân,
và điều này thường được hiểu là một điều gì đó được đánh giá là không thể. Hoang
tưởng kỳ quái không phải là một phát hiện phổ quát và không phải là bệnh lý của bất kỳ
rối loạn nào, nhưng chúng phổ biến hơn ở tâm thần phân liệt so với bất kỳ bệnh tâm thần
nào khác, và trong hiện tại, chúng phân biệt tâm thần phân liệt với bệnh tâm thần khác
với độ tin cậy hợp lý. Tuy nhiên, khi được sử dụng như một công cụ chẩn đoán, chúng
không ảnh hưởng đến độ tin cậy của chẩn đoán tâm thần phân liệt so với các bệnh có rối
loạn tâm thần khác, và tình trạng đặc biệt của hoang tưởng kỳ quái được bỏ trong DSM
5.
Kinh nghiệm ảo giác và các triệu chứng nghiêm trọng khác của tâm thần phân liệt
cũng có thể gây ra sự giải thích hoang tưởng từ bệnh nhân. Đặc biệt ảo khứu và ảo vị có
thể dự đoán hoang tưởng nghiêm trọng hơn.
Các chủ đề ít có khả năng gây phiền nhiễu, chẳng hạn như nội dung hoành tráng và
tôn giáo trong hoang tưởng, được trải nghiệm bởi một nửa hoặc ít hơn những người bị
tâm thần phân liệt. Dường như nhận thức về sự xuất hiện thường xuyên của những hoang
tưởng hoành tráng trong tâm thần phân liệt đang bị mất trong môi trường lâm sàng;
giống như xu hướng trong quá khứ, để chẩn đoán bất cứ ai gặp ảo giác với tâm thần
phân liệt, việc chẩn đoán tất cả mọi người mắc chứng hoang tưởng tự cao với rối loạn
lưỡng cực, coi thường phân biệt chẩn đoán khác. Nhìn chung, có thể dự đoán rằng những
hoang tưởng về sự bắt bớ hoặc nội dung tôn giáo sẽ có tác dụng nhất đối với hành vi của
bệnh nhân, mặc dù phản ứng của mỗi bệnh nhân đối với từng suy nghĩ phụ thuộc vào
người đó và tình huống đó.
CÁC HỘI CHỨNG RỐI LOẠN TƯ DUY
Hội chứng ảo giác- paranoid: gồm 3 thành phần:
a. Hoang tưởng các loại: bị truy hại, bị chi phối, ghen tuông…
b. Ảo giác
c. Hiện tượng tâm thần tự động (hay hội chứng Kandinski-Clérambault):
- Ý tưởng tự động: ý nghĩ của mình đã bị bộc lộ, bị đánh cắp, do người khác làm sẵn đặt
vào…..
- Cảm giác tự động: người khác gây cho bệnh nhân các loại cảm giác (nóng, lạnh, đau…)
- Vận động tự động: người khác dùng tay mình để mở cửa, dùng lưỡi của mình để nói…
Thường gặp trong tâm thần phân liệt. Cũng có thể gặp trong các bệnh loạn thần khác:
động kinh, loạn thần triệu chứng, loạn thần phản ứng…
Trong hội chứng nếu nhân tố hoang tưởng nổi bật, còn nhân tố ảo giác và tâm thần
tự động mờ thì gọi là hội chứng paranoid đơn thuần.
Tuy nhiên, hội chứng này ngày càng ít gặp vì tâm thần phân liệt ngày càng được chẩn
đoán và điều trị sớm.
Hội chứng paranoia:
Hội chứng tâm thần này ít gặp hơn hội chứng paranoid, bao gồm:
- Hoang tưởng có hệ thống (hay định kiến có hệ thống) tập trung sâu sắc vào một vấn
đề và kéo dài rất lâu. Có thể là hoang tưởng phát minh, hoang tưởng kiện cáo hoặc hoang
190
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

tưởng ghen tuông,…


- Kèm theo cảm xúc phù hợp với hoang tưởng và không kèm theo tan rã nhân cách,
không có ảo giác và hiện tượng tâm thần tự động.
Có thể gặp trong các bệnh: tâm thần phân liệt, nhân cách bệnh hoặc rối loạn hoang
tưởng dai dẳng.
Hội chứng nghi bệnh:
Hội chứng nghi bệnh mang tính chất hoang tưởng có thể gặp trong các bệnh tâm thần
phân liệt, rối loạn hoang tưởng dai dẳng hoặc rối loạn dạng cơ thể…
Trong tâm thần phân liệt, nghi bệnh thường mang tính chất kì quái, hay có các ảo
giác xúc giác kèm theo. Còn trong các rối loạn dạng cơ thể, nghi bệnh có những nét
mang tính chất văn hóa, tôn giáo của cộng đồng, hay có các triệu chứng kiểu loạn cảm
giác bản thể.

191
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

RỐI LOẠN KHÍ SẮC, MẤT ĐỘNG LỰC VÀ LO ÂU


Các biểu hiện rối loạn của cảm xúc
Các rối loạn biểu hiện về khí sắc
Trầm buồn: là khí sắc buồn rầu, ủ rũ –là thành phần của hội chứng trầm cảm: trương lực
cảm xúc giảm, buồn bã.
Khoái cảm, hưng cảm: là trạng thái khí sắc nâng cao, vui sướng cùng với sự tăng cường
ham muốn. Người bệnh vui vẻ, cảm thấy sức khỏe rất tốt, cường tráng. Thường gặp
trong tổn thương não, say rượu đơn thuần, hưng cảm.
Cảm xúc không ổn định: người bệnh dễ thay đổi từ cảm xúc này sang cảm xúc khác:
đang buồn khóc có thể chuyển sang vui cười. Thường gặp trong các trạng thái suy nhược.
Cũng có khi bệnh nhân biểu hiện trạng thái cảm xúc không kiềm chế được, dễ khóc, dễ
nản lòng ... hay gặp trong các bệnh thực tổn, tai biến mạch máu não.
Các rối loạn biểu hiện về xúc cảm
Cảm xúc bàng quan (apathia): là giảm phản ứng xúc cảm, bộ mặt đơn điệu, ít hoạt động.
Mất xúc cảm kèm thêm mất hưng phấn ý chí. Trong một số trường hợp dùng thuốc để
kích thích có liên quan đến nguồn gốc của cảm xúc bàng quan, có thể gây một số phản
ứng xúc cảm mặc dù phản ứng xúc cảm không hoàn toàn thích hợp.
Cảm xúc tàn lụi, cảm xúc cùn mòn người bệnh không có gì gây hứng thú và mất phản
ứng về cảm xúc (không có khả năng biểu hiện về cảm xúc). Bộ mặt trở nên thờ ơ, dửng
dưng, hờ hững với hoàn cảnh xung quanh. A.V Snejnepski: “Đây là trạng thái chết mà
mắt vẫn mở, hôn mê mà vẫn thức”
Mất cảm giác tâm thần (psychic anesthesia):
Mất các phản ứng cảm xúc nhưng nếu kiên trì thì cũng có thể tiếp xúc được.
Những loại xúc cảm khác: hạn chế, trơ lỳ, dàn trải, hai chiều, phù hợp hoặc không
phù hợp.
Các hội chứng rối loạn khí sắc
Hội chứng trầm cảm
Người bệnh biểu hiện khí sắc giảm cùng với sự giảm năng lượng hoạt động tâm thần
và cơ thể.
Các triệu chứng của trầm cảm bao gồm các nhóm triệu chứng sau:
Nhóm triệu chứng cảm xúc:
Khí sắc trầm. Chảy nước mắt, gương mặt buồn bã.
Lo âu thường nhẹ, có thể bị che khuất bởi khí sắc trầm. Nhưng có thể chuyển sang
kích động.
Không thể thư giãn, không thể quan tâm
Mất sự thích thú, hào hứng
Giảm các liên kết cảm xúc
Xa cách, cô lập
Nhóm triệu chứng về nhận thức:
Tự phê phán bản thân, cảm giác bị tội và không xứng đáng
192
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Bi quan, mất hi vọng, tuyệt vọng


Mất chú ý, giảm tập trung, nên có vẻ như trí nhớ giảm sút. Tri giác về thời gian bị
thay đổi, bệnh nhân cảm thấy thời gian đi chậm lại, mãi không hết ngày.
Phân vân, không quyết định được
Than phiền bệnh tật (đặc biệt ở người cao tuổi)
Nghĩ đến cái chết
Hoang tưởng và ảo giác
Nhóm triệu chứng cơ thể:
Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
Ăn ít hoặc ăn quá nhiều
Giảm cân hoặc tăng cân
Giảm ham muốn tình dục
Da và miệng khô, táo bón, huyết áp thấp, mạch chậm (cường phó giao cảm)
Loạn cảm giác bản thể, chủ yếu là các cảm giác đau, đặc biệt hay có đau đầu dai dẳng.
Các triệu chứng có thể thay đổi trong ngày, có vẻ như khá hơn vào buổi chiều nhưng
không đặc hiệu.
Các dấu hiệu về vận động:
Mệt mỏi, mất hết năng lượng: bệnh nhân thiếu khả năng bắt đầu cũng như duy trì một
hoạt động. Dáng đi ủ rũ, chậm chạp.
Chậm chạp tâm thần vận động: các hoạt động bị kéo dài về thời gian đến mức có thể
quan sát được, do khó khăn trong việc chuyển tư duy từ đề tài này sang đề tài khác
Kích động tâm thần vận động: ngắn nhưng tăng nguy cơ phát sinh xung động tự sát
Hội chứng hưng cảm
Nếu không có loạn thần và không ảnh hưởng đến các chức năng xã hội và nghề nghiệp
thì gọi là hưng cảm thoáng qua (hypomania)
Các nhóm triệu chứng bao gồm:
Nhóm triệu chứng cảm xúc:
Hưng phấn, khí sắc tăng, phấn khởi
Cảm xúc dễ thay đổi
Có thể chuyển nhanh sang trạng thái trầm cảm ngắn, cấp tính
Dễ kích động, khả năng chịu thất vọng thấp
Đòi hỏi, chú trọng bản thân
Nhóm triệu chứng nhận thức:
Tính tự trọng tăng, long trọng
Hay nói vấp, ồn ào
Nói to, nhịp nhanh
Dùng từ nhấn mạnh
Tư duy phi tán
Tư duy rời rạc
Nông nổi, lộn xộn
Nghi ngờ
193
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Hoang tưởng hoặc ảo giác


Nhóm triệu chứng cơ thể:
Năng lượng không giới hạn
Mất ngủ, không có nhu cầu ngủ
Giảm cảm giác ngon miệng
Dấu hiệu về vận động
Kích động tâm thần vận động
Triệu chứng âm tính trong tâm thần phân liệt
Các triệu chứng âm tính vẫn được công nhận nhưng đánh giá thấp là một nguyên
nhân gây ra khuyết tật trong tâm thần phân liệt. Có thể khẳng định rằng các triệu chứng
âm tính là triệu chứng lâm sàng quan trọng nhất trong tâm thần phân liệt vì mức độ
nghiêm trọng của các triệu chứng âm tính dự đoán khuyết tật ngắn hạn và dài hạn tốt
hơn mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng loạn thần hoặc phân rã. Các triệu chứng
âm tính cũng có thể là yếu tố dự báo quan trọng nhất của chức năng xã hội. Các triệu
chứng âm tính ổn định hơn theo thời gian so với các triệu chứng dương tính và phân rã.
Các triệu chứng âm tính, thể hiện sự mất mát hoặc giảm bớt các chức năng bình thường,
và trái ngược với các triệu chứng dương tính khi có nhận thức và hành vi được thêm vào
các chức năng tâm thần bình thường.
Trong các tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-5, các triệu chứng âm tính được biểu hiện bằng
biểu hiện cảm xúc giảm sút hoặc không rõ ràng để tạo thành một trong những triệu
chứng đặc trưng cần thiết để đáp ứng Tiêu chí A để chẩn đoán tâm thần phân liệt. Thêm
các triệu chứng âm tính vào các tiêu chuẩn chẩn đoán trong DSM không làm tăng tỷ lệ
mắc tâm thần phân liệt, một xác nhận gián tiếp rằng các triệu chứng này đã có nhưng
không được công nhận trong suốt thời kỳ của các tiêu chuẩn chẩn đoán hiện đại.
Các triệu chứng âm tính không chỉ tồn tại trong tâm thần phân liệt hoặc chỉ trong rối
loạn tâm thần. Một loạt các triệu chứng âm tính được nhìn thấy ở những người bị chấn
thương não, và biểu hiện nhẹ của các triệu chứng này được nhìn thấy ở 5 đến 10% dân
số không đáp ứng các tiêu chí cho rối loạn tâm thần. Một hội chứng âm tính đáng kể
dường như phổ biến hơn nhiều ở tâm thần phân liệt so với các chẩn đoán tâm thần khác,
bao gồm so với rối loạn khí sắc và trong các rối loạn tâm thần, mô hình của nhiều triệu
chứng âm tính kéo dài không phải do thuốc hoặc ảnh hưởng xã hội, thường xuất hiện ở
tâm thần phân liệt. Trong các quần thể mãn tính, khoảng một nửa số bệnh nhân sẽ có ít
nhất một triệu chứng âm tính. Trong các thử nghiệm chống loạn thần trên lâm sàng về
hiệu quả can thiệp (CATIE), 40% bệnh nhân có các triệu chứng âm tính đáng kể, và
trong số đó, chỉ một nửa có các triệu chứng dương tính đáng kể. Mặc dù các phương
pháp chẩn đoán gắn chặt với các triệu chứng loạn thần và phân rã, các triệu chứng âm
tính có thể phân biệt tốt hơn tâm thần phân liệt với các hội chứng tâm thần khác, và có
vẻ như các triệu chứng âm tính có liên quan đáng tin cậy nhất đến hậu quả của tâm thần
phân liệt. Có một loạt các biến số nhân khẩu học, điều trị và triệu chứng liên quan đến
sự hiện diện của các triệu chứng âm tính đáng kể. Chúng bao gồm giới tính nam, giáo

194
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

dục sớm nghèo nàn và chức năng nghề nghiệp kém, khởi phát bệnh sớm hơn và thời
gian điều trị bệnh lâu hơn.
Mặc dù có một số bằng chứng mâu thuẫn, nhưng có vẻ như các triệu chứng âm tính
có khả năng di truyền nhiều hơn các triệu chứng loạn thần nhưng ít di truyền hơn các
triệu chứng phân rã.
Hội nghị đồng thuận MATRICS về các triệu chứng âm tính, được triệu tập dưới sự
bảo trợ của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Mĩ (NIMH) năm 2005, cho rằng có năm
loại triệu chứng âm tính chung: mất ý chí, mất khoái cảm, thoái lui xã hội, cảm xúc cùn
mòn và lời nói nghèo nàn. Phân tích sau đó cho thấy các triệu chứng này có thể được
chia thành hai nhóm chính- một nhóm do bị mất sự thúc đẩy và sảng khoái biểu hiện
bằng các triệu chứng mất ý chí, bao gồm cả mất khoái cảm và thoái lui xã hội, và nhóm
các triệu chứng cảm xúc cùn mòn, bao gồm cả lời nói nghèo nàn. Hai nhóm này là cơ
sở cho DSM-5 bao gồm mất ý chí và cùn mòn do các triệu chứng âm tính đại diện trong
Tiêu chí A. Trong số các phân nhóm này, nhóm mất ý chí được đánh giá bằng phỏng
vấn, trong khi cảm xúc cùn mòn và lời nói nghèo nàn là dấu hiệu được quan sát bởi bác
sĩ lâm sàng.
Các triệu chứng âm tính phổ biến nhất là avolition- mất ý chí và anhedonia- mất khoái
cảm. Avolition là sự mất ý chí hoặc thúc đẩy (trong thần kinh học, điều này đôi khi được
gọi là abulia). Trong tâm thần học, việc mất ý chí hoặc thúc đẩy đôi khi được coi là một
biểu hiện của mất khoái cảm, nhưng trên thực tế, những điều này đề cập đến các loại
bệnh lý riêng biệt. Mất ý chí tương tự như sự thờ ơ, và những điều này có thể được coi
là có liên quan chặt chẽ với việc mất ý chí xác định sự khiếm khuyết trong khả năng
hành động và sự thờ ơ làm mất đi mối quan tâm đối với một ý tưởng hoặc nhiệm vụ.
Định nghĩa về sự xuất hiện trong bảng thuật ngữ DSM-5 là “không thể khởi xướng và
duy trì các hoạt động hướng đến mục tiêu, và chỉ định những thiếu sót tiếp theo trong
công việc, theo đuổi trí tuệ và tự chăm sóc do việc thoái lui”. Mất ý chí đặc biệt dường
như liên quan đến khiếm khuyết trong việc giữ cho bản thân gọn gàng và vệ sinh, và nó
làm suy yếu nghiêm trọng tiến trình giáo dục và dạy nghề. Mặc dù thường bị bỏ qua, sự
mất ý chí này có thể vô hiệu hóa bệnh nhân nghiêm trọng.
Mất khoái cảm là một mất khả năng tìm thấy hoặc có được niềm vui từ các hoạt động
hoặc các mối quan hệ và có thể là dai dẳng nhất của các triệu chứng âm tính. Trong
DSM-5, mất khoái cảm là người thiếu sự thích thú khi tham gia hoặc năng lượng cho
những trải nghiệm trong cuộc sống; khiếm khuyết trong khả năng cảm thấy niềm vui và
quan tâm đến mọi thứ. Ước tính về tỷ lệ lưu hành mất khoái cảm trong tâm thần phân
liệt rất khác nhau, nhưng có lẽ một nửa số bệnh nhân trải qua mất khoái cảm đáng kể.
Mặc dù hiện diện trong các rối loạn trầm cảm, khi mất khoái cảm có mặt như một phần
của hội chứng âm tính, nó không nên được coi là một biểu hiện của trầm cảm. Khái niệm
về việc mất khả năng cảm nhận niềm vui hoặc phần thưởng có vẻ mâu thuẫn với mô tả
về cuộc sống của mình mà bệnh nhân cung cấp. Những câu chuyện về đồ ăn vặt hay
xiềng xích suốt cả ngày bởi vì nó là “điều duy nhất tôi thích làm” dường như đề nghị
một nỗ lực vượt trội để nhận phần thưởng, phủ nhận đề nghị của mất khoái cảm ở những
195
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

bệnh nhân này. Các nghiên cứu gần đây về sự khác biệt giữa dự đoán khoái cảm và khả
năng trải nghiệm khoái cảm dường như dung hòa được sự bất hòa giữa ý tưởng về mất
khoái cảm và kinh nghiệm được báo cáo bởi bệnh nhân. Người ta đã phát hiện ra rằng
những người bị tâm thần phân liệt và mất khoái cảm có thể trải nghiệm mức độ khoái
cảm tương tự như nhóm chứng trong khi tham gia các hoạt động vui thú nhưng trải
nghiệm niềm vui dự đoán ít hơn nhiều so với nhóm chứng. Mất niềm vui dự đoán tương
quan với các đo lường của mất khoái cảm trong thang đánh giá và với kết quả chức
năng. Mất niềm vui dự đoán sẽ làm giảm động lực, và đây có thể là một lời giải thích
cho mối tương quan mạnh mẽ giữa các đo lường mất ý chí và mất khoái cảm.
Thoái lui xã hội đôi khi được gọi là thoái lui xã hội thụ động hoặc thờ ơ, và bao gồm
sự thờ ơ với các mối quan hệ xã hội và giảm trong nỗ lực xã hội hóa. Điều này bao gồm
giảm ham muốn quan hệ với gia đình hoặc bạn bè, giảm sở thích tình dục, mối quan hệ
bị hạn chế với gia đình và bạn bè và không có khả năng cảm thấy sự thân mật hoặc gần
gũi. Bệnh nhân bị thoái lui xã hội có những thiếu sót theo lý thuyết về tâm trí, trong đó
đề cập đến khả năng hiểu người khác có thể nghĩ như thế nào khi có kiến thức chung về
hoàn cảnh hiện tại của họ.
Cùn mòn có ảnh hưởng, bao gồm cả việc không thể hiểu hoặc nhận ra sự thể hiện
cảm xúc từ người khác và không có khả năng thể hiện cảm xúc, là một yếu tố dự báo
quan trọng về suy giảm chức năng trong tâm thần phân liệt. Cùn mòn trong biểu hiện
bao gồm thâm hụt trong diễn đạt, biểu hiện nét mặt, cử chỉ và các trọng âm, và hiểu
những tín hiệu xã hội này cũng bị suy giảm tương tự. Trong bảng thuật ngữ DSM-5, nó
bị ảnh hưởng nặng nề và được định nghĩa là sự giảm bớt về cường độ biểu hiện cảm
xúc, ảnh hưởng đến mối quan hệ tình cảm, sự vắng mặt hoặc gần như không có biểu
hiện tình cảm. Nó phổ biến hơn ở nam giới, ở những người mắc bệnh khởi phát sớm và
ở những người có chức năng tiến triển nghèo nàn, và nó dự đoán điểm thấp kém về các
đo lường chất lượng cuộc sống.
Lời nói nghèo nàn là sự giảm sút trong giao tiếp bằng lời nói, hay nghèo nàn về lời
nói, và được tìm thấy ở 25% số người bị tâm thần phân liệt. Mặc dù trước đây lời nói
nghèo nàn được coi là mất diễn đạt và mất một lượng nội dung với khối lượng từ bình
thường, nhưng chỉ có sự mất diễn đạt lời nói là một triệu chứng âm tính. Việc thiếu diễn
đạt lời nói được coi là kết quả của việc giảm tỷ lệ nhận thức bằng lời nói. Theo cách
này, lời nói nghèo nàn được hình thành như một chứng rối loạn tư duy âm tính. Mất diễn
đạt này bao gồm, độ trễ tăng lên để đáp ứng, phản hồi bằng lời nói ngắn và thiếu, hoặc
hoàn toàn thiếu diễn đạt tự phát. Trong DSM-5, đó là sự bần cùng hóa trong tư duy,
được suy luận từ việc quan sát lời nói và hành vi ngôn ngữ. Có thể có những câu trả lời
ngắn gọn và cụ thể cho những câu hỏi và hạn chế về số lượng lời nói tự phát. Cùn mòn
và lời nói nghèo nàn ảnh hưởng đến giao tiếp, và một số tác giả đã gán các triệu chứng
này là các rối loạn “thiếu liên quan”. Sự chú ý kém đã được coi là một triệu chứng âm
tính, nhưng nó thường liên quan nhiều hơn đến các triệu chứng phân rã hơn là các triệu
chứng âm tính.
Các triệu chứng âm tính nguyên phát là những triệu chứng âm tính xuất hiện bên
196
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

trong quá trình bệnh, đối với người bị ảnh hưởng. Các triệu chứng âm tính nguyên phát
là các triệu chứng tâm thần phân liệt biến đổi ít nhất, do đó, một người có các triệu
chứng âm tính nguyên phát nổi bật có khả năng tiếp tục có biểu hiện đáng kể của các
triệu chứng này trong suốt quá trình mắc bệnh. Sự tồn tại của các triệu chứng âm tính
dự đoán khuyết tật trong tương lai.
Rối loạn lo âu
Lo âu: là trạng thái không yên, không thể thư giãn được, về việc gì đến mức thường
xuyên sâu sắc. Hoảng sợ: là những cơn lo âu, xảy ra đột ngột.
- Rối loạn lo âu Không có chủ đề rõ ràng. Bệnh nhân thường than vãn, lo sợ chờ đợi
một điều gì đó xảy ra với mình mà không biết rõ.
Có các rối loạn thần kinh thực vật rõ rệt và kéo dài.
- Rối loạn hoảng sợ Là lo âu kịch phát từng giai đoạn, bệnh cảnh chính là các cơn lo âu
tái diễn nặng, không khu trú vào bất kỳ hoàn cảnh hoặc tình huống đặc biệt nào.
Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên (bình thường) của con người trước những khó
khăn và các mối đe doạ của tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm cách vượt qua, tồn
tại, vươn tới.
Lo âu là một cảm giác lo lắng lan tỏa, khó chịu, thường kết hợp với những triệu chứng
thần kinh thực vật ở mức độ nhẹ và ngắn như nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, có giác nghẹt
thở, nôn nao ở dạ dày, khó thư giãn (biểu hiện bằng việc không thể ngồi hoặc đứng yên
trong một thời gian). Tuy nhiên sự kết hợp các biểu hiện trong lo âu ở người này rất
khác biệt với người kia.
Lo âu bệnh lý là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến. Khác với trước đây, khi
mà tâm thần được coi là lĩnh vực chủ yếu của tâm thần phân liệt, của “người điên”, ngày
nay rối loạn lo âu là một trong những chủ đề chính của tâm thần học. Tỉ lệ mắc lo âu ở
nữ gần gấp hai lần so với nam giới. Rối loạn lo âu là một nhóm bệnh bao gồm nhiều
bệnh lý khác nhau. Ngoài ra, trong một số bệnh lý tâm thần khác, rối loạn lo âu là một
triệu chứng hay gặp.
Phân biệt sợ hãi và lo âu: lo âu là một tín hiệu báo động; báo trước một nguy hiểm sắp
xẩy đến, cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe doạ. Sợ cũng
là một tín hiệu báo động, nhưng khác với lo âu. Sợ là một phản ứng với một đe dọa được
biết rõ, xác định rõ, từ bên ngoài, không có tính xung đột; còn lo âu là phản ứng với một
mối đe dọa không rõ ràng, từ bên trong, mơ hồ hoặc có tính chất xung đột. Sợ hãi là nội
dung chính của các ám ảnh sợ (phobia)
Mặt khác, cơ chế bệnh sinh của lo âu và sợ hãi thì đều có những đặc điểm chung, cả về
tâm lý lẫn sinh hóa não.
Lo âu và sợ bệnh lý có đặc điểm gì:
Thời gian: kéo dài, lặp đi lặp lại. Những sợ hãi có tính chất nhỏ, lẻ tẻ, nhưng tích lũy
theo thời gian.
Triệu chứng: nhiều rối loạn thần kinh thực vật với mức độ nặng nề.
Các biểu hiện lo âu quá mức hoặc dai dẳng, ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh,
có thể kèm theo những ý nghĩ hay hành động quá mức hay vô lý, không phù hợp để giải
197
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

quyết tình huống.


Tóm lại, lo âu thường tạo ra căng thẳng (tình trạng cảnh thức cao) và phản ứng sinh
lý. Lo âu thường là một cảm xúc mang tính dự đoán, một cảm giác khó chịu về một sự
kiện hoặc tình huống đáng sợ chưa xảy ra. Từ góc độ tiến hóa, sự lo âu có thể thích nghi,
tạo ra các phản ứng cơ thể chuẩn bị cho chúng ta chiến đấu hoặc bỏ chạy. Do đó, lo âu
nhẹ hoặc vừa phải ngăn chúng ta bỏ sót nguy hiểm và cho phép chúng ta đối phó với
các trường hợp nguy hiểm tiềm tàng. Sợ hãi là một cảm xúc mãnh liệt hơn trải nghiệm
để đối phó với một tình huống đe dọa. Trong một số trường hợp, nỗi sợ hãi và lo âu xảy
ra ngay cả khi không có nguy hiểm. Nỗi sợ hãi hoặc lo âu vô căn cứ cản trở hoạt động
hàng ngày và gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể về mặt lâm sàng là dấu hiệu của rối
loạn lo âu.
Ám ảnh sợ đặc hiệu (ám sợ) là nỗi sợ hãi tột cùng của một đối tượng cụ thể (như rắn)
hoặc tình huống (chẳng hạn như ở trong một nơi kín). Tiếp xúc với các kích thích gần
như luôn tạo ra sự hoảng loạn hoặc lo lắng dữ dội vượt quá tỷ lệ nguy hiểm thực tế được
thể hiện bởi đối tượng hoặc tình huống (APA, 2013). Các loại ám ảnh cụ thể liên quan
đến:
• sinh vật sống (ví dụ: nhện, côn trùng, chó, rắn),
• điều kiện môi trường (ví dụ: độ cao, động đất, sấm sét, nước),
• máu / tiêm hoặc chấn thương (ví dụ: kim tiêm, điều trị nha khoa, các thủ tục y tế xâm
lấn) hoặc
• các yếu tố tình huống (ví dụ: các địa điểm kín, trong khoang máy bay, lái xe, ở một
mình, bóng tối hoặc đi trong đường hầm hoặc qua cầu).
Phần lớn các ám sợ này xuất hiện từ thời thơ ấu, ám sợ động vật xuất hiện sớm nhất.
Stress và lo âu: một sự kiện được tiếp nhận như là một stress phụ thuộc vào tính chất
gây stress tự nhiên của sự kiện ấy và khả năng đáp ứng của con người- bao gồm khả
năng phòng vệ về mặt tâm lý và khả năng ứng phó với sự kiện đó.
Phương thức gây bệnh của stress:
+ Stress gây rối loạn thường là những stress mạnh và cấp diễn (mất người thân đột ngột,
tổn hại kinh tế nặng nề). Hoặc có những stress không mạnh nhưng trường diễn, lặp đi
lặp lại nhiều lần gây nhiều căng thẳng nội tâm.
+ Ý nghĩa thông tin của stress có vai trò gây rối loạn hơn là cường độ của stress.
+ Rối loạn xuất hiện có thể do một stress duy nhất hoặc do nhiều sang chấn kết hợp với
nhau gây ra.
+ Rối loạn có thể xuất hiện ngay sau khi bị stress (phản ứng stress cấp) hoặc sau một
thời gian "ngấm" stress (rối loạn stress sau sang chấn).
+ Stress có thể là nguyên nhân trực tiếp gây rối loạn nhưng cũng có thể chỉ là yếu tố
thúc đẩy một rối loạn sẵn có phát sinh.
+ Tính gây rối loạn của stress còn phụ thuộc vào sự chuẩn bị của chủ thể bị stress. Stress
càng bất ngờ càng dễ gây bệnh.
+ Stress tác động vào một cá nhân khác với một tập thể cùng chịu stress.
+ Những người chịu stress càng khó tìm được lối thoát càng dễ bị rối loạn.
198
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

+ Những stress gây phân vân dao động hoặc xung đột giữa các khuynh hướng khó dung
hòa là những stress có tính gây rối loạn cao.
Triệu chứng chung của lo âu:
Triệu chứng chung của các rối loạn lo âu thường gồm hai thành phần:
- Các triệu chứng về thần kinh thực vật: các biểu hiện cường giao cảm có vẻ nổi trội hơn
cường phó giao cảm.
- Các triệu chứng tâm thần: cảm giác sợ hãi, căng thẳng hoặc bị đe dọa. Các cảm xúc
này ảnh hưởng đến tri giác (nhưng không phải ảo tưởng và ảo giác) và sự chú ý. Nó có
xu hướng tạo ra sự nhầm lẫn hoặc lệch lạc về tri giác, không chỉ ở không gian và thời
gian, mà còn về những người xung quanh và ý nghĩa của các sự kiện. Những lệch lạc
này làm suy giảm khả năng tập trung, tăng cường sự tái hiện, và cản trở khả năng nối
kết các chủ đề. Sự chú ý của bệnh nhân bị ảnh hưởng ở khía cạnh chọn lọc chú ý. Bệnh
nhân có xu hướng chú ý đến một số khía cạnh nhất định của sự kiện và bỏ qua các cố
gắng của bản thân, nhằm cân nhắc một cách toàn diện các xét đoán về tình huống gây
sợ hãi. Điều này khiến bệnh nhân không có được sự phòng vệ tâm lý cần thiết, cũng như
là có những ứng phó sai lầm trong các sự kiện. Cơ chế tâm lý này gây ra hậu quả là các
rối loạn thần kinh thực vật, ở các mức độ khác nhau, có thể gây ra hoặc làm tăng nặng
các rối loạn cơ thể.

199
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

RỐI LOẠN Ý THỨC (Consciousness)

Khái niệm
Trong cụm từ “rối loạn ý thức”, dùng trong y học, ý thức chủ yếu để chỉ trạng thái
tỉnh thức, trong đó hệ thần kinh ở trạng thái sẵn sàng tiếp nhận các kích thích bên ngoài.
Tuy nhiên, khái niệm này chưa phản ánh đầy đủ các khía cạnh của ý thức.
Ở một góc nhìn khác, theo Laurey (xem sơ đồ ở dưới), có thể xem xét một miền ý
thức, với 2 chiều, trong đó ý thức đang được xem xét chỉ là 1 chiều, đó là sự tỉnh thức
(wakefulness- tức là, hình thức của ý thức). Chiều kia là sự tỉnh táo (awareness) về môi
trường và bản thân (tức là, nội dung của ý thức/ nhận thức). Và một người cần phải tỉnh
thức để tỉnh táo được (giấc ngủ REM là một ngoại lệ).
Ở trạng thái sinh lý bình thường; mức độ và nội dung có mối tương quan tích cực
(ngoại trừ hoạt động một chiều trong giấc ngủ REM). Bệnh nhân hôn mê bệnh lý hoặc
dược lý (nghĩa là gây mê) là bất tỉnh vì không thể đánh thức được. Trạng thái thực vật
là trạng thái ý thức phân ly liên tục duy nhất (nghĩa là, bệnh nhân dường như tỉnh thức
nhưng không có bất kỳ bằng chứng hành vi nào về hành vi chủ ý hoặc sẵn sàng). Ở chiều
này, còn có một số khái niệm hay được xem xét là sự cảnh thức và cảnh giác. Có vẻ như
chúng cũng chỉ là dạng hiện tượng học mà thôi. Bản chất của toàn bộ các hoạt động xét
trên trục này đều mang tính sinh lý thần kinh.

Biểu đồ mô phỏng của Laureys (Trends in Cognitive Sciences 2005)


Sự cảnh thức (arousal) được hỗ trợ bởi nhóm tế bào thần kinh ở thân não trực tiếp nối
đến cả đồi thị và vỏ não. Do đó, ức chế của thân não hoặc cả hai bán cầu não đều có thể
làm giảm sự tỉnh táo. Phản xạ của thân não là chìa khóa để đánh giá tính toàn vẹn chức
năng của thân não. Tuy nhiên, suy giảm nghiêm trọng các phản xạ của thân não đôi khi
có thể cùng tồn tại với chức năng nguyên vẹn của hệ lưới nếu vùng mái của cầu não và
não giữa được bảo tồn.
Đặc điểm lâm sàng
Khả năng định hướng
Trước kia, việc đánh giá ý thức, xem mức độ hôn mê của bệnh nhân, thực hiện bằng

200
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

việc kiểm tra năng lực định hướng của bệnh nhân, bao gồm:
Định hướng không gian: biết mình đang ở đâu, bệnh viện cách nhà bao nhiêu kilômét
v.v…
Định hướng thời gian: biết ngày tháng hiện tại, biết tính thời gian nằm viện của mình
v.v… Định hướng thời gian thường bị tổn thương trước nhất.
Định hướng bản thân: nắm được lý lịch của mình, biết mình ở trong trạng thái bệnh
v.v…
Định hướng về những người xung quanh: hiểu nhiệm vụ của những người trong
buồng bệnh: y tá, hộ lý, bệnh nhân v.v…
Ngoài ra, nhà lâm sàng còn kiểm tra mức độ tổn thương tại hệ thần kinh trung ương
(kiểm tra các dấu hiệu khác về thần kinh như các phản xạ thần kinh thông thường và
bệnh lý). Qua đó, phân chia thành các mức độ:
- U ám
- Ngủ gà
- Bán hôn mê
- Hôn mê
Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
- Rối loạn năng lực định hướng.
- Các phản xạ thần kinh bình thường bị rối loạn và xuất hiện các phản xạ bệnh lý
Những bệnh nhân sau chấn thương não nghiêm trọng hoặc thiếu oxy-thiếu máu cục
bộ trải qua các thể lâm sàng khác nhau trước khi hồi phục một phần hoặc hoàn toàn ý
thức. Hôn mê được định nghĩa là tình trạng không thể đáp trả trong khi không cảnh thức.
Hôn mê không hồi phục trong một số điều kiện có thể tương đương chết não. Sau vài
ngày đến vài tuần, bệnh nhân hôn mê hồi phục cuối cùng sẽ mở mắt. Khi tỉnh táo trở lại
đi kèm với phản xạ vận động hoạt động, nhưng không có bất kỳ tương tác chủ ý nào với
môi trường, điều kiện này được gọi là trạng thái thực vật. Trạng thái thực vật có thể là
một sự chuyển đổi để phục hồi hơn nữa, hoặc không. Các dấu hiệu của hoạt động vận
động chủ ý nên được tích cực tìm kiếm ở bệnh nhân trạng thái thực vật, vì chúng báo
hiệu trạng thái ý thức tối thiểu (MCS). Giao tiếp chức năng chỉ ra ranh giới tiếp theo -
xuất hiện từ MCS - trong quá trình phục hồi.
Chết não
Khái niệm chết não khi xác định cái chết của cá nhân phần lớn được chấp nhận. Hầu
hết các quốc gia đã công bố các khuyến nghị cho chẩn đoán chết não nhưng tiêu chí
chẩn đoán khác nhau giữa các quốc gia. Một số nơi chỉ dựa vào cái chết của vỏ não
trong khi những nơi khác yêu cầu cái chết của toàn bộ não bao gồm cả thân não. Tuy
nhiên, các đánh giá lâm sàng về tử vong não rất đồng đều và dựa trên việc mất tất cả các
phản xạ của não và chứng minh tiếp tục ngừng hô hấp ở bệnh nhân hôn mê dai dẳng.
Cần phải có một nguyên nhân rõ ràng gây ra hôn mê và các yếu tố gây nhiễu (bao gồm
hạ thân nhiệt, thuốc, điện giải và rối loạn nội tiết). Một đánh giá lặp lại trong 6 giờ được
khuyến cáo, nhưng khoảng thời gian được coi là tùy ý. Các xét nghiệm sinh lý thần kinh
xác nhận như EEG, chụp động mạch, siêu âm Doppler hoặc xạ hình, chỉ được yêu cầu
201
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

khi các thành phần cụ thể của xét nghiệm lâm sàng không thể được đánh giá một cách
đáng tin cậy và được một số tổ chức được quốc gia khuyến nghị có thẩm quyền để xác
nhận chẩn đoán lâm sàng về tử vong.
Hôn mê
Hôn mê được đặc trưng bởi sự vắng mặt của cảnh thức và do đó, cũng của ý thức. Đó
là một trạng thái của sự không đáp ứng ở cả hai chiều, trong đó bệnh nhân nhắm mắt và
không có định hướng về bản thân và môi trường xung quanh. Bệnh nhân thiếu các giai
đoạn tỉnh táo tự nhiên và mở mắt do kích thích có thể được quan sát trong trạng thái
thực vật (VS). Để được phân biệt rõ ràng với ngất, chấn động hoặc các trạng thái bất
tỉnh thoáng qua khác, hôn mê phải tồn tại ít nhất một giờ. Nhìn chung, bệnh nhân hôn
mê sống sót bắt đầu tỉnh lại và hồi phục dần dần trong vòng 2 đến 4 tuần. Sự phục hồi
này có thể không đi xa hơn VS hoặc MCS, hoặc đây có thể là các giai đoạn (ngắn hoặc
kéo dài) trên con đường phục hồi ý thức hoàn toàn hơn.
Trạng thái thực vật
Bệnh nhân tỉnh táo nhưng không định hướng về bản thân hoặc môi trường. Jennett
và Plum đã trích dẫn Từ điển tiếng Anh Oxford để làm rõ sự lựa chọn của họ về thuật
ngữ trạng thái thực vật: “trạng thái thực vật chỉ là một cuộc sống vật chất không có hoạt
động trí tuệ hoặc giao thoa xã hội, và trạng thái thực vật mô tả một cơ thể hữu cơ có khả
năng tăng trưởng và phát triển nhưng không có cảm xúc và suy nghĩ”.
VS dai dẳng đã bị định nghĩa một cách không chuẩn mực như một trạng thái thực vật
vẫn còn tồn tại một tháng sau khi bị tổn thương não cấp tính hoặc không chấn thương
nhưng không ngụ ý không thể đảo ngược (trạng thái thực vật dai dẳng). Các nghiên cứu
cho thấy rằng 3 tháng sau khi bị tổn thương não không do chấn thương và 12 tháng sau
chấn thương, tình trạng của bệnh nhân VS có thể được coi là ‘vĩnh viễn’ và do đó không
thể đảo ngược. Tuy nhiên, những hướng dẫn này được áp dụng tốt nhất cho những bệnh
nhân bị chấn thương sọ não rộng và sau các tổn thương do thiếu máu; nguyên nhân
không chấn thương khác có thể được dự đoán ít hơn và yêu cầu xem xét thêm về nguyên
nhân và cơ chế trong việc đánh giá tiên lượng. Ngay cả sau những trạng thái lâu dài và
không rõ ràng này, một số bệnh nhân đặc biệt có thể cho thấy một số phục hồi hạn chế.
Điều này có nhiều khả năng ở những bệnh nhân hôn mê không do chấn thương mà không
bị ngừng tim, những người sống sót trong VS hơn 3 tháng. Chẩn đoán VS nên được đặt
nghi vấn khi có bất kỳ mức độ đáp trả thị giác nhỏ nào, đáp trả hình ảnh nhất quán và
có thể lặp lại, hoặc phản ứng với các cử chỉ đe dọa (nhưng những phản ứng này cũng
được quan sát thấy ở một số bệnh nhân trong VS trong nhiều năm). Điều cần thiết là
phải thiết lập lặp đi lặp lại sự vắng mặt chính thức của bất kỳ dấu hiệu nhận thức có ý
thức hoặc hành động có chủ ý trước khi đưa ra chẩn đoán.
Thật sự rất quan trọng để nhấn mạnh sự khác biệt giữa trạng thái thực vật dai dẳng
và vĩnh viễn, thật không may, (viết tắt là PVS), gây ra sự nhầm lẫn không cần thiết. Khi
thuật ngữ trạng thái thực vật dai dẳng, lần đầu tiên được mô tả, người ta nhấn mạnh rằng
“dai dẳng” không có nghĩa là vĩnh viễn và hiện được khuyến nghị bỏ qua việc kiên trì
và cố gắng mô tả một bệnh nhân đã ở trong trạng thái thực vật trong một thời gian nhất
202
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

định. Khi không có sự phục hồi sau một thời gian xác định (tùy theo nguyên nhân, từ ba
đến mười hai tháng), ở một số nơi mới có thể được tuyên bố là vĩnh viễn và chỉ sau đó
mới thực hiện các vấn đề đạo đức và pháp lý xung quanh việc rút điều trị phát sinh. Tình
trạng thực vật cũng có thể được quan sát trong giai đoạn cuối của một số bệnh thoái hóa
thần kinh mãn tính, chẳng hạn như Alzheimer.
Hiện nay, đánh giá lâm sàng rối loạn ý thức bằng thang điểm Glassgow.
Phân tích các điểm ghi nhận
Tổng số điểm cũng như từng điểm chi tiết đều có ý nghĩa quan trọng, do đó, điểm
Glasgow của một bệnh nhân thường được ghi theo kiểu của thí dụ sau: "GCS = 10 (E3
V4 M3) lúc 17:25".
▪ nặng, khi GCS ≤ 8,
▪ trung bình, với GCS từ 9 đến 12,
▪ nhẹ, khi GCS ≥ 13.
Thang điểm Glasgow biến đổi
Ở vài nơi, người ta hiệu chỉnh thang điểm Glasgow bằng cách loại bỏ yếu tố "tránh
cái đau" trong phần đáp ứng vận động (M). Do đó, M chỉ có 5 mức điểm, tổng số điểm
tối đa là chỉ là 14 (thay vì 15).

203
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

RỐI LOẠN NHẬN THỨC THẦN KINH (Neurocognitive)

Các chức năng nhận thức được quan sát trên lâm sàng bao gồm trí nhớ, ngôn ngữ,
khả năng định hướng, khả năng phán đoán, và khả năng giải quyết vấn đề. Rối loạn nhận
thức phản ánh những trục trặc ở một hoặc nhiều các thành phần trên đây. Các rối loạn
này thường có nguyên nhân thực thể tại thần kinh trung ương. Tuy nhiên, bước đầu tiên
là xác định hội chứng, rồi sau xác định các tổn thương được xem như là nguyên nhân.
Trong bảng phân loại bệnh tâm thần của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kì thì rối loạn
nhận thức thần kinh gặp trong các hội chứng: mê sảng, sa sút trí tuệ và rối loạn trí nhớ...
Chẩn đoán rối loạn nhận thức thần kinh điển hình khi dấu hiệu rõ ràng trong cả hai
khía cạnh sau đây:
• một hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động nhận thức, liên quan đến sự chú ý, ra quyết định và
phán đoán (khả năng điều hành), ngôn ngữ, học tập và trí nhớ, tri giác thị giác hoặc hiểu
biết xã hội; và
• khả năng đáp ứng độc lập nhu cầu của cuộc sống hàng ngày (điều này có thể liên quan
đến các kỹ năng phức tạp hơn như quản lý tài chính cá nhân hoặc thuốc men).
Hội chứng mê sảng (delirium syndrome)
Trước kia, mê sảng được coi là một rối loạn ý thức- rối loạn ý thức kiểu mù mờ.
Mê sảng là một trạng thái rối loạn nhận thức cấp tính đặc trưng bởi sự giảm hoặc mất
định hướng và các kỹ năng chú ý bị suy giảm. Ngoài ra, các dấu hiệu loạn thần xuất hiện
ở các mức độ khác nhau.
Đặc điểm chung:
Ý thức kém sáng sủa: rối loạn hoặc mất các năng lực định hướng.
Rối loạn tri giác: ảo tưởng, ảo giác hay mất tri giác sự vật xung quanh.
Rối loạn tư duy: về hình thức (lời nói rời rạc hay không liên quan...) hoặc về nội dung
(hoang tưởng). Có khi không xác định được rõ ảo giác hay hoang tưởng mà chỉ quan sát
thấy các rối loạn hành vi, thường mang tính kích động.
Có rối loạn trí nhớ.
Hội chứng mê sảng
Định hướng về môi trường xung quanh bị rối loạn nặng. Định hướng về không gian
và thời gian cũng bị lệch lạc. Định hướng về bản thân còn duy trì.
Rất nhiều rối loạn tri giác: ảo tưởng, ảo ảnh kỳ lạ và ảo giác thường là những ảo giác
sinh động, rực rỡ, mang tính chất rùng rợn, ghê sợ.
Có thể có hoang tưởng cảm thụ (hoang tưởng nhận nhầm) và hành vi của bệnh nhân
phần lớn bị ảo tưởng, ảo giác chi phối nên thường mang tính chất kích động nguy hiểm
(tự vệ hay tấn công).
Cảm xúc không ổn định: thường là căng thẳng, hoảng hốt, lo âu.
Hội chứng tiến triển qua nhiều giai đoạn, thường tăng nặng về chiều tối, thỉnh thoảng
có xen vào những khoảng thời gian ngắn nhận thức sáng sủa trở lại gọi là “cửa sổ sáng
ý thức”.

204
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Trí nhớ bị rối loạn, bệnh nhân nhớ rời rạc, từng mảng, không đều (những lúc nhận
thức sáng sủa thì nhớ đầy đủ hơn).
Hội chứng lú lẫn (confusional state)
Là trạng thái nặng nề của hội chứng mê sảng, định hướng bản thân cũng bị rối loạn.
Lời nói gồm những từ rời rạc, không liên quan với nhau, khó hiểu. Khó khai thác rõ
các ảo giác, hoang tưởng.
Bệnh nhân kích động trong phạm vi giường nằm, động tác cũng rời rạc, vô nghĩa. Về
đêm, kích động giống mê sảng (phản ứng trước ảo thị).
Cảm xúc hết sức không ổn định: khi cười, khi khóc, khi bàng quan, khi trầm cảm.
Các rối loạn nhận thức thần kinh mạn tính
Các rối loạn thoái hóa thần kinh
Alzheimer
Rối loạn trí nhớ: mất toàn bộ hay một phần những kiến thức, những thói quen đã thu
nhận trước kia. Đây là triệu chứng cốt lõi của hội chứng sa sút trí tuệ theo DSM IV. Do
đó bệnh nhân mất một phần hoặc hoàn toàn năng lực phán đoán, ra quyết định.
Vong ngôn: rối loạn về ngôn ngữ. Bệnh nhân ban đầu thì quên từ, lượng từ vựng giảm
nên bệnh nhân hay nói vòng vo. Giai đoạn muộn có thể quên cả cấu trúc ngữ pháp nên
nói rất khó hiểu.
Vong tri: bệnh nhân không tri giác được mặc dù các giác quan và cảm giác vẫn bình
thường.
Vong hành: bệnh nhân không thực hiện được những hành động đã được tự động hóa.
Bệnh nhân cũng giảm hoặc mất khả năng định hướng, khả năng phán đoán cũng như
ra quyết định.
Do đó bệnh nhân mất khả năng hoạt động thích ứng với cuộc sống: mất khả năng lập
kế hoạch, tổ chức thực hiện... nên không thể thực hiện được công việc trước đây vẫn
làm. Nặng hơn nữa là bệnh nhân không thể thực hiện được công việc đơn giản hàng
ngày và tự chăm sóc cá nhân.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể có các rối loạn loạn thần như hoang tưởng, ảo giác. Các
rối loạn cảm xúc cũng có thể gặp đặc biệt là trầm cảm.
Bệnh Alzheimer gặp phổ biến ở người cao tuổi.
Nhưng cũng có những trường hợp sa sút trí tuệ khởi phát sớm, gặp trong các bệnh lý:
động kinh; tâm thần phân liệt.
Các rối loạn tổn thương thần kinh kiểu chấn thương (trong các bệnh mạch máu hoặc
chấn thương não)
Sa sút trí tuệ do bệnh mạch máu (tai biến mạch máu não giai đoạn hồi phục) gặp
nhiều trên người cao tuổi ở Việt Nam do việc kiểm soát các bệnh tim mạch chưa được
toàn diện.
Ngoài ra, các chấn thương trong giao thông, lao động vẫn còn là những vấn đề nhức
nhối, làm giảm sức lao động trên nhóm người trẻ.
Một rối loạn nhận thức thần kinh do chấn thương (TBI- Traumatic Brain Injury) được
chẩn đoán khi có suy giảm nhận thức kéo dài do chấn thương não. Ngoài ra, chẩn đoán
205
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

dựa trên dấu hiệu mất ý thức, mất trí nhớ, mất phương hướng hoặc nhầm lẫn sau sự kiện
hoặc nhận được xét nghiệm cận lâm sàng về thần kinh ghi nhận rối loạn chức năng não
(APA, 2013).
Hậu quả của TBI có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn và có thể dẫn đến suy giảm nhận
thức từ nhẹ đến nặng. Sự can thiệp ngay lập tức, một chương trình phục hồi chức năng
toàn diện, khả năng phục hồi cá nhân và hỗ trợ xã hội đều đóng một vai trò quan trọng
trong tiến trình giảm nhẹ và tiến tới hồi phục từ các hậu quả này. Các phẫu thuật, và
phục hồi chức năng rộng rãi thậm chí có thể bệnh nhân trở lại làm việc. Trong cả hai
trường hợp, chăm sóc y tế và phẫu thuật nhanh chóng đóng một vai trò quan trọng trong
việc sống sót và phục hồi.
Rối loạn trí nhớ
Ở đây chỉ nói tới các rối loạn trí nhớ không thể hồi phục hoặc chỉ hồi phục một phần.
Hội chứng Korsakop (mô tả năm 1887, trong nghiện rượu mãn tính có viêm nhiều dây
thần kinh), gồm có:
a) Quên thuận chiều (do ghi nhận kém) mất định hướng và quên tất cả mọi sự việc vừa
xảy ra.
b) Loạn nhớ (nhớ giả hay bịa chuyện)
c) Các sự việc cũ (trước khi bị bệnh) còn nhớ được tốt.
Rối loạn chức năng điều hành
Rối loạn chức năng điều hành là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả phạm vi của
những khó khăn về nhận thức, hành vi và cảm xúc thường xảy ra do một rối loạn tâm
thần hoặc chấn thương sọ não. Các cá nhân với rối loạn chức năng điều hành đấu tranh
với lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, tổ chức và quản lý thời gian.
Nói rộng hơn, chức năng điều hành đề cập đến khả năng nhận thức và tâm trí giúp
con người tham gia vào hành động hướng đến mục tiêu. Khả năng này chỉ đạo hành
động, kiểm soát hành vi và thúc đẩy chúng ta đạt được mục tiêu cũng như chuẩn bị cho
các sự kiện trong tương lai. Những người mắc chứng rối loạn chức năng điều hành
(EFD) rất khó khăn khi tổ chức và điều chỉnh hành vi của họ theo những cách sẽ giúp
họ hoàn thành các mục tiêu mang tính dài hạn.
Bảy yếu tố chức năng tâm lý chính liên quan đến chức năng điều hành như sau (một số
tác giả- Naglieri và Goldstein 2013- chia lại thành chín lĩnh vực):
1. Chú ý có định hướng: chỉ huy sự chú ý tự định hướng
2. Kiềm chế- ức chế
3. Trí nhớ làm việc
4. Tự giám sát- tính linh hoạt
5. Tự điều chỉnh- cảm xúc (sự tự nhận thức để thay đổi cách bạn cảm nhận về hiện trạng)
6. Động lực thúc đẩy- khởi động
7. Lập kế hoạch – đưa ra cách giải quyết vấn đề (tổ chức)
Các quá trình tâm lý nhận thức của chức năng điều hành:
Quá trình “điều gì” điều khiển bộ nhớ làm việc, giúp bạn thực hiện các kế hoạch, mục
tiêu và các bước cụ thể cần thiết để hoàn thành một dự án.
206
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Quá trình “khi nào” giúp bạn sắp xếp thứ tự bạn hoàn thành các hoạt động và giải
quyết các mốc thời gian.
Quá trình “tại sao” điều khiển cảm xúc - những gì bạn nghĩ về và cảm giác của bạn
thế nào- quá trình này mang tính động lực và sự thúc đẩy.
Quá trình thứ tư, “như thế nào” điều khiển tự nhận thức về cảm giác và trải nghiệm
của bạn- khái niệm hóa và sắp xếp bộ nhớ.

207
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Khám tâm thần


Khám tâm thần nhằm:
- thiết lập chẩn đoán
- đánh giá mức độ nặng nhẹ của rối loạn
- quyết định hướng xử trí
- thiết lập quan hệ với bệnh nhân (tạo liên minh)
- tạo động lực cho bệnh nhân
- khuyến khích bệnh nhân trị liệu tâm lý
Bệnh sử tâm thần
1. Thông tin cá nhân
2. Lý do vào viện: hay than phiền chính
3. Bệnh lý hiện mắc và cảm nghĩ của bệnh nhân về bệnh lý đó
4. Đặc điểm cá nhân
- tiền sử sản nhi và quá trình phát triển thể chất, tâm thần
- tuổi thiếu niên
- quan hệ xã hội
- tình trạng hôn nhân
- học vấn
- nghề nghiệp
- đặc điểm quan hệ tình dục
- bối cảnh xã hội hiện tại
5. Tiền sử gia đình: chú ý các mối quan hệ giữa bệnh nhân và các thành viên khác trong
gia đình
6. Các thuốc hiện dùng
Khám tâm thần
1. Biểu hiện chung:
Dáng vẻ bề ngoài: ấn tượng chung về bệnh nhân như trang phục có gọn gàng không? Có lòe
loẹt không? Có sạch sẽ, chỉnh tề không? Dáng vẻ yếu đuối hay khỏe mạnh? Có tức giận không?
Có gây sợ hãi không? Có lãnh đạm không? Có vẻ khinh khỉnh không? ...
Về hành vi: có tự nhiên không? Có hung hăng không? Có định hình không? Có thận trọng
không? Có vụng về không? Có bị co giật không? Có vặn tay không?
Thái độ với bác sĩ: hợp tác? Nóng nảy? Đề phòng? Bình thản? Lẩn tránh? Dễ gần?
Những bệnh nhân loạn thần có vẻ kì dị, khác lạ. Bệnh nhân trầm cảm thì ít nói, cử động chậm
chạp. Trạng thái bồn chồn gợi ý một lo âu, hội chứng cai hoặc hưng cảm...
2. Ý thức: bệnh nhân có tỉnh táo? Đáp ứng với kích thích? ...
3. Sự chú ý: bệnh nhân có thể chú ý được không? Có dễ bị phân tán không? Có thể tập
trung trong một thời gian dài không?
Kiểm tra bằng việc đọc một dãy số với giọng đều đều rồi yêu cầu bệnh nhân nhắc lại, bắt đầu
bằng dãy gồm 3 số, tăng dần nếu thành công (thường nhắc lại được dãy 7 số)
4. Lời nói: bệnh nhân nói to hay nhỏ? Nhanh hay chậm? Vốn từ có phong phú không?
Bệnh nhân hưng cảm nói to và nhanh. Bệnh nhân trầm cảm nói khẽ và chậm. Bệnh nhân loạn
thần có ngữ điệu kì lạ...
5. Định hướng: xem định hướng về không gian, thời gian, bản thân và những người xung

208
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

quanh có đúng không? Định hướng về thời gian thường mất trước. Mât định hướng nặng
nề gợi ý tổn thương thực tổn
6. Khí sắc và xúc cảm
Khí sắc: Trầm buồn? Hưng phấn? Tăng cao? Lo âu? Giận giữ? Kích động?
Xúc cảm: Được quan sát trong lúc hỏi bệnh. Các xúc cảm có thể là: cùn mòn, bàng quan, cứng
nhắc, hoặc không phù hợp...
Cần chú ý khi xúc cảm quan sát được không tương ứng với khí sắc và không phù hợp với nội
dung tư duy của bệnh nhân.
7. Hình thức tư duy: Các ý nghĩ nối tiếp nhau có hợp logic không? Có tư duy phi tán
không? Tư duy có liên quan (tư duy không liên quan: bệnh nhân như ở một thế giới khác)? Tư
duy lặp lại? Tư duy trì trệ?
8. Nội dung tư duy: khám phát hiện các ý tưởng ám ảnh, các nghi ngờ quá mức, ám ảnh
sợ, nghi thức, triệu chứng nghi bệnh, giải thể nhân cách hoặc tri giác sai thực tại.
Quan trọng nhất là phát hiện hoang tưởng. Có thể dùng các câu hỏi như: “Anh/chị có những
suy nghĩ mà không thể chia sẻ với người khác không? Anh/chị hay suy nghĩ về điều gi?”
Kiểm tra khả năng tư duy trừu tượng của bệnh nhân bằng các câu hỏi như: tìm sự giống
nhau giữa các cặp sự vật: quả bóng-quả cam, ô tô- tàu hỏa, vui-buồn...
9. Tri giác: bệnh nhân có ảo tưởng hay ảo giác không? Ảo tưởng thường có trong trạng
thái mê sảng hoặc loạn thần. Ảo thanh hay gặp trong tâm thần phân liệt. Ảo thị hay gặp trong
các tổn thương thực tổn. Ảo xúc hay gặp trong trạng thái cai rượu.
Cần thận trọng với những ảo thanh ra lệnh, sai khiến.
10. Khả năng xét đoán: Có thể đặt các câu hỏi “Anh/chị sẽ làm gì nếu...” với một số tình
huống thông thường để xem khả năng ứng xử hợp lý của bệnh nhân.
11. Trí nhớ:
Khám trí nhớ tức thời: yêu cầu bệnh nhân nhắc lại các con số
Khám trí nhớ gần: nhắc lại được 3 đồ vật hoặc 3 từ sau 5 phút
Khám trí nhớ xa: nhớ được các mốc thời gian trong cuộc đời bệnh nhân
12. Trí tuệ
Bệnh nhân có thể làm một số phép tính
Có những hiểu biết căn bản, tùy theo học vấn, môi trường văn hóa xã hội...
Trắc nghiệm tâm lý
Các trắc nghiệm tâm lý được chỉ định cho những bệnh nhân tâm thần và có thể cung cấp
thêm thông tin về những người bệnh này. Mặc dù không thực sự cần thiết cho chẩn đoán trên
phần lớn bệnh nhân, trắc nghiệm có thể:
- Giúp xác định những triệu chứng cơ thể
- Giúp xác định nguyên nhân gây bệnh
- Hướng tới xác định tình trạng rối loạn tâm thần ranh giới
- Cung cấp về mức độ và nội dung các cơ sở chức năng tâm lý chung và đặc hiệu
- Giúp cho chẩn đoán phân biệt các bệnh lý tâm thần
Vì vậy, các trắc nghiệm này giúp cho chỉ định và thiết lập cũng như theo dõi các kế hoạch can
thiệp phục hồi chức năng tâm thần. Hãy nói với các nhà tâm lý và mô tả xem bạn muốn tìm
thấy điều gì. Yêu cầu họ bình luận.
Một số trắc nghiệm hay dùng:
- Trắc nghiệm Beck để đánh giá mức độ trầm cảm

209
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

- Trắc nghiệm Zung để đánh giá lo âu


- Trắc nghiệm trí tuệ Weschler
- Trắc nghiệm đánh giá nhân cách MMPI
- Các trắc nghiệm lượng giá nhận thức Mini- Cog, MMSE

210
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Chương V

GIAO TIẾP CHÍNH THỨC


THÀY THUỐC- BỆNH NHÂN
TRONG MÔI TRƯỜNG BỆNH VIỆN

211
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

GIAO TIẾP CHÍNH THỨC TRONG MÔI TRƯỜNG BỆNH


VIỆN
Giao tiếp
Định nghĩa
Quan niệm của hệ thống thông tin cho rằng giao tiếp là quá trình trao đổi thông
tin, quá trình truyền thông tin của hai hệ thống phát và thu. Quá trình trao đổi thông tin
được thực hiện qua một sơ đồ
truyền tin gồm:
● Một ý tưởng.
● Mã hóa ngôn ngữ.
● Truyền tin.
● Giải mã ngôn ngữ.
● Tạo ra một ý tưởng

Vậy giao tiếp có thể hiểu là:


Giao tiếp là hành vi tiếp xúc tâm lý giữa những người nhất định trong xã hội, nhằm
trao đổi thông tin về tình cảm, hiểu biết,… Hành vi này tạo nên những ảnh hưởng, những
tác động qua lại theo mục đích trong mối quan hệ xã hội.
Kiểu giao tiếp
Giao tiếp là một quá trình phức tạp, gồm giao tiếp có chủ ý và giao tiếp không chủ ý
(Maffescioni Simone, 2016)
Giao tiếp có chủ ý, liên quan đến việc nhận thức của một cá nhân là họ có khả năng
gây ảnh hưởng lên người khác trong môi trường của họ.
Giao tiếp không có chủ ý: một cá nhân làm điều gì đó khiến người khác hiểu được họ
đang cảm thấy như thế nào hoặc họ cần gì, mà cá nhân đó không hề chủ động giao tiếp.
Ví dụ, em bé khóc, cười...
Giao tiếp không có chủ ý này xuất hiện sớm trong quá trình phát triển tâm thần còn
giao tiếp có chủ ý xuất hiện muộn hơn, song song với sự phát triển nhận thức. Tuy nhiên,
hai hình thức giao tiếp này diễn ra khá song hành. Đôi khi chúng ta có nhu cầu hạn chế
giao tiếp không chủ ý, vì ảnh hưởng tiêu cực của nó trong giao tiếp.
Các quá trình diễn ra trong giao tiếp (các yếu tố ảnh hưởng đến sự mã hóa và giải
mã)
Các yếu tố trong phát triển hội thoại giao tiếp:
- Chú ý: đây là quá trình tâm lý quan trọng trong sự phát triển giao tiếp. Sự chú ý có
thể mang tính chủ động hoặc bị động, tùy thuộc tính chất từng tương tác. Trong các
tương tác có tính tổ chức cao thì sự chú ý được xây dựng mang tính chủ động cao hơn
các tương tác ngẫu hứng.
- Tính quy luật: mỗi tương tác sẽ có tính quy luật nhất định, nhằm tạo ra nhiều hình

212
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

thức tương tác trong xã hội. Mỗi hình thức tương tác mang lại những hiệu quả giao tiếp
khác nhau. Khi tham gia giao tiếp, các thành viên sẽ cùng nhau xây dựng quy luật, dựa
trên các quy ước xã hội có sẵn. Quy luật cơ bản bao gồm:
+ Tính luân phiên: tương tác chỉ xảy ra khi đảm bảo tính luân phiên giữa các thành
viên trong giao tiếp.
+ Tính bắt chước: trong giao tiếp, luôn có sự bắt chước, hay tính chấp nhận nhau thì
tương tác mới tiếp diễn được.
- Trong giao tiếp, phải có các hành vi như lời nói, cử chỉ. Nếu không, giao tiếp không
thể hình thành, cho dù người ta có ở bên nhau.
Ngôn ngữ: là một quá trình, đồng thời là một một phương tiện trong giao tiếp. Ngôn ngữ
bao gồm các mặt: ngữ nghĩa, cú pháp và ngữ dụng, thể hiện qua lời nói hoặc chữ viết.
Phi ngôn ngữ: nét mặt, điệu bộ cử chỉ và sự sắp đặt môi trường giao tiếp cũng chuyển
tại các thông tin.
Các yếu tố tâm lý xã hội trong giao tiếp
Con người nhận định xã hội
Là quá trình hình thành các biểu tượng về người khác trong quá trình giao tiếp (mã
hóa và giải mã) và duy trì thái độ. Các đặc tính tâm lý xã hội giúp chủ thể hình thành
phương hướng hành động cho phù hợp với hoàn cảnh, tình huống và mục đích riêng của
mình.
Sự nhận thức và hình thành ấn tượng: do mỗi cá nhân tự xây dựng qua việc tìm hiểu
người khác, hình thành các ấn tượng, tạo ra các quy gán. Trong tiến trình quy gán, chúng
ta có các thiên kiến. Điều này dẫn tới việc chúng ta có thể ứng xử sai trong một số tình
huống giao tiếp.
Thông qua tương tác cụ thể, chủ thể kiểm tra lại sự mã hóa của mình và so sánh với
sự giải mã của đối tượng, từ đó dẫn đến sự thay đổi cho phù hợp với giao tiếp. Sự thay
đổi có thể diễn ra theo cách gián tiếp: tự thấy mình cần phải thay đổi hoặc sự thay đổi
diễn ra một cách tự nhiên mà chủ thể không nhận biết được.
Kết quả của sự tác động qua lại không chỉ thể hiện ở những hành động, hành vi bên
ngoài mà còn cả những thay đổi bên trong: thay đổi về cách nghĩ, thay đổi về tình cảm,
thay đổi về thái độ.
Trong từng hoạt động giao tiếp cụ thể, tùy theo mục đích, động cơ của mình mà chủ
thể chú trọng đến mặt nào đó của giao tiếp. Trong xã hội hiện đại, tính chất truyền thông
trong giao tiếp được phát hiện, nghiên cứu và xây dựng thành những ngành nghề đặc
thù. Còn trong quy mô nhỏ hơn của giao tiếp thông thường, tính chất này cũng được chú
ý. Như những lời khuyên, yêu cầu, mệnh lệnh điều trị của bác sĩ là nhằm thay đổi hành
vi, nhận thức của bệnh nhân, vì vậy tính chất truyền thông cũng cần được chú trọng.
Ảnh hưởng của khuôn mẫu
Trong một môi trường giao tiếp đặc thù, các y bác sĩ cần xây dựng các yếu tố tích
cực, làm nền tảng cho thái độ ứng xử hàng ngày với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Ngoài ra, tổ chức bệnh viện cũng cần thường xuyên duy trì và xây dựng phong cách
phục vụ bệnh nhân thì mới có thể định hình được một môi trường giao tiếp tốt.
213
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Cẩn trọng với khả năng xảy ra gây hấn và các hậu quá xấu của phân biệt đối xử
Trong quá trình tương tác, mỗi chúng ta đều có thể rơi vào tình trạng này. Tuy nhiên,
việc trau dồi các cảm xúc tích cực của việc giúp đỡ người khác có thể giúp chúng ta
kiểm soát bản thân tốt hơn.
Các hình thức giao tiếp
Giao tiếp gồm giao tiếp bằng ngôn ngữ và
giao tiếp mở rộng.
Giao tiếp còn là một sự kết hợp giữa ngôn ngữ,
ngôn ngữ kĩ hiệu và sự truyền đạt là lời nói, ngữ
điệu, cử chỉ điệu bộ và ngôn ngữ cơ thể.
Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ không lời (kí
hiệu, tín hiệu)
Trong quá trình giao tiếp, con người không
những sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt thông tin
mà con người còn sử dụng những cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt,... để thể hiện sự cảm xúc và
các nội dung khác của thông tin như là nhấn mạnh, đồng tình hay phản đối...
Hệ thống tín hiệu này không có nội hàm ý nghĩa chính xác, rành mạch. Việc phát
hiện, nghiên cứu và phân tích giá trị giao tiếp của chúng giúp ta hiểu biết sâu sắc hơn
thế giới tinh thần và ngôn ngữ biểu cảm đặc trưng của con người.
Thông qua phương tiện giao tiếp ngôn ngữ không lời ta có thể thu được những thông
tin sau:
● Thông tin về trạng thái tình cảm tức thời (giận dữ, đau khổ, cay cú,…).
● Thông tin về thái độ liên nhân cách (yêu, hợp tác, chơi trội…).
● Thông tin về vị thế xã hội của đối tượng (tuổi, giới, vị trí xã hội…).
Các thông tin này được biểu hiện bằng các kênh giao tiếp phi ngôn ngữ khác nhau:
bằng nét mặt, bằng giọng nói, cử chỉ, hay sử dụng phạm vi không gian; bằng kí hiệu hay
bằng vật chất.
Giao tiếp bằng nét mặt
Vận động của các tổ hợp cơ khác nhau trên khuôn mặt tạo ra những nét mặt khác
nhau. Qua những nghiên cứu người ta cho rằng con người có khả năng biểu lộ 6 trạng
thái tình cảm qua nét mặt: vui mừng, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, giận, ghê tởm. Từng vùng
của khuôn mặt biểu lộ những trạng thái khác nhau: sự sợ hãi biểu lộ xung quanh mắt, sự
ghê tởm biểu lộ ở vùng dưới của khuôn mặt (mũi trở xuống). Trong đa số các trường
hợp, sự thay đổi nét mặt diễn ra một cách vô thức xuất phát từ những tình cảm khác
nhau mà cá nhân trải nghiệm ở từng thời điểm nhất định. Tuy nhiên trong một số hoàn
cảnh cá nhân bộc lộ thái độ quan nét mặt một cách có ý thức: diễn viên, điệp viên, các
nhà chính khách.
Vùng quanh mắt, tạo hướng ánh mắt, thường biểu lộ nhiều thông tin giao tiếp, trong
đó thì thể hiện sự chú ý là yếu tố giao tiếp quan trọng.
Giao tiếp bằng cử chỉ, tư thế của thân thể
Mỗi vùng trên cơ thể của chúng ta đều do một tổ hợp cơ, thần kinh phụ trách. Các cơ

214
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

vận động dẫn đến sự thay đổi tư thế, tạo ra cử chỉ hay điệu bộ. Ngoài ra những cử chỉ,
vị trí của cơ thể cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng trong giao tiếp xã
hội.
Giao tiếp bằng cử chỉ: bao gồm vận động của đầu, của bàn tay, cánh tay. Nhiều cử
chỉ mang nội dung của ngôn ngữ kí hiệu. Ví dụ, vận động của đầu có thể là đồng ý hay
không đồng ý, của bàn tay có thể là lời mời, sự từ chối hay van xin,...
Giao tiếp bằng tư thế thân thể: tư thế có liên quan với vai trò vị trí xã hội của cá nhân.
Thường thường, một cách vô thức, nó bộc lộ hình ảnh cá nhân mà chủ thể cảm nhận
được về chính mình. Ví dụ: tư thế ngồi thoải mái đầu hơi ngả về phía sau là tư thế của
người bề trên lãnh đạo. Tư thế hơi cuối xuống tựa hồ như lắng nghe là tư thế của nhân
viên cấp dưới. Tư thế cũng thể hiện thái độ của đối tượng giao tiếp: tính đàn anh thường
khoanh tay, chống nạnh đầu ngửa về phía sau.
Sử dụng không gian trong giao tiếp
Đây cũng là một vấn đề được nhiều nhà tâm lý nghiên cứu. Việc sử dụng không gian
trong giao tiếp có liên quan nhiều đến yếu tố văn hóa. Người Đan Mạch sử dụng khoảng
không gian giao tiếp nhỏ hơn người Anh. Người Nhật sử dụng khoảng không gian nhỏ
hơn người Mỹ. Chưa có bất kỳ nhận định nào về khoảng cách giao tiếp đối với người
Việt Nam. Tuy nhiên, tiếng Việt với sự đa dạng của các thanh điệu có thể khiến người
Việt cần một khoảng cách giao tiếp nhỏ.
Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ có lời
Sự giao tiếp được thực bằng lời nói (nói, viết hay các hình thức sử dụng lời nói qua
phương tiện truyền thông) công cụ bậc cao của giao tiếp. Nó đem lại những thông tin
phong phú trong quá trình giao tiếp.
Ngôn ngữ nói: lời nói
Là loại ngôn ngữ hướng vào người khác được biểu đạt bằng âm thanh và được thu
nhận bằng cơ quan phân tích thính giác.
Trong giao tiếp bằng lời nói có thể sử dụng thanh điệu, ngữ điệu, trọng âm để bổ sung
cho nội dung lời nói.
Các nguyên tắc sử dụng lời nói:
Một ý tưởng được diễn đạt tốt trong giao tiếp thông thường, đảm bảo các nguyên
tắc:
▪ Rõ ràng: thông điệp phải rõ ràng để người nhận chỉ hiểu theo một nghĩa duy nhất.
▪ Nhắc lại: thông tin qua lời nói không có tính lặp lại nên việc nhắc lại để đảm bảo
lấy được thông tin là cần thiết
▪ Cần có bổ sung bằng các giao tiếp không lời.
Ngôn ngữ viết
Là loại ngôn ngữ hướng vào người khác, được biểu đạt bằng chữ viết và được thu
nhận bằng thị giác. Ngôn ngữ viết có thể cho phép con người tiếp xúc với nhau một cách
gián tiếp trong những khoảng không gian và thời gian lớn. Ngôn ngữ viết có những yêu
cầu nhất định đối với cả người đọc và người viết. Trong ngôn ngữ viết người viết không
thể sử dụng những phương tiện hỗ trợ như: giọng nói cử chỉ, điệu bộ nét mặt…. Do vậy
215
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

ngôn ngữ viết phải có những yêu cầu chặt chẽ hơn cả: phải tuân theo đầy đủ các quy tắc
ngữ pháp, chính tả và logic.
Ngôn ngữ viết có tính lặp lại, đảm bảo tiếp nhận thông tin đầy đủ hơn.
Mỗi phương tiện giao tiếp, dù là phương tiện ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ; vật chất
hay phi vật chất đều có những mặt mạnh và mặt yếu của nó.
Những chú ý khi sử dụng các phương tiện giao tiếp về mặt truyền thông
- Ngữ điệu của lời nói: vừa phải, mang âm điệu tích cực. Tùy thuộc vào địa điểm nơi
diễn ra cuộc giao tiếp, số lượng người tham gia để điều chỉnh âm lượng cho phù hợp.
Tốc độ nói phù hợp với người nghe.
- Cần chú ý tới tính quy ước về ý nghĩa của ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp. Các quy
ước ý nghĩa này là riêng cho từ hoặc tập hợp từ mà nhóm hay cá nhân nào đó thường sử
dụng. Quy ước này thường ước lệ, chịu ảnh hưởng của văn hóa, đặc điểm dân tộc, cộng
đồng mà cá nhân sống. Điều này giúp ta hiểu đúng thông tin mà đối tượng muốn truyền
tải. Thói quen, kỹ xảo, phương thức sử dụng những ngôn ngữ này liên quan chặt chẽ tới
sự phát triển kinh tế, xã hội, địa phương, dân tộc, nghề nghiệp, lứa tuổi, trình độ học
vấn, sức khỏe và tâm lý.
- Khi nói chuyện cần tập trung vào chủ đề cần thảo luận, đảm bảo mục đích của mối
quan hệ thày thuốc bệnh nhân trong giao tiếp đang diễn ra.
Các loại giao tiếp
Phân loại theo phương thức giao tiếp
• Giao tiếp trực tiếp:
Chủ thể và đối tượng giao tiếp mặt đối mặt với nhau, trực tiếp phát và nhận thông
tin.
• Giao tiếp gián tiếp:
Là loại giao tiếp được thực hiện khi chủ thể và đối tượng giao tiếp ở xa nhau, họ
phải dùng những phương tiện giao tiếp cụ thể để giao tiếp với nhau như thư từ, điện
tín… Hoặc giao tiếp thông qua các hình thức văn bản, văn học…
• Giao tiếp trung gian:
Đây là loại giao tiếp vừa trực tiếp vừa gián tiếp, qua các phương tiện truyền thông
hiện đại, như nói chuyện qua điện thoại.
Phân loại theo quy cách và nội dung giao tiếp
• Giao tiếp chính thức:
Là loại giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm chính thức. Sự giao tiếp này được
thực hiện theo chức trách, nhiệm vụ, quy chế, quy định của luật pháp, của phong tục…ví
dụ: giao tiếp trong hoạt động nghề nghiệp như giáo dục, y tế…
• Giao tiếp không chính thức:
Là loại giao tiếp giữa các nhóm không chính thức, ví dụ, giao tiếp giữa những
người thân, những người cùng ham muốn, sở thích…
Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp thầy thuốc – người bệnh
Cũng như bất kỳ hoạt động giao tiếp nào, giao tiếp thầy thuốc – bệnh nhân chịu ảnh

216
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

hưởng nhiều của các yếu tố từ phía chủ thể giao tiếp, cụ thể là từ phía người bệnh và từ
phía thầy thuốc.
Các yếu tố ở các bên giao tiếp
Ở cả phía thày thuốc và người bệnh
Các yếu tố sinh học
Yếu tố thường gặp nhất ở những người bệnh là triệu chứng đau. Đau có nhiều loại
khác nhau: đau từng cơn, đau âm ỉ, đau quặn…Đau có thể khu trú ở một bộ phận của cơ
thể hoặc toàn thân. Cường độ của cảm giác đau cũng khác nhau. Trong trạng thái đau,
sự giao tiếp của người bệnh với thầy thuốc cũng gặp nhiều cản trở do tri giác bị cản trở.
Sốt cũng là một triệu chứng thường gặp. Khi sốt cao, người bệnh bị cản trở trong toàn
bộ nhận thức, kể bệnh một cách khó nhọc, kém mạch lạc.
Bệnh cơ thể tạo ra một stress lớn đối với người bệnh. Trạng thái stress cũng chi phối
nhiều đến giao tiếp của người bệnh với thầy thuốc.
Về phía thày thuốc, khi cơ thể suy yếu hoặc bị stress đương nhiên cũng ảnh hưởng
đến giao tiếp.
Đặc điểm tâm lý – nhân cách
Trong số những đặc điểm tâm lý, những khía cạnh như: các kĩ năng, nhu cầu giao
tiếp của cá nhân có ảnh hưởng nhất định đến quá trình giao tiếp của cả thày thuốc và
người bệnh. Tuy nhiên, là người chủ động trong giao tiếp, thày thuốc phải học tập và
trau dồi năng lực để không chỉ giao tiếp cá nhân tốt, mà còn hỗ trợ người bệnh.
Bên cạnh đó, có thể dễ dàng nhận thấy những đặc điểm nhân cách khác nhau cũng
kéo theo những dạng phản ứng khác nhau của người bệnh đối với bệnh. Người có dạng
phản ứng phủ định bệnh thường đánh giá thấp các dấu hiệu của bệnh, trong khi người
có nét tính cách phân li thường tô đậm vai trò của các triệu chứng bệnh.
Đặc điểm xã hội của người bệnh
Trong giao tiếp với thầy thuốc, những người có học vấn, có những hiểu biết xã hội
nhất định thường hay kể một cách chi tiết về bệnh. Họ không chỉ muốn kể cho thầy
thuốc vấn đề sức khỏe mà còn muốn diễn giải nguyên nhân (theo suy luận của họ) dẫn
đến những vấn đề đó. Đối với những người có trình độ học vấn thấp, ít giao lưu xã hội,
lời kể bệnh của họ thường ngắn. Họ thường gặp khó khăn khi phải tìm từ phù hợp để
mô tả trạng thái bệnh.
Các đặc điểm nghề nghiệp cũng có ảnh hưởng đến giao tiếp của bệnh nhân. Bệnh
nhân là kế toán hay là người làm kĩ thuật sẽ có thói quen kể chi tiết và tính chính xác
cao. Những nghệ sĩ sẽ nhấn mạnh vào chi tiết họ quan tâm, và thường là chi tiết có tính
phô diễn.
Hoàn cảnh kinh tế cũng ảnh hưởng dến giao tiếp. Những người có hoàn cảnh khó
khăn thường rụt rè, kể bệnh ít một…
Thày thuốc cần trải nghiệm nhiều giao tiếp và học hỏi các kiến thức tâm lý xã hội để
hỗ trợ bệnh nhân.
Các kĩ năng- trạng thái tâm lý thầy thuốc có thể rèn luyện
Kĩ năng truyền thông trong giao tiếp: Đây là kỹ năng mà người thầy thuốc cần rèn luyện
217
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

cả về khía cạnh cung cấp thông tin và tính thuyết phục.


Những kĩ năng này có thể được hình thành trong quá trình học tập cũng như trong
hoạt động nghề nghiệp của mình (quá trình tự đào tạo). Hiện nay, đào tạo về giao tiếp
còn được thực hiện nhiều trong các chương trình có tên “kĩ năng sống” hay “kĩ năng
mềm”. Tuy nhiên, việc đào tạo chạy đua theo khía cạnh truyền thông trong giao tiếp mà
quên đi các yếu tố căn bản khác của cá nhân. Mặt khác, kĩ năng thì cần được thực hành,
tập dượt, chứ không chỉ là những chỉ dẫn bằng lời nói.
Mức độ tự tin và kiến thức chuyên môn
Sự tự tin vào khả năng giao tiếp phụ thuộc một phần đáng kể vào kiến thức chuyên
môn cũng như kiến thức xã hội của người thầy thuốc, tạo nên tính thuyết phục trong
giao tiếp. Điều này cũng góp phần giải thích tại sao nhiều bác sĩ có tuổi đời và tuổi nghề
cao thường tự tin vào khả năng giao tiếp của mình.
Các đặc điểm nhân cách
Cũng như những người khác, các đặc điểm nhân cách của thầy thuốc cũng ảnh hưởng
đến giao tiếp của họ với người bệnh. Có người thiên về hướng ngoại, giao tiếp rộng
nhưng cũng có người thiên về hướng nội, không quá vồn vã trong lần gặp đầu tiên. Tuy
nhiên, thày thuốc cần nhận biết các điểm mạnh của bản thân để phát triển.
Các yếu tố sức khỏe tâm lí và thể chất
Sau một đêm trực vất vả, sau phiên mổ căng thẳng hoặc đang phải bận tâm, lo lắng
về những công việc cá nhân hay việc chung,... trạng thái tâm lí của thầy thuốc lúc này
chưa thực sự tối ưu cho giao tiếp. Nhưng không thể không nhắc tới sự chủ động tập
luyện để nâng cao sức khỏe thể chất của đội ngũ y bác sĩ, cũng như chủ động tổ chức
các hoạt động nội bộ để giảm các stress không cần thiết.
Các yếu tố khách quan
Chương trình đào tạo
Giao tiếp chính thức đã được chuyên nghiệp hóa, đòi hỏi các nhà chuyên môn một
tác phong chuyên nghiệp.
Sự phát triển của y học hiện đại
Trong những thập ki gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của ki thuật và công nghệ đã
đem lại những thay đổi to lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con người. Các phương
tiện máy móc hiện đại đã giúp cho công việc chẩn đoán và điều trị cũng như chăm sóc
được thuận lợi hơn, thày thuốc tự tin hơn. Tuy nhiên nó cũng rút ngắn thời gian tiếp xúc
của thầy thuốc với người bệnh. Bởi vậy, việc học tập một kĩ năng giao tiếp chuyên
nghiệp càng cần thiết hơn bao giờ hết.
Áp lực công việc và lối sống công nghiệp
Mặc dù không phải là nguyên nhân duy nhất nhưng trong những năm gần đây ở nước
ta, tại nhiều bệnh viện, sự quá tải vẫn tiếp diễn. Bệnh nhân đến khám rất đông nên bác
sĩ không thể dành nhiều thời gian cho từng người. Trong các khoa điều trị, tình hình
cũng tương tự. Một bác sĩ phụ trách nhiều bệnh nhân, áp lực luân chuyển bệnh nhân
nhanh trong khi còn có nhiều công việc khác phải làm. Những vấn đề giao tiếp của thầy
thuốc với người bệnh vầ gia đình của họ, thường được đề cập dưới cái tên: tâm lý tiếp
218
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

xúc, vẫn đang là vấn đề hiện thời trong ngành Y tế.


Giao tiếp chuyên nghiệp của thầy thuốc
Byrne P. và Long B. (1976) đã phân tích 2500 băng ghi âm các cuộc tiếp xúc của bác
sĩ với người bệnh. Các tác giả nhận thấy có 2 phương cách giao tiếp chính: giao tiếp
thầy thuốc là trung tâm và phong cách người bệnh là trung tâm.
Giao tiếp thầy thuốc là trung tâm (Doctor - Centered)
Có thể dễ dàng nhận thấy đây là phong cách giao tiếp dễ bị lạm dụng. Theo một số
cách phân loại khác, phong cách giao tiếp này được xếp với tên gọi: độc đoán hoặc gia
trưởng.
Trong quan niệm của nhiều người, kể cả những người ngoài ngành y, thầy thuốc có
quyền lực tuyệt đối trong việc chẩn đoán bệnh, ra các mệnh lệnh điều trị. Người bệnh
được quyền là tuyệt dối chấp hành đúng, phục tùng mệnh lệnh của bác sĩ.
Những thầy thuốc có phong cách giao tiếp này thường nói nhiều hơn nghe, đánh giá
cao những thông tin do mình đưa ra và ngược lại, đánh giá thấp những thông tin từ phía
người bệnh. Trong quá trình khám bệnh, họ thường sử dụng các câu hỏi đóng, nhiều
thuật ngữ chuyên môn, quan tâm đến những khía cạnh, triệu chứng sinh học mà không
quan tâm đến những suy nghĩ, cảm xúc của người bệnh.
Hình thức giao tiếp này vẫn rất cần thiết và là hình thức giao tiếp chủ yếu trong các
tình huống chuyên môn sâu, cần xử lý bằng chuyên môn là chính như các tình huống
cấp cứu, các tình huống tránh lây nhiễm...
Giao tiếp người bệnh là trung tâm (Patient - Centered)
Phong cách giao tiếp người bệnh là trung tâm có nhiều điểm khác so với phong cách
giao tiếp thầy thuốc là trung tâm. Thầy thuốc có phong cách giao tiếp người bệnh là
trung tâm dặt người bệnh với những vấn đề của họ làm trọng tâm. Trong quá trình thăm
khám, thầy thuốc còn quan tâm những vấn đề, những khó khăn trong cuộc sống mà
người bệnh gặp phải trong quá trình bị bệnh. Bởi vì chúng ta biết, các yếu tố này có tác
động rất lớn đến quá trình phát bệnh, tiến triển bệnh, đặc biệt là quá trình điều trị bệnh
sau này. Câu hỏi mà bác sĩ hay dùng là câu hỏi mở. Bên cạnh đó, bác sĩ thường dùng
những từ ngữ dễ hiểu, không lạm dụng thuật ngữ chuyên môn. Điều đáng lưu ý nữa là
bác sĩ khuyến khích người bệnh tham gia tích cực vào quá trình diều trị: tham gia vào
các quyết định thực hiện những kĩ thuật, phương pháp chẩn đoán và điều trị. Đây là hình
thức giao tiếp chủ yếu trong các khoa điều trị bệnh mạn tính, chăm sóc bệnh nhân...
Các kĩ thuật giao tiếp chuyên nghiệp của người thầy thuốc
Kĩ thuật khai thác thông tin
Kỹ năng đặt câu hỏi
Trong thực hành lâm sàng, có thể do sức ép về thời gian nên các bác sĩ đặt quá nhiều
câu hỏi mà không để cho người bệnh có thể kể về họ. Để làm được điều này, nên đặt
cho người bệnh những câu hỏi mở. Ví dụ: “Những vấn đề chính của anh là gì?”
Khi cần để khẳng định thông tin, nhất là khi bệnh nhân lan man, thì có thể đặt câu hỏi
đóng (đúng/sai), ví dụ: “đêm qua anh đỡ đau rồi phải không?”. Tuy nhiên cũng nên tránh
những câu hỏi mang tính chất gợi ý câu trả lời, dạng như: “Anh ngủ kém lắm phải
219
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

không?”.
Không đặt những câu hỏi dài, phức tạp hoặc có nhiều ý. Khi câu hỏi có nhiều mệnh
đề, ví dụ: “Anh ăn được mấy bát cơm một bữa? Ăn có ngon miệng không? Có thấy sợ
thịt mỡ không?”, thường thì người bệnh chỉ trả lời được ý sau cùng hoặc ý nổi trội nhất
đối với họ.
Trong quá trình hỏi bệnh, tránh hỏi những câu hỏi mang tính chất chỉ điểm. Điều này
có thể gặp khi người thầy thuốc thấy người bệnh lúng túng trong việc tìm từ thích hợp
để diễn tả. Gợi ý của bác sĩ, nếu không cân nhắc sẽ vô tình rơi vào câu chỉ điểm và có
thể dẫn người bệnh kể chuyện theo hướng khác.
Hãy cổ vũ người bệnh đặt câu hỏi. Trong quá trình hỏi bệnh, thông thường sau một
số câu hỏi mở, thầy thuốc thường đặt câu hỏi để làm rõ một/một số yếu tố nào đó. Việc
động viên người bệnh đặt câu hỏi không chỉ nhằm tránh bỏ sót vấn đề mà còn là một kĩ
năng thúc đẩy người bệnh tham gia tích cực hơn vào quá trình xác định và giải quyết
những vấn đề của chính họ.
Khi thông báo, trao đổi với người bệnh về một kĩ thuật xét nghiệm cần phải làm hoặc
biện pháp điều trị hay thuốc mới, đừng quá chi tiết, tô đậm những khía cạnh âm tính của
vấn đề, ví dụ, những đau đớn do kĩ thuật đưa lại hay tác dụng ngoại ý của thuốc.
Không lạm dụng những thuật ngữ y học. Trong thực tiễn lâm sàng, có bác sĩ khi trả
lời người bệnh, thường hay sử dụng cụm từ “ trong chuyên môn gọi là...”, sau đó lại giải
thích cho người bệnh nghĩa của từ đó là gì. Việc này có thể tốt, vì thể hiện tính chuyên
nghiệp. Nhưng nếu không thực sự nắm chắc ý nghĩa từ ngữ, hoặc sử dụng chỉ nhằm mục
đích hù dọa bệnh nhân, thì sẽ gây ra các vấn đề y sinh.
Khi diễn giải cho người bệnh một vấn đề gì thì nên dùng những từ đơn giản, dễ hiểu
và đặc biệt phải chú ý đến những đặc điểm cá nhân - xã hội của người bệnh. Có bác sĩ
đã bị phàn nàn là gợi ý đưa tiền khi người bệnh cứ nài nỉ bác sĩ xem trường hợp của ông
ta có phẫu thuật được không. Thay vì giải thích rằng không cần thiết phải mổ thì bác sĩ
lại nói đùa rằng: “Nhà ông có mấy con bò mà định mổ”.
Khi thu nhận hoặc cung cấp thông tin, không được phán xét, phê bình người bệnh.
Hãy cứ để người bệnh kể hết, bộc bạch hết vấn đề của mình và tự thừa nhận những thói
quen xấu, có hại cho sức khỏe của mình. Điều mà chúng ta hướng đến là nhận thức của
bệnh nhân để thay đổi hành vi, chứ không phải nhận lỗi và để đó.
Lôi cuốn người bệnh tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đề của mình.
Nếu có sự lựa chọn, hãy để người bệnh lựa chọn kĩ thuật chẩn đoán, phưong án điều trị.
Bác sĩ là nhà tham vấn, phân tích rõ những ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.
Hoặc như ví dụ trên đã đề cập, bác sĩ không phải là người yêu cầu người bệnh bỏ thuốc
lá mà đóng vai trò là người tham vấn, hỗ trợ người bệnh tự đưa ra quyết định và xác lập
những biện pháp thực hiện cũng như giám sát việc thực hiện kế hoặch thay đổi thói
quen.
Hãy đặt bản thân mình vào vị trí của người bệnh để có thể cảm nhận tâm trạng, suy
nghĩ của người bệnh và nhìn nhận vấn đề từ góc nhìn của họ. Điều này có thể giúp cho
thầy thuốc đưa ra các tư vấn phù hợp với cá nhân người bệnh.
220
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Kỹ thuật phản hồi tích cực


Trong khi bệnh nhân cung cấp thông tin, người thầy thuốc cần phải đưa ra các tín
hiệu bằng cả lời nói và không lời để cho bệnh nhân thấy việc lắng nghe hay tiếp nhận
này đang được thực hiện, và thày thuốc đang tích cực xử lý thông tin tiếp nhận được..
Ghi chép Là một tín hiệu phù hợp. Nếu cần thiết, người thầy thuốc lược ghi những
thông tin cần thiết. Do người bệnh kể bằng ngôn ngữ của mình nên trong trường hợp
chưa hiểu kĩ hoặc có điều gì nghi ngờ, thầy thuốc có thể hỏi lại hoặc nhắc lại thông tin
mà người bệnh đưa ra.
Tôn trọng sự riêng tư của người bệnh
Khi trò chuyện chỉ có hai người thì vấn đề riêng tư không phải là lớn. Tuy nhiên khi hỏi
chuyện trong phòng bệnh có đông người bệnh và người nhà của họ thì lại cần lưu ý đến
những khía cạnh riêng tư của từng người bệnh.
Kĩ thuật kết thúc
Kỹ thuật kết thúc tốt là đưa ra thông điệp cho bệnh nhân thấy rằng, thông tin cần thêm
thời gian xử lý, và chuẩn bị cho lần gặp tiếp theo, chứ không phải là không giao tiếp
nữa. Vì vậy cần thực hiện các việc sau:
Cần phải khẳng định được những căn dặn của thầy thuốc đã được người bệnh hiểu
đúng và nhớ. Có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người bệnh nhắc lại những dặn dò, yêu
cầu.
Cuối cùng là việc xác định những nội dung cần trao đổi cho lần gặp tiếp theo.
Giao tiếp với người bệnh cao tuổi và trẻ em
Giao tiếp với người bệnh cao tuổi
Tuổi già thường có tốc độ phản xạ chậm, suy giảm độ tinh tế của các vận động, dạng
như ăn cơm hay rơi vãi. Nhịp sinh học cũng thay đổi, đêm ngủ ít, đi ngủ sớm nhưng dậy
rất sớm, không hài lòng về giấc ngủ. Người già cũng dễ gặp các bệnh, ví dụ như về tìm
mạch, khớp, cột sống... Về sức khỏe tâm trí, người già thường giảm sút trí nhớ, kém tập
trung chú ý, tư duy chậm chạp, dễ thay đổi phản ứng cảm xúc. Toàn bộ những biến đổi
về cơ thể và tâm lý, đối với người già đều là các vấn đề. Sự suy giảm tốc độ phản xạ
khiến cho người già dễ bị rơi lại phía sau, do vậy cũng không khó hiểu khi biết rằng
người già dễ bị trầm cảm, cảm giác cô đơn, bị bỏ mặc.
Trong giao tiếp với người già, ngoài những đặc điểm trên, thầy thuốc cũng cần lưu ý
đến một số khiếm khuyết thường gặp, ảnh hưởng trực tiếp đến giao tiếp, đó là giảm sút
về ngôn ngữ và thính giác. Khi giao tiếp với những bệnh nhân có khiếm khuyết về ngôn
ngữ, về thính giác, cần lưu ý một số điểm sau:
• Tốc độ giao tiếp chậm, phù hợp với người bệnh
• Không cố đoán những gì bệnh nhân định nói.
• Sử dụng các phương tiện giao tiếp hỗ trợ hoặc thay thế như: tranh vẽ, kí hiệu, các câu
đã được chuẩn bị để đọc.
• Sử dụng “phiên dịch” nếu có, trong trường hợp này thường là người nhà.
Giao tiếp với bệnh nhi
Giao tiếp với bệnh nhi cũng có những điểm khác biệt nhất định.
221
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Những khó khăn thường gặp khi giao tiếp với bệnh nhi
• Trẻ thường không đủ ngôn ngữ trong giao tiếp, không có đủ tư duy, kiến thức xã hội
cho giao tiếp, nên về cơ bản trẻ không chủ động trong giao tiếp được. Khó hình dung
hoặc hiểu trẻ khi giao tiếp.
• Trước đây trẻ cũng đã bị bệnh và phải vào bệnh viện hoặc được thầy thuốc chữa trị.
Có thể chúng vẫn còn ấn tượng đau đớn. Đặc biệt có những trường hợp hình tượng bác
sĩ được đưa ra để dọa trẻ: “Ăn đi, không mẹ gọi bác sĩ tiêm cho con. Bác sĩ mà tiêm là
đau lắm”.
• Sợ trẻ vặn vẹo, giẫy giụa khi bị đau hoặc khó chịu (ví dụ, bị đè lưỡi để soi họng). Các
can thiệp dễ gây đau cho trẻ hơn ở người lớn.
• Ngại cha mẹ trẻ sợ quá mức rằng điều xấu có thể xảy ra với con của họ.
Các nguyên tắc giao tiếp chủ yếu
• Tôn trọng trẻ và phát huy điểm mạnh của trẻ
• Hiểu rõ các giai đoạn phát triển tâm lý và sinh lý của trẻ để có giao tiếp phù hợp.
• Tiếp cận trẻ dựa trên những sở thích của trẻ.
Bệnh liên quan thầy thuốc (y sinh)
Bệnh do thầy thuốc là bệnh do nhân viên y tế gây ra. Ngoài cụm từ “bệnh do thầy
thuốc”, trong các tài liệu tiếng Việt, cụm từ “bệnh y sinh” cũng thường được sử dụng.
Bệnh do thầy thuốc không phải là một đơn vị bệnh độc lập. Đó có thể là một bệnh
mới, một triệu chứng mới hay đơn thuần là mức độ trầm trọng của bệnh tăng lên do lời
nói, thái độ, hành vi thiếu thận trọng, thiếu cân nhắc của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế
gây ra.
Trong các cơ sở điều trị - giảng dạy, các bệnh viện thực hành, bệnh do thầy thuốc có
thể là do giao tiếp, hướng dẫn thực hành của giáo viên tại buồng bệnh với sự chứng kiến
của bệnh nhân. Bệnh cũng có thể là do những sai sót hoặc những sự cố trong khi khám
bệnh, điều trị hoặc chăm sóc (dùng nhầm thuốc, dùng thuốc quá liều, dị ứng thuốc...).
Tuy nhiên, rối loạn không chỉ do bác sĩ sai sót, mà còn do đặc điểm nhân cách của
người bệnh, các quy gán xã hội… Vì vậy, bác sĩ không chỉ học các kiến thức y khoa,
mà còn cần có kiến thức tâm lý, xã hội.

222
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

KỸ NĂNG HỎI BỆNH SỬ

ĐẠI CƯƠNG
Hỏi bệnh sử thực chất là quá trình giao tiếp để người bệnh cung cấp thông tin về các
triệu chức và các diễn biến của các triệu chứng cho bác sĩ. Vậy, chúng ta hiểu rằng nếu
quá trình giao tiếp tốt thì chất lượng thông tin cung cấp từ người bệnh sẽ đầy đủ và đạt
yêu cầu chuyên môn.
THỰC HIỆN
Chào và hỏi tên người bệnh, giải thích mục đích của cuộc giao tiếp
Bác sĩ cần là người chủ động trong quá trình giao tiếp với người bệnh.
- Bác sĩ chủ động chào người bệnh, mời người bệnh ngồi xuống ghế. Bác sĩ tự
giới thiệu tên mình, hỏi tên người bệnh.
- Bác sĩ giải thích lý do cần hỏi bệnh sử và đề nghị người bệnh cung cấp thông
tin.
- Sau đó, bác sĩ cần sử dụng đại từ nhân xưng phù hợp của người bệnh trong suốt
quá trình giao tiếp .
Nhìn và quan sát
Thiếp lập giao tiếp bằng ánh mắt và duy trì hình thức giao tiếp này để quan sát
ngôn ngữ không lời của người bệnh.
- Ánh mắt bác sĩ nhìn thẳng vào mắt người bệnh một cách lịch sự.
- Trong khi đặt câu hỏi và nghe người bệnh trả lời, bác sĩ nên quan sát thái độ và
ngôn ngữ không lời của người bệnh. Khi quan sát, bác sĩ sẽ phát hiện được những biểu
hiện của người bệnh qua ngôn ngữ không lời mà đôi khi người bệnh không muốn nói
ra.
- Người bệnh bảo không đau nhưng thực tế quan sát thấy mặt người bệnh tái, toát
mồ hôi, nhăn nhó, tay ôm bụng… chứng tỏ người bệnh đang lên cơn đau bụng.
- Người bệnh nói rất khó thở nhưng lời nói vẫn rõ ràng, rành mạch, tiếng nói to,
nói liên tục… chứng người bệnh không khó thở.
Sử dụng câu hỏi mở
Mở đầu quá trình giao tiếp và tìm hiểu bệnh sử, bác sĩ cần sử dụng các câu hỏi mở
nhằm mục đích tạo điều kiện cho người bệnh nói về khó khăn của bản thân bằng ngôn
ngữ của mình và để bác sĩ thu thập được nhiều thông tin.
- Các câu hỏi mở được dùng để hỏi về thời gian, diễn biến bệnh lý, triệu chứng
chính, mức độ nặng nhẹ và các vấn đề liên quan. Câu hỏi mở được bắt đầu bằng cụm
từ: anh/chị/bác hãy kể lạị…? và kết thúc bằng: …..như thế nào?. Trình tự logic của các
câu hỏi cụ thể như sau:
+ Biểu hiện của bệnh: bác hãy kể về lúc bắt đầu bị bệnh là khi nào và biểu hiện
bệnh như thế nào?
+ Vấn đề nổi bật (triệu chứng chính): bác vừa nói bác đị đau tại ngực trái, bác
hãy kể chi tiết về triệu chứng đau này?

223
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

+ Thời gian: thời gian diễn biến của bệnh như thế nào?
+ Các triệu chứng liên quan: bác có thấy những dấu hiệu gì khác xuất hiện cùng
bệnh không? Các dấu hiệu đó như thế nào?
+ Thuốc đã dùng: Bác đã được điều trị bệnh này như thế nào trước khi đến bệnh
viện này?
+ Kết quả của các điều trị đã sử dụng: khi điều trị thuốc đó bác thấy bệnh mình
thay đổi như thế nào?
+ Nguyên nhân: bác hãy kể lại những lý do mà bác cho rằng gây nên bệnh này?
+ …..
- Sử dụng câu hỏi mở tốt là tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh tự nói ra những
vấn đề sức khỏe của họ. Bác sĩ hỏi từng câu và khuyến khích người bệnh trả lời. Không
hỏi gộp nhiều câu hỏi một lúc vì sẽ làm người bệnh khó trả lời hoặc đưa ra nhiều thông
tin lộn xộn.
Lắng nghe người bệnh nói và khuyến khích người bệnh bằng ngôn ngữ không lời
Bác sĩ cần sử dụng ngôn ngữ có lời và không lời để khuyến khích người bệnh tiếp tục
câu chuyện của mình hoặc dừng mạch nói chuyện của người bệnh lại khi cảm thấy đã
đủ lượng thông tin.
Sử dụng câu hỏi đóng
Cần kết hợp linh hoạt giữa câu hỏi mở và câu hỏi đóng. Sau khi đã thu nhận đủ thông
tin và người bệnh đã có thời gian trình bày về vấn đề sức khỏe họ cần bác sĩ giúp đỡ.
Bác sĩ cần sử dụng câu hỏi đóng để khẳng lại thông tin và chuyển sang vấn đề khác.
Câu hỏi đóng thường được bắt đầu bằng: Có phải anh/chị/bác…? và/hoặc kết thúc
bằng… đúng không?
- Biểu hiện của bệnh: như vậy là bác bị bệnh cách đây 1 tuần và có đau ngực trái
kèm theo sốt, đúng không?
- Vấn đề nổi bật (triệu chứng chính): triệu chứng làm bác khó chịu nhất là đau
ngực trái có phải không?
- Thời gian: bác nói rằng bệnh của bác diễn biến trong suốt một tuần đúng
không?
- Các triệu chứng liên quan: trong cơn sốt bác có cảm thấy rét run và phải đắp
chăn không?
- Thuốc đã dùng: bác đã dùng 2 viên Efferalgan từ sáng tới giờ đúng không?
- Kết quả của các điều trị đã sử dụng: khi dùng Efferalgan thì bác thấy hết sốt
được 3-4 giờ có phải không?
- Nguyên nhân: bác cho rằng mình bị lây bệnh từ đồng nghiệp cùng phòng đúng
không?
Nhiều người bệnh có xu hướng kể chuyện dài dòng, lan man. Lúc này, bác sĩ có
thể sử dụng một câu hỏi đóng để ngắt lời người bệnh một cách lịch sự và chuyển nội
dung giao tiếp theo mục đích của bác sĩ.
- Người bệnh: …. tôi vẫn đau nhiều, hôm qua tôi vẫn đau ở ngực trái, đau âm ỉ
rất khó chịu. Tôi lại dùng thuốc giảm đau thì đỡ được một lúc rồi lại đau…
224
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

- Bác sĩ: bác đã kể khá nhiều về đau ngực trái. Trong cơn đau, bác có thấy hoa
mắt, chóng mặt không?
(Hoặc)
- Bác sĩ: như vậy là bác có đau âm ỉ ở ngực trái trong một tuần. Bác đã đi khám
và điều trị ở đâu chưa?
Tóm tắt thông tin của người bệnh
Thông tin trong quá trình hỏi bệnh sử cần được bác sĩ tóm tắt lại để người bệnh kiểm
tra lại toàn bộ thông tin.

225
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

KỸ NĂNG HỎI TIỀN SỬ

ĐẠI CƯƠNG
Tìm hiểu tiền sử của người bệnh là một phần trong hoạt động hỏi thông tin để lập
hồ sơ bệnh án mà bác sĩ cần thực hiện để chẩn đoán bệnh. Có một danh mục các thông
tin cần hỏi trong phần này.
THỰC HIỆN
1. Chào và hỏi tên người bệnh (bước này có thể đã thực hiện ở phần đầu của lần tiếp
xúc – khi hỏi bệnh sử)
- Chào hỏi người bệnh và mời người bệnh.
- Bác sĩ tự giới thiệu tên và hỏi tên người bệnh.
2. Tiền sử các bệnh đã mắc
Hỏi người bệnh về các bệnh đã mắc, các lần phẫu thuật hoặc nằm viện trước đây.
Cần hỏi kỹ về các bệnh đã mắc như triệu chứng như thế nào? Đã được chẩn đoán và
điều trị ra sao? Đã khỏi hoàn toàn hay chưa?.... Để tránh trường hợp người bênh “tự
chẩn đoán bệnh” chứ trên thực tế không phải vậy.
Với các bệnh mạn tính, chú ý hỏi người bệnh về tình trạng hiện tại và các loại
thuốc (cách điều trị) người bệnh đang dùng (tên thuốc, liều lượng).
3. Tiền sử gia đình
Nhiều bệnh mang tính chất di truyền hoặc có yếu tố gia đình nên cần hỏi kỹ về
tiền sử gia đình: hỏi xem có ai trong gia đình mắc bệnh (hoặc có các triệu chứng) giống
người bệnh không?
Nếu có gợi ý về một bệnh di truyền thì cần hỏi kỹ để xây dựng cây phả hệ về
những người bị bệnh trong gia đình. Người bệnh có thể tránh đề cập tới những người
thân bị bệnh về tâm thần, động kinh hay ung thư. Vì vậy cần khéo léo khi hỏi về những
bệnh này.
Trong một số trường hợp, cần hỏi kỹ về hôn nhân cận huyết thống (hôn nhân
giữa những người có cùng dòng máu trực hệ). Vì có thể liên quan tới một số bệnh do
bất thường nhiễm sắc thể (tan máu bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa, mù màu, bạch tạng…).
4. Thói quen sinh hoạt và môi trường hoạt động
Tiền sử liên quan các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tiền sử nghiện chất
hoặc các hoạt động có nguy cơ với sức khỏe được tìm hiểu qua thói quen sinh hoạt và
môi trường sống.
- Cần hỏi về nơi sinh, nơi cư trú, trình độ học vấn. Những ngừi hay di chuyển có
thể dễ mắc các bệnh lây nhiễm như lao, các bệnh nhiễm ký sinh trùng hoặc những người
dân tộc thiểu số có thể liên quan tới một số bệnh di truyền như Thalassaemia hay hồng
cầu hình liềm.
- Hỏi về nghề nghiệp: Cần hỏi người bệnh làm nghề gì? Tính chất công việc như
thế nào? Có hài lòng với công việc không? Người làm cùng có ai bị bệnh giống người

226
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

bệnh không? Môi trường làm việc có phải tiếp xúc nhiều với bụi, hóa chất hay bệnh tật
không?
“Anh làm nghề gì?”, “Anh làm nghề này lâu chưa?”, “Trước đây anh làm những
việc gì?”
“Bác đã nghỉ hưu rồi ạ? Vậy trước đây bác làm nghề gì?”
- Những thông tin về thói quen sinh hoạt (ăn uống, vận động, sở thích đặc biệt)
có thể liên quan đến các bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp, sán lá gan….
- Thói quen sinh hoạt tình dục (tình dục đồng tính, có một hay nhiều bạn tình,
quan hệ với gái mại dâm…) cũng cần được hỏi kỹ khi có nghi ngờ bệnh lý lây truyền
qua đường tình dục (nhiễm trùng tiết niệu, bộ phận sinh dục, HIV, giang mai, lậu…).
Nếu nghĩ đến người bệnh có thể bị lạm dụng tình dục thì nên đặt những câu hỏi dẫn dắt
một cách tế nhị để giúp họ nói ra vấn đề.
“Một số người bị bệnh vì lạm dụng/tấn công thể chất hoặc tình dục, chuyện đó
có xảy ra với anh/chị/cháu không?
“Chị có từng bị ai đánh đập hay đối xử không tốt với chị không?”
Người bệnh có thể từ chối hoặc ngại trả lời các câu hỏi liên quan tới thói quen
tình dục nên cần giải thích cụ thể lý do hỏi những thông tin này và khẳng định tính bảo
mật nhằm tạo ra sự tin tưởng và thoải mái cho người bệnh.
- Thói quen hút thuốc: cần hỏi người bệnh có bao giờ hút thuốc không? Nếu có
bao nhiêu điếu thuốc (thuốc lá, thuốc lào,…) một ngày và trong bao nhiêu năm? Nếu
người bệnh đã bỏ thuốc thì đã bỏ từ khi nào?
- Thói quen uống rượu: hỏi người bệnh có uống rượu? Nếu có thì uống loại gì?
Mức độ uống và tần suất uống? Tính qui đổi đơn vị cồn tiêu thụ (1 ngụm rượu mạnh
hoặc 200ml bia tương đương với 8-10g cồn, 1 đơn vị = 8g). Chú ý trong trường hợp
nghi ngờ người bệnh là người nghiện rượu (những người này có xu hướng không trung
thực về lượng rượu tiêu thụ) cần hỏi thêm người nhà người bệnh hoặc đòi hỏi một số
câu hỏi gợi ý để xác định tình trạng phụ thuộc vào chất cồn của người bệnh.
“Những người xung quanh có phàn nàn về thói quen uống rượu của anh không?”
“Anh đã bao giờ uống rượu vào buổi sáng để giữ tinh thần tỉnh táo hay phải
uống rượu vào buổi đêm thì mới ngủ được không?”
“Anh có bao giờ cảm thấy xấu hổ hay thấy có lỗi về thói quen uống rượu của
mình không?”
- Tiền sử nghiện chất: người bệnh có từng sử dụng ma túy, thuốc phiện, thuốc lắc
hoặc chất kích thích nào khác không? Thời gian sử dụng? Mức độ sử dụng? Tiền sử
nghiện chất không dễ hỏi vì người bệnh thường giấu. Nhưng bác sĩ có thể nghĩ đến
người bệnh có liên quan đến sử dụng chất kích thích khi thấy họ có biểu hiện say thuốc
hoặc lên cơn nghiện (mắt lờ đờ, phản ứng kém, hay ngáp, tay chân múa may, thích nghe
nhạc rất to,…) hoặc có nhiều vết kim tiêm trên tay, chân.
5. Tiền sử tiêm chủng
Người bệnh đã được tiêm những loại vaccin phòng bệnh gì? Thời gian tiêm? Đặc
biệt với trẻ em cần hỏi tiền sử tiêm chủng các bệnh trong chương trình tiêm chủng quốc
227
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

gia và một số bệnh khác (sởi, bại liệt, uốn ván, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, cúm…).
6. Tiền sử thai, sản
Với phụ nữ cần hỏi kỹ về tiền sử kinh nguyệt (thời gian bắt đầu có kinh, khoảng
cách và tính chất kinh nguyệt, thời gian mãn kinh…), tiền sử thai sản (số lần có thai, số
con sinh sống, đẻ thường hay đẻ mổ, số lần nạo hút, số lần sảy thai…), biện pháp tránh
thai đang sử dụng. Các tình trạng đặc biệt về thai, sản khác.
7. Tiền sử liên quan đến việc di chuyển vào các vùng dịch tễ
Người bệnh có đi đến những vùng đang có bệnh lây nhiễm không? Trong khu
vực người bệnh đang sống có dịch bệnh xảy ra không? Người bệnh có tiếp xúc với ai
đang có bệnh lý giống như người bệnh không?... Người bệnh có vừa đi du lịch không?
Nếu có thì ở đâu? Hình thức ăn uống, sinh hoạt của người bệnh tại nơi du lịch (ăn thức
ăn địa phương hay ăn uống tại các khách sạn lớn, ngủ khách sạn hay cắm trại ngủ ngoài
trời….)? Thông tin về dịch bệnh tại nơi đến?
8. Tiền sử các bệnh dị ứng
Cần khai thác kỹ để tìm thông tin về dị ứng thuốc, đặc biệt các dị ứng với kháng
sinh và các thuốc điều trị dị ứng. Ngoài ra cần hỏi về những biểu hiện của người có cơ
địa dị ứng như dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, dị ứng côn trùng, dị ứng phấn hoa, chàm
thể tạng (ở trẻ em), viêm mũi dị ứng….
9. Tóm tắt và kiểm tra thông tin
Tóm tắt những thông tin chính đã thu thập được và yêu cầu người bệnh đính
chính những thông tin chưa chính xác hoặc bổ sung, làm rõ những phần còn thiếu
“Anh còn muốn nói thêm về chuyện gì nữa không?”

228
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

KỸ NĂNG CUNG CẤP THÔNG TIN

ĐẠI CƯƠNG
Cung cấp thông tin cho người bệnh và gia đình người bệnh là một kỹ năng quan
trọng của người bác sĩ. Mối quan hệ chuyên môn giữa bác sĩ và người bệnh là quan hệ
hai chiều, có trao đổi thông tin để cùng chung mục đích tăng cường hiệu quả chăm sóc
sức khỏe cho người bệnh.
THỰC HIỆN
1. Chuẩn bị nguồn thông tin, tóm tắt biểu biết về người bệnh, hình thức và lựa chọn
ngôn ngữ
Tham khảo phần “Thuyết phục” trong bài Tâm lý xã hội
2. Chào người bệnh và thể hiện sự chuyên nghiệp về chuyên môn tư vấn
Chào người bệnh là để củng cố mối quan hệ chuyên môn với người bệnh và cũng
là để bắt đầu cuộc giao tiếp một cách lịch sự.
Bắt đầu quá trình cung cấp thông tin cho người bệnh bằng việc thể hiện khả năng
chuyên môn mà mình có thể tư vấn tốt.
3. Cung cấp thông tin
Khi cảm thấy người bệnh đã sẵn sàng lắng nghe, tâm lý người bệnh ổn định, bác
sĩ bắt đầu cung cấp thông tin.
- Bác sĩ: theo kết quả nội soi của chị lần trước, tại thực quản có một tổn thương
nhỏ. Tổn thương này tôi đã chỉ cho chị thấy trên ảnh chụp nội soi thực quản.
- Người bệnh: vâng, bác sĩ đã chỉ cho tôi xem hình ảnh đó. Có sao không hả bác
sĩ?
- Bác sĩ: để có thể quan sát tổn thương rõ hơn, tôi nghĩ rằng có thể dùng siêu âm
nội soi
- Người bệnh: siêu âm nội soi là gì hả bác sĩ?
- Bác sĩ: máy siêu âm nội soi có một đầu dò siêu ầm ở đầu ống nội soi. Bác sĩ sẽ
áp sát đầu dò này vào vị trí tổn thương để xem tổn thương có xâm lấn qua thực quản
hay không. Đây là một phương pháp thăm dò được sử dụng để chẩn đoán sớm các tổn
thương bà giúp có hướng điều trị sớm tốt hơn. Tuy nhiên siêu âm nội soi có đặc điểm là
ống nội soi to hơn ống nội soi thường nên chị sẽ cảm thấy khó chịu hơn so với nội soi
thực quản lần trước. Ngoài ra, chị sẽ chi trả nhiều tiền hơn so với nội soi thường…
Đối với những thông tin về các trị liệu, can thiệp cho người bệnh, bác sĩ cần chú
ý:
- Cung cấp thông tin đầy đủ, khách quan, công bằng về ưu điểm, nhược điểm của
từng loại thuốc trong trị liệu, từng phương pháp can thiệp để người bệnh lựa chọn.
- Những tác động của trị liệu, can thiệp đến tình trạng bệnh lý của người bệnh
nếu người bệnh lựa chọn hoặc không lựa chọn trị liệu, can thiệp này.
- Thông tin đầy đủ và công bằng từ bác sĩ sẽ giúp người bệnh lựa chọn được trị
liệu, can thiệp tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cho mình.

229
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Thông tin được cung cấp thành câu ngắn gọn, rõ ràng. Bác sĩ vừa cung cấp thông
tin, vừa giao tiếp bằng ánh mắt để quan sát thái độ, phản ứng của người bệnh, gia đình
người bệnh. Khi người bệnh có những thay đổi về tâm lý, hành vi, bác sĩ cần tạm ngừng
cung cấp thông tin.
4. Tóm tắt lại các thông tin vừa cung cấp cho người bệnh
Quá trình cung cấp thông tin có thể kéo dài với nhiều thông tin được cung cấp.
Để người bệnh dễ hiểu, bác sĩ nên tóm tắt lại các thông tin chính và quan trọng sau từng
chủ đề nhỏ và kiểm tra thông tin đã được tiếp nhận.
- Bác sĩ: như vậy là chúng ta vừa nói đến kết quả siêu âm nội soi của bác đã cho
thấy hình ảnh có khối u đầu tụy. Và khối u này đã gây chèn ép ống mật chủ nên mật bị
ứ động lại gây vàng da, ngứa ngoài da, ăn không tiêu và phân bạc màu. Kế hoạch điều
trị tiếp theo mà tôi dự kiến là bác cần được phẫu thuật để giải quyết tình trạng tắc mật
hiện nay. Bác có cần giải thích gì thêm nữa không?
5. Cung cấp thông tin theo sát yêu cầu: Dành thời gian cho người bệnh hỏi
Người bệnh sẽ có nhiều câu hỏi liên quan đến thông tin vừa cung cấp. Bác sĩ cần
động viên người bệnh hỏi những vấn đề mà họ đang băn khoăn, chưa hiểu rõ và lắng
nghe mọi câu hỏi của người bệnh.
6. Kiểm tra lại toàn bộ thông tin vừa cung cấp và hẹn buổi kế tiếp (nếu cần)
Bác sĩ cần hỏi người bệnh về những thông tin vừa cung cấp để:
- Kiểm tra lại xem người bệnh có hiểu hết lượng thông tin bác sĩ giải thích không?
+ Bác sĩ: chúng ta vừa trao đổi về khá nhiều thông tin. Vậy bác có thể tóm tắt lại
xem chúng ta vừa nói về những vấn đề gì không?
- Kiểm tra xem người bệnh có hài lòng với thông tin vừa được cung cấp không?
+ Bác sĩ: bác có thấy hài lòng với những thông tin mà tôi vừa trao đổi không?
Bác sĩ có cần giải thích thêm điều gì không?
7. Cảm ơn người bệnh và chào tạm biệt
Kết thúc cuộc giao tiếp, bác sĩ nên cảm ơn người bệnh và thông báo rằng bác sĩ
luôn sẵn sàng giúp đỡ người bệnh giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Sau đó,
bác sĩ chào tạm biệt người bệnh.

230
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

KỸ NĂNG THÔNG BÁO TIN XẤU

ĐẠI CƯƠNG
Tin xấu (bad news) được coi là những thông tin không mong đợi của người bệnh.
Thông báo một thông tin như vậy luôn là một vấn đề khó.
Tuy khó khăn nhưng thông báo tin xấu với người bệnh là một kỹ năng mà bất kỳ
bác sĩ nào cũng cần phải học tập và rèn luyện để sẵn sàng đối mặt.
THỰC HIỆN
1. Quá trình chuẩn bị để thông báo tin xấu cho người bệnh
Cần xem xét thể trạng của bệnh nhân trước khi thông báo, nếu cần thiết phải có
can thiệp để đảm bảo bệnh nhân có thể lực đủ để tiếp nhận và ứng phó.
2. Chào người bệnh và thể hiện sự thấu cảm
Chào người bệnh là để củng cố mối quan hệ chuyên môn bởi người bệnh và cũng
là để bắt đầu cuộc giao tiếp một cách lịch sự.
Bắt đầu quá trình thông báo tin xấu bằng sự thấu cảm, thể hiện khả năng nhận
biết được cảm xúc của người bệnh. Hãy hỏi người bệnh về cảm nghĩ của họ, họ có thấy
khỏe hơn không?...
- Bác sĩ: chào chị Bình, hôm nay chị có thấy dễ chịu hơn hôm qua không? Chị có
đỡ đau hơn không?... (chờ người bệnh trả lời xong mới nói tiếp)
3. Thông báo tin xấu
Khi cảm thấy người bệnh đã sẵn sàng lắng nghe, bác sĩ bắt đầu nói về tin xấu,
đồng thời quan sát cảm xúc, thái độ, phản ứng của người bệnh.
Thông tin được cung cấp ngắn, chính xác.
Bác sĩ vừa cung cấp thông tin, vừa giao tiếp bằng ánh mắt để quan sát thái độ,
phán đoán sự ứng phó của bệnh nhân.
4. Hỗ trợ ứng phó
Hỗ trợ ứng phó là kỹ năng rất cần thiết trong qui trình thông báo tin xấu. Bác sĩ
cần có kiến thức về các khả năng ứng phó, và đưa ra hỗ trợ phù hợp.
- Khuyến khích người bệnh sử dụng ứng phó có ý thức
Nếu người bệnh có những phản ứng phòng vệ bác sĩ có thể ngừng cung cấp thông
tin mà chuyển sang nói chuyện, trao đổi về những nội dung khác để giúp người bệnh
bình tĩnh tại.
- Bác sĩ: chúng ta chuyển sang vấn đề khác nhé. Bác có ngủ được không?
- Người bệnh: tôi ngủ không tốt lắm vì cơn đau vẫn âm ỉ.
- Bác sĩ: chúng tôi sẽ kê đơn thêm thuốc giảm đau và thuốc ngủ để giúp bác cảm
thấy dễ chịu hơn. Bác cố gắng ăn thêm để thể trạng được tốt hơn.
Hoặc bác sĩ có thể chia sẻ cảm xúc với người bệnh.
- Bác sĩ: tôi rất tiếc vì anh đã không đến kiểm tra sức khỏe sớm hơn. Nhưng tôi
biết có nhiều người cũng bị bệnh như anh nhưng họ đã có thời gian sống khá tốt. Anh
có muốn biết họ đã được điều trị như thế nào không?

231
Năm học 2022-2023
Tâm lý ứng dụng trong y học- ThS. BS Đỗ Thị Thúy Anh

Nếu người bệnh có phản ứng quá mức như kích động, đóng băng, bác sĩ cần
ngừng cung cấp thông tin và đề nghị gia đình người bệnh hỗ trợ.
5. Chuyển sang kĩ năng cung cấp thông tin nếu người bệnh có ứng phó tập trung
vào vấn đề
Xem kĩ năng cung cấp thông tin, ở đây là tập trung vào vấn đề cho dù có không
như mong đợi, nhưng vẫn có thể giải quyết, biến đổi.
Bác sĩ cũng nên đưa ra những giải pháp để giúp gia đình người bệnh lựa chọn
cách xử trí tốt nhất. Sự bình tĩnh và kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bác sĩ xử trí được mọi
tình huống xảy ra.
- Bác sĩ: Chúng tôi có thể giúp cho cháu là duy trì máy thở thêm một thời gian,
để chờ gia đình quyết định. Chúng tôi cũng có thể cử người bóp bóng duy trì oxy cho
cháu đến khi về tới nhà, nếu gia đình chọn cách đưa cháu về.
6. Luôn thể hiện sự thấu cảm
Bác sĩ nên có những lời nói động viên người bệnh để họ bình tĩnh chấp nhận
thông tin.
7. Chào người bệnh
Kết thúc cuộc giao tiếp, bác sĩ nên thông báo rằng bác sĩ luôn sẵn sàng giúp đỡ
người bệnh giải quyết các vấn đề liên quan đên sức khỏe tiếp theo. Sau đó, bác sĩ chào
tạm biệt người bệnh.

232
Năm học 2022-2023

You might also like