Nhóm9

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 26

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU


Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TƯ DUY VÀ SÁNG
TẠO CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lớp học phần: DHCDT17A - 420300319853


Nhóm: 9
GVHD: TRẦN THỊ THANH NHÃ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2024


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU


Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TƯ DUY VÀ SÁNG
TẠO CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lớp học phần: DHCDT17A – 420300319853


Nhóm: 9

STT HỌ VÀ TÊN MSSV Chữ ký


1 Lê Ngọc Minh Khoa 22712581
2 Bùi Thị Kim Khoa 22710801
3 Đào Minh Thư 22724491

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 05 năm 2024


MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................................ 3


PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 5
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................................... 5
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 5
2.1. Mục tiêu chính ........................................................................................................... 7
2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................... 7
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 7
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................. 7
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 7
4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 7
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU ................................... 8
5.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................................... 8
5.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................................ 8
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................................................... 9
1. CÁC KHÁI NIỆM ........................................................................................................... 9
1.1.Khái niệm về “mạng xã hội” và “tác động của mạng xã hội” .................................... 9
1.2. Khái niệm về “Sự phát triển kỹ năng tư duy và sáng tạo”......................................... 9
2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ..................................... 10
3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TƯ DUY VÀ SÁNG TẠO
CỦA SINH VIÊN ............................................................................................................... 12
4. NHỮNG KHÍA CẠNH CHƯA ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÓ ........................................................................................................................ 14
NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP ............................................................................................. 15
1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 15
2. CHỌN MẪU ................................................................................................................... 15
3. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT.................................................................... 16
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................. 17
4.1. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 17

3
4.2. Quy trình thu thập dữ liệu ........................................................................................ 18
4.3. Xử lý dữ liệu ............................................................................................................ 18
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN............................................................................ 20
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ........................................................................... 21
MỤC LỤC THAM KHẢO ..................................................................................................... 22

4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mạng xã hội (Facebook, TikTok, Instagram,…) không ngừng phát triển và trở thành một
công cụ hỗ trợ cho đời sống của mỗi người. “Thế giới phẳng” 1theo quan điểm của Thomas L.
Friedman tác giả của cuốn sách “World is flat” (Thế giới phẳng) không ai có thể phủ nhận
những lợi ích mà mạng xã hội mang lại cho cuộc sống con người. Mạng xã hội không chỉ là
một phương tiện truyền thông, mà còn cung cấp một lượng lớn lợi ích cho người dùng như:
cập nhật thông tin nhanh, khối lượng thông tin dồi dào, có nhiều tiện ích về giải trí…
Các mạng xã hội như Facebook, TikTok và Instagram ngày càng được nhiều người tiếp
cận hơn ở Việt Nam. Theo thống kê đến tháng 02/2022, có 76,95 triệu người dùng mạng xã
hội ở Việt Nam, số lượng người dùng mạng xã hội ở Việt Nam vào đầu năm 2022 tương đương
78,1% dân số, trong đó người dùng Facebook là 70,4 triệu người2. Các con số được công bố
trên các công cụ quảng cáo của Meta cho thấy Instagram có 11,90 triệu người dùng tại Việt
Nam vào đầu năm 2022. Con số này cho thấy phạm vi tiếp cận quảng cáo của Instagram tại
Việt Nam tương đương 12% tổng dân số vào đầu năm. Theo thống kê của We are Social và
Meltwater, đến tháng 01 năm 2023 TikTok xếp vị trí thứ 6 trong top 10 nền tảng mạng xã hội
thịnh hành nhất thế giới với 1,051 tỷ người dùng (We are Social & Meltwater, 2023a, tr. 182).
Riêng thị trường Việt Nam, TikTok xếp thứ ba trong top 15 nền tảng mạng xã hội được sử
dụng nhiều nhất với 77,5% trong tổng số hơn 70 triệu người dùng mạng xã hội Việt Nam tính
đến hết năm 2022 (We are Social & Meltwater, 2023b, tr. 54).
Điều này cho thấy việc nghiên cứu về các mạng xã hội này có thể là một phương pháp phù
hợp và có hiệu quả nhằm hiểu rõ tác động của chúng không chỉ riêng lẻ mà còn tạo nền tảng
để nghiên cứu sâu hơn về vị trí, vai trò và tác động của mạng xã hội đối với cuộc sống con
người.
Trong số nhiều nhóm đối tượng khác nhau, sinh viên là một nhóm có nhu cầu sử dụng
mạng xã hội (Facebook, TikTok, Instagram,...) cao nhất với nhiều mục đích khác nhau. Việc
này cũng ảnh hưởng đến các hoạt động của họ như học tập, quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè,

1
Friedman, T. L. (2007). Thế giới phẳng: Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ 21. Nxb Trẻ.
2
Nguyễn, T. T. G., & Nguyễn, T. T. (2022). Sử dụng mạng xã hội trong truyền thông chính trị ở Việt Nam. The use of
social networks in political communication in Vietnam.
5
hoạt động xã hội và làm việc. Đồng thời, mạng xã hội cũng ảnh hưởng đến kỹ năng tư duy
logic và sáng tạo của sinh viên.
Tư duy sáng tạo là một dạng tư duy độc lập, tạo ra ý tưởng mới độc đáo và có hiệu quả cao
trong giải quyết các vấn đề đặt ra. Cả chính phủ, các công ty và tập đoàn kinh doanh toàn cầu
đều tìm kiếm những người có khả năng này. Trong thời đại hiện nay, tầm quan trọng của tư
duy logic và khả năng sáng tạo được đặt lên cao hơn bao giờ hết, khi con người đang đối mặt
với lượng kiến thức khổng lồ nhưng cũng khá khô khan trong suy nghĩ đúng đắn. Vì vậy, kỹ
năng tư duy logic và sáng tạo là yếu tố quan trọng đối với thành công trong học tập, nghề
nghiệp và cuộc sống của sinh viên. Hiểu rõ cách mạng xã hội ảnh hưởng đến những kỹ năng
này có thể giúp sinh viên tận dụng mạng xã hội một cách tối ưu nhất để phát triển chúng.
3
Một nghiên cứu của Phạm Thị Minh Lý (2018) cho thấy mạng xã hội đóng một vai trò
quan trọng trong việc phát triển kỹ năng sáng tạo của sinh viên, mạng xã hội như Facebook
và Tiktok đã giúp sinh viên phát triển khả năng sáng tạo thông qua việc tiếp thu, chia sẻ và
tương tác từ các nội dung được đăng tải. 4Một nghiên cứu của Pempek, Yermolayeva và
Calvert (2009) cũng cho thấy sinh viên sử dụng mạng xã hội có xu hướng phát triển tốt hơn
các kỹ năng xã hội cần thiết nhờ vào việc tham gia vào các hoạt động và tương tác trực tuyến .
Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh là một trường đại học lớn với nhiều
ngành học đa dạng, thu hút sinh viên từ nhiều địa phương. Trong đó, sinh viên là đối tượng sử
dụng mạng xã hội phổ biến nhất. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã quyết định lựa chọn “Tác động
của mạng xã hội đến sự phát triển kỹ năng tư duy và sáng tạo của sinh viên trường Đại học
Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.” làm đề tài nghiên cứu cho bài luận văn này nhằm giúp
sinh viên nhìn nhận rõ tác động của mạng xã hội ảnh hưởng đến những kỹ năng tư duy logic
và sáng tạo. Đề tài này tập trung làm rõ ảnh hưởng của mạng xã hội tới một nhóm đối tượng
xã hội cụ thể là sinh viên, đặc biệt là những phương diện quan trọng gắn liền với sinh viên là
học tập và đời sống. Với tên đề tài xác định rõ mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu, nhóm
nghiên cứu sẽ sử dụng các kết quả xử lý dữ liệu thu thập được từ điều tra, khảo sát thực tế

3
Ly, P. T. (2018). Technological Forecasting and Social Change. North-Holland. Mạng xã hội và sự phát triển kỹ năng
sáng tạo của sinh viên Việt Nam. Tạp chí khoa học và công nghệ.
4
Pempek, T. A., Yermolayeva, Y. A., & Calvert, S. L. (2009). College students' social networking experiences on
Facebook. Journal of Applied Developmental Psychology, 30(3), 227-238.

6
cùng những kết quả nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành có liên quan khác để cố gắng giải
quyết vấn đề nghiên cứu.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chính
Nghiên cứu những tác động của mạng xã hội đến sự phát triển kỹ năng tư duy và sáng tạo
của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên.
- Phân tích tác động của mạng xã hội đến kỹ năng tư duy và sáng tạo của sinh viên.
- Đề xuất các biện pháp cải thiện và tận dụng mạng xã hội để tối ưu hóa việc phát triển kỹ
năng tư duy và sáng tạo của sinh viên.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Mạng xã hội nào được sinh viên ưa chuộng nhất và mục đích chính khi sử dụng mạng xã hội
là gì?
- Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với sự phát triển kỹ năng tư duy
và sáng tạo của sinh viên là gì?
- Có những biện pháp nào có thể được thực hiện để tận dụng cơ hội mà mạng xã hội mang lại
cho sự phát triển kỹ năng tư duy và sáng tạo của sinh viên?
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là những tác động của mạng xã hội đến sự phát triển
kỹ năng tư duy và sáng tạo của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong vòng 6 tháng từ ngày 01/05/2024 đến
ngày 31/10/2024.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi của trường Đại học Công
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

7
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu nhằm tập trung chủ yếu vào mô tả tác động của mạng xã hội
(Facebook, TikTok, Instagram,..) tới kĩ năng tư duy logic và sáng tạo ở sinh viên; các phương
diện khác có liên quan đến sinh viên không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Đối tượng khảo sát: sinh viên khóa từ K16 đến K19 của trường Đại học Công nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
5.1. Ý nghĩa khoa học
Thông qua việc nghiên cứu về tác động của mạng xã hội tới kĩ năng tư duy logic và sáng
tạo của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài giúp làm sáng
tỏ mối quan hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội và sự phát triển các kỹ năng tư duy, sáng tạo
của sinh viên.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản lý giáo dục và đào tạo để
đưa ra các chính sách và biện pháp phù hợp nhằm hướng tới việc dùng mạng xã hội một cách
có ích và hiệu quả trong quá trình học tập và phát triển kỹ năng của sinh viên. Đồng thời, nó
giúp sinh viên nhận thức rõ hơn về ảnh hưởng của mạng xã hội và áp dụng các chiến lược phù
hợp để phát triển kỹ năng tư duy và sáng tạo trong môi trường học tập.

8
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. CÁC KHÁI NIỆM
1.1. Khái niệm về “mạng xã hội” và “tác động của mạng xã hội”
“Mạng xã hội” là những nền tảng trực tuyến cho phép người dùng tạo lập hồ sơ, chia sẻ
nội dung, tương tác và kết nối với nhau. Chúng bao gồm một loạt các trang web và ứng dụng
khác nhau, chẳng hạn như Facebook, Instagram, Tiktok, v.v. Mạng xã hội đóng vai trò quan
trọng trong đời sống hiện đại, đặc biệt là đối với giới trẻ. Chúng đã trở thành một phần không
thể thiếu trong cách thức mọi người giao tiếp, kết nối và chia sẻ thông tin.
“Tác động của mạng xã hội” là sự thay đổi, ảnh hưởng hoặc tác động mà mạng xã hội gây
ra đối với cá nhân, cộng đồng hoặc xã hội nói chung. “Mạng xã hội” đã thay đổi cách chúng
ta giao tiếp, tương tác và tiếp cận thông tin, và có sự ảnh hưởng rõ rệt đến nhiều khía cạnh của
cuộc sống như giao tiếp và tương tác xã hội, ảnh hưởng đến quan hệ xã hội, quản lý thời gian
và sự phụ thuộc,… Tóm lại, mạng xã hội có tác động sâu sắc đến cuộc sống cá nhân, cộng
đồng và xã hội. Nó mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng có những hệ quả tiềm tàng. Việc nhận
thức và quản lý cách chúng ta sử dụng mạng xã hội là rất quan trọng để tận dụng lợi ích và
giảm thiểu các rủi ro tiềm năng.
1.2. Khái niệm về “Sự phát triển kỹ năng tư duy và sáng tạo”
Kỹ năng tư duy là khả năng suy luận, phân tích, tư duy logic để giải quyết vấn đề và đưa
ra quyết định. Nó bao gồm khả năng đánh giá thông tin, phân tích vấn đề từ nhiều góc độ và
áp dụng kiến thức để tìm ra giải pháp hiệu quả.
Về khái niệm “sáng tạo”, theo nhà nghiên cứu 5Phan Dũng, “Sáng tạo là hoạt động tạo ra
bất kì cái gì có đồng thời tính mới và tính ích lợi”. Kỹ năng sáng tạo là chìa khóa mở ra cánh
cửa dẫn đến những ý tưởng mới mẻ, độc đáo và mang giá trị thực tiễn. Nó bao hàm khả năng
tưởng tượng phong phú, tư duy vượt ra khỏi khuôn khổ thông thường, kết nối những tưởng
chừng như không liên quan và khám phá ra những phương pháp giải quyết vấn đề mang tính
đột phá. Tuy nhiên, sáng tạo không đồng nhất với tư duy giải quyết vấn đề. Nếu thiếu đi khả
năng tư duy giải quyết vấn đề hiệu quả, con người sẽ gặp khó khăn trong việc hiện thực hóa
những ý tưởng sáng tạo, dẫn đến việc hạn chế tính sáng tạo.

5
Dũng, T. V. (2013). Một số suy nghĩ về năng lực sáng tạo và phương hướng phát huy năng lực sáng tạo của con người
Việt Nam hiện nay. Tạp chí Khoa học, (49), 160.
9
Sự phát triển kỹ năng tư duy và sáng tạo là quá trình nâng cao khả năng suy nghĩ linh hoạt,
phân tích, tư duy logic, và khả năng tạo ra ý tưởng mới và độc đáo. Kỹ năng tư duy và sáng
tạo là những yếu tố quan trọng trong việc giải quyết vấn đề, đạt được thành công cá nhân và
thúc đẩy sự tiến bộ trong nhiều lĩnh vực cuộc sống. Sự phát triển kỹ năng tư duy và sáng tạo
là một quá trình liên tục diễn ra trong suốt cuộc đời con người và được thúc đẩy bởi nhiều yếu
tố như: giáo dục, gia đình và xã hội.
2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI
Theo tài liệu nghiên cứu của nhóm tác giả 6Lưu Bá Lộc, Phạm Thùy An, Lâm Thánh Thuận
(2013) “Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên khoa PR – Trường Đại học
Văn Lang” chỉ ra rằng, phần lớn sinh viên sử dụng Facebook cũng như các nền tảng mạng xã
hội khác với 3 mục đích chính. Đầu tiên là mục đích chia sẻ, cập nhật thông tin và hình ảnh,
chiếm đến 74,6% kết quả khảo sát. Phần lớn sinh viên sử dụng mạng xã hội để lưu trữ trực
tuyến thay thế cho nhật kí truyền thống. Kế đến là mục đích giao lưu và kết nối bạn bè. Có thể
nói, mạng xã hội với tính tương tác cao đã kết nối con người lại gần nhau hơn. Lực hấp dẫn
mạnh mẽ của Facebook khiến người dùng khó lòng thoát khỏi, bởi đây là nơi kết nối với đa
số bạn bè của họ (Theo kết quả khảo sát, 70,1% người tham gia, tương đương 379/541 ý kiến,
đã bày tỏ quan điểm này). Và cuối cùng, đa số sinh viên trường Đại học Văn Lang sử dụng
mạng xã hội với nhu cầu giải trí khi những mối bận tâm về gia đình, công việc còn chưa chiếm
nhiều tâm trí và thời gian của họ. Qua đó, mạng xã hội Facebook cũng như các nền tảng mạng
xã hội khác thể hiện tính tương tác của nó, khi trong cùng một lúc có thể mang đến cho người
sử dụng những tiện ích khác nhau.
Nghiên cứu của nhóm tác giả 7Phạm Duy Phúc, Nguyễn Tấn Khang, Nguyễn Bích Thảo,
Huỳnh Minh Tuấn và Nguyễn Huỳnh Minh Phúc (2023) “Tổng quan vấn đề nghiên cứu mạng
xã hội Tiktok từ góc nhìn kinh doanh, quản lí và người dùng” vận dụng phương pháp nghiên
cứu tài liệu để khảo cứu, tổng hợp các đề tài, công trình liên quan đến TikTok hướng đến
nhóm người sử dụng ứng dụng này đông đảo nhất – thế hệ Gen Z để chỉ ra thực trạng và giải

6
Lộc, L., An, P., & Thuận, L. (2013). Tác động của mạng xã hội facebook đối với sinh viên khoa PR - Trường đại học
Văn Lang. Trường Đại Học Văn Lang khoa quan hệ công chúng và truyền thông (7), 1-21.
7
Pham, D. P., Nguyen, T. K., Nguyen, B. T., Huynh, M. T., & Nguyen, H. M. P. (2024). Tổng quan vấn đề nghiên cứu
mạng xã hội Tiktok từ góc nhìn kinh doanh, quản lý và người dùng. Dong Thap University Journal of Science, 13(1),
114-120.
10
quyết những bất cập trong đời sống, giáo dục, văn hóa, sức khỏe tinh thần. 8 Tác giả Sarah
Cavill (2020) trong bài báo “Younger Generations Are Turning To Instagram And TikTok
For Their News” (Thế hệ trẻ đang chuyển sang Instagram và TikTok để nắm bắt tin tức của
họ) của tác giả Sarah Cavill đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cách thức mà giới
trẻ ngày nay tiếp cận và tiêu thụ thông tin. Hai nền tảng mạng xã hội vốn nổi tiếng với nội
dung giải trí và chia sẻ khoảnh khắc như Instagram và TikTok giờ đây lại trở thành những
kênh tin tức quan trọng, thu hút lượng lớn người dùng, đặc biệt là thế hệ Z. Sự thay đổi này
xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của giới trẻ trong việc cập nhật tin tức một cách nhanh
chóng, dễ dàng và phù hợp với sở thích cá nhân. Thay vì phụ thuộc vào các kênh truyền thông
truyền thống như báo chí, truyền hình, giới trẻ ngày nay tìm kiếm thông tin trên các nền tảng
mạng xã hội mà họ thường xuyên sử dụng. Instagram và TikTok đáp ứng nhu cầu này bằng
cách cung cấp các định dạng nội dung sáng tạo và hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người dùng.
Các video ngắn, hình ảnh bắt mắt và livestream thu hút người xem, đồng thời giúp họ dễ dàng
tiếp cận và ghi nhớ thông tin.
Theo tài liệu nghiên cứu của hai tác giả 9Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái (2014)
“Sử dụng mạng xã hội trong sinh viên Việt Nam” chỉ rõ việc hiện nay, mạng xã hội đang có
tốc độ phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, thu hút lượng lớn người dùng, đặc biệt là giới trẻ,
trong đó sinh viên là đối tượng chiếm số lượng áp đảo. Khảo sát được thực hiện trên 4.205
sinh viên tại 6 thành phố lớn cho thấy tỷ lệ sử dụng mạng xã hội lên đến 99%. Tác giả cho
rằng việc định hướng sinh viên sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý về thời gian, mục đích
và đảm bảo an toàn là vô cùng cần thiết. Tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc định
hướng sinh viên sử dụng mạng xã hội hiệu quả, bao gồm quản lý thời gian, xác định mục đích
sử dụng và bảo vệ bản thân khi tham gia cộng đồng mạng. Kết quả khảo sát cho thấy một tỷ
lệ đáng kể sinh viên (13,8%) gặp khó khăn trong việc tiếp nhận và xử lý lượng thông tin khổng
lồ trên mạng xã hội. Nguyên nhân chính là do họ thiếu hụt kỹ năng tư duy phản biện và thẩm
định thông tin một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mức độ áp lực do
mạng xã hội gây ra cho sinh viên hiện nay ở mức trung bình, chưa đến mức báo động. Tuy

8
Cavill, Sarah. (2020). Younger generations are turning to instagram and TikTok for their news. DMS Insights. Truy
cập từ https://insights.digitalmediasolutions.com/articles/instragram-twitter-TikTok-news-gen-z.
9
Đức, T. T. M., & Thái, B. T. H. (2014). Sử dụng mạng xã hội trong sinh viên Việt Nam. Tạp chí Khoa học xã hội Việt
Nam (8), 50-61.
11
nhiên, cần lưu ý rằng nguy cơ này có thể gia tăng khi nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh
viên ngày càng tăng cao.
Theo tài liệu nghiên cứu của tác giả 10
Nguyễn Thị Bích Phụng (2023) “Ảnh hưởng của
mạng xã hội đến nhận thức xã hội của người dùng.” đề cập đến việc, ngày nay mạng xã hội
có tác động rất lớn đến nhận thức xã hội của người dùng mạng. Theo We are Social (2022)
ngoài mục đích giải trí, mạng xã hội được sử dụng nhiều vào việc giữ liên lạc (62.2%), đọc
tin tức (57.1%), xem những gì đang được bàn tán (37.8%), xem video phát trực tiếp (36.1%),
mua sắm (35.7%)…Mạng xã hội giúp sinh viên tiếp xúc với nhiều ý tưởng mới mẻ, từ đó khơi
nguồn cảm hứng sáng tạo và mở rộng tư duy sáng tạo. Nghiên cứu còn cho thấy số lượng sinh
viên dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội có nguy cơ bị phân tâm, giảm khả năng tập
trung và ảnh hưởng đến quá trình sáng tạo. Việc so sánh bản thân với những người sáng tạo
khác trên mạng xã hội có thể dẫn đến áp lực tâm lý, nản lòng và ảnh hưởng đến khả năng sáng
tạo của sinh viên.
3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TƯ DUY VÀ SÁNG TẠO
CỦA SINH VIÊN
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả 11Hidehiko Takahashi , Motoichiro Kato, Mika Hayashi,
Yoshiro Okubo, Akihiro Takano Hiroshi Ito, Tetsuya Suhara (2007) “Memory and frontal
lobe functions; possible relations with dopamine D2 receptors in the hippocampus” đã chỉ ra
rằng sử dụng Internet thường xuyên có thể mang lại một số lợi ích cho não bộ. Nghiên cứu
này cho thấy những người sử dụng Internet thường xuyên có hoạt động ở thùy trán cao hơn
gấp đôi so với những người ít sử dụng. Thùy trán đóng vai trò quan trọng trong các kỹ năng
tư duy cao cấp như tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch và ra quyết định. Do đó,
sự gia tăng hoạt động ở thùy trán này cho thấy rằng những người sử dụng Internet thường
xuyên có thể có khả năng phát triển và sử dụng các kỹ năng tư duy sáng tạo tốt hơn. Tuy nhiên,
điều quan trọng cần lưu ý là nghiên cứu này chỉ tập trung vào mối tương quan giữa việc sử
dụng Internet và hoạt động của não bộ. Nó không thể khẳng định chắc chắn rằng sử dụng
Internet gây ra sự gia tăng hoạt động ở thùy trán. Cần có thêm nghiên cứu để xác định mối

10
Phụng, N. T. B. (2023). Ảnh hưởng của mạng xã hội đến nhận thức xã hội của người dùng. Tạp chí Kinh tế và Dự
báo, 21, 87-90.
11
Takahashi, H., Kato, M., Hayashi, M., Okubo, Y., Takano, A., Ito, H., & Suhara, T. (2007). Memory and frontal lobe
functions; possible relations with dopamine D2 receptors in the hippocampus. Neuroimage, 34(4), 1643-1649.
12
quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố này. Ngoài ra, cần lưu ý rằng Internet và mạng xã hội cũng
có thể có các tác động tiêu cực đến não bộ. Ví dụ, việc sử dụng internet quá mức có thể dẫn
đến tình trạng thiếu tập trung, lo âu và trầm cảm. Do đó, điều quan trọng là sử dụng Internet
và mạng xã hội một cách điều độ và có trách nhiệm.
Nghiên cứu của tác giả 12Đinh Thị Quỳnh Hà (2018) "Phát triển tư duy phản biện cho sinh
viên trong giáo dục đại học" thực chứng cho thấy con người bắt đầu hình thành năng lực tư
duy phản biện từ rất sớm. Các kĩ năng cấu thành tư duy phản biện bao gồm: lập luận
(arguments), suy luận (inferences) bằng phương thức diễn dịch (deduction) hay quy nạp
(induction), đánh giá, ra quyết định, giải quyết vấn đề. Tư duy phản biện nói riêng và tư duy
nói chung là thành tố thuộc về năng lực nhận thức. Bởi tư duy chính là quá trình cá nhân suy
nghĩ, nhận thức về thế giới khách quan. Tư duy không chỉ đơn thuần là việc sử dụng tri thức
thông thường mà còn bao gồm khả năng sáng tạo, tưởng tượng và suy luận logic dựa trên quan
sát và phân tích. Ở mức sơ khởi, tư duy phản biện giúp sinh viên tiếp nhận thông tin và nhận
định tính đúng đắn của nó, cũng như phân biệt và nhận ra nguồn tin giả mạo xuyên tạc trên
nền tảng mạng xã hội – nơi đầy rẫy những thông tin không được xác thực.
Theo tài liệu nghiên cứu của nhóm tác giả 13
Vũ Văn Ban, Bùi Ngọc Quân (2017) "Rèn
luyện khả năng tư duy phản biện cho sinh viên trong quá trình dạy học bậc đại học" đã đi sâu
vào phân tích và làm rõ vai trò của tư duy phản biện quan trọng như thế nào đối với việc phát
triển trí tuệ của sinh viên và đề xuất một số biện pháp nhằm thúc đẩy tư duy sáng tạo ở sinh
viên đại học. Trong lĩnh vực khoa học, tư duy phản biện đóng vai trò nền tảng cho mọi phát
minh đột phá. Nó là quá trình phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin một cách logic và có
hệ thống, giúp con người đặt câu hỏi, thách thức những giả định hiện có và khám phá những
điều mới mẻ. Tư duy sáng tạo, vốn dựa trên nền tảng logic và trí tưởng tượng, đóng vai trò
quan trọng trong việc hình thành những ý tưởng, hình ảnh và sự vật mới mẻ, chưa từng tồn tại
trước đây. Tuy nhiên, để tư duy sáng tạo có thể phát huy hiệu quả và dẫn đến những thành tựu
thực sự, nó cần được vun đắp bởi tư duy phản biện. Nghiên cứu đã đề ra một số biện pháp
nâng cao năng lực tư duy phản biện cho sinh viên hiện nay như: “Rèn luyện cho sinh viên kỹ

12
Hà, Đ. T. Q. Phát triển tư duy phản biện cho sinh viên trong giáo dục đại học.
13
Ban, V. V., & Quân, B. N. (2017). Rèn luyện khả năng tư duy phản biện cho sinh viên trong quá trình dạy học bậc đại
học. Tạp chí Khoa học, 14(7), 125.
13
năng tìm kiếm bằng chứng để bảo vệ cái đúng, củng cố niềm tin thông qua hệ thống câu hỏi
gợi ý và các nhiệm vụ giao cho sinh viên”; “Tạo cơ hội cho sinh viên tranh luận thông qua
hình thức trao đồi, thảo luận trên lớp với hệ thống bài tập có chủ định”; và cuối cùng là “Tập
cho sinh viên loại bỏ những thông tin sai lệch, không liên quan bằng cách tăng cường hệ thống
câu hỏi và tận dụng những lợi ích của mạng xã hội để hoàn thành bài tập có dụng ý của giáo
viên”. Tuy nhiên, cần sử dụng mạng xã hội một cách thông minh và có trách nhiệm để phát
huy tối đa lợi ích và hạn chế những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất, cản
trở quá trình học tập và sáng tạo của sinh viên.
4. NHỮNG KHÍA CẠNH CHƯA ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÓ
Qua tổng quan các nghiên cứu hiện có về tác động của mạng xã hội đến sự phát triển kỹ
năng tư duy và sáng tạo của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh,
nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng mặc dù đã có nhiều đề tài và công bố khoa học về lĩnh vực
này, song vẫn còn thiếu các nghiên cứu chuyên sâu về tác động của mạng xã hội đối với sinh
viên. Hiện nay, có rất nhiều nền tảng mạng xã hội phổ biến, mỗi nền tảng có những đặc điểm
và chức năng riêng. Do đó, cần phân tích các tác động của từng nhóm mạng xã hội (ví dụ:
Facebook, Instagram, TikTok,...) đến sự phát triển kỹ năng tư duy, sáng tạo của sinh viên một
cách cụ thể. Bên cạnh đó, cũng có một số nghiên cứu làm nổi bật về vai trò của mạng xã hội
đối với giới trẻ nói chung. Tuy nhiên, về việc phân tích chuyên sâu các đối tượng sinh viên
đại học, đặc biệt là sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, vẫn còn
là một chủ đề mới mẻ và chưa được khai thác đầy đủ. Nhận thức được khoảng trống trong các
nghiên cứu này, nhóm đã chọn đây là tiền đề quan trọng để có thể triển khai các nội dung tiếp
theo của luận án.

14
NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP
1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu được lựa chọn với các lý do sau đây:
- Thiết kế nghiên cứu định lượng: có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu phổ biến là khảo
sát bằng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu về mức độ và đặc điểm sử dụng mạng xã hội, cũng
như các tác động về kỹ năng tư duy, sáng tạo ở sinh viên. Từ đó, phân tích số liệu để tìm mối
tương quan giữa việc sử dụng mạng xã hội và sự phát triển của các kỹ năng. Phương pháp này
có thể thu thập được dữ liệu từ một mẫu lớn, có thể phân tích thống kê để đo lường và tiết
kiệm thời gian.
- Thiết kế cắt ngang: hiển thị tình trạng hiện tại, tiết kiệm thời gian và tài nguyên, có thể so
sánh sự phát triển kỹ năng của sinh viên, dữ liệu tương đối dễ thu thập vì dữ liệu được thu
thập tại cùng một thời điểm, nên việc thu thập dữ liệu tương đối dễ dàng hơn và có thể giảm
bớt vấn đề về thất thoát dữ liệu và thay đổi trong thời gian.
2. CHỌN MẪU
- Dân số nghiên cứu: Sinh viên đang học tại trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Kích cỡ mẫu: Việc lấy mẫu được chọn theo công thức của Cochran (1977).

𝑧 2 × 𝑃 × (1 − 𝑝 )
𝑛=
ⅇ2

Trong đó:
n: kích thước mẫu
z: giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn (z = 1.96 tương ứng với độ tin cậy là 95%)
e: sai số cho phép (e = 5% là tỷ lệ thông thường được sử dụng)
p: tỷ lệ mẫu dự kiến được chọn (p = 0.5 là tỷ lệ tối đa)
Ta có:

1.962 × 0.5 × (1 − 0.5)


𝑛= = 384
0.052
15
Để tránh xảy ra nhiều hao hụt trong quá trình khảo sát, nhóm quyết định chọn 500 sinh viên
trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chiến lược chọn mẫu: Phi xác suất thuận tiện.
Lý do: Phương pháp này ít tốn kém, được thực hiện dựa trên sự thuận tiện và cơ hội dễ tiếp
cận dân số chọn mẫu. Có thể tiếp cận dễ dàng đối tượng cần khảo sát ở các trang, nhóm sinh
viên trên các nền tảng mạng xã hội và trên khuôn viên trường. Sinh viên nào tham gia vào
mẫu đều có thể được chọn.
- Cách tiếp cận mẫu: Nhóm sẽ tiến hành khảo sát bằng cách đăng bài viết đính kèm link form
khảo sát vào các nhóm sinh viên IUH - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
và gửi trực tiếp link khảo sát cho các bạn sinh viên tại khuôn viên trường, các lớp học, khoa,
viện bất kỳ.
3. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
- Đối với nghiên cứu này, nhóm chọn bảng câu hỏi khảo sát là công cụ thu thập thông tin.
- Lý do: Bảng câu hỏi khảo sát cho phép thu thập thông tin định lượng một cách có hiệu quả
và hệ thống từ một số lượng lớn đối tượng; được thiết kế để thu thập đa dạng các loại thông
tin như thông tin cá nhân, hành vi, thái độ, ý kiến của đối tượng; dữ liệu thu thập được từ bảng
hỏi có thể dễ dàng được mã hóa, làm sạch và phân tích thống kê; bảng câu hỏi khảo sát có thể
phân phát trực tiếp hoặc online, có tính linh hoạt và mang lại hiệu quả trong việc thu thập dữ
liệu. Đây còn là công cụ thu thập dữ liệu thuận tiện và nhanh gọn nhất, giúp tiết kiệm thời
gian, mỗi sinh viên chỉ cần dành ra 5 – 7 phút để có thể hoàn thành bảng khảo sát.
- Quy trình thiết kế công cụ thu thập thông tin.
Bước 1: Xác định mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.
Bước 2: Xây dựng khung nội dung bảng hỏi.
Bước 3: Lựa chọn các loại câu hỏi phù hợp.
Bước 4: Thiết kế giao diện và hướng dẫn.
Bước 5: Kiểm tra và chỉnh sửa bảng hỏi.
Bước 6: Hoàn thiện bảng hỏi cuối cùng.
- Để có thể khảo sát các tác động nhằm ảnh hưởng đến sự phát triển khả năng tư duy, sáng tạo
của sinh viên, nhóm sẽ tiến hành biên soạn bảng câu hỏi phù hợp.
16
- Phiếu câu hỏi khảo sát chia làm 4 phần và gồm 19 câu hỏi.
Phần 1: Thông tin liên quan về vấn đề cá nhân. (4 câu hỏi)
Phần 2: Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên tại trường Đại học Công nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh. (6 câu hỏi)
Phần 3: Các nhân tố tác động đến sự phát triển kỹ năng tư duy và sáng tạo ở sinh viên trường
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. (4 câu hỏi)
Phần 4: Giải pháp giúp sinh viên tại trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
phát triển hoàn thiện kỹ năng kỹ năng tư duy và sáng tạo. (5 câu hỏi)
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu gồm 3 mục tiêu nghiên cứu cụ thể vậy nên nhóm dùng các phương pháp nghiên
cứu này để giải quyết các mục tiêu hiệu quả nhất được trình bày dưới dạng bảng sau đây:

Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu


Khảo sát thực trạng sử dụng mạng xã Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi, phương
hội của sinh viên. pháp này cho phép thu thập thông tin định lượng
về tần suất, mục đích, hành vi sử dụng mạng xã
hội của sinh viên một cách nhanh chóng và hiệu
quả; với số lượng đối tượng tương đối lớn.
Phân tích tác động của mạng xã hội đến Khảo sát bằng bảng hỏi, các câu hỏi này có thể thu
kỹ năng tư duy và sáng tạo của sinh thập thông tin về sự thay đổi, tác động của mạng
viên. xã hội đến các vấn đề như khả năng tư duy phản
biện, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng sáng
tạo ý tưởng.
Đề xuất các biện pháp cải thiện và tận Phương pháp thảo luận nhóm và khảo sát bằng
dụng mạng xã hội để tối ưu hóa việc bảng hỏi, tạo cơ hội cho các sinh viên trao đổi,
phát triển kỹ năng tư duy và sáng tạo chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm với nhau; và từ đó
của sinh viên. có thể phân tích và đề xuất các biện pháp phù hợp,
khả thi để cải thiện và tận dụng mạng xã hội nhằm

17
phát triển các kỹ năng tư duy, sáng tạo cho sinh
viên.
4.2. Quy trình thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu thứ cấp: Tài liệu được thu thập từ các nguồn như các bài báo khoa học
được công bố trên các tạp chí uy tín; báo cáo nghiên cứu của các tổ chức, trường đại học uy
tín; các trang web của các tổ chức nghiên cứu, giáo dục uy tín. Sử dụng các luận văn thạc sĩ,
luận án tiến sĩ đã được bảo vệ về chủ đề này và công cụ Internet đã hỗ trợ cho việc tìm kiếm
thông tin và tổng hợp.

Thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu được thu thập từ việc thiết kế, xây dựng bảng câu hỏi và
gửi bảng khảo sát online đến 500 đối tượng khảo sát là sinh viên trường Đại học Công
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi đủ số lượng mẫu nhóm sẽ khóa đường liên kết và
tiến hành thu thập và làm sạch dữ liệu.

4.3. Xử lý dữ liệu
- Tổng hợp đầy đủ các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp đã thu thập được.
- Sử dụng phần mềm Excel để nhập dữ liệu và làm sạch dữ liệu (gồm kiểm tra tính đầy đủ,
hợp lệ, chính xác và loại bỏ các giá trị ngoại lai bất thường).
- Xử lý nguồn thông tin từ bảng khảo sát đã được làm sạch từ Excel trước đó, sau đó phân tích
dữ liệu.
Mục tiêu 1: Phân tích thống kê mô tả, so sánh để tính tỷ lệ và tần suất các loại mạng xã
hội mà sinh viên sử dụng, về thời gian sử dụng mạng xã hội hằng ngày và mục đích sử dụng
mạng xã hội; nhằm so sánh sự khác biệt về mức độ sử dụng mạng xã hội giữa các nhóm sinh
viên (độ tuổi, ngành học, giới tính).
Mục tiêu 2: Phân tích tương quan, hồi quy để tìm ra mối quan hệ giữa thời gian sử dụng
mạng xã hội và điểm số kỹ năng tư duy, sáng tạo của sinh viên; cũng như xác định mức độ
ảnh hưởng của thời gian sử dụng mạng xã hội lên kỹ năng tư duy, sáng tạo của sinh viên.
Mục tiêu 3: Dựa vào kết quả phân tích ở 2 mục tiêu trước đề xuất giải pháp dựa trên kết
quả phân tích và kinh nghiệm thực tiễn cũng như kết hợp với tham khảo tài liệu.
- Cuối cùng đưa ra nhận xét và đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nhắm đến sự
phát triển các kỹ năng tư duy, sáng tạo của sinh viên tại trường Đại học Công nghiệp Thành

18
phố Hồ Chí Minh. Từ đó giúp đem lại giải pháp trong việc phát triển kỹ năng tư duy và sáng
tạo của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

19
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
(Luận văn sẽ có 4 chương chính với nội dung như sau)
Chương 1: Cơ sở lý luận về các tác động của mạng xã hội đến sự phát triển kỹ năng tư
duy và sáng tạo của sinh viên.
1.1. Cơ sở lý thuyết.
1.2. Các đề cương nghiên cứu trước đó.
1.3. Các khía cạnh chưa được đề cập trong các đề cương nghiên cứu trước đó.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thiết kế nghiên cứu.
2.2. Đối tượng và cỡ mẫu.
2.3. Công cụ thu thập dữ liệu.
2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu.
3.2. Phân tích mối quan hệ giữa sử dụng mạng xã hội và tư duy, sáng tạo.
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa sử dụng mạng xã hội và tư duy, sáng tạo.
3.4. Thảo luận và giải thích kết quả.
Chương 4: Kết luận và khuyến nghị
4.1. Tóm tắt các kết quả chính.
4.2. Đóng góp và hạn chế của nghiên cứu.
4.3. Khuyến nghị cho nghiên cứu trong tương lai.

20
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
(Nghiên cứu sẽ được tiến hành từ đầu tháng 5 đến hết tháng 10)

STT THỜI GIAN (THÁNG)


CÔNG VIỆC
5 6 7 8 9 10
1 Xác định đề tài nghiên cứu

2 Xác định mục tiêu nghiên cứu


3 Thiết kế nghiên cứu

4 Thu thập dữ liệu

5 Xử lý và phân tích dữ liệu khảo sát


6 Soạn thảo báo cáo nghiên cứu

7 Trình bày kết quả

21
MỤC LỤC THAM KHẢO

1
Friedman, T. L. (2007). Thế giới phẳng: Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ 21. Nxb Trẻ.
2
Nguyễn, T. T. G., & Nguyễn, T. T. (2022). Sử dụng mạng xã hội trong truyền thông chính
trị ở Việt Nam= The use of social networks in political communication in Vietnam.
3
Ly, P. T. (2018). Technological Forecasting and Social Change. North-Holland. Mạng xã
hội và sự phát triển kỹ năng sáng tạo của sinh viên Việt Nam. Tạp chí khoa học và công nghệ.
4
Pempek, T. A., Yermolayeva, Y. A., & Calvert, S. L. (2009). College students' social
networking experiences on Facebook. Journal of Applied Developmental Psychology, 30(3),
227-238.
5
Dũng, T. V. (2013). Một số suy nghĩ về năng lực sáng tạo và phương hướng phát huy năng
lực sáng tạo của con người Việt Nam hiện nay. Tạp chí Khoa học, (49), 160.
6
Lộc, L., An, P., & Thuận, L. (2013). Tác động của mạng xã hội facebook đối với sinh viên
khoa PR - Trường đại học Văn Lang. Trường Đại Học Văn Lang khoa quan hệ công chúng
và truyền thông (7), 1-21
7
Pham, D. P., Nguyen, T. K., Nguyen, B. T., Huynh, M. T., & Nguyen, H. M. P. (2024). Tổng
quan vấn đề nghiên cứu mạng xã hội Tiktok từ góc nhìn kinh doanh, quản lý và người
dùng. Dong Thap University Journal of Science, 13(1), 114-120.
8
Cavill, Sarah. (2020). Younger generations are turning to instagram and TikTok for their
news. DMS Insights
. Truy cập từ https://insights.digitalmediasolutions.com/articles/instragram-twitter-TikTok-
news-gen-z.
9
Đức, T. T. M., & Thái, B. T. H. (2014). Sử dụng mạng xã hội trong sinh viên Việt Nam. Tạp
chí Khoa học xã hội Việt Nam (8), 50-61.
10
Phụng, N. T. B. (2023). Ảnh hưởng của mạng xã hội đến nhận thức xã hội của người
dùng. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 21, 87-90.
11
Takahashi, H., Kato, M., Hayashi, M., Okubo, Y., Takano, A., Ito, H., & Suhara, T. (2007).
Memory and frontal lobe functions; possible relations with dopamine D2 receptors in the
hippocampus. Neuroimage, 34(4), 1643-1649.
12
Hà, Đ. T. Q. Phát triển tư duy phản biện cho sinh viên trong giáo dục đại học.
13
Ban, V. V., & Quân, B. N. (2017). Rèn luyện khả năng tư duy phản biện cho sinh viên trong
quá trình dạy học bậc đại học. Tạp chí Khoa học, 14(7), 125.

22
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TƯ DUY VÀ SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
Xin chào anh/chị!
Nhóm sinh viên chúng em gồm Đào Minh Thư, Lê Ngọc Minh Khoa, Bùi Thị Kim Khoa đang
theo học tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện chúng em đang thực
hiện đề tài tiểu luận với chủ đề “Tác động của mạng xã hội đến sự phát triển kỹ năng tư duy
và sáng tạo của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh”.
Để hoàn thiện đề tài nghiên cứu, chúng em rất mong nhận được sự hỗ trợ của quý anh, chị
thông qua việc tham gia khảo sát. Khảo sát bao gồm một số câu hỏi ngắn gọn về thói quen sử
dụng mạng xã hội và tác động của mạng xã hội sự phát triển kỹ năng tư duy và sáng tạo của
đến sinh viên. Mọi thông tin cá nhân của quý anh chị sẽ được bảo mật tuyệt đối và chỉ sử dụng
cho mục đích nghiên cứu. Chúng em cam kết không tiết lộ thông tin cho bất kỳ cá nhân hoặc
tổ chức nào khác. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn quý anh, chị đã dành thời gian và
sự quan tâm cho nghiên cứu của chúng em.
Vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây:
1. Giới tính của anh/chị là:
 Nam
 Nữ
2. Anh/chị là sinh viên năm mấy?
 Năm nhất  Năm hai  Năm ba  Năm tư  Khác
3. Anh/chị là sinh viên ngành nào?
 Kinh tế  Ngôn ngữ  Kỹ thuật  Khác
4. Anh/chị thường sử dụng mạng xã hội nào?
 Facebook
 Tiktok
 Instagram
 Khác
5. Trung bình anh/chị dành bao nhiêu thời gian mỗi ngày cho mạng xã hội?
 1 – 3 tiếng  3 – 5 tiếng
 5 – 7 tiếng  Trên 7 tiếng
6. Mục đích chính của anh/chị khi sử dụng mạng xã hội là gì?
 Giải trí  Kết nối bạn bè
 Học tập  Tìm kiếm thông tin
 Mua sắm  Khác
7. Anh/chị thường sử dụng mạng xã hội vào thời điểm nào trong ngày?
 Buổi sáng  Buổi chiều
23
 Buổi tối  Tất cả các thời điểm trong ngày
8. Theo anh/chị, mạng xã hội có ảnh hưởng đến kết quả học tập của bạn như thế nào?
 Ảnh hưởng tích cực: giúp học tập online, tra cứu tài liệu, tham gia thảo luận nhóm,…
 Ảnh hưởng tiêu cực: dễ xao nhãng, mất tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ,…
 Không ảnh hưởng
9. Anh/chị có tham gia các nhóm học tập hoặc cộng đồng chuyên ngành trên mạng xã
hội hay không?
 Có
 Không
10. Anh/chị đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng mạng xã hội cho mục đích học
tập như thế nào?
 Rất hiệu quả  Hiệu quả
 Ít hiệu quả  Không hiệu quả
11. Theo anh/chị, yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất trong việc phát triển kỹ năng
tư duy và sáng tạo của sinh viên?
 Môi trường học tập  Bản thân sinh viên
 Mạng xã hội  Gia đình
 Bạn bè  Khác
12. Anh/chị đánh giá mức độ ảnh hưởng của mạng xã hội đến kỹ năng tư duy phản biện
và sáng tạo của bạn như thế nào?
 Ảnh hưởng tích cực: giúp tiếp cận nhiều thông tin, mở rộng tầm nhìn, rèn luyện khả năng
tư duy phản biện qua các bình luận, tranh luận trên mạng xã hội, kích thích tư duy sáng tạo
qua các nội dung sáng tạo, truyền cảm hứng trên mạng xã hội, tạo cơ hội kết nối với những
người cùng đam mê,…
 Ảnh hưởng tiêu cực: dễ tiếp thu thông tin sai lệch, thiếu kiểm chứng, giảm khả năng tập
trung, tư duy logic, dễ sao chép ý tưởng, giảm khả năng sáng tạo độc đáo,…
 Không ảnh hưởng
13. Anh/chị có nhận thấy sự thay đổi nào về kỹ năng tư duy và sáng tạo của bản thân
sau khi sử dụng mạng xã hội hay không?
 Có
 Không
14. Nếu có, anh/chị hãy chia sẻ cụ thể về những thay đổi:
Câu trả lời: ___________________________________________________
15. Theo anh/chị, bản thân sinh viên cần làm gì để phát triển kỹ năng tư duy và sáng tạo
trong thời đại công nghệ số?
24
 Tự giác học tập, rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện, logic; tư duy và sáng tạo.
 Tham gia các hoạt động sáng tạo, đổi mới.
 Tìm kiếm cơ hội học hỏi, trau dồi kiến thức mới.
 Sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả và lành mạnh.
16. Anh/chị có cho rằng nhà trường nên có những biện pháp để hạn chế tác động tiêu
cực của mạng xã hội đến sinh viên hay không?
 Có
 Không
17. Nếu có, anh/chị hãy chọn các biện pháp mà bản thân anh/chị thấy phù hợp nhất để
hạn chế tác động tiêu cực của mạng xã hội đến sinh viên:
 Nhà trường tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn về sử dụng mạng xã hội hiệu quả và an
toàn.
 Khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa, thể thao, văn nghệ để hạn chế
thời gian sử dụng mạng xã hội.
 Cung cấp cho sinh viên các kênh thông tin, tài liệu học tập bổ ích và thiết thực trên mạng
xã hội.
 Có các biện pháp kỷ luật đối với những hành vi phạm quy định sử dụng mạng xã hội trong
nhà trường.
 Khác
18. Anh/chị có mong muốn nhà trường tổ chức thêm các hoạt động nào để giúp sinh viên
phát triển kỹ năng tư duy và sáng tạo hay không?
 Có
 Không
19. Nếu có, những hoạt động dưới đây có đáp ứng mong muốn của anh/chị:
 Tổ chức các cuộc thi sáng tạo, khởi nghiệp.
 Mời các diễn giả, chuyên gia chia sẻ về kỹ năng tư duy và sáng tạo.
 Cung cấp cho sinh viên các nguồn lực, cơ sở vật chất để phát triển kỹ năng tư duy và sáng
tạo.
 Tạo dựng môi trường học tập khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới.
 Khác
Cám ơn anh/chị đã dành thời gian tham gia cuộc khảo sát!

25
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
STT Họ và tên Nội dung công việc Đánh giá Xếp
loại
1 Lê Ngọc Minh Khoa Tổng quan tài liệu, cấu trúc dự kiến Hoàn thành A
của luận văn, tổng hợp và chỉnh sửa tốt
Word
2 Bùi Thị Kim Khoa Nội dung phương pháp, thiết kế bảng Hoàn thành A
câu hỏi khảo sát tốt
3 Đào Minh Thư Phần mở đầu, bảng kế hoạch thực Hoàn thành A
hiện nghiên cứu tốt

26

You might also like